(VNTB) – Ngay trong nội bộ đảng đang ngày càng rõ trong biểu hiện xây dựng và tôn sùng một tượng đài mới là “Nguyễn Phú Trọng”
Bà Nguyễn Thị Thanh – phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội – đã có buổi trao đổi với báo chí xung quanh việc sửa đổi nghị quyết của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ tư 10/05/2023: * Tham nhũng…. *Trù dập cô Lê Thị Dung là rất phổ biến, * Việt Nam có thể nêu quan ngại về an ninh Biển Đông; *
Trong bài “ ‘Lời Vàng Ý Ngọc’ của các cấp lãnh đạo” trên trang Việt Nam Thời Báo, tác giả Michael Do làm một sưu tầm vô giá về những ngu ngơ của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, ví dụ như ông Trọng nói “Nếu là người, hãy là người cộng sản”. [1]
Việt Nam trước áp lực của Trung Quốc về đàm phán song phương
Tạp chí Việt Nam/ RFI
08/5/2023
Thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông, Đá Gạc Ma đã được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo và quân sự hóa. Ảnh chụp ngày 20/03/2022. AP – Aaron Favila
Trên chuyến bay đến Hoa Kỳ để họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 01/05/2023, tổng thống Ferdinand Marcos Jr. cho biết Trung Quốc đồng ý thảo luận với Philippines về quyền đánh cá ở Biển Đông. Trước đó, ngày 22/04/2023, nhân chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Tần Cương ở Manila, Philippines và Trung Quốc cũng đã cam kết “sẽ cùng nhau giải quyết các bất đồng về Biển Đông”, vùng biển mà hai nước đều có những yêu sách chủ quyền.
Thủ tướng Hun Sen tại một Hội thảo Quốc tế về Tương lai châu Á tổ chức ở Tokyo (ảnh: Tomohiro Ohsumi/Getty Images)
Nước nhỏ không hẳn là hèn yếu, nước lớn nhưng dung tục kẻ cả và ngạo mạn không thể làm cho người khác kính trọng. Thậm chí, nước lớn nhưng luôn o ép, đàn áp ý chí, chính sách của nước nhỏ sẽ bị căm ghét và âm thầm chống đối là chuyện đương nhiên.
Câu chuyện cổ động viên Việt Nam mang hình “Hồ Chủ tịch” vào sân bóng đá SEA Games bị cảnh sát nước này nhắc nhở đang làm mạng xã hội nóng hừng hực bên cạnh cái nóng “trăm năm hiếm gặp” của Sài Gòn, là hậu quả cái “tôi” của bọn trẻ trâu được dung túng bởi những con trâu già hoài cổ.
Trần Bang, người yêu nước cương trực – Mạc Văn Trang – 8-5-2023
Hình Trần Bang bị đánh đổ máu trong một cuộc biểu tình tại thành Hồ. Ảnh trên mạng
Gia đình Kỹ sư, Cựu chiến binh Trần Bang cho biết: 8 giờ sáng ngày 12 tháng 5 năm 2023 Trần Bang sẽ ra Toà xét xử công khai, tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngày 18/4, Thư ký Tòa đã thông báo cho Trần Bang, anh bị xét xử theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
Trung Quốc đã nhiều lần hỏi xem Hàn Quốc có tham gia liên minh ‘Bộ tứ’ do Mỹ dẫn dắt hay không, cho thấy Bắc Kinh ngày càng lo ngại nguy cơ khối này mở rộng để đối phó với ảnh hưởng gia tăng của họ ở khu vực, các nguồn tin ngoại giao cho biết.
Chương trình Việt Nam của Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP)
Gần 50 năm kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc và hơn một phần tư thế kỷ kể từ khi bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam, Việt Nam đang dần trỗi dậy như một cường quốc mới nổi ở trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và là đối tác ngày càng quan trọng của Hoa Kỳ. Từng là một trong những quốc gia nghèo nhất và cô lập nhất thế giới, Việt Nam hiện là một nước có thu nhập trung bình với dân số trẻ, năng động và một tương lai đầy hứa hẹn
Chính quyền, Ban tổ chức Si gêm (SEA Games), thậm chí chính thủ tướng Hunsen của Campuchia hôm qua ra thông báo cấm cổ động viên Việt Nam đem ảnh “bác Hồ” vào trong sân vận động. Họ chỉ cấm mà không nói rõ lý do. Không nói ra nhưng ai cũng biết căn nguyên.
Này, có nhẽ từ chuyện Campuchia cấm đem ảnh idol vào sân chơi thể thao để nhảy nhót hò hét ủng hộ, xứ An Nam cũng cần coi lại cái cách dung túng những trò tuyên truyền dở hơi lâu nay.
Trước hết, nó không hợp, sân bóng không phải là chỗ biểu dương lãnh tụ. Sau nữa, trong thế giới văn minh văn hóa, nó có vẻ thô lậu, nhố nhăng, chả giống ai, cứ kiểu một mình một chợ, anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta. Sau nữa, đừng để thiên hạ người ta chê cười, mà lệnh cấm vỗ mặt như Campuchia vừa ban hành là biểu hiện dứt khoát của sự chê cười ấy.
Ngay trên đất mình còn chả nên thế, huống hồ cứ cái thói “đem ảnh đi đấm nước người”. Rồi lại còn hát “như có bác trong ngày vui đại thắng” nữa.
Còn cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió thì được, OK, chẳng ai cấm, bởi cờ là biểu tượng của quốc gia, chứ không phải ảnh. Ảnh chỉ là thói sùng bái cá nhân, mà thói này thì nhân loại nói chung, nhất là thế giới văn minh, rất ghét.
Lạ kỳ cho thể chế một quốc gia, cứ để cho thiên hạ “dạy” từng bài học ứng xử, đối nhân xử thế nho nhỏ, mà “thầy” lại là “thằng em dại” Campuchia mới đau.
Tôi khuyên các vị lãnh đạo xứ này từ giờ nên bớt ngạo nghễ, tự sướng, ảo tưởng, lừa dối… đi. Hãy sống cho tử tế và thực chất. Vẫn biết rằng đối với các vị, làm được điều đơn giản như thế là cực khó bởi mấy thứ “phẩm chất” kia ngấm vào trong máu rồi, nhưng không làm thì xê ra cho người khác làm. Tôi nói thật.
Nguyễn Thông
Việt Nam “hụt hơi” trước Bangladesh trong cuộc đua gia công
04/5/2023
Một xưởng may tại tỉnh Bắc Giang
Reuters
Trong khi ngành công nghiệp gia công của Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu việc làm, công nhân mất việc hàng loạt, thì Bangladesh vẫn “làm không ngơi tay”.
