Chuyện Việt Nam Thứ Hai 20/02/2023: Nga khen CS Việt Nam “khách quan” – Pou Yuen cắt 3.000 lao động – Có quên cuộc chiến 17/2/1979? – Thiếu tướng Công an bị tạm giữ – Nỗi buồn Thu Cúc? –

Monday, February 20th, 2023

By thoisu 02 , February 20, 2023 0 Comments

Quê Hương tổng hợp


Nga khen Việt Nam ‘công bằng, khách quan’ về cuộc xâm lược Ukraine – 20/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Liên bang Nga Andrey Yatskin bắt tay Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ trong một cuộc hội kiến tại Hà Nội, ngày 17 tháng năm 2023.

Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Liên bang Nga Andrey Yatskin bắt tay Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ trong một cuộc hội kiến tại Hà Nội, ngày 17 tháng năm 2023. 

Một nhà lãnh đạo của Thượng viện Nga trong chuyến thăm Việt Nam mới đây nói rằng ông đánh giá cao lập trường “cân bằng, khách quan” của Việt Nam về điều mà phía Nga gọi là cuộc khủng hoảng Ukraine và chiến dịch quân sự đặc biệt đang được tiến hành ở nước này.

Nhà chức trách Nga dùng những thuật ngữ này để mô tả cuộc chiến tranh xâm lược mà Tổng thống Vladimir Putin phát động vào ngày 24 tháng 2 năm ngoái, viện dẫn lý do “giải trừ phát xít” nước láng giềng. Cuộc chiến kéo dài gần một năm đã giết chết hàng chục ngàn người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Andrey Yatskin, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Liên bang của Nga, hôm 17 tháng 2 hội kiến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ tại Hà Nội trong một chuyến thăm và làm việc cũng bao gồm các chặng dừng chân ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam cho biết trong một bản tin đăng trên Facebook.

“Việc Việt Nam từ chối tham gia các biện pháp trừng phạt Nga bất hợp pháp một lần nữa khẳng định bản chất hữu nghị và tin cậy truyền thống của quan hệ hai nước chúng ta luôn không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của tình hình,” ông được đại sứ quán dẫn lời nói.

“Chúng tôi đánh giá đặc biệt cao việc Việt Nam đồng bảo trợ và tiếp tục ủng hộ nghị quyết hàng năm do Nga đề xuất ‘Chống lại sự tôn vinh chủ nghĩa quốc xã, chủ nghĩa tân quốc xã và các hành vi khác đang làm gia tăng các hình thức phân biệt chủng tộc hiện đại, phân biệt đối xử về chủng tộc, tư tưởng bài ngoại và bất khoan dung liên quan.’”

Ông Yatskin cũng tham dự cuộc họp Nhóm hợp tác giữa Hội đồng Liên bang với Quốc hội Việt Nam và Nhóm hữu nghị Nga – Việt do Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Khắc Định làm Trưởng đoàn. Hai bên được nói là trao đổi kỹ lưỡng quan điểm về “một loạt các vấn đề thời sự cấp thiết” trong chương trình nghị sự song phương và quốc tế, đại sứ quán nói.

Ông Yatskin nhấn mạnh trong điều kiện bất ổn địa chính trị đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ, các nghị sĩ Nga quyết tâm tăng cường hơn nữa hợp tác nhiều mặt với Việt Nam trong nhiều vấn đề và định hướng, bao gồm thương mại và đầu tư, quốc phòng và an ninh, khoa học và công nghệ, giáo dục và văn hóa, theo đại sứ quán.

Truyền thông nhà nước Việt Nam không đề cập đến Ukraine như một vấn đề được bàn luận giữa ông Huệ và ông Yatskin. Một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam nói ông Huệ khẳng định Nga là một trong những đối tác ưu tiên, quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

“Quốc hội Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác thực chất và hiệu quả với Liên bang Nga trên các lĩnh vực, vì lợi ích chung của hai dân tộc, vì hòa bình ổn, định, phát triển tại khu vực và trên thế giới,” bản tin nói.

Ông Huệ cảm ơn sự giúp đỡ mà nhà nước và nhân dân Nga đã dành cho Việt Nam trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong công cuộc phát triển đất nước ngày nay, theo thông tấn xã.

Ông cũng được nói “vui vẻ nhận lời” mời thăm chính thức Nga của Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko được ông Yatskin mang tới trong một bức thư, đồng thời gửi lời mời bà thăm chính thức Việt Nam vào thời điểm thích hợp.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính nhiều lấn nói Việt Nam không chọn bên trong cuộc chiến ở Ukraine mà chọn công lý, lẽ phải. Tuy nhiên trên thực thế, Việt Nam đã cố gắng hết sức để tránh làm phật lòng Nga, nước mà Hà Nội quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tại các cuộc biểu quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong năm qua bằng phiếu trắng hoặc phiếu chống đối với các nghị quyết chỉ trích Nga.


Công ty TNHH Pou Yuen cắt giảm 3.000 lao động

20/02/2023

Công ty TNHH Pou Yuen cắt giảm 3.000 lao động

Công nhân nhà máy Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam ở TPHCM 

Facebook 

Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam đóng tại TPHCM vừa quyết định không gia hạn hợp đồng với 3.000 công nhân có hợp đồng lao động từ 1 – 3 năm, đồng thời sẽ cắt giảm 3.000 lao động trong tháng hai. Những công nhân bị cắt giảm trong tháng hai không đi làm nhưng vẫn được trả lương cho đến khi nhận chế độ. Lý do mà công ty đưa ra là khó khăn đơn hàng.

Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam thuộc Tập đoàn quốc tế Pou Chen của Đài Loan, hoạt động ở lĩnh vực sản xuất giày, là công ty đông lao động nhất ở TP HCM với khoảng hơn 50.000 người.

Hồi cuối năm ngoái, công ty này đã phải cho gần 20.000 lao động nghỉ luân phiên một ngày trong tuần do không có đủ đơn hàng.

Trước đó, vào tháng 6/2022, công ty cũng chấm dứt hợp đồng lao động với hơn 2.800 công nhân.

TPHCM vào cuối năm ngoái gặp phải tình trạng hàng loạt doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ việc vì thiếu đơn hàng. Thống kê của chính quyền địa phương cho thấy, có ít nhất 110.000 lao động của thành phố đông dân nhất Việt Nam bị mất và thiếu việc, trong số này có 6.300 công nhân bị cắt giảm. Công đoàn thành phố dự báo năm 2023, đơn hàng ở một số ngành, doanh nghiệp giảm đến 40%, đơn giá giảm 20%, việc làm của người lao động tiếp tục bị ảnh hưởng.


Trung Quốc và Việt Nam liệu có quên được cuộc chiến 17/2/1979?

Phân tích của Mai Luân
19/02/2023

Trung Quốc và Việt Nam liệu có quên được cuộc chiến  17/2/1979?

Những người lính ở một đơn vị pháo của Việt Nam đang chống trả các cuộc tấn công của Trung Quốc trên biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn hôm 23/2/1979 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Một nghịch lý lớn nhất của bang giao Trung – Việt là, cũng có lúc nền chính trị đại bá Trung Hoa lại trùng phùng với nền chính trị “tay co tay duỗi” xứ Đông Lào. Ở chỗ, kể cả kẻ bị cho là đã thất bại lẫn người được coi là bên thắng cuộc – cả hai – đôi lúc đều muốn lãng quên cuộc chiến đẫm máu 17/2/1979.

__________

Nhưng Trung Quốc không nhất quán

Cho đến nay, nhìn chung, lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa nuốt trôi thảm bại trong cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979. Trung Quốc giải thích mục tiêu của cuộc chiến tàn khốc ấy là để “thực hiện cuộc phản công tự vệ đối với Việt Nam”. Trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi và đẫm máu ấy, Trung Quốc đã huy động đến 60 vạn quân cùng với chín quân đoàn chủ lực, hơn 2.500 khẩu pháo, 500 xe tăng và thiết giáp đồng loạt vượt biên giới tiến vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu. 

Số quân nói trên vượt xa cả số quân của Pháp và Mỹ huy động suốt trong thời gian dài của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và thứ hai. Ấy vậy mà, sau 25 – 27 ngày giao tranh của thời kỳ đầu, theo ước tính, có từ 20 nghìn đến 62.500 lính Trung Quốc thương vong, trong khi phía Việt Nam, khoảng từ 35 nghìn đến 50.000. Cuộc xung đột ban đầu xảy ra trong thời gian ngắn, mà đã gây ra con số thương vong cao như vậy cho mỗi bên đủ nói lên sự ác liệt và man rợ của cuộc chiến biên giới (1)

Phải nhìn nhận thảm bại của Trung Quốc không chỉ là số thương vong cao nói trên, mà còn ở chỗ suốt thời kỳ đầu, Việt Nam chỉ mới dùng đến địa phương quân để đối phó với chiến thuật “biển người” của Trung Quốc, quân chính quy chỉ nhập cuộc muộn hơn. Ấy vậy mà Trung Quốc không tiến sâu được vào đất Việt Nam. (Chỗ vào sâu nhất là Bảo Thắng, Lào Cai cách biên giới hơn 50km. Thị xã Lạng Sơn cách biên giới khoảng 10km). Đấy vừa nỗi đau, vừa nỗi nhục của “quân giải phóng nhân dân” PLA mà Trung Quốc không muốn sử sách nhắc đến. Tại hội nghị Quân chính tháng 3/1979, Đặng Tiểu Bình chỉ trích tướng lĩnh Trung Quốc: “Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp nhiều lần Việt Nam. Ở Cao Bằng gấp 5 – 6 lần. Ở Lạng Sơn, Lào Cai gấp 6 – 7 lần nhưng thương vong của chúng ta gấp bốn lần so với Việt Nam. Uy tín của chúng ta đã bị hủy diệt”.

Tuy nhiên, thái độ của nhà cầm quyền Trung Quốc không nhất quán. Không phải lúc nào họ cũng hoàn toàn quên dư vị cay đắng do thảm bại về các mặt gây ra. Năm 2021, trong dịp Hội nghị Thượng đỉnh với “500 đảng anh em” (ngày 6/7) và ăn mừng sinh nhật ĐCSTQ (ngày 1/7), Bắc Kinh vẫn liệt kê các cuộc xâm lược trong lịch sử cận đại chống lại Việt Nam trong các năm 1974, 1979, 1988 như là những thành tựu nổi bật. Những sự kiện đau lòng này được Tổng bí thư Tập Cận Bình đúc kết như là chuỗi thành tích trong 100 năm tồn tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ấy vậy mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự buổi lễ mà không dám có bất cứ một phản ứng nào đối với ĐCSTQ cả (2). Vậy là mỗi lúc có nhu cầu tuyên truyền để kích động dư luận trong nước, Trung Quốc vẫn không ngần ngại nhắc lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2/1979.

000_Hkg10255401.jpg

Người dân tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc nhân ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới lần thứ 37 ở Hà Nội hôm 17/2/2016. AFP 

Còn Việt Nam thì “tay co tay duỗi”

Mặc dầu Việt Nam tuyên bố chiến thắng trong cuộc đánh trả quân Trung Quốc xâm lược, nhưng cuộc chiến đã để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước. Khác với Trung Quốc là bên được cho là thua cuộc nhưng khi cần, ĐCSTQ vẫn ngợi ca chiến thắng “trong tưởng tượng” đối với cuộc chiến 17/2. Tuy là bên thắng cuộc nhưng ĐCSVN lại có nhiều lý do hơn để thật sự muốn lãng quên cuộc chiến 17/2. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân vẫn là do tâm lý “thuộc quốc” trong một bộ phận lãnh đạo. Tâm lý ấy đẻ ra chính sách “tay co tay duỗi” – thò ra thụt vào, không đường đường chính chính – đối với các di sản của cuộc chiến.

Nhưng “nỗi sang chấn tinh thần” lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam chính là sự hụt hẫng khi cảm thấy mất chỗ dựa về ý thức hệ trong thời kỳ “hậu chiến tranh lạnh”; nên vẫn không dám chọc vào sỹ diện của Trung Quốc, vẫn muốn vớt vát từ mối quan hệ “vừa yêu vừa ghét” ấy. TBT Nguyễn Văn Linh sinh thời đã từng chạy đôn chạy đáo trong gió tuyết Berlin (tháng 10/1989) để vận động một số nước xã hội chủ nghĩa nên có hội nghị tăng cường đoàn kết giữa các đảng để cứu CNXH, nhưng đa số các đảng cộng sản hồi ấy đều làm ngơ. Hội nghị Thành Đô một năm sau đó (tháng 9/1990) đã tạo cơ sở để lập lại hòa bình trên biên giới Việt – Trung. “Một biên giới chiến trường bắt đầu có cơ hội chuyển sang biên giới thị trường” (Huy Đức). Những thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao giữa ĐCSTQ với ĐCSVN về việc không nhắc lại những “góc khuất” của quá khứ, trong đó có cuộc chiến tranh 17/2, có thể đã ra đời trong bối cảnh ấy.

Vẫn biết hàng năm, ĐCSVN không chỉ cấm tiệt báo chí và các phương tiện truyền thông khác viết bài nhắc lại cuộc chiến tranh vệ quốc 17/2, cấm hẳn việc tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi lễ tưởng niệm. Đảng còn đi xa hơn bằng cách trong nhiều năm đã bắt bớ, đàn áp, thậm chí là bỏ tù một số người tham gia các hoạt động nói trên. ĐCSVN biết rằng hành động chống lại nhân dân như thế tức vô hình chung Đảng đang đánh mất tính chính danh của mình trong lòng dân tộc. Năm 2023 này, mọi chuyện lại càng phải im ắng hơn, vì TBT Nguyễn Phú Trọng vừa mới đi thăm chính thức Trung Quốc về.

So sánh tuyên bố chung giữa Trung Quốc với Việt Nam và giữa Trung Quốc với Campuchia, thấy có sự khác nhau khá cơ bản. Đó là, tuy cam kết “chia sẻ tương lai chung” với Trung Quốc, nhưng Thủ tướng Hun Sen không hưởng ứng đối với “Sáng kiến Phát triển toàn cầu” (GDI) và “Sáng kiến An ninh toàn cầu” (GSI) như TBT Nguyễn Phú Trọng đã cam kết. Điều này quan trọng ở chỗ: GDI, GSI cùng với BRI sẽ là những trụ cột của “Trật tự Trung Hoa” mà Trung Quốc đang thiết kế để thay thế Trật tự hiện nay của Hoa Kỳ và các nền dân chủ khác.

Khi “chiếc xe ngựa” Đông Lào bị “bịt mắt” để nối chuyến với “đầu tàu” Bắc Kinh, như Tuyên bố chung Tập – Trọng, dĩ nhiên từ nay, ĐCSVN càng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” (3). Nghĩa là những người dân thật sự muốn quan tâm đến vận mệnh và tương lai đất nước, sẽ không còn nhiều cơ hội để được nhắc lại những ký ức bi tráng về cuộc chiến tranh vệ quốc ngày 17/2/1979. Và năm này qua năm khác, chúng ta lại sẽ được nghe lời giải thích giả dối của Đảng và Nhà nước: Không nên nhắc lại cuộc chiến năm xưa, vì làm như thế, “các thế lực thù địch” sẽ lợi dụng để xuyên tạc và phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/do-china-and-vietnam-forget-border-war-02192023093101.html


Thiếu tướng Công an Đỗ Hữu Ca bị tạm giữ vì liên quan vụ án trốn thuế

20/02/2023

Thiếu tướng Công an Đỗ Hữu Ca bị tạm giữ vì liên quan vụ án trốn thuế

Nguyên Giám đốc Công an TP Hải phòng, thiếu tướng Đỗ Hữu Ca 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBáo Chính Phủ 

Nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng, thiếu tướng Đỗ Hữu Ca hôm 18/2 đã bị bắt giữ để điều tra vì liên quan đến một vụ án trốn thuế.

Cổng thông tin điện tử Bộ Công an hôm 19/2 cho biết ông Ca bị Cơ quan An ninh điều tra tạm giữ để xác minh, làm rõ một số vấn đề liên quan đến vụ án hình sự “Trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước”. Thông báo không cho biết cụ thể liên quan của ông Ca trong vụ án này là gì.

Báo Nhà nước trích lời trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết, vù bắt giữ được tiến hành khi Công an mở rộng điều tra vụ án “Trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng. Liên quan đến vụ án này, ngày 18/2, Cơ quan An ninh điều tra tỉnh Quảng Ninh phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và công an một số tỉnh thành tiến hành tố tụng đối với một người liên quan. 

Ông Đỗ Hữu Ca, sinh năm 1958, đã từng nắm giữ chức Giám đốc Công an TP Hải Phòng từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2013. Ông nghỉ hưu vào tháng 7/2013 khi giữ các chức vụ bao gồm Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên UBND TP Hải Phòng, Bí thư Đảng ủy, GĐ Công an thành phố; đại biểu HĐND TP Hải Phòng khóa XIV.

Ông Ca nổi tiếng trên báo chí và mạng xã hội khi ông là người đứng đầu trong vụ cưỡng chế đất của nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng hồi năm 2012 dẫn đến việc nổ súng bảo vệ đất của gia đình ông Vươn khiến bốn công an và hai dân thường bị thương. Sáu người dân đã bị bắt và khởi tố sau vụ cưỡng chế

Phiên toà xét xử hồi tháng 4/2013 đã tuyên ông Đoàn Văn Vươn năm năm tù vì tội giết người, ba người khác trong gia đình ông Vươn bị tuyên án từ hai năm đến năm năm tù cùng tội danh. Hai người khác bị án treo từ 18 tháng đến 36 tháng với cáo buộc chống người thi hành công vụ.

Vụ cưỡng chế đất sau đó bị Chính phủ kết luận là sai. Cựu Chủ tịch huyện Tiên Lãng là Lê Văn Hiền cùng bốn cựu quan chức khác của huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang, nơi xảy ra vụ cưỡng chế, bị truy tố. Tuy nhiên, theo Bộ Công an, lãnh đạo Công an Hải Phòng và lãnh đạo Công an huyện Tiên Lãng đã kiểm điểm trách nhiệm trong công tác tham mưu, chỉ đạo, nắm tình hình và xử lý tình huống không tốt để gây ra hậu quả nghiêm trọng trong vụ việc cưỡng chế, thu hồi đất ở xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng).


Nỗi buồn Thu Cúc? – Nguyễn Hoàng Văn

image

Nét mặt thất thần của cựu chủ tịch trên bản tin của CNN làm tôi liên tưởng đến một Thu Cúc đang hoang mang bối rối trong cảnh cuối của Thu Cúc đi kiện, tác phẩm điện ảnh góp phần làm nên tên tuổi Trương Nghệ Mưu. [1] Liệu, giữa hai nhân vật quá cách xa nhau này, một hư và một thực, có chăng một chút xíu tương đồng?

Là nông dân ru rú trong làng quê hẻo lánh, không viết nổi một lá đơn, Thu Cúc có thể khiến cả cái cộng đồng nhỏ bé quanh mình và, thậm chí, cả chồng mình phát sợ với chồng đơn kiện cáo. Là nhà lãnh đạo quốc gia trưởng thành từ vùng đất nổi tiếng hay cãi, ông chủ tịch lại ăn nói như thể một nông dân và, thậm chí, không đọc nổi tên tắt của nước trong bài diễn văn chính trị rập khuôn. Một bên là cô nông dân có máu kiện và một bên là nhà chính trị của đất cãi. Mà “cãi”, ở đỉnh cao, cũng chính là “kiện”. “Cãi” là “kiện” nên tiếng Việt chúng ta mới song trùng “thầy cãi” – “thầy kiện”. “Cãi” là “kiện” nên, bên những yếu tố khách quan khác, ngày xưa Chúa Nguyễn mới lập lệ cho người nối ngôi vào Quảng Nam tập sự, bởi có trị được đám dân ưa lý sự và kiện cáo này thì mới đủ bản lĩnh để thống lĩnh bờ cõi. 

Hành trình thưa kiện đầy chất hài của Thu Cúc đã kết thúc như một bi kịch, có thể thấy rõ qua nét mặt hoang mang nói trên bởi đòi hỏi đơn giản của cô vẫn chưa được đáp ứng trong khi sự việc bị đẩy sang một ngả rẻ khác, bất cận nhân tình. Thu Cúc “cãi” với bộ máy quan liêu địa phương sau khi chồng mình bị ông thôn trưởng đá sưng dái và, như Trương Nghệ Mưu đã nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn, cái mà Thu Cúc đòi hỏi là shuafa, là một lời phải trái, phân minh. [2] Nhưng, cả cái bộ máy quan liêu ấy, không ai chịu làm sáng tỏ nên vấn đề mới nghiêm trọng dần để rồi kết thúc một cách đau đớn với án tù cho viên thôn trưởng, một cái hậu hoàn toàn nằm ngoài sự mong đợi của cô, lại diễn ra ngay trong ngày ăn mừng đứa con trai nối dõi, vừa mới ra đời với sự giúp sức của ông thôn trưởng đã nhẵn tên trên chồng đơn kiện.

Hành trình quyền lực của ông chủ tịch thì kết thúc sớm sau khi bộ máy công quyền do ông trực tiếp điều hành đẩy đất nước vào một ngã rẻ cực kỳ bất nhân, ngay trong tình thế cực kỳ khẩn cấp của quốc gia. Cái kết ấy có thể hài với người ngoài và, kể ra, ở một góc cạnh nào đó, cũng khá… bi với người trong. 

Toét mắt là tại hướng đình / Cả làng toét mắt chứ mình em đâu, nếu cả guồng máy cũng đều thế cả và, nếu thực tế là trường học lớn trong khi mỗi vấp ngã là bài học kinh nghiệm quý báu thì tại sao cựu chủ tịch không thể theo bao đồng chí tiền bối để tiếp tục cái phương châm của Lenin? Tại sao ông không thể “Rút kinh nghiệm, rút kinh nghiệm nữa, rút kinh nghiệm mãi”? Mà, tại sao những “tin đồn” về ông lại chính xác đến như thế? Và, sau cùng, sao lại là ông với cái gọi là “trách nhiệm đứng đầu” chưa từng thấy? Ông có bối rối, có ngơ ngác, có thất thần như thể Thu Cúc trong cảnh cuối cũng là điều dễ hiểu.

