Chuyện Việt Nam Thứ Tư 26 tháng 7 năm 2023


Quê Hương tổng hợp


RSF lên án việc ông Đường Văn Thái bị buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ 

26/07/2023 

Trang Facebook của nhà báo độc lập Đường Văn Thái.

Trang Facebook của nhà báo độc lập Đường Văn Thái. 

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp ngày 25/7 lên án việc Hà Nội buộc tội Đường Văn Thái “tuyên truyền chống nhà nước” là vô lý và kêu gọi phóng thích ông ngay lập tức.

Ba tháng sau khi xuất hiện thông tin ông Đường Văn Thái bị bắt cóc ở Thái Lan, chính quyền Việt Nam đã chính thức buộc tội ông “tuyên truyền chống nhà nước”.

RSF dẫn tin từ gia đình ông sau khi họ nhận được thư từ Bộ Công an vào tháng 7 rằng ông Đường Văn Thái, một nhà báo chống tham nhũng của Việt Nam, gần đây đã bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự và ông phải đối mặt với mức án tối đa là 20 năm tù.

Vẫn theo thông cáo của RSF, ông Đường Văn Thái bị bắt cóc hôm 13/4/2023 tại miền trung Thái Lan, nơi ông đã sống tị nạn từ năm 2019. Ba ngày sau, công an Việt Nam thông báo bắt giữ ông với cáo buộc “tìm cách nhập cảnh trái phép từ Lào”, nhưng sau đó không cung cấp thông tin cập nhật khi hết thời hạn tạm giữ tối đa chín ngày, theo quy định của pháp luật.

Ông Cédric Alviani, Giám đốc Văn phòng Phóng viên Không Biên giới RSF Châu Á-Thái Bình Dương, nói: “Bắt cóc xuyên biên giới, coi thường bộ luật hình sự một cách trắng trợn, và truy tố dựa trên những lý do vô lý: vụ án Đường Văn Thái minh họa cho sự coi thường sâu xa của chính quyền Việt Nam đối với tự do báo chí. Chúng tôi kêu gọi các đối tác kinh tế lớn của Hà Nội, cụ thể là Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Liên hiệp Châu Âu và Nhật Bản áp dụng các biện pháp trừng phạt có mục tiêu để phóng thích cho nhà báo vừa kể cùng 42 người bảo vệ tự do báo chí khác đang bị giam giữ tại quốc gia này.”

RSF nói ông Đường Văn Thái phơi bày nạn tham nhũng trong chính phủ và tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng và ông cũng là thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức bị đặt ngoài vòng pháp luật. Mặc dù ông đã được Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn tại Bangkok trao quy chế tị nạn vào năm 2020, nhưng ông vẫn lo lắng cho sự an toàn của mình ở Thái Lan, bạn bè của ông cho biết.

RSF tố cáo đây không phải là lần đầu tiên một nhà báo nước ngoài bị cưỡng chế “hồi hương” với sự đồng lõa rõ ràng của chính quyền Thái Lan. Ông Trương Duy Nhất, cộng tác viên cho Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do, đã bị bắt cóc tại Bangkok vào tháng Giêng năm 2019 và sau đó bị kết án mười năm tù tại Việt Nam với những cáo buộc mà RSF cho là ngụy tạo.

Việt Nam đứng thứ 178 trong số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của RSF năm 2023 và nằm trong số các nước bỏ tù các nhà báo tồi tệ nhất thế giới.

Hà Nội lâu nay vẫn một mực bác các tố cáo vi phạm nhân quyền, cho rằng đó là những luận điệu xuyên tạc, không có cơ sở.

(Nguồn: Tổ chức Phóng viên Không Biên giới-RSF) 


Hà Nội không hủy buổi diễn của BlackPink dù nhiều người đòi tẩy chay 

25/7/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ban nhạc BlackPink của Hàn Quốc nổi tiếng thế giới.

Ban nhạc BlackPink của Hàn Quốc nổi tiếng thế giới. 

Chương trình biểu diễn của ban nhạc BlackPink vào cuối tháng này sẽ vẫn diễn ra theo kế hoạch, chính quyền của Hà Nội thông báo. Hồi đầu tháng, nhiều người kêu gọi tẩy chay vì hãng tổ chức chương trình đã đăng bản đồ có “đường lưỡi bò” trên trang web phục vụ thị trường châu Á. Sau đó, hãng đã xin lỗi và thay bản đồ khác.

