Vụ tập kích của an ninh Việt Nam vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, khiến một cụ già 84 tuổi và 3 sĩ quan công an thiệt mạng, gây chấn động các mạng xã hội. Trong lúc chính quyền bưng bít thông tin, nhiều người tiếp tục tìm hiểu lý do dẫn đến cuộc can thiệp thảm khốc này. Tổng thống Mỹ rút đe dọa hủy diệt nhiều công trình văn hóa của Iran, sau khi bị UNESCO lên án. Đài Loan đứng đầu châu Á về tỉ lệ nữ dân biểu trong Quốc Hội. Trên đây là chủ đề chính tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.
Tôi xin cám ơn các anh chị đã hỏi về những dữ liệu liên quan đến mức độ tham nhũng hiện nay và khả năng chống tham nhũng của nhà nước VN. Tôi đã tìm mấy ngày nhưng dường như chỉ có hai tài liệu là có thể thích hợp với những câu hỏi mà các anh chị đặt ra.
Tài liệu thứ nhất là cuốn sách mới xuất bản của cô Kimberly Kay Hoang, một học giả, tác giả và giáo sư khoa Xã hội học tại Đại học Chicago ở Mỹ. Cô từng đoạt các giải thưởng trong những nghiên cứu. Cuốn sách của cô tựa “Chủ nghĩa tư bản mạng nhện: Cách giới tinh hoa toàn cầu khai thác các thị trường đang phát triển” đã được Nhà xuất bản Đại học Princeton xuất bản cuối năm 2022. [1]
YouTuber Mỹ lần đầu lái xe VinFast VF8: “Tôi ước mình đã không lái nó!”
11/01/2023
Xe điện VF 8 của VinFast tại một triển lãm ở Las Vegas, Mỹ hôm 7/1/2023
AFP
“Nếu VinFast đầu tư một nửa số tiền vào kỹ thuật thay vì tiếp thị điên cuồng như họ đang làm, họ có thể có một sản phẩm đáng mơ ước”.
Kênh YouTube “Out of Spec Reviews” có hơn 100 ngàn người theo dõi hôm 10/1/2023 đăng tải đoạn video với tiêu đề “Lần Đầu Tôi Lái Xe VinFast VF8! Và tôi thực sự ước mình đã không…”
Đoạn video dài 45 phút về trải nghiệm của ông Kyle Conner, một YouTuber và car reviewer (người trải nghiệm và đánh giá xe hơi) người Mỹ về chiếc xe của hãng VinFast thu hút gần 40.000 lượt xem sau một ngày đăng tải.
Dù cũng đọc được lõm bõm một hai ngoại ngữ, tôi rất ít khi rớ tới một tờ báo hay một cuốn sách viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Lý do, chả phải là vì tôi có máu bài ngoại hoặc dị ứng với văn hoá thực dân (hay đế quốc) gì ráo trọi mà chỉ tôi chỉ thạo tiếng mẹ đẻ hơn nên rất ngại “đụng” đến tiếng nước ngoài.
Các container chứa hàng được xếp lên một tàu biển ở cảng Hải Phòng. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng trong khi nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á từ Trung Quốc cũng tăng mạnh trong năm qua.
Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng lên mức kỷ lục trong khi thâm hụt trong lĩnh vực giao thương hàng hóa với Trung Quốc của quốc gia Đông Nam Á cũng tăng lên mức cao nhất được ghi nhận.
Giữ liệu mới được Tổng cục Hải quan đưa ra do Reuters trích dẫn cho thấy thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng cao nhất được ghi nhận trong lịch sử, lên 94,9 tỷ USD vào năm 2022, với các sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ như may mặc, giày dép, điện thoại thông minh, đồ điện tử và đồ gỗ.
Trong khi đó, dữ liệu do Cục Dân số Hoa Kỳ (USCB) công bố cho thấy tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trị giá hơn 109 tỷ USD trong khi nhập khẩu từ Hoa Kỳ trị giá chỉ hơn 9,7 tỷ USD.
Việt Nam có mức thặng dư thương mại với Mỹ vào năm 2021 là hơn 90,8 tỷ USD, cũng là mức cao kỷ lục tính tới thời điểm đó.
Mức thâm hụt thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng cao hàng năm khiến Việt Nam trở thành nước có mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu với Mỹ cao thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Mexico.
Điều này đã khiến Tổng thống Donald Trump đưa Việt Nam vào ‘tầm ngắm’ để thúc ép giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Ông Trump cũng từng chỉ đạo Bộ Tài chính tiến hành các cuộc điều tra về thao túng tiền tệ hay nguồn gốc gỗ nhập khẩu tại quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đã được hạ giảm dưới thời Tổng thống Joe Biden với việc Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ của Mỹ.
Cùng thời gian, thâm hụt thương mại với Trung Quốc, nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị lớn nhất cho lĩnh vực sản xuất tập trung nhiều lao động của Việt Nam, đã tăng lên mức kỷ lục 60,2 tỷ USD vào năm ngoái, cao hơn mức 54 tỷ USD một năm trước đó.
Dữ liệu hải quan Việt Nam công bố hôm 9/1 được Reuters trích dẫn cho thấy nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc vào năm ngoái tăng 6,6% lên 117,87 tỷ USD, với các sản phẩm nhập khẩu dẫn đầu là máy móc, đồ điện tử, vải, điện thoại thông minh và linh kiện.
Dù Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng theo nhận định của VnEconomy vào tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc lại là “thị trường quan trọng nhất, tác động lớn đến quy mô và tốc độ tăng xuất, nhập khẩu của Việt Nam”. Theo tờ báo này, nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc lớn và còn tăng lên do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc nước láng giềng của Việt Nam hiện là nền kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Còn xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng, đặc biệt trong những năm gần đây kể từ khi Tổng thống Trump phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, khiến các công ty Mỹ tìm kiếm nhà cung cấp bên ngoài Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 lại càng khiến việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất của các công ty Mỹ ra khỏi Trung Quốc sang các nước như Việt Nam thêm nhanh chóng và đẩy mạnh thương mại giữa Mỹ và Việt Nam tăng cao hơn.
Với tỷ trọng thương mại tăng cao với Hoa Kỳ, Việt Nam trong năm qua đã đẩy bật Anh ra khỏi vị trí lâu năm trong nhóm 7 đối tác thương mại hàng hóa đứng đầu của Mỹ.
Việt Nam đang được hưởng lợi từ khoảng 15 hiệp định thương mại tự do vốn giúp thúc đẩy nền kinh tế định hướng xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng 8% trong năm ngoái. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 tăng 10,6% lên 371,85 tỷ USD, theo thống kê mới được đưa ra của Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Tuy nhiên theo Reuters, các nhà kinh tế cảnh báo rằng Việt Nam đang phải đối mặt với những “cơn gió thổi ngược,” khi nhu cầu toàn cầu suy yếu đã bắt đầu ảnh hưởng đến các đơn đặt hàng của Việt Nam vào tháng 12/2022 khiến xuất khẩu giảm 14% so với một năm trước đó.
GĐ, PGĐ và 5 nhân viên của Trung tâm Đăng kiểm 50-14D bị khởi tố
Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-14D. (Ảnh: car247.net)
Mở rộng điều tra sai phạm tại các Trung tâm Đăng kiểm, Công an huyện Hóc Môn đã khởi tố Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-14D cùng 6 người khác.
Ngày 11/1, Công an huyện Hóc Môn (TP.HCM) đã khởi tố bị can, bắt giam 7 người tại Trung tâm Đăng kiểm 50-14D (ở Cụm C1, KCN Khánh Đông, Quốc lộ 22, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn) để điều tra về tội “Nhận hối lộ”.
7 người gồm:
– Hoàng Tấn Lực (SN 1989, ngụ huyện Củ Chi), Giám đốc; – Bế Bình Dương (SN 1984, ngụ quận 12), Phó Giám đốc; – Đặng Huỳnh Nhật Quang (SN 1990, ngụ tỉnh Tây Ninh), Chuyền trưởng; – Hà Anh Tiến (SN 1988), Trần Hoài Phạm Anh Ly (SN 1983, cùng ngụ tỉnh Tây Ninh), Vũ Trường Sơn (SN 1989, ngụ tỉnh Nam Định) và Nguyễn Văn Nối (SN 1997, ngụ tỉnh Long An) – đều là đăng kiểm viên.
Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
Hiện chưa rõ số tiền mà 7 bị can nhận hối lộ là bao nhiêu. Trung tâm Đăng kiểm 50-14D trước đó bị công an khám xét vào khoảng 14h15 ngày 29/12/2022.
Vụ án sai phạm tại các Trung tâm Đăng kiểm được Công an TP.HCM phát hiện từ tháng 10/2022.
Khi đó, lực lượng CSGT TP.HCM đã chặn dừng xe tải 50H-100.20 trên đường để kiểm tra thành thùng và giấy kiểm định phương tiện.
Qua kết quả đo thành thùng phương tiện về chiều dài, rộng, cao và đối chiếu với sổ giấy kiểm định, phương tiện này không khớp với thông số kỹ thuật trên giấy kiểm định do Trung tâm kiểm định 62-03D cấp. Thấy có dấu hiệu tội phạm, cơ quan điều tra lấy lời khai tài xế, chủ xe để tiến hành điều tra.
Sau đó, Công an TP.HCM khám xét 12 Trung tâm Đăng kiểm ở các tỉnh Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tiền Giang… phát hiện các Trung tâm Đăng kiểm khi kiểm định đã cố ý bỏ qua lỗi vi phạm của hơn 70.000 phương tiện giao thông, thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng.
Mở rộng điều tra, vụ việc còn liên quan đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. Ngày 5/1, Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Anh Quân (SN 1963, Quyền Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới), Đặng Trần Khanh (SN 1976, Phó Trưởng Phòng phòng kiểm định xe cơ giới) và Phạm Đức Ngọc (SN 1977, chuyên viên Phòng Kiểm định xe cơ giới) về tội “Nhận hối lộ”.
Tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện ông Nguyễn Vũ Hải, Phó cục trưởng, điều hành hoạt động thay ông Đặng Việt Hà, Cục trưởng. Ông Hà vắng mặt tại Cục để phục vụ công tác điều tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Đến nay, công an TP.HCM đã khởi tố khoảng 60 bị can về các tội Môi giới hối lộ, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Giả mạo trong công tác.
Minh Long
Cục trưởng Cục Đăng kiểm không bị bắt mới là lạ
Tối qua, nhiều trang báo chính thống đưa tin Đặng Việt Hà – Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN, bị bắt nhưng sáng nay các trang đều gỡ bài. Có người cho rằng, ông Hà bị “tó” cách đây hai ngày, khi báo chí đưa tin Cục phó Nguyễn Vũ Hải tạm điều hành hoạt động của Cục, và Cục trưởng vắng mặt để phục vụ cơ quan điều tra!
Trước đó, Công an TP.HCM đã khám xét 13 trung tâm kiểm định, khởi tố 6 vụ án, 43 bị can với các tội danh “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ” và “giả mạo trong công tác”.
Nói huỵch toẹt là 12 Trung tâm đăng kiểm ở TP.HCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre đã bỏ qua các lỗi kỹ thuật của xe, cấp 52.300 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho 70.000 xe được kiểm định, để nhận hối lộ.
Công an thành phố đã bắt giam quyền trưởng phòng và phó phòng Kiểm định của Cục Đăng kiểm vì nhận hối lộ, thì Cục trưởng khó mà vô can. Cục Đăng kiểm VN quản lý Nhà nước về “an toàn xe cộ trên đường” mà tiếp tay cho “cô hồn” giúp người đi đường mau gặp tai nạn.
Trước đây, hai thứ trưởng bộ Y tế Cao Minh Quang và Trương Quốc Cường (xuất thân từ Cục trưởng Quản lý Dược VN) đã bị bắt vì cấp số đăng ký lưu hành cho thuốc ung thư giả, thuốc không đủ hồ xuất xứ, thuốc gây nghiện, nhập chất kích tạo nạc salbutamol. Nghĩa là, hai đời Cục trưởng quản lý “an toàn dược phẩm, dược liệu” đã tiếp tay cho “tử thần” giúp bệnh nhân tử vong.
Phải cám ơn dịch Covid, nhờ nó mà lòi ra các bộ trưởng Y tế và KHCN, thứ trưởng ngoại giao và nhiều cục trưởng và phó của: Cục Lãnh sự VN, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Vụ trang thiết bị y tế… bị bắt vì lợi dụng dịch bệnh, nhận hối lộ để cho lưu hành test kit Việt Á, nhận hối lộ từ giá vé bay cắt cổ để giải cứu kiều bào từ tâm dịch.
Đó là chưa kể Cục trưởng Cục Quản lý giá của Bộ Tài chính bị Uỷ ban kiểm tra Trung ương cách hết chức vụ trong đảng do gây hậu quả “rất nghiêm trọng” trong chuyến bay giải cứu, nhưng chưa bị khởi tố.
Tất cả Cục của các Bộ đều có thòng đuôi “Việt Nam”, vì nó thay mặt Chính phủ quản lý ngành chuyên môn, mà dẫn nhau vô tù đông như vậy, thì nhân dân chỉ còn chờ xuống âm phủ, vì “cô hồn” và “tử thần” luôn luôn sát bên cạnh!
Trà Vinh: Chủ cơ sở buôn bán hải sản bị phạt 17 năm tù
Bà Nguyễn Thị Mỹ Cơ tại phiên tòa ngày 10/1. (Ảnh: congan.travinh.gov.vn).
Kinh doanh khó khăn từ đầu năm 2020, một chủ cơ sở bán hải sản nói dối cần tiền đầu tư nuôi tôm, từ đó chiếm đoạt tới hơn 16 tỷ đồng của các nạn nhân.
Ngày 10/1, TAND tỉnh Trà Vinh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Thị Mỹ Cơ (SN 1981, trú tại xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo cáo trạng, năm 2010, bà Cơ làm nghề mua bán hải sản tại xã Long Khánh (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh). Trong quá trình mua bán hải sản nhỏ lẻ tại địa phương, bà Cơ quen biết với nhiều người, trong đó có bà Nguyễn Hồng Sang (SN 1979) và bà Lâm Thị Thu Hồng (SN 1978, cùng trú tại xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải).
Đầu năm 2020, việc mua bán hải sản của bà Cơ gặp nhiều khó khăn. Để có tiền chi tiêu cá nhân và tiếp tục mua bán hải sản, trả tiền nhân công, bà Cơ đưa ra thông tin gian dối nhằm vay số tiền lớn của các bị hại. Cụ thể, bà Cơ nói dối rằng vay tiền để mua tôm nuôi, hứa từ 5 – 10 ngày sẽ trả cả tiền gốc và lãi.
Do tin tưởng bà Cơ, các bị hại đồng ý cho vay. Bằng thủ đoạn như trên, bà Cơ chiếm đoạt của bà Sang hơn 13 tỷ đồng, chiếm đoạt của bà Hồng hơn 3 tỷ đồng.
Căn cứ vào hành vi, tính chất của vụ án, HĐXX tuyên phạt bà Cơ 17 năm tù giam, đồng thời buộc phải bồi thường số tiền hơn 16 tỷ đồng cho các bị hại.
Khánh Vy
Việt Nam xét nghiệm COVID nhanh với người nhập cảnh từ Trung Quốc
Giới chức tỉnh giáp biên Lạng Sơn được yêu cầu xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với dòng người về và đến từ Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị sau khi phía Trung Quốc cho xuất nhập cảnh trở lại sau ba năm.
Trong buổi làm việc với Sở Y tế Lạng Sơn và lực lượng tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị hôm 9/1 về các biện pháp phòng-chống dịch sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, đã đưa ra yêu cầu này, theo tường thuật của trang mạng VnExpress.
Theo đó, những ca nghi mắc COVID, tức là có triệu chứng sốt, ho, khó thở…, sẽ được lấy mẫu để xét nghiệm nhanh tại chỗ. Nếu xét nghiệm dương tính với virus corona thì mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để giải mã trình tự gien. Mục đích của việc này là truy lùng các biến chủng mới dễ lây lan để ngăn chúng xâm nhập vào Việt Nam. Ông Tâm được dẫn lời cho rằng việc test nhanh này là ‘cần thiết’ trước tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc.
Ông yêu cầu Lạng Sơn tăng cường phòng chống dịch trong dịp Tết và chuẩn bị sẵn sàng khi số ca mắc tăng vọt. Ông Tâm cũng đề nghị giới chức biên giới đẩy mạnh tuyên truyền ở cửa khẩu để khách nhập cảnh lưu ý các biện pháp phòng chống dịch theo phương châm 2K (khẩu trang và khử khuẩn).
“Trong bối cảnh mới, các biện pháp phòng chống dịch phải linh hoạt và an toàn chứ không nên phát sinh thêm bất kỳ thủ tục gì khác”, ông Tâm được dẫn lời nói.
Việt Nam đã bãi bỏ các biện pháp chống dịch hà khắc và tiến đến ‘thích ứng an toàn, linh hoạt’, tức sống chung với dịch COVID kể từ ngày 1/10/2021 – sớm hơn một năm so với Trung Quốc.
VnExpress dẫn lời ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, cho biết Việt Nam không đòi hỏi phải xét nghiệm PCR đối với khách đến hay về từ Trung Quốc mặc dù nhiều nước trên thế giới đang áp dụng biện pháp này để kiểm soát dòng người nhập cảnh từ Trung Quốc.
“Cần chuẩn bị các tình huống xử trí khi phát hiện ca bệnh nặng, suy hô hấp, vận chuyển từ cửa khẩu về cơ sở y tế”, ông Dương được dẫn lời nói.
Việt Nam và Trung Quốc đang bước vào đợt cao điểm đi lại của người dân trước thềm Tết Nguyên đán Quý Mão. Hàng ngàn người từ cả hai phía đang nhập cảnh qua cửa khẩu Hữu Nghị để về nước ăn Tết, trang VnExpress cho biết.
Hiện tại Việt Nam đang cảnh giác với biến thể phụ XBB, XBB 1.5 của biến chủng Omicron vốn đang lây lan rất nhanh ở hơn 60 nước trên thế giới. Ông Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, được VnExpress dẫn lời cho rằng việc các biến chủng này xâm nhập vào Việt Nam là ‘khó tránh khỏi’.
Trung Quốc đã mở cửa biên giới trở lại với các nước hôm 8/1 sau ba năm đóng cửa để thực hiện chính sách Zero COVID. Việc mở cửa này diễn ra vào lúc dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc khiến nhiều nước phương Tây áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với hành khách nhập cảnh từ nước này.
Trên mạng xã hội, có nhiều tiếng nói yêu cầu Việt Nam nên làm theo các nước phương Tây là xét nghiệm PCR đối với khách đến từ Trung Quốc hay thậm chí là đóng cửa biên giới với nước này.
Bloomberg: VinFast cân nhắc tiến hành IPO tại Mỹ vào quý 2
Người xem trước gian hàng của VinFast tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2023 được tổ chức ở Las Vegas của Mỹ từ 5-8 tháng này.
VinFast, hãng sản xuất xe ô tô điện được hậu thuẫn bởi tỷ phú giàu nhất Việt Nam, đang xem xét phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ ngay trong quý 2 năm nay, theo Bloomberg.
Hãng xe của tập đoàn Vingroup, do tỷ phú Phạm Nhật Vương sáng lập, nộp đơn xin phát hành IPO cho Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) hồi đầu tháng 12 năm ngoái. Theo hồ sơ mà VinFast nộp cho SEC, hãng xe Việt Nam đã làm việc với 9 ngân hàng, bao gồm JPMorgan và Citygroup, về kế hoạch niêm yết của công ty tại Mỹ. Theo đó, VinFast có thể huy động ít nhất 1 tỷ USD nhưng cũng có thể nhiều hơn tùy thuộc vào sự quan tâm của cổ đông.
Các nguồn tin biết về kế hoạch phát hành IPO tại Mỹ của VinFast nói với Bloomberg trong tư cách ẩn danh rằng chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra về việc phát hành và các chi tiết, gồm cả thời gian, vẫn có thể thay đổi.
Kế hoạch chào bán IPO ra công chúng của hãng xe điện khởi nghiệp của Việt Nam đã được ấp ủ từ gần hai năm nay. Bloomberg lần đầu tin đưa tin hồi đầu năm 2021 rằng Vingroup đang xem xét IPO trị giá 2 tỷ USD ở Mỹ cho VinFast. Hồi tháng 4 năm nay, công ty cho biết đã nộp hồ sơ kín để niêm yết tại Mỹ.
VinFast, bắt đầu hoạt động từ năm 2019, đang tăng tốc mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường Mỹ, nơi có sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng xe danh tiếng như Telsa, Ford, BMW hay Nissan.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, nhiều trang tin chuyên về ô tô và công nghệ ở Mỹ đã đưa ra nhận xét tiêu cực về xe điện của VinFast với nhận định rằng xe ô tô của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh ở thị trường Hoa Kỳ.
Nhưng theo Tổng Giám đốc điều hành VinFast tại Mỹ, Nguyễn Giang, nói với VOA tại cuộc Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2023 ở Las Vegas hồi đầu tháng này, công ty của Việt Nam “đã có nghiên cứu về xe điện nhiều năm trước khi xâm nhập vào thị trường Mỹ.”
Bà Giang còn cho biết VinFast không cho rằng các hãng ô tô điện hiện nay là đối thủ của mình bởi vì “chiến lược lâu dài của VinFast là chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện nên VinFast sẽ cùng với các hãng ô tô điện để ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng xe điện hơn nữa”.
Hãng đã xuất lô xe điện đầu tiên gồm gần 1.000 chiếc sang Mỹ và lô hàng này đã cập cảng ở Benicia của California hôm 19/12. VinFast đã trì hoãn việc giao những chiến xe này cho khách hàng sang tháng này với lý do là các ngày lễ cuối năm ở Mỹ, theo Bloomberg.
Trong một thông báo về việc trở lại tham gia CES 2023 ở Las Vegas của VinFast, Phó Thủ tịch Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết rằng 999 chiếc xe điện VF 8 đầu tiên cập cảng ở California “sẽ sớm được giao cho khách hàng”.
Toàn bộ xe của VinFast hiện đang được sản xuất ở nhà máy của hãng tại Hải Phòng. Hãng cũng đã có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất xe ở Mỹ với công suất 150.000 xe/năm, dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 7/2024.
Tuy nhiên, dự án xây nhà máy của VinFast đang vấp phải phản đối từ một tổ chức phi lợi nhuận ở North Carolina, nơi dự kiến sẽ đặt nhà máy của hãng xe Việt Nam, vì những quan ngại về môi trường sinh thái.
Posted in ASEAN, Covid-19, Mỹ - Việt, Việt Nam | Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ tư 11/01/2023: Thương mại VN thâm hụt với TQ – Nhiều nơi đăng kiểm bị khởi tố – VN chỉ xét nghiệm nhanh với khách TQ có triệu chứng Covid.
Xin nói rõ câu chuyện về những “Hạo Nam” ở Sài Gòn mà tôi kể dưới đây chỉ liên quan đến việc trẻ em phải kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ giống như Hạo Nam ở Đồng Tháp, không hề có ý liên tưởng đến kết cuộc bi thảm như Nam.
Suy cho cùng, những cậu bé “Hạo Nam” mà tôi tình cờ tìm thấy trên đường phố Sài Gòn hôm 5/1/2023 vẫn có những phút giây vui vẻ, hạnh phúc vì tình thương hào phóng của dân Sài Gòn. Và để bảo vệ đời tư của các bé trong tương lai, câu chuyện này sẽ không có tên và địa chỉ của bất cứ đứa trẻ nào.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper trả lời phỏng vấn VTC và cuối tháng 12/2022.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ thực hiện các cam kết về nhân quyền và hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực này.
Nhìn lại năm 2022, Đại sứ Mỹ cho biết Hoa Kỳ và Việt Nam đã chung tay chống lại dịch bệnh, phát triển mối quan hệ kinh tế của hai nước, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, và “còn nhiều hơn nữa”.
“Các nguyên tắc chung của chúng ta, dựa trên sự tôn trọng luật pháp quốc tế, đã dẫn dắt chúng ta cùng nhau hợp tác trong các vấn đề quốc tế như duy trì Biển Đông tự do và rộng mở”, trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ hôm 6/1 dẫn lời ông Knapper cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình trung ương VTC.
Trao đổi với VTC, ông Knapper nói: “Gần đây Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Rất mong đợi Việt Nam sẽ thực hiện các cam kết về nhân quyền, hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết những nhiệm vụ trong lĩnh vực này”.
Trước đó vào tháng 10, vài ngày sau khi Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội gửi lời chúc mừng Việt Nam trúng cử Thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và hi vọng “cùng làm việc để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu và tại Việt Nam”.
Khi ấy cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ nói thêm rằng Mỹ “hy vọng Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội này để thực hiện bước tiến thúc đẩy nhân quyền và trả tự do cho những người bị bắt giữ tùy tiện vì thực hiện các quyền cơ bản của con người về tự do biểu đạt và quyền lập hội”.
Chính phủ Việt Nam bác bỏ việc giam giữ tù nhân chính trị hay những người hoạt động vì nhân quyền, và nói rằng chỉ bắt giam và xét xử những người “vi phạm pháp luật”.
Trả lời phỏng vấn VOA vào tháng 10/2022, người phát ngôn Bộ Ngoại Việt Nam cho biết Việt Nam “nghiêm túc tuân thủ các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên”.
Chính phủ Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định rằng vấn đề nhân quyền đóng vai trò là “một trụ cột trung tâm” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
“Thúc đẩy nhân quyền là một yếu tố thiết yếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động hợp tác của chúng tôi với Việt Nam trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam. Chúng tôi giữ cam kết tiếp tục các cuộc thảo luận thẳng thắn và dựa trên kết quả với chính phủ Việt Nam về các vấn đề này”, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một thông báo vào cuối tháng 10/2022 về Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam lần thứ 26.
Trong một video khác được Đại sứ quán Mỹ phát hành nhân dịp năm mới 2023, Đại sứ Knapper nêu bật nhiều thành quả “tuyệt vời” trong quan hệ song phương Mỹ – Việt, và xem đó là minh chứng cho việc Mỹ và Việt Nam “đang hợp tác một cách chiến lược” nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách nhất.
