Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London
22/8/2023
111-222-3333
Đồng Tâm -
Hà Nội
Việt Nam
Zip
hoangdo41@gmail.com
Quê Hương tổng hợp
KBank Thái Lan ‘đang đàm phán để mua Home Credit Vietnam trong thỏa thuận 1 tỷ USD’
BBC News
23/8/2023
Nguồn hình ảnh, Reuters
Ngân hàng lớn thứ hai Thái Lan Kasikornbank đang đàm phán để mua nhà cung cấp tài chính tiêu dùng Home Credit Vietnam trong một thỏa thuận lên tới một tỷ USD để mở rộng hơn nữa ở Việt Nam, hai nguồn tin của Reuters cho hay.
(more…)Beware, a 2023 Spac oddity
Tác giả: Craig Coben
Dịch giả: Phạm Quang Tuấn
22/8/2023
Song ngữ Việt Anh
Ảnh chụp màn hình
Nhà sản xuất xe điện Việt Nam VinFast đi cửa hậu.
(more…)Xuân Hưng – thoibao.de
21/08/2023 |
Hình: Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
(more…)Quê Hương tổng hợp
Uan Tieu – Sài-gòn dịch “dật”.
Bài viết lúc đang trong tâm dịch, thời điểm VN ra lệnh giới nghiêm, xe thiết giáp vô Sg
20/8/2021
A military check point is seen during lockdown amid the coronavirus disease pandemic in Ho Chi Minh, Vietnam
(more…)21/8/2023
Quốc kỳ khổ rộng của Mỹ và Việt Nam trên hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan khi tàu này đến thăm Đà Nẵng, 26/6/2023.
(more…)Trần Đỗ Cẩm /SGN – 20/8/2023
Một buổi quảng bá VinFast tại Las Vegas, Nevada (ảnh: Denise Truscello/Getty Images for VinFast)
(more…)Hương tổng hợp
Báo Politico: TT Biden sẽ ký kết quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam
Liên Thành
Báo Politico của Mỹ trích dẫn các nguồn tin cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam trong chuyến thăm vào giữa tháng 9 tới đây.
(more…)Những điều chính quyền không muốn bạn biết.
Văn Tâm / Tạp chí Luật Khoa
Đồ họa: Shiv/ Luật Khoa.
17/8/2023
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã mở ra nhiều bi kịch cho người dân miền Bắc. Trong số này, các tín đồ tôn giáo, nhất là người theo đạo Tin Lành, phải chịu đựng chính sách hạn chế tôn giáo kéo dài gần 50 năm.
(more…)Hồng Dân/VNTB
17/8/2023
Thiếu thuốc, nhiều máy móc thiết bị y tế phải “trùm mền” vì không có vật tư để vận hành, sửa chữa, thay thế… là “nút thắt” vẫn chưa được tháo gỡ.
Từ năm 2021, khi dịch Covid diễn ra, tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh, máy móc, hóa chất, sinh phẩm y tế đã xuất hiện ở các cơ sở chữa bệnh công lập từ trung ương đến địa phương. Lãnh đạo các bệnh viện đã liên tục kiến nghị, đề đạt để giải quyết tình trạng này nhưng chưa được các cấp có thẩm quyền khắc phục. Tình thế đến nay ngày càng trở nên trầm trọng.
(more…)Quê Hương tổng hợp
Uan Tieu – Về việc “quan trên” khóc lóc, van xin
Cựu phó bí thư tp. HCM, ông Tất Thành Cang nhiều lần khóc tại tòa
(more…)Quê Hương tổng hợp
Thu Hằng /RFI – 16/8/2023
Khoảng 500.000 tấn gạo Việt Nam sẽ được bán với giá cao hơn trong tháng 8 sau khi các nhà xuất khẩu Việt Nam thương lượng lại thành công. Thông tin được hai nguồn tin xác nhận với Reuters ngày 16/08/2023 trong bối cảnh giá gạo thế giới đạt đỉnh điểm từ 15 năm qua.
Ảnh minh họa: Thu hoạch lúa trên một cánh đồng ở Cần Thơ, ngày 28/02/2023. AFP – NHAC NGUYEN
Một nhân viên của một công ty giao dịch quốc tế cho Reuters biết « bên mua đã chấp nhận trả giá cao hơn đối với một số lô gạo được chuyển cho họ trong tháng 8 ». Cụ thể, khoảng 200.000 tấn gạo sẽ được giao trong tháng Tám, 300.000 tấn còn lại sẽ được chuyển đến các cảng của Việt Nam.
Các nước nhập khẩu, trong đó có Indonesia và Philippines, đã trả thêm từ 30 đến 80 đô la/tấn gạo thơm Việt Nam so với giá 550 đô la/tấn trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng của nước này từ tháng 07. Như vậy, bên bán thu thêm được từ 15 đến 40 triệu đô la so với giá thỏa thuận trước các lệnh hạn chế của New Delhi.
Phát biểu trước Quốc Hội Việt Nam ngày 15/08, bộ trưởng Nông Nghiệp thẩm định Việt Nam có thể xuất khẩu từ 7-8 triệu tấn gạo trong năm 2023 sau khi đã bảo đảm được an ninh lương thực trong nước.
Giá gạo tăng ở mức kỷ lục từ 15 năm qua
Nhìn chung, giá gạo châu Á đã tăng khoảng 20% từ tháng 07 năm nay. Gạo thơm Thái Lan cũng đã tăng thành 648 đô la/tấn vào đầu tháng 8. Đây là mức cao kỷ lục kể từ tháng 10/2008. Nhật báo kinh tế Pháp Les Echos phân tích hai lý do chính.
Thứ nhất là thiên tai do hiện tượng El Niño trở lại. Thái Lan phải đối mặt với nguy cơ hạn hán gia tăng. Trước tình trạng thiếu nước – đến 40% ở một số vùng nông nghiệp – chính quyền yêu cầu nông dân canh tác các giống cây cần ít nước hơn. Còn tại Trung Quốc, mưa lũ, nắng nóng, sâu bọ ở miền bắc đã khiến mùa màng thất thu, buộc chính quyền Bắc Kinh phải nhập khẩu gạo.
Thứ hai là do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo trắng, trừ gạo basmati. Quyết đinh được đưa ra vào tháng 07 nhằm bình ổn giá thị trường trong nước trong bối cảnh Ấn Độ chuẩn bị tổ chức tổng tuyển cử. Ấn Độ là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% thị trường.
VOA Tiếng Việt – 15/8/2023
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang cùng phái đoàn thăm một gian trưng bày tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật Quốc tế, Army-2023 ở Moscow, Nga, hôm 14/8.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nói rằng các phát triển quốc phòng của Nga sẽ chứng tỏ sự hữu ích đối với quân đội Việt Nam, đồng thời bày tỏ niềm tin rằng Việt Nam vẫn là một đồng minh tin cậy của Moscow ở khu vực, TASS đưa tin hôm 15/8.
Hãng Thông tấn Nga cho biết ông Shoigu đã nói như vậy khi gặp mặt người đồng cấp phía Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang, bên lề Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow lần thứ 11 (MCIS-11).
“Tôi tin tưởng rằng các vũ khí, thiết bị quân sự và những công nghệ tiên tiến đang được trưng bày tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật Quốc tế Army-2023, sẽ thu hút sự chú ý của phía Việt Nam và được triển khai trên thực tế trong các lực lượng vũ trang quốc gia”, ông Shoigu được TASS trích lời nói với ông Giang.
Theo truyền thông Việt Nam, ông Giang, cùng một đoàn đại biểu cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 14/8 đã tham dự lễ khai mạc Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế (Army-2023) tại Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tới Nga để tham dự MCIS-11 và dự kiến sẽ có bài phát biểu tại đây.
Khi gặp mặt ông Giang, Bộ trưởng Nga Shoigu nói rằng Việt Nam đã và vẫn tiếp tục là một đồng minh đáng tin cậy cũng như là một đối tác chủ chốt của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo TASS. Ông Shoigu còn nói rằng sự hợp tác giữa hai nước có thể được xem là toàn diện và chiến lược.
Trong các kỳ bỏ phiếu lên án hành động xâm lược Ukraine của Nga ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm ngoái, Việt Nam luôn bỏ phiếu trắng. Việt Nam thậm chí phản đối nghị quyết của LHQ nhằm loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của tổ chức này.
