Bà Phạm Thị Đoan Trang, khôi nguyên giải Nhân Quyền Martin Ennals 2022

Thursday, January 20th, 2022

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ:

BÀ PHẠM ĐOAN TRANG KHÔI NGUYÊN GIẢI NHÂN QUYỀN MARTIN ENNALS 2022

THẾ GIỚI ĐỒNG THANH VINH DANH VÀ BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN

Continue Reading »

Hà Nội: Hơn 40 y bác sĩ xuống đường vì không được trả lương trong 8 tháng

Saturday, January 15th, 2022

Hiểu Minh | DKN 12/01/2022 

Ảnh chụp màn hình Vietnamnet.
Continue Reading »

BỆNH VÔ CẢM

Saturday, January 15th, 2022


BÀI VĂN 9,5 ĐIỂM VỀ “BỆNH VÔ CẢM” GÂY XÚC ĐỘNG SÂU SẮC.

Những câu văn của em Phan Hoàng Yến, học sinh lớp 9A2 trường trung học Chu Văn An, Hà Nội đã gây ấn tượng mạnh với người đọc không chỉ bởi đề tài em lựa chọn mà còn bởi cách hành văn rất tinh tế và sắc sảo. Bài văn được cô giáo ch 9,5 điểm với nhận xét: “Em có những phát hiện và suy nghĩ sâu sắc về hiện tượng đáng buồn này. Một người có trái tim nhân hậu, đa cảm và tư duy sắc sảo như em thật đáng quý.

ĐỀ BÀI :

TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA EM VỀ MỘT SỰ VIỆC HOẶC HIỆN TƯỢNG Ở ĐỊA PHƯƠNG HOẶC TRƯỜNG, LỚP ..
(ĐẶT NHAN ĐỀ CHO BÀI VIẾT)

Continue Reading »

Thời sự thế giới Thứ sáu 07/01/2022: ​

Friday, January 7th, 2022

By thoisu 02 , January 7, 2022 0 Comments

Hun Sen thăm chính thức Miến Điện – ​Tokyo gia tăng tài chính cho chi phí Mỹ đóng tại Nhật – ​Mỹ, Nhật sắp họp bàn về vấn đề Đài Loan – Việt Nam: các tổ chức xã hội dân sự yêu cầu hủy bỏ ba điều của Bộ Luật Hình sự 2015

HÌNH ẢNH TRONG NGÀY:

Tây An: Phong tỏa nghiêm ngặt với chính sách Zero-COVID của Trung Quốc

image.png

Cổng ra vào của một khu cư dân tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây tháng 12, 2021 (AFP)

————————————

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 07 tháng 01 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Thủ tướng Hun Sen thăm chính thức Miến Điện để “làm dịu căng thẳng”

Ngoại trưởng Miến Điện Wunna Maung Lwin đón thủ tướng Cam Bốt Hun Sen tại Naypyidaw, thủ đô Miến Điện, ngày 07/01/2022. REUTERS – CAMBODIAN GOVERNMENT 

Hôm nay, 07/01/2022, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đến Naypyidaw, mở đầu chuyến viếng thăm chính thức hai ngày tại Miến Điện, để « làm dịu căng thẳng » tại quốc gia này. Ông sẽ hội đàm với các lãnh đạo tập đoàn quân sự. Đây là chuyến thăm Miến Điện đầu tiên của một lãnh đạo ngoại quốc kể từ cuộc đảo chính quân sự ngày 01/02/2021 lật đổ chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi. 

Theo hãng tin AFP, các tổ chức nhân quyền quốc tế và các nhà hoạt động chống tập đoàn quân sự ở Miến Điện đã kêu gọi lãnh đạo chính phủ Cam Bốt từ bỏ chuyến viếng thăm này. Nhưng ông Hun Sen lại tuyên bố là ông sẵn sàng kéo dài chuyến đi thêm một ngày nếu cần. 

Hôm qua, một cuộc biểu tình phản đối chuyến đi của thủ tướng Cam Bốt đã diễn ra ở vùng Saigang, miền tây bắc của nước này.    

Từ Phom Penh, thông tín viên Juliette Buchez tường trình: 

“Hun Sen, hãy ở nhà ông đi, đừng ủng hộ những cánh đồng chết nữa”. Đó là khẩu hiệu của những người biểu tình đã xuống đường hôm qua bất chấp sự đàn áp. Nội dung khẩu hiệu rất có ý nghĩa: Cam Bốt đã từng sống dưới chế độ Khmer Đỏ, tiếp theo là nhiều năm nội chiến. 

Thế mà, ông Hun Sen, vốn tự xem mình là một người bảo đảm cho hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế cho Cam Bốt, hôm nay đã đặt chân đến Naypyidaw, thủ đô vắng lặng của Miến Điện, và như vậy ông trở thành lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên đến thăm nước này kể từ cuộc đảo chính tháng 2/2021. 

Năm 2022, Cam Bốt giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN, mà Miến Điện là một trong những thành viên. Vào tháng 4/2021, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã đạt được bản Đồng Thuận 5 điểm, chủ yếu yêu cầu phải chấm dứt bạo lực ở Miến Điện. Con số hơn 1.400 thường dân bị sát hại cho thấy là bản Đồng Thuận ấy đã không có tác dụng gì. 

Mục tiêu mà thủ tướng Hun Sen đề ra là tái lập đối thoại, thuyết phục chính quyền quân sự thi hành bản Đồng Thuận 5 điểm, đưa Miến Điện trở lại bàn hội nghị của ASEAN. Thủ tướng Cam Bốt sẽ gặp tướng Min Aung Hlaing, cầm đầu phe đảo chính và gặp các đại diện khác của tập đoàn quân sự. Nhưng chính quyền Naypyidaw không chấp nhận cho ông Hun Sen tiếp xúc với lãnh đạo chính phủ dân sự bị lật đổ Aung San Suu Kyi và cũng như với đại diện các lực lượng phiến quân. 

