Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) hoan nghênh việc Tổng thống Biden bổ nhiệm bà Susie Gelman vào Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế

Saturday, July 15th, 2023

PHÁT HÀNH NGAY LẬP TỨC

Ngày 14 tháng 7 năm 2023

Continue Reading »

Tiềm năng kinh tế mới là yếu tố làm nên tính chiến lược của Tây Nguyên?

Thursday, July 13th, 2023

Nếu bất ổn xảy ra thì cuối cùng vẫn nằm ở câu chuyện phân bổ lợi ích kinh tế.

Nguyễn Quốc Tấn Trung 

Tạp chí Luật Khoa – 12/7/2023

Đồ họa: Shiv/ Luật Khoa. 

Tây Nguyên là một khu vực địa lý luôn được nhắc đến như là vị trí chiến lược, tối quan trọng cho an ninh quốc gia Việt Nam. Điều này đặc biệt đúng trong quan điểm của báo chí nhà nước. 

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ năm 13 tháng 7 năm 2023

Thursday, July 13th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp lần đầu gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam

RFA 

13/7/2023

Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp lần đầu gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam

Đại sứ Jean-Christophe Peaucelle gặp Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang ngày 04/7/2023 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBáo Công an Nhân dân 

Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp và cơ quan ngoại giao của Pháp ở Việt Nam gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tại chùa Giác Hoa (thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 06/7 để tìm hiểu về hoạt động của tổ chức độc lập, không theo sự chỉ đạo của Nhà nước này.

Theo thông cáo báo chí của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, phái đoàn gồm có Đại sứ Jean-Christophe Peaucelle, Cố vấn các vấn đề Tôn giáo của Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp, bà Emmanuelle Pavillon-Grasser, Tổng Lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, và bà Candice Ragot, nhân viên của Toà Đại sứ Pháp tại Hà Nội.

Nhiều thành viên chủ chốt của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam đã tham gia cuộc gặp mặt trong đó ông Đại sứ bày tỏ mong muốn tìm hiểu về hội đồng và tình hình tôn giáo tại Việt Nam trong khi đại diện của phía Việt Nam trình bày về thực trạng chung của tự do tôn giáo ở quốc gia độc đảng.

Ông Lê Quang Hiển, Đạo huynh của Phật Giáo Hoà Hảo và là thư ký của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do (RFA) về cuộc gặp mặt với phái đoàn của Pháp.

Đây là lần đầu tiên Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam và các tôn giáo không thuộc Nhà nước Việt Nam quản lý. Tổng Lãnh sự Pháp chưa bao giờ gặp Hội đồng Liên Tôn hết. Cách đây mấy năm (Hội đồng- PV) có gặp phái đoàn của Liên hiệp Châu Âu nhưng không có Pháp.

Bộ Ngoại giao Pháp cũng có quan tâm đến tự do tôn giáo trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Người ta có gặp để tìm hiểu Hội đồng Liên Tôn thôi chứ người ta không đặt nặng vấn đề (về tự do tôn giáo- PV) như Chính phủ Hoa Kỳ.”

Ông nói về nội dung của cuộc gặp mặt:

Ông Peaucelle là cố vấn các vấn đề tôn giáo thuộc Bộ Ngoại giao, có cuộc gặp mặt hôm nay chỉ để biết Hội đồng Liên Tôn thôi, chứ không phải là để ghi nhận và về trình cho Bộ Ngoại giao, làm cho tất cả thành viên của Hội đồng Liên Tôn hụt hẫng.

Dự trù gặp một tiếng đồng hồ nhưng 45 phút đã về rồi mà không tìm hiểu về vấn đề bách hại của nhà cầm quyền gì hết!

Ông Hiển cho biết các thành viên của Hội đồng Liên Tôn rất thất vọng về cuộc gặp mặt với phái đoàn Pháp:

Từ ngày thành lập Hội đồng Liên Tôn, chúng tôi gặp tất cả các phái đoàn Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Úc, Canada… thì lần đầu tiên mà mới có một cuộc họp như vậy đó.

Các chức sắc của Hội đồng Liên Tôn hụt hẫng. Người ta đi xa xôi như ông Hứa Phi đi từ ba hôm trước để khỏi bị chặn ngoài kia, rồi mấy người kia ở Trà Vinh ở Vĩnh Long rồi lên để gặp như gặp chơi vậy đó.”

Ông cho biết đại diện phía Việt Nam trình bày ngắn gọn về đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, và nhiều thành viên của hội đồng không thể nói về nhóm tôn giáo của mình do phía khách không có nhiều thời gian.

Theo ông Hiển, trong buổi chiều cùng ngày, Phái đoàn Pháp có gặp đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở chùa Từ Hiếu (Sài Gòn). Phóng viên không thể liên lạc được với các vị chức sắc của giáo hội này để tìm hiểu thông tin về cuộc gặp.

Phóng viên gửi email cho Đại Sứ quán Pháp ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh với đề nghị cung cấp thông tin về cuộc gặp mặt với hai tổ chức tôn giáo không đăng ký ở Việt Nam nhưng chưa nhận được phản hồi.

Trang Facebook của Đại Sứ quán Pháp tại Việt Nam đưa tin trong thời gian viếng thăm Việt Nam, Đại sứ Jean-Christophe Peaucelle làm việc với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo cũng như tầm quan trọng của tự do tôn giáo.

Đại sứ Jean-Christophe Peaucelle cũng gặp gỡ một số đại diện của nhiều tôn giáo khác nhau tại Việt Nam, trong đó có Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao đài. Ông cũng thăm nhiều nơi thờ tự của các tôn giáo khác nhau hiện có mặt ở Việt Nam như Nhà thờ Saint-Joseph Hà Nội (Nhà thờ Lớn), chùa Trấn Quốc hay Thánh đường Al-Noor Masjid.

Hội đồng Liên Tôn Việt Nam là một tổ chức đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Thành viên của hội đồng là chức sắc cao cấp của các nhóm tôn giáo độc lập như Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hội thánh Tin Lành, Phật giáo Hoà Hảo Chơn truyền, và Cao Đài 1926.


HRW kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Trương Văn Dũng 

12/07/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ông Trương Văn Dũng nhiều lần công khai lên tiếng ủng hộ, kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị và những nhà hoạt động bị giam giữ tại Việt Nam.

Ông Trương Văn Dũng nhiều lần công khai lên tiếng ủng hộ, kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị và những nhà hoạt động bị giam giữ tại Việt Nam. 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) hôm 11/7 ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động về đất đai Trương Văn Dũng, hai ngày trước khi phiên toà phúc thẩm của ông Dũng dự kiến diễn ra.

Vào ngày 28/3, ông Trương Văn Dũng, 65 tuổi, bị toà án Việt Nam tuyên phạt 6 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”, nhưng luật sư bào chữa nói với VOA rằng các quan tòa “chưa có đủ căn cứ” để buộc tội ông Dũng.

Ông Dũng đã nộp đơn kháng cáo 2 tuần sau đó.

Vào ngày 13/7, một tòa phúc thẩm ở Hà Nội dự kiến sẽ xem xét đơn kháng cáo của ông.

“Tuy nhiên, cũng như tuyệt đại đa số các phiên phúc thẩm khác ở Việt Nam đối với các nhà hoạt động bị kết án với cáo buộc mang động cơ chính trị từ năm 2016, người ta không mong chờ một quyết định giảm án chứ chưa nói đến việc đảo ngược phán quyết có tội và phóng thích”, thông cáo của HRW nói.

Ông Trương Văn Dũng bắt đầu tham gia vào việc vận động cho quyền lợi về đất đai vào những năm 2000 khi chống lại việc cưỡng chế tịch thu chính nhà riêng của mình. Sau đó, ông cùng các nhà hoạt động khác vận động cho các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp…

Ông cũng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường, phản đối luật an ninh mạng năm 2018 và công khai tẩy chay các cuộc bầu cử tại Việt Nam mà ông cho là không tự do cũng không công bằng.

Ông Dũng cũng công khai lên tiếng ủng hộ nhiều tù nhân chính trị và những người bị tạm giam, cùng các nhà hoạt động khác thành lập “Hội Bầu bí Tương Thân” để hỗ trợ tài chính và tinh thần cho các tù nhân chính trị, dân oan và gia đình họ.

Theo HRW, những hành động bị cáo buộc “chống Nhà nước” trên của ông Dũng chỉ đơn thuần là “thực hành các quyền tự do biểu đạt, lập hội và nhóm họp ôn hòa”.

Tổ chức này cho rằng chính quyền Việt Nam đang theo đuổi chiến dịch “xóa bỏ một cách có hệ thống” những nhân tố còn sót lại của phong trào dân chủ và nhân quyền trong nước khi thẳng tay gộp các nhà hoạt động ôn hòa vào danh sách vẫn đang gia tăng với hơn 150 tù nhân chính trị tại Việt Nam.

“Nhà cầm quyền Hà Nội đang vi phạm công pháp quốc tế về nhân quyền, phản bội lại nghĩa vụ của chính mình với tư cách một thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là bảo vệ, chứ không phải chà đạp, các quyền con người cơ bản”, thông cáo của tổ chức nhân quyền nói.

HRW kêu gọi Việt Nam hãy phóng thích ông Trương Văn Dũng và các nhà lãnh đạo cần nhận ra rằng “khi người dân bày tỏ suy nghĩ của họ là đóng góp vào giải pháp làm cường thịnh, chứ không phải làm suy yếu, quốc gia mình”.


Ông Tô Anh Dũng nói khi nhận 21,5 tỷ đồng ‘không nhận thức được là vi phạm’

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/toanhdung.jpg

Bị cáo Tô Anh Dũng tại phiên xét xử. (Ảnh: vov.vn) 

Bị cáo buộc 37 lần nhận hối lộ tổng cộng 21,5 tỷ đồng để cấp phép cho các chuyến bay giải cứu, ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nói thời điểm đó, “bị cáo không nhận thức được hành vi đã vi phạm pháp luật”.

Chiều nay 12/7, phiên tòa xét xử bị cáo Tô Anh Dũng cùng 53 đồng phạm khác liên quan đến vụ án “Chuyến bay giải cứu” tiếp tục với phần xét hỏi.

Ông Dũng thừa nhận có “tiếp xúc” với một số doanh nghiệp xin được cấp phép chuyến bay song “không chủ động”. Doanh nghiệp có nhu cầu tham gia và bị cáo “nể nang”, muốn nghe xem doanh nghiệp có khó khăn vướng mắc gì không. Trong quá trình giải quyết, bị cáo cũng cũng chỉ hỏi thăm năng lực của doanh nghiệp và hướng dẫn với họ phối hợp với Cục Lãnh sự làm tốt hơn.

Trong số 13 doanh nghiệp mà ông Dũng tiếp xúc, đã có 7 doanh nghiệp tham gia và được Văn phòng Chính phủ phê duyệt. Các doanh nghiệp xin cấp phép phê duyệt chuyến bay chủ động liên hệ, “Bị cáo không chủ động, không yêu cầu và cũng không có mưu đồ gì”, ông Dũng trình bày.

Về số tiền nhận hối lộ, ông Dũng khai đã gặp, nhận của Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty An Bình là 8,5 tỷ đồng; nhận của Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do) 30.000 USD; Lê Văn Nghĩa, giám đốc Công ty Nhật Minh là 40.000 USD; Nguyễn Tường Vy, Giám đốc Công ty ATA là 115.000 USD… cùng nhiều người khác với tổng số tiền 21,5 tỷ đồng như cơ quan tố tụng nêu.

“Thời điểm đó, bị cáo không nhận thức được hành vi đã vi phạm pháp luật. Khi gặp, bị cáo cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp, bị cáo cũng muốn nghe xem họ có khó khăn gì không. Khi doanh nghiệp họ đến cảm ơn cũng nghĩ vì đã tạo điều kiện, bị cáo rất ăn năn hối lỗi khi làm việc với cơ quan điều tra”, ông Dũng nêu.

Đến nay, gia đình ông Dũng đã nộp lại gần 17 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án.

Trong vụ án, ông Dũng và 24 người khác bị cáo buộc nhận hối lộ gần 167 tỷ đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại trên 10 tỷ đồng. Ngoài ra, 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đưa hối lộ tổng số tiền hơn 226 tỷ đồng; 4 cá nhân môi giới hối lộ tổng số tiền hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo 24,5 tỷ đồng.