Quan chức quốc hội: Hai ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam không chủ động từ chức
Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam Bùi Văn Cường tại cuộc họp báo hôm 9/1/2023.
Khi được báo giới hỏi có phải hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã từ chức hay không, tổng thư ký của quốc hội Việt Nam trả lời hôm 9/1 rằng hai ông này bị miễn nhiệm, có thể hiểu là họ không chủ động từ chức.
Như VOA đã đưa tin, hồi cuối tháng 12/2022, Bộ Chính trị đầy quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam tước bỏ vị trí ủy viên Bộ Chính trị của ông Phạm Bình Minh, 63 tuổi, và vị trí ủy viên Trung ương Đảng của ông Vũ Đức Đam, 59 tuổi. Sau đó, hôm 5/1/2023, quốc hội miễn nhiệm hai ông khỏi chức phó thủ tướng.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nói trong một cuộc họp báo hôm 9/1, được báo chí Việt Nam tường thuật lại, rằng nghị quyết của quốc hội về hai ông Minh, Đam nêu rõ họ bị “miễn nhiệm”.
Vẫn vị tổng thư ký giải thích thêm về quy trình miễn nhiệm trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Đó là cán bộ đảng viên, nhất là ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư có trách nhiệm nêu gương, theo đó, nếu có vấn đề sức khỏe không đảm bảo, hay uy tín giảm sút thì xin thôi và cấp có thẩm quyền khi đó sẽ xem xét miễn nhiệm nhiệm vụ được giao của cán bộ.
Cũng tại cuộc họp báo, một quan chức khác của quốc hội, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó ban công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho hay, Quốc hội thực hiện miễn nhiệm ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam “trên cơ sở nguyện vọng cá nhân”, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Việc hai ông Minh, Đam bị loại bỏ khỏi chức vụ diễn ra cùng lúc chính quyền của đảng cộng sản đang đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng. Cho đến lúc này, cả hai ông đều chưa bị khởi tố và chưa bị bắt.
Có nhiều nhận định của giới quan sát cho rằng ông Phạm Bình Minh dính líu đến các chuyến bay giải cứu đầy tai tiếng. Đến nay, Bộ Công an Việt Nam đã khởi tố, bắt giam gần 40 người thuộc các bộ ngoại giao, công an, y tế, giao thông-vận tải, và cán bộ các tỉnh thành trong vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan đến các chuyến bay giải cứu trong giai đoạn cao điểm của đại dịch COVID-19.
Về phần ông Vũ Đức Đam, giới quan sát cho rằng ông có liên quan đến một số vụ việc tiêu cực hoặc sai lầm trong công tác chống dịch COVID-19. Khi còn là phó thủ tướng, ông Đam cũng nắm chức Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch từ đầu năm 2020 đến cuối tháng 8/2021.
Mày có trốn đằng giời
Đó là cái câu nhà cháu thường thốt lên khi đi móc rốc (quê tôi đất Phòng gọi con rốc, giờ ta quen nói là con cua đồng). Thọc cánh tay trẻ con vào cái hang rốc sâu trong bờ ruộng, chạm được nó rồi mà nó cứ lùi cứ lùi, bèn lẩm bẩm ông rút thuổng ra thì mày có chạy đằng giời. Giờ nghĩ lại, mình đúng là quân phá hoại. Cái bờ ruộng hợp tác đang ngon lành thế, mình làm vài nhát thuổng, chỉ cốt bắt con rốc, tan hoang bờ vùng bờ thửa, phá hợp tác xã. Nhưng không túm thằng rốc cua đồng ấy thì nhà không có chi nấu canh, ăn canh mùng tơi hoặc rau tập tàng suông mãi chịu không nổi. Hóa ra trên đời cái gì cũng có giá của nó. Chuyện cũ, thôi, để lúc khác kể. Giờ biên chuyện mới. Hôm trước, nhà cháu vô tình lích (click) chuột vào cái tút quảng cáo giày dép trên phây (thực ra lúc đầu cũng có ý định mua một đôi loàng xoàng diện tết, sau tiếc tiền nên rụt lại). Thế là suốt từ đó tới giờ, cả trăm trang, trăm địa chỉ bán giày bán dép, thượng vàng hạ cám, loại một hai trăm, loại cả vài triệu, cứ đổ vào phây nhà cháu như tháo cống. Mở ra là thấy gạ mua giày, không khác gì réo “ai mua giày nào, ai mua giày rẻ thì khỏe nào”… Tinh giày là giày, không còn chỗ để đọc điều hay lẽ phải, tin tức thời sự nóng hổi từ mấy ông bà như Văn Công Hùng, Phạm Xuân Nguyên, Trương Huy San, Lê Nguyễn Hương Trà, Kim Dung… nữa. Kiểu ni mà kéo dài, có khi thời sự trời sập cũng chả biết. Mẹ kiếp, bọn bán giày chúng tưởng mình có 101 bàn chân chắc, chúng nghĩ mình là con rết chắc. Nói cho thằng cháu nghe, nó còn kể có lần gọi điện thoại hỏi chỗ bán kẹo cu đơ, thế là ngay lập tức phây đầy cu đơ cu mềm, do nó dùng số điện thoái ấy đăng ký phây. Công nhận bọn trí tuệ nhân tạo, 4 chấm 0, bốn chấm khiếc tài thật. Giờ mình đi đâu, làm gì, chơi với ai, thậm chí đang nghĩ gì, thậm chí sắp nghĩ, v.v.. nó cũng biết. Thằng cháu còn bảo cái thẻ tùy thân gắn chíp cũng tác dụng như vậy. Mình gượng cười, tao chỉ ở nhà, tao đèo sợ. Miệng trấn an thế nhưng đầu nghĩ, thời buổi ni, con người như con rốc, có trốn đằng giời. Mà biên thêm chút: Mua bán trên mạng, rao hàng trên mạng, lúc năm hết tết đến, là chuyện bình thường. Tôi cũng thỉnh thoảng mua, chả hạn vừa rồi mua được mấy bó hương (nhang) bài từ tận Hải Hậu (Nam Định), đúng mùi thơm đặc trưng tết từ hồi ông ngoại sinh thời vẫn cuốn. Còn phần lớn những lần khác bị lừa. Mình dại thì mình chịu, chả trách ai. Giờ đã quán triệt cách mạng, cứ đứa nào bán hàng mà giấu địa chỉ, giấu giá cả (nếu ai hỏi sẽ được nhắn tin riêng), ra giá kiểu đuôi 9 (chẳng hạn 299.000, 899.000, 1.499.000) thì muôn đời chả moi được 1 xu của lão. Lão không thích nghệ thuật bán kiểu ấy, không khác mấy người bán trái cây ven đường, đề giá dạng 15.000/nửa ký, chữ “nửa” thì viết bé tí bé tị. Chưa bán đã lừa. Họ có đủ mọi mánh khóe, chỉ thiếu sự thật thà. Nguyễn Thông
Ông Nguyễn Viết Dũng đánh caddy nữ đến bất tỉnh bị phạt 6,5 triệu đồng
09/01/2023
Ông Nguyễn Viết Dũng, đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Nam, người đánh một nữ nhân viên sân golf đến bất tỉnh, bị phạt hành chính 6,5 triệu đồng.
Tin từ truyền thông Nhà nước dẫn thông báo cừa nêu từ lãnh đạo Ủy ban Nhân dân (UBND) quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng về biện pháp vừa nêu.
Tin cũng dẫn thông báo từ Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Công Thanh về việc cơ quan chức năng không khởi tố đối với vụ hành hung nữ nhân viên sân golf bất tỉnh khiến công luận phẫn nộ.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết ông Nguyễn Viết Dũng đã đưa ra nguyện vọng xin thôi làm đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam; tuy nhiên đến lúc này HĐND chưa nhận được đơn chính thức của ông Dũng về nguyện vọng này.
Vào ngày 16/12 vừa qua, Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Quảng Nam, ông Trình Minh Đức, cho truyền thông Nhà nước biết ông Nguyễn Viết Dũng gửi đơn cho HĐND trước kỳ họp thứ 12, khóa 10 với nội dung xin thôi thành viên Ban Kinh tế Ngân sách.
Vào ngày 6/12, một nhóm bốn khách đến chơi tại sân golf BRG Đà Nẵng, trong đó có ông Nguyễn Viết Dũng. Nữ nhân viên tên N.A.L., 20 tuổi, được phân công phục vụ nhóm này. Trong lúc chơi golf, ông Dũng cho rằng nữ nhân viên L. không trung thực về số gậy được tính chơi trong một hố. Ông Dũng dùng gậy golf đánh nhân viên N.A.L. khiến chị bất tỉnh phải nhập viện cấp cứu.
Vào ngày 12/12, bà Cao Thị Huyền Trân, Bí thư Quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, cho biết thông qua báo chí, bà biết được thông tin ông Nguyễn Viết Dũng (đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam) bị tố dùng gậy golf đánh chị L. nhập viện.
Bà Trân nói rằng theo thông tin từ báo chí và mạng xã hội thì vụ chị N.A.L. (20 tuổi) bị đánh xảy ra ở sân golf BRG Đà Nẵng, thuộc địa phận phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, nên bà yêu cầu UBND quận và các cơ quan chức năng tìm hiểu, xác minh sự việc.
Chủ tịch UBND Quận Ngũ Hành Sơn, ông Nguyễn Hòa, trong ngày 12/12 cũng lên tiếng cho rằng vụ việc làm ảnh hưởng đến hình ảnh Đà Nẵng nói chung và hoạt động thể thao – du lịch của thành phố này nói riêng. Do đó Quận ủy, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã chỉ đạo UBND và Công an phường Hòa Hải phải kiểm tra, xác minh ngay thông tin về vụ việc này.
Sau khi xảy ra vụ việc, vào ngày 9/12, CLB Golf Bách Khoa Đà Nẵng công bố thư ngỏ gửi đến các hội golf liên kết, các sân golf Đà Nẵng và nhiều sân golf khác liên quan vụ việc.
Thư ngỏ kêu gọi các sân golf khác tẩy chay ông Nguyễn Viết Dũng và thông tin cho mọi thành viên được biết.
Gia đình 39 nạn nhân chết trong xe đông lạnh ở Anh sẽ nhận được hơn năm tỷ đồng bồi thường
09/01/2023
Người đứng đầu đường dây đưa lậu người vào Anh trong vụ 39 người Việt chết trong xe container đông lạnh hồi năm 2019 vừa bị tòa án ở Anh bắt phải bồi thường cho các nạn nhân số tiền là 182.078 bảng Anh (tương đương khoảng 5,1 tỷ đồng).
Theo thông tin từ báo chí Anh, phán quyết này được Thẩm phán Mark Lucraft KC đưa ra trogn phiên tòa diễn ra vào ngày 6/1. Bị cáo Ronan Hughes (43 tuổi) bị thẩm phán tịch thu toàn bộ các tài sản có liên quan bao gồm tiền mặt, tài khoản ngân hàng, các xe tải bao gồm cả chiếc xe tang vật chở 39 người Việt bỏ mạng khi vào Anh.
Tổng số tài sản tịch thu có trị giá là hơn 182.000 bảng Anh sẽ được trả bồi thường cho các nạn nhân.
Vào ngày 23/10/2019, cảnh sát Anh phát hiện 39 thi thể người trên một xe container đông lạnh vào Anh. Những người này sau đó được xác định là những người Việt đi lậu vào Anh.
Lái xe container này là Maurice Robinson (28 tuổi) phát hiện các nạn nhân đã chết ngạt và báo cho Hughes biết nhưng Hughes đã nói với tài xế là cấp ô xy cho họ nhưng không cho họ ra ngoài.
Điều tra sau đó của cảnh sát Anh đã phát hiện ít nhất có sáu chuyến buôn người thuộc nhóm này, trong đó các nạn nhân phải trả tối đa là 13.000 bảng cho dịch vụ VIP.
Vào tháng 10/2019, nhóm buôn người này kiếm được hơn một triệu bảng. Hughes bị kết án 20 năm tù với tội danh ngộ sát. Tài xế lái xe chở 39 người Việt bị 13 năm bốn tháng tù.
Nhiều người đi du lịch nước ngoài về khen dịch vụ, khách sạn, trung tâm thương mại… ở Việt Nam còn xịn hơn, đẹp hơn, tốt hơn nước ngoài.
Chuỗi bệnh viện, trường học, nhà ở, siêu thị của một tập đoàn nọ đẳng cấp, chất lượng không thua kém Âu Mỹ.
Có những người quen sau nhiều năm sống tại nước ngoài, trở về Việt Nam, kể lại “Việt Nam giờ giàu lắm, phát triển lắm rồi, khối thứ hơn châu Âu, đừng từ nước ngoài (không biết gì) nghĩ nước mình còn lạc hậu, giờ không còn nghèo đói thiếu ăn đâu”.
Theo tờ Dân trí trong nước, “Quốc hội thông qua nghị quyết về việc phê chuẩn miễn nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam”, (nguyên văn).
Trong số 484 đại biểu tham dự, 476 tán thành, 5 không tán thành và 3 không biểu quyết.
Cũng theo báo này, “Ông Phạm Bình Minh sinh năm 1959, quê ở Nam Định. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp; trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Luật pháp và Ngoại giao.”, Ủy viên Bộ Chính trị: Khóa XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa X (dự khuyết từ 4/2006 đến 1/2009, chính thức từ 1/2009), XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội: Khóa XIII, XIV, XV, từng giữ ở Bộ Ngoại giao như Thứ trưởng, Thứ trưởng Thường trực, Bộ trưởng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Từ tháng 4/2021 đến nay là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
Tình nguyện viên Peace Corps chính thức ra mắt tại Việt Nam
04/01/2023
Nhóm tình nguyện viên Peace Corps ở Việt Nam. Ảnh được Đại sứ quán Mỹ công bố hồi cuối tháng Mười năm ngoái.
Tân Tổng Giám đốc Peace Corps (Chương trình Hòa bình) của Hoa Kỳ mới đây đã chủ trì Lễ Tuyên thệ Tình nguyện viên lần đầu tiên tại Việt Nam.
Đại sứ quán Hoa Kỳ hôm 3/1 cho biết rằng trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của mình kể từ khi nhậm chức, Tổng Giám đốc Chương trình Hòa bình, bà Carol Spahn, cuối tuần trước đã tới chủ trì và chúc mừng buổi Lễ tuyên thệ của nhóm tình nguyện viên đầu tiên của Chương trình Hòa bình tại Hà Nội.
Posted in Uncategorized | Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ năm 05/01/2023: Peace Corps ra mắt tại VN – Giá thuê mặt bằng ở Việt Nam còn cao – 2 người bị bắt trong vụ Việt Á
Cựu đại sứ Mỹ tại NATO đánh giá các mối đe dọa của Liên bang Nga khi phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraina
Liên Thành
Ông Kurt Volker (ảnh: UNIAN).
Cựu đại sứ Mỹ tại NATO và cựu đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Ukraina, Kurt Volker tin rằng, bất chấp những lời đe dọa của Nga, các nước phương Tây nên tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraina để giúp đất nước này chiến thắng trong cuộc chiến càng sớm càng tốt.
Trong một cuộc phỏng vấn với Volodymyr Ostapchuk cho chương trình “Spotlight Ukraina” trên kênh truyền hình ” Espresso “, ông Volker lưu ý rằng Nga đã ném mọi thứ có thể vào cuộc chiến này: lính nghĩa vụ, tù nhân, tất cả các thiết bị quân sự tự sản xuất, và thiết bị quân sự nhập của Iran. Vì điều này, ông không chắc liệu Nga có còn điều gì để đáp trả khi phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraina.
Ông nhấn mạnh: “Tất nhiên, họ sẽ nói những điều như vậy, cố thuyết phục phương Tây nghi ngờ và không giao vũ khí. Nhưng trên thực tế, chúng ta nên trao cho Ukraina tất cả những gì có thể để nước này chiến thắng cuộc chiến này càng sớm càng tốt”.
Ngoài ra, ông Volker “không nghĩ” rằng Nga có thể phản ứng bằng cách nào đó đối với việc chuyển giao hệ thống phòng không Patriot cho Ukraina, vốn nằm trong gói viện trợ quân sự mới của Hoa Kỳ.
Ông giải thích: “Họ đã dồn tất cả lực lượng và thiết bị họ có vào chiến trường. Điều duy nhất họ có thể làm để leo thang là sử dụng vũ khí hạt nhân và sinh học, những thứ mà họ biết sẽ tự hủy diệt chính họ. Làm cho lãnh thổ mà họ đang cố gắng chinh phục, không thể ở được và sẽ gây ra phản ứng ngay lập tức từ các quốc gia khác. Có vẻ như họ sẽ không làm điều đó. Họ không có khả năng làm nhiều hơn với các biện pháp thông thường”.
Ông Volker cho rằng “khó có thể có những phản đối nào đối với việc cung cấp các hệ thống Patriot cho Ukraina.”
Cựu quan chức Mỹ tiếp tục: “Những hệ thống này mang tính chất phòng thủ để giúp bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự. Bằng cách phủ nhận điều đó, Nga gần như đang nói rằng họ có quyền tấn công Ukraina, điều tất nhiên là không thể chấp nhận được theo pháp lý của Công lý Quốc tế”.
Ngoài ra, cựu đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Ukraina đã bình luận về tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, từ chối “công thức hòa bình” do TT Volodymyr Zelensky đề xuất và đe dọa quân đội Ukraina.
Ông Volker tóm tắt: “Có rất nhiều điều đáng cười trong tuyên bố của ông Lavrov. Đầu tiên, ông ấy gợi ý rằng quân đội Nga có thể giải quyết vấn đề. Quân đội Nga đang trên bờ vực thất bại, điều đó thực sự khó khăn đối với họ. Thứ hai, tôi nhớ lại thời tôi còn là đặc phái viên của Bộ ngoại giao Mỹ về Ukraina, lúc đó Nga giả vờ như Ukraina không tồn tại, và họ chỉ có thể đàm phán với phương Tây, với Mỹ rằng Ukraina không phải là một bên tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào và không có tính hợp pháp hoặc đại diện. Bây giờ họ muốn đàm phán với Ukraina, quốc gia mà họ đang tấn công, nhưng đàm phán thông qua những người khác, điều đó đơn giản là sẽ không xảy ra “.
Truyền thông phương Tây đưa tin, Mỹ có thể chuyển giao xe chiến đấu Bradley cho Ukraina như một phần trong gói viện trợ bổ sung. Vấn đề vẫn đang được xem xét nên chưa biết khi nào sẽ có quyết định cuối cùng.
Trước đó, Đại sứ Ukraina tại Mỹ Oksana Markarova cho biết công việc mua xe tăng và máy bay của Mỹ đang được tiến hành và việc huấn luyện quân đội Ukraina vận hành hệ thống tên lửa phòng không Patriot sẽ được tiến hành nhanh nhất có thể.
Chính quyền Đức không có kế hoạch giải quyết độc lập vấn đề chuyển giao xe tăng Leopard cho Ukraina . Điều này sẽ được thực hiện với sự phối hợp của các đối tác trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương.
Hoa Kỳ: Quốc Hội nhóm họp với phe Cộng Hòa chiếm đa số ở Hạ Viện – Chi Phương /RFI – 03/01/2023
Toàn cảnh phòng họp của Hạ Viện Mỹ tại đồi Capitol, Washington, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 28/02/2022. AP – J. Scott Applewhite
Kỳ họp thứ 118 của Quốc Hội Hoa Kỳ mở ra hôm nay, 03/01/2023. Sau cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 năm ngoái, đảng Dân Chủ vẫn kiểm soát Thượng Viện, nhưng phe Cộng Hòa nay chiếm đa số sít sao ở Hạ Viện. Ngoài việc huy động đủ 218 phiếu bầu để nắm chức chủ tịch Hạ Viện, đảng Cộng Hòa cũng dự tính thảo luận lại nhiều biện pháp đã được thông qua từ hai năm qua.
Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki cho biết thêm thông tin :
Đảng Cộng Hòa không muốn mất thời gian. Trước khi các nghị sĩ quay trở lại làm việc vào thứ Ba, nhiều tài liệu đã được lưu hành, tiết lộ chương trình cũng như những ưu tiên của đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện. Ngay trong 2 tuần đầu tiên, phe Cộng Hòa muốn thảo luận về các dự luật liên quan đến nhập cư, tội phạm, năng lượng hay về vấn đề phá thai. Tổng cộng, 8 dự luật đã sẵn sàng cho các cuộc tranh luận.
Phe Cộng Hòa cũng mong muốn thông qua một luật cấm việc sử dụng đến kho dự trữ dầu khí chiến lược nếu không có kế hoạch gia tăng sản xuất dầu khí trên lãnh thổ liên bang. Bởi vì năm nay, họ đã nhiều lần chỉ trích tổng thống Joe Biden về việc sử dụng đến kho dự trữ khi giá nhiên liệu tăng vọt.
Các nghị sĩ đảng Cộng Hòa cũng muốn thông qua các biện pháp khắt khe hơn về vấn đề nhập cư để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay ở biên giới với Mêhico.
Các dự luật đó gần như không có cơ may nào được thông qua ở Thượng Viện, hiện vẫn do phe Dân Chủ kiểm soát. Nhưng điều này cho thấy nghị trường nước Mỹ có thể sẽ gặp nhiều sóng gió trong 2 năm tới.
Với đa số tuy sít sao ở Hạ Viện, đảng Cộng Hòa có được tiếng nói áp đảo và muốn sử dụng ưu thế này để bảo vệ lập trường của họ cũng như huy động cử tri của họ cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2024.
Hơn 140 du khách Trung Quốc nhập cảnh Đài Loan có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19
Khách du lịch mang theo hành lý tại sảnh khởi hành của Sân bay Quốc tế Hong Kong vào ngày 30/12/2022. Các quốc gia trên khắp thế giới đang áp đặt hoặc cân nhắc hạn chế đối với du khách Trung Quốc vì các ca nhiễm Covid-19 tại nước này đang gia tăng chóng mặt. (Ảnh: Anthony Kwan/Getty Images)
Hôm Chủ nhật (1/1), hơn 140 du khách Trung Quốc nhập cảnh vào Đài Loan đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, theo Trung tâm Chỉ huy Dịch bệnh Trung ương Đài Loan (CECC).
Tổng cộng có 524 du khách Trung Quốc đã đáp xuống Sân bay Quốc tế Đào Viên Đài Loan vào ngày 1/1/2023, theo CECC. Trong số đó, 146 hành khách có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 và chiếm tỷ lệ dương tính là 27,8%, tờ Focus Taiwan đưa tin.
Những du khách bị phát hiện nhiễm Covid-19 sẽ phải cách ly trong 5 ngày nếu họ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Đài Loan áp dụng chính sách xét nghiệm tạm thời đối với tất cả những du khách đến từ Trung Quốc.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2023, tất cả du khách từ bốn thành phố của Trung Quốc, bao gồm: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô và Hạ Môn, khi đến Đài Loan bắt buộc phải trải qua xét nghiệm PCR (Polemerase Chain Reaction, phản ứng chuỗi polymerase) hay còn gọi là xét nghiệm sinh học phân tử dựa trên mẫu nước bọt.
Chính sách xét nghiệm này cũng sẽ áp dụng cho những du khách đến từ các đảo Kim Môn và Mã Tổ của Đài Loan, ngoại trừ du khách đến từ Hong Kong và Ma Cao. Chính sách này dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 31/1.
Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia, cũng đồng loạt áp đặt các yêu cầu xét nghiệm PCR đối với tất cả những du khách đến từ Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh nới lỏng chính sách phòng dịch Zero Covid. Maroc là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm tất cả những du khách đến từ Trung Quốc, bất kể họ có quốc tịch nào.
Đài Loan đề nghị giúp đỡ Trung Quốc
Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đột ngột đảo ngược chính sách Zero Covid hà khắc vào tháng 12/2022. Tuy nhiên, việc thiếu sự chuẩn bị trước khi dỡ bỏ chính sách này đã khiến các bệnh viện và lò hỏa táng của Trung Quốc bị quá tải, kéo theo tình trạng thiếu thuốc nghiêm trọng tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) hôm 1/1 cho biết, Đài Loan sẵn sàng giúp Trung Quốc đối phó với đợt bùng phát mới của đại dịch, sau khi ĐCSTQ đột ngột dỡ bỏ chính sách Zero Covid vào tháng trước.
“Chúng tôi hiểu rằng, tình hình đại dịch ở Trung Quốc gần đây đã trở nên trầm trọng”, bà Thái nói trong bài diễn văn mừng Năm mới vào ngày 1/1/2023.
“Đài Loan sẵn sàng cung cấp những hỗ trợ cần thiết để giúp nhiều người hơn nữa vượt qua đại dịch, cũng như đảm bảo [mọi người] có sức khỏe tốt và bình an trong năm mới”, bà nói thêm.
Bà Thái không nói rõ bản chất của sự hỗ trợ mà Đài Loan sẽ cung cấp cho Trung Quốc.
Trong khi đó, ĐCSTQ luôn tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình mặc dù Đài Loan là một quốc gia độc lập với một chính phủ được bầu cử dân chủ. ĐCSTQ cũng khẳng định sẽ thống nhất Đài Loan bằng vũ lực nếu cần thiết.
ĐCSTQ thường xuyên điều động lực lượng quân sự của mình để đe dọa Đài Loan. Từ ngày 25/12 – 26/12, ngoại giới đã chứng kiến việc ĐCSTQ điều động 71 máy bay chiến đấu và 7 tàu chiến để đe dọa hòn đảo độc lập này.
Trong bài phát biểu mừng năm mới, bà Thái Anh Văn cho biết, hai nước hiện đang phải đối mặt với những thách thức chung. Đồng thời, bà cũng kêu gọi ĐCSTQ quay trở lại bàn đàm phán vì nỗ lực chung để đạt được sự ổn định của khu vực trên eo biển Đài Loan.
