Thư số 119a gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. *** Phạm Bá Hoa


Tôi là người Việt Nam, chào đời năm 1930, phục vụ quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 12/5/1954 đến Giờ Thứ 25 ngày 30/4/1975, bị lãnh đạo Việt Cộng đẩy vào trại tập trung ngày 14/6/1975, ra khỏi trại tập trung ngày 9/9/1987 về đến nhà ở Sài Gòn chiều ngày 12/9/1987, rời khỏi Việt Nam tháng 4/1991 tị nạn cộng sản trong đợt H05, và đang sống tại Hoa Kỳ. 

Ước mơ của tôi là được trở về Việt Nam sống trên quê hương cội nguồn của mình dưới chế độ dân chủ tự do. Vì vậy mà tôi tổng hợp các tin tức và chọn lọc vào nội dung, giúp Các Anh và những thành phần yêu dân chủ tự do có nét nhìn rộng hơn và rõ hơn, về những sự kiện trên thế giới liên quan trực tiếp lẫn gián tiếp đến mục tiêu ngăn chận tham vọng thống trị thế giới của Trung Cộng, mà Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển đang thực hiện. Và khi lãnh đạo Việt Cộng tự suy yếu, hoặc Trung Cộng bị suy yếu thì lãnh đạo Việt Cộng không còn chỗ dựa, đó là cơ hội cho Các Anh và toàn dân đứng lên giành lại Quyền Làm Người của mình, nối tiếp dòng lịch sử oai hùng của dân tộc từ ngàn năm trước.

Là Người Lính trong quân đội gắn liền với hai chữ “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc và Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó. 

Với lá Thư này, tôi tổng hợp một số tin tức về: (1) Hồ sơ Ấn Độ – Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ và thế giới đang hợp tác chống Trung Cộng. (2) Kinh tế Việt Nam khốn đốn với đại dịch Covid 19, dẫn đến tình trạng người dân thoi thóp! .

Thứ nhất. Hồ sơ Ấn Độ – Thái Bình Dương.

1a. Trung Cộng ban hành Luật Hải Cảnh kiểm soát Biển Đông

Xin nhắc lại.  

Ngày 7/5/2009, Trung Cộng phản đối bản đệ trình của riêng Việt Nam, và bản đệ trình chung của Việt Nam với Malaysia gởi đến Ủy Ban Biên Giới Thềm Lục Địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc. Trung Cộng kèm theo Công Hàm phản đối là  một bản đồ, có vẽ một đường hình chữ U với những lằn gạch ngắn. 

Thật ra, trong hội nghị của Hội Quốc Liên năm 1951 -tiền thân của Liên Hiệp Quốc- tại San Francisco (Hoa Kỳ) có 51 phái đoàn tham dự -trong số đó có phái đoàn đại diện quốc gia Việt Nam do Thủ Tướng Trần Văn Hữu hướng dẫn- lúc ấy phái đoàn Trung Cộng trưng dẫn bản đồ do Trung Hoa Quốc Gia thời Tổng Thống Tưởng Giới Tạch vẽ ra, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong đường chữ U có hình dáng cái “lưỡi bò” chiếm khoảng 80% Biển Đông là thuộc chủ quyền của Trung Hoa thời ấy. Nhưng sự trưng dẫn này đã bị 46 phái đoàn phản đối. 

Cũng trong hội nghị này, phái đoàn quốc gia Việt Nam đã trình bày những tài liệu chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ trong lịch sử, thì không một phái đoàn nào phản đối cả, chứng tỏ tài liệu lịch sử chứng minh được quốc tế công nhận chủ quyền của Việt Nam là đúng.      

Ngày 22/1/2013, Bộ Trưởng Ngoại Giao Philippines tuyên bố: “Philippines đã nộp đơn khiếu nại về các đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông đến Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc tại La Haye, Hòa Lan”.

Ngày 8/10/2014, đài Á Châu Tự Do trích  bản tin của Tân Hoa Xã, theo đó thì Trung Cộng đã hoàn thành một phi trường trên đảo Phú Lâm trong Nhóm Đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa, với đường băng dài 2.000 thước.  Bài báo trên Tân Hoa Xã viết rằng: “Đường băng mới xây tại đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất của Hoàng Sa, sẽ nâng cao khả năng quốc phòng của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. 

