Trong cuộc họp báo thường niên kéo dài, Tổng thống Nga cho biết ông vẫn chưa gặp Bashar al-Assad, nhà lãnh đạo Syria bị lật đổ và chạy trốn sang Moscow, nhưng ông đã có kế hoạch gặp.
(more…)Câu hỏi cho các nhà lập pháp Hoa Kỳ về Ukraine
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
Pháp : Nông dân cắm trại chặn đường vào Paris chờ biện pháp mới
Thu Hằng /RFI – 30/01/2024
Hàng nghìn nông dân, chủ yếu từ các tỉnh quanh Paris, đã đặt chốt tại 8 điểm trên các đường cao tốc dẫn đến thủ đô Pháp, để tiếp tục gây sức ép với chính phủ cho đến khi thủ tưởng Gabriel Attal thông báo « những biện pháp mới » hôm nay 30/01/2024. Tối hôm trước, đại diện hai nghiệp đoàn chính trong đợt biểu tình này là FNSEA và Nông dân Trẻ đã được thủ tướng tiếp tại điện Matignon ( phủ thủ tướng ) trong ba tiếng rưỡi.
Một nông dân lái máy cày “cắm trại” tại phía bắc Paris, Pháp, ngày 29/01/2024. AFP – SAMEER AL-DOUMY
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
Cuộc chiến Israel-Gaza: Hamas nói 241 người thiệt mạng ở Gaza chỉ trong vòng 24 giờ
BBC News – 27/12/2023
Nguồn hình ảnh, Getty Images
(more…)QUAOLENA MUKHINA15/12/2023
Trong ảnh là Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số Mykhaylo Fedorov. Ảnh: President.gov.ua
(more…)Ngày 26 tháng 10 năm 2023 • 11:17 sáng
(more…)Ngày 23 tháng 10 năm 2023 • 4:06 chiều
(more…)Ngày 20 tháng 10 năm 2023 • 6:36 chiều
(more…)gày 19 tháng 10 năm 2023 – Báo chí ISW
Đánh giá chiến dịch tấn công của Nga, ngày 19 tháng 10 năm 2023
Karolina Hird, Nicole Wolkov, Angelica Evans, Grace Mappes và Mason Clark
6 giờ chiều theo giờ ET ngày 19 tháng 10 năm 2023
Bấm vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.
(more…)Quê Hương tổng hợp
CSVN: Trả lời Báo cáo viên Đặc biệt LHQ, Việt Nam nói “không có người bản địa”
Hải Di Nguyễn/VNTB
14/8/2023
Ngày 9/8 là Ngày Quốc tế Dân tộc Bản địa Thế giới (International Day of the World’s Indigenous Peoples).
Trong thư phản hồi của Việt Nam ngày 27/7/2023 cho thư tố giác của Báo cáo viên Đặc biệt LHQ ngày 6/9/2022, họ nói Việt Nam không có người bản địa, và cũng không có cái gọi là người Thượng bản địa (indigenous Montagnards).
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
Sau cuộc nổi dậy của Wagner, Tòa Bạch Ốc kêu gọi Bắc Kinh ngừng ủng hộ cỗ máy chiến tranh của ông Putin
Emel Akan – Thứ ba, 27/6/2023
Hôm thứ Hai (26/06), Tòa Bạch Ốc đã kêu gọi Trung Quốc ngừng ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Moscow sau cuộc binh biến ngắn ngủi của Wagner khiến cán cân chính trị trong nước của Nga rơi vào tình trạng bất ổn định.
Theo phát ngôn viên an ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc John Kirby, chính phủ Tổng thống (TT) Biden đang tích cực theo dõi tình hình nhưng vẫn chưa xác định được cuộc nổi dậy gần đây của Wagner Group, một công ty quân sự tư nhân nổi tiếng của Nga, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Nga, Ukraine, cũng như các quốc gia Âu Châu khác.
Tòa Bạch Ốc cũng không chắc liệu điều này có khiến Bắc Kinh do dự hơn trong việc ủng hộ Điện Kremlin hay không.
Khi trả lời câu hỏi của The Epoch Times trong một cuộc họp báo, ông Kirby cho biết chính quyền Trung Quốc sẽ quyết định điều gì xảy ra tiếp theo trong mối bang giao của họ với Moscow.
Ông Kirby tuyên bố: “Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ quốc gia nào ủng hộ ông Putin và tạo thuận tiện cho ông ấy sát hại thêm nhiều người dân Ukraine.”
“Chúng tôi muốn thấy mọi quốc gia trên thế giới tham gia và thực sự thi hành các biện pháp trừng phạt [quốc tế] đang được áp dụng… đồng thời không cung cấp bất kỳ khả năng nào để ông Putin tiếp tục vận hành cỗ máy chiến tranh của mình. Và chúng tôi đã thông báo điều đó không chỉ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), mà còn với các quốc gia khác trên toàn thế giới.”
Hôm thứ Hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên lên tiếng kể từ khi cuộc binh biến của Wagner chấm dứt trong sự yên ổn chưa chắc chắn hôm 24/06. Ông tuyên bố trong một bài diễn văn trên truyền hình rằng các thủ lĩnh của cuộc nổi dậy Wagner sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt.
Hôm thứ Sáu (23/06), Wagner Group đã phát động một cuộc binh biến vũ trang nhắm vào Điện Kremlin dưới sự chỉ thị của ông Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh của lực lượng này và từng là một đồng minh đáng tin cậy của ông Putin.
Hôm thứ Bảy (24/06), ông Prigozhin đã ra lệnh cho các lực lượng của mình ngừng hành quân và trở về căn cứ như một phần của thỏa thuận trong đó các thủ tục tố tụng hình sự truy tố ông được cho là được rút lại để đổi lấy việc ông đồng ý sống lưu vong ở nước láng giềng Belarus.
Trong bài diễn văn của mình, ông Putin gọi hành động của Wagner là một sự “phản bội” và tuyên bố sẽ dập tắt cái mà ông gọi là một “cuộc nổi loạn.”
Trong một ảnh tĩnh từ video và do Prigozhin Press Service phát hành, hôm 23/06/2023, ông Yevgeny Prigozhin, nhà triệu phú thẳng thắn đứng đầu nhà thầu quân sự tư nhân Wagner, trình bày trong cuộc phỏng vấn của mình tại một địa điểm không xác định. (Ảnh: Prigozhin Press Service qua AP)
Trong một sự kiện tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai, Tổng thống Joe Biden cũng bình luận về cuộc nổi dậy ngắn ngủi này khi nói rằng ông đã tích cực liên lạc với các đồng minh của Hoa Kỳ vào cuối tuần để chuẩn bị cho nhiều tình huống có thể xảy ra.
Ông Biden nói: “Họ đồng ý với tôi rằng chúng tôi phải bảo đảm rằng chúng tôi không cho ông Putin một lý do nào — tôi xin nhấn mạnh — chúng tôi không cho ông Putin một lý do nào để đổ lỗi điều này cho phương Tây hoặc đổ lỗi điều này cho NATO. Chúng tôi đã nói rõ rằng chúng tôi không liên can.”
“Vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận chắc chắn về việc này sẽ đi đến đâu. Vẫn cần phải chờ xem kết quả chung cuộc của tất cả việc này.”
Bắc Kinh đã theo dõi sát sao tình hình và đã lên tiếng ủng hộ ông Putin sau một cuộc nổi dậy ngắn ngủi nhưng có tác động vốn đặt ra thách thức to lớn đối với quyền lực của nhà lãnh đạo Nga này.
“Đây là công việc nội bộ của Nga,” một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố trên mạng. “Là nước láng giềng thân thiện và là đối tác điều phối chiến lược toàn diện của Nga trong kỷ nguyên mới, Trung Quốc ủng hộ Nga trong việc duy trì ổn định quốc gia và đạt được sự phát triển và thịnh vượng.”
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm Chủ Nhật (25/06), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã tổ chức một cuộc họp với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko tại Bắc Kinh để thảo luận về “mối bang giao giữa Trung Quốc và Nga cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai nước cùng quan tâm.” Ông Rudenko cũng đã tổ chức “các cuộc tham vấn theo lịch trình” với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc.
Bản tin có sự đóng góp của Tom Ozimek
Thanh Nguyên biên dịch
Tổng thống Biden: Mỹ, NATO không dính líu tới cuộc nổi dậy của nhóm Wagner ở Nga
27/6/2023 – AP
Tổng thống Joe Biden ngày 26/6 tuyên bố Hoa Kỳ và NATO không dính líu tới cuộc nổi dậy chóng vánh của nhóm lính đánh thuê Wagner ở Nga, gọi cuộc nổi dậy và những thách thức đặt ra cho quyền lực của Tổng thống Vladimir Putin là “một cuộc đấu tranh trong hệ thống Nga”.