Đơn hàng chạy sang Bangladesh
Theo Tổng cục thống kê, trong ba tháng đầu năm nay, Việt Nam có 149 ngàn lao động, tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Giang đã mất việc do doanh nghiệp bị cắt đơn hàng.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu hôm 1/5 : “Chưa bao giờ trong suốt mấy chục năm qua, ngành may mặc xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn và chịu áp lực lớn như bây giờ. Hai tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tiếp tục giảm 20%. Hiện giờ đơn hàng đặt cho tháng 6 và tháng 7 vẫn chưa có”.
Một số chuyên gia kinh tế từng nhận định với RFA rằng, tình trạng thiếu đơn hàng ở Việt Nam là do tình trạng khó khăn kinh tế chung trên toàn cấu khiến nhu cầu và sức mua ở các thị trường như Mỹ hay Châu Âu sụt giảm.
Tuy nhiên, nhìn sang đối thủ cạnh tranh của Việt Nam là Bangladesh thì họ vẫn nhận được nhiều đơn hàng trong thời điểm này. Thậm chí, mạng báo The Business Standard có một bài viết hồi tháng 7/2022, nhận định rằng trong ngành công nghiệp thời trang, dự báo trong hai năm tới, Bangladesh sẽ nhận nhiều đơn hàng hơn cả Trung Quốc và Việt Nam.
Mạng báo này dẫn Báo cáo do Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Hoa Kỳ (USFIA) công bố, có khoảng 55% giám đốc điều hành ngành may mặc Hoa Kỳ có kế hoạch tìm nguồn cung ứng từ Bangladesh nhiều hơn từ Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Campuchia và các đối thủ cạnh tranh khác trong hai năm tới.
Giảm năng lực cạnh tranh
Lý giải cho thực trạng này, tiến sỹ kinh tế Nguyễn Huy Vũ cho biết thứ nhất là do chi phí trả cho nhân công ở Bangladesh hiện nay thấp hơn nhiều so với Việt Nam:
“Chi phí sản xuất ở Bangladesh thấp hơn Việt Nam, tiền nhân công ở Bangladesh thấp hơn Việt Nam khoảng 50%. Các ngành sản xuất hàng may mặc gia dụng đòi hỏi chủ yếu là chi phí cho nhân công, cho nên giá nhân công thấp thì giá thành sản xuất ở Bangladesh thấp hơn Việt Nam.”
Thứ hai, theo ông Huy Vũ, Bangladesh có lợi thế về nguồn nguyên liệu thô tại chỗ, do đó giảm được chi phí vận chuyển và minh bạch về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu sản xuất:
“Ở một số nước thì vấn đề nhân quyền bắt đầu tăng lên, họ muốn là xem nguồn gốc sợi vải ở đâu, nhân công sản xuất ra hàng hóa có bị bóc lột lao động nô lệ nhưng ở Tân Cương Trung Quốc hay không. Những nhóm nhân quyền lên tiếng rất nhiều cho nên những nhà sản xuất hàng hóa, chủ yếu là hàng may mặc, rất là nhạy cảm với nhu cầu của khách hàng.
Cho nên họ tìm kiếm tới những nơi mà xem xét thấy được nguồn gốc của hàng hóa và họ nhìn thấy Bangladesh có nguồn hàng nguyên liệu rồi chuyển gia công thành phẩm và họ kiểm soát hết được dây chuyền đó.”
Thứ ba là Việt Nam đang dần mất đi năng lực cạnh tranh khi mức lương trung bình của Việt Nam bắt đầu tăng lên. Trong khi đó, theo tiến sỹ Huy Vũ, Mỹ lại ở cách rất xa Việt Nam cho nên các doanh nghiệp của Mỹ hiện nay có xu hướng chuyển các cơ sở sản xuất của mình đến những vùng gần hơn ở Nam Mỹ. Chi phí nhân công ở đó cao hơn Việt Nam không bao nhiêu nhưng họ tiết kiệm được tiền vận chuyển từ Mỹ qua Việt Nam.
Thiếu đầu tư công nghệ xanh
Các công nhân trong một xưởng may tại Dhaka, Bangladesh năm 2020. Ảnh: Reuters
Ông Đình Đệ, chủ một doanh nghiệp ở TPHCM cho biết, nguyên nhân khác khiến nhiều nhà đầu tư quay lưng với thị trường Việt Nam là bởi Chính phủ Việt Nam thiếu sót trong việc đầu tư vào công nghệ xanh, sạch:
“Phải đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng có thể tái tạo chứ cứ sử dụng năng lượng hóa thạch thì các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới họ sẽ quay lưng thì Việt Nam mình khi đó sẽ mất đi đơn hàng.”
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định trên Tạp chí Thương gia rằng hiện nay, xu thế thế giới là cắt giảm tối đa lượng phát thải, chuyển đổi sản xuất xanh để tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường hay mô hình kinh tế tuần hoàn.
Ông thừa nhận rằng các doanh nghiệp Bangladesh, từ rất sớm, đã chuyển đổi ngành dệt may theo “tiêu chuẩn xanh” nên hiện là nơi được các thương hiệu ưu tiên lựa chọn để đặt hàng.
Bangladesh đã nhìn thấy và hướng tới sự phát triển bền vững bằng cách thực hiện xanh hoá quy trình sản xuất. Từ năm 2008, Hội đồng Công trình Xanh Bangladesh được thành lập, với mục tiêu là làm cho đất nước trở nên “xanh hơn”, theo một bài báo được phát hành trên The Business Standard hồi tháng 9/2022.
Trong thập kỷ qua, có 122 tòa nhà được chứng nhận LEED ở quốc gia này. Tiêu chuẩn LEED là bộ tiêu chuẩn được ban hành bởi Hội đồng công trình xanh tại Mỹ, là bộ tiêu chuẩn quốc tế tiên phong và phổ biến nhất về vấn đề xây dựng các công trình để tiết kiệm năng lượng.
