Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc đã viết môt bài thơ có tựa đề là “Cảm Tạ Miền Nam” rất cảm động.
“Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.”
“Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”
“Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng “kính yêu”
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.
Mở miệng ra là: “Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản.
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.”
“Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.
Cảm tạ Miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc.
Cảm tạ Miền nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ
Cảm tạ Miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành danh.”
Và sở dĩ ông đã xung phong đi cứu Miền Nam ruột thịt là vì ông tin vào lời tuyên truyền của bác Hồ và đảng Cộng Sản:
“Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng.” “Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu”
Song khi vào tới miền Nam, ông nhận ra rằng, đời sống của ngươi miền Nam hoàn toàn khác hẳn so với lời tuyên truyền láo khoét của bác và đảng:
“Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.”
Khi đến và đứng trước nhà người bà con, ông Phan Huy mới nhận ra rằng, mớ gạo mà ông nâng niu mang từ miền Bắc thiên đường cộng sản, với hảo ý để biếu người bà con miền Nam bị Mỹ Ngụy kìm kẹp đói khó là một điều “lăng mạ” người bà con này:
“Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
Kí gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.
Anh bà con tôi- một ngươi công chức
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.
Rồi anh nói: “Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ.”
Sau khi đã nhận ra đời sống thật sự của nhân dân miền Nam và sự gian trá, phỉnh gạt của bác Hồ và đảng Cộng, ông Huy cảm thấyhổ thẹn với lương tâm nên đã than khóc:
Hiện tượng và hiệu ứng “Ngày 30 Tháng Tư” Năm 1975 tới nay, sau 48 năm ròng rã, vẫn bao hàm nhiều ngộ nhận cần sửa sai và định hướng lại.
I. Những Ngộ Nhận Căn Bản VềHiện tượng “Ngày 30 Tháng Tư”:
Trước hết, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 không phải là ngày vui của toàn dân Việt, dù ông Võ Văn Kiệt có nhận định “…ngày 30 tháng 4, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”; dù trong buổi lễ tiếp thu Sài Gòn, Tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản, đã phát biểu một cách bâng quơ trước mặt Tổng Thống chớp nhoáng Dương Văn Minh: “Trong cuộc chiến đấu lâu dài này không có ai là kẻ thắng, ai là kẻ bại. Toàn quân và toàn dân Việt Nam là người chiến thắng…”; dù cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên gặp bại tướng Nguyễn Hữu Có cũng đã cầm tay mà nói: “Chào mi, ta với mi lúc trước hai đứa hai chiến tuyến nhưng nay ta đã là hai anh em”.[1]
Khoảng thời điểm này, vào hai năm trước – chính xác là hôm 30 tháng 4 năm 2021 – báo Sài Gòn Nhỏ có thiên phóng sự (“Đi Tìm Nhân Vật Trong Bức Ảnh Lịch Sử”) của Tuấn Khanh, với phần dẫn nhập như sau:
Khi chiếc xe tăng T-54B sản xuất tại Liên Sô của bộ đội miền Bắc, trên ngụy trang cờ “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, húc đổ cánh cổng phụ của Dinh Độc Lập vào sáng ngày 30-4-1975, đã chấm dứt cuộc chiến tranh súng đạn giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam kéo dài 20 năm tang tóc. Nhưng lại khởi đầu một cuộc chiến mới trầm trọng, nghiệt ngã hơn, đã gia tăng sự “chia rẽ” trong lòng người dân Việt về ý thức hệ “Quốc gia – Cộng sản”.
Trang Việt Nam Thời Báo vừa đăng tải một bài viết (“Tu Sĩ Giả, Linh Mục Dỏm”) tuy không nặng ký nhưng khá nặng lời, của tác giả Hoàng Lan Mộc Châu, về giới tăng lữ ở Việt Nam:
Blogger Thái Văn Đường mất tích ở Thái, bạn bè nghi bị an ninh Việt Nam dẫn giải – RFA
15/4/2023
Blogger Thái Văn Đường trong một video nói chuyện trên Youtube
Ảnh chụp màn hình từ Youtube
Blogger Thái Văn Đường, tên thật là Đường Văn Thái bị mất tích tại Thái Lan nơi ông đã sống tị nạn từ nhiều năm qua. Nhiều người quen và bạn bè lo ngại ông bị an ninh bắt cóc để đưa về Việt Nam xét xử vì đưa nhiều thông tin thuộc dạng “thâm cung bí sử” của nhiều quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản lên mạng xã hội.
Posted in CSVN, Đảng CSVN, độc tài, Thời Sự, Tin tức Việt Nam | Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ hai 17/04/2023: * Blogger Thái Văn Đường mất tích, bị bắt.. *Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam một tàu tuần duyên *Đoàn cấp cao Bộ Công an thăm TQ *Họp báo của Ngoại Trưởng Mỹ
Những đồn đoán vừa qua xung quanh việc anh Nguyễn Lân Thắng bị xử kín và bỏ tù, mặc dù khá lâu anh đã im tiếng, cho rằng anh đã xúc phạm lãnh tụ CS Hồ Chí Minh.
Tổng hợp những sự kiện chính mà đảng CSVN đã gây ra cho đất nước.
Tổng quát
Tôi tin rằng, không phải một vài trăm hay một vài triệu người, mà là hàng tỷ người trên thế giới đều biết đến tội ác của cộng sản đối với nhân loại nói chung, và dân tộc Việt Nam nói riêng. Tội ác như thế nào ? Nội dung này chỉ là sự cố gắng dựng lại một góc nhỏ “chân dung tội ác” của ông Hồ Chí Minh, và tiếp nối bởi các nhóm Đảng cộng sản Việt Nam đàn em của ông, từ bản chất độc tài toàn trị, họ tạo ra tội ác để buộc người dân đem hạnh phúc lại cho họ, như nhận định của Đức Đạt Lại Lạt Ma của Tây Tạng.
Những nghĩa binh bị Pháp bắt trong vụ Hà Thành Đầu Độc 1908 và nhiều trong số đó đã bị chém đầu.
Không ít người đến nay vẫn lấy làm tiếc vì chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội khi không đoái hoài gì đến những lá thư của Hồ Chí Minh gởi TT Truman và Bộ Ngoại Giao Mỹ. Thật ra niềm hối tiếc này chỉ dựa vào những lá thư mà không tìm hiểu nguyên nhân tại sao TT Truman không trả lời.
Cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh là một ‘quả bom’ nổ vào những sự thực bị che đậy.
Cuốn sách ‘Đèn cù’ xuất bản ở hải ngoại của tác giả Trần Đĩnh đã ‘lột mặt’ của chế độ và nhiều huyền thoại cách mạng của Đảng Cộng sản ở Việt Nam theo nhà báo Bùi Tín từ Paris.
Trong khi đó, một sử gia trong nước, Vũ Quang Hiển, nói với BBC rằng cuốn sách ‘có hư cấu, xuyên tạc’.
Nhà báo Bùi Tín bình luận cuốn ‘Đèn Cù’ xuất bản ở hải ngoại của tác giả Trần Đĩnh và cho đây là một trái bom nói lên ‘sự thật’.
LTS Đồng Tâm 2020: Chúng tôi đăng lại bài này để rộng đường dư luận đổng thời có thêm dữ kiện nhằm tìm ra sự thật. Đây là quan điểm riêng của tác giả. Nhận định là của độc giả. Bài này lấy từ điện thư của ông Lý Trung Tín.
LTS: 10 lý do đưa ra của tác giả Hoàng Khánh rất xác đáng, để các ông trong Bộ Chính Trị Đảng CSVN phải minh bạch trả lời, hầu xác minh người nằm trong lăng Hồ Chí Minh là ai, các ông sư Bắc Tông, mặc áo nâu đã thờ ông PHẬT-TẦU, bây giờ đảng CSVN lại bắt cả 90 triệu người dân Việt tôn thờ một người Tầu sao?
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đến phát biểu tại Đại hội đồng LHQ ở New York hôm 22/9/2021
AFP
Giờ, chỉ còn có thể tìm thấy tuyên bố của ông Nguyễn Xuân Phúc: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận rõ ràng”… trên website của các cơ quan truyền thông quốc tế (1).
Việt Nam vẫn liên tục bắt giữ, bỏ tù các nhà báo độc lập, các blogger và các nhà hoạt động dù đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân (CIVICUS), một tổ chức phi chính phủ được thành lập ở Nam Phi, trong một báo cáo công bố hôm 8/2 nói rằng tình trạng bỏ tù và ngược đãi các nhà hoạt động, nhà báo tại Việt Nam vẫn tồn tại dù Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Báo cáo nhận định rằng không gian dân sự ở Việt Nam vẫn trong tình trạng “đóng cửa”, với những ghi nhận về việc sử dụng các điều luật vốn còn nhiều hạn chế để hình sự hóa, buộc tội các nhà hoạt động và nhà báo, hạn chế việc di chuyển, giám sát và có những cáo buộc tra tấn và ngược đãi họ. Nổi bật là chiêu thức sử dụng luật về “trốn thuế” để nhắm vào các nhà hoạt động.
Nhiều trường hợp bị bắt giữ được nêu trong báo cáo như trường hợp Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, một luật sư, trí thức phản biện nổi tiếng, đã bị bắt vào tháng 12/2022 với tội “trốn thuế”; trường hợp của Mai Phan Lợi, người sáng lập và lãnh đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC), một chuyên gia báo chí và truyền thông xã hội được nhiều người biết đến, và ông Bạch Hùng Dương, nguyên Giám đốc MEC, đã bị toà án Hà Nội kết án 4 năm tù và 2 năm 6 tháng tù với cáo buộc “trốn thuế”. Hoặc trường hợp ông Đặng Đình Bách, Giám đốc Luật và Chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững, bị kết án 5 năm tù vào tháng 6/2022 và bà Nguỵ Thị Khanh, người sáng lập Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh, bị bỏ tù 2 năm cũng với tội danh tương tự.
Ngoài ra, báo cáo của CIVIVUS cũng ghi nhận những nỗ lực của nhà cầm quyền trong việc thắt chặt kiểm soát các nền tảng truyền thông xã hội nhằm bịt miệng những người bất đồng chính kiến trên mạng. Chính quyền đã áp đặt nhiều hạn chế và ngày càng gia tăng kiểm soát truyền thông xã hội trong khi nhiều nhà báo độc lập, blogger tiếp tục bị kết án hình sự với nhiều năm tù. Truyền thông nhà nước vẫn bị kiểm duyệt trong việc đưa tin về các cuộc biểu tình ở trong nước hay thậm chí ở Trung Quốc.
Báo cáo cũng đề cập đến tình trạng một số nhà hoạt động tiếp tục bị bắt với những cáo buộc ngụy tạo và bị cấm xuất cảnh, bị chuyển đến các nhà tù cách xa gia đình của họ và phải đối mặt với sự tra tấn hoặc ngược đãi, như trường hợp của Luật sư Võ An Đôn, nhà báo Phạm Đoan Trang, Huỳnh Thục Vy, Lê Mạnh Hà, Bùi Văn Thuận…
Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 10 vừa qua, bất chấp những ghi nhận tiêu cực về nhân quyền cũng như bị nhiều tổ chức nhân quyền và nhà hoạt động kêu gọi Hội đồng bác bỏ đề cử của Hà Nội.
Hệ quả của việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc
Bình luận của Bích Nhung 08/02/2023
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc dự Đối thoại Lãnh đạo APEC với ABAC tại Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ở Bangkok hôm 18/11/2022
AFP
Hệ quả đầu tiên là công luận ngày càng hết tin vào truyền thông “lề phải”. Sau đó Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không thể giải thích được vụ việc theo logic thông thường. Hệ quả cuối cùng là nuôi dưỡng một loại truyền thông không chuyên nghiệp. Cho nên cũng như từ trước tới nay, càng ngày người dân càng phải đi tìm các thông tin “ngoài luồng” để có chút hiểu biết về hiện tình đất nước.
