Posts Tagged ‘việt nam’


TBT Tô Lâm ‘sốt ruột’ vì Việt Nam ‘lò dò, lom dom’; nhiều người gợi ý dân chủ là chìa khóa 

Wednesday, October 30th, 2024

thoisu 02 02 ViewsEditTBT Tô Lâm ‘sốt ruột’ vì Việt Nam ‘lò dò, lom dom’; nhiều người gợi ý dân chủ là chìa khóa Share this post on:

VOA Tiếng Việt 

30/10/2024

Nhà lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm tại Đại học Trinity ở Dublin, Ireland, 2/10/2024.

Nhà lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm tại Đại học Trinity ở Dublin, Ireland, 2/10/2024. 

(more…)

Biểu tình chống sự hiện diện Của Tô Lâm Tại Liên Hiệp Quốc Tại New York Ngày 23-9-2024

Saturday, September 28th, 2024
Biểu tình chống TBT/CTN CSVN Tô Lâm trước trụ sở Liên Hiệp Quốc New York

LymHa: Bản đồ phân lô khai thác dầu, khí của Việt Nam – Các thực thể ở Quần Đảo Trường Sa

Friday, September 20th, 2024

Tư liệu Y Lym sưu tầm

06/8/2023

The Center for Strategic and International Studies CSIS

Maps of the Asia Pacific

2023 The Asia Maritime Transparency Initiative and The Center for Strategic and International Studies

Bản đồ phân lô khai thác dầu, khí của Việt Nam.

Bấm vào từng ô phân lô để xem chi tiết.https://amti.csis.org/south-china-sea-energy-exploration-and-development/embed/#?secret=zwiFbs4MA1#?secret=VNBM9r5UMz

 .

(more…)

VNCS: Việt Nam trong quỹ đạo Đảng trị và Công an trị

Friday, August 16th, 2024

16/8/2024

BBC News

Nguồn hình ảnh, Getty Images/BBC

(more…)

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Việt Nam qua đời ở tuổi 80

Friday, July 19th, 2024
Vietnam Politics

Chính trị Việt Nam© Được cung cấp bởi Associated Press

(more…)

Một đề nghị ngăn chặn nước mặn xâm nhập sông Vàm Cỏ và sông Cửu Long

Tuesday, July 2nd, 2024

Nguyễn Minh Quang – 28 tháng 6 năm 2024

SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ

Nguyên là Kỹ sư Công chánh Chuyên nghiệp (Profestional Civil Engineer) của tiểu bang Florida và California.  Tốt nghiệp Kỹ sư Công Chánh tại Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Sài Gòn năm 1972.  Trưởng ty Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia Thủy lợi thuộc Bộ Công chánh và Giao thông đến tháng 4 năm 1975.  Tốt nghiệp Cao học Thủy lợi tại Đại học Nebraska năm 1985.  Chuyên viên Thủy học (Hydrologist) của Sở Quản trị Thủy lợi, Broward County, Florida đến năm 1989.  Từ năm 1990, Kỹ sư Giám sát Trưởng (Senior Supervising Enginer) của Stetson Engineers, Inc, công ty cố vấn về thủy lợi và ô nhiểm nguồn nước được thành lập vào năm 1957 ở Los Angeles.  Về hưu năm 2015.

Xâm nhập mặn 1

Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam

(more…)

Chẳng lẽ các ngài định bán đứng họ? (Would you sell them out; Timothy Snyder) Trần Gia Huấn dịch

Saturday, March 30th, 2024
image.png

Câu hỏi cho các nhà lập pháp Hoa Kỳ về Ukraine

(more…)

Thời sự Thứ Hai 25/3/2024: *Manila phản đối TQ về Bãi Cỏ Mây, ‘thách’ TQ ra tòa quốc tế *Nga và thông tin tình báo, số người chết ở Nga tăng lên 137  *PTT Mỹ và vấn đề biên giới *Israel và trận chiến ở Gaza *Nga và chiến tranh Ukraine, Hạm đội Biển Đen ‘‘tê liệt’’

Tuesday, March 26th, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


Manila triệu đại diện Trung Quốc để phản đối sự cố ở Bãi Cỏ Mây 

25/3/2024 – VOA Tiếng Việt 

Hình ảnh do quân đội Philippines cung cấp cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp tế của Philippine ra Bãi Cỏ Mây

Hình ảnh do quân đội Philippines cung cấp cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp tế của Philippine ra Bãi Cỏ Mây 

(more…)

Thời sự ngày Thứ năm 21 tháng 3 năm 2024: *Chiến sự Ukraine *Intel nhận 19,5 tỷ USD chế tạo chip *TQ yêu cầu Mỹ không chọn phe *Kamala Harris và 2024 *Vận động viên Nga và Belarus tại Olympic

Thursday, March 21st, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


Nga mở cuộc tấn công tên lửa lớn nhất trong nhiều tuần vào Kyiv 

21/3/2024 

Reuters 

Lính cứu hỏa làm việc tại hiện trường sau cuộc tấn công của Nga ở Kyiv, Ukraine, vào ngày 21/3/2024.

Lính cứu hỏa làm việc tại hiện trường sau cuộc tấn công của Nga ở Kyiv, Ukraine, vào ngày 21/3/2024. 

(more…)

Thời sự Thứ Ba 19/3/2024: *Mỹ cam kết bảo vệ Philippines, TQ tức giận *EU trừng phạt Hamas và Israel *Bắc Hàn bắn tên lửa đạn đạo khi Ô. Blinken đến Seoul *Anh nói Vũ khí laser chỉ mất 13 USD mỗi lần bắn *Các công ty lớn Hàn Quốc đang rời khỏi TQ *Viện Ludwig: Thất nghiệp thực sự ở Hoa Kỳ là 23% *Nhật chấm dứt chính sách lãi suất âm

Tuesday, March 19th, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


Mỹ khẳng định cam kết bảo vệ Philippines, Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ

Anh Vũ /RFI – 19/3/2024

Trong chuyến thăm Philippines, ngày hôm nay 19/03/2024, ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, đã khẳng định Washington cam kết chắc chắn bảo vệ Philippines trong trường hợp xảy ra xung đột trên Biển Đông. Ngay lập tức, Trung Quốc tuyên bố Hoa Kỳ không có bất kỳ lý do chính đáng nào can dự vào vấn đề Biển Đông. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (T) trước cuộc hợp với tổng thống Ferdinand Marcos Jr., tại Điện Malacanang, Manila, Philippines, ngày 19/03/2024.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (T) trước cuộc hợp với tổng thống Ferdinand Marcos Jr., tại Điện Malacanang, Manila, Philippines, ngày 19/03/2024. AP – Evelyn Hockstein 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 15 tháng 3 năm 2024

Friday, March 15th, 2024

Quê Hương tổng hợp


Nguyễn Chương – Ngày15/03/2024 : Lễ giỗ Hai Bà Trưng lần thứ 1981 

(Nhằm ngày 6 tháng Hai âm lịch năm 2024, cách đây 1981 năm Hai Bà Trưng tuẫn tiết: 6 tháng Hai âm lịch, năm 43)

1/ Hôm 8 tháng Ba (ở nước Việt Nam đời nay gọi là mừng ngày Quốc tế phụ nữ), tôi cảm thấy nặng lòng. Chuyện gì nên nỗi? Rảo trên mạng, trên Facebook, tôi thấy những dòng viết như sau: “Kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng nổi lên khởi nghĩa: 8 tháng 3 năm 40”! 

(more…)

CSVN: Vì sao Võ Văn Thưởng sẽ phải rút lui khỏi chính trường?