Ông Đình Đệ bày tỏ sự tiếc nuối khi Chính phủ Việt Nam đã không hành động nhanh chóng để bắt kịp xu hướng toàn cầu:
“Tôi nghĩ là Chính phủ mình đã phải thấy vấn đề này từ lâu rồi, cũng không hiểu sao tới giờ này mà vẫn đầu tư cho các nhà máy nhiệt điện, than dầu…”
Vấn đề khác cũng quan trọng để kéo đơn hàng quay trở lại, theo ông Đệ là Việt Nam phải đáp ứng được các chế độ phúc lợi và phải có công đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ông nói:
“Hoặc các vấn đề đạo đức, ví dụ như người công nhân phải được hưởng lương bao nhiêu, rồi chế độ nghỉ ngơi sinh nở của phụ nữ như thế nào, và vấn đề về công đoàn tự do nữa… Đó là những điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư vào Việt Nam.”
Theo tiến sỹ Huy Vũ, hiện nay, Việt Nam đã không còn cạnh tranh được với Bangladesh về chi phí nhân công. Vì vậy, Việt Nam buộc phải tiến lên bằng cách nâng cao kỹ năng sản xuất, tiếp cận với những thị trường ngách, thị trường đòi hỏi giá trị gia tăng cao, kỹ năng tay nghề người lao động cũng cao hơn:
“Điều đó buộc chính quyền phải đầu tư nhiều hơn nữa về giáo dục, kinh tế và cơ sở hạ tầng để kích thích mở ra các ngành khác để doanh nghiệp chuyển hướng sang lĩnh vực khác sản xuất. Nếu không thì Việt Nam sẽ bị kẹt trong cái bẫy thu nhập trung bình.”
Bốn ngân hàng thương mại yếu kém của Việt Nam sẽ bị chuyển giao bắt buộc
04/5/2023
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước ở Hà Nội
AFP
Bốn ngân hàng thương mại bị cho là có hoạt động yếu kém sẽ bị chuyển giao bắt buộc cho các ngân hàng khác để tái cơ cấu.
Theo một báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Uỷ ban Kinh tế Quốc hội trước kỳ họp thứ năm khai mạc vào ngày 22/5 tới được truyền thông Nhà nước trích dẫn, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương xử lý bốn ngân hàng yếu kém gồm: DongA Bank, Vietnam Construction Bank, Ocean Bank và Global Petro Bank.
Ba ngân hàng bị mua bắt buộc gồm: CBBank, OceanBank, GPBank.
Các ngân hàng được cho là sẽ tiếp nhận chuyển giao một trong bốn ngân hàng nói trên gồm Vietcombank, MB, VPBank, và HDBank.
Báo Nhà nước dẫn lời ông Phạm Quang Dũng – Chủ tịch HĐQT Vietcombank – cho biếtVietcombank đánh giá thời gian xử lý ngân hàng được tiếp nhận sẽ không quá 8 – 10 năm, để biến những tổ chức này thành các tổ chức tín dụng lành mạnh và hoạt động bình thường.
Phó Tổng giám đốc thường trực MB – ông Phạm Như Ánh được báo trong nước dẫn lời nói rằng Ban điều hành đang thực hiện thủ tục định giá ngân hàng chuyển giao bắt buộc.
“Thời gian định giá 11 tháng từ tháng 3/2023 và dự kiến cuối năm nay hoặc đầu năm 2024 thì việc định giá mới xong và MB mới có thể nhận chuyển giao bắt buộc được”– ông Ánh cho biết.
Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng nói với báo Nhà nước VPBank đang trong quá trình nghiên cứu, đề xuất cơ quan chức năng. Tại dự thảo đề án, trong bốn ngân hàng tham gia thì có hai ngân hàng được nới room ngoại lên 49% nhưng việc này còn phụ thuộc vào quá trình phê duyệt.
Ngân hàng HDBank đã trình Đại hội đồng cổ đông phương án góp không quá 9.000 tỷ đồng cho ngân hàng chuyển giao bắt buộc. Ngân hàng yếu kém sẽ hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do HDBank là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ, là pháp nhân độc lập với HDBank.
Bà Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm chuẩn bị hầu toà
RFA 04/5/2023
Vụ Youtuber Nguyễn Phương Hằng sắp bị đưa ra xét xử
VOV-RFA edited
Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đang lên kế hoạch đưa vụ án Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm ra xét xử.
Ngày 4/5, truyền thông cho hay Toà án nhân dân TP.HCM đã thụ lý hồ sơ vụ án Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” từ Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Theo đó, vụ án sẽ sớm được đưa ra xét xử.
Theo hồ sơ của VKS, trong vụ án này, các bị can bị truy tố gồm: Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam); Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam), Đặng Anh Quân (giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM).
Cơ quan điều tra xác định bà Hằng đóng vai trò chủ mưu, cầm đầu trong vụ án này; những người còn lại với vai trò giúp sức. Riêng ông Đặng Anh Quân được nhận định, giúp sức tích cực cho bà Nguyễn Phương Hằng thực hiện hành vi phạm tội liên tục, nhiều lần trong thời gian dài, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm phức tạp tình hình trên không gian mạng, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự an toàn xã hội.
Theo cáo trạng, từ khoảng tháng 3/2021, thông qua các tài khoản mạng xã hội, bị can Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp về chuyện bí mật đời tư của nhiều cá nhân không đúng sự thật hoặc chưa được kiểm chứng. Trong số đó có ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Ðặng Thị Hàn Ni (cựu nhà báo – luật sư, thạc sĩ luật Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM), bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà… Trong quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng khai nhận các thông tin đã phát ngôn về các cá nhân trên là do đọc trên mạng Internet, báo chí và nằm mơ, chưa được kiểm chứng và không có căn cứ.
Đại diện cơ quan điều tra Công an TPHCM cho biết đối với các cá nhân sử dụng kênh YouTube để chia sẻ thông tin liên quan đến bà Hằng nhằm mục đích “câu like”, tăng thu nhập, hiện Công an TP.HCM và các đơn vị chức năng liên quan đang xác minh, làm rõ để xử lý.
Văn Bút Hoa Kỳ xếp Việt Nam nhóm bắt bớ người viết nhiều nhất thế giới
VOA Tiếng Việt
PEN America xếp Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia đáng quan ngại nhất trên thế giới về việc đàn áp các tác giả, nhà báo, với 16 người đang bị chính quyền giam cầm và 27 người đang đối mặt với nguy hiểm.
Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) vừa xếp Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia đáng quan ngại nhất trên thế giới về việc đàn áp các tác giả, nhà báo, với 16 người đang bị chính quyền giam cầm và 27 người đang đối mặt với nguy hiểm, chỉ sau Trung Quốc, Iran, và Ả Rập Xê Út.
Bảng xếp hạng “Tự do Sáng tác 2022” công bố vào cuối tháng 4/2023 kèm theo báo cáo về phần Việt Nam của Văn Bút Hoa Kỳ viết: “Chính phủ Việt Nam tiếp tục bắt giữ và bỏ tù người viết vì đã đưa ra những phát biểu chỉ trích chính phủ Việt Nam, hành vi này bị coi là “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015”.