Càng dễ hiểu hơn cho cái kết cuộc này nếu lồng nó vào một tình tiết bi hài trong Thu Cúc đi kiện. Cô nông dân lên tỉnh ăn thua đủ với bộ máy quan liêu và, bên cái bàn nhỏ kê bên vỉa hè trước cửa cơ quan pháp lý, lão già viết đơn mướn ngước mắt lên minh xác yêu cầu đặt hàng, đại loại: Kiện cáo thế nào đây? Muốn kiện tử hình hay kiện chung thân? Muốn kiện 10 năm hay kiện 5 năm? Nghĩa là muốn kiện cỡ nào lão ta sẽ… chơi đơn theo cỡ đó. Muốn tử hình đối thủ, lão sẽ hành văn rát rạt giọng điệu sát nhân. Muốn chung thân, lão sẽ lơ lửng với những lời văn như chấn song nhà tù. Năm năm, mười năm, mười lăm năm tù, lão ta đều có cách văn vẻ và chấm phẩy phù hợp cho dù sau trước cũng chỉ là một câu chuyện. Người và việc vẫn thế nhưng ngôn ngữ diễn đạt không hề như thế và, ở đây, kết thúc của chủ tịch cũng vậy. Cựu chủ tịch và cái chính sách kiểm dịch cực kỳ bất nhân không đổi, chỉ có “lời văn” thay đổi. Và cựu chủ tịch, với chút sĩ diện cuối cùng, có thể “xin thôi”, với một quy trách chung chung là “trách nhiệm đứng đầu”.

Nhưng, cũng như Thu Cúc, bất cứ người dân nào, những nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của cái lối rẽ cực kỳ bất nhân kia, đều có quyền được biết, được giải đáp tường tận về những giềng mối cụ thể của sự bất nhân. Họ muốn sự việc phải phân minh rõ ràng nhưng chỉ thấy rặt giọng phân bua, qua quýt, nửa vời. [3] Họ cần một sự phải trái rõ ràng nhưng chỉ có những hồi đáp mang tính “phải không”, cái kiểu thù tạc sáo rỗng, qua quýt và chiếu lệ, cho có.

Hơn thế nữa, như đã thấy qua bao nhiêu thí dụ như thế, đó còn là trò mèo vờn chuột. Người dân thắc mắc với “trách nhiệm cao nhất” thì chỉ thấy những tiểu tiết lặt vặt, thứ sai số có thể bỏ qua. Họ muốn sự việc phải phân minh với những giềng mối cụ thể thì chỉ thấy “trách nhiệm đứng đầu”, chung chung và nửa vời. Trò “chính trị của trách nhiệm” này, nhất định, là sản phẩm của mối quan hệ cộng sinh: Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa.

Kết tội người khác là một việc rất dễ dàng nhưng, nói theo một nhân vật trong bộ phim hành động Bullet Train, thì khi chúng ta xỉa một ngón tay vào mặt ai đó để điểm tội, ba ngón còn lại sẽ xỉa ngay vào mặt của chính chúng ta.[4] Khi guồng máy chính trị xỉa ngón tay vào mặt chủ tịch với bản cáo trạng cặn kẽ về “trách nhiệm đứng đầu” thì, hiển nhiên, ba ngón còn lại cũng sẽ xỉa ngay vào mặt nó với cùng một thứ “trách nhiệm”, không chỉ là trách nhiệm của một cơ chế mà cái đã kiến tạo nên chính cái cơ chế đó, cái hệ thống giáo huấn và đào tạo, cái hệ thống kiểm soát tất cả nhưng bất lực, không thể tự kiểm soát mình, v.v. Như thế thì, để cùng tồn tại, ắt phải có một lối ứng xử “vừa phải” nào đó, tương tự một thứ decent interval của tên cáo già ngoại giao Henry Kissinger hay, bình dân hơn, là “phải phải phân phân”: Ở cho phải phải, phân phân.

Chính vì bề trên “phải phải phân vân” với nhau nên bề dưới không bao giờ có được một sự phân minh phải trái trọn vẹn. Thu Cúc của Trương Nghệ Mưu – cô nông dân học trong cái làng chuyên canh ớt heo hút ở đâu đó tại vùng Thiểm Tây, sâu thẳm trong lục địa mênh mông của nước Trung Hoa, chẳng có quan hệ gì với cựu chủ tịch – không có đã đành. Hàng triệu “Thu Cúc” của chúng ta, cùng toàn thể gia quyến, cực kỳ gần gũi với cựu chủ tịch như là những nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp, cũng không có. Cô Cúc của Trương Nghệ Mưu nổi giận, quyết kiện tới cùng, tới cấp tòa cao hơn sau khi bị viên trưởng thôn, theo xử phạt ban đầu của địa phương, ném mớ tiền lẻ bồi thường xuống chân với cốt ý sỉ nhục. Những cô Thu hay nàng Cúc của chúng ta thì bị quát vào mặt, đòi phải nộp đến những đồng tiền lẻ cuối cùng. Thu Cúc của Trương Nghệ Mưu bối rối và hoang mang khi không đuổi kịp, bất lực nhìn chiếc xe công an áp giải viên trưởng thôn mà cô mang ơn đi đến nhà tù. Còn những nàng Thu cô Cúc của chúng ta thì thế nào khi mà, sự bối rối hay sự hoang mang, chỉ là một phần rất nhỏ trong rất nhiều sắc thái tình cảm biểu lộ trên khuôn mặt; từ mệt mỏi, chán chường đến khinh bỉ, cuồng nộ, uất hận, v.v.?

Câu trả lời, hẳn nhiên, đang sờ sờ ra đó, không cần phải viết thẳng ra…

Chú thích:

[1] – https://edition.cnn.com/2023/01/17/asia/vietnam-president-nguyen-xuan-phuc-resign-communist-party-crackdown-intl-hnk/index.html

– Phim “Qiu Ju da guansi” (Thu Cúc đả quan ty) hay “Thu Cúc đi kiện”, các hãng phát hành Tây phương thì đặt tên “The Story of Qiu Ju” (Chuyện Thu Cúc). Phim dựa trên tiểu thuyết của Trần Nguyên Bân (Chen Yuanbin)

[2] Michel Ciment, “Asking the Questions: Interview with Zhang Yimou”, in trong tập Zhang Yimou Interviews, Frances Gateward biên tập, University Press of Mississippi, 2001, trang 17.

Từ lâu, vì xem phim này (“The Story of Qiu Ju”) với phụ đề Anh ngữ, tôi vẫn nghĩ rằng điều mà nữ nhân vật trên đòi hỏi một lời “xin lỗi” nhưng theo bài phỏng vấn trên thì không hẳn vậy.

Bài phỏng vấn Trương Nghệ Mưu xuất bản bằng Anh ngữ, nguyên văn: “… Before coming to Venice, I was asked this question in my country. I answered that what Qiu Ju wanted is a word she uses in the film shuafa, a Chinese word which does not refer to an excuse, but to answer, and explanation or clarification.”

Theo nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng (BBT Văn Việt) và nhiều người am hiểu tiếng Hoa thì shuafa có thể là 说法 thuyết pháp, với nghĩa là làm rõ, giải thích; và câu trên có thể tạm dịch là “Trước khi đến Venice tôi đã được hỏi câu này. Tôi trả lời rằng điều Thu Cúc muốn là từ mà chị dùng trong phim shuafa, một từ ngữ tiếng Hoa không có nghĩa xin lỗi, mà là một câu trả lời, một sự giải thích hay làm sáng tỏ sự việc”.

Trong bài viết tôi tạm sử dụng từ “trái phải, phân minh” để diễn đạt ý này của Trương Nghệ Mưu.

[3] https://trithucvn.org/tin-tuc-vn/bao-nha-nuoc-dong-loat-go-thong-tin-ong-nguyen-xuan-phuc-noi-ve-vu-viet-a.html

[4] Thực ra là ba ngón, nhưng nhân vật trong phim (Bratt Pitt thủ vai), lại gom đủ bốn: “When you point a finger at someone in blame there are four fingers pointing back at you,”https://www.youtube.com/embed/Cgp6FxCATDI?feature=oembed

http://vanviet.info/van/noi-buon-thu-cc/

Bệnh tham nhũng của người cộng sản của ông Trọng – VNTB

Monday, February 20th, 2023

20.02.2023 12:05

VNTB – Bệnh tham nhũng của người cộng sản của ông Trọng

Người Tân Định

(VNTB) – Đảng cộng sản Việt Nam là nguồn gốc của tệ nạn tham nhũng quy mô lớn và nguy hiểm chưa từng có, và đảng viên cộng sản đang hăm hở tham nhũng, gậm nhấm tất cả tài nguyên của đất nước, tài sản của người dân.

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ sáu 17 tháng 02 năm 2023

Friday, February 17th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Gạo Việt Nam xuất khẩu gạo sang Philippines sẽ giảm trong năm nay

17/02/2023

Gạo Việt Nam xuất khẩu gạo sang Philippines sẽ giảm trong năm nay

Công nhân chất gạo vào nhà máy xay ở Cần Thơ (minh hoạ) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Gạo Việt Nam xuất sang Philippines trong năm nay sẽ giảm vì vấn đề sản lượng. Do đó, dự kiến số gạo Philippines nhập từ Thái Lan sẽ tăng gấp đôi trong năm nay.

Mạng Nikkei Asia loan tin ngày 16/2, dẫn nguồn từ Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan như vừa nêu.

Số liệu cho thấy diện tích gieo trồng cho mùa vụ 2022-2023 của Việt Nam giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Như thế, sản lượng sẽ giảm tương ứng 1% xuống còn 27 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ nội địa không thay đổi ở mức 21,5 triệu tấn; chỉ còn chừng sáu triệu tấn cho xuất khẩu. Số xuất khẩu của năm 2022 là 7,1 triệu tấn.

Continue Reading »

Việt Nam: ‘Thung lũng silicon’ chưa bơm căng đã xẹp

Thursday, February 16th, 2023

Lê Thiệt / SGN – 15/02/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/01-du-an-silicon-1.png

Dự án công viên Sài Gòn Silicon được “vẽ” là xây dựng theo mô hình Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ) trên diện tích 52ha tại Khu công nghệ cao TP.HCM – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 16/02/2023: Điện lực lỗ gần 65 ngàn tỷ đồng – Việt Nam: Điện thoại, xuất khẩu dệt may giảm – Việt Nam phải chấm dứt thủy sản bất hợp pháp – Việt Nam / Thái Lan chống đánh cá trái phép

Thursday, February 16th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ phải lỗ gần 65 ngàn tỷ đồng nếu không tăng giá điện

15/02/2023

Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ phải lỗ gần 65 ngàn tỷ đồng nếu không tăng giá điện
Thợ điện lắp đồng hồ đo điện ở Hà Nội (minh họa) 
https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải chịu lỗ 64,9 ngàn tỷ đồng (tương đương 2,75 tỷ đô la Mỹ) nếu giá bán lẻ điện không tăng.

Reuters loan tin ngày 15/2, dẫn thông báo của Chính phủ Hà Nội như vừa nêu. Theo đó tổng khoản lỗ của EVN trong hai năm 2022 và 2023 sẽ là gần 94 ngàn tỷ đồng.

Vào đầu tháng hai vừa qua, giá sàn bán lẻ điện tại Việt Nam đã tăng gần 14% và đây được cho là biện pháp mở đường cho việc tăng giá thêm nữa của EVN.

Tuy vậy, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cảnh báo “bất cứ biện pháp điều chỉnh giá điện nào cũng phải tính đến những tác động có thể đối với lạm phát, đời sống người dân và kinh tế vĩ mô.”

Continue Reading »

​Lại loay hoay định hướng xã hội chủ nghĩa với ngành xăng dầu? – VNTB

Wednesday, February 15th, 2023

15.02.2023 12:39

VNTB – ​Lại loay hoay định hướng xã hội chủ nghĩa với ngành xăng dầu?

Lê Tự Do

(VNTB) – Thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng tối đa ở ba đầu mối kinh doanh xăng dầu

Bộ Công thương đang đưa ra dự thảo sửa đổi nghị định 95 và nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu. Một trong những nội dung sửa đổi của nghị định là quyền được mua hàng của các thương nhân phân phối, theo dự thảo là chỉ giới hạn trong ba thương nhân đầu mối.

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 15 tháng 02 năm 2023: Đức hủy bỏ thăm Việt Nam – Khai thác than sẵn có, lỗ 3 tỷ Mỹ! – Hà Nội xóa bốn địa điểm bán dâm –

Wednesday, February 15th, 2023

Quê Hương tổng hợp

Tổng thống Đức cùng một đoàn doanh nghiệp bãi bỏ chuyến thăm Việt Nam

15/02/2023

VNTB – Tổng thống Đức cùng một đoàn doanh nghiệp bãi bỏ chuyến thăm Việt Nam

Thục-Quyên/VNTB

Campuchia  đã được đưa vào lịch trình của Tổng Thống Đức Steinmeier sau khi chuyến đi dự định tới Việt Nam bị hủy bỏ

Sau cuộc viếng thăm đầu tháng 11/2022 của Thái tử và Công nương Đan Mạch dẫn đầu hơn 30 doanh nghiệp đến Việt Nam với chủ đề “Chung tay kiến tạo tương lai xanh hơn’’, thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã nhanh chóng ghé thăm Hà Nội trên đường đi dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia, để nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Đức-Việt cũng như trình bày một kế hoạch hành động với các dự án chung quan trọng.  (1).

Hai cuộc viếng thăm từ Đan Mạch và Đức đánh dấu thời điểm bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Âu Châu với ASEAN: tăng cường sự có mặt và hợp tác thương mại của Âu Châu tại châu Á hầu nới lỏng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Tháng 12/2022, văn phòng Tổng thống Cộng Hoà Liên Bang Đức đã chính thức yêu cầu Ủy ban Châu Á-Thái Bình Dương các Doanh nghiệp Đức (Asien-Pazifik-Ausschuss APA) thăm dò và sửa soạn thành lập một phái đoàn doanh nghiệp gồm các đại diện công ty cỡ lớn và cỡ trung bình, đặc biệt những đại diện thuộc phái nữ, để tháp tùng Tổng thống Frank Steinmeier trong chuyến công du của ông tại Việt Nam và Mã Lai dự định từ ngày 13/2 tới 19/02/2023. (2) 

Việt Nam bị thay thế bằng Campuchia. (3)

Tuy văn phòng Tổng Thống Đức không đưa ra lý do, Campuchia  đã được đưa vào lịch trình của TT Steinmeier sau khi chuyến đi theo kế hoạch của ông tới Việt Nam bị hủy bỏ, ngay sau một chấn động chính trị ở Hà Nội: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ chức trong bối cảnh các cấp phó của ông bị buộc đồng loạt từ chức, do bê bối tham nhũng liên quan đến cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của nhà nước do Đảng Cộng sản cầm quyền. 

Ông Phúc đã từng nhiều lần gặp gỡ TT Steinmeier, từ chuyến thăm Hà Nội năm 2016 của ông Steinmeir khi còn là ngoại trưởng Đức, và ông  Phúc lúc đó vừa được bổ nhiệm làm thủ tướng Việt Nam. Sau đó, năm 2017, ông Phúc đã được TT Steinmeier tiếp đón tại Schloss Bellevue – dinh tổng thống Đức –chỉ khoảng nửa tháng trước khi một sự cố ngoại giao lớn nổ ra liên quan đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, người đang xin tị nạn ở Đức trong khi bị truy nã về tội tham nhũng tại Việt Nam.

Mặc dù bà Võ Thị Xuân Anh đang giữ quyền chủ tịch nước Việt Nam, vị trí chính thức sẽ vẫn bị bỏ trống cho đến ít nhất là tháng 5 khi quốc hội độc đảng triệu tập. Một trong những ứng cử viên tiềm năng là Bộ trưởng Công an Tô Lâm, người đã bị các công tố viên và thẩm phán Đức nhắc tới trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại công viên Tiergarten, ngay trung tâm chính trị của Berlin, cách dinh tổng thống 550m. Tô Lâm bị cho là đã trực tiếp có mặt tại Slovakia để mượn máy bay đem TXThanh qua ngã Nga về Việt Nam.

Bộ trưởng Tô Lâm còn kiêm giữ chức Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia phụ tá, hỗ trợ Trưởng ban, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác phòng chống tham nhũng, nên là tác nhân quan trọng trong việc khui những vụ bê bối tham nhũng của những thủ tướng và phó thủ tướng vừa mất chức. 

Quyết định không đến Việt Nam của TT Steinmeier phản ảnh điều gì?

Tin tức chiến tranh càng ngày càng khốc liệt tại Ukraine cùng những tin liên quan đến cuộc động đất với trên 35.000 người chết tại Thổ nhĩ Kỳ và Syria đang tràn ngập cuộc sống

Tại Đức và Liên minh Âu châu. 

Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của TT Steinmeier diễn ra ngay trước thềm kỷ niệm một năm cuộc chiến tranh mà Đức đi đầu trong Liên minh Âu châu thống nhất để ủng hộ Ukraine chống lại các hành động xâm lược của Nga, đánh dấu sự thay đổi của một kỷ nguyên, đồng nghĩa với việc đánh giá lại hoàn toàn cách tiếp cận kinh tế, quốc phòng và chiến lược của Đức và Liên minh Âu châu đối với thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á.

Đức cũng như các quốc gia trong Liên minh Âu châu cần Đông Nam Á như một trong những lối thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, một tình trạng mà họ muốn tránh hệ lụy chính trị và chiến lược với những bài học rút ra từ trường hợp đã từng phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga trước cuộc chiến Nga-Ukraine. Nhưng quan trọng hơn thế nữa là bài học phải củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và chủ nghĩa đa phương, cũng như phát triển bền vững phải nằm trên những lợi ích ngắn hạn.

Việt Nam hiện nay đôi khi được đánh giá là một “Trung quốc nhỏ”, nhưng bên cạnh sự chú ý đến các tiềm năng kinh tế của Việt Nam, bài học Trung Hoa làm phương Tây rất ý thức và không muốn tạo điều kiện cho một quốc gia với một chế độ toàn trị thêm lớn mạnh, vì điều này sẽ không mang lại an ninh cho thế giới.  

Địa chính trị thay đổi liên tục. Quân đội Mỹ trở lại Philippines mang theo những thay đổi ảnh hưởng tại vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Những trò ảo thuật tráo bài đổi tướng của đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là trò “vải thưa che mắt thánh”, không thể đạt được lòng tin và sự kính nể quốc tế, cần thiết cho một sự hợp tác vững mạnh để Việt Nam có thể thực sự phát triển, củng cố nội lực hầu bảo đảm nền an ninh quốc gia.  

____________

Chú thích:

1. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp9k2zrn1e1o

2. https://www.ihk.de/osnabrueck/servicemarken/aktuell/pressemeldungen/pressemeldungen-2022/dezember-2022/steinmeier-nach-vietnam-und-malaysia-5669314

3. https://www.bundespraesident.de/DE/Presse/Terminkalender/terminkalender-node.html


Than có sẵn, xúc lên bán cũng lỗ… 3 tỷ đôla Mỹ! – Ông Tư Sài Gòn
14/02/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/03-Vinacomin-1.jpg

Trước đó, báo cáo của Thanh tra Bộ Tài chính tiết lộ loạt các công ty khai thác khoáng sản đang thua lỗ. – Ảnh minh họa: Website Vinacomin 

Với bản tin “Gánh nợ hơn 3 tỷ USD đè nặng Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam”, trang VTC News cho thấy tình hình ngổn ngang của tập đoàn này.

Than là loại khoáng sản tự nhiên, nằm sẵn trong lòng đất, chỉ cần tổ chức đào lên rồi đem bán mà các ông lãnh đạo tập đoàn cũng bị lỗ từ năm này sang năm kia thì quả thật khó hiểu. Người dân nói “khó thế mà mấy ổng cũng làm được thì quả thật là ‘thiên tai’ cho đất nước”.

Thực ra, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam “phá gia chi tử” đến đâu, họ cũng chẳng mang một gánh nợ nào cả, vì đó là tập đoàn của nhà nước. Lời thì nhà nước hưởng, còn lỗ thì dân đóng thuế thêm bù vào. Nhiều người ta thán: “Khi làm ăn có lời thì mấy ông chia nhau, khi lỗ thì dân chúng tôi gánh chịu”, cũng chẳng sai.

Mà ngặt một cái, không chỉ có một mình ông bán than than lỗ, hay ông bán điện cũng than lỗ,… nhưng lỗ tới 3 tỷ đôla Mỹ thì quả thật khó có ai nghĩ ra được.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất sáu tháng đầu 2022, Vinacomin ghi nhận khoản nợ phải trả lên đến 74.4 nghìn tỷ đồng (hơn $3 tỷ), trong đó nợ ngắn hạn là hơn 44.4 nghìn tỷ đồng, nợ dài hạn là hơn 30 nghìn tỷ đồng. Tổng nợ phải trả hiện gấp 1.6 lần vốn sở hữu của Vinacomin.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/03-Vinacomin-2.png

Trụ sở Vinacomin chậm tiến độ, sau nhiều năm vẫn chưa đưa vào hoạt động – Ảnh: VTC News 

Cứ tính bình quân như thế này cho dễ hiểu: Mỗi sáng, khi mở mắt dậy là mấy thằng dân phải gom tiền lại trả giùm thằng bán than hơn 6.5 tỷ đồng tiền lãi (trên $276 ngàn) cho nhiều khoản nợ vay. Chỉ tính những món nợ vay lớn, trong sáu tháng đầu năm ngoái, Vinacomin phải trả tới 1.1 nghìn tỷ đồng lãi suất vốn vay (hơn $46 triệu)!

Có người hỏi than có sẵn, chỉ việc đào lên bán thôi mà cũng lỗ vốn là sao? Đương nhiên câu trả lời phải dành cho mấy ông lãnh đạo ngành bán than (bán luôn nước). Tuy vậy, nhìn vào hoạt động của tập đoàn này thì người ta thấy lý do lỗ cũng dễ hiểu thôi, vì đào lên bán được bao nhiêu mấy ông mang đầu tư tràn lan, không định hướng, dẫn đến nhiều công ty con cũng theo công ty cha, lỗ chỏng gọng.

Đơn cử như Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa lỗ 30.8 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 252 tỷ đồng, bằng 63% vốn điều lệ. Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê lỗ lũy kế là 21 tỷ đồng. Công ty cổ phần Đồng Tả Phời lỗ 203.4 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 230.5 tỷ đồng, bằng 50.3% vốn điều lệ…

Đặc biệt hơn, một số đơn vị có dấu hiệu mất an toàn tài chính, phải đưa vào giám sát tài chính đặc biệt. Đơn cử như Công ty than Hà Lầm có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu hai năm liên tiếp cao hơn mức quy định (trên 10 lần). Một số đơn vị đầu tư vốn nhiều năm đến nay đã tạm dừng hoạt động, gây nên rủi ro thu hồi vốn. Bao gồm Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa, Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê…

Thấy gì từ các chỉ số tài chính của tập đoàn ‘xúc than lên bán cũng lỗ’?