Friday, March 15th, 2024

Lê Văn Đoành – 15/3/2024

Triều đình cộng sản hiện đang rúng động! Thật khó tin khi mà trong một nhiệm kỳ, lại có hai Uỷ viên Bộ Chính trị ngồi ghế Chủ tịch nước, nhưng phải xin từ chức. Lại càng khó tin hơn khi mà trong vòng 13 tháng, tại khoá 13, lại có đến hai ông chủ tịch nước bị “ngã ngựa”. Nhưng chuyện khó tin này nay mai sẽ trở thành sự thật.

Ngày 13-3-2024, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam nhóm họp. Tại đây, sau báo cáo của Ban Nội chính Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Bộ Công an, các ủy viên Bộ Chính trị dự họp, đã thảo luận “sâu sắc” và nhất trí “khuyên”, nhưng nói đúng ra là “buộc” Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phải làm đơn xin thôi tất cả các chức vụ như: Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Uỷ viên Trung ương đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13…

(more…)

Thời sự Thứ Tư 13/3/2024: *Đức và Philippines cam kết bảo vệ luật pháp quốc tế *Hạ viện Mỹ bỏ phiếu về số phận của TikTok *Châu Á – Thái Bình Dương nhập vũ khí nhất thế giới *Lệnh tiêu hủy tài liệu COVID của ĐCSTQ *Điều tra về trí nhớ của Tổng thống Biden

Wednesday, March 13th, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


Biển Đông: Đức và Philippines tái khẳng định cam kết bảo vệ luật pháp quốc tế

Trọng Thành /RFI – 13/3/2024

Căng thẳng dâng cao trong tuần qua tại Biển Đông với vụ va chạm giữa Hải cảnh Trung Quốc và Tuần duyên Philippines, khiến nhiều thủy thủ Philippines bị thương. Cơ quan truyền thông của phủ tổng thống Philippines cho biết hôm qua, 12/03/2024, trong cuộc họp báo chung tại Berlin, tổng thống Ferdinand Marcos Jr. và thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tái khẳng định cam kết ‘‘thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật pháp’’

German Chancellor Olaf Scholz and Philippine President Ferdinand Marcos Jr. hold a press conference in Berlin, Germany, March 12, 2024.
(more…)

Những Niềm tin Cốt lõi của Người Bình dân Việt Nam Như là Những Giá trị Nền tảng cho Cuộc Sống – Bài I

Friday, March 1st, 2024
niem tin
Hình từ internet

Tất cả mọi nhóm dân tộc đều có một hệ thống giá trị làm nền tảng cho cuộc sống. Những giá trị này bắt nguồn từ những niềm tin về hiện thực do giáo huấn trực tiếp của hệ thống giáo dục chính quy đem lại hoặc gián tiếp qua sự chuyển tải truyền thống của gia đình hay bộ lạc. Những niềm tin này được thể hiện bằng những hành động dần dà biến thành tập quán mà người ta thường quan sát được qua những phản ứng vô thức của con người. Một phản ứng vui vẻ hay tức giận đột phát có thể được truy nguyên từ niềm tin vào một giá trị nào đó. Tìm ra được những niềm tin này là hiểu được những động năng thúc đẩy hành động của con người. 

(more…)

Bài V – Những Niềm Tin Cốt lõi của Người Bình dân Việt Nam Như Là Những Giá trị Nền tảng cho Cuộc Sống (Tiếp theo Bài IV)

Friday, March 1st, 2024
Lấy từ internet

Chủ điểm của bài này là niềm tin tôn giáo của những người bình dân Việt Nam không theo tôn giáo chính thức nào. Khi nói đến tôn giáo ở Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Công giáo, và Đạo Tin Lành hơn là những tôn giáo khác. 

(more…)

Người Việt dẫn đầu các sắc dân xin tị nạn tại Úc: Hậu quả của thông tin di trú lừa đảo?

Thursday, February 22nd, 2024

RFA
21/02/2024

” Luật sư di trú Lê Đức Minh giải thích, việc làm hồ sơ tị nạn chính trị tại Úc rất đơn giản: nộp lệ phí 45 đô la Úc (xấp xỉ hơn 700 ngàn đồng), không đòi hỏi bất kỳ chứng từ hay giấy tờ nào mà chỉ yêu cầu nộp một lá đơn xin tị nạn chính trị, trong đó nêu lý do vì sao muốn tị nạn và hứa sẽ cung cấp giấy tờ chứng minh lời khai sau này. 

Chỉ một thời gian ngắn sau, theo luật sư Minh, người nộp đơn đó sẽ được cấp một visa tạm trú và được cấp thẻ medicare chăm sóc sức khỏe miễn phí.  

“Mặc dù về mặt hình thức chính phủ không cho họ bất kỳ trợ cấp nào về mặt tiền bạc, mà chính phủ Úc cũng không cho phép họ đi làm nhưng không ai có thể kiểm soát số người này về việc họ đi làm lấy tiền mặt. 

(more…)

Thời sự Thứ tư 21/02/2024: *Putin nói giành thêm chiến thắng, Kiev bác bỏ *Philippines có thể kiện TQ, VN đánh cá bằng xyanua *Hacker Trung Quốc tấn công mạng các nước *Thượng viện Florida thông qua Dự luật dạy học sinh về mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản

Wednesday, February 21st, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


Chiến tranh Ukraina: Putin khẳng định giành thêm một chiến thắng, Kiev bác bỏ

Thanh Phương /RFI – 21/02/2024

Quân đội Ukraina hôm nay, 21/02/2024, đã bác bỏ tuyên bố của phía Nga cho rằng Kiev đã mất quyền kiểm soát một ngôi làng bên bờ sông Dniepr ở miền nam Ukraina. 

Le président russe Vladimir Poutine, lors d'un discours à Chelyabinsk, en Russie, le 16 février 2024.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu ở Chelyabinsk, Nga, ngày 16/02/2024. AP – Ramil Sitdikov 

(more…)

Tưởng nhớ Khái Hưng (1896-1947) – Phạm Văn Duyệt

Sunday, February 18th, 2024

16/02/2024

” Rủi ro cho đất nước sớm mất đi những người con ái quốc ưu tú.  Khái Hưng cả một đời luôn ấp ủ hoài bão giải phóng đất nước khỏi ách thống trị ngoại bang và cổ xúy tình đoàn kết giữa mọi thành phần phe phái trong cộng đồng dân tộc Việt.

Ông chết đi, chúng ta không còn cái may mắn được thưởng thức thêm những tác phẩm chơn chất, đậm đà tình nghĩa thanh cao. Thật tiếc lắm thay !!!

Xin nguyện cầu Nhà Văn đất Cổ Am yên nghỉ. Những lớp người hậu sinh mãi nhớ tên Ông”.

Khái Hưng (1896-1947)

(more…)

Giới thiệu ngắn về lực lượng Xây Dựng Nông Thôn VNCH

Sunday, February 18th, 2024

Xin bấm để xem Video 1

https://drive.google.com/file/d/1F3so8bszapTYLq8q9A5L6GqTad63I2JZ/view

Xem video 2

(more…)

LM Nguyễn Văn Lý Chúc Tết Giáp Thìn từ trong nước

Monday, February 12th, 2024

Việt Nam Quốc Dân Đảng Tổng khởi nghĩa Yên Báy tháng 2 năm 1930

Saturday, February 10th, 2024

Trích : Hoàng Văn Đào – LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CẬN ĐẠI 1927-1954 – VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG 

12hieukykhoinghia

Hiệu Kỳ Tổng Khởi Nghĩa ngày 10.2.1930

CHƯƠNG VII
TỔNG KHỞI NGHĨA 

(more…)

TỘI ÁC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 2019 (Phạm Bá Hoa)

Sunday, February 4th, 2024

 Bài dài tổng hợp những sự kiện chính mà đảng CSVN đã gây ra cho đất nước.