“Số lượng người viết bị giam giữ tại Việt Nam trong năm 2022 là 16 người. Tương quan với việc chính phủ tăng cường truy cập vào dữ liệu nền tảng, dường như đã có sự gia tăng các vụ bắt giữ và bỏ tù các nhà bình luận trực tuyến tại Việt Nam. Gần như tất cả những người viết bị cầm tù ở Việt Nam—15 trong số 16 người—đều là nhà bình luận trên mạng”, Văn Bút Mỹ cho biết.
Tổ chức này nêu các trường hợp của ông Bùi Văn Thuận, Trần Hoàng Huấn, Lê Mạnh Hà bị phạt tù dài hạn trong năm 2022 hay trường hợp của ông Nguyễn Lân Thắng trong năm nay với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự. Tổ chức này cũng nêu trường hợp của nhà báo Lê Anh Hùng và Phạm Đoan Trang.
“Chính phủ Việt Nam kiểm soát hiệu quả tất cả các phương tiện truyền thông truyền thống, bao gồm báo chí, truyền hình, đài phát thanh và các ấn phẩm khác. Chính quyền Việt Nam giám sát các không gian trực tuyến để kiểm duyệt và giám sát nội dung trực tuyến” tổ chức này cho biết thêm.
Văn Bút Mỹ cũng ghi nhận việc chính phủ Việt Nam gia tăng áp lực lên các nền tảng công nghệ, yêu cầu nhanh chóng xóa nội dung cụ thể hoặc quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của người dùng trực tuyến. “Tại Việt Nam, chính phủ yêu cầu các nền tảng gỡ bỏ nội dung “tin giả” trong vòng 24 giờ, đồng thời những tiếng nói bất đồng chính kiến bị quấy rối và báo cáo sai sự thật bởi các lực lượng dân quân kỹ thuật số ủng hộ chính phủ”.
Pen America, tổ chức có trụ sở tại New York với hơn 100 năm thâm niên, tập hợp hơn 7,500 tác giả, nhà báo, cũng lên án Lực lượng 47, một nhóm do Tổng cục Chính trị Quân đội Việt Nam lãnh đạo, được thành lập theo một chỉ thị cùng tên vào năm 2016, hậu thuẫn quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam trên mạng xã hội.
Lực lượng 47 được giao nhiệm vụ chống lại sự chỉ trích chính phủ trên các nền tảng MXH, chủ yếu là Facebook và YouTube, và có bằng chứng cho thấy Lực lượng 47 “đã mở rộng đáng kể trong những năm qua” với sự ra đời của lữ đoàn dân sự E47.
Văn Bút Mỹ cho biết Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người dù đã sống lưu vong ở Mỹ, nhưng vẫn bị chính quyền nhắm mục tiêu vì bị “báo cáo” hàng loạt trên trang Facebook và kênh YouTube của bà, và bà nghi ngờ “các phóng viên” thuộc Lực lượng 47 là người ra tay.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA về bảng xếp hạng này.
Bà Trịnh Thị Nhung, vợ của ông Bùi Văn Thuận, nói với VOA về bản án 8 năm tù đối với chồng bà và nguy cơ bị kết tội theo Điều 117 đối với những người viết trên mạng.
“Khi thấy tòa án kết án anh Bùi Văn Thuận với mức án cao như vậy thì tôi rất phẫn nộ”.
“Tôi nghĩ rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của điều luật này. Những người muốn bày tỏ ý kiến trái chiều đều hoàn toàn có thể sẽ bị kết tội”.
“Tòa án Việt Nam ủng hộ xu hướng phạt tù dài hạn bất chấp sự lên án từ Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền”, PEN America viết.
Văn Bút Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam hủy bỏ Điều 117 của BLHS, điều khoản được dùng để hình sự hóa các cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, đồng thời kêu gọi các nhà lập pháp Hoa Kỳ tái giới thiệu và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam, và yêu cầu Chính phủ Việt Nam tuân thủ các quyên tắc nhân quyền và tự do ngôn luận như một yếu tố nền tảng của mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Trong bảng xếp hạng 2022 của Văn Bút Mỹ, ngoài Việt Nam, hai nước Belarus và Myanmar cũng có 16 người viết bị giam cầm, đồng hạng 4 trên thế giới.
Hôm 3/5, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) xếp Việt Nam vào gần cuối bảng về tự do báo chí 2023, đứng thứ 178/180 quốc gia, chỉ trên Trung Quốc và Triều Tiên.
(VNTB) – Những ngày cuối của tháng tư này, hai nhà đầu tư nước ngoài trong ngành thương mại dịch vụ công bố… rời Việt Nam.
Hệ lụy của tụng ca?
Trước làn sóng dịch chuyển của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sau đại dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ – khi ấy là ông Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt về thu hút FDI và giao các cơ quan chức năng xây dựng ngay đề án thu hút dòng vốn quan trọng này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu trong quá trình phục hồi phát triển kinh tế sau dịch, các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nước phải đặt mục tiêu thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn, trở thành những điểm thu hút đầu tư, đón đầu dòng dịch chuyển vốn đầu tư khu vực và toàn cầu, biến thách thức thành cơ hội.
Thời điểm đó, ông Nguyễn Xuân Phúc đã cùng hòa nhịp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những phát biểu đầy phấn khích kiểu ‘Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam’. Theo đó, Thủ tướng Phúc từng hô hào rằng sau hơn 30 năm mở cửa, hội nhập và cải cách môi trường kinh doanh, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước…
Báo chí Việt Nam khi đó đã dẫn nguồn từ báo chí nước ngoài để ‘bè theo’ cho thấy sự hồ hởi là không khí tràn ngập trong khúc tụng ca ở nền chính trị của Việt Nam dưới nhiệm kỳ liên tiếp thứ ba của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo đó, báo chí Việt Nam dẫn nguồn từ Nikkei Asia và cho rằng năm 2021, nền kinh tế các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng mạnh trở lại như giai đoạn chưa xảy ra đại dịch Covid-19.