Công văn thông báo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nêu rõ rằng 2 đêm diễn của BlackPink, được cho là ban nhạc hàng đầu Hàn Quốc và nổi tiếng toàn cầu, sẽ vẫn diễn ra trong hai buổi tối hôm 29 và 30/7 tại sân vận động Mỹ Đình, thu hút tổng cộng khoảng 67.000 khán giả, nhiều báo trong nước tường thuật hôm 25/7.

Chính quyền của thủ đô Việt Nam nói rằng BlackPink đã biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới và chương trình của nhóm nếu được tổ chức thành công ở Hà Nội “sẽ góp phần nâng cao hình ảnh” của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung là “điểm đến an toàn thân thiện của bạn bè thế giới”, đồng thời “quảng bá du lịch, khẳng định năng lực tổ chức sự kiện lớn của Việt Nam”.

Nhà chức trách thành phố cũng xem đây là “cơ hội để Hà Nội giao lưu, phát triển công nghiệp văn hóa”.

Nhấn mạnh “đây là sự kiện văn hóa mang tầm quốc tế, quảng bá hình ảnh Việt Nam”, UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ cho các cơ quan “xây dựng phương án đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn” cho 2 buổi diễn, theo nội dung bản thông báo, được báo chí trong nước trích đăng.

Như VOA đã đưa tin, hồi cuối tháng 6, Hà Nội chuẩn thuận chương trình lưu diễn vào cuối tháng 7 của BlackPink, ban nhạc được giới trẻ yêu thích ở nhiều nước. Nhưng trong những ngày tiếp theo vào đầu tháng 7, nhiều người bày tỏ phẫn nộ khi phát hiện hãng IME Vietnam, đơn vị tổ chức chương trình, đăng bản đồ có hình “đường lưỡi bò” trên trang chủ phục vụ thị trường châu Á, và họ kêu gọi tẩy chay.

“Đường lưỡi bò” là cách gọi không chính thức của nhiều người Việt khi nói đến 9 chiếc vạch tạo thành hình chữ U mà chính quyền Trung Quốc vẽ ra trên bản đồ để đòi chủ quyền ở Biển Đông vẫn trong vòng tranh chấp với Việt Nam và một số nước trong khu vực. Việt Nam lâu nay phản đối đường 9 đoạn này.

Đối diện những lời kêu gọi tẩy chay, hãng IME Vietnam đã chính thức lên tiếng xin lỗi dư luận, thay thế hình ảnh bản đồ và gửi một công văn giải trình tới các cơ quan hữu quan của Hà Nội và Việt Nam.

Theo quan sát của VOA, dù có sự cố nêu trên, song hai đêm diễn được lên lịch của BlackPink ở Hà Nội vẫn cháy vé chỉ vài giờ sau khi ban tổ chức mở bán vé hôm 7/7.

Thực tế cho thấy giới trẻ Việt Nam đổ xô săn lùng vé bất chấp mức giá đắt đỏ, từ 1,2 triệu đồng đến gần 10 triệu đồng, tùy theo loại vé. Những mức giá này được cho là rất cao khi so sánh với lương tháng của nhiều người dân lao động Việt Nam.


Chỉ số Hộ chiếu Henley: Việt Nam xếp vào nhóm cuối ở Đông Nam Á

RFA –
25/7/2023

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-ranked-in-bottom-in-southeast-asia-in-henley-passport-index-07252023142200.html/@@images/image

Hộ chiếu mới màu tím than của Việt Nam 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngNgười Lao Động 

Theo bảng xếp hạng của Chỉ số Hộ chiếu Henley (Henley Passport Index) hiện nay, Việt Nam đứng ở vị trí 83 trên tổng số 199 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, và đứng thứ 8 trong số 11 quốc gia ở Đông Nam Á.

So với bảng xếp hạng của Chỉ số Hộ chiếu Henley năm 2022 thì thứ hạng của Việt Nam tăng lên 9 bậc (83 so với 92), tuy nhiên, số các quốc gia mà công dân Việt Nam có thể đến và không cần phải xin visa (thị thực) vẫn giữ nguyên ở con số 55.

Singapore là quốc gia có hộ chiếu quyền lực nhất không chỉ ở Đông Nam Á mà cả thế giới. Công dân đảo quốc này có thể đi tới 192 quốc gia mà không cần phải xin visa.