Dù Nga bị phương Tây và một số nước ở châu Á cô lập, Việt Nam vẫn tiếp tục hợp tác với Nga, một đồng minh lâu năm và đang cung cấp hầu hết các loại vũ khí khác nhau cho quân đội Việt Nam. Việt Nam vào năm ngoái đón tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov và cho phép 3 tàu hải quân nước này cập cảng Cam Ranh, nơi từng là căn cứ hải quân của Mỹ trong chiến tranh.
“Có một điều chắc chắn, hợp tác nhiều mặt giữa Nga và Việt Nam là lợi ích cốt lõi của hai nước chúng ta”, Bộ trưởng Nga được TASS trích lời nói, và cho rằng cuộc gặp của ông với người đồng cấp Việt Nam “sẽ tạo động lực mới cho hợp tác quốc phòng song phương” giữa hai nước.
Truyền thông Việt Nam không đưa tin về cuộc gặp bên lề MCIS-11 hôm 14/8 hay những gì ông Shoigu nói với ông Giang tại đây nhưng một bản tin của báo Quân đội Nhân dân cho biết hai bộ trưởng Quốc phòng Nga và Việt Nam hôm 15/8 đã hội đàm chính thức với nhau.
Theo cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ông Giang khẳng định Việt Nam và Nga “có mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, gắn bó từ lâu” và rằng Việt Nam “luôn coi trọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga”.
Hai bộ trưởng Việt Nam và Nga đã thống nhất tiếp tục hợp tác để đưa mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước được “mở rộng và đi vào chiều sâu”, theo Quân đội Nhân dân.
Các báo Việt Nam cho biết Army-2023, một sự kiện được tổ chức thường niên ở Moscow, “đã trở thành một trong những triển lãm hàng đầu thế giới ở lĩnh vực quốc phòng”. Việt Nam trong nhiều năm qua luôn cử các phái đoàn từ Bộ Quốc phòng đến tham dự.
Cũng đưa tin về Army-2023, báo Tiền Phong trích lời ông Shoigu tuyên bố khi khai mạc diễn đàn hôm 14/8 rằng “nhiều cải tiến từ tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã được triển khai trên chiến trường để hỗ trợ quân đội thực hiện các hoạt động quân sự ở Ukraine”. Và theo tờ báo này, ông Shoigu gợi ý rằng những vị khách tham dự diễn đàn có thể tự mình kiểm chứng điều này bằng cách xem bộ sưu tập chiến lợi phẩm vũ khí phương Tây được trưng bày tại đây.
Còn theo Dân Trí, ông Shoigu tuyên bố rằng “vũ khí phương Tây chuyển giao cho Ukraine không hoạt động như mong đợi trên chiến trường trong khi vũ khí Nga chứng minh được tính hiệu quả”.
Nga bị xem là đang sa lầy trong cuộc chiến ở Ukraine hơn 1 năm qua mà ban đầu Tổng thống Vladimir Putin kỳ vọng sẽ giành chiến thắng nhanh chóng. Mỹ và các đồng minh NATO đã cung cấp các loại vũ khí, khí tài sự cho Ukraine trị giá hơn 100 tỷ USD để chống lại cuộc xâm lược của Nga.
Việt Nam được cho là đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung vũ khí của mình để giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga và theo các chuyên gia, việc đa dạng hóa này được đẩy nhanh hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022.
‘Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu gạo nhưng người trồng lúa vẫn nghèo’
Anh Minh
Gạo ST25 bày bán tại một đại lý trên đường 3/2, quận 10 (TP HCM). Ảnh: Quỳnh Trần
Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận, thu nhập người trồng lúa đang rất thấp dù Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, chiều 15/8, bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng đoàn tỉnh Hải Dương đặt vấn đề Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng người nông dân trồng lúa gạo vẫn rất nghèo.
Bà Lê Thị Song An (Phó đoàn chuyên trách tỉnh Long An) lo ngại, lệnh cấm xuất khẩu gạo của một số nước đẩy giá gạo, lúa tăng cao. Tình trạng mua gom gạo ồ ạt xuất hiện ở một số địa phương. “Giải pháp nào để đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững?”, bà chất vấn.
Trả lời, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận, nông nghiệp là ngành thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế, và người trồng lúa có thu nhập kém nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng ông cho rằng “có thể làm khác đi” để tăng thu nhập cho họ.
Cụ thể, theo ông, giá gạo Việt tăng từng ngày, là thời cơ để bà con trồng lúa cải thiện thu nhập. Hiện nay, khi Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo, các nước tăng nhập gạo của Việt Nam. Nhiều thị trường như Trung Quốc, Philippines, Indonesia đang tranh mua gạo Việt với số lượng tăng 40% đến vài chục lần.
“Nhưng cải thiện thu nhập nông dân trồng lúa không chỉ là vấn đề giá, mà cần giảm chi phí sản xuất”, ông nói thêm.
Vừa qua, nhờ ứng dụng quy trình canh tác khoa học, chi phí sản xuất đã giảm 20-25%, tương ứng mức thu nhập tăng thêm cho người trồng lúa. Ông kể vừa cùng Thủ tướng thăm một hợp tác xã 400 ha với 85 hộ là thành viên, nhưng chỉ có 40 nông dân ở ngoài đồng, họ dùng và điều khiển máy móc. “Giờ làm gì cũng có máy móc nên nếu tận dụng quỹ thời gian này để chuyển đổi nghề nghiệp, sẽ tăng thêm thu nhập cho người nông dân”, ông nói.
Bên cạnh đó, trưởng ngành nông nghiệp khuyến nghị người trồng lúa, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long, vào hợp tác xã để mua chung, bán chung, tạo thu nhập ở nhiều phân khúc.
Việc Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho là “cơ hội nhưng cũng cần bình tĩnh”.
Ông dẫn công điện của Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh hiện nay phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Với thị trường trong nước, điều hành cần tránh những cú sốc giá trên thị trường nội địa. Bởi việc đẩy giá tiêu dùng trong nước sẽ ảnh hưởng tới một số nhóm đối tượng, nhất là người yếu thế, thu nhập thấp.
Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo và năm nay dư địa cho xuất khẩu vẫn còn. Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến cuối tháng 7, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, thu về gần 2,6 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu truyền thống chủ yếu ở châu Á là 3,3 triệu tấn (chiếm hơn 77%), tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái. Một số thị trường tăng trưởng vượt bậc như EU chiếm 2% tổng sản lượng nhưng đạt hơn 84.000 tấn, tăng 28% so cùng kỳ năm trước.
Về kế hoạch an ninh lương thực, ông Hoan thông tin, Từ nay đến cuối năm nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng lúa sẽ bảo đảm kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước và yêu cầu xuất khẩu (khoảng 7-8 triệu tấn).
Tuy vậy, trưởng ngành nông nghiệp lưu ý, giá lúa, gạo được quyết định bởi cung – cầu. Cầu tăng nhưng cung ít thì giá sẽ bị đẩy lên, đó là quy luật thị trường. Ngoài bài toán cung cầu, thực tế có hiện tượng đẩy giá, gây ảnh hưởng lớn tới thị trường.
“Lúc này, bà con nông dân, doanh nghiệp phải tôn trọng nhau, chia sẻ thời cơ và phải hướng tới hợp tác lâu dài”, ông đề nghị.
Ngoài ra, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước 3 “biến”, là biến đổi khí hậu, thị trường và xu hướng tiêu dùng. Theo ông, trong điều kiện, chính sách các nước thay đổi liên tục, dự báo “cũng khó cầu toàn trước xu hướng biến động”.
Chuyện nông sản “được mùa rớt giá”, chưa được giải quyết căn cơ cũng được nhiều đại biểu đề cập.
Ông Nguyễn Thanh Phong (Vĩnh Long) dẫn chứng thực tế, người dân ùn ùn phá bỏ cây trồng khác để trồng sầu riêng do giá mặt hàng này đang cao và đề nghị Bộ trưởng cho biết về giải pháp “cứu” nông sản.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắc lại quan điểm không nên đi giải cứu, hay dùng từ giải cứu nông sản. “Nông sản sẽ càng rớt giá nếu được coi là hàng giải cứu. Chúng ta cần phải thay đổi tư duy này”, ông nói.
Nhắc tới câu chuyện khoai lang Bình Tân (Vĩnh Long) hay sầu riêng, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho rằng, cần cấu trúc lại ngành hàng, phát triển hình thức hợp tác xã và kết nối người trồng, doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ mới phát triển bền vững.
