Luật Khoa tạp chí
26/4/2023
Bài viết này nằm trong số báo tháng Tư năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF ngày 26/4/2022.
Continue Reading »
111-222-3333
Đồng Tâm -
Hà Nội
Việt Nam
Zip
hoangdo41@gmail.com
Luật Khoa tạp chí
26/4/2023
Bài viết này nằm trong số báo tháng Tư năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF ngày 26/4/2022.
Continue Reading »29/4/2023
30 thángTư. Đã đến lúc đặt câu hỏi nhức nhối: tại sa, 47 năm sau, vẫn chưa có thay đổi tại Việt Nam ? Tại sao thế giới đã biến đổi không ngừng, với một vận tốc chóng mặt, nhưng VN vẫn ù lì dẫm chân một chỗ, vẫn còn là một trong những nước hiếm hoi bám chặt, như đười ươi giữ ống, một chủ nghĩa đã bị nhân loại chối bỏ ?
1001 LÝ DO
Người ta đã nêu rất nhiều lý do, nhưng những lý do đưa ra có thực sự giải thích hiện tượng đáng buồn là chế độ Cộng Sản vẫn đứng vững ở VN ?
Continue Reading »Tác giả: Henry Kissinger – Đỗ Kim Thêm, dịch – 28-4-2023 (Gồm 4 phần)
Đại tá Bùi Tín của QĐNDVN chào tiễn biệt toán lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào ngày 29 tháng 3 năm 1973. Nguồn ảnh: Picture alliance / AP / Charles Harrity
Lời người dịch: Nguyên tác của bản dịch là “The Vietnam War and its Conclusions”, một trích đoạn trong tác phẩm Leadership – Six Studies in World Strategy của Henry Kissinger do Nhà xuất bản Penguiun Press, New York ấn hành ngày 5-7-2022, (Trang 149-163).
Continue Reading »29/4/2023
“Ông mày ngồi trên mình ngựa mà lấy được thiên hạ, cần gì Kinh Thi với Kinh Thư?”
Lục Giả giảng giải cho Lưu Bang: “Nhà vua ngồi trên mình ngựa lấy được thiên hạ, nhưng có thể ngồi trên lưng ngựa mà cai trị thiên hạ không?… (Sử Ký Tư Mã Thiên).
Lời giảng giải chí tình, hợp lý trên của cổ nhân chỉ ra Đại Thắng 30/4/1975, Cộng sản chiếm đoạt miền Nam là đại họa, là sự kiện xấu xa bậc nhất trong lịch sử nước Việt Nam.
Continue Reading »Phần 1:
Phần 2:
Thể chế nào mới thật sự đại diện cho Việt Nam? Câu chuyện vốn không hề ngã ngũ vào thời điểm Hiệp định Geneva được ký kết.
Quỳnh Vi *
April 29, 2017 . 2:00 PM
Bản đồ chia cắt hai miền Việt Nam 1954 – 1975. Ảnh: National Geographic (không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
Bài viết này nằm trong số báo tháng Tư năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành trên ấn bản PDF ngày 26/4/2022.
Continue Reading »Có đủ căn cứ và cơ sở để cho rằng tồn tại hai quốc gia tách biệt trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1955 cho đến năm 1975.
Nguyễn Quốc Tấn Trung
April 28, 2017
” Trước tiên, có đủ căn cứ và cơ sở để cho rằng tồn tại hai quốc gia tách biệt trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1955 cho đến năm 1975.
Cả hai quốc gia đều có lãnh thổ và dân cư xác định, có chính phủ có năng lực kiểm soát hiệu quả; đều từng tham gia vào các hiệp ước, hiệp định quốc tế.
Vì vậy, dù chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (VNDCCH) và các đồng minh có tuyên bố chính phủ Việt Nam Cộng Hòa là ngụy quân, ngụy quyền, bù nhìn của Mỹ; hay ngược lại, dù chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có lên án chính quyền miền Bắc là quân cờ của cộng sản, quên lịch sử cha ông, v.v. thì cũng không làm thay đổi danh tính pháp lý của họ theo quy chuẩn pháp luật quốc tế. “
Bài viết này nằm trong số báo tháng Tư năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành trên ấn bản PDF ngày 26/4/2022.
Đây là một bài viết mà người đọc cần đi đến cuối bài.
Một cách khách quan, để nhận định một cuộc chiến là một cuộc xung đột nội địa hay quốc tế, trước tiên phải xác định được danh nghĩa pháp lý của các bên tham gia. Cụ thể hơn, họ có được xem là quốc gia (state) theo quy định của pháp luật quốc tế hay không?
Tư cách quốc gia: Sự công nhận của cộng đồng quốc tế quan trọng đến đâu?
Pháp luật quốc tế vẫn chưa có một định nghĩa hay tiêu chuẩn chính thức để xác định danh tính quốc gia. Cho đến nay, các quốc gia, các tổ chức và các học giả quốc tế đều dựa vào bốn tiêu chuẩn từ Điều ước Montevideo về Quyền và Trách nhiệm của Quốc gia (Montevideo Convention on the Rights and Duties of States), ký kết vào năm 1933.
Đây vốn chỉ là một điều ước khu vực giữa các quốc gia thuộc châu Mỹ. Tuy nhiên, theo cân nhắc của nhiều học giả, các tổ chức học thuật có thẩm quyền (như International Law Association hay International Law Commission) và thực hành của nhiều quốc gia khác nhau, bốn tiêu chuẩn này thật sự chỉ pháp điển hóa tập quán pháp quốc tế. Vì vậy, chúng được xem là căn cứ hợp pháp để xác định tư cách quốc gia.
Bốn tiêu chuẩn được ghi nhận gồm: (1) Lãnh thổ xác định, (2) Dân cư xác định (cả hai tiêu chuẩn này không cần thiết phải tuân thủ theo một số lượng cụ thể), (3) Chính phủ có năng lực kiểm soát hiệu quả và (4) Năng lực tham gia vào điều ước với quốc gia khác.
Có ba điểm cần chú ý trong bộ tiêu chuẩn nói trên.
Một là, khái niệm dân cư không đồng nghĩa với việc nó phải thuộc một nhóm dân tộc, màu da hay tôn giáo nhất định. Theo đó, một quốc gia không nhất thiết chỉ có dân cư thuộc một nhóm dân tộc, màu da hay tôn giáo. Ngược lại, không nhất thiết hai nhóm dân cư cùng thuộc một dân tộc, màu da hay tôn giáo thì phải cùng một quốc gia với nhau.