Trang VTC News lấy số liệu từ Vinacomin cho biết, đến ngày 30/6/2022, hàng tồn kho (tức là bán không ai mua) của Vinacomin lên đến hơn 22.3 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so hồi đầu năm. Hàng bán rồi cũng không nhận được tiền, vì con nợ cứ “trây” ra không trả. Những con nợ lớn nhất là Công ty mua bán điện – Tập đoàn Điện lực Việt Nam hơn 2.9 nghìn tỷ đồng, Formosa Hà Tĩnh hơn 260 tỷ đồng, Nhiệt điện Mông Dương hơn 657 tỷ đồng…

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/03-Vinacomin-3.jpeg

Thi hành kỷ luật đối với ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – Ảnh: Báo Chính Phủ 

Đặc biệt, tại thời điểm lập báo cáo, Vinacomin có hơn 270.8 tỷ đồng nợ khó đòi nhưng dự kiến chỉ thu hồi được 37.6 tỷ đồng. Nhiều “anh em giang hồ” góp ý đòi nợ giùm rồi “cưa đôi” số tiền đòi được, cũng may mấy ông bán than cương quyết từ chối.

Tình hình tập đoàn “xúc than lên bán cũng lỗ” nát như tương bần như thế nên cũng không lạ khi có hàng loạt lãnh đạo cao cấp bị kỷ luật, có ông vô tù nghỉ dưỡng. Riêng ông Lê Minh Chuẩn – Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinacomin, đại biểu Quốc hội – đã bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng và hành chính, phải từ chức Chủ tịch Vinacomin.

Có người nói với thành tích làm lỗ tới $3 tỷ, chỉ cần ông Chuẩn bỏ túi $300 triệu, 10%  thôi cũng đủ gia đình ông sống đế vương suốt đời, cần gì cái chức chủ tịch tập đoàn “xúc than lên bán cũng lỗ” làm chi nữa!


Hà Nội sẽ xóa sổ bốn địa điểm bán dâm “phức tạp”? – An Vui
14/02/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/14.2.23_Anh-5.jpg
Tú bà Nguyễn Thị Hương Giang (giữa) và 2 nàng trong đường dây bán dâm trên mạng tại văn phòng công an Hà Nội – Ảnh: Công an 

Từ nay đến cuối năm 2023, Sở Lao động – thương binh và xã hội Hà Nội sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xóa sổ bốn điểm “phức tạp” về tệ nạn mua-bán dâm.

Bốn điểm bao gồm: Ba điểm thuộc huyện Thanh Trì (ngã ba Ngọc Hồi, đường Kim Giang và tuyến đường Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ), một điểm ở quận Hoàng Mai (khu vực đường Giải Phóng, gần bến xe Giáp Bát). Trước đó, TP. Hà Nội đã “triệt xóa” (chữ dùng của truyền thông trong nước) bảy địa điểm “phức tạp” về tệ nạn mua-bán dâm và thực hiện nhiều giải pháp để bảy điểm này không tái hoạt động.

Trong số những điểm đã “triệt xóa”, có bốn điểm là các cơ sở kinh doanh karaoke, massage, nhà nghỉ, khách sạn ở khu vực đường 32 thuộc xã Đức Thượng và xã Đức Giang, huyện Hoài Đức; khu vực gần Bến xe Yên Nghĩa thuộc phường Yên Nghĩa và khu vực chùa Tổng thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông; khu vực đường Trần Duy Hưng thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Ngoài ra, còn ba điểm thuộc khu vực công cộng là đường ven sông Tô Lịch, gần cầu Nguyễn Khánh Toàn thuộc phường Cống Vị, Vĩnh Phúc, Ngọc Khánh, quận Ba Đình; phố Yersin – Vườn hoa Pasteur thuộc phường Phạm Đình Hổ và phố Nguyễn Huy Tự – Trần Khánh Dư thuộc phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/14.2.23_Anh-6.jpg

Có rất nhiều hình ảnh của sugar baby đang tìm kiếm sugar daddy ở Hà Nội – Ảnh chụp màn hình 

Dân Việt dẫn nguồn tin này từ Công an Hà Nội hôm 14 Tháng Hai 2023 và không cho biết cụm chữ “điểm phức tạp” ám chỉ điều gì: Điểm bán dâm có quy mô lớn? Hay điểm bán dâm tồn tại lâu đời, dai dẳng, cứ dẹp xong lại tiếp tục hoạt động?

Tuy nhiên, việc “triệt xóa” hay xóa sổ những điểm bán dâm ở Hà Nội (hay Sài Gòn và Việt Nam) thật ra cũng chỉ là hình thức, tô vẽ cho đẹp những báo cáo của nhà cầm quyền. Vì thực tế cho thấy, ngoài những điểm mua-bán dâm trực tiếp (hữu hình) có thể đếm được thì còn có cả thị trường mua-bán dâm nhộn nhịp trên mạng không thể kể xiết.

Hồi Tháng Tám 2022, Hà Nội đã khui một đường dây môi giới mua-bán dâm trên mạng, do “tú bà” trẻ đẹp quê Hải Dương tên Nguyễn Thị Hương Giang (sinh năm 1998) cầm đầu. Bảng giá của Giang từ 10 – 15 triệu đồng/lượt ($423-$635) và cao hơn, từ $1,000 – $2,000/lượt, trong đó 70% thuộc về Giang.

Thông tin từ Công an Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2021, Giang sử dụng nhóm kín trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Telegram… để kết nối gái bán dâm và người mua dâm ở nhiều tỉnh, thành phố và điểm hẹn cuối cùng là các khách sạn ở Hà Nội.

Vụ đường dây mua -bán dâm qua mạng của “tú bà” Hương Giang không phải là duy nhất. Ngày 20 Tháng Mười 2021, VOV đưa tin công an Hà Nội đã bắt tạm giam “tú ông” Hà Trọng Thắng (sinh năm 1993), điều hành đường dây môi giới sugar baby (con nuôi – bán dâm trá hình) và sugar daddy (bố nuôi – mua dâm trá hình) trên mạng xã hội, cho khách lựa chọn trả tiền từng lần gặp gỡ hay theo tháng.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/14.2.23_Anh-7.jpg
Tú ông Hà Trọng Thắng môi giới sugar baby và sugar daddy ở Hà Nội và hình ảnh một cô gái trong đường dây sugar baby – Ảnh VOV 

“Tú ông” này cho khách hàng hai lựa chọn: Gói thứ nhất là “bao nuôi”, khách phải trả từ 15-20 triệu đồng ($635-$847) để gặp baby 4-8 lần trong một tháng; Gói thứ hai là khách trả tiền trước mỗi lần gặp gỡ baby. Mỗi lần baby gặp daddy thành công, Thắng được trả từ 1 – 2 triệu đồng ($42-$85).

Luật Việt Nam hiện không quy định bán dâm là tội phạm, nhưng cấm việc mua – bán dâm, do đó những đối tượng bán dâm trên 18 tuổi sẽ bị xử lý hành chính, bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền, từ 300,000 đồng –  500,000 đồng ($12-$21); nếu bán dâm cùng lúc cho hai người thì bị phạt từ 1-2 triệu đồng ($42-$85).

Còn kẻ mua dâm người trên 18 tuổi, theo luật cũng xử phạt tiền, với mức từ 1 – 2 triệu đồng ($42-$85). Khi mua dâm từ hai người trở lên cùng một lúc, sẽ bị phạt từ 2 – 5 triệu đồng ($85-$213).

Mức phạt quả như… đùa! Thế nên, truy bắt và dẹp mua-bán dâm ở Việt Nam đúng chỉ là trò “bắt cóc bỏ dĩa”!


Ai đã bổ nhiệm lãnh đạo Bộ Y tế theo kiểu vô quán phở đòi ăn xôi gấc? – VNTB

Tuesday, February 14th, 2023

15.02.2023 12:41

TS Phạm Đình Bá

Hình minh họa trên net

(VNTB) – Đọc tiểu sử của các nhà lãnh đạo bộ y tế hiện nay, tôi không tìm thấy phong cách và kinh nghiệm của họ về những điều tôi thường quan tâm về giới lãnh đạo các tổ chức y tế bên này.

Tôi đọc bài của Út Sài gòn trên Việt Nam Thời Báo ngày 13/02/2023, mang tựa là “Bổ nhiệm tân thứ trưởng: thêm một “tướng” không chuyên ngành” và bật cười vì kết luận của Út Sài gòn – “Một bà Bộ trưởng không chuyên môn về y tế, đã đủ thứ rối ren về thuốc men, về sửa “tinh bột bắp” thành “tinh bột ngô” thì giờ đây lại thêm một ông Thứ trưởng Y tế không chuyên môn về y tế, xem ra, người bệnh còn mệt cầm canh.”

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 13/02/2023: Tô Lâm nhờ Hoa Kỳ giúp chống tội phạm trốn sang Mỹ – Ấn vàng ‘Hoàng đế Chi bảo’ giá hơn 6,1 triệu euro – Ca sĩ Hanni Phạm và “hòa hợp, hòa giải dân tộc” – Bi kịch của Vũ Hoàng Chương 

Monday, February 13th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Bộ trưởng Công an VN gặp Đại diện Thương mại Mỹ, đề nghị hợp tác xử lý tội phạm – 13/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Bộ trưởng Tô Lâm tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai, ngày 13/2/2023. Photo Bo Cong an.

Bộ trưởng Tô Lâm tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai, ngày 13/2/2023. Photo Bo Cong an. 

Ngày 13/2, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai bắt đầu chuyến công du ba ngày đến Việt Nam với nỗ lực thắt chặt mối quan hệ hợp tác thương mại song phương và quốc tế, trong khi Hà Nội tận dụng cơ hội này thuyết phục Washington hợp tác trong việc điều tra, xử lý các vụ án kinh tế mà các bị can đã trốn sang Mỹ.

Continue Reading »

Ngày kỷ niệm Tổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng lần thứ 93

Friday, February 10th, 2023

By thoisu 02 , February 10, 2023 – 06/02/2023 By VQ0

Lời người post: Kỷ niệm ngày Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ thứ 93, âm vang như mới ngày hôm qua. Trong nước nhiều bài viết vẫn còn nhắc đến với cảm tình sâu đậm ngày Tổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhiều bài dịch thuật từ các nhà văn, nhà báo của người Pháp ghi lại một cách trung thực về VNQDĐ cho ta thấy nhiều cánh cửa mở ra cho một góc khuất của lịch sử. Góc khuất này bị chế độ Thực Dân Pháp che chắn và bị chế độ Cộng Sản Việt Nam vùi dập – nhưng sự thật lịch sử nay đã dần dần hồi phục.
Một bài viết về Việt Nam Quốc Dân Đảng của Chu Lộc và Phương Thảo nhân ngày Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ với nội dung khá khách quan:

Continue Reading »

Nguyễn Thái Học: Chí Lớn chọc trời khuấy nước

Friday, February 10th, 2023

07/02/2023 By VQ0

https://lh3.googleusercontent.com/pw/AMWts8A3CoSauBiwmrdxPbJoiVsjQEh93A0JaeaBFUMyghiUWmrZsX4nRo_DLxrNvjNJRZ89k6ibUAaSA7WC_bB-ra7DTeZHhY61a-XMqrOvVUcUjE69qzawQIWjgc3260IUj8pM9uIQogQkdvL-dT_fJhaG=w1043-h511-no?authuser=0

Những yếu nhân trong Nam Đồng Thư Xã năm 1927

Continue Reading »

Khi nào mới có điện lực tư nhân? – VNTB

Friday, February 10th, 2023

11.02.2023 3:18

VNTB – Khi nào mới có điện lực tư nhân?

Tử Long

(VNTB) – Tư nhân ở Việt Nam đã tham gia vào thị trường phát điện cũng lâu rồi, thế nhưng vẫn chưa có cái tạm gọi là “điện lực tư nhân”.

Continue Reading »

Tình nghĩa cộng sản và “cao quý” có… “thời”

Thursday, February 9th, 2023

Bình luận của Đồng Phụng Việt

07/02/2023
Tình nghĩa cộng sản và “cao quý” có... “thời”

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đến phát biểu tại Đại hội đồng LHQ ở New York hôm 22/9/2021 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Giờ, chỉ còn có thể tìm thấy tuyên bố của ông Nguyễn Xuân Phúc: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận rõ ràng”… trên website của các cơ quan truyền thông quốc tế (1).

Continue Reading »

Hanni (NewJeans) và “Hauntology” về Chiến tranh Việt Nam – Nguyễn Quốc Tấn Trung

Thursday, February 9th, 2023

7-2-2023

“Thà giết lầm còn hơn bỏ sót…”

“Nuôi dạy trong môi trường gia đình như thế thì nó làm sao khá hơn…”

“Gia đình theo ‘ba que’ thì bản thân nó có mầm móng tư tưởng phản động, phản quốc là chuyện thường…”

***

Hàng loạt những bình luận và tấn công từ cộng đồng mạng Việt Nam về gia thế của cô bé Phạm Ngọc Hân, một thành viên gốc Việt (quốc tịch Úc) của nhóm nhạc thần tượng mới nổi của Hàn Quốc có tên NewJeans, làm mình nhớ đến hai thứ:

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 09/02/2023: CIVICUS: VN bỏ tù, ngược đãi báo chí, nhà hoạt động dù đã vào Hội đồng Nhân quyền LHQ – Báo chí xóa đoạn cuối lời của Nguyễn Xuân Phúc, hệ quả – Thu giữ 600 kg ngà voi châu Phi – Hội thề chống tham nhũng (Phần 2) – Lê Thị Bích Trân là ai?

Thursday, February 9th, 2023

Quê Hương tổng hợp


CIVICUS: Việt Nam vẫn bỏ tù và ngược đãi nhà báo, nhà hoạt động dù đã vào Hội đồng Nhân quyền LHQ – 09/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Việt Nam vẫn liên tục bắt giữ, bỏ tù các nhà báo độc lập, các blogger và các nhà hoạt động dù đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Việt Nam vẫn liên tục bắt giữ, bỏ tù các nhà báo độc lập, các blogger và các nhà hoạt động dù đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 

Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân (CIVICUS), một tổ chức phi chính phủ được thành lập ở Nam Phi, trong một báo cáo công bố hôm 8/2 nói rằng tình trạng bỏ tù và ngược đãi các nhà hoạt động, nhà báo tại Việt Nam vẫn tồn tại dù Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Báo cáo nhận định rằng không gian dân sự ở Việt Nam vẫn trong tình trạng “đóng cửa”, với những ghi nhận về việc sử dụng các điều luật vốn còn nhiều hạn chế để hình sự hóa, buộc tội các nhà hoạt động và nhà báo, hạn chế việc di chuyển, giám sát và có những cáo buộc tra tấn và ngược đãi họ. Nổi bật là chiêu thức sử dụng luật về “trốn thuế” để nhắm vào các nhà hoạt động.

Nhiều trường hợp bị bắt giữ được nêu trong báo cáo như trường hợp Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, một luật sư, trí thức phản biện nổi tiếng, đã bị bắt vào tháng 12/2022 với tội “trốn thuế”; trường hợp của Mai Phan Lợi, người sáng lập và lãnh đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC), một chuyên gia báo chí và truyền thông xã hội được nhiều người biết đến, và ông Bạch Hùng Dương, nguyên Giám đốc MEC, đã bị toà án Hà Nội kết án 4 năm tù và 2 năm 6 tháng tù với cáo buộc “trốn thuế”. Hoặc trường hợp ông Đặng Đình Bách, Giám đốc Luật và Chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững, bị kết án 5 năm tù vào tháng 6/2022 và bà Nguỵ Thị Khanh, người sáng lập Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh, bị bỏ tù 2 năm cũng với tội danh tương tự.

Ngoài ra, báo cáo của CIVIVUS cũng ghi nhận những nỗ lực của nhà cầm quyền trong việc thắt chặt kiểm soát các nền tảng truyền thông xã hội nhằm bịt miệng những người bất đồng chính kiến trên mạng. Chính quyền đã áp đặt nhiều hạn chế và ngày càng gia tăng kiểm soát truyền thông xã hội trong khi nhiều nhà báo độc lập, blogger tiếp tục bị kết án hình sự với nhiều năm tù. Truyền thông nhà nước vẫn bị kiểm duyệt trong việc đưa tin về các cuộc biểu tình ở trong nước hay thậm chí ở Trung Quốc.

Báo cáo cũng đề cập đến tình trạng một số nhà hoạt động tiếp tục bị bắt với những cáo buộc ngụy tạo và bị cấm xuất cảnh, bị chuyển đến các nhà tù cách xa gia đình của họ và phải đối mặt với sự tra tấn hoặc ngược đãi, như trường hợp của Luật sư Võ An Đôn, nhà báo Phạm Đoan Trang, Huỳnh Thục Vy, Lê Mạnh Hà, Bùi Văn Thuận…

Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 10 vừa qua, bất chấp những ghi nhận tiêu cực về nhân quyền cũng như bị nhiều tổ chức nhân quyền và nhà hoạt động kêu gọi Hội đồng bác bỏ đề cử của Hà Nội.


Hệ quả của việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc

Bình luận của Bích Nhung
08/02/2023

Hệ quả của việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc dự Đối thoại Lãnh đạo APEC với ABAC tại Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ở Bangkok hôm 18/11/2022 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Hệ quả đầu tiên là công luận ngày càng hết tin vào truyền thông “lề phải”. Sau đó Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không thể giải thích được vụ việc theo logic thông thường. Hệ quả cuối cùng là nuôi dưỡng một loại truyền thông không chuyên nghiệp. Cho nên cũng như từ trước tới nay, càng ngày người dân càng phải đi tìm các thông tin “ngoài luồng” để có chút hiểu biết về hiện tình đất nước.

______________

Việc cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu lần cuối tại Phủ Chủ tịch chiều 4/2 rõ ràng đã có hàng triệu triệu người biết, cả trong nước lẫn quốc tế. Thật ra, lễ bàn giao công tác giữa nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Văn phòng Chủ tịch nước ngay từ đầu đã là một sự lạ. Bao năm trước đây, lúc Trần Đức Lương chuyển qua Nguyễn Minh Triết, rồi ông Triết chuyển qua Trương Tấn Sang… nào có thấy lễ lạt “bàn giao bàn thớt” gì đâu. Lần này, để tỏ ra mọi chuyện trên “cung đình” diễn ra suôn sẻ, “trên dười đồng lòng, dọc ngang thông suốt” như TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn ca bài ca “Kết đoàn” bấy lâu nay, ĐCSVN nghĩ ra kế chia tay, bàn giao giữa cũ và mới. Ngày 4/2, tất cả mấy trăm tờ báo giấy và báo mạng trong nước nhất loạt giật tít nổi bật về buổi lễ đầy cờ hoa được mô tả là long trọng ấy.

Cũng có những cái tít khá ẩn ý trên “Tuổi Trẻ”, “Thanh Niên”… là những tờ báo có khối lượng bạn đọc khá lớn, nhấn mạnh lý do xin thôi các chức vụ của ông Phúc (1). Nhưng điều bất ngờ cho tất cả những người làm báo lẫn bạn đọc là những lời cuối cùng của ông Phúc trước khi dứt mạch diễn thuyết: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á…” Trước đó, nghe cả bài diễn văn lê thê ông Phúc cám ơn Đảng, Nhà nước và đồng nghiệp, thậm chí cám ơn cả TBT Nguyễn Phú Trọng – là người chủ mưu và ép ông phải rời ghế trước Tết nguyên đán – mọi người gần như ngủ gật, vì biết ông Phúc chỉ nói lấy lệ, không thật lòng. Ai lại đi cám ơn kẻ đã làm sụp đổ toàn bộ tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của mình, danh giá của địa phương mình, gia tộc mình… Nghe vô lý đùng đùng!

Dù vậy, ngay hôm 4/2 đã diễn ra sự “tách đôi” khá ngoạn mục. Những trang chính thống của ĐCSVN, của TTXVN kể cả báo Tuyên giáo, nhờ “ý thức cảnh giác cách mạng cao” đã nhất quyết không đăng lời thanh minh đầy kinh ngạc của cựu Chủ tịch nước. Trong khi những tờ báo nhiều bạn đọc nhất, nhờ “ý thức phục vụ độc giả cao” đã đăng nguyên văn đoạn cuối lời tường trình của ông Phúc. Tuy chưa thật chuyên nghiệp, vì các báo đều đặt thông tin có giá trị nhất xuống dưới “tận đáy bài”. Tuy nhiên, bóng ma trong bữa tiệc thịnh soạn chiều hôm trước đã lập tức xuất hiện ngay vào ngày hôm sau (ngày 5/2). Theo lệnh của Ban Tuyên giáo, những báo đã “chót” đăng lời cuối của ông Phúc đều bị gỡ xuống hết! Kiểm tra lại các trang như “Thanh Niên”, “Tiền Phong”… đoạn nội dung ông Phúc bảo vệ gia đình chỉ còn xuất hiện dưới dạng tìm kiếm của Google, bấm vào thì nội dung này đều đã bị delete (2)

“Đăng bài rồi lại gỡ/ Thật là sạo quá đi/ Nói thật loại báo ấy/ Hèn và không ra gì”. “Hơn nữa dù có gỡ/ Người ta cũng lưu rồi?/ Tức vẫn còn bằng chứng/ Gỡ cũng hòa mà thôi”… Trên mạng xã hội lập tức xuất hiện thể thơ năm chữ, một dạng thơ đặc thù của thầy Thái Bá Tân. Cũng có tờ báo “bám trụ” đến phút cuối. Ví dụ cho đến đến khoảng 17 giờ 30 giờ Việt Nam cùng ngày 6/2, tuy đã có lệnh từ Tuyên giáo, nhưng báo của Tỉnh ủy Quảng Nam vẫn để nguyên lời phát ngôn của cựu Chủ tịch Phúc, người quê từ tỉnh này. Nhưng rồi không chống được lệnh “triều đình”, mãi đến ngày hôm sau (7/2), đoạn cuối trong phát biểu của ông Phúc mới bị gỡ bỏ. Quảng Nam vẫn là địa phương “pro” ông Phúc. Nhân Tết nguyên đán mà tỉnh này dám không cho hai thành phố là Tam Kỳ và Hội An (trong địa bàn tỉnh) bắn pháo hoa vào đêm giao thừa, với ý nghĩa là để “phân ưu” với người con của tỉnh nhà (3). 