Ông Biden và các đồng minh của Hoa Kỳ – bao gồm các quốc gia khác đoàn kết ủng hộ Ukraine trong phản ứng trước cuộc xâm lược của Nga – đã thể hiện rõ ràng quyết tâm được coi là đứng ngoài các rắc rối của ông Putin với cuộc binh biến, lo ngại rằng ông Putin có thể dùng cáo buộc phương Tây tham gia vào cuộc nổi dậy để tập hợp người Nga bảo vệ mình.
Trong suốt những ngày cuối tuần hỗn loạn ở Nga, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã liên lạc với những người đồng cấp ở Moscow để nhấn mạnh rằng chính phủ Mỹ coi vấn đề này là công việc nội bộ của Nga, và Hoa Kỳ chỉ là người ngoài cuộc, một quan chức quen thuộc với các cuộc thảo luận đó cho biết.
Quan chức Mỹ giấu tên nói, các nhà ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh với Moscow rằng họ mong muốn Nga đảm bảo an toàn cho Tòa đại sứ Mỹ ở Moscow và những người Mỹ đang bị giam giữ tại Nga.
Tổng thống Biden nói ông đã gọi điện video với các đồng minh vào cuối tuần qua và tất cả họ đều quyết tâm để cho ông Putin “không có lý do gì để đổ lỗi điều này cho phương Tây”.
“Chúng tôi đã nói rõ rằng chúng tôi không liên quan. Chúng tôi không liên quan gì đến việc này,” ông Biden nói. “Đây là một phần của cuộc đấu tranh trong hệ thống của Nga.”
Ông Michael McFaul, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Nga, nói rằng ông Putin trong quá khứ đã cáo buộc Hoa Kỳ bí mật tham gia vào các sự kiện – bao gồm các cuộc nổi dậy dân chủ ở các nước thuộc Liên Xô cũ và các cuộc biểu tình dân chủ ở Nga – như một cách để giảm bớt sự ủng hộ của công chúng đối với những thách thức vào hệ thống của Nga.
Ông McFaul nói Hoa Kỳ và NATO “không muốn bị đổ lỗi vì có vẻ như đang cố gắng gây bất ổn cho ông Putin”.
Ông Biden cũng đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy vào cuối tuần qua và cho biết ông dự định nói chuyện lại với ông ấy vào cuối ngày 26/6 hoặc đầu ngày 27/6.
“Tôi nói với ông ấy rằng bất kể chuyện gì xảy ra ở Nga, tôi nhấn mạnh lần nữa, bất kể chuyện gì xảy ra ở Nga, chúng tôi ở Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ quốc phòng, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.”
Mối thù giữa lãnh đạo Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, và quân đội Nga âm ỉ trong suốt cuộc chiến đã bùng phát thành một cuộc nổi loạn khiến những người lính đánh thuê rời Ukraine để chiếm giữ một trụ sở quân sự ở một thành phố miền nam nước Nga. Họ di chuyển hàng trăm km về phía Moscow, trước khi quay lại sau chưa đầy 24 giờ hôm 24/6.
Cả ông Prigozhin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đều đưa ra những bình luận công khai hôm 26/6 nhằm giảm nhẹ cuộc khủng hoảng.
Trong một tuyên bố bằng âm thanh dài 11 phút, ông Prigozhin nói ông đã hành động “để ngăn chặn việc phá hủy công ty quân sự tư nhân Wagner” và hành động để đáp trả một cuộc tấn công vào trại Wagner khiến khoảng 30 chiến binh của ông thiệt mạng.
Ông Biden nói nhiều điều sẽ thay đổi sau cuộc binh biến, vốn là thách thức quan trọng nhất đối với chính quyền của ông Putin trong nhiệm kỳ lâu dài của ông.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá hậu quả của các sự kiện cuối tuần qua và những tác động từ Nga và Ukraine,” ông Biden nói. “Nhưng vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận dứt khoát về việc điều này sẽ đi đến đâu.”
Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo với Wagner và Prigozhin?
Vẫn chưa rõ thỏa thuận chấm dứt binh biến của Yevgeny Prigozhin có những điều khoản gì. Hôm 24 tháng 6, chỉ huy lính đánh thuê người Nga và quân đoàn Wagner của ông ta bỗng dưng dừng lại khi chỉ còn cách Moscow 200 km. Trong một thỏa thuận được cho là do nhà độc tài Belarus, Alexander Lukashenko, làm trung gian, ông Prigozhin được cam kết đến Belarus một cách an toàn và sẽ được ân xá. Hôm thứ Hai, Vladimir Putin nói các chiến binh Wagner chọn không gia nhập quân đội Nga cũng có thể đến Belarus.
Nhưng người ta thậm chí còn không rõ ông Prigozhin hiện đang ở đâu, mặc dù có báo cáo ông đang ở một khách sạn ở Minsk. Ở Belarus độc tài, ông Prigozhin khó có thể đảm nhận bất kỳ vai trò chính trị nổi bật nào chứ chưa nói đến vai trò quân sự. Ông Lukashenko sẽ không đồng ý nếu ý đồ của Điện Kremlin là chia để trị. Một nhà phân tích người Belarus cho biết: “Lukashenko quá nhạy cảm về các vấn đề an ninh nội bộ để trao quyền lực cho một kẻ nổi loạn.”
Một tuần bận rộn của Toà Tối cao Mỹ
Một năm sau khi loại bỏ quyền phá thai và mở rộng quyền mang vũ khí, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ khép lại một mùa phán quyết quan trọng nữa với một loạt các vụ kiện nóng. Dù một số thành viên của đa số bảo thủ đã tỏ ra trung dung trong các phán quyết gần đây về các biện pháp bảo vệ quyền bầu cử và người Mỹ bản địa, họ khó có thể lặp lại điều đó với các phán quyết còn lại.
Bốn thập niên cho phép các trường đại học xem xét chủng tộc trong tuyển sinh đang treo lơ lửng. Kế hoạch giảm nợ sinh viên lên tới 20.000 đô la của tổng thống Joe Biden cũng có thể bị hủy bỏ, nếu các thẩm phán cho rằng các nguyên đơn đủ điều kiện để phản đối chương trình. Nhà thiết kế web Cơ đốc giáo từ chối làm trang web đám cưới cho các cặp đồng tính nam dường như sẽ được toà ủng hộ, cũng như một nhân viên bưu điện Cơ đốc giáo phản đối việc phải đi làm vào Chủ nhật. Tổng cộng có mười vụ kiện được giải quyết trong tuần này, với các phán quyết đầu tiên sẽ có vào sáng thứ Ba.
Giai đoạn bước ngoặt của công ty đầu tư công nghệ Prosus
Vào thứ ba, Prosus, một công ty đầu tư công nghệ của Hà Lan với định giá 130 tỷ euro (205 tỷ đô la), dự kiến sẽ báo cáo thu nhập năm trên mỗi cổ phiếu sẽ giảm hơn 40% trong năm tài chính đến tháng 3 vừa rồi. Lãi suất tăng phần nào lý giải vì sao giá trị vốn hóa thị trường của công ty lớn thứ mười châu Âu giảm kể từ mức đỉnh của tháng 2 năm 2021. Hồi tháng 1, Prosus và công ty mẹ — Naspars, một tập đoàn Nam Phi — thông báo đã cùng nhau sa thải gần một phần ba lực lượng lao động.
Prosus có 26% cổ phần trong gã khổng lồ internet Trung Quốc Tencent. Khoản đầu tư đó, được thực hiện từ năm 2001, chính là cơ sở cho công ty bứt lên. Nhưng rồi lợi nhuận Tencent giảm làm lợi nhuận của Prosus giảm theo, và cổ đông đã đặt dấu hỏi về sự phụ thuộc của Prosus vào một công ty duy nhất. Mặc dù đợt phục hồi gần đây của cổ phiếu công nghệ xoay quanh AI đã giúp Prosus phục hồi 1/3 khoản lỗ đỉnh điểm, nhưng hãng này đang dần bán cổ phiếu Tencent để tài trợ cho việc mua lại cổ phần. Các nhà đầu tư sẽ muốn biết liệu công ty có thể tái tạo được diện mạo mới hay không.
Donald Trump muốn chuyển vụ Stormy Daniels lên toà liên bang
Các luật sư bận rộn của Donald Trump sẽ trở lại tòa án vào thứ Ba. Họ hy vọng sẽ thuyết phục được một thẩm phán tại tòa án quận ở New York chuyển một trong những vụ án của cựu tổng thống – về cáo buộc che đậy các khoản thanh toán cho nữ diễn viên phim người lớn Stormy Daniels, người tuyên bố đã ngủ với ông Trump – lên cấp tòa liên bang.
