Archive for April 29th, 2023


Tưởng Năng Tiến – Nước Ẩn & Sóng Ngầm

Saturday, April 29th, 2023

Không hiểu có chuyện chi bất bình (hay mất vui, hoặc mất lòng) mà nhà báo Từ Thức đã lên tiếng phàn nàn về “cái tôi” của người mình quá xá:

(more…)

Mốc thời gian: Lịch sử Việt Nam Cộng Hòa

Saturday, April 29th, 2023

Luật Khoa tạp chí 

26/4/2023

Bài viết này nằm trong số báo tháng Tư năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF ngày 26/4/2022.

(more…)

30/4. Tại sao, 48 năm sau, vẫn chưa có thay đổi gì ở Việt Nam ? – Từ Thức

Saturday, April 29th, 2023

29/4/2023

30 thángTư. Đã đến lúc đặt câu hỏi nhức nhối: tại sa, 47 năm sau, vẫn chưa có thay đổi tại Việt Nam ? Tại sao thế giới đã biến đổi không ngừng, với một vận tốc chóng mặt, nhưng VN vẫn ù lì dẫm chân một chỗ, vẫn còn là một trong những nước hiếm hoi bám chặt, như đười ươi giữ ống, một chủ nghĩa đã bị nhân loại chối bỏ ?

1001 LÝ DO

Người ta đã nêu rất nhiều lý do, nhưng những lý do đưa ra có thực sự giải thích hiện tượng đáng buồn là chế độ Cộng Sản vẫn đứng vững ở VN ?

(more…)

Sự kết thúc chiến tranh Việt Nam – Henry Kissinger

Saturday, April 29th, 2023

Tác giả: Henry KissingerĐỗ Kim Thêm, dịch – 28-4-2023 (Gồm 4 phần)

Đại tá Bùi Tín của QĐNDVN chào tiễn biệt toán lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào ngày 29 tháng 3 năm 1973. Nguồn ảnh: Picture alliance / AP / Charles Harrity 

Lời người dịch: Nguyên tác của bản dịch là “The Vietnam War and its Conclusions”, một trích đoạn trong tác phẩm Leadership – Six Studies in World Strategy của Henry Kissinger do Nhà xuất bản Penguiun Press, New York ấn hành ngày 5-7-2022, (Trang 149-163).

(more…)

Đánh Giá Ngày 30/4/1975 Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh Ủy Nhiệm – Lê Bá Vận

Saturday, April 29th, 2023

29/4/2023

   Ông mày ngồi trên mình ngựa mà lấy được thiên hạ, cần gì Kinh Thi với Kinh Thư?”

Lục Giả giảng giải cho Lưu Bang: “Nhà vua ngồi trên mình ngựa lấy được thiên hạ, nhưng có thể ngồi trên lưng ngựa mà cai trị thiên hạ không?… (Sử Ký Tư Mã Thiên).                                    

Lời giảng giải chí tình, hợp lý trên của cổ nhân chỉ ra Đại Thắng 30/4/1975, Cộng sản chiếm đoạt miền Nam là đại họa, là sự kiện xấu xa bậc nhất trong lịch sử nước Việt Nam.

(more…)

Thảm cảnh thuyền nhân sau năm 1975 (1 & 2) – Luật Khoa Tạp Chí

Saturday, April 29th, 2023

Phần 1:

Phần 1: Bấm để xem.

Phần 2:

Phần 2: Bấm để xem.

1954-1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào – Quỳnh Vi *

Saturday, April 29th, 2023

Thể chế nào mới thật sự đại diện cho Việt Nam? Câu chuyện vốn không hề ngã ngũ vào thời điểm Hiệp định Geneva được ký kết.

Quỳnh Vi *

April 29, 2017 . 2:00 PM 

Bản đồ chia cắt hai miền Việt Nam 1954 – 1975. Ảnh: National Geographic (không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). 

Bài viết này nằm trong số báo tháng Tư năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành trên ấn bản PDF ngày 26/4/2022.

(more…)

30/4 – Xâm lược hay giải phóng: Từ góc nhìn công pháp quốc tế – Nguyễn Quốc Tấn Trung*

Saturday, April 29th, 2023

Có đủ căn cứ và cơ sở để cho rằng tồn tại hai quốc gia tách biệt trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1955 cho đến năm 1975.

Nguyễn Quốc Tấn Trung 

April 28, 2017 

 ” Trước tiên, có đủ căn cứ và cơ sở để cho rằng tồn tại hai quốc gia tách biệt trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1955 cho đến năm 1975.