Tựu trung lại, việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc hôm 4/2 chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả.  Công luận ngày càng hết tin vào truyền thông “lề phải”. Kế đến là Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không thể giải thích được vụ việc theo logic thông thường. Đoạn cuối trong phát ngôn của cựu Chủ tịch nước đã khiến cho công luận giật mình. Vậy “trùm cuối” là ai? Ông Phúc bác bỏ tin đồn liên quan đến vợ con ông, nghĩa là ông phải biết “trùm cuối” là ai. Vậy tại sao ông không được phép nói trắng ra? Hay bời vì, “trùm cuối” là một “siêu nhân”, một “siêu quyền lực” và không nằm ở Việt Nam? Hệ quả cuối cùng là nuôi dưỡng một loại truyền thông không chuyên nghiệp. Cho nên cũng như từ trước tới nay, càng ngày người dân càng phải đi tìm các thông tin “ngoài luồng” để có chút hiểu biết về hiện tình đất nước (4)

____________

Tham khảo:

1. https://tuoitre.vn/nguyen-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-noi-ve-ly-do-xin-thoi-nhiem-vu-20230204164137368.htm

2. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/state-media-took-down-reports-about-former-president-s-remark-of-his-family-involved-in-viet-a-scandal-02072023084607.html

3. https://tuoitre.vn/quang-nam-khong-cho-ban-phao-hoa-dem-giao-thua-tai-hoi-an-va-tam-ky-20230114183320233.htm

4. https://www.voatiengviet.com/a/ha-noi-rung-dong-vi-tuyen-bo-cua-cuu-chu-tich-nuoc-/6950379.html

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/outcomes-from-the-removal-of-former-president-s-speech-in-state-media-02082023122211.html

Việt Nam thu giữ 600 kg ngà voi châu Phi 

08/02/2023 

Reuters 

Một vụ thu giữ ngà voi lậu. [Ảnh minh họa]

Một vụ thu giữ ngà voi lậu. [Ảnh minh họa] 

Chính quyền Việt Nam tuần trước đã thu giữ hơn 600 kg ngà voi buôn lậu từ châu Phi, chính phủ cho biết hôm 6/2.

Buôn bán ngà voi bị coi là bất hợp pháp ở Việt Nam nhưng nạn buôn bán động vật hoang dã vẫn phổ biến.

Các mặt hàng khác thường được buôn lậu vào nước này bao gồm vảy tê tê, sừng tê giác và xác hổ.

Cơ quan hải quan tại thành phố cảng Hải Phòng hôm 6/2 đã tìm thấy gần 130 kg ngà voi được giấu trong một container chứa sừng bò có nguồn gốc từ châu Phi, chính phủ cho biết trong một thông cáo.

Vụ này được phát hiện sau vụ phát hiện gần 500 kg ngà voi châu Phi hôm 2/2 tại Cảng Lạch Huyện tại thành phố Hải Phòng, chính phủ cho biết.

Đây là vụ bắt giữ ngà voi buôn lậu lớn nhất ở nước này trong hơn 4 năm qua. Hồi tháng 10 năm 2018, chính quyền đã thu giữ hơn tám tấn ngà voi và vảy tê tê trong một trong những vụ buôn bán động vật hoang dã lớn nhất của nước này trong nhiều năm.


Tàu hải quân Anh thăm TP HCM 

08/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Tàu chiến Anh HMS Richmond đến Cam Ranh, Khánh Hòa hôm 1/10/2021. [Ảnh minh họa] Photo Twitter UK in Vietnam.

Tàu chiến Anh HMS Richmond đến Cam Ranh, Khánh Hòa hôm 1/10/2021. [Ảnh minh họa] Photo Twitter UK in Vietnam. 

Tàu tuần tra xa bờ của Hải quân Hoàng gia Anh mang tên HMS Spey, do Thuyền trưởng Michael Proudman chỉ huy, hôm 7/2 đã cập cảng Nhà Rồng, bắt đầu chuyến thăm thiện chí kéo dài 5 ngày tại TP HCM.

Đại sứ quán Anh nói rằng tàu Hải quân Hoàng gia thứ tư được cử đến Việt Nam trong vòng 5 năm qua này “là minh chứng mạnh mẽ cho việc Vương quốc Anh là một trong những đối tác lâu dài và đáng tin cậy nhất của Việt Nam trong lĩnh vực an ninh hàng hải”.

Cơ quan ngoại giao này dẫn lời Đại sứ Anh tại Việt Nam, Iain Frew, nói trong một thông cáo rằng “chuyến thăm của tàu HMS Spey đến TP HCM diễn ra vào dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Vương quốc Anh – Việt Nam”.

“Vương quốc Anh và Việt Nam chia sẻ nhiều mối quan tâm chung, bao gồm an ninh hàng hải, phát triển bền vững và mong muốn cùng tăng trưởng kinh tế. Tôi tin tưởng rằng chuyến thăm này sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ vốn đã bền chặt của chúng ta”, ông Frew nói, theo Đại sứ quán Anh.

Tin cho hay, trong thời gian ở Thành phố Hồ Chí Minh, các sĩ quan hải quân của tàu dự kiến sẽ tới chào xã giao lãnh đạo Ủy ban nhân dân TP HCM, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 2.

“Thủy thủ đoàn của HMS Spey cũng sẽ tham gia vào nhiều hoạt động thú vị, bao gồm trao đổi chuyên môn giữa hai lực lượng Hải quân trên tàu, giao lưu bóng đá hữu nghị với các quân nhân Việt Nam và giao lưu văn hóa với cộng đồng địa phương”, đại sứ quán Anh cho biết.

Trung tá Michael Proudman, Chỉ huy tàu HMS Spey, được dẫn lời nói bày tỏ “rất vui mừng được đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh”.

“Chuyến thăm này không chỉ là cơ hội để chúng tôi tăng cường hợp tác với các đối tác Việt Nam mà còn nhấn mạnh cam kết không ngừng của Vương quốc Anh trong việc thúc đẩy ổn định và an ninh toàn cầu ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Trung tá Proudman nói, theo đại sứ quán Anh.

Theo Cổng thông tin của TP HCM, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi hôm 7/2 đã có buổi tiếp Đại sứ Frew nhân chuyến công tác tại TP HCM đón tàu HMS Spey. Ông Mãi “bày tỏ tin tưởng sự hợp tác giữa Anh quốc và Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đóng góp cho hòa bình cũng như hợp tác phát triển của khu vực và thế giới”.

Cùng với tàu HMS Tamar, tin cho hay, HMS Spey hiện đang triển khai nhiệm vụ kéo dài 5 năm tại khu vực biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm “giúp giải quyết các thách thức an ninh và hỗ trợ các quốc gia giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu” cũng như “thực hiện những biện pháp nhằm chống đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo trong khu vực”.


Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng (Phần 2)

Nguyễn Thông

7-2-2023

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/02/te.jpeg

Hội minh thệ năm nay Quý Mão. Ảnh: Báo Hải Phòng 

Hôm nay, 16 tháng giêng Quý Mão 2023, khi tôi đang lạch cạch mổ đám phím đẻ ra những chữ này thì hội thề vào ngày cuối, bởi theo tục lệ mới, nó diễn ra 3 ngày, rằm và trước sau rằm. Nó không còn đơn thuần hội nữa mà là lễ hội. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo, gớm, thề thốt gì mà thề lắm thế. Tợp xong ngụm nước chè, lão chốt lại phần lý luận, đèo, xứ này thề chống tham nhũng có mà thề cả năm.

Nhiều người đọc phần 1 đã rất bức xúc chuyện thề chống tham nhũng ở lễ hội làng Hòa Liễu đất cảng. Rằng sao chỉ có mấy ông bô lão, cán bộ thôn và dân làng, “đối tượng” này trên răng dưới cát tút, quần quật kiếm sống suốt ngày, một tí quyền hành bằng mẩu móng tay cũng không có, thì tham nhũng cái quái gì. Có mà chống vào mồm. Cán bộ chả ông nào chịu thò mặt ra thề, xã chẳng mấy ai, huyện càng vắng, thành phố không, trung ương chả dại gì. Có mà thề cá trê chui ống. Thề chưa ráo mép đã phạm tội thì tội càng nặng. Dại gì thề để lạy ông tôi ở bụi này, khai đang trốn trong đống rơm.

Ngay cả như ông Phúc đặt tay trên ngực trịnh trọng thề trước quốc hội mà còn chẳng ăn ai, đâu có mấy người tin, vậy thề ở chùa xóm thì làm được trò gì. Vui là chính, lừa dân được tới đâu hay đến đấy. Cũng có người ôn hòa hơn, bảo rằng đây chỉ là lễ hội cấp làng, cao hơn tí nữa thì xã, chứ nó đã được nâng thành cấp huyện, thành phố, trung ương đâu mà bắt đám quan chức nhơ nhỡ, nhơn nhớn tới thề v.v…

Giời ạ, nhà cháu không định viết về mấy ý ấy, mà cái khác cơ. Về sự dốt nát.

Đọc hết các báo, tất nhiên là báo chí mậu dịch, báo quốc doanh, bởi xứ này không có loại báo nào khác, từ báo Hải Phòng tới báo Nhân Dân, báo ngành/ đoàn thể như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công an, Quân đội, Lao động, báo nói như VTV đài truyền hình quốc gia, VOV đài mồm quốc gia, thông tấn như TTXVN, rồi các trang tin điện tử cấp huyện cấp tỉnh cấp trung ương… đều gọi cái lễ hội, hội thề ở chùa Hòa Liễu xứ Phòng ấy là “Hội minh thề”. Tôi xin nhấn mạnh, họ đều viết, đều nói là “thề”. Có những ông bà quan chức hoặc anh chị nhà báo ít chữ, thậm chí còn phân tích, tán tỉnh minh thề tức là lời thề trong sáng, rõ ràng, không mù mờ giấu diếm, thể hiện sự sòng phẳng, minh bạch, công khai…

Giời ạ, thề ngay tại chùa, giữa thanh thiên bạch nhật, trước hàng nghìn con mắt cái tai của dân chúng sở tại và khách du xuân, có muốn mù mờ cũng chẳng được. Tán kiểu ấy là tán vớ tán vẩn, tuy nhiên cái sai lại nghiêm trọng ở chỗ khác.

Tên gốc của hội này là Minh thệ hội, Hội minh thệ. Đó là cụm từ gốc Hán Việt. Chữ “hội” ta không cần bàn, ai cũng tỏ rồi. Còn chữ “minh” và chữ “thệ”. Thệ nghĩa là thề, thề thốt. Minh cũng có nghĩa là thề, thề hẹn. Hầu hết cứ nhầm chữ “minh” chỉ là ánh sáng, sáng sủa. Chữ “minh” trong tiếng Hán có nhiều dạng tự đồng âm. Chữ “minh” nghĩa là thề khác với chữ “minh” nghĩa là ánh sáng. Hội minh thề có nghĩa là hội thề, chẳng sáng sủa chi hết, đừng có vơ vào, ghép vào, tán nhằng.

Ai còn phân vân về chữ “minh” (thề) thì hãy đọc lại truyện Kiều của cụ Tiên Điền Nguyễn Du. “Đệ lời thệ hải minh sơn”. Cô Kiều từng cùng với chàng Kim thề thốt yêu nhau, thệ hải minh sơn nghĩa là thề (thệ) với biển, thề hẹn (minh) với núi, thề có núi và biển chứng giám, chúng tôi không dám sai lời. Khi gia cảnh gặp cơn tai biến, Kiều đành phải gác lại lời thề xưa để làm tròn chữ hiếu.

Trong truyện Lục Vân Tiên của cụ đồ Chiểu cũng có chi tiết chàng Lục và cô Kiều Nguyệt Nga “mấy lời thệ hải minh sơn”. Trai gái ngày xưa yêu nhau là cứ phải thề, còn thời nay chưa kịp thề đã dẫn nhau đi nhà nghỉ.

Rất nhố nhăng, khi các ông bà chính quyền phục dựng lại hội thề đã chỉ chăm chút vào mấy thứ hình thức lòe loẹt mà không biết gọi đúng cái tên của nó. Ai đời lại nửa Ta, nửa Tàu, gọi bằng “Hội minh thề”. Nếu ngại dùng tên cũ “Hội minh thệ” thì cứ gọi thẳng là hội thề, hội thề chống tham nhũng. Lại còn tán tụng minh thế này, sáng thế kia.

Chắc nhiều người biết, thời Hậu Lê (Lê Lợi) có hội thề rất nổi tiếng, Lũng Nhai thệ hội, người đời sau gọi giản dị, chính xác, dễ hiểu là Hội thề Lũng Nhai. Cứ thế đi, chứ lại oắn oéo hội minh hội thề, chả giống ai.

Đám quan chức vốn chỉ chuyên về cao cấp chính trị nếu không biết gì đã đi một nhẽ. Đòi hỏi quan chức lãnh đạo phải có tầm văn hóa, khác chi đòi gấu mọc sừng. Đằng này các bô lão, các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà sử siếc cũng chả thấy ai lên tiếng. Bảo rằng dốt thì giãy nảy lên, vậy sao cứ để cái sai nhí nhố đó truyền qua hết năm này tháng khác.

(Còn tiếp)


Báo chí Việt Nam lần đầu công khai tên của phu nhân Thủ tướng

Nguyễn Huỳnh/VNTB

VNTB – Báo chí Việt Nam lần đầu công khai tên của phu nhân Thủ tướng

Lâu nay cái tên Lê Thị Bích Trân ít được nhắc đến trên báo chí với cương vị là phu nhân Thủ tướng.

Trưa 8-2, chuyên cơ VN1 đã rời sân bay Nội Bài, đưa Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến điểm dừng chân đầu tiên là Singapore.

Phu nhân của Thủ tướng lần đầu xuất hiện trên báo chí là hôm tiệc chiêu đãi ngoại giao mừng Tết Quý Mão. Lần đó bà chỉ xuất hiện với hình ảnh đi bên cạnh Thủ tướng và báo chí không dẫn tên của bà. Khi ấy công luận bắt đầu ngầm so sánh với phu nhân của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ở những ngày cuối cùng ông còn tại chức.

Bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam đã nói rằng Thủ tướng và phu nhân là những vị khách quý đầu tiên mà đảo quốc sư tử tiếp đón sau Tết Nguyên đán. Chuyến công du do đó mang ý nghĩa “xông đất”, được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội tốt để lãnh đạo hai nước vạch ra lộ trình hợp tác trong thập kỷ tiếp theo.

Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân trong chuyến công du lần này có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh.

Ngoài ra còn có lãnh đạo đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Bùi Văn Thạch và Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng.

Lâu nay cái tên Lê Thị Bích Trân ít được nhắc đến trên báo chí với cương vị là phu nhân Thủ tướng, thế nhưng trong ngành y tế thì gần như các bệnh viện đều nhắc đến bà Lê Thị Bích Trâm, một người đứng đầu nhóm Thiện nguyện Hoa đào; và nếu báo chí nào có đưa tin liên quan về hoạt động của nhóm Thiện nguyện Hoa đào, khi chú thích ảnh chỉ ghi gọn rằng bà Lê Thị Bích Trân, đại diện Thiện nguyện Hoa đào mà thôi.

Ở bản tin “Mang yêu thương, sẻ chia đến người bệnh có hoàn cảnh khó khăn” đăng trên trang thông tin điện tử Bộ Y tế hôm 20-12-2022, cho thấy hình ảnh của bà Lê Thị Bích Trân xuất hiện khá nhiều với vị trí trung tâm, nhưng chỉ ghi phần chú thích gọn rằng: “Đại diện nhóm Thiện nguyên Hoa đào tặng quà, động viên các bệnh nhân”. Hoàn toàn không xuất hiện cái tên Lê Thị Bích Trân.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Thien-nguyen-Hoa-dao-1.-650x428.jpeg

Một bản tin khác đăng trên trang Viện Huyết học – Truyền máu trung ương, ngày 28-12-2022, trong nội dung “Thiện nguyện Hoa Đào thăm, tặng quà người bệnh nhân dịp Xuân Quý Mão – 2023”, các tấm hình cũng có nhân vật trung tâm là bà Lê Thị Bích Trân, nhưng tuyệt nhiên không có một chú thích nào ghi danh tính; và bản tin cũng chỉ giới thiệu đây là những đại diện của Thiện nguyện Hoa đào mà thôi.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Thien-nguyen-Hoa-Dao-200-suat-qua.-650x404.jpeg

Tuy nhiên khi ông Phạm Minh Chính còn giữ chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương, thì bà Lê Thị Bích Trân có một lần xuất hiện tên trên cổng thông tin điện tử của thành phố Móng Cái trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 với vai trò là đồng tài trợ tặng 200 suất quà cho hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Móng Cái; người còn lại là bà Đỗ Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần 216.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Thien-nguyen-Hoa-Dao-Mong-cai.-650x407.jpeg

Tính đến hiện tại thì bà Lê Thị Bích Trân là chủ tịch Thiện nguyện Hoa đào. Những nội dung khác về nhóm thiện nguyện này vẫn là rất khó tìm kiếm trên mạng xã hội.

Một chút bên lề, giới vỉa hè đồn đoán rằng “tình địch” của bà Lê Thị Bích Trân là Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC, và rất có thể đây sẽ là ‘hồng nhan họa thủy’ trên bước đường hoạn lộ của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

https://vietnamthoibao.org/vntb-bao-chi-viet-nam-lan-dau-cong-khai-ten-cua-phu-nhan-thu-tuong/

Chuyện Việt Nam Thứ tư 08/02/2023

Wednesday, February 8th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Chính phủ Việt Nam thay đổi thông báo về khoản đầu tư hơn ba tỷ đô la của Intel

2023.02.08

Chính phủ  Việt Nam thay đổi thông báo về khoản đầu tư hơn ba tỷ đô la của Intel
Nhân viên bán hàng cho khách hàng xem sản phẩm của Intel ở TPHCM (minh họa) 
https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Cổng thông tin của Chính phủ Việt Nam hôm 8/2 đưa ra thông báo về việc TPHCM sẽ thu hút khoảng 4,5 tỷ đô la đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào năm 2023, khác hẳn con số được đưa ra vào ngày trước đó là 7,4 tỷ đô la bao gồm hơn ba tỷ đô la từ tập đoàn Intel của Mỹ. Thông báo mới cũng không đề cập gì đến Intel.

Trước đó, vào chiều ngày 7/2, cổng thông tin Chính phủ Việt Nam đưa thông báo rằng thành phố lớn nhất Việt Nam đang thu hút một khoản đầu tư khổng lồ trị giá 3,3 tỷ đô la từ Intel trong năm 2023.

Continue Reading »

Những nhân vật nổi tiếng rời xa đảng cộng sản – Phạm Văn Duyệt

Wednesday, February 8th, 2023

08/02/2023

Dương Thu Hương : “… Chế độ hiện nay chỉ sống bằng xác chết thôi. Nó không có giá trị gì trong thời đại này cả. Những người lãnh đạo chế độ hoàn toàn vô năng và tham nhũng.”

Hằng chục năm qua, nhiều người thiếu suy nghĩ chín chắn, chưa hiểu rõ ràng những tác hại của chủ nghĩa cộng sản, đã vội vàng đi theo đảng. 

Có ở trong chăn mới biết rận. Trải qua những tháng ngày tiếp cận với tổ chức đảng, dần dà họ phát hiện chủ nghĩa này chất chứa rất nhiều khiếm khuyết, không tưởng, chng đem lại lợi ích gì cho quê hương. Không đa nguyên đa đảng, không tam quyền phân lập, không tự do (tín ngưỡng, ngôn luận, bầu cử…), không tôn trọng dân chủ nhân quyền … Tất cả những cái Không đó làm kìm hãm sự phát triển đất nước và tước đoạt các quyền cao cả thiêng liêng của người dân Việt.

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Ba 07/02/2023: Hoa Kỳ thúc CSVN trả tự do cho Huỳnh Thục Vy và ông Nguyễn Bắc Truyển – Nguyễn Phú Trọng gặp các cựu lãnh đạo – Hội thề chống tham nhũng

Tuesday, February 7th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Hai dân biểu Hoa Kỳ hối thúc Việt Nam trả tự do cho TNLT Huỳnh Thục Vy

RFA
06/02/2023

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-american-congressmen-urge-vietnam-to-release-activist-huynh-thuc-vy-02062023074814.html/@@images/image

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFacebook Huỳnh Thục Vy 

Tù nhân lương tâm Huỳnh Thục Vy, người đang thụ án tù 33 tháng về tội danh “xúc phạm quốc kỳ” tại Trại giam Gia Trung, được hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ nhận bảo trợ và hối thúc Nhà nước Việt Nam trả tự do cho bà.

Ngày 31/1 vừa qua, dân biểu Gerald E. Connolly, thuộc đơn vị bầu cử số 11 của tiểu bang Virginia, đã gửi một bức thư tới Ngoại trưởng Antony J. Blinken, hối thúc Chính phủ Hoa Kỳ hành động để buộc Việt Nam trả tự do cho Huỳnh Thục Vy, người mà ông viết là một blogger độc lập, chuyên đưa các vấn đề nhân quyền, chính trị, xã hội ở Việt Nam từ năm 2008 và đã bị giam giữ từ cuối năm 2021 chỉ vì thực thi những quyền con người căn bản của mình.

Thư ông viết có đoạn (tạm dịch):

“Việc giam giữ được thúc đẩy bởi lý do chính trị và sự ngược đãi về thể lý đối với cô Huỳnh Thục Vy của Việt Nam là một sự xúc phạm đối với quyền tự do bày tỏ và quyền tự do báo chí. Cô và 20 ký giả khác hiện bị giam giữ ở Việt Nam tính đến ngày 01/12/ 2022, nên được phóng thích ngay lập tức.”

Ông Gerald cũng thúc giục người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ tại cuối thư:

“Tôi trân trọng hối thúc ông hãy cổ võ cho việc phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện cho cô Huỳnh Thục Vy, và cho một cuộc điều tra toàn bộ về những người bị cáo buộc đã hành hung cô trong khi bị giam giữ một cách sai trái.”

Trong cùng ngày, Dân biểu Ro Khanna, thuộc đơn vị bầu cử số 17 của tiểu bang California, viết trên Twitter với nội dung:

“Tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho nhà báo và người bảo vệ nhân quyền Huỳnh Thục Vy. Chính phủ Việt Nam và quản giáo phải chịu trách nhiệm trong việc đối xử đối với bà trong thời gian thụ án. Văn phòng của tôi sẽ tiếp tục theo dõi việc này một cách sát sao.”

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ lên tiếng về trường hợp Huỳnh Thục Vy sau khi người phụ nữ có hai con nhỏ này bị đánh đập và khủng bố  bởi tù hình sự trong Trại giam Gia Trung đầu tháng 10 năm ngoái nhưng giám thị trại giam không có biện pháp gì để ngăn chặn bạo lực đối với bà.

Ông Huỳnh Trọng Hiếu, em trai của bà Huỳnh Thục Vy, vừa mới vào Trại giam Gia Trung hôm 4/02, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) về lá thư của hai dân biểu Hoa Kỳ:

“Việc hai vị dân biểu Hoa Kỳ bảo trợ cho hồ sơ của Huỳnh Thục Vy thực sự là một tin tức rất đáng mừng. Chúng tôi mong đợi điều này từ lâu. 