Phạm Toàn


Cựu thư ký Thứ trưởng Y tế dùng 42,6 tỷ đồng nhận hối lộ vào việc gì?

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/toanhdung2-700x480.jpg

Bị cáo Phạm Trung Kiên bị cáo buộc là người nhận hối lộ nhiều nhất ở vụ án chuyến bay giải cứu, với tổng số 253 lần, hơn 42 tỷ đồng. (Ảnh: vov.vn) 

Bị cáo Phạm Trung Kiên bị cáo buộc là người nhận hối lộ nhiều nhất ở vụ án chuyến bay giải cứu, tổng 253 lần, với 42,6 tỷ đồng.

Chiều 12/7, trong phiên tòa xét xử đại án “chuyến bay giải cứu”, HĐXX thẩm vấn đối với bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế.

Ông Kiên bị cáo buộc là người nhận hối lộ nhiều nhất ở vụ án này, tổng 253 lần, với số tiền 42,6 tỷ đồng.

Tại phiên tòa, ông Kiên khẳng định bản thân không yêu cầu các doanh nghiệp đưa tiền từ 150 – 200 triệu đồng/chuyến bay, mà là đều do “các doanh nghiệp chủ động đề xuất”.

Ông này cũng khẳng định là không ép chi tiền “bôi trơn”, quát tháo các doanh nghiệp.

“Các doanh nghiệp đều là người chủ động gọi điện, xin đến gặp và nhờ giúp đỡ. Họ đến gặp bị cáo sau khi Bộ Y tế đồng ý cấp phép bình thường mà không gặp trở ngại nào”, ông Kiên khai.

Nói về số tiền hơn 42 tỷ đồng nhận hối lộ, bị cáo Kiên nói đã cho một số người vay và đầu tư vào bất động sản.

Cụ thể, bị cáo cho một người chú ở tỉnh Thái Bình vay, rồi đầu tư mua đất ở các huyện Ba Vì, Hoài Đức (Hà Nội) và Mũi Né (Bình Thuận).

“Sau khi nhận tiền, bị cáo có đưa cho ai không?”, chủ tọa hỏi. Bị cáo Kiên nói: “Không”.

“Có ai tác động bị cáo khai như vậy hay không?”, chủ tọa chốt vấn đề. Ông Kiên khẳng định: “Không ạ”.

Hiện bị cáo Kiên đã trả lại cho các doanh nghiệp 12 tỷ đồng và cùng gia đình đóng thêm 15 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Bị cáo Phạm Trung Kiên được bổ nhiệm làm thư ký thứ trưởng Bộ Y tế từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2022. Giai đoạn tổ chức chuyến bay đưa công dân về nước, ông Kiên được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ từ Cục Y tế dự phòng để trình thứ trưởng ký duyệt.

Minh Long


Sâu mọt và giòi bọ

Tạ Duy Anh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/21.jpg

Sáng nay đọc báo mới biết vụ giải cứu mang tên “Ngạo nghễ Việt Nam” đã khiến 54 quan chức phải ra tòa. Tôi nghĩ số người bị tòa lương tâm giày vò (giả định họ còn có lương tâm) cao hơn nhiều. Nhưng kể cả chấp nhận con số 54, cùng với số tiền họ móc từ túi những đồng bào lâm vào cảnh cùng đường (số thực chắc ngạo nghễ hơn nhiều!), cũng đủ thấy ghê rợn.

Họ là ai?

Họ đều là đảng viên, không phải đảng viên làm sao chui được vào những chỗ béo bở như vậy.

Họ hầu hết đều có bằng Lý luận cao cấp chính trị.

Nhiều người trong số đó từng “thành kính và trang nghiêm” sụt sịt thề cống hiến cho dân cho nước.

Họ chắc chắn đều có huân, huy chương, bằng khen, giấy khen các loại.

Nhưng rốt cuộc thì họ là ai?

Họ thua xa bất cứ con giòi bọ nào.

Xin đăng lại bài viết và in báo đã gần 20 năm, nhân sự kiện nói ở trên.

***

Chuyện như đùa nhưng lại là sự thật trăm phần trăm.

Một tờ báo nọ có đăng bài nhàn đàm về tham nhũng của tôi, bằng thứ giọng có phần châm biếm. Sau khi báo ra, Tổng biên tập liền nhận được thư và điện thoại của một vài người, đều giấu tung tích, trước thì dọa nạt, sau nhũn nhặn xin góp ý về những cặp từ cần thay trong bài viết vừa kể. 

Cuối cùng thì mọi ý kiến “đóng góp” đều toát lên ý sau đây: Ông tác giả nên cân nhắc để có lời cải chính. Gọi bọn tham nhũng là sâu mọt thì được chứ ví họ như giòi bọ là quá lời! Giòi bọ chuyên rúc ráy những nơi bẩn thỉu, xú uế. Rằng thì dù sao, dù có xấu xa, nhơ bẩn mấy đi nữa thì họ, những kẻ bị chỉ đích danh là tham nhũng ấy vẫn cứ… là người!

Nghe thấy cũng có phần thống thiết, chân thành, đáng thương.

Sâu mọt hay giòi bọ thì cũng cùng đục khoét, ăn bám, phá hoại, làm nhũng nhiễu thân chủ mà thôi. Nhưng sâu mọt nghe không tởm, không bẩn bằng giòi bọ. Tham nhũng mà cũng vẫn còn biết tự ái kia đấy! Nhưng bình tâm để suy xét thì thấy rằng, thực ra lũ giặc nội xâm này cũng có lý khi đòi được đối xử nhẹ tay. Bởi vì:

– Thứ nhất: Chúng là những kẻ đạo mạo, ăn mặc vào loại tươm tất, nhiều kẻ không thiếu những từ văn hoa khi nói với người khác.

– Thứ hai: Tuy tham nhũng nhưng chúng luôn luôn cho mọi người cảm giác đang cống hiến hết mình bao gồm cả sức lực lẫn trí tuệ, lẫn hạnh phúc riêng cho sự nghiệp chung.

– Thứ ba: Chúng toàn chén những thứ thơm tho, béo bổ, quý hiếm… thuộc hàng cao lương mỹ vị, kèm những chai rượu mà đám giàu có châu Âu, châu Úc cũng phải ngần ngại khi nhấc từ trên kệ xuống. Tham nhũng mà phải ăn cơm bụi, cơm bình dân, uống nước vối loãng thì có họa điên!

– Thứ tư: Chúng chỉ gặm, khoét những chỗ mọt mục, những chỗ sơ hở…

– Cuối cùng là chúng không bao giờ làm cho kho công quỹ hết nhẵn mà thường bớt lại cái vỏ rỗng bên ngoài để mọi người cứ yên trí mà cống nạp tiếp! 

Với năm đặc tính nổi trội và khác biệt trên, lẽ nào lại ví chúng như giòi bọ, là loại chỉ đục, gặm những xác chết. 

Sau khi suy nghĩ, tôi bèn nói với ngài Tổng biên tập là tôi đồng ý với đề nghị của tầng lớp tham nhũng và bài viết nên sửa theo ý tránh từ giòi bọ.

Nào ngờ ý kiến của tôi vừa được nêu ra thì một con ruồi xanh óng ánh như viên minh châu đáp xuống trước mặt, dùng chân chặn ngòi bút, không cho viết tiếp. Tôi hất ra, nó lại xông vào, ghì chặt lấy. Tôi dọa di nát, nó cũng nhất định không buông, tức là chấp nhận chết, kể cả không toàn thây. Lạ nhỉ, dù chết cũng không sợ, thì vấn đề phải kinh hoàng lắm. 

Đêm về vừa nằm xuống, tay đặt lên trán nghĩ ngợi, thì tôi rơi vào trạng thái nửa thức nửa ngủ. Đúng lúc ấy con ruồi xanh mẹ xuất hiện. Nó đanh đá mắng tôi xa xả và nói rằng nó không muốn con nó bị ô danh khi bị đem ra ví với bọn tham nhũng. Giòi bọ là giòi bọ chứ không thể “như” tham nhũng được. Giòi bọ dù sao vẫn có ích… chẳng hạn làm sạch môi trường, hoặc có thể dùng làm mồi câu cá… chứ tham nhũng thì chỉ thuần túy phá hoại và bôi bẩn.

Tôi nhớ là trong mơ mình hét lên: Vậy mày nghĩ giúp tao cái tên để gọi bọn tham nhũng! GIÒI BỌ cũng không được, thì biết gọi chúng bằng cái tên gì bây giờ?

L.T.


Thống đốc bang Nebraska sang Việt Nam quảng bá nông sản 

11/7/2023 

VOA Tiếng Việt 

Thống đốc Nebraska Jim Pillen. Photo Twitter Governor Jim Pillen.

Thống đốc Nebraska Jim Pillen. Photo Twitter Governor Jim Pillen. 

Thống đốc bang Nebraska Jim Pillen của Mỹ lần đầu tiên dẫn đầu phái đoàn xúc tiến thương mại đến Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh đang gia tăng. 

Đoàn có nhiều điểm dừng được lên lịch trên khắp đất nước trong chuyến thăm kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 9/7. 

Thống đốc Pillen cho biết trong một tuyên bố: “Việt Nam là thị trường xuất khẩu quan trọng và đang phát triển đối với thức ăn chế biến sẵn của Nebraska như gluten ngô, bột đậu nành và ngũ cốc chưng cất”. 

Các thành viên khác của nhóm bao gồm Giám đốc Sở Nông nghiệp Nebraska Sherry Vinton, Hiệu trưởng Joanne Li của Đại học Nebraska – Omaha (UNO) và các chuyên gia liên quan đến nông nghiệp, đại diện doanh nghiệp, giới học thuật và quan chức chính phủ.

Các sự kiện trong chuyến công tác thương mại bao gồm thăm một trung tâm phân phối/tạp hóa lớn, trình diễn sản phẩm, gặp gỡ các quan chức thương mại Việt Nam và thăm Đại học Nông nghiệp Việt Nam.

“Nebraska đã có nhiều chuyến thăm và trao đổi tích cực với Việt Nam trong những năm qua. Chuyến thăm này là một bước nữa trong việc củng cố mối quan hệ đó”, Thống đốc Pillen cho biết.

“Tôi rất vinh dự được tháp tùng Thống đốc Pillen trong phái đoàn thương mại quan trọng này nhằm tăng cường kết nối quốc tế của bang chúng ta và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả người dân Nebraska,” Hiệu trưởng Li nói. 

Theo thông cáo báo chí của Thống đốc Pillen, hồi đầu năm nay, một phái đoàn bao gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nebraska và đại diện của Sở Phát triển Kinh tế Nebraska (DED) đã đến Việt Nam để thảo luận về các cơ hội kinh doanh và giáo dục.

Dữ liệu gần đây nhất của DED (2021) cho thấy tổng giá trị xuất khẩu sang Việt Nam từ Nebraska vượt quá 946 triệu đôla.

Với dân số hơn 104 triệu người, Việt Nam nhập khẩu một lượng đáng kể các sản phẩm từ sữa, trứng, đậu khô ăn được cũng như thịt bò từ bang Nebraska.

Người Thượng ở Hoa Kỳ biểu tình kêu gọi Việt Nam chấm dứt đàn áp đồng bào Tây Nguyên

Tuesday, July 11th, 2023

RFA – 10/7/2023

Người Thượng ở Hoa Kỳ biểu tình kêu gọi Việt Nam chấm dứt đàn áp đồng bào Tây Nguyên

Người Thượng biểu tình ở thủ đô Washington DC ngày 10/7/2023 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngRFA 

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ ba 11 tháng 7 năm 2023

Tuesday, July 11th, 2023

Quê Hương tổng hợp


TNLT Lê Hữu Minh Tuấn khẳng định: “xâm hại an ninh quốc gia hoàn toàn xa lạ với tôi.”

10/7/2023

TNLT Lê Hữu Minh Tuấn khẳng định:  “xâm hại an ninh quốc gia hoàn toàn xa lạ với tôi.”

Tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngRFA edited 

Thân nhân của tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn- người đang thụ án 11 năm theo cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”, cho biết vừa nhận được thư của ông Tuấn lén gửi từ nơi bị giam giữ ra.

