Trần Đông A – 18/7/2023
Phạm Trung Kiên, thư ký của thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, tại phiên toà “chuyến bay giải cứu”.
Continue Reading »
111-222-3333
Đồng Tâm -
Hà Nội
Việt Nam
Zip
hoangdo41@gmail.com
Trần Đông A – 18/7/2023
Phạm Trung Kiên, thư ký của thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, tại phiên toà “chuyến bay giải cứu”.
Quê Hương tổng hợp
Bão Talim sẽ ‘càn quét’ nhiều tỉnh miền Bắc
Lê Thiệt /SGN
17/7/2023
Bản đồ dự báo đường đi của bão Talim (bão số 1) – Ảnh: Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Quốc Gia
Continue Reading »Tùng Phong /SGN
16/7/2023
Vài gương mặt đình đám trong vụ án Chuyến bay giải cứu (VietnamNet)
Phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” đang diễn ra tại Hà Nội có vẻ giống như một cuộc tấu hài:
Continue Reading »Tôi tình cờ đọc được một bài báo cũ (“Hành trình 60 năm của một chiếc bung hay câu chuyện hòa giải giữa địa chủ và bần cố nông”) nhưng nội dung vẫn còn nguyên tính thời sự, củ̉a nhà báo Huy Đức. Xin được ghi lại nguyên văn, cùng hình ảnh :
Continue Reading »Nguyễn Nam/VNTB – 17/7/2023
Chính phủ đã không làm gì cả, còn các quan chức thì lợi dụng ‘bán quota’.
Dừng “bay thương mại” để “bay giải cứu”: nhân đạo hay trục lợi?
Continue Reading »17/7/2023
Từ trái sang: Ngoại trưởng Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Nhật Yoshimasa Hayashi, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi và Trưởng ban chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị của ASEAN ở Jakarta ngày 13/7/2023.
Continue Reading »Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London -14/7/2023
Khách du lịch Việt Nam và Trung Quốc tại Thác Bản Giốc hôm 12/3/2017. Thác ở biên giới giữa hai nước thuộc tỉnh Cao Bằng
AFP
Continue Reading »Quê Hương tổng hợp
Công an Lâm Đồng bắt thầy Tuấn Ngọc vì ‘tuyên truyền chống nhà nước’
VOA Tiếng Việt – 17/7/2023
Ông Dương Tuấn Ngọc trong một video đăng trên Kênh YouTube Giáo dục Tự do.
Ông Dương Tuấn Ngọc, một thầy giáo dạy thực dưỡng trên mạng xã hội, bị công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ “khẩn cấp” hôm 15/7 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự, theo tin từ gia đình ông.
Hôm 16/7, bà Bùi Thanh Diễm Ngọc, vợ của ông Ngọc, cho VOA biết rằng chồng bà đã chính thức bị Công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ, sau khi cả hai vợ chồng bị “mời làm việc” từ ngày 11/7.
“Ngày 11/7, thầy Ngọc được cơ quan công an xã mời lên nhưng lúc đó không cho tụi mình biết bị mời làm việc vì lý do gì. Từ ngày 11/7 thì vợ chồng tôi bị cách ly ra để họ hỏi những câu hỏi có liên quan về các hoạt động trên Facebook và YouTube của thầy”.
“Họ tịch thu các thiết bị điện thoại”, bà Ngọc nói thêm, đồng thời cho hay rằng trong hai ngày “làm việc”, mỗi ngày bà được cho về nhà, nhưng chồng bà thì bị tạm giam.
“Đến hôm 16/7, thầy Ngọc nhận được biên bản giữ người ‘trong trường hợp khẩn cấp’ và cơ quan công an đã mời tôi lên để nhận quyết định này. Trong quyết định nói rằng anh vi phạm Điều 117 Bộ luật Hình sự và Cơ quan công an cũng nói là anh đã đăng tải và chia sẻ các bài viết trên ứng dụng mạng xã hội có nội dung “đả kích công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng…”, bà Ngọc nói.
Trên trang Facebook cá nhân, bà Ngọc đăng một thông cáo tạm giam đề ngày 15/7 của Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an tỉnh Lâm Đồng nói rằng các bài đăng của ông Ngọc có nội dung “Đả kích đường lối chủ trương của Đảng… Nói xấu, xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh… Bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của Đảng…”.
VOA đã liên lạc Công an tỉnh Lâm Đồng và đề nghị họ cho ý kiến phản hồi về các phát biểu của gia đình ông Ngọc, nhưng chưa được trả lời.
“Ảnh chấp nhận và cũng không cãi cọ với họ về thông báo này”, vẫn bà Ngọc. “Hiện anh sẽ hợp tác với cơ quan điều tra trong thời gian tới”.
Khi được hỏi về ý kiến của bản thân bà khi bị cơ quan chức năng thẩm vấn, bà Ngọc nói:
“Cuộc điều tra này tôi hoàn toàn không đồng ý. Lẽ ra các anh nên gửi cho tôi giấy triệu tập và tôi sẵn sàng hợp tác với cơ quan an ninh”.
Ông Ngọc, 38 tuổi, được nhiều người biết đến như là giáo viên dạy thực dưỡng trên mạng YouTube và Facebook với hàng chục ngàn người theo dõi.
Trên kênh YouTube “Giáo dục Tự do 2”, “Thầy Tuấn Ngọc” có nhiều bài nói chuyện phản ánh tình hình đất nước, trong đó nói nhiều đến tệ tham nhũng và sự quản trị yếu kém của nhà nước trước vấn nạn có nhiều nhóm lợi ích mà ông gọi là các “mafia”, từ tiền tệ, y tế, nông nghiệp, thực phẩm, đến cả tôn giáo.
Ông viết trên kênh “Giáo dục Tự do”, kênh có trên 450 video với hơn 34.000 người đăng ký, rằng mục đích ông xây dựng chương trình này là nhằm “để chấn hưng dân tộc, từ đó chấn hưng đất nước”.
Ông Ngọc là người mới nhất trong hàng loạt vụ bắt bớ người dùng mạng xã hội tại Việt Nam với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” hay “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ”, những điều luật mà các báo cáo viên Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế cực lực lên án, cho rằng đó là những điều luật nhằm bịt miệng những tiếng nói phản biện, những tiếng nói ôn hòa bày tỏ quyền tự do ngôn luận.
Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, cho rằng họ chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật”.
17/7/2023
Công an liên tục “hứa lèo” về việc hủy bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với luật sư Võ An Đôn
Ngày 10 tháng 7 năm 2023, trên trang Facebook của luật sư Võ An Đôn cho biết, sau nhiều lần hứa huỷ bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với ông gần một năm cho đến nay công an vẫn không thực hiện lời hứa, thể hiện bản chất dối trá, lươn lẹo của mình.
Cách đây hơn 6 năm, ông Đôn đã bị nhà cầm quyền tước thẻ luật sư, không cho hành nghề, và triệt đường mưu sinh của cả gia đình. Sau đó, ông Đôn phải trở về làm nông với cuộc sống đầy khó khăn. Đến ngày 27 tháng 9 năm 2022, ông Đôn cùng vợ, và 3 con nhỏ đến phi trường Tân Sơn Nhất để bay sang Hoa Kỳ định cư thì bị cấm xuất cảnh, nên gia đình ông đành phải quay về quê.
Từ đó đến nay, ông Đôn đã nhiều lần làm việc với công an, chấp nhận “lùi bước” ký vào biên bản phạt hành chính 7.5 triệu đồng từ nhiều năm trước, và công nhận Facebook mang tên Võ An Đôn là của ông, để đổi lấy lời hứa sẽ huỷ bỏ lệnh cấm xuất cảnh để gia đình ông sang Hoa Kỳ định cư. Tuy nhiên, đến nay, thứ ông Đôn nhận được chỉ là lời “hứa lèo”.
Toà đại sứ Hoa Kỳ cũng đã có đoàn công tác đi làm việc với phía nhà cầm quyền từ cấp trung ương đến địa phương, và gửi hàng chục công hàm cho cơ quan chức năng nhưng không nhận được hồi đáp. Sau gần một năm im lặng, đến nay ông Đôn lên tiếng đặt câu hỏi, không biết công an giữ ông ở lại Việt Nam để làm gì?
*****
“CÔNG AN KHÔNG THỰC HIỆN LỜI HỨA
Sau khi bị cấm xuất cảnh đi Mỹ, tôi đến Công an tỉnh Phú Yên làm việc 2 lần:
Lần đầu họ nói với tôi “Muốn bỏ lệnh cấm xuất cảnh thì phải xác nhận trang Facebook Đôn An Võ và Võ An Đôn là của tôi”, tôi đồng ý ký xác nhận.
Lần 2 họ nói với tôi “Muốn bỏ lệnh cấm xuất cảnh thì phải đóng tiền phạt 7,5 triệu đồng đối với bài viết cách đây 7 năm”, tôi đồng ý đóng tiền phạt (Dù bài viết đúng sự thật).
Đến nay gần một năm trôi qua nhưng lệnh cấm xuất cảnh vẫn chưa bỏ, mặc dù phía đại sứ Mỹ có đoàn công tác đi làm việc từ trung ương đến địa phương và gửi hàng chục công hàm nhưng phía VN không trả lời.
Công an giữ tôi ở lại Việt Nam để làm gì ? trong khi đã tước thẻ hành nghề luật sư, gia đình tôi phải sống trong sự bao vây, cô lập, triệt đường sống hơn 6 năm nay chưa đủ hay sao ?”