Bà nói: “Chiến tranh chưa bao giờ là cách giải quyết vấn đề. Chỉ có thông qua đối thoại, hợp tác và nỗ lực chung vì mục tiêu ổn định và phát triển trong khu vực, chúng ta mới có thể giúp nhiều người hơn nữa được hưởng an ninh và hạnh phúc”.
Thanh Hải biên dịch
Israel không kích vào sân bay quốc tế ở thủ đô Damascus của Syria
Pháo tự hành M109 155mm của quân đội Israel được bố trí ở Cao nguyên Golan do Israel sáp nhập gần biên giới Syria vào ngày 2/1/2023. (Ảnh: Jalaa Marey/AFP/Getty Images)
Hôm thứ Hai (2/1), quân đội Syria cho biết, Isreal đã tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa khiến Sân bay Quốc tế Damascus ngừng hoạt động trong một thời gian ngắn. Đây là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công nhắm vào các cơ sở hạ tầng của Iran.
Một loạt tên lửa phóng từ trên không đã tấn công sân bay lúc 2 giờ sáng ngày 2/1 (theo giờ địa phương), quân đội Syria cho biết trong một tuyên bố. Loạt tên lửa này được cho là phóng từ hướng Hồ Tiberias ở Israel.
Theo một tuyên bố trực tuyến của Bộ giao thông vận tải Syria, những mảnh vỡ từ các cuộc tấn công đã được dọn sạch và các chuyến bay sẽ tiếp tục trước 9 giờ sáng cùng ngày.
Theo quân đội Syria, tên lửa cũng tấn công các địa điểm ở phía nam Damascus – thủ đô và là thành phố lớn nhất của Syria – khiến 2 binh sĩ Syria thiệt mạng và gây thiệt hại đáng kể.
Trước đó, hai nguồn tin tình báo trong khu vực cho biết, các cuộc không kích đã đánh trúng một tiền đồn gần sân bay của Lực lượng Quds của Iran và lực lượng dân quân mà lực lượng này hậu thuẫn. Sự hiện diện của họ đã lan rộng trên khắp Syria trong những năm gần đây.
Đặc nhiệm Quds là lực lượng tinh nhuệ nhất của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Sự hiện diện của Quds giúp Iran duy trì khả năng răn đe với Israel và Mỹ.
Lực lượng Phòng vệ Israel không bình luận ngay lập tức về cuộc tấn công.
Năm ngoái, Israel đã tăng cường các cuộc tấn công vào sân bay quốc tế Damascus và các sân bay dân sự khác. Động thái này của Isreal nhằm ngăn chặn việc Tehran tăng cường sử dụng các đường tiếp tế trên không để vận chuyển vũ khí cho các đồng minh ở Syria và Lebanon, bao gồm cả nhóm khủng bố Hezbollah.
Syria đã phải tạm dừng các chuyến bay đến và đi từ sân bay vào tháng 6/2022 trong gần hai tuần, sau khi các cuộc tấn công của Israel gây thiệt hại to lớn cho cơ sở hạ tầng nước này, bao gồm đường băng và nhà ga.
Israel lại phóng tên lửa vào Sân bay Quốc tế Damascus hồi tháng 9/2022, khi tên lửa này cũng tấn công sân bay dân sự lớn thứ hai của nước này ở thành phố Aleppo phía bắc. Cuộc tấn công khiến sân bay này phải ngừng hoạt động trong vài ngày.
Israel cho biết “chiến dịch giữa các cuộc chiến” của họ ở Syria đã bắt đầu từ một thập kỷ trước, vào ngày 30/1/2013, đánh dấu bằng cuộc tấn công nhằm vào các tổ hợp phòng không SA-17 do Nga cung cấp mà Damascus lúc bấy giờ đang ấp ủ ý định chuyển giao cho Hezbollah.
Bốn cuộc tấn công tương tự cũng diễn ra vào năm 2013. Tuy nhiên, tốc độ của các cuộc tấn công đã tăng nhanh lên khoảng một tuần vào thời điểm hiện tại, chỉ huy lực lượng vũ trang Israel, Trung tướng Aviv Kohavi, cho biết vào tháng trước.
Các lực lượng dân quân ủy nhiệm của Iran, do phe Hezbollah của Lebanon, nắm giữ quyền lực ở các khu vực rộng lớn ở phía đông, nam và tây bắc Syria, cũng như ở một số vùng ngoại ô xung quanh thủ đô nước này.
Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad chưa bao giờ công khai thừa nhận rằng các lực lượng Iran hoạt động thay mặt ông trong cuộc nội chiến ở Syria. Ông khẳng định rằng, Tehran chỉ duy trì các cố vấn quân sự trên mặt đất.
Trung tướng Aviv Kohavi tháng trước đã nhận trách nhiệm về một cuộc không kích vào một đoàn xe từ Iraq vào Syria. Đồng thời, ông nói rằng, mục tiêu của cuộc tấn công là một chiếc xe tải chở vũ khí của Iran.
Hàn Quốc và Mỹ thảo luận tập trận hạt nhân giữa căng thẳng với Triều Tiên – 02/01/2023 – Reuters
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết rằng Hàn Quốc và Hoa Kỳ đang thảo luận về các cuộc tập trận chung có thể sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ, trong khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gọi Hàn Quốc là “kẻ thù rõ ràng” trong việc làm bùng phát căng thẳng xuyên biên giới.
Bình luận của ông Yoon, trong một cuộc phỏng vấn đăng trên báo hôm thứ Hai, được đưa ra sau khi ông kêu gọi “chuẩn bị chiến tranh” với khả năng “áp đảo”, sau một năm được đánh dấu bằng số vụ thử tên lửa kỷ lục của Triều Tiên và sự xâm nhập của máy bay không người lái của Triều Tiên vào miền Nam hồi tuần trước.
“Vũ khí hạt nhân là của Mỹ, nhưng việc lên kế hoạch, chia sẻ thông tin, tập trận và huấn luyện nên được Hàn Quốc và Mỹ cùng tiến hành”, ông Yoon nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Chosun Ilbo.
Tờ báo dẫn lời ông Yoon nói rằng việc lập kế hoạch và các cuộc tập trận chung nhằm mục đích triển khai hiệu quả hơn việc “răn đe tăng cường” của Mỹ và rằng Washington cũng “khá tích cực” về ý tưởng này.
Thuật ngữ “răn đe tăng cường” có nghĩa là khả năng của quân đội Hoa Kỳ, đặc biệt là lực lượng hạt nhân, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công vào các đồng minh của Hoa Kỳ.
Khi được hỏi về bình luận của ông Yoon, người phát ngôn của Lầu Năm Góc nói rằng “chúng tôi không có gì để thông báo hôm nay”, đồng thời nói thêm rằng liên minh vẫn “vững chắc”.
Bình luận của ông Yoon được công bố một ngày sau khi truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin rằng lãnh tụ Kim kêu gọi phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới và “tăng theo cấp số nhân” kho vũ khí hạt nhân của nước này.
Mối quan hệ liên Triều từ lâu đã căng thẳng nhưng thậm chí còn căng thẳng hơn kể từ khi ông Yoon nhậm chức vào tháng 5 với cam kết có một lập trường cứng rắn hơn đối với Triều Tiên.
Triều Tiên hôm Chủ nhật đã bắn một tên lửa đạn đạo tầm ngắn ngoài khơi bờ biển phía đông, trong một vụ thử vũ khí hiếm hoi vào đêm khuya vào ngày đầu năm mới, sau vụ phóng ba tên lửa đạn đạo hôm thứ Bảy.
Nhiều nước siết xét nghiệm Covid-19 du khách đến từ Trung Quốc – Lê Thiệt – 02/01/2023
Minh họa: Pixabay
Như tin đã đưa, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc vừa thông báo, kể từ ngày 8 Tháng Giêng 2023, nước này sẽ hủy bỏ các yêu cầu cách ly đối với khách từ bên ngoài nhập cảnh vào Trung Quốc.
Cũng theo quy định mới, chính quyền Trung Quốc cũng cho phép dân chúng đi lại tự do hơn, kể cả thực hiện các chuyến bay ra nước ngoài.
Tuy nhiên, do làn sóng lây nhiễm Covid mới đang gia tăng trong đất nước này đã làm dấy lên sự lo ngại và cảnh giác từ nhiều quốc gia khác.
Theo tin từ Thông tấn xã AP, hiện có chín quốc gia đã yêu cầu công dân Trung Quốc có kết quả xét nghiệm âm tính nếu muốn nhập cảnh, gồm: Nhật Bản, Ấn Độ, Italy, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Mỹ, Israel, Anh và Pháp.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm 29 Tháng Mười Hai năm 2022 đã đưa ra yêu cầu xét nghiệm đối với hành khách từ Trung Quốc. Quy định sẽ chỉ có hiệu lực từ ngày 5 Tháng Giêng năm 2023.
Sau đó một ngày, Bộ Y tế Pháp quy định hành khách từ Trung Quốc sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính trong 48 giờ trước khi khởi hành, cho dù họ bay thẳng hay quá cảnh.
Cùng ngày này, giới chức tại London cũng đã đưa ra quy định tương tự. Biện pháp này sẽ bắt đầu có hiệu lực giống như Mỹ, 5 Tháng Giêng, 2023.
Tại châu Á, Nhật Bản đã xét nghiệm Covid-19 cho hành khách đến từ Trung Quốc sau khi nhập cảnh từ ngày 30 Tháng Mười Hai, 2022. Những người có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ phải cách ly trong 7 ngày.
Dù không yêu cầu xét nghiệm, giới chức Malaysia cho biết họ sẽ theo dõi mọi hành khách nhập cảnh – bao gồm cả từ Trung Quốc – để xác định những người bị sốt. Bên cạnh đó, nước thải từ các máy bay tới từ Trung Quốc cũng được xét nghiệm virus gây Covid-19.
Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Carolina Darias giải thích những yêu cầu cách ly du khách đến từ Trung Quốc là do họ lo ngại đợt bùng dịch tại Trung Quốc có thể làm xuất hiện các biến thể mới mà thế giới chưa biết đến.
Phản ứng trước quy định mới của thế giới, truyền thông Trung Quốc lên án việc một số quốc gia đã yêu cầu công dân Trung Quốc phải có kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 trước khi nhập cảnh.
Trong một bài xã luận trên tờ Global với tựa đề “Hạn chế du lịch nhắm vào Trung Quốc là ‘phân biệt đối xử’, đi ngược xu hướng” ngày 29 Tháng Mười Hai năm 2022, bài viết cho rằng trong khi nhiều nước hoan nghênh việc Trung Quốc mở cửa do du lịch hai chiều, một số nước đã áp đặt các biện pháp hạn chế với những người đến từ Trung Quốc, điều mà các chuyên gia cho là “vô căn cứ” và “phân biệt đối xử”.
Phi trường Quốc tế Phố Đông Thượng Hải, Thượng Hải, Trung Quốc – Ảnh: Liqun Liu/Construction Photography/Avalon/Getty Images
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết “những hành động liên quan đến Covid-19 phải dựa trên cơ sở khoa học, và áp dụng bình đẳng với người dân ở mọi quốc gia”.
Phản ứng của chính quyền Trung Quốc không được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ủng hộ. Tổ chức này rất lo ngại về việc Bắc Kinh đã không cung cấp thông tin đúng thực tế những gì đang diễn ra ở Trung Quốc.
Theo báo South China Morning Post (SCMP), WHO đã yêu cầu các quan chức Trung Quốc thường xuyên chia sẻ “dữ liệu cụ thể và theo thời gian thực về tình hình dịch tễ học”, bao gồm “dữ liệu giải trình tự gene nhiều hơn” cũng như dữ liệu về nhập viện, tử vong và tiêm chủng vaccine COVID-19.
WHO cũng mời các nhà khoa học Trung Quốc “trình bày dữ liệu chi tiết về trình tự gene virus” tại cuộc họp của nhóm cố vấn kỹ thuật vào ngày 3 Tháng Giêng 2023.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc đã ngừng công bố số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 hằng ngày, với giải thích là những con số này không phản ánh chính xác bức tranh toàn cảnh về sự gia tăng các ca nhiễm trên cả nước (?!)
Sau những cuộc xuống đường biểu tình phản đối chính sách “zero COVID” của hàng triệu người dân Trung Quốc, chính quyền cộng sản đã buộc phải dỡ bỏ các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, bao gồm cả việc chấm dứt xét nghiệm hàng loạt và cách ly bắt buộc.
Trung Quốc đồng thời đưa ra một định nghĩa hẹp về tử vong do COVID-19, trong đó loại trừ bất kỳ ai mắc các bệnh nền từ trước.
Điều này đi ngược với tiêu chí xác định người tử vong của WHO, nhằm đưa ra những biện pháp ngăn chặn cụ thể.
Cuộc đua Chủ tịch Hạ viện Mỹ kịch tích bất thường
Trước khi Hạ viện Mỹ nghỉ lễ Giáng sinh, người ta đã nhìn thấy một số nhà lập pháp Cộng hòa đeo một huy hiệu ve áo ngộ nghĩnh. Nó ghi chữ “OK,” tức là “Only Kevin”: một lời kêu gọi chống lại “Never Kevins”, tức những người Cộng hòa phản đối việc Kevin McCarthy ra tranh cử ghế Chủ tịch Hạ viện, thường dành cho nhà lãnh đạo của đảng chiếm đa số ghế.
Ông McCarthy, lãnh đạo thiểu số từ trước khi đảng Cộng hòa chiếm được Hạ viện vào tháng 11, sẽ bước vào một cuộc bỏ phiếu nhọc nhằn thứ Ba này. Điều bất thường là ông vừa trung thành với Donald Trump vừa là một nhân vật thuộc giới tinh hoa thủ cựu. Với hy vọng thuyết phục được phe “Never Kevins,” ông đã nhượng bộ một số yêu cầu của họ, nhưng từ năm đến mười người vẫn chưa bị thuyết phục –– trong khi ông chỉ có thể để mất bốn người. Các cuộc đua chủ tịch Hạ viện thường diễn ra đơn giản, và chưa khi nào kể từ năm 1923 phải bỏ phiếu nhiều hơn một lần. Nếu ông McCarthy thất bại trong vòng đầu, đòn bẩy của ông sẽ giảm đi; và những người khác cũng có thể ra tranh cử. Điều đó mở ra một khởi đầu hỗn loạn cho nghị viện Cộng hòa mới vốn đã chìm trong chia rẽ.
Mexico tăng lương tối thiểu giữa bối cảnh lạm phát cao
Tuần này, lương tối thiểu theo pháp định ở Mexico sẽ tăng lên 207,44 peso ($10,55) một ngày, hoặc 312,41 peso đối với người lao động ở khu vực biên giới phía bắc giáp với Mỹ. Người Mexico sẽ hoan nghênh mức tăng 22% theo năm này. Từ năm 2018 đến 2020, tỷ lệ nghèo đã tăng từ 42% lên 44% dân số, trong khi đại dịch khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Tổng thống Andrés Manuel López Obrador đã liên tục tăng lương tối thiểu kể từ khi nhậm chức vào năm 2018. Ông tuyên bố đến năm 2026 mức lương sẽ đủ mua thức ăn cho một gia đình bốn người.
Nhưng không phải ai cũng ủng hộ. Một số nhà kinh tế lo ngại việc tăng lương sẽ đẩy lạm phát lên cao, vốn đang ở mức 7,8%. Thật vậy, đối với khoảng 60% công nhân Mexico làm việc trong khu vực phi chính thức, đó có thể là tác động duy nhất họ cảm nhận được.
Thị trường lao động vẫn là điểm sáng kinh tế của Mỹ
Giữa tất cả xôn xao về suy thoái kinh tế, người ta vẫn tìm thấy được một điểm sáng: thị trường lao động. Trong hầu hết các cuộc suy thoái trước đây, tỷ lệ thất nghiệp đều tăng vọt khi các công ty ngừng tuyển dụng và sa thải nhân viên. Chẳng hạn, sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, tỷ lệ thất nghiệp của các nước giàu đã tăng từ 5,8% lên gần 9%. Nhưng tại thời điểm đầu năm 2023, thị trường lao động vẫn tỏ ra bền vững. Số liệu việc làm từ Mỹ, được công bố vào thứ Sáu, sẽ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nước này vẫn rất thấp. Thật vậy, vấn đề lớn nhất dường như là thiếu lao động chứ không phải thiếu việc làm. Tăng trưởng tiền lương vẫn đặc biệt mạnh, dù tăng trưởng năng suất yếu.
Phải thừa nhận là nhu cầu lao động đang bắt đầu suy yếu ở một số nơi. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng việc làm ở Mỹ đã chậm lại đáng kể so với cuối năm 2021. Nhưng khó có dấu hiệu thế giới sẽ quay về giai đoạn đen tối của đầu những năm 2010. Ở mức 4,9%, tỷ lệ thất nghiệp ở các nước giàu đang ở mức thấp nhất nhiều thập niên qua.
Tổng thống Philippines gặp chủ tịch Trung Quốc
Vào thứ Ba, tổng thống Philippines Ferdinand “Bongbong” Marcos sẽ bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Ông Marcos và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nhấn mạnh đến các khía cạnh thương mại và thân thiện hơn trong quan hệ hai bên thay vì các yêu sách chồng chéo ở Biển Đông. Tại đây, các tàu cá do dân quân Trung Quốc điều khiển vẫn kiên quyết cản trở việc tiếp cận các vùng biển mà Philippines có đặc quyền đánh bắt cá và khai thác dầu khí theo luật quốc tế.
Nếu những tranh cãi này leo thang thành bạo lực, Mỹ, với tư cách đồng minh của Philippines, có thể bị kéo vào cuộc. Dĩ nhiên không ai muốn có chiến tranh chỉ vì hải sản và các tiềm năng dầu khí chưa rõ ràng, vì vậy ông Tập và ông Marcos sẽ tiếp tục duy trì vẻ ngoài hữu hảo. Những cái bắt tay và nụ cười chỉ kéo dài tới chừng nào Philippines còn nhẫn nhịn trước sự bắt nạt của Trung Quốc — và Trung Quốc tiết chế cơ bắp của mình.
Thụy Điển kế nhiệm Cộng hòa Czech làm Chủ tịch EU – Phạm Bá – 02/01/2023
Một thành phố Thuỵ Điển. Ảnh: Euronews
Trong quá trình luân phiên nửa năm một lần, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu đã được chuyển từ Cộng hòa Czech sang Thụy Điển, quốc gia tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Vào Chủ nhật, ngày 1 Tháng Một, quyền hạn chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu đã được chuyển cho Thụy Điển – quốc gia Scandinavi thay thế Cộng hòa Czech ở vị trí này trong quá trình luân phiên theo kế hoạch, diễn ra sáu tháng một lần.
Kể từ Tháng Mười, một chính phủ mới đã bắt đầu hoạt động ở Thụy Điển, chính phủ này nhận được sự ủng hộ của các nhà dân chủ địa phương, những người ủng hộ việc thắt chặt chính sách di cư của đất nước. Điều này có thể gây khó khăn cho việc tìm kiếm sự thỏa hiệp trong lĩnh vực này và ở cấp độ EU, theo nhận định của Hãng thông tấn AFP.
Ngoài ra, Thụy Điển có thể thay mặt EU tham gia thảo luận với Hoa Kỳ liên quan đến “trợ cấp môi trường” được Tổng thống Mỹ Joe Biden phê chuẩn cho ngành công nghiệp Hoa Kỳ. Các nhà phê bình ở Liên minh châu Âu lo ngại rằng các công ty địa phương sẽ mất khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hỗ trợ cho các đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ, tổng trị giá khoảng 400 tỷ euro.
Ukraine là một trong những chủ đề chính của Thụy Điển
Trước đó, Stockholm đã công bố các lĩnh vực ưu tiên của nhiệm kỳ chủ tịch EU: An ninh, phát triển bền vững, chuyển đổi sang năng lượng “xanh” và các giá trị dân chủ. “Thụy Điển đảm nhận chức chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu vào thời điểm có nhiều thách thức lịch sử đối với các nước thành viên và Liên minh nói chung. Cuộc xâm lược Ukraine bất hợp pháp, không thể chấp nhận và vô cớ của Nga là mối đe dọa đối với an ninh châu Âu với những hậu quả nghiêm trọng đối với di cư, cũng như nguồn cung cấp thực phẩm và năng lượng toàn cầu”, chính quyền của quốc gia Scandinavi này cho biết.
Bản đồ Thuỵ Điển. Ảnh: Sweden.se
Theo ý kiến của Stockholm, trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine, cần bảo đảm hợp tác thường xuyên với các đối tác đáng tin cậy, bao gồm cả các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ. Thụy Điển đã cam kết ưu tiên hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Kiev, cũng như hỗ trợ Ukraine trên con đường gia nhập EU.
Cộng hòa Czech, quốc gia trước đây đã lần đầu tiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng EU sau kinh nghiệm không thành công năm 2009, không chỉ tích cực ủng hộ Ukraine mà còn đưa vấn đề hạn chế cấp thị thực Schengen cho người Nga ra Hội đồng EU thảo luận. Ngay sau đó, các quốc gia thuộc khu vực Schengen đã chấm dứt thỏa thuận từng ký kết với Liên bang Nga về chế độ đơn giản hóa việc cấp thị thực.
Thụy Điển chủ trương thực thi kinh tế xanh
Nói về phát triển bền vững, nhà chức trách Thụy Điển lưu ý rằng các nền kinh tế châu Âu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc chiến ở Ukraine và việc Nga tiếp tục thao túng nguồn cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, điều này không thể ngăn cản EU trên con đường hướng tới các lựa chọn phát triển kinh tế thân thiện với môi trường hơn, Stockholm khẳng định.
Vậy nền kinh tế xanh mà Stockholm chủ trương là gì?
Kế hoạch cải cách năng lượng được chính phủ Thụy Điển thông qua sẽ giúp nước này thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ trong tương lai gần – trước khi kết thúc thập niên 2020. Tức là Thụy Điển sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới từ bỏ hoàn toàn nhiên liệu hydrocarbon (dầu mỏ và khí đốt). Các nhà máy năng lượng gió và năng lượng sinh học đã được xây dựng và nghiên cứu trong lĩnh vực này được nhà nước tài trợ. Cần biết, Thụy Điển dành hơn 4% GDP cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhiều hơn so với Hoa Kỳ.
Mỗi hộ dân được cung cấp các khoản tín dụng thuế khi chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo. Thuế cũng được giảm cho những chủ sở hữu xe hơi sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường. Họ cũng được cung cấp chỗ đậu miễn phí trong các bãi đậu xe của thành phố. Và tỷ lệ những chiếc xe như vậy đang tăng lên hàng năm ở Thụy Điển.
Ngày nay, một phần lớn điện năng ở Thụy Điển được tạo ra bởi các nhà máy điện hạt nhân và thủy điện. Năm 2003, sản xuất năng lượng tái tạo ở Thụy Điển là 26%. Nếu so sánh với mức trung bình 6%của châu Âu thì sự khác biệt là rất ấn tượng. Các số liệu khác cũng ủng hộ Thụy Điển, quốc gia đã cố gắng duy trì việc sử dụng dầu trong sản xuất ở mức thực tế không thay đổi kể từ năm 1996, đồng thời tăng tốc độ tăng trưởng công nghiệp lên 70% và giảm tiêu thụ dầu trong công nghiệp từ 48% xuống còn 14%, và trong các hộ gia đình – từ 72% xuống còn 21%.
Năng lượng gió của Thuỵ Điển. Ảnh Sweden.se
Thậm chí ngày nay, người Thụy Điển đang đổ đầy bình nhiên liệu những chiếc xe hơi của mình bằng những gì trước đây chỉ đơn giản là đồ bỏ hoặc chất thải – rượu bị tịch thu được gửi đến một nhà máy chuyên dụng để chế biến thành nhiên liệu xe hơi! Với việc các nhân viên hải quan tịch thu hàng trăm nghìn lít rượu mỗi tháng, ý tưởng này không còn là mộng ước hão huyền nữa.
Từ chất thải của con người, chất thải của lò mổ, rượu bị tịch thu, khí sinh học được sản xuất, có thể chạy đầu máy diesel, nhà máy điện, các loại xe cơ giới. Đồng thời, tính an toàn về môi trường của việc sử dụng khí sinh học là vô giá so với sử dụng nhiên liệu dầu mỏ.
Thụy Điển cũng đặc biệt chú ý đến việc xử lý và tái chế chất thải. Rác thải sinh hoạt thông thường đã được người dân tự phân loại, nhựa, thủy tinh, kim loại, giấy đều được để riêng. Và các nhà sản xuất bất cứ thứ gì thuộc diện tái chế có nghĩa vụ chấp nhận sản phẩm của họ khi hết hạn sử dụng và thải bỏ chúng theo cách thân thiện với môi trường. Gần một phần ba chất thải được tái chế thành các sản phẩm mới.
Đồng thời, việc phát triển các ngành công nghiệp mới – nhà máy điện thay thế, tái chế chất thải, sử dụng vật liệu tái chế, giảm khí thải độc hại không chỉ dẫn đến chi phí mới cho an toàn môi trường mà còn tạo ra lợi nhuận. Khi làm Chủ tịch EU, Thụy Điển sẽ làm rất nhiều việc để phổ biến khái niệm môi trường cho các nền kinh tế toàn cầu và châu Âu. Các công nghệ được tạo ra và thử nghiệm trong thực tế được các quốc gia khác mua và triển khai.
Posted in Uncategorized | Comments Off on Thời sự Thứ Ba 03/01/2023: Quốc Hội Mỹ nhóm họp, Cộng Hòa chiếm đa số ở Hạ Viện – Đài Loan đề nghị giúp Trung Quốc Covid – Hàn Quốc và Mỹ thảo luận tập trận hạt nhân
Hàng ngàn giáo dân đến viếng linh cữu của giáo hoàng Benedicto 16 – Chi Phương /RFI
Đăng ngày: 02/01/2023
Giáo dân xếp hàng chờ viếng linh cửu của giáo hoàng Benedicto 16 tại Giáo đường Thánh Phêrô, Vatican, ngày 2/1/2023. AP – Andrew Medichini
Đại giáo đường Thánh Phêrô ở Roma, Ý, hôm nay, 02/01/2023, đã mở cửa cho các tín đồ cũng như du khách đến viếng linh cữu của cựu giáo hoàng Benedicto XVI, qua đời vào ngày 31/12 vừa qua ở tuổi 95. Mọi người có thể đến đây viếng ngài trong vòng 3 ngày, trước khi thánh lễ an táng được cử hành vào thứ Năm.