Continue Reading »

VNCS: Giáo dục Việt Nam: Từ lời khen của The Economist đến thực tế nhọc nhằn

Monday, July 10th, 2023

Tác giả, Song May – Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn

10/7/2023

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Cuối tháng 6/2023, trang The Economist danh tiếng của Anh đã đánh giá về trường học ở VN, coi đó là nền giáo dục thuộc nhóm “tốt nhất thế giới”.

Continue Reading »

VNCS: Từ bỏ “thiên đường” để đến xứ ‘giãy chết”

Monday, July 10th, 2023

Hoài Nguyễn/VNTB – 10/7/2023

VNTB – Từ bỏ “thiên đường” để đến xứ ‘giãy chết”

Ở Việt Nam có muôn hình vạn trạng của chuyện “buôn người”, mà nhiều khi đôi bên không chỉ là… “tự nguyện”, mà còn tốn cả phí “bôi trơn”.

Continue Reading »

Thường trực Ban Bí thư CSVN: Tổ chức “Nhà nước Đề ga” đứng đằng sau vụ khủng bố Tây nguyên*

Monday, July 10th, 2023

Phạm Lê Đoan/VNTB – 09/7/2023

VNTB – Thường trực Ban Bí thư: Tổ chức “Nhà nước Đề ga” đứng đằng sau vụ khủng bố Tây nguyên

 “Đây là vụ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nằm trong âm mưu, hoạt động của số phản động Fulro lưu vong nhằm thành lập Nhà nước Đề ga…”

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Hai  10/7/2023: *Thép Trung Quốc tràn ngập Việt Nam *Mỹ áp thuế 32% với mắc áo thép từ VN *Công an Phú Yên chặn ls Võ An Đôn tỵ nạn *

Monday, July 10th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Thép Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam

RFA
09/7/2023

Thép Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam
Hình minh hoạ 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngthoibaonganhang.vn 

Khoảng 2,6 triệu tấn thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2023.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) được truyền thông loan trong ngày 9/7, cho biết trong 5 tháng đầu năm 2023, lượng nhập các sản phẩm thép vào Việt Nam đạt hơn 5,06 triệu tấn; trong đó lượng nhập khẩu thép từ Trung Quốc đạt hơn 2,65 triệu tấn, chiếm hơn 52% tổng sản lượng thép nhập khẩu từ tất cả các quốc gia vào Việt Nam. Đặc biệt trong tháng 3/2023, lượng nhập thép từ Trung Quốc tăng 146% so với tháng 3/2022.

Trong khi đó, cũng theo thống kê của VSA, trong 5 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thô trong nước chỉ đạt hơn 7,5 triệu tấn, giảm 21% so với cùng kỳ 2022; tiêu thụ đạt 7,6 triệu tấn, giảm 17% so với cùng kỳ 2022.

Tính chung sáu tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp thép gặp khó khi sản xuất và tiêu thụ khi thép thành phẩm các loại giảm lần lượt 20% và 18%.

Vẫn theo VSA, lượng nhập khẩu thép từ Trung Quốc vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng mạnh trở lại.

Ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát mới đây cho biết trên tờ Vietnambiz rằng, trước đây, Việt Nam xuất khẩu nhiều thép sang Trung Quốc vì nhu cầu của họ lớn nhưng hiện tại nhu cầu chững lại, ngành bất động sản có vấn đề và họ quay lại xuất khẩu, gây sức ép với thị trường thép thế giới và Việt Nam xuất khẩu thép sang các thị trường trong đó có cả Trung Quốc sẽ khó hơn.

Theo VSA, doanh thu toàn ngành thép nửa đầu năm 2023 ước giảm 70 – 80% so với cùng kỳ năm 2022, đánh dấu một thời kỳ suy giảm dài và liên tục.

Trước những diến biến xấu của thị trường, VSA đã kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các sản phẩm thép từ 10% xuống 8%. Bên cạnh đó, xem xét hạ lãi suất và ưu tiên cho vay với lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất.

VSA cũng kiến nghị các cơ quan tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp thép xuất khẩu các mặt hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, ống thép hàn đã đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước…

Gần như các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam đều có thuế nhập khẩu bằng 0%.


Mỹ áp thuế chống trợ cấp với mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam gần 32%

RFA – 10/7/2023

Mỹ áp thuế chống trợ cấp với mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam gần 32%

Mỹ tiếp tục áp thuế chống trợ cấp với mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngTCDN 

Sản phẩm mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục áp thuế chống trợ cấp với thuế suất 31,58%.

Đó là thông tin trong kết luận cuối cùng của đợt rà soát lần thứ hai lệnh áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam và được Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công thương cho truyền thông hay trong ngày 9/7.

Cục Phòng vệ cho biết theo kết luận, DOC quyết định tiếp tục áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam với mức thuế 31,58% (trừ một công ty bị áp dụng thuế suất riêng là 90,42%). Mức thuế này không thay đổi so với mức thuế hiện hành.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, vụ việc được DOC thông báo khởi xướng từ ngày 3/4 và không có doanh nghiệp Việt Nam nào tham gia rà soát.

Qua đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các nhà xuất khẩu mới của Việt Nam (nếu có) cần liên hệ với DOC trước khi xuất khẩu để được tính toán mức thuế chống trợ cấp riêng, nếu không sẽ phải chịu mức thuế chung là 31,58%.

Hồi tháng 5/2023, DOC cũng chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm giá để đồ bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam.

Việc điều tra được tiến hành theo đơn khiếu nại của công ty Edsal Manufacturing CO.j INC. (Mỹ). Sản phẩm bị điều tra là giá để đồ bằng thép không dùng bulông được đóng gói sẵn có mã HS 9403.20.0075.

Vẫn theo Cục Phòng vệ thương mại, dữ liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC), trong năm 2022 cho thấy, Việt Nam xuất khẩu khoảng 32,7 triệu USD sản phẩm bị đề nghị điều tra sang Mỹ, chiếm khoảng 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước vào Mỹ.


Công an Phú Yên muốn chặn đường tỵ nạn của luật sư Võ An Đôn

Như Hồ/SGN
10/7/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/p06dfnyy.jpg

Công an Phú Yên đang giở trò tìm mọi cách kéo dài thời gian để không cho luật sư Võ An Đôn ra khỏi nước đi ty nạn, mặc dầu lúc này ông đã hoàn tất mọi yêu cầu về hành chính đối với hệ thống chính quyền địa phương.

Theo lời luật sư Võ An Đôn kể lại, phía ông khẳng định rằng Công an đã không thực hiện đúng như những gì họ yêu cầu, để hoàn tất hồ sơ cho ông đi tỵ nạn ở Mỹ cùng gia đình. Những người quan sát sự kiện của luật sư Võ An Đôn nói, mọi thứ diễn ra kéo dài không lý do, tương tự như kiểu muốn “trừng phạt”, chặn đường tỵ nạn của ông và gia đình.

Ngày 27 Tháng Chín 2022, cách đây gần một năm, trở về từ sân bay Tân Sơn Nhất sau khi nhận lệnh cấm xuất cảnh với lý do “vì an ninh quốc gia”, sau đó luật sư Võ An Đôn đã đến công an tỉnh Phú Yên làm việc hai lần để giải quyết về lệnh cấm này. Lần đầu công an nói thẳng với ông “Muốn bỏ lệnh cấm xuất cảnh thì phải xác nhận sở hữu trang Facebook Đôn An Võ và Võ An Đôn”, cứ tưởng đây là yêu cầu duy nhất nên luật sư Võ An Đôn đã đồng ý ký xác nhận.

Được biết, trước đây khi công an gọi cho luật sư Võ An Đôn lên để xác nhận trang facebook của mình, nhằm hoàn tất lệnh phạt, ông Đôn đã nói rằng chuyện công an muốn xác minh thì phải tự tìm kiếm, và ông có quyền im lặng, không đưa ra những điều có thể chống lại mình. Không ép nhận được trang facebook chính chủ này, phía công an Phú Yên đã từng tức giận và gọi nhiều người quen của ông Đôn lên truy ép, thế nhưng vẫn thất bại.

Sau khi bị gọi lên làm việc lần thứ hai, công an nói với ông rằng, “Muốn bỏ lệnh cấm xuất cảnh thì phải đóng tiền phạt 7,5 triệu đồng đối với bài viết cách đây 7 năm”. Dù rất bất bình, nhưng ông Đôn cũng đồng ý đóng tiền phạt cho xong, nhưng ông nói các bài viết đó không có gì sai về nội dung cả.

Gần một năm trôi qua, công an tỉnh Phú Yên vẫn im lặng, không chịu xác nhận hành chính về chuyện không còn vướng mắc bất kỳ thủ tục tố tụng nào nữa để gia đình ông có thể lên đường đi tỵ nạn. Lệnh cấm xuất cảnh ở cửa khẩu vẫn còn nguyên giá trị. Ông Đôn nói mặc dù phía đại sứ Mỹ có đoàn công tác đi làm việc từ trung ương đến địa phương và gửi hàng chục công hàm để tìm hiểu nhưng phía Việt Nam vẫn không trả lời.

“Công an giữ tôi ở lại Việt Nam để làm gì, trong khi đã tước thẻ hành nghề luật sư, gia đình tôi phải sống trong sự bao vây, cô lập, triệt đường sống hơn 6 năm nay chưa đủ hay sao?”, luật sư Võ An Đôn viết trên facebook.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/Screenshot-2023-07-10-140758.png

Một ngày sau khi tin luật sư Võ An Đôn bị cấm xuất cảnh, Báo Công an Nhân dân nêu lý do ông Đôn bị tạm xuất cảnh. Theo đó, tờ này nói rằng ông Đôn trong thời gian hành nghề luật sư ở Phú Yên “có hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội, phát ngôn, trả lời phóng vấn báo chí nước ngoài có nội dung mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam… gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.”

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đưa ra tuyên bố về trường hợp của ông Võ An Đôn: “Lệnh cấm đi lại đối với ông Võ An Đôn và gia đình cho thấy chính quyền Việt Nam sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn bẩn thỉu, lạm quyền để bịt miệng số rất ít những luật sư còn sót lại trong nước dám đứng lên vì nguyên tắc mọi người đều xứng đáng có sự đại diện pháp lý. ”


Việt Nam yêu cầu Netflix, FPT Play gỡ phim Trung Quốc vì có “đường lưỡi bò”

RFA – 09/7/2023

Việt Nam yêu cầu Netflix, FPT Play gỡ phim Trung Quốc vì có “đường lưỡi bò”
“Đường lưỡi bò” phi pháp xuất hiện trên phim “Flight to you”. (chụp màn hình) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngcongluan.vn 

Cục điện ảnh Việt Nam yêu cầu Netflix và FPT Play gỡ phim Trung Quốc “Hướng gió mà đi” (Flight to you) vì nhiều tập có bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp.

Cục điện ảnh, được truyền thông loan trong ngày 9/7, xác nhận rằng Phó cục trưởng Cục Điện ảnh Đỗ Quốc Việt đã ký ban hành công văn số 870/ĐA-VP gửi Công ty Netflix; công văn số 871/ĐA-VP gửi Công ty cổ phần Viễn thông FPT với nội dung yêu cầu gỡ bỏ phim Hướng gió mà đi, sau khi tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ nội dung phim Hướng gió mà đi (39 tập).

Kết quả kiểm tra, theo Cục điện ảnh, phim Hướng gió mà đi có hình ảnh “đường lưỡi bò” xuất hiện trên bản đồ trong nhiều cảnh phim. Cụ thể, đó là trong các tập 18, tập 19, 21, 24, 25, 26, 27, tập 38 và hình ảnh “đường lưỡi bò” từ 2 phút đến 2 phút 3 giây của tập 30.

Từ 41 phút 18 giây đến 41 phút 55 giây của tập 18 còn có đoạn lời thoại và phụ đề ghi rằng “Rồi sẽ có ngày tấm bản đồ này đi đến rất nhiều nơi trên thế giới”.

Từ những chi tiết trên, trong công văn gừi Netflix, Cục điện ảnh ghi: “Việc thể hiện hình ảnh đường lưỡi bò và những nội dung trong lời thoại và phụ đề như đã nêu trên trong phim là không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam và vi phạm quy định tại điểm d, khoản 1, điều 9 Luật Điện ảnh số 05/2022/QH15″.

Trên ứng dụng FPT Play, mặc dù Công ty CP Viễn Thông FPT có thực hiện làm mờ hình ảnh bản đồ trong nhiều cảnh phim của các tập nêu trên, tuy nhiên trong công văn, Cục điện ảnh khẳng định đây là phim có nội dung thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam nên không phù hợp để phổ biến tại Việt Nam.