Trong khu vực Đông Nam Á, Chỉ số Hộ chiếu Henley xếp hạng Campuchia đồng hạng với Việt Nam. Các quốc gia xếp trên là Malaysia (số 11 trên thế giới, công dân đi được 180 quốc gia khác), Brunei (20, 166), Timor-Leste (57, 94), Thái Lan (65, 79), Indonesia (70, 73), và Philippines (75, 66). 

Hai quốc gia xếp cuối là Lào, xếp thứ 88 và Myanmar, xếp thứ 90. Công dân hai quốc gia này có thể đi lần lượt là 47 và 50 quốc gia mà không cần xin visa.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, người từng đi nhiều nơi trên thế giới, cho biết ông gặp nhiều khó khăn khi đi công tác hoặc du lịch ở nước ngoài. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 25/7:

Bản thân tôi đi rất nhiều nước thì chỉ có đi các nước Đông Nam Á thì không phải xin visa thôi còn đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ … đều phải xin visa và khi đi xin như vậy thì năm ăn năm thua, không biết người ta có duyệt cho mình không, không biết người ta có có nghi kỵ gì mình hay không. Mình là một công dân của quốc gia cộng sản do đó gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề đi lại trên thế giới.”

Một doanh nhân ở Hà Nội, người muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho RFA biết “đã từng xin visa vào các nước như Mỹ, Trung Quốc, Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất, Maldives và không gặp khó khăn gì vì uỷ quyền cho đại lý du lịch xin cấp thị thực.” Người này muốn đi du lịch các nước ở châu Âu nhưng thủ tục cấp visa sang các nước này họ yêu cầu một số điều kiện mà người này chưa đáp ứng được.

Nhà văn Võ Thị Hảo, người cũng từng đi nhiều nơi trên thế giới, gặp rất nhiều trở ngại trong việc xin thị thực nước ngoài khi còn mang hộ chiếu Việt Nam. Kể từ năm 2015, bà có hộ chiếu của Đức nên mọi việc trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Bà chia sẻ với RFA:

Hộ chiếu Việt Nam thì đương nhiên là nó là một trời một vực so với hộ chiếu của khối EU trong việc đi tới các nước trong việc người ta làm những thủ tục. Với hộ chiếu của Việt Nam chỉ đi được khoảng năm mươi mấy nước mà đó là những nước bình thường ít ai muốn đi đến trừ phi họ phải có công việc hoặc mối quan hệ với người thân. 

Còn nếu mà đi sang những nước những nước phát triển những nước văn minh thì hộ chiếu Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi làm thủ tục visa và làm thủ tục nhập cảnh bởi vì người ta nghĩ rằng công dân của Việt Nam hay là cái chất lượng thể chế, tầm mức thể chế của Việt Nam sẽ tạo ra những công dân ít đáng tin cậy hơn so với công dân của những nước văn minh của những nước mà cái hộ chiếu của họ được xếp hạng quyền lực, đặc biệt là loại quyền lực nhất thế giới.”

Ngày 20/7, báo Người Lao Động Online có bài viết “Bộ Ngoại giao báo tin vui về hộ chiếu Việt Nam” với nội dung rằng hộ chiếu Việt Nam đã tăng 6 hạng lên thứ 92/199 trong Chỉ số Hộ chiếu Henley, và công dân Việt Nam có thể đến 55 quốc gia mà không cần xin thị thực.

Tuy nhiên, trong số 55 nước miễn visa cho công dân Việt Nam đã bao gồm 10 quốc gia của khối ASEAN. Đa phần các nước còn lại đều là các nước nhỏ, nghèo, xa xôi, ít ai muốn đến.

Bình luận về việc này, nhà văn Võ Thị Hảo nói:

Hộ chiếu Việt Nam hiện nay dù có tăng lên độ 6 hạng chẳng hạn thì cũng toàn là những nước mà nó không có sự hấp dẫn cũng như là không có sự hấp dẫn về chất lượng sống, mức sống, nhân quyền hoặc tự do hoặc là nó không hấp dẫn về việc là sự an toàn, hầu hết là những nước rủi ro, ít sự văn minh ở đó.”

Bà cho rằng Việt Nam cần phải hành động để cải thiện tình hình:

Tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam cũng như người Việt Nam cần phải cố gắng rất nhiều để mình có thể được xếp hạng vào thứ hạng mà những người ở thế giới văn minh này họ thừa nhận.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc thì cho rằng thứ hạng của một quốc gia trong bảng xếp hạng về quyền lực hộ chiếu có liên quan đến chính sách visa của quốc gia đó. Ông nói về chính sách visa của Việt Nam:

Tôi quan niệm là không quan trọng cách xếp hạng hộ chiếu vì cách xếp hạng này nó tùy thuộc vào thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Đối với các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản thì vấn đề sống còn của các quốc gia này là an ninh quốc gia chống lại các thế lực thù địch, không tạo điều kiện cho những người mà họ thường nói không khuyến khích vào vì không có ý thức xây dựng đất nước.