Hai là, dù năng lực kiểm soát hiệu quả của chính phủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành quốc gia, điều này không nên được hiểu rằng chính phủ, chính quyền đương thời tương đồng với sự tồn tại của chính quốc gia đó. Ta có thể hiểu rõ hơn vấn đề này thông qua vài ví dụ như Somalia, Palestine, và Đài Loan.
Somalia, tính cho đến nay, có thể đã được xem là “failed state” – “một quốc gia thất bại”, nơi mà chính quyền trung ương biến mất (hoặc không đủ năng lực kiểm soát quốc gia) và được thay thế bởi chủ nghĩa bộ tộc và lãnh chúa địa phương. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quốc gia Somalia không còn tồn tại và ai cũng có thể xâm chiếm vùng lãnh thổ nói trên.
Tương tự, có thể nói rằng Palestine vẫn chưa có được một chính phủ hiệu quả lãnh đạo một cách thống nhất. Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) được xem là một đại diện lý tưởng cho Palestine, nhưng tranh chấp bạo lực giữa các phe phái như Hamas hay Fatah vẫn còn đó. Mặc dù vậy, việc không có một chính phủ hiệu quả đại diện cho nhóm dân cư này cũng không đồng nghĩa với việc quốc gia Palestine không tồn tại.
Đài Loan, xét mọi mặt, ở một mức độ mạnh mẽ và rõ ràng hơn, có thể xem là một quốc gia độc lập – đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Montevideo. Tuy nhiên, Đài Loan cũng đang đẩy mình vào thế khó theo mặt pháp lý, với nhiều điểm tương đồng với miền Nam Việt Nam mà bài viết sẽ phân tích ở phần sau.
Ba là, dù yêu cầu thứ tư có nhắc đến việc tham gia vào điều ước quốc tế với quốc gia khác, điều này không đồng nghĩa với việc chính phủ đó phải được cộng đồng quốc tế công nhận. Yêu cầu này nhằm nói đến quyền hạn và năng lực thực thi điều ước nếu được ký kết, không phải nhằm ám chỉ rằng quốc gia đó phải được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Hiển nhiên, điều này cũng chỉ mang tính tương đối.
Nhiều học giả đã và đang cân nhắc sức nặng của yếu tố cộng đồng quốc tế, hay cụ thể nhất là việc được tiếp nhận trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc (United Nations – UN). Trên thực tế, được UN hay các cường quốc công nhận là một bước đệm quan trọng, nhưng cộng đồng học thuật và các tổ chức học thuật có thẩm quyền trên thế giới đã đi đến đồng thuận rằng đây không phải, và không nên là một yêu cầu bắt buộc.
Một dân tộc – hai quốc gia? Khả dĩ.
Với những thông tin như trên, chúng ta có thể tập hợp lại và tạo nên một bức tranh chung về “statehood” – tư cách quốc gia của hai miền Nam – Bắc Việt Nam.
Vĩ tuyến 17 chia cắt Việt Nam làm hai miền. Ảnh: BBC.
Trước tiên, có đủ căn cứ và cơ sở để cho rằng tồn tại hai quốc gia tách biệt trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1955 cho đến năm 1975.
Cả hai quốc gia đều có lãnh thổ và dân cư xác định, có chính phủ có năng lực kiểm soát hiệu quả; đều từng tham gia vào các hiệp ước, hiệp định quốc tế.
Vì vậy, dù chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và các đồng minh có tuyên bố chính phủ Việt Nam Cộng hòa là ngụy quân, ngụy quyền, bù nhìn của Mỹ; hay ngược lại, dù chính quyền Việt Nam Cộng hòa có lên án chính quyền miền Bắc là quân cờ của cộng sản, quên lịch sử cha ông, v.v. thì cũng không làm thay đổi danh tính pháp lý của họ theo quy chuẩn pháp luật quốc tế.
Tuy nhiên, cách nhìn nhận này cũng không hẳn là hoàn toàn không có kẽ hở.
Đầu tiên, cả hai quốc gia đều cho rằng mình là đại diện hợp pháp cho toàn Việt Nam; tương tự như vấn đề “Một Trung Quốc” (One China) giữa Đài Loan và Trung Quốc hiện tại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tranh chấp hai miền mang dáng dấp của một cuộc nội chiến hơn là tranh chấp liên quốc gia. Tuy nhiên, theo người viết, điều này không làm mất đi bản chất nhà nước của hai quốc gia theo tiêu chuẩn của Montevideo.
Thứ hai, phải tính đến luận điểm cho rằng Ngô Đình Diệm, chính quyền Bảo Đại và Hoa Kỳ đã không tôn trọng Hiệp định Geneva và không tuân thủ việc thi hành cuộc tổng tuyển cử 1956 như dự định.
Nhưng nếu cho rằng Hiệp định Geneva giải quyết được vấn đề Việt Nam thì điều này đồng nghĩa với việc không tôn trọng quyền dân tộc tự quyết (self-determination) của một bộ phận người dân Việt Nam, một quyền được quy định tại Khoản 2, Điều 1, Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt, bối cảnh pháp lý của hai chính quyền tồn tại song song ở thời điểm này tương đối phức tạp.
Tính chính danh của chính phủ VNDCCH chủ yếu dựa vào cuộc tổng tuyển cử năm 1946. Tính chính danh này càng được tăng cường hơn sau khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị và trao lại ấn tín, quốc bảo của hoàng triều Nguyễn cho đại diện chính phủ VNDCCH là Trần Huy Liệu vào ngày 25/8/1945.
Tuy nhiên, với Hiệp định Sơ bộ Pháp – Việt * ngày 6/3/1946, được ký kết giữa ông Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và ông Hồ Chí Minh cùng ông Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ VNDCCH, VNDCCH chỉ còn lại phía Bắc Việt Nam (và vẫn thuộc khối Liên hiệp Pháp), còn miền Nam Việt Nam vẫn thuộc nhà nước Cộng hòa Pháp với lời hứa hẹn cho một cuộc trưng cầu dân ý – thống nhất với VNDCCH trong tương lai. Ngày 1 tháng 6 cùng năm, người Pháp thành lập Nam Kỳ Quốc, đặt thủ phủ tại Sài Gòn.