Trong bối cảnh như vậy, nhiều nhà quan sát tỏ vẻ nghi ngờ về sự hữu ích của chuyến thăm chính thức này. Trong khi ASEAN vẫn xem cuộc đảo chính là không chính đáng, một số nhà quan sát sợ rằng chuyến đi của ông Hun Sen là khởi đầu của việc công nhận chính quyền quân sự Miến Điện.

Tokyo tăng đóng góp tài chính cho lực lượng Mỹ đóng tại Nhật

Ảnh do bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cung cấp: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin họp trực tuyến với hai đồng nhiệm Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và Nobuo Kishi ngày 06/01/2022. AP 

Hôm nay, 07/01/2021, Nhật Bản đã triển hạn và tăng thêm mức đóng góp tài chính cho lực lượng Mỹ trú đóng trên lãnh thổ nước này, trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, cũng như trong lúc Tokyo và Washington bất hòa với nhau do khủng hoảng y tế. 

Theo hãng tin AFP, thỏa thuận 5 năm mới, vừa được ký kết hôm nay, đã được ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo khi phát biểu khai mạc cuộc họp trực tuyến giữa bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng của hai nước. 

Bộ Ngoại Giao Nhật Bản cho hãng tin AFP biết là mức đóng góp của nước này cho việc duy trì lực lượng Mỹ trong 5 năm tới sẽ là 211 tỷ yen/năm, tức là tổng cộng 1.055 tỷ yen (8 tỷ euro), tăng khoảng 5% so với giai đoạn trước.       

Chiếu theo hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật có từ năm 1960, Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ về quân sự Nhật Bản, quốc gia hiện chỉ có một “Lực lượng phòng vệ” với phương tiện và khuôn khổ hoạt động hạn chế. Đổi lại, Tokyo phải đóng góp tài chính cho các chi phí liên quan đến sự hiện diện của khoảng 50.000 lính Mỹ trú đóng trên lãnh thổ Nhật Bản. 

Trong cuộc họp hôm nay, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhắc lại rằng chính “những hành động gây hấn” của Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng ở vùng eo biển Đài Loan cũng như ở vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông. Ông cũng xem các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên là một “mối đe dọa dai dẳng”, sau khi tuần này Bình Nhưỡng khẳng định đã bắn thử một tên lửa siêu thanh.

Trong một tuyên bố chung, các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ Nhật cũng đã bày tỏ mối quan ngại “sâu sắc và dai dẳng” về những vi phạm nhân quyền ở vùng Tân Cương, Trung Quốc và ở Hồng Kông, đồng thời kêu gọi “hòa bình và ổn định” cho vùng eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, cuộc họp trực tuyến hôm nay cũng diễn ra trong bối cảnh Tokyo và Washington bất hòa với nhau do tình hình dịch Covid-19. Cụ thể là do các ổ dịch Covid lớn tại những căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật, đặc biệt là ở tỉnh Okinawa. Các chính quyền địa phương cáo buộc lực lượng Mỹ đã khiến dịch bùng phát mạnh trở lại tại nhiều nơi ở Nhật Bản.  

Trên nguyên tắc hôm nay chính phủ Nhật Bản sẽ công bố những biện pháp mới để phòng chống dịch Covid-19 tại ba tỉnh có các căn cứ quân sự của Mỹ, trong đó có tỉnh Okinawa.

CDC Mỹ đề nghị mũi Pfizer thứ ba cho trẻ 12-15 tuổi 

Reuters 

Trụ sở Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ở Atlanta, Georgia.

Trụ sở Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ở Atlanta, Georgia. 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 5/1 mở rộng việc cho phép tiêm mũi vaccine Pfizer/BioNTech thứ ba nơi trẻ em từ 12 đến 15 tuổi.

Tuyên bố được đưa ra sau khi một ủy ban cố vấn bên ngoài CDC biểu quyết khuyến nghị nên tiêm mũi vaccine tăng cường cho trẻ em trong độ tuổi này ít nhất 5 tháng sau mũi tiêm thứ nhì.

Ủy ban này cũng khuyên CDC nên tăng cường khuyến nghị về các mũi vaccine bổ sung cho lứa tuổi 16-17. Trước đó, CDC chấp thuận việc tiêm mũi tăng cường cho độ tuổi này nhưng không khuyến nghị là tất cả các em 16-17 tuổi đều nên tiêm mũi thứ ba.

CDC nay tuyên bố rằng họ khuyến nghị các thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi nên tiêm liều vaccine Pfizer thứ ba.

Số ca nhiễm COVID tại Mỹ tăng tới mức kỷ lục trong những ngày gần đây vì biến thể Omicron. Tỷ lệ lây nhiễm tăng mạnh khi người lao động và học sinh trở lại làm việc và học hành sau kỳ nghỉ lễ, nâng cao khả năng hệ thống y tế bị quá tải cũng như các trường học và cơ sở kinh doanh phải đóng cửa.

Mỹ : Toà Tối cao sẽ xem xét lệnh tiêm chủng của Biden

Vào thứ Sáu — trong bối cảnh ca covid 19 tăng nhanh kỷ lục — Tòa án Tối cao Mỹ sẽ xem xét hai chính sách tiêm chủng của chính quyền Biden. Cụ thể các thẩm phán sẽ quyết định xem chính quyền liên bang có lạm quyền khi yêu cầu nhân viên của các doanh nghiệp lớn phải tiêm chủng (hoặc xét nghiệm thường xuyên) hay không; tương tự là quy định yêu cầu nhân viên y tế tại các cơ sở nhận tài trợ Medicare hoặc Medicaid phải tiêm chủng.