*****
Đơn Kêu Cứu Khẩn Cấp của Luật Sư Nguyễn An Đôn. Chúng tôi xin phổ biến và xin sự hỗ trợ của các Cộng Đồng, Hội Đoàn cùng góp thêm tiếng nói, gửi đến các Nghị sĩ, Dân Biểu yêu cầu can thiệp để định cư tại Hoa Kỳ
ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP
(LẦN THỨ 14)
Kính gửi: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Tôi tên Võ An Đôn, sinh ngày 10-01-1977. Thường trú tại: khu phố Phước Thịnh, thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
Tôi là luật sư nhân quyền, chuyên nhận bào chữa miễn phí cho người nghèo, người cô thân yếu thế, người đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em vị thành niên phạm tội, người dân bị công an đánh chết, tù nhân lương tâm…
Vì tham gia bào chữa những vụ án chính trị được cho là nhạy cảm ở Việt Nam, nên tôi bị chính quyền trù dập từ nhiều năm nay và tước quyền hành nghề luật sư vĩnh viễn vào năm 2017.
Ngày 20/11/2021, tôi có đơn xin tị nạn chính trị gửi Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh và được Chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho tôi và gia đình tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ.
Ngày 27/9/2022, tôi và gia đình đến sân bay Tân Sơn Nhất đi Hoa Kỳ định cư thì bị công an sân bay Tân Sơn Nhất chặn lại không cho xuất cảnh đi Hoa Kỳ, với lý do đưa ra hết sức mơ hồ “vì lý do an ninh”.
Sau khi bị cấm xuất cảnh, tôi và gia đình đón xe trở về quê nhà. Ngày hôm sau, tôi đến Phòng xuất – nhập cảnh Công an tỉnh Phú Yên hỏi rõ lý do tại sao tôi bị cấm xuất cảnh? được Trưởng Phòng xuất – nhập cảnh trả lời: “Phòng xuất – nhập cảnh chỉ có nhiệm vụ cấp hộ chiếu cho công dân, không có thẩm quyền hoãn xuất cảnh đối với bất kỳ ai, việc hoãn xuất cảnh anh là do cơ quan khác, Phòng xuất – nhập cảnh sẽ liên hệ với cơ quan chức năng và mời anh làm việc sau”.
Đến ngày 11/10/2022, tôi được Phòng xuất – nhập cảnh Công an tỉnh Phú Yên mời đến làm việc, làm việc với tôi tại Phòng xuất- nhập cảnh là những cán bộ của Phòng an ninh Công an tỉnh Phú Yên.
Tại buổi làm việc họ nói với tôi rằng: Anh muốn chúng tôi bỏ lệnh cấm xuất cảnh thì hãy ký xác nhận 02 trang Facebook Đôn An Võ và Võ An Đôn là của anh. Tôi đồng ý xác nhận 02 trang Facebook Đôn An Võ, Võ An Đôn và những bài viết là của tôi.
Làm việc với công an xong, tôi đi về nhà vẫn thấy lực lượng an ninh mặc thường phục canh giữ bốn hướng vào nhà tôi rất đông (Từ khi bị cấm xuất cảnh trở về nhà tôi bị lực lượng an ninh rất đông canh giữ cả ban ngày và ban đêm).
Nhận thấy tình hình không ổn, sợ bị bắt giam nên nửa đêm ngày 14/10/2022, lúc trời đang mưa to, gió lớn tôi đã trốn vào thành phố Hồ Chí Minh, đến gặp nhân viên lãnh sự quán Hoa Kỳ nhờ giúp đỡ và ở lại thành phố Hồ Chí Minh.
Đến ngày 06/01/2023, tôi về nhà ăn tết cổ truyền cùng gia đình thì Công an tỉnh Phú Yên mời đến làm việc, họ nói muốn bỏ lệnh cấm xuất cảnh thì tôi phải nhận sai và đóng tiền phạt 7.500.000 đồng, đối với một bài viết trên trang Facebook của tôi 06 năm trước.
Tôi chấp nhận sai (Dù bài viết đúng sự thật) và nộp phạt 7.500.000 đồng, nhưng đến nay vẫn chưa bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với tôi.
Việc công an cấm tôi xuất cảnh đi Hoa Kỳ là nhằm trả thù tôi, vì khi còn làm luật sư tôi đã đưa hàng chục sĩ quan công an vào tù vì tội đánh chết dân và tôi tham gia bào chữa rất nhiều tù nhân lương tâm trong các vụ án chính trị. Hơn nữa, họ sợ tôi đến Hoa Kỳ nói sự thật về tình trạng tra tấn, ép cung, nhục hình của cơ quan công an đối với người dân và sự thối nát của các cơ quan tư pháp ở Việt Nam.
Cuộc sống của tôi và gia đình hiện nay rất khó khăn luôn sống trong lo sợ bị trả thù, hàng ngày tôi và gia đình đi đâu đều bị lực lượng an ninh mặc thường phục đi theo sau theo dõi từng bước; hàng xóm, họ hàng không ai dám đến nhà tôi, cuộc sống hết sức ngột ngạt.
Hôm nay, tôi viết đơn này gửi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kêu cứu, nhờ can thiệp để chính quyền Việt Nam sớm cho tôi và gia đình xuất cảnh đến Hoa Kỳ.
Tôi và gia đình xin chân thành cảm ơn!
Việt Nam, ngày 07 tháng 7 năm 2023
Kính đơn
Luật sư Võ An Đôn
Song Chi – 17/7/2023
Bao nhiêu “công phu” tuyên truyền, “đánh bóng” cho chế độ, tự “tụng ca” nào “ngạo nghễ quá, tự hào quá Việt Nam ơi” cho tới “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?”… đã hoàn toàn trôi sạch qua hai vụ “đại án” Test-kit Việt Á” và vụ “chuyến bay gọi là “giải cứu” này. Thật ra cái bản chất vô nhân đạo, nạn tham nhũng vô phương cứu chữa hay sự thối nát đến tận gốc rễ của chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản VN lãnh đạo đã bộc lộ từ lâu, nhưng có thể vẫn còn có những người, vì lý do nào đó, cố bào chữa cho đảng và nhà nước cộng sản. Tuy nhiên đến hai vụ “đại án” này thì còn bào chữa vào đâu được nữa?
Đã có quá nhiều bài viết hay trên các tờ báo trong ngoài nước, trên mạng xã hội những ngày qua xung quanh 2 vụ án này, vạch trần sự bất nhân đến tận cùng của quan chức cộng sản từ trên xuống dưới khi nỡ chia nhau “bóp nặn” người dân ngay giữa những ngày đại dịch khốn khổ chết chóc, “ăn” tiền từ những sinh viên đi du học bị kẹt ở nước ngoài, những người lao động nghèo đi làm xa theo diện “xuất khẩu lao động” – thực chất là chính sách buôn người công khai, hợp pháp của nhà cầm quyền cho tới hàng ngàn tù nhân ở Malaysia mãn hạn tù phải trở về nước… Những bài viết đó cũng phơi bày toàn cảnh nạn tham nhũng đã trở thành trắng trợn, trơ trẽn, và tràn lan như nấm độc trong bộ máy cầm quyền từ trên xuống dưới. Hơn bao giờ hết, câu trả lời cho bất cứ ai còn cố tin vào việc có thể tiêu diệt được nạn tham nhũng khi chế độ độc tài độc đảng này còn tồn tại, lại rõ ràng đến thế.
Câu hỏi là liệu số tiền thu được từ việc các bị cáo nộp tiền để “khắc phục” hậu quả có được sử dụng phần nào để trả lại cho những người dân đã phải chi cho những cái vé quá đắt hay nhà nước lại lấy hết?
Nhưng điều đáng quan tâm hơn là phản ứng của người dân. Dường như đại đa số người Việt đã trở nên quá quen đến thành “chai lì” cảm xúc trước nạn tham nhũng ở VN, cho dù những vụ án ngày càng có quy mô đồ sộ với số tiền tham nhũng, hối lộ ngày càng nhiều và những hành vi tham nhũng, hối lộ ngày càng trơ tráo đến mức không tin nổi. Đúng là người dân có phẫn nộ, chửi rủa không tiếc lời (từ trên mạng cho tới ngoài xã hội), nhưng cũng chỉ vài bữa rồi lại… thôi, lại chịu đựng để cho đảng cộng sản tiếp tục cai trị, bóc lột mình đến tận xương tủy!
Cứ mỗi ngày qua, đảng và nhà nước cộng sản lại tự phơi bày thêm sự thối nát, tồi tệ vô giới hạn, đồng thời tự chứng mình lần thứ n rằng họ hoàn toàn không xứng đáng để được quyền lãnh đạo đất nước này, dân tộc này thêm một giây phút nào nữa; nhưng ngược lại, cứ mỗi ngày qua, người dân VN lại tiếp tục chứng tỏ khả năng chịu đựng vô giới hạn của mình.
Và đó mới là điều đáng buồn nhất, đáng lo nhất cho tương lai, vận mệnh VN!
Dùng sai từ
Hà Nhật
Ba toà quan lớn đang xét xử một vụ án mang tên “Chuyến bay giải cứu”.
Nếu được cử làm người kết tội (Viện Kiểm sát), hay người bào chữa (luật sư), tôi sẽ bảo vệ những người bị coi là phạm tội như sau:
Họ không phạm tội gì hết, họ chỉ mắc một lỗi: dùng sai từ!
Phải gọi là chuyến bay gì mới đúng chứ? Chẳng hạn: chuyến bay giải nghèo, chuyến bay kiếm tiền, chuyến bay ăn cướp, chuyến bay móc túi, vân vân và vân vân…
Lỗi này, nếu cần xử phạt, hãy giao cho các nhà ngữ ngôn học.
Và các nhà “làm lợi cho dân”, trước khi thực thi một dịch vụ, hãy tham khảo ý kiến của các nhà ngữ ngôn học.