Ngày 16/3/2015, Đá Vành Khăn –Anh ngữ là Mischief Reef)- là rạn san hô “nửa vòng cung” thuộc cụm Bình Nguyên, về phía đông của cụm Gạc Ma, là nơi tranh chấp giữa Việt Nam-Đài Loan-Phi Luật Tân-Trung Cộng. Nhưng Trung Cộng chiếm đảo Đá này từ tháng 2/1995. Tên Mischief là do nhà làm bản đồ Henry Spratly đặt vào năm 1791 khi ông đi qua vùng quần đảo Trường Sa. Vùng biển của Vành Khăn sâu từ 18 đến 29 thước. 

Ngay 12/7/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiệp Quốc ở La Haye ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông. Ni dung chính trong phán quyết, tóm tắt  như sau: 

“Mặc dù các ngư dân và nhà hàng hải của Trung Cộng, cũng như của những nước khác, trong lịch sử đã từng sử dụng các đảo ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Cộng trong lịch sử đã từng có chủ quyền các vùng trên biển và các nguồn tài nguyên tại đây. Không một thực thể nào của quần đảo Trường Sa có thể tạo các vùng biển mở rộng. Không một thực thể nào mà Trung Cộng đòi chủ quyền có thể tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế. Do đó, một số khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines không chồng lấn với bất cứ khu vực nào của Trung Cộng… 

Vậy thì Trung Cộng đã vi phạm chủ quyền của Philippines ở vùng đặc quyền kinh tế của nước này, khi ngăn trở việc thăm dò dầu khí và đánh cá của Philippines. Ngư dân của Trung Cộng cũng như ngư dân Philippines có quyền đánh cá truyền thống ở vùng bãi cạn Scarborough, nhưng tàu chấp pháp của Trung Cộng đã hành xử trái phép khi dùng tàu cản đường các tàu Philippines gây nguy cơ tai nạn nghiêm trọng. Các hoạt động bồi đắp thành đảo nhân tạo của Trung Cộng trong thời gian gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, lại còn gây ra tranh chấp….”.  

Ngày 22/1/2021- Ủy Ban Thường Vụ Đại Hội Nhân Dân Toàn Quốc thông qua Luật Hải Cảnh. Luật này cho phép thành viên lực lượng được phá những công trình mà ngoại quốc xây dựng trên các thực thể, và quyền kiểm soát các tàu thuyền ngoại quốc qua lại hoặc họat động trên Biển Đông. Đạo Luật này cũng cho phép Cục Hải Cảnh -trực thuộc Quân Ủy Trung Ương từ tháng 7/2018- quyền thiết lập các vùng cấm di chuyển “khi cần” để ngăn các tàu thuyền và người ngoại quốc vào Biển Đông. (trích bài của Nguyễn Tiến dẫn tin từ Reuters)

Trung Quốc kiểm soát đi lại ở Biển Đông - Ảnh 1.

Theo bản thảo đã công bố trước đó, thì lực lượng Hải Cảnh Trung Cộng được phép sử dụng mọi phương tiện cần thiết -kể cả các loại vũ khí từ tàu biển và từ phi cơ- để ngăn ngừa hoặc ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu thuyền ngoại quốc. Nhưng phần loan tin sau khi Dự Luật được thông qua, thì mập mờ không cho biết là những điều trong dự thảo có giữ nguyên hay không. Cộng sản là như vậy mà.  

Và xin tiếp tục.

Ngày 31/08/2021, Luật An Toàn Giao Thông Hàng Hải sửa đổi, sẽ chánh thức có hiệu lực từ ngày 1/9/2021. Với Luật này, Trung Cộng sẽ kiểm soát gắt gao các tàu thuyền ngoại quốc vào vùng lãnh hải” của họ, trong đó có Biển Đông. 

Theo đài truyền hình trung ương Trung Cộng, thì 5 loại tàu ngoại quốc sau đây phải khai báo: “Một, là tàu lặn. Hai, là tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ba, là tàu chở vật liệu phóng xạ. Bốn, là tàu chở chất độc hại như: dầu hỏa, hoá chất hoặc khí lỏng. Và năm, là các loại tàu có thể gây nguy hiểm cho an toàn giao thông hàng hải chúng tôi. 

“Những điều khai báo gồm có: Danh tính. Số IMO. Vị trí tàu. Địa điểm và ngày giờ khởi hành. Địa điểm sắp đến tiếp theo và ngày giờ ước tính sẽ đến. Số điện thoại vệ tinh. Tên hàng hóa nguy hiểm. Và số lượng đang hoặc sẽ chuyên chở. 