______________
Việc cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu lần cuối tại Phủ Chủ tịch chiều 4/2 rõ ràng đã có hàng triệu triệu người biết, cả trong nước lẫn quốc tế. Thật ra, lễ bàn giao công tác giữa nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Văn phòng Chủ tịch nước ngay từ đầu đã là một sự lạ. Bao năm trước đây, lúc Trần Đức Lương chuyển qua Nguyễn Minh Triết, rồi ông Triết chuyển qua Trương Tấn Sang… nào có thấy lễ lạt “bàn giao bàn thớt” gì đâu. Lần này, để tỏ ra mọi chuyện trên “cung đình” diễn ra suôn sẻ, “trên dười đồng lòng, dọc ngang thông suốt” như TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn ca bài ca “Kết đoàn” bấy lâu nay, ĐCSVN nghĩ ra kế chia tay, bàn giao giữa cũ và mới. Ngày 4/2, tất cả mấy trăm tờ báo giấy và báo mạng trong nước nhất loạt giật tít nổi bật về buổi lễ đầy cờ hoa được mô tả là long trọng ấy.
Cũng có những cái tít khá ẩn ý trên “Tuổi Trẻ”, “Thanh Niên”… là những tờ báo có khối lượng bạn đọc khá lớn, nhấn mạnh lý do xin thôi các chức vụ của ông Phúc (1). Nhưng điều bất ngờ cho tất cả những người làm báo lẫn bạn đọc là những lời cuối cùng của ông Phúc trước khi dứt mạch diễn thuyết: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á…” Trước đó, nghe cả bài diễn văn lê thê ông Phúc cám ơn Đảng, Nhà nước và đồng nghiệp, thậm chí cám ơn cả TBT Nguyễn Phú Trọng – là người chủ mưu và ép ông phải rời ghế trước Tết nguyên đán – mọi người gần như ngủ gật, vì biết ông Phúc chỉ nói lấy lệ, không thật lòng. Ai lại đi cám ơn kẻ đã làm sụp đổ toàn bộ tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của mình, danh giá của địa phương mình, gia tộc mình… Nghe vô lý đùng đùng!
Dù vậy, ngay hôm 4/2 đã diễn ra sự “tách đôi” khá ngoạn mục. Những trang chính thống của ĐCSVN, của TTXVN kể cả báo Tuyên giáo, nhờ “ý thức cảnh giác cách mạng cao” đã nhất quyết không đăng lời thanh minh đầy kinh ngạc của cựu Chủ tịch nước. Trong khi những tờ báo nhiều bạn đọc nhất, nhờ “ý thức phục vụ độc giả cao” đã đăng nguyên văn đoạn cuối lời tường trình của ông Phúc. Tuy chưa thật chuyên nghiệp, vì các báo đều đặt thông tin có giá trị nhất xuống dưới “tận đáy bài”. Tuy nhiên, bóng ma trong bữa tiệc thịnh soạn chiều hôm trước đã lập tức xuất hiện ngay vào ngày hôm sau (ngày 5/2). Theo lệnh của Ban Tuyên giáo, những báo đã “chót” đăng lời cuối của ông Phúc đều bị gỡ xuống hết! Kiểm tra lại các trang như “Thanh Niên”, “Tiền Phong”… đoạn nội dung ông Phúc bảo vệ gia đình chỉ còn xuất hiện dưới dạng tìm kiếm của Google, bấm vào thì nội dung này đều đã bị delete (2).
“Đăng bài rồi lại gỡ/ Thật là sạo quá đi/ Nói thật loại báo ấy/ Hèn và không ra gì”. “Hơn nữa dù có gỡ/ Người ta cũng lưu rồi?/ Tức vẫn còn bằng chứng/ Gỡ cũng hòa mà thôi”… Trên mạng xã hội lập tức xuất hiện thể thơ năm chữ, một dạng thơ đặc thù của thầy Thái Bá Tân. Cũng có tờ báo “bám trụ” đến phút cuối. Ví dụ cho đến đến khoảng 17 giờ 30 giờ Việt Nam cùng ngày 6/2, tuy đã có lệnh từ Tuyên giáo, nhưng báo của Tỉnh ủy Quảng Nam vẫn để nguyên lời phát ngôn của cựu Chủ tịch Phúc, người quê từ tỉnh này. Nhưng rồi không chống được lệnh “triều đình”, mãi đến ngày hôm sau (7/2), đoạn cuối trong phát biểu của ông Phúc mới bị gỡ bỏ. Quảng Nam vẫn là địa phương “pro” ông Phúc. Nhân Tết nguyên đán mà tỉnh này dám không cho hai thành phố là Tam Kỳ và Hội An (trong địa bàn tỉnh) bắn pháo hoa vào đêm giao thừa, với ý nghĩa là để “phân ưu” với người con của tỉnh nhà (3).
Tựu trung lại, việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc hôm 4/2 chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả. Công luận ngày càng hết tin vào truyền thông “lề phải”. Kế đến là Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không thể giải thích được vụ việc theo logic thông thường. Đoạn cuối trong phát ngôn của cựu Chủ tịch nước đã khiến cho công luận giật mình. Vậy “trùm cuối” là ai? Ông Phúc bác bỏ tin đồn liên quan đến vợ con ông, nghĩa là ông phải biết “trùm cuối” là ai. Vậy tại sao ông không được phép nói trắng ra? Hay bời vì, “trùm cuối” là một “siêu nhân”, một “siêu quyền lực” và không nằm ở Việt Nam? Hệ quả cuối cùng là nuôi dưỡng một loại truyền thông không chuyên nghiệp. Cho nên cũng như từ trước tới nay, càng ngày người dân càng phải đi tìm các thông tin “ngoài luồng” để có chút hiểu biết về hiện tình đất nước (4).
Chính quyền Việt Nam tuần trước đã thu giữ hơn 600 kg ngà voi buôn lậu từ châu Phi, chính phủ cho biết hôm 6/2.
Buôn bán ngà voi bị coi là bất hợp pháp ở Việt Nam nhưng nạn buôn bán động vật hoang dã vẫn phổ biến.
Các mặt hàng khác thường được buôn lậu vào nước này bao gồm vảy tê tê, sừng tê giác và xác hổ.
Cơ quan hải quan tại thành phố cảng Hải Phòng hôm 6/2 đã tìm thấy gần 130 kg ngà voi được giấu trong một container chứa sừng bò có nguồn gốc từ châu Phi, chính phủ cho biết trong một thông cáo.
Vụ này được phát hiện sau vụ phát hiện gần 500 kg ngà voi châu Phi hôm 2/2 tại Cảng Lạch Huyện tại thành phố Hải Phòng, chính phủ cho biết.
Đây là vụ bắt giữ ngà voi buôn lậu lớn nhất ở nước này trong hơn 4 năm qua. Hồi tháng 10 năm 2018, chính quyền đã thu giữ hơn tám tấn ngà voi và vảy tê tê trong một trong những vụ buôn bán động vật hoang dã lớn nhất của nước này trong nhiều năm.
Tàu chiến Anh HMS Richmond đến Cam Ranh, Khánh Hòa hôm 1/10/2021. [Ảnh minh họa] Photo Twitter UK in Vietnam.
Tàu tuần tra xa bờ của Hải quân Hoàng gia Anh mang tên HMS Spey, do Thuyền trưởng Michael Proudman chỉ huy, hôm 7/2 đã cập cảng Nhà Rồng, bắt đầu chuyến thăm thiện chí kéo dài 5 ngày tại TP HCM.
Đại sứ quán Anh nói rằng tàu Hải quân Hoàng gia thứ tư được cử đến Việt Nam trong vòng 5 năm qua này “là minh chứng mạnh mẽ cho việc Vương quốc Anh là một trong những đối tác lâu dài và đáng tin cậy nhất của Việt Nam trong lĩnh vực an ninh hàng hải”.
Cơ quan ngoại giao này dẫn lời Đại sứ Anh tại Việt Nam, Iain Frew, nói trong một thông cáo rằng “chuyến thăm của tàu HMS Spey đến TP HCM diễn ra vào dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Vương quốc Anh – Việt Nam”.
“Vương quốc Anh và Việt Nam chia sẻ nhiều mối quan tâm chung, bao gồm an ninh hàng hải, phát triển bền vững và mong muốn cùng tăng trưởng kinh tế. Tôi tin tưởng rằng chuyến thăm này sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ vốn đã bền chặt của chúng ta”, ông Frew nói, theo Đại sứ quán Anh.
Tin cho hay, trong thời gian ở Thành phố Hồ Chí Minh, các sĩ quan hải quân của tàu dự kiến sẽ tới chào xã giao lãnh đạo Ủy ban nhân dân TP HCM, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 2.
“Thủy thủ đoàn của HMS Spey cũng sẽ tham gia vào nhiều hoạt động thú vị, bao gồm trao đổi chuyên môn giữa hai lực lượng Hải quân trên tàu, giao lưu bóng đá hữu nghị với các quân nhân Việt Nam và giao lưu văn hóa với cộng đồng địa phương”, đại sứ quán Anh cho biết.
Trung tá Michael Proudman, Chỉ huy tàu HMS Spey, được dẫn lời nói bày tỏ “rất vui mừng được đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh”.
“Chuyến thăm này không chỉ là cơ hội để chúng tôi tăng cường hợp tác với các đối tác Việt Nam mà còn nhấn mạnh cam kết không ngừng của Vương quốc Anh trong việc thúc đẩy ổn định và an ninh toàn cầu ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Trung tá Proudman nói, theo đại sứ quán Anh.
Theo Cổng thông tin của TP HCM, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi hôm 7/2 đã có buổi tiếp Đại sứ Frew nhân chuyến công tác tại TP HCM đón tàu HMS Spey. Ông Mãi “bày tỏ tin tưởng sự hợp tác giữa Anh quốc và Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đóng góp cho hòa bình cũng như hợp tác phát triển của khu vực và thế giới”.
Cùng với tàu HMS Tamar, tin cho hay, HMS Spey hiện đang triển khai nhiệm vụ kéo dài 5 năm tại khu vực biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm “giúp giải quyết các thách thức an ninh và hỗ trợ các quốc gia giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu” cũng như “thực hiện những biện pháp nhằm chống đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo trong khu vực”.
Hôm nay, 16 tháng giêng Quý Mão 2023, khi tôi đang lạch cạch mổ đám phím đẻ ra những chữ này thì hội thề vào ngày cuối, bởi theo tục lệ mới, nó diễn ra 3 ngày, rằm và trước sau rằm. Nó không còn đơn thuần hội nữa mà là lễ hội. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo, gớm, thề thốt gì mà thề lắm thế. Tợp xong ngụm nước chè, lão chốt lại phần lý luận, đèo, xứ này thề chống tham nhũng có mà thề cả năm.
Nhiều người đọc phần 1 đã rất bức xúc chuyện thề chống tham nhũng ở lễ hội làng Hòa Liễu đất cảng. Rằng sao chỉ có mấy ông bô lão, cán bộ thôn và dân làng, “đối tượng” này trên răng dưới cát tút, quần quật kiếm sống suốt ngày, một tí quyền hành bằng mẩu móng tay cũng không có, thì tham nhũng cái quái gì. Có mà chống vào mồm. Cán bộ chả ông nào chịu thò mặt ra thề, xã chẳng mấy ai, huyện càng vắng, thành phố không, trung ương chả dại gì. Có mà thề cá trê chui ống. Thề chưa ráo mép đã phạm tội thì tội càng nặng. Dại gì thề để lạy ông tôi ở bụi này, khai đang trốn trong đống rơm.
