Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 29/9/2023: *Chửi Hồ Chí Minh bị 06 năm tù *Họp báo vận động cho tù nhân phản đối Formosa *’Mặt trận TQ’ không trao tiền cứu trợ cho dân *Hà Nội chưa phát tiền cứu trợ cho nạn nhân vụ cháy chung cư *Bđsản Việt Nam gặp khó khăn *Cán bộ thuế dọa quăng ly nước vào mặt CSGT *Hà Nội trở thành dòng sông uốn quanh *Hành quyết ‘tùy tiện’ Lê Văn Mạnh *Cổ phiếu VinFast tại Mỹ lao từ 100 đô xuống còn 11.22 đô


Quê Hương tổng hợp


Live stream chửi Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Minh Sơn bị tuyên sáu năm tù

RFA
29/9/2023

Live stream chửi Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Minh Sơn bị tuyên sáu năm tù

Ông Nguyễn Minh Sơn trước khi bị bắt 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFb Sơn Nguyễn 

Ông Nguyễn Minh Sơn (60 tuổi), một người thường sử dụng mạng xã hội Facebook để lên tiếng về nhiều vấn đề chính trị-xã hội ở Việt Nam, đã bị Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội kết án sáu năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Phiên toà chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ trong buổi sáng ngày 29/9 tại trụ sở toà án ở quận Hoàng Mai. 

Luật sư Ngô Anh Tuấn, người bào chữa cho ông Sơn, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) sau khi trở về từ phiên toà:

Ông Sơn khai nhận toàn bộ các hành vi của mình, khai nhận các hành vi mà ông đã thực hiện và ông nói rằng là ông ấy có sai. Người ta cáo buộc có đúng một cái clip thôi, cái clip ông ấy quay trực tiếp và phát tán trên mạng. Việc tàng trữ tài liệu người ta không truy cứu.”

Theo luật sư Tuấn, ông Sơn bị kết tội vì một video phát trực tiếp (live stream) trên trang Facebook cá nhân bên ngoài phiên toà xử nhà báo công dân Lê Trọng Hùng vào cuối năm 2021. Khi đó ông Sơn trong tình trạng say rượu buông lời chửi bới cộng sản và ông Hồ Chí Minh.

Luật sư Tuấn cho biết, ông tìm cách giảm nhẹ cho thân chủ bằng cách đề nghị xét xử theo cáo buộc khác nhưng hội đồng xét xử không đồng ý.

Tôi phân tích, đánh giá, và cho rằng là hành vi này có thể bị xử phạt ở một hình thức khác phù hợp hơn, có thể là (phạt-PV) hành chính. 

Cái vấn đề như này người ta có thể cân nhắc ở một tội danh khác, như làm nhục người khác hay là tội 331 (Điều 331- lợi dụng quyền tự do dân chủ- PV), hoàn toàn có thể làm được.”

Ông cho rằng bản án sáu năm tù giam đối với thân chủ của mình là vô cùng nặng nề so với hành vi đã thực hiện.

Trong lời nói cuối cùng, ông Sơn xin lỗi, bày tỏ sự ân hận và mong được giảm nhẹ hình phạt. Luật sư không rõ ông Sơn có kháng cáo bản án hay không.

Bà Nguyễn Thị Phước, vợ của ông Sơn, cho RFA biết bà không được vào phòng xử án. Mãi cho đến gần trưa bà mới được nhân viên bảo vệ cho vào nhưng khi đó phiên toà đã kết thúc và bà chỉ nhìn thấy chồng mình khi bị cảnh sát tư pháp dẫn giải rời khỏi phòng xử án.

Ông Sơn tham gia nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội trong giai đoạn 2011-2018 để phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, phản đối chính quyền Hà Nội chặt phá cây cổ thụ ở trung tâm thành phố, và một số vấn đề khác. Ông cũng có nêu quan điểm về tình hình xã hội Việt Nam trên trang cá nhân.

Tuy nhiên, những người bạn của ông cho biết, ông Sơn không phải là cây viết có tiếng tăm và có tầm ảnh hưởng lên người khác. Do vậy, việc ông bị bắt giữ theo Điều 117 làm nhiều người bất ngờ.

Ông bị bắt vào ngày 28/9/2022. Công an khám xét nhà và tịch thu một số tài liệu, sách vở cùng với máy tính của ông.


Họp báo tại Quốc hội Mỹ vận động cho các nhà hoạt động Việt Nam bị tù vì phản đối Formosa

RFA – 29/9/2023

Họp báo tại Quốc hội Mỹ vận động cho các nhà hoạt động Việt Nam bị tù vì phản đối Formosa

Quang cảnh buổi họp báo ngày 28/9 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngMichael Minh Phuong Nguyen 

Ngày 29/9, tại trụ sở của Quốc hội Hoa Kỳ ở thủ đô Washington DC diễn ra cuộc họp báo về thảm hoạ Formosa ở ven biển miền Trung Việt Nam năm 2016, với sự tham gia của nhiều dân biểu thuộc Hạ viện Hoa Kỳ và các nhà hoạt động gốc Việt.

Cuộc họp báo Quốc hội về các thách thức mà cộng đồng Việt Nam đang phải đối mặt sau khi  thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, một công ty chi nhánh của Tập đoàn Nhựa Formosa gây ra năm 2016.

Theo tổ chức Công lý cho nạn nhân Formosa (Justice for Formosa Victims-JFFV), vụ xả thải của Formosa Hà Tĩnh đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống biển cả và làm hủy hoại cuộc sống của hơn 179.000 cư dân. Cho đến nay, hàng ngàn nạn nhân không được bồi thường mặc dù Formosa đã trả trực tiếp 500 triệu đô la cho Chính phủ Việt Nam.