“Vùng lãnh hải” mà Trung Cộng mô tả trong Luật này không đúng theo định nghĩa trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982. Điển hình là Điều 2 trong Luật Lãnh Hải năm 1992 của Trung Cộng, thì: “Lãnh thổ Trung Cộng bao gồm đất liền và các đảo ngoài khơi xa, gồm quần đảo Đài Loan + các quần đảo Điếu Ngư + Bành Hồ + Đông Sa +Tây Sa + Nam Sa”.

Với định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, thì Trung Cộng hoàn toàn không có chủ quyền trên các quần đảo và các đảo mà họ nêu trong Luật Hải Cảnh nói trên.   

Theo điều 53 của Luật An Toàn Giao Thông Hàng Hải 2021 của Trung Cộng, họ lại áp đặt quyền kiểm soát ngăn chận các tàu thuyền ngoại quốc qua lại Biển Đông, mà Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh thường điều động chiến hạm vào tuần tra Biển Đông, là mục tiêu trước mắt của Trung Cộng.

Cục An Toàn Hàng Hải Trung Cộng cảnh báo rằng: “Tàu thuyền nào không thực hiện theo luật pháp (của họ) sẽ bị giải quyết theo luật pháp (của họ)”.(trích trong tuoitre.vn ngày 31/8/2021)

1b. Pháp & Australia – Trung Cộng

Ngày 30/8/2021, Pháp với Bộ Trưởng Ngoại Giao Jean-Yves Le Drian + Bộ Trưởng Quốc Phòng Florence Parly, và Australia với Bộ Trưởng Ngoại Giao Marise Payne + Bộ Trưởng Quốc Phòng Petter Dutton, trong hội nghị trên hệ thống internet. Đây là hội nghị đầu tiên giữa hai quốc gia từ Châu Âu và từ Châu Úc. 

Trong thông cáo chung, hai quốc gia cùng quan điểm về an ninh Biển Đông, và ủng hộ hòa bình eo biển Đài Loan, vì tình hình hai khu vực này ngày càng căng thẳng. Dù không nêu rõ nghuyên nhân căng thẳng này xuất phát từ đâu, nhưng với những tin tức trên internet đều nói đến Trung Cộng liên quan đến sự kiện căng thẳng đó

Về tình hình Biển Đông. Cả bốn vị Bộ Trưởng đều phản đối  mọi hành động chèn ép trấn áp gây bất ổn vùng Biển Đông và eo biển Đài Loan.

Thông Cáo Chung  gồm 25 điểm, có đoạn liên quan đến Biển Đông và eo biển Đài Loan, như sau: “Mọi bất đồng phải được giải quyết phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và quyền tự do lưu thông qua lại trên Biển Đông cũng như trên không phận Biển Đông, phải được các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tôn trọng”.   

Đoạn liên quan đến Ấn Dộ – Thái Bình Dương, như sau: “Australia và Pháp sẽ tăng cường hợp tác thực hiện chiến lược của mỗi quốc gia, trong mục đích thực hiện các cam kết với các quốc gia trong vùng -gồm cả Hoa Kỳ- bảo đảm vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Pháp và Australia cùng khẳng định rằng, Khối ASEAN cần đảm trách vai trò trung tâm trong kiến trúc khu vực phục vụ cho hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng”..

Ngoài sự hợp tác giữa Pháp với Australia, Bộ Trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao  hai bên, cũng nhấn mạnh đến sự tăng cường hợp tác với Ấn Độ -gọi là hợp tác 3 bên- trong các lãnh vực an ninh, an toàn hàng hải, và bảo vệ môi trường biển. 

Vai trò của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, được Australia và Pháp đặt vào vị trí quan trọng. Đồng thời, bốn vị Bộ Trưởng cũng nhấn mạnh đến sự tăng cường hợp tác và đối thoại với các đảo quốc ở Thái Bình Dương, vì thời gian gần đây Trung Cộng cố gắng gia tăng ảnh hưởng tại các đảo quốc vùng biển này….(trích bản tin từ đài RFI ngày 1/9/2021)

1c. Hoa Kỳ – Trung Cộng.

Ngày 31/8/2021, chiến hạm tuần duyên Munro của Hoa Kỳ, cùng với chiến hạm của Philippines, diễn tập gần bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố chủ quyền, nhưng bị Trung Cộng tiến chiếm từ năm 2012. Mục đích của diễn tập là nâng cao năng lực bảo vệ an toàn hàng hải trong vùng biển này.   