Ngay cả như ông Phúc đặt tay trên ngực trịnh trọng thề trước quốc hội mà còn chẳng ăn ai, đâu có mấy người tin, vậy thề ở chùa xóm thì làm được trò gì. Vui là chính, lừa dân được tới đâu hay đến đấy. Cũng có người ôn hòa hơn, bảo rằng đây chỉ là lễ hội cấp làng, cao hơn tí nữa thì xã, chứ nó đã được nâng thành cấp huyện, thành phố, trung ương đâu mà bắt đám quan chức nhơ nhỡ, nhơn nhớn tới thề v.v…
Giời ạ, nhà cháu không định viết về mấy ý ấy, mà cái khác cơ. Về sự dốt nát.
Đọc hết các báo, tất nhiên là báo chí mậu dịch, báo quốc doanh, bởi xứ này không có loại báo nào khác, từ báo Hải Phòng tới báo Nhân Dân, báo ngành/ đoàn thể như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công an, Quân đội, Lao động, báo nói như VTV đài truyền hình quốc gia, VOV đài mồm quốc gia, thông tấn như TTXVN, rồi các trang tin điện tử cấp huyện cấp tỉnh cấp trung ương… đều gọi cái lễ hội, hội thề ở chùa Hòa Liễu xứ Phòng ấy là “Hội minh thề”. Tôi xin nhấn mạnh, họ đều viết, đều nói là “thề”. Có những ông bà quan chức hoặc anh chị nhà báo ít chữ, thậm chí còn phân tích, tán tỉnh minh thề tức là lời thề trong sáng, rõ ràng, không mù mờ giấu diếm, thể hiện sự sòng phẳng, minh bạch, công khai…
Giời ạ, thề ngay tại chùa, giữa thanh thiên bạch nhật, trước hàng nghìn con mắt cái tai của dân chúng sở tại và khách du xuân, có muốn mù mờ cũng chẳng được. Tán kiểu ấy là tán vớ tán vẩn, tuy nhiên cái sai lại nghiêm trọng ở chỗ khác.
Tên gốc của hội này là Minh thệ hội, Hội minh thệ. Đó là cụm từ gốc Hán Việt. Chữ “hội” ta không cần bàn, ai cũng tỏ rồi. Còn chữ “minh” và chữ “thệ”. Thệ nghĩa là thề, thề thốt. Minh cũng có nghĩa là thề, thề hẹn. Hầu hết cứ nhầm chữ “minh” chỉ là ánh sáng, sáng sủa. Chữ “minh” trong tiếng Hán có nhiều dạng tự đồng âm. Chữ “minh” nghĩa là thề khác với chữ “minh” nghĩa là ánh sáng. Hội minh thề có nghĩa là hội thề, chẳng sáng sủa chi hết, đừng có vơ vào, ghép vào, tán nhằng.
Ai còn phân vân về chữ “minh” (thề) thì hãy đọc lại truyện Kiều của cụ Tiên Điền Nguyễn Du. “Đệ lời thệ hải minh sơn”. Cô Kiều từng cùng với chàng Kim thề thốt yêu nhau, thệ hải minh sơn nghĩa là thề (thệ) với biển, thề hẹn (minh) với núi, thề có núi và biển chứng giám, chúng tôi không dám sai lời. Khi gia cảnh gặp cơn tai biến, Kiều đành phải gác lại lời thề xưa để làm tròn chữ hiếu.
Trong truyện Lục Vân Tiên của cụ đồ Chiểu cũng có chi tiết chàng Lục và cô Kiều Nguyệt Nga “mấy lời thệ hải minh sơn”. Trai gái ngày xưa yêu nhau là cứ phải thề, còn thời nay chưa kịp thề đã dẫn nhau đi nhà nghỉ.
Rất nhố nhăng, khi các ông bà chính quyền phục dựng lại hội thề đã chỉ chăm chút vào mấy thứ hình thức lòe loẹt mà không biết gọi đúng cái tên của nó. Ai đời lại nửa Ta, nửa Tàu, gọi bằng “Hội minh thề”. Nếu ngại dùng tên cũ “Hội minh thệ” thì cứ gọi thẳng là hội thề, hội thề chống tham nhũng. Lại còn tán tụng minh thế này, sáng thế kia.
Chắc nhiều người biết, thời Hậu Lê (Lê Lợi) có hội thề rất nổi tiếng, Lũng Nhai thệ hội, người đời sau gọi giản dị, chính xác, dễ hiểu là Hội thề Lũng Nhai. Cứ thế đi, chứ lại oắn oéo hội minh hội thề, chả giống ai.
Đám quan chức vốn chỉ chuyên về cao cấp chính trị nếu không biết gì đã đi một nhẽ. Đòi hỏi quan chức lãnh đạo phải có tầm văn hóa, khác chi đòi gấu mọc sừng. Đằng này các bô lão, các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà sử siếc cũng chả thấy ai lên tiếng. Bảo rằng dốt thì giãy nảy lên, vậy sao cứ để cái sai nhí nhố đó truyền qua hết năm này tháng khác.
(Còn tiếp)
Báo chí Việt Nam lần đầu công khai tên của phu nhân Thủ tướng
Nguyễn Huỳnh/VNTB
Lâu nay cái tên Lê Thị Bích Trân ít được nhắc đến trên báo chí với cương vị là phu nhân Thủ tướng.
Trưa 8-2, chuyên cơ VN1 đã rời sân bay Nội Bài, đưa Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến điểm dừng chân đầu tiên là Singapore.
Phu nhân của Thủ tướng lần đầu xuất hiện trên báo chí là hôm tiệc chiêu đãi ngoại giao mừng Tết Quý Mão. Lần đó bà chỉ xuất hiện với hình ảnh đi bên cạnh Thủ tướng và báo chí không dẫn tên của bà. Khi ấy công luận bắt đầu ngầm so sánh với phu nhân của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ở những ngày cuối cùng ông còn tại chức.
Bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam đã nói rằng Thủ tướng và phu nhân là những vị khách quý đầu tiên mà đảo quốc sư tử tiếp đón sau Tết Nguyên đán. Chuyến công du do đó mang ý nghĩa “xông đất”, được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội tốt để lãnh đạo hai nước vạch ra lộ trình hợp tác trong thập kỷ tiếp theo.
Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân trong chuyến công du lần này có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh.
Ngoài ra còn có lãnh đạo đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Bùi Văn Thạch và Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng.
Lâu nay cái tên Lê Thị Bích Trân ít được nhắc đến trên báo chí với cương vị là phu nhân Thủ tướng, thế nhưng trong ngành y tế thì gần như các bệnh viện đều nhắc đến bà Lê Thị Bích Trâm, một người đứng đầu nhóm Thiện nguyện Hoa đào; và nếu báo chí nào có đưa tin liên quan về hoạt động của nhóm Thiện nguyện Hoa đào, khi chú thích ảnh chỉ ghi gọn rằng bà Lê Thị Bích Trân, đại diện Thiện nguyện Hoa đào mà thôi.
Ở bản tin “Mang yêu thương, sẻ chia đến người bệnh có hoàn cảnh khó khăn” đăng trên trang thông tin điện tử Bộ Y tế hôm 20-12-2022, cho thấy hình ảnh của bà Lê Thị Bích Trân xuất hiện khá nhiều với vị trí trung tâm, nhưng chỉ ghi phần chú thích gọn rằng: “Đại diện nhóm Thiện nguyên Hoa đào tặng quà, động viên các bệnh nhân”. Hoàn toàn không xuất hiện cái tên Lê Thị Bích Trân.
Một bản tin khác đăng trên trang Viện Huyết học – Truyền máu trung ương, ngày 28-12-2022, trong nội dung “Thiện nguyện Hoa Đào thăm, tặng quà người bệnh nhân dịp Xuân Quý Mão – 2023”, các tấm hình cũng có nhân vật trung tâm là bà Lê Thị Bích Trân, nhưng tuyệt nhiên không có một chú thích nào ghi danh tính; và bản tin cũng chỉ giới thiệu đây là những đại diện của Thiện nguyện Hoa đào mà thôi.
Tuy nhiên khi ông Phạm Minh Chính còn giữ chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương, thì bà Lê Thị Bích Trân có một lần xuất hiện tên trên cổng thông tin điện tử của thành phố Móng Cái trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 với vai trò là đồng tài trợ tặng 200 suất quà cho hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Móng Cái; người còn lại là bà Đỗ Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần 216.
Tính đến hiện tại thì bà Lê Thị Bích Trân là chủ tịch Thiện nguyện Hoa đào. Những nội dung khác về nhóm thiện nguyện này vẫn là rất khó tìm kiếm trên mạng xã hội.
Một chút bên lề, giới vỉa hè đồn đoán rằng “tình địch” của bà Lê Thị Bích Trân là Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC, và rất có thể đây sẽ là ‘hồng nhan họa thủy’ trên bước đường hoạn lộ của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Dương Thu Hương : “… Chế độ hiện nay chỉ sống bằng xác chết thôi. Nó không có giá trị gì trong thời đại này cả. Những người lãnh đạo chế độ hoàn toàn vô năng và tham nhũng.”
Hằng chục năm qua, nhiều người thiếu suy nghĩ chín chắn, chưa hiểu rõ ràng những tác hại của chủ nghĩa cộng sản, đã vội vàng đi theo đảng.
Có ở trong chăn mới biết rận. Trải qua những tháng ngày tiếp cận với tổ chức đảng, dần dà họ phát hiện chủ nghĩa này chất chứa rất nhiều khiếm khuyết, không tưởng, chng đem lại lợi ích gì cho quê hương. Không đa nguyên đa đảng, không tam quyền phân lập, không tự do (tín ngưỡng, ngôn luận, bầu cử…), không tôn trọng dân chủ nhân quyền … Tất cả những cái Không đó làm kìm hãm sự phát triển đất nước và tước đoạt các quyền cao cả thiêng liêng của người dân Việt.
Đảng CSVN có dám bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc trên bầu trời Việt Nam
Lynn Huỳnh/ VNTB
06/02/2023
‘Vật thể bay’ từ một ‘nước lạ’: Chờ ý kiến Bộ Chính Trị
Trung Quốc không hài lòng
Trung Quốc không hài lòng khi khinh khí cầu của họ bay trên bầu trời Mỹ đã bị không quân Hoa Kỳ bắn hạ.
Bắc Kinh tuy thừa nhận khinh khí cầu là của họ, nhưng nói đây chỉ là thiết bị dân sự và gió mạnh đã đẩy nó vào không phận Mỹ.
Chiếc khinh khí cầu đi vào không phận Mỹ đã vài ngày nhưng ban đầu Washington chưa bắn hạ vì lo ngại an toàn cho người dân ở dưới. Lầu Năm Góc chờ cho khinh khí cầu đi ra biển mới bắn hạ.
“Tôi nói họ hãy bắn hạ khinh khí cầu nhưng họ nói tôi là hãy chờ cho nó đi đến nơi an toàn”, ông Biden nói với Đài MSNBC.
Việc bắn hạ diễn ra sau nhiều ngày giới chức và dư luận Mỹ đề nghị chính quyền Biden phải bắn hạ ngay khinh khí cầu. Và ngày 4-2, Lầu Năm Góc cho biết đã cử một máy bay chiến đấu bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc ở ngoài khơi bờ biển Nam Carolina.
Ngày 5-2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng và phản đối mạnh mẽ việc Mỹ sử dụng vũ lực bắn hạ khí cầu của họ.
Câu hỏi mang tính liên tưởng: giả dụ một khinh khí cầu của Trung Quốc bay ở Nha Trang của Việt Nam chẳng hạn, liệu có lệnh bắn hạ nào được ban hành từ Bộ Tổng tham mưu Việt Nam?
Trả lời không mấy do dự ở đây của người viết là phải chờ đợi thỉnh thị ý kiến của Bộ Chính trị, vì đơn giản đây là ‘vật thể bay’ từ một ‘nước lạ’ (?!)