Kể từ khi chị Huỳnh Thục Vy bị bạo hành ở Trại giam Gia Trung, chúng tôi kỳ vọng rằng dưới áp lực ngoại giao của Hoa Kỳ, phía Chính phủ Việt Nam và Trại giam Gia Trung nói riêng, để cho Huỳnh Thục Vy được an toàn trong tù.

Những hành vi bạo hành ngược đãi từ phía trại giam sẽ bị hạn chế.”

Ông Hiếu chia sẻ thêm:

“Chúng tôi được thông tin từ văn phòng của Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ro Khanna, ngoài việc công bố những lo lắng cho vấn đề của chị Huỳnh Thục Vy, ông sẽ tiếp tục vận động các đồng nghiệp để vận động cho tự do của Huỳnh Thục Vy.”

Ông Hiếu cũng cho biết sau khi được thông tin về sự lên tiếng của hai vị dân biểu, chị ruột của mình rất vui mừng:

“Chị hy vọng sự vận động của các vị dân biểu sẽ giúp chị sớm được đoàn tụ với gia đình.”

Ông Hiếu cho biết việc đàn áp của Trại giam Gia Trung đối với chị ruột của mình đã dừng lại sau khi có tác động ngoại giao từ Đại Sứ quán Hoa Kỳ và Phái đoàn Liên minh Châu Âu ở Việt Nam. Tuy nhiên, trại giam vẫn kiểm duyệt thư của bà một cách gắt gao và gây khó khăn trong thăm nuôi.

Những năm qua, nhiều dân biểu và thượng nghị sỹ Hoa Kỳ cũng như nghị sỹ của một số quốc gia khác nhận bảo trợ vận động cho nhiều tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Không ít trong số họ đã được trả tự do, trong đó có Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải (tức Hải Điếu cày), và luật sư Nguyễn Văn Đài- người đồng sáng lập và hiện là chủ tịch của Hội Anh em Dân chủ.

Ông Đài cho biết sau khi ông bị bắt vào cuối năm 2015, có hàng chục chính trị gia Hoa Kỳ, Quốc hội Châu Âu và ASEAN đã lên tiếng đòi Việt Nam trả tự do cho ông. Ông chia sẻ với RFA như sau:

“Ngay sau khi tôi bị bắt có rất nhiều thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới đã vận động cho tự do của tôi, ví dụ ở Mỹ có Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Dân biểu Lowenthal (tiểu bang California- PV) trong Uỷ ban Nhân quyền Việt Nam, vận động rất tích cực.

Hạ nghị sĩ thứ ba là ông Chris Smith đã tổ chức điều trần năm 2016 khi vợ tôi tới Hoa Kỳ.”

Ông Đài, người đang tị nạn tại Đức, cho biết bên cạnh việc hối thúc chính phủ nước sở tại vận động cho tự do của ông, các nghị sĩ còn lên tiếng mỗi khi có dịp tiếp xúc với quan chức Việt Nam.

“Và nhờ sự vận động rất tích cực của các nghị sĩ Hoa Kỳ và Đức, tôi được trả tự do sớm hơn so với nhiều người mặc dù tôi bị án 15 năm tù và 5 năm quản chế.”

Ông Phan Văn Phong là người thường xuyên liên lạc với nhiều viên chức ngoại giao Hoa Kỳ và EU ở Việt Nam để vận động trả tự do cho nhà hoạt động Trần Thị Nga trong thời gian cô thi hành án tù chín năm.

Ông cho biết việc Trần Thị Nga được trả tự do có sự đóng góp của nhiều chính trị gia Hoa Kỳ, những người lên tiếng để buộc Việt Nam phải phóng thích bà Nga. Ông chia sẻ với RFA trong ngày 6/2:

“Nhiều cá nhân và nghị sĩ của Mỹ lên tiếng. Nga cho biết có ông nghị sĩ Hoa Kỳ sang Việt Nam và đi cùng cán bộ sứ quán vào tận nhà tù để thăm cô.”

Theo ông, quốc tế quan tâm đến trường hợp Huỳnh Thục Vy, tương tự như Trần Thị Nga, vì đều có hai con nhỏ, do vậy, có nhiều khả năng Huỳnh Thục Vy được trả tự do trước thời hạn.

Ngày 30/12/2022,  dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ro Khanna cũng đã kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện” cho nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh, người bị bắt năm 2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và đang bị buộc chữa bệnh ở một bệnh viện tâm thần ở Hà Nội từ nhiều tháng qua.

Tuy nhiên, chồng bà, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho RFA biết bà vẫn chưa được trả tự do cho dù bà không bị đối xử hà khắc trong bệnh viện.

Phóng viên đã liên lạc với văn phòng của hai dân biểu nhận bảo trợ cho nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy nhưng chưa nhận được phản hồi.

Dân biểu Ro Khanna đã từng lên tiếng với RFA từ văn phòng ở DC hôm 6/8/2021 về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ông từng nhận xét: “Là một trong những dân biểu  quan tâm đến nhân quyền, thường lên tiếng chỉ trích Việt Nam vi phạm các quyền căn bản của người dân, chúng tôi đã gởi hơn 12 thư đến Chính phủ và Bộ Ngoại giao Việt Nam, yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, chấm dứt hành động tống giam các nhà báo, ngưng việc truy lùng và sách nhiễu người bất đồng chính kiến.”

“Tôi đoán chắc Việt Nam vẫn đang tiếp tục vi phạm nhân quyền, thể chế cộng sản này thật sự cần được đổi mới cho tự do của con người. Tôi đã nêu rõ với hành pháp và với Phó Tổng thống Hoa Kỳ rằng nhân quyền phải là vấn đề ưu tiên trong bang giao cũng như trong kinh tế.”

https://www.rfa.org/vietnamese/news


USCIRF tiếp tục kêu gọi trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển – 06/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ông Kurt Werthmuller (bìa phải), nhà phân tích chính sách của USCIRF, nêu trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển hôm 1/2/2023. Photo Facebook BPSOS - Vietnam Advocacy Project.

Ông Kurt Werthmuller (bìa phải), nhà phân tích chính sách của USCIRF, nêu trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển hôm 1/2/2023. Photo Facebook BPSOS – Vietnam Advocacy Project. 

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) vừa kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển, người đang thụ án 11 năm tù với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế 2023 (IRF Summit) ở thủ đô Washington, ông Kurt Werthmuller, nhà phân tích chính sách của USCIRF, kêu gọi phóng thích ông Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động tôn giáo bị chính quyền Việt Nam bắt giam 5 năm trước đây.

Ông Werthmuller nói hôm 1/2 trong phiên thảo luận được trang BPSOS – Vietnam Advocacy Project phát hình trực tiếp trên Facebook:

“Năm năm sau ông vẫn còn bị giam cầm bất chấp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng”.

Ông Werthmuller nói như vậy trong buổi hội luận Danh sách Nạn nhân của Quyền Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng (FORB) trong đó nêu bật một số nạn nhân cụ thể, bao gồm ở Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên…

Chân dung tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển được trưng bày tại Hội nghị IRF Summit 2023.

Chân dung tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển được trưng bày tại Hội nghị IRF Summit 2023. 

“Luật sư Nguyễn Bắc Truyển, lãnh đạo Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, thực hiện nhiều công tác vận động cho cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo nói riêng, và do đó ông là người bênh vực cho các nạn nhân của chiến tranh. Ông bị bắt vào tháng 7/2017, chính ông trở thành nạn nhân và năm sau bị kết án 11 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Nhận định về vấn đề tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, ông Werthmuller nói:

“Một quốc gia có các vi phạm tự do tôn giáo trong thời gian dài như USCIRF đã báo cáo, và đã có một số cải thiện chậm nhưng đáng chú ý trong thập kỷ qua. Nhưng trong một hoặc hai năm qua, chúng tôi bắt đầu thấy một số dấu hiệu đặc biệt đáng lo ngại về tình hình tự do tôn giáo đang suy giảm, không chỉ giới hạn ở khu vực nông thôn”.

“Bất chấp tuyên bố của chính phủ Việt Nam cho rằng “Mọi việc vẫn ổn. Tự do tôn giáo được giải quyết. Tự do tôn giáo ở trong tình trạng tốt” và ông ấy vẫn còn bị giam cầm”, nhà phân tích chính sách của USCIRF cho biết.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về lời kêu gọi này, nhưng chưa được phản hồi.

Cuối năm ngoái, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng lên tiếng nói việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (SWL) là “thiếu khách quan” và dựa trên những “thông tin không chính xác”.

Vào tháng 11/2019, USCIRF ra thông báo quyết định bảo trợ cho ông Nguyễn Bắc Truyển và đưa ông vào dự án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo, cho rằng “những người như ông Nguyễn Bắc Truyển lẽ ra phải được vinh danh vì các nỗ lực không mệt mỏi để cải thiện đời sống cho những đồng đạo của mình, nhưng thay vào đó, ông ấy đã bị tuyên án quá mức nặng nề và bất công”.

Cũng trong nỗ lực vận động cho sự tự do của ông Truyển, Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Zoe Lofgren đưa ông vào Dự án Bảo vệ Quyền tự do của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos từ tháng 3/2020.

Theo trang Bàn tròn Đa tôn giáo Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Truyển, 55 tuổi, hiện đang thụ án tại trại giam An Điềm ở tỉnh Quảng Nam, cách gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 800 km, hiện đang mắc một số vấn đề về sức khỏe mà không được khám chữa thích hợp kể từ khi bị bắt.

Ông Nguyễn Phú Trọng gặp các cựu lãnh đạo, bao gồm những người có tai tiếng – 06/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Từ phải qua là các ông cựu ủy viên Bộ Chính trị Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Lê Thanh Hải tại buổi gặp

Từ phải qua là các ông cựu ủy viên Bộ Chính trị Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Lê Thanh Hải tại buổi gặp 

Ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa có buổi gặp gỡ các cựu lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, để thông báo và trao đổi về tình hình đất nước, báo chí trong nước đưa tin.

Cuộc gặp này, do Bộ Chính trị và Ban bí thư tổ chức, diễn ra vào dịp kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) và cũng để mừng Xuân Quý Mão.

Chủ trì cuộc gặp là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các vị lãnh đạo cao nhất của Việt Nam hiện nay bao gồm Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng.

Đáng chú ý là trong thành phần tham dự có những ủy viên Bộ Chính trị đã bị kỷ luật hay phải từ nhiệm vì dính líu đến bê bối như cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cựu phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, cựu Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.

Ngoài ra còn có cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được xem là “đối thủ” một thời của ông Trọng và ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong một nhiệm kỳ mà nhiều cán bộ cấp dưới của ông đã vướng vòng lao lý vì tham nhũng.

Cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, các cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và Nguyễn Thị Kim Ngân, cựu Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, cựu Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt… cũng có mặt trong cuộc gặp

Ông Võ Văn Thưởng đã thông báo về tình hình kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước và tình hình công tác của Đảng trong việc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của đất nước năm 2022, theo báo Tiền Phong.

Các báo Việt Nam không cho biết liệu những vụ việc nổi cộm trong thời gian vừa qua như các đại án tham nhũng Việt Á và chuyến bay giải cứu cùng với sự ra đi của các lãnh đạo cấp cao như ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Phạm Bình Minh có được nêu ra trong báo cáo của ông Thưởng hay không.

Tuy nhiên, các ý kiến phát biểu của các cựu lãnh đạo ‘đều bày tỏ sự tin tưởng, tự hào về những kết quả của đất nước ta đã đạt được thời gian’, cũng theo tờ Tiền Phong, và ‘đóng góp ý kiến, đề xuất, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng’.

Các cựu lãnh đạo cũng tập trung góp ý kiến về ‘công tác công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực’, cũng theo tờ báo này.

Trong bài phát biểu của mình, ông Trọng dẫn ra nhiều thành tích dưới sự lãnh đạo của ông, trong đó có hai hội nghị trung ương bất thường khóa 13 hồi tháng 10 năm 2022 và tháng 1 năm 2023 để cho thôi chức một số ủy viên Trung ương Đảng và ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.


SCB bị điều tra vì ‘biến gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm’ – 07/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ngân hàng SCB dính nhiều tai tiếng lừa đảo người dân

Ngân hàng SCB dính nhiều tai tiếng lừa đảo người dân 

Ngân hàng SCB, vốn bị tố cáo dụ dỗ khách hàng gửi tiết kiệm sang mua trái phiếu, đang bị điều tra sau khi có đơn tố cáo họ biến tiền gửi tiết kiệm của người dân thành hợp đồng mua bảo hiểm, báo chí trong nước đưa tin.

Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính cho biết họ đã nhận được đơn tố cáo của người dân về hành vi lừa đảo của SCB và đã chuyển đơn sang Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Bộ Công an để xử lý, tờ Người Lao Động đưa tin.

Theo đó, SCB được cho là có ‘hành vi giả mạo’ để ký hợp đồng mua bảo hiểm cho các khách hàng đến gửi tiết kiệm. SCB là đại lý của công ty bảo hiểm Manulife Vietnam và các nhân viên của họ khi tiếp xúc khách hàng cũng tư vấn, khuyến dụ khách hàng mua các gói bảo hiểm.

Các nguyên đơn yêu cầu truy tố tập thể và các cá nhân ‘lừa đảo’ ở SCB và yêu cầu ngân hàng này cùng Manulife phải phải trả tiền lại cho những khách hàng đã lỡ mua bảo hiểm.

Theo Người Lao Động thì các khách hàng bị lừa cho biết họ đã bị nhân viên SCB ‘tư vấn không rõ ràng’ về mua bảo hiểm. Mặc dù mục đích ban đầu của họ là đi gửi tiết kiệm nhưng họ lại bị ngân hàng lèo lái sang mua gói bảo hiểm Tâm An Đầu tư của Manulife.

Tờ Tiền Phong dẫn lời một số nạn nhân cho biết ngân hàng SCB đã ‘lập lờ thông tin’ khi tư vấn về bảo hiểm, chẳng hạn như nói rằng đó là ‘sản phẩm đầu tư của SCB kết hợp với Manulife’ hay chỉ tư vấn tập trung vào lãi suất mà không phân tích về tính hiệu quả tài chính hay nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.

“Các tư vấn viên tự ý điền thông tin của khách hàng không đúng với thu nhập thực tế, khai khống con số và thậm chí giả mạo chữ ký của khách hàng trong một số giấy tờ,” Tiền Phong dẫn lời một khách hàng có tên là Diễm Trinh cho biết.

Trước tình hình này, Bộ Tài chính đang đề xuất quy định nhân viên tư vấn bảo hiểm ở ngân hàng phải ghi âm toàn bộ nội dung tư vấn cho khách hàng và lưu lại trong thời hạn ít nhất 5 năm trong dự thảo hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Ngân hàng tai tiếng này cũng đang đối diện đơn tố cáo lên công an của nhiều nạn nhân cáo buộc họ bị SCB ‘tư vấn không trung thực’, ‘bị lường gạt mua trái phiếu An Đông như là sản phẩm tiết kiệm linh hoạt của chính ngân hàng’ mặc dù lúc đầu họ lên ngân hàng với mục đích là gửi tiết kiệm. Hiện chưa rõ cơ quan công an đã xử lý đơn kiện của các nạn nhân trái phiếu của SCB như thế nào.

Ngân hàng SCB vẫn đang bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt sau vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan – chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát – hồi tháng 10 năm ngoái và vụ đổ bể trái phiếu công ty An Đông của tập đoàn này do SCB chào bán ra công chúng.


Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng (kỳ 2) – Nguyễn Thông

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Hôm 16 tháng giêng Quý Mão 2023, khi tôi đang lạch cạch mổ đám phím đẻ ra những chữ này thì hội thề vào ngày cuối, bởi theo tục lệ mới, nó diễn ra 3 ngày, rằm và trước sau rằm. Nó không còn đơn thuần hội nữa mà là lễ hội. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo, gớm, thề thốt gì mà thề lắm thế. Tợp xong ngụm nước chè, lão chốt lại phần lý luận, đèo, xứ này thề chống tham nhũng có mà thề cả năm.

Nhiều người đọc phần 1 đã rất bức xúc chuyện thề chống tham nhũng ở lễ hội làng Hòa Liễu đất cảng. Rằng sao chỉ có mấy ông bô lão, cán bộ thôn và dân làng, “đối tượng” này trên răng dưới cát tút, quần quật kiếm sống suốt ngày, một tí quyền hành bằng mẩu móng tay cũng không có, thì tham nhũng cái quái gì. Có mà chống vào mồm. Cán bộ chả ông nào chịu thò mặt ra thề, xã chẳng mấy ai, huyện càng vắng, thành phố không, trung ương chả dại gì. Có mà thề cá trê chui ống. Thề chưa ráo mép đã phạm tội thì tội càng nặng. Dại gì thề để lạy ông tôi ở bụi này, khai đang trốn trong đống rơm. Ngay cả như ông Phúc đặt tay trên ngực trịnh trọng thề trước quốc hội mà còn chẳng ăn ai, đâu có mấy người tin, vậy thề ở chùa xóm thì làm được trò gì. Vui là chính, lừa dân được tới đâu hay đến đấy. Cũng có người ôn hòa hơn, bảo rằng đây chỉ là lễ hội cấp làng, cao hơn tí nữa thì xã, chứ nó đã được nâng thành cấp huyện, thành phố, trung ương đâu mà bắt đám quan chức nhơ nhỡ, nhơn nhớn tới thề. V.v…

  Giời ạ, nhà cháu không định viết về mấy ý ấy, mà cái khác cơ. Về sự dốt nát.
Đọc hết các báo, tất nhiên là báo chí mậu dịch, báo quốc doanh, bởi xứ này không có loại báo nào khác, từ báo Hải Phòng tới báo Nhân Dân, báo ngành/đoàn thể như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công an, Quân đội, Lao động, báo nói như VTV đài truyền hình quốc gia, VOV đài mồm quốc gia, thông tấn như TTXVN, rồi các trang tin điện tử cấp huyện cấp tỉnh cấp trung ương… đều gọi cái lễ hội, hội thề ở chùa Hòa Liễu xứ Phòng ấy là “Hội minh thề”. Tôi xin nhấn mạnh, họ đều viết, đều nói là “thề”. Có những ông bà quan chức hoặc anh chị nhà báo ít chữ thậm chí còn phân tích, tán tỉnh minh thề tức là lời thề trong sáng, rõ ràng, không mù mờ giấu diếm, thể hiện sự sòng phẳng, minh bạch, công khai…
Giời ạ, thề ngay tại chùa, giữa thanh thiên bạch nhật, trước hàng nghìn con mắt cái tai của dân chúng sở tại và khách du xuân, có muốn mù mờ cũng chẳng được. Tán kiểu ấy là tán vớ tán vẩn, tuy nhiên cái sai lại nghiêm trọng ở chỗ khác.

Tên gốc của hội này là Minh thệ hội, Hội minh thệ. Đó là cụm từ gốc Hán Việt. Chữ “hội” ta không cần bàn, ai cũng tỏ rồi. Còn chữ “minh” và chữ “thệ”. Thệ nghĩa là thề, thề thốt. Minh cũng có nghĩa là thề, thề hẹn. Hầu hết cứ nhầm chữ “minh” chỉ là ánh sáng, sáng sủa. Chữ “minh” trong tiếng Hán có nhiều dạng tự đồng âm. Chữ “minh” nghĩa là thề khác với chữ “minh” nghĩa là ánh sáng. Hội minh thề có nghĩa là hội thề, chẳng sáng sủa chi hết, đừng có vơ vào, ghép vào, tán nhằng. Ai còn phân vân về chữ “minh” (thề) thì hãy đọc lại truyện Kiều của cụ Tiên Điền Nguyễn Du. “Đệ lời thệ hải minh sơn”. Cô Kiều từng cùng với chàng Kim thề thốt yêu nhau, thệ hải minh sơn nghĩa là thề (thệ) với biển, thề hẹn (minh) với núi, thề có núi và biển chứng giám, chúng tôi không dám sai lời. Khi gia cảnh gặp cơn tai biến, Kiều đành phải gác lại lời thề xưa để làm tròn chữ hiếu. Trong truyện Lục Vân Tiên của cụ đồ Chiểu cũng có chi tiết chàng Lục và cô Kiều Nguyệt Nga “mấy lời thệ hải minh sơn”. Trai gái ngày xưa yêu nhau là cứ phải thề, còn thời nay chưa kịp thề đã dẫn nhau đi nhà nghỉ.

Rất nhố nhăng, khi các ông bà chính quyền phục dựng lại hội thề đã chỉ chăm chút vào mấy thứ hình thức lòe loẹt mà không biết gọi đúng cái tên của nó. Ai đời lại nửa ta nửa tàu, gọi bằng “Hội minh thề”. Nếu ngại dùng tên cũ “Hội minh thệ” thì cứ gọi thẳng là hội thề, hội thề chống tham nhũng. Lại còn tán tụng minh thế này, sáng thế kia. Chắc nhiều người biết, thời Hậu Lê (Lê Lợi) có hội thề rất nổi tiếng, Lũng Nhai thệ hội, người đời sau gọi giản dị, chính xác, dễ hiểu là Hội thề Lũng Nhai. Cứ thế đi, chứ lại oắn oéo hội minh hội thề, chả giống ai.

Đám quan chức vốn chỉ chuyên về cao cấp chính trị nếu không biết gì đã đi một nhẽ. Đòi hỏi quan chức lãnh đạo phải có tầm văn hóa khác chi đòi gấu mọc sừng. Đằng này các bô lão, các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà sử siếc cũng chả thấy ai lên tiếng. Bảo rằng dốt thì giãy nảy lên, vậy sao cứ để cái sai nhí nhố đó truyền qua hết năm này tháng khác. (còn tiếp)

Nguyễn Thông

https://thongcao55.blogspot.com/2023/02

Một xã hội đầy dối trá, dân Việt không biết tin ai, Đành tin bọn tà giáo kinh doanh tâm linh!

Monday, February 6th, 2023
https://youtu.be/UnRlqWBLTJ4
Bấm để xem
Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 06/02/2023: CSVN có dám bắn hạ kkc của TQ không? – Quy định mới về phiếu tín nhiệm – 01 người Việt ở Anh bị phạt 375.000 bảng Anh vì trồng cần sa –  

Monday, February 6th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Đảng CSVN có dám bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc trên bầu trời Việt Nam

Lynn Huỳnh/ VNTB

06/02/2023

VNTB – Đảng có dám bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc trên bầu trời Việt Nam

‘Vật thể bay’ từ một ‘nước lạ’: Chờ ý kiến Bộ Chính Trị

Trung Quốc không hài lòng

Trung Quốc không hài lòng khi khinh khí cầu của họ bay trên bầu trời Mỹ đã bị không quân Hoa Kỳ bắn hạ.