Hồi tháng Tư, các công tố viên Manhattan buộc tội ông Trump với 34 tội làm giả hồ sơ kinh doanh. Bản cáo trạng cáo buộc ông trả các khoản tiền bịt miệng do các luật sư của ông thực hiện cho cô Daniels ngay trước cuộc bầu cử 2016. Séc của ông Trump, được thanh toán vào năm 2017, khi ấy được ghi là chi phí pháp lý. Các luật sư của ông Trump khẳng định “âm mưu như cáo buộc” (mà họ phủ nhận) chỉ có thể vi phạm luật liên bang chứ không phải luật tiểu bang, và rằng vì là tổng thống, một “chức vụ liên bang,” ông Trump nên bị xét xử tại tòa án liên bang.
Nếu được chuyển, vụ án sẽ mở rộng nhóm bồi thẩm đoàn từ Manhattan, nơi chủ yếu là đảng viên Dân chủ, để bao gồm thêm một số vùng ngoại ô có nhiều đảng viên Cộng hòa hơn. Và phiên tòa có thể sẽ bị chậm tiến độ. Nếu vẫn ở Manhattan, nó sẽ bắt đầu vào ngày 25 tháng 3 năm 2024 — ngay cao điểm của mùa tranh cử sơ bộ.
Bill Gates: AI sẽ giảng dạy kiến thức tại trường tiểu học trong tương lai gần
Người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft Bill Gates cho biết rằng các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dạy trẻ em đọc trong 18 tháng thay vì nhiều năm, theo hãng tin CNBC.
Được biết, AI vốn đã tạo nên những khuấy động trong ngành giáo dục. Và Bill Gates, người đồng sáng lập Microsoft, nói rằng các chatbot (ứng dụng trò chuyện) trang bị AI có thể dạy trẻ em đọc chữ trong 18 tháng thay vì nhiều năm như trước đây. Dựa trên thực tế rằng thế hệ trẻ đang được bao quanh bởi các công cụ kỹ thuật số, giới chuyên gia tin tưởng việc các lớp học phụ thuộc vào AI chỉ còn là vấn đề thời gian.
Bà Sarah Guo, người sáng lập và đối tác quản lý tại công ty đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu Conviction, nhận xét rằng mặc dù có những rủi ro khi kết hợp các công cụ AI trong lớp học – chẳng hạn như khả năng học sinh gian lận cao hơn và ảnh hưởng đến công việc của giáo viên – thì đó chỉ là một quan điểm đúng, nhưng hạn hẹp.
Bà cho rằng ý nghĩa rộng lớn hơn của AI là nó sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả của giáo dục, giảm đáng kể chi phí, làm cho giáo dục trở nên công bằng hơn, mang lại cho mọi người cơ hội toàn cầu, đồng thời tăng năng suất và kiến thức.
AI, cụ thể là các chatbot được hỗ trợ bởi các mô hình ngôn ngữ lập trình – có thể giúp học sinh, từ giáo dục tiểu học đến các chương trình cấp chứng chỉ – tự học thông qua các nguồn tài liệu khổng lồ, và định hướng họ theo những cách học cụ thể.
Nhiều sinh viên hiện không có trải nghiệm học tập được cá nhân hóa để phù hợp với nhu cầu riêng, do nhà trường không có đủ giáo viên để hỗ trợ điều này. Ông Danny King, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập phần mềm đào tạo Acredible cho rằng đội ngũ giáo viên hiện tại thường phải làm việc quá sức nên họ không có đủ thời gian để giải quyết nhu cầu cho từng học sinh.
AI bắt đầu học từ những văn bản của con người. Con người ngày càng dùng các đoạn ngắn, hoặc nguyên cả đoạn dài các văn bản do AI tạo ra cho các bài viết của mình. Tiếp theo, AI học từ những thứ đó, v.v. Vậy thì cuối cùng sẽ thành thế nào? Một bài nghiên cứu cuối tháng trước với tiêu đề “Nguyền rủa của Vòng lặp Đệ quy: Học từ những gì AI sinh ra sẽ khiến AI mất trí nhớ nguyên gốc” cảnh báo rằng xu thế này sẽ dẫn đến các mô hình AI quên đi tri thức gốc mà nó học được, vì những tri thức mới do cộng đồng AI tạo ra sẽ thay thế dần các tri thức ban đầu.
Kỳ thực, không nói tới AI, mà chính con người chúng ta cũng đang trong vòng lặp đệ quy này, khi thế giới riêng mà mỗi chúng ta tiếp xúc hàng ngày ấy, có ngày càng nhiều những thứ nhân tạo hơn là những thứ của thiên nhiên?
Cuộc sống hiện đại đang mang đến cho con người sự tiện nghi, nhưng lại mang đi nếp sống hòa đồng với thiên nhiên. Có được, có mất.
Phan Anh
Virus Langya giống như Covid-19, là mối đe dọa tiềm tàng cho con người
Lê Thiệt /SGN – 26/6/2023
Phòng thí nghiệm bệnh động vật của Bộ Nông nghiệp Nevada (NDA) đã tìm thấy bảy con dơi bị nhiễm bệnh dại gần đây – Minh họa: Nils Bouillard/Unsplash
Các nhà khoa học có thể đã tìm thấy một loại virus nguy hiểm khác có điểm tương đồng với SARS-CoV-2, mầm bệnh gây ra đại dịch COVID-19.
Theo Medical Daily, giống như Covid-19, virus này lần đầu tiên được xác định ở các tỉnh phía Đông Bắc Sơn Đông và Hà Nam (Trung Quốc) vào cuối năm 2018, nhưng nó chỉ được các nhà khoa học xác định chính thức vào ngày 4 Tháng Tám 2022. Virus Langya, thuộc họ Henipavirus, cũng gây sốt và các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng, đồng thời có thể dẫn đến viêm phổi gây tử vong, y như Covid-19.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng Henipaviruses, bao gồm cả Langya, có khả năng truyền từ động vật (động vật có vú giống loài gặm nhấm) sang người và cơ quan y tế của Đài Loan hiện đang theo dõi sự lây lan ở biên giới Trung Quốc-Đài Loan. Tiến sĩ Ariel Isaacs, một nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu được hoạt động bên trong của những loại virus mới này.
Henipaviruses, được gọi là paramyxoviruses nguy hiểm nhất, có tỷ lệ tử vong khoảng 70% trong số những người bị nhiễm bệnh.
Heo, dơi, mèo, chó, ngựa và người là những loài vật mang Henipavirus tự nhiên. Những loại virus này có thể gây bệnh về đường hô hấp, các triệu chứng giống như cúm nghiêm trọng, viêm não và các biến chứng thần kinh khác dẫn đến tử vong.
Virus Langya đã lây nhiễm cho 35 người Trung Quốc tại các tỉnh Sơn Đông và Hà Nam trong khoảng thời gian từ Tháng Tư 2018 đến Tháng Tám 2021. Hiện nay qua các cuộc nghiên cứu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi Henipavirus là mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng do chúng có khả năng lây nhiễm trên nhiều loại vật chủ và gây ra tỷ lệ tử vong cao.
Virus Langya có liên quan chặt chẽ với virus Mòjiāng, loại virus có những điểm tương đồng đáng báo động với chủng Covid-19 ban đầu. Cả Langya và Mòjiāng đều gây viêm phổi nặng.
Mòjiāng gây ra các vết như kính mờ trên phim chụp X-quang phổi và hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (ARDS) – những đặc điểm ghi nhận trong giai đoạn đầu của Covid-19.
Các nhà khoa học hiện đang tìm hiểu sâu hơn về virus Langya, để tìm cách ngăn chặn trước khi quá muộn. Bài học về sự lây lan của Covid-19 đã quá đủ cho nhân loại. Hy vọng chúng ta không phải đối phó với một thảm họa mới.
Tổng thống Nga cáo buộc phương Tây muốn người Nga « chém giết nhau »
Hôm qua, 26/06/2023, tổng thống Nga có bài phát biểu đầu tiên kể từ khi nhóm binh sĩ Wagner rút lui. Ông cáo buộc Ukraina và các nước đồng minh phương Tây muốn người Nga « chém giết nhau » trong cuộc nổi loạn cuối tuần qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Matxcơva, Nga ngày 24/06/2023. AP – Gavriil Grigorov
Minh Anh /RFI
Trong bài diễn văn truyền hình ngắn, tổng thống Vladimir Putin khẳng định là đã « trực tiếp » đưa ra những biện pháp ngay từ đầu xẩy ra biến cố, nhằm tránh « một cuộc đổ máu huynh đệ tương tàn » quy mô lớn. Theo ông, đây chính là điều mà « kẻ thù của Nga » – những kẻ tân phát xít ở Kiev và các nước bảo trợ phương Tây – rất muốn nhìn thấy, muốn « người Nga chém giết nhau ».