Việt Nam tiếp tục được dự báo sẽ dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á. Năm 2020, dù phải thực hiện mục tiêu kép: vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng 2,9%, nhờ thành công trong phòng chống dịch bệnh cũng như xuất khẩu mạnh mẽ sản phẩm điện tử và các mặc hàng tiêu dùng, tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu tăng trưởng 6,5%…
Tin tức tường thuật trên báo chí phủ gam hồng đối với các cuộc gặp gỡ về vấn đề đầu tư phát triển, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động với lãnh đạo các tỉnh, thành phố. Khi đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc luôn nhấn mạnh đến hình ảnh một môi trường Việt Nam mở cửa, kinh doanh năng động và thông thoáng để lôi kéo thật nhiều “đại bàng” (doanh nghiệp lớn) về làm tổ.
Vì sao họ rời Việt Nam?
Củng cố thêm niềm tin trên, hồi hạ tuần tháng 3-2023, một phái đoàn gồm hơn 50 doanh nghiệp Mỹ đã đến Việt Nam, trong đó có các công ty quốc phòng, dược phẩm và công nghệ đã sang Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư và kinh doanh theo chương trình hàng năm do Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN tổ chức.
Thế nhưng rồi đến hạ tuần tháng 4-2023, trong không khí cả nước ‘ăn lễ’, thật bất ngờ khi báo chí đồng loạt đăng tin chủ chuỗi trung tâm thương mại Parkson Việt Nam nộp đơn phá sản; và khách sạn liên doanh đầu tiên giữa Việt Nam và Australia được khai trương vào năm 1991 tại trung tâm TP.HCM tuyên bố “khép lại hành trình phục vụ khách hàng”. Đây là một khách sạn thuộc Norfolk Group, tập đoàn quốc tế trong lĩnh vực đầu tư, phát triển và quản lý các dự án bất động sản ở Việt Nam và Australia, bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1990.
Không chỉ Norfolk mà nhiều khách sạn khác ở trung tâm TP.HCM cũng đóng cửa thời gian dài và ngừng hẳn hoạt động kinh doanh. Không ít khách sạn trên “đất vàng” như đường Bùi Viện, Đỗ Quang Đẩu, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng… đều treo bảng sang nhượng đã nhiều tháng, và dần xuống cấp theo thời gian.
Nếu như Norfolk có chặng đường làm ăn tại TP.HCM được 30 năm, thì chỉ sau 18 năm hoạt động, Parkson Việt Nam đã phải nộp đơn phá sản trước những khó khăn về môi trường kinh doanh.
Parkson Retail Asia (PRA), công ty con được niêm yết tại Singapore do Parkson Holding sở hữu 67,96%, cho biết tập đoàn Parkson sẽ rời khỏi Việt Nam sau 18 năm hoạt động do không đạt kết quả thuận lợi về thương mại. Công ty TNHH Parkson Việt Nam (PRA sở hữu 100% vốn) đã đệ đơn lên tòa án tại TP.HCM và bắt đầu thủ tục phá sản tự nguyện hôm 28-4-2023.
Theo giải thích của Chủ tịch điều hành PRA Tan Sri William Cheng, tập đoàn đánh giá và xác định việc duy trì hoạt động tại Việt Nam không khả thi về mặt thương mại. Do đó, hội đồng quản trị Parkson Việt Nam thống nhất việc nộp đơn phá sản mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty.
Trong năm tài chính 2022, các hoạt động tại Việt Nam ghi nhận khoản lỗ trước thuế 1,72 triệu USD trong khi cùng kỳ năm trước lãi trước thuế 10,27 triệu USD. Doanh thu công ty cũng giảm từ 7,57 triệu USD vào năm 2021 xuống còn 1,8 triệu USD vào năm ngoái…
Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 05/05/2023: *Mỹ đang là gì ở Việt Nam? *Việt Nam chạy theo sau Bangladesh. *Bốn ngân hàng thương mại bị chuyển giao. *Bà Nguyễn Phương Hằng và sẽ ra toà. *Nhà đầu tư nước ngoài rời Việt Nam
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng (MOFA via Bao Quoc te)
Việt Nam phản đối việc hai cơ quan thuộc Kho bạc và Bưu chính Australia phát hành tiền xu có in cờ Việt Nam Cộng hòa nhân dịp Canberra kỷ niệm 50 năm kết thúc tham chiến ở miền nam Việt Nam năm 1973.
Hôm 4/5, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Australia đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh “cờ vàng”, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại”.
Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Năm 04/05/2023: *VN phản đối Úc phát hành tiền xu có cờ VNCH. *Không có tự do báo chí đừng mơ tự do tôn giáo. *77.000 doanh nghiệp ‘nghỉ giải lao’ trong 4 tháng. *Pin mặt trời VN có thể bị Mỹ đánh thuế
Anh Tưởng Năng Tiến kể chuyện về một ít người “sống với lý tưởng của mình” giữa lòng một chế độ được đặt nền móng và duy trì bởi cường quyền, bạo lực, cùng dối trá. Số công dân lựa chọn một cung cách sống với tinh thần trách nhiệm mỗi lúc một thêm đông. [1]
Tháng 8 năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công bố “Chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử”. Trong chương trình này, Bộ Giáo dục xác định sẽ dạy cho học sinh các kỹ năng “tư duy lịch sử” (historical thinking skills) và “tư duy phản biện” (critical thinking skills.)
Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Tư 03/05/2023: *Ngoại giao phương Tây tại Hà Nội tuyên bố Ngày Tự do Báo chí Thế giới. *Nhà phản biện Nguyễn Quang A bị chặn xuất ngoại. *“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” *Sapa lụt thành ‘dòng sông’. *Việt Nam ‘chết như rạ’ do giao thông, COVID-19
Các quan chức USCIRF họp báo trực tuyến công bố báo cáo 2023, ngày 1/5/2023.
Hôm 1/5, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) tiếp tục kết luận và khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách Quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt (CPC) vì tình trạng vi phạm tự do tôn giáo “nghiêm trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn”.
Hàng hóa được đưa lên tàu để xuất khẩu tại Cảng Sài Gòn (ảnh tư liệu, tháng 5/2020).
Số liệu mới được Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố vào cuối tháng 4/2023 cho thấy trong 4 tháng đầu tiên của năm, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 28,4 tỷ đô la.
Trong cùng giai đoạn, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ ước đạt 24,4 tỷ đô la, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm trước, vẫn theo Tổng cục Thống kê. Số liệu cũng thể hiện rằng xuất siêu của Việt Nam sang EU đạt 9,3 tỷ đô la, giảm 12,7%.
Ngược lại với Mỹ, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 33,3 tỷ đô la trong 4 tháng đầu năm. Trừ đi giá trị hàng hóa Việt Nam xuất sang Trung Quốc, Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc 16,8 tỷ đô la, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc 8,9 tỷ đô la, giảm 36,9%; nhập siêu từ ASEAN 2,3 tỷ đô la, giảm 53%.
