Đàn áp tu sĩ và giáo dân công giáo: thông điệp sắt máu của chính quyền (*) – LS Đặng Đình Mạnh


06/02/2024

” Tại Vườn Rau Lộc Hưng, tháng 01/2019, chính quyền đã bất ngờ cho cưỡng chế phá hủy toàn bộ 503 ngôi nhà của người dân Công Giáo tại khi vực P.6, Q.Tân Bình mà không bồi thường một đồng bạc nào. Họ tự ấn định mức hỗ trợ và buộc người dân phải chấp nhận.

Điều đáng nói về việc cưỡng chế là chính quyền thực hiện ngay trong những ngày giáp Tết Nguyên Đán, đẩy cả hàng nghìn người ra lề đường sống cảnh màn trời chiếu đất. Trong số ấy có không ít cụ già đang bệnh hoạn, phải nằm liệt giường và nhiều trẻ nhỏ.

Mới đây nhất, họ ngang nhiên rào chiếm đất đai nói là để xây dựng công trình cho dù vẫn không bồi thường đất đai của người dân.

Trên chỉ là hai trong số hàng vạn vụ đàn áp tôn giáo xảy ra một cách có hệ thống, chủ đích và ác ý trên khắp lãnh thổ Việt Nam suốt từ khi chính quyền Cộng Sản nắm quyền cai trị cho đến nay”.

VNTB – Đàn áp tu sĩ và giáo dân công giáo: thông điệp sắt máu của chính quyền (*)

 (VNTB) – Sự đàn áp không chỉ giới hạn trong phạm vi các tu sĩ, người truyền giáo, mà cả với giáo dân từ miền thượng du bị cấm đoán tín ngưỡng theo Tin Lành, Công Giáo…

Vào đầu năm 2022, thì chúng tôi được các linh mục bề trên dòng Đa Minh Việt Nam nhờ trợ giúp pháp lý trong vụ án mạng xảy ra đối với linh mục Trần Ngọc Thanh.

Linh mục Trần Ngọc Thanh đã bị một người đàn ông 33 tuổi dùng dao chém chết vào ngày 29/01/2022, cách nay vừa tròn 2 năm. Khi ấy, linh mục đang thực hiện nghi thức giải tội cho các tín hữu Công Giáo là những người thuộc sắc tộc thiểu số sinh sống tại một vùng biên giới hẻo lánh thuộc giáo họ Sa Loong, giáo xứ Đắk Mốk, giáo phận Kon Tum, thuộc tỉnh Kon Tum.

Trên truyền thông, chúng ta vẫn nghe rằng linh mục bị chém 2 nhát ở vùng gáy dẫn đến tử thương. Thực tế, qua báo cáo khám nghiệm tử thi thì linh mục Trần Ngọc Thanh đã bị chém đến 33 nhát vào vùng đầu phía sau gáy gây tử thương trên đường đi cấp cứu.

Sự việc ấy đã gây rúng động đối với các linh mục truyền giáo trong nước. Vì lẽ, tại Tây Nguyên, tình trạng chính quyền trong nước đàn áp tôn giáo xảy ra hết sức phổ biến. Khi tham gia vụ án của linh mục Trần Ngọc Thanh, tôi đã phỏng vấn hàng chục linh mục truyền giáo tại vùng này thì đều nghe những câu chuyện liên quan đến việc đàn áp tôn giáo.

Nhẹ nhàng, thì công an đến nơi cư ngụ của các linh mục, hoặc các giáo điểm, nhà nguyện Công Giáo để hạch sách về việc cư trú và trục xuất họ một cách vô cớ. Nặng nề hơn, họ ngang nhiên xông vào nơi mà linh mục và các giáo dân đang hành lễ để yêu cầu đình chỉ hoạt động. Việc công an tấn công cách đe dọa hoặc bằng nắm đấm, hoặc tông xe vào các linh mục đang đi trên đường, hoặc đưa xe đến cẩu tịch thu tượng thánh đặt tại các giáo điểm, nhà nguyện cũng hết sức phổ biến.