Bắc Kinh tuy thừa nhận khinh khí cầu là của họ, nhưng nói đây chỉ là thiết bị dân sự và gió mạnh đã đẩy nó vào không phận Mỹ.

Chiếc khinh khí cầu đi vào không phận Mỹ đã vài ngày nhưng ban đầu Washington chưa bắn hạ vì lo ngại an toàn cho người dân ở dưới. Lầu Năm Góc chờ cho khinh khí cầu đi ra biển mới bắn hạ.

“Tôi nói họ hãy bắn hạ khinh khí cầu nhưng họ nói tôi là hãy chờ cho nó đi đến nơi an toàn”, ông Biden nói với Đài MSNBC.

Việc bắn hạ diễn ra sau nhiều ngày giới chức và dư luận Mỹ đề nghị chính quyền Biden phải bắn hạ ngay khinh khí cầu. Và ngày 4-2, Lầu Năm Góc cho biết đã cử một máy bay chiến đấu bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc ở ngoài khơi bờ biển Nam Carolina.

Ngày 5-2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng và phản đối mạnh mẽ việc Mỹ sử dụng vũ lực bắn hạ khí cầu của họ.

Câu hỏi mang tính liên tưởng: giả dụ một khinh khí cầu của Trung Quốc bay ở Nha Trang của Việt Nam chẳng hạn, liệu có lệnh bắn hạ nào được ban hành từ Bộ Tổng tham mưu Việt Nam?

Trả lời không mấy do dự ở đây của người viết là phải chờ đợi thỉnh thị ý kiến của Bộ Chính trị, vì đơn giản đây là ‘vật thể bay’ từ một ‘nước lạ’ (?!)

Câm như hến

Tiền lệ từng xảy ra ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào hồi trước dịch Covid-19. Các hướng dẫn viên cũng từ phía Trung Quốc đã thường xuyên “thuyết minh” với các đoàn khách du lịch Trung Quốc rằng “Việt Nam tách ra từ Trung Quốc”; thậm chí có trường hợp đoàn khách du lịch Trung Quốc căng băng-rôn bằng tiếng Trung Quốc với nội dung xuyên tạc về chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên không ghi nhận một phản ứng nào mang tính quyết liệt từ phía chính quyền địa phương cũng như từ Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Trước việc người Trung Quốc ngang nhiên làm hướng dẫn viên ở tháp bà Ponagar Nha Trang, một người dân nhìn nhận vì trở ngại ngôn ngữ nên không biết họ nói những gì. “Tôi không biết người Trung Quốc họ thuyết minh những gì về tháp. Điều này rất đáng ngại nếu họ thuyết minh không đúng sự thật, sai lệch lịch sử, văn hóa”, người dân này bày tỏ nghi ngại.

Một cựu quan chức thành phố Nha Trang cho biết từng phát hiện tình trạng người Trung Quốc giăng băng-rôn và tụ tập đông người ở công viên bờ biển Nha Trang, chùa Long Sơn để chụp hình. “Người Trung Quốc căng băng-rôn đủ màu sắc, màu xanh có, màu đỏ có… và khi phát hiện chúng tôi đã tiến hành thu giữ. Mà nếu thu về rồi, kiểm tra nội dung không tốt thì rất nguy hiểm”, ông cựu quan chức này nhận xét.

Theo giới hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam thì phía Trung Quốc đã lách quy định của Việt Nam trong chuyện hướng dẫn viên bằng việc giới thiệu đây là những “nhóm trưởng”, “lãnh đạo đoàn”; và như vậy xem ra họ có thể tha hồ thuyết minh kiểu “Việt Nam tách ra từ Trung Quốc” mà không còn lo ngại phía nhà chức trách Việt Nam nữa.

“Các “nhóm trưởng” – “lãnh đạo đoàn” này khi đưa khách tham quan ở Viện Hải dương học Nha Trang, tại mô hình cột mốc quần đảo Trường Sa, rất ngang ngược khi những hướng dẫn viên người Trung Quốc tỉnh bơ nói rằng đây là quần đảo của Trung Quốc” – ông QĐHT, một hướng dẫn viên chuyên tiếng Anh và Trung của một công ty du lịch tại Sài Gòn, kể lại như vậy.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Du-khach-TQ-o-Da-nang.jpg

Du khách Trung Quốc giăng băng-rôn ở Đà nẵng

Đâu chỉ vậy. Từng xảy ra ở Đà Nẵng việc một nhóm khách Trung Quốc đến quán bar vui chơi, nhưng sau đó có hành vi đốt tiền Việt Nam và thanh toán hóa đơn vui chơi tại bar bằng nhân dân tệ, tiền Trung Quốc.

Sự việc cụ thể như sau: một đoàn khách Trung Quốc vào quán bar ở TV Club trên đường Nguyễn Chí Thanh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng vui chơi, một khách Trung Quốc trong nhóm du khách không chịu mặc áo, nhân viên quán yêu cầu mặc áo vào. Đến nửa đêm về sáng, nhóm khách Trung Quốc gọi thanh toán, lúc này, vị khách không chịu mặc áo lúc đầu lấy trong túi quần ra tờ tiền Việt mệnh giá 200.000 đồng, đưa cho nhân viên cầm giúp rồi bất ngờ bật lửa đốt tờ tiền này.

Thấy hành động của vị khách trong nhóm, nhân viên quán bar đã yêu cầu đoàn khách tính tiền. Tuy nhiên, nhóm khách Trung Quốc lại nhất quyết đòi thanh toán bằng tiền nhân dân tệ, và viện lý do có đổi tiền Việt để tiêu xài khi đi du lịch ở Việt Nam nhưng đã hết, chỉ còn tiền nhân dân tệ để thanh toán. Sau đó, quán bar TV Club đã đồng ý thanh toán và yêu cầu nhóm khách ra ngoài.

Khi ấy, ngành chức năng Đà Nẵng cho biết, đối tượng khách Trung Quốc đốt tiền Việt tại quán bar đã xuất cảnh về nước nên khó xử lý đối tượng. Tuy nhiên sẽ xử lý khi đối tượng nhập cảnh lại Việt Nam…


Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm: Vợ con lãnh đạo cũng phải gương mẫu

05/02/2023

Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm: Vợ con lãnh đạo cũng phải gương mẫu
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bỏ phiếu tại Đại hội 13 ĐCSVN ở Hà Nội hôm 30/1/2021 (minh hoạ) 
https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có quy định mới về lấy phiếu chính trị trong đội ngũ lãnh đạo Đảng, bổ sung thêm yêu cầu vợ, chồng, con của lãnh đạo cũng phải chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Báo Nhà nước hôm 5/2 cho biết Quy định 96 được Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành thay thế Quy định số 262-QD/TW ngày 8/10/2014 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.

Một trong những mục đích chính của việc lấy phiếu tín nhiệm là đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Ngoài ra, theo Quy định, việc lấy phiếu tín nhiệm cũng góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ, giúp cán bộ “tự soi”, “tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác; là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ.

Quy định mới cũng giữ nguyên một số những điểm trong quy định cũ. 

Cụ thể, lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý khác tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ ba giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.

Phạm vi, đối tượng là cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc. Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu thì không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.

Có ba mức tín nhiệm ghi trên phiếu là: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, và “tín nhiệm thấp”.

Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp (từ 50-66,7%) thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.

Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Việc lấy phiếu tín nhiệm xét đến hai tiêu chí à phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).

Điểm đáng chú ý là trong quy định mới, ngoài lối sống, đạo đức và tinh thần trách nhiệm của người bị lấy phiếu, sự gương mẫu của vợ, chồng, con lãnh đạo trong việc chấp hành pháp luật cũng được xem xét. 

Việt Nam lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào năm 2013 và từ đó đến nay đã tổ chức ba lần lấy phiếu tín nhiệm.

Tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XI (2105), Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm Ban Chấp hành Trung ương đối với uỷ viên Bộ Chính trị. Sau đó việc lấy phiếu tín nhiệm này lại được tổ chức ở Hội nghị Trung ương 9 vào năm 2018.

Một số nhân sĩ, trí thức, và người dân theo dõi tình hình chính trị ở Việt Nam từng nhận xét với RFA rằng việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng chỉ mang tính hình thức và việc quy định ba mức tín nhiệm không hợp lý khi không có mức “không tín nhiệm”.

Công cuộc chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu thời gian gần đây càng gây chú ý khi ngay trước Tết Nguyên đán vừa qua, ba lãnh đạo cao cấp của Đảng gồm hai phó thủ tướng là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam cùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phải xin nghỉ hưu giữa chừng do các sai phạm trong quản lý.

Trong bài phát biểu tại lễ bàn giao chức vụ hôm 4/2 vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nói ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng. 

Tuy nhiên ông khẳng định: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận rõ ràng”.

Vụ tham nhũng liên quan đến Công ty Việt Á hiện thuộc diện được Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi và chỉ đạo. 

theo thông tin từ Bộ Công an, trong vụ án liên quan đến Công ty Việt Á, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 104 bị can, phong toả, kê biên số tài sản, tiền lên tới khoảng 1.700 tỷ đồng.

Cũng liên quan đến vụ án này, trong số những người bị bắt và khởi tố có cả những lãnh đạo cấp cao của Chính phủ bao gồm: cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và hàng chục lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y tế các tỉnh, thành phố.

Thời gian qua, trước khi ông Phúc mất chức, mạng xã hội ở Việt Nam đã có những đồn đoán về việc ông sẽ phải chịu kỷ luật vì vợ ông là bà Trần Thị Nguyệt Thu là “trùm” cuối trong vụ Việt Á.


Chủ tiệm nail người Việt bị buộc hoàn trả hơn 375.000 bảng Anh vì trồng cần sa 

VOA Tiếng Việt 

Rất nhiều người Việt bị buôn người sang Anh và bị sử dụng làm nhân công trong các nhà trồng cần sa bất hợp pháp.

Rất nhiều người Việt bị buôn người sang Anh và bị sử dụng làm nhân công trong các nhà trồng cần sa bất hợp pháp. 

Hai người Việt Nam bị kết án vì điều hành một mạng lưới trang trại cần sa trong những ngôi nhà trên khắp vùng Tây Bắc, Yorkshire và Midlands của Vương quốc Anh vừa bị buộc phải trả lại hơn 375.000 bảng Anh (khoảng 10,65 tỷ đồng) tiền lãi bất chính.

Truyền thông Anh cho biết hôm 2/2, Lin Van Dang và Thi Nguyet Nga Ho đã xuất hiện tại Tòa án Preston Crown, gần hai năm kể từ ngày họ bị kết án vì tham gia trong một kế hoạch trồng cần sa quy mô lớn.

Hai người này đã bị bắt cùng với Cam Thi Ho và Ho Qa Dong, sau khi cảnh sát đột kích vào những ngôi nhà và tiệm làm móng ở Blackburn, Darwen và Bolton vào năm 2019.

Vào tháng 10 năm đó, cảnh sát đến một ngôi nhà ở Dormer Street, Bolton, và phát hiện trong một căn phòng ngủ khóa kín một cuốn sổ chứa danh sách trồng cần sa chi tiết được viết bằng tiếng Việt, và giấy tờ liên kết ngôi nhà đó với ngôi nhà ở Darwen của hai bị cáo Van Dang và Thi với bị cáo Ho Qa Dong.

Ngày hôm sau, cảnh sát đã lục soát nhà của Van Dang và Thi Ho khi các bị cáo không có mặt, bốn người khác đã được tìm thấy trong nhà có liên quan đến cuộc điều tra.

Cảnh sát cũng tìm thấy 3.740 bảng Anh tiền mặt, một điện thoại “Burner” (loại điện thoại dùng tạm thời rồi vứt bỏ), liên kết với một số ngôi nhà trồng cần sa và thiết bị của Van Dang và một hóa đơn tiền điện nước trong chiếc Range Rover của Van Dang cho một nhà khác ở Phố Market, Tottington, nơi được phát hiện chứa hàng trăm cây cần sa.

Khi khám xét 5 ngôi nhà có liên kết với dữ liệu điện thoại, cảnh sát đã tìm thấy tổng cộng 1.489 cây cần sa với tổng giá trị ước tính lên tới hàng trăm nghìn bảng Anh.

Tất cả các địa chỉ nhà đều được thuê bằng tên giả, sử dụng giấy tờ giả bao gồm cả hộ chiếu giả.

Cuộc điều tra của cảnh sát Anh cho biết có nhiều kế hoạch thuê các ngôi nhà ở East Lancashire và sử dụng lao động bất hợp pháp để làm nhân viên và sống trong các ngôi nhà trồng cần sa.

Cảnh sát nói cặp Van Dang và Thi Ho hiện đang điều hành các tiệm nail ở Blackburn, có tổng thu nhập kê khai từ năm 2018 đến năm 2020 là 73.317 bảng Anh.

Tuy nhiên, một cuộc kiểm tra tài khoản ngân hàng của họ cho thấy số tiền gửi bằng tiền mặt tổng cộng là 225.889 bảng Anh.

Van Dang bị kết án 4 năm rưỡi tù giam, Cam Thi Ho bị kết án 3 năm và Ho Qa Dang bị kết án 27 tháng.

Thi Ho bị kết án 10 tháng, 12 tháng tù treo và bị cấm đi lại ba tháng.

Tại phiên xét xử hôm 2/2, Toà án của Anh đã ra lệnh cho Van Dang hoàn trả tổng cộng 321.323,59 bảng Anh và Thi Ho phải hoàn trả 64.875,82 bảng Anh.

Hai người này sẽ phải hoàn trả số tiền trong vòng ba tháng hoặc án tù mặc định ba năm đối với Van Dang và 10 tháng đối với Thi Ho sẽ được áp dụng.

Họ cũng được lệnh phải bồi thường 19.199,16 bảng Anh cho hai nạn nhân là chủ sở hữu ngôi nhà để trang trải các khoản thu nhập bị mất và tân trang lại tài sản đã bị sử dụng để trồng cần sa.


Nguyễn Thông – Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng 

Nói ngay, đó là hội được tổ chức vào giữa tháng giêng (khi nói tháng giêng nghĩa là theo lịch ta rồi, không cần phải viết tháng giêng âm lịch, còn ai đó gọi tháng 1 tây là tháng giêng thì hết sức ngớ ngẩn) ở làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, cùng huyện Kiến Thụy xứ Phòng (Hải Phòng) quê tôi. Từ nhà thày bu tôi tới chùa Hòa Liễu, nơi tổ chức hội thề, chỉ cách chưa đầy 3 cây số, phóng xe máy vèo cái đã tới. Hồi bé tôi hay sang đó, vác dậm lùng sục kiếm cá mú tôm tép ở những khu ruộng, đầm quanh chùa cổ.
Những năm ấy chả bao giờ thấy hội thề, đơn giản bởi chính quyền quy tất cả những gì của phong kiến là bảo thủ, lạc hậu, mê tín dị đoan, nên dẹp sạch. Đình to hoành tráng như đình Trà làng tôi họ còn phá tanh bành thì hội hè chả là quái gì. Tới giờ, trong tai tôi vẫn văng vẳng câu hát đầy khí thế cách mạng “Phá đình đi! Phá đình đi!” phổ biến tới cuối thập niên 60. Năm 1964 thì họ phá thật, lấy gỗ đá gạch ngói của ngôi đình thuộc hạng to nhất vùng duyên hải Bắc Bộ để làm… chuồng lợn. Chùa-đình Hòa Liễu, họ chưa kịp ra tay, còn ngự được tới giờ là may.
Cái hội thề này, tuy diễn ra ở làng Hòa Liễu khác xã, nhưng với dân làng Trà chúng tôi lại không hề xa lạ. Người khai sinh, đẻ ra nó là bà Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ đức vua đầu triều Mạc Đăng Dung, giữa thế kỷ 16. Bà người làng tôi, vốn con gái gia đình nông dân, nhưng xinh đẹp, giỏi giang. Khi đức ngài Mạc Đăng Dung quê làng Cổ Trai làm đảo chính lật nhà Lê lên ngôi vua, bà trở thành hoàng hậu. Câu dân gian “Cổ Trai đế vương, Trà Phương công chúa” nguyên do vậy.
Bà hoàng hậu họ Vũ từng phát tâm công đức xây nhiều ngôi chùa trong vùng, đáng kể nhất là chùa Trà Phương (Thiên Phúc tự) làng tôi, và chùa Hòa Liễu (cũng mang tên Thiên Phúc tự). Khi đã có chùa, dân chúng tu tập, rồi tổ chức những hội này lễ nọ, theo thời gian cứ thế mà dày lên, rồi cũng theo thời gian, trải qua dâu bể lại xẹp xuống, có khi mất tích.
Từ bấy, theo “chỉ đạo” của hoàng hậu, sinh ra hội thề. Cứ căn vào sử sách và lời người xưa, thì tên chính xác của nó là “Minh thệ hội”. Sinh thời, thày tôi vẫn nhắc đúng cái tên ấy, Minh thệ hội, đọc xuôi thành Hội minh thệ, diễn giải ra quốc ngữ là Hội thề. Khi thày tôi còn làm thư lại ở phủ Kiến Thụy (phủ chỉ cách chùa Hòa Liễu khoảng 2 cây số, năm cách mạng cướp chính quyền, phủ bị phá sạch sành sanh bởi nó là trụ sở đầu não của bọn thực dân phong kiến) hầu như năm nào cũng dự hội thề này nên biết rất rõ. Tới năm 1955, sau khi người Pháp rút hết khỏi Hải Phòng – Kiến An (Kiến Thụy khi ấy thuộc tỉnh Kiến An) thì chính quyền mới dẹp luôn, không hội thề hội thiếc gì sất. Cứ phong kiến là đào tận gốc, trốc tận rễ. Chết lịm mấy chục năm, tới năm 2002, người ta, cũng chính những ông bà đã dẹp, hoặc con cái các ông bà ấy, lại ra lệnh phục hồi “những tàn dư phong kiến”, chả riêng gì lễ hội Minh thệ.
Tôi biên sơ sơ những điều về lễ hội này, còn những thứ cần nói nhất liên quan tới nó (đang diễn ra), xin dành cho bài sau (đưa lên ngày mai, bởi dài quá rồi). (còn tiếp)
Nguyễn Thông


Nguy cơ lộ bí mật cá nhân, bí mật gia đình – 06/02/2023

VNTB – Nguy cơ lộ bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Ngọc Linh Lan

Bản thân đảng viên và vợ, chồng, con gương mẫu trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bạn đọc viết

Đó là một trong những quy định mới được ghi ở quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Văn bản này do Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành.

Điểm mới khác của quy định 96 là những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Theo tường thuật của báo chí thì quy định nêu rõ hai tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).

Trong đó có xét đến khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm; Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; Sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tôi không phải là đảng viên, nhưng tôi nghĩ thật vô lý khi làm một đảng viên thì không chỉ người đó bị mất một số quyền công dân theo Hiến định, mà cả vợ – chồng – con của họ cũng ‘vạ lây’ về quyền con người.

Trước hết có lẽ ngay cả Đảng và cá nhân ông Võ Văn Thưởng đều được giáo dục rằng Hiến pháp là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trong hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; hình thức và bản chất nhà nước; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hiến pháp được sử dụng rộng rãi ở tất cả các nước và đây chính là luật cơ bản của một nhà nước được áp dụng chung cho tất cả mọi công dân tại nước đó. Đây chính là cơ sở để tiến hành xây dựng những ngành luật cơ bản trong hệ thống của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra sẽ được cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng những văn bản pháp quy. Tất cả những văn bản pháp luật khác trong hệ thống của pháp luật Việt Nam đều phải được xây dựng trên cơ sở của hiến pháp và phù hợp với các quy định của hiến pháp.

Hiến pháp 2013, Điều 4.3 ghi rõ “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Vậy thì nội dung ở Điều 16.2 của Hiến pháp “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” được hiểu ra sao khi giờ đây Đảng đưa ra quy định Sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước ?

Nếu người nào đã đủ từ 18 tuổi, và quyết định không đi theo con đường phấn đấu theo di huấn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” cũng như bày tỏ hoài nghi và sẵn sàng phản biện các quyết sách của Đảng, thì về quyền Hiến định, người ấy tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.

Tôi nhớ sau tháng 4-1975, học trò ở Sài Gòn muốn thi vào đại học thì trước tiên phải đáp ứng tiêu chuẩn không phải là “con em ngụy quân ngụy quyền”. Chuyện phi lý này kéo dài đến cuối thập niên 80 thế kỷ trước. Nay thì là chuyện gương mẫu theo ý Đảng.

Tôi cho rằng riêng điều khoản về gương mẫu của vợ – chồng – con trong bối cảnh Việt Nam là đòi hỏi chính đáng, thế nhưng khi ấy nên hiểu thế nào về một quyền Hiến định tại Điều 21, rằng, “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.

Ở đây không khéo sẽ nhập nhằng lằn ranh xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Trong một góc nhìn khác, tôi đang chờ đợi báo chí có những bài viết cho biết các người con của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện đang làm gì, thu nhập là bao nhiêu, có đóng thuế thu nhập cá nhân đầy đủ hay không; trong những ngày lễ lớn, nhà riêng của những người con ông Trọng có tuân thủ quy định treo cờ nước hay không?

Ngoài ra, những người con của ông Nguyễn Phú Trọng có dự họp tổ dân phố ở địa phương theo định kỳ, có đóng góp các khoản kêu gọi tài chính của chính quyền địa phương như quỹ vì người nghèo, quỹ phòng chống thiên tai bão lụt, quỹ khuyến học,…

Tôi cho rằng với trách nhiệm của người đứng đầu Đảng, cá nhân ông Tổng bí thư cần chủ động mở rộng cửa, không phân biệt báo chí ‘lề’ nào cả trong việc ‘soi’ kỹ về vợ – con của Tổng bí thư; vì ông còn là Trưởng ban phòng, chống tham nhũng và tiêu cực của Đảng.

https://vietnamthoibao.org

Hoa Kỳ bắn hạ khinh khí cầu gián điệp Trung Quốc trên không phận Mỹ, kết thúc với cuộc khủng hoảng ngoại giao

Sunday, February 5th, 2023

Khinh khí cầu, được phát hiện vào đầu tuần này ở miền tây Hoa Kỳ, đã bị bắn hạ bởi một máy bay chiến đấu F-22 bằng một hỏa tiễn không đối không ngoài khơi bờ biển Nam Carolina.