Câm như hến
Tiền lệ từng xảy ra ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào hồi trước dịch Covid-19. Các hướng dẫn viên cũng từ phía Trung Quốc đã thường xuyên “thuyết minh” với các đoàn khách du lịch Trung Quốc rằng “Việt Nam tách ra từ Trung Quốc”; thậm chí có trường hợp đoàn khách du lịch Trung Quốc căng băng-rôn bằng tiếng Trung Quốc với nội dung xuyên tạc về chủ quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên không ghi nhận một phản ứng nào mang tính quyết liệt từ phía chính quyền địa phương cũng như từ Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Trước việc người Trung Quốc ngang nhiên làm hướng dẫn viên ở tháp bà Ponagar Nha Trang, một người dân nhìn nhận vì trở ngại ngôn ngữ nên không biết họ nói những gì. “Tôi không biết người Trung Quốc họ thuyết minh những gì về tháp. Điều này rất đáng ngại nếu họ thuyết minh không đúng sự thật, sai lệch lịch sử, văn hóa”, người dân này bày tỏ nghi ngại.
Một cựu quan chức thành phố Nha Trang cho biết từng phát hiện tình trạng người Trung Quốc giăng băng-rôn và tụ tập đông người ở công viên bờ biển Nha Trang, chùa Long Sơn để chụp hình. “Người Trung Quốc căng băng-rôn đủ màu sắc, màu xanh có, màu đỏ có… và khi phát hiện chúng tôi đã tiến hành thu giữ. Mà nếu thu về rồi, kiểm tra nội dung không tốt thì rất nguy hiểm”, ông cựu quan chức này nhận xét.
Theo giới hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam thì phía Trung Quốc đã lách quy định của Việt Nam trong chuyện hướng dẫn viên bằng việc giới thiệu đây là những “nhóm trưởng”, “lãnh đạo đoàn”; và như vậy xem ra họ có thể tha hồ thuyết minh kiểu “Việt Nam tách ra từ Trung Quốc” mà không còn lo ngại phía nhà chức trách Việt Nam nữa.
“Các “nhóm trưởng” – “lãnh đạo đoàn” này khi đưa khách tham quan ở Viện Hải dương học Nha Trang, tại mô hình cột mốc quần đảo Trường Sa, rất ngang ngược khi những hướng dẫn viên người Trung Quốc tỉnh bơ nói rằng đây là quần đảo của Trung Quốc” – ông QĐHT, một hướng dẫn viên chuyên tiếng Anh và Trung của một công ty du lịch tại Sài Gòn, kể lại như vậy.
Du khách Trung Quốc giăng băng-rôn ở Đà nẵng
Đâu chỉ vậy. Từng xảy ra ở Đà Nẵng việc một nhóm khách Trung Quốc đến quán bar vui chơi, nhưng sau đó có hành vi đốt tiền Việt Nam và thanh toán hóa đơn vui chơi tại bar bằng nhân dân tệ, tiền Trung Quốc.
Sự việc cụ thể như sau: một đoàn khách Trung Quốc vào quán bar ở TV Club trên đường Nguyễn Chí Thanh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng vui chơi, một khách Trung Quốc trong nhóm du khách không chịu mặc áo, nhân viên quán yêu cầu mặc áo vào. Đến nửa đêm về sáng, nhóm khách Trung Quốc gọi thanh toán, lúc này, vị khách không chịu mặc áo lúc đầu lấy trong túi quần ra tờ tiền Việt mệnh giá 200.000 đồng, đưa cho nhân viên cầm giúp rồi bất ngờ bật lửa đốt tờ tiền này.
Thấy hành động của vị khách trong nhóm, nhân viên quán bar đã yêu cầu đoàn khách tính tiền. Tuy nhiên, nhóm khách Trung Quốc lại nhất quyết đòi thanh toán bằng tiền nhân dân tệ, và viện lý do có đổi tiền Việt để tiêu xài khi đi du lịch ở Việt Nam nhưng đã hết, chỉ còn tiền nhân dân tệ để thanh toán. Sau đó, quán bar TV Club đã đồng ý thanh toán và yêu cầu nhóm khách ra ngoài.
Khi ấy, ngành chức năng Đà Nẵng cho biết, đối tượng khách Trung Quốc đốt tiền Việt tại quán bar đã xuất cảnh về nước nên khó xử lý đối tượng. Tuy nhiên sẽ xử lý khi đối tượng nhập cảnh lại Việt Nam…
Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm: Vợ con lãnh đạo cũng phải gương mẫu
05/02/2023
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có quy định mới về lấy phiếu chính trị trong đội ngũ lãnh đạo Đảng, bổ sung thêm yêu cầu vợ, chồng, con của lãnh đạo cũng phải chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Báo Nhà nước hôm 5/2 cho biết Quy định 96 được Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành thay thế Quy định số 262-QD/TW ngày 8/10/2014 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.
Một trong những mục đích chính của việc lấy phiếu tín nhiệm là đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Ngoài ra, theo Quy định, việc lấy phiếu tín nhiệm cũng góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ, giúp cán bộ “tự soi”, “tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác; là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ.
Quy định mới cũng giữ nguyên một số những điểm trong quy định cũ.
Cụ thể, lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý khác tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ ba giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.
Phạm vi, đối tượng là cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc. Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu thì không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.
Có ba mức tín nhiệm ghi trên phiếu là: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, và “tín nhiệm thấp”.
Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp (từ 50-66,7%) thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.
Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.
Việc lấy phiếu tín nhiệm xét đến hai tiêu chí à phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).
Điểm đáng chú ý là trong quy định mới, ngoài lối sống, đạo đức và tinh thần trách nhiệm của người bị lấy phiếu, sự gương mẫu của vợ, chồng, con lãnh đạo trong việc chấp hành pháp luật cũng được xem xét.
Việt Nam lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào năm 2013 và từ đó đến nay đã tổ chức ba lần lấy phiếu tín nhiệm.
Tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XI (2105), Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm Ban Chấp hành Trung ương đối với uỷ viên Bộ Chính trị. Sau đó việc lấy phiếu tín nhiệm này lại được tổ chức ở Hội nghị Trung ương 9 vào năm 2018.
Một số nhân sĩ, trí thức, và người dân theo dõi tình hình chính trị ở Việt Nam từng nhận xét với RFA rằng việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng chỉ mang tính hình thức và việc quy định ba mức tín nhiệm không hợp lý khi không có mức “không tín nhiệm”.
Công cuộc chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu thời gian gần đây càng gây chú ý khi ngay trước Tết Nguyên đán vừa qua, ba lãnh đạo cao cấp của Đảng gồm hai phó thủ tướng là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam cùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phải xin nghỉ hưu giữa chừng do các sai phạm trong quản lý.
Trong bài phát biểu tại lễ bàn giao chức vụ hôm 4/2 vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nói ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên ông khẳng định: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận rõ ràng”.
Vụ tham nhũng liên quan đến Công ty Việt Á hiện thuộc diện được Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi và chỉ đạo.
theo thông tin từ Bộ Công an, trong vụ án liên quan đến Công ty Việt Á, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 104 bị can, phong toả, kê biên số tài sản, tiền lên tới khoảng 1.700 tỷ đồng.
Cũng liên quan đến vụ án này, trong số những người bị bắt và khởi tố có cả những lãnh đạo cấp cao của Chính phủ bao gồm: cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và hàng chục lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y tế các tỉnh, thành phố.
Thời gian qua, trước khi ông Phúc mất chức, mạng xã hội ở Việt Nam đã có những đồn đoán về việc ông sẽ phải chịu kỷ luật vì vợ ông là bà Trần Thị Nguyệt Thu là “trùm” cuối trong vụ Việt Á.
Chủ tiệm nail người Việt bị buộc hoàn trả hơn 375.000 bảng Anh vì trồng cần sa
Rất nhiều người Việt bị buôn người sang Anh và bị sử dụng làm nhân công trong các nhà trồng cần sa bất hợp pháp.
Hai người Việt Nam bị kết án vì điều hành một mạng lưới trang trại cần sa trong những ngôi nhà trên khắp vùng Tây Bắc, Yorkshire và Midlands của Vương quốc Anh vừa bị buộc phải trả lại hơn 375.000 bảng Anh (khoảng 10,65 tỷ đồng) tiền lãi bất chính.
Truyền thông Anh cho biết hôm 2/2, Lin Van Dang và Thi Nguyet Nga Ho đã xuất hiện tại Tòa án Preston Crown, gần hai năm kể từ ngày họ bị kết án vì tham gia trong một kế hoạch trồng cần sa quy mô lớn.
Hai người này đã bị bắt cùng với Cam Thi Ho và Ho Qa Dong, sau khi cảnh sát đột kích vào những ngôi nhà và tiệm làm móng ở Blackburn, Darwen và Bolton vào năm 2019.
Vào tháng 10 năm đó, cảnh sát đến một ngôi nhà ở Dormer Street, Bolton, và phát hiện trong một căn phòng ngủ khóa kín một cuốn sổ chứa danh sách trồng cần sa chi tiết được viết bằng tiếng Việt, và giấy tờ liên kết ngôi nhà đó với ngôi nhà ở Darwen của hai bị cáo Van Dang và Thi với bị cáo Ho Qa Dong.
Ngày hôm sau, cảnh sát đã lục soát nhà của Van Dang và Thi Ho khi các bị cáo không có mặt, bốn người khác đã được tìm thấy trong nhà có liên quan đến cuộc điều tra.
Cảnh sát cũng tìm thấy 3.740 bảng Anh tiền mặt, một điện thoại “Burner” (loại điện thoại dùng tạm thời rồi vứt bỏ), liên kết với một số ngôi nhà trồng cần sa và thiết bị của Van Dang và một hóa đơn tiền điện nước trong chiếc Range Rover của Van Dang cho một nhà khác ở Phố Market, Tottington, nơi được phát hiện chứa hàng trăm cây cần sa.
Khi khám xét 5 ngôi nhà có liên kết với dữ liệu điện thoại, cảnh sát đã tìm thấy tổng cộng 1.489 cây cần sa với tổng giá trị ước tính lên tới hàng trăm nghìn bảng Anh.
Tất cả các địa chỉ nhà đều được thuê bằng tên giả, sử dụng giấy tờ giả bao gồm cả hộ chiếu giả.
Cuộc điều tra của cảnh sát Anh cho biết có nhiều kế hoạch thuê các ngôi nhà ở East Lancashire và sử dụng lao động bất hợp pháp để làm nhân viên và sống trong các ngôi nhà trồng cần sa.
Cảnh sát nói cặp Van Dang và Thi Ho hiện đang điều hành các tiệm nail ở Blackburn, có tổng thu nhập kê khai từ năm 2018 đến năm 2020 là 73.317 bảng Anh.
Tuy nhiên, một cuộc kiểm tra tài khoản ngân hàng của họ cho thấy số tiền gửi bằng tiền mặt tổng cộng là 225.889 bảng Anh.
Van Dang bị kết án 4 năm rưỡi tù giam, Cam Thi Ho bị kết án 3 năm và Ho Qa Dang bị kết án 27 tháng.
Thi Ho bị kết án 10 tháng, 12 tháng tù treo và bị cấm đi lại ba tháng.
Tại phiên xét xử hôm 2/2, Toà án của Anh đã ra lệnh cho Van Dang hoàn trả tổng cộng 321.323,59 bảng Anh và Thi Ho phải hoàn trả 64.875,82 bảng Anh.
Hai người này sẽ phải hoàn trả số tiền trong vòng ba tháng hoặc án tù mặc định ba năm đối với Van Dang và 10 tháng đối với Thi Ho sẽ được áp dụng.
Họ cũng được lệnh phải bồi thường 19.199,16 bảng Anh cho hai nạn nhân là chủ sở hữu ngôi nhà để trang trải các khoản thu nhập bị mất và tân trang lại tài sản đã bị sử dụng để trồng cần sa.