Bà Nancy Bùi, người sáng lập và Phó Chủ tịch Ngoại giao của tổ chức Công lý cho nạn nhân Formosa nói với Đài Á Châu Tự Do trong ngày 28/9:

Thứ nhất là đòi hỏi Formosa đền bù đầy đủ cho người dân, thứ hai đòi hỏi phải làm một khảo sát về vấn đề môi trường ở đó (Vũng Áng-PV) ra sao và làm sạch môi trường cũng như có biện pháp ngăn ngừa việc gây ô nhiễm môi trường trong tương lai.

Thứ ba là yêu cầu thả hết tù nhân lương tâm- họ đã lên tiếng vì đã bênh vực cho các nạn nhân của Formosa.

Điều thứ tư, chúng tôi yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ đặc biệt là lập pháp Hoa Kỳ đứng ra làm một cuộc điều tra về Công ty Formosa.”

Bà cho biết cuộc họp báo ở trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ diễn ra trong vòng một tiếng đồng hồ, trong đó tố cáo hành động Formosa xả thải ở Việt Nam và gây hại đến môi trường và người dân, đặc biệt là tình trạng nhiều nhà hoạt động hay nạn nhân bị đánh đập hoặc bỏ tù chỉ vì tham gia biểu tình để đòi được đền bù đầy đủ.

Đây là bước khởi đầu vận động chính giới Hoa Kỳ đòi Formosa bồi thường cho nạn nhân người Việt Nam, theo Phó Chủ tịch Ngoại giao của JFFV, dân biểu liên bang Zoe Lofgren (người bảo trợ cho cuộc họp báo) sắp tới sẽ cùng với các dân biểu khác đưa ra một lá thư trình bày vấn đề này với Quốc hội Hoa Kỳ.

Bà cho biết một số dân biểu đã quyết tâm đứng lên vận động đồng viện của mình để có một cuộc điều tra về Công ty Formosa.

Linh mục Phero Nguyễn Văn Hùng đến từ Đài Loan, một diễn giả trong buổi họp báo, nói với RFA:

Tôi nói về tình trạng của những nạn nhân của công ty Formosa. Môi trường bị bị ô nhiễm cho nên có một số người đã phải bán tàu bè và trở thành những người công nhân lao động đến Đài Loan. 

Khi họ đến Đài Loan làm việc đó thì họ phải nợ một tiền môi giới rất là lớn từ 6,500 đến 7,000 đô la. Họ đến Đài Loan thì họ bị vướng vào tình trạng bị ảnh hưởng về đời sống tinh thần, một số người khi qua Đài Loan một thời gian bị rơi vào tình trạng bị trầm cảm cho nên họ không thể tiếp tục làm việc được.”

Ông đưa ra kỳ vọng về cuộc họp báo:

Tôi hi vọng việc này sẽ tạo nên nhận thức đối với các vị Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ và từ đó sẽ có những bước đi thật cụ thể qua ngoại giao, hoặc là trực tiếp ảnh hưởng đến nhà nước Cộng sản Việt Nam và phải nghiêm chỉnh để cùng với công ty Formosa giải quyết vấn đề bồi thường cho các nạn nhân do chính công ty Formosa đã vô trách nhiệm xả thải làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống của họ.”

Cũng trong buổi họp báo, luật sư Đặng Đình Mạnh nói về ba nhà hoạt động lên tiếng phản đối Formosa, sau đó bị bắt và đang bị cầm tù là Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng và Lê Đình Lượng.

Ông Mạnh là luật sư của cả ba người trong các phiên tòa khác nhau, bà Phạm Đoan Trang bị tuyên án chín năm tù giam và ông Nguyễn Lân Thắng bị sáu năm tù giam vì bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước,” trong khi ông Lượng bị kết án 20 năm tù về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”

https://www.rfa.org


Đỗ Duy Ngọc – Mặt trận Tổ quốc giữ tiền sao không trao lại sớm cho dân 

Vụ cháy nhà ở phố Khương Hạ (phường Khương Đình, Thanh Xuân) bị cháy khiến 56 người chết, 37 người bị thương đã xảy ra trong đêm 12.09. 

Theo báo cáo của Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, có nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ nạn nhân vụ cháy ở quận Thanh Xuân. “Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã nhận được 110 tỉ đồng tiền hỗ trợ các nạn nhân”. 

Câu hỏi đặt ra là đã hơn nửa tháng rồi mà người dân chưa nhận được đồng nào hỗ trợ từ MTTQ. Tổ chức này giữ tiền lại để làm gì khi các nạn nhân của vụ hỏa hoạn đang cần sự trợ giúp để ổn định cuộc sống? 

Ông Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cho rằng: “Có những trường hợp khi chúng tôi đến gặp thì họ nói rằng đang tập trung khắc phục hậu quả chứ chưa quan tâm tiền hỗ trợ. Tức là họ chưa cần tiền ngay để lo cuộc sống. Điều này cho thấy việc hỗ trợ phải đúng mức, đúng thời điểm”. 

Câu trả lời này chẳng có chút thực tế nào và nghe sai sai thế nào ấy.

Trong hoạn nạn ai cũng cần sự trợ giúp để cuộc sống có thể bình thường trở lại. Với số tiền 110 tỉ nếu chia đều cho những nạn nhân từ cuộc hỏa hoạn, mỗi người cũng được gần tỉ đồng, số tiền không nhỏ. Ông phụ trách lại bảo họ chưa cần tiền ngay. Buồn cười! 

Nên nhớ số tiền này là do bá tánh quyên giúp chứ không phải tiền của nhà nước nhé. Các ông làm sao ngó cho được, kẻo người ta còn chẳng dám giao tiền cho MTTQ nữa. Quan liêu vừa thôi !

ĐỖ DUY NGỌC 28.09.2023


Hà Nội nhận 110 tỷ đồng tiền quyên góp, chưa phân phát cho nạn nhân vụ cháy chung cư mini 

28/9/2023 – An Tôn – VOA 

Tòa nhà chung cư mini ở Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội sau vụ cháy thảm khốc, 13/9/2023.