Về diễn biến nêu trên, Tổng cục Thống kê đưa ra nhận xét rằng chủ yếu là do kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm, dẫn tới đơn hàng giảm. “Điều này ảnh hưởng đến cả sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu của Việt Nam”, theo Tổng cục.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 210,79 tỷ đô la, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 4, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước chỉ đạt 53,57 tỷ đô la.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ước tính xuất siêu 6,35 tỷ đô la, trong đó, riêng tháng 4 xuất siêu 1,51 tỷ đô la.
Máy vi tính, điện tử và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với giá trị lên đến 4,1 tỷ đô la. Đứng thứ 2 là điện thoại và linh kiện, đạt 4 tỷ đô la; tiếp đến là máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 3,2 tỷ đô la; hàng dệt may đạt 2,4 tỷ đô la; giày dép đạt 1,8 tỷ đô la; phương tiện vận tải phụ tùng đạt 1,2 tỷ đô la; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,05 tỷ đô la.
Các nhà lập pháp California ấn định ‘Ngày Nhân Quyền Việt Nam’
Dân biểu Tạ Đức Trí, người ủng hộ nghị quyết “Ngày Nhân quyền Việt Nam”, đứng trước đài tưởng niệm Chiến sĩ Việt-Mỹ ở bang California, Hoa Kỳ.
Các nhà lập pháp ở bang California vừa thông qua một nghị quyết tuyên bố ngày 11/5 là Ngày Nhân Quyền Việt Nam, để “ủng hộ cho các nỗ lực nhằm đạt được tự do và nhân quyền cho người dân Việt Nam”.
“Người dân Việt Nam đang đau khổ dưới một chế độ áp bức, và trái tim của chúng tôi ở bên họ”, truyền thông địa phương dẫn lời Dân biểu Trí Tạ, Địa hạt 70 tại California, nói. “Việc thông qua nghị quyết này hôm nay gửi đi một thông điệp quan trọng rằng người dân California đoàn kết với người dân Việt Nam và chúng tôi sẵn sàng giúp đấu tranh cho tự do của họ”.
Nghị quyết này khuyến khích người dân California đánh dấu ngày 11/5 bằng các hoạt động như tổ chức các nghi thức, các buổi thảo luận hoặc mít tinh. Nghị quyết cũng “ghi nhận sự cần thiết của một chính phủ dân chủ”.
Động thái của cơ quan lập pháp ở California diễn ra ngay trước ngày 30/4, thường được gọi là “Tháng Tư Đen”, đánh dấu sự sụp đổ của Sài Gòn và miền Nam Việt Nam.
Hàng triệu người Việt Nam đã bỏ quê hương để thoát khỏi chế độ cộng sản. Nhiều người đã đến định cư và xây dựng thành một cộng đồng người Việt rất mạnh tại “Little Saigon” của Quận Cam, bang California.
Westminster, nơi Dân biểu Trí Tạ từng là thị trưởng, là thành phố đầu tiên công nhận Tuần lễ Tưởng niệm Tháng Tư Đen. Ông Trí Tạ cũng là thị trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử tại Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong Báo cáo thường niên về Nhân quyền Việt Nam năm 2022 đã vạch ra những vi phạm nhân quyền “có hệ thống” của chính phủ Việt Nam, bao gồm các hành vi giết người trái pháp luật hoặc giết người tùy tiện, đối xử và trừng phạt hạ nhục các tù nhân chính trị, bắt giữ và giam giữ tùy tiện, can thiệp vào quyền riêng tư của công dân, hạn chế quyền tự do ngôn luận, đi lại và truyền thông, sử dụng luật để hình sự hóa quyền tự do ngôn luận và nhiều vi phạm khác.
Việt Nam luôn khẳng định tôn trọng nhân quyền và bác bỏ những chỉ trích của Mỹ và phương Tây. Hà Nội nói “lấy làm tiếc” với Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì một số nhận định “thiếu khách khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác” về tình hình thực tiễn tại Việt Nam.
Các công ty cắt giảm lượng lớn nhân viên trong bối cảnh sức mua của thị trường bán lẻ suy yếu
Những ngày nghỉ lễ cuối tháng tư đầu tháng năm này, với hàng chục ngàn gia đình, đó là một kỳ nghỉ kéo dài chưa biết đến khi nào…
Theo báo cáo tài chính quý I của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), số lượng nhân viên tính đến cuối tháng 3-2023 của nhà bán lẻ điện máy, điện thoại lớn nhất cả nước này là hơn 68.000 người. Như vậy trong quý này, MWG đã sa thải 5.202 nhân sự so với thời điểm đầu năm.
Đây cũng là quý thứ hai liên tiếp công ty cắt giảm lượng lớn nhân viên trong bối cảnh sức mua của thị trường bán lẻ suy yếu.
Chuỗi bán lẻ thực phẩm Bách hóa Xanh của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động ra đời năm 2015. Theo giải thích của ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thế giới di động tại thời điểm đó, “mô hình này được Ban lãnh đạo Tập đoàn học tập theo một mô hình ở Indonesia, trong hành trình tìm kiếm động lực mới thay thế cho mảng công nghệ để tiếp tục đà tăng trưởng hai con số của doanh nghiệp”.
Nhiều năm qua, Thế giới di động liên tục phát đi thông điệp sẽ phát triển chuỗi Bách hóa Xanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Dù mạng lưới cửa hàng được mở rộng, tăng độ phủ ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng kể từ khi thành lập tới nay, chưa năm nào chuỗi Bách hóa Xanh có lãi, thậm chí càng kinh doanh càng lỗ.
Cụ thể, từ năm 2016 đến năm 2022, Công ty cổ phần Thương mại Bách hóa Xanh (đơn vị vận hành Bách hóa Xanh) ghi nhận lỗ luỹ kế 7.394,96 tỷ đồng; trong đó, năm 2016 lỗ 54,94 tỷ đồng, năm 2017 lỗ 144,6 tỷ đồng, năm 2018 lỗ 555,6 tỷ đồng, năm 2019 lỗ 978,4 tỷ đồng, năm 2020 lỗ 1.733,5 tỷ đồng, năm 2021 lỗ 966,5 tỷ đồng và năm 2022 lỗ kỷ lục 2.961,5 tỷ đồng.