Cục Điện ảnh đồng thời yêu cầu cả hai Công ty Netflix và FPT gỡ bỏ phim Hướng gió mà đi. Thời gian thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ 0h ngày 10/7 và có văn bản báo cáo kết quả thực hiện gửi về Cục Điện ảnh trước ngày 12/7.

Trả lời Tuổi Trẻ Online trong ngày 8/7 liên quan đến bộ phim trên, đại diện của FPT Play, cho biết: “Các nội dung trước khi phát hành trên FPT Play luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình kiểm duyệt của pháp luật.

Trước đó, phim “Barbie” của hãng Warner Bros của Mỹ cũng bị cấm chiếu ở Việt Nam vì bị cho rằng mô tả đường chín đoạn của Trung Quốc, vốn bị bác bỏ trong phán quyết trọng tài quốc tế của một tòa án ở The Hague năm 2016.

Mặc dầu hãng phim của Mỹ cho rằng phim “Berbie” không có bản đồg “đường lưỡi bò” mà chỉ là bức vẽ nhưng Cục điện ảnh vẫn giữa quan điểm cấm phim.

Cùng với phim Barbie, Việt Nam cũng mở cuộc điều tra đối với trang web của công ty IME Việt Nam, đơn vị tổ chức chuyến lưu diễn của nhóm nhạc K-pop nổi tiếng của Hàn Quốc là Blackpink, trước buổi biểu diễn của nhóm tại Hà Nội, về những chỉ trích của người hâm mộ cho rằng trang web này hiển thị bản đồ Biển Đông với đường đứt khúc chín đoạn.

Hôm 9/7, đại diện IME lên tiếng trong thông báo gửi Cục điện ảnh và được truyền thông đăng tải rằng “IME đã nhanh chóng rà soát và cam kết thay thế những hình ảnh không phù hợp với người dân Việt Nam… Một lần nữa, chúng tôi muốn bày tỏ lời xin lỗi chân thành nhất cho sự hiểu lầm đáng tiếc này”.

Đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” xuất hiện trên nhiều kênh, xâm nhập vào Việt Nam với mục đích tuyên truyền. Báo chí trong nước từng chỉ ra các vụ như bộ phim “Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta” (Put Your Head On My Shoulder) chiếu trên Netflix có bản đồ hình đường lưỡi bò phi pháp. Bộ phim này được sản xuất tại Trung Quốc vào tháng 4.2019. Hoặc bộ phim “Madam Secretary” xuất hiện cảnh phố cổ Hội An lại chú thích là “Fuling, China” (Phù Lăng, Trung Quốc).


Biệt phủ Hà Tĩnh: Khi giai cấp vô sản lại ‘vô vàn sản’ – BBC News

09/7/2023

Minh họa biệt phủ

Căn biệt phủ đứng tên người mẹ của Thiếu tướng Phạm Bá Hiền được bao bọc xung quanh là những cánh đồng lúa xanh ở Hà Tĩnh, nơi bà con nông dân vẫn cày cuốc hằng ngày.

Căn biệt phủ phong cách kiến trúc châu Âu đã làm dậy sóng dư luận vì mức độ hoành tráng sau một buổi tiệc ăn mừng thăng chức hồi đầu tháng Sáu.

Ông Phạm Bá Hiền được thăng cấp từ đại tá lên thiếu tướng hồi tháng Năm. Ông giữ chức Tư lệnh Binh đoàn 16, một đơn vị kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng.

Ước tính trị giá lên đến hàng trăm tỷ đồng, căn biệt phủ nằm trên khu vực rộng khoảng 5.000 mét vuông tại thôn Đông Thắng, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, một địa phương khó khăn tại Hà Tĩnh.

Trước đó vào năm 2018, đã xuất hiện bài báo trên trang Bảo vệ Pháp luật về việc mẹ của ông, bà Từ Thị Loan, người đứng tên sở hữu căn biệt phủ, là một phụ nữ “bần nông, hàng ngày vẫn trồng rau mang ra chợ bán”.

Một số bài báo nêu nghi vấn rằng người chủ thực sự của biệt phủ này không phải là bà mẹ làm nông, mà là người con quan chức.

Locator biệt phủ

‘Hà Tĩnh nghèo lắm’

Căn biệt phủ do mẹ của Thiếu tướng Phạm Bá Hiền đứng tên gây bão dư luận. 

Đây là một số bình luận nổi bật trên mạng xã hội, theo quan sát của chúng tôi.

Mạng xã hội

Linh mục Nguyễn Văn Hùng, người từ nhiều năm nay giúp đỡ cho cộng đồng người Việt tại Đài Loan, trong đó có nhiều người lao động từ Hà Tĩnh bình luận với BBC News Tiếng Việt:

“Tôi có cảm xúc lẫn lộn khi thấy hình ảnh căn biệt phủ này. Thông qua công việc của tôi bên Đài Loan, giúp đỡ các công nhân Việt Nam sang, tôi biết các em đến từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An nghèo lắm.

“Tôi không hiểu người xây biệt phủ họ nghĩ cái gì khi xây một lâu đài như vậy ngay giữa một vùng nghèo khổ như vậy.”

Hà Tĩnh có thu nhập bình quân đầu người trong năm 2022 là hơn 45 triệu đồng, tức khoảng 3-4 triệu/người/tháng, theo báo Lao Động.

Rời vùng quê “chảo lửa, túi mưa”, những người lao động từ Hà Tĩnh sang Đài Loan, Nhật Bản và những nơi khác để kiếm kế sinh nhai.

Qua tiếp xúc với người dân lao động từ Hà Tĩnh, Linh mục Nguyễn Văn Hùng chia sẻ:

“Ở vùng Hà Tĩnh, chó ăn đá, gà ăn sỏi, mùa hè nóng kinh khủng, mùa đông lạnh buốt giá, mưa thì không đều nên đất đai rất khô cằn. 

“Sau biến cố Formosa năm 2016, những người sống ở biển khó khăn nên di chuyển lên núi, đồi. Người lao động qua Pleiku, Kontum để kiếm sống. Khó khăn quá thì họ chỉ còn cách đi ra nước ngoài. Họ không có tiền để đi, cầm sổ đỏ có tiền qua Đài Loan, rồi có khi bị lừa, nợ chồng chất nợ. Họ phải làm ít nhất hai năm để trả tiền môi giới.”

“Trong tâm trí tôi thì ấn tượng về người dân Hà Tĩnh là họ rất sống dè sẻn trong chi tiêu, rất cố gắng giúp con cái vượt khỏi cái nghèo, bao nhiêu tiền đều dành cho con đi học. Người Hà Tĩnh chấp nhận mọi gian khổ trong cuộc sống,” ông nói.

Nhắc lại những biệt phủ khác

Phụ nữ lớn tuổi băng qua đường ở Hà Tĩnh

Nguồn hình ảnh, Getty Images – Chụp lại hình ảnh, 

Hình ảnh một phụ nữ lớn tuổi băng qua đường tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, ảnh năm 2019

Biệt phủ của nhà Thiếu tướng Phạm Bá Hiền khiến dư luận nhắc lại những căn biệt phủ hoành tráng khác của quan chức Việt Nam được loan tin rộng rãi trên báo chí nhà nước.

Ở Việt Nam, những cụm từ như “buôn chổi đót xây biệt phủ” trở nên quen thuộc cách đây vài năm.

Cụm từ này bắt nguồn từ căn biệt phủ được ước tính 500 tỷ đồng của ông Phạm Sỹ Quý, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái (em trai Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà) thu hút quan tâm dư luận năm 2017. Thời điểm đó, bà Thanh Trà là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

Ông Phạm Sỹ Quý trả lời báo chí năm 2017, với những câu đến nay mọi người còn nhắc đến như, “Quá trình thời thanh niên tôi đi mua chổi đót, lá chít từ trên này xuống Hà Nội, đã có những lúc tôi lạc trong rừng, ngủ trong rừng.”

“Nhà tôi nhìn thế thôi chứ chỉ bằng hai mét đất ở Hà Nội,” ông Phạm Sỹ Quý nói trước khi bị cách chức và thuyên chuyển công tác về Hà Nội.

“Túp lều” của ông Trần Đình Thành, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai khiến dư luận ngỡ ngàng vào năm 2022, khi ông bị bắt tạm giam để điều tra về tội “nhận hối lộ”, liên quan vụ án tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Biệt phủ của ông Thành rộng hàng ngàn mét vuông, và có vườn bonsai ước tính hàng trăm tỷ, nằm ở vị trí ba mặt tiền tại thành phố Biên Hòa.

Hồi tháng Hai, khi Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng bị tạm giữ, khám xét nhà riêng, dư luận bàn tán về căn biệt thự của ông.

Ông Đỗ Hữu Ca được biết đến nhiều nhất với vai trò chỉ huy vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng năm 2012. Khi đó vụ cưỡng chế thu hồi đất với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã trở thành sự kiện chính trị lớn tại Việt Nam.

Năm 2019, tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam bị phạt 50 triệu đồng, tước giấy phép hoạt động hai tháng vì thông tin bị cho là “sai sự thật” trong bài viết về biệt phủ của gia đình Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca ở Hải Phòng. 

Tạp chí này mô tả trong bài viết rằng đây là một biệt phủ “lấn sông rộng hàng nghìn mét vuông”, “uy nghi”, “đồ sộ” và “tráng lệ”.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c13rz5l2xx4o

Liệu Mỹ có thể kiềm chế Trung Quốc qua nỗ lực nâng cấp quan hệ với Việt Nam?

Saturday, July 8th, 2023

Tác giả, Lữ Gia Hồng – BBC News Tiếng Trung

08/7/2023

Viet US China

Giữa tháng 6, Việt Nam và Trung Quốc lại một lần nữa xung đột về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Một tuần sau, vào ngày 25/6, tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đã đến cảng Đà Nẵng nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập “quan hệ đối tác toàn diện” giữa Mỹ và Việt Nam.

Continue Reading »

Lê  Anh  Hùng – Tưởng Năng Tiến

Saturday, July 8th, 2023

“Cứ mỗi lần cầm bút là Lê Anh Hùng nghĩ đến ba đứa con thơ. Người đàn ông 38 tuổi này đã hai lần vào tù, vì viết blog về nhân quyền và nạn hối lộ, hiện đang sống phấp phỏng trong căn nhà của ông ở Hà Nội. Tuy thế, ông nói, ‘Tôi biết điều mình lựa chọn là nguy hiểm nhưng tôi chấp nhận trận chiến này.” 

Continue Reading »

Biệt Tăm Biệt Tích – Tưởng Năng Tiến

Friday, July 7th, 2023

Hôm 25 tháng 5 năm 2016, Pearl Pinson (một nữ sinh 15 tuổi) bị bắt cóc khi đang trên đường đến trường và biệt tích luôn kể từ ngày đó. Tuy hơn 7 năm đã qua nhưng thân nhân của em vẫn cứ nuôi hy vọng là sẽ có ngày đoàn tụ, nhân viên điều tra vẫn không ngưng việc kiếm tìm, và báo giới (hàng năm) vẫn không ngừng nhắc nhớ đến câu chuyện buồn lòng này :

Continue Reading »

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW: Bao biện việc giam giữ 39 nhà hoạt động, Việt Nam nên bị loại khỏi HĐNQ của LHQ

Friday, July 7th, 2023

RFA – 06/7/2023

HRW: Bao biện việc giam giữ 39 nhà hoạt động, Việt Nam nên bị loại khỏi HĐNQ của LHQ

Những tù nhân lương tâm được LHQ nhắc đến trong văn thư gửi Việt Nam 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngInternet 

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 07 tháng 7 năm 2023

Friday, July 7th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Vụ nổi dậy tại Đắk Lắk đã hé lộ… 06/7/2023

https://lh3.googleusercontent.com/pw/AIL4fc8gCSWMyzjEBEhv60_CHRsphU75_Fzb01Xw3v41ksLGbwPGN7Id4uj7-BZRHCPnSrUQmikAmb3UWwZ_X64Z8ffaNJpPUb4eAqw9HMGvfFIhJJICaQ3gm5C0-chXKc8iYcvM-kG-J7DZkorvX3w3Dl_gbA=w569-h630-s-no?authuser=0

Trong vòng đỏ là tỉnh Đắk Lắk giáp biên với Capuchia (Bản đồ VN)

Câu chuyện 6 sĩ quan công an Cộng Sản Việt Nam (CSVN) của hai xã Ea Tiêu và Ea K’tur bị bắn chết ở tỉnh Đắk Lắk trong tháng trước đã gây xôn xao trong và ngoài nước. Nhiều dư luận suy đoán chứ không có một điều gì chắc chắn là do ai tổ chức. Đến nay đã gần 100 người dân Đắk Lắk bị công an CSVN tình nghi và bắt để điều tra, mà chưa tìm ra thủ phạm chủ mưu. 