Nguyên thủ Nga ca ngợi tinh thần đoàn kết, tình liên đới của người dân và cảm ơn các quan chức an ninh đã hoàn thành công việc trong một cuộc họp với giới chức an ninh, có sự hiện diện của bộ trưởng Quốc Phòng Serguei Choigu.
Ông Putin đưa ra ba lối thoát cho các chiến binh Wagner: Hoặc ký hợp đồng, gia nhập quân đội Nga, hoặc sang Belarus hoặc trở về nhà.
Trả lời đài RFI, chuyên gia Cyrill Bret, Viện Jacques Delors, nhận định, đề xuất này của tổng thống Putin muốn cơ cấu lại, đặt dấu chấm hết cho cách thức tổ chức, lãnh đạo nhóm vũ trang Wagner như hiện nay. Ông phân tích :
« Đây là hồi kết của Wagner theo cách tổ chức lính đánh thuê được thành lập hồi năm 2014. Bài phát biểu của tổng thống Nga đã đánh dấu rõ số mệnh các chiến binh của Wagner : Bất kể quân phục họ mặc là gì, bất kể họ được triển khai ở mặt trận nào, hay họ được mang tên là gì đi nữa, số nhân sự này phải được hội nhập vào lực lượng vũ trang đặt dưới sự chỉ huy chính quy, như thông lệ, của quân đội Nga.
Họ vẫn sẽ tiếp tục phục vụ lợi ích của Nga tại châu Phi hay ở những nơi khác. Vladimir Putin hiểu rằng tôn ti trật tự trong bộ máy quân sự hùng mạnh đã không thể duy trì được nữa và trở thành một mối họa.
Điều này đã được triết gia Machiavel hiểu rõ khi ông nhắc lại rằng số mệnh tất yếu của các nhóm lính đánh thuê là cuối cùng, chúng sẽ chống lại kẻ chỉ huy. Tôi nghĩ rằng Vladimir Putin giờ đã rút ra các bài học. Ông ấy cho sáp nhập tất cả các lực lượng vũ trang vào cùng một hệ thống chỉ huy dưới sự chỉ đạo và quyền lực của ông. »
XEM THÊM:
7-2-2023
“Thà giết lầm còn hơn bỏ sót…”
“Nuôi dạy trong môi trường gia đình như thế thì nó làm sao khá hơn…”
“Gia đình theo ‘ba que’ thì bản thân nó có mầm móng tư tưởng phản động, phản quốc là chuyện thường…”
***
Hàng loạt những bình luận và tấn công từ cộng đồng mạng Việt Nam về gia thế của cô bé Phạm Ngọc Hân, một thành viên gốc Việt (quốc tịch Úc) của nhóm nhạc thần tượng mới nổi của Hàn Quốc có tên NewJeans, làm mình nhớ đến hai thứ:
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
Hàng ngàn giáo dân đến viếng linh cữu của giáo hoàng Benedicto 16 – Chi Phương /RFI
Đăng ngày: 02/01/2023
Giáo dân xếp hàng chờ viếng linh cửu của giáo hoàng Benedicto 16 tại Giáo đường Thánh Phêrô, Vatican, ngày 2/1/2023. AP – Andrew Medichini
Đại giáo đường Thánh Phêrô ở Roma, Ý, hôm nay, 02/01/2023, đã mở cửa cho các tín đồ cũng như du khách đến viếng linh cữu của cựu giáo hoàng Benedicto XVI, qua đời vào ngày 31/12 vừa qua ở tuổi 95. Mọi người có thể đến đây viếng ngài trong vòng 3 ngày, trước khi thánh lễ an táng được cử hành vào thứ Năm.
Thông tín viên RF, Eric Sénanque tường trình từ Vatican :
Kể từ 9 giờ, các cánh cửa của Đại giáo đường Thánh Phêrô được mở ra. Các tín đồ cũng như những ai quan tâm có thể đến viếng linh cữu của cựu giáo hoàng Benedicto 16. Hàng ngàn người đã đến đợi ngay từ sáng nay. Chính quyền thành phố Roma ước tính sẽ có khoảng từ 30.000 đến 35.000 người đến viếng mỗi ngày, từ nay đến thứ Tư, ngày cuối cùng mà mọi người có thể đến bày tỏ thành kính với vị giáo hoàng người Đức.
Thủ tướng Giorgia Meloni cùng tổng thống Ý Sergia Matarella có thể sẽ đến Đại giáo đường ngay hôm nay. Tại thủ đô Roma vốn đã đông đảo khách du lịch, trước làn sóng gồm cả tín đồ và du khách kéo đến, nhà chức trách đã quyết định hai dòng người đều có thể đi vào nhà thờ cùng lúc.
Lực lượng an ninh được tăng cường. Ngoài hiến binh Vatican và cảnh sát Ý, 500 tình nguyện viên bảo vệ trật tự đã được huy động. Các phương tiện giao thông công cộng ở Roma cũng được tăng cường. Đám đông có thể ngày càng lớn hơn trong ngày tổ chức lễ an táng.
Giáo hoàng Phanxico sẽ cử hành một thánh lễ lớn vào 9 giờ 30 tại Đại giáo đường Thánh Phêrô. Những ngày tưởng nhớ này sẽ kết thúc với lễ mai táng của cựu giáo hoàng vào thứ Năm sau thánh lễ.
Thi hài của cố giáo hoàng Benedicto 16 sẽ được đặt chung các vị giáo hoàng khác, trong hầm mộ dưới bàn thờ của đại giáo đường. »
IMF cảnh báo một phần ba thế giới rơi vào suy thoái trong năm nay – 02/01/2023
Nguồn hình ảnh, Reuters
Chụp lại hình ảnh,
Giám đốc Điều hành Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva
Một phần ba nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, người đứng đầu Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo.
Bà Kristalina Georgieva nói năm 2023 sẽ “khó khăn hơn” năm ngoái khi nền kinh tế Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc phát triển chậm lại.
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh Ukraine, giá cả tăng cao, lãi suất tăng và dịch Covid lây lan tại Trung Quốc đã tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu.
“Chúng tôi cho rằng một phần ba nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái,” bà Georgieva nhận định trong chương trình Face the Nation của đài CBS.
“Thậm chí các quốc gia chưa rơi vào suy thoái, thì sẽ cảm nhận suy thoái đối với hàng trăm triệu người,” bà bổ sung.
Hồi tháng 10/2022, IMF đã cắt mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2023 vì chiến tranh Ukraine, cũng như lãi suất tăng cao, và các ngân hàng trung ương trên thế giới nỗ lực kiểm soát giá cả tăng vọt.
Kể từ khi dỡ bỏ chính sách zero Covid và bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế, số ca nhiễm Covid đã gia tăng nhanh chóng tại Trung Quốc.
Bà Georgieva cảnh báo Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ đối mặt với sự khởi đầu khó khăn trong năm 2023.
“Trong vòng vài tháng tới đây, tình hình sẽ khó khăn cho Trung Quốc, và sự tác động lên sức tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiêu cực, tác động lên khu vực sẽ tiêu cực, tác động lên tăng trưởng toàn cầu sẽ tiêu cực,” bà cho biết.
IMF là một tổ chức quốc tế gồm 190 quốc gia thành viên, cùng phối hợp để cố gắng tạo sự ổn định cho nền kinh tế toàn cầu. Một trong những vai trò chính của IMF là hệ thống cảnh báo kinh tế sớm.
Các số liệu công bố hồi tuần rồi đã chỉ ra điểm yếu trong nền kinh tế Trung Quốc vào cuối năm 2022.
Chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 12 cho thấy hoạt động của các nhà máy tại Trung Quốc bị thu hẹp trong tháng thứ ba liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất trong gần ba năm khi dịch Covid lan đến các nhà máy tại quốc gia này.
Trong cùng tháng 12 thì giá nhà tại 100 thành phố đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp, theo một cuộc khảo sát của China Index Academy, một trong những công ty nghiên cứu tài sản độc lập lớn nhất Trung Quốc.
Vào ngày thứ Bảy 31/12, trong bình luận công khai đầu tiên kể từ khi chính sách zero-Covid thay đổi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi thêm nỗ lực và sự thống nhất khi Trung Quốc bước vào điều mà ông gọi là “giai đoạn mới”.