Trong giai đoạn từ 1946 đến 1949, sự cứng đầu của cựu vương – tân Quốc trưởng Bảo Đại đối với các đại biểu Pháp cũng đã giúp Quốc gia Việt Nam thành lập trên cơ sở của Hiệp ước Elysée (8/3/1949). Trải qua nhiều biến cố với cuộc “đảo chính bằng phiếu” của ông Ngô Đình Diệm, chính quyền Quốc gia Việt Nam cũng có nền tảng pháp lý khá tương đồng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Vì vậy, việc Cộng hòa Pháp tự tiếp tục cho mình toàn quyền sắp đặt ngày tổng tuyển cử với Hiệp định Geneva là can dự vào nội bộ Việt Nam, một việc làm không thỏa đáng, đặc biệt khi chỉ có chính phủ kháng chiến của VNDCCH và nhà nước Cộng hòa Pháp là chấp nhận ký kết hiệp định, còn chính phủ Bảo Đại và Hoa Kỳ đều phản đối hiệp định.
***
Với tất cả các thông tin nói trên, cân nhắc nền tảng pháp lý tương đồng, năng lực quản lý tương đương, có đầy đủ lý do (theo công pháp quốc tế) để cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa là hai thực thể nhà nước hoàn toàn độc lập.
Vậy nên, hành vi dùng vũ lực quân sự để tước đoạt chính quyền, lãnh thổ của một quốc gia khác, theo định nghĩa của Điều 1, Nghị quyết 3314 năm 1974 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, hoàn toàn có thể được xem là hành vi xâm lược theo công pháp quốc tế.
https://www.luatkhoa.com/2017/04
* Sáng ngày 6-3-1946, một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ đã họp với sự có mặt của Hồ Chí Minh – Chủ tịch Chính phủ; các Bộ trưởng: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Anh, Chu Bá Phượng, Đặng Thai Mai, Trương Đình Tri, Vũ Đình Hòe, Trần Đăng Khoa; Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy; Nguyễn Văn Tố – Trưởng ban Thường trực Quốc Hội; Võ Nguyên Giáp – Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến; Vũ Hồng Khanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến; Hoàng Minh Giám – Thư ký Hội đồng Chính phủ. Sau khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo, Hội đồng bàn bạc và nhất trí quyết định sẽ ký Hiệp định sơ bộ với Pháp theo các điều kiện đã được thỏa thuận. Vì Nguyễn Tường Tam vắng mặt nên Hội đồng Chính phủ cử Vũ Hồng Khanh thay mặt để cùng với Hồ Chí Minh ký bản Hiệp định sơ bộ với Pháp. Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây:[5]
Về phía người Pháp, Hiệp định sơ bộ Pháp – Việt giúp họ đưa quân đội ra miền Bắc Việt Nam mà không gặp sự kháng cự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như ở Nam Kỳ, đồng thời Hiệp ước Hoa – Pháp giúp họ tránh khỏi sự cản trở của các tướng lĩnh Trung Hoa Dân Quốc.
29/4/2023
Ảnh bìa sách: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam” của Trường Chinh. NXB Hội Văn nghệ VN – 1949
” Thực ra Mác – Lê chẳng có gì là văn hóa. Họ chủ trương làm cách mang vô sản với động lực là sự thù hận giai cấp, rồi thiết lập thể chế vô sản chuyên chính của giai cấp công nhân vì cho rằng công nhân đại diện cho nền sản xuất tiên tiến. Thù hận không tạo ra văn hóa. Chuyên chính không tạo ra văn hóa và giai cấp công nhân không bao giờ đại diện cho nền sản xuất tiên tiến.”
Về hình thức, lãnh đạo và tuyên truyền của Đảng trình bày nhiều và khá hay về Văn hóa, thấy được vai trò của nó là một trong ba lĩnh vực quan trọng nhất của xã hội (Kinh tế, Chính trị, Văn hóa). Thế nhưng trong nhận thức của nhiều người, kể cả một số có danh vị, chức tước cao lại có nhầm lẫn về bản chất của văn hóa. Nhầm lẫn này kết hợp với một vài thứ khác làm cho họ trở thành những kẻ bẻm mép và dối trá, nói một đàng, làm một nẻo. Dối trá trong chiến trận là được phép, dối trá trong kinh tế và chính trị là tệ hại, dối trá trong văn hóa và giáo dục là trò vô luân mà người lương thiện không được phép làm, nếu cố tình làm thì chưa lương thiện.
Continue Reading »CẢM TẠ MIỀN NAM VIỆT NAM
Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc đã viết môt bài thơ có tựa đề là
“Cảm Tạ Miền Nam” rất cảm động.
“Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.”
“Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”
“Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng “kính yêu”
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.
Mở miệng ra là: “Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản.
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.”
“Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.
Cảm tạ Miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc.
Cảm tạ Miền nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ
Cảm tạ Miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành danh.”
Và sở dĩ ông đã xung phong đi cứu Miền Nam ruột thịt là vì ông tin vào lời
tuyên truyền của bác Hồ và đảng Cộng Sản:
“Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng.”
“Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu”
Song khi vào tới miền Nam, ông nhận ra rằng, đời sống của ngươi miền Nam
hoàn toàn khác hẳn so với lời tuyên truyền láo khoét của bác và đảng:
“Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.”
Khi đến và đứng trước nhà người bà con, ông Phan Huy mới nhận ra rằng, mớ
gạo mà ông nâng niu mang từ miền Bắc thiên đường cộng sản, với hảo ý để biếu
người bà con miền Nam bị Mỹ Ngụy kìm kẹp đói khó là một điều “lăng mạ” người bà
con này:
“Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
Kí gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.
Anh bà con tôi- một ngươi công chức
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.
Rồi anh nói: “Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ.”
Sau khi đã nhận ra đời sống thật sự của nhân dân miền Nam và sự gian trá,
phỉnh gạt của bác Hồ và đảng Cộng, ông Huy cảm thấyhổ thẹn với lương tâm nên đã
than khóc:
“Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.”
Xem thơ của Phan Huy
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Các quy định ngày càng chặt chẽ của Mỹ trong việc cấm nhập khẩu hàng hoá từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc đang gây áp lực nặng nề lên các nhà sản xuất hàng may mặc và giày dép của Việt Nam, theo Reuters.
Continue Reading »Mạnh Kim/SGN
26/4/2023
Chế độ công an trị được áp đặt tại miền Nam ngay từ sau 1975 (ảnh: Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)
Những ai sống ở miền Nam giai đoạn sau 30 Tháng Tư 1975 không thể nào quên những gì từng trải qua. Đó là những chuỗi ngày không chỉ khốn khổ về vật chất. Biết bao người không thể cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh hàng đống sách vở và băng đĩa nhạc bị đốt. Một cuộc thảm sát văn hóa đã xảy ra.