Chính sách visa của Việt Nam là an toàn về mặt an ninh cho Việt Nam là trên hết. Người ta chưa nghĩ đến việc phải tạo thuận lợi cho công dân Việt Nam dễ dàng đi ra các nước trên thế giới đi du lịch đi làm ăn đi thăm hỏi gia đình ở nước ngoài.”

Hiện nay, Việt Nam mới miễn visa cho công dân của 25 nước. Ông giải thích về hệ quả của chính sách visa của Việt Nam lên thứ tự của Việt Nam trên bảng xếp hạng quyền lực hộ chiếu.

Chuyện visa phải có qua có lại mà Việt Nam chỉ muốn qua mà không thích có lại, tức là hạn chế đối với các nước có quan hệ ngoại giao. Chính vì quan điểm của Việt Nam như vậy nên xếp hạng hộ chiếu của Việt Nam còn thấp hơn Timor Leste- một quốc gia rất nghèo ở Đông Nam Á.

Việt Nam phải tạo mọi điều kiện cho các quốc gia trên thế giới xin visa hoặc miễn visa vào Việt Nam thì họ mới miễn lại cho Việt Nam chứ không thể nào một chiều.”

Trên trang Facebook cá nhân, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp viết rằng việc xin visa cực kỳ mất thời gian, tốn kém, phiền phức, đôi khi còn thấy “nhục” nữa. Ông cũng cho rằng các quốc gia áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” và việc nhiều quốc gia không miễn visa cho công dân Việt Nam là điều dễ hiểu.

Theo ông, Việt Nam cần đàm phán để tăng số quốc gia miễn visa cho công dân Việt Nam bên cạnh việc xây dựng chính sách cởi mở hơn trong việc miễn visa cho công dân các nước, không vì phí visa và lợi ích cục bộ của một số bộ ngành mà kìm hãm sự phát triển của cả ngành du lịch và nền kinh tế cả nước cũng như sự đi lại của công dân Việt Nam ra nước ngoài.

Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, chính sách visa đi kèm theo việc bảo hộ công dân. Ông so sánh việc bảo hộ công dân của Việt Nam và thế giới:

Chúng ta thấy rằng công dân của các nước châu Âu của nước Mỹ nếu có vấn đề gì ở nước sở tại, phạm pháp hay mất giấy tờ thì họ bảo hộ công dân rất lẹ, họ làm mọi cách để cứu công dân dù công dân của công dân đó có phạm tội ở nước sở tại ngoài lãnh thổ của họ.

Bảo hộ công dân Việt Nam cũng có nhưng rất chậm, không tương xứng. Bảo hộ công dân chúng ta có thể thấy rất rõ trong các chuyến bay giải cứu.”

Bên cạnh rào cản từ các quốc gia khác, nhiều công dân Việt Nam cũng gặp khó khăn khi muốn đi ra nước ngoài từ chính nhà cầm quyền trong nước. Hàng trăm công dân, trong đó có rất nhiều người hoạt động xã hội và chính trị, bị cấm xuất cảnh bởi Bộ Công an. Nhiều người trong số họ chỉ được biết việc mình không được đi ra nước ngoài sau khi đã mua vé và làm thủ tục xuất cảnh. Trong những trường hợp như vậy, không một ai trong số họ được bồi thường vé máy bay hay các chi phí khác.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-ranked-in-bottom-in-southeast-asia-in-henley-passport-index-07252023142200.html


Gia Lai: Tan nát mùa dưa hấu, nông dân khóc ròng

Lê Thiệt /SGN
25 tháng 7, 2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/03-ruong-dua-1.jpg

Ruộng dưa của nông dân xã Phú Cần (huyện Krông Pa, GFai Lai) bị ngập khiến dưa hấu hư hỏng nặng – Ảnh: Tiền Phong 

Báo Tiền Phong đưa tin ngày 25 Tháng Bảy, do mưa bão kéo dài, hơn 52 ha dưa hấu trái vụ đang thời kỳ thu hoạch của 71 hộ dân ở xã Phú Cần, huyện Krông Pa, Gia Lai đã bị ngập úng, thối quả phải vứt đầy đường.