Sau một năm công bố tái cấu trúc mạnh mẽ chuỗi bán lẻ này, với việc đóng cửa nhiều cửa hàng kinh doanh kém hiệu quả, năm 2023, Thế giới di động đặt mục tiêu doanh thu của chuỗi Bách hóa Xanh tăng trưởng hai chữ số và nỗ lực đạt điểm hoà vốn vào cuối năm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Bách hóa Xanh tiếp tục thua lỗ trong ít nhất 3 quý đầu năm.
Không riêng chuỗi Bách hóa Xanh, các chuỗi bán lẻ được Thế giới di động mở ra sau cũng đang kinh doanh thua lỗ. Trong đó, Công ty MWG Cambodia Co., Ltd (đơn vị đầu tư tại Campuchia) lỗ luỹ kế tại thời điểm cuối năm 2022 là 604,7 tỷ đồng. Cùng thời điểm, Công ty cổ phần Bán lẻ An Khang (vận hành chuỗi nhà thuốc An Khang), công ty liên kết của Thế giới di động, cũng ghi nhận khoản lỗ luỹ kế 318,6 tỷ đồng…
Mới đây, Thế giới di động đã thừa nhận thất bại tại thị trường Campuchia và tuyên bố đóng cửa toàn bộ chuỗi cửa hàng điện máy Bluetronics tại thị trường này trong quý I-2023 sau gần 6 năm kinh doanh tại đây.
Như vậy, tổng lỗ luỹ kế các chuỗi bán lẻ ngoài Thế giới di động và Điện máy Xanh là 8.365,2 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022, chủ yếu là ghi nhận lỗ từ chuỗi Bách hóa Xanh.
Trước đó, trong báo cáo tài chính hợp nhất quý IV-2022, quy mô nhân sự của Thế giới di động thu hẹp còn 73.202 nhân viên, giảm hơn 7.000 nhân viên với quý liền trước, tương đương 4% nhân sự. Cuối năm 2022, khoản thưởng phải trả nhân viên đạt 1.565 tỷ đồng, giảm 45% so với số liệu ghi nhận hồi đầu năm. Thế giới di động cũng có khoản phải trả cho người lao động lên tới 475 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm, chi phí dành cho nhân viên đạt 9.492 tỷ đồng, giảm 2,2% so với cùng kỳ. Như vậy, tính chung nửa năm qua, Thế giới di động cắt giảm tổng cộng 12.000 người. Quy mô nhân sự này tương đương mức cuối năm 2021.
Tình cảnh lao động bị mất việc trong ngành bất động sản cũng không thua kém.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý I vừa công bố, bên cạnh ghi nhận thêm một quý lỗ hơn trăm tỷ, Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (DXG) tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm lớn về số lượng nhân sự lao động trực tiếp tại doanh nghiệp.
Cụ thể, tính đến ngày 31-3, số lượng nhân viên của tập đoàn này ở mức 2.389 người, giảm 4.776 người so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 1.384 so với thời điểm cuối tháng 12-2022.
Diễn biến tương tự cũng ghi nhận tại nhiều doanh nghiệp bất động sản nhà ở trên thị trường chứng khoán trong 3 tháng đầu năm. Công ty cổ phần Vinhomes – nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam cũng ghi nhận sự sụt giảm lượng lớn số lượng nhân sự lao động trực tiếp tại doanh nghiệp trong quý đầu năm.
Theo đó, số lượng nhân viên của doanh nghiệp này còn 11.664 người tính đến cuối tháng 3, giảm 1.527 người so với đầu năm và tăng 3.146 người so với cùng kỳ năm ngoái.
…Vẫn chưa thấy người đứng đầu Đảng lên tiếng về chuyện giai cấp công nhân của Đảng giờ đang ‘chết’ như rạ, họ đang cần ‘cấp cứu’ cụ thể ra sao trong tình cảnh tiếp tục giật gấu vá vai này?
Việt Nam: Gần 800 người chết, hơn 45.000 người nhập viện dịp lễ 30/4
Người dân xem bắn pháo hoa vào một dịp lễ 30/4 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Có đến 786 ca tử vong, hơn 45.000 người nhập viện trong hai ngày nghỉ lễ dịp 30/4 – 1/5 tại Việt Nam, truyền thông Việt Nam dẫn thông tin từ Bộ Y tế cho biết.
Số liệu thống kê được Cục Quản lý khám chữa bệnh tổng hợp từ các cơ sở y tế ở 63 tỉnh thành cho biết tổng số người bệnh đi khám, cấp cứu tại các cơ sở y tế trong 2 ngày là 110.443 người.
Trong số các ca tử vong, có 34 nạn nhân tai nạn giao thông và 7 ca liên quan đến Covid-19. Số người bệnh tử vong bao gồm cả tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh, trên đường đến cơ sở khám chữa bệnh và tiên lượng tử vong xin về.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông hàng đầu thế giới. Trong năm 2022, toàn quốc xảy ra hơn 11.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 6.000 người, bị thương hơn 7.000 người, theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ tai nạn giao thông cao tại Việt Nam là tình trạng uống rượu bia.
Việt Nam xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người.
Báo cáo toàn cầu năm 2018 cho thấy mức tiêu thụ rượu bia bình quân/người trưởng thành quy đổi ra cồn nguyên chất là 8,3 lít/năm (cao hơn mức trung bình của thế giới là 6,4 lít/năm).
Ước tính chi phí trực tiếp cho tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam năm 2017 là 4 tỷ USD, gần bằng 7% số thu ngân sách của nhà nước, chưa tính đến chi phí gián tiếp.
Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm, hỏa hoạn… cũng là những nguyên nhân khiến tỉ lệ nhập viện, tử vong tại Việt Nam tăng rất cao vào các dịp lễ tết.
Thông tin của Bộ Y tế Việt Nam cũng cho biết riêng về khám chữa bệnh liên quan đến Covid-19, trong hai ngày nghỉ lễ, có hơn 2.000 ca tới khám, hơn 1.100 ca nhập viện điều trị nội trú, số ca tử vong là 7 người. Hiện còn 78 ca Covid-19 ở mức độ nặng, nguy kịch đang được điều trị.
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giải thể Công ty Grand Prix
01/5/2023
Một công nhân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 đi qua đường đua F1 ở Hà Nội hôm 10/3/2020
AFP
Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Vingroup mới đây ban hành nghị quyết giải thể Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix – công ty được lập ra vào năm 2018 để thực hiện ước mơ đưa đường đua xe công thức 1 (Formula 1 – F1) về Việt Nam nhưng không thành.
