thoisu 02 02 ViewsEditTBT Tô Lâm ‘sốt ruột’ vì Việt Nam ‘lò dò, lom dom’; nhiều người gợi ý dân chủ là chìa khóa Share this post on:
VOA Tiếng Việt
30/10/2024
Nhà lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm tại Đại học Trinity ở Dublin, Ireland, 2/10/2024.
(more…)
111-222-3333
Đồng Tâm -
Hà Nội
Việt Nam
Zip
hoangdo41@gmail.com
thoisu 02 02 ViewsEditTBT Tô Lâm ‘sốt ruột’ vì Việt Nam ‘lò dò, lom dom’; nhiều người gợi ý dân chủ là chìa khóa Share this post on:
VOA Tiếng Việt
30/10/2024
Nhà lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm tại Đại học Trinity ở Dublin, Ireland, 2/10/2024.
(more…)Chính trị Việt Nam© Được cung cấp bởi Associated Press
(more…)Nguyễn Minh Quang – 28 tháng 6 năm 2024
SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ
Nguyên là Kỹ sư Công chánh Chuyên nghiệp (Profestional Civil Engineer) của tiểu bang Florida và California. Tốt nghiệp Kỹ sư Công Chánh tại Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Sài Gòn năm 1972. Trưởng ty Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia Thủy lợi thuộc Bộ Công chánh và Giao thông đến tháng 4 năm 1975. Tốt nghiệp Cao học Thủy lợi tại Đại học Nebraska năm 1985. Chuyên viên Thủy học (Hydrologist) của Sở Quản trị Thủy lợi, Broward County, Florida đến năm 1989. Từ năm 1990, Kỹ sư Giám sát Trưởng (Senior Supervising Enginer) của Stetson Engineers, Inc, công ty cố vấn về thủy lợi và ô nhiểm nguồn nước được thành lập vào năm 1957 ở Los Angeles. Về hưu năm 2015.
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(more…)Chùa Giác Hoa, 15/7 Nơ Trang Long, Phường 7, Q. Bình Thạnh, TP Sài Gòn
Chùa Phước Thành, 360 Phan Chu Trinh,
P. An Cựu, TP Huế. Phật lịch 2568 Số: 03/HĐĐH/TB/VT
Kính bạch Chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng, Ni,
Kính thưa Quý Thiện Tín Nam Nữ Phật tử các giới trong và ngoài nước,
Hiện nay, tại Việt nam xuất hiện một vị tu sĩ tên là Thích Minh Tuệ, nổi tiếng khắp thế giới. Người tu hạnh đầu đà, một hạnh khó khổ nhất trong đạo Phật.
Trong Phật giáo, có nhiều phương pháp tu hành, tùy theo sở thích, căn cơ, mỗi người tự chọn cho mình một pháp tu. Như Ngài Ma ha Ca Diếp là vị tu hạnh đầu đà đệ nhất, ngài Xá lợi Phất là trí huệ đệ nhất, ngài Mục kiền Liên là thần thông đệ nhất, ngài Phú lâu Na là thuyết pháp đệ nhất…mỗi vị tu theo một hạnh tùy thích, tu hạnh nào cũng được.
(more…)Quê Hương tổng hợp
Nguyễn Chương – Ngày15/03/2024 : Lễ giỗ Hai Bà Trưng lần thứ 1981
(Nhằm ngày 6 tháng Hai âm lịch năm 2024, cách đây 1981 năm Hai Bà Trưng tuẫn tiết: 6 tháng Hai âm lịch, năm 43)
1/ Hôm 8 tháng Ba (ở nước Việt Nam đời nay gọi là mừng ngày Quốc tế phụ nữ), tôi cảm thấy nặng lòng. Chuyện gì nên nỗi? Rảo trên mạng, trên Facebook, tôi thấy những dòng viết như sau: “Kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng nổi lên khởi nghĩa: 8 tháng 3 năm 40”!
(more…)Lý do 25 cán bộ, giảng viên ĐH Đà Nẵng đi học nước ngoài rồi bỏ trốn/ Báo Tiếng Dân
14/3/2024
(more…)Tùng Phong
13/3/2024
“Không có vùng cấm” nhưng có… vô số vùng tối?
Trong diễn biến mới nhất của phiên tòa hôm 11 tháng 3, bà Lan đã phản bác cáo trạng và khẳng định bà chỉ sở hữu 4.9% cổ phần SCB chứ không phải con số hơn 91% mà cơ quan điều tra cung cấp cho báo chí. Gia tộc của bà sở hữu không quá 15% cổ phần, còn lại là anh em, bạn bè và các đối tác trong và ngoài nước. Bà Lan phủ nhận việc chỉ đạo những người đứng tên cổ phần thay cho bà. Một chi tiết đặc biệt khác là việc bà hợp nhất 3 ngân hàng vào năm 2012 là do “một số lãnh đạo ngân hàng nhà nước nhờ bà kêu gọi bạn bè đầu tư”, nhờ bà kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài để nắm trên 65% cổ phần nhằm hợp nhất 3 ngân hàng đang trong tình trạng hỗn loạn. Bà Lan còn được các lãnh đạo NHNN đề nghị đưa tài sản của Vạn Thịnh Phát và của cá nhân bà Lan vào cơ cấu tài sản của SCB”.
Bà Trương Mỹ Lan ra tòa tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng Ba.
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
Biển Đông: Đức và Philippines tái khẳng định cam kết bảo vệ luật pháp quốc tế
Trọng Thành /RFI – 13/3/2024
Căng thẳng dâng cao trong tuần qua tại Biển Đông với vụ va chạm giữa Hải cảnh Trung Quốc và Tuần duyên Philippines, khiến nhiều thủy thủ Philippines bị thương. Cơ quan truyền thông của phủ tổng thống Philippines cho biết hôm qua, 12/03/2024, trong cuộc họp báo chung tại Berlin, tổng thống Ferdinand Marcos Jr. và thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tái khẳng định cam kết ‘‘thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật pháp’’.
(more…)RFA
21/02/2024
” Luật sư di trú Lê Đức Minh giải thích, việc làm hồ sơ tị nạn chính trị tại Úc rất đơn giản: nộp lệ phí 45 đô la Úc (xấp xỉ hơn 700 ngàn đồng), không đòi hỏi bất kỳ chứng từ hay giấy tờ nào mà chỉ yêu cầu nộp một lá đơn xin tị nạn chính trị, trong đó nêu lý do vì sao muốn tị nạn và hứa sẽ cung cấp giấy tờ chứng minh lời khai sau này.
Chỉ một thời gian ngắn sau, theo luật sư Minh, người nộp đơn đó sẽ được cấp một visa tạm trú và được cấp thẻ medicare chăm sóc sức khỏe miễn phí.
“Mặc dù về mặt hình thức chính phủ không cho họ bất kỳ trợ cấp nào về mặt tiền bạc, mà chính phủ Úc cũng không cho phép họ đi làm nhưng không ai có thể kiểm soát số người này về việc họ đi làm lấy tiền mặt.
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
Chiến tranh Ukraina: Putin khẳng định giành thêm một chiến thắng, Kiev bác bỏ
Thanh Phương /RFI – 21/02/2024
Quân đội Ukraina hôm nay, 21/02/2024, đã bác bỏ tuyên bố của phía Nga cho rằng Kiev đã mất quyền kiểm soát một ngôi làng bên bờ sông Dniepr ở miền nam Ukraina.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu ở Chelyabinsk, Nga, ngày 16/02/2024. AP – Ramil Sitdikov
(more…)Bài dài tổng hợp những sự kiện chính mà đảng CSVN đã gây ra cho đất nước.
Tổng quát
Tôi tin rằng, không phải một vài trăm hay một vài triệu người, mà là hàng tỷ người trên thế giới đều biết đến tội ác của cộng sản đối với nhân loại nói chung, và dân tộc Việt Nam nói riêng. Tội ác như thế nào ? Nội dung này chỉ là sự cố gắng dựng lại một góc nhỏ “chân dung tội ác” của ông Hồ Chí Minh, và tiếp nối bởi các nhóm Đảng cộng sản Việt Nam đàn em của ông, từ bản chất độc tài toàn trị, họ tạo ra tội ác để buộc người dân đem hạnh phúc lại cho họ, như nhận định của Đức Đạt Lại Lạt Ma của Tây Tạng.
(more…)January 25, 2024 / CBT01
Nếu có một điều bạn nên quan tâm trong Hiệp định Paris thì đó là Điều 11.
Quỳnh Vi
May 11, 2017
” Việc thống nhất thành một quốc gia duy nhất từ năm 1976 không đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể chấm dứt nghĩa vụ thực thi Hiệp định Paris 1973.
Như vậy, đối chiếu với hiệp định, chính quyền Việt Nam ngày nay sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi lớn về các trại tập trung cải tạo và các chương trình “đánh tư sản” ở miền Nam sau năm 1975, về hàng triệu thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi, về việc phân biệt đối xử với con em viên chức miền Nam cũ, về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và các vụ cưỡng chế thu hồi đất, cấm kinh tế tư nhân, cấm báo chí tư nhân, và về chế độ kiểm duyệt sách báo và văn hóa phẩm hiện nay.
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
Tổng thống Pháp công du Ấn Độ củng cố mối quan hệ chiến lược
Thanh Hà /RFI
25/01/2024
New Delhi trải thảm đỏ tiếp tổng thống Pháp. Bắt đầu chuyến viếng thăm cấp Nhà Nước trong hai ngày 25 và 26/01/2024, tổng thống Emmanuel Macron là khách mời danh dự nhân lễ Quốc Khánh Ấn Độ. Paris chú trọng đến hợp tác quân sự và kinh tế với New Delhi, vì Ấn Độ là một trong những cột trụ trong khối các nền kinh tế đang trỗi dậy và một tiếng nói có trọng lượng của nhóm các nước « Global South ».