Thông tín viên RF, Eric Sénanque tường trình từ Vatican :
Kể từ 9 giờ, các cánh cửa của Đại giáo đường Thánh Phêrô được mở ra. Các tín đồ cũng như những ai quan tâm có thể đến viếng linh cữu của cựu giáo hoàng Benedicto 16. Hàng ngàn người đã đến đợi ngay từ sáng nay. Chính quyền thành phố Roma ước tính sẽ có khoảng từ 30.000 đến 35.000 người đến viếng mỗi ngày, từ nay đến thứ Tư, ngày cuối cùng mà mọi người có thể đến bày tỏ thành kính với vị giáo hoàng người Đức.
Thủ tướng Giorgia Meloni cùng tổng thống Ý Sergia Matarella có thể sẽ đến Đại giáo đường ngay hôm nay. Tại thủ đô Roma vốn đã đông đảo khách du lịch, trước làn sóng gồm cả tín đồ và du khách kéo đến, nhà chức trách đã quyết định hai dòng người đều có thể đi vào nhà thờ cùng lúc.
Lực lượng an ninh được tăng cường. Ngoài hiến binh Vatican và cảnh sát Ý, 500 tình nguyện viên bảo vệ trật tự đã được huy động. Các phương tiện giao thông công cộng ở Roma cũng được tăng cường. Đám đông có thể ngày càng lớn hơn trong ngày tổ chức lễ an táng.
Giáo hoàng Phanxico sẽ cử hành một thánh lễ lớn vào 9 giờ 30 tại Đại giáo đường Thánh Phêrô. Những ngày tưởng nhớ này sẽ kết thúc với lễ mai táng của cựu giáo hoàng vào thứ Năm sau thánh lễ.
Thi hài của cố giáo hoàng Benedicto 16 sẽ được đặt chung các vị giáo hoàng khác, trong hầm mộ dưới bàn thờ của đại giáo đường. »
IMF cảnh báo một phần ba thế giới rơi vào suy thoái trong năm nay – 02/01/2023
Nguồn hình ảnh, Reuters
Chụp lại hình ảnh,
Giám đốc Điều hành Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva
Một phần ba nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, người đứng đầu Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo.
Bà Kristalina Georgieva nói năm 2023 sẽ “khó khăn hơn” năm ngoái khi nền kinh tế Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc phát triển chậm lại.
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh Ukraine, giá cả tăng cao, lãi suất tăng và dịch Covid lây lan tại Trung Quốc đã tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu.
“Chúng tôi cho rằng một phần ba nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái,” bà Georgieva nhận định trong chương trình Face the Nation của đài CBS.
“Thậm chí các quốc gia chưa rơi vào suy thoái, thì sẽ cảm nhận suy thoái đối với hàng trăm triệu người,” bà bổ sung.
Hồi tháng 10/2022, IMF đã cắt mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2023 vì chiến tranh Ukraine, cũng như lãi suất tăng cao, và các ngân hàng trung ương trên thế giới nỗ lực kiểm soát giá cả tăng vọt.
Kể từ khi dỡ bỏ chính sách zero Covid và bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế, số ca nhiễm Covid đã gia tăng nhanh chóng tại Trung Quốc.
Bà Georgieva cảnh báo Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ đối mặt với sự khởi đầu khó khăn trong năm 2023.
“Trong vòng vài tháng tới đây, tình hình sẽ khó khăn cho Trung Quốc, và sự tác động lên sức tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiêu cực, tác động lên khu vực sẽ tiêu cực, tác động lên tăng trưởng toàn cầu sẽ tiêu cực,” bà cho biết.
IMF là một tổ chức quốc tế gồm 190 quốc gia thành viên, cùng phối hợp để cố gắng tạo sự ổn định cho nền kinh tế toàn cầu. Một trong những vai trò chính của IMF là hệ thống cảnh báo kinh tế sớm.
Các số liệu công bố hồi tuần rồi đã chỉ ra điểm yếu trong nền kinh tế Trung Quốc vào cuối năm 2022.
Chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 12 cho thấy hoạt động của các nhà máy tại Trung Quốc bị thu hẹp trong tháng thứ ba liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất trong gần ba năm khi dịch Covid lan đến các nhà máy tại quốc gia này.
Trong cùng tháng 12 thì giá nhà tại 100 thành phố đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp, theo một cuộc khảo sát của China Index Academy, một trong những công ty nghiên cứu tài sản độc lập lớn nhất Trung Quốc.
Vào ngày thứ Bảy 31/12, trong bình luận công khai đầu tiên kể từ khi chính sách zero-Covid thay đổi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi thêm nỗ lực và sự thống nhất khi Trung Quốc bước vào điều mà ông gọi là “giai đoạn mới”.
Năm 2023 Triều Tiên sẽ tăng vũ khí hạt nhân “theo cấp số nhân”! – Bình Phương – 01/01/2023
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Hong Un trên màn ảnh truyền hình ở nhà ga xe lửa Yongsan ở Seoul, Hàn Quốc hôm 1 tháng Giêng 2023. Ông Kim nhấn mạnh nhu cầu gia tăng mạnh kho vũ khí nguyên tử của Triều Tiên để chống lại sự thù địch của Mỹ, truyền thông Bắc Hàn đưa tin trong ngày đầu năm mới. Ảnh Kim Jae-Hwan/SOPA Images/LightRocket via Getty Images
Bắc Triều Tiên bắt đầu năm mới bằng một vụ thử tên lửa đạn đạo và nhà lãnh đạo Kim Jong Un nêu quyết tâm trong năm 2023 sẽ “gia tăng theo cấp số nhân” kho vũ khí nguyên tử của nước này trong khi các cuộc đàm phán vẫn bế tắc trong gần bốn năm qua.
Báo The Washington Post dẫn truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm Chủ nhật 1 tháng Giêng 2023 cho biết, kết thúc cuộc họp chính sách của đảng Lao động Triều Tiên để thảo luận các mục tiêu cho năm 2023, ông Kim kêu gọi “tăng cường mạnh mẽ” sức mạnh quân sự trước các mối đe dọa từ Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Những nỗ lực đó bao gồm chế tạo một hỏa tiễn liên lục địa (ICBM) mới nhằm thực hiện một “cuộc phản công hạt nhân nhanh chóng” và phóng vệ tinh trinh sát đầu tiên của đất nước.
Thông điệp của Kim cho thấy năm 2023 có thể giống năm 2022. Năm ngoái, Triều Tiên đã tiến hành số vụ thử tên lửa đạn đạo nhiều chưa từng có, làm cho Washington, Seoul và Tokyo xích lại gần nhau hơn và thể hiện đường lối cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng. Tuy vậy, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã trở nên quyết tâm hơn trong việc thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân mà ông coi là đòn bẩy quan trọng với thế giới.
Hồi tháng Chín 2022, ông Kim đã tuyên bố Triều Tiên sẽ “hoàn toàn không phi hạt nhân hóa, không đàm phán và không mặc cả thương mại”, bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế từ cộng đồng quốc tế. Triều Tiên từ chối đề nghị nối lại đàm phán trừ khi Washington đảo ngược điều mà Bình Nhưỡng coi là “chính sách thù địch”, bãi bỏ các biện pháp trừng phạt và bảo đảm an ninh cho nước này. Triều Tiên kịch liệt phản đối các cuộc tập trận quân sự chung của Hoa Kỳ và các đồng minh, cũng như sự hiện diện trong khu vực các máy bay ném bom và tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ.
Lời kêu gọi gia tăng kho vũ khí hạt nhân của ông Kim được đưa ra vào lúc lập trường xưa nay của Triều Tiên đối với Washington, Bắc Kinh và Moscow dường như đang thay đổi. Cả Trung Quốc và Nga đều đang lôi kéo Triều Tiên lại gần hơn bao giờ hết và hai nước này đã liên tục bác bỏ những nỗ lực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm trừng phạt Triều Tiên vì các vụ thử tên lửa đạn đạo. Chính sự bao che của Trung Quốc và Nga đã cho phép Kim tăng tốc cải thiện khả năng vũ khí mà gần như không bị trừng phạt.
Trong bài phát biểu sau cuộc họp đảng, Kim lưu ý rằng “cơ cấu quan hệ quốc tế rõ ràng đã được chuyển sang hệ thống ‘Chiến tranh Lạnh mới’ và việc thúc đẩy đa cực hóa cần được đẩy nhanh hơn nữa.” Ông kêu gọi chính phủ của ông “nâng cao uy tín quốc gia, bảo vệ các quyền quốc gia và bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực.”
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng gia tăng. Tuần trước, máy bay không người lái của Triều Tiên đã vượt qua biên giới lần đầu tiên sau năm năm và quân đội Hàn Quốc đã phải cố gắng đáp trả bằng cách bắn súng cảnh cáo và sử dụng thiết bị giám sát của riêng họ. Theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc, một máy bay không người lái của Triều Tiên đã bay vào cách Seoul khoảng một giờ lái xe.
Hôm qua thứ Bảy, Triều Tiên đã bắn ba tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Vào ngày Chủ Nhật đầu năm, họ đã bắn một tên lửa khác. Hôm thứ Bảy và Chủ Nhật, Triều Tiên cũng cho biết họ đã thử nghiệm một “hệ thống phóng tên lửa đa nòng siêu lớn” có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Kim cho biết các mối đe dọa ngày càng tăng từ miền Nam, chẳng hạn như các cuộc tập trận quân sự chung với Hoa Kỳ, “làm nổi bật tầm quan trọng và sự cần thiết của việc sản xuất hàng loạt vũ khí hạt nhân chiến thuật”, theo tường trình của phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm Chủ nhật. Kim nhắc lại rằng đất nước của ông đã sẵn sàng đối mặt với các mối đe dọa của Hàn Quốc, lấy “hạt nhân trị hạt nhân” dù ai cũng biết Hàn Quốc không hề có vũ khí hạt nhân.
Canada cấm hầu hết người nước ngoài mua nhà
Lệnh cấm người nước ngoài mua bất động sản nhà ở tại Canada chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1, nhằm cung cấp nhiều nhà hơn cho người dân địa phương đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nhà ở.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ trong đạo luật cho phép các cá nhân như người tị nạn và thường trú nhân không phải là công dân mua nhà.
Hồi cuối tháng 12, Ottawa đã tuyên bố rõ, lệnh cấm sẽ chỉ áp dụng cho nhà ở thành phố chứ không áp dụng cho các tài sản giải trí như nhà ở ngắn hạn trong mùa hè.
Biện pháp tạm thời này sẽ kéo dài trong hai năm. Quy định được Thủ tướng Justin Trudeau của Canada đề xuất trong chiến dịch bầu cử năm 2021, khi giá nhà tăng cao khiến nhiều người Canada không thể sở hữu nhà.
“Mong muốn có nhà ở của nhiều người ở Canada đang thu hút những kẻ trục lợi, các tập đoàn giàu có và nhà đầu tư nước ngoài,” Đảng Tự do của ông Trudeau lưu ý trong kế hoạch bầu cử vào thời điểm đó.
“Điều này đang dẫn đến một thực trạng là nhà bỏ trống và không được sử dụng đúng mức, đầu cơ tràn lan và giá cả tăng chóng mặt. Nhà là của người dân chứ không phải của nhà đầu tư.”
Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2021, Đảng Tự do đã lặng lẽ đưa ra Đạo luật Cấm mua tài sản nhà ở đối với người không phải là công dân Canada.
Các thị trường lớn như Vancouver và Toronto cũng đã áp dụng thuế đối với người không thường trú tại địa phương và nhà trống.
Bất chấp thời kỳ hoàng kim gần đây, thị trường bất động sản Canada đã hạ nhiệt đối với người bán, khi lãi suất thế chấp phải tuân theo chính sách tiền tệ nghiêm ngặt của Ngân hàng Trung ương Canada nhằm kiềm chế lạm phát.
Theo Hiệp hội Bất động sản Canada, giá nhà trung bình đã giảm từ mức cao nhất hơn 800.000 đôla Canada (590.000 USD) vào đầu năm 2022, xuống còn hơn 630.000 đôla Canada (465.000 USD) vào tháng trước.
Dù vậy, nhiều chuyên gia nhận định, lệnh cấm đối với người mua nước ngoài – những người chiếm chưa đến 5% quyền sở hữu nhà ở Canada, sẽ không có tác dụng như mong muốn trong việc làm cho nhà ở có giá phải chăng hơn.
Thay vào đó, họ chỉ ra rằng phải xây dựng nhiều nhà ở hơn để đáp ứng nhu cầu.
Tập đoàn Thế chấp và Nhà ở Canada – cơ quan nhà ở quốc gia – nhấn mạnh trong một báo cáo hồi tháng 6, Canada sẽ cần gần 19 triệu đơn vị nhà ở vào năm 2030.
Điều đó có nghĩa là 5,8 triệu ngôi nhà mới phải được xây dựng, hoặc dự kiến hơn 3,5 triệu ngôi nhà sẽ được xây dựng để đáp ứng nhu cầu đó.
Nhật Minh (Theo AFP)
Ông Lula tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Brazil trong bối cảnh chia rẽ chính trị sâu sắc
Nhà lãnh đạo cánh tả Luiz Inacio “Lula” da Silva đã cam kết “tái thiết Brazil cùng với người dân” khi ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống mới của đất nước trong nhiệm kỳ thứ ba lịch sử.
Lễ nhậm chức tại Quốc hội bắt đầu lúc 3 giờ chiều (18:00 GMT) Chủ nhật với an ninh được thắt chặt sau khi những người ủng hộ người tiền nhiệm cánh hữu, Jair Bolsonaro, bị cáo buộc đe dọa bạo lực.
Các nhà chức trách đã triển khai 10.000 cảnh sát và quân đội để tăng cường an ninh tại các sự kiện hôm Chủ Nhật và khám xét những người tham gia để đảm bảo họ không mang theo chai lọ, lon, cột cờ hoặc súng đồ chơi. Việc mang súng của thường dân cũng tạm thời bị cấm.
“Thông điệp của chúng tôi gửi tới Brazil là thông điệp về hy vọng và tái thiết,” ông Lula nói trước Hạ viện của Quốc hội, sau khi ký văn bản chính thức bổ nhiệm ông làm Tổng thống.
“Công trình vĩ đại về quyền, chủ quyền và sự phát triển mà quốc gia này xây dựng đã bị phá hủy một cách có hệ thống trong những năm gần đây. Và để xây dựng lại tòa nhà này, chúng tôi sẽ chỉ đạo tất cả những nỗ lực của mình,” ông nói.
Nhà lãnh đạo kỳ cựu cũng hứa sẽ đấu tranh để cải thiện cuộc sống cho người dân nghèo Brazil, hướng tới bình đẳng giới và chủng tộc, đồng thời đạt mục tiêu không còn nạn phá rừng ở Amazon.
Ông Lula cũng đưa ra lời đe dọa ngầm đối với cựu Tổng thống Bolsonaro. “Chúng tôi không có tinh thần trả thù chống lại những người đã cố gắng khuất phục quốc gia theo các thiết kế cá nhân và ý thức hệ của họ, nhưng chúng tôi sẽ đảm bảo luật pháp được thực thi,” ông Lula nói mà không nhắc đến tên người tiền nhiệm của mình. “Những ai sai lầm sẽ phải trả giá cho lỗi lầm của mình.”
Ông cũng cáo buộc chính quyền của ông Bolsonaro đã phạm tội “diệt chủng” do không phản ứng đúng cách với tình trạng khẩn cấp COVID-19 đã giết chết hơn 680.000 người Brazil.
Ông nói: “Trách nhiệm đối với tội ác diệt chủng này phải được điều tra và không thể không bị trừng phạt.”
Lễ tuyên thệ bắt đầu bằng một phút mặc niệm dành cho huyền thoại bóng đá Brazil Pele và cựu Giáo hoàng Benedict XVI, cả hai vừa qua đời trong những ngày gần đây.
Hàng chục nghìn người ủng hộ mặc áo đỏ đã reo hò ầm ĩ khi đoàn xe của ông Lula từ từ lăn bánh xuống Esplanade of Ministries, được hộ tống bởi hàng chục vệ sĩ.
Các chức sắc nước ngoài, bao gồm 19 nguyên thủ quốc gia, đã tham dự lễ nhậm chức của ông Lula, bao gồm nhà vua Tây Ban Nha, Tổng thống các nước Đức, Bồ Đào Nha và một số nước Mỹ Latinh.
Ông Lula, 77 tuổi, đã đánh bại ông Bolsonaro trong gang tấc vào tháng 10 để giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ ba chưa từng có sau một thời gian gián đoạn khiến ông phải ngồi tù một năm rưỡi vì các cáo buộc tham nhũng, mà sau đó đã được đảo ngược.
Giờ đây, ông Lula phải đối mặt với thách thức khó khăn trong việc cải thiện nền kinh tế trì trệ của Brazil đồng thời đoàn kết một quốc gia đã trở nên chia rẽ sâu sắc.
Trong khi đó, những người ủng hộ cựu Tổng thống Bolsonaro đã cáo buộc rằng cuộc bầu cử bị đánh cắp. Họ đã phản đối trong hai tháng, kêu gọi một cuộc đảo chính quân sự để ngăn ông Lula trở lại nhiệm sở.
Ông Bolsonaro rời Brazil vào thứ Sáu để đến Florida ở Hoa Kỳ, tránh phải trao lại chiếc khăn quàng cổ cho đối thủ của mình, người mà ông vẫn chưa công nhận chiến thắng.
Trước khi bay tới Florida, ông Bolsonaro đã có một bài phát biểu đầy cảm xúc trước toàn quốc, ca ngợi những người biểu tình cắm trại bên ngoài doanh trại quân đội trên khắp đất nước.
Lê Vy
Trung tướng Mỹ: Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh
Ảnh: Roman_Studio/ Shutterstock
Trung tướng Mỹ đã nghỉ hưu và cựu cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster cảnh báo, Trung Quốc đang chuẩn bị quân sự cho cuộc chiến tranh giành Đài Loan.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan từ lâu đã căng thẳng vì quốc đảo vẫn luôn tuyên bố độc lập, trong khi Bắc Kinh lại khẳng định chủ quyền của mình và coi việc kiểm soát hòn đảo này là điều cần thiết đối với chính sách thống nhất của họ.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, ông McMaster nhận định, Trung Quốc có thể chuẩn bị hành động quân sự để giành quyền kiểm soát quốc đảo này. Trong lần xuất hiện trên chương trình Face the Nation của CBS News hôm 1/1 ông nói, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện rõ rằng ông ta có kế hoạch chiếm lại Đài Loan.
Trung tướng McMaster cho biết: “Ông Tập Cận Bình đã nói khá rõ ràng, trong các tuyên bố của mình, rằng theo quan điểm của mình, ông ấy sẽ để Trung Quốc toàn vẹn một lần nữa bằng cách thống nhất Đài Loan.”
Ông McMaster nhìn nhận, cách tốt nhất để ngăn chặn cuộc chiến tranh quân sự quy mô lớn nhằm vào Đài Loan là cần tiến hành “răn đe” Trung Quốc. Ông nói thêm, Hoa Kỳ, quốc gia đã chi hơn 1,6 nghìn tỷ USD cho quốc phòng, nên đầu tư nhiều hơn nữa vào an ninh quốc gia, bởi thực tế là chi phí để đối phó với một cuộc chiến với Trung Quốc sẽ “tốn kém hơn nhiều”. Hiện Trung Quốc đang không ngừng phát triển quân sự và nỗ lực tìm cách gây dựng ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương.
Ông McMaster tiếp tục: “Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng, không chỉ từ khía cạnh kinh tế, tài chính và chính sách ngoại giao chiến lang, mà cả về quân sự của họ. Và tôi nghĩ điều thực sự đáng lo ngại là, ông Tập Cận Bình đang chuẩn bị cho người dân Trung Quốc tham chiến.”
Ông chỉ ra một số bài phát biểu của ông Tập, vốn mang giọng điệu cứng rắn trong những tháng gần đây, là bằng chứng cho thấy Mỹ nên coi mối đe dọa chiến tranh một cách nghiêm túc hơn. Theo tướng McMaster, làm như vậy cũng sẽ buộc các đồng minh đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng của họ, điều này sẽ tiếp tục đóng vai trò răn đe.
Ông McMaster cũng lưu ý, Hoa Kỳ và các đồng minh của mình cần “cẩn trọng để không rơi vào những cái bẫy tương tự” mà họ đã gặp phải với Nga, quốc gia đã tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.
Lời cảnh báo của McMaster được đưa ra sau một số dấu hiệu khác cho thấy Trung Quốc có thể đang cân nhắc một cuộc chiến tranh nhằm vào Đài Loan. Hồi tháng 11, The Guardian đưa tin, ông Tập đã ra lệnh cho quân đội của mình “tập trung toàn bộ sức lực vào chiến đấu” để chuẩn bị cho một cuộc chiến tiềm tàng.
“Hãy tập trung toàn bộ năng lượng [của các vị] vào chiến đấu, nỗ lực chiến đấu và cải thiện khả năng [của các vị] để giành chiến thắng,” ông kêu gọi.
Quan hệ Trung Quốc-Đài Loan đã trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết vào tháng 8 năm ngoái, sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Đài Loan. Vào thời điểm đó, Bắc Kinh đã đưa ra một số lời đe dọa trước chuyến thăm của bà Pelosi và tiến hành các cuộc tập trận quân sự xung quanh hòn đảo, dẫn đến lo ngại rằng xung đột có thể leo thang.
Minh Ngọc (Theo Newsweek)
Trung Quốc: Sản xuất giảm mạnh khi lây nhiễm COVID-19 tăng nhanh
(Ảnh minh họa: humphery/ SHutterstock)
Tháng 12/2022 là tháng thứ ba liên tiếp sản xuất giảm mạnh nhất trong gần 3 năm đại dịch, đồng thời cũng là tháng số ca lây nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tăng đột biến trên phạm vi toàn Trung Quốc, theo Reuters đưa tin.
Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố con số chính thức chỉ số PMI (chỉ số quản lý sức mua) là 47,0 cho tháng 12, giảm từ 48,0 của tháng 11. Trong một cuộc thăm dò trước đó của Reuters, các nhà kinh tế từng dự đoán chỉ số PMI tháng 12 sẽ vẫn giữ nguyên ở 48,0. Điểm mốc 50 là phân biệt giữa thu hẹp và tăng trưởng hàng tháng.
Như vậy, đây là lần sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 2/2020 những ngày đầu đại dịch.
Đây là con số PMI chính thức đầu tiên được đưa ra kể từ khi chính quyền Trung Quốc dỡ bỏ chính sách kiểm dịch zero-COVID.
Trong tình huống các con số chính thức về tình hình dịch tễ của nhà nước Đại Lục còn thiếu tính thuyết phục, thì các tổ chức y tế thế giới đưa ra những nhận định của mình.
Cơ sở y tế Airfinity của Anh quốc cho rằng số ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán đã đạt 18,6 triệu trong tháng 12. Việc tăng đột biến số người ốm sẽ khiến thiếu nhân công lao động, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng mạnh đến năng lực sản xuất.
Đồng thời, nhu cầu mua hàng giảm do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu khi lãi suất tăng, đồng thời lạm phát toàn cầu và chiến tranh ở Ukraine có thể làm chậm hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, những nhân tố đó gây ảnh hưởng xấu cho lĩnh vực sản xuất của nước này và cản trở sự phục hồi kinh tế.
“Những đơn hàng cho năm tới ở hầu hết các nhà máy mà tôi biết, đều đang ở dưới mức mà họ có thể đạt được vào thời điểm này trong năm. Rất nhiều nhà máy mà tôi đã nói chuyện có mức 50%, một số dưới 20%,” theo Cameron Johnson, một đối tác của hãng tư vấn chuỗi cung ứng Tidalwave Solutions.
“Vì vậy, cho dù Đại Lục mở cửa thì sản xuất vẫn chậm lại, do phần còn lại của nền kinh tế thế giới đang chậm lại. Các nhà máy sẽ có công nhân, nhưng họ sẽ không có đơn đặt hàng.”
NBS cho biết 56,3% trong số các nhà sản xuất được khảo sát cho biết họ đã bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh trong tháng 12, tăng 15,5 điểm phần trăm so với tháng trước, mặc dù phần lớn cũng cho biết họ kỳ vọng tình hình sẽ dần cải thiện.
Hy vọng phục hồi
“Mặc dù (chỉ số PMI của nhà máy) thấp hơn dự kiến, nhưng các nhà phân tích thực sự khó đưa ra dự báo hợp lý trong tình trạng không (có thông tin) chắc chắn của virus trong tháng qua,” theo Zhou Hao, nhà kinh tế trưởng tại công ty môi giới Guotai Junan International.
“Nói chung, chúng tôi tin rằng điều tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc đã qua, và phục hồi kinh tế mạnh mẽ đang ở phía trước.”
Các cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm của Hoa Lục trong tuần này đã cam kết tăng cường hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực ăn uống và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, đồng thời nhấn mạnh việc phục hồi tiêu dùng sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Chỉ số PMI phi sản xuất, trong đó có hoạt động của ngành dịch vụ, đã giảm xuống 41,6 từ 46,7 trong tháng 11, cũng đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.
Chỉ số PMI tổng hợp chính thức, kết hợp sản xuất và dịch vụ, đã giảm xuống 42,6 từ 47,1.
“Những tuần trước Tết Âm lịch sẽ vẫn là thời gian thách thức đối với thị trường dịch vụ, vì mọi người sẽ không muốn ra ngoài và mua hàng hóa trừ phi cần thiết do sợ bị nhiễm bệnh,” theo nhận định của ông Mark Williams, nhà kinh tế trưởng châu Á tại Capital Economics.