Continue Reading »

Căn Cước – Nơi cư trú: Hậu quả do không rành tiếng Việt – nguyenngocgia

Thursday, July 6th, 2023

07/7/2023

Theo Sắc lệnh số 175 – b ngày 6 tháng Chín năm 1946 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Thẻ Công Dân được sử dụng thay cho thẻ căn cước [1]. Thẻ công dân chứng nhận về nhân thân và những đặc điểm riêng của mỗi công dân, bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, tên cha mẹ, nguyên quán, trú quán, chức nghiệp… do Ủy ban hành chính xã, thị xã hoặc thành phố, nơi nguyên quán hoặc trú quán của công dân cấp cho công dân Việt Nam tuổi từ 18 trở lên.

Continue Reading »

Người & Rác – Tưởng Năng Tiến

Thursday, July 6th, 2023

“Đồng chí Tổng Bí Thư nói nếu nhìn một phụ nữ đẩy xe bò mà lòng không xúc động thì không còn là người cộng sản nữa.” Bùi Ngọc Tấn – Chuyện Kể Năm 2000

Continue Reading »

Ngoại giao “cây tre” của Cộng Sản Việt Nam bị bật gốc – Lê Thành Nhân

Thursday, July 6th, 2023

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

https://vietquoc.org/

https://lh3.googleusercontent.com/pw/AJFCJaV09pR8rhs03K_-8QG8LxBnTO8YzJLGID0lravIUsJmMrEJICu_wbt9WxGQtBKVwuaYfuHojOLquEQ_QawopRcPZIwuh2Ha5iEEp8oYTBEkQ478xaQrz1ZNul25Y-ZWNsbThBhboioM_FpSm8k20yumoA=w695-h373-s-no?authuser=1

Nguyễn Phú Trọng hô hào ngoại giao cây tre từ năm 2016, có người tưởng ngoại giao cây tre là gió thổi chiều nào thì bổ theo chiều đó.

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 06 tháng 7 năm 2023

Thursday, July 6th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Sức khoẻ của tù nhân Vũ Quang Thuận nguy kịch, cựu TNLT Lê Anh Hùng báo động – RFA

Sức khoẻ của tù nhân Vũ Quang Thuận nguy kịch, cựu TNLT Lê Anh Hùng báo động

Ba nhà nhà hoạt động: Nguyễn Văn Điển (ngoài cùng trái), Vũ Quang Thuận (giữa), và Trần Hoàng Phúc 

RFA edit 

Cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Lê Anh Hùng cho biết sức khoẻ của nhà hoạt động Vũ Quang Thuận vô cùng nguy kịch trong Trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam) với nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng. 

Ông Thuận, 57 tuổi, thành viên chủ chốt của phong trào Chấn hưng Nước Việt, bị bắt vào đầu tháng 3 năm 2017 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 trong vụ án cùng với ông Nguyễn Văn Điển và sinh viên Trần Hoàng Phúc. Đầu năm 2018, ông Thuận bị kết án tám năm tù giam vì các hoạt động ôn hoà chỉ trích Nhà nước độc đảng Việt Nam, hai người còn lại bị án lần lượt là sáu năm sáu tháng tù và sáu năm tù.

Thanh niên trẻ Trần Hoàng Phúc mới trở về nhà ngày 01/7, còn ông Nguyễn Văn Điển đã mãn hạn tù vào cuối tháng hai vừa qua, sáu tháng trước thời hạn.

Ông Lê Anh Hùng, người trở về nhà từ Trại giam Nam Hà ngày 05/7 sau khi hoàn thành bản án  năm năm tù về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” nói với phóng viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA) về tình hình của ông Thuận:

Sức khoẻ của anh Vũ Quang Thuận rất là xấu. Một thời gian dài hơn một năm phải nằm biệt giam, lại nằm trong điều kiện sàn nhà ẩm ướt do bể nước rò rỉ và không đủ chăn ấm trong điều kiện mùa đông.

Một tuần anh phải vài ba lần gọi cấp cứu, có khi nửa đêm 2-3 giờ sáng cũng phải gọi cấp cứu.

Thống kê anh ấy phải có đến 20 bệnh, viêm phổi- bây giờ phổi của anh ấy chỉ còn 1/3 thôi, viêm xoang, viêm họng, đủ các thứ bệnh.

Bác sĩ của trại thừa nhận là bệnh phổi của anh ấy không thể chữa được và anh em thì lo rằng anh ấy không đủ sức để sống được đến hết án của mình.”

Ông Hùng cho rằng sức khoẻ của bạn tù Vũ Quang Thuận yếu từ khi nhà hoạt động này bị kỷ luật biệt giam trong phòng kín kéo dài 14 tháng, từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022.

Ông cho biết sau khi hết hạn biệt giam, ông Thuận được đưa trở lại buồng giam nhưng sức khoẻ hồi phục rất kém, và gần đây không hồi phục mà lại kém đi.

Ông Hùng, người bị bắt năm 2018 theo cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015 vì viết đơn tố cáo hai quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho biết Trại giam Nam Hà có đưa ông Thuận lên trạm xá của trại và bệnh viện đa khoa của tỉnh Hà Nam để chữa trị nhưng do điều kiện giam giữ ngặt nghèo và chi phí hạn chế nên họ không chữa trị dứt điểm cho ông Thuận.

Gia đình ông Thuận khó khăn, bố mẹ nhiều tuổi và cũng đau ốm nên ông không nhận được tiếp tế của gia đình trong thời gian đau ốm. Gần đây gia đình ông Thuận cũng có gửi tiền cho ông nhưng cũng không được là bao, ông Hùng cho biết. 

Ông Nguyễn Văn Điển, người mãn hạn tù vào cuối tháng hai vừa qua, cho RFA biết ông nhận được tin tức rất xấu về sức khoẻ của ông Thuận từ một nguồn tin khác, giống như ông Hùng cung cấp.

Phóng viên có gọi điện cho Trại giam Nam Hà để hỏi về tình hình của ông Thuận nhưng không ai nghe máy.

Ngay sau khi ông Thuận cùng hai thành viên khác của Phong trào Chấn hưng Nước Việt bị kết án tù, Chính phủ Hoa Kỳ, tổ chức Ân xá Quốc tế và một số tổ chức khác kêu gọi Việt Nam trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện.

Tù nhân ở Trại giam Nam Hà bị buộc lao động

Trong Trại giam Nam Hà, các tù nhân bị buộc phải lao động, ai không đi lao động thì không được ra khỏi phòng giam chật hẹp và không có quạt. Do vậy, chỉ trừ những người có sức khoẻ quá yếu như ông Thuận mới không bị buộc đi lao động, còn những người dù có sức khoẻ yếu vẫn phải đi lao động để tránh bị giam trong phòng chật hẹp và nóng bức, ông Hùng chia sẻ.

Công việc của các tù nhân là đan lát. Nguồn nguyên liệu được phun hoá chất để chống mốc nên gây ô nhiễm cho tù nhân bị buộc làm công việc này.

Tuy công việc vất vả nhưng người tù không được trả công và cũng không rõ trại giam có sử dụng tiền công để cải thiện bữa ăn cho tù nhân hay không vì không thể xác định, ông Hùng cho biết.


Tòa án Tối cao Philippines ra phán quyết cuối cùng bác bỏ thỏa thuận thăm dò của Trung Quốc, Việt Nam 

06/7/2023 

VOA Tiếng Việt 

Trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ở Hà Nội.

Trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ở Hà Nội. 

Trong một tuyên bố hôm 5/7, Tòa án Tối cao Philippines cho biết cơ quan này ra phán quyết chung cuộc bác bỏ thỏa thuận ba bên giữa Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và Công ty Dầu khí Quốc gia Philippines (PNOC), cho rằng thỏa thuận này là vi hiến, truyền thông Philippines loan tin.

Đây là thỏa thuận được ký kết cách nay 18 năm có tên “Thỏa thuận ba bên về tiến hành khảo sát địa chấn biển chung” gọi tắt là JMSU, được cho là có liên quan đến một phần diện tích nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông.

Phán quyết này được đưa ra theo sau một quyết định vào ngày 10 tháng 1 năm nay.

Trong một tuyên bố hôm 5/7, Tòa án Tối cao cho biết họ đã quyết định bác kiến nghị xem xét lại vụ án, nói rằng đó “chỉ là trình bày lại các vấn đề đã nêu…mà tòa đã thông qua”, theo hãng Thông tấn Philippines (PNA).

Quyết định ban đầu ngày 10/1/2023 tuyên bố JMSU vi hiến vì cho phép các tập đoàn thuộc sở hữu nước ngoài hoàn toàn tham gia vào việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên của đất nước mà không tuân thủ các biện pháp bảo vệ hiến pháp.

Tòa cho rằng để có hiệu lực, JMSU phải được thực hiện và thực hiện trực tiếp bởi nhà nước, thông qua các thỏa thuận hợp tác sản xuất, liên doanh hoặc chia sẻ sản xuất với công dân Philippines hoặc công ty đủ điều kiện, thông qua việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô nhỏ hoặc thông qua các thỏa thuận được ký kết với các tập đoàn thuộc sở hữu nước ngoài liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật hoặc tài chính để thăm dò, phát triển và sử dụng khoáng sản quy mô lớn.

Tuyên bố cho biết thỏa thuận JMSU là “vi hiến vì nó liên quan đến việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên”, mà theo đó nó trao quyền cho các tập đoàn thuộc sở hữu nước ngoài khám phá tài nguyên thiên nhiên của Philippines mà không cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ từ hiến pháp.

Tòa án Tối cao cũng nhận thấy thỏa thuận không có “toàn quyền kiểm soát và giám sát dưới JMSU”. Thỏa thuận này có nghĩa là “PNOC cho phép sở hữu chung thông tin về tài nguyên thiên nhiên của chúng tôi trong Khu vực Thỏa thuận với CNOOC và PetroVietnam một cách bất hợp pháp”.

Theo thỏa thuận, để PNOC cung cấp thông tin cho nhà nước Philippines về khu vực này, công ty này cần phải có sự chấp thuận của CNOOC và PetroVietnam. Điều này, Tòa án Tối cao cho biết, “là không thể chấp nhận được”.

Ngay sau quyết định của Tòa tối cao Philippines vào tháng 1/2023, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng nói rằng “các hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác biển cần tuân thủ luật pháp quốc tế, gồm UNCLOS 1982 và tôn trọng quyền của các quốc gia liên quan”.

Thỏa thuận JMSU được ký vào năm 2005 và đã hết hạn vào năm 2008. 

Đã có vấn đề trong khu vực theo thỏa thuận JMSU trong những năm gần đây, với việc Tàu Trung Quốc đã đâm tàu đánh cá Philippines trong khu vực này, theo trang Energy Voice.

Trang này dẫn một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) năm 2010 về JMSU cho biết thỏa thuận JMSU ra đời sau rạn nứt giữa Mỹ và Philippines. Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội và hứa hẹn một số cam kết cho vay đối với Philippines.


Đường sắt cao tốc Việt Nam-Trung Quốc: ‘Cần cân nhắc lợi hại’ 

06/7/2023 

VOA Tiếng Việt 

Một chuyến tàu cao tốc của Trung Quốc chạy tuyến Bắc Kinh-Thượng Hải

Một chuyến tàu cao tốc của Trung Quốc chạy tuyến Bắc Kinh-Thượng Hải 

Kết nối đường sắt tốc độ cao với Trung Quốc là việc tốt để giúp phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nhưng Hà Nội cần cân nhắc những rủi ro về mặt an ninh cũng như kinh tế, một nhà quan sát từ trong nước nói với VOA.