Mà đời bây giờ, thiên hạ dùng sai từ nhiều lắm.
Dắt vợ hay chồng người khác vào nhà nghỉ (để ngủ trưa hay qua đêm) thì gọi là hành vi không trong sáng (lẽ ra nên đưa ra đường giữa ban ngày ban mặt!).
Cướp giật bạc tiền của dân thì gọi là tiêu cực.
Hành hạ dân thì gọi là thủ tục.
Đánh vợ hay chửi chồng thì gọi là hành vi bạo lực.
Đưa hàng vạn quân binh súng ống tràn qua biên giới, bắn giết người, phá hủy nhà cửa của nước người ta, thì gọi là thực thi công lý.
Giết chết nhiều người thì gọi là hiệu quả.
Còn gì nữa không nhỉ, tôi không nhớ hết.
Chúng ta đang bị đánh lừa bằng từ ngữ, và vẫn luôn luôn bị đánh lừa bằng từ ngữ!
…
Tôi không nhớ có ai nói: Hãy gọi sự vật đúng tên của nó. Nghĩa là hãy dùng đúng từ!
Vatican và Việt Nam đạt bước tiến quan trọng trong quan hệ
Tác giả: Philip Pullella và Francesco Guarascio
Cù Tuấn, biên dịch
16/7/2023
Khách hành hương từ Việt Nam ôm tượng Đức Mẹ trong buổi cầu nguyện kính Đức Mẹ do Giáo hoàng Francis chủ sự tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican, ngày 8 tháng 10 năm 2016. Ảnh: Reuters
VATICAN CITY/HÀ NỘI, ngày 16 tháng 7 (Reuters) – Vatican và Việt Nam sắp thực hiện một bước quan trọng hướng tới việc cải thiện mối quan hệ căng thẳng kéo dài của họ bằng cách hoàn tất một thỏa thuận, trong đó Hà Nội sẽ cho phép Tòa thánh có một đại diện thường trú tại quốc gia này, theo các nguồn tin.
Thỏa thuận này có thể sẽ được công bố trong chuyến thăm Vatican vào cuối tháng này của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, theo một quan chức cấp cao của Vatican và một nhà ngoại giao ở Hà Nội quen thuộc với vấn đề này.
“Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ đánh dấu một bước ngoặt”, quan chức cấp cao của Vatican nói với Reuters. Vatican đã yêu cầu Hà Nội cho phép một đại diện giáo hoàng thường trú trong hơn 10 năm qua. Một thỏa thuận về nguyên tắc đã đạt được vào năm ngoái.
Cả hai nguồn tin cho biết họ mong đợi vị Chủ tịch nước sẽ được Giáo hoàng Francis tiếp đón. Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa Giáo hoàng và một Chủ tịch nước Việt Nam kể từ khi ông Trần Đại Quang đến thăm vào năm 2016.
Có gần 7 triệu người Công giáo ở Việt Nam, chiếm khoảng 6,6% của dân số 95 triệu người.
Việt Nam cắt đứt quan hệ với Vatican sau khi những người cộng sản thống nhất đất nước này vào cuối Chiến tranh Việt Nam năm 1975. Vào thời điểm đó, chính quyền Việt Nam coi Giáo hội Công giáo ở Việt Nam quá thân thiết với cựu thực dân Pháp.
Đại diện hiện tại của Giáo hoàng tại Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, có trụ sở tại Singapore, nơi ông là Sứ thần Tòa thánh (đại sứ). Ông được phép thỉnh thoảng sang thăm và làm việc tại Việt Nam với sự chấp thuận của chính phủ Việt Nam.
Theo UCA, một hãng tin Công giáo độc lập chuyên về châu Á, chính phủ Việt Nam đã đặt ra những hạn chế nhất định đối với các hoạt động của Công giáo, chẳng hạn như số lượng giáo xứ.
Hiến pháp của Việt Nam cho phép tự do tôn giáo và các phương tiện truyền thông của chính phủ đã bác bỏ những lời chỉ trích từ các nhóm như Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ, một cơ quan giám sát của quốc hội Mỹ đã xếp Việt Nam vào danh sách “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt”.
Việc thành lập một đại diện giáo hoàng thường trú tại Việt Nam có thể dẫn đến một quan hệ ngoại giao đầy đủ. Nhưng bước đi này có thể mất nhiều năm, do nhóm làm việc chung mà đã đưa ra thỏa thuận mới nhất, đã bắt đầu hoạt động từ năm 2009.
Vatican, một thành phố-quốc gia có chủ quyền được Rome bao quanh, có quan hệ ngoại giao với khoảng 180 quốc gia.
Lưu Trọng Văn – Đằng sau việc Bình Thuận chấp thuận dự án kho cảng KHÍ HÓA LỎNG của Mỹ trị giá 1 tỷ 3 USD là gì?
17/7/2023
Tập đoàn AES của Mỹ cho biết dự án kho cảng này nằm trong chuỗi dự án LNG tại Bình Thuận, dự kiến vận hành thương mại năm 2027.
Mục tiêu của dự án giai đoạn 1 sẽ cung cấp từ 3,6 triệu tấn khí LNG một năm, giai đoạn 2 tăng lên 6 triệu tấn khí một năm cho các nhà máy điện khí ở Bình Thuận biến Bình Thuận thành một trong những trung tâm năng lượng quốc gia.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper nhìn nhận: “dự án sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn”.
Đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây mới 13 nhà máy nhiệt điện khí LNG có tổng công suất 22.400 MW, đến năm 2035 có thêm 2 nhà máy với công suất 3.000 MW.
Thông tin này vô cùng quan trọng đối với an ninh của VN.
1.An ninh năng lượng.
Với công suất lớn của các nhà máy điện khí hoá lỏng nguyên liệu từ Mỹ, giúp VN bớt phụ thuộc nguồn điện từ Trung Quốc và nguồn nguyên liệu năng lượng, công nghệ từ Trung Quốc.
2.An ninh Biển Đông.
Với việc cung cấp hàng triệu tấn khí hoá lỏng từ Mỹ hàng năm, sẽ có hàng ngày các đội tàu khổng lồ của Mỹ vận chuyển khí hoá lỏng dọc Biển Đông xuyên qua các đường “lưỡi bò” (lưỡi chó) mà cộng sản Trung Quốc áp đặt, cập bến các cảng từ Bắc vào Nam dọc VN.
Sự hiện diện của các đội tàu này cùng các tàu quân sự hộ tống, khi có va chạm với tàu Trung Quốc sẽ có máy bay quân sự Mỹ bảo vệ lợi ích kinh tế của Mỹ, tạo vùng an toàn cho Biển Đông của VN trước bành trướng của Trung Quốc.
3.An ninh lương thực.
Công nghệ thay đổi nhiệt độ của khí hoá lỏng từ khí bảo quản qua khí xử dụng tạo ra nguồn năng lượng lớn cho công nghệ bảo quản hàng nông sản của VN – góp phần bảo đảm An ninh lương thực, thực phẩm và nông sản xuất khẩu giá trị cao của VN.
VKS đề nghị tuyên tử hình cựu Thư ký Thứ trưởng Y tế; 12-13 năm tù cựu Thứ trưởng Ngoại giao
Các bị cáo tại phiên tòa. (Ảnh: vov.vn)
Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án chuyến bay giải cứu, với số tiền 42,6 tỷ đồng. Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng và từng phát ngôn “không nhận thức được việc nhận tiền là vi phạm”.
Sáng 17/7, phiên tòa xét xử vụ án chuyến bay giải cứu bước sang ngày xét xử thứ năm, trước khi chuyển sang phần tranh tụng, viện kiểm sát công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
VKS đánh giá hành vi nhận hối lộ của bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) có “thủ đoạn trắng trợn nhất”.
Bị cáo Kiên đã lợi dụng chức vụ được giao gây khó khăn cho các đại diện tham gia chuyến bay combo và chuyến bay giải cứu; gây khó khăn để các doanh nghiệp phải đưa tiền theo yêu cầu.
Khi vụ án bị khởi tố, để che giấu hành vi phạm tội, bị cáo Kiên đã chuyển trả lại tiền cho một số người và nhờ họ khai báo số tiền vay mượn cá nhân.
Từ các nhận định trên, VKS đề nghị tuyên tử hình bị cáo Kiên.
Trong vụ này, bị cáo Kiên bị cáo buộc nhận tiền 253 lần, tương đương 42,6 tỷ đồng.
Các bị cáo Tô Anh Dũng, Phạm Trung Kiên và Vũ Anh Tuấn (từ trái qua). (Ảnh: bocongan.gov.vn)
Đối với cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, ông Dũng bị cáo buộc nhận hối lộ 37 lần với số tiền 21,5 tỷ đồng nhưng đã nộp lại hơn 16 tỷ đồng nên VKS đề nghị mức án 12-13 năm tù.
Ngoài ra, hàng loạt bị cáo khác cũng bị VKS đề nghị các mức án tù.
Bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu Điều tra viên Bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 18,8 tỷ đồng, bị đề nghị từ 19 – 20 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ hơn 25 tỷ đồng, bị đề nghị từ 18 – 19 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, cùng đưa hối lộ hơn 100 tỷ đồng, từ 10 – 11 năm tù.
Bị cáo Lê Hồng Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, cùng đưa hối lộ hơn 100 tỷ đồng, từ 11 – 12 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Quang Linh, nguyên Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ nhận hối lộ hơn 4 tỷ đồng, từ 7 – 8 năm tù.
Bị cáo Chử Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhận hối lộ hơn 2 tỷ đồng, từ 4 – 5 năm tù.