Hai lệnh này bị phản đối bởi các nhóm kinh doanh, tổ chức tôn giáo và 27 bang Cộng hòa. Họ cho rằng Quốc hội chưa bao giờ cho phép Cơ quan An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) hoặc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) ra lệnh tiêm chủng. Theo họ nguy cơ của đại dịch không “nghiêm trọng,” và do đó các lệnh là không “cần thiết.” Trong khi đó, chính quyền Biden nói luật rõ ràng trao quyền cho OSHA và HHS thực hiện các quy tắc có thể cứu “hàng ngàn sinh mạng” và ngăn ngừa “hàng trăm ngàn ca nhập viện.” Tòa án có thể sẽ nhanh chóng ra phán quyết — vì hai lệnh bắt buộc phải có hiệu lực từ đầu tuần tới.

Cộng đồng quốc tế bất lực trước tình hình ở Mali

Vào Chủ nhật, các nguyên thủ của Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) sẽ họp “hội nghị thượng đỉnh bất thường” về Mali. Nhóm đã nỗ lực vận động các nhà lãnh đạo đảo chính tháng 8 năm 2020 đồng ý tổ chức bầu cử sau 18 tháng. Nhưng đến tháng 5 năm 2021, nhà lãnh đạo đảo chính Assimi Goita lại đảo chính một lần nữa, bắt giữ các nhân vật dân sự do ông cài đặt và tự xưng làm tổng thống. Tháng 2 này là thời hạn 18 tháng, và dĩ nhiên không có bầu cử. Thay vào đó, sau khi “tham vấn quốc gia,” chính quyền quân sự đề xuất nắm quyền thêm 5 năm nữa.

Pháp và các nước phương Tây khác, vốn có hàng nghìn quân ở Mali để chống thánh chiến, đều không vui vẻ gì với tình hình này. Đặc biệt khi chính quyền quân sự đưa lính đánh thuê Nga đến hỗ trợ. ECOWAS đã áp đặt biện pháp trừng phạt lên khoảng 150 người có liên quan đến đảo chính cùng gia đình của họ. Nhiều khả năng sẽ có thêm trừng phạt. Chỉ chưa rõ chúng có giúp ích hay không.

Thị trường lao động Mỹ nóng lên

Các dự báo đang cho thấy có khoảng 400.000 người mới tìm được việc ở Mỹ trong tháng 12, trước khi dữ liệu được công bố vào thứ Sáu. Lại một bằng chứng nữa cho thấy thị trường lao động phục hồi ngoạn mục từ đáy của đại dịch.

Biến thể omicron nhiều khả năng sẽ tạo thêm áp lực lên thị trường. Mọi người sẽ không mất việc, nhưng một số người ngại tham gia thị trường lao động. Đó là một vấn đề đau đầu cho các doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng đầy đủ. Nó cũng đặt ra một câu hỏi hóc búa cho Cục Dự trữ Liên bang, vốn đã tuyên bố sẽ không tăng lãi suất trước khi nền kinh tế trở lại “việc làm tối đa.” Song cho dù có hàng triệu người chọn ở nhà, tỷ lệ thất nghiệp vẫn sẽ giảm xuống dưới 4% trong năm 2022, qua đó thúc đẩy Fed hành động ngay tháng 3 này.

Tuy nhiên, báo cáo sáng Thứ Sáu 7/1/2021, chỉ có 199,000 công việc được thêm vào trong tháng 12, hụt xa như dự đoán (HD Press cập nhật theo The Daily Caller).

Các hãng xe hơi đổ đến CES

Mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn giữa sản xuất ô tô và công nghệ sẽ được thể hiện rất rõ tại CES, sự kiện công nghệ xa hoa đang diễn ra ở Las Vegas cho đến thứ Bảy. Bên cạnh TV màn hình khổng lồ, máy theo dõi sức khỏe cho mèo và trang phục chơi game kích thích cơ bắp bằng điện cực, các nhà sản xuất ô tô cũng tham gia. (Nhiều hãng đã tham dự trực tuyến vì covid-19.)

General Motors dùng sự kiện này để ra mắt chiếc bán tải Silverado chạy điện mới của họ, trong khi Mercedes-Benz công bố mẫu xe điện đang phát triển có thể đi được 1.000 km mang tên Vision EQXX. Trong khi đó, dường như ngó lơ trào lưu xe điện, BMW trình làng một chiếc xe có thể thay đổi màu sắc chỉ bằng một nút bấm. Ngoài ra các thoả thuận cũng được kí kết giữa các nhà sản xuất ô tô và công ty chip như Mobileye của Intel và Qualcomm. Các thương vụ này sẽ cải thiện lái xe có hỗ trợ và đẩy nhanh phát triển ô tô tự hành.

Mỹ nhắm tăng cường quan hệ kinh tế với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – Reuters 

Ông Kurt Campbell, điều phối viên của Tòa Bạch Ốc phụ trách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mỹ cần “tăng cường cuộc chơi” trong giao tiếp kinh tế với châu Á, điều phối viên của Tòa Bạch Ốc phụ trách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell, kêu gọi ngày 6/1 và cho rằng phương án này là yếu tố xác định chính sách của Mỹ tại khu vực trong năm.

Ông Campbell, tại một hội thảo trực tuyến của Tổ chức Carnegie vì Hoà bình Quốc tế, nói Tổng thống Joe Biden đã chỉ rõ Mỹ cần khởi xướng trong việc thành hình giao tiếp kinh tế và thương mại cũng như những tập tục buôn bán ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dường trong lúc ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng.