Thủ tướng Phạm Minh Chính của Việt Nam trong các cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi cuối tháng Sáu đều nêu đề xuất nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc, khổ tiêu chuẩn kết nối hai nước. Đáp lời ông Chính, ông Tập được dẫn lời nói ông ủng hộ tăng cường kết nối đường sắt, đường bộ và hạ tầng cửa khẩu với Việt Nam.

Hiện tại đường sắt Việt Nam kết nối với đường sắt Trung Quốc qua hai ngõ là Đồng Đăng ở đông bắc, từ đó đi đến Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây, và Lào Cai ở tây bắc để đi đến Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Tuy nhiên, đây là tuyến đường sắt tốc độ thường với khổ đường ray khác nhau ở mỗi nước.

Thúc đẩy giao thương

Trao đổi với VOA từ Hà Nội, ông Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, cho rằng Việt Nam cần xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho mục đích thúc đẩy giao thương với Trung Quốc qua đó giúp kinh tế trong nước phát triển.

“Người Pháp từ cả trăm năm trước họ đã mở tuyến đường sắt từ Hà Nội lên Lào Cai rồi đi đến tận Côn Minh cũng vì mục đích phát triển kinh tế như vậy,” ông A chỉ ra.

Bên cạnh đó, tuyến đường sắt cao tốc nối từ Côn Minh đến thủ đô Vientiane của Lào, vốn đã đi vào hoạt động từ cuối tháng 12 năm 2021 qua đó thúc đẩy mạnh mẽ giao thương giữa Lào, Thái Lan với Trung Quốc, cũng là một nhân tố thúc đẩy Việt Nam phải xây dựng tuyến đường sắt cao tốc của riêng mình nối với Trung Quốc, cũng theo lời ông Nguyễn Quang A.

Theo tờ Kinh tế-Đô thị thì sau một năm hoạt động, tuyến đường sắt cao tốc Côn Minh-Vientiane dài trên 1.000 km đã vận chuyển hơn 8,5 triệu lượt hành khách và 11,2 triệu tấn hàng hóa. Tuyến đường sắt này cũng tham gia vào vận chuyển liên vận quốc tế đến hơn 10 nước với giá trị giao thương đạt gần 1,7 tỷ đô la.

Để so sánh, trong cùng năm 2022, đường sắt Việt nam chỉ vận chuyển được 4,52 triệu lượt hành khách và 5,7 triệu tấn hàng hóa, theo số liệu mà Kinh tế-Đô thị dẫn lại từ Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

Tuy nhiên, ông A cho rằng nếu xét về các yếu tố địa chính trị, an ninh, sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc thì việc xây dựng tuyến đường sắt như đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính ‘có nhiều thứ phải cân nhắc’.

“Đây là bài toán rất phức tạp gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh và cần phải cân nhắc rất kỹ lưỡng,” ông nhận xét.

Thứ nhất, nếu dự án này nằm trong khuôn khổ Một vành đai-Một con đường theo sáng kiến của ông Tập thì ‘ai là bên đầu tư, vốn ra sao, nếu Việt Nam phải vay thì vay bao nhiêu, lãi suất ra sao, thời hạn thế nào…’, ông A chỉ ra và lưu ý Việt Nam nên tránh bị lệ thuộc vào chủ nợ.

Ngoài ra cần phải tính toán với số tiền đầu tư như thế, lãi suất như thế, sau thời hạn hoạt động thì số tiền sinh lợi có đủ bù chi phí bỏ ra hay không, ông đặt vấn đề.

Ông A cũng bày tỏ nghi ngờ về việc đường sắt cao tốc liệu có hiệu quả kinh tế trong việc vận chuyển hàng hóa hay không vì chi phí xây dựng đường sắt cao tốc rất đắt đỏ.

“Nếu mục tiêu chủ yếu là vấn đề vận tải hàng hóa là nhiều, chứ không phải vận tải hành khách thì tốc độ lên tới hơn 300 km/h là hoàn toàn vô nghĩa,” ông phân tích và chỉ ra các hệ thống cao tốc có tốc độ từ 300 đến 400 km/h như TGV của Pháp hay Shinkansen của Nhật chủ yếu là để vận chuyển hành khách.

“Nhưng nếu ở tốc độ 150-170km/h hay là thấp hơn một chút thì chuyên chở hàng hóa và hành khách nữa là hợp lý,” ông nói thêm.

‘Rủi ro lệ thuộc’

Riêng về vận tải đường sắt liên vận, tức là hàng hóa Việt Nam ‘mượn đường’ Trung Quốc để xuất sang một nước thứ ba ở châu Âu, ông A nói lúc quan hệ hai nước tốt đẹp thì sẽ rất tốt cho Việt Nam nhưng nó sẽ khiến xuất khẩu Việt Nam ‘lệ thuộc vào đường sắt Trung Quốc’. Vận tải đường sắt liên vận có lợi thế là thời gian ngắn hơn, chi phí rẻ hơn so với đi bằng đường biển.

“Nhưng trong trường hợp có chuyện gì đấy xảy ra thì tuyến đường ấy sẽ bị cắt thôi,” ông A cho biết.

Ngoài ra, yếu tố an ninh cũng nên xem xét vì nếu đồng bộ khổ đường ray của Việt Nam với khổ đường ray Trung Quốc thì trong trường hợp Trung Quốc xâm lược Việt Nam, họ có thể tận dụng đường sắt để chở binh lính và vũ khí chạy thẳng sang Việt Nam, ông A chỉ ra.

“Đây là vấn đề có cả lợi lẫn hại, có được có mất,” ông nói. “Nhưng nếu nói rủi ro quá mà dẹp không làm cũng có thể là sai lầm, còn nếu quyết tâm làm bằng mọi giá cũng là sai lầm.”

Tuyến Hải Phòng-Côn Minh dài 855 km là tuyến đường sắt kết nối Việt Nam với Trung Quốc đầu tiên được người Pháp xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 1910, nhưng hoạt động đến năm 2000 thì phía Trung Quốc cho ngưng lại và chỉ còn chạy từ Hải Phòng lên đến Lào Cai. Hồi năm 2015, giới chức đường sắt hai nước đã thống nhất sẽ cho sửa chữa, nâng cấp để nối lại tuyến đường này.

Ngoài ra, hiện tại còn tuyến đường sắt Hà Nội-Nam Ninh và Hà Nội-Côn Minh khởi hành từ ga Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội là kết nối từ Việt Nam sang Trung Quốc, theo Tổng Công ty đường sắt Việt Nam.

Tuy nhiên, do khác biệt khổ đường ray, tuyến tàu Hà Nội-Côn Minh có khổ 1.000mm bên phía Việt Nam khi băng qua Lào Cai vào lãnh thổ Trung Quốc nếu muốn đi tiếp sâu vào nội địa nước này phải chuyển hàng hóa sang toa có khổ đường ray 1.435mm tại ga Hà Khẩu Bắc, thành phố Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, để hòa mạng đường sắt Trung Quốc.

Còn tuyến đường sắt còn lại đến Nam Ninh, Quảng Tây, qua cửa khẩu Đồng Đăng, tàu Việt Nam kết nối với đường ray khổ 1.435 của Trung Quốc đi sâu vào nội địa Trung Quốc và quá cảnh sang các nước Trung Á và châu Âu cũng như ngược lại, cũng theo Tổng Công ty đường sắt Việt Nam.

Đường sắt Việt Nam đã thực hiện vận chuyển liên vận quá cảnh Trung Quốc từ hai năm nay, xuất khẩu hàng sang các nước như Mông Cổ, Kazakhstan, Uzbekistan, Nga, Tajikistan, Ba Lan, Anh, Đức… và nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc vào lại Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com

VNCS: Kinh tế vỉa hè thời hăm he thu phí

06/7/2023

VNTB – Kinh tế vỉa hè thời hăm he thu phí

Nói đến hè phố ở đô thị Việt Nam, người ta có thể liên tưởng ngay đến những gánh hàng rong, những hàng quán bên đường. Sự tận dụng không gian vỉa hè, phần nào làm cản trở lưu thông. Nhưng kinh tế vỉa hè còn là một phần tất yếu không thể thiếu trong các đô thị Việt Nam, đặc biệt là với các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn.

“Chú là có bốn đứa con, mà bây giờ chú đã trên 70 mà chú vẫn còn phải đi làm như vầy, một ngày chú bán như vậy chú kiếm được, nhiều bữa được trăm mấy, hai trăm ngàn. Rồi thuốc men của chú với của thím, tự mấy con nó khó khăn quá thì nó phải lo cho gia đình nó chứ đâu có lo cho chú thím đâu”.

Trong tình cảnh đó của nhiều thân phận chọn hè phố làm nơi mưu sinh như ông Hiệp, nghiệt ngã thay, mới đây chính quyền thay vì giúp họ làm ăn tốt hơn như miễn các loại thuế phí, thì đàng này đưa ra những mức thu tăng cao hơn. Và để yên ổn làm ăn, tâm lý chung là đành chấp nhận thôi.

“Nếu mà cỡ bảy chục ngàn một mét vuông thì được. Sống ngoài đời vỉa hè thì hay bị bắt, mà nếu có thu phí thì đương nhiên chắc có lẽ là thông cảm. Đỡ bị hốt, đã thu phí thì đương nhiên là để cho người ta làm để đỡ bị hốt tới, hốt lui đồ. Nếu mà làm được điều đó nhà nước với nhân dân cùng đều phát triển. Người dân người ta sống ngoài đường người ta đỡ lo, rồi nhà nước cũng có thu nhập”.

Tâm thế miễn cưỡng chấp nhận trong chuyện chẳng đặng đừng nếu phải đóng phí này để có một nơi để mưu sinh cũng là trải lòng của cụ ông Hồ Văn Hiệp

“Vừa sống, vừa thuốc men, một ngày trăm mấy hai trăm ngàn thì làm sao để đủ sống, làm sao mà có tiền để đóng… không thể nào mà đóng nỗi rồi đó. Nếu như nhà nước ra cái chuyện đó mà để cho mình bán thì mình cũng phải là ráng mà cố gắng mà để đóng mà có bán”.

Việc duy trì được tính đặc trưng của vỉa hè ở Việt Nam sẽ giúp cân bằng và hài hòa được nhiều nhu cầu thực tế. Và trong bối cảnh nền kinh tế hậu dịch giã, cần thiết ở đây là chính quyền đô thị phải cùng san sẻ với người dân đang mưu sinh nơi hè phố hơn là tìm cách tận thu bằng các loại phí quản lý.


Gia đình bí thư huyện ủy ‘cướp’ 115 ha đất rừng, giờ nhà nước đòi không trả

Lê Thiệt /SGN
05/7/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/02-dat-rung-1.jpg

Một phần khu đất rừng mà ông Nguyễn Đình Kim – nguyên bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh (Bình Định) – làm giấy tờ giả để chiếm hữu – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Chuyện gia đình ông Nguyễn Đình Kim khi còn đương chức Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh đã tổ chức ‘cướp’ 115ha đất rừng, tiếp tục làm dân chúng phẫn nộ khi gia đình ông không chịu trả lại phần đất rừng này.

Ông Kim cũng có thời gian làm việc tại Chi cục Kiểm lâm Bình Định cũng như từng nắm cương vị Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, nên có một thời được ví như “Vua rừng”, muốn gì được nấy, kể cả chuyện giả chữ ký người thân để cướp đất rừng, cũng không ai dám nói.

Sau khi ông Kim về hưu, lãnh đạo mới của huyện Vĩnh Thạnh mới có điều kiện điều tra, và phanh phui toàn bộ chuyện ông Kim đã cướp đất rừng như thế nào. Từ đó, lãnh đạo huyện đã ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu hồi toàn bộ diện tích đất rừng mà ba cha con ông Kim đã chiếm cứ từ đó đến nay.

Tuy nhiên, mọi việc không hề dễ dàng.

Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Bình Định, để được giao đất rừng phòng hộ, ông Nguyễn Đình Kim đã tự viết đơn, giả chữ ký, làm giúp hồ sơ xin giao đất cho ba hộ dân và một cá nhân. Đặc biệt, những hộ dân và cá nhân này đều có quan hệ họ hàng với ông Kim. Từ khi được giao đất (năm 2004) đến nay, ông Kim trực tiếp quản lý, sử dụng.