Bị cáo Vũ Anh Tuấn, nguyên Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, nhận hối lộ hơn 27 tỷ đồng, từ 19 – 20 năm tù.
Theo cáo trạng, tiêu cực xảy ra từ cuối năm 2020 trong việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân hồi hương trong COVID-19, gọi là chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả phí toàn bộ.
Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).
Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, Bộ Ngoại giao đề xuất Chính phủ phê duyệt 372 chuyến bay combo. Để có chi phí “bôi trơn” khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, “vẽ” thêm nhiều chi phí phát sinh với dân hồi hương giữa đại dịch.
Cáo trạng cho biết 21 bị cáo trong nhóm tội Nhận hối lộ bị xác định đã nhận hối lộ lên tới 515 lần, với tổng số tiền gần 165 tỷ đồng.
Minh Long
15/7/2023
Không biết trên thế giới có nước nào như nước ta không? Một nước nhân danh “cộng sản vô thần”, nhưng thờ thánh, thần, ma, quỷ ở khắp mọi nơi. Đặc biệt là dồn bao nhiêu nguồn lực đầu tư vào quá khứ, trong khi rẻ rúng đầu tư cho tương lai. Tạm liệt kê vài dẫn chứng.
Continue Reading »Phạm Toàn/ Việt Luận Úc châu – 15/7/2023
Ông Nguyễn Văn Vịnh (thời còn đương chức) trong buổi tiếp xã giao Đoàn công tác tỉnh Bò Kẹo (Lào), ngày 27/12/2017. (Ảnh: laocaitv.vn)
Với số tiền 5 tỷ đồng được Giám đốc Công ty Lilama “cảm ơn” vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán năm 2015, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh đã chi tiêu cá nhân hết nên cơ quan điều tra không thu giữ được.
Continue Reading »BBC News – 16/7/2023
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Nhiều quan chức cao cấp bị đưa ra xét xử trong vụ ‘Chuyến bay giải cứu’
Continue Reading »Trần Chân Dân/VNTB
15/7/2023
Người cộng sản hoàn toàn không có lòng thành, ngoài miệng thì đối tác nhưng trong lòng lại đối địch.
Tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 56, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc gặp ngắn với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tối 13-7 tại Jakarta, Indonesia. Ông Sơn nói với người đồng cấp rằng Việt Nam sẵn sàng cùng Mỹ tiếp tục đưa quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, hướng tới nâng tầm mối quan hệ khi điều kiện phù hợp.
Continue Reading »Hiền Vương/VNTB – 14/7/2023
Miền Tây sẽ cơ bản duy trì mô hình sản xuất hiện nay tại các địa phương cho đến 2030
Continue Reading »14/7/2023
Các bị cáo trong phiên tòa xét xử đại án “chuyến bay giải cứu” ngày 11/7. Ảnh: TTXVN
Dưới chế độ Cộng sản tham nhũng mang tính đảng. Tính đảng là gì?
Các tôn giáo hoạt động sôi nổi bất kể là thời Pháp thuộc hay chế độ Việt Nam Cộng hòa.
Thiện Trường – Tạp chí Luật Khoa
Đồ họa: Shiv/ Luật Khoa.
Continue Reading »Bổ túc, ý kiến: dslamvien@gmail.com
Bộ sách Giáo Khoa Việt Ngữ và Lịch Sử Bằng Tranh do Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam CA biên soạn/ hiệu đính và phát hành
A
Continue Reading »An Vui /SGN
13/7/2023
Tanganil, một loại thuốc chữa chứng chóng mặt và rối loạn tiền đình phổ biến được tin dùng đã bị nhóm của Quách Ngọc Giao làm giả – Ảnh: Công an
Continue Reading »Gồm 3 phần
10/7/2023
Lời nói đầu: Đảng phái quốc gia Việt Nam, 1945-1954 – Lời kể của nhân chứng
“Chúng tôi không có tham vọng viết lịch sử các đảng phái Quốc Gia trong những ngày tháng 8/1945, mà chỉ cung cấp những tài liệu thô (raw material), qua lời nói của các nhân vật liên hệ, để các nhà nghiên cứu tự mình đánh giá, bổ túc, và đào sâu thêm hầu trả lời mấy câu hỏi lớn liên quan đến cuộc cách mạng tháng 8/1945.
Continue Reading »13/7/2023 – VOA Tiếng Việt
Nhà hoạt động Trần Hoàng Phúc. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Trần Hoàng Phúc, một trong những tù nhân chính trị trẻ tuổi nhất ở Việt Nam, vừa mãn án tù 6 năm với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Continue Reading »Ngay cả trong một nhà nước Cộng sản độc đảng, người dân vẫn có khả năng thực thi quyền lực.
Bài bình luận của David Hutt
13/7/2023
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (trái) và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 26/6/2023.
AFP
Continue Reading »Nếu bất ổn xảy ra thì cuối cùng vẫn nằm ở câu chuyện phân bổ lợi ích kinh tế.
Nguyễn Quốc Tấn Trung
Tạp chí Luật Khoa – 12/7/2023
Đồ họa: Shiv/ Luật Khoa.
Tây Nguyên là một khu vực địa lý luôn được nhắc đến như là vị trí chiến lược, tối quan trọng cho an ninh quốc gia Việt Nam. Điều này đặc biệt đúng trong quan điểm của báo chí nhà nước.
Continue Reading »Quê Hương tổng hợp
Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp lần đầu gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam
RFA
13/7/2023
Đại sứ Jean-Christophe Peaucelle gặp Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang ngày 04/7/2023
Báo Công an Nhân dân
Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp và cơ quan ngoại giao của Pháp ở Việt Nam gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tại chùa Giác Hoa (thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 06/7 để tìm hiểu về hoạt động của tổ chức độc lập, không theo sự chỉ đạo của Nhà nước này.
Theo thông cáo báo chí của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, phái đoàn gồm có Đại sứ Jean-Christophe Peaucelle, Cố vấn các vấn đề Tôn giáo của Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp, bà Emmanuelle Pavillon-Grasser, Tổng Lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, và bà Candice Ragot, nhân viên của Toà Đại sứ Pháp tại Hà Nội.
Nhiều thành viên chủ chốt của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam đã tham gia cuộc gặp mặt trong đó ông Đại sứ bày tỏ mong muốn tìm hiểu về hội đồng và tình hình tôn giáo tại Việt Nam trong khi đại diện của phía Việt Nam trình bày về thực trạng chung của tự do tôn giáo ở quốc gia độc đảng.
Ông Lê Quang Hiển, Đạo huynh của Phật Giáo Hoà Hảo và là thư ký của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do (RFA) về cuộc gặp mặt với phái đoàn của Pháp.
“Đây là lần đầu tiên Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam và các tôn giáo không thuộc Nhà nước Việt Nam quản lý. Tổng Lãnh sự Pháp chưa bao giờ gặp Hội đồng Liên Tôn hết. Cách đây mấy năm (Hội đồng- PV) có gặp phái đoàn của Liên hiệp Châu Âu nhưng không có Pháp.
Bộ Ngoại giao Pháp cũng có quan tâm đến tự do tôn giáo trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Người ta có gặp để tìm hiểu Hội đồng Liên Tôn thôi chứ người ta không đặt nặng vấn đề (về tự do tôn giáo- PV) như Chính phủ Hoa Kỳ.”
Ông nói về nội dung của cuộc gặp mặt:
“Ông Peaucelle là cố vấn các vấn đề tôn giáo thuộc Bộ Ngoại giao, có cuộc gặp mặt hôm nay chỉ để biết Hội đồng Liên Tôn thôi, chứ không phải là để ghi nhận và về trình cho Bộ Ngoại giao, làm cho tất cả thành viên của Hội đồng Liên Tôn hụt hẫng.
Dự trù gặp một tiếng đồng hồ nhưng 45 phút đã về rồi mà không tìm hiểu về vấn đề bách hại của nhà cầm quyền gì hết!”
Ông Hiển cho biết các thành viên của Hội đồng Liên Tôn rất thất vọng về cuộc gặp mặt với phái đoàn Pháp:
“Từ ngày thành lập Hội đồng Liên Tôn, chúng tôi gặp tất cả các phái đoàn Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Úc, Canada… thì lần đầu tiên mà mới có một cuộc họp như vậy đó.
Các chức sắc của Hội đồng Liên Tôn hụt hẫng. Người ta đi xa xôi như ông Hứa Phi đi từ ba hôm trước để khỏi bị chặn ngoài kia, rồi mấy người kia ở Trà Vinh ở Vĩnh Long rồi lên để gặp như gặp chơi vậy đó.”
Ông cho biết đại diện phía Việt Nam trình bày ngắn gọn về đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, và nhiều thành viên của hội đồng không thể nói về nhóm tôn giáo của mình do phía khách không có nhiều thời gian.
Theo ông Hiển, trong buổi chiều cùng ngày, Phái đoàn Pháp có gặp đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở chùa Từ Hiếu (Sài Gòn). Phóng viên không thể liên lạc được với các vị chức sắc của giáo hội này để tìm hiểu thông tin về cuộc gặp.
Phóng viên gửi email cho Đại Sứ quán Pháp ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh với đề nghị cung cấp thông tin về cuộc gặp mặt với hai tổ chức tôn giáo không đăng ký ở Việt Nam nhưng chưa nhận được phản hồi.
Trang Facebook của Đại Sứ quán Pháp tại Việt Nam đưa tin trong thời gian viếng thăm Việt Nam, Đại sứ Jean-Christophe Peaucelle làm việc với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo cũng như tầm quan trọng của tự do tôn giáo.