Tòa nhà chung cư mini ở Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội sau vụ cháy thảm khốc, 13/9/2023. 

Số tiền ủng hộ các nạn nhân trong một vụ cháy tòa chung cư mini thảm khốc ở Hà Nội đã lên đến 110 tỷ đồng nhưng chính quyền chưa phân phát cho những người bị ảnh hưởng, gây nhiều thắc mắc trong công chúng, theo quan sát của VOA.

Theo các bản tin của Người Lao Động, Dân Trí và một số báo, đài khác của Việt Nam, ông Nguyễn Sỹ Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, cho biết hôm 27/9 rằng Ủy ban đã tiếp nhận được hơn 110 tỷ đồng từ nhiều cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm muốn giúp đỡ các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ.

Như VOA đã đưa tin, trong đêm 12/9, đã xảy ra vụ cháy thảm khốc nhất trong hàng chục năm qua ở Việt Nam tại một tòa chung cư cho thuê trọ do tư nhân làm chủ ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, cướp đi sinh mạng của 56 người.

Kể từ đó đến nay, đã nửa tháng trôi qua, trong khi hàng chục nghìn người và nhiều tổ chức, doanh nghiệp gửi số tiền thiện nguyện rất lớn đến các tài khoản do Ủy ban MTTQ công bố, những người sống sót thuộc 45 hộ dân vẫn chưa được trợ giúp từ số tiền đó.

“Hiện có nhiều ý kiến băn khoăn về việc vì sao đến thời điểm này, thành phố chưa triển khai việc hỗ trợ ngay? Tại sao số tiền lớn như vậy không chia đều cho các hộ gia đình và các nạn nhân?”, báo Người Lao Động nêu câu hỏi hôm 27/9.

Đây cũng là thắc mắc của nhiều người trên mạng xã hội, theo quan sát của VOA. Trên các trang cá nhân đông người theo dõi, trong đó có trang của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và nhà báo Hoàng Linh, nhiều người chỉ trích việc chính quyền chậm chạp, chưa phân phối tiền cứu trợ.

Một phần lớn trong số đó bình luận: “Sao không chia đều cho các nạn nhân thật sớm?”, “Ai giữ và ngâm tiền lâu thế để làm gì?”, “Hy vọng họ làm nhanh và đừng có chấm mút gì trong đó”, “Hãy minh bạch”, “Chán hết chỗ nói”.

Không ít người đề xuất rằng ít nhất có thể làm ngay được một việc là tạm ứng cho mỗi hộ 100 triệu đồng để họ vượt qua những khó khăn trước mắt. Một số người khác nhẩm tính rằng, từ hơn 110 tỷ đồng, có thể chia đều ngay hơn 2,4 tỷ đồng cho mỗi hộ trong số 45 hộ để họ mua nơi ở mới sau thảm họa.

Facebooker Nguyễn Quốc Tuấn viết trong trang của ông Hoàng Linh: “Họ [các nạn nhân] đã mất mát quá nhiều. Có 110 tỷ hay 1100 tỷ cũng không đem lại cho họ được niềm vui như xưa, cuộc sống hạnh phúc như xưa. Mấy cha mẹ ngâm tiền từ thiện làm gì cho lâu, đem ngay [ra phân phát] để người ta còn ổn định lại cuộc sống”.

Không hiếm những ý kiến tỏ ý ngờ vực rằng phải chăng những người có thẩm quyền quản lý số tiền rất lớn đó cố tình chậm chạp để hưởng lãi từ ngân hàng và các Facebooker đó cảnh báo “Đừng để lòng tham hại mình” hay “Không cẩn thận lại vào tù”.

VOA cố gắng liên lạc với đại diện của Ủy ban MTTQ ở Hà Nội để tìm hiểu thêm về vấn đề này nhưng không kết nối được.

Nói với báo giới trong nước hôm 27/9 trong bối cảnh tới tấp có những chất vấn vì sao tiền cứu trợ chưa được phân chia, ông Nguyễn Sỹ Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ của Hà Nội, cho hay quận Thanh Xuân sẽ “đánh giá mức độ thiệt hại cụ thể của từng hoàn cảnh” rồi từ đó “xây dựng phương án hỗ trợ” theo phương châm là tiền ủng hộ “được sử dụng đúng mục đích, ý nghĩa lâu dài”.

“MTTQ thành phố đã hướng dẫn MTTQ quận Thanh Xuân sau khi hỗ trợ ban đầu sẽ tiến hành hỗ trợ một lần, nhằm đảm bảo tính ổn định lâu dài cho các hộ dân”, ông Trường nói thêm.

Không cho biết các mức tiền cứu trợ cụ thể cũng như bao nhiêu lâu nữa sẽ thực hiện, quan chức của MTTQ chỉ nói rằng sau khi có báo cáo của cấp quận, Ủy ban MTTQ Hà Nội sẽ họp, lấy thêm ý kiến từ các bên liên quan và báo cáo xin ý kiến lãnh đạo thành phố về việc phân bổ số tiền hỗ trợ này, từ đó tiến hành giải ngân cho các hộ, theo báo chí trong nước.


Bất động sản Việt Nam gặp khó khăn khi công ty bất động sản Novaland chiến đấu với chủ nợ

Bloomberg – Cù Tuấn, biên dịch

29/9/2023

Bản tóm tắt:

* Novaland bắt đầu đàm phán tái cơ cấu nợ với các trái chủ

* Novaland không trả lãi trái phiếu đáo hạn trong tháng 7

Tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực bất động sản của Việt Nam vẫn tiếp diễn, với việc các chủ nợ vướng vào tranh chấp với công ty phát triển nhà đất #Novaland Group Investment Group Corp sau khi công ty này không trả lãi cho trái phiếu trị giá 300 triệu USD.

Novaland cho biết hôm thứ Ba rằng công ty cam kết giải quyết tình trạng bế tắc với những người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi ở nước ngoài năm 2026 trên “tinh thần hợp tác, nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để bảo vệ lợi ích của các trái chủ”.

Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi một nhóm trái chủ đặc biệt cáo buộc Novaland câu giờ và kêu gọi Novaland đạt được thỏa thuận để không làm tổn hại đến niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam.

Novaland là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam và đã trở thành một ví dụ nổi bật về việc các công ty bất động sản tại Việt Nam chậm thanh toán trái phiếu, vào thời điểm cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc cũng đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng.

Lĩnh vực bất động sản của quốc gia Đông Nam Á này đang chịu áp lực sau khi nhà nước tiến hành trấn áp việc phát hành nợ sau những cáo buộc về các hoạt động phát hành bất hợp pháp. Novaland đã không thực hiện thanh toán lãi đến hạn cho khoản nợ chuyển đổi ở nước ngoài vào tháng 7 và cũng đang tìm cách gia hạn thời gian đáo hạn của các trái phiếu khác.

“Novaland đã đề xuất và hiện đang đàm phán với nhóm trái chủ đặc biệt về phương án cơ cấu lại nợ phù hợp với khả năng tài chính hiện tại của công ty và tiến độ phục hồi hoạt động kinh doanh”, thông báo cho biết.

Ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Công ty Savills Việt Nam, cho biết với lãi suất thấp hơn, các dự án mới được phê duyệt và tâm lý người mua tăng lên có thể giúp hỗ trợ thị trường bất động sản.

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, trái phiếu chuyển đổi bằng đô la năm 2026 của Novaland đang giao dịch ở mức rất khó khăn là 30 cent trên mỗi đô la trái phiếu vào thứ Ba. Cổ phiếu của công ty này cũng đã giảm khoảng 26% trong tháng này.


Bị kiểm tra nồng độ cồn, cán bộ thuế dọa quăng ly nước vào mặt CSGT

Liên Thành

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/09/anh-man-hinh-2023-09-29-luc-101843.png

Người đàn ông doạ ném ly nước vào mặt CSGT. (Ảnh cắt từ clip). 

Một cán bộ thuế ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, khi bị kiểm tra nồng độ cồn đã cự lại, và còn hù dọa quăng ly nước vào mặt CSGT đang làm nhiệm vụ.

Báo Thanh Niên đưa tin, Lãnh đạo Cục thuế Bình Dương chiều ngày 28/9, xác nhận với truyền thông trong nước rằng, người mặc đồng phục ngành thuế trong một đoạn clip cự cãi với CSGT, không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn là một cán bộ thuế đang công tác tại Đội thuế liên phường huyện Bàu Bàng.

Chi cục thuế cho biết, đã yêu cầu liên hệ với Công an huyện Bàu Bàng để lấy thông tin về hành vi vi phạm của cán bộ nói trên để cơ quan thuế có cơ sở xem xét làm rõ, kỷ luật cán bộ vi phạm.

Trước đó, chiều 27/9, Tổ công tác của Cục CSGT Bộ Công an thực hiện kiểm tra nồng độ cồn tại Trung tâm hành chính Huyện Bàu Bàng thì phát hiện một người đàn ông mặc đồng phục của ngành thuế, đi xe máy có biểu hiện say xỉn liền ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra.

Tuy nhiên, người đàn ông không chấp hành hiệu lệnh mà chạy xe máy vào một quán cà phê ở gần đó. Người này không những không chấp hành, mà còn đe doạ sẽ ném ly nước vào lực lương CSGT.

Sau khi người đàn ông không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn, tổ công tác đã lập biên bản về hành vi “không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn” và chuyển hồ sơ cho Công an huyện Bàu Bàng xử lý.


Hà Nội: ‘Phố bỗng là dòng sông uốn quanh’

An Vui /SGN
28/9/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/28.9.23_Anh-9a.jpg

Nước ngập, xe chết máy, nữ tài xế leo lên mui xe che dù chờ cứu hộ – Ảnh cắt từ video của Tuổi Trẻ 

Hàng loạt tuyến đường ở Hà Nội chìm trong biển nước từ 7 giờ – 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Chín. 

Video của VnExpress, Tiền PhongTuổi Trẻ cho thấy toàn cảnh thủ đô biến thành dòng sông, nước dâng từ 50cm – 1m, mưa trắng trời xám đất, giao thông hỗn loạn, mạnh ai nấy tự tìm lối thoát.

Không chỉ người đi xe gắn máy phải dắt bộ lội nước, băng cả lên vỉa hè vì xe tắt máy mà có cả xe hơi trôi lềnh bềnh trong dòng nước lẫn cùng rác, xe tải chết máy trong dòng nước đen ngòm của hầm chui, nhiều người phải gọi cứu hộ.

Trong khung cảnh hỗn loạn vì “trên mưa dưới ngập nước” đó, một cô gái mặc áo trắng ngồi thu lu trên đầu mui xe hơi màu trắng bị chết máy giữa dòng nước, tay cầm cây dù không rõ đỏ hay tím… rõ là thơ mộng, đúng là “Hà Nội không vội được đâu”!

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/28.9.23_Anh-11-640x360.jpg

Phố bỗng là dòng sông uốn quanh ở Hà Nội sáng 28 Tháng Chín – Ảnh cắt từ video của VnExpress 

VnExpress mô tả: “8 giờ, hàng loạt quận Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm mưa xối xả, trời tối đen. Trong đó quận Hoàng Mai địa hình thấp, hứng lượng mưa lớn nhất (105 mm trong sáu tiếng) nên bị ngập sâu nhất. Hầu khắp tuyến đường, ngõ ngách trên địa bàn bị ngập, nước tràn vào công sở, nhà dân.