Năm 2023 Triều Tiên sẽ tăng vũ khí hạt nhân “theo cấp số nhân”! – Bình Phương – 01/01/2023
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Hong Un trên màn ảnh truyền hình ở nhà ga xe lửa Yongsan ở Seoul, Hàn Quốc hôm 1 tháng Giêng 2023. Ông Kim nhấn mạnh nhu cầu gia tăng mạnh kho vũ khí nguyên tử của Triều Tiên để chống lại sự thù địch của Mỹ, truyền thông Bắc Hàn đưa tin trong ngày đầu năm mới. Ảnh Kim Jae-Hwan/SOPA Images/LightRocket via Getty Images
Bắc Triều Tiên bắt đầu năm mới bằng một vụ thử tên lửa đạn đạo và nhà lãnh đạo Kim Jong Un nêu quyết tâm trong năm 2023 sẽ “gia tăng theo cấp số nhân” kho vũ khí nguyên tử của nước này trong khi các cuộc đàm phán vẫn bế tắc trong gần bốn năm qua.
Báo The Washington Post dẫn truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm Chủ nhật 1 tháng Giêng 2023 cho biết, kết thúc cuộc họp chính sách của đảng Lao động Triều Tiên để thảo luận các mục tiêu cho năm 2023, ông Kim kêu gọi “tăng cường mạnh mẽ” sức mạnh quân sự trước các mối đe dọa từ Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Những nỗ lực đó bao gồm chế tạo một hỏa tiễn liên lục địa (ICBM) mới nhằm thực hiện một “cuộc phản công hạt nhân nhanh chóng” và phóng vệ tinh trinh sát đầu tiên của đất nước.
Thông điệp của Kim cho thấy năm 2023 có thể giống năm 2022. Năm ngoái, Triều Tiên đã tiến hành số vụ thử tên lửa đạn đạo nhiều chưa từng có, làm cho Washington, Seoul và Tokyo xích lại gần nhau hơn và thể hiện đường lối cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng. Tuy vậy, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã trở nên quyết tâm hơn trong việc thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân mà ông coi là đòn bẩy quan trọng với thế giới.
Hồi tháng Chín 2022, ông Kim đã tuyên bố Triều Tiên sẽ “hoàn toàn không phi hạt nhân hóa, không đàm phán và không mặc cả thương mại”, bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế từ cộng đồng quốc tế. Triều Tiên từ chối đề nghị nối lại đàm phán trừ khi Washington đảo ngược điều mà Bình Nhưỡng coi là “chính sách thù địch”, bãi bỏ các biện pháp trừng phạt và bảo đảm an ninh cho nước này. Triều Tiên kịch liệt phản đối các cuộc tập trận quân sự chung của Hoa Kỳ và các đồng minh, cũng như sự hiện diện trong khu vực các máy bay ném bom và tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ.
Lời kêu gọi gia tăng kho vũ khí hạt nhân của ông Kim được đưa ra vào lúc lập trường xưa nay của Triều Tiên đối với Washington, Bắc Kinh và Moscow dường như đang thay đổi. Cả Trung Quốc và Nga đều đang lôi kéo Triều Tiên lại gần hơn bao giờ hết và hai nước này đã liên tục bác bỏ những nỗ lực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm trừng phạt Triều Tiên vì các vụ thử tên lửa đạn đạo. Chính sự bao che của Trung Quốc và Nga đã cho phép Kim tăng tốc cải thiện khả năng vũ khí mà gần như không bị trừng phạt.
Trong bài phát biểu sau cuộc họp đảng, Kim lưu ý rằng “cơ cấu quan hệ quốc tế rõ ràng đã được chuyển sang hệ thống ‘Chiến tranh Lạnh mới’ và việc thúc đẩy đa cực hóa cần được đẩy nhanh hơn nữa.” Ông kêu gọi chính phủ của ông “nâng cao uy tín quốc gia, bảo vệ các quyền quốc gia và bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực.”
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng gia tăng. Tuần trước, máy bay không người lái của Triều Tiên đã vượt qua biên giới lần đầu tiên sau năm năm và quân đội Hàn Quốc đã phải cố gắng đáp trả bằng cách bắn súng cảnh cáo và sử dụng thiết bị giám sát của riêng họ. Theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc, một máy bay không người lái của Triều Tiên đã bay vào cách Seoul khoảng một giờ lái xe.
Hôm qua thứ Bảy, Triều Tiên đã bắn ba tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Vào ngày Chủ Nhật đầu năm, họ đã bắn một tên lửa khác. Hôm thứ Bảy và Chủ Nhật, Triều Tiên cũng cho biết họ đã thử nghiệm một “hệ thống phóng tên lửa đa nòng siêu lớn” có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Kim cho biết các mối đe dọa ngày càng tăng từ miền Nam, chẳng hạn như các cuộc tập trận quân sự chung với Hoa Kỳ, “làm nổi bật tầm quan trọng và sự cần thiết của việc sản xuất hàng loạt vũ khí hạt nhân chiến thuật”, theo tường trình của phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm Chủ nhật. Kim nhắc lại rằng đất nước của ông đã sẵn sàng đối mặt với các mối đe dọa của Hàn Quốc, lấy “hạt nhân trị hạt nhân” dù ai cũng biết Hàn Quốc không hề có vũ khí hạt nhân.
Canada cấm hầu hết người nước ngoài mua nhà
Lệnh cấm người nước ngoài mua bất động sản nhà ở tại Canada chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1, nhằm cung cấp nhiều nhà hơn cho người dân địa phương đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nhà ở.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ trong đạo luật cho phép các cá nhân như người tị nạn và thường trú nhân không phải là công dân mua nhà.
Hồi cuối tháng 12, Ottawa đã tuyên bố rõ, lệnh cấm sẽ chỉ áp dụng cho nhà ở thành phố chứ không áp dụng cho các tài sản giải trí như nhà ở ngắn hạn trong mùa hè.
Biện pháp tạm thời này sẽ kéo dài trong hai năm. Quy định được Thủ tướng Justin Trudeau của Canada đề xuất trong chiến dịch bầu cử năm 2021, khi giá nhà tăng cao khiến nhiều người Canada không thể sở hữu nhà.
“Mong muốn có nhà ở của nhiều người ở Canada đang thu hút những kẻ trục lợi, các tập đoàn giàu có và nhà đầu tư nước ngoài,” Đảng Tự do của ông Trudeau lưu ý trong kế hoạch bầu cử vào thời điểm đó.
“Điều này đang dẫn đến một thực trạng là nhà bỏ trống và không được sử dụng đúng mức, đầu cơ tràn lan và giá cả tăng chóng mặt. Nhà là của người dân chứ không phải của nhà đầu tư.”
Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2021, Đảng Tự do đã lặng lẽ đưa ra Đạo luật Cấm mua tài sản nhà ở đối với người không phải là công dân Canada.
Các thị trường lớn như Vancouver và Toronto cũng đã áp dụng thuế đối với người không thường trú tại địa phương và nhà trống.
Bất chấp thời kỳ hoàng kim gần đây, thị trường bất động sản Canada đã hạ nhiệt đối với người bán, khi lãi suất thế chấp phải tuân theo chính sách tiền tệ nghiêm ngặt của Ngân hàng Trung ương Canada nhằm kiềm chế lạm phát.
Theo Hiệp hội Bất động sản Canada, giá nhà trung bình đã giảm từ mức cao nhất hơn 800.000 đôla Canada (590.000 USD) vào đầu năm 2022, xuống còn hơn 630.000 đôla Canada (465.000 USD) vào tháng trước.
Dù vậy, nhiều chuyên gia nhận định, lệnh cấm đối với người mua nước ngoài – những người chiếm chưa đến 5% quyền sở hữu nhà ở Canada, sẽ không có tác dụng như mong muốn trong việc làm cho nhà ở có giá phải chăng hơn.
Thay vào đó, họ chỉ ra rằng phải xây dựng nhiều nhà ở hơn để đáp ứng nhu cầu.
Tập đoàn Thế chấp và Nhà ở Canada – cơ quan nhà ở quốc gia – nhấn mạnh trong một báo cáo hồi tháng 6, Canada sẽ cần gần 19 triệu đơn vị nhà ở vào năm 2030.
Điều đó có nghĩa là 5,8 triệu ngôi nhà mới phải được xây dựng, hoặc dự kiến hơn 3,5 triệu ngôi nhà sẽ được xây dựng để đáp ứng nhu cầu đó.
Nhật Minh (Theo AFP)
Ông Lula tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Brazil trong bối cảnh chia rẽ chính trị sâu sắc
Nhà lãnh đạo cánh tả Luiz Inacio “Lula” da Silva đã cam kết “tái thiết Brazil cùng với người dân” khi ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống mới của đất nước trong nhiệm kỳ thứ ba lịch sử.
Lễ nhậm chức tại Quốc hội bắt đầu lúc 3 giờ chiều (18:00 GMT) Chủ nhật với an ninh được thắt chặt sau khi những người ủng hộ người tiền nhiệm cánh hữu, Jair Bolsonaro, bị cáo buộc đe dọa bạo lực.
