Archive for July, 2023


Căn Cước – Nơi cư trú: Hậu quả do không rành tiếng Việt – nguyenngocgia

Thursday, July 6th, 2023

07/7/2023

Theo Sắc lệnh số 175 – b ngày 6 tháng Chín năm 1946 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Thẻ Công Dân được sử dụng thay cho thẻ căn cước [1]. Thẻ công dân chứng nhận về nhân thân và những đặc điểm riêng của mỗi công dân, bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, tên cha mẹ, nguyên quán, trú quán, chức nghiệp… do Ủy ban hành chính xã, thị xã hoặc thành phố, nơi nguyên quán hoặc trú quán của công dân cấp cho công dân Việt Nam tuổi từ 18 trở lên.

(more…)

Người & Rác – Tưởng Năng Tiến

Thursday, July 6th, 2023

“Đồng chí Tổng Bí Thư nói nếu nhìn một phụ nữ đẩy xe bò mà lòng không xúc động thì không còn là người cộng sản nữa.” Bùi Ngọc Tấn – Chuyện Kể Năm 2000

(more…)

Ngoại giao “cây tre” của Cộng Sản Việt Nam bị bật gốc – Lê Thành Nhân

Thursday, July 6th, 2023

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

https://vietquoc.org/

https://lh3.googleusercontent.com/pw/AJFCJaV09pR8rhs03K_-8QG8LxBnTO8YzJLGID0lravIUsJmMrEJICu_wbt9WxGQtBKVwuaYfuHojOLquEQ_QawopRcPZIwuh2Ha5iEEp8oYTBEkQ478xaQrz1ZNul25Y-ZWNsbThBhboioM_FpSm8k20yumoA=w695-h373-s-no?authuser=1

Nguyễn Phú Trọng hô hào ngoại giao cây tre từ năm 2016, có người tưởng ngoại giao cây tre là gió thổi chiều nào thì bổ theo chiều đó.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 06 tháng 7 năm 2023

Thursday, July 6th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Sức khoẻ của tù nhân Vũ Quang Thuận nguy kịch, cựu TNLT Lê Anh Hùng báo động – RFA

Sức khoẻ của tù nhân Vũ Quang Thuận nguy kịch, cựu TNLT Lê Anh Hùng báo động

Ba nhà nhà hoạt động: Nguyễn Văn Điển (ngoài cùng trái), Vũ Quang Thuận (giữa), và Trần Hoàng Phúc 

RFA edit 

Cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Lê Anh Hùng cho biết sức khoẻ của nhà hoạt động Vũ Quang Thuận vô cùng nguy kịch trong Trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam) với nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng. 

Ông Thuận, 57 tuổi, thành viên chủ chốt của phong trào Chấn hưng Nước Việt, bị bắt vào đầu tháng 3 năm 2017 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 trong vụ án cùng với ông Nguyễn Văn Điển và sinh viên Trần Hoàng Phúc. Đầu năm 2018, ông Thuận bị kết án tám năm tù giam vì các hoạt động ôn hoà chỉ trích Nhà nước độc đảng Việt Nam, hai người còn lại bị án lần lượt là sáu năm sáu tháng tù và sáu năm tù.

Thanh niên trẻ Trần Hoàng Phúc mới trở về nhà ngày 01/7, còn ông Nguyễn Văn Điển đã mãn hạn tù vào cuối tháng hai vừa qua, sáu tháng trước thời hạn.

Ông Lê Anh Hùng, người trở về nhà từ Trại giam Nam Hà ngày 05/7 sau khi hoàn thành bản án  năm năm tù về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” nói với phóng viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA) về tình hình của ông Thuận:

Sức khoẻ của anh Vũ Quang Thuận rất là xấu. Một thời gian dài hơn một năm phải nằm biệt giam, lại nằm trong điều kiện sàn nhà ẩm ướt do bể nước rò rỉ và không đủ chăn ấm trong điều kiện mùa đông.

Một tuần anh phải vài ba lần gọi cấp cứu, có khi nửa đêm 2-3 giờ sáng cũng phải gọi cấp cứu.

Thống kê anh ấy phải có đến 20 bệnh, viêm phổi- bây giờ phổi của anh ấy chỉ còn 1/3 thôi, viêm xoang, viêm họng, đủ các thứ bệnh.

Bác sĩ của trại thừa nhận là bệnh phổi của anh ấy không thể chữa được và anh em thì lo rằng anh ấy không đủ sức để sống được đến hết án của mình.”

Ông Hùng cho rằng sức khoẻ của bạn tù Vũ Quang Thuận yếu từ khi nhà hoạt động này bị kỷ luật biệt giam trong phòng kín kéo dài 14 tháng, từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022.

Ông cho biết sau khi hết hạn biệt giam, ông Thuận được đưa trở lại buồng giam nhưng sức khoẻ hồi phục rất kém, và gần đây không hồi phục mà lại kém đi.

Ông Hùng, người bị bắt năm 2018 theo cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015 vì viết đơn tố cáo hai quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho biết Trại giam Nam Hà có đưa ông Thuận lên trạm xá của trại và bệnh viện đa khoa của tỉnh Hà Nam để chữa trị nhưng do điều kiện giam giữ ngặt nghèo và chi phí hạn chế nên họ không chữa trị dứt điểm cho ông Thuận.

Gia đình ông Thuận khó khăn, bố mẹ nhiều tuổi và cũng đau ốm nên ông không nhận được tiếp tế của gia đình trong thời gian đau ốm. Gần đây gia đình ông Thuận cũng có gửi tiền cho ông nhưng cũng không được là bao, ông Hùng cho biết. 

Ông Nguyễn Văn Điển, người mãn hạn tù vào cuối tháng hai vừa qua, cho RFA biết ông nhận được tin tức rất xấu về sức khoẻ của ông Thuận từ một nguồn tin khác, giống như ông Hùng cung cấp.

Phóng viên có gọi điện cho Trại giam Nam Hà để hỏi về tình hình của ông Thuận nhưng không ai nghe máy.