“Tuy nhiên, triển vọng sẽ sáng sủa hơn vào khoảng thời gian mọi người trở về sau kỳ nghỉ Tết, (với kỳ vọng rằng tới lúc đó) số ca nhiễm mới sẽ giảm (sau khi đạt đỉnh), đồng thời phần lớn người dân đã trải qua nhiễm COVID-19 và cảm thấy họ đã miễn dịch ở một mức độ nào đó.”
Một phương diện khác, trong khi các báo chí và truyền thông hải ngoại báo cáo tình hình dịch bệnh căng thẳng, thì hiện nay thông qua các hoạt động trong nước, đặc biệt là các phương tiện truyền thông, giới chức Đại Lục đang trấn an dân chúng rằng tình hình dịch bệnh đã nằm trong kiểm soát.
Ngay tại Vũ Hán, nơi mà cuối năm 2019 người ta phát hiện ra con virus chao đảo thế giới này, các hoạt động mừng năm mới được tổ chức rất nhộn nhịp.
“Nói chung, bây giờ tôi và bạn bè cảm thấy tương đối tích cực và lạc quan,” một gia sư họ Wu (29 tuổi) nói với Reuters. “Nhiều người cũng ra khỏi nhà tham gia các hoạt động.”
Tuy nhiên, vấn đề cơ sở y tế thiếu thốn và mối lo ngại về tính nguy hiểm của con virus này, đặc biệt là với người cao tuổi hoặc người có bệnh nền, vẫn được người dân lưu ý.
“Chúng ta đều biết rằng đặc biệt đối với người trung niên và người già, đặc biệt là những người trên 60 tuổi, đặc biệt là những người có bệnh nền, họ sẽ bị ảnh hưởng bởi loại virus này,” ông Wu nói.
Bên một hàng dài người xếp hàng tại khoa cấp cứu của Bệnh viện Tongji ở Vũ Hán, cơ sở chính dành cho bệnh nhân COVID-19, cụ bà Huang (72 tuổi) chia sẻ, “Tôi cảm thấy không khỏe. Tôi không có năng lượng. Tôi không thể thở được. Tôi từng có sức khỏe tốt. Tôi đã chụp X-quang để kiểm tra phổi của mình… Bệnh viện này rất rắc rối, phải chờ đợi rất là lâu.”
Thiên Đức
Ý ra mắt mẫu xe đầu tiên dùng nhiên liệu từ rác thải nhựa, đạt vận tốc tối đa 380km/h
Chiếc Bertone GB110. (Ảnh: Chụp màn hình video)
Hãng sản xuất ô tô Bertone của Ý vừa công bố mẫu xe mới chạy với hiệu suất cao có tên là Bertone GB110. Được biết, đây là chiếc xe đầu tiên sử dụng nhiên liệu làm từ rác thải nhựa, theo tờ Daily Mail.
Bertone GB110 sử dụng công nghệ “Select Fuel”, phương pháp đã được cấp bằng sáng chế để chuyển đổi vật liệu polycarbonate phế thải, như chai nhựa, thành nhiên liệu lỏng.
Bertone đã thông báo sản xuất bộ sưu tập giới hạn gồm 33 chiếc GB110 nhân kỷ niệm 110 năm thành lập hãng, nhưng sẽ không giao xe cho khách hàng trước mùa xuân năm 2024.
Giám đốc thiết kế và dự án Giovanni Sapio cho hay: “GB110 đang duy trì di sản xe hơi của Bertone và là một cách giải thích hiện đại về tính di truyền của Bertone. Đó là sự tôn trọng đối với các thiết kế tiên phong từ những năm 1950 và 1970, kết hợp các đường nét mềm mại với các cạnh sắc nét”.
Bertone được thành lập vào năm 1912 bởi nhà thiết kế ô tô Giovanni Bertone, nhưng công ty này đã phá sản vào năm 2014.
Đầu năm 2022, anh em nhà Mauro và Jean-Franck Ricci đã giành được quyền sở hữu đối với thương hiệu này và đang hồi sinh nó, mở màn với siêu xe GB110. Họ tuyên bố đây là chiếc xe hiệu suất cao đầu tiên chạy bằng nguồn nhiên liệu rác thải nhựa.
Ông Jean-Franck Ricci, Giám đốc điều hành của Bertone, cho rằng vấn đề giảm ô nhiễm sẽ cần các giải pháp khác nhau với sự kết hợp của nhiều công nghệ khác nhau và rác thải nhựa cần được xử lý như một nguồn tài nguyên quý giá.
Select Fuel sử dụng quy trình đã được cấp bằng sáng chế giúp chuyển đổi nhựa đã được làm sạch và cắt nhỏ thành nhiên liệu lỏng. Nhiên liệu tái tạo cũng có thể được tạo ra từ sinh khối (chẳng hạn như chất béo và dầu thải), chất thải nông nghiệp (cây trồng như lạc đà hoặc hạt cải dầu) hoặc chất thải đô thị như cỏ vụn và thức ăn thừa.
“Chúng tôi nhận ra rằng rác thải nhựa là một vấn đề môi trường lớn. Chúng tôi đã cam kết phát triển các công nghệ chuyển đổi vật liệu polycarbonate thành nhiên liệu tái tạo và bền vững”, Select Fuel giới thiệu trên trang web chính thức.
Bên cạnh nguồn năng lượng độc đáo, mẫu xe mới tinh này còn có một số tính năng thú vị khác. Theo công ty, GB110 có hộp số 7 tốc độ và có thể đi từ 0 đến 100km/h trong 2,79 giây và đạt tốc độ tối đa 380km/h.
Giống như nhiều mẫu xe cổ điển của Bertone, hình dạng thiết kế của nó mang lại tính khí động học tiên tiến, cho phép nó đạt được tốc độ ấn tượng như vậy. Xe cũng sở hữu bộ cửa cắt kéo, xoay theo chiều dọc tại một bản lề cố định ở phía trước, thay vì hướng ra ngoài như cửa thông thường.
Phan Anh
Bắc Hàn phóng 3 hỏa tiễn đạn đạo trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền leo thang – Tác giả Lorenz Duchamps
02/01/2023
Một màn hình TV hiển thị một bức ảnh tư liệu về hỏa tiễn Bắc Hàn với vệ tinh thử nghiệm trong một chương trình thời sự tại Ga Xe lửa Seoul ở Seoul, Nam Hàn, hôm 31/12/2022. (Ảnh: Lee Jin-man/AP Photo)
Theo quân đội Nam Hàn, hôm thứ Bảy (31/12), Bắc Hàn đã phóng ba hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn ngoài khơi bờ biển phía đông. Quân đội Nam Hàn cũng chỉ trích Bình Nhưỡng vì đã tăng cường các vụ phóng hỏa tiễn vào năm 2022 trong bối cảnh có suy đoán rằng nước này có thể đang chuẩn bị một vụ thử hạt nhân khác.
Thiếu tướng Lee Seung-O, giám đốc đặc trách các chiến dịch của Nam Hàn trong Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS), cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Bảy rằng vụ phóng này là “một hành động khiêu khích nghiêm trọng” làm suy yếu hòa bình của cộng đồng quốc tế cũng như Bán đảo Triều Tiên.
“Hành động này rõ ràng vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc,” ông Lee nói. “Vì vậy, chúng tôi kêu gọi họ dừng lại ngay lập tức.”
Ông Lee cho hay, vào khoảng 8 giờ sáng theo giờ địa phương, Seoul đã phát hiện ba hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn được phóng từ tỉnh Hwanghae Bắc, phía nam Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Hàn.
JCS lưu ý rằng ba hỏa tiễn này đã di chuyển khoảng 220 dặm trước khi hạ cánh xuống vùng biển giữa Bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Tầm bắn ước tính cho thấy các hỏa tiễn được thử nghiệm này có thể đang nhắm mục tiêu vào Nam Hàn.
Vụ phóng mới nhất này diễn ra một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nam Hàn tuyên bố họ đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm một phương tiện phóng vũ trụ sử dụng nhiên liệu rắn. Hỏa tiễn này được thiết kế để đưa vệ tinh do thám đầu tiên của họ vào quỹ đạo thấp của Trái Đất trong những năm tới.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết các vụ phóng hôm thứ Bảy nêu bật “tác động gây bất ổn” của các chương trình vũ khí bất hợp pháp của Bắc Hàn, đồng thời nhấn mạnh các cam kết “sắt đá” của Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ Nam Hàn và Nhật Bản.
Sáng ngày thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng báo cáo về các vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo được cho là của Bắc Hàn.
Cuối ngày thứ Bảy, các nhà ngoại giao cao cấp của Nam Hàn, Nhật Bản, và Hoa Kỳ đã cùng nhau lên án các vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Hàn sau một cuộc điện đàm. Theo Bộ Ngoại giao Nam Hàn và Nhật Bản, hai bên đã đồng ý tăng cường khả năng răn đe đối với Bắc Hàn và cùng hợp lực để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa Bắc Hàn.
Số lần phóng hỏa tiễn kỷ lục
Các vụ thử hỏa tiễn của Bắc Hàn đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2022, với tổng cộng khoảng 92 hỏa tiễn đạn đạo và các loại hỏa tiễn khác. Có thời điểm, nước này đã phóng tới 23 hỏa tiễn chỉ trong một ngày.
Một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) chuẩn bị phóng trong bức ảnh không đề ngày tháng này được công bố hôm 19/11/2022. (Ảnh: Thông Tấn Xã Trung ương Bắc Hàn-KCNA/qua Reuters)
Theo Dự án Phòng thủ Hỏa tiễn của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, kể từ năm 1984, Bắc Hàn đã thực hiện hơn 270 vụ phóng hỏa tiễn và thử nghiệm hạt nhân, trong đó hơn ¼ số vụ được tiến hành vào năm 2022.
Những vũ khí chiến lược đó bao gồm vũ khí hạt nhân chiến thuật, một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa mới, đầu đạn lướt siêu thanh, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và một vệ tinh do thám.
Phi cơ không người lái xâm phạm không phận
Đầu tuần trước (26/12), căng thẳng giữa hai quốc gia kỳ phùng địch thủ gia tăng khi Nam Hàn cáo buộc Bắc Hàn điều động năm phi cơ không người lái bay qua Đường Phân giới Quân sự (MDL) xâm phạm không phận của nước này.
Đây là lần đầu tiên sau hơn năm năm, một phi cơ không người lái của Bắc Hàn đã vượt qua đường định giới phân chia hai nước. Trong một hành động ăn miếng trả miếng, Nam Hàn đã bắn cảnh cáo, và cũng là lần đầu tiên nước này điều động phi cơ không người lái của mình bay về phía Bắc Hàn.
Hôm thứ Ba (26/12), Tổng thống Yoon Suk-yeol kêu gọi tăng cường huấn luyện quân sự và chuẩn bị cho chiến tranh, chỉ trích phản ứng của Seoul sau khi không bắn hạ được chiếc phi cơ nào trong số 5 phi cơ không người lái của Bắc Hàn.
Ông Yoon nói trong một cuộc họp, “Vụ việc này cho thấy một sự thiếu sót lớn trong việc chuẩn bị và huấn luyện của quân đội chúng ta trong nhiều năm qua, đồng thời khẳng định rõ ràng sự cần thiết phải chuẩn bị tâm lý vững chắc và huấn luyện quân đội mạnh mẽ hơn.”
Anh Lorenz Duchamps là một cây viết tin tức cho NTD, hãng truyền thông cùng hệ thống với The Epoch Times, chủ yếu chuyên về tin tức giải trí, thế giới, và Hoa Kỳ.
Bản tin có sự đóng góp của The Associated Press Hồng Ân biên dịch
Buổi lễ tưởng niệm Trần văn Bá được tổ chức tại Đền Thờ Quốc Tổ (Melbourne) đã rơi đúng vào ngày anh bị CSVN mang ra hành quyết cách đây 27 năm (08/01/1985).
Buổi lễ tưởng niệm không phải chỉ để vinh danh anh Trần văn Bá như một vị anh hùng nhưng còn mang ý nghĩa như một sự thôi thúc, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm châm thêm dầu để giử vửng cho ngọn lửa đấu tranh luôn luôn được bừng sáng và bùng cháy mạnh lên. Đó là ngọn lửa đấu tranh mà anh Trần văn Bá đã lấy chính mạng sống của mình để đốt lên với ước mong là đem lại ánh sáng Tự Do, Dân chủ cho Việt Nam.
Buổi lễ tưởng niệm không phải chỉ là nghi thức vinh danh sự hy sinh cao quý của anh Trần văn Bá mà còn như là một buổi lễ giổ của một người thân trong gia đình. Vì trong số những người tham dự buổi lễ có sự hiện diện của những người bạn thân thiết của Anh. Những người đã từng cùng học, cùng ăn, cùng sống, cùng làm việc và chia sẽ những tâm tình, ưu tư về đất nước … với Anh. Do đó bạn bè của Anh đã không ngăn được dòng nước mắt khi nhắc đến Anh, khi nói chuyện về Anh.
Ông Lê Đình Anh mở đầu với bài diễn văn nói về ý nghĩa sâu xa của buổi lễ. Tiếp theo ông Nguyễn Đức Vĩnh đã dõng dạc sơ lược về tiểu sử của Anh, ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) mạnh mẽ nêu lên tinh thần Trần văn Bá để nhắc nhở về những trách nhiệm và hành động mà chúng ta cần phải làm. Kế tiếp ông Nguyễn Thế Thái chậm rãi chia sẽ những kỷ niệm về con người bình dị của Trần văn Bá, chị Nam Dao (một người bạn của Anh) sụt sùi nói về cái “Tinh Thần Bất Khuất của anh Trần văn Bá“. Sau đó ông Nguyễn Thế Phong (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu) cũng đã nghẹn ngào với bài nói chuyện “Tinh Thần Trần văn Bá để lại cho thế hệ trẻ“, và bài thơ “Lời Dâng Lên Tổ Quốc” của chiến sĩ Võ Đại Tôn đã được ông Lê Đình Anh hùng hồn xướng đọc. Và cuối cùng ông Đỗ Đăng Liêu, là người đã sát cánh hoạt động cùng với anh Trần văn Bá trong Tổng Hội SVVN tại Paris, đã thân mật chia sẻ cảm tưởng và kỷ niệm về anh Trần văn Bá.
Đứng trước di ảnh của Anh, đồng hương đã dâng lên những nén hương để tưởng nhớ đến một người “đã BIẾT SỐNG, DÁM SỐNG và QUYẾT SỐNG cho ra con người ÁI QUỐC”.
Diễn văn khai mạc của Ban Tổ Chức Trân trọng chào đón quý quan khách và thân hữu đến tham dự buổi Lễ Tưởng Niệm anh Trần Văn Bá và các chiến sĩ đấu tranh cho tự do. Xin quý vị nhận nơi đây lời cám ơn chân thành của Ban Tổ Chức.
Kính thưa quý vị,
Thừa hưởng tinh thần vì dân, vì nước suốt đời tranh đấu cho đồng bào của thân phụ và tấm lòng dạt dào yêu nước, thương nòi, ngày 6 tháng 6 năm 1980 anh Trần Văn Bá đã từ bỏ cuộc sống vật chất, địa vị nơi xứ người, âm thầm trở về nước bí mật tranh đấu với mục đích lật đổ chính quyền cộng sản mang lại tự do cho đồng bào. Sau hơn 4 năm hoạt động, đêm 11 tháng 9 năm 1984 tổ chức của anh đã bị sa vào tay giặc.
Ngày 08 tháng 1 năm 1985, cách đây đúng 27 năm, tà quyền CSVN đã mang anh Trần Văn Bá và các ông Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Thái Bạch ra hành quyết.
Ước mơ và hoài bão giải trừ chế độ cộng sản, mang lại tự do, dân chủ cho đồng bào của anh Trần Văn Bá và tổ chức Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải phóng Việt Nam đã không thành công, nhưng tinh thần yêu nước của anh đã lan tỏa, ảnh hưởng đến mọi người Việt cả trong lẫn ngoài nước.
Để khơi dậy tinh thần yêu nước nơi thế hệ trẻ và vinh danh sự hy sinh cao quý của anh và các chiến sĩ dân chủ đã nằm xuống cho lý tưởng tự do, cho sự tồn vong của dân tộc, Hội Cựu Sinh Viên Việt Nam Úc Châu tổ chức buổi lễ Tưởng Niệm Anh Hùng Trần Văn Bá tại Đền Thờ Quốc Tổ hôm nay. Nguyện xin Quốc Tổ Hùng Vương và các anh hùng liệt nữ phù hộ cho con dân nước Việt biết dẹp bỏ những tị hiềm nhỏ nhen, hy sinh vì đại nghĩa, đồng lòng đứng lên giật xập chế độ cộng sản phi nhân, hại dân bán nước để cùng nhau chống giặc ngoại xâm mới mong thoát họa diệt vong, Hán hóa trước khi quá muộn.
Để kết thúc tôi xin mượn lời của nhạc sĩ Việt Khang trong bài “Việt Nam Tôi Đâu” để chúng ta cùng suy ngẫm: “ Là một người con dân Việt nam, lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm, người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi, từng đoàn người đi chẳng nề chi, già trẻ gái trai giơ cao tay chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt nam”.
Lê Đình Anh
—
Tiểu sử của anh Trần Văn Bá
Trần Văn Bá 1945 – 1985
Anh Trần Văn Bá sinh ngày 14 tháng 5 năm 1945 tại Sa Đéc. Là người con út trong số 3 người con của Cố Dân Biểu Trần Văn Văn, một khuôn mặt lỗi lạc Miền Nam trong suốt 2 nền Cộng Hòa. Ông Văn đã từng tham gia chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945 và đã từng giữ chức tổng trưởng Kinh Tế và Kế Hoạch trong chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam năm 1949. Ông Trần Văn Văn đã bị CS ám sát ngày 7 tháng 12 năm 1966 tại Sàigòn.
Sau đám tang của cha, anh Bá sang Pháp du học vào tháng Giêng năm 1967. Anh tốt nghiệp Cao học kinh tế, nghiêng về Chính trị Kinh doanh năm 1971 và làm trợ giảng tại Đại học Nantes (Nanterre), và từng là chủ tịch của Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris từ năm 1973 đến 1980.
Năm 1972 anh dẫn đầu một phái đoàn sinh viên Việt Nam tại Châu Âu trở về thăm viếng và ủy lạo chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa để tạo sự thông cảm giữa những sinh viên du học và quân cán chính của Việt Nam Cộng hòa trong chương trình “Nối Vòng Tay Lớn”.
Ngay từ lúc đặt chân đến Pháp, anh TV Bá đã quyết định dồn hết tâm trí để tìm một giải đáp cho thảm trạng của đất nước. Khi đi đến kết luận là sự tồn vong và tương lai của dân tộc chỉ có thể được bảo đảm trong một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, tự do, tiến bộ, và mục tiêu này chỉ co thể được hoàn thành từ một nền Cộng Hòa miền Nam vững mạnh và tự do. Anh đã tự vạch ra cho mình một hướng đi và đã tự học hỏi, rèn luyện cho mình một khả năng và một phương thức hành động.
Anh Trần Văn Bá đắc cử chức chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia tại Pháp năm 1972. Anh đã hoạt động hăng say và tận tụy để xây dưng một lực lượng Sinh Viên Quốc Gia thật hùng mạnh tại Châu Âu. Anh đã dẫn phái đoàn SV du học trở về thăm quê hương vào những tháng hè năm 73 – 74 trong chương trình “Nối Vòng Tay Lớn”, đã tổ chức cuộc xuống đường rầm rộ để ủng hộ Miền Nam và các chiến sĩ VNCH vào ngày 27 tháng 4 năm 1975, ba ngày trước khi Sài Gòn thất thủ.
Khi miền Nam sụp đổ, anh TV Bá đã xác định chánh nghĩa quốc gia và tổ chức đêm hội Tết Bính Thìn 1976 với chủ đề “Ta Còn Sống Đây”, giương cao ngọn cờ vàng Quốc Gia, hát lớn bài “ Hồn Tử Sĩ”, trước hơn 2000 khán giả xúc động đến ứa lệ. Anh kêu gọi mọi người tham dự hãy tiếp tục tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, chống lại chế độ độc tài cộng sản. Một ngọn lửa đối kháng đã được đốt lên từ đêm hôm đó.
Lớp trẻ SV Quốc Gia tại Âu Châu vào năm 75, trở thành côi cút, không Tổ Quốc, không đàn anh, mất đường về… Tuy vậy, họ chưa bao giờ tuyệt vọng : Trần Văn Bá đã cùng nhóm SV QG kiên trì tiếp tục con đường đấu tranh cho Chính Nghĩa, cho một Miền Nam không cộng sản.
Anh Trần Văn Bá đã trở thành linh hồn của Lớp Trẻ Tỵ Nạn.
Thôi thúc bởi thảm cảnh của đồng bào lênh đênh trên biển Đông hay ngoi ngóp trong các trại tỵ nạn, cảnh ngộ của dân quân miền Nam bị đày ải, hành hạ trong các trại gọi là “cải tạo” hay ở các vùng “kinh tế mới”; thảm họa của cả một thế hệ thanh niên bị đem làm vật tế thần cho cuộc bành trướng quân sự điên rồ qua Kam Pu Chia; anh TV Bá quyết định rời kinh thành ánh sáng Ba Lê ngày 6 tháng 6 năm 1980 để trở về chiến đấu trong lòng quê hương.
Nhận định rằng mặt trận chính là ở trong nước nên anh cùng các tín đồ đạo Cao Đài và đạo Hoà Hảo đã thành lập Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam và âm thầm xâm nhập vào Việt Nam.
Trong một lần chuyển vũ khí bằng đường biển vào nội địa, do nội gián, anh bị bắt ngày 9 tháng 9 năm 1984 với số lượng lớn vũ khí và tiền bạc. Anh bị đưa ra trước cái gọi là Tòa Án Nhân Dân tại trụ sở cũ của Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn, ngày 14 tháng 12 năm 1984, cùng với 20 đồng đội. Tòa Án cộng sản tuyên án tử hình anh Trần Văn Bá cùng với 4 bạn đồng hành.
Vào ngày 08 tháng 1 năm 1985, tà quyền CSVN đã mang anh Trần Văn Bá ra hành quyết cùng với các ông Hồ Thái Bạch, tín đồ Cao Đài và Lê Quốc Quân, tín đồ Hòa Hảo .
Anh Trần Văn Bá được vinh danh như một chiến sĩ tự do, một nhà ái quốc, một tấm gương tranh đấu cho dân chủ : hai tấm bảng tưởng niệm Trần Văn Bá được đặt nơi công cộng ở thành phố Liège, Bỉ quốc; một con đường được đặt tên Trần Văn Bá ở trung tâm sinh hoạt của người Việt, Eden Center, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ; Huân chương Tự Do Truman-Reagan 2007 được truy tặng cho Trần Văn Bá.
Thắm thoát mà đã 27 năm từ khi Anh Trần Văn Bá bị nhà cầm quyền man rợ CSVN hành quyết ngày 8.1.1985. Bởi đồng ý “ khóc là một nhu cầu cần thiết làm cho đời sống bớt tầm thường “ nên tôi xin ghi lại những cảm xúc của một số người đã viết về Anh Trần Văn Bá để, một lần nữa, chúng ta nhớ Anh, tiếc thương Anh, khóc Anh…
Anh Trần Văn Bá sanh ngày 14.5.1945 tại Sađéc, là con út trong số 3 người con của cố Dân Biểu Trần Văn Văn, một nhân vật lỗi lạc của Đệ I và Đệ II Việt Nam Cộng Hòa, một người được đánh giá là biểu tượng cho giới trí thức thời bấy giờ, đã từng giữ chức vụTổng Trưởng Kinh Tế & KếHoạch trong Chánh Phủ Trần Trọng Kim, là thành viên trong 18 nhân sĩ của nhóm CARAVELLE chống chế độ độc tài gia đình trị của TT. Ngô Đình Diệm, đã nhiều lần chỉ trích trên diễn đàn Quốc Hội những hoạt động ngoài vòng pháp luật của các tổchức “ Thanh Niên Trừ Gian “,” Bắc Kỳ Sự Vụ”,” Bài Trừ Du Đảng” của Nguyễn Cao Kỳ . Ông Trần Văn Văn bất ngờ bị hai tên đi xe Honda bắn chết tại ngã tư Mạc Đỉnh Chi-Phan Đình Phùng vào ngày 7.12.1966. Theo nguyệt san” Vì Nước” số 58 ở Paris và theo “Về Nguồn” của Ô. Lâm Lễ Trinh thì Trưởng Ban Bài Trừ Du Đảng của Nguyễn Cao Kỳ được chỉ thị của cấp trên giết DB. Trần Văn Văn (?) (“ Người Việt của tôi là như thế đấy” ).Sau cái chết tức tưởi của thân phụ, Anh Trần Văn Bá bị “họ “ cho đi Pháp du học với chiếu khán “bất phục hồi”, có thể để ngăn chận những toan tính bốc đồng của Anh (?).
Theo người anh ruột, kỹ sư Trần Văn Tòng, cho biết Anh Trần Văn Bá học về chánh trị-kinh doanh tại Đại Học Nanterre, nơi nổi tiếng cực tả ; nhờ đó Anh biết rõ đường lối của họ và tự vạch cho mình conđường đi ngược lại chủ thuyết của Mác-Lê. Anh cũng đã từng là phụ tá giảng viên của Đại Học nầy.