“Đây là một khu vực mà nước Mỹ cần tăng cường cuộc chơi,” ông Campbell nhấn mạnh và cho biết thêm là vai trò của Mỹ phải đi xa hơn là thương mại truyền thống và bao gồm giao dịch kỹ thuật số và thiết lập tiêu chuẩn công nghệ.

“Chúng ta phải thể hiện rõ là không chỉ chúng ta giao tiếp sâu rộng về ngoại giao, quân sự, toàn diện và chiến lược- mà chúng ta còn có một phương thức tương tác thương mại, đầu tư rộng mở, hết lòng, và lạc quan ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương,” ông Campbell nói.

“Tôi nghĩ là bên trong chính quyền Biden, chúng ta hiểu rõ là năm 2022 sẽ xoay quanh những giao tiếp này một cách toàn diện trên khắp khu vực,” vẫn theo lời ông.

Quan hệ Mỹ-Trung đã xuống đến mức thấp nhất trong nhiều thập niên trong lúc Tổng thống Mỹ Joe Biden tìm kiếm những quan hệ đòn bẩy với các đồng minh và đối tác để chống lại điều mà Washington xem là sự ức hiếp kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Chính quyền của ông Biden đã quảng bá Hiệp định AUKUS, theo đó Mỹ và Anh đồng ý giúp Úc có được các tàu ngầm hạt nhân. Chính quyền Biden cũng quảng bá các thượng đỉnh cấp lãnh đạo giữa Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản như những bằng chứng cho thấy các đối tác của Mỹ đang làm Trung Quốc “khó tiêu.”

Một số nước ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, phần lớn là những nước xem Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, than phiền về điều mà họ cho là thiếu giao tiếp kinh tế của Mỹ, đặc biệt sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTTP).

Tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Biden nói với các lãnh đạo châu Á rằng Washington sẽ mở các cuộc thảo luận về việc thành lập một khung làm việc kinh tế vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng tới nay chưa thấy xuất hiện các chi tiết cụ thể và chính quyền Mỹ cũng tránh các động thái tiến tới việc tái gia nhập các thỏa thuận thương mại mà giới chỉ trích cho là đe dọa việc làm của dân Mỹ.

Trong khi đó, Trung Quốc tìm cách gia nhập CPTPP, và một hiệp định thương mại khu vực gồm 15 nước mà Bắc Kinh hậu thuẫn nhưng không có Washington, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vốn có hiệu lực vào ngày 1/1 đối với hầu hết các nước.

Trong khi các tương tác Mỹ-Trung càng ngày càng được định nghĩa là cạnh tranh, Mỹ không tìm cách “chế ngự,” ông Campbell nói.

“Tôi tin là chung cuộc điều mà Mỹ tìm kiếm là một kiểu cùng tồn tại với Trung Quốc, với sự hiểu biết về vai trò thiết yếu và quan trọng của Trung Quốc.”

Tuy nhiên ông khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò dẫn đạo trên sân khấu thế giới và Bắc Kinh sẽ “phạm sai lầm nếu tìm cách loại chúng ta ra ngoài.”

Mỹ, Nhật sắp họp bàn về vai trò an ninh của Nhật trong vấn đề Đài Loan – Reuters 

Bốn bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng Mỹ, Nhật họp 2+2 hồi tháng 3/2021.

Bốn bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng Mỹ, Nhật họp 2+2 hồi tháng 3/2021.

Các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ họp vào thứ Sáu 7/1. Nhiều khả năng là vai trò an ninh của Nhật Bản sẽ được bàn thảo kỹ trong bối cảnh thời gian qua căng thẳng đã gia tăng liên quan đến Đài Loan.

Cuộc họp của 4 vị bộ trưởng, thường được gọi là họp 2+2, sẽ diễn ra một ngày sau khi Nhật Bản ký hiệp định hợp tác quốc phòng với Australia, và giữa lúc có nhiều lo ngại về sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc.

Căng thẳng liên quan đến đảo Đài Loan có thể chế dân chủ đã gia tăng trong hai năm qua khi Trung Quốc tăng cường sức ép quân sự và ngoại giao để khẳng định chủ quyền đối với hòn đảo mà nước này tuyên bố là lãnh thổ “thiêng liêng”.

“Các bộ trưởng dự kiến sẽ bàn về hợp tác an ninh trong khu vực”, một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói với các phóng viên trước cuộc họp.

Điều đó “chắc chắn” sẽ bao gồm cả những hợp tác mà Mỹ và Nhật đều đang thực hiện với Australia và các đối tác khác.

Nhật Bản duy trì chính sách “một Trung Quốc” và nhắm đến cân bằng trong quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc và đồng minh quân sự lâu năm là Mỹ.

Tuy nhiên, quan hệ của Nhật Bản với Đài Loan đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, chủ yếu là trên nguyên tắc phi chính phủ, đồng thời ngày càng có nhiều tranh luận giữa các chính trị gia và chuyên gia an ninh về việc liệu Nhật có nên can dự nếu Trung Quốc có hành động quân sự đối với hòn đảo này hay không.

Hãng tin Kyodo gần đây đưa tin rằng các lực lượng vũ trang Nhật Bản và Hoa Kỳ đã vạch ra một kế hoạch dự thảo về hoạt động chung trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến Đài Loan.

Kyodo cho biết cuộc họp 2+2 hôm 7/1 có thể là dịp hai nước đồng minh nhất trí tiến hành công việc chính thức về kế hoạch đó.

Quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản từ chối bình luận về vấn đề này.