Ngày 1/9/2021, theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng ấn hành từ Hong Kong, thì Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ chánh thức bác bỏ sự áp đặt trong Luật Hải Cảnh sửa đổi của  Trung Cộng nói trên, và nhấn mạnh rằng: “Đây, lại thêm mối đe dọa nghiêm trọng đối với quyền tự do hàng hải và thương mại ngang qua Biển Đông”.  

Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ là ông John Supple,  trả lời câu hỏi về Luật Hải Cảnh của Trung Cộng trong cuộc họp báo, rằng: “Hoa Kỳ khẳng định, bất kỳ Luật hoặc qui định nào của các quốc gia ven biển, đều không được vi phạm các quyền hàng hải và hàng không, mà tất cả các quốc gia được hưởng theo luật pháp quốc tế.

“Những tuyên bố của Trung Cộng giành chủ quyền trên các đường hàng hải giàu tài nguyên -Biển Đông là một trong những đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới- chính là nguyên nhân gây căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Cộng với các quốc gia liên quan trong nhiều năm qua, trong đó có Hoa Kỳ”. 

Ngày 3/9/2021, Phó Đô Đốc Michael F. McAllister của Hoa Kỳ, tuyên bố trong cuộc họp báo rằng: “Các quốc gia hàng hải ven Biển Đông hợp tác với Hoa Kỳ, đang lo ngại về những hành động hung hăng của Trung Cộng. Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau, và những cam kết của chúng tôi bảo vệ khu vực này mạnh mẽ hơn bao giờ hết”. 

Phó Đô Đốc Michael F. McAllister cảnh báo rằng: “Các áp đặt mới của Trung Cộng là trái với luật pháp và nguyên tắc quốc tế. Sẽ có bất ổn và xung đột, nếu Trung Cộng thực hiện áp đặt này”…. (trích bài của Tâm Tuệ dẫn tin từ DKN)

Trục hạm USS Benfold (DDG 65) của Hải quân Hoa Kỳ.

Ngày 8/9/2021, theo bản tin đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), khu trục hạm USS Benfold (DDG 65) của  Hoa Kỳ thực hiện cuộc tuần tra hàng hải ngang qua Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa, khẳng định quyền tự do hàng hải theo luật quốc tế, mà không cần thông báo cho Trung Cộng như luật của họ áp đặt.

Cùng ngày 8/9/2021, phát ngôn viên Hạm Đội 7 Hoa Kỳ -Trung Úy Mark Langford- tuyên bố rằng: “Hoa Kỳ thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải ngang qua Biển Đông, bất kể đó là quốc gia nào”. 

Tóm tắt

Trung Cộng với bản chất bành trướng bá quyền, đã và đang sử dụng sức mạnh quân sự, cộng với tính ngang ngược không hề tôn trọng luật pháp dù họ là thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã giành chủ quyền hơn 80% diện tích Biển Đông mà họ gọi là chủ quyền lịch sử nhưng không thể chứng minh. Từ đó chiếm một loạt Đá Ngầm trong quần đảo Trường Sa, rồi bồi đấp thành đảo nổi, và nhanh chóng thiết lập căn cứ quân sự trên các đảo nổi đó. 

Càng tiếp tục ngang bướng, trong khi kinh tế Trung Cộng trên thị trường quốc tế suy giảm uy tín nên phải lui về thị trường nội địa, cùng lúc với dịch bệnh, và những thiên tai bão lụt liên tục, vẫn là thảm họa trên đất nước họ.   

Vì vậy mà Hoa Kỳ và nhiều quốc gia phát triển, xa lánh dần Trung Cộng trong giao thương, và ngay cả trong bang giao chính trị cũng vậy, thậm chí là chống đối họ trên các lãnh vực khác nhau, trong mục đích ngăn chận tham vọng của họ nhắm tới thống trị thế giới.      

Thứ hai. Kinh tế Việt Nam thời đại dịch Covid 19.

2a. Doanh nghiệp ngoại quốc tại Việt Nam lên tiếng.

Bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành AmCham, tại phiên họp ngày 20/8 với giới lãnh đạo TP HCM

Ngày 20/8/2021, tại trung tâm báo chí Sài Gòn, Bà Mary Tarnowka –Giám Đốc Điều Hành Hiệp Hội Thương Mại Hoa Kỳ (AmCham)- họp với nhóm lãnh đạo thành phố. Điểm đầu tiên của giới đầu tư ngoại quốc, là nghĩ rằng, lãnh đạo thành phố sẽ tiếp tục kéo dài thời gian phong tỏa mọi hoạt động trong thành phố để chống dịch Covid 19 sau ngày 15/9/2021 tới đây, sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các công ty. 

Tiếp theo là nhà sản xuất chip hàng đầu của Hoa Kỳ là Intel, và các công ty ngoại quốc khác đang hoạt động tại Việt Nam, đều bày tỏ rằng: “Các biện pháp đối phó với Covid 19 nghiêm ngặt kéo dài ở thành phố hồ chí minh có thể ngăn cản đầu tư”.  

Ngày 21/8/2021, Bà Hồ Thị Thu Uyên -Giám Đốc Đối Ngoại của Intel tại Việt Nam và Malaysia- nói với Nikkei Asia rằng: “Với 1.870 công nhân vẫn ở trong các khách sạn “cách ly chống dịch”, công ty phải trả hằng tháng -kể từ thnág 7/2021- là 140 tỷ đồng Việt Nam (=hơn 6 triệu mỹ kim). Tôi kêu gọi thành phố hãy chích ngừa cho công nhân chúng tôi để được về nhà, hầu giảm bớt gánh nặng tài chánh”. 

Jabil Việt Nam -chi nhánh Việt Nam của một công ty dịch vụ sản xuất có trụ sở tại Hoa Kỳ- cũng chia sẻ những lo ngại của Intel. Công ty cho biết nhiều công ty đối tác kinh doanh đã chuyển đơn đặt hàng sang các nước khác như Trung Cộng và Singapore, chỉ vì chi phí khá nặng phát sinh từ biện pháp giãn cách của thnàh phố..

Trong khi đó, hãng sản xuất computer  Datalogic của Ý cho biết: “Mức sụt giảm doanh thu của công ty trong một tháng, từ 18 triệu 500 ngàn mỹ kim trong tháng 6/2021, xuống còn 11 triệu mỹ kim trong tháng 7/2021. Công ty cũng mất khoảng 40% lực lượng lao động, sau khi có 502 người rời khỏi công ty trong tháng 8/2021”.

Ông Furusawa Yasuyuki -Tổng Giám Đốc Aeon Việt Nam- cho biết: “Nhà bán lẻ Nhật Bản gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động tại Việt Nam, vì chi phí xét nghiệm Covid 19 bắt buộc với công nhân khi đến làm việc.

Trong khi đó, Hiệp Hội Thương Mại Kỹ Nghệ Đại Hàn (KoCham) và Hiệp Hội Doanh Nghiệp Singapore (SBG), muốn được miễn đóng các khoản bảo hiểm xã hội trong thời gian phải tạm ngừng hoạt động theo lệnh giãn cách. Riêng Hiệp Hội SBG đề nghị miễn hoặc giảm thuế và các chi phí liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp. (trích bản tin đài VOA ngày 10/9/2021) 

2b. Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư của Việt Cộng lên tiếng 

Ngày 25/8/2021, trong buổi họp báo, Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư cho biết: “Hoạt động kinh doanh sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid 19. Trong 7 tháng đầu năm 2021, có đến  79.673 doanh nghiệp chánh thức rời khỏi thị trường, tăng 25.5% so với cùng thời gian trong năm 2020. Điều đáng quan tâm hơn hết là trong số đó nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang rời khỏi thị trường Việt Nam. Với 79.673 doanh nghiệp nói trên, thì doanh nghiệp với số vốn từ 20 đến 50 tỷ đồng Việt Nam chiếm 44.3 % + Doanh nghiệp với số vốn từ 50 đến 100 tỷ đồng Việt Nam chiếm 23.4% + Doanh nghiệp với số vốn trên 100 tỷ đồng Việt Nam chiếm 32.3%”.

Theo đánh giá của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư về nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp rời khỏi Việt Nam, là 5 vấn đề sau đây: 

Một là, thiếu hụt tài chánh vì không bán được sản phẩm sản xuất. 

Hai là, chi phí vận chuyển tăng cao. 

Ba là, vận chuyển hàng hóa bị ngăn trở vì dịch bệnh lây lan. 

Bốn là, nhiều kỹ nghệ đóng cửa vì dịch bệnh. 