Cả hai quốc gia đều có lãnh thổ và dân cư xác định, có chính phủ có năng lực kiểm soát hiệu quả; đều từng tham gia vào các hiệp ước, hiệp định quốc tế.

Vì vậy, dù chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (VNDCCH) và các đồng minh có tuyên bố chính phủ Việt Nam Cộng Hòa là ngụy quân, ngụy quyền, bù nhìn của Mỹ; hay ngược lại, dù chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có lên án chính quyền miền Bắc là quân cờ của cộng sản, quên lịch sử cha ông, v.v. thì cũng không làm thay đổi danh tính pháp lý của họ theo quy chuẩn pháp luật quốc tế. “

Bài viết này nằm trong số báo tháng Tư năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành trên ấn bản PDF ngày 26/4/2022.


Đây là một bài viết mà người đọc cần đi đến cuối bài.

Một cách khách quan, để nhận định một cuộc chiến là một cuộc xung đột nội địa hay quốc tế, trước tiên phải xác định được danh nghĩa pháp lý của các bên tham gia. Cụ thể hơn, họ có được xem là quốc gia (state) theo quy định của pháp luật quốc tế hay không?

Tư cách quốc gia: Sự công nhận của cộng đồng quốc tế quan trọng đến đâu?

Pháp luật quốc tế vẫn chưa có một định nghĩa hay tiêu chuẩn chính thức để xác định danh tính quốc gia. Cho đến nay, các quốc gia, các tổ chức và các học giả quốc tế đều dựa vào bốn tiêu chuẩn từ Điều ước Montevideo về Quyền và Trách nhiệm của Quốc gia (Montevideo Convention on the Rights and Duties of States), ký kết vào năm 1933.

Đây vốn chỉ là một điều ước khu vực giữa các quốc gia thuộc châu Mỹ. Tuy nhiên, theo cân nhắc của nhiều học giả, các tổ chức học thuật có thẩm quyền (như International Law Association hay International Law Commission) và thực hành của nhiều quốc gia khác nhau, bốn tiêu chuẩn này thật sự chỉ pháp điển hóa tập quán pháp quốc tế. Vì vậy, chúng được xem là căn cứ hợp pháp để xác định tư cách quốc gia.

Bốn tiêu chuẩn được ghi nhận gồm: (1) Lãnh thổ xác định, (2) Dân cư xác định (cả hai tiêu chuẩn này không cần thiết phải tuân thủ theo một số lượng cụ thể), (3) Chính phủ có năng lực kiểm soát hiệu quả và (4) Năng lực tham gia vào điều ước với quốc gia khác.

Có ba điểm cần chú ý trong bộ tiêu chuẩn nói trên.

Một là, khái niệm dân cư không đồng nghĩa với việc nó phải thuộc một nhóm dân tộc, màu da hay tôn giáo nhất định. Theo đó, một quốc gia không nhất thiết chỉ có dân cư thuộc một nhóm dân tộc, màu da hay tôn giáo. Ngược lại, không nhất thiết hai nhóm dân cư cùng thuộc một dân tộc, màu da hay tôn giáo thì phải cùng một quốc gia với nhau.

Hai là, dù năng lực kiểm soát hiệu quả của chính phủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành quốc gia, điều này không nên được hiểu rằng chính phủ, chính quyền đương thời tương đồng với sự tồn tại của chính quốc gia đó. Ta có thể hiểu rõ hơn vấn đề này thông qua vài ví dụ như Somalia, Palestine, và Đài Loan.

Somalia, tính cho đến nay, có thể đã được xem là “failed state” – “một quốc gia thất bại”, nơi mà chính quyền trung ương biến mất (hoặc không đủ năng lực kiểm soát quốc gia) và được thay thế bởi chủ nghĩa bộ tộc và lãnh chúa địa phương. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quốc gia Somalia không còn tồn tại và ai cũng có thể xâm chiếm vùng lãnh thổ nói trên.

Tương tự, có thể nói rằng Palestine vẫn chưa có được một chính phủ hiệu quả lãnh đạo một cách thống nhất. Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) được xem là một đại diện lý tưởng cho Palestine, nhưng tranh chấp bạo lực giữa các phe phái như Hamas hay Fatah vẫn còn đó. Mặc dù vậy, việc không có một chính phủ hiệu quả đại diện cho nhóm dân cư này cũng không đồng nghĩa với việc quốc gia Palestine không tồn tại.