Nguyễn Thông – Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng
Nói ngay, đó là hội được tổ chức vào giữa tháng giêng (khi nói tháng giêng nghĩa là theo lịch ta rồi, không cần phải viết tháng giêng âm lịch, còn ai đó gọi tháng 1 tây là tháng giêng thì hết sức ngớ ngẩn) ở làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, cùng huyện Kiến Thụy xứ Phòng (Hải Phòng) quê tôi. Từ nhà thày bu tôi tới chùa Hòa Liễu, nơi tổ chức hội thề, chỉ cách chưa đầy 3 cây số, phóng xe máy vèo cái đã tới. Hồi bé tôi hay sang đó, vác dậm lùng sục kiếm cá mú tôm tép ở những khu ruộng, đầm quanh chùa cổ. Những năm ấy chả bao giờ thấy hội thề, đơn giản bởi chính quyền quy tất cả những gì của phong kiến là bảo thủ, lạc hậu, mê tín dị đoan, nên dẹp sạch. Đình to hoành tráng như đình Trà làng tôi họ còn phá tanh bành thì hội hè chả là quái gì. Tới giờ, trong tai tôi vẫn văng vẳng câu hát đầy khí thế cách mạng “Phá đình đi! Phá đình đi!” phổ biến tới cuối thập niên 60. Năm 1964 thì họ phá thật, lấy gỗ đá gạch ngói của ngôi đình thuộc hạng to nhất vùng duyên hải Bắc Bộ để làm… chuồng lợn. Chùa-đình Hòa Liễu, họ chưa kịp ra tay, còn ngự được tới giờ là may. Cái hội thề này, tuy diễn ra ở làng Hòa Liễu khác xã, nhưng với dân làng Trà chúng tôi lại không hề xa lạ. Người khai sinh, đẻ ra nó là bà Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ đức vua đầu triều Mạc Đăng Dung, giữa thế kỷ 16. Bà người làng tôi, vốn con gái gia đình nông dân, nhưng xinh đẹp, giỏi giang. Khi đức ngài Mạc Đăng Dung quê làng Cổ Trai làm đảo chính lật nhà Lê lên ngôi vua, bà trở thành hoàng hậu. Câu dân gian “Cổ Trai đế vương, Trà Phương công chúa” nguyên do vậy. Bà hoàng hậu họ Vũ từng phát tâm công đức xây nhiều ngôi chùa trong vùng, đáng kể nhất là chùa Trà Phương (Thiên Phúc tự) làng tôi, và chùa Hòa Liễu (cũng mang tên Thiên Phúc tự). Khi đã có chùa, dân chúng tu tập, rồi tổ chức những hội này lễ nọ, theo thời gian cứ thế mà dày lên, rồi cũng theo thời gian, trải qua dâu bể lại xẹp xuống, có khi mất tích. Từ bấy, theo “chỉ đạo” của hoàng hậu, sinh ra hội thề. Cứ căn vào sử sách và lời người xưa, thì tên chính xác của nó là “Minh thệ hội”. Sinh thời, thày tôi vẫn nhắc đúng cái tên ấy, Minh thệ hội, đọc xuôi thành Hội minh thệ, diễn giải ra quốc ngữ là Hội thề. Khi thày tôi còn làm thư lại ở phủ Kiến Thụy (phủ chỉ cách chùa Hòa Liễu khoảng 2 cây số, năm cách mạng cướp chính quyền, phủ bị phá sạch sành sanh bởi nó là trụ sở đầu não của bọn thực dân phong kiến) hầu như năm nào cũng dự hội thề này nên biết rất rõ. Tới năm 1955, sau khi người Pháp rút hết khỏi Hải Phòng – Kiến An (Kiến Thụy khi ấy thuộc tỉnh Kiến An) thì chính quyền mới dẹp luôn, không hội thề hội thiếc gì sất. Cứ phong kiến là đào tận gốc, trốc tận rễ. Chết lịm mấy chục năm, tới năm 2002, người ta, cũng chính những ông bà đã dẹp, hoặc con cái các ông bà ấy, lại ra lệnh phục hồi “những tàn dư phong kiến”, chả riêng gì lễ hội Minh thệ. Tôi biên sơ sơ những điều về lễ hội này, còn những thứ cần nói nhất liên quan tới nó (đang diễn ra), xin dành cho bài sau (đưa lên ngày mai, bởi dài quá rồi). (còn tiếp) Nguyễn Thông
Nguy cơ lộ bí mật cá nhân, bí mật gia đình – 06/02/2023
Ngọc Linh Lan
Bản thân đảng viên và vợ, chồng, con gương mẫu trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bạn đọc viết
Đó là một trong những quy định mới được ghi ở quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Văn bản này do Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành.
Điểm mới khác của quy định 96 là những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.
Theo tường thuật của báo chí thì quy định nêu rõ hai tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).
Trong đó có xét đến khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm; Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; Sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tôi không phải là đảng viên, nhưng tôi nghĩ thật vô lý khi làm một đảng viên thì không chỉ người đó bị mất một số quyền công dân theo Hiến định, mà cả vợ – chồng – con của họ cũng ‘vạ lây’ về quyền con người.
Trước hết có lẽ ngay cả Đảng và cá nhân ông Võ Văn Thưởng đều được giáo dục rằng Hiến pháp là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Trong hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; hình thức và bản chất nhà nước; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Hiến pháp được sử dụng rộng rãi ở tất cả các nước và đây chính là luật cơ bản của một nhà nước được áp dụng chung cho tất cả mọi công dân tại nước đó. Đây chính là cơ sở để tiến hành xây dựng những ngành luật cơ bản trong hệ thống của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra sẽ được cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng những văn bản pháp quy. Tất cả những văn bản pháp luật khác trong hệ thống của pháp luật Việt Nam đều phải được xây dựng trên cơ sở của hiến pháp và phù hợp với các quy định của hiến pháp.
Hiến pháp 2013, Điều 4.3 ghi rõ “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Vậy thì nội dung ở Điều 16.2 của Hiến pháp “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” được hiểu ra sao khi giờ đây Đảng đưa ra quy định Sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước ?
Nếu người nào đã đủ từ 18 tuổi, và quyết định không đi theo con đường phấn đấu theo di huấn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” cũng như bày tỏ hoài nghi và sẵn sàng phản biện các quyết sách của Đảng, thì về quyền Hiến định, người ấy tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.
Tôi nhớ sau tháng 4-1975, học trò ở Sài Gòn muốn thi vào đại học thì trước tiên phải đáp ứng tiêu chuẩn không phải là “con em ngụy quân ngụy quyền”. Chuyện phi lý này kéo dài đến cuối thập niên 80 thế kỷ trước. Nay thì là chuyện gương mẫu theo ý Đảng.
Tôi cho rằng riêng điều khoản về gương mẫu của vợ – chồng – con trong bối cảnh Việt Nam là đòi hỏi chính đáng, thế nhưng khi ấy nên hiểu thế nào về một quyền Hiến định tại Điều 21, rằng, “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.
Ở đây không khéo sẽ nhập nhằng lằn ranh xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Trong một góc nhìn khác, tôi đang chờ đợi báo chí có những bài viết cho biết các người con của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện đang làm gì, thu nhập là bao nhiêu, có đóng thuế thu nhập cá nhân đầy đủ hay không; trong những ngày lễ lớn, nhà riêng của những người con ông Trọng có tuân thủ quy định treo cờ nước hay không?
Ngoài ra, những người con của ông Nguyễn Phú Trọng có dự họp tổ dân phố ở địa phương theo định kỳ, có đóng góp các khoản kêu gọi tài chính của chính quyền địa phương như quỹ vì người nghèo, quỹ phòng chống thiên tai bão lụt, quỹ khuyến học,…
Tôi cho rằng với trách nhiệm của người đứng đầu Đảng, cá nhân ông Tổng bí thư cần chủ động mở rộng cửa, không phân biệt báo chí ‘lề’ nào cả trong việc ‘soi’ kỹ về vợ – con của Tổng bí thư; vì ông còn là Trưởng ban phòng, chống tham nhũng và tiêu cực của Đảng.
Ủy ban châu Âu kiểm soát chất Ethylene Oxide trong mì ăn liền, thanh long từ Việt Nam
30/01/2023
Ngày 30/1, Bộ Công thương Việt Nam cho biết Ủy ban châu Âu tiếp tục đưa mì ăn liền và thanh long của Việt Nam vào diện kiểm tra tại cửa khẩu với tần suất kiểm tra 20% về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (tồn dư chất Ethylene Oxide – EO). Năm 2022 vừa qua, hàng loạt vụ thu hồi và tiêu hủy mì ăn liền có xuất xứ từ Việt Nam tại các thị trường nước ngoài do có chứa chất EO vượt mức quy định.
Năm 2022, mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam bị nhiều quốc gia thu hồi và tiêu hủy vì chứa chất EO vượt mức. (Ảnh minh họa: Kit Leong/Shutterstock)
Theo thông tin của Bộ Công thương Việt Nam hôm 30/1, mì ăn liền và thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu sẽ tiếp tục bị kiểm tra tại cửa khẩu với tần suất tới 20%. Đây là thông báo của Ủy ban châu Âu quy định về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào thị trường thuộc khối Liên minh châu Âu (EU).
Theo thông báo mới, các mặt hàng gia vị vốn bị kiểm soát ở mức 50% như: Rau mùi, húng quế, bạc hà, mùi tây đã được đưa ra khỏi danh mục kiểm soát.
Tuy vậy, mặt hàng đậu bắp đã bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%.
Bên cạnh đó, mặt hàng ớt vẫn còn nằm trong danh mục kiểm soát tại cửa khẩu của EU với tần suất kiểm soát chất lượng là 50%.
Trước đó, mặt hàng mì ăn liền xuất xứ từ Việt Nam đã vướng rất nhiều vụ thu hồi và tiêu hủy tại các thị trường như: Đài Loan, Ireland, Malta, Đức, Ba Lan, v.v… Đáng chú ý, vào tháng 7/2022, tờ Focus Taiwan từng đưa tin, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) cho biết một số lô hàng mì ăn liền từ Việt Nam đã bị các quan chức Hải quan Đài Loan thu giữ và tiêu hủy sau khi bị phát hiện có chứa thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng tại quốc gia này.
Cụ thể, các quan chức hải quan đã thu giữ các lô hàng tổng cộng 1.116 kg (hơn 1,1 tấn) được nhập khẩu bởi Công ty Simple Mart Retail từ Việt Nam. Số lô hàng này được phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trong một gói gia vị bên trong một loại mì ăn liền (có tên là JINRO RAMENJ INRO) với hương vị thịt bò kiểu Hàn Quốc (chứa khoảng 63.729 phần triệu ppm dư lượng chất EO), TFDA Đài Loan cho biết.
Tới tháng 8/2022, TFDA (thuộc Bộ Y tế Đài Loan) tiếp tục thu giữ và tiêu hủy 1.440 kg (hơn 1,4 tấn) mì Omachi xốt tôm chua cay nhập khẩu từ Việt Nam thông qua Công ty Qianyu (Thiên Du). Cơ quan chức năng Đài Loan phát hiện trong gói bột gia vị mì gói hương vị tôm chua cay của Omachi có chứa 0,195 mg/kg Ethylene Oxide.
Tháng 11/2022, Bộ Công thương Việt Nam cho biết Cơ quan TFDA lại công bố một lô hàng (khoảng 945 kg) mì ăn liền tôm chua cay nhãn hiệu Gấu Đỏ (tên tiếng Anh là SOUR-HOT SHRIMP FLAVOR INSTANT NOODLES) bị phát hiện có chứa Ethylene Oxide (EO) ở Đài Loan.