Các nhà chức trách đã triển khai 10.000 cảnh sát và quân đội để tăng cường an ninh tại các sự kiện hôm Chủ Nhật và khám xét những người tham gia để đảm bảo họ không mang theo chai lọ, lon, cột cờ hoặc súng đồ chơi. Việc mang súng của thường dân cũng tạm thời bị cấm.
“Thông điệp của chúng tôi gửi tới Brazil là thông điệp về hy vọng và tái thiết,” ông Lula nói trước Hạ viện của Quốc hội, sau khi ký văn bản chính thức bổ nhiệm ông làm Tổng thống.
“Công trình vĩ đại về quyền, chủ quyền và sự phát triển mà quốc gia này xây dựng đã bị phá hủy một cách có hệ thống trong những năm gần đây. Và để xây dựng lại tòa nhà này, chúng tôi sẽ chỉ đạo tất cả những nỗ lực của mình,” ông nói.
Nhà lãnh đạo kỳ cựu cũng hứa sẽ đấu tranh để cải thiện cuộc sống cho người dân nghèo Brazil, hướng tới bình đẳng giới và chủng tộc, đồng thời đạt mục tiêu không còn nạn phá rừng ở Amazon.
Ông Lula cũng đưa ra lời đe dọa ngầm đối với cựu Tổng thống Bolsonaro. “Chúng tôi không có tinh thần trả thù chống lại những người đã cố gắng khuất phục quốc gia theo các thiết kế cá nhân và ý thức hệ của họ, nhưng chúng tôi sẽ đảm bảo luật pháp được thực thi,” ông Lula nói mà không nhắc đến tên người tiền nhiệm của mình. “Những ai sai lầm sẽ phải trả giá cho lỗi lầm của mình.”
Ông cũng cáo buộc chính quyền của ông Bolsonaro đã phạm tội “diệt chủng” do không phản ứng đúng cách với tình trạng khẩn cấp COVID-19 đã giết chết hơn 680.000 người Brazil.
Ông nói: “Trách nhiệm đối với tội ác diệt chủng này phải được điều tra và không thể không bị trừng phạt.”
Lễ tuyên thệ bắt đầu bằng một phút mặc niệm dành cho huyền thoại bóng đá Brazil Pele và cựu Giáo hoàng Benedict XVI, cả hai vừa qua đời trong những ngày gần đây.
Hàng chục nghìn người ủng hộ mặc áo đỏ đã reo hò ầm ĩ khi đoàn xe của ông Lula từ từ lăn bánh xuống Esplanade of Ministries, được hộ tống bởi hàng chục vệ sĩ.
Các chức sắc nước ngoài, bao gồm 19 nguyên thủ quốc gia, đã tham dự lễ nhậm chức của ông Lula, bao gồm nhà vua Tây Ban Nha, Tổng thống các nước Đức, Bồ Đào Nha và một số nước Mỹ Latinh.
Ông Lula, 77 tuổi, đã đánh bại ông Bolsonaro trong gang tấc vào tháng 10 để giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ ba chưa từng có sau một thời gian gián đoạn khiến ông phải ngồi tù một năm rưỡi vì các cáo buộc tham nhũng, mà sau đó đã được đảo ngược.
Giờ đây, ông Lula phải đối mặt với thách thức khó khăn trong việc cải thiện nền kinh tế trì trệ của Brazil đồng thời đoàn kết một quốc gia đã trở nên chia rẽ sâu sắc.
Trong khi đó, những người ủng hộ cựu Tổng thống Bolsonaro đã cáo buộc rằng cuộc bầu cử bị đánh cắp. Họ đã phản đối trong hai tháng, kêu gọi một cuộc đảo chính quân sự để ngăn ông Lula trở lại nhiệm sở.
Ông Bolsonaro rời Brazil vào thứ Sáu để đến Florida ở Hoa Kỳ, tránh phải trao lại chiếc khăn quàng cổ cho đối thủ của mình, người mà ông vẫn chưa công nhận chiến thắng.
Trước khi bay tới Florida, ông Bolsonaro đã có một bài phát biểu đầy cảm xúc trước toàn quốc, ca ngợi những người biểu tình cắm trại bên ngoài doanh trại quân đội trên khắp đất nước.
Lê Vy
Trung tướng Mỹ: Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh
Ảnh: Roman_Studio/ Shutterstock
Trung tướng Mỹ đã nghỉ hưu và cựu cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster cảnh báo, Trung Quốc đang chuẩn bị quân sự cho cuộc chiến tranh giành Đài Loan.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan từ lâu đã căng thẳng vì quốc đảo vẫn luôn tuyên bố độc lập, trong khi Bắc Kinh lại khẳng định chủ quyền của mình và coi việc kiểm soát hòn đảo này là điều cần thiết đối với chính sách thống nhất của họ.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, ông McMaster nhận định, Trung Quốc có thể chuẩn bị hành động quân sự để giành quyền kiểm soát quốc đảo này. Trong lần xuất hiện trên chương trình Face the Nation của CBS News hôm 1/1 ông nói, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện rõ rằng ông ta có kế hoạch chiếm lại Đài Loan.
Trung tướng McMaster cho biết: “Ông Tập Cận Bình đã nói khá rõ ràng, trong các tuyên bố của mình, rằng theo quan điểm của mình, ông ấy sẽ để Trung Quốc toàn vẹn một lần nữa bằng cách thống nhất Đài Loan.”
Ông McMaster nhìn nhận, cách tốt nhất để ngăn chặn cuộc chiến tranh quân sự quy mô lớn nhằm vào Đài Loan là cần tiến hành “răn đe” Trung Quốc. Ông nói thêm, Hoa Kỳ, quốc gia đã chi hơn 1,6 nghìn tỷ USD cho quốc phòng, nên đầu tư nhiều hơn nữa vào an ninh quốc gia, bởi thực tế là chi phí để đối phó với một cuộc chiến với Trung Quốc sẽ “tốn kém hơn nhiều”. Hiện Trung Quốc đang không ngừng phát triển quân sự và nỗ lực tìm cách gây dựng ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương.
Ông McMaster tiếp tục: “Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng, không chỉ từ khía cạnh kinh tế, tài chính và chính sách ngoại giao chiến lang, mà cả về quân sự của họ. Và tôi nghĩ điều thực sự đáng lo ngại là, ông Tập Cận Bình đang chuẩn bị cho người dân Trung Quốc tham chiến.”
Ông chỉ ra một số bài phát biểu của ông Tập, vốn mang giọng điệu cứng rắn trong những tháng gần đây, là bằng chứng cho thấy Mỹ nên coi mối đe dọa chiến tranh một cách nghiêm túc hơn. Theo tướng McMaster, làm như vậy cũng sẽ buộc các đồng minh đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng của họ, điều này sẽ tiếp tục đóng vai trò răn đe.
Ông McMaster cũng lưu ý, Hoa Kỳ và các đồng minh của mình cần “cẩn trọng để không rơi vào những cái bẫy tương tự” mà họ đã gặp phải với Nga, quốc gia đã tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.
Lời cảnh báo của McMaster được đưa ra sau một số dấu hiệu khác cho thấy Trung Quốc có thể đang cân nhắc một cuộc chiến tranh nhằm vào Đài Loan. Hồi tháng 11, The Guardian đưa tin, ông Tập đã ra lệnh cho quân đội của mình “tập trung toàn bộ sức lực vào chiến đấu” để chuẩn bị cho một cuộc chiến tiềm tàng.
“Hãy tập trung toàn bộ năng lượng [của các vị] vào chiến đấu, nỗ lực chiến đấu và cải thiện khả năng [của các vị] để giành chiến thắng,” ông kêu gọi.
Quan hệ Trung Quốc-Đài Loan đã trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết vào tháng 8 năm ngoái, sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Đài Loan. Vào thời điểm đó, Bắc Kinh đã đưa ra một số lời đe dọa trước chuyến thăm của bà Pelosi và tiến hành các cuộc tập trận quân sự xung quanh hòn đảo, dẫn đến lo ngại rằng xung đột có thể leo thang.
Minh Ngọc (Theo Newsweek)
Trung Quốc: Sản xuất giảm mạnh khi lây nhiễm COVID-19 tăng nhanh
(Ảnh minh họa: humphery/ SHutterstock)
Tháng 12/2022 là tháng thứ ba liên tiếp sản xuất giảm mạnh nhất trong gần 3 năm đại dịch, đồng thời cũng là tháng số ca lây nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tăng đột biến trên phạm vi toàn Trung Quốc, theo Reuters đưa tin.
Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố con số chính thức chỉ số PMI (chỉ số quản lý sức mua) là 47,0 cho tháng 12, giảm từ 48,0 của tháng 11. Trong một cuộc thăm dò trước đó của Reuters, các nhà kinh tế từng dự đoán chỉ số PMI tháng 12 sẽ vẫn giữ nguyên ở 48,0. Điểm mốc 50 là phân biệt giữa thu hẹp và tăng trưởng hàng tháng.