Ngay sau khi ông Thuận cùng hai thành viên khác của Phong trào Chấn hưng Nước Việt bị kết án tù, Chính phủ Hoa Kỳ, tổ chức Ân xá Quốc tế và một số tổ chức khác kêu gọi Việt Nam trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện.

Tù nhân ở Trại giam Nam Hà bị buộc lao động

Trong Trại giam Nam Hà, các tù nhân bị buộc phải lao động, ai không đi lao động thì không được ra khỏi phòng giam chật hẹp và không có quạt. Do vậy, chỉ trừ những người có sức khoẻ quá yếu như ông Thuận mới không bị buộc đi lao động, còn những người dù có sức khoẻ yếu vẫn phải đi lao động để tránh bị giam trong phòng chật hẹp và nóng bức, ông Hùng chia sẻ.

Công việc của các tù nhân là đan lát. Nguồn nguyên liệu được phun hoá chất để chống mốc nên gây ô nhiễm cho tù nhân bị buộc làm công việc này.

Tuy công việc vất vả nhưng người tù không được trả công và cũng không rõ trại giam có sử dụng tiền công để cải thiện bữa ăn cho tù nhân hay không vì không thể xác định, ông Hùng cho biết.


Tòa án Tối cao Philippines ra phán quyết cuối cùng bác bỏ thỏa thuận thăm dò của Trung Quốc, Việt Nam 

06/7/2023 

VOA Tiếng Việt 

Trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ở Hà Nội.

Trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ở Hà Nội. 

Trong một tuyên bố hôm 5/7, Tòa án Tối cao Philippines cho biết cơ quan này ra phán quyết chung cuộc bác bỏ thỏa thuận ba bên giữa Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và Công ty Dầu khí Quốc gia Philippines (PNOC), cho rằng thỏa thuận này là vi hiến, truyền thông Philippines loan tin.

Đây là thỏa thuận được ký kết cách nay 18 năm có tên “Thỏa thuận ba bên về tiến hành khảo sát địa chấn biển chung” gọi tắt là JMSU, được cho là có liên quan đến một phần diện tích nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông.

Phán quyết này được đưa ra theo sau một quyết định vào ngày 10 tháng 1 năm nay.

Trong một tuyên bố hôm 5/7, Tòa án Tối cao cho biết họ đã quyết định bác kiến nghị xem xét lại vụ án, nói rằng đó “chỉ là trình bày lại các vấn đề đã nêu…mà tòa đã thông qua”, theo hãng Thông tấn Philippines (PNA).

Quyết định ban đầu ngày 10/1/2023 tuyên bố JMSU vi hiến vì cho phép các tập đoàn thuộc sở hữu nước ngoài hoàn toàn tham gia vào việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên của đất nước mà không tuân thủ các biện pháp bảo vệ hiến pháp.

Tòa cho rằng để có hiệu lực, JMSU phải được thực hiện và thực hiện trực tiếp bởi nhà nước, thông qua các thỏa thuận hợp tác sản xuất, liên doanh hoặc chia sẻ sản xuất với công dân Philippines hoặc công ty đủ điều kiện, thông qua việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô nhỏ hoặc thông qua các thỏa thuận được ký kết với các tập đoàn thuộc sở hữu nước ngoài liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật hoặc tài chính để thăm dò, phát triển và sử dụng khoáng sản quy mô lớn.

Tuyên bố cho biết thỏa thuận JMSU là “vi hiến vì nó liên quan đến việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên”, mà theo đó nó trao quyền cho các tập đoàn thuộc sở hữu nước ngoài khám phá tài nguyên thiên nhiên của Philippines mà không cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ từ hiến pháp.

Tòa án Tối cao cũng nhận thấy thỏa thuận không có “toàn quyền kiểm soát và giám sát dưới JMSU”. Thỏa thuận này có nghĩa là “PNOC cho phép sở hữu chung thông tin về tài nguyên thiên nhiên của chúng tôi trong Khu vực Thỏa thuận với CNOOC và PetroVietnam một cách bất hợp pháp”.

Theo thỏa thuận, để PNOC cung cấp thông tin cho nhà nước Philippines về khu vực này, công ty này cần phải có sự chấp thuận của CNOOC và PetroVietnam. Điều này, Tòa án Tối cao cho biết, “là không thể chấp nhận được”.

Ngay sau quyết định của Tòa tối cao Philippines vào tháng 1/2023, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng nói rằng “các hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác biển cần tuân thủ luật pháp quốc tế, gồm UNCLOS 1982 và tôn trọng quyền của các quốc gia liên quan”.

Thỏa thuận JMSU được ký vào năm 2005 và đã hết hạn vào năm 2008. 

Đã có vấn đề trong khu vực theo thỏa thuận JMSU trong những năm gần đây, với việc Tàu Trung Quốc đã đâm tàu đánh cá Philippines trong khu vực này, theo trang Energy Voice.

Trang này dẫn một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) năm 2010 về JMSU cho biết thỏa thuận JMSU ra đời sau rạn nứt giữa Mỹ và Philippines. Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội và hứa hẹn một số cam kết cho vay đối với Philippines.


Đường sắt cao tốc Việt Nam-Trung Quốc: ‘Cần cân nhắc lợi hại’ 

06/7/2023 

VOA Tiếng Việt 

Một chuyến tàu cao tốc của Trung Quốc chạy tuyến Bắc Kinh-Thượng Hải

Một chuyến tàu cao tốc của Trung Quốc chạy tuyến Bắc Kinh-Thượng Hải 

Kết nối đường sắt tốc độ cao với Trung Quốc là việc tốt để giúp phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nhưng Hà Nội cần cân nhắc những rủi ro về mặt an ninh cũng như kinh tế, một nhà quan sát từ trong nước nói với VOA.

Thủ tướng Phạm Minh Chính của Việt Nam trong các cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi cuối tháng Sáu đều nêu đề xuất nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc, khổ tiêu chuẩn kết nối hai nước. Đáp lời ông Chính, ông Tập được dẫn lời nói ông ủng hộ tăng cường kết nối đường sắt, đường bộ và hạ tầng cửa khẩu với Việt Nam.