Helene Cooper
Edward Vương

QuaHelene CooperEdward Vương

  • Ngày 4 tháng 2 năm 2023
Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 03/02/2023

Friday, February 3rd, 2023

Quê Hương tổng hợp


VinFast hoãn giao xe VF 8 tại Mỹ đến cuối tháng 2 

03/02/2023 

Reuters 

Xe VinFast xuất cảng ở Hải Phòng, ngày 25/11/2022.

Xe VinFast xuất cảng ở Hải Phòng, ngày 25/11/2022. 

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 02/02/2023: Dư luận viên VN trên Facebook – Chùa Hương có động Bàn Tơ (*) – CSVN: Thưởng 1 triệu USD nếu VĐV được huy chương vàng Olympic 2024? – Sáu người Việt đi lậu vào Mỹ từ Canada? 

Thursday, February 2nd, 2023

Quê Hương tổng hợp


Hơn 60 tổ chức, nhà hoạt động đòi Facebook xử lý nạn tài khoản giả, dư luận viên ở VN 

02/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Mark Zuckerberg - người sáng lập và là CEO của Facebook.

Mark Zuckerberg – người sáng lập và là CEO của Facebook. 

Hơn 60 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền và các Facebooker có nhiều ảnh hưởng hôm 1/2 gửi thư ngỏ kêu gọi ông chủ Facebook giải quyết tình trạng mạng lưới tài khoản giả, độc hại đang tồn tại và hoạt động mạnh tại Việt Nam nhằm phổ biến các thông tin sai lệch và gây thiệt hại cho các tài khoản thật.

Continue Reading »

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 01/02/2023: Tham nhũng, vật giá leo thang

Wednesday, February 1st, 2023

Quê Hương tổng hợp

Hoa Kỳ gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề công đoàn cho người lao động – 01/02/2023

Hoa Kỳ gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề công đoàn cho người lao động
Công nhân tại một nhà máy may ở Hà Nội (minh họa) – https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Hoa Kỳ đang gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề quyền của người lao động bao gồm cả việc cho phép các công đoàn lao động được hoạt động độc lập khỏi sự chi phối của Đảng Cộng sản.

Trang Nikkei Asia hôm 30/1 cho biết Hoa Kỳ cũng đang gia tăng các cảnh báo về việc sử dụng lao động cưỡng bức, đặc biệt là ở Tân Cương, Trung Quốc, nơi các vật liệu bông sợi được cung cấp cho ngành dệt may của Việt Nam.

Continue Reading »

“CÁCH MẠNG THÁNG TÁM” CÓ CẦN HAY KHÔNG??? – BS Phùng Văn Hạnh

Wednesday, February 1st, 2023
Continue Reading »

Chiến tranh Ukraine-Nga: Rishi Sunak bác bỏ việc gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine 

Tuesday, January 31st, 2023

Ngày 31 tháng 1 năm 2023 • 3:10 chiều

Những người lính Ukraine trở về từ tiền tuyến trong mùa đông ở Bakhmut
Những người lính Ukraine trở về từ tiền tuyến trong mùa đông ở BakhmutCredit : Anadolu Agency/Anadolu

Rishi Sunak đã bác bỏ việc gửi máy bay chiến đấu đến Ukraine với lý do điều đó “không thực tế”.

Người phát ngôn của Thủ tướng cho biết: “Máy bay chiến đấu … của Vương quốc Anh cực kỳ tinh vi và phải mất hàng tháng để học cách bay. Do đó, chúng tôi tin rằng việc gửi những máy bay phản lực đó đến Ukraine là không thực tế.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận với các đồng minh của chúng tôi về những gì chúng tôi nghĩ đâu là cách tiếp cận đúng đắn.”

Nó diễn ra khi ông Vladimir Johnson dự kiến ​​​​sẽ phát biểu tại một số sự kiện của Đảng Cộng hòa vào thứ Ba, nơi ông dự kiến ​​​​sẽ nhấn mạnh vấn đề viện trợ cho Ukraine.

Đêm qua, Joe Biden đã loại trừ việc gửi máy bay chiến đấu F-16 tiên tiến đến Ukraine, từ chối lời đề nghị từ Volodymyr Zelensky.

Maighna Nanu

Những gì chúng ta đã học được ngày hôm nay

  • Rishi Sunak loại trừ việc gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine với lý do “không thực tế.
  • Tình báo Anh cảnh báo rằng Nga đang cố gắng phát triển một “trục tiến công” mới để đánh lạc hướng quân đội Ukraine khỏi Bakhmut.
  • Guy Verhofstadt, một MEP và cựu điều phối viên Brexit của Nghị viện Châu Âu, cho rằng Nga có thể đã không xâm lược Ukraine nếu Vương quốc Anh vẫn là thành viên của EU. 
  • Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết Ukraine sẽ nhận được 120 đến 140 xe tăng trong “đợt giao hàng đầu tiên” từ liên minh gồm 12 quốc gia.
  • Tổng thống Vladimir Putin ủng hộ kế hoạch thành lập các trung tâm huấn luyện quân sự chung với Belarus.

Cảm ơn bạn đã theo dõi cùng với liveblog ngày hôm nay. Vui lòng theo dõi vào ngày mai để biết tất cả các bản cập nhật mới nhất.

Pháp: Gửi máy bay chiến đấu đến Ukraine không phải là điều cấm kỵ

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã nói “không có gì cấm kỵ” khi được hỏi về việc gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine.

Hôm qua, Emmanuel Macron nói rằng Pháp không loại trừ khả năng gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine , đặt Anh vào một cuộc xung đột với Đức.

Ông Macron nói rằng “về nguyên tắc không có gì bị loại trừ”, nhưng chỉ khi một số điều kiện nhất định được đáp ứng và điều đó không dẫn đến “leo thang”.

Guy Verhofstadt: Nga có thể đã không xâm lược Ukraine nếu không có Brexit

Guy Verhofstadt đã nói rằng Vladimir Putin có thể đã không bao giờ xâm lược Ukraine nếu Anh không bỏ phiếu cho Brexit.

Ông Verhofstadt, một người theo chủ nghĩa liên bang mơ ước về một Hợp chủng quốc châu Âu và là cựu thủ tướng Bỉ, là người đứng đầu Brexit của Nghị viện châu Âu trong các cuộc đàm phán Anh-EU đầy gian khổ. 

Hôm thứ Hai, ông Verhofstadt cho biết ông có một “giấc mơ” rằng Vương quốc Anh và Ukraine có thể gia nhập EU trong 5 năm tới .

Phát biểu với LBC hôm thứ Ba, nhân kỷ niệm ba năm ngày Vương quốc Anh rời EU , ông nói: “Một châu Âu thống nhất, chắc chắn là về các vấn đề quốc phòng, sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn. Tôi nghĩ có lẽ không có Brexit, có lẽ không có cuộc xâm lược. Tôi không biết.

“Hãy hy vọng rằng Anh có thể tham gia lại và hãy hy vọng rằng Ukraine có thể tham gia và tại sao không trong vòng 5 năm?”


Tin nóng: Pháp gửi thêm 12 khẩu pháo Cesar tới Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết Pháp sẽ gửi thêm 12 khẩu lựu pháo Caesar tới Ukraine để phục vụ cuộc chiến chống quân xâm lược Nga.

Ông Lecornu cho biết trong một cuộc họp báo chung ở Paris với người đồng cấp Ukraine Oleksiy Reznikov rằng các khẩu pháo, cộng với 18 khẩu đã được chuyển giao, sẽ được tài trợ từ quỹ 200 triệu euro (217 triệu USD) mà Pháp thành lập để tài trợ vũ khí cho Kiev.


Ukraine nói đã ngăn Nga cắt đứt đường tiếp tế phía đông

Ukraine hôm thứ Ba cho biết các lực lượng của họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga trên một con đường gần thị trấn Bakhmut phía đông, ngăn cản Moscow giành quyền kiểm soát một tuyến đường tiếp tế quan trọng của Ukraine.

Phát biểu trên truyền hình, người phát ngôn quân đội Serhiy Cherevaty cho biết quân đội Nga đã không thể cắt đứt con đường dẫn từ thị trấn Chasiv Yar đến Bakhmut. “Quân đội Nga không thể cắt đứt con đường được sử dụng để tiếp tế cho Lực lượng vũ trang Ukraine. Quân đội Ukraine ở Bakhmut được cung cấp mọi thứ cần thiết”, ông nói.

Ông cho biết Bakhmut vẫn là một trong những trọng tâm chính của các cuộc tấn công của Nga, bao gồm các cuộc tấn công bằng pháo binh và tấn công bằng bộ binh.

Trước đó vào thứ Ba, Nga cho biết các lực lượng của họ đã giành quyền kiểm soát Blahodatne, một ngôi làng nhỏ ở phía bắc Bakhmut.

Xem: Biden loại trừ việc gửi F16 đến Ukraine

Sunak: Bế tắc chiến tranh kéo dài có lợi cho Nga

Rishi Sunak đã xác định sau khi hoàn thành đánh giá rằng “bế tắc kéo dài” trong cuộc chiến ở Ukraine sẽ có lợi cho Nga và do đó ủng hộ việc tăng cường hỗ trợ cho Kyiv.

Kể về cuộc họp Nội các hôm thứ Ba, người phát ngôn chính thức của Thủ tướng cho biết: “Ông ấy nói kể từ khi trở thành Thủ tướng, ông ấy đã xem xét cách tiếp cận của Vương quốc Anh và kết luận rằng sự bế tắc kéo dài trong cuộc xung đột sẽ chỉ có lợi cho Nga.

“Đó là lý do tại sao ông ấy quyết định có cơ hội tăng tốc hỗ trợ của Vương quốc Anh hợp tác chặt chẽ với các đồng minh của chúng tôi để mang lại cho Ukraine cơ hội thành công cao nhất và tận dụng tối đa cơ hội mà lực lượng Nga đang ở thế yếu.

“Ông ấy nói rằng chiến lược mới cũng sẽ chứng kiến ​​những nỗ lực ngoại giao lớn hơn và lập kế hoạch làm việc với người Ukraine về cách tái thiết sau khi xung đột kết thúc.”


Ukraine nhận 120-140 xe tăng trong ‘đợt giao hàng đầu tiên’

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết Ukraine sẽ nhận được 120 đến 140 xe tăng trong “đợt giao hàng đầu tiên” từ liên minh gồm 12 quốc gia.

Hồi đầu tháng, Ukraine đã nhận được cam kết từ một nhóm các nước phương Tây cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực để giúp các lực lượng của Kiev chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Nga.

“Liên minh xe tăng hiện có 12 thành viên. Tôi có thể lưu ý rằng trong đợt đóng góp đầu tiên, lực lượng vũ trang Ukraine sẽ nhận được từ 120 đến 140 xe tăng kiểu phương Tây”, ông Kuleba cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến.


Ảnh: Quân nhân Ukraine ở Bakhmut

Quân nhân Ukraine ở Bakhmut
Quân nhân Ukraine ở BakhmutCredit : STRINGER /REUTERS


Nga xây ‘trục mới’ để đánh lạc hướng lực lượng Ukraine

Tình báo Anh cảnh báo Nga đang cố gắng phát triển một “trục tiến công” mới để đánh lạc hướng quân đội Ukraine khỏi Bakhmut.

Trong bản cập nhật tình báo mới nhất, Bộ Quốc phòng cho biết: “Các chỉ huy Nga có khả năng đang nhắm tới việc phát triển một trục tiến công mới vào tỉnh Donetsk do Ukraine kiểm soát và chuyển hướng các lực lượng Ukraine khỏi khu vực Bakhmut đang bị tranh chấp gay gắt.”

MoD cho biết có “khả năng thực tế” là Nga sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu cục bộ trong lĩnh vực này, nhưng nói thêm rằng “không chắc” có đủ quân để đạt được bước đột phá quan trọng trong hoạt động.

Đêm qua, Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết các lực lượng Nga đã nã pháo vào hàng chục khu định cư ở khu vực Bakhmut trong 24 giờ qua.


Chính phủ Anh (Downing Street) đã nói rằng việc gửi máy bay chiến đấu của Anh đến Ukraine là “không thực tế”

Phố Downing cho rằng việc gửi máy bay chiến đấu của Anh đến Ukraine để hỗ trợ cuộc chiến chống lại Nga là “không thực tế”.

Người phát ngôn chính thức của Thủ tướng cho biết: “Các máy bay chiến đấu Typhoon và F35 của Vương quốc Anh cực kỳ tinh vi và phải mất hàng tháng để học cách bay, do chúng tôi tin rằng việc gửi những máy bay phản lực đó đến Ukraine là không thực tế.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp và tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine và lắng nghe cẩn thận các yêu cầu của họ.

“Đó là khoảng thời gian cần thiết để học cách sử dụng những phần thiết bị rất phức tạp là yếu tố hạn chế trong trường hợp này nhưng chúng tôi sẽ khám phá thêm những gì chúng tôi có thể làm để hỗ trợ Ukraine.”


Putin ủng hộ các trung tâm huấn luyện quân sự với Belarus

Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Ba ủng hộ kế hoạch thành lập các trung tâm huấn luyện quân sự chung với Belarus, với lo ngại rằng Minsk có thể tham gia cuộc xung đột Ukraine để chiến đấu với Moscow.

Trong một sắc lệnh được công bố hôm thứ Ba, Putin giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao tiến hành đàm phán với Belarus và ký một thỏa thuận thành lập các cơ sở.

Tài liệu không chỉ rõ họ sẽ đặt trụ sở ở đâu.

Minsk cho phép Moscow sử dụng lãnh thổ Belarus làm bệ phóng cho cuộc tấn công Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm ngoái.


Ba Lan không đàm phán gửi F-16 tới Ukraine

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan hôm thứ Ba cho biết Ba Lan không đàm phán để gửi máy bay chiến đấu F-16 tới Ukraine, một ngày sau khi Mỹ bác bỏ việc cung cấp máy bay chiến đấu cho quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này.

“Không có cuộc thảo luận chính thức nào về việc chuyển giao F-16 vào lúc này”, Wojciech Skurkiewicz của Ba Lan nói với AFP.


Nhật Bản và NATO cam kết đáp trả ‘cứng rắn’ trước các mối đe dọa của Trung Quốc, Nga

Jens Stoltenberg cho biết Nhật Bản và NATO phải “đoàn kết và kiên định” trước các mối đe dọa an ninh do Trung Quốc, Triều Tiên và cuộc chiến của Nga ở Ukraine gây ra, Jens Stoltenberg cho biết hôm thứ Ba tại Tokyo.

Stoltenberg, tổng thư ký của liên minh quân sự châu Âu và Bắc Mỹ, cảnh báo rằng Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở Ukraine và “học những bài học có thể ảnh hưởng đến các quyết định trong tương lai của họ”.

Ông đã nói chuyện cùng với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sau khi hai người có cuộc hội đàm trong khuôn khổ chuyến công du châu Á của ông Stoltenberg nhằm tăng cường quan hệ với các đồng minh dân chủ.

Ông nói: “Những gì đang xảy ra ở châu Âu hôm nay có thể xảy ra ở Đông Á vào ngày mai. Vì vậy, chúng ta phải đoàn kết và vững vàng, sát cánh cùng nhau vì tự do và dân chủ”.

Stoltenberg và Kishida cho biết họ lo lắng trước sự hợp tác ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nga.


Boris Johnson gặp đảng Cộng hòa Hoa Kỳ để thúc đẩy viện trợ Ukraine

Boris Johnson dự kiến ​​​​sẽ cầu xin Hoa Kỳ gửi thêm viện trợ cho Ukraine sau khi Joe Biden từ chối yêu cầu gửi máy bay chiến đấu của Zelensky.

Cựu thủ tướng Anh dự kiến ​​sẽ phát biểu tại một số sự kiện của Đảng Cộng hòa vào thứ Ba, nơi ông dự kiến ​​sẽ nhấn mạnh vấn đề viện trợ cho Ukraine.

Dân biểu Joe Wilson, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cho biết ông Johnson sẽ phát biểu tại một câu lạc bộ tư nhân của đảng Cộng hòa ở Washington vào tối nay.

Todd Young, thượng nghị sĩ Mỹ, cho biết ông Johnson cũng dự kiến ​​gặp một nhóm thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa.

Vào thứ Tư, cựu thủ tướng Anh sẽ thảo luận về sự cần thiết của “sự đoàn kết và hỗ trợ của phương Tây đối với Ukraine và những gì có thể làm hơn nữa để chống lại mối đe dọa mà Nga đặt ra” tại nhóm chuyên gia cố vấn của Hội đồng Đại Tây Dương.

Các cuộc đàm phán diễn ra sau khi Biden loại trừ việc gửi máy bay chiến đấu F-16 tới Ukraine, giáng một đòn nặng nề vào các nhà lãnh đạo Ukraine, những người đã đưa máy bay phản lực lên hàng đầu trong danh sách vũ khí mong muốn mới nhất của họ.


Ảnh: Một cậu bé đứng trên chiếc xe tăng Nga bị phá hủy được trưng bày ở trung tâm thành phố Kiev

Một cậu bé đứng trên chiếc xe tăng Nga bị phá hủy trưng bày ở trung tâm thành phố Kiev
Một cậu bé đứng trên chiếc xe tăng Nga bị phá hủy được trưng bày ở trung tâm thành phố KyivCredit : Daniel Cole/AP


Kyiv chỉ trích tổng thống Croatia vì nói Crimea sẽ không trở về Ukraine

Ukraine đã chỉ trích tổng thống Croatia vì nói rằng Crimea sẽ không bao giờ bị chiếm lại, gọi những nhận xét đó là “không thể chấp nhận được,” Nick Squires viết .

Kiev đang phản ứng trước những bình luận của Tổng thống Zoran Milanovic, người nói rằng “rõ ràng là Crimea sẽ không bao giờ là một phần của Ukraine nữa”.
Các lực lượng Nga đã chiếm bán đảo Biển Đen vào năm 2014 nhưng Ukraine đã nhiều lần tuyên bố sẽ lấy lại lãnh thổ này, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc kéo dài cuộc chiến với Moscow.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko viết trên Facebook: “Chúng tôi coi những tuyên bố của tổng thống Croatia là không thể chấp nhận được, người đã thực sự nghi ngờ về sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

Tổng thống Milanovic chỉ trích phương Tây cung cấp cho Ukraine xe tăng hạng nặng và các loại vũ khí khác trong chiến dịch chống lại Nga, đồng thời cho rằng việc cung cấp vũ khí sẽ chỉ kéo dài chiến tranh.


Putin chống phương Tây, BBC, đánh giá: một cái nhìn sâu sắc đáng sợ về tâm trí của nhà lãnh đạo Nga

“Boris, tôi không muốn làm anh bị thương, nhưng với một quả tên lửa thì sẽ chỉ mất một phút thôi.” 

Không phải lời của một nhân vật phản diện Bond mà là của Vladimir Putin, trong cuộc điện thoại với Boris Johnson , vào đêm trước cuộc xâm lược Ukraine. 

Đó là một trong nhiều khoảnh khắc nội bộ được tiết lộ trong Putin vs the West (BBC Two), được quảng cáo là câu chuyện về việc Putin đã sai lầm như thế nào đối với phương Tây trong thập kỷ dẫn đến chiến tranh.

Đọc thêm bài đánh giá của Anita Singh về Putin vs phương Tây tại đây


‘Tình hình ổn định f—d’: Người Nga áp sát cửa ngõ vào Bakhmut

Với mỗi vụ nổ, những con chim bồ câu trên Chasiv Yar phân tán theo một hướng mới. Roland Oliphant viết: “Những cải cách thì thầm của chúng, lại có một đợt bùng nổ khác, và đàn lại bị chia cắt .

Rồi đâu đó, tiếng trống dồn dập của một loạt tên lửa Grad. Serhiy Chaus, thị trưởng của thị trấn Donbas nhỏ bé này, không nao núng.  

tmg.video.placeholder.alt XoVFcJxo9hM

“Ổn định. Ổn định f—-d,” anh ấy nói khi được yêu cầu tóm tắt tình hình trong thị trấn của anh ấy vào sáng thứ Hai. 

Đọc: ‘Tình hình ổn định f—d’: Người Nga áp sát cửa ngõ vào Bakhmut 


Tòa án Nga phạt Twitch của Amazon 57.000 đô la về nội dung Ukraine

Hãng thông tấn Interfax đưa tin, một tòa án Nga hôm thứ Ba đã phạt dịch vụ phát trực tuyến Twitch 4 triệu rúp (57.000 USD) vì không xóa những gì họ cho là “giả mạo” về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Twitch, thuộc sở hữu của Amazon, đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Moscow từ lâu đã phản đối việc các nền tảng công nghệ nước ngoài phân phối nội dung vi phạm các hạn chế của họ, và các tòa án Nga thường xuyên áp dụng các hình phạt. ($1 = 70,3200 rúp)


Nga và Belarus bắt đầu huấn luyện chung nhân viên quân sự

Nga và Belarus đã bắt đầu khóa đào tạo nhân viên kéo dài một tuần cho bộ chỉ huy chung của nhóm lực lượng khu vực của họ, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết hôm thứ Ba.

Bộ này cho biết thêm trong tuyên bố của mình, cuộc huấn luyện là một phần của quá trình chuẩn bị cho cuộc tập trận chung mà hai nước sẽ tổ chức tại Nga vào tháng 9.


Nga-Ukraine qua hình ảnh:

Các sĩ quan của đơn vị chiến đấu OMON huấn luyện với súng trường tấn công tại căn cứ của họ ở Podolsk, ngoại ô Moscow, Nga
Các sĩ quan của đơn vị chiến đấu OMON huấn luyện với súng trường tấn công tại căn cứ của họ ở Podolsk, ngoại ô Moscow, Nga . Ảnh: Contributor#8523328/Getty Images EUROPE
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Ukraine di chuyển trong một đoàn xe trên con đường băng giá ở vùng Donetsk
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Ukraine chạy thành đoàn trên con đường băng giá ở vùng Donetsk . Ảnh: YASUYOSHI CHIBA/AFP
Năm chiếc máy bay phản lực F-16 "Fighting Falcon" của Không quân Hoa Kỳ bay theo đội hình trên bầu trời Hoa Kỳ trên đường tham gia một cuộc tập trận.
Năm chiếc máy bay phản lực F-16 “Chim ưng chiến đấu” của Không quân Hoa Kỳ bay theo đội hình vang dội trên bầu trời Hoa Kỳ trên đường tham gia một cuộc tập trận. ẢNH: HANDOUT /Reuters


Scholz tìm cách tập hợp sự ủng hộ của Ukraine ở Nam Mỹ thất bại

Nỗ lực của Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong tuần này nhằm tập hợp sự ủng hộ dành cho Ukraine trước sự xâm lược của Nga trong chuyến công du Nam Mỹ đầu tiên của ông đã thất bại, với việc Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nhắc lại quan điểm của ông rằng cả hai bên đều cùng đổ lỗi.