Muốn làm được như vậy, theo ông, cần sự vào cuộc của cả hệ thống, từ các cấp ngành, tới hiệp hội ngành hàng để tạo gắn kết chặt chẽ.
A.M.
Nguồn: vnexpress.net
Dương Quốc Chính – Ngày trọng đại
Hôm nay là một ngày kỷ niệm trọng đại đối với Việt Nam. Tất nhiên Tuyên giáo không nói vậy.
Vì là ngày mà Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh, mà bản chất là đầu hàng Mỹ, đặt dấu chấm hết cho Thế chiến 2 cũng như đế quốc Nhật Bản và khối Đại Đông Á. Quân đội Nhật ở Đông Dương gần như không suy suyển gì nhưng cũng được nhận lệnh đầu hàng. Vì thế nên họ cũng không muốn can thiệp vào tranh chấp của người Việt.
Nhân cơ hội đó, dựa vào điện tín của đội Con Nai (OSS – tiền thân của CIA) đang ở bên cạnh, Việt Minh cũng tổ chức Đại hội quốc dân ở Tân Trào vào ngày 16/08, quyết định Tổng khởi nghĩa, lập nên Chính phủ Lâm thời. Ngày 17/08, Việt Minh cướp diễn đàn của Tổng hội công chức ở quảng trường Nhà hát lớn để tuyên truyền cách mạng. Ngày 19/08, cách mạng ở Hà Nội chính thức nổ ra sau hai ngày biểu tình mà không bị đàn áp.
Ngày 02/09, khi chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập tại Hà Nội, cũng chính là ngày Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký văn kiện Nhật Bản đầu hàng trên tàu USS Missouri, với sự giám sát của tướng Richard K. Sutherland, ngoài khơi vịnh Tokyo.
Như vậy, ngày 15/08 là cái mốc mấu chốt dẫn tới Cách mạng tháng Tám thành công. Cái mốc này lại đến từ việc Mỹ đánh bại Nhật. Những người nước ngoài đầu tiên sát cánh bên ông Hồ Chí Minh và Việt Minh trong những ngày này là người Mỹ với toán Con Nai, chứ không phải người Trung Quốc hay Liên Xô. Cũng ngay trong năm 1945, ông Hồ Chí Minh đã gửi thư cầu viện tổng thống Mỹ Truman nhưng không nhận được hồi âm. Chỉ 4 năm sau, hai bên đã biến thành thù địch khi Mỹ công nhận Chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và hỗ trợ Pháp chống cộng sản ở Đông Dương.
Tháng Chín này dự kiến tổng thống Biden đến thăm Việt Nam, nhằm đẩy mạnh mối quan hệ song phương. Nghe đồn tổng thống Putin cũng muốn sang Việt Nam sau đó vài tháng. Đây là bài toán ngoại giao khó cho Việt Nam. Liệu có thể đón cả hai người hay buộc phải buông một ? Phù thịnh hay phù suy ?
Trùng hợp thay, hôm nay cũng là ngày VinFast lên sàn Nasdaq của đế cuốc Mỹ! Liệu VinFast có chăn được gà Mỹ không? Sáu tháng nữa sẽ rõ.
Như vậy, Cách mạng tháng Tám thành công là nhờ đế cuốc Mỹ thắng Nhật. Bây giờ VinFast có thắng được hay không chắc cũng phải nhờ đế cuốc Mỹ ? Sad but true !
DƯƠNG QUỐC CHÍNH 15.08.2023
Lỗi ở sách giáo khoa hay ở việc giảng dạy?
Thới Bình/VNTB
16/8/2023
Sách giáo khoa bây giờ là mỏ vàng của các nhà “giáo dục” (lớn) với đủ thứ lý sự cao siêu…
Sự khác biệt về nội dung, cấu trúc trong mỗi bộ sách khó khăn cho việc ra đề thi chung, học sinh chuyển trường phải mua lại sách giáo khoa, khó tiếp cận kiến thức…
Quốc hội Việt Nam đang diễn ra tranh luận rằng liệu có nên trở lại với việc thống nhất cả nước chi có một bộ sách giáo khoa theo đúng định hướng của Đảng về giáo dục.
Một báo cáo về vấn đề sách giáo khoa của đoàn giám sát thuộc Quốc hội, ghi nhận rằng mặc dù có nhiều nhà xuất bản tham gia làm sách giáo khoa, có nhiều bộ sách giáo khoa, nhưng giá sách không giảm, mà thực tế đang tăng. Giá sách giáo khoa môn tiếng Anh cao hơn nhiều so với các môn học còn lại nhưng không sử dụng được nhiều lần.
Liên quan chi phí phát hành sách giáo khoa, theo báo cáo là cao, chưa hợp lý so với các mặt hàng thiết yếu.
Theo đó, mức tối đa phí phát hành (chiết khấu) sách theo chương trình mới cho các đơn vị đầu mối phát hành là các công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền, công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục miền phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022, cụ thể: Đối với sách giáo khoa là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%. Năm học 2022-2023, đối với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.
Báo cáo cũng chỉ rõ việc biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều lúng túng. Việc triển khai thực hiện chủ trương “xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa” có một số nội dung chưa phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước về thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục…
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được một bộ sách giáo khoa của Nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa là chưa phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước…
Xem ra thì “quan điểm của Đảng, Nhà nước” là lý do chính của chuyện cần kết thúc việc cạnh tranh trong sử dụng sách giáo khoa do các nhóm tư nhân biên soạn. Điều này cho thấy Hà Nội đã không chấp nhận kế thừa những gì mà nền giáo dục ở miền Nam trước đây trong chuyện sách giáo khoa.
Nhân chuyện sách giáo khoa ‘tư – công’ đang trên bàn nghị sự ở Quốc hội, nhà báo Vũ Thế Thành – một người bạn vong niên của người viết bài này, nói rằng ông nhớ đến thời niên thiếu tiểu học.
Ông kể: “Hồi nhỏ tôi học trong sách Tập đọc lớp Năm (lớp Một bây giờ) là Tô canh hẹ. Chuyện kể đại khái có một người bị tội phải giam trong ngục. Lính gác đưa vào cho người tù tô canh hẹ. Anh ta cầm tô canh không ăn, chỉ nức nở khóc. Anh lính hỏi vì sao, người tù trả lời, ở nhà tôi thích canh hẹ, mẹ tôi thường nấu cho tôi ăn. Nhìn tô canh hẹ này, tôi chắc mẹ tôi nấu canh lặn lội đường xa đến thăm nuôi tôi. Tôi chưa báo hiếu ngày nào, lại để mẹ già khổ cực vì tôi thế này, nên tôi khóc.
Truyện chỉ có thế, hai trang: một trang in chữ to, trang kia là hình minh họa. Tôi còn nhớ tranh vẽ người lính mặc đồ như lính thú ngày xưa, đội nón lá đứng nhìn, còn người tù ngồi bệt dưới đất, mặc áo rách, một chân co lên, hai tay bưng tô canh trước mặt, nước mắt rơi lã chã.
Phần kết câu chuyện là anh lính gác nghe chuyện, thấy cảm động, trình lên quan, và quan đã tha tội cho người tù.
Ngày trước, ở miền Nam, sách giáo khoa được tự do biên soạn theo chương trình khung của Bộ Giáo dục, dài chừng hai trang giấy cho mỗi môn học, mỗi cấp lớp. Sách nào viết hay thì thầy cô giới thiệu với phụ huynh, chứ không có người chủ biên hay nhóm biên soạn, rồi thêm hội đồng đánh giá, thẩm định bạc tỷ…
Thật ra, Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục cũng nhờ người biên soạn sách giáo khoa, xuất bản. Sách in đẹp, bìa dày, giấy trắng, giá rẻ vì được viện trợ từ cơ quan văn hóa Hoa Kỳ, nhưng… bán ế, vì chẳng học sinh nào dùng, và cũng không có thầy cô nào giới thiệu nên dùng.
Quyển Tập đọc lớp Năm đó, tôi nhớ mang máng do nhà xuất bản tư nhân Thanh Đạm nằm dưới chân cầu Trương Minh Giảng ấn hành, nhưng không nhớ tác giả biên soạn là ai. Còn nhiều câu chuyện hàng tuần khác tương tự như Tô canh hẹ trong sách này, đến giờ vẫn còn trong đầu tôi như in, thậm chí cả hình minh họa.