Hiện tại đường sắt Việt Nam kết nối với đường sắt Trung Quốc qua hai ngõ là Đồng Đăng ở đông bắc, từ đó đi đến Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây, và Lào Cai ở tây bắc để đi đến Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Tuy nhiên, đây là tuyến đường sắt tốc độ thường với khổ đường ray khác nhau ở mỗi nước.

Thúc đẩy giao thương

Trao đổi với VOA từ Hà Nội, ông Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, cho rằng Việt Nam cần xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho mục đích thúc đẩy giao thương với Trung Quốc qua đó giúp kinh tế trong nước phát triển.

“Người Pháp từ cả trăm năm trước họ đã mở tuyến đường sắt từ Hà Nội lên Lào Cai rồi đi đến tận Côn Minh cũng vì mục đích phát triển kinh tế như vậy,” ông A chỉ ra.

Bên cạnh đó, tuyến đường sắt cao tốc nối từ Côn Minh đến thủ đô Vientiane của Lào, vốn đã đi vào hoạt động từ cuối tháng 12 năm 2021 qua đó thúc đẩy mạnh mẽ giao thương giữa Lào, Thái Lan với Trung Quốc, cũng là một nhân tố thúc đẩy Việt Nam phải xây dựng tuyến đường sắt cao tốc của riêng mình nối với Trung Quốc, cũng theo lời ông Nguyễn Quang A.

Theo tờ Kinh tế-Đô thị thì sau một năm hoạt động, tuyến đường sắt cao tốc Côn Minh-Vientiane dài trên 1.000 km đã vận chuyển hơn 8,5 triệu lượt hành khách và 11,2 triệu tấn hàng hóa. Tuyến đường sắt này cũng tham gia vào vận chuyển liên vận quốc tế đến hơn 10 nước với giá trị giao thương đạt gần 1,7 tỷ đô la.

Để so sánh, trong cùng năm 2022, đường sắt Việt nam chỉ vận chuyển được 4,52 triệu lượt hành khách và 5,7 triệu tấn hàng hóa, theo số liệu mà Kinh tế-Đô thị dẫn lại từ Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

Tuy nhiên, ông A cho rằng nếu xét về các yếu tố địa chính trị, an ninh, sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc thì việc xây dựng tuyến đường sắt như đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính ‘có nhiều thứ phải cân nhắc’.

“Đây là bài toán rất phức tạp gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh và cần phải cân nhắc rất kỹ lưỡng,” ông nhận xét.

Thứ nhất, nếu dự án này nằm trong khuôn khổ Một vành đai-Một con đường theo sáng kiến của ông Tập thì ‘ai là bên đầu tư, vốn ra sao, nếu Việt Nam phải vay thì vay bao nhiêu, lãi suất ra sao, thời hạn thế nào…’, ông A chỉ ra và lưu ý Việt Nam nên tránh bị lệ thuộc vào chủ nợ.

Ngoài ra cần phải tính toán với số tiền đầu tư như thế, lãi suất như thế, sau thời hạn hoạt động thì số tiền sinh lợi có đủ bù chi phí bỏ ra hay không, ông đặt vấn đề.

Ông A cũng bày tỏ nghi ngờ về việc đường sắt cao tốc liệu có hiệu quả kinh tế trong việc vận chuyển hàng hóa hay không vì chi phí xây dựng đường sắt cao tốc rất đắt đỏ.

“Nếu mục tiêu chủ yếu là vấn đề vận tải hàng hóa là nhiều, chứ không phải vận tải hành khách thì tốc độ lên tới hơn 300 km/h là hoàn toàn vô nghĩa,” ông phân tích và chỉ ra các hệ thống cao tốc có tốc độ từ 300 đến 400 km/h như TGV của Pháp hay Shinkansen của Nhật chủ yếu là để vận chuyển hành khách.

“Nhưng nếu ở tốc độ 150-170km/h hay là thấp hơn một chút thì chuyên chở hàng hóa và hành khách nữa là hợp lý,” ông nói thêm.

‘Rủi ro lệ thuộc’

Riêng về vận tải đường sắt liên vận, tức là hàng hóa Việt Nam ‘mượn đường’ Trung Quốc để xuất sang một nước thứ ba ở châu Âu, ông A nói lúc quan hệ hai nước tốt đẹp thì sẽ rất tốt cho Việt Nam nhưng nó sẽ khiến xuất khẩu Việt Nam ‘lệ thuộc vào đường sắt Trung Quốc’. Vận tải đường sắt liên vận có lợi thế là thời gian ngắn hơn, chi phí rẻ hơn so với đi bằng đường biển.

“Nhưng trong trường hợp có chuyện gì đấy xảy ra thì tuyến đường ấy sẽ bị cắt thôi,” ông A cho biết.

Ngoài ra, yếu tố an ninh cũng nên xem xét vì nếu đồng bộ khổ đường ray của Việt Nam với khổ đường ray Trung Quốc thì trong trường hợp Trung Quốc xâm lược Việt Nam, họ có thể tận dụng đường sắt để chở binh lính và vũ khí chạy thẳng sang Việt Nam, ông A chỉ ra.

“Đây là vấn đề có cả lợi lẫn hại, có được có mất,” ông nói. “Nhưng nếu nói rủi ro quá mà dẹp không làm cũng có thể là sai lầm, còn nếu quyết tâm làm bằng mọi giá cũng là sai lầm.”

Tuyến Hải Phòng-Côn Minh dài 855 km là tuyến đường sắt kết nối Việt Nam với Trung Quốc đầu tiên được người Pháp xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 1910, nhưng hoạt động đến năm 2000 thì phía Trung Quốc cho ngưng lại và chỉ còn chạy từ Hải Phòng lên đến Lào Cai. Hồi năm 2015, giới chức đường sắt hai nước đã thống nhất sẽ cho sửa chữa, nâng cấp để nối lại tuyến đường này.

Ngoài ra, hiện tại còn tuyến đường sắt Hà Nội-Nam Ninh và Hà Nội-Côn Minh khởi hành từ ga Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội là kết nối từ Việt Nam sang Trung Quốc, theo Tổng Công ty đường sắt Việt Nam.