Đại sứ Jean-Christophe Peaucelle cũng gặp gỡ một số đại diện của nhiều tôn giáo khác nhau tại Việt Nam, trong đó có Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao đài. Ông cũng thăm nhiều nơi thờ tự của các tôn giáo khác nhau hiện có mặt ở Việt Nam như Nhà thờ Saint-Joseph Hà Nội (Nhà thờ Lớn), chùa Trấn Quốc hay Thánh đường Al-Noor Masjid.
Hội đồng Liên Tôn Việt Nam là một tổ chức đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Thành viên của hội đồng là chức sắc cao cấp của các nhóm tôn giáo độc lập như Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hội thánh Tin Lành, Phật giáo Hoà Hảo Chơn truyền, và Cao Đài 1926.
HRW kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Trương Văn Dũng
12/07/2023
Ông Trương Văn Dũng nhiều lần công khai lên tiếng ủng hộ, kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị và những nhà hoạt động bị giam giữ tại Việt Nam.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) hôm 11/7 ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động về đất đai Trương Văn Dũng, hai ngày trước khi phiên toà phúc thẩm của ông Dũng dự kiến diễn ra.
Vào ngày 28/3, ông Trương Văn Dũng, 65 tuổi, bị toà án Việt Nam tuyên phạt 6 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”, nhưng luật sư bào chữa nói với VOA rằng các quan tòa “chưa có đủ căn cứ” để buộc tội ông Dũng.
Ông Dũng đã nộp đơn kháng cáo 2 tuần sau đó.
Vào ngày 13/7, một tòa phúc thẩm ở Hà Nội dự kiến sẽ xem xét đơn kháng cáo của ông.
“Tuy nhiên, cũng như tuyệt đại đa số các phiên phúc thẩm khác ở Việt Nam đối với các nhà hoạt động bị kết án với cáo buộc mang động cơ chính trị từ năm 2016, người ta không mong chờ một quyết định giảm án chứ chưa nói đến việc đảo ngược phán quyết có tội và phóng thích”, thông cáo của HRW nói.
Ông Trương Văn Dũng bắt đầu tham gia vào việc vận động cho quyền lợi về đất đai vào những năm 2000 khi chống lại việc cưỡng chế tịch thu chính nhà riêng của mình. Sau đó, ông cùng các nhà hoạt động khác vận động cho các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp…
Ông cũng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường, phản đối luật an ninh mạng năm 2018 và công khai tẩy chay các cuộc bầu cử tại Việt Nam mà ông cho là không tự do cũng không công bằng.
Ông Dũng cũng công khai lên tiếng ủng hộ nhiều tù nhân chính trị và những người bị tạm giam, cùng các nhà hoạt động khác thành lập “Hội Bầu bí Tương Thân” để hỗ trợ tài chính và tinh thần cho các tù nhân chính trị, dân oan và gia đình họ.
Theo HRW, những hành động bị cáo buộc “chống Nhà nước” trên của ông Dũng chỉ đơn thuần là “thực hành các quyền tự do biểu đạt, lập hội và nhóm họp ôn hòa”.
Tổ chức này cho rằng chính quyền Việt Nam đang theo đuổi chiến dịch “xóa bỏ một cách có hệ thống” những nhân tố còn sót lại của phong trào dân chủ và nhân quyền trong nước khi thẳng tay gộp các nhà hoạt động ôn hòa vào danh sách vẫn đang gia tăng với hơn 150 tù nhân chính trị tại Việt Nam.
“Nhà cầm quyền Hà Nội đang vi phạm công pháp quốc tế về nhân quyền, phản bội lại nghĩa vụ của chính mình với tư cách một thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là bảo vệ, chứ không phải chà đạp, các quyền con người cơ bản”, thông cáo của tổ chức nhân quyền nói.
HRW kêu gọi Việt Nam hãy phóng thích ông Trương Văn Dũng và các nhà lãnh đạo cần nhận ra rằng “khi người dân bày tỏ suy nghĩ của họ là đóng góp vào giải pháp làm cường thịnh, chứ không phải làm suy yếu, quốc gia mình”.
Ông Tô Anh Dũng nói khi nhận 21,5 tỷ đồng ‘không nhận thức được là vi phạm’
Bị cáo Tô Anh Dũng tại phiên xét xử. (Ảnh: vov.vn)
Bị cáo buộc 37 lần nhận hối lộ tổng cộng 21,5 tỷ đồng để cấp phép cho các chuyến bay giải cứu, ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nói thời điểm đó, “bị cáo không nhận thức được hành vi đã vi phạm pháp luật”.
Chiều nay 12/7, phiên tòa xét xử bị cáo Tô Anh Dũng cùng 53 đồng phạm khác liên quan đến vụ án “Chuyến bay giải cứu” tiếp tục với phần xét hỏi.
Ông Dũng thừa nhận có “tiếp xúc” với một số doanh nghiệp xin được cấp phép chuyến bay song “không chủ động”. Doanh nghiệp có nhu cầu tham gia và bị cáo “nể nang”, muốn nghe xem doanh nghiệp có khó khăn vướng mắc gì không. Trong quá trình giải quyết, bị cáo cũng cũng chỉ hỏi thăm năng lực của doanh nghiệp và hướng dẫn với họ phối hợp với Cục Lãnh sự làm tốt hơn.
Trong số 13 doanh nghiệp mà ông Dũng tiếp xúc, đã có 7 doanh nghiệp tham gia và được Văn phòng Chính phủ phê duyệt. Các doanh nghiệp xin cấp phép phê duyệt chuyến bay chủ động liên hệ, “Bị cáo không chủ động, không yêu cầu và cũng không có mưu đồ gì”, ông Dũng trình bày.
Về số tiền nhận hối lộ, ông Dũng khai đã gặp, nhận của Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty An Bình là 8,5 tỷ đồng; nhận của Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do) 30.000 USD; Lê Văn Nghĩa, giám đốc Công ty Nhật Minh là 40.000 USD; Nguyễn Tường Vy, Giám đốc Công ty ATA là 115.000 USD… cùng nhiều người khác với tổng số tiền 21,5 tỷ đồng như cơ quan tố tụng nêu.
“Thời điểm đó, bị cáo không nhận thức được hành vi đã vi phạm pháp luật. Khi gặp, bị cáo cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp, bị cáo cũng muốn nghe xem họ có khó khăn gì không. Khi doanh nghiệp họ đến cảm ơn cũng nghĩ vì đã tạo điều kiện, bị cáo rất ăn năn hối lỗi khi làm việc với cơ quan điều tra”, ông Dũng nêu.
Đến nay, gia đình ông Dũng đã nộp lại gần 17 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án.
Trong vụ án, ông Dũng và 24 người khác bị cáo buộc nhận hối lộ gần 167 tỷ đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại trên 10 tỷ đồng. Ngoài ra, 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đưa hối lộ tổng số tiền hơn 226 tỷ đồng; 4 cá nhân môi giới hối lộ tổng số tiền hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo 24,5 tỷ đồng.
Phạm Toàn
Cựu thư ký Thứ trưởng Y tế dùng 42,6 tỷ đồng nhận hối lộ vào việc gì?
Bị cáo Phạm Trung Kiên bị cáo buộc là người nhận hối lộ nhiều nhất ở vụ án chuyến bay giải cứu, với tổng số 253 lần, hơn 42 tỷ đồng. (Ảnh: vov.vn)
Bị cáo Phạm Trung Kiên bị cáo buộc là người nhận hối lộ nhiều nhất ở vụ án chuyến bay giải cứu, tổng 253 lần, với 42,6 tỷ đồng.
Chiều 12/7, trong phiên tòa xét xử đại án “chuyến bay giải cứu”, HĐXX thẩm vấn đối với bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế.
Ông Kiên bị cáo buộc là người nhận hối lộ nhiều nhất ở vụ án này, tổng 253 lần, với số tiền 42,6 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, ông Kiên khẳng định bản thân không yêu cầu các doanh nghiệp đưa tiền từ 150 – 200 triệu đồng/chuyến bay, mà là đều do “các doanh nghiệp chủ động đề xuất”.
Ông này cũng khẳng định là không ép chi tiền “bôi trơn”, quát tháo các doanh nghiệp.
“Các doanh nghiệp đều là người chủ động gọi điện, xin đến gặp và nhờ giúp đỡ. Họ đến gặp bị cáo sau khi Bộ Y tế đồng ý cấp phép bình thường mà không gặp trở ngại nào”, ông Kiên khai.
Nói về số tiền hơn 42 tỷ đồng nhận hối lộ, bị cáo Kiên nói đã cho một số người vay và đầu tư vào bất động sản.
Cụ thể, bị cáo cho một người chú ở tỉnh Thái Bình vay, rồi đầu tư mua đất ở các huyện Ba Vì, Hoài Đức (Hà Nội) và Mũi Né (Bình Thuận).
“Sau khi nhận tiền, bị cáo có đưa cho ai không?”, chủ tọa hỏi. Bị cáo Kiên nói: “Không”.
“Có ai tác động bị cáo khai như vậy hay không?”, chủ tọa chốt vấn đề. Ông Kiên khẳng định: “Không ạ”.
Hiện bị cáo Kiên đã trả lại cho các doanh nghiệp 12 tỷ đồng và cùng gia đình đóng thêm 15 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Bị cáo Phạm Trung Kiên được bổ nhiệm làm thư ký thứ trưởng Bộ Y tế từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2022. Giai đoạn tổ chức chuyến bay đưa công dân về nước, ông Kiên được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ từ Cục Y tế dự phòng để trình thứ trưởng ký duyệt.