Sản phẩm này của Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Foods) và được một doanh nghiệp của Đài Loan nhập khẩu. Qua kiểm tra, cơ quan Đài Loan phát hiện tại cửa khẩu hàm lượng chất cấm không phù hợp tiêu chuẩn. Trong đó, hàm lượng Ethylene Oxide (EO) được phát hiện lần này không chỉ trên gói gia vị (3,438mg/kg) mà còn phát hiện cả ở vắt mì (0,107mg/kg).
Bốn trong năm tuyến cáp quang biển nhà mạng Việt Nam khai thác đang bị lỗi – RFA 31/01/2023
Ảnh minh họa: Ảnh minh hoa: các tuyến cáp quang biển gặp sự cố đang sửa chữa
VoV/Congly/RFAedited
Thêm tuyến cáp quang biển Intra Asia -IA (còn gọi là Liên Á) đã gặp sự cố trong năm 2023 làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore.
Trong khi đó, tuyến cáp quang biển quốc tế APG (Asia Pacific Gateway) bị đứt trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore bị sự cố hôm 21/1, tức 30 Tết Quý Mão, hiện vẫn chưa sửa xong.
Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho Vietnamnet hay tin trên trong ngày 28/1.
Theo ISP, tuyến cáp biển Intra Asia (IA) đã gặp sự cố do đứt cáp tại vị trí cách trạm cập bờ Singapore khoảng 130 km. Sự cố làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore của tuyến cáp Liên Á.
Với sự cố mới nhất trên tuyến cáp IA, tính đến thời điểm hiện nay, có 4/5 tuyến cáp biển các nhà mạng Việt Nam khai thác đang bị lỗi. Với tình hình trên, đại diện ISP cho biết “Tình hình rất căng, các nhà mạng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng”.
Tờ Vietnamnet dẫn lời ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho rằng: “Đây là một bài học tốt cho các nhà mạng Việt Nam, tức là mọi kịch bản xấu nhất đều cần được tính tới và có phương án chuẩn bị ứng phó”. Ông Bình cũng đưa ra nhận định tình trạng chập chờn và giảm chất lượng truy cập Internet quốc tế cục bộ sẽ còn kéo dài trong vài tuần tới.
Được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, Liên Á là một trong năm tuyến cáp quang biển đang chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với 4 tuyến khác gồm Asia Pacific Gateway (APG), Asia America Gateway (AAG), AAE-1 (Asia – Africa – Euro 1) và SMW3 (còn gọi là SEA – ME – WE3).
Có tổng chiều dài 6.800 km, tuyến cáp biển Liên Á kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, HongKong và Nhật Bản. Liên Á được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực.
Hà Nội: Cả ngàn người cúng sao La Hầu ở chùa Phúc Khánh
Lê Thiệt /SGN 30/01/2023
Các nhà tu hành, các chuyên gia Phật học đều cho biết, đạo Phật không chủ trương và tổ chức cúng sao, không tổ chức cúng giải hạn cho ai hết. Đạo Phật chỉ dạy Phật tử cách tu để giải tai ách cho chính mình.
Thế nhưng, cứ ngày đầu năm tại chùa Phúc Khánh, Hà Nội (và nhiều chùa khác) cả ngàn người chen chân, chịu lạnh giá, ngồi chật kín khuôn viên chùa, tràn ra cả ngoài đường, cho sư thầy ở đấy làm lễ giải hạn do năm Quý Mão “phải” mang sao xấu.
Cụ thể năm nay, 19h mùng 8 tháng Giêng (29/2), chùa Phúc Khánh cúng giải hạn sao La Hầu; tối 15 tháng Giêng (5 Tháng Hai) cúng giải hạn sao Thái Bạch; tối 18 tháng Giêng (8 Tháng Hai) cúng giải hạn sao Kế Đô.
Năm nay, ngay từ 16h chiều, đã có nhiều người đến chùa ghi sớ, đóng tiền và giành chỗ ngồi. Mỗi người ghi tên được nhà chùa phát cho một cuốn sách mỏng nói về cung mệnh và sao theo từng tuổi. Ban tổ chức cho biết, ngày hôm nay có gần 1.000 cuốn sách được phát cho người dân và phật tử.
Trước giờ lễ một tiếng, cả bên trong và bên ngoài sân chùa chật kín phật tử và du khách chờ làm lễ, chủ yếu là phụ nữ – Ảnh: Zing News
Chưa kể tiền cúng dường, nếu chỉ tính lệ phí giải sao mỗi người đóng 300 ngàn đồng/người (khoảng 12.78 đô la Mỹ), tối mùng 8 Tết nhà chùa đã thu vào khoảng 300 triệu đồng (12,780 đô la Mỹ).
Một phật tử đứng ngoài đường cho biết: “Tôi chen chân mãi mới đóng được tiền, rồi ra ngoài đứng, bên trong ngộp lắm. Tôi nhớ năm 2019 (trước khi có đại dịch Covid-19), sư thầy chùa Phúc Khánh thu 150 ngàn đồng/người, năm nay như vậy là tăng gấp đôi”.
Đêm mùng 8 Tết thời tiết tại Hà Nội khá lạnh, chỉ từ 12 -14 độ C, nhiều người vẫn cố gắng ngồi ngoài trời ít nhất 2 tiếng từ khi chờ đến lúc nhà sư tụng kinh làm lễ.
Tài khoản Dung Đặng chia sẻ trên Facebook: “Tuy Giáo hội không công nhận cúng sao, giải hạn là phật sự, nhưng do tính ngưỡng dân gian nên chùa mang danh ‘cúng giùm’ nhưng thu tiền thật. Tôi cho rằng các chức sắc Giáo hội Phật giáo ở Hà Nội cũng mắt nhắm mắt mở cho các chùa làm để kiếm thêm thu nhập”.
Công an quận Đống Đa điều động 300 công an đến làm ngoài giờ để bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực chùa Phúc Khánh – Ảnh: Zing News
Với thu nhập mỗi ngày cúng sao giải hạn cao như thế thì khó có chùa nào đúng ngoài cuộc chơi. Dung Đặng cho rằng “mỗi ngày tổ chức cúng sao, các thầy kiếm cả trăm triệu đồng thì dại gì không cúng”.
Tuy nhiên, các chùa cũng không thu về được toàn bộ số tiền đó, vì còn phải chia cho địa phương nữa, để họ giữ trật tự bên ngoài cho chùa. Có thể gọi đó là tiền “bảo kê”, nhưng mang tên “bồi dưỡng”.
Sau khi kết thúc lễ khoá sao La Hầu, nhà chùa đã tổ chức phát lộc cho phật tử và người dân tới dự lễ ngay bên ngoài vỉa hè. Tối 14 tháng Giêng tới, lễ cầu an cũng sẽ diễn ra tại chùa Phúc Khánh. Vào ngày đó nhà chùa dự kiến sẽ đón số lượng người đông hơn rất nhiều lần cúng sao La Hầu – Ảnh: Zing News
Có thể mức “bồi dưỡng” chùa Phúc Khánh chi cho chính quyền quận Đống Đa khá tốt nên tối cùng ngày, Công an quận đã cử 300 công an cùng 100 dân phòng đến khu vực chùa bố trí làm 3 vòng khép kín, phân luồng giao thông từ xa để bảo đảm người dân làm lễ an toàn, xe cộ qua lại đường Tây Sơn thông suốt.
Thương phật tử, thương chùa đến thế thì làm sao chính quyền không giàu cho được!
Tỉnh nghèo Nghệ An thuộc tốp sở hữu xe hơi nhiều nhất Việt Nam – 30/01/2023
Ngày càng có nhiều người dân Việt Nam sở hữu xe hơi. Ảnh minh họa là giao thông giờ cao điểm tại một con đường ở thủ đô Hà Nội
Nghệ An, một tỉnh miền Trung có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng thấp nhất nước, nhưng lại thuộc nhóm tỉnh mà người dân sở hữu xe hơi nhiều nhất nước, tờ Tuổi Trẻ dẫn số liệu từ nhà chức trách tỉnh này cho biết.
Theo đó, Nghệ An đăng ký mới trung bình gần 2.300 xe hơi mỗi tháng, thuộc nhóm tỉnh, thành có số lượng xe đăng ký mới mỗi tháng nhiều nhất nước, sau Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Tuổi Trẻ dẫn số liệu từ Phòng cảnh sát giao thông Công an Nghệ An cho biết.
Cũng theo cơ quan này, trong năm 2022, số lượng xe hơi đăng ký mới ở tỉnh này tăng thêm trên 3.100 xe so với năm 2021 với tổng số xe đăng ký là hơn 27.400 xe.
Xe hơi, với giá trị từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng mỗi chiếc, vẫn được xem là tiện nghi xa xỉ với đại đa số người dân Việt Nam vốn có thu nhập từ vài triệu đến trên dưới chục triệu đồng mỗi tháng.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh miền Trung này có tổng cộng trên 170.000 xe hơi các loại được đăng ký trên tổng số dân là 3,5 triệu người. Tính xấp xỉ cứ trung bình 20 người dân Nghệ An có một chiếc xe hơi.
Còn riêng trong 20 ngày đầu năm 2023, từ ngày 1 đến ngày 19/1 năm 2023, đã có trên 1.800 xe ô tô đăng ký mới Nghệ An, cũng theo số liệu từ Phòng cảnh sát giao thông Công an Nghệ An do Tuổi Trẻ dẫn lại.
Tờ báo này cho biết loại ô tô mà người dân Nghệ An sở hữu chủ yếu là dòng xe phổ thông có giá trị dao động từ 400 đến 700 triệu đồng, còn lượng xe sang không nhiều.
Nghệ An lâu nay vẫn được xếp vào danh sách tỉnh nghèo với thu nhập bình quân đầu người trên 50 triệu đồng mỗi năm. Tỉnh này cũng là một những địa phương có tỷ lệ người dân đi xuất khẩu lao động đông đảo.
Trung bình mỗi năm tỉnh này có từ 13 đến 14 ngàn người đi xuất khẩu lao động theo diện chính thức có hợp đồng. Đó là chưa tính số lao động tỉnh này đi chui hay là nạn nhân của nạn buôn người, theo số liệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Tuổi Trẻ dẫn lại. Mỗi năm, dân trong tỉnh đi xuất khẩu lao động gửi về nhà ước đạt khoảng 500 triệu đô la Mỹ.
Thành phố Vinh, thủ phủ tỉnh Nghệ An và là một trong những thành phố lớn nhất miền bắc Việt Nam, cũng là một trong ba đô thị có tốc độ người dân mua xe hơi nhanh nhất nước, theo lời ông Trần Ngọc Tú, chủ tịch thành phố này được Tuổi Trẻ dẫn lời cho biết.
Ông Tú cho biết số lượng xe hơi tăng nhanh là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kẹt xe ở thành phố này do cơ sở hạ tầng đáp ứng không kịp.
Hơn một ngàn người thương vong vì TNGT trong tháng đầu năm 2023 – RFA 31/01/2023
Một vụ tai nạn giao thông trên quốc lộ 6 giữa xe tải và xe máy (Hình minh họa)
Sức khỏe& đời sống
Việt Nam ghi nhận 797 vụ tai nạn giao thông, làm 508 người tử vong trong tháng đầu tiên của năm 2023.
Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 31/1 dựa theo báo cáo từ Văn Phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
Cụ thể, trong tháng 1/2023 (tính từ ngày 15/12/2022 đến 15/1/2022), Văn phòng ủy ban báo cáo đã có 797 vụ tai nạn giao thông xảy ra tại hầu hết các tỉnh, thành khiến 508 người chết và 505 người bị thương.
Trong đó, đường bộ xảy ra 790 vụ, làm chết 505 người, bị thương 504 người; đường sắt có bảy vụ làm chết ba người và bị thương một người; đường thủy và hàng hải không có tai nạn xảy ra trong tháng 1/2023.