Tuy nhiên, do khác biệt khổ đường ray, tuyến tàu Hà Nội-Côn Minh có khổ 1.000mm bên phía Việt Nam khi băng qua Lào Cai vào lãnh thổ Trung Quốc nếu muốn đi tiếp sâu vào nội địa nước này phải chuyển hàng hóa sang toa có khổ đường ray 1.435mm tại ga Hà Khẩu Bắc, thành phố Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, để hòa mạng đường sắt Trung Quốc.

Còn tuyến đường sắt còn lại đến Nam Ninh, Quảng Tây, qua cửa khẩu Đồng Đăng, tàu Việt Nam kết nối với đường ray khổ 1.435 của Trung Quốc đi sâu vào nội địa Trung Quốc và quá cảnh sang các nước Trung Á và châu Âu cũng như ngược lại, cũng theo Tổng Công ty đường sắt Việt Nam.

Đường sắt Việt Nam đã thực hiện vận chuyển liên vận quá cảnh Trung Quốc từ hai năm nay, xuất khẩu hàng sang các nước như Mông Cổ, Kazakhstan, Uzbekistan, Nga, Tajikistan, Ba Lan, Anh, Đức… và nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc vào lại Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com

VNCS: Kinh tế vỉa hè thời hăm he thu phí

06/7/2023

VNTB – Kinh tế vỉa hè thời hăm he thu phí

Nói đến hè phố ở đô thị Việt Nam, người ta có thể liên tưởng ngay đến những gánh hàng rong, những hàng quán bên đường. Sự tận dụng không gian vỉa hè, phần nào làm cản trở lưu thông. Nhưng kinh tế vỉa hè còn là một phần tất yếu không thể thiếu trong các đô thị Việt Nam, đặc biệt là với các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn.

“Chú là có bốn đứa con, mà bây giờ chú đã trên 70 mà chú vẫn còn phải đi làm như vầy, một ngày chú bán như vậy chú kiếm được, nhiều bữa được trăm mấy, hai trăm ngàn. Rồi thuốc men của chú với của thím, tự mấy con nó khó khăn quá thì nó phải lo cho gia đình nó chứ đâu có lo cho chú thím đâu”.

Trong tình cảnh đó của nhiều thân phận chọn hè phố làm nơi mưu sinh như ông Hiệp, nghiệt ngã thay, mới đây chính quyền thay vì giúp họ làm ăn tốt hơn như miễn các loại thuế phí, thì đàng này đưa ra những mức thu tăng cao hơn. Và để yên ổn làm ăn, tâm lý chung là đành chấp nhận thôi.

“Nếu mà cỡ bảy chục ngàn một mét vuông thì được. Sống ngoài đời vỉa hè thì hay bị bắt, mà nếu có thu phí thì đương nhiên chắc có lẽ là thông cảm. Đỡ bị hốt, đã thu phí thì đương nhiên là để cho người ta làm để đỡ bị hốt tới, hốt lui đồ. Nếu mà làm được điều đó nhà nước với nhân dân cùng đều phát triển. Người dân người ta sống ngoài đường người ta đỡ lo, rồi nhà nước cũng có thu nhập”.

Tâm thế miễn cưỡng chấp nhận trong chuyện chẳng đặng đừng nếu phải đóng phí này để có một nơi để mưu sinh cũng là trải lòng của cụ ông Hồ Văn Hiệp

“Vừa sống, vừa thuốc men, một ngày trăm mấy hai trăm ngàn thì làm sao để đủ sống, làm sao mà có tiền để đóng… không thể nào mà đóng nỗi rồi đó. Nếu như nhà nước ra cái chuyện đó mà để cho mình bán thì mình cũng phải là ráng mà cố gắng mà để đóng mà có bán”.

Việc duy trì được tính đặc trưng của vỉa hè ở Việt Nam sẽ giúp cân bằng và hài hòa được nhiều nhu cầu thực tế. Và trong bối cảnh nền kinh tế hậu dịch giã, cần thiết ở đây là chính quyền đô thị phải cùng san sẻ với người dân đang mưu sinh nơi hè phố hơn là tìm cách tận thu bằng các loại phí quản lý.


Gia đình bí thư huyện ủy ‘cướp’ 115 ha đất rừng, giờ nhà nước đòi không trả

Lê Thiệt /SGN
05/7/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/02-dat-rung-1.jpg

Một phần khu đất rừng mà ông Nguyễn Đình Kim – nguyên bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh (Bình Định) – làm giấy tờ giả để chiếm hữu – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Chuyện gia đình ông Nguyễn Đình Kim khi còn đương chức Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh đã tổ chức ‘cướp’ 115ha đất rừng, tiếp tục làm dân chúng phẫn nộ khi gia đình ông không chịu trả lại phần đất rừng này.

Ông Kim cũng có thời gian làm việc tại Chi cục Kiểm lâm Bình Định cũng như từng nắm cương vị Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, nên có một thời được ví như “Vua rừng”, muốn gì được nấy, kể cả chuyện giả chữ ký người thân để cướp đất rừng, cũng không ai dám nói.

Sau khi ông Kim về hưu, lãnh đạo mới của huyện Vĩnh Thạnh mới có điều kiện điều tra, và phanh phui toàn bộ chuyện ông Kim đã cướp đất rừng như thế nào. Từ đó, lãnh đạo huyện đã ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu hồi toàn bộ diện tích đất rừng mà ba cha con ông Kim đã chiếm cứ từ đó đến nay.

Tuy nhiên, mọi việc không hề dễ dàng.

Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Bình Định, để được giao đất rừng phòng hộ, ông Nguyễn Đình Kim đã tự viết đơn, giả chữ ký, làm giúp hồ sơ xin giao đất cho ba hộ dân và một cá nhân. Đặc biệt, những hộ dân và cá nhân này đều có quan hệ họ hàng với ông Kim. Từ khi được giao đất (năm 2004) đến nay, ông Kim trực tiếp quản lý, sử dụng.

Cụ thể, UBND huyện Vĩnh Thạnh giao tổng cộng 115ha đất rừng phòng hộ cho ông Kim giữ 85ha, hai con trai Nguyễn Đình Sơn giữ 30ha, Nguyễn Đình Ngân giữ 23.4ha, Nguyễn Chí Tranh – cháu ông Kim (thuê và được cấp sổ khoảng 10ha đất).