Đài Loan, xét mọi mặt, ở một mức độ mạnh mẽ và rõ ràng hơn, có thể xem là một quốc gia độc lập – đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Montevideo. Tuy nhiên, Đài Loan cũng đang đẩy mình vào thế khó theo mặt pháp lý,  với nhiều điểm tương đồng với miền Nam Việt Nam mà bài viết sẽ phân tích ở phần sau.

Ba là, dù yêu cầu thứ tư có nhắc đến việc tham gia vào điều ước quốc tế với quốc gia khác, điều này không đồng nghĩa với việc chính phủ đó phải được cộng đồng quốc tế công nhận. Yêu cầu này nhằm nói đến quyền hạn và năng lực thực thi điều ước nếu được ký kết, không phải nhằm ám chỉ rằng quốc gia đó phải được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Hiển nhiên, điều này cũng chỉ mang tính tương đối.

Nhiều học giả đã và đang cân nhắc sức nặng của yếu tố cộng đồng quốc tế, hay cụ thể nhất là việc được tiếp nhận trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc (United Nations – UN). Trên thực tế, được UN hay các cường quốc công nhận là một bước đệm quan trọng, nhưng cộng đồng học thuật và các tổ chức học thuật có thẩm quyền trên thế giới đã đi đến đồng thuận rằng đây không phải, và không nên là một yêu cầu bắt  buộc.

Một dân tộc – hai quốc gia? Khả dĩ.

Với những thông tin như trên, chúng ta có thể tập hợp lại và tạo nên một bức tranh chung về “statehood” – tư cách quốc gia của hai miền Nam – Bắc Việt Nam.

Vĩ tuyến 17 chia cắt Việt Nam làm hai miền. Ảnh: BBC.

Trước tiên, có đủ căn cứ và cơ sở để cho rằng tồn tại hai quốc gia tách biệt trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1955 cho đến năm 1975.

Cả hai quốc gia đều có lãnh thổ và dân cư xác định, có chính phủ có năng lực kiểm soát hiệu quả; đều từng tham gia vào các hiệp ước, hiệp định quốc tế.

Vì vậy, dù chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và các đồng minh có tuyên bố chính phủ Việt Nam Cộng hòa là ngụy quân, ngụy quyền, bù nhìn của Mỹ; hay ngược lại, dù chính quyền Việt Nam Cộng hòa có lên án chính quyền miền Bắc là quân cờ của cộng sản, quên lịch sử cha ông, v.v. thì cũng không làm thay đổi danh tính pháp lý của họ theo quy chuẩn pháp luật quốc tế.

Tuy nhiên, cách nhìn nhận này cũng không hẳn là hoàn toàn không có kẽ hở.

Đầu tiên, cả hai quốc gia đều cho rằng mình là đại diện hợp pháp cho toàn Việt Nam; tương tự như vấn đề “Một Trung Quốc” (One China) giữa Đài Loan và Trung Quốc hiện tại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tranh chấp hai miền mang dáng dấp của một cuộc nội chiến hơn là tranh chấp liên quốc gia. Tuy nhiên, theo người viết, điều này không làm mất đi bản chất nhà nước của hai quốc gia theo tiêu chuẩn của Montevideo.

Thứ hai, phải tính đến luận điểm cho rằng Ngô Đình Diệm, chính quyền Bảo Đại và Hoa Kỳ đã không tôn trọng Hiệp định Geneva và không tuân thủ việc thi hành cuộc tổng tuyển cử 1956 như dự định.

Nhưng nếu cho rằng Hiệp định Geneva giải quyết được vấn đề Việt Nam thì điều này đồng nghĩa với việc không tôn trọng quyền dân tộc tự quyết (self-determination) của một bộ phận người dân Việt Nam, một quyền được quy định tại Khoản 2, Điều 1, Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt, bối cảnh pháp lý của hai chính quyền tồn tại song song ở thời điểm này tương đối phức tạp.

Tính chính danh của chính phủ VNDCCH chủ yếu dựa vào cuộc tổng tuyển cử năm 1946. Tính chính danh này càng được tăng cường hơn sau khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị và trao lại ấn tín, quốc bảo của hoàng triều Nguyễn cho đại diện chính phủ VNDCCH là Trần Huy Liệu vào ngày 25/8/1945.