Tổng quát

Tôi tin rằng, không phải một vài trăm hay một vài triệu người, mà là hàng tỷ người trên thế giới đều biết đến tội ác của cộng sản đối với nhân loại nói chung, và dân tộc Việt Nam nói riêng. Tội ác như thế nào ? Nội dung này chỉ là sự cố gắng dựng lại một góc nhỏ “chân dung tội ác” của ông Hồ Chí Minh, và tiếp nối bởi các nhóm Đảng cộng sản Việt Nam đàn em của ông, từ bản chất độc tài toàn trị, họ tạo ra tội ác để buộc người dân đem hạnh phúc lại cho họ, như nhận định của Đức Đạt Lại Lạt Ma của Tây Tạng.

toiac1
(more…)

Thời sự Thứ tư 31 tháng 01 năm 2024: *TT Biden đáp trả vụ tấn công khiến 3 binh lính Hoa Kỳ thiệt mạng. *Trung Quốc ‘đơn phương’ thay đổi đường bay qua eo biển Đài Loan. *Công ty Neuralink của Elon Musk cấy chip vào não người. *Mỹ thắt chặt visa di dân, *Sinh viên Trung Quốc bị trục xuất tại sân bay Washington

Wednesday, January 31st, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


TT Biden quyết định đáp trả vụ tấn công khiến binh lính Hoa Kỳ thiệt mạng 

Phát ngôn viên an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby cho biết Tổng thống Biden sẽ ‘làm những gì ông ấy phải làm’ để làm giảm mối đe dọa đối với quân đội Hoa Kỳ ở Trung Đông. 

TT Biden quyết định đáp trả vụ tấn công khiến binh lính Hoa Kỳ thiệt mạng

Một căn cứ quân sự được gọi là Tháp 22 ở phía đông bắc Jordan, hôm 29/01/2024. (Ảnh: Planet Labs PBC qua AP) 

(more…)

Thời sự Thứ Ba 30/01/2024: *Nông dân Pháp chặn đường vào Paris. *Đài Loan củng cố cầu tàu trên đảo Ba Bình. *Xuất khẩu vũ khí Mỹ đạt kỷ lục tài khóa 2023. *Tòa Hồng Kông ra lệnh thanh lý China Evergrande vì không thể trả được nợ. *Ngày tồi tệ của TT Joe Biden: 3 binh sĩ thiệt mạng, nhiều người bị thương ở Jordan *Ukraine không thể tấn công lúc này chỉ nên phòng thủ chờ thời, tin từ Hoa Kỳ

Tuesday, January 30th, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


Pháp : Nông dân cắm trại chặn đường vào Paris chờ biện pháp mới

Thu Hằng /RFI – 30/01/2024

Hàng nghìn nông dân, chủ yếu từ các tỉnh quanh Paris, đã đặt chốt tại 8 điểm trên các đường cao tốc dẫn đến thủ đô Pháp, để tiếp tục gây sức ép với chính phủ cho đến khi thủ tưởng Gabriel Attal thông báo « những biện pháp mới » hôm nay 30/01/2024. Tối hôm trước, đại diện hai nghiệp đoàn chính trong đợt biểu tình này là FNSEA và Nông dân Trẻ đã được thủ tướng tiếp tại điện Matignon ( phủ thủ tướng ) trong ba tiếng rưỡi. 

Một nông dân lái máy cày "cắm trại" tại phía bắc Paris, Pháp, ngày 29/01/2024.

Một nông dân lái máy cày “cắm trại” tại phía bắc Paris, Pháp, ngày 29/01/2024. AFP – SAMEER AL-DOUMY 

(more…)

Hiệp định Paris và Nhân quyền: Điều khó nói của ‘bên thắng cuộc’ (CS không hề có nhân quyền – LTS)

Friday, January 26th, 2024

January 25, 2024 / CBT01

Nếu có một điều bạn nên quan tâm trong Hiệp định Paris thì đó là Điều 11. 

Quỳnh Vi 

May 11, 2017 

” Việc thống nhất thành một quốc gia duy nhất từ năm 1976 không đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể chấm dứt nghĩa vụ thực thi Hiệp định Paris 1973.

Như vậy, đối chiếu với hiệp định, chính quyền Việt Nam ngày nay sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi lớn về các trại tập trung cải tạo và các chương trình “đánh tư sản” ở miền Nam sau năm 1975, về hàng triệu thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi, về việc phân biệt đối xử với con em viên chức miền Nam cũ, về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và các vụ cưỡng chế thu hồi đất, cấm kinh tế tư nhân, cấm báo chí tư nhân, và về chế độ kiểm duyệt sách báo và văn hóa phẩm hiện nay.

(more…)

Thời sự Thứ Ba 23/01/2024: *Nato đặt mua 220 ngàn đạn 155 ly trị giá 1,2 tỷ USD. *Israel đề nghị hưu chiến 2 tháng để trao đổi con tin. *Mỹ, Anh mở tấn công mới ở Yemen. *Bắc Kinh đang thí nghiệm loại độc Covid mới. *WHO kêu gọi ứng phó đại dịch tử vong gấp 20 lần COVID-19. *Lý Cường khoe có 400 triệu người tầng lớp trung lưu. *Nikki Haley mong đợi vào bầu cử New Hampshire. *Cp TT Biden chi hàng tỷ USD cho các chương trình người nhập cư bất hợp pháp. *Nga phòng thủ ở Leningrad ‘kém’, ISW

Tuesday, January 23rd, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


Nato đặt hàng 220 nghìn đạn pháo 155 ly trị giá 1,2 tỷ USD

BBC News 23/01/2024

Ukraine

Chụp lại hình ảnh, Quân nhân Ukraine ở chiến trường chống Nga bê đạn pháo 155 ly, nặng 45kg

(more…)

Thời sự Thứ Hai 22/01/2024: *Ngoại trưởng Israel, Palestine và Âu Châu gặp nhau về con tin. *Giám đốc tình báo TQ thăm Hoa Kỳ – khi bộ ngoại giao TQ rối loạn. *Ông DeSantis rút khỏi cuộc đua Tổng thống 2024. *Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Phi. *Thủ tướng Israel từ chối điều kiện của Hamas. *Tàu chiến Pháp ngoài khơi Ai Cập, chữa trị 1.000 người Gaza bị thương. *Putin có thể tấn công các nước NATO từ 5 đến 8 năm tới

Monday, January 22nd, 2024

Võ Thái Hà tổng hợp


Ngoại trưởng Israel và Palestine bàn với các đồng nhiệm châu Âu về thỏa thuận trao đổi con tin

Thùy Dương /RFI

22/01/2024

Ngoại trưởng các nước thành viên Liên Hiệp châu Âu (EU) hôm nay 22/01/2024 tiếp riêng các đồng nhiệm Israel và Palestine tại Bruxelles, để cố thuyết phục Israel và Palestine về việc cần có một giải pháp chính trị cho Gaza và Cisjordanie. 

People hold signs showing a picture of a hostage during a demonstration calling for the release of the hostages taken by Hamas militants to Gaza during the Oct. 7th attack, during a demonstration in T

Tuần hành kêu gọi Hamas thả các con tin, Tel Aviv, Israel, ngày 20/01/2024. AP – Leo Correa 

Lãnh đạo ngoại giao Israel Katz gặp các ngoại trưởng châu Âu vào buổi sáng hôm nay, buổi chiều thì đến lượt ngoại trưởng của chính quyền Palestine, Riyad al-Maliki. Không có cuộc gặp nào giữa ngoại trưởng Israel và Palestine được dự trù.

Hãng tin AFP trích một nhà ngoại giao châu Âu xin ẩn danh cho biết Liên Âu không trông chờ sẽ có một quyết định được đưa ra, nhưng đối với Bruxelles, chỉ riêng việc hai nhà lãnh đạo ngoại giao Israel và Palestine hiện diện cùng ngày tại Bruxelles đã là một « biểu tượng mạnh ».