“Hổ phụ sanh hổ tử”, Anh Trần Văn Bá sớm dấn thân vào các hoạt động chánh trị. Anh là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam (THSVVN) tại Pháp 4 nhiệm kỳ từ năm 1973 đến năm 1980. Trong 4 nhiệm kỳ đó, Anhđã chu toàn nhiệm vụ rất xuất sắc. Thứ nhất, Anh và THSVVN tổ chức thành công nhiều trại hè đưa sinh viên Việt Nam về thăm quê hương để vận động họ sau khi tốt nghiệp trở về xây dựng Miền Nam đũ sức đương đầu với CS Bắc Việt. Thứ hai, Anh và THSVVN đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình tuần hành qua các đường phố ở Paris, kêu gọi thế giới hỗ trợ cuộc chiến tự vệ của quân dân VNCH chống lại sự xâm lăng của CS Bắc Việt được sự yễm trợ dồi dào của Liên Sô và Trung Cộng.Thứ ba, Anh và THSVVN đã tổ chức ngày 27.4.1975 “ để tang cho chiến sĩ VNCH”, đầu chit khăn tang, trầm lặng tuần hành qua các đường phố ở Paris, dừng lại trước cửa Toà Đại sứ Mỹ để phản đối sự phản bội của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam. Sau ngày Quốc Hận 30.4.1975, các Tòa Đại Sứ và Lãnh Sự của VNCH tại Pháp đều bị giải thể, sanh viên Việt Nam mất chỗ dựa tinh thần và vật chất nhưng Anh vẫn kiên trì hoạt động và trở thành linh hồn của sinh viên tỵ nạn. Lúc đó Anh chỉ 30 tuổi. Thứ tư, vào dịp Tết Bính Thình 1976, Anh và THSVVN đã tổ chức Đại Nhạc Hội Vinh Danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ với chủ đề “ Ta Còn Sống Đây “ để nói lên ý chí sắt đá không chấp nhận Cộng Sản của người Việt Quốc Gia. Trong Đại Nhạc Hội nầy, các sanh viên đã hợp ca bài “Hồn Tử Sĩ” làm hàng ngàn khán giả xúc động không cầmđược nước mắt. Thứ năm, Anh và THSVVN cũng đã thành công trong việc phá vỡ nhiều hoạt động của Việt Cộng tại Pháp, đặc biệt nhất là việc ngăn chận buổi nói chuyện của Phạm Văn Đồng vào năm 1978….
Vì nghĩ rằng cuộc Cách Mạng chỉ có thể phát xuất từ dân chúng trong nước do anh em kháng chiến tại quê nhà chủ động nên từnăm 1979, Anh đã tham gia “Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam” và đã trở thành một trong những vị lãnh đạo của Mặt Trận nầy.
Vào ngày 6.6.1980, Anh qua Thái Lan, lặn lội qua Campuchia và xâm nhập Việt Nam nhiều lần. Từ nội địa, Anh viết lời thư rất cảm động gởi về cho bạn bè sanh viên ởParis :”….Phần tôi cũng bình thản thôi, cực thì có, nhưng tôi vẫn trọn vẹn với con người của tôi, với quê hương nghèo đói.Con đường tôi chọn rất chông gai, nhưng dù sao tôi cũng phải đi tới cùng…”
Anh Trần Văn Bá và cựu phi công Mai Văn Hạnh bị Nguyễn Tấn Dũng chỉ điểm vây bắt ngày 11.9.1984 tại Cà Mau. Ngày 18.12.1984 Anh Trần Văn Bá cùng 20 người nữa trong Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam bị đưa ra xử tại“Toà Án Nhân Dân Tối Cao” được tổ chức tại trụ sở Hạ Nghị Viện cũ của VNCH với tội danh “ phản động và âm mưu lật đỗ chánh phủ”.Phiên tòa kết thúc với bản án : -Tử hình : Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch; -Chung thân : Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Huờn, Hoàng Đình Mỹ; -13 kháng chiến quân còn lại bị xử từ 8 đến 20 năm; Sau đó, do bị áp lực của quốc tế nên Hà Nội giãm án tử hình cho Ô. Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh xuống chung thân khổ sai vì lý do 2 người nầy mang quốc tịch Pháp. Anh Trần Văn Bá cũng có quốc tịch Pháp nhưng vì từ chối ký tên vào đơn xin ân xá và vì Anh là nhân vật cực kỳnguy hại cho chế độ CS nên họ vội vàng hành quyết Anh ngày 8.1.1985 tại khám đường Thủ Đức cùng với ÔÔ.Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch. Lúc đó Anh chưa tròn 40 tuổi.
Từ ngày anh hùng Trần Văn Bá bị bạo quyền CS hành quyết đến nay có rất nhiều cá nhân,đoàn thể,tổ chức mờ lệ vì Anh, vinh danh Anh . Trước hết, Nhóm Thân Hữu Trần Văn Bá đã thổn thức : “ Anh đã nằm xuống nơi miền quê hương khốn khổ, Anh đã nằm xuống cho trọn giấc mơ mà Anh vẫn thường ấp ủ, Kháng chiến phải thật sự phát xuất từ quê nhà…, Anh đã ra đi, đã lội qua Biển Đông để vá trời lấp bể, Để câu nói của Anh “ mưa sẽ từ dưới đất mưa lên”, Sẽ như một lời nhắn nhủ với lớp đàn em, với thế hệ trẻ, Anh về, để lượm lại những vũ khí đã rơi rớt ngày 30 tháng Tư, Để lượm lại những huy chuơng đã bị lớp đàn anh bỏ lại sau lưng, Anh về, để thắp sáng Chánh Nghĩa Quốc Gia, Để cấy lại một mùa mạ mới cho Miền Nam Việt Nam, Anh đã về và đã chết như một Kinh Kha Đất Việt , Nhưng thật sự,Anh không chết đâu Anh : Anh đã đi vào Lịch Sử Dân Tộc, Anh vẫn sống trong lòng Lớp trẻ, Bởi vì, vẫn còn những con đường mang tên Trần Văn Bá, Từ Liège – Bỉ Quốc, đến Virginia – Mỹ Quốc, Và mai đây, sẽ ở ngay tại quê nhà, tại Việt Nam, Còn chúng tôi, lớp người Tỵ Nạn Hải Ngoại, Vẫn coi Anh như Một Đứa Con Hiếm Quý của Miền Nam Cộng Hòa, Vẫn coi Anh như một chiến sĩ của Dân Tộc TựDo, nhân hậu, bác ái…”
Anh là gương sáng nên thế hệ cùng thời với Anh hoặc thế hệ sau Anh, họ biểu lộ sự tiếc thương Anh bằng nhiều cách: nhưtheo bước chân Anh đi, hoặc bằng những thể hiện nho nhỏ như tham gia những cuộc biểu tình vinh danh cờ vàng ba sọc đỏ, chống Cộng Sản phản dân hại nước, chống Nghị Quyết 36 của CSVN manh nha khống chế Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Hải Ngoại, chống Việt Gian nối giáo cho Việt Cộng, hoặc phổ biến nhất, họ dùng văn thơ đểnhớ Anh, để tiếc thương Anh như người trẻ Lữ Anh Thư đã sướt mướt : “Năm Bính Ngọ một ngày cuối dương lịch, Anh xa lìa đất mẹ lắm đau thương, Quyết một lòng tiếp sự nghiệp phụ thân, Anh thầm hẹn một ngày về bảo quốc, Ất Mảo niên, đau nổi hờn vong quốc, Nhìn non sông rên xiết dưới cùm gông, Tết Bính Thìn, Anh hẹn với toàn dân, “ Còn Sống Đây”, ta sẽ về phục quốc, Rồi lặng lẽ Anh lên đường dấn bước, Quyết thề không sống kiếp ly hương, Xa ấm no, tìm đói khổ trong bưng, Anh nhất quyết dâng đời cho lý tưởng, Anh phải đi tìm đường về trong nước, Cùng tòan dân tranh đấu giữa quê hương, “Mưa phải từ lòng đất mẹ mưa lên” Để rơi xưống hoa tự do, dân chủ, Tháng 9 Tám Tư ngày đại dương nổi sóng, Minh Hải đau lòng nhìn đứa con yêu, Cùng thế giới ngậm ngùi, đau xót, Khi biết Anh rơi vào cảnh rủi rong, Tháng Mười Hai, môt phiên tòa bịp bợm, Bầy thú hôi tanh đội lốt luận anh hùng Phút sau cùng vẫn khí phách hiên ngang, Anh thà chết không cuối hàng, nhận tội, Tám tháng Giêng ngày đất trời sụp tối, Thế giới bang hoàng, cả nước xót xa, Trần Văn Bá oai phong đền nợ nước, Đem máu hồng tô thắm sử Việt Nam, Trần Văn Bá tên Anh lời hiệu triệu, Chí hiên ngang là ngọn đuốc linh thiêng, Dẫn dắt chúng tôi thế hệ tiếp chân Anh, Nuôi chí lớn ngày về khôi phục nước, Chúng tôi nguyện luôn hướng về tổ quốc, Thề diệt cộng sản tội đồ, bán nước, buôn dân, Không khiếp nhược trước bạo tàn,áp bức, Quên thân mình cho phúc lợi toàn dân, Tuổi trẻ Việt Nam nguyện noi gương Trần Văn Bá, Sẽ sống sao cho xứng với lòng tin, Của bậc anh hùng đã dấn bước hy sinh, Coi nhẹ cái chết, dâng mình cho lý tưởng, Trần Văn Bá muôn đời là ngọn đuốc, Tỏ rạng ngời trang sử Việt ngàn năm “
Trong “ Bút Ký Kỷ Niệm Về Trần Văn Bá “, Bà Nam Dao ở Adelaide, Úc Châu đã nghẹn ngào : “Đêm đã khuya.Nước mắt tôi nhạt nhòa hình ảnh cuối cùng của một Trần Văn Bá bị bịt miệngở Tòa.Tôi xin hẹn sẽ có một ngày tìm về nơi mộ phần cô quạnh, đốt nén hương lòng kể cho Anh nghe về những cuộc đấu tranh quyết liệt của đồng bào ta không hề ngừng nghỉ.Hãy ngủ yên Anh nhé. Đừng bận tâm nuối tiếc cõi trần vì tôi tin rằng tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại ngày hôm nay dư thừa sáng suốt để nhận ra đâu là con đườngđấu tranh đứng đắn hữu ích cho dân tộc. Tuổi trẻ hải ngoại sẽ không rơi vào những cái bẩy đấu tranh ỡm ờ theo kiểu xin/cho vì họ thừa biết rằng CS biến thái sẵn sàng bạo động dùng bạo lực để trấn áp tất cả những ai nghĩ khác họ cho dù người đó có đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Và tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại cũng sẽ chả dại gì mất tiền của hy sinh đời mình trở về xây dựng xã hội dân sự ,nuôi dân ngheo dùm cho chế độ, là một hình thức thực hành Nghị Quyết 36 mà thôi. Xin vĩnh biệt Anh, người anh hùng muôn thuở của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Pháp. “
Bà Dương Như Nguyện, giáo sư Đại Học Luật Khoa tại Hoa Kỳ, tác giả nhiều sách nổi tiếng, trong đó có quyển “Daughters of the River Hương”,cũng đã trang trọng viết bằng cả tim mình một bài thơ dài rất hay, rất cảm động, rất ý nghĩa để tưởng niệm Anh : “Tôi chưa biết anh mà đã gọi tên anh… Trần Văn Bá Tôi chưa hề biết anh Mà đã hình dung ra đứa bé trai chạy chơi ở Cù Lao Cát, Đứa bé thích hội họa, thích máy bay, ở tuổi thơ ngây chắc đã mơ làm nên vũ trụ,nhưhọa sĩ,như nhà phát minh cơ khí. Ngày mẹ đặt vào nôi,đặt luôn tên anh là chính đạo. Mộng bá vương là mộng giúp đời, như tùng bách trong rừng sâu, Cô độc mà nghênh ngang, cao vời mà nhân đạo, cương quyết trong ân cần. Anh đó, Nuôi dưỡng bằng đất bồi Cữu Long, Tim đỏ thắm như bã trầu của mẹ quê, sinh con trai lớn lên làm cách mạng, ôi cách mạng Thế GiớiThứ Ba nổi trôi hơn thân phận con người. Thóc thơm, Gạo trắng, Gió hiền Miền Nam phì nhiêu nắng ấm Mang vào đời anh chân thiện mỹ giữa hai làn tư tưởng Đông Tây, tư tưởng mở tung xích xiềng nhược tiểu, cởi trói lý thuyết vô bằng. Anh không chỉ nói, mà làm. Anh chỉ làm mà, mà không cần nói. Đứa bé trai lớn lên ở vựa lúa Phương Đông, rồi đứng ở Phương Tây, Đọc sách mà trông về Phương Đông, ửng một khối trùng trùng khí phách. Khí như khí hiên ngang của loài cây không biết ngã, Phách như phách linh thiêng của rừng già không dấu chân người qua. Tôi chưa hề biết anh mà đã hình dung ra một thiếu niên có đường môi cong, mặc áo len trong trời thuĐà Lạt. Tôi hình dung ra phố thị cao nguyên khi tấp nập, khi đìu hiu mà anh đã một lần đi qua, với đôi chân đùa nghịch của tuổi trẻ. Trời Đà Lạt thấp sương mù, mang cái lạnh của Hoàng Triều Cương Thổ, anh đã mang mùa thu Đà Lạt vào đôi mắt hiền lương, Đôi mắt của niềm tin chính đạo, của loài cây cao vương bá trong rừng già. Khi sách vở bạn bè Yersin chưa nhận ra chân dung người đi tìm công lý trong cuộcđời, thì trường lớp cao nguyên vẫn là hàng rào không hoa trái,cản chân anh trong khuôn khổ bình an. Nhưng rồi, Bình an không còn nữa, Khuôn khổ phải xóa đi, Một lần trong hoa lệ Sài Thành, trên vũng máu của chính trị vô nhân, giây phút cha anh nằm xuống là ngày vương đạo lên ngôi. Vương đạo trong lòng bàn tay anh, Chỉ tay ngoằn ngoèo của những người luôn mơ tạo dựng lại vũ trụ, Chỉ tay phức tạp mà an bày như định mệnh, cho cuộc đời đã trót đi theo đường đã vạch rồi. Đường đã vạch rồi… Tôi chưa hề biết anh mà đã hình dung ra người thanh niên mặc áo sô trắng, chít khăn tang, khóc cha trong lòng dân tộc. Ôi trong lòng dân tộc… Anh có hay chăng….một ngày Cũng trong lòng dân tộc, anh bắt đầu cuộc hành trình, Để rồi, bên ngoài dân tộc, Có tiếng khóc anh Ở hành lang đại học. Ôi hành lang đại học, Là nơi giấc mộng của loài cây cao trong rừng già bắt đầu ươm trái cho anh và cho tôi. Khi Phương Tây rộng mở, đón anh vào, vành môi cong thiếu niên đã đượm nét ưu tư, Tim óc anh đã nhâp vào vòng lịch sử. Lịch sử oái oăm khi lá cờ đổ xuống, anh đã hăm hở dựng lên. Lịch sử thử thách vương đạo trong lòng bàn tay anh, Lịch sử réo gọi trái tim nuôi dưỡng bằng gạo trắng Cửu Long, chảy vào Đông Hải. Anh đã làm theo đường đã vạch rồi, trong khi bao người còn đứng nói. Bao người nói cũng không thành một bước anh đi, một việc anh làm, theo đường đã vạch rồi. Ôi đường đã vạch rồi…. Như Cửu Long đổ vào Đông Hải, Đinh mệnh biến anh thành dòng huyết nhục cội nguồn tan biến vào ngàn khơi. Tôi chưa hề biết anh Mà hình dung ra những con đường mang dấu chân anh. Từ bầu trời rực nắng của tháng sáu Paris mùa oi ả, khi âm nhạc đổ dồn vào phốxá tưng bừng. Ai đó còn nghe tiếng kèn đồng của người nhạc sĩ vỉa hè…. Qua đến tháng mười hai, mưa tuyết Paris phủ trắng dòng sông Seine. Đâu đây vang vọng tiếng Hồ Cầm trong giai điệu cuối cùng Còn văng vẳng tấu khúc không trọn vẹn của Schubert trước khi đêm xuống làm đứt ngang giấc mộng. Những nơi chốn anh đã nằm,ngồi, cười, nói, đã suy tư, đã uất nghẹn, từ Đà Lạt đến Paris. Từ Paris quay lại những nẻo đường đất nước. Anh đã trở về. Ôi lục tỉnh lầm than, nơi bùn lầy nước đọng, con rồng Lạc Long của Biển Đông đã u sầu câm nín vì xác người làm bạc sóng kêu than. Này đây biên giới, Này đây rừng nước với cù lao Này đây những con người vất vưởng trong trại tù, trong nghèo đói., trong chính sách tiêu diệt hết một thế hệ phải buông súng, chịu cúi đầu. Anh đã thấy, đã nhìn, và đã biết, Đã chua xót, đã đau lòng, Đã bất nhẫn,đã buồn hiu. Ngày một ngày hai, Anh đội đá vá trời, Dầm mưa , dãi nắng, Giã từ nhung lụa, Chối bỏ vinh thân. Tất cả Đưa bàn chân anh tới, Lót đường cho anh đi, Đẩy anh về Cha, Cho anh xa rời Mẹ. Ôi đường vào dân tôc là túi mật của kẻ tử tù.Ôi Cửu Long, Cù Lao Cát, Đà lạt, Sài Gòn, Paris, và Biên Giới. Tuồng diễn trâng tráo nhà hát lớn, vách tường vô nhân cay nghiệt nhà lao, và tiếng súng nổ sau cùng…. Tôi chưa hề biết anh, Nhưng đã nghe nhân loại kể chuyện những con người không chịu chết, chỉ biết khuất phục trước hai sức mạnh : Tình Yêu và Tổ Quốc. Trong anh, Tình yêu chưa một lần đến, Mà Tổ Quốc đã một lần đưa. Tôi chưa hề biết anh Nhưng đã khóc ngày anh nằm xuống. Anh nằm xuống như cha già đã nằm xuống, Anh nằm xuống cho mẹ già đứng bên cạnh biểu ngữ trước nhân loại, khi nước mắt xót thân con phải chảy ngược vào lòng. Trên con đường Thiên Lý và Thiên Cổ Bên vong linh những Thiên Tài không chịu chết…. Anh đã đi vào Thiên Thu. Tôi chưa hề biết anh Đứng chơ vơ bên này bờ đại dương, tôi sẽ gọi tên anh cho tất cả những thiếu nữ có ánh mắt làn môi Gina Lollobrigida ngoài lòng đất nước, con tim vẫn óng ánh đường gươm của rừng già Mê Linh, nơi mà tùng bách ngàn đời còn đứng vững, đôi chân son còn mang guốc mộc của nàng Thanh Hóa, muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, trên con đường anh đã đi qua, Trong âm thầm, Tôi sẽ gọi tên anh cho tất cả những nam nhân ở ngưỡng cửa học đường, mặc áo len,mang giấc mộng kinh bang tế thế, Trên viền môi cong nghịch ngợm, nói tiếng Anh, tiếng Pháp, nhưng vẫn đánh vần chữ Việt, Đôi mắt hiền lương đọc Camus, Steinbeck, nhưng trên diện mạo vẫn còn phảng phất vầng trán vuông và chiếc cằm vuông Nguyễn Thái Học…. Ngày xưa, đã có người viết sử cho 13 người trai trẻ lên đoạn đầu đài…. Nay mai, ai sẽ là người viết sử do anh làm ra, Nhánh thông non, Cây cao rừng già, TRẦN VĂN BÁ TRẦN VĂN BÁ Vì thế Tôi chưa hề biết anh, Nhưng sẽ gọi tên anh, Những sáng tuyết trắng trời Tây, Những trưa nắng khét sa mạc bên này biển, Khi người nhạc sĩ blue jazz đã buông kèn đồng trong hầm rươu tối Khi tiếng réo rắt cuối, cùng Hồ Cầm đã ngừng giai điệu. Tôi sẽ gọi tên anh, Trong trầm tư mộng mị, Trong thương nhớ u hoài, Trong ánh nến lung linh tôi thắp trong lòng, ngọn nến không bao giờ tắt, cho riêng anh. Tôi chưa hề biết anh Nhưng đã gọi tên anh TRẦN VĂN BÁ.” AnhTrần Văn Bá là niềm tự hào của chúng ta vì Anh đã làm rạng danh khắp mọi nơi.Tại Liège, Bỉ Quốc và tại Pháp đều có dựng bia vinh danh Trần Văn Bá. Tại thành phố Falls Church, tiểu Bang Virginia cũng có con đường mang tên Trần Văn Bá.Tổ chức Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản ( Victims Of The Communism Memorial Foundation ) hằng năm trao tặng Huy Chương TựDo Truman-Reagan cho những cá nhân hay tổ chức đã kiên cường tranh đấu cho tựdo, dân chủ và chống chủ nghĩa cộng sản cùng chế độ độc tài trên thế giới. Huy chương nầy mang hình ảnh của hai vị Tổng Thống nổi tiếng chống cộng của Hoa Kỳlà TT Truman và TT Reagan.Nhiều nhân vật nổi tiếng được trao tặng huy chương nầy như : cựu TT Tiệp Khắc Vaclav Havel, cựu TT Balan Lech Welesa,Elena Bonner, Đức Giáo Hoàng John Paul II, Major General John Singlaub ..v..v..Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị VOCMF nêu trên đã bày tỏ niềm hãnh diện, gọi Trần Văn Bá là “ Chiến Sĩcho Tự Do, chiến sĩ Chống Cộng Sản “ và đã chọn Anh để trao tặng Huy Chương TựDo Truman-Reagan cao quý nầy. Ký giả Tú Gàn đã nhận định :“ Phương danh Trần Văn Bá không những được ghi nhận vĩnh viễn vào lịch sử các anh hùng của dân tộc mà còn được ghi vào lịch sửcủa các anh hùng chống Cộng Sản của nhân loại.”
Anh Trần Văn Bá và các chiến hữu của Anh là những đứa con yêu của Tổ Quốc Việt Nam, là niềm tự hào của Cộng Đồng Người Việt hải ngoại và đồng bào trong nước. Sự ra đi của Anh và các chiền hữu của Anh đãđể lại nhiều tiếc nuối, thương cảm không nguôi cho biết bao người. Và khi đón Anh và các chiến hữu của Anh hòa nhập vào Hồn Thiêng Sông Núi Việt Nam, chắc những anh hùng liệt nữ vị quốc vong thân , nhất là CụPhan Bội Châu, rất hãnh diện vì các Anh là những hậu duệ đã “ Sống Vì Nước, Sống vì Dân” và cũng đã “ Chết Vì Nước, Chết Vì Dân “ !!!!
Tinh thần TRẦN VĂN BÁ bất diệt. Thương Anh biết bao ! Phục Anh biết bao ! Kính Anh biết bao !!!
“MẸ VIỆT NAM” ơi, Mẹ dạy chúng con phải thương yêu nhau nhưng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tàn sát không biết bao nhiêu nhân tài của Đất Nước, đã giết hằng triệu đồng bào trong cuộc chiến phi nhân phi nghĩa…, và hiện nay vẫn tiếp tục phản dân hại nước…thì chúng con phải làm sao ?!?!?! Quý đồng hương ơi, Đảng Cộng Sản Viêt Nam là tội đồ của dân tộc, xin quý đồng hương đừng vì lợi nhỏ mà nối giáo cho Viêt Cộng độc tài thối nát, buôn dân bán nước, tàn phá xã hội suy đồi,Tổ Quốc tan hoang .! Lý Ngọc Cương ( Melbourne )
Tài liệu tham khảo : – “ Hồi ký của Võ Long Triều ; – “Trần Văn Bá, anh hùng tử, khí hùng bất tử “ của Ô. Việt Hải, LA, Hoa Kỳ- Tuần Báo Dân Việt, Thứ Sáu 11.1.2006 ; – “ Bài-thơ-xuôi-cho Trần Văn Bá “ của Uyên Nicole Dương ( Như Nguyện ) Jan. 2007- Carolina Việt Báo, Năm Thứ ba số 26 tháng 2/2007; – “ Thành phố Paris dựng bia vinh danh chiến sĩ đấu tranh Trần văn Bá “- Tuần Báo Nhân Quyền số 1155- 22.7.2008; – “ Trần Văn Bá xứng đáng được vinh danh “ của Nam Sơn Trần văn Chi- Việt Luận số 2220 – Thứ sáu 23.11.2007 ; – “ Anh hùng Trần Văn Bá, DB. Rohrabacher và Horwath được trao tặng Huy Chương Tự Do Truman-Reagan “ của Phan Quang Việt, Việt Luận số 2218, Thứ sáu 16.11.2007.
Tính thưa qúy đồng hương và qúy anh chị em sinh viên học sinh thân mến
Cách đây 27 năm, cũng vào ngày này 8/1/1985, anh Trần Văn Bá, chủ tịch và cũng là con chim đầu đàn của THSV Paris đã bị hành quyết cùng với hai chiến hữu của anh là ông Hồ Thái Bạch và Lê Quốc Quân tại Saigon mà nguyên nhân dẫn đến cái chết oanh liệt đi vào sử xanh đã được Ban Tổ Chức trình bày trong phần tiểu sử Trần Văn Bá.
Tôi những tưởng thời gian là một liều thuốc nhiệm màu xoa dịu và hàn gắn được những mất mát đau thương trong đời người. Thế nhưng thời gian đã không xóa nhoà được hình bóng người bạn mang tên Trần Văn Bá mà mỗi lần nhắc đến chúng tôi không ngăn được nghẹn ngào thương tiếc. Trong bầu không khí trang nghiêm tưởng niệm vị anh hùng dân tộc TVB tại nơi đây, tôi xin mạn phép được chia sẻ cùng qúy vị cảm nghĩ của một người sinh viên đàn em trong THSVP viết về bậc đàn anh và cũng là con chim đầu đàn của THSVP ở thập niên 1970 và đầu thập niên 80.
Kính thưa qúy vị,
Có lẽ trên thế gian này ai mà chả tham sống sợ chết. Sợ là vì không muốn mất đi hạnh phúc hay những của cải vật chất mà mình đã vất vả tạo được trong cuộc đời. Sợ vì thế giới bên kia cửa tử là một dấu chấm hỏi đầy bí hiểm gây hoang mang và bất an cho loài người. Sợ là vì con người dù có quyền lực đến mấy cũng đành phải bó tay nộp mạng khi Thần Chết tìm đến mình. Câu “Sinh bệnh lão tử” là một thực tế phản ảnh cái chết của đại đa số trong nhân loại: chết vì bệnh tật, chết vì già. Nếu có cơ hội chứng kiến các bịnh nhân dồn tất cả ý chí năng lực chống lại thần chết một cách tuyệt vọng để rồi cũng đành bó tay ra đi trong nước mắt thì mới thấy rằng con người dù có tài giỏi đến mấy cũng không thoát khỏi thần chết. Hoặc là nếu có nhìn thấy quan tài đổ lệ thì mới thấy thấm thía câu nói trong dân gian: “Khi nào ông Trời gọi là xách áo đi thôi”, một câu nói nghe như đùa nhưng lại ẩn triết lý thâm thúy về đạo và đời.