Cụ thể, UBND huyện Vĩnh Thạnh giao tổng cộng 115ha đất rừng phòng hộ cho ông Kim giữ 85ha, hai con trai Nguyễn Đình Sơn giữ 30ha, Nguyễn Đình Ngân giữ 23.4ha, Nguyễn Chí Tranh – cháu ông Kim (thuê và được cấp sổ khoảng 10ha đất).

Cho đến nay chỉ riêng ông Nguyễn Đình Ngân, hiện đang là Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện, trả lại sổ đỏ. Có lẽ ông ta còn muốn giữ ghế nên đành hy sinh 23.4ha đất rừng. Riêng ông Kim và người con tên Sơn chẳng hiểu lý do gì vẫn chưa chịu trả.

Ông Thông nói nếu hai cha con ông Kim không trả sổ đỏ cũng chẳng sao, họ cũng chẳng bán được cho ai, và chính quyền sẽ ra quyết định hủy hai sổ đỏ đó. Chúng cũng chẳng có giá trị pháp lý gì nữa.

Thái độ không chịu trả lại những thứ không thuộc về mình của ông Kim làm dư luận phê phán hai cha con ông Kim mạnh mẽ. Họ còn nhắc lại chuyện ông Kim giả chữ ký để chiếm đoạt đất rừng năm xưa, và kiến nghị chính quyền phải khởi tố ông Kim về chuyện làm và sử dụng giấy tờ giả.

Trước đó, theo kết luận của thanh tra, nguyên Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh Nguyễn Đình Kim đã tự viết đơn, chữ ký, làm giúp hồ sơ xin giao đất cho năm trường hợp đều có quan hệ họ hàng với ông gồm: Chị ruột, ba cháu ruột và con trai (có bốn trường hợp sau đó thực hiện chuyển nhượng, kết quả cuối cùng hơn 138ha đất rừng phòng hộ về tay hộ ông Kim và hai con trai).

Theo lãnh đạo huyện Vĩnh Thanh, vụ việc này đang được điều tra, và sẽ sớm có kết luận. Dư luận địa phương yêu cầu Thanh tra Chính phủ nên vào cuộc điều tra luôn ai đã giúp ông Kim ém nhẹp vụ ăn cướp đất rừng này từ 5 năm nay.


Sợi thòng lọng vô hình, Đảng dùng công an làm bàn tay rút dây thắt cổ dân?

06/7/2023 

Sáng ngày 1/7, phát biểu tiếp thu giải trình tại buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, có nói về tình trạng thiếu trường, thiếu lớp công lập, và nhận định “Hà Nội là điển hình”.

Thực tế, không riêng gì Hà Nội, khắp nơi tại Việt Nam đều đang thiếu trường công lập. Chính vì vậy nên mới xảy ra tình trạng chạy trường chạy lớp cho con vào trường công lập rất phổ biến. Theo một bạn có con học tiểu học tại một trường tư ở TP HCM cho chúng tôi biết, để chạy cho con vào trường công lập ở Quận 3, TP HCM, anh ta phải chi cả trăm triệu đồng.

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/07/Hinh-01-TB-20-1550x872.jpg

Giáo dục thiếu trường 

Thực ra, học trường công lập cũng không tốn ít hơn, hằng năm vẫn bị đóng các khoản phí “tự nguyện” bắt buộc không nhỏ, mặc dù, khoản học phí là không đáng kể. Ngành giáo dục tại Việt Nam không được trợ giá của nhà nước, cho nên, mỗi trường mỗi kiểu, đua nhau tìm mọi cách moi cho cạn túi phụ huynh.

Cũng trong ngày 1/7, báo Vnexpress cho biết, Thông tư Quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, do cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước cung cấp, được Bộ Y tế ban hành ngày 1/7, hiệu lực từ ngày 15/8. Giá giường dịch vụ bệnh viện công tối đa 4 triệu đồng một ngày.

Hiện nay, giá công lao động phổ thông khoảng 300 ngàn/ngày. Như vậy, mỗi công nhân lao động phải mất hơn 13 ngày mới trả được 1 ngày tiền viện phí. Thật là kinh khủng cho người dân nghèo ở Việt Nam. Nếu bị bệnh cũng không dám đến bệnh viện vì chi phí quá đắt đỏ.

Y tế và giáo dục là 2 lĩnh vực thuộc về an sinh. Cả hai lĩnh vực này đều bị chính quyền bỏ phế, không cung cấp nhân sách trợ giá. Điều đó khiến cho ngành này, nếu muốn tồn tại thì phải siết cổ dân. Đấy là cách mà nhà nước tự xưng là “của dân, do dân và vì dân” đã làm.

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/07/Hinh-02-TB-9-1550x872.jpg

Y tế công đang siết cổ dân nghèo 

Theo Nghị Quyết 70/2022/QH15 về phân bổ ngân sách 2023, thì ngân sách cho Bộ Công an là 99.953 tỷ đồng; ngân sách cho Bộ Y tế là 7.467 tỷ đồng; ngân sách cho Bộ Giáo dục và Đào tạo là 6.255 tỷ đồng. Cả Bộ Giáo dục và Bộ Y tế đều không bằng 1/10 ngân sách dành cho Bộ Công An. Có người nhận xét rằng, chỉ cần cắt đi 20% từ Bộ Công an, san sẻ cho Bộ Y tế và Bộ Giáo dục, thì người dân nghèo đã không bị thít cổ như thế.

Tại các nước dân chủ, ngân sách cho Y tế và Giáo dục bao giờ cũng vượt rất nhiều lần so với ngành cảnh sát. Nhờ đó mà người dân mới tiếp cận được y tế giá rẻ và giáo dục giá rẻ. Đằng này, Đảng Cộng sản lại tước bỏ hết an sinh dành cho toàn dân, để vỗ béo ngành công an. Cho nên, thu nhập của người dân Việt Nam được xem là ở mức trung bình thấp của thể giới, nhưng chất lượng cuộc sống thì thấp hơn những quốc gia có thu nhập cùng hạng rất nhiều. Nguyên nhân là người dân phải sống với các chi phí mua nhà, sắm xe, chi phí học hành, chi phí y tế vv… quá đắt đỏ.

Việc siết cổ toàn dân mang lại 2 lợi ích lớn cho Đảng. Họ dùng tiền đó vỗ béo ngành công an, để tiếp tục đe dọa khiến dân không được đòi hỏi gì. Thứ nhì là họ buộc người dân phải suốt ngày đầu tắt mặt tối, vùi đầu vào việc kiếm sống, mà không có thời gian để suy nghĩ gì cao xa.

Đã làm công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thì xem như là đối tượng cho Đảng bòn rút. Đảng Cộng sản thừa biết, họ làm mất lòng dân, nên phải có cách bòn rút sức dân, để gia cố thành trì vững chắc cho Đảng. Với 100 triệu dân thì đấy là nguồn khai thác vô hạn để gia cố thành trì.

Một nhà nước tử tế thì không cần phải dùng tuyên truyền để bảo dân phải tin tưởng mình. Một nhà nước tử tế thì sẽ mang lại giàu có, thịnh vượng, công bằng, tự do cho dân. Thì tự nhiên dân tin tưởng và nhà nước vững bền thôi.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://tuoitre.vn/bi-thu-dinh-tien-dung-ha-noi-la-dien-hinh-thieu-truong-lop-cong-20230701132836979.htm

https://vnexpress.net/gia-giuong-dich-vu-benh-vien-cong-toi-da-4-trieu-dong-mot-ngay-4624080.html

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-70-2022-QH15-phan-bo-ngan-sach-trung-uong-2023-541863.aspx

Tại sao TBT Trọng lại đưa ông Thưởng vào Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương? Trần Đông A 

Thursday, July 6th, 2023

05/7/2023  – Trần Đông A 

Hình minh hoạ.

Hình minh hoạ. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là một trong bốn lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSVN, sau Tổng bí thư (Theo quy ước). Một chức năng của ông Thưởng là thống lĩnh lực lượng vũ trang. Vậy cớ sao Bộ Chính trị lại chỉ định ông tham gia vào Ban Thường vụ?

Continue Reading »

Việt Nam: Tự do tôn giáo – ‘con ngựa thành Troy’ về tư tưởng và nỗi sợ của đảng CSVN

Thursday, July 6th, 2023

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London – 05/7/2023

Tự do tôn giáo – ‘con ngựa thành Troy’ về tư tưởng và nỗi sợ của đảng CSVN

Công an huyện Krông Ana, tỉnh Đak Lak bị tố cáo bắt cóc Tín đồ Tin Lành Tây Nguyên hồi tháng 12/2022 

FB Người Thượng vì Công lý 

Continue Reading »

‘Việt Nam  cần giúp người dân hiểu 15,5 tỷ USD tài trợ cho năng lượng sạch được tiêu vào đâu’

Wednesday, July 5th, 2023

Mỹ Hằng – BBC News Tiếng Việt

05/7/2023

Vietnam, coal use

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Việt Nam đang cho thấy sự rốt ráo của mình trong việc thực hiện cam kết phát thải bằng không vào năm 2050, nghĩa là loại bỏ hoàn toàn điện than vào năm này để ưu tiên phát triển năng lượng sạch.

Kế hoạch Điện 8 (PDP8) sau nhiều năm trì hoãn, đã được thủ tướng chính phủ thông qua vào tháng Năm, cho thấy tiến bộ đáng kể khi Việt Nam vạch ra lộ trình giảm đáng kể công suất điện than. 

Tuy thế, mọi kế hoạch hiện mới chỉ nằm trên giấy tờ. 

Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang thiếu điện và đang có kế hoạch tăng công suất điện than lên 30GW vào năm 2030 trước khi có thể bắt đầu giảm như dự kiến. 

VN, coal use

Việt Nam cũng chưa công bố kế hoạch cụ thể nào để phát triển điện gió và điện mặt trời, trong khi có thông tin nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này thời gian qua ở bên bờ phá sản khi lưới điện quốc gia lạc hậu không thể mua nổi toàn bộ lượng điện mà họ sản xuất.

Việt Nam đã ký Thỏa thuận Đối tác Chuyển đổi Năng lượng sạch (JETP) năm 2022 với các nước G7, để nhận 15,5 tỷ USD tài trợ nhằm thực hiện quá trình này. Số tiền này sẽ được chi tiêu vào đâu? Ai là người hưởng lợi?


Vietnam, coal use

Ai sẽ giám sát toàn bộ quá trình này khi Việt Nam bỏ tù các nhà hoạt động môi trường hàng đầu lẽ ra đã đóng vai trò quan trọng này?

BBC News Tiếng Việt trao đổi với bà Lucy Hummer, nhà nghiên cứu tại Global Energy Monitor về các vấn đề nói trên.


BBC: Ai sẽ giám sát quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch của Việt Nam khi chính phủ bỏ tù các nhà hoạt động môi trường chủ chốt?

Bà Lucy Hummer: Không ai có thể thực sự thay thế các nhà bảo vệ môi trường và khí hậu – những người đã bị bịt miệng – nếu không có điều gì đó lớn hơn được thay đổi. 

Bất cứ hành động đàn áp nào đối với sự chỉ trích, phản đối, truyền thông độc lập và hơn thế nữa cần phải được chấm dứt để sự chuyển đổi sang năng lượng sạch được thành công. 

Việt Nam đã ký thỏa thuận nhận hàng tỷ USD từ quốc tế để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, một phần với điều kiện rằng họ sẽ để xã hội dân sự tham gia vào tiến trình này, nhưng chính phủ Việt Nam có vẻ như đã không thực sự nghiêm túc với điều kiện được đặt ra. 

VN, coal use

Cộng đồng quốc tế cần đảm bảo rằng Việt Nam tôn trọng các quyền cơ bản của các nhà bảo vệ môi trường và khí hậu. Nói cách khác, khả năng các công dân và tổ chức được tham gia một cách an toàn và cởi mở vào tiến trình chuyển đổi năng lượng của đất nước cần phải được xem là một thước đo của sự tiến bộ trong quá trình chính thức thực hiện JETP. 


BBC: Việc thiếu các cơ quan giám sát độc lập có thể ảnh hưởng như thế nào đến tính minh bạch và chất lượng của quá trình chuyển đổi này?

Bà Lucy Hummer: Theo dõi và đánh giá là các yếu tố tối quan trọng của bất cứ chương trình công nào, đặc biệt trong các trường hợp như thế này, khi mà sự bình đẳng và sự tham gia của tổ chức xã hội dân sự đang được quan tâm. 