Trước đó hôm 26/1, Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an cho truyền thông hay có 89 người chết và 111 người bị thương trong bảy ngày nghỉ Tết Quý Mão 2023 (tức từ 20/1 đến 26/1). Riêng trong ngày 25/1 (tức mùng 4 Tết) có 26 vụ làm chết 15 người và 19 người bị thương.
Thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) trong ngày 26/1 cũng cho hay sau năm ngày nghỉ Tết (từ 30 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Quý Mão) đã có 377 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, nhiều hơn 129 ca so với cùng kì Tết Nhâm dần 2022, không có ca tử vong.
Số ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau là 2.521 ca, chiếm 1,1% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, 43% trong số đó là 1.073 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có 7 trường hợp tử vong.
Tags: đồng tâm, Tham nhũng, tin tức, toàn trị, việt nam Posted in CSVN, Tin tức Việt Nam, Việt Nam | Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Ba 31/01/2023: Mì ăn liền, thanh long từ VN chứa chất độc – Cáp quang biển mạng VN bị hư – Hà Nội: hàng ngàn người cúng sao ở chùa Phúc Khánh – Tỉnh nghèo Nghệ an có xe hơi nhiều nhất nước
Kissinger điện tín cho Haig nói: Thượng viện Mỹ sẽ cắt viện trợ nếu ta không tiến về chiều hướng này (ký kết).
Lê Đức Thọ và Kissinger
Đây là phần cuối cùng mà tác giả Kissinger đề cập tới cuộc đàm phán của Hiệp định trong White House Years. Tác giả hồi tưởng lại những ngày thương thuyết từ năm 1969 đến đầu năm 1973, suốt nhiệm kỳ thứ nhất của TT Nixon được kể lại rất dài dòng văn tự. Tổng cộng giai đoạn này trong cuốn hồi ký kể trên tương đương với một cuốn sách ba trăm trang, riêng phần này tác giả đã dành 81 trang khổ lớn để ghi chép lại.
Nguồn: Cao văn Viên. Những Ngày Cuối Cùng của VNCH. Nhà Sách Văn Bút 2003, trang 40-49.
Kissinger và Lê đức Thọ sau khi ký Thỏa Ước Ba Lê
27-1-1973 —27/1/2023 đúng nửa thế kỷ ngày ký kết thỏa ước Ba Lê một thỏa ước về nội dung đã đưa VNCH vào vòng ‘tử ảnh’ của thua thiệt và bị lũng đoạn từ diện địa cho đến nội tình chính trị.
Hoa Kỳ đã có bảo đảm an ninh từ miền bắc để rút hết quân đội về nước. Nhưng cái hậu quả cuối cùng rằng người đồng minh nhỏ bé VNCH phải chịu thua thiệt về nhiều mặt và cái giá cuối cùng là sự sụp đổ của Sài Gòn
Nhân kỷ niệm nửa thế kỷ ngày ký Thỏa ươc Paris người viết muốn trích lại bài viết của cố Đại Tướng Cao Văn Viên cựu TTMT QLVNCH nói về thỏa ước này
Đinh Hoa Lư
***
Đại Tướng Cao Văn Viên sanh ngày 11/12/1921 Tại thành phố Vạn Tượng , Lào Quốc. Gia cảnh Vợ và 4 con, Ông có bằng Cử Nhân Văn Chương Pháp tại trường Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn.
– Tốt nghiệp Trường Quân Sự Cap Saint Jacque ( Vũng Tàu ) năm 1949
– Tốt nghiệp Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp, Forth Leavenworth, Hoa Kỳ
– Chứng Chỉ Nhảy Dù QLVNCH
– Chứng Chỉ Phi Công KQVNCH
– Chứng Chỉ Nhảy Dù QLHK
– Chứng Chỉ Phi Công Trực Thăng Hoa Kỳ
ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN NÓI GÌ VỀ THỎA ƯỚC BA LÊ 27/1/1973
THẤT THẾ CỦA VNCH KHI KÝ THỎA THUẬN BA LÊ 27/1/1973
Henry KISSINGER VÀ LÊ ĐỨC THỌ SAU KHI KÝ HIỆP ĐỊNH 27 THÁNG 1, 1973 TẠI BA LÊ
Với tư cách là Tổng Tham Mưu Trưởng tôi phát biểu ý kiến trong buổi họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Ý kiến của tôi là rất khó kiểm soát vấn đề ngưng bắn; ngưng bắn tại chỗ kiểu “da beo” có nhiều nguy hiểm. Lối ngưng bắn này không có nơi tụ quân riêng và không có giới tuyến phân biệt đôi bên. Trong tình trạng này, lực lượng địch được quyền đóng quân nơi họ đang có mặt, nhưng dĩ nhiên cộng sản sẽ không đứng yên một nơi. Với bản tính xâm lăng tự tại đã có từ lâu, họ sẽ phân tán ra từng đơn vị nhỏ, xâm nhập vào làng xã và cứ điểm đồn trú của quân ta, và họ sẽ đánh dấu sự hiện diện của họ bằng cách treo cờ cộng sản. Như vậy, Ủy Ban Kiểm Soát và Giám Sát Quốc Tế không có ý nghĩa vì chúng ta đã có đủ chứng cớ để thấy đây là một tổ chức nằm dưới ảnh hưởng của cộng sản từ lâu Trong chiến tranh bất quy ước, sự kiểm soát dân và đất rất khó khăn vì không có ranh giới rõ giữa ta và địch—trường hợp ngưng bắn đang đề nghị lại càng khó khăn hơn gấp bội. Lối ngưng bắn kiểu như vậy được dân miền Nam diễu với nhau qua câu: “Trước đây chúng ta vào rừng săn thú dữ. Bây giờ chúng ta phải đem con thú dữ đó về ở chung nhà.” Đó chỉ là một cách nói đùa, nhưng câu nói cho thấy tâm lý của người dân khi phải đối diện với cộng sản.
VNCH biết chắc chắn cộng sản sẽ không thi hành cuộc ngưng bắn tại chỗ. Kinh nghiệm về hành vi của cộng sản sau năm 1954 cho ta biết rõ cộng sản sẽ làm gì trong lần đình chiến này. Thêm vào đó, tài liệu chúng ta tịch thu được từ một chính ủy tỉnh Quảng Tín vào ngày 10 tháng 10, 1972, cho thấy cán bộ các cấp cộng sản đã được chỉ thị học tập văn kiện hiệp định để chuẩn bị hành động. Tài liệu nói trên được tổng thống Thiệu trao cho Kissinger. Đưa cho Kissinger đọc tài liệu, ý tổng thống Thiệu muốn Kissinger thấy khi VNCH nhận được bản sơ thảo của hiệp định vào ngày 18, thì phía cộng sản đã phân phối tài liệu đó xuống đến tất cả cán bộ các cấp để học tập và chuẩn bị phản ứng. Cùng thời gian đó tin tình báo của chúng ta ở Tây Ninh báo cáo cho thẩm quyền quân sự VNCH và Hoa Kỳ biết cộng sản đã có một khóa học tập đặc biệt về bản sơ thảo hiệp định tại bộ chỉ huy Trung Ương Cục Miền Nam.
Một vấn đề quân sự quan trọng nhất là sự hiện diện của quân đội cộng sản ở miền Nam. Cán cân quân sự hai bên ngang nhau vào tháng 9 năm 1972. Nhưng khi tất cả quân đội Hoa Kỳ rút đi rồi, nếu cộng sản vẫn còn quân ở miền Nam, thì cán cân quân sự chắc chắn sẽ nghiêng về phía địch.
Về phương diện chính trị, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia chú ý đến đề nghị thành lập một Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải Quốc Gia. Lực lượng chính trị thứ ba này đưa đến nhiều tranh luận và nghi vấn. Nếu Hội Đồng này có thể tổ chức một cuộc bầu cử tương lai, thì nền tảng cuả Hội Đồng đó là gì? Nếu Hội Đồng được thành hình, thì chính quyền đang hiện hữu của VNCH sẽ ra sao, và sẽ hoạt động như thế nào? Đó là những điểm cần phải được giải thích—và bằng tiếng Việt. Trong cuộc họp tiếp theo tổng thống Thiệu hỏi Kissinger về những vấn đề đó. Hai mươi bốn giờ sau, Kissinger trao cho VNCH bản hiệp định soạn thảo bằng tiếng Việt.
Khi phân tích hiệp định sơ thảo bản tiếng Việt, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia biết ra đây là bản văn do cộng sản Bắc Việt soạn chớ không phải bản dịch ra từ bản văn Anh Ngữ. Văn phong của bản hiệp định chứa đầy ngôn ngữ cộng sản kiểu Bắc Việt. Bản văn có nhiều từ ngữ đặc thù, với ý nghĩa gây nhiều tranh luận. Thí dụ, danh xưng của quân đội Hoa Kỳ dùng đúng, nhưng trong ý nghĩa miệt thị: Quân Mỹ. Phía VNCH nhắc phái đoàn Hoa Kỳ nên yêu cầu sửa lại Quân Đội Hoa Kỳ cho nghe lịch sự hơn. Mọi người dân có trình độ ở miền Nam đồng ý chữ Quân Mỹ không phải là sai trong ngôn từ, nhưng đó là lối gọi bất lịch sự và miệt thị.
Một vấn đề quan trọng khác, liên hệ đến ý nghĩa của từ ngữ, khi nói đến cơ cấu Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải Quốc Gia. Định nghĩa cơ cấu này, trong bản tiếng Anh viết là “adiministrative structure.” Khi chuyển sang tiếng Việt từ đó trở thành cơ cấu chính quyền—đây là lối chuyển ngữ đầy ẩn ý và nguy hại về sau. Đối với Bắc Việt, mọi cơ cấu chính quyền như Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải có đầy đủ thẩm quyền như một chính phủ. Và với một tập hợp cảu ba lực lượng chính trị, cớ cấu đó không khác gì hơn một chính phủ liên hiệp. Có phải đây là ý định thật sự của hiệp định không? Bản hiệp định bằng tiếng Việt đồng thời nói đến ba quốc gia Việt Nam: Bắc và Nam Việt Nam là hai quốc gia; quốc gia thứ ba ở đâu? Nếu miền Nam có hai quốc gia vậy thì chủ quyền của VNCH phải chia với một lực lượng khác. Đó là những điểm trở ngại quan trọng trong bản sơ thảo hiệp định.
Sau khi duyệt xét kỹ càng, chính phủ VNCH đưa ra 26 điểm cần được thay đổi trong bản sơ thảo. Trong khi cuộc hội thảo giữa VNCH và Hoa Kỳ đang diễn ra, tòa đại sứ VNCH ở Hoa Thịnh Đốn báo cáo về Sài Gòn là, trong một cuộc phỏng vấn với báo chí ngoại quốc, thủ tướng Phạm văn Đồng tuyên bố hòa đàm ở Ba Lê đang tiến triển với nhiều kết quả tốt đẹp, và chánh phủ lâm thời trong tương lai sẽ là một chánh phủ liên hiệp của ba thành phần. Báo cáo từ Hoa Thịnh Đốn tăng thêm sự hoài nghi về một sự lừa dối: ai đang lừa ai, và ai bị lừa. Đây là một lý do nữa để tổng thống Thiệu chống lại hiệp định mạnh hơn khi VNCH và Hoa Kỳ thảo luận trở lại vào ngày 22 tháng 10. Đêm đó, tổng thống Thiệu viết cho tổng thống Nixon một bức thư, trao qua tay Kissinger Lá thư đề cập đến những khiếm khuyết của bản hiệp định, và lý do tại sao VNCH không thể nào chấp nhận bản hiệp định đó.
Với những phỏng đoán về sự chấp nhận và ký kết bản sơ thảo hiệp định bợ lỡ dở, Kissinger đánh điện tín cho Lê Đức Thọ, nói là lịch trình ký kết bản hiệp định quá cấp bách để Hoa Kỳ có thể ký hiệp định vào ngày 31 tháng 10 như đã định. Cùng lúc, Kissinger thông báo cho Bắc Việt biết Hoa Kỳ sẽ ngưng mọi oanh tạc từ vĩ tuyến thứ 20 trở lên vào ngày 25 tháng 10.