Tuy nhiên trên đời này đôi khi cũng xảy ra những cái chết hi hữu đứng ngoài quy luật “sinh bệnh lão tử” của những con người đặc biệt không sợ chết và thản nhiên chết để không phản bội lý tưởng của mình. Cái chết của anh Trần Văn Bá, cựu chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris bị chế độ Cộng sản Việt Nam hành quyết tại Sài Gòn ngày 8/1/1985 là một thí dụ điển hình. Ngày hôm đó, cái tên Trần Văn Bá đã đi vào lịch sử Việt hào hùng vì anh đã chọn lấy cái chết và đã dám chết cho lý tưởng tự do dân chủ và quyền làm người của đồng bào anh.
Tại sao lại nói rằng anh đã chọn cái chết của anh? Đúng vậy, anh biết thừa rằng con đường anh chọn là một con đường gian khổ chông gai, một phần sống mười phần chết, và anh đã thổ lộ điều đó nhiều lần với bạn bè. Phải nhớ rằng ở thời buổi đầu thập niên 1980, Cộng sản Việt Nam không những là một chế độ toàn trị, một guồng máy công an dữ dằn, mà còn là một bọn người từ rừng rú mới lên thành phố, tự hào trong cái ngu dân của chúng và kiêu ngạo trong lòng hận thù sắt máu gần như vô hạn đối với những ai dám đương đầu với chúng. Bước vào vùng đất của chúng chẳng khác gì bước vào hang thú dữ. Và rơi vào tay chúng kể như là nắm chắc phần chết trong tay.
Biết vậy mà anh Bá vẫn dấn thân vào con đường ấy. Và cho tới giờ phút chót khi bị chúng hành quyết, anh đã nhận lấy cái chết một cách bình thản, giản dị, không kèn không trống – gần như xuề xòa, như trong suốt cuộc đời anh đã luôn luôn cư xử. Không một lời xin tha tội, vì anh biết rằng việc anh làm chẳng phải là một tội tình gì. Không một câu van nài sự khoan hồng của kẻ thù, vì anh không thể để cho kẻ thù ấy vênh váo vỗ ngực là khoan dung. Không, không có tất cả những thứ ủy mị đó mà người ta thấy xảy ra quá nhiều thời nay, mà chỉ có sự chấp nhận con đường mình đi – một con đường dẫn tới sự tận cùng của nó là cái chết thản nhiên tưởng chừng nhẹ như lông hồng.
Ngày 8/1 là một ngày đặc biệt đau buồn tiếc nuối đối với mọi anh chị em trong Tổng hội Sinh viên Paris chúng tôi, dù già dù trẻ, dù cũ dù mới. Tiếc thương một người bạn, người đàn anh dẫu đã trở về cát bụi nhưng vẫn sống mãi trong chúng tôi. Riêng đối với tôi, mỗi khi kim thời gian điểm số 8 tháng 1, tôi cảm thấy nhức nhối trong tim khi nhớ đến hình ảnh anh. Tôi không thể nào quên được giây phút xúc động lần đầu tiên xảy ra trong cuộc đời sang tác nhạc của mình, không làm sao ngăn được giòng lệ tuôn rơi theo tiếng đàn và lời thơ mà tôi muốn viết về anh – gần như một sự đẻ đau mà có lẽ không ai muốn nó xảy ra cho mình. Những năm về sau, trong ngày này, tôi vẫn thường thầm nhắn với vong linh người đã khuất rằng dẫu xác thân anh đã trở về lòng đất mẹ nhưng tinh thần anh vẫn còn đây. Ngọn lửa đấu tranh bất khuất Trần Văn Bá vẫn còn đang soi sáng bước đường của chúng tôi và muôn đứa con khác nữa của dân tộc Việt.
Kính thưa qúy vị,
Nếu bây giờ có ai hỏi tôi tinh thần Trần Văn Bá là gì thì có lẽ tôi sẽ trả lời vỏn vẹn ba chữ: “Không sợ chết”.
Chỉ có ba chữ ấy thôi sao?
Vâng thật đúng như thế !
Thường khi muốn hiểu tinh thần của một vị anh hào đã khuất, người ta hay trích ra những câu văn bóng bẩy, những lời nói hùng hồn hay những bài phân tích sâu sắc của người ấy. Nhưng với anh Bá thì khác hẳn. Tất cả con người của anh, cùng mọi chuyện anh làm hình như đều đượm chất khiêm tốn không chút hoa hòe, phảng phất một niềm u uất không giải bày, và chan chứa một sức mạnh dữ dội ở bên trong không hề có ý muốn tìm đường bộc lộ ra bên ngoài. Anh Bá để lại rất ít bài viết, lời nói, dù là cho những bạn bè thân thiết nhất của anh. Anh không là một nhà phân tích nhiều lời và cũng chẳng phải là một nhà tư tưởng hùng biện. Anh không là một người lãnh đạo với khả năng tổ chức xuất chúng và cũng chẳng phải là một lãnh tụ hô hào lớn tiếng để kêu gọi người ta theo mình. Thế nhưng bảo rằng anh không có tư tưởng, không lãnh đạo và không nêu gương sáng thì hoàn toàn sai đó. Trần Văn Bá là tất cả những điều này, nhưng khác với đại đa số chúng ta, anh không nói lên bằng lời mà bằng chính cuộc đời của anh.
“Không sợ chết” có nghĩa là cái chết chỉ là một cái gì nhỏ tí xíu so với hoài bão mà anh dành cho đất nước. “Không sợ chết”, là ngay chính bản thân anh cũng chỉ là một phân tử vô nghĩa trong đại cộng đồng dân tộc, sẵn sàng từ bỏ cái riêng của mình để hiến tất cả cho cái chung. Và đó cũng là lý do tại sao tôi dám cả quyết rằng cái chết của anh vượt ra ngoài cái lý của bệnh và lão để nhập vào sự sống vĩnh cửu của con người.
Tôi nghĩ – bình thản như không có gì – anh đã nhập vào dòng lịch sử của dân tộc Việt và nhân loại. Ngay cả khi nhập vào đó, có lẽ chính anh cũng không có mảy may ý nghĩ nào rằng anh đã trở thành một bậc anh hùng!
Ngày hôm nay khi viết về Trần Văn Bá, vị anh hùng được trao tặng huân chương Tự Do Truman-Reagan ngày 15/11/2007, tôi chợt nhớ đến câu nói bất tử “Chết không thành công thì cũng thành nhân” của Nguyễn Thái Học, vị anh hùng liệt sĩ lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng đã thản nhiên lên máy chém miệng hô to “Việt Nam muôn…” cùng với 12 đồng chí của mình tại Yên Bái vào đêm 17/6/1930. Cũng giống như Nguyễn Thái Học, dẫu chết chưa thành công nhưng Trần Văn Bá đã thành nhân. Tuy chưa thực hiện được lý tưởng mà mình đeo đuổi nhưng anh đã thắng được một chiến thắng còn lớn hơn nữa, đó là chiến thắng chính mình: …không sợ chết! Không có chiến thắng nào vẻ vang cho bằng chiến thắng nỗi sợ lớn nhất.
Kính thưa qúy vị,
Cũng vào ngày này 8/1/1985 cách đây 27 năm, tôi đã trải qua một giấc mơ kinh hoàng mà tôi không thể nào quên được hình ảnh người trong mộng. Anh TVB đã đứng cạnh đầu giường tôi người be bét máu me, nói với tôi rằng: “ Moi chết rồi. ND nhắn với các anh em đừng bỏ cuộc”. Nhìn ánh mắt đầy thần lực u uẩn phẫn uất tôi lạnh người giật mình thức giấc cùng một lúc bóng anh vụt biến mất. Mồ hôi vã đầm đìa tôi run rẩy kể lại cho anh PVH hay điềm báo mộng đó. Chỉ vài giờ sau TV Úc thông tin anh TVB đã bị CSVN hành quyết cùng với 2 chiến hữu của anh ông Hồ Thái Bạch và Lê Quốc Quân.
27 năm trời lặng lẽ trôi qua. Ngày 8/1 năm nay lại đến với tôi trong bầu không khí tưởng niệm TVB tại Đền thờ Quốc Tổ. Sự hiện diện của qúy bác cao niên qúy vị đồng lứa tuổi với anh Bá, và đặc biệt của các bạn trẻ tại nơi đây bên cạnh lá cờ vàng ba sọc đỏ mà anh Bá thà chết để bảo vệ lá cờ chính nghiã đó, đã đem lại cho tôi niềm tự hào để có thể khẳng định với người đã khuất rằng: “ Anh Bá ơi, sự hy sinh của anh không hề vô ích. Kể từ ngày anh trở về lòng đất mẹ, những người bạn đồng chí hướng với anh vẫn “không bỏ cuộc”. Cái ý chí quyết tâm không đầu hàng bạo quyền qua lời khẳng định “Ta còn sống đây”, đầy thách đố bạo quyền với rừng cờ vàng va sọc đỏ và bài quốc ca lần đầu tiên ngạo nghễ xuất hiện ở hải ngoại sau 30/4/75 trong đêm Tết THSVP Bính Thìn 1976, đã trở thành ngọn đuốc đấu tranh lan nhanh khắp Âu Châu và thế giới, để rồi ngày hôm nay bài quốc ca và lá cờ vàng chính nghiã đã hiện diện bình thường ở tất cả những nơi nào có Nguời việt tỵ nạn CS cư ngụ. Ngay trong giờ phút này tại đền thờ Quốc Tổ, cách Paris và nơi anh an nghỉ hàng ngàn dặm, tinh thần “Ta còn sống đây” vẫn còn đó. Đồng bào ta và đặc biệt tuổi trẻ VN ở Úc nói riêng và khắp nơi trên thế giới nói chung vẫn kiên cường đi tiếp con đường cứu quốc mà định mạng oan khiên đã khiến anh phải bỏ dở dang hành trình cao cả đó.
Một nén trầm hương tự tình dân tộc xin gửi về mộ phần xa xăm để tưởng nhớ đến anh, Trần Văn Bá, người bạn và đàn anh THSVP đã một thời chia sẻ ngọt bùi với các đàn em tại Bagneux, Bourg-La-Reine, Monges, Cité Internationale, MPF, Damesmes, Maubert, Château des Rentiers, Saint Roch… trên suốt hành trình đấu tranh đòi tự do dân chủ nhân quyền cho người Việt Nam từ Paris qua các nẻo đường Châu Âu và khắp thế giới.
(Để tưởng nhớ đến những liệt sĩ Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch)
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 27 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết!
Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ 27 (hai mươi bảy) của các anh, tôi bùi ngùi nhớ lại. Vào khoảng giữa tháng 12 năm 1984, nhân khi rảnh rang tôi mở truyền hình lên xem và hết sức bàng hoàng khi nghe cô xướng ngôn viên người Mỹ loan tin “một số người Việt từ hải ngoại về nước âm mưu lật đổ phỉ quyền cộng sản Việt Nam và bị bắt giữ…”. Tuy nghe tiếng được tiếng mất nhưng tôi cũng hiểu đa số các anh từ Pháp trở về. Thế là ngày này qua ngày khác, tôi luôn theo dõi tin tức vào buổi tối và được biết thêm tên tuổi và xuất xứ của các anh: Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch v.v…
Qua truyền hình tôi thấy Cộng đồng người Việt (CĐNV) ở trong nước và ở hải ngoại, đặc biệt là tại Pháp thân nhân của các anh đã tìm cách nhờ chính quyền Pháp và thế giới tự do can thiệp đòi cộng sản Việt Nam (csVN) trả tự do cho các anh. Oái ăm thay, chẳng ai biết rõ các anh – những người trai anh dũng thuộc tổ chức kháng chiến nào (?) nhưng giống như anh hùng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ lên đoạn đầu đài vào năm 1930, các anh đã bị cộng sản tuyên án tử hình và bị hành quyết vào ngày 8.1.1985.
Nhân ngày giỗ 27 năm, tôi xin được dành vài giây phút tưởng nhớ đến các anh, vinh danh sự hy sinh cao cả của các anh, để rồi lại suy tư …
Anh Bá, anh Quân, anh Bạch ….!
Tôi biết các anh là cựu sinh viên, là những người đang có một tương lai đầy xán lạn nhưng các anh không màng, đã bỏ hết tất cả để đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Than ôi, chí cả không thành nên các anh đành sa cơ thất thế và hy sinh cho lý tưởng khi tuổi đời còn quá trẻ, nhưng tên tuổi của các anh mãi mãi được vinh danh trong công cuộc đấu tranh với chế độ cộng sản bạo tàn.
Giờ đây, nghĩ đến các anh tôi lại xót xa khi nhìn thấy đồng hương của các anh, đồng hương của tôi – những người một thời đã bị csVN bạc đãi phải liều mình bỏ nước ra đi, những “ngụy quân, ngụy quyền” đã từng bị cộng sản giam cầm, bắt học tập lâu năm tại các vùng Bắc Việt hẻo lánh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Cổng Trời …, cũng như một số sinh viên một thời cùng đứng chung với anh trên một chiến tuyến, nay đã và đang sắp hàng xin phép cộng sản để được trở về du lịch Việt Nam sau khi họ có một đời sống ổn định, sung túc tại những quốc gia cho phép họ đến tị nạn và định cư sau tháng tư đen 1975. Họ đã chóng quên, ngày nào họ đã bị phỉ quyền cộng sản cầm tù, truất quyền công dân, bị xếp vào thành phần phản quốc, phản cách mạng, ngụy quân, ngụy quyền khi còn ở trong nước; rồi sau đó được cộng sản liệt vào thành phần “đĩ điếm, trây lười lao động” khi họ may mắn đào thoát được đến bờ tự do vào thập niên 80. Đến nay họ bỗng dưng trở thành “những Việt kiều yêu quê hương xứ sở Việt Nam (?)” cũng từ miệng lưỡi của những kẻ một thời đã buộc tội họ!
Nếu các anh còn sống chắc các anh cũng sẽ như tôi lắc đầu ngao ngán khi nhìn thấy những nghịch cảnh này. Chắc chúng ta sẽ tự hỏi, tại sao những người này, một thời (đứng trước anh em sinh viên du học thời VNCH) đã to tiếng vỗ ngực bảo “chỉ có chúng tôi, những người vượt biên, vược biển mới là những người tị nạn chân chính”, nay họ lại có thể nhắm mắt, quay mặt (180 độ!) làm ngơ để trở về Việt Nam vui chơi trong khi biết bao đồng hương khác ở VN: già có, trẻ có đang gào thét vì đói, đang lớn tiếng tranh đấu cho đạo pháp, cho tự do tại quê nhà, người thì bị vào tù ra tội và thậm chí có nhiều người đã tự thiêu và đang sẵn sàng chết cho một nước Việt Nam tự do dân chủ!. Cái khôi hài là hiện vẫn còn nhiều sinh viên du học thời VNCH sau khi xin “tỵ nạn chính trị” ở các quốc gia Nhật, Úc, Đức, Pháp, Hoa Kỳ… dầu số người này có đầy đủ điều kiện (từ địa vị cho đến tài chánh) để “áo gấm về làng” nhưng số sinh viên VNCH này vẫn còn chút sĩ khí, vẫn ngạo nghễ không chịu khuất phục hạ mình “đệ đơn xin cộng sản cấp chiếu khán về du lịch VN” theo cơ chế “XIN-CHO” của csVN và họ vẫn chấp nhận cuộc sống lưu vong kể từ khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam cho đến ngày nay.
Theo tôi biết, ngày xưa trong số các anh đã có người đến bờ tự do này bằng máy bay để rồi bỏ tất cả, âm thần băng rừng, vượt núi tìm đường trở về quê mẹ hầu giải phóng quê hương khỏi ách cộng sản… Cũng một lối đi, các anh đi bằng máy bay, trong khi đó, nhiều người đồng hương của chúng ta trước đây đã phải vượt qua bao nhiêu hiểm nguy, băng rừng, vượt biển để được đến định cư tại các nước tự do.
Cũng một lối về, nhưng các anh đã hiên ngang chọn đường về gian khổ. Còn đồng hương tị nạn cộng sản (?) của các anh nay lại trở cờ đã đốt giai đoạn chọn đường về (đường nào cũng dẫn tới La Mã mà!), ung dung ngồi máy bay trở về quê hương, nơi họ đã bỏ lại đàng sau thân nhân, bạn bè, tài sản để đi tìm sự sống; nơi mà chính họ đã từng bị cướp đoạt quyền làm người, bị đấu tố, bị đưa đi vùng kinh tế mới hay bị cộng sản chiếm đoạt tài sản v.v… Nhiều kẻ mà khi các anh còn sống đều nghe biết như ông tướng tàu bay (bỏ chạy trước 30.4.1975) một thời nắm vận mạng quốc gia VNCH hay ông nhạc sĩ khá nổi tiếng, vài nhà văn, một số ca sĩ, mấy ông trí thức v.v… bỗng dưng la lên rằng họ “nhớ nhà, thương nước” cũng quay lưng “về quê”. Chưa hết đâu các anh nọ, thay vì biết điều tốt nhất nên im lặng, mấy ông “một thời chống cộng thứ thiệt này” lại tán tận lương tâm sẵn lòng đóng vai cò mồi tuyên bố ngợi khen cộng sản Việt Nam (csVN) rùm beng nữa mới đáng nói chứ, nghe sao mà nghịch nhĩ quá. Cuộc đời và lòng người chỉ vì vài quyền lợi nho nhỏ đã đổi trắng thay đen ….
Cá nhân tôi đôi khi tự hỏi, các anh đã hy sinh cho ai?. Những người khác, sau các anh cũng cùng chung số phận như Võ Hoàng, Tướng Hoàng Cơ Minh v.v…. đã hy sinh cho ai? Riêng đối với những kẻ trở cờ, vài kẻ đã không biết hổ thẹn với lương tâm lại còn bày đặt lớn lối nói “tôi về VN công tác” (?) và sau khi đi “công tác về thăm VN” xong ra lại nước ngoài khen nức nở, không ngượng miệng là bây giờ bia ôm uống hết sẩy, toàn mấy em trẻ đẹp ngon lành thì không biết có phải họ là số người mà csVN đã (chơi chữ, đánh phủ đầu) ám chỉ là thành phần “đĩ điếm, trây lười lao động”? (lý do đơn giản cộng sản (cs) nói và định nghĩa như thế, trước trốn chạy ra nước ngoài nguyền rủa csVN, bây giờ họ lại âm thầm làm đơn xin cs cho về du lịch VN thì còn gì nữa để phân bua, nếu cs (nhếch môi cười khẩy) nửa đùa nửa thật có nói: thấy chưa những gì đảng và nhà nước nói đâu có sai, thì thành phần này cũng đành “miệng tuy ngậm bồ hòn mà vẫn phải khen ngọt!”. Hỏi thì đã hỏi, nhưng (có thể vì tế nhị) chúng tôi vẫn chưa tìm ra được một câu trả lời chính xác!
Tôi cũng muốn tâm sự cùng các anh là cộng đồng người Việt chúng ta chỉ có một số ít thành phần trở cờ nêu trên. Tôi hy vọng và hết sức tin tưởng vì đây đó tôi vẫn còn thấy những khuôn mặt trẻ đầy nhiệt tình, đang hăng say nối gót các anh để tiếp tục con đường mà các anh chưa trọn bước…
Đâu đó, tôi vẫn còn nghe vang vọng tiếng hát:
Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi, Các anh đi, biết bao giờ trở lại?
Dù các anh không bao giờ trở lại nữa nhưng hình bóng các anh lúc nào cũng hiện hữu trong tim chúng tôi, trong lòng những người thuộc thế hệ đàn em vẫn còn giữ vững lập trường, niềm tin cũng như đang cố gắng sống “thật lòng” với chính mình – những người mang đúng ý nghĩa tư cách tị nạn chính trị! (Xin các vị nào nói rằng tôi là kẻ tị nạn chính trị mà đi đi về về VN như đi chợ (dù bất cứ dưới hình thức nào) đừng lạm dụng những từ này, theo định nghĩa của công ước quốc tế).
Tôi chưa bao giờ quen biết các anh, chưa một lần hội kiến hay nghe các anh nói chuyện khi các anh còn sống, nhưng lòng can đảm, sự hy sinh cao cả của các anh đã làm cho tôi và bao nhiêu người khác đem lòng ngưỡng mộ.
Không những nhiều người Việt tị nạn cộng sản kính phục mà ngay cả người ngoại quốc, những người tuy không chung giòng máu và màu da cũng rất ngưỡng mộ, kính phục các anh. Chúng tôi vui mừng và hãnh diện khi biết qua liên mạng là Quỹ Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (Victims of Comunist Memorial Foundation (VOCFM)) tại Washington DC/USA vinh danh anh Trần văn Bá và Anh đã được trao Huân Chương Tự Do Truman-Reagan 2007 (Truman-Reagan Medal of Freedom) dành riêng cho những người có công cũng như đã kiên trì trong công cuộc đấu tranh chống cộng sản hầu dành lại Tự Do, Độc Lập hay chống lại ý thức hệ cộng sản trên thế giới nói chung, đã được tổ chức vào tối ngày 15.11.2007 tại Toà Đại Sứ Hung Gia Lợi, (gồm ba người: anh hùng Trần văn Bá/Việt Nam, thuộc Mặt Trận Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam, người đã bị việt cộng hành quyết ngày 8-1-1985; dân biểu đảng Cộng Hòa Dana Rohrabacher thuộc tiểu bang California/USA là người đã góp nhiều công sức trong việc hoàn thành đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản đặt tại thành phố Washington DC vào tháng 6-2007 và Tiến sĩ Janos Hotvath của Hung Gia Lợi (Hungary), một nhà dân chủ đấu tranh chống lại cộng sản vào cuối thập niên 1940 và đồng thời cũng là người đã lãnh đạo cuộc cách mạng 1956 tại Hung Gia Lợi).
Hơn 20 năm, sau ngày bị việt cộng (vc) hành quyết dã man, anh Trần văn Bá (người đã hiên ngang từ chối không chịu ký tên nhận tội trong một phiên toà do cộng sản dàn dựng trong tháng 12-1984 để được ân xá và bị vc bắn chết sau đó) nhận được Huy Chương TỰ DO cao quý mang tên của hai vị Tổng Thống Mỹ, nổi tiếng chống cộng là TT Truman và TT Reagan.
Tên tuổi anh Trần văn Bá đã đi vào lịch sử những anh hùng chống cộng sản trên thế giới!
Có lẽ đây là cái tát tai đối với csVN vì Huy Chương Tự Do Truman-Reagan không những chỉ vinh danh, tưởng niệm một anh hùng người Việt Nam đã nhiệt tình, tranh đấu cho lý tưởng Tự Do cho Việt Nam nói riêng, người đã đặt tất cả niềm tin vào lý tưởng đó và cuối cùng hy sinh ngay cả mạng sống của mình, mà qua đó còn vinh danh luôn cả cho những ai đã hay đang tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, dù bất cứ ở đâu trên thế giới!
Pháp, nơi ngày xưa các anh cư trú, nay đang là mùa Đông buốt lạnh. Ngày thứ Bảy 7-1-2012, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris tổ chức Lễ Tưởng Niệm anh hùng Trần văn Bá, từng là chủ tịch của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam ở Paris/Pháp vào thập niên 1970…. Và Tết Dương Lịch đã qua, cộng đồng người Việt chúng ta trong và ngoài nước đang chuẩn bị chào đón Xuân Nhâm Thìn. Chắc chắn rằng cũng có một số người “tị nạn” đang sinh sống ở hải ngoại chuẩn bị về Việt Nam vui chơi ăn Tết – nơi mà các anh đang nằm yên đâu đó! Tôi chạnh lòng nghĩ đến các anh và tự hỏi, hẳn các anh có yên giấc nghìn thu hay không?
Anh Bá, anh Quân, anh Bạch…, xin được gởi đến các anh một nén hương và những giòng tâm sự này của tôi, một kẻ tha hương đang sửa soạn đón Xuân Nhâm Thìn buồn tẻ, ảm đạm nơi xứ người nhân ngày giỗ lần thứ hai mươi bảy của các anh, những người trai anh dũng, những Liệt Sĩ đã hy sinh cho Lý Tưởng TỰ DO!