Sách giáo khoa bây giờ là mỏ vàng của các nhà “giáo dục” (lớn) với đủ thứ lý sự cao siêu trong đấy. Những thứ cao siêu này sẽ đeo đuổi cuộc đời học sinh sau này. Khi nào chúng hiểu ra sự thật về “mặt trời chân lý”, thì lúc đó mặt trời không còn “chói qua” tim, mà sẽ đốt cháy con tim…”.
Kết thúc câu chuyện, nhà báo Vũ Thế Thành nói rằng câu chuyện Tô canh hẹ và người tù đã gây ấn tượng và kéo dài suốt sáu mươi năm sau trong đầu một đứa trẻ như ông, “vậy thì có xứng đáng nằm trong sách giáo khoa lớp Một không? Có phải là một trong những chỉ tiêu giáo dục nhân cách cho trẻ không? Tôi không đủ tư cách trả lời câu hỏi này”.
Chuyên gia: Còn quá sớm để nói VinFast có vốn hóa 85 tỷ USD trên sàn chứng khoán Mỹ
Nguyễn Trường Sơn
16/8/2023
Xe VinFast 8 và giá trị cổ phiếu VinFast trên sàn Nasdaq sau ngày đầu niêm yết
AP/RFA edited
Công ty sản xuất xe điện của Việt Nam hôm 15 tháng 8 đã có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán Nasdaq ở Mỹ với mã VFS.
Phiên giao dịch được cho là đã thành công khi giá trị cổ phiếu của công ty VinFast tăng hơn 250%, từ 10 USD lên 37 USD cho mỗi cổ phiếu của công ty này.
Việc này cũng biến VinFast trở thành một trong những hãng xe điện có giá trị vốn hoá cao nhất trên sàn chứng khoán Mỹ, ở mức 85 tỉ USD. Chỉ đứng sau cổ phiếu của hãng xe Mỹ, Tesla đình đám, và hãng BYD của Trung Quốc.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup – công ty mẹ của VinFast cũng lọt vào nhóm 30 người giàu nhất thế giới, theo danh sách The Real-time Billionaires của Forbes.
Tuy nhiên, theo ý kiến nhận định của chuyên gia các con số trên chưa phản ảnh thực chất giá trị cổ phiếu và vốn hóa của VinFast trên thị trường Mỹ, vì một vài lý do.
Trao đổi với đài Á châu Tự do, chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, cho biết tổng số lượng cổ phiếu của VinFast được giao dịch trong phiên đầu tiên là ở mức gần 7 triệu cổ phiếu, trong khi tổng số cổ phiếu mà hãng này phát hành là 2,41 tỉ cổ phiếu.
Tức là số cổ phiếu được giao dịch chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 0.3% tổng giá trị số cổ phiếu phát hành.
“Nếu muốn biết thị trường đánh giá giá trị của một công ty như thế nào thì phải xem số lượng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu công ty đó.” Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho hay.
Do đó ông cho rằng với việc chỉ một lượng rất nhỏ cổ phiếu của VinFast được giao dịch như hiện nay, sẽ còn quá sớm để biết thị trường Mỹ đánh giá cổ phiếu này ra sao.
Ông này cũng đưa ra ví dụ về cổ phiếu của hãng xe điện Tesla, khi cho biết trung bình mỗi ngày có đến 133 triệu cổ phiếu của hãng xe Mỹ được giao dịch, chiếm hơn 4% tổng giá trị vốn hoá. So với con số gần 7 triệu cổ phiếu và 0.3% tổng giá trị vốn hoá của VinFast trong phiên giao dịch đầu tiên.
Ngoài ra, vị chuyên gia kinh tế sinh sống tại Na Uy này cũng cho biết VinFast vẫn đang giới hạn việc giao dịch cổ phiếu của họ, bằng cách không phép giới đầu tư bán khống (short sale), và không cho phép giao dịch quyền chọn (option). Đây là những dịch vụ phổ biến ở thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Việc thiếu vắng các dịch vụ chứng khoán phái sinh đã giúp đẩy giá của cổ phiếu VinFast lên cao do không có sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn, tránh được trường hợp bị bán khống. Giới quan sát cũng nhận đình rằng hầu các giao dịch liên quan đến chứng khoán của VinFast hiện nay vẫn chỉ diễn ra trong nội bộ những cổ đông của công ty này.
Do vậy, ông Nguyễn Huy Vũ kết luận “vẫn còn quá sớm để nói thị trường đánh giá vốn hoá của VinFast là bao nhiêu”.
VinFast là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ. Doanh nghiệp này cho biết việc quyết tâm “lên sàn” ở thị trường lớn nhất thế giới là để huy động vốn, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất xe điện của hãng.
Trước đó, hãng xe điện của Việt Nam này cũng công bố dự án đầu tư nhà máy sản xuất xe điện ở bang North Carolina, Hoa Kỳ, có tổng vốn đầu tư lên đến 4 tỉ USD.
NHẬN ĐỊNH VỀ NGÀY 19 THÁNG 8, 1945 – “CÁCH MẠNG” hay “CƯỚP QUYỀN”? – Những tài liệu lịch sử
14/8/2023
I. Dẫn nhập:
Khi duyệt lại lịch sử nhân loại, chúng ta nhận ngay rằng, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, định mệnh của các dân tộc lớn tại Đông Á bao gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam kinh qua những cơn địa chấn lớn lao. Đó là sự bành trướng của Chủ Nghĩa Thực Dân Tây Phương và sự vươn lên của phong trào quốc tế vô sản dưới sự lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế CS do Lê Nin chủ xướng.
Trong 4 quốc gia nêu trên, chỉ có Nhật Bản là khôn khéo canh tân cải tổ kịp thời, nên thoát khỏi sự xâm chiếm của thực dân hoặc hiểm họa cộng sản.
(more…)Bình luận của Mai Luân –
14/8/2023
Các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 31/1/2021
AFP
Qua các vụ án, từ Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải đến “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản, Nhàn AIC… ta có thể hình dung, tham nhũng quyền lực (TNQL) khi ăn sâu vào từng băng nhóm của Đảng và Nhà nước thì vòng xoáy của nó trở nên bất tận. Bi kịch không chỉ xuất hiện ở từng bị cáo, mà tội ác còn đến từ cả các cá nhân lẫn các tổ chức thực thi pháp luật ở các cấp. Tất cả lan thành “bi kịch tập thể” như một dịch hạch (pestis).
(more…)Quê Hương tổng hợp
CSVN: Trả lời Báo cáo viên Đặc biệt LHQ, Việt Nam nói “không có người bản địa”
Hải Di Nguyễn/VNTB
14/8/2023
Ngày 9/8 là Ngày Quốc tế Dân tộc Bản địa Thế giới (International Day of the World’s Indigenous Peoples).
Trong thư phản hồi của Việt Nam ngày 27/7/2023 cho thư tố giác của Báo cáo viên Đặc biệt LHQ ngày 6/9/2022, họ nói Việt Nam không có người bản địa, và cũng không có cái gọi là người Thượng bản địa (indigenous Montagnards).
(more…)Lời tòa soạn: một cảnh thương tâm xảy ra trên đường phố ở Việt Nam khiến người xem xúc động. Chúng tôi đăng lại tin này để rộng đường dư luận. TS-ĐS
Nguyễn VyThứ hai, 14/08/2023 – 11:1300:00/02:12
Điện Kremlin cho biết một tàu chiến Nga đã nổ súng vào một tàu chở hàng đang đi đến cảng Izmail của Ukraine.
(more…)
Vũ khí nào để chúng ta bảo tồn nòi giống khi bị lệ thuộc giặc Tầu lần thứ 5 là nỗi lo ngại của những người quan tâm tới tình hình đất nước. Nỗi lo ngại này ngày càng tăng dưới sự cai trị của đảng cộng sản.
Trong hơn 2000 năm lập quốc cuối cùng của Việt Nam, giặc Tầu luôn luôn có dã tâm xâm chiếm nước ta, và chúng đã thực hiện được 4 cuộc chiếm đóng cùng với nhiều chiến dịch quân sự tấn công khác kéo dài cho tới hiện nay (2019).
Là dân Việt Nam, ai cũng biết 1000 năm Bắc Thuộc, và không ít người biết câu hát của Trịnh Công Sơn “Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu…” Thực ra bốn lần bắc thuộc không liên tục mà chính xác là 970 năm trải dài trong 1538 năm, khởi đầu từ năm 111 trước tây lịch cho tới năm 1427 khi Bình Định Vương Lê Lợi đánh tan quân Minh.