Tuy nhiên, với Hiệp định Sơ bộ Pháp – Việt * ngày 6/3/1946, được ký kết giữa ông Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và ông Hồ Chí Minh cùng ông Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ VNDCCH, VNDCCH chỉ còn lại phía Bắc Việt Nam (và vẫn thuộc khối Liên hiệp Pháp), còn miền Nam Việt Nam vẫn thuộc nhà nước Cộng hòa Pháp với lời hứa hẹn cho một cuộc trưng cầu dân ý – thống nhất với VNDCCH trong tương lai. Ngày 1 tháng 6 cùng năm, người Pháp thành lập Nam Kỳ Quốc, đặt thủ phủ tại Sài Gòn.

Trong giai đoạn từ 1946 đến 1949, sự cứng đầu của cựu vương – tân Quốc trưởng Bảo Đại đối với các đại biểu Pháp cũng đã giúp Quốc gia Việt Nam thành lập trên cơ sở của Hiệp ước Elysée (8/3/1949). Trải qua nhiều biến cố với cuộc “đảo chính bằng phiếu” của ông Ngô Đình Diệm, chính quyền Quốc gia Việt Nam cũng có nền tảng pháp lý khá tương đồng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Vì vậy, việc Cộng hòa Pháp tự tiếp tục cho mình toàn quyền sắp đặt ngày tổng tuyển cử với Hiệp định Geneva là can dự vào nội bộ Việt Nam, một việc làm không thỏa đáng, đặc biệt khi chỉ có chính phủ kháng chiến của VNDCCH và nhà nước Cộng hòa Pháp là chấp nhận ký kết hiệp định, còn chính phủ Bảo Đại và Hoa Kỳ đều phản đối hiệp định.

***

Với tất cả các thông tin nói trên, cân nhắc nền tảng pháp lý tương đồng, năng lực quản lý tương đương, có đầy đủ lý do (theo công pháp quốc tế) để cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa là hai thực thể nhà nước hoàn toàn độc lập.

Vậy nên, hành vi dùng vũ lực quân sự để tước đoạt chính quyền, lãnh thổ của một quốc gia khác, theo định nghĩa của Điều 1, Nghị quyết 3314 năm 1974 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, hoàn toàn có thể được xem là hành vi xâm lược theo công pháp quốc tế.

https://www.luatkhoa.com/2017/04

* Sáng ngày 6-3-1946, một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ đã họp với sự có mặt của Hồ Chí Minh – Chủ tịch Chính phủ; các Bộ trưởng: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Anh, Chu Bá Phượng, Đặng Thai Mai, Trương Đình Tri, Vũ Đình Hòe, Trần Đăng Khoa; Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy; Nguyễn Văn Tố – Trưởng ban Thường trực Quốc Hội; Võ Nguyên Giáp – Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến; Vũ Hồng Khanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến; Hoàng Minh Giám – Thư ký Hội đồng Chính phủ. Sau khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo, Hội đồng bàn bạc và nhất trí quyết định sẽ ký Hiệp định sơ bộ với Pháp theo các điều kiện đã được thỏa thuận. Vì Nguyễn Tường Tam vắng mặt nên Hội đồng Chính phủ cử Vũ Hồng Khanh thay mặt để cùng với Hồ Chí Minh ký bản Hiệp định sơ bộ với Pháp. Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây:[5] 

  • Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
  • Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3.000 quân.
  • Pháp đồng ý thực hiện trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ về việc tái thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • Hai bên thực hiện ngừng bắn, giữ nguyên quân đội tại vị trí hiện thời để đàm phán về chế độ tương lai của Đông Dương, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước ngoài và những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam.
  • Quân đội Pháp có trách nhiệm hỗ trợ và huấn luyện cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.[4]

Về phía người Pháp, Hiệp định sơ bộ Pháp – Việt giúp họ đưa quân đội ra miền Bắc Việt Nam mà không gặp sự kháng cự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như ở Nam Kỳ, đồng thời Hiệp ước Hoa – Pháp giúp họ tránh khỏi sự cản trở của các tướng lĩnh Trung Hoa Dân Quốc


  • Nguyễn Quốc Tấn Trung là một luật sư sống tại Vancouvaer, Canada (theo facebook của ông)

Cần hiểu đúng “Bản chất của Văn hóa” – Gs. Nguyễn Đình Cống *

Saturday, April 29th, 2023

29/4/2023

Ảnh bìa sách: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam” của Trường Chinh. NXB Hội Văn nghệ VN – 1949 

” Thực ra Mác – Lê chẳng có gì là văn hóa. Họ chủ trương làm cách mang vô sản với động lực là sự thù hận giai cấp, rồi thiết lập thể chế vô sản chuyên chính của giai cấp công nhân vì cho rằng công nhân đại diện cho nền sản xuất tiên tiến. Thù hận không tạo ra văn hóa. Chuyên chính không tạo ra văn hóa và giai cấp công nhân không bao giờ đại diện cho nền sản xuất tiên tiến.”