Như vậy, đây là lần sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 2/2020 những ngày đầu đại dịch.
Đây là con số PMI chính thức đầu tiên được đưa ra kể từ khi chính quyền Trung Quốc dỡ bỏ chính sách kiểm dịch zero-COVID.
Trong tình huống các con số chính thức về tình hình dịch tễ của nhà nước Đại Lục còn thiếu tính thuyết phục, thì các tổ chức y tế thế giới đưa ra những nhận định của mình.
Cơ sở y tế Airfinity của Anh quốc cho rằng số ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán đã đạt 18,6 triệu trong tháng 12. Việc tăng đột biến số người ốm sẽ khiến thiếu nhân công lao động, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng mạnh đến năng lực sản xuất.
Đồng thời, nhu cầu mua hàng giảm do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu khi lãi suất tăng, đồng thời lạm phát toàn cầu và chiến tranh ở Ukraine có thể làm chậm hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, những nhân tố đó gây ảnh hưởng xấu cho lĩnh vực sản xuất của nước này và cản trở sự phục hồi kinh tế.
“Những đơn hàng cho năm tới ở hầu hết các nhà máy mà tôi biết, đều đang ở dưới mức mà họ có thể đạt được vào thời điểm này trong năm. Rất nhiều nhà máy mà tôi đã nói chuyện có mức 50%, một số dưới 20%,” theo Cameron Johnson, một đối tác của hãng tư vấn chuỗi cung ứng Tidalwave Solutions.
“Vì vậy, cho dù Đại Lục mở cửa thì sản xuất vẫn chậm lại, do phần còn lại của nền kinh tế thế giới đang chậm lại. Các nhà máy sẽ có công nhân, nhưng họ sẽ không có đơn đặt hàng.”
NBS cho biết 56,3% trong số các nhà sản xuất được khảo sát cho biết họ đã bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh trong tháng 12, tăng 15,5 điểm phần trăm so với tháng trước, mặc dù phần lớn cũng cho biết họ kỳ vọng tình hình sẽ dần cải thiện.
Hy vọng phục hồi
“Mặc dù (chỉ số PMI của nhà máy) thấp hơn dự kiến, nhưng các nhà phân tích thực sự khó đưa ra dự báo hợp lý trong tình trạng không (có thông tin) chắc chắn của virus trong tháng qua,” theo Zhou Hao, nhà kinh tế trưởng tại công ty môi giới Guotai Junan International.
“Nói chung, chúng tôi tin rằng điều tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc đã qua, và phục hồi kinh tế mạnh mẽ đang ở phía trước.”
Các cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm của Hoa Lục trong tuần này đã cam kết tăng cường hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực ăn uống và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, đồng thời nhấn mạnh việc phục hồi tiêu dùng sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Chỉ số PMI phi sản xuất, trong đó có hoạt động của ngành dịch vụ, đã giảm xuống 41,6 từ 46,7 trong tháng 11, cũng đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.
Chỉ số PMI tổng hợp chính thức, kết hợp sản xuất và dịch vụ, đã giảm xuống 42,6 từ 47,1.
“Những tuần trước Tết Âm lịch sẽ vẫn là thời gian thách thức đối với thị trường dịch vụ, vì mọi người sẽ không muốn ra ngoài và mua hàng hóa trừ phi cần thiết do sợ bị nhiễm bệnh,” theo nhận định của ông Mark Williams, nhà kinh tế trưởng châu Á tại Capital Economics.
“Tuy nhiên, triển vọng sẽ sáng sủa hơn vào khoảng thời gian mọi người trở về sau kỳ nghỉ Tết, (với kỳ vọng rằng tới lúc đó) số ca nhiễm mới sẽ giảm (sau khi đạt đỉnh), đồng thời phần lớn người dân đã trải qua nhiễm COVID-19 và cảm thấy họ đã miễn dịch ở một mức độ nào đó.”
Một phương diện khác, trong khi các báo chí và truyền thông hải ngoại báo cáo tình hình dịch bệnh căng thẳng, thì hiện nay thông qua các hoạt động trong nước, đặc biệt là các phương tiện truyền thông, giới chức Đại Lục đang trấn an dân chúng rằng tình hình dịch bệnh đã nằm trong kiểm soát.
Ngay tại Vũ Hán, nơi mà cuối năm 2019 người ta phát hiện ra con virus chao đảo thế giới này, các hoạt động mừng năm mới được tổ chức rất nhộn nhịp.
“Nói chung, bây giờ tôi và bạn bè cảm thấy tương đối tích cực và lạc quan,” một gia sư họ Wu (29 tuổi) nói với Reuters. “Nhiều người cũng ra khỏi nhà tham gia các hoạt động.”
Tuy nhiên, vấn đề cơ sở y tế thiếu thốn và mối lo ngại về tính nguy hiểm của con virus này, đặc biệt là với người cao tuổi hoặc người có bệnh nền, vẫn được người dân lưu ý.
“Chúng ta đều biết rằng đặc biệt đối với người trung niên và người già, đặc biệt là những người trên 60 tuổi, đặc biệt là những người có bệnh nền, họ sẽ bị ảnh hưởng bởi loại virus này,” ông Wu nói.
Bên một hàng dài người xếp hàng tại khoa cấp cứu của Bệnh viện Tongji ở Vũ Hán, cơ sở chính dành cho bệnh nhân COVID-19, cụ bà Huang (72 tuổi) chia sẻ, “Tôi cảm thấy không khỏe. Tôi không có năng lượng. Tôi không thể thở được. Tôi từng có sức khỏe tốt. Tôi đã chụp X-quang để kiểm tra phổi của mình… Bệnh viện này rất rắc rối, phải chờ đợi rất là lâu.”
Thiên Đức
Ý ra mắt mẫu xe đầu tiên dùng nhiên liệu từ rác thải nhựa, đạt vận tốc tối đa 380km/h
Chiếc Bertone GB110. (Ảnh: Chụp màn hình video)
Hãng sản xuất ô tô Bertone của Ý vừa công bố mẫu xe mới chạy với hiệu suất cao có tên là Bertone GB110. Được biết, đây là chiếc xe đầu tiên sử dụng nhiên liệu làm từ rác thải nhựa, theo tờ Daily Mail.
Bertone GB110 sử dụng công nghệ “Select Fuel”, phương pháp đã được cấp bằng sáng chế để chuyển đổi vật liệu polycarbonate phế thải, như chai nhựa, thành nhiên liệu lỏng.
Bertone đã thông báo sản xuất bộ sưu tập giới hạn gồm 33 chiếc GB110 nhân kỷ niệm 110 năm thành lập hãng, nhưng sẽ không giao xe cho khách hàng trước mùa xuân năm 2024.
Giám đốc thiết kế và dự án Giovanni Sapio cho hay: “GB110 đang duy trì di sản xe hơi của Bertone và là một cách giải thích hiện đại về tính di truyền của Bertone. Đó là sự tôn trọng đối với các thiết kế tiên phong từ những năm 1950 và 1970, kết hợp các đường nét mềm mại với các cạnh sắc nét”.
Bertone được thành lập vào năm 1912 bởi nhà thiết kế ô tô Giovanni Bertone, nhưng công ty này đã phá sản vào năm 2014.
Đầu năm 2022, anh em nhà Mauro và Jean-Franck Ricci đã giành được quyền sở hữu đối với thương hiệu này và đang hồi sinh nó, mở màn với siêu xe GB110. Họ tuyên bố đây là chiếc xe hiệu suất cao đầu tiên chạy bằng nguồn nhiên liệu rác thải nhựa.
Ông Jean-Franck Ricci, Giám đốc điều hành của Bertone, cho rằng vấn đề giảm ô nhiễm sẽ cần các giải pháp khác nhau với sự kết hợp của nhiều công nghệ khác nhau và rác thải nhựa cần được xử lý như một nguồn tài nguyên quý giá.
Select Fuel sử dụng quy trình đã được cấp bằng sáng chế giúp chuyển đổi nhựa đã được làm sạch và cắt nhỏ thành nhiên liệu lỏng. Nhiên liệu tái tạo cũng có thể được tạo ra từ sinh khối (chẳng hạn như chất béo và dầu thải), chất thải nông nghiệp (cây trồng như lạc đà hoặc hạt cải dầu) hoặc chất thải đô thị như cỏ vụn và thức ăn thừa.
“Chúng tôi nhận ra rằng rác thải nhựa là một vấn đề môi trường lớn. Chúng tôi đã cam kết phát triển các công nghệ chuyển đổi vật liệu polycarbonate thành nhiên liệu tái tạo và bền vững”, Select Fuel giới thiệu trên trang web chính thức.