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
Ngoại trưởng Israel và Palestine bàn với các đồng nhiệm châu Âu về thỏa thuận trao đổi con tin
Thùy Dương /RFI
22/01/2024
Ngoại trưởng các nước thành viên Liên Hiệp châu Âu (EU) hôm nay 22/01/2024 tiếp riêng các đồng nhiệm Israel và Palestine tại Bruxelles, để cố thuyết phục Israel và Palestine về việc cần có một giải pháp chính trị cho Gaza và Cisjordanie.
Tuần hành kêu gọi Hamas thả các con tin, Tel Aviv, Israel, ngày 20/01/2024. AP – Leo Correa
Lãnh đạo ngoại giao Israel Katz gặp các ngoại trưởng châu Âu vào buổi sáng hôm nay, buổi chiều thì đến lượt ngoại trưởng của chính quyền Palestine, Riyad al-Maliki. Không có cuộc gặp nào giữa ngoại trưởng Israel và Palestine được dự trù.
Hãng tin AFP trích một nhà ngoại giao châu Âu xin ẩn danh cho biết Liên Âu không trông chờ sẽ có một quyết định được đưa ra, nhưng đối với Bruxelles, chỉ riêng việc hai nhà lãnh đạo ngoại giao Israel và Palestine hiện diện cùng ngày tại Bruxelles đã là một « biểu tượng mạnh ».
Tuy nhiên, trong các cuộc trao đổi có thể có những phản ứng căng thẳng bởi tối thứ Sáu tuần trước, lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell đã tố cáo Israel từng muốn tài trợ Hamas để làm suy yếu chính quyền Palestine thuộc đảng Fatah. Hôm nay, trước báo giới, ông Josep Borrell nhấn mạnh Israel không thể xây dựng hòa bình chỉ bằng « các phương tiện quân sự ». Ông cũng nhận định một giải pháp hai Nhà nước phải được áp đặt từ bên ngoài để mang lại hòa bình. Trong khi đó, chính quyền Hamas ở Gaza tuyên bố : « Chúng tôi bác bỏ thẳng thừng bất kỳ dự án nào của quốc tế hoặc Israel nhằm quyết định tương lai của dải Gaza ».
Các lãnh đạo ngoại giao Liên Âu cũng sẽ trao đổi với các đồng nhiệm Ai Cập, Ả Rập Xê Út và Jordanie, cũng như với Tổng thư ký Liên Đoàn Ả Rập, những nước và tổ chức có thể giữ một vai trò quan trọng về kinh tế và chính trị thời hậu chiến.
Quan chức cấp cao của Mỹ đến Ai Cập để thương lượng về con tin
Một quan chức cấp cao của Mỹ hôm nay đến Ai Cập để thương lượng về một thỏa thuận trao đổi con tin. Le Monde hôm nay trích dẫn New York Times cho biết Brett McGurk, điều phối viên của tổng thống Mỹ Joe Biden về Trung Đông, sẽ tới Cairo để gặp Abbas Kamel, lãnh đạo cơ quan tình báo Ai Cập. Hai quan chức này sẽ thảo luận về một thỏa thuận có thể đạt được giữa Israel và Hamas về việc thả con tin để đổi lấy việc hưu chiến. Theo dự kiến, ông McGurk cũng sẽ tới Doha gặp thủ tướng Qatar.
Giám đốc tình báo Trung Quốc có chuyến thăm cấp cao tới Hoa Kỳ trong bối cảnh rối loạn ở bộ ngoại giao nước nhà
Shawn Lin, Linn Xu – Cẩm An lược dịch
Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương Trung Quốc Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao) (thứ 4 bên phải) gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 12/01/2024. (Ảnh: Roberto Schmidt/AFP)
Ông Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao), Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương, mới đây đã dẫn đầu một phái đoàn đến Hoa Kỳ trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan. Ban Liên lạc Đối ngoại là cơ quan tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chịu trách nhiệm về các vấn đề đối ngoại. Ông Lưu nắm quyền điều hành cơ quan này hồi năm 2022.
Các nhà quan sát chính trị tin rằng vào thời điểm quan trọng trước cuộc bầu cử ở Đài Loan, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã chọn người đứng đầu ban liên lạc này để can dự tại một cuộc họp cấp cao với các quan chức Hoa Kỳ nhằm thay mặt ông truyền đạt lập trường ngoại giao của ĐCSTQ. Như vậy, ở một mức độ nào đó, ông Lưu đang đóng vai trò của một ngoại trưởng.
Hôm 12/01, một ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink đã gặp ông Lưu.
Hai ngày trước đó, phó cố vấn chính an ninh quốc gia Jon Finer đã có một cuộc thảo luận dài với ông Lưu.
Khác với giọng điệu ngoại giao chiến lang trước đây của ĐCSTQ, ông Lưu đã dịu giọng hơn trong một sự kiện công khai hôm 09/01 do Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ (CFR) tổ chức để kỷ niệm 45 năm mối bang giao Mỹ-Trung.
Nhà ngoại giao cộng sản 60 tuổi này cho biết Trung Quốc không tham gia vào các cuộc chiến tranh nóng hay lạnh với các nước khác, cũng như không tìm cách thay đổi trật tự quốc tế hiện tại, trong khi nhắc lại rằng vấn đề Đài Loan là một “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh.
Trước những cáo buộc cho rằng Trung Quốc xuất cảng lượng lớn fentanyl sang Hoa Kỳ, ông Lưu cho biết cả hai nước sẽ hợp tác để “giải quyết những thách thức chung.” Và phía Trung Quốc mong đợi “những kết quả cụ thể và hữu hình.”
Ông Lưu tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh và đã làm việc lâu năm ở Bộ Ngoại giao. Ông từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Thông tin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao. Ngoài ra, ông từng làm đại sứ ở các nước khác nhau, nên trình độ của ông cũng gần bằng ông Tần Cương (Qin Gang), vị cựu ngoại trưởng đã biến mất hơn nửa năm mà nguyên nhân vẫn còn là một bí ẩn.
Chuyến thăm cấp cao tới Hoa Kỳ của ông Lưu trái ngược với vị thế đang suy yếu của Ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi), làm dấy lên đồn đoán về sự thay đổi trong chức vụ này.
Hồi cuối tháng Tám, ông Tập Cận Bình đã tới Johannesburg, Nam Phi để tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS, và hôm 22/08, ông đã dự định diễn thuyết tại diễn đàn doanh nghiệp này nhưng lại không xuất hiện và không có lời giải thích chính thức. Thay vào đó, bài diễn thuyết của ông đã được đọc bởi Bộ trưởng Bộ thương mại Vương Văn Đào (Wang Wentao).
Ngày hôm sau, khi ông Tập bước vào hội nghị thượng đỉnh BRICS, thông dịch viên của ông chạy bộ vào theo nhưng bị an ninh của Nam Phi chặn lại. Khi ông Tập nhìn lại, thì cánh cửa đã đóng lại. Ông Tập dừng lại và thường xuyên nhìn lại phía sau, thậm chí còn do dự vài giây trước khi một mình bước vào địa điểm gặp gỡ. Vì ông Tập không hiểu tiếng Anh, nên ông gần như không nói nên lời trong buổi chụp hình. Một video ghi lại vụ việc được lan truyền trên mạng, khiến ông Tập mất mặt.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tham dự một cuộc họp báo tại Trung tâm Truyền thông vào ngày 08/03/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lúc đó ông Vương Nghị đang trả lời câu hỏi của các ký giả Trung Quốc và ngoại quốc về các vấn đề liên quan đến “chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.” (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)
Ông Viên Hồng Băng (Yuan Hongbing), một học giả luật sống ở Úc, nói với The Epoch Times ấn bản Hoa Ngữ rằng sau khi ông Tập trở về từ Nam Phi, ủy ban trung ương ĐCSTQ đã chỉ trích nặng nề ông Vương Nghị về biến cố ngoại giao này và được lệnh tiến hành thanh tra.
Hôm 11/01, nhà bình luận thời sự Trần Phá Không (Chen Pokong) cho rằng ông Tập không có ứng cử viên phù hợp nào khác cho vị trí ngoại trưởng, với lý do Thứ trưởng Ngoại giao Mã Triêu Húc (Ma Chaoxu) sẽ không chiếm được lòng tin của ông Tập vì ông này là cấp dưới của cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Ông Trần nói: “Bây giờ rất có thể ông Tập Cận Bình sẽ từ bỏ ông Vương Nghị, điều này tương đương với việc ông Vương Nghị mất chức [bộ trưởng ngoại giao].”
Ông DeSantis rút khỏi cuộc đua Tổng thống 2024
Xuân Thành
Thống đốc Florida Ron DeSantis vào chiều Chủ nhật (21/1) đã tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua tổng thống 2024 và chứng thực cựu Tổng thống Donald Trump. Ông DeSantis đưa ra động thái đáng chú ý này chỉ hai ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ tại tiểu bang New Hampshire vào thứ Ba (23/1).
Thống đốc Florida đã loan báo quyết định rút lui qua một video đăng trên mạng xã hội X (tên mới của Twitter) vào chiều Chủ nhật (21/1, giờ Mỹ).
“Nếu có bất cứ điều gì tôi đã có thể làm để tạo ra được một kết quả thuận lợi hơn, thì đó là thêm nhiều điểm dừng vận động chiến dịch, thêm nhiều cuộc trả lời phỏng vấn, tôi sẽ làm như thế”, ông DeSantis nói trong video. “Nhưng tôi không thể yêu cầu những người ủng hộ mình tự nguyện dành thời gian và đóng góp nguồn lực của họ nếu chúng ta không có một con đường chiến thắng rõ ràng”.