Không chỉ sản phẩm văn hóa, con người của văn hóa cũng bị tận diệt. Nhà văn bị bỏ tù. Nhà báo bị “học tập cải tạo”. Nhà thơ đi đạp xích lô… Bất luận bị “tra tấn” và “truy diệt” tàn bạo như vậy, văn hóa VNCH vẫn không chết!
Continue Reading »Kính gởi:
Ngài Bộ-trưởng Bộ Ngoại-giao Hoa-kỳ,
Ngài Tổng Lãnh sự và Đại-sứ Hoa-kỳ tại Việt-Nam
Chúng tôi là Đồng Chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam kính Kiến nghị lên Ngài Bộ-trưởng Bộ Ngoại-giao Hoa-kỳ,cùng Quý Ngài Tổng Lãnh sự Rustum Nyquist và Đại-sứ Hoa Kỳ tại Việt-Nam, kính mong quý Ngài quan tâm và can-thiệp mấy vấn đề cấp bách sau đây :
Continue Reading »27/4/2023
Hôm 18 Tháng Tư, bản tin trên báo Tuổi trẻ có viết rằng Thủ tướng Phạm Minh Chính phê bình 4 tỉnh đã để cho ngư dân của mình vượt lằn ranh trên biển, đi đánh bắt cá ở các vùng biển các nước lân bang, bị gọi tên “đánh bắt thủy hải sản bất hợp pháp”.
Continue Reading »Tác giả, Huyền Trân – BBC News Tiếng Việt
27/4/2023
Nguồn hình ảnh, Getty Images – Chụp lại hình ảnh,
Lệnh cấm đánh bắt cá năm nay sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế hàng ngàn ngư dân Việt Nam tại vùng biển phía bắc vĩ độ 12 trở lên, từ ngày 01/05 đến 16/08
Continue Reading »Hiện tượng và hiệu ứng “Ngày 30 Tháng Tư” Năm 1975 tới nay, sau 48 năm ròng rã, vẫn bao hàm nhiều ngộ nhận cần sửa sai và định hướng lại.
I. Những Ngộ Nhận Căn Bản Về Hiện tượng “Ngày 30 Tháng Tư”:
Trước hết, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 không phải là ngày vui của toàn dân Việt, dù ông Võ Văn Kiệt có nhận định “…ngày 30 tháng 4, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”; dù trong buổi lễ tiếp thu Sài Gòn, Tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản, đã phát biểu một cách bâng quơ trước mặt Tổng Thống chớp nhoáng Dương Văn Minh: “Trong cuộc chiến đấu lâu dài này không có ai là kẻ thắng, ai là kẻ bại. Toàn quân và toàn dân Việt Nam là người chiến thắng…”; dù cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên gặp bại tướng Nguyễn Hữu Có cũng đã cầm tay mà nói: “Chào mi, ta với mi lúc trước hai đứa hai chiến tuyến nhưng nay ta đã là hai anh em”.[1]
Continue Reading »Quê Hương tổng hợp
Việt Nam và Campuchia họp bàn hợp tác trên biên giới
27/4/2023
Quan chức Việt Nam và Campuchia đồng chủ trì một cuộc họp về hợp tác và phát triển giữa các tỉnh biên giới, ngày 28/10/2021. [Ảnh minh họa] Photo CAND.
Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Sar Kheng hôm 25/4 đồng chủ trì hội nghị về hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia tại tỉnh Tây Ninh.
Theo Cổng thông tin chính phủ Việt Nam (VGP News), các cơ quan chức năng, chính quyền và nhân dân địa phương biên giới hai bên “đang phối hợp tích cực triển khai công tác phân giới cắm mốc trên đất liền” dựa trên cơ sở các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước.
VGP News đưa tin thêm rằng hai bên đang nỗ lực đàm phán giải quyết việc phân giới cắm mốc chưa hoàn thành (16% còn lại) để “tiếp tục xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững”.
Liên quan tới việc hợp tác an ninh và quốc phòng, Cổng thông tin chính phủ Việt Nam cho biết rằng Việt Nam và Campuchia “luôn khẳng định không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình để gây phương hại cho an ninh của nước kia”.
Theo VGP News, chính phủ hai nước “cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho kiều dân hai nước sinh sống trên lãnh thổ của nhau, phù hợp với luật pháp mỗi nước”.
Theo tờ Phnom Penh Post hôm 26/4, ông Sar Kheng trích dẫn một thông cáo chung trên Facebook, trong đó nói rằng “hai bên hài lòng với kết quả của hội nghị và rằng các bộ, ngành liên quan sẽ hợp tác, xây dựng khuôn khổ pháp lý, cơ chế hợp tác để các tỉnh biên giới hợp tác với nhau dễ dàng hơn”.
“Hai bên nhất trí tiếp tục giúp đỡ các tỉnh biên giới tăng cường hợp tác, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng”, thông cáo mà ông Sar Kheng đăng tải có đoạn, theo Phnom Penh Post.
Việt Nam trả lời chất vấn của chuyên gia LHQ về trường hợp Phạm Đoan Trang
26/4/2023
Nhà báo Phạm Đoan Trang
ICJ
Văn thư của Đại diện Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc trả lời chất vấn của các chuyên gia nhân quyền thuộc tổ chức này về biện pháp bắt giữ tùy tiện đối với nhà báo độc lập, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố ngày 16/4 vừa qua.
Văn thư của Đại diện Việt Nam đề ngày 6/4 cho rằng bà Phạm Đoan Trang không phải nhà báo; bà bị đưa ra tòa xử án vì có các hoạt động mà Hà Nội cho là nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần chứ không phải vì thực hiện quyền tự do báo chí.
Đại diện Việt Nam cũng nêu rằng “các phương tiện truyền thông tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng phát hiện và đưa tin công khai về việc cá nhân bà Phạm Đoan Trang cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài nhằm mục đích hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân (trong các tổ chức đó có Việt Tân)”.
Phía Việt Nam còn nêu rằng bà Phạm Đoan Trang xuất bản trái phép nhưng ấn phẩm bị cho “có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cách tập hợp lực lượng, đối phó với lực lượng bảo vệ pháp luật… để tiến hành bạo loạn lật đổ Nhà nước”.