Bên cạnh nguồn năng lượng độc đáo, mẫu xe mới tinh này còn có một số tính năng thú vị khác. Theo công ty, GB110 có hộp số 7 tốc độ và có thể đi từ 0 đến 100km/h trong 2,79 giây và đạt tốc độ tối đa 380km/h.
Giống như nhiều mẫu xe cổ điển của Bertone, hình dạng thiết kế của nó mang lại tính khí động học tiên tiến, cho phép nó đạt được tốc độ ấn tượng như vậy. Xe cũng sở hữu bộ cửa cắt kéo, xoay theo chiều dọc tại một bản lề cố định ở phía trước, thay vì hướng ra ngoài như cửa thông thường.
Phan Anh
Bắc Hàn phóng 3 hỏa tiễn đạn đạo trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền leo thang – Tác giả Lorenz Duchamps
02/01/2023
Một màn hình TV hiển thị một bức ảnh tư liệu về hỏa tiễn Bắc Hàn với vệ tinh thử nghiệm trong một chương trình thời sự tại Ga Xe lửa Seoul ở Seoul, Nam Hàn, hôm 31/12/2022. (Ảnh: Lee Jin-man/AP Photo)
Theo quân đội Nam Hàn, hôm thứ Bảy (31/12), Bắc Hàn đã phóng ba hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn ngoài khơi bờ biển phía đông. Quân đội Nam Hàn cũng chỉ trích Bình Nhưỡng vì đã tăng cường các vụ phóng hỏa tiễn vào năm 2022 trong bối cảnh có suy đoán rằng nước này có thể đang chuẩn bị một vụ thử hạt nhân khác.
Thiếu tướng Lee Seung-O, giám đốc đặc trách các chiến dịch của Nam Hàn trong Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS), cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Bảy rằng vụ phóng này là “một hành động khiêu khích nghiêm trọng” làm suy yếu hòa bình của cộng đồng quốc tế cũng như Bán đảo Triều Tiên.
“Hành động này rõ ràng vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc,” ông Lee nói. “Vì vậy, chúng tôi kêu gọi họ dừng lại ngay lập tức.”
Ông Lee cho hay, vào khoảng 8 giờ sáng theo giờ địa phương, Seoul đã phát hiện ba hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn được phóng từ tỉnh Hwanghae Bắc, phía nam Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Hàn.
JCS lưu ý rằng ba hỏa tiễn này đã di chuyển khoảng 220 dặm trước khi hạ cánh xuống vùng biển giữa Bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Tầm bắn ước tính cho thấy các hỏa tiễn được thử nghiệm này có thể đang nhắm mục tiêu vào Nam Hàn.
Vụ phóng mới nhất này diễn ra một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nam Hàn tuyên bố họ đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm một phương tiện phóng vũ trụ sử dụng nhiên liệu rắn. Hỏa tiễn này được thiết kế để đưa vệ tinh do thám đầu tiên của họ vào quỹ đạo thấp của Trái Đất trong những năm tới.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết các vụ phóng hôm thứ Bảy nêu bật “tác động gây bất ổn” của các chương trình vũ khí bất hợp pháp của Bắc Hàn, đồng thời nhấn mạnh các cam kết “sắt đá” của Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ Nam Hàn và Nhật Bản.
Sáng ngày thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng báo cáo về các vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo được cho là của Bắc Hàn.
Cuối ngày thứ Bảy, các nhà ngoại giao cao cấp của Nam Hàn, Nhật Bản, và Hoa Kỳ đã cùng nhau lên án các vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Hàn sau một cuộc điện đàm. Theo Bộ Ngoại giao Nam Hàn và Nhật Bản, hai bên đã đồng ý tăng cường khả năng răn đe đối với Bắc Hàn và cùng hợp lực để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa Bắc Hàn.
Số lần phóng hỏa tiễn kỷ lục
Các vụ thử hỏa tiễn của Bắc Hàn đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2022, với tổng cộng khoảng 92 hỏa tiễn đạn đạo và các loại hỏa tiễn khác. Có thời điểm, nước này đã phóng tới 23 hỏa tiễn chỉ trong một ngày.
Một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) chuẩn bị phóng trong bức ảnh không đề ngày tháng này được công bố hôm 19/11/2022. (Ảnh: Thông Tấn Xã Trung ương Bắc Hàn-KCNA/qua Reuters)
Theo Dự án Phòng thủ Hỏa tiễn của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, kể từ năm 1984, Bắc Hàn đã thực hiện hơn 270 vụ phóng hỏa tiễn và thử nghiệm hạt nhân, trong đó hơn ¼ số vụ được tiến hành vào năm 2022.
Những vũ khí chiến lược đó bao gồm vũ khí hạt nhân chiến thuật, một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa mới, đầu đạn lướt siêu thanh, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và một vệ tinh do thám.
Phi cơ không người lái xâm phạm không phận
Đầu tuần trước (26/12), căng thẳng giữa hai quốc gia kỳ phùng địch thủ gia tăng khi Nam Hàn cáo buộc Bắc Hàn điều động năm phi cơ không người lái bay qua Đường Phân giới Quân sự (MDL) xâm phạm không phận của nước này.
Đây là lần đầu tiên sau hơn năm năm, một phi cơ không người lái của Bắc Hàn đã vượt qua đường định giới phân chia hai nước. Trong một hành động ăn miếng trả miếng, Nam Hàn đã bắn cảnh cáo, và cũng là lần đầu tiên nước này điều động phi cơ không người lái của mình bay về phía Bắc Hàn.
Hôm thứ Ba (26/12), Tổng thống Yoon Suk-yeol kêu gọi tăng cường huấn luyện quân sự và chuẩn bị cho chiến tranh, chỉ trích phản ứng của Seoul sau khi không bắn hạ được chiếc phi cơ nào trong số 5 phi cơ không người lái của Bắc Hàn.
Ông Yoon nói trong một cuộc họp, “Vụ việc này cho thấy một sự thiếu sót lớn trong việc chuẩn bị và huấn luyện của quân đội chúng ta trong nhiều năm qua, đồng thời khẳng định rõ ràng sự cần thiết phải chuẩn bị tâm lý vững chắc và huấn luyện quân đội mạnh mẽ hơn.”
Anh Lorenz Duchamps là một cây viết tin tức cho NTD, hãng truyền thông cùng hệ thống với The Epoch Times, chủ yếu chuyên về tin tức giải trí, thế giới, và Hoa Kỳ.
Bản tin có sự đóng góp của The Associated Press
Hồng Ân biên dịch
Xem thêm:
Hàng trăm binh lính Nga thiệt mạng khi doanh trại của họ bị Himars của Ukraine tấn công
Võ Thái Hà tổng hợp
Phương Tây chấn động: Gián điệp Nga hoạt động ngay trong cơ quan tình báo Đức – 26/12/2022
Hình minh hoạ: Sputnik News
Chính phủ Đức luôn ca ngợi sự cảnh giác của các cơ quan tình báo và phản gián, trong khi phe đối lập thì lại nghi ngờ độ tin cậy của họ. Các chính trị gia, cùng với giới truyền thông, đang cảnh báo người Đức về cuộc chiến hỗn hợp của Putin.
“Nếu nghi ngờ được xác nhận, thì các hoạt động gián điệp của Nga đã bị giáng một đòn mạnh”. Đây là phản ứng của Bộ trưởng Tư pháp Đức Marco Buschmann về vụ bắt giữ một nhân viên của Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (Bundesnachrichtendienst, BND) vì nghi ngờ làm gián điệp cho Nga. Cụ thể, công dân Đức Carsten L., một nhân viên của BND, đã bị bắt tạm giam phục vụ điều tra trước khi xét xử.
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
Ông Blinken: Trung Quốc muốn đẩy nhanh mốc thời gian chiếm Đài Loan
Tác giả Tom Ozimek
Thứ tư, 19/10/2022
Ngoại trưởng Antony Blinken nói chuyện với các phóng viên tại Đại học Stanford ở Stanford, California, hôm 17/10/2022. (Ảnh: Josh Edelson/AFP/Getty Images)
(more…)Võ Thái Hà tổng hợp
Thủ tướng Anh Liz Truss công bố thành phần chính phủ mới
Thủ tướng Anh Liz Truss tổ chức cuộc họp nội các đầu tiên của mình tai phủ thủ tướng, số 10 Downing Street ở Luân Đôn (Anh) ngày 07/09/2022. AP – Frank Augstein
(more…)TQ nói Mỹ sẽ ‘chịu hậu quả’ nếu bà Nancy Pelosi thăm Đài Loan
Sam Cabral
Phóng viên BBC News tại Washington – 27/7/2022
Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chụp lại hình ảnh,
(more…)12/5/2022
(more…)