Tuy nhiên, trong các cuộc trao đổi có thể có những phản ứng căng thẳng bởi tối thứ Sáu tuần trước, lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell đã tố cáo Israel từng muốn tài trợ Hamas để làm suy yếu chính quyền Palestine thuộc đảng Fatah. Hôm nay, trước báo giới, ông Josep Borrell nhấn mạnh Israel không thể xây dựng hòa bình chỉ bằng « các phương tiện quân sự ». Ông  cũng nhận định một giải pháp hai Nhà nước phải được áp đặt từ bên ngoài để mang lại hòa bình. Trong khi đó, chính quyền Hamas ở Gaza tuyên bố : « Chúng tôi bác bỏ thẳng thừng bất kỳ dự án nào của quốc tế hoặc Israel nhằm quyết định tương lai của dải Gaza ».

Các lãnh đạo ngoại giao Liên Âu cũng sẽ trao đổi với các đồng nhiệm Ai Cập, Ả Rập Xê Út và Jordanie, cũng như với Tổng thư ký Liên Đoàn Ả Rập, những nước và tổ chức có thể giữ một vai trò quan trọng về kinh tế và chính trị thời hậu chiến. 

Quan chức cấp cao của Mỹ đến Ai Cập để thương lượng về con tin

Một quan chức cấp cao của Mỹ hôm nay đến Ai Cập để thương lượng về một thỏa thuận trao đổi con tin. Le Monde hôm nay trích dẫn New York Times cho biết Brett McGurk, điều phối viên của tổng thống Mỹ Joe Biden về Trung Đông, sẽ tới Cairo để gặp Abbas Kamel, lãnh đạo cơ quan tình báo Ai Cập. Hai quan chức này sẽ thảo luận về một thỏa thuận có thể đạt được giữa Israel và Hamas về việc thả con tin để đổi lấy việc hưu chiến. Theo dự kiến, ông McGurk cũng sẽ tới Doha gặp thủ tướng Qatar.


Giám đốc tình báo Trung Quốc có chuyến thăm cấp cao tới Hoa Kỳ trong bối cảnh rối loạn ở bộ ngoại giao nước nhà

Shawn Lin, Linn Xu – Cẩm An lược dịch

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/01/id5569351-000_34EP4X2-1080x720-1-840x480.jpg

Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương Trung Quốc Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao) (thứ 4 bên phải) gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 12/01/2024. (Ảnh: Roberto Schmidt/AFP) 

Ông Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao), Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương, mới đây đã dẫn đầu một phái đoàn đến Hoa Kỳ trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan. Ban Liên lạc Đối ngoại là cơ quan tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chịu trách nhiệm về các vấn đề đối ngoại. Ông Lưu nắm quyền điều hành cơ quan này hồi năm 2022.

Các nhà quan sát chính trị tin rằng vào thời điểm quan trọng trước cuộc bầu cử ở Đài Loan, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã chọn người đứng đầu ban liên lạc này để can dự tại một cuộc họp cấp cao với các quan chức Hoa Kỳ nhằm thay mặt ông truyền đạt lập trường ngoại giao của ĐCSTQ. Như vậy, ở một mức độ nào đó, ông Lưu đang đóng vai trò của một ngoại trưởng.

Hôm 12/01, một ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink đã gặp ông Lưu.

Hai ngày trước đó, phó cố vấn chính an ninh quốc gia Jon Finer đã có một cuộc thảo luận dài với ông Lưu. 

Khác với giọng điệu ngoại giao chiến lang trước đây của ĐCSTQ, ông Lưu đã dịu giọng hơn trong một sự kiện công khai hôm 09/01 do Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ (CFR) tổ chức để kỷ niệm 45 năm mối bang giao Mỹ-Trung.

Nhà ngoại giao cộng sản 60 tuổi này cho biết Trung Quốc không tham gia vào các cuộc chiến tranh nóng hay lạnh với các nước khác, cũng như không tìm cách thay đổi trật tự quốc tế hiện tại, trong khi nhắc lại rằng vấn đề Đài Loan là một “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh.

Trước những cáo buộc cho rằng Trung Quốc xuất cảng lượng lớn fentanyl sang Hoa Kỳ, ông Lưu cho biết cả hai nước sẽ hợp tác để “giải quyết những thách thức chung.” Và phía Trung Quốc mong đợi “những kết quả cụ thể và hữu hình.”

Ông Lưu tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh và đã làm việc lâu năm ở Bộ Ngoại giao. Ông từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Thông tin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao. Ngoài ra, ông từng làm đại sứ ở các nước khác nhau, nên trình độ của ông cũng gần bằng ông Tần Cương (Qin Gang), vị cựu ngoại trưởng đã biến mất hơn nửa năm mà nguyên nhân vẫn còn là một bí ẩn. 

Chuyến thăm cấp cao tới Hoa Kỳ của ông Lưu trái ngược với vị thế đang suy yếu của Ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi), làm dấy lên đồn đoán về sự thay đổi trong chức vụ này.

Hồi cuối tháng Tám, ông Tập Cận Bình đã tới Johannesburg, Nam Phi để tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS, và hôm 22/08, ông đã dự định diễn thuyết tại diễn đàn doanh nghiệp này nhưng lại không xuất hiện và không có lời giải thích chính thức. Thay vào đó, bài diễn thuyết của ông đã được đọc bởi Bộ trưởng Bộ thương mại Vương Văn Đào (Wang Wentao).

Ngày hôm sau, khi ông Tập bước vào hội nghị thượng đỉnh BRICS, thông dịch viên của ông chạy bộ vào theo nhưng bị an ninh của Nam Phi chặn lại. Khi ông Tập nhìn lại, thì cánh cửa đã đóng lại. Ông Tập dừng lại và thường xuyên nhìn lại phía sau, thậm chí còn do dự vài giây trước khi một mình bước vào địa điểm gặp gỡ. Vì ông Tập không hiểu tiếng Anh, nên ông gần như không nói nên lời trong buổi chụp hình. Một video ghi lại vụ việc được lan truyền trên mạng, khiến ông Tập mất mặt.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tham dự một cuộc họp báo tại Trung tâm Truyền thông vào ngày 08/03/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lúc đó ông Vương Nghị đang trả lời câu hỏi của các ký giả Trung Quốc và ngoại quốc về các vấn đề liên quan đến “chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.” (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tham dự một cuộc họp báo tại Trung tâm Truyền thông vào ngày 08/03/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lúc đó ông Vương Nghị đang trả lời câu hỏi của các ký giả Trung Quốc và ngoại quốc về các vấn đề liên quan đến “chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.” (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images) 

Ông Viên Hồng Băng (Yuan Hongbing), một học giả luật sống ở Úc, nói với The Epoch Times ấn bản Hoa Ngữ rằng sau khi ông Tập trở về từ Nam Phi, ủy ban trung ương ĐCSTQ đã chỉ trích nặng nề ông Vương Nghị về biến cố ngoại giao này và được lệnh tiến hành thanh tra.

Hôm 11/01, nhà bình luận thời sự Trần Phá Không (Chen Pokong) cho rằng ông Tập không có ứng cử viên phù hợp nào khác cho vị trí ngoại trưởng, với lý do Thứ trưởng Ngoại giao Mã Triêu Húc (Ma Chaoxu) sẽ không chiếm được lòng tin của ông Tập vì ông này là cấp dưới của cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Ông Trần nói: “Bây giờ rất có thể ông Tập Cận Bình sẽ từ bỏ ông Vương Nghị, điều này tương đương với việc ông Vương Nghị mất chức [bộ trưởng ngoại giao].” 