Tại quận Thanh Xuân, các tuyến đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến có đoạn ngập 0.5 m. Đặc biệt đoạn đường Nguyễn Trãi qua Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngập tới 0.7 m, hàng loạt xe chết máy giữa đường, giao thông tê liệt…

… 9 giờ, tại đường Nguyễn Xiển, quận Thanh Xuân, mưa vẫn xối xả, nước ngập trên đoạn đường khoảng 2km, một số vị trí sâu 0.5 m, giao thông đình trệ từ Cầu Dậu đến nút giao Khuất Duy Tiến. Nhiều người đi xe máy phải để xe dưới lòng đường, vào trú dưới gầm vành đai 3 trên cao”.

Giao thông rối loạn, các hàng xe nối đuôi hàng dài dưới trời mưa không thể di chuyển nên nhiều học sinh sinh viên phải gọi điện xin nghỉ học, dân công sở phải gọi điện xin nghỉ làm.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/28.9.23_Anh-8-640x346.jpg

Những chiếc xe hơi chết máy trôi lềnh bềnh bỗng trở thành gánh nặng – Ảnh cắt từ video của VnExpress 

Một phụ nữ tên Thu Hương nói với VnExpress, bình thường đưa con từ nhà đến trường mất một tiếng, sáng 28 Tháng Chín phải mất hai tiếng, vì đi vào đường nào cũng tắc, đã vậy mưa trắng trời, trời buổi sáng mà như lúc chạng vạng buổi chiều, nhìn không nhìn rõ đường đi. Một quãng đường 2km có người phải mất đến 75 phút mới đến nơi.

Tận đến 11:30 nhiều nơi nước vẫn chưa rút, một số tuyến đường vẫn bị kẹt xe.

Tuổi Trẻ mô tả: “Đường phố Hà Nội ngập sâu vì mưa to, đến 9:30 trời Hà Nội vẫn tối mịt như ban đêm”.

Còn Tiền Phong thì nhận định: “Sáng 28/9, tại đường gom Đại lộ Thăng Long, đoạn qua khu đô thị Thiên Đường Bảo Sơn (huyện Hoài Đức, Hà Nội), nhiều xe cộ, đặc biệt là ô tô bị kẹt cứng hàng giờ đồng hồ vì có nhiều đoạn ngập sâu quá bánh xe. Trời mưa to khiến đường gom đại lộ Thăng Long ngập ở nhiều vị trí, trong đó nghiêm trọng nhất tại khu vực hầm chui số 3 và đoạn qua nút giao với đường Lê Trọng Tấn.

Đoạn ngập sâu nhất là trước cổng chào Thiên đường Bảo Sơn. Nhiều ô tô chết máy, một số khác “chôn chân tại chỗ” vì không thể di chuyển. Nhiều người dân từ Hòa Lạc đi về nội đô Hà Nội đã phải quay đầu xe. Đến khoảng 11h, tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long càng ngày càng ngập sâu. Nhiều phương tiện “chôn chân” khiến các đoạn đường này ùn tắc hàng km”.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/28.9.23_Anh-13-640x427.jpg

Một cửa hàng quần áo trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) phải dùng tấm ván ngăn nước chảy xuống tầng hầm – Ảnh: VnExpress 

VnExpress kết luận: Hà Nội ngập sâu là do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, hai hôm nay lại liên tục mưa to, trong đó trận mưa sáng 28 Tháng Chín là lớn nhất trong ba tháng qua.

Tổng lượng mưa cao nhất là huyện Hoài Đức 240 mm; Ứng Hòa 220 mm; quận Hoàng Mai 220 mm; Hà Đông 195 mm; Nam Từ Liêm và Thanh Xuân 150 mm.

Đồng thời, mực nước sông, hồ đang cao khiến việc tiêu thoát nước chậm. Hàng loạt khu vực ở Hà Nội đã bị ngập như Phú Xá, khu đô thị Resco, Hoa Bằng, Dương Đình Nghệ – Keangnam, Phan Văn Trường, Trần Bình, Nguyễn Chính, Huỳnh Thúc Kháng, Vương Thừa Vũ, Bùi Xương Trạch, Tố Hữu, hầm chui Đại lộ Thăng Long, Đỗ Đức Dục, Nguyễn Xiển, Triều Khúc, Quang Trung, Tô Hiệu (Hà Đông)…

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/28.9.23_Anh-9-640x427.jpg

Nước ngập đến yên xe nhưng người thanh niên này vẫn lầm lỳ chạy, không biết chạy được đến đâu – Ảnh: VnExpress 

Hình ảnh “phố bỗng là dòng sông uốn quanh” ở Hà Nội đã giúp độc giả VnExpress “tức cảnh sinh tình”, ý thơ tuôn dào dạt trong dòng bình luận:

“Mưa Thu thánh thót bên thềm

Phố phường vẫn ngủ êm êm giấc nồng

Bình minh chẳng có nắng hồng

Ra đường thấy phố thành sông hãi hùng!” (Bật Sinh)

Nhìn cảnh Hà Nội, ngẫm về Sài Gòn cũng chả khác chi, cứ sau một trận mưa là nhiều con đường bị ngập. Xui rủi đi trong cơn mưa chiều ở Sài Gòn thì đúng là “đường về nhà xa quá xa”.

Nhìn rộng ra thì có phải tại ông trời đâu – ngàn đời nay trời vẫn mưa, nguyên nhân cốt lõi là do chính cách quản lý đô thị của thể chế cộng sản, vì tham lam mà cho xây dựng quá nhiều, nước không còn đường thoát!

Bài thơ của độc giả David Tèo đã tóm gọn tất cả:

“Hà thành trời đổ cơn mưa

Bà con lội nước nhìn chua xót lòng

Ngày xưa nước chảy ra sông

Bây giờ nước bị bê tông chận rồi

Lại thêm ý thức quá tồi

Rác quăng bừa bãi nước trôi đường nào

Khắp nơi nhà thấp nhà cao

Mưa không lối thoát nước trào mênh mông

Chưa đi chưa biết Thăng Long

Đi rồi mới biết ngập không lối về!”