“Theo đó, hôm nay tôi đình chỉ chiến dịch tranh cử của mình”, ông DeSantis nhấn mạnh.
Ông DeSantis nêu bật rằng ông đã có “những bất đồng” với ông Trump, nhưng tin tưởng rằng cựu tổng thống này là vị lãnh đạo tốt hơn ông Biden.
“Tôi thấy rõ ràng rằng đa số cử tri của Đảng Cộng hòa muốn trao cho ông Donald Trump một cơ hội nữa”, ông DeSantis nói tiếp. “Họ đã chứng kiến nhiệm kỳ của ông ấy bị cản trở bởi sự phản kháng không ngừng nghỉ, và họ thấy Đảng Dân chủ bây giờ sử dụng cuộc chiến pháp lý để tấn công ông”.
Ông DeSantis chỉ ra rằng: “Tôi đã ký bản cam kết ủng hộ đề cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, và tôi sẽ tôn trọng cam kết đó”.
Sau loan báo của ông DeSantis, ông Trump nói trên Fox News Digital rằng ông “rất vinh dự khi nhận được chứng thực” của ông DeSantis.
“Tôi mong chờ được làm việc cùng với ông ấy để đánh bại Joe Biden, vị tổng thống tồi tệ và hủ bại nhất trong lịch sử đất nước chúng ta”, ông Trump nói.
Ông Trump cũng nói ông sẽ không sử dụng biệt danh “Ron DeSantis cao đạo” (Ron DeSanctimonious) mà ông thường dùng để chỉ trích thống đốc Florida trong vài tháng tranh cử vừa qua.
“Không, cái tên đó đã chính thức biến mất”, ông Trump nói với Fox News Digital.
Thống đốc DeSantis, trong video tuyên bố rút lui, cũng đã nhân cơ hội này chỉ trích cựu Đại sứ Liên Hiệp Quốc, cựu Thống đốc Nam Carolina Nikki Haley. Sau khi ông DeSantis rút lui, bà Haley trở thành ứng viên duy nhất tranh đua với ông Trump.
Ông DeSantis cho rằng ông chứng thực ông Trump “bởi vì chúng ta không thể quay lại Vệ binh Cộng hòa của ngày hôm qua, một dạng hình ảnh ấn tượng của chủ nghĩa nghiệp đoàn hấp hối mà bà Nikki Haley đại diện”.
“Những ngày tháng nước Mỹ bị đặt sau cùng, cúi đầu trước các tập đoàn lớn, và đầu hàng tư tưởng thức tỉnh đã kết thúc”, ông DeSantis nói thêm.
Bà Haley, trong buổi tập trung chiến dịch tại Seabrook, New Hampshire, đã nói với đám đông ủng hộ rằng: “Tôi muốn nói với Ron. Ông ta đã tham gia một cuộc đua vĩ đại. Ông ta đã đang là một thống đốc tốt. Và chúng tôi chúc ông mọi điều tốt đẹp. Tuy nói vậy, nhưng phải thừa nhận rằng bây giờ chỉ còn lại một quý ông và một quý bà”.
Ông DeSantis, 45 tuổi, đã về thứ hai trong cuộc bầu cử sơ bộ tại tiểu bang Iowa vào tuần trước với 20,1% phiếu bầu, kém ông Trump 30 điểm phần trăm, và chỉ hơn bà Haley chưa tới 2 điểm phần trăm. Trong khi đó, các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, tại New Hampshire ông DeSantis đứng cuối, kém hơn bà Haley và vẫn thua xa ông Trump.
Ấn Độ khánh thành đền Hindu trị giá 220 triệu đô
Vào thứ Hai, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ chủ trì lễ thánh hiến một ngôi đền trị giá 220 triệu USD ở thành phố Ayodhya miền bắc đất nước. Trước tâm lý bàng hoàng của 200 triệu người Hồi giáo trong nước và nhiều người Ấn Độ có tư tưởng thế tục, buổi lễ hoành tráng sẽ đánh dấu một cột mốc mới trong dự án Hindu dân tộc chủ nghĩa nhiều năm nay của Đảng Bharatiya Janata cầm quyền. Ngôi đền được xây dựng trên đúng địa điểm mà vào năm 1992 đám đông đã san bằng một nhà thờ Hồi giáo 450 năm tuổi.
Đối với nhiều người theo đạo Hindu, đây là một dịp vui vì nó sửa chữa một sai lầm cổ xưa: theo thần thoại, địa điểm này là nơi sinh của vị thần Ram trong đạo Hindu. Hàng triệu người sẽ theo dõi qua TV; văn phòng, thị trường chứng khoán và thậm chí cả sòng bạc đều cho biết sẽ đóng cửa. Vì những lý do này, sự kiện cũng là hồi chuông khai cuộc cho chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ ba của ông Modi vào tháng 4 và tháng 5. Tòa Tối cao Ấn Độ đã ra phán quyết rằng “tôn giáo và chính trị” không nên trộn lẫn. Nhưng sự kết hợp đó có thể sẽ lại một lần nữa củng cố vị thế trên đỉnh cao quyền lực của ông Modi.
Khai mạc Diễn đàn Tài chính châu Á
Hơn 2.500 nhân vật chính trị, doanh nghiệp và tài chính sẽ tề tựu về Hồng Kông trong tuần này để tham dự Diễn đàn Tài chính châu Á thường niên. Nhìn chung tâm trạng là lạc quan: IMF kỳ vọng kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2024, so với mức tăng trưởng toàn cầu 2,9%.
Nhưng bầu không khí ở thành phố chủ nhà lại u ám hơn. Hồi tháng 11, chính phủ Hồng Kông đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 xuống còn 3,2% – nghĩa là nền kinh tế Hồng Kông hiện nay thậm chí nhỏ hơn so với năm 2018. Chỉ số thị trường chứng khoán chính đã giảm hơn một phần tư trong năm qua. Giá bất động sản giảm gần 1/5 kể từ mức đỉnh, và dữ liệu công bố vào thứ Hai về lãi suất cho vay cơ bản của Trung Quốc, vốn rất quan trọng đối với thị trường nhà ở của đại lục, có thể sẽ không mang lại nhiều niềm vui.
Trưởng đặc khu John Lee tuyên bố sự kiện này sẽ thể hiện “sự tự do, sức sống và tính đa dạng” của Hồng Kông, và sự tham gia của quốc tế chứng tỏ nó “vẫn hấp dẫn” đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Song cần nhiều hơn một diễn đàn để thuyết phục được thế giới.
Tổng thống Macron thăm Đức
Pháp và Đức sẽ phô diễn tình hữu nghị của họ tại Berlin vào thứ Hai. Quốc hội Đức đang tổ chức lễ tưởng niệm Wolfgang Schäuble, cựu bộ trưởng tài chính Đức vừa qua đời tháng trước. Khách mời danh dự sẽ là Emmanuel Macron, người sẽ đọc ít nhất một phần bài điếu văn bằng tiếng Đức. Ông Schäuble từng gọi tổng thống Pháp là “cơ hội cho châu Âu.”
Khi ở Berlin, ông Macron sẽ gặp thủ tướng Đức Olaf Scholz. Hai nhà lãnh đạo đã nỗ lực vượt qua nhiều khác biệt giữa hai nước, đặc biệt là về chính sách năng lượng và các quy định tài chính của khu vực đồng euro. Một chủ đề cấp bách là viện trợ quân sự của châu Âu cho Ukraine. Nếu nhìn tổng thể, Đức chi nhiều hơn Pháp. Tuy vậy, Pháp hiện đang gửi lô tên lửa hành trình tầm xa thứ hai, trong khi quốc hội Đức từ chối cho phép nước này gửi bất kỳ tên lửa nào. Ông Macron tuần trước đã tuyên bố “chiến thắng của Nga sẽ là dấu chấm hết cho an ninh châu Âu.”
Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Phi
Tuần này Antony Blinken, bộ trưởng ngoại giao Mỹ, sẽ đi thăm Cape Verde, Bờ Biển Ngà, Nigeria và Angola. Trọng tâm của Mỹ là Ukraine và Trung Đông, và tổng thống Joe Biden đã thất hứa không đi thăm lục địa này vào năm ngoái. Có lẽ một trong những mục đích của chuyến đi là cho người châu Phi thấy họ không hề bị lãng quên.
Ông Blinken cũng sẽ nêu ra những tin tốt. Cape Verde là một nền dân chủ nhiều sức sống vừa đánh bại được bệnh sốt rét. Ở Bờ Biển Ngà, nơi có nền kinh tế đang bùng nổ, ông có thể sẽ tham dự một trận đấu bóng đá tại Cúp Các Quốc gia châu Phi, để chứng tỏ nước Mỹ hòa hợp với người dân châu Phi.
Nhưng đứng đầu vẫn là các vấn đề an ninh. Bờ Biển Ngà đang chống đỡ các chiến binh thánh chiến ở biên giới phía bắc. Nigeria đang ở trong một cuộc khủng hoảng bắt cóc mà việc Mỹ bán vũ khí cho nước này hầu như không giúp ích được mấy. Nhưng cũng như chuyến thăm châu Phi của ông Blinken vào tháng 3 năm ngoái, ông lại một lần nữa bỏ qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trên lục địa: chiến tranh Sudan, nơi rất cần sự quan tâm ngoại giao.