Cho đến nay chỉ riêng ông Nguyễn Đình Ngân, hiện đang là Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện, trả lại sổ đỏ. Có lẽ ông ta còn muốn giữ ghế nên đành hy sinh 23.4ha đất rừng. Riêng ông Kim và người con tên Sơn chẳng hiểu lý do gì vẫn chưa chịu trả.

Ông Thông nói nếu hai cha con ông Kim không trả sổ đỏ cũng chẳng sao, họ cũng chẳng bán được cho ai, và chính quyền sẽ ra quyết định hủy hai sổ đỏ đó. Chúng cũng chẳng có giá trị pháp lý gì nữa.

Thái độ không chịu trả lại những thứ không thuộc về mình của ông Kim làm dư luận phê phán hai cha con ông Kim mạnh mẽ. Họ còn nhắc lại chuyện ông Kim giả chữ ký để chiếm đoạt đất rừng năm xưa, và kiến nghị chính quyền phải khởi tố ông Kim về chuyện làm và sử dụng giấy tờ giả.

Trước đó, theo kết luận của thanh tra, nguyên Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh Nguyễn Đình Kim đã tự viết đơn, chữ ký, làm giúp hồ sơ xin giao đất cho năm trường hợp đều có quan hệ họ hàng với ông gồm: Chị ruột, ba cháu ruột và con trai (có bốn trường hợp sau đó thực hiện chuyển nhượng, kết quả cuối cùng hơn 138ha đất rừng phòng hộ về tay hộ ông Kim và hai con trai).

Theo lãnh đạo huyện Vĩnh Thanh, vụ việc này đang được điều tra, và sẽ sớm có kết luận. Dư luận địa phương yêu cầu Thanh tra Chính phủ nên vào cuộc điều tra luôn ai đã giúp ông Kim ém nhẹp vụ ăn cướp đất rừng này từ 5 năm nay.


Sợi thòng lọng vô hình, Đảng dùng công an làm bàn tay rút dây thắt cổ dân?

06/7/2023 

Sáng ngày 1/7, phát biểu tiếp thu giải trình tại buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, có nói về tình trạng thiếu trường, thiếu lớp công lập, và nhận định “Hà Nội là điển hình”.

Thực tế, không riêng gì Hà Nội, khắp nơi tại Việt Nam đều đang thiếu trường công lập. Chính vì vậy nên mới xảy ra tình trạng chạy trường chạy lớp cho con vào trường công lập rất phổ biến. Theo một bạn có con học tiểu học tại một trường tư ở TP HCM cho chúng tôi biết, để chạy cho con vào trường công lập ở Quận 3, TP HCM, anh ta phải chi cả trăm triệu đồng.

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/07/Hinh-01-TB-20-1550x872.jpg

Giáo dục thiếu trường 

Thực ra, học trường công lập cũng không tốn ít hơn, hằng năm vẫn bị đóng các khoản phí “tự nguyện” bắt buộc không nhỏ, mặc dù, khoản học phí là không đáng kể. Ngành giáo dục tại Việt Nam không được trợ giá của nhà nước, cho nên, mỗi trường mỗi kiểu, đua nhau tìm mọi cách moi cho cạn túi phụ huynh.

Cũng trong ngày 1/7, báo Vnexpress cho biết, Thông tư Quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, do cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước cung cấp, được Bộ Y tế ban hành ngày 1/7, hiệu lực từ ngày 15/8. Giá giường dịch vụ bệnh viện công tối đa 4 triệu đồng một ngày.

Hiện nay, giá công lao động phổ thông khoảng 300 ngàn/ngày. Như vậy, mỗi công nhân lao động phải mất hơn 13 ngày mới trả được 1 ngày tiền viện phí. Thật là kinh khủng cho người dân nghèo ở Việt Nam. Nếu bị bệnh cũng không dám đến bệnh viện vì chi phí quá đắt đỏ.

Y tế và giáo dục là 2 lĩnh vực thuộc về an sinh. Cả hai lĩnh vực này đều bị chính quyền bỏ phế, không cung cấp nhân sách trợ giá. Điều đó khiến cho ngành này, nếu muốn tồn tại thì phải siết cổ dân. Đấy là cách mà nhà nước tự xưng là “của dân, do dân và vì dân” đã làm.

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/07/Hinh-02-TB-9-1550x872.jpg

Y tế công đang siết cổ dân nghèo 

Theo Nghị Quyết 70/2022/QH15 về phân bổ ngân sách 2023, thì ngân sách cho Bộ Công an là 99.953 tỷ đồng; ngân sách cho Bộ Y tế là 7.467 tỷ đồng; ngân sách cho Bộ Giáo dục và Đào tạo là 6.255 tỷ đồng. Cả Bộ Giáo dục và Bộ Y tế đều không bằng 1/10 ngân sách dành cho Bộ Công An. Có người nhận xét rằng, chỉ cần cắt đi 20% từ Bộ Công an, san sẻ cho Bộ Y tế và Bộ Giáo dục, thì người dân nghèo đã không bị thít cổ như thế.

Tại các nước dân chủ, ngân sách cho Y tế và Giáo dục bao giờ cũng vượt rất nhiều lần so với ngành cảnh sát. Nhờ đó mà người dân mới tiếp cận được y tế giá rẻ và giáo dục giá rẻ. Đằng này, Đảng Cộng sản lại tước bỏ hết an sinh dành cho toàn dân, để vỗ béo ngành công an. Cho nên, thu nhập của người dân Việt Nam được xem là ở mức trung bình thấp của thể giới, nhưng chất lượng cuộc sống thì thấp hơn những quốc gia có thu nhập cùng hạng rất nhiều. Nguyên nhân là người dân phải sống với các chi phí mua nhà, sắm xe, chi phí học hành, chi phí y tế vv… quá đắt đỏ.

Việc siết cổ toàn dân mang lại 2 lợi ích lớn cho Đảng. Họ dùng tiền đó vỗ béo ngành công an, để tiếp tục đe dọa khiến dân không được đòi hỏi gì. Thứ nhì là họ buộc người dân phải suốt ngày đầu tắt mặt tối, vùi đầu vào việc kiếm sống, mà không có thời gian để suy nghĩ gì cao xa.