Minh Long
Sâu mọt và giòi bọ
Tạ Duy Anh
Sáng nay đọc báo mới biết vụ giải cứu mang tên “Ngạo nghễ Việt Nam” đã khiến 54 quan chức phải ra tòa. Tôi nghĩ số người bị tòa lương tâm giày vò (giả định họ còn có lương tâm) cao hơn nhiều. Nhưng kể cả chấp nhận con số 54, cùng với số tiền họ móc từ túi những đồng bào lâm vào cảnh cùng đường (số thực chắc ngạo nghễ hơn nhiều!), cũng đủ thấy ghê rợn.
Họ là ai?
Họ đều là đảng viên, không phải đảng viên làm sao chui được vào những chỗ béo bở như vậy.
Họ hầu hết đều có bằng Lý luận cao cấp chính trị.
Nhiều người trong số đó từng “thành kính và trang nghiêm” sụt sịt thề cống hiến cho dân cho nước.
Họ chắc chắn đều có huân, huy chương, bằng khen, giấy khen các loại.
Nhưng rốt cuộc thì họ là ai?
Họ thua xa bất cứ con giòi bọ nào.
Xin đăng lại bài viết và in báo đã gần 20 năm, nhân sự kiện nói ở trên.
***
Chuyện như đùa nhưng lại là sự thật trăm phần trăm.
Một tờ báo nọ có đăng bài nhàn đàm về tham nhũng của tôi, bằng thứ giọng có phần châm biếm. Sau khi báo ra, Tổng biên tập liền nhận được thư và điện thoại của một vài người, đều giấu tung tích, trước thì dọa nạt, sau nhũn nhặn xin góp ý về những cặp từ cần thay trong bài viết vừa kể.
Cuối cùng thì mọi ý kiến “đóng góp” đều toát lên ý sau đây: Ông tác giả nên cân nhắc để có lời cải chính. Gọi bọn tham nhũng là sâu mọt thì được chứ ví họ như giòi bọ là quá lời! Giòi bọ chuyên rúc ráy những nơi bẩn thỉu, xú uế. Rằng thì dù sao, dù có xấu xa, nhơ bẩn mấy đi nữa thì họ, những kẻ bị chỉ đích danh là tham nhũng ấy vẫn cứ… là người!
Nghe thấy cũng có phần thống thiết, chân thành, đáng thương.
Sâu mọt hay giòi bọ thì cũng cùng đục khoét, ăn bám, phá hoại, làm nhũng nhiễu thân chủ mà thôi. Nhưng sâu mọt nghe không tởm, không bẩn bằng giòi bọ. Tham nhũng mà cũng vẫn còn biết tự ái kia đấy! Nhưng bình tâm để suy xét thì thấy rằng, thực ra lũ giặc nội xâm này cũng có lý khi đòi được đối xử nhẹ tay. Bởi vì:
– Thứ nhất: Chúng là những kẻ đạo mạo, ăn mặc vào loại tươm tất, nhiều kẻ không thiếu những từ văn hoa khi nói với người khác.
– Thứ hai: Tuy tham nhũng nhưng chúng luôn luôn cho mọi người cảm giác đang cống hiến hết mình bao gồm cả sức lực lẫn trí tuệ, lẫn hạnh phúc riêng cho sự nghiệp chung.
– Thứ ba: Chúng toàn chén những thứ thơm tho, béo bổ, quý hiếm… thuộc hàng cao lương mỹ vị, kèm những chai rượu mà đám giàu có châu Âu, châu Úc cũng phải ngần ngại khi nhấc từ trên kệ xuống. Tham nhũng mà phải ăn cơm bụi, cơm bình dân, uống nước vối loãng thì có họa điên!
– Thứ tư: Chúng chỉ gặm, khoét những chỗ mọt mục, những chỗ sơ hở…
– Cuối cùng là chúng không bao giờ làm cho kho công quỹ hết nhẵn mà thường bớt lại cái vỏ rỗng bên ngoài để mọi người cứ yên trí mà cống nạp tiếp!
Với năm đặc tính nổi trội và khác biệt trên, lẽ nào lại ví chúng như giòi bọ, là loại chỉ đục, gặm những xác chết.
Sau khi suy nghĩ, tôi bèn nói với ngài Tổng biên tập là tôi đồng ý với đề nghị của tầng lớp tham nhũng và bài viết nên sửa theo ý tránh từ giòi bọ.
Nào ngờ ý kiến của tôi vừa được nêu ra thì một con ruồi xanh óng ánh như viên minh châu đáp xuống trước mặt, dùng chân chặn ngòi bút, không cho viết tiếp. Tôi hất ra, nó lại xông vào, ghì chặt lấy. Tôi dọa di nát, nó cũng nhất định không buông, tức là chấp nhận chết, kể cả không toàn thây. Lạ nhỉ, dù chết cũng không sợ, thì vấn đề phải kinh hoàng lắm.
Đêm về vừa nằm xuống, tay đặt lên trán nghĩ ngợi, thì tôi rơi vào trạng thái nửa thức nửa ngủ. Đúng lúc ấy con ruồi xanh mẹ xuất hiện. Nó đanh đá mắng tôi xa xả và nói rằng nó không muốn con nó bị ô danh khi bị đem ra ví với bọn tham nhũng. Giòi bọ là giòi bọ chứ không thể “như” tham nhũng được. Giòi bọ dù sao vẫn có ích… chẳng hạn làm sạch môi trường, hoặc có thể dùng làm mồi câu cá… chứ tham nhũng thì chỉ thuần túy phá hoại và bôi bẩn.
Tôi nhớ là trong mơ mình hét lên: Vậy mày nghĩ giúp tao cái tên để gọi bọn tham nhũng! GIÒI BỌ cũng không được, thì biết gọi chúng bằng cái tên gì bây giờ?
L.T.
Thống đốc bang Nebraska sang Việt Nam quảng bá nông sản
11/7/2023
Thống đốc Nebraska Jim Pillen. Photo Twitter Governor Jim Pillen.
Thống đốc bang Nebraska Jim Pillen của Mỹ lần đầu tiên dẫn đầu phái đoàn xúc tiến thương mại đến Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh đang gia tăng.
Đoàn có nhiều điểm dừng được lên lịch trên khắp đất nước trong chuyến thăm kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 9/7.
Thống đốc Pillen cho biết trong một tuyên bố: “Việt Nam là thị trường xuất khẩu quan trọng và đang phát triển đối với thức ăn chế biến sẵn của Nebraska như gluten ngô, bột đậu nành và ngũ cốc chưng cất”.
Các thành viên khác của nhóm bao gồm Giám đốc Sở Nông nghiệp Nebraska Sherry Vinton, Hiệu trưởng Joanne Li của Đại học Nebraska – Omaha (UNO) và các chuyên gia liên quan đến nông nghiệp, đại diện doanh nghiệp, giới học thuật và quan chức chính phủ.
Các sự kiện trong chuyến công tác thương mại bao gồm thăm một trung tâm phân phối/tạp hóa lớn, trình diễn sản phẩm, gặp gỡ các quan chức thương mại Việt Nam và thăm Đại học Nông nghiệp Việt Nam.
“Nebraska đã có nhiều chuyến thăm và trao đổi tích cực với Việt Nam trong những năm qua. Chuyến thăm này là một bước nữa trong việc củng cố mối quan hệ đó”, Thống đốc Pillen cho biết.
“Tôi rất vinh dự được tháp tùng Thống đốc Pillen trong phái đoàn thương mại quan trọng này nhằm tăng cường kết nối quốc tế của bang chúng ta và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả người dân Nebraska,” Hiệu trưởng Li nói.
Theo thông cáo báo chí của Thống đốc Pillen, hồi đầu năm nay, một phái đoàn bao gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nebraska và đại diện của Sở Phát triển Kinh tế Nebraska (DED) đã đến Việt Nam để thảo luận về các cơ hội kinh doanh và giáo dục.
Dữ liệu gần đây nhất của DED (2021) cho thấy tổng giá trị xuất khẩu sang Việt Nam từ Nebraska vượt quá 946 triệu đôla.
Với dân số hơn 104 triệu người, Việt Nam nhập khẩu một lượng đáng kể các sản phẩm từ sữa, trứng, đậu khô ăn được cũng như thịt bò từ bang Nebraska.
Quê Hương tổng hợp
TNLT Lê Hữu Minh Tuấn khẳng định: “xâm hại an ninh quốc gia hoàn toàn xa lạ với tôi.”
10/7/2023
Tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn
RFA edited
Thân nhân của tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn- người đang thụ án 11 năm theo cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”, cho biết vừa nhận được thư của ông Tuấn lén gửi từ nơi bị giam giữ ra.
Continue Reading »Tác giả, Song May – Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
10/7/2023
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Cuối tháng 6/2023, trang The Economist danh tiếng của Anh đã đánh giá về trường học ở VN, coi đó là nền giáo dục thuộc nhóm “tốt nhất thế giới”.
Continue Reading »Hoài Nguyễn/VNTB – 10/7/2023
Ở Việt Nam có muôn hình vạn trạng của chuyện “buôn người”, mà nhiều khi đôi bên không chỉ là… “tự nguyện”, mà còn tốn cả phí “bôi trơn”.
Continue Reading »Phạm Lê Đoan/VNTB – 09/7/2023
“Đây là vụ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nằm trong âm mưu, hoạt động của số phản động Fulro lưu vong nhằm thành lập Nhà nước Đề ga…”
Continue Reading »Quê Hương tổng hợp
Thép Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam
RFA
09/7/2023
thoibaonganhang.vn
Khoảng 2,6 triệu tấn thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2023.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) được truyền thông loan trong ngày 9/7, cho biết trong 5 tháng đầu năm 2023, lượng nhập các sản phẩm thép vào Việt Nam đạt hơn 5,06 triệu tấn; trong đó lượng nhập khẩu thép từ Trung Quốc đạt hơn 2,65 triệu tấn, chiếm hơn 52% tổng sản lượng thép nhập khẩu từ tất cả các quốc gia vào Việt Nam. Đặc biệt trong tháng 3/2023, lượng nhập thép từ Trung Quốc tăng 146% so với tháng 3/2022.