Thủ tướng Israel từ chối điều kiện thả con tin của Hamas
Lý Ngọc biên dịch
Ông Netanyahu đã bác bỏ các điều kiện của Hamas về việc chấm dứt chiến tranh và thả con tin. Thủ tướng Israel Netanyahu phát biểu trước giới truyền thông ở Tel Aviv ngày 12/10/2023. (Jacquelyn Martin/POOL/AFP qua Getty Images)
Vào Chủ nhật (21/1), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã từ chối những điều kiện Hamas đưa ra để kết thúc cuộc chiến và thả những con tin, bao gồm Israel phải hoàn toàn rút quân và Hamas sẽ nắm quyền kiểm soát ở Gaza.
Ông Netanyahu cho biết trong một tuyên bố hôm Chủ nhật (21/1): “Chúng tôi đang tiếp tục chiến đấu trên mọi mặt trận và mọi khu vực. Chúng tôi sẽ không loại trừ bất kỳ kẻ khủng bố nào: Ở Gaza, Lebanon, Syria hay bất kỳ nơi nào khác. Ai muốn gây hại cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đáp trả”.
Ông Netanyahu cho rằng Israel có nghĩa vụ giải cứu tất cả con tin: “Đây là một trong những mục tiêu của cuộc chiến và áp lực quân sự là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu này”.
“Tôi đang làm việc suốt ngày đêm để giải quyết vấn đề này”, ông nói: “Nhưng tôi phải nói rõ, tôi dứt khoát bác bỏ các điều khoản đầu hàng tàn ác của Hamas”.
Ông cảnh báo: “Hamas yêu cầu chấm dứt chiến tranh, yêu cầu chúng tôi rút lực lượng của khỏi Gaza, thả tất cả những kẻ giết người và hiếp dâm, và để Hamas nguyên vẹn để đổi lấy việc thả các con tin, nếu chúng tôi đồng ý, sự hy sinh của những người lính của chúng ta sẽ vô ích. Nếu chúng ta đồng ý làm điều này, chúng ta sẽ không thể đảm bảo an toàn cho công dân của mình. Chúng ta sẽ không thể đưa những người sơ tán về nhà của họ một cách an toàn, và một ngày 7/10 khác sẽ chỉ là vấn đề thời gian”.
“Tôi không chấp nhận những đòn đánh đe dọa tới an ninh của Israel; do đó, chúng tôi sẽ không đồng ý làm như vậy”, ông bổ sung, “các điều kiện do Hamas đề ra làm nổi bật một vấn đề đơn giản – Chiến thắng không thể thay thế được, chỉ có chiến thắng mới đảm bảo được việc tiêu diệt hoàn toàn Hamas và đưa tất cả con tin của chúng ta trở về nhà.
Tổ chức Hamas và các chiến binh Palestine khác đã bắt giữ khoảng 240 con tin ở Gaza trong một cuộc đột kích vào miền nam Israel vào tháng 10 năm ngoái. Vào cuối tháng 11, lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần đã đạt được khi Hoa Kỳ, Qatar và Ai Cập làm trung gian, theo đó Hamas đã thả hơn một trăm con tin để đổi lấy một số người Palestine bị giam trong các nhà tù của Israel.
Nhưng kể từ đó, ông Netanyahu phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để đảm bảo thả 136 con tin vẫn đang bị giam giữ.
Đồng thời, các đồng minh trong đó có Mỹ cũng gây áp lực lên Israel về các vấn đề thời hậu chiến ở Gaza, yêu cầu giải quyết vấn đề Gaza phải trên cơ sở hai nhà nước là Israel và Palestine. Tuy nhiên, ông Netanyahu đã có lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề xây dựng nhà nước Palestine hơn bao giờ hết.
Ông nói: “Tôi sẽ không thỏa hiệp trong vấn đề kiểm soát an ninh toàn diện của Israel trên tất cả các lãnh thổ về phía Tây sông Jordan”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Sáu tuần trước cho biết, ông đã nói chuyện với Thủ tướng Netanyahu về các giải pháp khả thi cho một nhà nước Palestine độc lập và đề xuất một con đường có thể liên quan đến việc thành lập một chính phủ phi quân sự.
Ông Netanyahu hôm thứ Bảy tuần trước dường như phản bác lại những đề xuất của ông Biden về quy chế nhà nước của Palestine thời hậu chiến, họ không đồng ý về vấn đề xây dựng nhà nước Palestine. Việc xây dựng nhà nước Palestine là một giải pháp được ông Biden đề xuất để đạt được hòa bình lâu dài ở Trung Đông.
Các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận về đề xướng thuế carbon tại Davos
Stephen Katte
Cẩm An biên dịch
Thứ hai, 22/01/2024
Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam tham dự một phiên họp vào ngày bế mạc cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, hôm 19/01/2024. (Ảnh: FABRICE COFFRINI/AFP qua Getty Images)
Tổng thống Singapore đã đề nghị áp thuế carbon trên toàn thế giới nhằm buộc các công ty chuyển đổi khỏi các nguồn năng lượng như than đá và dầu mỏ.
Trong một cuộc thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới đây ở Thụy Sĩ, Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam đã kêu gọi áp thuế carbon trên toàn thế giới như là một giải pháp nhằm đối phó với khả năng tàn phá của biến đổi khí hậu do con người tạo ra.
Biến đổi khí hậu xảy ra tự nhiên trên Trái Đất và kéo dài trong hàng trăm triệu năm, được đánh dấu bằng những thay đổi cả dần dần lẫn đột ngột như sự xuất hiện và biến mất của các kỷ băng hà. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng các xã hội công nghiệp hóa của chúng ta — đã học cách đốt than, dầu, và khí đốt để lấy năng lượng — đang thải ra khí nhà kính mà họ lo ngại sẽ làm nóng trái đất theo cách gây ra những thay đổi về khí hậu vốn diễn ra nhanh hơn những gì nền văn minh của chúng ta có thể giải quyết.
Theo ông Shanmugaratnam, không có “giải pháp thực tế” nào để chống lại biến đổi khí hậu do con người tạo ra mà không có một hệ thống thuế carbon với sự phối hợp của toàn thế giới. Việc chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế như phong năng, quang năng, và hạt nhân được một số nhà hoạch định chính sách đưa ra như một giải pháp giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu, kết hợp với thuế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng.
Thuế carbon có thể được đưa ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng Trung tâm Giải pháp Khí hậu và Năng lượng cho biết trong hầu hết trường hợp, chính phủ là cơ quan tốt nhất để ấn định mức giá mà các nhà phát thải phải trả cho lượng khí thải nhà kính mà họ thải ra. Về lý thuyết, giải pháp này sẽ buộc các công ty phải hạn chế lượng khí thải hoặc chuyển sang các nguồn năng lượng khác — nhiều nguồn trong số đó có tính không liên tục, tốn nhiều chi phí hơn, hoặc vẫn đang trong quá trình phát triển — để giảm gánh nặng thuế của họ.
Ông Shanmugaratnam cho biết những hệ thống này có nhận thức về việc cản trở tăng trưởng công nghiệp và thúc đẩy lạm phát ở các quốc gia nghèo hơn vốn không đủ khả năng chi trả thuế, đồng thời [biện pháp này] cũng bất công và không công bằng đối với họ và dẫn đến lạm phát — một đặc điểm mà ông không đồng tình.
“Trên thực tế, điều xảy ra là hoàn toàn ngược lại. Nếu chúng ta không làm điều này, thì những nước sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất cuối cùng sẽ là những nước đang phát triển. Họ sẽ là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu,” ông nói về những dự đoán biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, vốn đang phải đối mặt với sự chỉ trích vì cho đến nay các mô hình ngắn hạn của họ thiếu độ chính xác.
Nhà lãnh đạo Singapore này cho biết: “Những gì chúng ta cần là một hệ thống thuế carbon kết hợp với các khoản trợ cấp cho những gia đình dễ bị tổn thương và một dòng tiền tài trợ cho các nước đang phát triển để cho phép họ tiến hành đầu tư, cũng như giảm thiểu và thích ứng giúp họ tiếp tục phát triển.”
Ông nói thêm rằng ông tin rằng thuế carbon là một “cơ hội thực sự” và là “giải pháp công bằng và thực tế” duy nhất để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu do con người tạo ra.
Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia cho biết thuế mới sẽ gây khó khăn về chính trị
Theo mô hình do Liên Hiệp Quốc công bố, biến đổi khí hậu do con người tạo ra có thể tàn phá thế giới, và có thể chỉ còn vài năm nữa để hành động. Liên Hiệp Quốc dự đoán rằng những thay đổi căn nguyên về các kiểu thời tiết có thể khiến việc trồng lương thực trở nên khó khăn hơn và có thể làm tăng nhu cầu di cư, điều này sẽ gây thêm căng thẳng cho sự ổn định tài chính của các quốc gia. Tuy nhiên, sự hoài nghi về những dự báo đáng sợ này đã và đang ngày càng gia tăng, vì nhiều dự đoán trước đây của IPCC đã không thành hiện thực.
Ông Mohammed Al-Jadaan, bộ trưởng tài chính của Saudi Arabia, đồng ý với một số phần trong đề xướng của Tổng thống Shanmugaratnam, đặc biệt là có “Trợ cấp cho những người có nhu cầu.” Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng một loại thuế khác được áp dụng cho công chúng mà vẫn cho phép các công ty làm những gì họ muốn với việc phát thải carbon sẽ khiến nhiều người khó chấp nhận.
“Có rất nhiều sự đối kháng chính trị từ các quốc gia phát triển — về mặt chính trị, trong nội bộ. Ý tôi là, vừa mới đây chúng tôi nghe được một số ý kiến,” ông nói.
“Vì vậy, để nói rằng chúng ta sẽ đánh thuế nhưng sau đó chúng ta sẽ chuyển hướng một số phần thuế đó sang các nước có thu nhập thấp sẽ là rất khó khăn về mặt chính trị, vô cùng khó khăn.”