Theo đài Á Châu Tự Do, RFA ngày 4/8/2023
Báo cáo thường niên về nhân quyền – dân chủ trên thế giới năm 2022, trong đó có Việt Nam, của Liên minh Âu Châu (tức EU) công bố ngày 31/7 kết luận như sau: Việt Nam tiếp tục giới hạn các quyền dân sự và chính trị, đặc biệt các quyền tự do ngôn luận và hội họp.
(more…)Quê Hương tổng hợp
Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại VN: Tuyên bố tại nước sở tại về trường hợp sắp thi hành án tử hình ở Việt Nam
11/8/2023
Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại VN
Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam ra tuyên bố sau đây cùng với các cơ quan đại diện ngoại giao của Canada, Vương quốc Na Uy và Vương quốc Anh
Phái đoàn EU tại Việt Nam và các cơ quan đại diện ngoại giao của Canada, Vương quốc Na Uy và Vương quốc Anh kêu gọi các cơ quan thẩm quyền Việt Nam dừng việc thi hành án tử hình ông Nguyễn Văn Chưởng.
Chúng tôi cực lực phản đối việc áp dụng hình phạt tử hình trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh, đây là một hình phạt tàn ác, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm và không bao giờ có thể biện minh được, đồng thời vận động Việt Nam hoãn thi hành tất cả các án tử hình.
Ngày nay, hơn hai phần ba các quốc gia trên thế giới đã trở thành những quốc gia bãi bỏ trong luật pháp hoặc trên thực tiễn, điều này khẳng định xu hướng toàn cầu ủng hộ việc bãi bỏ án tử hình. Không có bằng chứng nào cho thấy hình phạt tử hình có tác dụng răn đe tội phạm hiệu quả hơn hình phạt tù. Hơn nữa, việc cải tạo với vai trò như một mục tiêu của luật hình sự hiện đại không thể thực hiện được bằng việc áp dụng hình phạt tử hình. Không những thế, bất kỳ sai sót nào – điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ hệ thống luật pháp nào – đều không thể đảo ngược.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tích cực nỗ lực để thúc đẩy xu hướng chung hướng tới loại bỏ hình phạt tử hình và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trên con đường tiến tới việc xóa bỏ này.
***
Local statement on a forthcoming death penalty case in Vietnam!
The Delegation of the European Union to Vietnam issues the following statement together with the diplomatic missions of Canada, the Kingdom of Norway and the United Kingdom.
Local statement on the forthcoming execution of Mr. Nguyen Van Chuong
The EU Delegation to Vietnam and the diplomatic missions of Canada, the Kingdom of Norway and the United Kingdom call on the Vietnamese authorities to halt the execution of Mr. Nguyen Van Chuong (decision No. 02/2023/QD-CA).
We strongly oppose the use of capital punishment at all times and in all circumstances, which is a cruel, inhuman and degrading punishment and can never be justified, and advocate for Vietnam to adopt a moratorium on all executions.
Today, more than two thirds of the countries of the world have become abolitionist in law or practice, which confirms a global trend in favour of the abolition of the death penalty. No evidence exists to show that the death penalty serves as a more efficient deterrent to crime than imprisonment. Moreover, rehabilitation as an objective of modern criminal law is rendered impossible by the application of capital punishment. Furthermore, any errors – inevitable in any legal system – are irreversible.
We will continue to actively work to further the universal trend towards the eradication of the death penalty and stand ready to support Vietnam on a path towards abolition.
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=732185772270778&id=100064380861736
Nguồn: FB Nguyễn Xuân Diện
Hầu hết tù nhân tôn giáo sắc tộc thiểu số không có luật sư trợ giúp pháp lý
RFA – 11/8/2023
Nhà hoạt động về quyền tự do tôn giáo Y Krếc Byă
Bộ Công an
Nhiều nhà hoạt động nhân quyền và luật sư cho biết hầu hết tù nhân tôn giáo thuộc các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam không có luật sư trợ giúp pháp lý trong vụ án của họ.
Trong vài thập niên qua, có hàng trăm người thuộc các sắc tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc hoặc Tây Nguyên bị án tù vì thực thi quyền tự do tôn giáo. Họ bị kết án theo tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo Điều 87 của Bộ luật Hình sự 1999 hoặc Điều 116 của Bộ luật Hình sự 2015, với những bản án nặng nề từ ba năm đến 18 năm tù giam.
Gần đây, một số người hoạt động về tự do tôn giáo bị bắt giữ hoặc kết án về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.
Tuy nhiên, số người dân tộc thiểu số nhận được sự trợ giúp pháp lý từ luật sư mà gia đình họ thuê chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Năm 2022, luật sư Nguyễn Văn Miếng bào chữa cho ông Y Wo Nie trong vụ án mà ông này bị kết án bốn năm tù giam về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
Năm nay, luật sư Hà Huy Sơn đã ký hợp đồng bào chữa cho ông Y Krếc Byă- người bị bắt trong tháng tư vừa qua với cáo buộc “Phá hoại chính sách đoàn kết” và ông Nay Y Blang- người bị bắt giam một tháng sau đó với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ.” Vị luật sư của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã được nhà chức trách tỉnh Đắk Lắk cấp giấy bào chữa cho ông Y Krếc Byă, và đã tham dự một buổi hỏi cung ông Nay Y Blang trong Trại tạm giam của Công an tỉnh Phú Yên. Cả hai ông là thành viên của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, một nhóm tôn giáo chưa được nhà nước công nhận.
Theo mục sư Aga, người sáng lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên và hiện đang sống tị nạn ở Hoa Kỳ, năm 2016, mục sư A Đảo bị bắt sau khi tham dự một hội nghị về tự do tôn giáo Đông Nam Á ở Indonesia về Việt Nam. Gia đình ông thuê luật sư cho ông nhưng sau đó ông bị buộc phải từ chối trợ giúp pháp lý.
Năm 2017, toà án tỉnh Gia Lai đã kết án ông với bản án năm năm tù về tội nhiều lần tổ chức đưa người Thượng đi Thái Lan trái phép.
Theo các nhà hoạt động, việc người dân tộc thiểu số không có sự trợ giúp pháp lý có các nguyên nhân chính là phí luật sư cao, khả năng tiếp cận luật sư kém, và sự ép buộc từ chối luật sư đến từ các cơ quan tiến hành tố tụng.
Mục sư Aga cho biết ông nắm vững tình trạng người hoạt động về tự do tôn giáo ở các sắc dân thiểu số bị cầm tù trong hơn hai thập niên qua vì tham gia viết báo cáo về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam và gửi cho Liên Hiệp quốc từ 2015.
Các cộng đồng tôn giáo bị bách hại và được ông báo cáo cho quốc tế bao gồm Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, Hội thánh Tin lành Miền Nam Việt Nam, Đạo Hà Mòn…
Ông đã thu thập thông tin về hơn 100 người bị bắt vì lý do tôn giáo từ 2001 cho đến ngày nay.
Ông chỉ ra nguyên nhân mà hầu hết trong số họ không có luật sư trong các vụ án của mình:
“Đối với người Kinh thì cái chuyện thuê luật sư đó là cái chuyện quá bình thường nhưng đối với người đồng bào (dân tộc thiểu số- PV) thì đó là cả một vấn đề.
Người đồng bào cơm ăn áo mặc lúc có lúc không và rất là thiếu thốn. Cho nên nói đến luật sư họ không có hiểu luôn và không có khả năng: thứ nhất là họ không biết tìm luật sư, thứ hai họ không có khả năng để chi trả số tiền lớn.”
Ông nói về hậu quả của việc không có luật sư:
“Bao nhiêu người, đặc biệt là người ở Hội thánh Tin lành Dega, họ đi tù oan chỉ vì cái lý do là cho rằng có liên lạc bên nước ngoài hoặc là cái này khác, bắt họ ghép vào tội này tội khác.
Vì không có luật sư thì phải chấp nhận để cái chính quyền họ nói sao thì phải chấp nhận vậy, không có cách nào để mà cãi lại tòa án được với chính quyền.”
Do được tiếp xúc nhiều người Kinh và tham gia lớp học dân sự trực tuyến từ năm 2015 do một số tổ chức xã hội dân sự tổ chức nên ông nhận thức được về vai trò của luật sư trong các vụ án. Vì vậy, khi hai thành viên của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên bị bắt, ông đã thuyết phục gia đình họ về nhu cầu thuê luật sư.