(Để tưởng nhớ đến những liệt sĩ Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch)
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 27 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ 27 (hai mươi bảy) của các anh, tôi bùi ngùi nhớ lại. Vào khoảng giữa tháng 12 năm 1984, nhân khi rảnh rang tôi mở truyền hình lên xem và hết sức bàng hoàng khi nghe cô xướng ngôn viên người Mỹ loan tin “một số người Việt từ hải ngoại về nước âm mưu lật đổ phỉ quyền cộng sản Việt Nam và bị bắt giữ…”. Tuy nghe tiếng được tiếng mất nhưng tôi cũng hiểu đa số các anh từ Pháp trở về. Thế là ngày này qua ngày khác, tôi luôn theo dõi tin tức vào buổi tối và được biết thêm tên tuổi và xuất xứ của các anh: Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch v.v… Qua truyền hình tôi thấy Cộng đồng người Việt (CĐNV) ở trong nước và ở hải ngoại, đặc biệt là tại Pháp thân nhân của các anh đã tìm cách nhờ chính quyền Pháp và thế giới tự do can thiệp đòi cộng sản Việt Nam (csVN) trả tự do cho các anh. Oái ăm thay, chẳng ai biết rõ các anh – những người trai anh dũng thuộc tổ chức kháng chiến nào (?) nhưng giống như anh hùng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ lên đoạn đầu đài vào năm 1930, các anh đã bị cộng sản tuyên án tử hình và bị hành quyết vào ngày 8.1.1985. Nhân ngày giỗ 27 năm, tôi xin được dành vài giây phút tưởng nhớ đến các anh, vinh danh sự hy sinh cao cả của các anh, để rồi lại suy tư …
Anh Bá, anh Quân, anh Bạch ….! Tôi biết các anh là cựu sinh viên, là những người đang có một tương lai đầy xán lạn nhưng các anh không màng, đã bỏ hết tất cả để đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Than ôi, chí cả không thành nên các anh đành sa cơ thất thế và hy sinh cho lý tưởng khi tuổi đời còn quá trẻ, nhưng tên tuổi của các anh mãi mãi được vinh danh trong công cuộc đấu tranh với chế độ cộng sản bạo tàn. Giờ đây, nghĩ đến các anh tôi lại xót xa khi nhìn thấy đồng hương của các anh, đồng hương của tôi – những người một thời đã bị csVN bạc đãi phải liều mình bỏ nước ra đi, những “ngụy quân, ngụy quyền” đã từng bị cộng sản giam cầm, bắt học tập lâu năm tại các vùng Bắc Việt hẻo lánh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Cổng Trời …, cũng như một số sinh viên một thời cùng đứng chung với anh trên một chiến tuyến, nay đã và đang sắp hàng xin phép cộng sản để được trở về du lịch Việt Nam sau khi họ có một đời sống ổn định, sung túc tại những quốc gia cho phép họ đến tị nạn và định cư sau tháng tư đen 1975. Họ đã chóng quên, ngày nào họ đã bị phỉ quyền cộng sản cầm tù, truất quyền công dân, bị xếp vào thành phần phản quốc, phản cách mạng, ngụy quân, ngụy quyền khi còn ở trong nước; rồi sau đó được cộng sản liệt vào thành phần “đĩ điếm, trây lười lao động” khi họ may mắn đào thoát được đến bờ tự do vào thập niên 80. Đến nay họ bỗng dưng trở thành “những Việt kiều yêu quê hương xứ sở Việt Nam (?)” cũng từ miệng lưỡi của những kẻ một thời đã buộc tội họ! Nếu các anh còn sống chắc các anh cũng sẽ như tôi lắc đầu ngao ngán khi nhìn thấy những nghịch cảnh này. Chắc chúng ta sẽ tự hỏi, tại sao những người này, một thời (đứng trước anh em sinh viên du học thời VNCH) đã to tiếng vỗ ngực bảo “chỉ có chúng tôi, những người vượt biên, vược biển mới là những người tị nạn chân chính”, nay họ lại có thể nhắm mắt, quay mặt (180 độ!) làm ngơ để trở về Việt Nam vui chơi trong khi biết bao đồng hương khác ở VN: già có, trẻ có đang gào thét vì đói, đang lớn tiếng tranh đấu cho đạo pháp, cho tự do tại quê nhà, người thì bị vào tù ra tội và thậm chí có nhiều người đã tự thiêu và đang sẵn sàng chết cho một nước Việt Nam tự do dân chủ!. Cái khôi hài là hiện vẫn còn nhiều sinh viên du học thời VNCH sau khi xin “tỵ nạn chính trị” ở các quốc gia Nhật, Úc, Đức, Pháp, Hoa Kỳ… dầu số người này có đầy đủ điều kiện (từ địa vị cho đến tài chánh) để “áo gấm về làng” nhưng số sinh viên VNCH này vẫn còn chút sĩ khí, vẫn ngạo nghễ không chịu khuất phục hạ mình “đệ đơn xin cộng sản cấp chiếu khán về du lịch VN” theo cơ chế “XIN-CHO” của csVN và họ vẫn chấp nhận cuộc sống lưu vong kể từ khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam cho đến ngày nay. Theo tôi biết, ngày xưa trong số các anh đã có người đến bờ tự do này bằng máy bay để rồi bỏ tất cả, âm thần băng rừng, vượt núi tìm đường trở về quê mẹ hầu giải phóng quê hương khỏi ách cộng sản… Cũng một lối đi, các anh đi bằng máy bay, trong khi đó, nhiều người đồng hương của chúng ta trước đây đã phải vượt qua bao nhiêu hiểm nguy, băng rừng, vượt biển để được đến định cư tại các nước tự do. Cũng một lối về, nhưng các anh đã hiên ngang chọn đường về gian khổ. Còn đồng hương tị nạn cộng sản (?) của các anh nay lại trở cờ đã đốt giai đoạn chọn đường về (đường nào cũng dẫn tới La Mã mà!), ung dung ngồi máy bay trở về quê hương, nơi họ đã bỏ lại đàng sau thân nhân, bạn bè, tài sản để đi tìm sự sống; nơi mà chính họ đã từng bị cướp đoạt quyền làm người, bị đấu tố, bị đưa đi vùng kinh tế mới hay bị cộng sản chiếm đoạt tài sản v.v… Nhiều kẻ mà khi các anh còn sống đều nghe biết như ông tướng tàu bay (bỏ chạy trước 30.4.1975) một thời nắm vận mạng quốc gia VNCH hay ông nhạc sĩ khá nổi tiếng, vài nhà văn, một số ca sĩ, mấy ông trí thức v.v… bỗng dưng la lên rằng họ “nhớ nhà, thương nước” cũng quay lưng “về quê”. Chưa hết đâu các anh nọ, thay vì biết điều tốt nhất nên im lặng, mấy ông “một thời chống cộng thứ thiệt này” lại tán tận lương tâm sẵn lòng đóng vai cò mồi tuyên bố ngợi khen cộng sản Việt Nam (csVN) rùm beng nữa mới đáng nói chứ, nghe sao mà nghịch nhĩ quá. Cuộc đời và lòng người chỉ vì vài quyền lợi nho nhỏ đã đổi trắng thay đen …. Cá nhân tôi đôi khi tự hỏi, các anh đã hy sinh cho ai?. Những người khác, sau các anh cũng cùng chung số phận như Võ Hoàng, Tướng Hoàng Cơ Minh v.v…. đã hy sinh cho ai? Riêng đối với những kẻ trở cờ, vài kẻ đã không biết hổ thẹn với lương tâm lại còn bày đặt lớn lối nói “tôi về VN công tác” (?) và sau khi đi “công tác về thăm VN” xong ra lại nước ngoài khen nức nở, không ngượng miệng là bây giờ bia ôm uống hết sẩy, toàn mấy em trẻ đẹp ngon lành thì không biết có phải họ là số người mà csVN đã (chơi chữ, đánh phủ đầu) ám chỉ là thành phần “đĩ điếm, trây lười lao động”? (lý do đơn giản cộng sản (cs) nói và định nghĩa như thế, trước trốn chạy ra nước ngoài nguyền rủa csVN, bây giờ họ lại âm thầm làm đơn xin cs cho về du lịch VN thì còn gì nữa để phân bua, nếu cs (nhếch môi cười khẩy) nửa đùa nửa thật có nói: thấy chưa những gì đảng và nhà nước nói đâu có sai, thì thành phần này cũng đành “miệng tuy ngậm bồ hòn mà vẫn phải khen ngọt!”. Hỏi thì đã hỏi, nhưng (có thể vì tế nhị) chúng tôi vẫn chưa tìm ra được một câu trả lời chính xác! Tôi cũng muốn tâm sự cùng các anh là cộng đồng người Việt chúng ta chỉ có một số ít thành phần trở cờ nêu trên. Tôi hy vọng và hết sức tin tưởng vì đây đó tôi vẫn còn thấy những khuôn mặt trẻ đầy nhiệt tình, đang hăng say nối gót các anh để tiếp tục con đường mà các anh chưa trọn bước… Đâu đó, tôi vẫn còn nghe vang vọng tiếng hát:
Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi, Các anh đi, biết bao giờ trở lại?
Dù các anh không bao giờ trở lại nữa nhưng hình bóng các anh lúc nào cũng hiện hữu trong tim chúng tôi, trong lòng những người thuộc thế hệ đàn em vẫn còn giữ vững lập trường, niềm tin cũng như đang cố gắng sống “thật lòng” với chính mình – những người mang đúng ý nghĩa tư cách tị nạn chính trị! (Xin các vị nào nói rằng tôi là kẻ tị nạn chính trị mà đi đi về về VN như đi chợ (dù bất cứ dưới hình thức nào) đừng lạm dụng những từ này, theo định nghĩa của công ước quốc tế). Tôi chưa bao giờ quen biết các anh, chưa một lần hội kiến hay nghe các anh nói chuyện khi các anh còn sống, nhưng lòng can đảm, sự hy sinh cao cả của các anh đã làm cho tôi và bao nhiêu người khác đem lòng ngưỡng mộ. Không những nhiều người Việt tị nạn cộng sản kính phục mà ngay cả người ngoại quốc, những người tuy không chung giòng máu và màu da cũng rất ngưỡng mộ, kính phục các anh. Chúng tôi vui mừng và hãnh diện khi biết qua liên mạng là Quỹ Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (Victims of Comunist Memorial Foundation (VOCFM)) tại Washington DC/USA vinh danh anh Trần văn Bá và Anh đã được trao Huân Chương Tự Do Truman-Reagan 2007 (Truman-Reagan Medal of Freedom) dành riêng cho những người có công cũng như đã kiên trì trong công cuộc đấu tranh chống cộng sản hầu dành lại Tự Do, Độc Lập hay chống lại ý thức hệ cộng sản trên thế giới nói chung, đã được tổ chức vào tối ngày 15.11.2007 tại Toà Đại Sứ Hung Gia Lợi, (gồm ba người: anh hùng Trần văn Bá/Việt Nam, thuộc Mặt Trận Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam, người đã bị việt cộng hành quyết ngày 8-1-1985; dân biểu đảng Cộng Hòa Dana Rohrabacher thuộc tiểu bang California/USA là người đã góp nhiều công sức trong việc hoàn thành đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản đặt tại thành phố Washington DC vào tháng 6-2007 và Tiến sĩ Janos Hotvath của Hung Gia Lợi (Hungary), một nhà dân chủ đấu tranh chống lại cộng sản vào cuối thập niên 1940 và đồng thời cũng là người đã lãnh đạo cuộc cách mạng 1956 tại Hung Gia Lợi). Hơn 20 năm, sau ngày bị việt cộng (vc) hành quyết dã man, anh Trần văn Bá (người đã hiên ngang từ chối không chịu ký tên nhận tội trong một phiên toà do cộng sản dàn dựng trong tháng 12-1984 để được ân xá và bị vc bắn chết sau đó) nhận được Huy Chương TỰ DO cao quý mang tên của hai vị Tổng Thống Mỹ, nổi tiếng chống cộng là TT Truman và TT Reagan. Tên tuổi anh Trần văn Bá đã đi vào lịch sử những anh hùng chống cộng sản trên thế giới! Có lẽ đây là cái tát tai đối với csVN vì Huy Chương Tự Do Truman-Reagan không những chỉ vinh danh, tưởng niệm một anh hùng người Việt Nam đã nhiệt tình, tranh đấu cho lý tưởng Tự Do cho Việt Nam nói riêng, người đã đặt tất cả niềm tin vào lý tưởng đó và cuối cùng hy sinh ngay cả mạng sống của mình, mà qua đó còn vinh danh luôn cả cho những ai đã hay đang tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, dù bất cứ ở đâu trên thế giới! Pháp, nơi ngày xưa các anh cư trú, nay đang là mùa Đông buốt lạnh. Ngày thứ Bảy 7-1-2012, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris tổ chức Lễ Tưởng Niệm anh hùng Trần văn Bá, từng là chủ tịch của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam ở Paris/Pháp vào thập niên 1970…. Và Tết Dương Lịch đã qua, cộng đồng người Việt chúng ta trong và ngoài nước đang chuẩn bị chào đón Xuân Nhâm Thìn. Chắc chắn rằng cũng có một số người “tị nạn” đang sinh sống ở hải ngoại chuẩn bị về Việt Nam vui chơi ăn Tết – nơi mà các anh đang nằm yên đâu đó! Tôi chạnh lòng nghĩ đến các anh và tự hỏi, hẳn các anh có yên giấc nghìn thu hay không? Anh Bá, anh Quân, anh Bạch…, xin được gởi đến các anh một nén hương và những giòng tâm sự này của tôi, một kẻ tha hương đang sửa soạn đón Xuân Nhâm Thìn buồn tẻ, ảm đạm nơi xứ người nhân ngày giỗ lần thứ hai mươi bảy của các anh, những người trai anh dũng, những Liệt Sĩ đã hy sinh cho Lý Tưởng TỰ DO!
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ NHÂN NGÀY LỄ GIỔ LẦN THỨ 27 CỦA ANH TRẦN VĂN BÁ TẠI ĐỀN THỜ QUỐC TỔ NGÀY 8-1-2012Kính thưa:
– Ô. Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch CĐNVTD-VIC – Quý vị đại diện các Hội đoàn, Đoàn thể, Tổ chức – Quý vị đại diện truyền thông, báo chí – Quý đồng hương
Xin cảm ơn BTC đã cho phép tôi được chia sẻ đôi lời suy nghĩ nhân ngày lễ giỗ lần thứ 27 của anh Trần Văn Bá tại Đền Thờ Quốc Tổ hôm nay. Như thường lệ, tôi đã cầu nguyện để xin anh linh của anh Trần Văn Bá soi sáng và hướng dẫn giúp tôi chuyển lại những gì anh muốn tâm tình với toàn thể mọi người hiện diện trong Đền Thờ hôm nay cũng như mọi người dân Việt trong nước và khắp nơi trên toàn thế giới.
Thưa quý vị, cảm giác đầu tiên khi tôi đánh xuống bốn chữ Đền Thờ Quốc Tổ và ngày anh bị tử hình 8-1-2012 là một luồng điện lạnh toát chạy từ đầu đến chân tôi. Tôi nghĩ ngày hôm nay anh linh của anh đã về được đến nơi Quốc Tổ và các bậc Anh Hùng, Liệt Nữ Vị Quốc Vong Thân ngự và được thờ kính. Anh vô cùng xúc động về buổi lễ giỗ này vì đối với anh nó vô cùng ý nghĩa và hệ trọng. Sau 27 năm chờ đợi, hôm nay đây, anh đã được long trọng tưởng nhớ trước bàn thờ và linh vị của Quốc Tổ Hùng Vương. Anh mang ơn những ai đã nhớ đến anh và đề nghị mang hương linh của anh vào Đền Thờ Quốc Tổ để làm lễ.
Quý vị đã được nghe về tiểu sử và những tâm tình chia sẻ của những người bạn sinh viên đồng thời của anh Trần Văn Bá. Rõ ràng là cuộc sống và cái chết bi hùng của anh đã tác động mãnh liệt trên cuộc đời và lẽ sống của những anh chị em ấy. Trong cuộc đời ngắn ngủi của tôi, tôi đã tham dự nhiều đám tang, nhưng có một cái gì đó đặc biệt làm cho người ta thương cảm và xúc động mãnh liệt hơn. Đó là, đám tang của những người trẻ, ra đi trong lúc tuổi đời còn quá nhỏ, hay tương lai đang còn quá nhiều triển vọng. Người ta tiếc nuối nhiều hơn, bị shocked cũng nhiều hơn và người thân, cha mẹ, anh chị em, thân bằng quyến thuộc cũng đau đớn nhiều hơn vì họ như: “ hoa chưa nở hết, bình minh mới hé rạng, khúc nhạc hoà tấu mới bắt đầu…” Phần lớn những cái chết này thường là do bệnh ác tính hiểm nghèo hay do tai nạn bất ngờ gây ra. Như những cây non đầy sức sống, những người trẻ này chắc chắn lúc còn sống đã có rất nhiều ước mơ đẹp và ước vọng cao xa cho cuộc đời của mình. Họ cũng có những dự định và kế hoạch cho tương lai, một mái ấm gia đình, một công việc vững chắc, một cuộc sống dài lâu và an bình. Than ôi, cái chết bất ngờ hay quá sớm của họ đã chấm dứt mọi ước vọng bình thường ấy.
Anh Trần Văn Bá, là một con người, chắc chắn anh cũng đã có những dự tính cho tương lai của riêng mình, anh cũng muốn trả ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, anh được may mắn đi du học, tương lai của anh cũng sán lạn hơn hàng trăm ngàn sinh viên khác trong nước, anh chắc chắn cũng đã có những hoài bão và ước vọng có một mái ấm gia đình, ngày ngày đi làm lo việc nước, tối về vui vầy với vợ con, cuối tuần sum họp với ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc tại quê hương yêu dấu miền Nam thân yêu của anh, nơi anh sẽ đem hết tài năng ra đóng góp phần còn lại của đời mình.
Nhưng ngày định mệnh 30-4-1975 đã đổi thay toàn bộ những gì anh dự tính và ước mơ. Lần đầu tiên trong đời anh, anh cảm nhận được thế nào là “Mất Nước là mất tất cả”. Anh đã khóc, anh đã bần thần, anh đã tuyệt vọng và điên cuồng như một con thú dữ bị thương. Anh không ngủ được và trằn trọc một mình trong đêm thinh vắng. Có những người trẻ ở tuổi của anh, trong Hội SV của anh đã đầu hàng, bỏ rơi và chấp nhận số phận nhưng anh đã không chấp nhận đầu hàng, dù là đầu hàng trong vô vọng. Anh chưa bao giờ đầu hàng trước bất kỳ một trở lực nào trong suốt thời gian sinh hoạt sinh viên. Người ta nói tuổi trẻ là ngông cuồng, không biết sợ và chưa biết mệnh Trời. Thế thì đã sao. Há chẳng phải Trời sanh ra thế hệ trẻ và thanh niên để “dám thay, dám mơ, dám đổi và dám làm” đó hay sao? Có cuộc cách mạng nào mà không chủ động bởi giới trẻ hay không? Anh tin vào lẽ phải, anh tin vào sức mạnh của việc tiên phong, anh tin vào Hồn Thiêng Sông Núi và anh tin vào vai trò của những kẻ ở “tiền phương”, anh tin vào vai trò của những “viên gạch lót đường”. Hy vọng của Đất Nước và Đồng Bào, như ngọn đèn và cái tim đèn, chỉ có thể tiếp tục cháy khi có những người dám hy sinh làm dầu để giữ cái tim đèn ấy và ngọn lửa kia tiếp tục cháy. Phải có người làm việc ấy. Ai sẽ là giọt dầu? Lịch sử của Dân Tộc 4000 năm trường tồn là nhờ triệu triệu giọt dầu nhỏ bé ấy. “Thưa Quốc Tổ”, anh nghe trái tim anh nói, “con xin làm giọt dầu ấy”.
Nhưng đã có lúc cái đầu anh thôi thúc anh nghĩ lại. “ Chuyện chung mà chứ đâu phải riêng anh!” “ Tôi có nhiều thứ để mất quá: tiền, tài, danh vọng, vợ đẹp, con ngoan, chuyện tôi làm là chuyện “đội đá vá trời”, cả miền Nam còn phải đầu hàng, tôi làm chuyện điên rồ “lấy trứng chọi đá” khác chi tự vẫn. Chờ đi, “dục tốc bất đạt” “chuyện đâu còn có đó” “đừng làm anh hùng rởm” “chết rồi cũng chẳng ai mang ơn” “quên nó đi, có lòng như thế cũng đủ rồi, có Trời biết và chứng kiến lòng thành của tôi mà!” “Tôi hy sinh làm giọt dầu, nhưng nhu cầu cần cả tỷ thùng dầu, tôi kiếm đâu ra ai làm những giọt dầu kế tiếp?” Nhìn thái độ buông xuôi và thờ ơ của những bạn bè chung quanh anh và trở ngại trước mắt, có lúc anh đã muốn siêu lòng, đổi ý.
Nhưng anh tự vấn: ai cũng thế thì làm sao có Phạm Ngũ Lão? Ai cũng thế thì làm sao có Trần Bình Trọng? Ai cũng thế thì làm sao có Hưng Đạo Vương? Ai cũng thế thì làm sao còn được hai chữ Việt-Nam sau hơn 1000 năm bị giặc Tàu đô hộ? Ai cũng thế thì làm sao có Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng? Con tuy là một sinh viên “trói gà không chặt” nhưng con không hèn. Con là con cháu hai Bà, con là con cháu Hưng Đạo Đại Vương, con là con cháu Nguyễn Huệ và con là người VIỆT-NAM con đã thấy và đã hiểu Cộng sản là gì, con không thể ngồi yên nhìn Tổ Quốc lâm nguy, Dân Tộc đi và tử lộ. Con, Trần Văn Bá thà làm “hồn ma tại nước Nam còn hơn là làm vương nơi đất lạ quê người”. Anh đã khấn với Hồn Thiêng Sông Núi rằng: “Cho con giữ trọn lời thề’. Từ đó anh không còn vương vấn, tư lự hay nghi ngờ gì nữa vai trò và vị trí của anh trong lòng dân tộc và đồng bào. Như những phi công cảm tử “Thần Phong” của Nhật thuở nào, đầu anh đã chít quấn khăn tang, sứ mệnh của anh là HY SINH, người đang chờ anh là THẦN CHẾT và kết quả anh biết là đa phần THẤT BẠI. Nhưng sứ mệnh ấy Đất Nước đã ôm anh vào lòng để cho anh biết HY SINH của Trần Văn Bá không VÔ NGHĨA, Mẹ VN và Đức Quốc Tổ và các anh hùng VỊ QUỐC VONG THÂN đang chờ anh thay vì Thần Chết và kết quả của việc anh làm LÀ SỬ SÁCH GHI CÔNG là GƯƠNG LƯU VẠN KIẾP. Vì anh đã BIẾT SỐNG, DÁM SỐNG và QUYẾT SỐNG cho ra con người ÁI QUỐC.
Kính thưa quý vị và các bạn trẻ,
Hôm nay đây, chúng ta ngưỡng mộ, chúng ta nhớ đến, chúng ta thắp nén nhang cho một người trẻ đã tự cắt ngắn cuộc đời và tuổi xuân của mình để làm giọt dầu têm vào cái tim đèn của ngọn lửa HY VỌNG-TỰ DO-DÂN CHỦ và TỒN VONG của Dân Tộc VN. Chúng ta tiếc, chúng ta đau, chúng ta ước gì những người như anh Trần Văn Bá còn sống để hướng dẩn và đồng hành với chúng ta, nhưng thưa quý vị và các bạn nhờ cái chết và hy sinh cao cả đó mà mới có Tinh Thần Trần Văn Bá, mới nảy sanh ra biết bao những Trần Văn Bá khác. Thân xác anh đã mục thành đất, máu anh đã hoà cùng sông của Mẹ VN để từ đó nảy sanh ra những chồi non Trần Văn Bá khác, Cộng sản chỉ có thể giết thân xác của anh, nhưng chúng đã không thể và sẽ không đời nào có thể giết được Tinh Thần Trần Văn Bá trong lòng của những người đã sinh hoạt và sống với anh Trần Văn Bá và trong lòng của chúng ta là những người chỉ biết anh Trần Văn Bá qua sử sách hay qua buổi lễ hôm nay. “Anh hùng tử. Khí anh hùng bất tử”
Hỡi các bạn trẻ, một ngày nào đó các bạn sẽ già, các bạn cũng sẽ chết và ra đi vĩnh viễn. Các bạn muốn người ta viết gì trên tấm mộ bia của bạn? Nếu những dòng chữ ngắn ngủi ấy lại là những dòng chữ viết bằng tiếng Việt, bạn sẽ muốn người ta viết gì để lưu truyền lại cho con cháu các bạn khi chúng viếng mộ phần của bạn?
Đừng để tuổi Xuân của các bạn qua đi mà không tạo được một mùa Xuân nào cả, dù chỉ là một cánh én hay một bông hoa, cho xã hội và nhơn loại bạn đang sống. Tôi thiết nghĩ tuổi Xuân có nghĩa là như vậy đó thưa các bạn. Vì sức lực, trí tuệ và khả năng của bạn còn có thể tạo ra muà Xuân cho đồng bào và dân tộc đang sống quằn quại trong đau khổ và tối tăm tại VN. Hãy “do something while you can” and “while you still have the time and strength to do it”
Thưa các vị cao niên và trung niên, “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh” quý vị đã và đang tạo cho con cháu và những thế hệ thanh thiếu niên hiện nay loại lông gì, loại cánh gì? để bay cao hay chỉ để làm kiểng và vô dụng? Để sống cuộc đời cao thượng, hy sinh và dấn thân hay chỉ cốt sao cho “vinh thân, phì da” cho riêng mình? Xin hãy nhớ chỉ có “Hổ phụ mới sanh hổ tử được” Nếu tinh thần của chúng ta là “Trần Văn Bá” thì mới mong con cháu chúng ta có tinh thần Trần Văn Bá.
Tôi xin được kết thúc bằng một câu nói nổi tiếng và bất hủ của nhà thơ Laurence Binyon (1869-1943) để kính dâng lên hương linh của những người chết trẻ đầy ý nghĩa như anh Trần Văn Bá cho quê hương và đồng bào. Vì họ sẽ mãi mãi là người THANH NIÊN trong lịch sử của nước nhà và là ANH Trần Văn Bá trong khi chúng ta tiếp tục trở thành Ông, thành Bà, thành Chú, thành Cô…
Họ sẽ không già như chúng ta còn sót lại để trở thành già – They shall grow not old, as we left to grow old Tuổi tác sẽ không làm họ lo, cũng như bị năm tháng trói buộc – Age shall not weary them, nor the years condemn. Khi mặt trời lặn và lúc bình minh lên – At the going down of the sun and in the morning Chúng ta sẽ nhớ đến họ – We shall remember them.
Như mặt trời lặn – anh Trần Văn Bá đã ra đi về phương diện thể xác. Nhưng, như bình minh, tinh thần của anh sẽ mãi mãi và tiếp tục hiện lên trong tâm khảm của mọi người con dân Việt và trong lịch sử ngàn đời của thanh niên VN.
Không có sự vinh danh một vị anh hùng nào xứng đáng và hay hơn là chính chúng ta bắt chước vị ấy trong suy nghĩ và hành động hàng ngày của cuộc đời chúng ta. Có thế mới không uổng phí sự hy sinh của anh Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch và Lê Quốc Quân mà chúng ta tưởng nhớ hôm nay.
Nguyễn Thế Phong
(*) Một số đường dẫn bị mất sau thời gian dài. LTS