Thay vào đó, theo quan điểm của ông Al-Jadaan, nên tập trung vào việc giúp các nước nghèo đói tạo ra điều kiện sống tốt hơn cho người dân của họ để họ có thể “thúc đẩy quá trình chuyển đổi của chính mình.” Ông cho biết có hơn 600 triệu người ở châu Phi không được tiếp cận với các tiện ích hiện đại cơ bản, chẳng hạn như điện, trong khi các thành viên diễn đàn đang ngồi trong một tòa nhà được kiểm soát khí hậu.
Ông nói, “Vì vậy, nếu bảo họ rằng, hãy đi ăn bánh ngọt đi, tại sao mọi người lại tìm bánh mì chứ, thì theo tôi là đạo đức giả.”
Ông tiếp tục, “Họ có khả năng riêng của mình, cho phép họ sử dụng khả năng riêng của mình. Giúp họ sử dụng giới trẻ, trao quyền cho giới trẻ, trau dồi kỹ năng cho giới trẻ, đào tạo giới trẻ. Đó là điều thực sự sẽ thay đổi châu Phi và các quốc gia có thu nhập thấp khác.”
Tàu chiến Pháp ngoài khơi Ai Cập chữa trị khoảng 1.000 người Gaza bị thương
22/01/2024 – Reuters
Một binh sĩ hải quân Pháp và một bé gái Palestine bị thương trên tàu Dixmude.
Khoảng 1.000 người từ Gaza đã được chữa trị tại một bệnh viện dã chiến của Pháp trên một con tàu ngoài khơi Ai Cập, thuyền trưởng của tàu này cho biết về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho một số người trong khi cơ sở hạ tầng y tế ở vùng đất bị chiến tranh tàn phá này bị phá hủy.
Dixmude, một tàu chiến chở trực thăng của Pháp, đã cập cảng al-Arish của Ai Cập, cách Dải Gaza 50 km về phía tây, kể từ tháng 11. Tàu được trang bị các phòng bệnh, phòng mổ và 70 nhân viên y tế.
Gần 120 người bị thương đã trở thành bệnh nhân nội trú trên tàu, trong khi hàng trăm người khác đã được khám ngoại trú, bao gồm cả việc theo dõi các vết thương và các vấn đề tâm thần, thuyền trưởng Alexandre Blonce cho biết, nói rằng đây là một “nhiệm vụ chưa từng có”.
Các lực lượng Israel đã phát động cuộc chiến tổng lực nhằm loại bỏ nhóm Hồi giáo Hamas cầm quyền ở Gaza sau khi các chiến binh của nhóm này tràn qua biên giới vào các thị trấn và căn cứ phía nam Israel vào ngày 7 tháng 10, giết chết 1.200 người và bắt 253 con tin trở về vùng đất này. Hơn 25.000 người Palestine đã thiệt mạng trong chiến tranh.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, người dân Gaza đã phải vật lộn để được chăm sóc y tế tại quê hương mình trong khi hàng chục nghìn người bị thương, và hầu hết trong số 36 bệnh viện ở Gaza không còn hoạt động và những bệnh viện còn lại hoạt động quá công suất.
Israel đã nhắm mục tiêu vào các bệnh viện lớn nhất còn lại, nói rằng các chiến binh Hamas đang hoạt động ở đó, nhưng Hamas đã phủ nhận.
Những người may mắn đến được Ai Cập, như Ahmed Abu Daqqa, 16 tuổi, vốn bị thương vào ngày 1/11, phải chờ đợi rất lâu để được chăm sóc y tế.
Ahmed nói trên tàu Dixmude rằng các bác sĩ ở Gaza “đã lấy mảnh đạn ra” nhưng một tháng sau lại “phát hiện thêm mảnh đạn ở đầu gối” nhưng họ nói với em rằng họ “sẽ xử lý nó sau vì có quá nhiều ca phẫu thuật”.
Em nói thêm rằng “em đã cố gắng nhiều lần để được chuyển đi” trước khi đến Ai Cập để được chữa trị trên tàu Dixmude.
Em và những người khác trên tàu của Pháp đang chờ chuyển tiếp đến các bệnh viện ở Ai Cập hoặc nước ngoài.
Ý đã gửi một bệnh viện nổi tương tự đến bờ biển Ai Cập vào tháng 12.
Các nước vùng Baltic thông qua kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ dọc biên giới với Nga và Belarus
Sophia Yan Và James Jackson BÉC-LINNgày 19 tháng 1 năm 2024 • 5:40 chiều
Vladimir Putin có thể tấn công NATO trong vòng 5 đến 8 năm, Đức cảnh báo, khi các quốc gia vùng Baltic thông qua kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ dọc biên giới của họ với Nga và Belarus.
“Chúng ta phải tính đến việc một ngày nào đó Vladimir Putin thậm chí sẽ tấn công một quốc gia NATO,” Boris Pistorius, người bảo vệ Đức cho biết bộ trưởng.
Ông nói với Der Tagesspiegel, một tờ báo của Đức: “Các chuyên gia của chúng tôi mong đợi khoảng thời gian từ 5 đến 8 năm để điều này có thể thực hiện được”. “Hiện tại tôi không nghĩ có khả năng xảy ra một cuộc tấn công của Nga”.
Châu Âu đang phải đối mặt với một “tình huống đe dọa quân sự… chưa từng có trong 30 năm qua,” ông nói thêm. “Hầu như ngày nào chúng tôi cũng nghe thấy những lời đe dọa từ Điện Kremlin – gần đây nhất là nhằm vào những người bạn của chúng tôi ở Baltics.”
Các quốc gia vùng Baltic đang thực hiện các bước để tăng cường an ninh biên giới trước những lo ngại về an ninh gia tăng sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm 2022.
Estonia, Latvia và Lithuania hôm thứ Sáu đã ký một thỏa thuận xây dựng các boongke trong vài năm tới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ dọc biên giới của họ với Nga và Belarus, một đồng minh trung thành của Moscow.
Theo thỏa thuận được ký kết tại Riga, ba nước sẽ “xây dựng các cơ sở phòng thủ chống di chuyển trong những năm tới để ngăn chặn và, nếu cần thiết, chống lại các mối đe dọa quân sự”, Bộ Quốc phòng Estonia tuyên bố.
Kế hoạch và bình luận của ông Pistorius được đưa ra một ngày sau khi một quan chức quân sự hàng đầu của NATO cảnh báo rằng dân thường ở phương Tây phải chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh tổng lực với Nga trong 20 năm tới và sẵn sàng huy động nếu cần thiết.
Adml Bauer, một sĩ quan hải quân Hà Lan, chủ tịch ủy ban quân sự NATO, cho biết: Trong khi các quân đội khác nhau đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc bùng nổ chiến tranh, công chúng cũng phải sẵn sàng cho một cuộc xung đột có nghĩa là sẽ có sự thay đổi lớn trong cuộc sống của họ.
Ông nói: “Chúng ta phải nhận ra rằng việc chúng ta đang trong hòa bình không phải là chuyện đương nhiên. “Và đó là lý do tại sao chúng tôi [NATO] đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Nga.
“Nhưng cuộc thảo luận rộng hơn nhiều. Đó cũng là nền tảng công nghiệp và cũng là người dân phải hiểu rằng họ đóng một vai trò nào đó.”
Thủ tướng Phần Lan hôm thứ Sáu cho biết Phần Lan, quốc gia trở thành thành viên mới nhất của NATO khi gia nhập vào tháng 4 năm ngoái, không nhận thấy bất kỳ mối đe dọa quân sự trực tiếp nào từ Nga. Petteri Orpo nói: “Tôi không thấy bất kỳ mối đe dọa quân sự ngay lập tức nào từ Nga đối với Phần Lan”. “Ở Phần Lan, chúng tôi ngủ yên giấc vào ban đêm vì chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng”.
Tác giả, André Menras Hồ Cương Quyết
Gửi tới BBC từ Pháp – 20 tháng 1 2024
” Dù có nguy cơ đối mặt với nguy hiểm, ngư dân Việt Nam vẫn kiên trì bám biển.
Sự thực, những người duy nhất chưa bao giờ từ bỏ Hoàng Sa, quần đảo nguồn sống của họ từ nhiều thế kỷ, là ngư dân Việt Nam. Cuộc sống của họ, của gia đình họ là ở đó, gian nan, nhọc nhằn nhưng đầy nhân cách, tiếp tục truyền thống của cha ông.
Mỗi lần ra khơi là một lần họ phải đơn độc đối đầu với quái vật. Họ là những người duy nhất giương cao ngọn cờ Tổ quốc ở vùng biển cấm. Tôi đã trải qua những hành trình cùng họ trong đất liền cũng như ngoài khơi.
Họ trung thành với Hoàng Sa, đối đầu với biết bao sự bội phản mà quần đảo này là nạn nhân. Sự thủy chung của họ làm rạng ngời bản chất nhân văn. Tôi xin mượn mấy dòng này để chúc họ nhiều may mắn và dũng cảm cho năm Giáp Thìn.
Xin gửi tới họ sự ủng hộ toàn diện và lòng quý mến”.
(more…)Cuộc đụng độ là một cột mốc quan trọng đối với yêu sách của Hà Nội ở Biển Đông – nhưng việc đánh dấu kỷ niệm 50 năm tuyên bố chủ quyền đòi hỏi phải thảo luận về chính phủ miền Nam Việt Nam.