“Tôi bàn với gia đình của họ rằng mình phải cần có luật sư để mà bào chữa cho trường hợp về các vụ việc tự do tôn giáo… Gia đình họ thấy như vậy họ rất là mừng khi mà mình mình tìm được luật sư để mà bào chữa cho gia đình của họ.”
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải (Hải Điếu cày) cho biết ông gặp nhiều người Thượng trong 11 trại giam mà ông đã đi qua. Qua tiếp xúc với họ, ông được biết họ đều không có sự trợ giúp từ luật sư trong các vụ án của mình.
Theo ông, bên cạnh lý do tài chính eo hẹp, người Thượng còn bị cô lập dẫn tới việc gặp khó khăn trong việc tiếp cận luật sư. Ông nói với RFA trong ngày 11/8:
“Không ai có luật sư. Ở Tây Nguyên đó xứ rừng núi và họ nghèo khổ thế sao mà thuê luật sư được. Với lại, họ bị bắt vào những năm 2000-2001, thời điểm đó làm gì có luật sư. Bản thân họ khi chưa bị bắt họ đã khổ rồi, những vùng dân tộc đó họ khổ lắm. Đất rẫy thì bị người Kinh lên mua dần lấn dần.
Họ hầu như bị cô lập, không có luật sư bào chữa cho họ, anh hỏi mấy người chả ai có luật sư cả.”
Nhà hoạt động công đoàn Đoàn Huy Chương, người bị tù hai lần tổng cộng tám năm sáu tháng, cho biết ông gặp nhiều người Thượng trong những trại giam mà ông đã đi qua. Ông nói về thủ đoạn của công an Việt Nam trong việc ép buộc người hoạt động từ chối luật sư, đặc biệt là người thuộc các sắc tộc thiểu số:
“Những người tôi gặp không có luật sư đâu. Phía an ninh điều tra luôn ghi một bản nói họ không cần luật sư và tự bào chữa. Người Thượng đâu có đủ khả năng để họ hiểu nhiều tiếng Việt đâu mà để họ tự bào chữa, cho nên là muốn ghép họ vô cái gì thì ghép, vì vậy họ đi tù rất là nặng.”
Cựu tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng thì cho biết trong thời gian gần hai năm thi hành án ở Trại giam Nam Hà, ông có bị giam cùng khu với nhiều tù nhân lương tâm Hmong và họ hầu như không có luật sư riêng mà chỉ có luật sư chỉ định, do điều kiện kinh tế cũng như do sự hạn chế về nhận thức của họ.
Nhiều luật sư hay tham gia vào các vụ án chính trị như Ngô Anh Tuấn và Đặng Đình Mạnh cho biết họ chưa từng bào chữa cho người dân tộc thiểu số nào vì không có ai liên hệ với họ.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người tham gia bào chữa trong một vụ án duy nhất của người dân tộc thiểu số, đó là vụ án của ông Y Wo Nie, cho RFA biết về tác động của trợ giúp pháp lý đối với người hoạt động thuộc sắc tộc thiểu số:
“Họ rất tin tưởng luật sư. Họ ý thức được quyền của họ theo lẽ tự nhiên, nhưng khi những ý thức mơ hồ ấy được củng cố bởi pháp luật và niềm tin tôn giáo, nó sẽ biến thành cuồng phong. Nên chính quyền cộng sản rất sợ khi họ tiếp cận được nguồn trợ giúp ấy.”
Mục sư Aga cho rằng nếu việc thuê luật sư trong hai vụ án của hai ông Y Krếc Byă và Nay Y Blang có hiệu quả thì trong tương lai, nhiều người hoạt động thuộc các sắc dân thiểu số, đặc biệt là người Thượng ở Tây Nguyên, sẽ tìm đến luật sư.
Về vai trò của luật sư trong các vụ án thuộc Chương An ninh quốc gia, luật sư Hà Huy Sơn cho rằng bên cạnh việc giúp công khai minh bạch về nội dung và bản chất của vụ án cho công chúng cũng như làm cầu nối thông tin giữa thân chủ và gia đình, thì luật sư còn có vai trò quan trọng khác. Ông nói:
“Luật sư tham gia các cái vụ án này thì tránh được những cái tình trạng bức cung hoặc là nhục hình nếu mà nó có thể xảy ra thì cũng là một cái kênh có thể lên tiếng để ngăn chặn nguy cơ.
Luật sư có thể là cung cấp tư vấn và cái kiến thức pháp lý để cho người bị bắt hay là cho thân chủ có cái lựa chọn cách có lợi nhất hay là theo cái ý chí của họ.”
Theo ông Hà Huy Sơn, luật sư có nghĩa vụ đấu tranh để buộc các cơ quan tham gia tố tụng tuân thủ luật pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự.
https://www.rfa.org/vietnamese
Nguyễn Thông – Sóc Sơn nát tại ai?
Vụ sạt lở, lũ cuốn đất ở rừng đặc dụng Sóc Sơn, phơi bày thực tế là vùng này đã bị tàn phá, chiếm dụng nặng nề, nghiêm trọng.
Nhưng không phải bây giờ mới vậy. Cần lôi cổ mấy đời đám lãnh đạo Hà Nội ra mà trị. Những vụ ca sĩ, họa sĩ, quan chức… (tôi chả cần nói, ai cũng biết) ngang nhiên xây cất trái phép, báo chí phản ánh, dư luận mỏi mồm nhưng đều được chính quyền xuê xoa, lờ đi, chả biết có chuyện chạy chọt, ăn tiền không.
Mọi thứ còn chình ình ra đó, nếu xử thì hãy xử đi, đừng có nay hô mai hào, hứa này hứa nọ cho hết nhiệm kỳ. Thánh Gióng có bay về đòi đất cũng chẳng còn chỗ cho ngựa đậu.
Thủ đô còn thế, đừng trách các tỉnh thành tan nát như tương.
Tại trên ngồi chẳng chính ngôi/Để cho kẻ dưới chúng tôi lăng loàn.
Xứ này, chẳng riêng gì chuyện đất ở Sóc Sơn, mọi thứ mọi việc đều thế cả. Hỏng từ thượng đỉnh, có cứu bằng giời. Chỉ xóa đi làm lại.
NGUYỄN THÔNG 10.08.2023
Giữa căng thẳng với Trung Quốc, TT Philippines nhắm ký thỏa thuận hàng hải với Việt Nam
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
Tổng thống Philippines Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr. hôm thứ Năm (10/8) nói rằng Philippines mong muốn ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác hàng hải ở Biển Tây Philippines (Biển Đông), giữa bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa nước này với Trung Quốc trong tuần qua sau khi tàu hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng bắn vào các tàu tiếp tế của Philippines tại Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông vào ngày 5/8.
Truyền thông Philippines cho biết trong cuộc hội đàm với Đại sứ Việt Nam tại Philippines Hoàng Huy Chung, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nói một thoả thuận hàng hải với Việt Nam sẽ mang lại “sự ổn định” và giúp đối mặt “dễ dàng hơn” với “những thách thức chung” trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Tuyên bố được đưa ra trong cuộc điện đàm chia tay với Đại sứ Việt Nam sắp mãn nhiệm Hoàng Huy Chung tại Manila, theo thông cáo từ văn phòng của ông Marcos.
“Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu thảo luận về thỏa thuận mà chúng ta có giữa Philippines và Việt Nam, tôi nghĩ đây là một điều rất, rất quan trọng – nó sẽ là một phần rất, rất quan trọng trong mối quan hệ của chúng ta và nó sẽ mang lại yếu tố ổn định đối với các vấn đề mà chúng ta đang thấy hiện nay ở Biển Đông”, Politiko dẫn lời Tổng thống Philippines nói.
Theo lời ông Marcos, thỏa thuận sẽ đánh dấu “một bước tiến rất lớn” trong quan hệ giữa hai quốc gia Đông Nam Á.
Việc Manila cân nhắc ký thỏa thuận với Hà Nội diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên biển đang leo thang giữa Philippines và Trung Quốc. Quan hệ song phương giữa Bắc Kinh và Manila đã đi xuống do những tranh chấp ở Biển Đông.
Tàu chiến mắc cạn Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây.