Trong một cuộc họp báo chung với Lula ở Brasilia, Scholz cho biết ông rất vui mừng khi Brazil trở lại sân khấu thế giới. Nhưng ông trở nên lạnh lùng khi lãnh đạo cánh tả đồng nghiệp của ông trình bày quan điểm của ông về cuộc chiến Ukraine.

Lula nói với các phóng viên: “Tôi nghĩ Nga đã phạm sai lầm kinh điển khi xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia khác, vì vậy Nga đã sai”.

“Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng khi một người không đánh nhau thì hai người sẽ không đánh nhau. Bạn phải muốn có hòa bình”, ông nói và cho biết thêm rằng ông đã nghe rất ít từ cả hai bên về việc tìm kiếm một kết thúc hòa bình cho chiến tranh.

Ông Lula cũng cho biết Brazil sẽ không cung cấp đạn dược cho pháo phòng không Gepard do Đức sản xuất cho Ukraine, như được cho là do Đức yêu cầu.

Ông nói, Brazil sẽ làm việc với các nước khác để giúp đạt được hòa bình ở Ukraine, vì đất nước của ông không đứng về bên nào.


Biden loại trừ việc gửi F-16 tới Ukraine nhưng Macron vẫn có thể gửi máy bay chiến đấu của Pháp

Joe Biden đã loại trừ việc gửi máy bay chiến đấu F-16 tiên tiến tới Ukraine, từ chối lời đề nghị từ Volodymyr Zelensky.

Tổng thống Mỹ đang phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng vào tối thứ Hai khi được hỏi liệu Washington có cung cấp máy bay chiến đấu đa năng một động cơ cho Kiev hay không. Anh chỉ trả lời đơn giản: “Không”.

Quyết định này đã giáng một đòn nặng nề vào các nhà lãnh đạo Ukraine, những người đã đưa máy bay phản lực lên hàng đầu trong danh sách vũ khí mong muốn mới nhất của họ. Chính phủ của ông Zelensky đã nhiều lần thúc giục Hoa Kỳ cung cấp máy bay hiện đại, đây sẽ là một bản nâng cấp đáng kể từ các máy bay chiến đấu MiG và Sukhoi thời Liên Xô của quân đội Ukraine.

Chuyện Việt Nam Thứ Ba 31/01/2023: Mì ăn liền, thanh long từ VN chứa chất độc – Cáp quang biển mạng VN bị hư – Hà Nội: hàng ngàn người cúng sao ở chùa Phúc Khánh – Tỉnh nghèo Nghệ an có xe hơi nhiều nhất nước

Tuesday, January 31st, 2023

Quê Hương tổng hợp


Ủy ban châu Âu kiểm soát chất Ethylene Oxide trong mì ăn liền, thanh long từ Việt Nam

30/01/2023

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/mi-an-lien-700x480.jpg
Năm 2022, mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam bị nhiều quốc gia thu hồi và tiêu hủy vì chứa chất EO vượt mức. (Ảnh minh họa: Kit Leong/Shutterstock) 

Ngày 30/1, Bộ Công thương Việt Nam cho biết Ủy ban châu Âu tiếp tục đưa mì ăn liền và thanh long của Việt Nam vào diện kiểm tra tại cửa khẩu với tần suất kiểm tra 20% về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (tồn dư chất Ethylene Oxide – EO). Năm 2022 vừa qua, hàng loạt vụ thu hồi và tiêu hủy mì ăn liền có xuất xứ từ Việt Nam tại các thị trường nước ngoài do có chứa chất EO vượt mức quy định.

Năm 2022, mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam bị nhiều quốc gia thu hồi và tiêu hủy vì chứa chất EO vượt mức. (Ảnh minh họa: Kit Leong/Shutterstock)

Theo thông tin của Bộ Công thương Việt Nam hôm 30/1, mì ăn liền và thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu sẽ tiếp tục bị kiểm tra tại cửa khẩu với tần suất tới 20%. Đây là thông báo của Ủy ban châu Âu quy định về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào thị trường thuộc khối Liên minh châu Âu (EU).

Theo thông báo mới, các mặt hàng gia vị vốn bị kiểm soát ở mức 50% như: Rau mùi, húng quế, bạc hà, mùi tây đã được đưa ra khỏi danh mục kiểm soát.

Tuy vậy, mặt hàng đậu bắp đã bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%.

Bên cạnh đó, mặt hàng ớt vẫn còn nằm trong danh mục kiểm soát tại cửa khẩu của EU với tần suất kiểm soát chất lượng là 50%.

Trước đó, mặt hàng mì ăn liền xuất xứ từ Việt Nam đã vướng rất nhiều vụ thu hồi và tiêu hủy tại các thị trường như: Đài Loan, Ireland, Malta, Đức, Ba Lan, v.v… Đáng chú ý, vào tháng 7/2022, tờ Focus Taiwan từng đưa tin, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) cho biết một số lô hàng mì ăn liền từ Việt Nam đã bị các quan chức Hải quan Đài Loan thu giữ và tiêu hủy sau khi bị phát hiện có chứa thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng tại quốc gia này.

Cụ thể, các quan chức hải quan đã thu giữ các lô hàng tổng cộng 1.116 kg (hơn 1,1 tấn) được nhập khẩu bởi Công ty Simple Mart Retail từ Việt Nam. Số lô hàng này được phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trong một gói gia vị bên trong một loại mì ăn liền (có tên là JINRO RAMENJ INRO) với hương vị thịt bò kiểu Hàn Quốc (chứa khoảng 63.729 phần triệu ppm dư lượng chất EO), TFDA Đài Loan cho biết.

Tới tháng 8/2022, TFDA (thuộc Bộ Y tế Đài Loan) tiếp tục thu giữ và tiêu hủy 1.440 kg (hơn 1,4 tấn) mì Omachi xốt tôm chua cay nhập khẩu từ Việt Nam thông qua Công ty Qianyu (Thiên Du). Cơ quan chức năng Đài Loan phát hiện trong gói bột gia vị mì gói hương vị tôm chua cay của Omachi có chứa 0,195 mg/kg Ethylene Oxide.

Tháng 11/2022, Bộ Công thương Việt Nam cho biết Cơ quan TFDA lại công bố một lô hàng (khoảng 945 kg) mì ăn liền tôm chua cay nhãn hiệu Gấu Đỏ (tên tiếng Anh là SOUR-HOT SHRIMP FLAVOR INSTANT NOODLES) bị phát hiện có chứa Ethylene Oxide (EO) ở Đài Loan.

Sản phẩm này của Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Foods) và được một doanh nghiệp của Đài Loan nhập khẩu. Qua kiểm tra, cơ quan Đài Loan phát hiện tại cửa khẩu hàm lượng chất cấm không phù hợp tiêu chuẩn. Trong đó, hàm lượng Ethylene Oxide (EO) được phát hiện lần này không chỉ trên gói gia vị (3,438mg/kg) mà còn phát hiện cả ở vắt mì (0,107mg/kg).

https://trithucvn.org/kinh-te/uy-ban-chau-au-kiem-soat-chat-ethylene-oxide-trong-mi-an-lien-thanh-long-tu-viet-nam.html/amp


Bốn trong năm tuyến cáp quang biển nhà mạng Việt Nam khai thác đang bị lỗi – RFA
31/01/2023

Bốn trong năm tuyến cáp quang biển nhà mạng Việt Nam khai thác đang bị lỗi

Ảnh minh họa: Ảnh minh hoa: các tuyến cáp quang biển gặp sự cố đang sửa chữa 

VoV/Congly/RFAedited 

Thêm tuyến cáp quang biển Intra Asia -IA (còn gọi là Liên Á) đã gặp sự cố trong năm 2023 làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore.

Trong khi đó, tuyến cáp quang biển quốc tế APG (Asia Pacific Gateway) bị đứt trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore bị sự cố hôm 21/1, tức 30 Tết Quý Mão, hiện vẫn chưa sửa xong.

Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho Vietnamnet hay tin trên trong ngày 28/1.

Theo ISP, tuyến cáp biển Intra Asia (IA) đã gặp sự cố do đứt cáp tại vị trí cách trạm cập bờ Singapore khoảng 130 km. Sự cố làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore của tuyến cáp Liên Á.

Với sự cố mới nhất trên tuyến cáp IA, tính đến thời điểm hiện nay, có 4/5 tuyến cáp biển các nhà mạng Việt Nam khai thác đang bị lỗi. Với tình hình trên, đại diện ISP cho biết “Tình hình rất căng, các nhà mạng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng”.

Tờ Vietnamnet dẫn lời ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho rằng: “Đây là một bài học tốt cho các nhà mạng Việt Nam, tức là mọi kịch bản xấu nhất đều cần được tính tới và có phương án chuẩn bị ứng phó”. Ông Bình cũng đưa ra nhận định tình trạng chập chờn và giảm chất lượng truy cập Internet quốc tế cục bộ sẽ còn kéo dài trong vài tuần tới.

Được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, Liên Á là một trong năm tuyến cáp quang biển đang chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với 4 tuyến khác gồm Asia Pacific Gateway (APG), Asia America Gateway (AAG), AAE-1 (Asia – Africa – Euro 1) và SMW3 (còn gọi là SEA – ME – WE3).

Có tổng chiều dài 6.800 km, tuyến cáp biển Liên Á kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, HongKong và Nhật Bản. Liên Á được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực.


Hà Nội: Cả ngàn người cúng sao La Hầu ở chùa Phúc Khánh

Lê Thiệt /SGN
30/01/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/06-cung-sao-giai-han-1.jpg
Không chỉ có người già mới mê tín đi cúng sao giải hạn, trong số người cúng sao tại chùa Phúc Khánh có rất nhiều người trẻ – Ảnh: Zing News 

Các nhà tu hành, các chuyên gia Phật học đều cho biết, đạo Phật không chủ trương và tổ chức cúng sao, không tổ chức cúng giải hạn cho ai hết. Đạo Phật chỉ dạy Phật tử cách tu để giải tai ách cho chính mình.

Thế nhưng, cứ ngày đầu năm tại chùa Phúc Khánh, Hà Nội (và nhiều chùa khác) cả ngàn người chen chân, chịu lạnh giá, ngồi chật kín khuôn viên chùa, tràn ra cả ngoài đường, cho sư thầy ở đấy làm lễ giải hạn do năm Quý Mão “phải” mang sao xấu.

Cụ thể năm nay, 19h mùng 8 tháng Giêng (29/2), chùa Phúc Khánh cúng giải hạn sao La Hầu; tối 15 tháng Giêng (5 Tháng Hai) cúng giải hạn sao Thái Bạch; tối 18 tháng Giêng (8 Tháng Hai) cúng giải hạn sao Kế Đô.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/06-cung-sao-giai-han-2.jpg
Bên trong, nhà chùa tấp nập tiếp nhận phiếu đăng ký và thu phí dâng sao giải hạn của người dân. Một đơn giải hạn 300 ngàn đồng – Ảnh: Zing News 

Năm nay, ngay từ 16h chiều, đã có nhiều người đến chùa ghi sớ, đóng tiền và giành chỗ ngồi. Mỗi người ghi tên được nhà chùa phát cho một cuốn sách mỏng nói về cung mệnh và sao theo từng tuổi. Ban tổ chức cho biết, ngày hôm nay có gần 1.000 cuốn sách được phát cho người dân và phật tử.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/06-cung-sao-giai-han-3.jpg

Trước giờ lễ một tiếng, cả bên trong và bên ngoài sân chùa chật kín phật tử và du khách chờ làm lễ, chủ yếu là phụ nữ – Ảnh: Zing News 

Chưa kể tiền cúng dường, nếu chỉ tính lệ phí giải sao mỗi người đóng 300 ngàn đồng/người (khoảng 12.78 đô la Mỹ), tối mùng 8 Tết nhà chùa đã thu vào khoảng 300 triệu đồng (12,780 đô la Mỹ).

Một phật tử đứng ngoài đường cho biết: “Tôi chen chân mãi mới đóng được tiền, rồi ra ngoài đứng, bên trong ngộp lắm. Tôi nhớ năm 2019 (trước khi có đại dịch Covid-19), sư thầy chùa Phúc Khánh thu 150 ngàn đồng/người, năm nay như vậy là tăng gấp đôi”.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/06-cung-sao-giai-han-4.jpg
Khuôn viên chùa Phúc Khánh nhỏ hẹp, người dân ngồi tràn từ trong ra bên ngoài cổng chùa lẫn lòng đường – Ảnh: Zing News 

Đêm mùng 8 Tết thời tiết tại Hà Nội khá lạnh, chỉ từ 12 -14 độ C, nhiều người vẫn cố gắng ngồi ngoài trời ít nhất 2 tiếng từ khi chờ đến lúc nhà sư tụng kinh làm lễ.

Tài khoản Dung Đặng chia sẻ trên Facebook: “Tuy Giáo hội không công nhận cúng sao, giải hạn là phật sự, nhưng do tính ngưỡng dân gian nên chùa mang danh ‘cúng giùm’ nhưng thu tiền thật. Tôi cho rằng các chức sắc Giáo hội Phật giáo ở Hà Nội cũng mắt nhắm mắt mở cho các chùa làm để kiếm thêm thu nhập”.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/06-cung-sao-giai-han-5.jpg

Công an quận Đống Đa điều động 300 công an đến làm ngoài giờ để bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực chùa Phúc Khánh – Ảnh: Zing News 

Với thu nhập mỗi ngày cúng sao giải hạn cao như thế thì khó có chùa nào đúng ngoài cuộc chơi. Dung Đặng cho rằng “mỗi ngày tổ chức cúng sao, các thầy kiếm cả trăm triệu đồng thì dại gì không cúng”.

Tuy nhiên, các chùa cũng không thu về được toàn bộ số tiền đó, vì còn phải chia cho địa phương nữa, để họ giữ trật tự bên ngoài cho chùa. Có thể gọi đó là tiền “bảo kê”, nhưng mang tên “bồi dưỡng”.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/06-cung-sao-giai-han-6.jpg

Sau khi kết thúc lễ khoá sao La Hầu, nhà chùa đã tổ chức phát lộc cho phật tử và người dân tới dự lễ ngay bên ngoài vỉa hè. Tối 14 tháng Giêng tới, lễ cầu an cũng sẽ diễn ra tại chùa Phúc Khánh. Vào ngày đó nhà chùa dự kiến sẽ đón số lượng người đông hơn rất nhiều lần cúng sao La Hầu – Ảnh: Zing News 

Có thể mức “bồi dưỡng” chùa Phúc Khánh chi cho chính quyền quận Đống Đa khá tốt nên tối cùng ngày, Công an quận đã cử 300 công an cùng 100 dân phòng đến khu vực chùa bố trí làm 3 vòng khép kín, phân luồng giao thông từ xa để bảo đảm người dân làm lễ an toàn, xe cộ qua lại đường Tây Sơn thông suốt.

Thương phật tử, thương chùa đến thế thì làm sao chính quyền không giàu cho được!


Tỉnh nghèo Nghệ An thuộc tốp sở hữu xe hơi nhiều nhất Việt Nam – 30/01/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ngày càng có nhiều người dân Việt Nam sở hữu xe hơi. Ảnh minh họa là giao thông giờ cao điểm tại một con đường ở thủ đô Hà Nội

Ngày càng có nhiều người dân Việt Nam sở hữu xe hơi. Ảnh minh họa là giao thông giờ cao điểm tại một con đường ở thủ đô Hà Nội 

Nghệ An, một tỉnh miền Trung có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng thấp nhất nước, nhưng lại thuộc nhóm tỉnh mà người dân sở hữu xe hơi nhiều nhất nước, tờ Tuổi Trẻ dẫn số liệu từ nhà chức trách tỉnh này cho biết.

Theo đó, Nghệ An đăng ký mới trung bình gần 2.300 xe hơi mỗi tháng, thuộc nhóm tỉnh, thành có số lượng xe đăng ký mới mỗi tháng nhiều nhất nước, sau Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Tuổi Trẻ dẫn số liệu từ Phòng cảnh sát giao thông Công an Nghệ An cho biết.

Cũng theo cơ quan này, trong năm 2022, số lượng xe hơi đăng ký mới ở tỉnh này tăng thêm trên 3.100 xe so với năm 2021 với tổng số xe đăng ký là hơn 27.400 xe.

Xe hơi, với giá trị từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng mỗi chiếc, vẫn được xem là tiện nghi xa xỉ với đại đa số người dân Việt Nam vốn có thu nhập từ vài triệu đến trên dưới chục triệu đồng mỗi tháng.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh miền Trung này có tổng cộng trên 170.000 xe hơi các loại được đăng ký trên tổng số dân là 3,5 triệu người. Tính xấp xỉ cứ trung bình 20 người dân Nghệ An có một chiếc xe hơi.

Còn riêng trong 20 ngày đầu năm 2023, từ ngày 1 đến ngày 19/1 năm 2023, đã có trên 1.800 xe ô tô đăng ký mới Nghệ An, cũng theo số liệu từ Phòng cảnh sát giao thông Công an Nghệ An do Tuổi Trẻ dẫn lại.

Tờ báo này cho biết loại ô tô mà người dân Nghệ An sở hữu chủ yếu là dòng xe phổ thông có giá trị dao động từ 400 đến 700 triệu đồng, còn lượng xe sang không nhiều.

Nghệ An lâu nay vẫn được xếp vào danh sách tỉnh nghèo với thu nhập bình quân đầu người trên 50 triệu đồng mỗi năm. Tỉnh này cũng là một những địa phương có tỷ lệ người dân đi xuất khẩu lao động đông đảo.

Trung bình mỗi năm tỉnh này có từ 13 đến 14 ngàn người đi xuất khẩu lao động theo diện chính thức có hợp đồng. Đó là chưa tính số lao động tỉnh này đi chui hay là nạn nhân của nạn buôn người, theo số liệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Tuổi Trẻ dẫn lại. Mỗi năm, dân trong tỉnh đi xuất khẩu lao động gửi về nhà ước đạt khoảng 500 triệu đô la Mỹ.

Thành phố Vinh, thủ phủ tỉnh Nghệ An và là một trong những thành phố lớn nhất miền bắc Việt Nam, cũng là một trong ba đô thị có tốc độ người dân mua xe hơi nhanh nhất nước, theo lời ông Trần Ngọc Tú, chủ tịch thành phố này được Tuổi Trẻ dẫn lời cho biết.

Ông Tú cho biết số lượng xe hơi tăng nhanh là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kẹt xe ở thành phố này do cơ sở hạ tầng đáp ứng không kịp.


Hơn một ngàn người thương vong vì TNGT trong tháng đầu năm 2023 – RFA
31/01/2023

Hơn một ngàn người thương vong vì TNGT trong tháng đầu năm 2023

Một vụ tai nạn giao thông trên quốc lộ 6 giữa xe tải và xe máy (Hình minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngSức khỏe& đời sống 

Việt Nam ghi nhận 797 vụ tai nạn giao thông, làm 508 người tử vong trong tháng đầu tiên của năm 2023.

Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 31/1 dựa theo báo cáo từ Văn Phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

Cụ thể, trong tháng 1/2023 (tính từ ngày 15/12/2022 đến 15/1/2022), Văn phòng ủy ban báo cáo đã có 797 vụ tai nạn giao thông xảy ra tại hầu hết các tỉnh, thành khiến 508 người chết và 505 người bị thương.

Trong đó, đường bộ xảy ra 790 vụ, làm chết 505 người, bị thương 504 người; đường sắt có bảy vụ làm chết ba người và bị thương một người; đường thủy và hàng hải không có tai nạn xảy ra trong tháng 1/2023.

Trước đó hôm 26/1, Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an cho truyền thông hay có 89 người chết và 111 người bị thương trong bảy ngày nghỉ Tết Quý Mão 2023 (tức từ 20/1 đến 26/1). Riêng trong ngày 25/1 (tức mùng 4 Tết) có 26 vụ làm chết 15 người và 19 người bị thương.

Thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) trong ngày 26/1 cũng cho hay sau năm ngày nghỉ Tết (từ 30 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Quý Mão) đã có 377 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, nhiều hơn 129 ca so với cùng kì Tết Nhâm dần 2022, không có ca tử vong.

Số ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau là 2.521 ca, chiếm 1,1% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, 43% trong số đó là 1.073 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có 7 trường hợp tử vong.


XEM THÊM:

Việt Nam : Hiệp định Paris 1973 chỉ là một cuộc hưu chiến tạm thời

Tuesday, January 31st, 2023
Sau khi ký kết Hiệp định Paris giữa Mỹ và Bắc Việt tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế, đại lộ Kleber, Paris, Pháp, ngày 23/01/2973. Từ trái qua: Bộ trưởng Xuân Thủy, cố vấn Lê Đức Thọ, cố vấn Henry Kissinger, thứ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch. AP – Anonymous

Đăng ngày: 30/01/2023 – 16:04Sửa đổi ngày: 30/01/2023 – 16:11

Đức Tâm

Continue Reading »

Chuyện Việt nam Thứ Hai 30/01/2023: Cầu nguyện đa tôn giáo – VN trong nhóm nhận nhiều kiều hối nhất – 06 người Việt nhập cư từ Canada bị bắt – Bà Nguyễn Phương Hằng bị truy tố – cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội bị tịch thu tài sản

Monday, January 30th, 2023

Quê Hương tổng hợp

Buổi Cầu Nguyện Đa Tôn Giáo cho Đức Tin và Công Lý – Quang Nguyên/VNTB

30/01/2023

VNTB – Buổi Cầu Nguyện Đa Tôn Giáo cho Đức Tin và Công Lý

Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế lần 3, tổ chức ở thủ đô Hoa Kỳ trong 2 ngày 31 tháng 1 và 1 tháng 2.

Continue Reading »

Từ Hòa bình trong tầm tay đến ngày ký kết Hiệp định Paris – Trọng Đạt 

Thursday, January 26th, 2023

24 May 2018 –

Kissinger điện tín cho Haig nói: Thượng viện Mỹ sẽ cắt viện trợ nếu ta không tiến về chiều hướng này (ký kết).

nhanvat tho kiss
Lê Đức Thọ và Kissinger

Đây là phần cuối cùng mà tác giả Kissinger đề cập tới cuộc đàm phán của Hiệp định trong White House Years. Tác giả hồi tưởng lại những ngày thương thuyết từ năm 1969 đến đầu năm 1973, suốt nhiệm kỳ thứ nhất của TT Nixon được kể lại rất dài dòng văn tự. Tổng cộng giai đoạn  này trong cuốn hồi ký kể trên tương đương với một cuốn sách ba trăm trang, riêng phần này tác giả đã dành 81 trang khổ lớn để ghi chép lại.

Continue Reading »