Bởi Christelle Nguyễn Ngày 19 tháng 1 năm 2024
LỜI TÒA SOẠN:
Nhân vụ ông Nguyễn Cộng Khế, nguyên Tổng Biên Tập tờ Báo Thanh Niên của CSVN, bị bắt trong vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”, chúng tôi đăng lại bài viết của ông này trên mục ý kiến (OP-ED) của tờ New York Times ngày 19/11/2014 nói về tự do báo chí tại Việt Nam để rộng đường dư luận – HD Press
Ý KIẾN – NGƯỜI ĐÓNG GÓP OP-ED – New York Times
Nguyen Cong Khe
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Việt Nam – Chính phủ Việt Nam phải cho phép các phương tiện truyền thông được hoạt động tự do. Điều này rất cần thiết cho quá trình tự do hóa kinh tế và chính trị liên tục của đất nước cũng như những nỗ lực của Đảng Cộng sản nhằm giành lại sự ủng hộ của người dân, điều mà Đảng Cộng sản cần để tồn tại.
(more…)õ Thái Hà tổng hợp
Pháp viện trợ 40 tên lửa hành trình, sắp ký thoả thuận an ninh với Ukraine
Tên lửa hành trình Storm Shadow/Scalp EG do Pháp sản xuất tại lễ khai mạc Triển lãm hàng không Dubai ngày 20/11/2005. (Ảnh: RABIH MOGHRABI/AFP via Getty Images)
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
Tổng thống đắc cử Đài Loan Lại Thanh Đức: hướng tới dân chủ và tránh xa Trung Quốc
Tác giả: Adam Schreck – Seung Min Kim/AP
Nguồn: AP – Taiwan president-elect Lai Ching-te has steered the island toward democracy and away from China
Ngân Bình dịch
15/01/2024
(VNTB) – Ông Lại Thanh Đức, tổng thống đắc cử, tuyên bố sẽ bảo vệ nền độc lập trên thực tế của Đài Loan trước Trung Quốc và tiếp tục gắn kết với các quốc gia dân chủ khác.
(more…)LTS: Đốt đuốc mới tìm thấy một bài viết như LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN, Tạp Chí Dân Văn đã hiệu đính “một vài chữ” viết sai chính tả, để gởi đến độc giả còn quan tâm đến vận mệnh của dân tộc dưới sự cai trị của đảng cộng sản Việt Nam.
Lời Bộc Bạch Của Một Đảng Viên!
(more…)Quê Hương tổng hợp
Bộ trưởng Tô Lâm muốn Trung Quốc giúp đỡ duy trì vị trí cầm quyền tuyệt đối của Đảng Cộng sản, chế độ XHCN
10/01/2024
Bộ trưởng Tô Lâm (phải) và Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc – ông Trần Tư Nguyên.
Bộ Công an
Bộ trưởng Tô Lâm hôm 10/1 đề nghị với lãnh đạo Bộ Công an Trung Quốc giúp đỡ về lý luận và thực tiễn trong việc duy trì vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Báo Công An Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam – cho biết đề nghị này được đưa ra vào sáng ngày 10/1 nhân cuộc gặp giữa Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc – ông Trần Tư Nguyên.
Ông Trần Tư Nguyên sang Việt Nam lần này nhân Hội nghị đối thoại cấp Thứ trưởng về An ninh chính trị lần thứ nhất giữa Bộ Công an hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Bộ trưởng Tô Lâm nói đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo Bộ Công an Trung Quốc sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi cuối năm ngoái.
“Điều này thể hiện quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc đang trên đà phát triển tích cực, hiệu quả, thực chất, đúng như tinh thần Tuyên bố chung hai nước đã đề cập “Hợp tác quốc phòng – an ninh thực chất hơn”, trở thành một trong những trụ cột của quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, có vai trò quan trọng trong việc củng cố tin cậy chiến lược giữa hai Đảng, hai nước.” – Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại cuộc gặp.
Theo Công An Nhân Dân, tại cuộc gặp, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị hai bên tăng cường trao đổi các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến chủ nghĩa xã hội, Đảng cầm quyền, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, chống tham nhũng, bảo vệ tuyệt đối vị trí cầm quyền của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, hai bên cũng cam kết thúc đẩy mạnh hợp tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xuyên quốc gia bao gồm ma túy, buôn bán người, lừa đảo qua mạng, tuy bắt đối tượng truy nã và tôi phạm tổ chức người xuất nhập cảnh trái phép.
Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới dài ở phía Bắc và thường xuyên có tình trạng người nhập cư trái phép giữa hai nước. Thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt giữ nhiều trường hợp người Trung Quốc nhập cư trái phép vào Việt Nam và vi phạm pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp người Việt Nam bị lừa bán qua Trung Quốc.
Việt Nam cũng là nước đã từng bị Liên Hiệp Quốc chỉ trích hồi năm 2022 khi bắt giữ nhà hoạt động Trung Quốc Đổng Quảng Bình và giữ kín thông tin này. Gia đình nhà hoạt động này lo lắng Hà Nội có thể trả ông về lại Trung Quốc.
Ba người Việt Nam được tìm thấy trong container đông lạnh tại Ireland
BBC News
11/01/2024
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Các container tại cảng Rosslare của Ireland
Hai trẻ em và 12 người lớn, trong đó có ba người Việt Nam, đã phải ‘đục một lỗ trong container vì họ không thở được’, theo báo The Irish Times.
Cảnh sát Ireland đã bắt đầu mở một cuộc điều tra về buôn người sau khi phát hiện 14 người nhập cư không giấy tờ trong một container đông lạnh cập cảng Rosslare Europort sáng thứ Hai.
Những người nhập cư này đã phải đục một lỗ từ bên trong thùng xe khi họ cảm thấy khó thở.
Những người này gồm 10 người Kurd từ Iran và Iraq, trong đó có hai bé gái sáu và bốn tuổi; một người từ Thổ Nhĩ Kỹ và ba người từ Việt Nam, được phát hiện trên một con tàu chở hàng đi từ Zeebrugge (Bỉ) lúc ba giờ sáng. Cánh sát Ireland đang điều tra vụ việc.
Chín đàn ông, ba phụ nữ và hai bé gái đã được khám sức khỏe và có vẻ đều trong tình trạng tốt.
Cảnh sát Wexford và Cục Nhập cư Quốc gia Ireland đang liên lạc với các đối tác nước ngoài thông qua Cảnh sát châu Âu (Europol) để điều tra vụ việc. Họ thẩm vấn 14 người thông qua phiên dịch. Thủy thủ đoàn đang hỗ trợ cảnh sát trong cuộc điều tra. Những người nhập cư này hiện đang được Cơ quan Bảo vệ Chỗ ở (IPAS) và Tusla, cơ quan về trẻ em và gia đình, giúp đỡ.
Giới chức Ireland đang cố gắng tìm hiểu những người này được đưa vào container như thế nào. Chiếc container vốn được bốc gần Paris trước khi được vận chuyển tới Zeebrugge.
Phát biểu tại một sự kiện về khoa học, Tổng thống Michael D. Higgins của Ireland đã kêu gọi tìm hiểu hoàn cảnh của những người tuyệt vọng, như những người được chuyển đi trong container kia.
Ông nói: “Chúng ta thực sự chưa bỏ đủ công sức để lắng nghe câu chuyện của những người… đang tuyệt vọng đến thế.”
“Nếu chúng ta hiểu vấn đề di cư, chúng ta cần nhìn vào tình cảnh ‘bước đường cùng’ vốn đẩy nhiều người vào cảnh vay mượn và phải cậy đến những kẻ buôn người.”
Cuộc gọi vào đường dây nóng 999 hôm thứ Hai được cho là của một phụ nữ người Kurd trong container. Người phụ trách đường dây nóng đã yêu cầu kiểm tra một tàu hàng khi nó cập cảng Rosslare Europort. Cảnh sát biển của Anh Quốc nhận các cuộc gọi nói trên và đã liên lạc với cảnh sát Ireland.
Cảnh sát Ireland đã sử dụng một phần tòa nhà ở cảng Rosslare để tiếp nhận 14 người này khi họ cập cảng, trong khi một số đơn vị từ Dịch vụ Cấp cứu Quốc gia đã có mặt để cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết.
Hành trình từ Zeebrugge tới cảng Rosslare thông thường mất 24 giờ tới hai ngày.
Thành viên Đảng Lao động của Hạ viện Ireland tại Wexford, ông Brendan Howlin, cho biết 14 người này bị nhốt trong thùng xe đóng kín trong một ‘hành động nhẫn tâm vì lợi nhuận’.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Eamon Ryan cho biết đã ‘thở phào’ vì không có thương vong nào.
Đây không phải là lần đầu tiên người nhập cư được cảnh sát tại Wexford phát hiện, sau khi họ trải qua một hành trình dài trong các xe chở hàng.
Năm 2001, 13 người được phát hiện trong một thùng xe lẽ ra chở đồ nội thất từ Milan cập cảng Rosslare. Tám người, trong đó có bốn trẻ em, đã chết ngạt sau năm ngày ở trong thùng xe.
Năm 2019, 16 người đàn ông được tìm thấy sau xe tải trên một chuyến phà từ Pháp tới Wexford.
Các vụ việc người Việt Nam bị phát hiện đi lậu sang các nước châu Âu vốn không phải là chuyện hiếm.
Vụ 39 người Việt thiệt mạng năm 2019 trong một thùng xe đông lạnh khi đang tìm đường vào Anh đã gây chấn động thế giới.
Tuy nhiên, thảm kịch này không khiến những người khác từ các làng quê Việt Nam dừng việc bất chấp tính mạng để ra đi theo cách tương tự.