Sự việc gần nhất diễn ra hôm 5/8. Philippines cáo buộc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông khi hải cảnh của họ sử dụng vòi rồng và thực hiện các hành động được cho là nguy hiểm đối với các tàu Philippines chở hàng tiếp tế cho các binh sĩ trên chiếc tàu Sierra Madre mắc cạn từ thời Thế chiến thứ hai tại Bãi Cỏ Mây.
Philippines đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc về vụ việc “vi phạm luật pháp quốc tế”.
Ngược lại, phía Trung Quốc cáo buộc Philippines không giữ lời hứa “rõ ràng” là sẽ di dời con tàu mà Manila đã cho neo đậu vào năm 1999 để củng cố yêu sách lãnh thổ của mình tại một trong những khu vực tranh chấp nhất trên thế giới.
Đáp lại, Philipines nói họ chưa bao giờ hứa với Trung Quốc về việc di dời con tàu và tuyên bố của Bắc Kinh chỉ là “sản phẩm trong trí tưởng tượng nhằm phục vụ cho tất cả những ý đồ và mục đích của họ”.
Trong cuộc nói chuyện với Tổng thống Philipines, Đại sứ Hoàng Huy Chung cảm ơn ông Marcos vì sự hợp tác của Philippines “liên quan đến lợi ích chung ở Biển Tây Philippines và ngăn chặn các sự cố ở vùng biển Philippines”, trang Yeni Safak tường thuật.
Ông Chung cũng nói với ông Marcos rằng Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng bày tỏ lòng biết ơn tới ông Marcos và chính phủ Philippines vì đã hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, đặc biệt là vì lợi ích chung của hai quốc gia ở Biển Đông và ngăn chặn các sự cố tiếp theo ở vùng biển Philippines.
Trong khi đó, ông Marcos nói rằng một thỏa thuận “tốt vững chắc” có lợi cho cả hai nước và giúp đối đầu với “những thách thức chung” trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông “dễ dàng hơn”.
Manila dưới thời của Tổng thống Marcos, người vừa lên nhậm chức vào năm ngoái, đã có những bước đi kiên quyết và thẳng thừng trong việc đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông. Philippines được cho là nghiêng hẳn về phía Mỹ khi cho phép quân đội Mỹ tiếp cận nhiều căn cứ quân sự hơn trước.
World Bank ước tính Việt Nam thiệt hại 1,4 tỷ USD vì thiếu điện
Ảnh minh họa: cmsc.gov.vn
Tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định việc mất điện diện rộng ở miền Bắc hồi tháng 5, tháng 6 là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam, ước tính khoảng 1,4 tỷ USD. Bên cạnh đó, thực trạng nhu cầu mua sắm yếu và tổng giá trị xuất nhập khẩu giảm khiến kinh tế khó khăn trong nửa đầu năm 2023.
Theo đó, từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, miền Bắc Việt Nam thường xuyên bị mất điện. Nhiều doanh nghiệp có nhà máy tại các khu công nghiệp phía Bắc vì thế bị cắt điện trong nhiều giờ, liên tục trong tuần.
“Phí tổn kinh tế của các đợt mất điện miền Bắc vào tháng 5 và 6, khiến sản xuất bị gián đoạn, ước tính khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP”, bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của World Bank, nói trong buổi họp báo sáng hôm 10/8.
Con số này được World Bank đưa ra dựa trên ước tính về nhu cầu điện chưa được đáp ứng là 36 GWh năm 2022 và khoảng 900 GWh ước tính cho tháng 5 và 6/2023 (theo Báo cáo vận hành của Trung tâm Điều độ và ước tính của chính đơn vị này).
Khảo sát của tổ chức này với các doanh nghiệp miền Bắc trong lĩnh vực công nghiệp cho thấy tổn thất về doanh thu do mất điện lên đến 10%.
Mặt khác, dựa vào ước thiếu hụt cung đến tháng 6, World Bank đánh giá, nhu cầu năng lượng không được đáp ứng cũng sẽ dẫn đến tổn thất về doanh thu cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam khoảng 75 triệu USD.
Theo World Bank, miền Bắc đang gặp vấn đề về bất cân đối nguồn cung điện. Khu vực này có nhu cầu điện tăng nhanh hơn cả nước; có tính mùa vụ, đặc biệt trong các tháng 5 đến 7.
Nguyên nhân là nguồn điện phía Bắc lệ thuộc chủ yếu vào thuỷ điện, điện than; đồng thời chậm trễ trong đầu tư sản xuất và truyền tải điện. Thiếu hệ thống truyền tải khiến miền Bắc bị hạn chế trong việc tiếp cận nguồn dư công suất lớn ở miền Nam (khoảng 20 GW).
Trong báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh công bố tháng 7, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đánh giá thiếu điện có khả năng xảy ra theo chu kỳ và kiến nghị Chính phủ tập trung vào các kế hoạch dài hạn.
Phía World Bank cũng đề cập đến các biện pháp trước mắt như sớm có lịch biểu vận hành thương mại các nhà máy điện trong 2024, 2025; xử lý nhanh quy trình phê duyệt và triển khai đầu tư về truyền tải; đa dạng hóa các nguồn cung, chuyển từ cơ cấu năng lượng năm 2025 sang dựa nhiều hơn vào nguồn nhập khẩu trong khu vực.
Ngoài ra, các biện pháp tiết kiệm năng lượng cũng có thể đem lại tác động nếu thiết lập ngay hệ thống theo dõi và chỉ tiêu bắt buộc theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Đức Minh
Sám hối trước thiên nhiên
Lê Huyền Ái Mỹ – 10/8/2023
1. Những cánh rừng bị tàn sát, những tòa ngang dãy dọc bê tông ngạo nghễ “chinh phạt” từ rừng đặc dụng đến biển bờ, sông suối mà thủ phạm không chỉ là những “ông trời không ở trên cao”, cái chính là “sự im lặng của cả một hệ thống” dưới mặt đất!
Khi chúng tôi lên tiếng, cả một bầy người-trời ở hạ giới quy kết chúng tôi nói “sai sự thật”.
Mấy hôm Đà Lạt sạt lở công trình, Bảo Lộc đất đồi sụp vùi 3 cảnh sát rồi hàng chục chiếc ô tô ngập trong đống bùn ở Sóc Sơn, một lãnh đạo báo chí gọi cho tôi và nói “sự thật đúng là đó chứ ở đâu”.
Nhìn những thước phim lũ cuốn trôi xe, nhà ở Trung Quốc mấy hôm rồi, những hình ảnh tan hoang ở trường phổ thông dân tộc bán trú và THCS Hồ Bốn ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái, VN) và những hiểm họa khôn lường đang chực chờ từ triền núi đến bờ sông; rồi nghe những bản tin dự báo, những phân tích từ chuyên gia thì đó gần như là thiên tai mà chả phải nhân họa, là cái họa do con người gây ra. Đã thế thì sự trả giá càng dài…
Nghĩ trộm, việc mang lễ vật đến muộn đã khiến Thủy Tinh thua cuộc. Nhưng cái “đề thi” voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao vừa thiên vị cho Sơn Tinh, toàn đặc sản của núi rừng; vừa cho thấy thánh Tản Viên cũng “góp một tay” cùng vua Hùng gây tổn hại đến động vật rừng quý hiếm! Khi hệ thực vật lẫn động vật bị thay đổi, biến dạng dẫn tới những hệ lụy cho rừng như một căn nguyên dẫn tới kiếp nạn “không năm nào Thủy Tinh không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh”.
Truyện cổ tích kết “lần nào Thủy Tinh cũng thua, phải bỏ chạy”. Thực tế ngày nay: con người lớp bỏ mạng, lớp tìm cách chống đỡ, tránh trú, hoàn toàn thúc thủ trước thiên tai.
2. TP.HCM vừa tổ chức lễ hội sông nước. Một màn trình diễn “trên bến dưới thuyền” đầy sắc màu. Nhưng so với motif sân khấu hóa theo chương hồi đã quá quen thuộc kia thì tôi lại ấn tượng gần như duy nhất cái thông điệp mà ông chủ tịch thành phố đưa ra “theo sông mà đến, nương sông mà ở, nhờ sông mà phát triển”, cũng như xác lập một điểm nhìn văn hóa “có trước có sau”: “sông và kênh rạch không chỉ góp phần kiến tạo dáng hình, diện mạo của Sài Gòn – Gia Định – TP.HCM mà còn mang theo dòng chảy sự đa dạng về văn hóa để hợp lưu và tiếp biến thành bản sắc văn hóa Nam Bộ, hình thành tính cách hào sảng, phóng khoáng, cởi mở, lạc quan, khát khao vươn ra biển lớn của người dân TP.HCM. Đến hôm nay, với những cơ hội mới, dòng chảy lịch sử sẽ tiếp tục ghi dấu bước chuyển mình trong chiến lược phát triển thành phố bên sông”.