Bà Phạm Đoan Trang bị bắt hồi tháng 10 năm 2020 theo cáo buộc “Phát tán tài liệu chống nhà nước”. Sau đó Toà án ở Hà Nội xét xử và kết án bà chín năm tù giam vào tháng 12 năm 2021. Tòa phúc thẩm vào tháng 8/2022 y án phúc thẩm.
Nhà báo Phạm Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách bị cấm ở Việt Nam. Bà từng là phóng viên của một vài cơ quan truyền thông quốc doanh, sau đó đã cùng một vài nhà hoạt động khác sáng lập ra Luật Khoa Tạp Chí, một tờ báo tiếng Việt độc lập hiếm hoi ở quốc gia Cộng Sản.
Bà cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như Chính trị Bình dân, Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực và một số báo cáo song ngữ, trong đó có Báo cáo Đồng Tâm.
Bà đồng thời cũng là một trong các sáng lập viên hai tờ báo độc lập Luật Khoa Tạp chí và The Vietnamese, một tạp chí nhân quyền viết bằng tiếng Anh.
Các hoạt động nhân quyền và các bài viết của bà Phạm Đoan Trang mang lại cho bà nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có Giải Người Phụ nữ Can đảm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, giải Tự do Truyền thông (Media Freedom 2022) của hai chính phủ Anh và Canada, giải Homo Homini năm 2017 của People In Need (Cộng hoà Séc), Giải thưởng Tự do Báo chí năm 2019 của Phóng viên Không Biên giới (RFS), Giải thưởng Martin Ennals năm 2022, và giải Tự do Báo chí Quốc tế 2022 của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ).
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Theo dõi Nhân quyền (HRW), Ân xá Quốc tế (AI), Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), và Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) đã kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Trang.
Mai Bá Kiếm – Trong hai năm, SCB thay 4 tổng giám đốc mà Ngân hàng Nhà nước không thấy bất thường ?
Tháng 7/2020, ông Võ Tấn Hoàng Văn giữ chức tổng giám đốc SCB trong 7 năm đã từ nhiệm, ông Hoàng Minh Hoàn là phó lên “quyền tổng giám đốc”.
Ba tháng sau, ông Jeremy Chen thay ông Hoàng Minh Hoàn làm quyền tổng giám đốc SCB, để triển khai“Chiến lược chuyển đổi và phát triển bền vững giai đoạn 2020 – 2030” với sự tư vấn chiến lược của McKinsey & Company.
“Quyền tổng giám đốc ngoại” chỉ “khè” Ngân hàng Nhà nước và cổ đông được 7 tháng. Ngày 15/05/2021 ông Jeremy Chen “bỏ của chạy lấy người”, ông Trương Khánh Hoàng lên thay. Sau hơn một năm, ngày 12/08/2022, SCB đã miễn nhiệm quyền tổng giám đốc của ông Hoàng, bổ nhiệm ông Diệp Bảo Châu Phó tổng giám đốc “phụ trách”.
Hai năm thay 4 tổng giám đốc, nhưng SCB đã dụ bán cổ đông hiện hữu 478,8 triệu cổ phiếu (10.000 đồng/cổ phiếu) để nâng vốn điều lệ lên hơn 20.000 tỉ đồng! Chỉ 19 ngày sau khi thay tổng giám đốc thứ tư (31/8/2022), Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với SCB, cổ đông hiện hữu mới biết mình bị lừa!
Tương tự, SCB lừa cổ đông mua “cổ phiếu rác”, Ngày 28/05/2021, Vạn Trường Phát cấu kết, giao công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt (TVSI- Hà Nội) làm đại lý đăng ký, lưu ký, đại lý thanh toán và đại diện người sở hữu trái phiếu để lừa trái chủ.
Từ tháng 6/2021 tới tháng 11/2021, Vạn Trường Phát phát hành 5 đợt trái phiếu, mỗi đợt 2.000 tỉ đồng, tổng giá trị 5 đợt là 10.000 tỉ đồng. Cả 5 đợt phát hành trái phiếu đều có tài sản đảm bảo là mảnh đất hơn 177 hecta sở hữu bởi Tân Thanh Long An, nhưng 177 hecta này là tài sản thế chấp tại SCB.
Ngày 24/10/2022, đến hạn thanh toán lãi trái phiếu, Vạn Trường Phát không chuyển khoản cho TVSI để chi trả cho trái chủ.
Ngày 25/10/2022, TVSI giả vờ gửi văn bản yêu cầu Vạn Trường Phát mua lại trước thời hạn toàn bộ lô trái phiếu có tổng trị giá 10.000 tỉ đồng trong vòng 10 ngày.
Ngày 31/10/2022, TVSI giả bộ gửi văn bản đề nghị Vạn Trường Phát cùng TVSI tổ chức gặp gỡ trao đổi với các trái chủ lô trái phiếu 10.000 tỉ đồng.
Ngày 9/11/2022, TVSI làm bộ ra thông báo yêu cầu Vạn Trường Phát cùng TVSI và Tân Thành Long An, SCB phối hợp xử lý tài sản đảm bảo là lô đất hơn 177 ha, đang thế chấp tại SCB để hoàn trả các nghĩa vụ trái phiếu cho trái chủ.
Chúng lừa cổ đông và trái chủ một cách có hệ thống, nên Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Thanh tra Ngân hàng Nhà nước không thể vô can với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của SCB và Vạn Trường Phát!
Dân mình quá khờ dại! Bớ ba hồn chín vía dân chúng hãy mau mau lay tỉnh!
MAI BÁ KIẾM 26.04.2023
Đà Lạt: Đồi Cù đang bị phá để xây dựng cái gì?
An Vui /SGN
26/4/2023
Rồi đây cái thứ gì sẽ hiện hình ở Đồi Cù – một không gian công cộng nằm trong ký ức của nhiều người yêu Đà Lạt? – Ảnh An Vui cắt từ video trên Tuổi Trẻ
Nhà cầm quyền Lâm Đồng đã bác bỏ phương án xây dựng hai khối công trình ngầm (mỗi khối 7 tầng) tại Đồi Cù (phường 1, trung tâm TP.Đà Lạt) sau khi bị người dân Đà Lạt và cộng đồng mạng xã hội phản đối.
Thế nhưng Đồi Cù vẫn bị “cạo trọc”, ngổn ngang vật liệu xây dựng và những trụ thép bê tông. Họ đang xây dựng cái gì?