Về hình thức, lãnh đạo và tuyên truyền của Đảng trình bày nhiều và khá hay về Văn hóa, thấy được vai trò của nó là một trong ba lĩnh vực quan trọng nhất của xã hội (Kinh tế, Chính trị, Văn hóa). Thế nhưng trong nhận thức của nhiều người, kể cả một số có danh vị, chức tước cao lại có nhầm lẫn về bản chất của văn hóa. Nhầm lẫn này kết hợp với một vài thứ khác làm cho họ trở thành những kẻ bẻm mép và dối trá, nói một đàng, làm một nẻo. Dối trá trong chiến trận là được phép, dối trá trong kinh tế và chính trị là tệ hại, dối trá trong văn hóa và giáo dục là trò vô luân mà người lương thiện không được phép làm, nếu cố tình làm thì chưa lương thiện.

(more…)

Cảm Tạ Miền Nam (thơ Phan Huy, một nhà thơ miền Bắc)

Saturday, April 29th, 2023

CẢM TẠ MIỀN NAM VIỆT NAM

Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc đã viết môt bài thơ có tựa đề là
“Cảm Tạ Miền Nam” rất cảm động.


“Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói

Với Miền Nam, miền đất mới thân quen

Một lời cảm ơn tha thiết chân tình

Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.”

“Tôi đã vào một xứ sở thần tiên

Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền

Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.

Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục

Mở mắt to nhìn nửa nước anh em

Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền

Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.

Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động

Đất nước con người dân chủ tự do

Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô

Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”

“Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt

Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng “kính yêu”

Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều

Con người nói năng như là chim vẹt.

Mở miệng ra là: “Nhờ ơn bác đảng

Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh

Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin

Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản.

Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng

Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu

Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu

Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.”

“Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối

Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh

Biết được nhân quyền, tự do dân chủ

Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.

Cảm tạ Miền Nam khai đường chỉ lối

Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng

Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên

Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc.

Cảm tạ Miền nam mở lòng khai sáng

Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu

Mà trước đây tôi có biết gì đâu

Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ

Cảm tạ Miền Nam đã một thời làm chiến sĩ

Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng

Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ

Dù không thành công cũng đã thành danh.”


Và sở dĩ ông đã xung phong đi cứu Miền Nam ruột thịt là vì ông tin vào lời
tuyên truyền của bác Hồ và đảng Cộng Sản:


“Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền bách hại

Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn

Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn

Đang rên siết kêu than cần giải phóng.”
“Chẳng quên mang theo ký gạo để dành

Biếu người bà con trong nầy túng thiếu”

Song khi vào tới miền Nam, ông nhận ra rằng, đời sống của ngươi miền Nam
hoàn toàn khác hẳn so với lời tuyên truyền láo khoét của bác và đảng:

“Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng

Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin

Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình

Trước thành phố tự do và nhân bản.”


Khi đến và đứng trước nhà người bà con, ông Phan Huy mới nhận ra rằng, mớ
gạo mà ông nâng niu mang từ miền Bắc thiên đường cộng sản, với hảo ý để biếu
người bà con miền Nam bị Mỹ Ngụy kìm kẹp đói khó là một điều “lăng mạ” người bà
con này:


“Tôi tìm đến người bà con trong xóm

Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi

Kí gạo đem theo nay đã mốc xì

Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.

Anh bà con tôi- một ngươi công chức

Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui

Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ

Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.

Rồi anh nói: “Ngày mai đi cải tạo

Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi

Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về

Một chút tình người bà con Nam bộ.”


Sau khi đã nhận ra đời sống thật sự của nhân dân miền Nam và sự gian trá,
phỉnh gạt của bác Hồ và đảng Cộng, ông Huy cảm thấyhổ thẹn với lương tâm nên đã
than khóc:


“Trên đường về, đất trời như sụp đổ

Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam

Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm

Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.”


Xem thơ của Phan Huy

https://fdfvn.wordpress.com

Bốn Tám Năm Quốc Hận – Bốn Tám Năm Sau (Thơ Phan Huy)

Saturday, April 29th, 2023

Bốn Tám Năm Quốc Hận✓

Phan Huy Uncategorized  Tháng Tư 9, 2023 

lần thứ bốn tám

(more…)