Hành quyết ‘tùy tiện’ Lê Văn Mạnh: Vì sao Việt Nam thi hành án tử tù bất chấp công luận 

29/9/2023 – VOA Tiếng Việt 

Mẹ của tử tù Lê Văn Mạnh kêu cứu cho con trai mình trong hơn 18 năm nhưng không ngăn được việc ông bị hành quyết.

Mẹ của tử tù Lê Văn Mạnh kêu cứu cho con trai mình trong hơn 18 năm nhưng không ngăn được việc ông bị hành quyết. 

Các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án gay gắt việc Việt Nam hành quyết tử tù được cho là bị kết án oan Lê Văn Mạnh, một quyết định mà luật sư cho rằng có thể là “phép thử dư luận” của chính quyền nhưng gây phẫn nộ trong công luận.

Ông Mạnh bị tử hình bằng thuốc độc, một hình thức hành quyết đang bị thế giới lên án và kêu gọi bãi bỏ, hôm 22/9. Gia đình ông Mạnh chỉ được thông báo việc ông đã bị hành quyết một ngày sau đó. Gia đình không được thăm gặp ông trong nhiều tháng trước khi ông bị tử hình vì tội “hiếp dâm” và “giết người”, một bản án mà họ cho là oan sai và đi kêu oan cho ông trong hơn 18 năm.

Ân xá Quốc tế cùng 4 tổ chức nhân quyền khác hôm 27/9 nói rằng họ “lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất có thể được đối với việc hành quyết tùy tiện ông Lê Văn Mạnh”. Các tổ chức, bao gồm cả tổ chức bảo vệ nhân quyền People in Need có trụ sở ở Cộng hòa Czech, nói rằng ông Mạnh bị hành quyết chỉ 4 ngày sau khi gia đình ông nhận được thông báo từ tòa án tỉnh và không được thăm gặp gia đình lần cuối trước khi bị tử hình.

Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thông báo cho gia đình về quyết định thi hành án tử hình ông Mạnh hôm 18/9. Sau đó vào ngày 23/9, gia đình ông nhận được thông báo về việc ông đã bị hành quyết tại một địa điểm thi hành án ở Hòa Bình và được đưa về chôn ở một nghĩa trang ở TP Thanh Hóa.

“Thư thông báo gửi cho gia đình không đề cập đến ngày thi hành án tử hình và gia đình không có cơ hội được thăm gặp lần cuối – một các đối xử tàn ác, vô nhân đạo và hèn hạ mà các cơ quan nhân quyền quốc tế đã nhiều lần lên án,” các tổ chức, trong đó có cả Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ), Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam (LIV) và Người Việt Ủng hộ sự Thay đổi (VAC), nói trong tuyên bố chung.

Các tổ chức này còn nói rằng ông Mạnh “bị xử tử bất chấp những cáo buộc đáng tin cậy rằng ông “đã bị công an đánh đập dã man và bị tra tấn nhằm lấy được ‘lời nhận tội’ để tòa án dựa vào đó để kết tội ông.”

VOA đã gửi yêu cầu bình luận đến Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Hồ sơ chính thức của vụ án được truyền thông trong nước trích dẫn nói rằng nạn nhân Hoàng Thị Loan, lúc đó 14 tuổi, bị hiếp dâm rồi bị sát hại vào tháng 3/2005. Sau đó khoảng 1 tháng, ông Mạnh, lúc đó 23 tuổi, bị bắt tạm giam theo lệnh của Cảnh sát điều tra tỉnh Đồng Nai về một vụ việc hoàn toàn khác trước đó trong tháng.

Theo hồ sơ, chỉ 3 ngày sau khi bị giam giữ, một lá thư “nhận tội” được cho là do ông Mạnh viết, khi đang bị công an bắt giam, gửi cho cha ông, trong đó “thừa nhận” đã hiếp dâm và giết Hoàng Thị Loan. Lá thư bị công an thu giữ và dùng làm bằng chứng cho “tội ác” của ông Mạnh.

Từ 2005 đến 2008, ông Mạnh trải qua 7 phiên tòa – gồm 3 phiên sơ thẩm, 3 phiên phúc thẩm và 1 phiên giám đốc thẩm. Trong tất cả các phiên tòa này, ông Mạnh phủ nhận mọi cáo buộc và rút lại “lời thú tội” trước đó, đồng thời nói rằng ông “nhận tội” vì bị cảnh sát điều tra và cả những người bạn tù, được cho là hành động theo chỉ đạo của công an, đánh đập.

“Không có bằng chứng, vật chứng nào chứng minh ông Mạnh phạm tội hiếp dâm và giết người. Bằng chứng duy nhất được công tố đưa ra là lá thư ‘thú tội’ của ông Mạnh mà ông đã rút lại vì cho là phải nhận tội vì bị ép cung và tra tấn,” 5 tổ chức viết trong tuyên bố và cho rằng bất chấp những điều đó chính quyền vẫn kết tội và tuyên án tử hình ông.

‘Phép thử dư luận’

Luật sư Đặng Đình Mạnh – người từng bào chữa cho nhiều dân oan, các nhà hoạt động và cả tử tù ở trong nước nhưng hiện đang sống lưu vong ở Mỹ – cho rằng việc thi hành án ông Mạnh là một “hành vi khinh xuất” của chính quyền Việt Nam.

“Có thể khẳng định đây là một vụ án oan mà lại mang ra xử lý theo hình thức tử hình, loại hình phạt mà không thể nào khắc phục được nếu sau này chúng ta nhìn nhận ra là nó sai,” LS Mạnh nói. “Theo tôi đây là hành vi rất đáng phê phán.”

Lê Văn Mạnh là một trong 3 tử tù được các tổ chức xã hội dân sự nhắc đến, gồm cả Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng, trong bức thư ngỏ mà họ gửi cho Tổng thống Mỹ Joe Biden trước chuyến thăm của ông tới Hà Nội trong tháng này. Các tổ chức khẩn cấp thúc giục ông Biden yêu cầu ngừng thi hành án đối với 3 tử tù nêu trên, mà họ cho là bị kết án oan sai, khi gặp các lãnh đạo Việt Nam.