Ông DeSantis rút khỏi cuộc đua Tổng thống 2024

Xuân Thành 

Thống đốc Florida Ron DeSantis vào chiều Chủ nhật (21/1) đã tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua tổng thống 2024 và chứng thực cựu Tổng thống Donald Trump. Ông DeSantis đưa ra động thái đáng chú ý này chỉ hai ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ tại tiểu bang New Hampshire vào thứ Ba (23/1).

Thống đốc Florida đã loan báo quyết định rút lui qua một video đăng trên mạng xã hội X (tên mới của Twitter) vào chiều Chủ nhật (21/1, giờ Mỹ).

“Nếu có bất cứ điều gì tôi đã có thể làm để tạo ra được một kết quả thuận lợi hơn, thì đó là thêm nhiều điểm dừng vận động chiến dịch, thêm nhiều cuộc trả lời phỏng vấn, tôi sẽ làm như thế”, ông DeSantis nói trong video. “Nhưng tôi không thể yêu cầu những người ủng hộ mình tự nguyện dành thời gian và đóng góp nguồn lực của họ nếu chúng ta không có một con đường chiến thắng rõ ràng”.

“Theo đó, hôm nay tôi đình chỉ chiến dịch tranh cử của mình”, ông DeSantis nhấn mạnh.

Ông DeSantis nêu bật rằng ông đã có “những bất đồng” với ông Trump, nhưng tin tưởng rằng cựu tổng thống này là vị lãnh đạo tốt hơn ông Biden.

“Tôi thấy rõ ràng rằng đa số cử tri của Đảng Cộng hòa muốn trao cho ông Donald Trump một cơ hội nữa”, ông DeSantis nói tiếp. “Họ đã chứng kiến nhiệm kỳ của ông ấy bị cản trở bởi sự phản kháng không ngừng nghỉ, và họ thấy Đảng Dân chủ bây giờ sử dụng cuộc chiến pháp lý để tấn công ông”.

Ông DeSantis chỉ ra rằng: “Tôi đã ký bản cam kết ủng hộ đề cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, và tôi sẽ tôn trọng cam kết đó”.

Sau loan báo của ông DeSantis, ông Trump nói trên Fox News Digital rằng ông “rất vinh dự khi nhận được chứng thực” của ông DeSantis.

“Tôi mong chờ được làm việc cùng với ông ấy để đánh bại Joe Biden, vị tổng thống tồi tệ và hủ bại nhất trong lịch sử đất nước chúng ta”, ông Trump nói.

Ông Trump cũng nói ông sẽ không sử dụng biệt danh “Ron DeSantis cao đạo” (Ron DeSanctimonious) mà ông thường dùng để chỉ trích thống đốc Florida trong vài tháng tranh cử vừa qua.

“Không, cái tên đó đã chính thức biến mất”, ông Trump nói với Fox News Digital.

Thống đốc DeSantis, trong video tuyên bố rút lui, cũng đã nhân cơ hội này chỉ trích cựu Đại sứ Liên Hiệp Quốc, cựu Thống đốc Nam Carolina Nikki Haley. Sau khi ông DeSantis rút lui, bà Haley trở thành ứng viên duy nhất tranh đua với ông Trump.

Ông DeSantis cho rằng ông chứng thực ông Trump “bởi vì chúng ta không thể quay lại Vệ binh Cộng hòa của ngày hôm qua, một dạng hình ảnh ấn tượng của chủ nghĩa nghiệp đoàn hấp hối mà bà Nikki Haley đại diện”.

“Những ngày tháng nước Mỹ bị đặt sau cùng, cúi đầu trước các tập đoàn lớn, và đầu hàng tư tưởng thức tỉnh đã kết thúc”, ông DeSantis nói thêm.

Bà Haley, trong buổi tập trung chiến dịch tại Seabrook, New Hampshire, đã nói với đám đông ủng hộ rằng: “Tôi muốn nói với Ron. Ông ta đã tham gia một cuộc đua vĩ đại. Ông ta đã đang là một thống đốc tốt. Và chúng tôi chúc ông mọi điều tốt đẹp. Tuy nói vậy, nhưng phải thừa nhận rằng bây giờ chỉ còn lại một quý ông và một quý bà”.

Ông DeSantis, 45 tuổi, đã về thứ hai trong cuộc bầu cử sơ bộ tại tiểu bang Iowa vào tuần trước với 20,1% phiếu bầu, kém ông Trump 30 điểm phần trăm, và chỉ hơn bà Haley chưa tới 2 điểm phần trăm. Trong khi đó, các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, tại New Hampshire ông DeSantis đứng cuối, kém hơn bà Haley và vẫn thua xa ông Trump.


Ấn Độ khánh thành đền Hindu trị giá 220 triệu đô

Vào thứ Hai, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ chủ trì lễ thánh hiến một ngôi đền trị giá 220 triệu USD ở thành phố Ayodhya miền bắc đất nước. Trước tâm lý bàng hoàng của 200 triệu người Hồi giáo trong nước và nhiều người Ấn Độ có tư tưởng thế tục, buổi lễ hoành tráng sẽ đánh dấu một cột mốc mới trong dự án Hindu dân tộc chủ nghĩa nhiều năm nay của Đảng Bharatiya Janata cầm quyền. Ngôi đền được xây dựng trên đúng địa điểm mà vào năm 1992 đám đông đã san bằng một nhà thờ Hồi giáo 450 năm tuổi.

Đối với nhiều người theo đạo Hindu, đây là một dịp vui vì nó sửa chữa một sai lầm cổ xưa: theo thần thoại, địa điểm này là nơi sinh của vị thần Ram trong đạo Hindu. Hàng triệu người sẽ theo dõi qua TV; văn phòng, thị trường chứng khoán và thậm chí cả sòng bạc đều cho biết sẽ đóng cửa. Vì những lý do này, sự kiện cũng là hồi chuông khai cuộc cho chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ ba của ông Modi vào tháng 4 và tháng 5. Tòa Tối cao Ấn Độ đã ra phán quyết rằng “tôn giáo và chính trị” không nên trộn lẫn. Nhưng sự kết hợp đó có thể sẽ lại một lần nữa củng cố vị thế trên đỉnh cao quyền lực của ông Modi.


Khai mạc Diễn đàn Tài chính châu Á

Hơn 2.500 nhân vật chính trị, doanh nghiệp và tài chính sẽ tề tựu về Hồng Kông trong tuần này để tham dự Diễn đàn Tài chính châu Á thường niên. Nhìn chung tâm trạng là lạc quan: IMF kỳ vọng kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2024, so với mức tăng trưởng toàn cầu 2,9%.

Nhưng bầu không khí ở thành phố chủ nhà lại u ám hơn. Hồi tháng 11, chính phủ Hồng Kông đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 xuống còn 3,2% – nghĩa là nền kinh tế Hồng Kông hiện nay thậm chí nhỏ hơn so với năm 2018. Chỉ số thị trường chứng khoán chính đã giảm hơn một phần tư trong năm qua. Giá bất động sản giảm gần 1/5 kể từ mức đỉnh, và dữ liệu công bố vào thứ Hai về lãi suất cho vay cơ bản của Trung Quốc, vốn rất quan trọng đối với thị trường nhà ở của đại lục, có thể sẽ không mang lại nhiều niềm vui.

Trưởng đặc khu John Lee tuyên bố sự kiện này sẽ thể hiện “sự tự do, sức sống và tính đa dạng” của Hồng Kông, và sự tham gia của quốc tế chứng tỏ nó “vẫn hấp dẫn” đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Song cần nhiều hơn một diễn đàn để thuyết phục được thế giới.