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ ngày 25 Tháng Tư 2023, Ủy ban tỉnh Lâm Đồng đang cho phép công ty Hoàng Gia Đà Lạt làm chủ đầu tư, xây dựng cái gọi là “Câu lạc bộ Golf” không biết có lợi ích gì cho người dân Đà Lạt? Tuổi Trẻ ghi nhận, bên cạnh các công trình đang sử dụng, đấu nối vào cổng sân golf Đồi Cù phía đường Trần Nhân Tông, công ty Hoàng Gia Đà Lạt đang xây dựng một khối công trình lớn có cổng mở ra đường Đinh Tiên Hoàng. Công trường hoàn toàn đóng kín và trước cổng công trường không công khai giấy phép xây dựng nên người dân không hiểu những hạng mục, công trình nào đang được xây dựng bên trong.
Theo đồ án phác họa của công ty Hoàng Gia Đà Lạt, tòa nhà có diện tích xây dựng 6,120m2 (65,875 square feet), nằm ở khu vực lỗ golf số 8. Khối công trình tòa nhà câu lạc bộ golf được xây dựng với nhiều công năng, trong đó có nhà hàng và khách sạn, gồm 3 tầng cao và 2 tầng hầm. Chiều cao được cơ quan chức năng cho phép không quá 12m (39 feet), không tính tầng hầm. Ngoài khối công trình có mái che, tỉnh Lâm Đồng còn đồng ý cho công ty Hoàng Gia Đà Lạt dùng 3,900m2 (41,979 square feet) làm bãi đậu xe!
Trả lời Tuổi Trẻ, ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở xây dựng tỉnh Lâm Đồng, cho rằng việc xây dựng khối nhà “Câu lạc bộ Golf” đúng quy hoạch và chỉ tiêu kiến trúc. Đây là dự án nằm trong quy hoạch được thông qua năm 1993… nhưng đến nay mới thực hiện (?)
Tuổi Trẻ đã xoáy vào việc công ty Hoàng Gia Đà Lạt đã xây dựng bên trong Đồi Cù từ năm 2022 nhưng đến ngày 12 Tháng Giêng 2023 mới được Sở xây dựng tỉnh cấp phép, ông Trung trớ ngay: “Việc chủ đầu tư làm từ năm 2022 tôi không rõ” (?)
Khi xây dựng xong, “Câu lạc bộ Golf” này có đúng với đồ án thiết kế ban đầu hay lại “lấn trời, lấn đất”… như những công trình khác ở Đà Lạt, rồi quan chức Lâm Đồng lại trả lời cái kiểu “tôi không rõ” như câu trả lời của giám đốc Sở xây dựng tỉnh?
Đồi Cù là ngọn đồi nằm ở trung tâm TP.Đà Lạt, được khánh thành vào năm 1922 như là sân golf đầu tiên của Việt Nam. Năm 1930, Đồi Cù được cải tạo thành sân 9 hố theo tiêu chuẩn châu Âu và đến năm 1942, được kiến trúc sư người Pháp Jacques Lagisquet khoanh vùng trọng điểm cho đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt. Hơn 100 năm tuổi, Đồi Cù được người dân Đà Lạt xem như một công viên trong nội ô, từ vị trí này có thể ngắm nhìn toàn cảnh Đà Lạt.
Diện tích của Đồi Cù 71.5ha (176 acres) vốn là tài sản chung của dân Đà Lạt và của toàn dân Việt bỗng chốc nằm gọn trong tay một công ty tư nhân, không rõ là “sân sau” của quan lớn nào?
Đồi Cù, không gian xanh quan trọng nằm trong khu vực bảo tồn ở trung tâm Đà Lạt hiện đã xuất hiện công trình có khối tích lớn, màu xanh đã biến mất, chỉ còn màu đỏ của đất bị cạo trọc – Ảnh An Vui cắt từ video trên Tuổi Trẻ
Trước đó, ngày 20 Tháng Tư, trong bài “Xây công trình lớn trong Đồi Cù, dư luận bức xúc”, Tuổi Trẻ nói rõ vì thất bại với việc kinh doanh sân golf, Tháng Hai 2023, công ty Hoàng Gia Đà Lạt đề nghị xây dựng hai khối công trình trung tâm thương mại và bãi đậu xe ngầm (7 tầng/hầm) bên trong Đồi Cù Đà Lạt, đề nghị tỉnh chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất (hơn 15.6ha, tức 38 acres) của Đồi Cù. Chết nỗi là ý tưởng của công ty này đưa ra lại được sự ủng hộ của Ủy ban tỉnh Lâm Đồng, khiến cộng đồng mạng sôi sục bàn tán, lo lắng sẽ làm biến dạng không gian trung tâm Đà Lạt.
Tuổi Trẻ dẫn lời kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn khuyến cáo: “Bảo tồn trung tâm Đà Lạt, Đồi Cù, hồ Xuân Hương không đơn thuần là mảng xanh, mặt nước. Sâu bên trong là khoa học quy hoạch, buộc phải tuân thủ để giải quyết những sai lầm quá khứ, vấn nạn của hiện tại”.
Còn luật sư – kiến trúc sư Nguyễn Hồ (Hội Kiến trúc sư thành phố – Sài Gòn) lưu ý tỉnh Lâm Đồng và doanh nghiệp cần chấp hành nghiêm chỉnh nội dung của quyết định số 2221 ngày 23 Tháng Mười 2014 của Ủy ban tỉnh, quy định các công viên thành phố và công viên rừng cảnh quan (Đồi Cù, công viên văn hóa – thể dục thể thao tại đường Cao Bá Quát, vườn hoa thành phố) là không gian bảo tồn cảnh quan sinh thái của đô thị, không gian lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho cộng đồng và khách du lịch… có tỷ lệ mật độ xây dựng tối đa là 5%, tầng cao tối đa từ 1 – 2 tầng.
Ý kiến của ông Lương Văn Quý (người dân Đà Lạt, hiện sống tại Sài Gòn) được Tuổi Trẻ ghi lại: “Thực tế, đã 30 năm người Đà Lạt mất Đồi Cù, phên giậu và rào chắn sừng sững. Ngoài rào cây, trong rào kẽm, kín cổng cao tường. Lần rồi về Đà Lạt, thấy hai cái cần trục dùng để làm công trình lớn, nghẹn tức không tả nổi. Đọc Tuổi Trẻ, nhìn bức ảnh đại công trình câu lạc bộ golf bên trong mới biết những tâm tư của người dân bao nhiêu năm qua không được chính quyền tỉnh lắng nghe. Rồi lại nghe có thể xây thêm hai khu hầm 7 tầng trong phạm vi 12ha Đồi Cù, tôi có cảm giác họ được đằng chân, lân đằng đầu. Thử trưng cầu ý dân xem có ai đồng ý với ý tưởng làm trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn chìm nổi ở Đồi Cù lẫn trung tâm Đà Lạt hay không. Với tư cách là người Đà Lạt, tôi mong mọi việc hãy dừng lại, hãy tôn trọng người dân!”.