Theo LS Mạnh, việc Việt Nam đưa ông Mạnh ra hành quyết chỉ hơn một tuần sau chuyến thăm của Tổng thống Biden cho thấy Việt Nam không sợ bị chỉ trích về vấn đề nhân quyền, vốn là một trụ cột trong chính sách ngoại giao quốc tế của Chính quyền Biden.

“Việc làm của (chính quyền Việt Nam) phải nói là hết sức quả quyết và có vẻ như là chính quyền Việt Nam ý thức được vị thế của họ ở giai đoạn này rằng họ có thể làm được những điều như vậy và do đó nó thúc đẩy họ đưa Lê Văn Mạnh ra hành quyết,” LS Mạnh nói.

Mặc dù vấn đề nhân quyền được Tổng thống Biden đề cập khi gặp mặt các lãnh đạo Việt Nam nhưng nó bị lấn át bởi những chủ đề hợp tác về kinh tế và thương mại. Phát biểu của Tổng thống Biden tại Hà Nội về vấn đề nhân quyền đã bị truyền thông do nhà nước Việt Nam kiểm soát cắt cụt. Theo nhận định của giới quan sát và các nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền bị gạt ra lề khi Mỹ thắt chặt quan hệ hơn với Việt Nam vì mục tiêu kiềm chế Trung Quốc.

Việc thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh, theo đánh giá của LS Mạnh, là chính quyền Việt Nam đang “dùng một phép thử” để xem dư luận phản ứng như thế nào.

“Sự phản ứng của dư luận yếu ớt hoặc cho rằng việc đó chẳng đáng quan tâm thì rất có thể nó sẽ thành một tiền lệ xấu để họ áp dụng cho những trường hợp còn lại, như Nguyễn Văn Chưởng hoặc Hồ Duy Hải,” LS Mạnh nói.

Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng cũng nhận được thông báo thi hành án tử hình đối với ông hồi đầu tháng 8. Ngay sau khi gia đình công bố thông tin này, công luận lên án mạnh mẽ và kêu gọi chủ tịch nước Việt Nam ngừng thi hành bản án. Cũng như gia đình ông Mạnh, gia đình ông Chưởng đi kêu oan cho ông gần 17 năm qua. Tuy nhiên, hai trường hợp của tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng được chú ý hơn và từng được nêu ra trong các phiên chất vấn tại cuộc họp Thường vụ Quốc hội ở Ba Đình.

LS Mạnh cho rằng thi hành án tử tù Lê Văn Mạnh, mà gia đình kêu oan trong gần hai thập niên qua và được cộng đồng quốc tế cùng lên tiếng, đã tạo ra một tiền lệ không nên có.

“Tôi đã từng nghe một quan chức cao cấp trong ngành tư pháp nói rằng: ‘Nếu mà cứ mang đi tử hình hết số án oan thì sau đó chúng ta sẽ không còn án oan nữa,” LS Mạnh nói và cho biết Việt Nam không công bố chi tiết về số người bị xử tử hàng năm và coi đó là thông tin mật.

Ông Nguyễn Trường Chinh, bố của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, nói với VOA rằng gia đình ông lo lắng sau khi Lê Văn Mạnh bị hành quyết vì tiếp theo có thể sẽ đến lượt con trai ông.

Tư pháp ‘không phục vụ công lý’

Án oan, theo giới chuyên môn, là một thực trạng phổ biến tại Việt Nam. Án oan sai đặc biệt làm dậy sóng dư luận sau vụ ông Nguyễn Thanh Chấn được trả tự do hồi tháng 10/2013 sau 10 năm thụ án tù chung thân về tội danh giết người. Tuy nhiên, ông Chấn được giải oan là nhờ có hung thủ ra đầu thú.

LS Mạnh cho rằng có nhiều vụ án oan ở Việt Nam bởi “cách điều tra hình sự tùy tiện bất chấp những quy định luật pháp” với mục tiêu có án thì phải có người nhận tội.

“Cách điều tra hiện nay hầu như chỉ có cách duy nhất là họ tra tấn người bị tình nghi đến khi người bị tình nghi đau quá, không chịu nổi sự dùng nhục hình và họ sẽ khai bất cứ nội dung gì cơ quan điều tra mong muốn và như vậy cơ quan điều tra đã hoàn thành được một vụ án,” LS Mạnh nói. “(Cơ quan điều tra) tìm mọi cách để có ai đó phải chịu trách nhiệm dù người đó không phải là thủ phạm.”

Báo cáo Nhân quyền Việt Nam 2022 của Mỹ nói rằng những người bị giam giữ ở Việt Nam thường báo cáo bị tra tấn bởi công an hoặc nhân viên an ninh mặc thường phục trong khi bị giam giữ. Những lời tố cáo từ các nhà hoạt động được báo cáo nêu ra cho biết cán bộ công an “hành hung tù nhân” để lấy lời thú tội hoặc “chỉ đạo các bạn tù” hành hung họ để buộc họ phải nhận tội trên các giấy tờ viết tay.

Một thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam từng thừa nhận rằng có tệ nạn bức cung nhục hình trong quá trình điều tra, lấy cung và cho biết để xảy ra án oan là do “chưa tập trung tôn trọng việc chứng minh khách quan mà chủ yếu tập trung vào lời khai, trọng cung hơn trọng chứng cứ.”

Theo LS Mạnh, người từng tham gia bào chữa cho tử tù khi còn làm việc ở Việt Nam, án oan có thể được xét xử lại nhưng vẫn có các vụ án oan như trường hợp của ông Mạnh, vì quan điểm xét xử của tòa lấn át việc xem xét chứng cứ.