Tổng thống Macron thăm Đức

Pháp và Đức sẽ phô diễn tình hữu nghị của họ tại Berlin vào thứ Hai. Quốc hội Đức đang tổ chức lễ tưởng niệm Wolfgang Schäuble, cựu bộ trưởng tài chính Đức vừa qua đời tháng trước. Khách mời danh dự sẽ là Emmanuel Macron, người sẽ đọc ít nhất một phần bài điếu văn bằng tiếng Đức. Ông Schäuble từng gọi tổng thống Pháp là “cơ hội cho châu Âu.”

Khi ở Berlin, ông Macron sẽ gặp thủ tướng Đức Olaf Scholz. Hai nhà lãnh đạo đã nỗ lực vượt qua nhiều khác biệt giữa hai nước, đặc biệt là về chính sách năng lượng và các quy định tài chính của khu vực đồng euro. Một chủ đề cấp bách là viện trợ quân sự của châu Âu cho Ukraine. Nếu nhìn tổng thể, Đức chi nhiều hơn Pháp. Tuy vậy, Pháp hiện đang gửi lô tên lửa hành trình tầm xa thứ hai, trong khi quốc hội Đức từ chối cho phép nước này gửi bất kỳ tên lửa nào. Ông Macron tuần trước đã tuyên bố “chiến thắng của Nga sẽ là dấu chấm hết cho an ninh châu Âu.”


Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Phi

Tuần này Antony Blinken, bộ trưởng ngoại giao Mỹ, sẽ đi thăm Cape Verde, Bờ Biển Ngà, Nigeria và Angola. Trọng tâm của Mỹ là Ukraine và Trung Đông, và tổng thống Joe Biden đã thất hứa không đi thăm lục địa này vào năm ngoái. Có lẽ một trong những mục đích của chuyến đi là cho người châu Phi thấy họ không hề bị lãng quên.

Ông Blinken cũng sẽ nêu ra những tin tốt. Cape Verde là một nền dân chủ nhiều sức sống vừa đánh bại được bệnh sốt rét. Ở Bờ Biển Ngà, nơi có nền kinh tế đang bùng nổ, ông có thể sẽ tham dự một trận đấu bóng đá tại Cúp Các Quốc gia châu Phi, để chứng tỏ nước Mỹ hòa hợp với người dân châu Phi.

Nhưng đứng đầu vẫn là các vấn đề an ninh. Bờ Biển Ngà đang chống đỡ các chiến binh thánh chiến ở biên giới phía bắc. Nigeria đang ở trong một cuộc khủng hoảng bắt cóc mà việc Mỹ bán vũ khí cho nước này hầu như không giúp ích được mấy. Nhưng cũng như chuyến thăm châu Phi của ông Blinken vào tháng 3 năm ngoái, ông lại một lần nữa bỏ qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trên lục địa: chiến tranh Sudan, nơi rất cần sự quan tâm ngoại giao.


Thủ tướng Israel từ chối điều kiện thả con tin của Hamas

Lý Ngọc biên dịch

Thủ tướng Israel từ chối điều kiện thả con tin của Hamas

Ông Netanyahu đã bác bỏ các điều kiện của Hamas về việc chấm dứt chiến tranh và thả con tin. Thủ tướng Israel Netanyahu phát biểu trước giới truyền thông ở Tel Aviv ngày 12/10/2023. (Jacquelyn Martin/POOL/AFP qua Getty Images) 

Vào Chủ nhật (21/1), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã từ chối những điều kiện Hamas đưa ra để kết thúc cuộc chiến và thả những con tin, bao gồm Israel phải hoàn toàn rút quân và Hamas sẽ nắm quyền kiểm soát ở Gaza.

Ông Netanyahu cho biết trong một tuyên bố hôm Chủ nhật (21/1): “Chúng tôi đang tiếp tục chiến đấu trên mọi mặt trận và mọi khu vực. Chúng tôi sẽ không loại trừ bất kỳ kẻ khủng bố nào: Ở Gaza, Lebanon, Syria hay bất kỳ nơi nào khác. Ai muốn gây hại cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đáp trả”.

Ông Netanyahu cho rằng Israel có nghĩa vụ giải cứu tất cả con tin: “Đây là một trong những mục tiêu của cuộc chiến và áp lực quân sự là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu này”.

“Tôi đang làm việc suốt ngày đêm để giải quyết vấn đề này”, ông nói: “Nhưng tôi phải nói rõ, tôi dứt khoát bác bỏ các điều khoản đầu hàng tàn ác của Hamas”.

Ông cảnh báo: “Hamas yêu cầu chấm dứt chiến tranh, yêu cầu chúng tôi rút ​​lực lượng của khỏi Gaza, thả tất cả những kẻ giết người và hiếp dâm, và để Hamas nguyên vẹn để đổi lấy việc thả các con tin, nếu chúng tôi đồng ý, sự hy sinh của những người lính của chúng ta sẽ vô ích. Nếu chúng ta đồng ý làm điều này, chúng ta sẽ không thể đảm bảo an toàn cho công dân của mình. Chúng ta sẽ không thể đưa những người sơ tán về nhà của họ một cách an toàn, và một ngày 7/10 khác sẽ chỉ là vấn đề thời gian”.

“Tôi không chấp nhận những đòn đánh đe dọa tới an ninh của Israel; do đó, chúng tôi sẽ không đồng ý làm như vậy”, ông bổ sung, “các điều kiện do Hamas đề ra làm nổi bật một vấn đề đơn giản – Chiến thắng không thể thay thế được, chỉ có chiến thắng mới đảm bảo được việc tiêu diệt hoàn toàn Hamas và đưa tất cả con tin của chúng ta trở về nhà.

Tổ chức Hamas và các chiến binh Palestine khác đã bắt giữ khoảng 240 con tin ở Gaza trong một cuộc đột kích vào miền nam Israel vào tháng 10 năm ngoái. Vào cuối tháng 11, lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần đã đạt được khi Hoa Kỳ, Qatar và Ai Cập làm trung gian, theo đó Hamas đã thả hơn một trăm con tin để đổi lấy một số người Palestine bị giam trong các nhà tù của Israel.

Nhưng kể từ đó, ông Netanyahu phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để đảm bảo thả 136 con tin vẫn đang bị giam giữ.

Đồng thời, các đồng minh trong đó có Mỹ cũng gây áp lực lên Israel về các vấn đề thời hậu chiến ở Gaza, yêu cầu giải quyết vấn đề Gaza phải trên cơ sở hai nhà nước là Israel và Palestine. Tuy nhiên, ông Netanyahu đã có lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề xây dựng nhà nước Palestine hơn bao giờ hết.

Ông nói: “Tôi sẽ không thỏa hiệp trong vấn đề kiểm soát an ninh toàn diện của Israel trên tất cả các lãnh thổ về phía Tây sông Jordan”.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Sáu tuần trước cho biết, ông đã nói chuyện với Thủ tướng Netanyahu về các giải pháp khả thi cho một nhà nước Palestine độc ​​lập và đề xuất một con đường có thể liên quan đến việc thành lập một chính phủ phi quân sự.

Ông Netanyahu hôm thứ Bảy tuần trước dường như phản bác lại những đề xuất của ông Biden về quy chế nhà nước của Palestine thời hậu chiến, họ không đồng ý về vấn đề xây dựng nhà nước Palestine. Việc xây dựng nhà nước Palestine là một giải pháp được ông Biden đề xuất để đạt được hòa bình lâu dài ở Trung Đông.


Các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận về đề xướng thuế carbon tại Davos 

Stephen Katte 

Cẩm An biên dịch

Thứ hai, 22/01/2024 

Các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận về đề xướng thuế carbon tại Davos

Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam tham dự một phiên họp vào ngày bế mạc cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, hôm 19/01/2024. (Ảnh: FABRICE COFFRINI/AFP qua Getty Images) 

Tổng thống Singapore đã đề nghị áp thuế carbon trên toàn thế giới nhằm buộc các công ty chuyển đổi khỏi các nguồn năng lượng như than đá và dầu mỏ. 