Ngày 18 Tháng Tư 2023, trao đổi với Tuổi Trẻ, kiến trúc sư Trần Công Hòa (Hội Kiến trúc sư tỉnh Lâm Đồng) cũng cảnh báo: “Cần dừng lại việc tác động đến trung tâm Đà Lạt, sân golf Đồi Cù là điểm nhấn quan trọng của quy hoạch Đà Lạt nằm trong khu vực “bất kiến tạo”. Ý tưởng làm hầm ngầm 12ha là ý tưởng khiên cưỡng để khai thác thêm không gian kinh doanh ngay trong khu vực “bất kiến tạo”. Nếu thực hiện sẽ tạo sự đứt gãy không gian quy hoạch chung Đà Lạt, từ đó tạo nên những biến đổi giao thông, dân cư…, không những không giải quyết được vấn nạn kẹt xe, ùn tắc ở trung tâm Đà Lạt mà còn làm trầm trọng hơn”.
Bạn đọc Tuổi Trẻ ngày 25 Tháng Tư đã bất bình hỏi nhau: Công ty Hoàng gia Đà Lạt là công ty gì (của ai) mà được xây dựng trong Đồi Cù?
Khiêm, một bạn đọc khác trả lời ngay: “Trong quá trình hoạt động tại Đà Lạt, công ty Hoàng Gia Đà Lạt từng khiến dư luận chú ý hai lần với việc được giao quyền sử dụng, kinh doanh Dinh 1 (King Palace) mà không thông qua đấu giá. Thanh tra Chính phủ đã có kết luận sai phạm của Ủy ban tỉnh Lâm Đồng vào năm 2020 liên quan đến việc giao đất này. Ngoài ra, công ty này còn xây dựng sai phép một công trình có khối tích lớn bên trong không gian của khách sạn Dalat Palace. Sau khi xử phạt gần 50 triệu đồng thì được cho tồn tại”.
Quá khứ bất minh, kinh doanh bất chấp mà vẫn được cho hoạt động, đủ hiểu cái “ô” trên đầu của công ty Hoàng Gia Đà Lạt lớn cỡ nào. Vì thế, bạn thieunguyen ca thán: “Công ty gì thì không biết, chỉ biết là xây cất trái phép, đóng 50 chai phạt rồi ok, giữ nguyên hiện trạng, đủ biết mạnh hay không! Thôi nhắm mắt lo kiếm cơm đi, bao nhiêu vụ còn to hơn nữa mà có thấy ai bị gì đâu!”.
Có thấy ai bị gì đâu? Ông trời ơi, sao Người ở xa thế?
VinFast nhận được cam kết tài trợ 2,5 tỷ USD
27/4/2023
Xe điện VinFast trước một cửa hàng ở California. [Ảnh minh họa]
VinFast hôm 26/4 cho biết đã nhận được một đợt cam kết tài trợ mới trị giá 2,5 tỷ USD cho sự phát triển trong tương lai – động thái có thể báo hiệu một sự chậm trễ mới đối với kế hoạch niêm yết tại Hoa Kỳ.
Hai người biết thông tin về vấn đề này trước đó đã nói với Reuters rằng kế hoạch Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hoa Kỳ của VinFast có thể bị trì hoãn thêm. Một người nói rằng việc này có thể bị đẩy sang năm sau do điều kiện thị trường không thuận lợi.
“Chúng tôi vẫn cam kết và tập trung vào quá trình niêm yết của mình”, VinFast cho biết hôm 26/4 mà không nêu chi tiết về khung thời gian của kế hoạch IPO.
VinFast, vốn bắt đầu hoạt động vào năm 2019, đang chuẩn bị mở rộng sang thị trường Hoa Kỳ, nơi họ hy vọng sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất ôtô và pin để cạnh tranh với các nhà sản xuất ôtô và công ty khởi nghiệp lâu đời, mặc dù các lô hàng xe từ nhà máy của họ ở Việt Nam cho đến nay vẫn tiến triển chậm.
Trong số các cam kết mới, 1 tỷ USD sẽ được cung cấp dưới dạng tài trợ trong năm tới từ người sáng lập Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam, công ty cho biết trong một tuyên bố.
Công ty mẹ Vingroup, tập đoàn lớn nhất Việt Nam, sẽ cung cấp khoản tài trợ trị giá 500 triệu USD cộng với khoản vay 1 tỷ USD với thời hạn lên tới 5 năm.
Con số đó sẽ nâng tổng số tiền mà VinFast huy động được lên 10,7 tỷ USD, dựa trên các hồ sơ nộp trước đó của công ty.
Công ty nói rằng các khoản tài trợ và khoản vay sẽ “tạo động lực để VinFast tăng tốc phát triển”.
Vingroup có kế hoạch huy động tiền từ việc có thể bán tài sản từ nhánh chuyên về trung tâm mua sắm và phát triển bất động sản, Reuters đưa tin độc quyền hồi tháng Ba.
VinFast lần đầu tiên tính IPO tại Mỹ vào tháng 4 năm 2021, nhằm mục đích huy động 2 tỷ USD với mức định giá khoảng 60 tỷ USD.
Việc niêm yết ban đầu được lên kế hoạch vào nửa cuối năm ngoái và kể từ đó, một số ngân hàng cho biết đợt IPO dự kiến sẽ diễn ra trong năm nay. Tuy nhiên, không có khung thời gian cập nhật nào trong hồ sơ mới nhất của công ty gửi cho chính quyền Hoa Kỳ vào tháng Ba.
Định giá thị trường cho các công ty khởi nghiệp về xe ôtô điện đã hạ nhiệt đáng kể sau khi một số công ty có mức định giá cao ngất ngưởng phải đối mặt với sự giám sát kỹ lưỡng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm.
24/4/2023
Những ghi chép dưới đây được tôi ghi vội sau những cuộc “chuyện vặt” với tác giả trước sau 1990. Riêng phần CUỘC PHỎNG VẤN 40 PHÚT thì là một buổi trò chuyện có chuẩn bị trước tại một phòng làm việc ở 65 Nguyễn Du, Hà Nội. Tất cả những dòng dưới đây chỉ mới một lần được đưa trên trang blog của tôi ngày 18 tháng 1 năm 2016.