Nhiều gia đình phụ nhau lượm từng trái dưa vỡ trong hai hàng nước mắt. Bao nhiêu tiền bạc, công sức đã bị “ông Trời” cướp đi hết.

Ông Nguyễn Tiến Dũng (48 tuổi, xã Phú Cần) cho biết ông đầu tư hơn 1,7 ha dưa hấu nhưng giờ chỉ bán được 5 tấn. Số còn lại hầu như bị hư hỏng hết do mưa ngày này sang ngày khác. Vụ dưa này ông Dũng ước tính lỗ 50 triệu đồng, hơn một nửa vốn đầu tư.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/03-ruong-dua-3.jpg

Gom dưa hấu lại gần đường chờ thương lái tới mua – Ảnh: Tiền Phong 

Để vớt vát những gì còn lại, trong cơn mưa ông Dũng cố gắng vun rìa đất cho cao để nước không tràn vào ruộng dưa, vừa phải vừa gom dưa lại thành đống cho thương lái tiện mang đi.

Người dân xã Phú Cần cho biết, họ vất vả hơn 2 tháng nhọc nhằn chăm sóc, tưởng được hưởng trái ngọt, ai ngờ gặp thời tiết trớ trêu, khiến công sức trôi sạch theo dòng nước mưa.

Ước tính thiệt hại của 71 hộ dân trồng dưa ở xã Phú Cần khoảng 3,7 tỷ đồng.


Vụ giáo viên đăng Facebook chế nhạo “Hội thảo giáo dục quốc phòng – an ninh”: Công an rút công văn

25/7/2023

Vụ giáo viên đăng Facebook chế nhạo “Hội thao giáo dục quốc phòng - an ninh”: Công an rút công văn

Trường THPT Chu Văn An ở tỉnh Đắk Lắk 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngPLO 

Một giáo viên tại trường THPT Chu Văn An ở tỉnh Đắk Lắk đã khiếu nại thành công một thượng tá công an, Phó trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Đắk Lắk, người đã ký công văn “Về việc đề nghị chấn chỉnh tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ Trường THPT Chu Văn An”.

Theo truyền thông Nhà nước, giáo viên Nguyễn  Đạt Thành tố cáo viên thượng tá ký công văn “Về việc đề nghị chấn chỉnh tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ Trường THPT Chu Văn An” vào ngày 7/12/2022 là có dấu hiệu quy chụp, gán ghép các nội dung.

Báo Nhà nước không đăng cụ thể nội dung công văn này. Tuy nhiên, trong trả lời mới nhất đối với giáo viên khiếu nại, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk kết luận tố cáo của ông Thành là đúng và giao  Phòng An ninh chính trị nội bộ tham mưu lãnh đạo Công an tỉnh có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh để thu hồi công văn; đồng thời, làm việc, trao đổi với Phòng Tổ chức cán bộ, chính trị, tư tưởng Sở Giáo dục Đào tạo để đảm bảo quyền lợi cho ông Thành theo quy định.

Trong chỉ đạo mới, Giám đốc Công an tỉnh yêu cầu Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh Đắk Lắk tham mưu tổ chức kiểm điểm đối với những sai phạm của lãnh đạo, chỉ huy Phòng An ninh chính trị nội bộ, đề xuất xử lý kỷ luật theo quy định của Bộ Công an.

Theo báo Lao Động, vào tháng 5/2023, từ công văn đề nghị của Phòng An ninh chính trị nội bộ – Công an tỉnh Đắk Lắk, Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các giáo viên ở trường THPT Chu Văn An làm báo cáo giải trình liên quan đến việc đăng tải nội dung thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội Facebook.

Cụ thể, trên trang Facebook, một giáo viên đăng tải hình ảnh đứng chụp hình bên cạnh bảng hiệu ghi “Hội thao Giáo dục quốc phòng – an ninh” và đính kèm dòng trạng thái “Môn vô văn hóa xin chào toàn thể anh em nha”. Không chỉ vậy, các thầy cô giáo còn liên tục bình luận, có thái độ cợt nhả, châm biếm và sử dụng một số hình ảnh phản cảm.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, xét mức độ các thông tin đưa lên mạng xã hội của các giáo viên là chưa vi phạm Luật An ninh mạng, nên chưa xử lý trách nhiệm.

Tags: , , ,

Comments are closed.