Đã làm công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thì xem như là đối tượng cho Đảng bòn rút. Đảng Cộng sản thừa biết, họ làm mất lòng dân, nên phải có cách bòn rút sức dân, để gia cố thành trì vững chắc cho Đảng. Với 100 triệu dân thì đấy là nguồn khai thác vô hạn để gia cố thành trì.

Một nhà nước tử tế thì không cần phải dùng tuyên truyền để bảo dân phải tin tưởng mình. Một nhà nước tử tế thì sẽ mang lại giàu có, thịnh vượng, công bằng, tự do cho dân. Thì tự nhiên dân tin tưởng và nhà nước vững bền thôi.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://tuoitre.vn/bi-thu-dinh-tien-dung-ha-noi-la-dien-hinh-thieu-truong-lop-cong-20230701132836979.htm

https://vnexpress.net/gia-giuong-dich-vu-benh-vien-cong-toi-da-4-trieu-dong-mot-ngay-4624080.html

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-70-2022-QH15-phan-bo-ngan-sach-trung-uong-2023-541863.aspx

Tại sao TBT Trọng lại đưa ông Thưởng vào Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương? Trần Đông A 

Thursday, July 6th, 2023

05/7/2023  – Trần Đông A 

Hình minh hoạ.

Hình minh hoạ. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là một trong bốn lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSVN, sau Tổng bí thư (Theo quy ước). Một chức năng của ông Thưởng là thống lĩnh lực lượng vũ trang. Vậy cớ sao Bộ Chính trị lại chỉ định ông tham gia vào Ban Thường vụ?

(more…)

Việt Nam: Tự do tôn giáo – ‘con ngựa thành Troy’ về tư tưởng và nỗi sợ của đảng CSVN

Thursday, July 6th, 2023

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London – 05/7/2023

Tự do tôn giáo – ‘con ngựa thành Troy’ về tư tưởng và nỗi sợ của đảng CSVN

Công an huyện Krông Ana, tỉnh Đak Lak bị tố cáo bắt cóc Tín đồ Tin Lành Tây Nguyên hồi tháng 12/2022 

FB Người Thượng vì Công lý 

(more…)

‘Việt Nam  cần giúp người dân hiểu 15,5 tỷ USD tài trợ cho năng lượng sạch được tiêu vào đâu’

Wednesday, July 5th, 2023

Mỹ Hằng – BBC News Tiếng Việt

05/7/2023

Vietnam, coal use

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Việt Nam đang cho thấy sự rốt ráo của mình trong việc thực hiện cam kết phát thải bằng không vào năm 2050, nghĩa là loại bỏ hoàn toàn điện than vào năm này để ưu tiên phát triển năng lượng sạch.

Kế hoạch Điện 8 (PDP8) sau nhiều năm trì hoãn, đã được thủ tướng chính phủ thông qua vào tháng Năm, cho thấy tiến bộ đáng kể khi Việt Nam vạch ra lộ trình giảm đáng kể công suất điện than. 

Tuy thế, mọi kế hoạch hiện mới chỉ nằm trên giấy tờ. 

Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang thiếu điện và đang có kế hoạch tăng công suất điện than lên 30GW vào năm 2030 trước khi có thể bắt đầu giảm như dự kiến. 

VN, coal use

Việt Nam cũng chưa công bố kế hoạch cụ thể nào để phát triển điện gió và điện mặt trời, trong khi có thông tin nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này thời gian qua ở bên bờ phá sản khi lưới điện quốc gia lạc hậu không thể mua nổi toàn bộ lượng điện mà họ sản xuất.

Việt Nam đã ký Thỏa thuận Đối tác Chuyển đổi Năng lượng sạch (JETP) năm 2022 với các nước G7, để nhận 15,5 tỷ USD tài trợ nhằm thực hiện quá trình này. Số tiền này sẽ được chi tiêu vào đâu? Ai là người hưởng lợi?


Vietnam, coal use

Ai sẽ giám sát toàn bộ quá trình này khi Việt Nam bỏ tù các nhà hoạt động môi trường hàng đầu lẽ ra đã đóng vai trò quan trọng này?

BBC News Tiếng Việt trao đổi với bà Lucy Hummer, nhà nghiên cứu tại Global Energy Monitor về các vấn đề nói trên.


BBC: Ai sẽ giám sát quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch của Việt Nam khi chính phủ bỏ tù các nhà hoạt động môi trường chủ chốt?

Bà Lucy Hummer: Không ai có thể thực sự thay thế các nhà bảo vệ môi trường và khí hậu – những người đã bị bịt miệng – nếu không có điều gì đó lớn hơn được thay đổi. 

Bất cứ hành động đàn áp nào đối với sự chỉ trích, phản đối, truyền thông độc lập và hơn thế nữa cần phải được chấm dứt để sự chuyển đổi sang năng lượng sạch được thành công. 

Việt Nam đã ký thỏa thuận nhận hàng tỷ USD từ quốc tế để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, một phần với điều kiện rằng họ sẽ để xã hội dân sự tham gia vào tiến trình này, nhưng chính phủ Việt Nam có vẻ như đã không thực sự nghiêm túc với điều kiện được đặt ra. 

VN, coal use

Cộng đồng quốc tế cần đảm bảo rằng Việt Nam tôn trọng các quyền cơ bản của các nhà bảo vệ môi trường và khí hậu. Nói cách khác, khả năng các công dân và tổ chức được tham gia một cách an toàn và cởi mở vào tiến trình chuyển đổi năng lượng của đất nước cần phải được xem là một thước đo của sự tiến bộ trong quá trình chính thức thực hiện JETP. 


BBC: Việc thiếu các cơ quan giám sát độc lập có thể ảnh hưởng như thế nào đến tính minh bạch và chất lượng của quá trình chuyển đổi này?

Bà Lucy Hummer: Theo dõi và đánh giá là các yếu tố tối quan trọng của bất cứ chương trình công nào, đặc biệt trong các trường hợp như thế này, khi mà sự bình đẳng và sự tham gia của tổ chức xã hội dân sự đang được quan tâm. 