Mới đây nhất, ngày 27/9/2023, phóng viên BBC News Tiếng Việt sau khi nhận được cuộc gọi cầu cứu đã báo với cảnh sát Pháp để giải cứu thành công sáu người, gồm bốn phụ nữ Việt Nam và hai phụ nữ Iraq trốn trong thùng xe tải trên một đường cao tốc ở Pháp.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgl44zyvxx9o
Bs. Võ Xuân Sơn – Tởm lợm
10/01/2024
Đọc thông tin nguyên tòa nhà lớn đang được xây dựng trong Đồi Cù Đà Lạt hoàn toàn không có phép, một tòa nhà khác tại đó thì xây dựng sai phép hơn 3.000m2, tôi hơi ngỡ ngàng.
Ảnh: Công trình sai phép và không phép bên trong Đồi Cù Đà Lạt. Nguồn: Báo TT
Nhưng thực ra thì cũng chỉ hơi ngỡ ngàng một chút xíu thôi. Vì những chuyện như thế này không còn là chuyện gì ghê gớm ở cái đất nước “chưa bao giờ được như hôm nay”.
Còn nhớ khi tôi xây nhà, cậu trông coi trên đó nói, rằng cứ mỗi khi có ai phá rừng, san ủi hay dựng nhà màng bên sườn núi đối diện, là thế nào các anh cũng ghé kiểm tra công trình. Sau này, không biết ai nói mà cậu ấy kết luận, là cứ có ai tố cáo việc phá rừng, san ủi, xây dựng trái phép ở bên sườn núi đối diện, thì các anh ấy đến kiểm tra nhà tôi, và về báo cáo là xây dựng có phép và đúng phép.
Ở đất nước này ngày nay, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Chuyện gì, dù nó có khó tin đến đâu, dù nó có phi lí đến đâu, dù nó có táng tận lương tâm đến đâu, đều có thể là có thật ở đất nước này trong thời hiện tại. Vụ Việt Á, một vụ án mà về mức độ táng tận lương tâm của những kẻ phạm tội, có thể nói là chưa bao giờ có tiền lệ trong lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt, và cũng chưa nghe ai nói là ở đâu trên thế giới có vụ án nào tương tự, nhưng phiên tòa diễn ra nó lại hết sức “nhân văn”, và rất nhiều tình tiết hài hước.
Thế mà tôi đã từng, đề nghị một cách rất chân thành, rằng cần có quốc tang cho mấy chục ngàn người dân chết vì dịch bệnh. Sao tôi lại có thể nghĩ là họ, những kẻ đang đùa giỡn tại tòa, rằng họ đi nghỉ dưỡng, rồi thả tim, cười cợt với nhau, đang thể hiện phong độ, “mòn vân tay”, rồi kể lể công lao… có thể đồng ý và cho phép tổ chức quốc tang cho những người xấu số?
“Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”.
______
Bài liên quan: Tòa nhà Đồi Cù Đà Lạt chắn núi Langbiang là công trình không phép (TT). – Tận thấy tòa nhà CLB golf ‘khủng’ xây không phép sừng sững ở Đồi Cù – Đà Lạt (TP). – Phạt chủ đầu tư tòa nhà không phép trong Đồi Cù Đà Lạt (TT). – Chủ tòa nhà xây không phép ở đồi Cù Đà Lạt bị phạt 240 triệu đồng (VNE).
Lâm Đồng buộc chủ đầu tư tháo dỡ công trình sai phép của toà nhà Đồi Cù trước 25/1
RFA
11/01/204
Công trình không phép, sai phép tại sân golf Đà Lạt
baodautu.vn
Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã xác định các sai phạm của tòa nhà Đồi Cù Đà Lạt, yêu cầu tháo dỡ các hạng mục vi phạm, đồng thời xử phạt 240 triệu đồng với chủ đầu tư.
Lãnh đạo tỉnh đồng thời chỉ đạo xử lý cán bộ buông lỏng quản lý để xảy ra sai phạm trong dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Đà Lạt bên trong Đồi Cù, TP Đà Lạt.
Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 11/1 dựa theo nội dung văn bản chỉ đạo xử lý các sai phạm tại công trình xây dựng trên do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành trong cùng ngày.
Văn bản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Hiệp ký, nêu rõ xử lý nghiêm việc vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Tòa nhà câu lạc bộ Golf thuộc sân Golf Đà Lạt, đồng thời yêu cầu UBND TP Đà Lạt khẩn trương lập hồ sơ xử lý nghiêm các sai phạm trong đầu tư xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng tại dự án này theo thẩm quyền và quy định.
Yêu cầu chủ đầu tư chấp hành việc tự giác tháo dỡ các hạng mục công trình tự ý xây dựng không phép, sai phép; hoàn thành trước ngày 25/1.
Quá thời hạn nêu trên, nếu chủ đầu tư không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế, tháo dỡ các công trình sai phạm (sai phép, không phép) theo quy định.
Trước đó, UBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết đã quyết định xử phạt Công ty Hoàng Gia Đà Lạt 240 triệu đồng vì xây dựng không phép của dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Đà Lạt bên trong Đồi Cù.
Vào tháng 4/2023, UBND TP Đà Lạt và phường 1 đã lập biên bản và yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công. Tuy nhiên đơn vị này phớt lờ, vẫn tiếp tục thi công xây dựng cho đến nay.
Công trình được dư luận phản ánh vì chắn toàn bộ hướng nhìn từ hồ Xuân Hương về núi Langbiang này hoàn toàn không có giấy phép và không có trong quy hoạch hiện hành. Tòa nhà không có giấy phép có bốn tầng nổi, diện tích xây dựng hơn 4.400m2.
Lê Học Lãnh Vân – Vắc-xin và test kit made in Vietnam
10/01/2024
Cuối năm 2023 này, Việt Nam lôi một số người ra tòa, trong đó có vụ án Việt Á. Vụ này rất đặc biệt bởi tính chất của sự việc, phải nói là đặc biệt vô tiền khoáng hậu cả trong chuyên môn lẫn trong đạo đức.
Trong lúc việc xét xử được tiến hành theo tinh thần được tuyên bố “kiên quyết không bao che tội phạm”, bên ngoài tòa án cả xã hội phất phơ như một cọng lông thả trong gió theo xá lợi tóc…
Khoảng thời gian này hai năm trước, Việt Nam bùng nổ dịch Covid. Các biện pháp cực đoan được cấp tốc ban hành. Trong hoàn cảnh đó, quan chức chính phủ rộn rịp hô hào đầu tư sản xuất vắc-xin tại Việt Nam. Phải dựng niềm tự hào của Việt Nam cao ngất ngưỡng, thắp ngọn đèn Việt Nam chói lòa thế giới! Các nhân vật cao tót vời trong giới chức trách tới thăm phòng thí nghiệm này nọ, chích thuốc mẫu gieo niềm tin…
Tôi gọi điện thoại cho khoảng chục người có tiếng nói trong xã hội. Hôm nay xin được công khai tên hai người bạn trong số đó, anh Nguyễn Ngọc Chu, nhà toán học ở Miền Bắc, và anh Đỗ Hòa, nhà tư vấn quản trị ở Miền Nam. Nội dung các cuộc gọi ấy là mong các anh giải bày cho xã hội biết rằng không thể mong Việt Nam sản xuất được vắc-xin Covid thế hệ mới, cũng không tin tưởng Test Kit Việt Á được.
VỀ SẢN XUẤT VẮC-XIN TRONG NƯỚC
Lý do chuyên môn có thể viết rất dài, chỉ xin nêu vài điểm chính của lập luận:
1) Nếu làm nghiêm túc, việc đầu tư một phòng thí nghiệm sản xuất vắc-xin như vậy rất tốn kém, và không thể “cấp tốc”. Bởi vì phần cứng của một phòng thí nghiệm như tòa nhà, phương tiện làm thí nghiệm, các tiện ích chuyên môn… ít quan trọng hơn phần mềm nhiều. Phần mềm là đội ngũ làm việc! Phần cứng ít quan trọng hơn nhưng cũng không dễ đạt các tiêu chuẩn thông thường, tiêu chuẩn chuyên môn để được cấp phép hành nghề cho phòng thí nghiệm mới!
2) Làm sao lập đội ngũ chuyên môn “cấp tốc” cho phòng thí nghiệm đó? Phải có người cấp cao, cấp trung, cấp thấp… Việt Nam có những cá nhân rất giỏi, làm việc trôi chảy trong các phòng thí nghiệm lớn trên thế giới. Nhưng việc lập một đội ngũ chuyên môn làm việc như vậy ở Việt Nam thì còn xa lắm với tính khả thi! Bởi vì cần tính kỷ luật cao, cần tinh thần phối hợp cả trong những việc tưởng như rất nhỏ…
Sai một chi tiết nhiệt độ, thời gian có khi sai cả kết quả. Có cái sai vô tình, có cái sai cố ý như ngày hết hạn của một nguyên liệu có thể bị đẩy lùi. Có khi một cái sai được giấu diếm, khiến kết quả cuối cùng sai lệch mà không ai hay có thể gây hậu quả rất trầm trọng. Phương pháp kiểm nghiệm thành phẩm cuối cùng, về mặt chuyên môn và về mặt đạo đức chuyên môn, không chắc phát hiện hết sai sót có thể… Tóm lại Việt Nam đang thiếu cái cần nhất của đội ngũ nhân lực: giá trị đạo đức cốt lõi của sống và làm việc!
3) Khi bình thường không có chương trình dự phòng xa cho một việc cần đầu tư cao cấp và tinh tế. Khi sự việc xảy tới mới “cấp tốc”, thì trong cái ý muốn “cấp tốc” đó có bao nhiêu phần thiệt lòng và bao nhiêu phần “té nước theo mưa”, “thừa gió bẻ măng” kiếm tiền bỏ túi trong hoàn cảnh ngặt nghèo của cộng đồng, sống chết của quốc gia? Dù kẻ lập chương trình có “thiệt lòng” còn thấy phần thất bại gần như chắc chắn, huống chi…
VỀ TEST KIT CỦA VIỆT Á
Tôi cho rằng không thể tin được test kit Việt Á.