Trong khi đó, cũng theo thống kê của VSA, trong 5 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thô trong nước chỉ đạt hơn 7,5 triệu tấn, giảm 21% so với cùng kỳ 2022; tiêu thụ đạt 7,6 triệu tấn, giảm 17% so với cùng kỳ 2022.
Tính chung sáu tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp thép gặp khó khi sản xuất và tiêu thụ khi thép thành phẩm các loại giảm lần lượt 20% và 18%.
Vẫn theo VSA, lượng nhập khẩu thép từ Trung Quốc vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng mạnh trở lại.
Ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát mới đây cho biết trên tờ Vietnambiz rằng, trước đây, Việt Nam xuất khẩu nhiều thép sang Trung Quốc vì nhu cầu của họ lớn nhưng hiện tại nhu cầu chững lại, ngành bất động sản có vấn đề và họ quay lại xuất khẩu, gây sức ép với thị trường thép thế giới và Việt Nam xuất khẩu thép sang các thị trường trong đó có cả Trung Quốc sẽ khó hơn.
Theo VSA, doanh thu toàn ngành thép nửa đầu năm 2023 ước giảm 70 – 80% so với cùng kỳ năm 2022, đánh dấu một thời kỳ suy giảm dài và liên tục.
Trước những diến biến xấu của thị trường, VSA đã kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các sản phẩm thép từ 10% xuống 8%. Bên cạnh đó, xem xét hạ lãi suất và ưu tiên cho vay với lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất.
VSA cũng kiến nghị các cơ quan tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp thép xuất khẩu các mặt hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, ống thép hàn đã đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước…
Gần như các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam đều có thuế nhập khẩu bằng 0%.
Mỹ áp thuế chống trợ cấp với mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam gần 32%
RFA – 10/7/2023
Mỹ tiếp tục áp thuế chống trợ cấp với mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam.
TCDN
Sản phẩm mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục áp thuế chống trợ cấp với thuế suất 31,58%.
Đó là thông tin trong kết luận cuối cùng của đợt rà soát lần thứ hai lệnh áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam và được Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công thương cho truyền thông hay trong ngày 9/7.
Cục Phòng vệ cho biết theo kết luận, DOC quyết định tiếp tục áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam với mức thuế 31,58% (trừ một công ty bị áp dụng thuế suất riêng là 90,42%). Mức thuế này không thay đổi so với mức thuế hiện hành.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, vụ việc được DOC thông báo khởi xướng từ ngày 3/4 và không có doanh nghiệp Việt Nam nào tham gia rà soát.
Qua đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các nhà xuất khẩu mới của Việt Nam (nếu có) cần liên hệ với DOC trước khi xuất khẩu để được tính toán mức thuế chống trợ cấp riêng, nếu không sẽ phải chịu mức thuế chung là 31,58%.
Hồi tháng 5/2023, DOC cũng chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm giá để đồ bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam.
Việc điều tra được tiến hành theo đơn khiếu nại của công ty Edsal Manufacturing CO.j INC. (Mỹ). Sản phẩm bị điều tra là giá để đồ bằng thép không dùng bulông được đóng gói sẵn có mã HS 9403.20.0075.
Vẫn theo Cục Phòng vệ thương mại, dữ liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC), trong năm 2022 cho thấy, Việt Nam xuất khẩu khoảng 32,7 triệu USD sản phẩm bị đề nghị điều tra sang Mỹ, chiếm khoảng 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước vào Mỹ.
Công an Phú Yên muốn chặn đường tỵ nạn của luật sư Võ An Đôn
Như Hồ/SGN
10/7/2023
Công an Phú Yên đang giở trò tìm mọi cách kéo dài thời gian để không cho luật sư Võ An Đôn ra khỏi nước đi ty nạn, mặc dầu lúc này ông đã hoàn tất mọi yêu cầu về hành chính đối với hệ thống chính quyền địa phương.
Theo lời luật sư Võ An Đôn kể lại, phía ông khẳng định rằng Công an đã không thực hiện đúng như những gì họ yêu cầu, để hoàn tất hồ sơ cho ông đi tỵ nạn ở Mỹ cùng gia đình. Những người quan sát sự kiện của luật sư Võ An Đôn nói, mọi thứ diễn ra kéo dài không lý do, tương tự như kiểu muốn “trừng phạt”, chặn đường tỵ nạn của ông và gia đình.
Ngày 27 Tháng Chín 2022, cách đây gần một năm, trở về từ sân bay Tân Sơn Nhất sau khi nhận lệnh cấm xuất cảnh với lý do “vì an ninh quốc gia”, sau đó luật sư Võ An Đôn đã đến công an tỉnh Phú Yên làm việc hai lần để giải quyết về lệnh cấm này. Lần đầu công an nói thẳng với ông “Muốn bỏ lệnh cấm xuất cảnh thì phải xác nhận sở hữu trang Facebook Đôn An Võ và Võ An Đôn”, cứ tưởng đây là yêu cầu duy nhất nên luật sư Võ An Đôn đã đồng ý ký xác nhận.
Được biết, trước đây khi công an gọi cho luật sư Võ An Đôn lên để xác nhận trang facebook của mình, nhằm hoàn tất lệnh phạt, ông Đôn đã nói rằng chuyện công an muốn xác minh thì phải tự tìm kiếm, và ông có quyền im lặng, không đưa ra những điều có thể chống lại mình. Không ép nhận được trang facebook chính chủ này, phía công an Phú Yên đã từng tức giận và gọi nhiều người quen của ông Đôn lên truy ép, thế nhưng vẫn thất bại.
Sau khi bị gọi lên làm việc lần thứ hai, công an nói với ông rằng, “Muốn bỏ lệnh cấm xuất cảnh thì phải đóng tiền phạt 7,5 triệu đồng đối với bài viết cách đây 7 năm”. Dù rất bất bình, nhưng ông Đôn cũng đồng ý đóng tiền phạt cho xong, nhưng ông nói các bài viết đó không có gì sai về nội dung cả.
Gần một năm trôi qua, công an tỉnh Phú Yên vẫn im lặng, không chịu xác nhận hành chính về chuyện không còn vướng mắc bất kỳ thủ tục tố tụng nào nữa để gia đình ông có thể lên đường đi tỵ nạn. Lệnh cấm xuất cảnh ở cửa khẩu vẫn còn nguyên giá trị. Ông Đôn nói mặc dù phía đại sứ Mỹ có đoàn công tác đi làm việc từ trung ương đến địa phương và gửi hàng chục công hàm để tìm hiểu nhưng phía Việt Nam vẫn không trả lời.
“Công an giữ tôi ở lại Việt Nam để làm gì, trong khi đã tước thẻ hành nghề luật sư, gia đình tôi phải sống trong sự bao vây, cô lập, triệt đường sống hơn 6 năm nay chưa đủ hay sao?”, luật sư Võ An Đôn viết trên facebook.
Một ngày sau khi tin luật sư Võ An Đôn bị cấm xuất cảnh, Báo Công an Nhân dân nêu lý do ông Đôn bị tạm xuất cảnh. Theo đó, tờ này nói rằng ông Đôn trong thời gian hành nghề luật sư ở Phú Yên “có hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội, phát ngôn, trả lời phóng vấn báo chí nước ngoài có nội dung mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam… gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.”
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đưa ra tuyên bố về trường hợp của ông Võ An Đôn: “Lệnh cấm đi lại đối với ông Võ An Đôn và gia đình cho thấy chính quyền Việt Nam sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn bẩn thỉu, lạm quyền để bịt miệng số rất ít những luật sư còn sót lại trong nước dám đứng lên vì nguyên tắc mọi người đều xứng đáng có sự đại diện pháp lý. ”
Việt Nam yêu cầu Netflix, FPT Play gỡ phim Trung Quốc vì có “đường lưỡi bò”
RFA – 09/7/2023
congluan.vn
Cục điện ảnh Việt Nam yêu cầu Netflix và FPT Play gỡ phim Trung Quốc “Hướng gió mà đi” (Flight to you) vì nhiều tập có bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp.
Cục điện ảnh, được truyền thông loan trong ngày 9/7, xác nhận rằng Phó cục trưởng Cục Điện ảnh Đỗ Quốc Việt đã ký ban hành công văn số 870/ĐA-VP gửi Công ty Netflix; công văn số 871/ĐA-VP gửi Công ty cổ phần Viễn thông FPT với nội dung yêu cầu gỡ bỏ phim Hướng gió mà đi, sau khi tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ nội dung phim Hướng gió mà đi (39 tập).
Kết quả kiểm tra, theo Cục điện ảnh, phim Hướng gió mà đi có hình ảnh “đường lưỡi bò” xuất hiện trên bản đồ trong nhiều cảnh phim. Cụ thể, đó là trong các tập 18, tập 19, 21, 24, 25, 26, 27, tập 38 và hình ảnh “đường lưỡi bò” từ 2 phút đến 2 phút 3 giây của tập 30.
Từ 41 phút 18 giây đến 41 phút 55 giây của tập 18 còn có đoạn lời thoại và phụ đề ghi rằng “Rồi sẽ có ngày tấm bản đồ này đi đến rất nhiều nơi trên thế giới”.
Từ những chi tiết trên, trong công văn gừi Netflix, Cục điện ảnh ghi: “Việc thể hiện hình ảnh đường lưỡi bò và những nội dung trong lời thoại và phụ đề như đã nêu trên trong phim là không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam và vi phạm quy định tại điểm d, khoản 1, điều 9 Luật Điện ảnh số 05/2022/QH15″.