Và năm là, rất khó nhận được hỗ trợ tài chánh từ chánh phủ”. 

Trong khi đó, Sở Công Thương Cần Thơ thông báo rằng: “Có 9.800 doanh nghiệp trong tổng số hơn 10.000 doanh nghiệp trong phạm vi thành phố Cần Thơ phải tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch. Tính riêng tại các khu kỹ nghệ ở Cần Thơ, có 1.030 trong tổng số 1.090 doanh nghiệp (= 94.5%)  phải tạm ngừng hoạt động. Hơn 65.000 lao động phải tạm ngưng việc làm”.

Làn sóng Covid thứ 4 chưa dứt, gần 80 nghìn DN rút khỏi thị trường

“Bên ngoài các khu kỹ nghệ, chỉ còn 6 doanh nghiệp có trên 100 lao động, và 34 doanh nghiệp có dưới 100 lao động còn duy trì  hoạt động, nhưng cũng chỉ hoạt động cầm chừng mà thôi. Nhìn chung về kinh tế tại Cần Thơ, tình trạng doanh nghiệp đã đóng cửa hơn một tháng qua, đang đưa thành phố Cần Thơ vào tình trạng phá sản và nguy khốn về tài chánh lẫn sinh hoạt, chớ nói khó khăn hãy là quá nhẹ”.

Tình hình kinh tế tại tỉnh Bình Dương, địa phương đang có số người nhiễm dịch Covid 19 rất cao -chì đứng sau Sài Gòn- với gần 50.000 người trong tổng số dân là 2.500.000 người (= 2%). Vì vậy mà tỉnh này lâm vào tình thế rất khốn đốn, vì phần lớn các doanh nghiệp ngừng hoạt động, nhất là tại các khu kỹ nghệ lớn.  

Thống kê của Cục Quan Thuế Bình Dương cho biết: “Số lượng tờ khai xuất cảng nhập cảng từ ngày 15/7/2021 đến ngày 15/8/2021 -tròn 1 tháng- đã giảm đến 42%, và kim ngạch xuất cảng nhập cảng giảm hơn 32% so với tháng trước đó”. 

Theo Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam,  thì từ ngày 10/6/2020 đến tháng 8/2021, có 14 tổ chức tín dụng lớn với khối nợ khoảng 600.000 tỷ đồng,  vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nếu tính trên toàn hệ thống ngân hàng, thì số tiền nợ  cao hơn rất nhiều. 

Với Hiệp Hội Nhựa Việt Nam cũng khốn đốn không kém. Hiệp Hội này cho biết: “Ngành sản xuất “nhựa” có gần 3.000 doanh nghiệp, với hơn 300.000 lao động trên toàn quốc. Trong số đó có 70% doanh nghiệp hoạt động tập trung tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận như: Đồng Nai. Bình Dương. Long An. Và Tây Ninh. Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, đã có hơn 50% doanh nghiệp phải đóng cửa, hoặc chỉ sản xuất cầm chừng, vì vậy mà tài chánh thu vào hầu không đáng kể”. 

Theo Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa tại Hà Nội, thì tổ chức  này vừa thực hiện cuộc khảo sát gần 1.500 doanh nghiệp thành viên trong phạm vi Hà Nội trong tháng 6/2021, với kết quả: “Chỉ có 1,41% hoạt động tốt trong dịch bệnh, trong khi đó có tới trên 57% hoạt động cầm chừng, và 2,6% tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể”.

Với Hiệp Hội Doanh Nghiệp Dịch Vụ Logistics Việt Nam, thì: “Các doanh nghiệp trong lãnh vực này đang trong tình trạng kiệt quệ, vì bị thảm họa dịch Covid 19 cắt đứt nguồn tài chánh. Chỉ riêng chi phí xét nghiệm thôi cũng rất là khủng khiếp. Chẳng hạn, một công ty có 150 lái xe, hằng tháng phải trả hơn 300.000.000 đồng (300 triệu) cho cơ quan xét nghiệm các loại. Chỉ riêng chi phí này thôi, ước tính thiệt hại ít nhất cũng hơn 100.000.000.000 đồng (330 tỷ) mỗi ngày, đối với các doanh nghiệp thành viên của Hiệp Hội”.