1) Việc sản xuất thì đã nói như trên cho vắc-xin. Dù vắc-xin phức tạp hơn Test Kit Việt Á nhiều lần thì điều căn bản nhất của đội ngũ sản xuất Test Kit vẫn như trong sản xuất vắc-xin: đạo đức! Thí dụ khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào, kiểm tra thành phẩm, lương tâm nghề nghiệp… Ấy là chỉ nói kiểm tra trong nội bộ Việt Á!
2) Ai xác nhận quy trình sản xuất của Việt Á, chất lượng sản phẩm của Việt Á? Ai cấp phép cho Việt Á? Có sự độc lập không? Có lương tâm và đạo đức chức nghiệp trong việc cấp phép không? Có đức liêm chính không?
3) Với một doanh nghiệp có tầm hoạt động rộng như vậy về khách hàng đích (targeted customers), với lợi tức khủng như vậy, chỉ một mình Việt Á có thể nước lã quậy nên hồ được không? Bao nhiêu khâu cần vượt qua, từ dễ là cấp phép đầu tư tới rất khó là chứng chỉ hành nghề, giấy phép lưu hành sản phẩm. Đơn vị thời gian thực để có các giấy phép này trung bình tính bằng năm, dài là hàng năm với các điều kiện không hề dễ đạt! Nhiều điều kiện không chỉ là điều kiện chuyên môn!
QUAN SÁT HỒI KẾT CỦA PHIÊN TÒA
Và cá Việt Á vẫn vượt các ghềnh thác “vũ môn” thật tài tình để “hóa long”!
Nay, Việt Á bị lôi ra tòa vì bao nhiêu phạm pháp trên con đường “hóa LONG”. Những phạm pháp vô tiền khoáng hậu, xúc phạm nhân phẩm, tàn phá đạo đức hành chánh công ở mức sâu, rộng, góp “công” lớn làm thiệt mạng nhiều người dân, phá vỡ các dây chuyền cung ứng trong sản xuất sản xuất khiến nền kinh tế cả quốc gia bị “đông cứng”. Tất cả chỉ vì loại tiền đáng khinh bỉ của hai trăm ngàn đô la “bỏ quên” trong nhà xe dơ bẩn! Với bao nhiêu hậu quả như vậy, người ta bàn tán: Có thể coi tội Việt Á là phá hoại quốc gia không?
Nay, với việc xét xử Việt Á như người dân chứng kiến, câu hỏi khác được đặt ra: quốc gia còn gì để phá?
Mà thế giới bên ngoài đang vần vũ bão giông…
Nguyễn Thông – Vàng, ngân hàng và kinh tế thị trường có đuôi
10/01/2024
Chờ mãi chờ mãi, chả thấy các nhà kinh tế, những đấng bậc giáo sư tiến sĩ, những chuyên gia tài chính ngân hàng lên tiếng vạch vòi bản chất của vụ giá vàng ầm ầm lên đỉnh hôm 27.12.
Thực ra cũng có đôi lời phân tích này nọ nhưng chủ yếu là ve vuốt, bênh cho cách điều hành của các đương sự chịu trách nhiệm về mảng ngân hàng, tài chính, rằng thì là mà thế này, rằng thì là mà thế nọ.
Cách nay gần nửa tháng, ngày 26.12.2023, giá vàng vọt lên hơn 79 triệu đồng/lượng. Sáng hôm sau, được đà, vàng đắc chí vượt luôn mức 80 triệu, điều chưa từng thấy trong lịch sử xứ này kể từ khi có… vàng.
Kẻ mua người bán tấp nập, có người còn bảo mốc 100 triệu không xa. Lại thêm người nhắc có ông lớn bảo vàng trong dân còn nhiều lắm, hơn 500 tấn cơ. Lại có người thủng thẳng nhà nước thiếu gì tiền mua vàng, cả tỉ mỗi lượng cũng chấp, bằng chứng là mọi giao dịch đều tinh tiền 500 nghìn mới cứng, in dễ ợt, v.v…
Coi mòi không ổn, ngày 27.12, người đứng đầu chính phủ chỉ thị Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, không để chênh lệch giá trong nước và quốc tế ở mức cao. Thủ tướng cũng yêu cầu theo dõi sát diễn biến thế giới và trong nước, không chấp nhận kiểu giá chênh lệch vô lý.
Ngày 03.01, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú dứt khoát “giá thế giới tăng một mà trong nước tăng ba là không chấp nhận được”, nhưng lại đổ cho nguyên nhân khách quan, “nhiều tin đồn thất thiệt có tính chất đầu cơ đã xuất hiện khiến thị trường biến động mạnh những ngày qua”. Tuy nhiên, ông phó cũng khẳng định Nhà nước không chấp nhận sự chênh lệch giá vàng với thế giới lên đến 20 triệu đồng/lượng như mấy ngày qua…
Điểm lại chút ít như vậy để thấy rằng cả ông Chính ông Tú cũng như nhà nước hiện tại thấy sự chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới là điều không thể chấp nhận, thậm vô lý, hoàn toàn không theo quy luật kinh tế thị trường. Nói trắng ra, nó chính là kết quả không thể tránh khỏi của tư duy quản lý bao cấp, độc quyền, bảo thủ vẫn tồn tại tới bây giờ. Nó là biểu hiện rõ nhất của thứ kinh tế thị trường có đuôi, nửa nạc nửa mỡ, mà nhẽ ra phải dứt khoát cắt bỏ cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” ấy.
Ngay cả việc ông Chính ra lệnh, rồi lập tức giá vàng tụt xuống, cũng chẳng hay ho gì. Quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính chứ không bằng quy luật kinh tế thì dĩ nhiên kết quả chỉ nhất thời, một sớm một chiều. Xứ này đã bị biết bao bài học xương máu, tàn hại, lụn bại, đau đớn từ kiểu kinh tế mệnh lệnh ấy, nhưng họ chưa tỉnh.
Rất nhiều năm qua, giá vàng trong nước luôn lệch, cao hơn giá vàng thế giới. Cũng đã không ít người tử tế lên tiếng về tình trạng “một mình một chợ”. Về cái gọi là “Việt Nam làm được những điều thế giới không làm được” như lời ông bộ trưởng 4T từng ca ngợi, nhưng nhà cai trị luôn bỏ ngoài tai.
Thậm chí còn có những “trung thần” lên tiếng dạy dỗ rằng không biết gì về quản lý kinh tế, về tài chính ngân hàng thì đừng có ý kiến ý cò, đừng xía vào chuyện của người ta. Có giỏi thì đứng ra làm, giá cao chênh lệch như thế thì mới tránh được bệnh chảy máu vàng, chảy máu ngoại tệ, cao như thế là đúng rồi, v.v…Nay cả thủ tướng lẫn ông phó thống đốc “không chấp nhận” sự vô lý ấy, vậy nhưng chả thấy họ dạy dỗ, chê cười hai ông gì cả. Rõ cái thói đời “phù thịnh chứ ai phù suy”, phù người có chức quyền chứ ai phù kẻ dân thường.
Chính sách “một mình một chợ” với vàng trong nước luôn cao hơn giá quốc tế đâu phải mới diễn ra gần đây, mà đã qua nhiều đời thống đốc ngân hàng. Ít ra cũng từ đời ông Nguyễn Văn Giàu, rồi Nguyễn Văn Bình (Bình ruồi), Lê Minh Hưng, tới bà Nguyễn Thị Hồng đương nhiệm. Các vị ấy là chuyên gia, thủ lĩnh về ngân hàng nhưng đều nhắm mắt bịt tai, hoặc cố ý duy trì “sự không thể chấp nhận”. Nay thủ tướng chỉ ra bản chất vấn đề giá vàng, chẳng biết họ có chịu tiếp thụ, nhận ra mà sửa sai, để vàng về với kinh tế thị trường, đoạn tuyệt với kinh tế tập trung, chỉ đạo.
Suốt bao nhiêu năm, giá vàng trong nước cao hơn hẳn giá trên thị trường thế giới, cụ thể nói đâu xa, ở láng giềng Campuchia. Những vụ buôn lậu vàng từ Cam về Việt Nam, trong đó có vụ Mười Tường, chẳng qua cũng từ chính sách này mà ra. Xử gốc không xử, tinh dững xử ngọn.
Lò chống tham nhũng, tiêu cực từng lôi cả nguyên cả cựu ra đốt. Chả nhẽ nguyên cựu của mảng tài chính, ngân hàng thì được ưu tiên, nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật?
Võ Thái Hà tổng hợp
Hoa Kỳ tạm dừng hoạt động 171 chiếc Boeing sau sự kiện trên không của Alaska Airlines
George Wright – Vai trò, BBC News – 07/01/2024
Nguồn hình ảnh, Reuters
(more…)Quê Hương tổng hợp
VNCS: Miền Bắc tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu điện vào mùa hè năm 2024
04/01/2024
(more…)Gồm 2 phần
02/01/2024 Tùng Phong /VOA
” Câu chuyện về ngành đường sắt nói chung và tuyến đường sắt Hải Phòng – Côn Minh nói riêng có thể coi như một lát cắt lịch sử đầy thăng trầm, bi kịch của đất nước, dân tộc. Giờ đây, lịch sử đó sắp sang trang, nhưng trang tiếp tới là “bi” hay là “hùng”, là “hưng” hay “phế” thì không rõ. Bởi lẽ, quyền quyết định, có lẽ, đã không còn trong tay Việt Nam”.
(more…)