(Reuters)

Anh quốc ‘ngăn chặn người lớn giả trẻ em để xin tị nạn’

Priti Patel

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, 

Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel

Anh quốc sẽ tìm cách ngăn người lớn đóng giả trẻ em khi xin tị nạn bằng cách đưa ra các đánh giá khoa học mới để giúp xác định tuổi của người nộp đơn, chính phủ cho biết hôm thứ Tư 5/1.

Chính phủ Anh cho biết người lớn đóng giả là trẻ em chiếm hai phần ba đơn khiếu nại về tuổi, trích dẫn dữ liệu từ 1.696 trường hợp trong năm tính đến tháng 9 năm 2021.

Trong số 1.696 trường hợp tranh chấp về độ tuổi được kết luận trong năm tính đến tháng 9, 1.118 trường hợp được phát hiện là từ 18 tuổi trở lên – con số cao nhất kể từ khi số liệu có vào năm 2006.

“Hành vi của những người đàn ông trưởng thành độc thân, giả dạng trẻ em xin tị nạn là một sự lạm dụng đáng sợ đối với hệ thống của chúng tôi mà chúng tôi sẽ chấm dứt”, Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel cho biết.

Một ủy ban mới sẽ xem xét các phương pháp khoa học để xác định tuổi và đánh giá độ chính xác và độ tin cậy cũng như xem xét vấn đề y tế và đạo đức.

Anh quốc nói các cuộc kiểm tra mới sẽ giống với các quốc gia châu Âu khác sử dụng tia X và phương pháp y tế khác để giúp đánh giá tuổi của một người.

Năm ngoái, Hiệp hội Nha khoa Anh cho biết việc chụp X-quang bệnh nhân không có mục đích y tế là ‘không phù hợp và trái đạo đức’. Họ cho rằng các nha sĩ thậm chí có thể bị buộc tội là ‘tội phạm’ nếu họ làm như vậy.
XEM THÊM (qua google drive)

Gs. Nguyễn Văn Tuấn – Câu chuyện ‘Thiền Am’: Lịch sử lặp lại – 06/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1sEL3CMDeoxD_U-tDusk6ZmjQ7PfCNDsQ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sau 1975, chế độ mới thiết lập một thiết chế Phật giáo khác và mở đầu cho một quá trình suy thoái. Nhà cầm quyền mới tịch thu tất cả các cơ sở của GHPGVNTN. Họ xoá sổ Cô nhi viện Quách Thị Trang, xoá sổ nhà xuất bản Lá Bối, đến xoá sổ Viện Đại học Vạn Hạnh, đóng cửa tất cả các trường trung tiểu học thuộc quyền quản lí của GHPGVNTN. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phản đối, nhưng không có hiệu quả. Nói chung, chỉ 2 năm sau 1975, tất cả những cơ đồ và thành tựu của GHPGVNTN bị tan thành mây khói.

Năm 1981, nhà cầm quyền chiêu dụ một số sư Phật giáo là cán bộ hay có cảm tình với chánh phủ mới đứng ra thành lập một tổ chức mới có là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Tuy nhiên, dân gian gọi đó là Giáo hội Phật giáo quốc doanh. Kể từ 1982, GHPGVNTN coi như không tồn tại ở Việt Nam, mà chỉ có GHPGVN. Dĩ nhiên, GHPGVN chịu dưới sự chỉ đạo của Đảng và không thể độc lập như GHPGVNTN.

Các tổ chức xã hội dân sự yêu cầu hủy bỏ ba điều của Bộ Luật Hình sự 2015 – VOA Tiếng Việt – 06/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1Fv7vScnnk0VIYb-6KCXJ8nQ9wQjO5lYK/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 “Trong thời gian vừa qua, có gần 1.000 năm tù được áp dụng cho công dân vì những vấn đề mà người ta bày tỏ, mà theo chúng tôi là họ không vi phạm pháp luật.

“Cụ thể, Điều 109, có 52 người bắt, 550 năm tù; Điều 117 có 57 người bị bắt giam, với hơn 400 năm tù; Điều 331 có 11 người bị bắt với hơn 50 năm tù đã gieo xuống đầu những người, mà theo chúng tôi là rất nặng lòng với đất nước, quan tâm các vấn đề đang xảy ra trong xã hội và sự phát triển của đất nước”.

Hiếu Chân – Vụ test-kit Việt Á và cuộc đấu đá trong cung đình Hà Nội – 06/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1sRPUFPnUJeOV4HufnVapRM4GC8eNU86H/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tại sao Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng của đảng Cộng sản Việt Nam “phỗng tay trên”, giành quyền chỉ đạo xử lý vụ tham nhũng trầm trọng có tên vụ “test-kit Việt Á” sau khi thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có ý kiến “chỉ đạo” điều tra vụ việc?

Quốc hội bù nhìn của Việt Nam bắt đầu kỳ họp bất thường kéo dài một tuần, từ ngày 4 đến ngày 11 Tháng Một 2022. Ngoài bốn nội dung chính liên quan đến chính sách tài khóa, đầu tư, kỳ họp này còn nghe Chính phủ báo cáo “về tình hình biến chủng Omicron và diễn biến dịch thời gian tới; báo cáo việc sử dụng ngân sách trong mua sắm trang thiết bị vật tư y tế phòng chống dịch, trong đó có việc báo chí nêu (liên quan mua sắm kit xét nghiệm của Công ty Việt Á)”. 

Nguyễn Thông – Tội ác chưa bị trừng phạt – 06/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1ms8OqpeUEG5iN8w3ch3xLaHNIG1_FKIf/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vụ “Việt Á kit test” đã cứa một nhát chí tử, phun máu vào đời sống xã hội nước ta. Dư luận phẫn nộ về những kẻ gây tội ác, chỉ có điều chưa chỉ ra căn nguyên và kẻ cầm đầu. Thủ phạm giấu mặt còn ẩn khuất và chưa bị điểm mặt chỉ tên, chưa bị trừng phạt.