Có một Phật tử đến hỏi về việc cúng thổ địa thần tài, hòa thượng Thích Lệ Trang – Trưởng ban Trị sự giáo hội Phật giáo TP.HCM giải đáp: thổ địa thổ công là ai? Là cục đất, môi trường mà mình may mắn ở có đủ phúc duyên nên có dòng sông chảy qua, có cây lá xanh tươi bao bọc. Sông hồ là chiếc máy điều hòa tự nhiên cho cuộc sống của mình nên hãy biết ơn bằng cách đừng xả rác, chất độc hại xuống dòng sông; đừng xâm chiếm, hủy hoại nó. Đó là cách thờ thổ địa thổ công hữu dụng nhất.
Cũng như sự hữu dụng mà chính quyền và người dân có thể trả ơn cho dòng sông không chỉ là trị giá khai thác nó; và phải khai thác đúng tiêu chuẩn mà ở chỗ nhìn ra được giá trị của một tài nguyên thiên nhiên để có sự kết nối và “nương tựa”, sáng tạo và lưu giữ những tài nguyên văn hóa tương xứng để “soi mặt xuống lòng sông”.
Chắc chắn thông điệp “nương sông mà ở, nhờ sông mà phát triển” là truyền đi hành động biết tôn trọng dòng chảy tự nhiên, gìn giữ, bảo vệ mặt nước, hệ bờ sông, hành lang sông để không xảy ra những hệ lụy đã và đang đến.
Bởi, với hiện trạng nhìn từ bờ Ba Son, khối nhà “nhền nhện” ở Tân Cảng, công viên “mỏ hàn” Central Park thì có lẽ, trong chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” vẫn còn thiếu một lời sám hối!
Đường dây môi giới mại dâm tiếp viên hàng không, người mẫu ảnh nổi tiếng
Võ Thị Mỹ Hạnh tại cơ quan công an. (Ảnh: vov.vn)
Nghi phạm từng là tiếp viên hàng không bị bắt quả tang môi giới bán dâm tại một khách sạn. Người này quản lý 30 gái bán dâm là nữ tiếp viên của nhiều hãng hàng không và nhiều hotgirl, người mẫu ảnh nổi tiếng…
Tối 10/8, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM cho biết đã tạm giữ Võ Thị Mỹ Hạnh (SN 1997, ngụ đường Nguyễn Oanh, phường 17, quận Gò Vấp) để điều tra về hành vi môi giới cho 4 cô gái đến khách sạn bán dâm cho khách.
Trước đó, qua việc vận động người dân, Công an TP.HCM xác lập chuyên án điều tra nhóm hoạt động môi giới mại dâm cho tiếp viên hàng không, người mẫu ảnh…
Ban chuyên án xác định Hạnh từng là tiếp viên hàng không nhưng đã nghỉ việc vào ngày 5/10/2022. Hạnh có quá trình làm việc chung lâu năm, thường xuyên tiếp cận với nữ tiếp viên của nhiều hãng hàng không, các “hot girl”, người mẫu ảnh nổi tiếng…
Hạnh xây dựng hình tượng cô gái trẻ thành đạt với hơn 300.000 lượt theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội, thường xuyên phô trương cuộc sống sang chảnh, check in, du lịch tại những nơi nổi tiếng, mua sắm đồ hiệu đắt tiền nhằm chiêu dụ các cô gái trẻ hám lợi, lôi kéo họ tham gia vào đường dây mại dâm do Hạnh điều hành.
Hạnh chỉ đạo các cô gái chỉ liên hệ, trao đổi việc mua bán dâm qua các nền tảng mạng xã hội, thuê mướn xe hơi sang trọng để đưa đón gái mại dâm, chọn nơi bán dâm là các khách sạn, resort sang trọng.
Hiện nay, Hạnh quản lý trên 30 gái bán dâm, trong đó có các nữ tiếp viên của nhiều hãng hàng không và nhiều hotgirl, người mẫu ảnh nổi tiếng. Giá bán dâm từ 1.000 USD đến 3.000 USD/lượt. Ngoài việc môi giới cho gái bán dâm trên tại TP.HCM, Hạnh còn môi giới cho gái bán dâm đi tour, đi tỉnh với số tiền thu lợi rất lớn.
Ngày 9/8, công an kiểm tra khách sạn trên đường Lê Thị Riêng (phường Bến Thành, quận 1).
Tại đây, công an bắt quả tang 4 gái bán dâm đang bán dâm gồm: N.T.A (SN 1992, tiếp viên hàng không), H.N.Q.T (SN 1996, tiếp viên hàng không), N.H.K.V (SN 1995), L.T.T.N (SN 1993, “hotgirl”, người mẫu ảnh). Công an đã tạm giữ Hạnh vì đã có hành vi môi giới cho 4 gái đến khách sạn để bán dâm.
Tại Cơ quan Công an, cả 4 gái bán dâm đều khai nhận được Hạnh môi giới và thừa nhận hành vi phạm tội.
Hạnh khai nhận đã liên hệ với nhiều tiếp viên hàng không và “hot girl”, người mẫu ảnh; sau đó gửi hình ảnh gái bán dâm trong trang phục tiếp viên các hãng hàng không nhằm thu hút khách.
Số tiền bán dâm một lần là 27 triệu đồng (tương đương 1.000 USD); khách đi qua đêm với giá 60 triệu đồng (khoảng 3.000 USD). Hạnh thu tiền qua chuyển khoản ngân hàng từ khách mua dâm và chuyển trả cho gái bán dâm. Hạnh được hưởng 7 triệu đồng/1 lần môi giới gái bán dâm.
Hạnh cũng trực tiếp tham gia bán dâm với giá 1.000 USD – 3.000 USD qua một số người môi giới cho các khách mua dâm tại Hà Nội, TP.HCM, Bà Rịa -Vũng Tàu, thu lợi bất chính trên 1 tỷ đồng.
Hiện, Công an TP.HCM đang củng cố tài liệu, chứng cứ, đồng thời điều tra mở rộng chuyên án.
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM kêu gọi những ai là đồng phạm, giúp sức cho Hạnh đến trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự Công an (số 459 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1) đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Khánh Vy
Theo VNExpress online ngày 9 tháng 8, 2023, Trung tá Lê Huy Cao, trưởng công an xã Bình Sơn, Phú Riềng, đánh người đàn ông mà họ cho là “ngăn cản lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.”
Theo Công an huyện Phú Riềng, khoảng 9 giờ ngày 8/8, Công an xã Bình Sơn nhận tin báo có xe ba gác – nghi là tang vật vụ trộm, nên đến hiện trường xác minh. Anh Đậu Ngọc Hoàn, 30 tuổi, nhận đó là xe của mình, không cho lực lượng chức năng đưa đi nếu chưa lập biên bản.
(more…)10/8/2023 – VOA Tiếng Việt
Bốn cô gái của nhóm nhạc BlackPink có ảnh hưởng mạnh đến giới trẻ Việt Nam
(more…)Quê Hương tổng hợp
Nhà hoạt động tôn giáo Nay Y Blang được gặp luật sư trong trại tạm giam
RFA – 10/8/2023
Công an tỉnh Phú Yên công bố lệnh bắt tạm giam ông Nay Y Blang
PLO/Công an Phú Yên
(more…)RFA – 09/8/2023
Những người Thượng đi ra từ một cánh rừng ở tỉnh Ratanakiri, Campuchia năm 2004 (minh hoạ). Những người Thượng này đã trốn từ Việt Nam sang Campuchia do tình trạng đàn áp tôn giáo trong nước . Reuters
(more…)Quê Hương tổng hợp
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói sẽ ‘sớm’ thăm Việt Nam – BBC News – 09/8/2023
Nguồn hình ảnh, Reuters
(more…)Quê Hương tổng hợp
Một cửa hàng bán sữa bột công thức ở Việt Nam. WHO và UNICEF cảnh báo về các chiến lược tiếp thị sữa mà họ cho là “sai lệch” ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
(more…)