Các thiết kế để đánh giá tính hiệu quả của quá trình chuyển đổi này cần phải đo đạc được, trả lời được, và phải minh bạch. 

Cũng giống các thỏa thuận tài chính sử dụng các chỉ số hiệu suất chính, việc triển khai quỹ JETP cần phải:

  • sử dụng một cơ chế phản hồi ưu tiên đóng góp từ các bên liên quan; 
  • phác thảo đầu vào, đầu ra, và kết quả; 
  • cung cấp một bản phác thảo sử dụng quỹ; 
  • cho biết các yếu tố này có thể thay đổi thế nào theo thời gian

Như các số liệu mới nhất của Global Energy Monitor chỉ ra, còn nhiều câu hỏi quan trọng đang bỏ ngỏ.

Nếu Việt Nam có thể đạt các điều kiện đặt ra trong Kế hoạch Điện 8 (PDP8) và JETP, toàn bộ các nhà máy điện than đã đề xuất nhưng chưa được triển khai xây dựng cần phải được hủy bỏ. Việc này bao gồm hủy bỏ 4GM công suất điện than mới hiện vẫn đang được cân nhắc vào năm nay. 

Bà Lucy Hummer, nhà nghiên cứu của Global Energy Monitor có trụ sở tại Washington, Mỹ
Bà Lucy Hummer, nhà nghiên cứu của Global Energy Monitor có trụ sở tại Washington, Mỹ – Nguồn hình ảnh, GEM – Chụp lại hình ảnh, 

Xây dựng các nhà máy điện than mới hay các nhà máy sử dụng năng lượng hóa thạch khác sẽ phải trả một giá đắt về kinh tế, xã hội và môi trường, hơn là năng lượng sạch, và sẽ khiến Việt Nam mắc kẹt với công nghệ đắt đỏ, lạc hậu và bẩn. 

Các phân tích sơ bộ của GEM về các dự án điện than được đề xuất bên ngoài Trung Quốc cho thấy Việt Nam đang dẫn đầu toàn cầu về hủy bỏ các dự án điện than đã đề xuất vào năm nay, giảm 9,6 GW từ tháng 1-5/2023. 

Để tiếp tục đà này, các công dân cần phải có quyền tham gia vào quá trình thảo luận và đảm bảo quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch sẽ được thực hiện như dự kiến.

Ưu tiên các đóng góp, phản hồi từ các bên liên quan có nghĩa là việc triển khai quỹ JETP cần phải được thực hiện với sự tham gia của xã hội dân sự, theo đúng thỏa thuận đối tác và mục tiêu khí hậu. 

Việt Nam nên thực hiện đánh giá toàn bộ quá trình chuyển đổi này trước, trong và sau khi triển khai, làm rõ cho các công dân biết một cách chính xác khoản tiền này được tiêu như thế nào và tiêu vào đâu.

Các bên liên quan có thể quan tâm xem JETP được thực hiện thế nào, khung thời gian thực hiện như thế nào vào ai có thể được hưởng lợi trực tiép từ quỹ này. 

Truyền thông cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và mang tính chiến lược, và nó phải dễ hiểu, thực sự tạo cơ hội cho đối thoại và phản hồi mang tính xây dựng. 

Phác thảo các yếu tố đầu ra, đầu vào và kết quả nghĩa là Việt Nam nên dỡ bỏ bất kỳ rào cản nào để giúp người dân hiểu hàng tỷ USD được tiêu vào đâu. 

Trong khi đầu ra là các sản phẩm – kết quả của JETP (như các dự án năng lượng trên thực tế, việc loại bỏ các dự án than và gas, các chương trình phát triển nguồn lực, v.v…), các kết quả ở đây nghĩa là các lợi ích dự kiến đạt được hay lý do chi tiêu. 

Các bên liên quan sẽ muốn hiểu lý thuyết về sự thay đổi và muốn giúp để định hình chúng. 


BBC: Việt Nam có thể học từ nước nào trong việc thực hiện JETP?

Bà Lucy Hummer: Ở Nam Phi, việc các bên có sự tham gia đáng kể vào quá trình này mang tới kết quả là một thỏa thuận chuyển đổi đối tác năng lượng sạch trong hai năm qua, do một ủy ban cấp cao lãnh đạo với nhiều đại diện.

Dựa trên các mức độ thay đổi mà quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch mang lại, căng thẳng ngay trong nội tại giữa các bên tham gia cũng được phơi bày. Sự cởi mở của các lãnh đạo Nam Phi và các nhà ra quyết định khác trong việc để các lãnh đạo xã hội dân sự tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng có thể coi là hình mẫu cho Việt Nam.

Cung cấp một khung thời gian cho việc sử dụng quỹ JETP nghĩa là Việt Nam không nên có che dấu bất cứ chi tiêu nào khi triển khai quỹ này. 

Minh bạch là một, nếu không nói là yếu tố cơ bản, hàng đầu của một chương trình giám sát hiệu quả. 

Chương trình JETP tương đối mới và vì vậy không có nhiều thiết kế dựa trên bằng chứng để làm theo khi phát triển cấu trúc triển khai quỹ. 

Việc này khiến việc biện minh và chứng minh quá trình ra quyết định thậm chí trở nên quan trọng hơn. 

Cho thấy các yếu tố này có thể thay đổi theo thời gian nhấn mạnh rằng JETP sẽ không bất biến. Việc giám sát cần phải được tiếp tục, có nghĩa các thông tin chia sẻ cũng cần phải được tiếp tục. Bước đầu tiên của quá trình này là việc phải trả tự do cho mọi tù nhân chính trị, và bước tiếp theo là phát triển một chiến lược để họ có thể được lên tiếng nói một cách lâu dài, ổn định, thay vì bịt miệng họ.