Trong một cuộc thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới đây ở Thụy Sĩ, Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam đã kêu gọi áp thuế carbon trên toàn thế giới như là một giải pháp nhằm đối phó với khả năng tàn phá của biến đổi khí hậu do con người tạo ra. 

Biến đổi khí hậu xảy ra tự nhiên trên Trái Đất và kéo dài trong hàng trăm triệu năm, được đánh dấu bằng những thay đổi cả dần dần lẫn đột ngột như sự xuất hiện và biến mất của các kỷ băng hà. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng các xã hội công nghiệp hóa của chúng ta — đã học cách đốt than, dầu, và khí đốt để lấy năng lượng — đang thải ra khí nhà kính mà họ lo ngại sẽ làm nóng trái đất theo cách gây ra những thay đổi về khí hậu vốn diễn ra nhanh hơn những gì nền văn minh của chúng ta có thể giải quyết. 

Theo ông Shanmugaratnam, không có “giải pháp thực tế” nào để chống lại biến đổi khí hậu do con người tạo ra mà không có một hệ thống thuế carbon với sự phối hợp của toàn thế giới. Việc chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế như phong năng, quang năng, và hạt nhân được một số nhà hoạch định chính sách đưa ra như một giải pháp giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu, kết hợp với thuế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. 

Thuế carbon có thể được đưa ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng Trung tâm Giải pháp Khí hậu và Năng lượng cho biết trong hầu hết trường hợp, chính phủ là cơ quan tốt nhất để ấn định mức giá mà các nhà phát thải phải trả cho lượng khí thải nhà kính mà họ thải ra. Về lý thuyết, giải pháp này sẽ buộc các công ty phải hạn chế lượng khí thải hoặc chuyển sang các nguồn năng lượng khác — nhiều nguồn trong số đó có tính không liên tục, tốn nhiều chi phí hơn, hoặc vẫn đang trong quá trình phát triển — để giảm gánh nặng thuế của họ. 

Ông Shanmugaratnam cho biết những hệ thống này có nhận thức về việc cản trở tăng trưởng công nghiệp và thúc đẩy lạm phát ở các quốc gia nghèo hơn vốn không đủ khả năng chi trả thuế, đồng thời [biện pháp này] cũng bất công và không công bằng đối với họ và dẫn đến lạm phát — một đặc điểm mà ông không đồng tình. 

“Trên thực tế, điều xảy ra là hoàn toàn ngược lại. Nếu chúng ta không làm điều này, thì những nước sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất cuối cùng sẽ là những nước đang phát triển. Họ sẽ là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu,” ông nói về những dự đoán biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, vốn đang phải đối mặt với sự chỉ trích vì cho đến nay các mô hình ngắn hạn của họ thiếu độ chính xác. 

Nhà lãnh đạo Singapore này cho biết: “Những gì chúng ta cần là một hệ thống thuế carbon kết hợp với các khoản trợ cấp cho những gia đình dễ bị tổn thương và một dòng tiền tài trợ cho các nước đang phát triển để cho phép họ tiến hành đầu tư, cũng như giảm thiểu và thích ứng giúp họ tiếp tục phát triển.” 

Ông nói thêm rằng ông tin rằng thuế carbon là một “cơ hội thực sự” và là “giải pháp công bằng và thực tế” duy nhất để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu do con người tạo ra. 

Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia cho biết thuế mới sẽ gây khó khăn về chính trị

Theo mô hình do Liên Hiệp Quốc công bố, biến đổi khí hậu do con người tạo ra có thể tàn phá thế giới, và có thể chỉ còn vài năm nữa để hành động. Liên Hiệp Quốc dự đoán rằng những thay đổi căn nguyên về các kiểu thời tiết có thể khiến việc trồng lương thực trở nên khó khăn hơn và có thể làm tăng nhu cầu di cư, điều này sẽ gây thêm căng thẳng cho sự ổn định tài chính của các quốc gia. Tuy nhiên, sự hoài nghi về những dự báo đáng sợ này đã và đang ngày càng gia tăng, vì nhiều dự đoán trước đây của IPCC đã không thành hiện thực. 

Ông Mohammed Al-Jadaan, bộ trưởng tài chính của Saudi Arabia, đồng ý với một số phần trong đề xướng của Tổng thống Shanmugaratnam, đặc biệt là có “Trợ cấp cho những người có nhu cầu.” Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng một loại thuế khác được áp dụng cho công chúng mà vẫn cho phép các công ty làm những gì họ muốn với việc phát thải carbon sẽ khiến nhiều người khó chấp nhận. 

“Có rất nhiều sự đối kháng chính trị từ các quốc gia phát triển — về mặt chính trị, trong nội bộ. Ý tôi là, vừa mới đây chúng tôi nghe được một số ý kiến,” ông nói. 

“Vì vậy, để nói rằng chúng ta sẽ đánh thuế nhưng sau đó chúng ta sẽ chuyển hướng một số phần thuế đó sang các nước có thu nhập thấp sẽ là rất khó khăn về mặt chính trị, vô cùng khó khăn.” 

Thay vào đó, theo quan điểm của ông Al-Jadaan, nên tập trung vào việc giúp các nước nghèo đói tạo ra điều kiện sống tốt hơn cho người dân của họ để họ có thể “thúc đẩy quá trình chuyển đổi của chính mình.” Ông cho biết có hơn 600 triệu người ở châu Phi không được tiếp cận với các tiện ích hiện đại cơ bản, chẳng hạn như điện, trong khi các thành viên diễn đàn đang ngồi trong một tòa nhà được kiểm soát khí hậu. 

Ông nói, “Vì vậy, nếu bảo họ rằng, hãy đi ăn bánh ngọt đi, tại sao mọi người lại tìm bánh mì chứ, thì theo tôi là đạo đức giả.”

Ông tiếp tục, “Họ có khả năng riêng của mình, cho phép họ sử dụng khả năng riêng của mình. Giúp họ sử dụng giới trẻ, trao quyền cho giới trẻ, trau dồi kỹ năng cho giới trẻ, đào tạo giới trẻ. Đó là điều thực sự sẽ thay đổi châu Phi và các quốc gia có thu nhập thấp khác.”


Tàu chiến Pháp ngoài khơi Ai Cập chữa trị khoảng 1.000 người Gaza bị thương 

22/01/2024 – Reuters 

Một binh sĩ hải quân Pháp và một bé gái Palestine bị thương trên tàu Dixmude.

Một binh sĩ hải quân Pháp và một bé gái Palestine bị thương trên tàu Dixmude. 

Khoảng 1.000 người từ Gaza đã được chữa trị tại một bệnh viện dã chiến của Pháp trên một con tàu ngoài khơi Ai Cập, thuyền trưởng của tàu này cho biết về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho một số người trong khi cơ sở hạ tầng y tế ở vùng đất bị chiến tranh tàn phá này bị phá hủy.

Dixmude, một tàu chiến chở trực thăng của Pháp, đã cập cảng al-Arish của Ai Cập, cách Dải Gaza 50 km về phía tây, kể từ tháng 11. Tàu được trang bị các phòng bệnh, phòng mổ và 70 nhân viên y tế.

Gần 120 người bị thương đã trở thành bệnh nhân nội trú trên tàu, trong khi hàng trăm người khác đã được khám ngoại trú, bao gồm cả việc theo dõi các vết thương và các vấn đề tâm thần, thuyền trưởng Alexandre Blonce cho biết, nói rằng đây là một “nhiệm vụ chưa từng có”.