Trong khi các Hiệp Hội Ngành Hàng, thì: “Nhiều doanh nghiệp trong tình trạng thiếu hụt tài chánh trầm trọng, đến mức không có tiền trả lương cho nhân viên, không có tiền mua bảo hiểm, cũng không có tiền trả góp số tiền vốn đã vay của ngân hàngmượn, ..v…v… Vì vậy mà doanh nghiệp phải ngừng hoạt động”. 

Trong tình hình kinh tế như vậy, Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư cho biết: “Bộ đã trình lên Thủ Tướng với đề nghị thành lập Tổ Công Tác Đặc Biệt để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Tổ Công Tác này sẽ tập trung giải quyết các vấn đề: “Tthiếu hụt nguồn tài chánh + Giá thành sản xuất hàng hóa tăng + Lưu thông hàng hóa khó khăn + Tình trạng dịch bệnh bùng phát tại các khu kỹ nghệ, và cách xin hỗ trợ tài chánh của Nhà nước”. (Tóm lược bài của Trần Thủy trong Vietnamnet online ngày 25/8/2021)

Kết luận,

Bằng chứng bản chất “gian trá và tự cao” qua bài phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ngày 28/12/2020 trên hội nghị trên internet, rằng: “Nước ta đã phản ứng  nhanh chóng, linh hoạt, rất hiệu quả với thiên tai dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid 19. Đồng thời, phục hồi và phát triển kinh tế đạt kết quả cao nhất, và được đánh giá là một trong số 10 quốc gia trên thế giới có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất; một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong năm 2020. Và năm 2020, là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với những thành tích đặc biệt, nêu cao lòng yêu nước, tình đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng, quản lý của nhà nước, và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa….”

Và bằng chứng về sự kém cõi của nhóm lãnh đạo Việt Cộng trong tình hình Covid 19 biến thể lây nhiễm nhanh chóng tại Sài Gòn, Hà Nội, và nhiều tỉnh/thành từ tháng 4/2021 đến nay là giữa tháng 9/2021, cho thấy diễn biến vô cùng phức tạp. 

Theo Thời Báo Kinh Tế ngày 27/7/2021 đăng lại lời phát biểu của Phó Thủ Tướng Việt Cộng Vũ Đức Đam tại Quân Y Viện 175, như sau: “TP Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành đang cách ly xã hội, phải thực hiện một cách nghiêm khắc. Chúng ta phải chịu khắc khổ trong một thời gian để chiến thắng dịch bệnh, còn nếu dễ dãi, nới lỏng, thì không thể khống chế được tình hình”.

Theo thống kê của Bộ Y Tế Việt Cộng, từ ngày 27/4/2021 đến ngày 12/9/2021, như sau: “Trên toàn quốc có 620.166 người bị lây nhiễm, trong số đó có 14.090 người chết. Trong tổng số người bị lây nhiễm, thì riêng Sài Gòn chiếm đến 303.478 người (50%), và số chết là 12.400 người (80%)”.

Vấn đề quan trọng là những con số nhiễm bệnh và chết tiếp tục tăng hằng ngày, trong khi nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng + y tá với bác sĩ rất thiếu đến mức yêu cầu các bệnh viện tư nhân kết hợp tiếp tay + phương tiện điều trị cũng như vaccine rất thiếu + đặc biệt là nhóm lãnh đạo Việt Cộng rất bối rối hết biện pháp này đến biện pháp khác, mà không biện pháp nào hiệu quả. Với bản chất “tự cao + kiêu ngạo” của nhóm lãnh đạo trong cơn đại dịch này, đã và đang đẩy toàn xã hội vào tình trạng thoi thóp –mà hằng chục triệu dân Sài Gòn là nặng nhất- nhưng nhóm lãnh đạo Việt Cộng và đảng viên cộng sản nói chung, không nằm trong tình trạng đó. 

Các Anh nhận ra rồi chớ? Các Anh hãy chọn cho mình một hướng đi mạnh mẽ để cùng 90 triệu đồng bào giành lại Quyền Làm Người cho bản thân và cho toàn dân. Cũng từ đó, dân tộc Việt Nam thật sự hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, và hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới. 

Và phải chăng, toàn xã hội trong tình trạng thoi thóp, đang là cơ hội chăng? 

Tôi vững tin là Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người  Cựu Lính Chúng Tôi- sẽ hết lòng vận động các quê hương thứ hai để hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào làm nên lịch sử.   

Và Các Anh hãy nhớ: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng. 

            Texas, giữa tháng 9 năm 2021

                *****  

Tags: , , , ,

Comments are closed.