(Từ trái qua) Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hùng Dương, Hoàng Minh Hồng - những nhà hoạt động môi trường hàng đầu bị chính phủ Việt Nam bỏ tù. Trong số này chỉ có bà Khanh mới được trả tự do

Chụp lại hình ảnh, 

(Từ trái qua) Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hùng Dương, Hoàng Minh Hồng – những nhà hoạt động môi trường hàng đầu bị chính phủ Việt Nam bỏ tù. Trong số này chỉ có bà Khanh mới được trả tự do


BBC: Việt Nam vẫn chưa công bố kế hoạch cụ thể nào để phát triển năng lượng sạch như điện gió và điện mặt trời. Có thông tin rằng nhiều doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam có nguy cơ phá sản…

Bà Lucy Hummer: Dựa trên việc đo đạc các chỉ số điện mặt trời và điện gió của Global Energy Monitor, Việt Nam hiện đang có kế hoạch tăng công suất điện mặt trời và điện gió lên 5,5 lần vào năm 2030. 

Với 11,8 GW điện mặt trời diện rộng và 81,2 GW điện gió đã được công bố hoặc đang trong quá trình phát triển, Việt Nam cần đảm bảo các doanh nghiệp điện gió và mặt trời được xây dựng để thành công – như cách mà điện than đã đạt được trong nhiều thập kỷ. 

https://www.bbc.com/vietnamese

Việt Nam: mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng

Wednesday, July 5th, 2023

Vietnam becomes vital link in supply chain as business pivots from China

https://www.ft.com/content/29070eda-3a0c-4034-827e-0b31a0f3ef11

Tác giả: Orla Ryan – Anh Khoa dịch/VNTB

Đầu tư gia tăng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị khiến cơ sở hạ tầng cũng chịu sức ép. 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 05/7/2023: *Nhật Bản cho Việt Nam vay 61,000 triệu Yen *Đắk Lắk, Công an truy nã thêm ông Y Huăl Êban *Việt Nam: thiên đường ma túy trá hình?! *Bị bán sang Campuchia, cô gái 18 tuổi được cứu *Công an “làm chuyện ruồi bu”? *Kế toán trưởng Đỗ Văn Sơn ra đầu thú

Wednesday, July 5th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Nhật Bản ký thỏa thuận cho Việt Nam vay ưu đãi ODA 61,000 triệu Yen

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/mhatchovnvay.jpg

Tháng 3/2023, Ngài Shimizu Akira nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp tài chính Việt Nam” của Bộ Tài chính. (Ảnh minh họa: mof.gov.vn) 

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký thỏa thuận cho Chính phủ Việt Nam vay ưu đãi ODA với tổng trị giá gần 61.000 triệu yen, tương đương khoảng 636 triệu Úc kim.

(more…)

Đường lưỡi bò quay ngang trong phim Barbie: dốt địa lý thế mà cũng đòi yêu nước à?

Tuesday, July 4th, 2023

Đỗ Văn Tiến/ VNTB

04/7/2023

VNTB – Đường lưỡi bò quay ngang trong phim Barbie: dốt địa lý thế mà cũng đòi yêu nước à?

Đường lưỡi bò quay ngang bao quanh Greenland, chớ có ở gần Việt Nam đâu? 

Tin bộ phim Barbie của hãng Warner Bros đã bị cấm chiếu tại Việt Nam được báo chí Việt Nam và sau đó báo chí quốc tế đưa lên đồng loạt ngày 3/7/2023. Bài nào cũng tràn ngập sắc hồng của bộ phim có số tiền đầu tư 100 triệu đô la bị cấm chiếu ở Việt Nam chỉ chưa đầy 3 tuần trước khi được đưa ra công chiếu đồng thời ở Mỹ.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Ba 04/7/2023

Tuesday, July 4th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Việt Nam cấm chiếu phim Barbie vì có hình ‘đường lưỡi bò’: nhạy cảm thái quá hay cẩn tắc vô áy náy?

Trường Sơn, RFA – 04/7/2023

Việt Nam cấm chiếu phim Barbie vì có hình ‘đường lưỡi bò’: nhạy cảm thái quá hay cẩn tắc vô áy náy?

Ảnh minh họa: loạt búp bê Barbie tại Triển lãm New York hồi tháng 2/2020 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngJordan Strauss/Invision/AP file 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 03 tháng 7 năm 2023

Monday, July 3rd, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp

Huế: Làn sóng vỡ nợ khi đầu tư bất động sản tăng dần – Lê Thiệt /SGN

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/02-thi-truong-bds-Hue-1.jpg

Thị trường bất động sản thành phố Huế ảm đạm – Ảnh: Nhịp sống Thị trường 

(more…)

Việt Nam: Giáo dục công cụ ngu dân và sự bế tắc của chế độ toàn trị đảng Cộng Sản

Sunday, July 2nd, 2023

Trừ phi thoát khỏi sự “khủng bố” của đảng cộng sản, giáo dục nước nhà vĩnh viễn không trị dứt được những căn bệnh trầm kha ngặt nghèo…

Tùng Phong /SGN – 02/7/2023

Năm nào người dân cũng nghe câu quen thuộc rằng “Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng và lập kế hoạch phát triển giáo dục Việt Nam” (ảnh: PM/Vietnam+) 

(more…)

Thư số 141 gởi  Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Saturday, July 1st, 2023
Phạm Bá Hoa

Tôi là người Việt Nam. Chào đời năm 1930 tại Đại Ngãi, quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Phục vụ quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 12/5/1954 đến Giờ Thứ 25 ngày 30/4/1975. Sau ngày tang thương này, lãnh đạo Việt Cộng đẩy tôi vào trại tập trung trên đất Nam ngày 14/6/1975, chuyển đến trại tập trung trên đất Bắc ngày 16/6/1976, ra khỏi trại tập trung ngày 9/9/1987 về đến nhà ở Sài Gòn chiều ngày 12/9/1987. Rời khỏi Việt Nam đầu tháng 4/1991 đi tị nạn Việt Cộng trong đợt H05, và đang sống tại Hoa Kỳ. Tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam khi Việt Cộng độc tài còn cai trị quê hương tôi.

(more…)

Năng lượng tái tạo: Việt Nam học được gì từ các nước châu Âu?

Saturday, July 1st, 2023

BBC News – 01/7/2023

Thử nghiệm điện gió ngoài khơi tại Le Croisic, miền tây nước Pháp, ngày 26/6/2023

Nguồn hình ảnh, Getty Images

(more…)