Các thiết kế để đánh giá tính hiệu quả của quá trình chuyển đổi này cần phải đo đạc được, trả lời được, và phải minh bạch. 

Cũng giống các thỏa thuận tài chính sử dụng các chỉ số hiệu suất chính, việc triển khai quỹ JETP cần phải:

  • sử dụng một cơ chế phản hồi ưu tiên đóng góp từ các bên liên quan; 
  • phác thảo đầu vào, đầu ra, và kết quả; 
  • cung cấp một bản phác thảo sử dụng quỹ; 
  • cho biết các yếu tố này có thể thay đổi thế nào theo thời gian

Như các số liệu mới nhất của Global Energy Monitor chỉ ra, còn nhiều câu hỏi quan trọng đang bỏ ngỏ.

Nếu Việt Nam có thể đạt các điều kiện đặt ra trong Kế hoạch Điện 8 (PDP8) và JETP, toàn bộ các nhà máy điện than đã đề xuất nhưng chưa được triển khai xây dựng cần phải được hủy bỏ. Việc này bao gồm hủy bỏ 4GM công suất điện than mới hiện vẫn đang được cân nhắc vào năm nay. 

Bà Lucy Hummer, nhà nghiên cứu của Global Energy Monitor có trụ sở tại Washington, Mỹ
Bà Lucy Hummer, nhà nghiên cứu của Global Energy Monitor có trụ sở tại Washington, Mỹ – Nguồn hình ảnh, GEM – Chụp lại hình ảnh, 

Xây dựng các nhà máy điện than mới hay các nhà máy sử dụng năng lượng hóa thạch khác sẽ phải trả một giá đắt về kinh tế, xã hội và môi trường, hơn là năng lượng sạch, và sẽ khiến Việt Nam mắc kẹt với công nghệ đắt đỏ, lạc hậu và bẩn. 

Các phân tích sơ bộ của GEM về các dự án điện than được đề xuất bên ngoài Trung Quốc cho thấy Việt Nam đang dẫn đầu toàn cầu về hủy bỏ các dự án điện than đã đề xuất vào năm nay, giảm 9,6 GW từ tháng 1-5/2023. 

Để tiếp tục đà này, các công dân cần phải có quyền tham gia vào quá trình thảo luận và đảm bảo quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch sẽ được thực hiện như dự kiến.

Ưu tiên các đóng góp, phản hồi từ các bên liên quan có nghĩa là việc triển khai quỹ JETP cần phải được thực hiện với sự tham gia của xã hội dân sự, theo đúng thỏa thuận đối tác và mục tiêu khí hậu. 

Việt Nam nên thực hiện đánh giá toàn bộ quá trình chuyển đổi này trước, trong và sau khi triển khai, làm rõ cho các công dân biết một cách chính xác khoản tiền này được tiêu như thế nào và tiêu vào đâu.

Các bên liên quan có thể quan tâm xem JETP được thực hiện thế nào, khung thời gian thực hiện như thế nào vào ai có thể được hưởng lợi trực tiép từ quỹ này. 

Truyền thông cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và mang tính chiến lược, và nó phải dễ hiểu, thực sự tạo cơ hội cho đối thoại và phản hồi mang tính xây dựng. 

Phác thảo các yếu tố đầu ra, đầu vào và kết quả nghĩa là Việt Nam nên dỡ bỏ bất kỳ rào cản nào để giúp người dân hiểu hàng tỷ USD được tiêu vào đâu. 

Trong khi đầu ra là các sản phẩm – kết quả của JETP (như các dự án năng lượng trên thực tế, việc loại bỏ các dự án than và gas, các chương trình phát triển nguồn lực, v.v…), các kết quả ở đây nghĩa là các lợi ích dự kiến đạt được hay lý do chi tiêu. 

Các bên liên quan sẽ muốn hiểu lý thuyết về sự thay đổi và muốn giúp để định hình chúng. 


BBC: Việt Nam có thể học từ nước nào trong việc thực hiện JETP?

Bà Lucy Hummer: Ở Nam Phi, việc các bên có sự tham gia đáng kể vào quá trình này mang tới kết quả là một thỏa thuận chuyển đổi đối tác năng lượng sạch trong hai năm qua, do một ủy ban cấp cao lãnh đạo với nhiều đại diện.

Dựa trên các mức độ thay đổi mà quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch mang lại, căng thẳng ngay trong nội tại giữa các bên tham gia cũng được phơi bày. Sự cởi mở của các lãnh đạo Nam Phi và các nhà ra quyết định khác trong việc để các lãnh đạo xã hội dân sự tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng có thể coi là hình mẫu cho Việt Nam.

Cung cấp một khung thời gian cho việc sử dụng quỹ JETP nghĩa là Việt Nam không nên có che dấu bất cứ chi tiêu nào khi triển khai quỹ này. 

Minh bạch là một, nếu không nói là yếu tố cơ bản, hàng đầu của một chương trình giám sát hiệu quả. 

Chương trình JETP tương đối mới và vì vậy không có nhiều thiết kế dựa trên bằng chứng để làm theo khi phát triển cấu trúc triển khai quỹ. 

Việc này khiến việc biện minh và chứng minh quá trình ra quyết định thậm chí trở nên quan trọng hơn. 

Cho thấy các yếu tố này có thể thay đổi theo thời gian nhấn mạnh rằng JETP sẽ không bất biến. Việc giám sát cần phải được tiếp tục, có nghĩa các thông tin chia sẻ cũng cần phải được tiếp tục. Bước đầu tiên của quá trình này là việc phải trả tự do cho mọi tù nhân chính trị, và bước tiếp theo là phát triển một chiến lược để họ có thể được lên tiếng nói một cách lâu dài, ổn định, thay vì bịt miệng họ.

(Từ trái qua) Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hùng Dương, Hoàng Minh Hồng - những nhà hoạt động môi trường hàng đầu bị chính phủ Việt Nam bỏ tù. Trong số này chỉ có bà Khanh mới được trả tự do

Chụp lại hình ảnh, 

(Từ trái qua) Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hùng Dương, Hoàng Minh Hồng – những nhà hoạt động môi trường hàng đầu bị chính phủ Việt Nam bỏ tù. Trong số này chỉ có bà Khanh mới được trả tự do


BBC: Việt Nam vẫn chưa công bố kế hoạch cụ thể nào để phát triển năng lượng sạch như điện gió và điện mặt trời. Có thông tin rằng nhiều doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam có nguy cơ phá sản…

Bà Lucy Hummer: Dựa trên việc đo đạc các chỉ số điện mặt trời và điện gió của Global Energy Monitor, Việt Nam hiện đang có kế hoạch tăng công suất điện mặt trời và điện gió lên 5,5 lần vào năm 2030. 

Với 11,8 GW điện mặt trời diện rộng và 81,2 GW điện gió đã được công bố hoặc đang trong quá trình phát triển, Việt Nam cần đảm bảo các doanh nghiệp điện gió và mặt trời được xây dựng để thành công – như cách mà điện than đã đạt được trong nhiều thập kỷ. 

https://www.bbc.com/vietnamese

Việt Nam: mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng

Wednesday, July 5th, 2023

Vietnam becomes vital link in supply chain as business pivots from China

https://www.ft.com/content/29070eda-3a0c-4034-827e-0b31a0f3ef11

Tác giả: Orla Ryan – Anh Khoa dịch/VNTB

Đầu tư gia tăng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị khiến cơ sở hạ tầng cũng chịu sức ép. 

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 05/7/2023: *Nhật Bản cho Việt Nam vay 61,000 triệu Yen *Đắk Lắk, Công an truy nã thêm ông Y Huăl Êban *Việt Nam: thiên đường ma túy trá hình?! *Bị bán sang Campuchia, cô gái 18 tuổi được cứu *Công an “làm chuyện ruồi bu”? *Kế toán trưởng Đỗ Văn Sơn ra đầu thú

Wednesday, July 5th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Nhật Bản ký thỏa thuận cho Việt Nam vay ưu đãi ODA 61,000 triệu Yen

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/07/mhatchovnvay.jpg

Tháng 3/2023, Ngài Shimizu Akira nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp tài chính Việt Nam” của Bộ Tài chính. (Ảnh minh họa: mof.gov.vn) 

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký thỏa thuận cho Chính phủ Việt Nam vay ưu đãi ODA với tổng trị giá gần 61.000 triệu yen, tương đương khoảng 636 triệu Úc kim.

Continue Reading »

Đường lưỡi bò quay ngang trong phim Barbie: dốt địa lý thế mà cũng đòi yêu nước à?

Tuesday, July 4th, 2023

Đỗ Văn Tiến/ VNTB

04/7/2023

VNTB – Đường lưỡi bò quay ngang trong phim Barbie: dốt địa lý thế mà cũng đòi yêu nước à?

Đường lưỡi bò quay ngang bao quanh Greenland, chớ có ở gần Việt Nam đâu? 

Tin bộ phim Barbie của hãng Warner Bros đã bị cấm chiếu tại Việt Nam được báo chí Việt Nam và sau đó báo chí quốc tế đưa lên đồng loạt ngày 3/7/2023. Bài nào cũng tràn ngập sắc hồng của bộ phim có số tiền đầu tư 100 triệu đô la bị cấm chiếu ở Việt Nam chỉ chưa đầy 3 tuần trước khi được đưa ra công chiếu đồng thời ở Mỹ.

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Ba 04/7/2023

Tuesday, July 4th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Việt Nam cấm chiếu phim Barbie vì có hình ‘đường lưỡi bò’: nhạy cảm thái quá hay cẩn tắc vô áy náy?

Trường Sơn, RFA – 04/7/2023

Việt Nam cấm chiếu phim Barbie vì có hình ‘đường lưỡi bò’: nhạy cảm thái quá hay cẩn tắc vô áy náy?

Ảnh minh họa: loạt búp bê Barbie tại Triển lãm New York hồi tháng 2/2020 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngJordan Strauss/Invision/AP file 

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 03 tháng 7 năm 2023

Monday, July 3rd, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp

Huế: Làn sóng vỡ nợ khi đầu tư bất động sản tăng dần – Lê Thiệt /SGN

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/02-thi-truong-bds-Hue-1.jpg

Thị trường bất động sản thành phố Huế ảm đạm – Ảnh: Nhịp sống Thị trường 

Continue Reading »

Việt Nam: Giáo dục công cụ ngu dân và sự bế tắc của chế độ toàn trị đảng Cộng Sản

Sunday, July 2nd, 2023

Trừ phi thoát khỏi sự “khủng bố” của đảng cộng sản, giáo dục nước nhà vĩnh viễn không trị dứt được những căn bệnh trầm kha ngặt nghèo…

Tùng Phong /SGN – 02/7/2023

Năm nào người dân cũng nghe câu quen thuộc rằng “Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng và lập kế hoạch phát triển giáo dục Việt Nam” (ảnh: PM/Vietnam+) 

Continue Reading »

Thư số 141 gởi  Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Saturday, July 1st, 2023
Phạm Bá Hoa

Tôi là người Việt Nam. Chào đời năm 1930 tại Đại Ngãi, quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Phục vụ quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 12/5/1954 đến Giờ Thứ 25 ngày 30/4/1975. Sau ngày tang thương này, lãnh đạo Việt Cộng đẩy tôi vào trại tập trung trên đất Nam ngày 14/6/1975, chuyển đến trại tập trung trên đất Bắc ngày 16/6/1976, ra khỏi trại tập trung ngày 9/9/1987 về đến nhà ở Sài Gòn chiều ngày 12/9/1987. Rời khỏi Việt Nam đầu tháng 4/1991 đi tị nạn Việt Cộng trong đợt H05, và đang sống tại Hoa Kỳ. Tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam khi Việt Cộng độc tài còn cai trị quê hương tôi.

Continue Reading »

Năng lượng tái tạo: Việt Nam học được gì từ các nước châu Âu?

Saturday, July 1st, 2023

BBC News – 01/7/2023

Thử nghiệm điện gió ngoài khơi tại Le Croisic, miền tây nước Pháp, ngày 26/6/2023

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Continue Reading »

Lễ đón tiếp hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan thăm Đà Nẵng

Thursday, June 29th, 2023
Bấm để xem video

Video phỏng vấn nữ thủy thủ gốc Việt trên hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tại Đà Nẵng