Công luận ở Việt Nam phản đối các bản án của tử tù Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh bởi các chứng cứ được đưa ra để kết tội tử hình họ đều không thuyết phục. Nhưng theo LS Mạnh, đối với những vụ án được công chúng quan tâm như vậy, thẩm phán không xét xử theo quan điểm độc lập.

“Họ xét xử theo chủ trương hoặc theo yêu cầu chính trị và trong nhiều trường hợp có sự can thiệp của Ban Nội chính (Trung ương) – gồm cơ quan Tư pháp, Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra,” LS Mạnh nói. “Khi người thẩm phán tuyên một bản án thì bản án đó không phải là tác phẩm, quan điểm hay đánh giá của họ nữa mà là quan điểm, đánh giá của Ban Nội chính. Mà chúng ta biết Ban Nội chính không phục vụ công lý mà họ phục vụ những yêu cầu về chính trị. Cho nên những bản án được tuyên không mang dáng dấp của công lý.”

Ông Chinh, người đã kêu oan cho Lê Văn Mạnh như đứa con tử tù thứ hai của ông, nói rằng ông không còn tin vào nền tư pháp Việt Nam nữa sau khi chính quyền hành quyết ông Mạnh.

“Nền tư pháp Việt Nam bê bối và thối nát rồi,” ông Chinh nói nhưng cho biết ông không buông bỏ việc kêu oan cho con trai Nguyễn Văn Chưởng, người cũng luôn nói mình vô tội và bị công an bức cung nhục hình để phải nhận tội giết người. “Còn một hơi thở cuối cùng, tôi còn kêu oan. Họ cố tình giết con tôi thì tôi cũng sẽ chết để cứu nền tư pháp Việt Nam.”

LS Mạnh, người phải rời bỏ Việt Nam sang Mỹ sau khi bị cáo buộc tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” – một hành động được xem là trả đũa của chính quyền trong nước vì những hoạt động của ông và đồng nghiệp để bảo vệ công lý trong vụ Tịnh thất Bồng lai – cũng cho rằng nền tư pháp Việt Nam “không thể cứu vãn được nữa.”

Người đứng đầu ngành tư pháp Việt Nam, chánh án Tòa án Tối cao Nguyễn Hòa Bình trong tháng này nói rằng 1,5% của 600.000 vụ án, tức là khoảng 9.000 vụ, được phép sai do lỗi chủ quan. Ông Bình biện minh rằng vì “nếu cứ sai là bị kỷ luật hết thì không lấy đâu ra người làm việc.”

Theo LS Mạnh, điều này có thể khiến bất kỳ vụ án nào sau khi được xét xử cũng có thể bị nghi ngờ nằm trong số 9.000 bản án sai sót và làm người dân “mất hoàn toàn lòng tin vào hệ thống ban phát công lý mà chính quyền thiết lập.”

“Nó sẽ đưa đến việc là sau này người ta không còn trông chờ vào hệ thống công lý của nhà nước nữa,” LS Mạnh nói. “Người dân sẽ tự thực hiện việc ban phát công lý cho chính mình. Đây là những mầm mống cho rối loạn xã hội sau này mà xã hội chúng ta sẽ phải gánh chịu.”

https://www.voatiengviet.com


Cổ phiếu VinFast tại Mỹ lao dốc từ gần 100 đô la xuống còn 11.22 đô la một cổ phiếu

28/9/2023

Cổ phiếu VinFast tại Mỹ lao dốc từ gần 100 đô la xuống còn 11.22 đô la một cổ phiếu

Mẫu xe điện VF 8 của VinFast tại một lễ bàn giao xe ở nhà máy của hãng tại Hải Phòng hôm 10/9/2022 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Cổ phiếu của hãng xe điện VinFast trên thị trường chứng khoán Mỹ đã lao dốc liên tục từ mức 93 đô la khoảng một tháng trước xuống còn 11.22 đô la một cổ phiếu tính đến hết phiên giao dịch vào ngày 27/9. Mức vốn hoá của hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện chỉ còn 26,2 tỷ đô la – bằng mức định giá ban đầu khi sáp nhập với Black Spade.

Cổ phiếu của VinFast được lên sàn chứng khoán Nasdaq tại Mỹ hôm 15/8 với mức giá là 22 đô la một cổ phiếu. Mức giá này đã biến động hơn nữa ngay trong phiên đầu tiên và đạt mức 37,06 đô la một cổ phiếu lúc đóng cửa cùng ngày, đưa mức vốn hoá của hãng xe VinFast vào lúc đó lên đến 58 tỷ đô la, cao hơn mức vốn hoá thị trường của các ông lớn khác như Ford ở mức 48 tỷ đô la và General Motors là 46 tỷ đô la.

Trong những phiên giao dịch tiếp theo, cổ phiếu của VinFast tiếp tục biến động lên xuống và đã có lúc vọt lên mức 93 đô la một cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ phiếu của hãng này đã giảm liên tục trong sáu phiên giao dịch vừa qua.

Với việc giá cổ phiếu giảm mạnh liên tiếp trong các phiên giao dịch vừa qua, vốn hoá của VinFast hiện xếp thứ 16 thế giới, sau hãng xe Hyundai của Hàn Quốc, Li Auto của Trung Quốc và sau hãng Maruti Suzuki India.

Hôm 27/9, VinFast đã gửi đến Uỷ ban Chứng khoán Mỹ bản đăng ký sửa đổi việc chào bán cổ phiếu phổ thông từ một số cổ đông, bao gồm các nhà tài trợ của Black Spade, những người khác liên quan tới Black Spade và các cổ đông chủ chốt của VinFast gồm: CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG) và Asian Star Trading & Investment (Asian Star).

Theo bản đăng ký, nhóm này sẽ đưa ra hơn 75,7 triệu cổ phiếu phổ thông. Đây là một số lượng cổ phiếu cao gấp 17 lần so với 4,5 triệu cổ phiếu VFS niêm yết.


Tags: , , ,

Comments are closed.