Về phần tổng thống Thiệu, ông lên đài truyền thanh và truyền hình thông báo cho toàn quốc biết VNCH không thể chấp nhận một chính phủ liên hiệp. Cùng lúc, Bắc Việt không đứng yên: họ tung quả bom tuyên truyền. Bắc Việt đưa ra công chúng nội dung cả bản hiệp định sơ thảo, lịch trình ký kết hiệp định, và lên án tổng thống Thiệu là người phá hoại hòa bình. Bắc Việt đòi hỏi Hoa Kỳ ký hiệp định vào ngày 31 tháng 10, 1972 như đã hứa theo lịch trình. Đối diện với những biến chuyển mới, Kissinger mở cuộc họp báo để giải thích nội dung của bản hiệp định. Kissinger tuyên bố “Hòa ình đang ở trong tầm tay,” và chỉ cần họp với Bắc Việt một lần nữa thì hòa đàm Ba Lê sẽ kết thúc.
Trong tháng 11, nhiều cuộc trao đổi qua lại giữa Hoa Thịnh Đốn và Sài Gòn, nhưng nội dung của bản hiệp định vẫn không thay đổi. Trong tháng 11, qua chương trình quân viện có tên là ENHANCE PLUS, Hoa Kỳ viện trợ cho VNCH một số lượng quân cụ, chiến cụ quan trọng. Vận tải cơ C-5 Galaxy và vận tải hạm đem đến Việt Nam chiến đấu cơ A-37, F-5, xe tank M-48, vận tải cơ C-130, trực thăng, và đại pháo 175 ly. Cộng thêm số chiến cụ, Hoa Kỳ chuyển lại cho quân đội VNCH tất cả các căn cứ và đồ trang bị ở các nơi đồn trú. Với số quân viện đó, Bộ Tổng Tham Mưu lập thêm các đơn vị pháo binh nặng, phòng không và thiết giáp. Những phi đoàn không quân C-130A và F-5A cũng được thành lập. Tuy nhien một số chiến cụ chưa dùng ngay được. Đây là số chiến cụ dùng để thay thế chiến cụ cũ hay bị hư trong tương lai theo những qui ước trong hiệp định. Chương trình quân viện qui mô và cấp tốc ENHANCE PLUS này có hai mục đích: về quân sự, chương trình gia tăng khả năng và sức mạnh của quân đội ta; về chính trị, Hoa Kỳ muốn chứng tỏ họ là một đồng minh tin tưởng được, để hy vọng chính phủ VNCH dung hòa hơn trong chuyện chấp nhận bản hiệp định.
Phải đồng ý tổng thống Nixon đã thật sự quan tâm đến những dị biệt trong bản hiệp định do chúng ta đưa ra. Nixon ra lệnh duyệt xét lại các điểm bất đồng ý kiến. Các điểm cần xét lại gồm có:
Các điểm quan trọng: (a) Vùng Phi Quân Sự phải được coi như biên giới giữa Bắc và Nam Việt Nam, như Hiệp Định Geneva phân định từ trước. (b) Phải có một cuộc rút quân tượng trưng từ phía Bắc Việt (có thể 25 ngàn quân), và ngược lại VNCH sẽ giảm một số quân tương đương. (c) Cuộc ngưng bắn phải được áp dụng cho toàn thể Đông Dương. (d) Lực lượng quốc tế kiểm soát đình chiến phải mạnh và sẵn sàng làm việc khi hiệp định có hiệu lực.
Các điểm không quan trọng: (a) Hai bản Anh và Việt ngữ của hiệp định phải được sửa lại để cùng có ý nghĩa như nhau, để ý nghĩa về cơ cấu của Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải QUốc Gia không bị hiểu lầm. (c) Bản hiệp định phải được bốn bên chánh thức ký nhận.
Ngày 9 tháng 11, 1972, chuẩn tướng Alexander Haig, Jr. đến Sài Gòn. Haig trao cho tổng thống Thiệu một bức thư của tổng thống Nixon, và nhấn mạnh tính chất quan trọng của chương trình quân viện ENHANCE PLUS. Nhưng khi thấy chính phủ VNCH giữ vững lập trường, không chấp nhận hiệp định, tướng Haig cho biết chính phủ Hoa Kỳ có thể ký hiệp định đó đơn độc với Bắc Việt. Vài ngày trước, ngày 5 tháng 11, các quốc gia Gia Nã Đại, Hung Gia Lợi, Nam Dương và Ba Lan đồng ý trên căn bản là họ sẽ dự phần vào Ủy Ban Kiểm Soát và Giám Sát Quốc Tế.
Ngày 20 tháng 11, Lê Đức Thọ và Kissinger họp mặt lại. Lê Đức Thọ xuất hiện trước, tuyên bố với báo chí là Bắc Việt nghi ngờ sự thành thật của Hoa Kỳ. Tuy không nói trắng ra, nhưng Lê Đức Thọ muốn nói đến chương trình viện trợ ENHANCE PLUS, và chuyện Hoa Kỳ đã không ký hiệp định vào ngày 31 tháng 10 theo lịch trình đã định. Khi gặp nhau, Kissinger đưa ra những đòi hỏi của phía VNCH và Hoa Kỳ. Không khí hai ngày thương lượng đầu tiên cởi mở trong sự trao đổi. Nhưng bất ngờ Lê đức Thọ trở nên cứng rắn với những đề nghị từ ngày 23 tháng 11. Lê Đức Thọ gạt hết tất cả đề nghị của Hoa Kỳ và đòi Hoa Kỳ thay chính phủ VNCH. Có lẽ đây là chỉ thị mới từ Hà Nội. Kissinger rất ngạc nhiên về thái độ trở mặt này của Lê Đức Thọ. Kissinger yêu cầu Lê Đức Thọ cho biết lý do, nhưng sự giải thích từ phía bên kia không làm hài lòng lắm. Kissinger nhấn mạnh đến sự thiện chí trong cuộc hòa đàm Hoa Kỳ ngưng oanh tạc từ vĩ tuyến 20 trở lên; nhưng Lê Đức Thọ trả lời là Hòa Kỳ đã đòi hỏi thêm nhiều điều kiện mới. Bị bế tắc, hai bên ngưng nói chuyện với nhau vào ngày 25 tháng 11, nhưng đồng ý gặp lại vào đầu tháng 12. Ngay trong thời điểm này, đặc sứ VNCH Nguyễn Phú Đức đến Hoa Thịnh Đốn để trao cho tổng thống Nixon một lá thư từ tổng thống Thiệu. Lá thư giải thích vị trí VNCH đối với hiệp định Ba Lê.
Ngày 4 tháng 12, Kissinger và Lê Đức Thọ gặp lại nhau. Lần này thái độ của Thọ giống như lần họp vừa qua; thái độ cởi mở hơn một chút trong những buổi họp sau, nhưng cuộc nói chuyện không có một tiến triển nào. Hai bên bàn cãi trở lại những vấn đề tưởng đã được giải quyết rồi. Ngày 13 tháng 12, Kissinger rời Ba Lê nhưng các phụ tá của ông ở lại để thương lượng những dị biệt với Bắc Việt. Sự bế tắc lần này thật và có điềm không tốt.
Sau khi họp và duyệt lại những chi tiết của cuộc hòa đàm với Kissinger ở Hoa Thịnh Đốn, tổng thống Nixon gởi một điện tín cho Hà Nội, thông báo nếu Bắc Việt không trở lai thương nghị một cách nghiêm chỉnh, Hoa Kỳ sẽ dội bom trở lại trong vòng 72 tiếng. Khi không thấy Bắc Việt trả lời, Hoa Kỳ dội bom trở lại trên toàn lãnh thổ Bắc Việt. Không chịu nổi cuộc dội bom khủng khiếp—Hoa Kỳ dùng cuộc dội bom như muốn nói ý định quyết liệt của mình trong vấn đề thương lượng—Bắc Việt thương lượng trở lại. Theo ý tôi (Cao văn Viên) Bắc Việt đã bị bắt buộc trở lại bàn hội nghị. Hoa Kỳ ngưng cuộc dội bom khủng khiếp đó vào ngày 30 tháng 12 năm 1972.
Tám ngày sau, ngày 8 tháng 1 năm 1973, Kissinger gặp Lê Đức Thọ. Lần nói chuyện này khả quan hơn. Hai bên duyệt lại bản sơ thảo của hiệp định từng điểm một. Vào ngày 14 tháng 1, Kissinger báo cáo với tổng thống Nixon về những tiến triển khả quan của cuộc họp. Ngày hôm sau, Hoa Kỳ ra lệnh tất cả đơn vị Hoa Kỳ ngưng tấn công Bắc Việt.
QUÂN ĐỘI HOA KỲ RỜI VN TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT CÓ SỰ GIÁM SÁT 4 BÊN
BUỔI LỄ CUỐN CỜ CUỐI CÙNG CỦA QUẨN ĐỘI MỸ THÁNG 3.1973
Ngày 16 tháng 1, chuẩn tướng Haig đến Sài Gòn. Chính phủ VNCH vẫn còn đòi hỏi sửa đổi một vài quy tắc trong bản hiệp định. Nhưng vào ngày 19 tháng 1, Hoa Kỳ thông báo chính phủ VNCH bản hiệp định định không còn thay đổi được nữa. Bản hiệp định sẽ được thảo duyệt lần cuối vào ngày 23 tháng 1, và bốn bên sẽ chính thức ký vào ngày 27 tháng 1 tại Ba Lê. Hiệp Định sẽ có hiệu lực vào 8 giờ sáng, ngày 28 tháng 1 năm 1973, giờ Sài Gòn. Được biết thêm vào ngày 21 tháng 1, tổng thống Nixon có gởi cho tổng thống Thiệu một lá thư, hăm dọa VNCH là nếu VNCH từ chối hiệp định, Hoa Kỳ sẽ ký một mình, và khi chuyện đó xảy ra, Hoa Kỳ sẽ cắt tất cả ngân khoản viện trợ. Nếu VNCH đồng ý ký bản hiệp định thì (1)tổng thống Hoa Kỳ sẽ hết lòng can thiệp với quốc hội Hoa Kỳ để tiếp tục viện trợ cho VNCH và (2) chính phủ Hoa Kỳ hứa sẽ phản ứng quyết liệt trong trường hợp cộng sản Bắc Việt vi phạm hiệp định. Sau nhiều buổi họp với hội đồng an ninh quốc gia và thảo luận với nhiều nhân vật có tiếng nói ở quốc hội và các cơ quan hành chánh, tổng thống Thiệu viết cho tổng thống Nixon một lá thư đồng chấp nhận hiệp định Paris.Trong thư tổng thống Thiệu đề nghị một cuộc họp mặt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau khi hiệp định Paris được ký kết.
“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên, trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng?
Lẽ nào “đồng chí” Nguyễn Xuân Phúc lại tự trọng hơn Tổng Bí thư, các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Ủy viên BCH TƯ đảng khóa 13?
Trong phiên họp bất thường và… bất ngờ hôm 17/1/2023 Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng khóa 13 đã… nhất trí: Để đồng chí Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng – an ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026 theo… “nguyện vọng của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc”.
Đại hội 13, tháng 1-2021, khát khao lưu sử sách nghìn năm, Nguyễn Phú Trọng khẩn khoản đề nghị Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ghi vào văn kiện đại hội Đảng câu nói bất hảo của ông ta: “Cơ đồ đất nước chưa bao giờ có được như ngày nay”.
Tròn hai năm sau, quả nhiên, toàn dân thấy đất nước chưa bao giờ được như ngày nay khi có tới hai trong “tứ trụ” viết đơn xin từ chức, điều chưa từng có trong lịch sử chính trường Việt.