Trên ứng dụng FPT Play, mặc dù Công ty CP Viễn Thông FPT có thực hiện làm mờ hình ảnh bản đồ trong nhiều cảnh phim của các tập nêu trên, tuy nhiên trong công văn, Cục điện ảnh khẳng định đây là phim có nội dung thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam nên không phù hợp để phổ biến tại Việt Nam.
Cục Điện ảnh đồng thời yêu cầu cả hai Công ty Netflix và FPT gỡ bỏ phim Hướng gió mà đi. Thời gian thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ 0h ngày 10/7 và có văn bản báo cáo kết quả thực hiện gửi về Cục Điện ảnh trước ngày 12/7.
Trả lời Tuổi Trẻ Online trong ngày 8/7 liên quan đến bộ phim trên, đại diện của FPT Play, cho biết: “Các nội dung trước khi phát hành trên FPT Play luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình kiểm duyệt của pháp luật.
Trước đó, phim “Barbie” của hãng Warner Bros của Mỹ cũng bị cấm chiếu ở Việt Nam vì bị cho rằng mô tả đường chín đoạn của Trung Quốc, vốn bị bác bỏ trong phán quyết trọng tài quốc tế của một tòa án ở The Hague năm 2016.
Mặc dầu hãng phim của Mỹ cho rằng phim “Berbie” không có bản đồg “đường lưỡi bò” mà chỉ là bức vẽ nhưng Cục điện ảnh vẫn giữa quan điểm cấm phim.
Cùng với phim Barbie, Việt Nam cũng mở cuộc điều tra đối với trang web của công ty IME Việt Nam, đơn vị tổ chức chuyến lưu diễn của nhóm nhạc K-pop nổi tiếng của Hàn Quốc là Blackpink, trước buổi biểu diễn của nhóm tại Hà Nội, về những chỉ trích của người hâm mộ cho rằng trang web này hiển thị bản đồ Biển Đông với đường đứt khúc chín đoạn.
Hôm 9/7, đại diện IME lên tiếng trong thông báo gửi Cục điện ảnh và được truyền thông đăng tải rằng “IME đã nhanh chóng rà soát và cam kết thay thế những hình ảnh không phù hợp với người dân Việt Nam… Một lần nữa, chúng tôi muốn bày tỏ lời xin lỗi chân thành nhất cho sự hiểu lầm đáng tiếc này”.
Đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” xuất hiện trên nhiều kênh, xâm nhập vào Việt Nam với mục đích tuyên truyền. Báo chí trong nước từng chỉ ra các vụ như bộ phim “Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta” (Put Your Head On My Shoulder) chiếu trên Netflix có bản đồ hình đường lưỡi bò phi pháp. Bộ phim này được sản xuất tại Trung Quốc vào tháng 4.2019. Hoặc bộ phim “Madam Secretary” xuất hiện cảnh phố cổ Hội An lại chú thích là “Fuling, China” (Phù Lăng, Trung Quốc).
Biệt phủ Hà Tĩnh: Khi giai cấp vô sản lại ‘vô vàn sản’ – BBC News
09/7/2023
Căn biệt phủ đứng tên người mẹ của Thiếu tướng Phạm Bá Hiền được bao bọc xung quanh là những cánh đồng lúa xanh ở Hà Tĩnh, nơi bà con nông dân vẫn cày cuốc hằng ngày.
Căn biệt phủ phong cách kiến trúc châu Âu đã làm dậy sóng dư luận vì mức độ hoành tráng sau một buổi tiệc ăn mừng thăng chức hồi đầu tháng Sáu.
Ông Phạm Bá Hiền được thăng cấp từ đại tá lên thiếu tướng hồi tháng Năm. Ông giữ chức Tư lệnh Binh đoàn 16, một đơn vị kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng.
Ước tính trị giá lên đến hàng trăm tỷ đồng, căn biệt phủ nằm trên khu vực rộng khoảng 5.000 mét vuông tại thôn Đông Thắng, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, một địa phương khó khăn tại Hà Tĩnh.
Trước đó vào năm 2018, đã xuất hiện bài báo trên trang Bảo vệ Pháp luật về việc mẹ của ông, bà Từ Thị Loan, người đứng tên sở hữu căn biệt phủ, là một phụ nữ “bần nông, hàng ngày vẫn trồng rau mang ra chợ bán”.
Một số bài báo nêu nghi vấn rằng người chủ thực sự của biệt phủ này không phải là bà mẹ làm nông, mà là người con quan chức.
‘Hà Tĩnh nghèo lắm’
Căn biệt phủ do mẹ của Thiếu tướng Phạm Bá Hiền đứng tên gây bão dư luận.
Đây là một số bình luận nổi bật trên mạng xã hội, theo quan sát của chúng tôi.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, người từ nhiều năm nay giúp đỡ cho cộng đồng người Việt tại Đài Loan, trong đó có nhiều người lao động từ Hà Tĩnh bình luận với BBC News Tiếng Việt:
“Tôi có cảm xúc lẫn lộn khi thấy hình ảnh căn biệt phủ này. Thông qua công việc của tôi bên Đài Loan, giúp đỡ các công nhân Việt Nam sang, tôi biết các em đến từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An nghèo lắm.
“Tôi không hiểu người xây biệt phủ họ nghĩ cái gì khi xây một lâu đài như vậy ngay giữa một vùng nghèo khổ như vậy.”
Hà Tĩnh có thu nhập bình quân đầu người trong năm 2022 là hơn 45 triệu đồng, tức khoảng 3-4 triệu/người/tháng, theo báo Lao Động.
Rời vùng quê “chảo lửa, túi mưa”, những người lao động từ Hà Tĩnh sang Đài Loan, Nhật Bản và những nơi khác để kiếm kế sinh nhai.
Qua tiếp xúc với người dân lao động từ Hà Tĩnh, Linh mục Nguyễn Văn Hùng chia sẻ:
“Ở vùng Hà Tĩnh, chó ăn đá, gà ăn sỏi, mùa hè nóng kinh khủng, mùa đông lạnh buốt giá, mưa thì không đều nên đất đai rất khô cằn.
“Sau biến cố Formosa năm 2016, những người sống ở biển khó khăn nên di chuyển lên núi, đồi. Người lao động qua Pleiku, Kontum để kiếm sống. Khó khăn quá thì họ chỉ còn cách đi ra nước ngoài. Họ không có tiền để đi, cầm sổ đỏ có tiền qua Đài Loan, rồi có khi bị lừa, nợ chồng chất nợ. Họ phải làm ít nhất hai năm để trả tiền môi giới.”
“Trong tâm trí tôi thì ấn tượng về người dân Hà Tĩnh là họ rất sống dè sẻn trong chi tiêu, rất cố gắng giúp con cái vượt khỏi cái nghèo, bao nhiêu tiền đều dành cho con đi học. Người Hà Tĩnh chấp nhận mọi gian khổ trong cuộc sống,” ông nói.
Nhắc lại những biệt phủ khác
Nguồn hình ảnh, Getty Images – Chụp lại hình ảnh,
Hình ảnh một phụ nữ lớn tuổi băng qua đường tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, ảnh năm 2019
Biệt phủ của nhà Thiếu tướng Phạm Bá Hiền khiến dư luận nhắc lại những căn biệt phủ hoành tráng khác của quan chức Việt Nam được loan tin rộng rãi trên báo chí nhà nước.
Ở Việt Nam, những cụm từ như “buôn chổi đót xây biệt phủ” trở nên quen thuộc cách đây vài năm.
Cụm từ này bắt nguồn từ căn biệt phủ được ước tính 500 tỷ đồng của ông Phạm Sỹ Quý, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái (em trai Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà) thu hút quan tâm dư luận năm 2017. Thời điểm đó, bà Thanh Trà là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Ông Phạm Sỹ Quý trả lời báo chí năm 2017, với những câu đến nay mọi người còn nhắc đến như, “Quá trình thời thanh niên tôi đi mua chổi đót, lá chít từ trên này xuống Hà Nội, đã có những lúc tôi lạc trong rừng, ngủ trong rừng.”
“Nhà tôi nhìn thế thôi chứ chỉ bằng hai mét đất ở Hà Nội,” ông Phạm Sỹ Quý nói trước khi bị cách chức và thuyên chuyển công tác về Hà Nội.
“Túp lều” của ông Trần Đình Thành, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai khiến dư luận ngỡ ngàng vào năm 2022, khi ông bị bắt tạm giam để điều tra về tội “nhận hối lộ”, liên quan vụ án tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Biệt phủ của ông Thành rộng hàng ngàn mét vuông, và có vườn bonsai ước tính hàng trăm tỷ, nằm ở vị trí ba mặt tiền tại thành phố Biên Hòa.
Hồi tháng Hai, khi Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng bị tạm giữ, khám xét nhà riêng, dư luận bàn tán về căn biệt thự của ông.
Ông Đỗ Hữu Ca được biết đến nhiều nhất với vai trò chỉ huy vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng năm 2012. Khi đó vụ cưỡng chế thu hồi đất với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã trở thành sự kiện chính trị lớn tại Việt Nam.
Năm 2019, tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam bị phạt 50 triệu đồng, tước giấy phép hoạt động hai tháng vì thông tin bị cho là “sai sự thật” trong bài viết về biệt phủ của gia đình Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca ở Hải Phòng.
Tạp chí này mô tả trong bài viết rằng đây là một biệt phủ “lấn sông rộng hàng nghìn mét vuông”, “uy nghi”, “đồ sộ” và “tráng lệ”.