Báo chí và cộng đồng mạng xã hội đã nêu rõ nhiều chi tiết sửng sốt về Công ty Việt Á, chả hạn nhà xưởng chỉ có mươi mét vuông, trụ sở công ty xập xệ như nhà cấp 4 cấp 5, nhân công lèo tèo hơn chục người, máy móc phương tiện sản xuất không bằng đồ dùng nhà bếp… Có nghĩa là, chỉ nhìn bằng mắt thường cũng thấy sự lừa đảo dối trá. 

Cửa khẩu Việt-Trung: ‘Khả năng Bắc Kinh muốn gửi tín hiệu ‘răn đe’ Hà Nội’ – Mỹ Hằng – BBC News Tiếng Việt

06/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1J1rsOi7oB9utyn-E9B-TL603lo50_Cvz/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việc Trung Quốc chặn hàng hóa Việt Nam ở biên giới đã diễn ra vài tuần nay nhưng Việt Nam vẫn chưa thể tìm ra giải pháp nào khác ngoài những lời kêu gọi ‘giải cứu’ trong cộng đồng.

Trong bối cảnh Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục chặn hàng hóa Việt Nam trong nhiều tháng nữa, câu hỏi được đặt ra là đâu là nguyên nhân thực sự phía sau thực trạng này và giải pháp cho Việt Nam là gì.

BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Trung Quốc, thạc sĩ Ngô Tuyết Lan về vấn đề này.

BBC: Có thể có những nguyên nhân thực sự nào phía sau việc Trung Quốc chặn hàng Việt Nam ở biên giới, thưa bà?

Ngô Tuyết Lan: Thứ nhất, chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid”, do đó siết chặt quản lý và hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu thông thương, đặc biệt cửa khẩu trên bộ với Việt Nam.

Lê Thành Nhân – Hãy lấy lại bản lĩnh và hùng khí của Hoa Kỳ. – 06/01/2022

lethanhnhan@vietquoc.org

https://docs.google.com/document/d/1RQVLzR9R8l0Au0dSNxDD2A88XvAduMtl/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Không ai có thể phủ nhận sự phát triển của Trung Cộng trong những thập niên qua, sự củng cố của Nga sau khi Cộng Sản sụp đổ vào năm 1991, và của Iran đang vươn lên muốn làm lãnh chúa vùng Trung Đông. Nhưng cũng không ai có thể phủ nhận được rằng nước Mỹ đang vô địch về kinh tế và quân sự đứng đầu trên thế giới. Năm 1945 nước Mỹ là siêu cường, năm 2022 nước Mỹ vẫn là siêu cường đủ sức mạnh đóng vai trò cảnh sát trên thế giới. Mặc dù thế, Mỹ có đóng được vai trò của mình hay không tùy vào bản lãnh của người lãnh đạo nước Mỹ mà đứng đầu là Tổng Thống. Vị Tổng Thống Hoa Kỳ có hùng khí và bản lĩnh để sử dụng sức mạnh của mình hầu trấn áp những kẻ đạo tặc hay không. Nhìn lại lịch sử nước Mỹ trong hơn nửa thế kỷ qua để luận bàn về bản lĩnh và hùng khí của người lãnh đạo siêu cường Hoa Kỳ.

Kazakhstan : Cách mạng hay đảo chánh ? – Thụy My – 06/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1anuAuMBvXJzNS1re8RICQfC85U05688I/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tại Trung Á, từ Chủ nhật 02/01, đất nước độc tài Kazakhstan rung chuyển với những vụ nổi dậy càng lúc càng mạnh mẽ. Đám đông ban đầu phản đối giá năng lượng tăng, nay đòi phải thay đổi chế độ. Libération đặt câu hỏi, đó là một cuộc cách mạng hay đảo chánh ? 

Tổng thống thừa cơ soán ngôi « cha già dân tộc » Kazakhstan ?

Libération cho biết tối hôm qua 05/01, tổng thống Kazakhstan, ông Kassym Jomart-Tokaiev xuất hiện trên truyền hình, khẳng định sẽ cứng rắn với người biểu tình nhưng cũng hứa sẽ cải cách. Đồng thời khẳng định từ nay sẽ giữ luôn vai trò chủ tịch Hội đồng An ninh. Câu nói này đã gây sửng sốt cho tất cả những ai biết về chính trường Kazakhstan.

Các tổ chức xã hội dân sự yêu cầu hủy bỏ ba điều của Bộ Luật Hình sự 2015

Friday, January 7th, 2022

VOA Tiếng Việt 

06/01/2022

Phần đầu bản kiến nghị 117 yêu cầu hủy bỏ 3 điều trong Bộ Luật Hình sự 2015 của Việt Nam. Photo Google Drive.

Phần đầu bản kiến nghị 117 yêu cầu hủy bỏ 3 điều trong Bộ Luật Hình sự 2015 của Việt Nam. Photo Google Drive. 

Hàng chục cá nhân và tổ chức xã hội dân sự vừa khởi xướng Kiến nghị 117 gửi đến chính quyền Việt Nam yêu cầu hủy bỏ ba điều luật 109, 117, và 331 của Bộ luật Hình sự 2015.

Continue Reading »

Hình ảnh Hà Nội năm 1973

Thursday, January 6th, 2022

Rất nhiều trẻ em từ vùng sơ tán đã trở về Hà Nội vào tháng 3/1973, khiến các đường phố trở nên sinh động hơn nhiều. Một số hình ảnh trẻ em nhảy tàu điện đã được phóng viên quốc tế ghi lại thời gian này.