Các lực lượng Israel đã phát động cuộc chiến tổng lực nhằm loại bỏ nhóm Hồi giáo Hamas cầm quyền ở Gaza sau khi các chiến binh của nhóm này tràn qua biên giới vào các thị trấn và căn cứ phía nam Israel vào ngày 7 tháng 10, giết chết 1.200 người và bắt 253 con tin trở về vùng đất này. Hơn 25.000 người Palestine đã thiệt mạng trong chiến tranh.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, người dân Gaza đã phải vật lộn để được chăm sóc y tế tại quê hương mình trong khi hàng chục nghìn người bị thương, và hầu hết trong số 36 bệnh viện ở Gaza không còn hoạt động và những bệnh viện còn lại hoạt động quá công suất.

Israel đã nhắm mục tiêu vào các bệnh viện lớn nhất còn lại, nói rằng các chiến binh Hamas đang hoạt động ở đó, nhưng Hamas đã phủ nhận.

Những người may mắn đến được Ai Cập, như Ahmed Abu Daqqa, 16 tuổi, vốn bị thương vào ngày 1/11, phải chờ đợi rất lâu để được chăm sóc y tế.

Ahmed nói trên tàu Dixmude rằng các bác sĩ ở Gaza “đã lấy mảnh đạn ra” nhưng một tháng sau lại “phát hiện thêm mảnh đạn ở đầu gối” nhưng họ nói với em rằng họ “sẽ xử lý nó sau vì có quá nhiều ca phẫu thuật”.

Em nói thêm rằng “em đã cố gắng nhiều lần để được chuyển đi” trước khi đến Ai Cập để được chữa trị trên tàu Dixmude.

Em và những người khác trên tàu của Pháp đang chờ chuyển tiếp đến các bệnh viện ở Ai Cập hoặc nước ngoài.

Ý đã gửi một bệnh viện nổi tương tự đến bờ biển Ai Cập vào tháng 12.


XEM THÊM (HD PRESS)

Đức: Putin có thể tấn công các nước NATO trong 5 đến 8 năm tới

Các nước vùng Baltic thông qua kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ dọc biên giới với Nga và Belarus

Sophia Yan  James Jackson BÉC-LINNgày 19 tháng 1 năm 2024 • 5:40 chiều

Đức lo ngại Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể ra lệnh cho quân đội nước này tấn công một quốc gia NATO trong những năm tới
TÍN DỤNG: SERGEI SAVOSTYANOV/afp

Vladimir Putin có thể tấn công NATO trong vòng 5 đến 8 năm, Đức cảnh báo, khi các quốc gia vùng Baltic thông qua kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ dọc biên giới của họ với Nga và Belarus.

“Chúng ta phải tính đến việc một ngày nào đó Vladimir Putin thậm chí sẽ tấn công một quốc gia NATO,” Boris Pistorius, người bảo vệ Đức cho biết bộ trưởng.

Ông nói với Der Tagesspiegel, một tờ báo của Đức: “Các chuyên gia của chúng tôi mong đợi khoảng thời gian từ 5 đến 8 năm để điều này có thể thực hiện được”. “Hiện tại tôi không nghĩ có khả năng xảy ra một cuộc tấn công của Nga”.

Châu Âu đang phải đối mặt với một “tình huống đe dọa quân sự… chưa từng có trong 30 năm qua,” ông nói thêm. “Hầu như ngày nào chúng tôi cũng nghe thấy những lời đe dọa từ Điện Kremlin – gần đây nhất là nhằm vào những người bạn của chúng tôi ở Baltics.”

Các quốc gia vùng Baltic đang thực hiện các bước để tăng cường an ninh biên giới trước những lo ngại về an ninh gia tăng sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm 2022.

Hầm được xây dựng dọc theo biên giới

Estonia, Latvia và Lithuania hôm thứ Sáu đã ký một thỏa thuận xây dựng các boongke trong vài năm tới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ dọc biên giới của họ với Nga và Belarus, một đồng minh trung thành của Moscow.

Theo thỏa thuận được ký kết tại Riga, ba nước sẽ “xây dựng các cơ sở phòng thủ chống di chuyển trong những năm tới để ngăn chặn và, nếu cần thiết, chống lại các mối đe dọa quân sự”, Bộ Quốc phòng Estonia tuyên bố.

https://cf-particle-html.eip.telegraph.co.uk/9fd5442b-3232-4ff7-a665-b4a1259bce47.html?direct=true&id=9fd5442b-3232-4ff7-a665-b4a1259bce47

Kế hoạch và bình luận của ông Pistorius được đưa ra một ngày sau khi một quan chức quân sự hàng đầu của NATO cảnh báo rằng dân thường ở phương Tây phải chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh tổng lực với Nga trong 20 năm tới và sẵn sàng huy động nếu cần thiết.

Adml Bauer, một sĩ quan hải quân Hà Lan, chủ tịch ủy ban quân sự NATO, cho biết: Trong khi các quân đội khác nhau đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc bùng nổ chiến tranh, công chúng cũng phải sẵn sàng cho một cuộc xung đột có nghĩa là sẽ có sự thay đổi lớn trong cuộc sống của họ.

Ông nói: “Chúng ta phải nhận ra rằng việc chúng ta đang trong hòa bình không phải là chuyện đương nhiên. “Và đó là lý do tại sao chúng tôi [NATO] đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Nga.

“Nhưng cuộc thảo luận rộng hơn nhiều. Đó cũng là nền tảng công nghiệp và cũng là người dân phải hiểu rằng họ đóng một vai trò nào đó.”

Thủ tướng Phần Lan hôm thứ Sáu cho biết Phần Lan, quốc gia trở thành thành viên mới nhất của NATO khi gia nhập vào tháng 4 năm ngoái, không nhận thấy bất kỳ mối đe dọa quân sự trực tiếp nào từ Nga. Petteri Orpo nói: “Tôi không thấy bất kỳ mối đe dọa quân sự ngay lập tức nào từ Nga đối với Phần Lan”. “Ở Phần Lan, chúng tôi ngủ yên giấc vào ban đêm vì chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng”.


Saturday, January 20th, 2024

Tác giả, André Menras Hồ Cương Quyết

Gửi tới BBC từ Pháp – 20 tháng 1 2024

” Dù có nguy cơ đối mặt với nguy hiểm, ngư dân Việt Nam vẫn kiên trì bám biển.

Sự thực, những người duy nhất chưa bao giờ từ bỏ Hoàng Sa, quần đảo nguồn sống của họ từ nhiều thế kỷ, là ngư dân Việt Nam. Cuộc sống của họ, của gia đình họ là ở đó, gian nan, nhọc nhằn nhưng đầy nhân cách, tiếp tục truyền thống của cha ông.

Mỗi lần ra khơi là một lần họ phải đơn độc đối đầu với quái vật. Họ là những người duy nhất giương cao ngọn cờ Tổ quốc ở vùng biển cấm. Tôi đã trải qua những hành trình cùng họ trong đất liền cũng như ngoài khơi.

Họ trung thành với Hoàng Sa, đối đầu với biết bao sự bội phản mà quần đảo này là nạn nhân. Sự thủy chung của họ làm rạng ngời bản chất nhân văn. Tôi xin mượn mấy dòng này để chúc họ nhiều may mắn và dũng cảm cho năm Giáp Thìn.

Xin gửi tới họ sự ủng hộ toàn diện và lòng quý mến”.

(more…)

Nghịch lý của Việt Nam: Tưởng niệm trận chiến Hoàng Sa – The Diplomat

Saturday, January 20th, 2024

Cuộc đụng độ là một cột mốc quan trọng đối với yêu sách của Hà Nội ở Biển Đông – nhưng việc đánh dấu kỷ niệm 50 năm tuyên bố chủ quyền đòi hỏi phải thảo luận về chính phủ miền Nam Việt Nam.

Bởi Christelle Nguyễn Ngày 19 tháng 1 năm 2024

(more…)