Báo Nhà nước đưa tin cho biết công ty con do Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sở hữu có 100% vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng. Công ty này ban đầu có 100% vốn góp bởi Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast – công ty chuyên sản xuất xe điện non trẻ của Việt Nam. Sau đó, toàn bộ vốn góp này được chuyển nhượng về Vingroup.
Vào năm 2018, Việt Nam đã ký một thỏa thuận 10 năm với những nhà tổ chức F1. Dự án đường đua có chi phí đầu tư khoảng 60 triệu USD trong năm đầu kỳ vọng sẽ thành công và thu hút không thua gì đường đua nổi tiếng của Singapore đã gây tiếng vang vào thập niên trước.
Chặng đua F1 đầu tiên tại Việt Nam được dự định tổ chức vào tháng 4/2020 tại Mỹ Đình (Hà Nội). Chặng đua dự kiến được tổ chức trong một tuần. Một loạt các cơ sở hạ tầng phục vụ cho cuộc đua đã được xây mới. Hà Nội đăng cai tổ chức nhưng chi phí đang cai do Việt Nam Grand Prix chi trả cho F1.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 xảy ra vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020, kéo dài suốt hai năm đã khiến toàn bộ kế hoạch của chặng đua đã bị hủy. Toàn bộ đường đua với độ dài 5.607 km và các hạng mục cố định đi kèm được thi công trong 11 tháng đã bị bỏ không.
Sau khi chặng đua bị hủy bỏ, đường đua F1 Mỹ Đình cũng không có tên trong lịch trình thi đấu mùa giải năm 2023.
Thế giới Di động cắt giảm 13 ngàn nhân viên
RFA 01/5/2023
Thế giới Di động quyết định ngừng kinh doanh các cửa hàng Bluetronics ở Campuchia sau 6 năm. (Hình minh họa)
TPO
Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (TGDĐ) đã sa thải tổng cộng 13 ngàn nhân viên tính từ quý IV/2022 đến nay.
Tờ Tiền Phong loan tin trên trong ngày 1/5, nêu rõ, đợt 1 TGDĐ đã cắt giảm hơn bảy ngàn nhân viên, tương đương 4% nhân sự và trong cuối quí I/2023, công ty này đã tiếp tục sa thải gần sáu ngàn người. Tuy vậy, trên website của Thế giới Di động, công ty này lại đang thông báo tuyển gần 3.000 lao động mới.
TGDĐ với mã chứng khoán MWG cũng vừa công báo báo cáo tài chính quí I với doanh thu trong kỳ đạt hơn 27 ngàn tỉ đồng, giảm 25,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm 98,5% chỉ đạt 21 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Hội đồng quản trị Thế giới Di động cho biết tại đại hội cổ đông 2023, những khó khăn trong ngành hàng ICT một phần đến từ khó khăn của các đối tác cho vay trả góp.
Hôm cuối tháng 2/2023, Công ty này cho biết trong vài năm gần đây đã khai tử nhiều mô hình kinh doanh sau một thời gian hoạt động không đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em – Thành viên HĐQT TGDĐ vào lúc đó tiết lộ trên tờ Tiền Phong rằng: “Sau gần sáu năm hoạt động, TGDĐ đã quyết định đóng toàn bộ cửa hàng Bluetronics tại thị trường Campuchia trong quý I/2023 để tập trung cho các thị trường khác như Indonesia và dồn lực cho các mô hình kinh doanh khác”.
Tại Campuchia, Thế giới Di động có các cửa hàng Bluetronics – một mô hình tương tự như Điện Máy Xanh ở Việt Nam. Theo công bố của MWG, tính tới ngày 31/3/2022, Bluetronics có 44 cửa hàng ở Campuchia.
Theo báo cáo tài chính quý IV/2022, Thế giới Di động tại Campuchia lỗ liên tục từ năm 2017 (khi công ty bắt đầu hoạt động ở Campuchia) đến nay. Trong đó năm 2021 và 2022 lỗ lớn nhất với 187 tỷ đồng và 330 tỷ đồng.
Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ ba 02/05/2023: *Mỹ là thị trường x.khẩu lớn nhất của VN trong 4 th. đầu 2023. *Lập pháp California ấn định ‘Ngày Nhân Quyền Việt Nam’. *Việt Nam: Thất nghiệp tràn Lan. *Gần 800 người chết, hơn 45.000 nhập viện dịp lễ 30/4. *Thế giới Di động cắt 13.000 nhân viên
Comments Off on Tuyên bố phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông (các tổ chức dân sự trong nước)
Đào Hiếu Thảo – Hình do chị Liên Phạm, anh Nguyễn Phúc và anh Nhất Hùng cung cấp
Các sinh hoạt tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng tư đen năm thứ 48 do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia phối hợp với Liên Hội cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vùng thủ đô Washington DC, Maryland và Virginia tổ chức từ ngày 23 đến ngày 30 tháng 4 năm 2023.
Dân mình ai cũng biết ông Trọng nổi tiếng “chống” tham nhũng trong chiến dịch “đốt lò” từ năm 2013, một phần sao chép từ chuyện chống tham nhũng của Tập Cận Bình bên Tàu. Để làm cho có vẻ nguyên bản, ông Trọng có viết sách về “chống” tham nhũng. Thành tích trong thời gian gần đây của ổng thì tùm lum lắm.
Tôi tình cờ “nhặt” trên FB một tác phẩm khá độc đáo của Marc Riboud. Ông “chớp” được cảnh một anh bộ đội (với con búp bê nằm dưới nắp ba lô, và cái sắc cầm tay) đang trên đường trở về quê cũ.
Cùng với bức ảnh là lời bình, cũng độc đáo không kém, của FB Nguyễn Hoàng : “Thằng này coi vậy mà hiền, chỉ lấy con búp bê cho con và cái bóp đầm cho vợ mà thôi.”
Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London
30/4/2023
Cuốn sách “Việt Nam Cộng Hòa, 1955-1975 – Những Góc Nhìn của người Việt Nam về Xây dựng Đất nước” (tạm dịch), do Tường Vũ và Sean Fear chủ biên, Xuất bản của Chương trình Đông Nam Á, một ấn phẩm của NXB Đại học Cornell, Ithaca & London, in tại Hoa Kỳ, năm 2019
Trong hồi ký “Viết trên gác bút”, nhà văn Nguyễn Thụy Long (cháu ruột nhà văn Nguyễn Bá Học, người nổi tiếng với câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”), kể lại thảm cảnh một vụ tịch thu sách năm 1975 sau khi chính quyền mới tiếp quản Sài Gòn: “Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhập tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu… Cả chủ tiệm cũng mạng vong”…