Cảnh sát trên đường phố Hà Nội tháng 3/1973. Vào thời gian này, một đoàn phóng viên phương Tây đã có mặt ở Hà Nội để ghi nhận tình hình ở thành phố này sau ngày hòa bình lặp lại. Ảnh tư liệu.

Continue Reading »

Thời Kỳ Gì Đây ?

Wednesday, January 5th, 2022

Đỗ Duy Ngọc3
Đỗ Duy Ngọc

Chúng ta đang sống thời đại gì đây ?Có lẽ trong lịch sử của dân tộc, đây là một thời kỳ khó đặt tên.

Ngành giáo dục thì có Bộ Trưởng ngọng và câm. Có Cô Giáo quỳ, Cô Giáo giẻ lau, Cô Giáo đéo, Cô Giáo câm, Cô Giáo đi hầu rượu như gái bia ôm. Có Thầy Giáo ấu dâm, Giáo Viên bán chỗ dạy, Giáo Viên ăn chận tiền Giáo Viên, Lãnh Đạo ngủ với Cô Giáo để cho biên chế. Có Sinh Viên ngủ với Thầy để xin điểm, có Học Sinh bóp cổ Cô Giáo, Học Trò đâm Thầy lủng ruột.

Continue Reading »

Ghi tốc ký phiên tòa xử nhà báo Phạm Thị Đoan Trang

Tuesday, January 4th, 2022

Subject: PHIEN TOA XU NHA BAO PHAM THI DOAN TRANG
To: Than Huu NGUYEN <thanhuu79@gmail.com>

Phạm Đoan Trang đã chiến thắng tuyệt đối tại tòa như thế nào?

Continue Reading »

33 Điều Dối Trá Lớn Đáng Hổ Thẹn Của ĐCSVN (Đảng Cộng Sản Việt Nam)

Friday, December 31st, 2021
Continue Reading »

Việt Nam: Nhìn lại năm 2021 và 10 sự kiện nổi bật – Gs. Nguyễn Văn Tuấn

Friday, December 31st, 2021

31/12/2021

https://nguyenvantuan830970966.files.wordpress.com/2021/12/screen-shot-2021-12-31-at-12.26.49-pm.png?w=1024

Năm 2021, với đại dịch vẫn còn tiếp diễn, đã để lại nhiều dấu ấn làm cho chúng ta khó quên. Đối với tôi, có 5 dấu ấn đáng ghi nhận: tử vong vì dịch Vũ Hán, vụ Việt Á, vụ bạo hành trẻ em, sự kiện công nhân tháo chạy, và bữa ăn thị bò tẩm vàng.

Năm sự kiện 2021: 32000 người tử vong vì covid; sự vụ kit xét nghiệm Việt Á; bé Vân An bị ngược đãi đến chết; cuộc tháo chạy về quê của công nhân; 15 con chó bị tiêu diệt một cách dã man; và bữa ăn thịt bò nạm vàng. 

Continue Reading »

Ứng cử viên độc lập Lê Trọng Hùng bị Án tù 5 năm (BBC)

Friday, December 31st, 2021

8 giờ trước

Le Trong Hung

Ngày 31/12, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm blogger bất đồng chính kiến Lê Trọng Hùng với cáo buộc ông “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Phiên xử kéo dài nửa ngày khép lại với mức án 5 năm tù, 5 năm quản chế dành cho ông Hùng, biệt danh ‘Hùng Gàn’.

Continue Reading »

Việt Nam: 10 sự kiện chính trị năm 2021

Wednesday, December 29th, 2021

Chính trị Việt Nam trong năm khủng hoảng đã có những chuyện gì?

29/12/2021

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/12/10-su-kien-2021.png
Continue Reading »

Một đất nước lạ kỳ! – VietTuSaiGon

Wednesday, December 29th, 2021

28/12/2021

Một đất nước mà ở đó, tuổi trẻ gào khóc, lên đồng tập thể, thiếu điều tự tử vì kết quả một trận bóng nhưng đồng loại, đồng bào, đồng tộc chết hơn hai mươi ba ngàn người trong vòng một tháng, chẳng có mấy người tuổi trẻ xúc động.

Một đất nước mà ở đó, người ta không quan tâm gì nhiều về giáo dục, văn hóa hay quyền con người, nhưng người ta quan tâm đến quyền được đi bão sau trận đấu, quyền được ăn nhậu, được hát karaoke, được đàn đúm trong lúc dịch giã hoành hành, đau đớn chết chóc…

Continue Reading »

TÀN DƯ TƯ BẢN

Friday, December 24th, 2021
Inline image

(Trích tự truyện “Nơi làng quê heo hút” )

Sau sự kiện Tháng Tư, 1975, tôi rời đất Bắc vào kiếm sống ở miền Nam ( Sài Gòn, Vĩnh Long). Ở vùng đất mới này, có thời gian, tôi giống như một người nội trợ.

Đôi khi, tôi cảm thấy thú vị từ công việc chợ búa, mua bán này. Vì ở môi trường ấy, tôi biết thêm được nhiều thứ, về một xã hội tư bản cách đó chưa lâu , mà tôi chỉ biết qua sách báo xã hội chủ nghĩa miền Bắc từng mô tả..