Bản thân linh mục Trần Ngọc Thanh, người trước đó đã từng cho đặt bức tượng thánh Josep trong khuôn viên nhà nguyện, sau đó chính quyền đã cho xe đến cẩu đi, tịch thu mất.

Đối với nhà dòng Đa Minh, các linh mục bề trên đã rất băn khoăn về vụ án đối với linh mục Trần Ngọc Thanh. Rằng đây là một vụ án mạng thông thường, hay là thông điệp sắt máu của chính quyền gởi đến các nhà truyền giáo Công giáo theo sau các sự đàn áp mà chính quyền họ cho rằng vẫn chưa đủ đô?

Thủ phạm gây ra vụ án tên là Trần Văn Kiên, sau khi bị bắt giữ, đã được cơ quan giám định y khoa cho rằng Kiên bị tâm thần, nên bị buộc phải chữa bệnh cưỡng bách và cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Kon Tum đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án. Do đó, theo thủ tục thì mọi sự tạm dừng ở đấy. Đồng thời, khiến luật sư cũng gặp khó khăn về việc tự điều tra xác minh về nhân thân cũng như nhiều sự mờ ám, uẩn khúc khác liên quan đến vụ án, vì sự bất hợp tác tại địa phương do e ngại bị chính quyền trả đũa. Nhưng trước khi gây án, thì Kiên vẫn sinh hoạt như người bình thường, không có biểu hiện gì về thần kinh cả. Chỉ có điều Kiên nợ nần rất nhiều, cần tiền để trả nợ nên có thể bị khống chế. Hoặc, khi gây án, thì tên Kiên đã gởi xe của mình tại nhà một công an viên? Tại sao lại như vậy?

Dĩ nhiên, vụ án chưa thể khép lại và mọi sự đàn áp tôn giáo trên khắp đất nước và đặc biệt, trên vùng Tây Nguyên vẫn tồn tại nguyên đấy.

Sự đàn áp không chỉ giới hạn trong phạm vi các tu sĩ, người truyền giáo, mà cả với giáo dân từ miền thượng du bị cấm đoán tín ngưỡng theo Tin Lành, Công Giáo… mà ngay cả giáo dân vùng đồng bằng cũng bị đàn áp nhân danh việc cải tạo thành phố. Cụ thể đối với dân oan là giáo dân Công Giáo, như ở Cồn Dầu (Đà Nẵng), hoặc Vườn Rau Lộc Hưng (Sài Gòn).

Tại Vườn Rau Lộc Hưng, tháng 01/2019, chính quyền đã bất ngờ cho cưỡng chế phá hủy toàn bộ 503 ngôi nhà của người dân Công Giáo tại khi vực P.6, Q.Tân Bình mà không bồi thường một đồng bạc nào. Họ tự ấn định mức hỗ trợ và buộc người dân phải chấp nhận.

Điều đáng nói về việc cưỡng chế là chính quyền thực hiện ngay trong những ngày giáp Tết Nguyên Đán, đẩy cả hàng nghìn người ra lề đường sống cảnh màn trời chiếu đất. Trong số ấy có không ít cụ già đang bệnh hoạn, phải nằm liệt giường và nhiều trẻ nhỏ.

Mới đây nhất, họ ngang nhiên rào chiếm đất đai nói là để xây dựng công trình cho dù vẫn không bồi thường đất đai của người dân.

Trên chỉ là hai trong số hàng vạn vụ đàn áp tôn giáo xảy ra một cách có hệ thống, chủ đích và ác ý trên khắp lãnh thổ Việt Nam suốt từ khi chính quyền Cộng Sản nắm quyền cai trị cho đến nay.

_____________

Ghi chú:

(*) Trích từ bài thuyết trình về sự đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với tôn giáo tại Hội nghị Thưởng đỉnh Tự do tôn giáo vào các ngày 30-31/01/2024 tại khách sạn Washington Hilton, thủ đô Hoa Thịnh Đốn


ĐỌC THÊM:

Comments are closed.