Continue Reading »Quê Hương tổng hợp
Nghịch lý tham nhũng: ‘Tham’ 45 triệu bị 5 năm tù, ‘chôm’ 54 tỷ tù có 3 năm!
Ông Tư Sài Gòn /SGN
25/4/2023
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Lao Động
Bà Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, vừa bị kết án 5 năm tù vì tội tham nhũng.
Continue Reading »24 tháng 4 2023
Việt Nam đã hòa giải thành công với các cựu thù Mỹ, Hàn, Úc…và được quốc tế ngợi khen nhưng người Việt vẫn còn những điều chưa hòa giải được với nhau dù chiến tranh đã trôi qua gần nửa thế kỷ.
Nghị quyết 36 về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được ban hành năm 2004, coi “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.
Continue Reading »Quê Hương tổng hợp
Công ty quốc phòng CH Czech Omnipol đang đàm phán chuyên sâu với Việt Nam về cung cấp thiết bị
25/4/2023
Quân đội Việt nam trong một cuộc duyệt binh ở Hà Nội.
Công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ Omnipol của Cộng hòa Czech đang đàm phán tích cực với Việt Nam về khả năng bán thiết bị, công ty này nói với Reuters hôm 25/4.
Bình luận này được đưa ra sau một bản tin của Reuters hôm 24/4 về các cuộc đàm phán của công ty Omnipol vào tuần trước với các quan chức Việt Nam về khả năng bán máy bay vận tải L 410 NG, radar sử dụng cho các sân bay dân sự và quân sự, và các hợp đồng mới có thể cung cấp thêm Máy bay chiến đấu hạng nhẹ L-39NG mà Hà Nội đã đặt mua 12 chiếc.
Continue Reading »Trân Văn – Blog VOA – 24/4/2023
Tác phẩm của Dương Thu Hương trong thư viện Đại học Berkeley. Ảnh: Bùi Văn Phú
Năm 1989, Dương Thu Hương bị khai trừ khỏi đảng CSVN. Năm 1991 bà bị tống giam… Trong khi nhiều tác phẩm của Dương Thu Hương được dịch sang các ngôn ngữ khác và phát hành rộng rãi bên ngoài Việt Nam thì chúng bị cấm xuất bản tại Việt Nam.
Không có bất kỳ cơ quan truyền thông chính thức nào tại Việt Nam đề cập đến sự kiện – ngày 21/4/2023, Ban Giám khảo “Cino-Del-Duca” công bố quyết định trao tặng giải năm nay cho bà Dương Thu Hương nhằm “tôn vinh một nhà văn lớn vì nhân cách và sự nghiệp xuất sắc, truyền đi thông điệp về chủ nghĩa nhân văn hiện đại” dẫu “Cino-Del-Duca” là một loại giải thưởng quan trọng, chỉ sau giải Nobel về Văn học (1).
Continue Reading »Khoảng thời điểm này, vào hai năm trước – chính xác là hôm 30 tháng 4 năm 2021 – báo Sài Gòn Nhỏ có thiên phóng sự (“Đi Tìm Nhân Vật Trong Bức Ảnh Lịch Sử”) của Tuấn Khanh, với phần dẫn nhập như sau:
Continue Reading »Quê Hương tổng hợp
Việt Nam đàm phán mua vũ khí của Cộng hòa Czech, theo Reuters
Nguồn hình ảnh, Reuters – Chụp lại hình ảnh,
An ninh là một trong những chủ đề hàng đầu được Thủ tướng Cộng hòa Czech, Petr Fiala thảo luận với các nhà lãnh đạo của Việt Nam
Việt Nam đang đàm phán với Cộng hòa Czech để mua thêm vũ khí quân sự, gồm máy bay, radar, nâng cấp các xe bọc thép và súng ống, một nguồn tin từ chính phủ Czech nói với Reuters, trong bối cảnh Hà Nội đang hướng tới mục tiêu đa dạng kho vũ khí vốn hầu hết là mua từ Nga.
Continue Reading »23-4-2023
Trong khi các lực lượng bộ binh Mỹ chưa ghi nhận thành tích chiến thắng nào, thì Mặt trận GPMN liên tục chiếm được nhiều vùng tại nông thôn và chính phủ VNCH cho biết là chỉ còn khả năng kiểm soát tại Sài Gòn và nhiều thành phố lớn khác.
Continue Reading »Đỗ Kim Thêm
23-4-2023
Tổng thống Lyndon B. Johnson công du Việt Nam bên cạnh Tướng William Westmoreland, Trung tướng Nguyễn văn Thiệu và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ. Nguồn: Yoichi Okamoto
Bối cảnh
Lyndon Baines Johnson (1908-1973) xuất thân là một nhà giáo ở Texas, tham gia đảng Dân chủ và lần lượt đảm nhận chức vụ dân biểu quốc hội (1937- 1949), Thượng nghị sĩ (1949-1961) và Phó tổng thống từ năm (1961-1963).
Continue Reading »Hà Nguyên
Ngày 23-4, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã có thông tin cho báo chí biết về cáo trạng vụ án lừa dối khách hàng liên quan tới dự án CT6 Kiến Hưng (địa chỉ tại quận Hà Đông, Hà Nội). Bị can Lê Thanh Thản – người được biết đến là ‘đại gia điếu cày’, sinh năm 1950, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu Bemes – Công ty Bemes, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, bị truy tố về tội Lừa đối khách hàng, theo điểm d khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự 2015.
Continue Reading »
Vào ngày 16/04, hai ngày sau chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken đến Hà Nội, cơ quan an ninh Việt Nam đã bắt giữ một nhân vật bất đồng chính kiến kiêm YouTuber vì vượt biên trái phép trở về Việt Nam, sau khi sống lưu vong ở Thái Lan vài năm.
Continue Reading »Hậu quả của cuộc xâm lược
25/4/2022
Khi chiếc xe tăng T-54B sản xuất tại Liên Sô của bộ đội miền Bắc, trên ngụy trang cờ “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, húc đổ cánh cổng phụ của Dinh Độc Lập vào sáng ngày 30-4-1975, đã chấm dứt cuộc chiến tranh súng đạn giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam kéo dài 20 năm tang tóc. Nhưng lại khởi đầu một cuộc chiến mới trầm trọng, nghiệt ngã hơn, đã gia tăng sự “chia rẽ” trong lòng người dân Việt về ý thức hệ “Quốc gia – Cộng sản”.
Continue Reading »