Continue Reading »

30 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, Putin bám víu quá khứ cộng sản

Wednesday, December 22nd, 2021
Người dân lật đổ bức tượng Felix Dzerzhinsky, người sáng lập cơ quan mật vụ Nga trước trụ sở KGB ở quảng trường Lubyanka, Matxcơva ngày 23/08/1991. AP – Alexander Zemlianichenko
Continue Reading »

20 năm học tập, làm theo…Hồ Chí Minh !!! – Thiện Tùng

Wednesday, December 22nd, 2021

21/12/2021

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEjwbVws5HicTrvXeb9TnZGrWABaYZHTjoVBGqUB1-GMCjikoHEXjzmmwzaPekFOFFxfi6KQB5bAs9UP2fH-MNoY9ICpy5Z1i-3FZx6RFRJmfdZDHbOBFr2_0e_R87xACJPSeuB3CVaowRTXqgSe2xaOSFZPoaerkjzFWUHovwEm6UoG3-b3xpTlUFAbVg=w640-h238
Đờn khảy tai trâu – Ảnh minh hoạ
Continue Reading »

Nhà cầm quyền CSVN vô lương tri khi xử tù nặng nề các nhà bất đồng ý kiến ôn hòa

Friday, December 17th, 2021
Phạm Đoan Trang (RFA)

Continue Reading »

Đọc tác phẩm bàn về Tự Do, nghĩ về Đa Nguyên Đa Đảng – Phạm Nguyên Trường

Thursday, December 16th, 2021

15/12/2021

https://1.bp.blogspot.com/-ZldgX6wwD8s/WJOwT2oz2VI/AAAAAAAADlw/1ilDSc4UKZIAaACxXpbMGT6ECsy8iFGcACLcB/s640/danguyen.jpg

Rừng tự nhiên có rất nhiều loài cây và nhiều tầng lá

Continue Reading »

Thời sự thế giới Thứ năm 16 tháng 12 năm 2021

Thursday, December 16th, 2021

By thoisu 02 , December 16, 2021 0 Comments

Võ Thái Hà tổng hợp

Một số khám phá mới về biến thể Omicron – Reuters 

https://gdb.voanews.com/F2847BAD-51A8-4BDE-9B4E-981EB4E28A94_w1023_r1_s.jpg

Sự khác biệt chính trong cách biến thể Omicron và các biến thể khác nhân lên sẽ giúp dự đoán tác hại của Omicron, các nhà nghiên cứu cho biết hôm 15/12.

Continue Reading »

Tiếng vọng Đồng Tâm – Ls Nguyễn Văn Miếng

Thursday, December 16th, 2021

16/12/2021

VNTB – Tiếng vọng Đồng Tâm
Continue Reading »

Nhà báo Phạm Đoan Trang bị xử chín năm tù giam

Tuesday, December 14th, 2021

RFA – 2021.12.14

Nhà báo Phạm Đoan Trang bị xử chín năm tù giam

Nhà báo Phạm Đoan Trang tại Toà án Nhân dân TP Hà Nội hôm 14/12/2021 TTXVN

Continue Reading »

Tin tức thế giới Chủ nhật 12 tháng 12 năm 2021

Sunday, December 12th, 2021

By thoisu 02 , December 12, 2021 0 Comments

Võ Thái Hà tổng hợp

Mỹ : TT Biden kết thúc thượng đỉnh vì dân chủ dưới sự chỉ trích

Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì thượng đỉnh vì dân chủ qua cầu truyền hình, tại Washington, ngày 09/12/2021. © AFP / Nicholas Kam 

Continue Reading »

Cái chết bí ẩn của nhà văn Ngô Tất Tố – VNTB

Saturday, December 11th, 2021

11.12.2021 3:33

VNTB – Cái chết bí ẩn của nhà văn Ngô Tất Tố

Dương Tử

(VNTB) – Nếu nhà nho chân chính Ngô Tất Tố biết cách ứng xử “xu thời” như ông bạn Nguyễn Tuân chịu thi hành “khổ nhục kế” thì chẳng phải nhận cái chết bất đắc kỳ tử.

Continue Reading »

Tư vấn Pháp từng cảnh báo 16 nguy cơ mất an toàn dự án Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông – VNTB

Saturday, December 11th, 2021

11.12.2021 7:39

VNTB – Tư vấn Pháp từng cảnh báo 16 nguy cơ mất an toàn dự án Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông
Continue Reading »

Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 11 tháng 12 năm 2021

Saturday, December 11th, 2021

By thoisu 02 , December 11, 2021 0 Comments

Võ Thái Hà tổng hợp

Mỹ: Lạm phát tiêu dùng cao nhất trong gần 4 thập niên 

Bảng giá xăng tại một trạm xăng ở thành phố Philadelphia, ngày 17 tháng 11, 2021.

Bảng giá xăng tại một trạm xăng ở thành phố Philadelphia, ngày 17 tháng 11, 2021. 

Continue Reading »

Những nghịch lý nhân quyền cần được xóa bỏ – BS Đỗ Văn Hội

Saturday, December 11th, 2021

By thoisu 02 , December 10, 2021 0 Comments

Continue Reading »

Tin tức thế giới Thứ sáu 10 tháng 12 năm 2021

Friday, December 10th, 2021
Continue Reading »

Công An CS Việt Nam ngăn chặn tín đồ Cao Đài tham gia Hội nghị Tự do Tôn giáo và Niềm tin khu vực Đông Nam Á lần VII – VNTB

Wednesday, December 8th, 2021
Hình cũ: Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam thăm các chức sắc Cao Đài Chơn Truyền

Dương Xuân Lương

(VNTB) – Nhiều người tham gia hội thảo trực tuyến từ Việt Nam bị chính quyền sách nhiễu nhưng cho đến nay chưa ai bị bắt giữ.

Continue Reading »

Cứu Cánh & Phương Tiện – Tưởng Năng Tiến

Monday, December 6th, 2021
Continue Reading »

Cộng Sản Việt Nam là chế độ tồi tệ nhất! (Bài viết từ trong nước)

Saturday, December 4th, 2021
Cảnh một đầu bếp tại Anh đút miếng thịt bò “dát vàng” cho ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An CSVN và là Ủy Viên Bộ Chính Trị đảng CSVN
Continue Reading »