Chuyện Việt Nam Thứ Ba 27/06/2023: * Các “kỷ lục” của Việt Nam? *Hai cha con Phật giáo Hòa Hảo mãn án sáu năm tù *Hình ảnh 3 luật sư đến Mỹ là ‘cắt ghép’ (công an VN) *Người Nga điều hành đường dây cho vay nặng lời tại Việt Nam

Tuesday, June 27th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Nguyễn Ngọc Chu – Các “kỷ lục” này có giúp cho Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu ? 

Thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới, nhiều phát minh sáng chế nhất thế giới, nhiều giải Nobel nhất thế giới – là những cái nhất thế giới mà bất cứ quốc gia dân tộc nào cũng mong muốn.

Nhưng “bánh chưng lớn nhất thế giớ”, “bánh tét nặng nhất thế giới”, “tô phở bò ăn liền lớn nhất thế giới”, “ram cuốn dài nhất thế giới” – là những cái “nhất thế giới” không mang lại danh giá và lợi ích cho bất cứ quốc gia dân tộc nào. 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 26/06/2023

Monday, June 26th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính thăm Bắc Kinh giữa lúc hàng không mẫu hạm Mỹ đến Việt Nam

RFA –
26/6/2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Bắc Kinh giữa  lúc tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam

Ông Phạm Minh Chính bắt tay người đồng cấp Trung Quốc Lý Cườnng hôm 26/6/2023 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 23/06/2023: *CSVN từ chối các Báo cáo viên đb của LHQ *Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan thăm VN *VN, Hàn Quốc tăng cường hợp tác an ninh *

Friday, June 23rd, 2023

Quê Hương tổng hợp


Chính phủ CS Việt Nam từ chối hầu hết đề nghị viếng thăm của các Báo cáo viên đặc biệt của LHQ

RFA
23/6/2023

Chính phủ Việt Nam từ chối hầu hết đề nghị viếng thăm của các Báo cáo viên đặc biệt của LHQ

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng tiếp Ngài Heiner Bielefeldt – Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về Tự do Tôn giáo năm 2014 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBộ Tư pháp 

Chính phủ Việt Nam từ chối phần lớn các đề nghị viếng thăm đất nước của các Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc (LHQ), tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói Hà Nội không làm gương cho dù hiện đang làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền.

Theo thống kê của Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ, kể từ năm 2010 đến nay, có 24 lượt Báo cáo viên đặc biệt của LHQ đề nghị thăm Việt Nam nhưng chỉ mới có bảy trong số họ đến được đất nước độc đảng ở Đông Nam Á để tìm hiểu thực tế về lĩnh vực mình phụ trách.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn trong ngày 23/6:

Chính phủ Việt Nam có một hồ sơ tồi tệ về việc từ chối hoặc đơn giản là không đáp ứng các yêu cầu thăm viếng của các báo cáo viên đặc biệt.

Đây là một vấn đề hết sức nan giải, đặc biệt đối với một quốc gia như Việt Nam hiện đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Các quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nên làm gương đi đầu, nhưng rõ ràng là Việt Nam về cơ bản đã thất bại trong vấn đề này.”

Theo Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ, Hà Nội đã chấp nhận cho Báo cáo viên đặc biệt về Quyền phát triển được tiến hành chuyến viếng thăm Việt Nam. Ngày đề xuất cho chuyến thăm này là từ ngày 6/11 đến ngày 15/11/2023, tuy nhiên lịch trình này vẫn đang chờ Chính phủ Việt Nam xác nhận.

Trong khi đó, vào ngày 15/6, Báo cáo viên đặc biệt về Người bảo vệ nhân quyền nhắc lại yêu cầu về chuyến thăm Việt Nam và thời điểm đề xuất cho chuyến thăm là nửa cuối năm 2023. Cho đến nay, Hà Nội vẫn chưa chấp nhận yêu cầu.

Trong một số văn thư gần đây, Nhóm công tác về bắt giữ tùy tiện đã nhắc lại yêu cầu thăm Việt Nam nhưng nhà chức trách ở quốc gia này chưa phản hồi.

Kể từ năm 2020, nhiều Báo cáo viên đặc biệt, trong đó có Báo cáo viên đặc biệt về Người bản địa và Báo cáo viên đặc biệt về Buôn người đề nghị được viếng thăm nhưng Hà Nội chưa chấp nhận.

Trong số bảy báo cáo viên đặc biệt đã đến đất nước Đông Nam Á này trong hơn một thập niên qua, hầu hết là những người phụ trách những lĩnh vực ít nhạy cảm như vấn đề Nợ nước ngoài, nghèo đói cùng cực, văn hoá, lương thực,…

Riêng báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo đến thăm quốc gia độc đảng và có báo cáo trong hai năm 1998 và 2014.

Hà Nội thường im lặng trước các đề nghị viếng thăm của các báo cáo viên đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm hơn như tự do biểu đạt, chống tra tấn, tự do hội họp…

Trong vài năm gần đây, Nhóm công tác về bắt giữ tuỳ tiện gửi rất nhiều lần gửi thư cho Chính phủ Việt Nam chất vấn về các vụ bắt giữ người hoạt động mà cơ quan này cho là tuỳ tiện, và yêu cầu Hà Nội trả tự do cho họ. Chính phủ Việt Nam thường im lặng, hoặc bác bỏ cáo buộc, nói rằng những người đó bị bắt và kết án vì vi phạm luật pháp Việt Nam.

Báo cáo viên đặc biệt là cơ chế đặc biệt về nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Khi họ đến thăm một quốc gia, họ thu hút sự chú ý đến các vi phạm nhân quyền, các trường hợp cá nhân, các vấn đề về luật pháp và chính sách. Họ cũng đưa ra khuyến nghị về những gì chính phủ và các chủ thể khác có thể làm để cải thiện tình hình.

Một chuyến thăm của Báo cáo viên đặc biệt là cơ hội để LHQ đưa ra báo cáo về lĩnh vực họ phụ trách với các khuyến nghị cho chính phủ của quốc gia mà họ thăm viếng nếu đó là chuyến thăm chính thức, cho nạn nhân được lên tiếng và gặp trực tiếp với đại diện của LHQ, nâng cao nhận thức về vấn đề nhân quyền ở cấp độ quốc tế.

Tuy nhiên, việc gặp gỡ với Báo cáo viên đặc biệt có thể dẫn sự trả thù của nhà cầm quyền. Một báo cáo mạnh mẽ của Báo cáo viên đặc biệt có thể làm giảm cơ hội được trở lại thăm viếng trong tương lai.

 Việt Nam đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ khoá 2023-2025.

https://www.rfa.org/vietnamese


Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan thăm Việt Nam vào lúc Trung Quốc đẩy mạnh khiêu khích ở Biển Đông

Trọng Nghĩa /RFI

23/6/2023

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan sẽ ghé thăm Việt Nam – cụ thể là ghé cảng Đà Nẵng – từ ngày 25 đến ngày 30/06/2023. Thông tin này do chính bộ Ngoại Giao Việt Nam đưa ra vào hôm qua, 22/06. Theo giới quan sát, việc tàu sân bay Mỹ ghé cảng Việt Nam là một sự kiện hiếm hoi, và chuyến thăm lần này của chiếc Ronald Reagan diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có thêm nhiều hành động lấn lướt Việt Nam trên Biển Đông. 

Ảnh tư liệu : Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Ronald Reagan thăm cảng Manila, Philippines, ngày 14/10/2022. AP – Aaron Favila 

Theo báo chí Việt Nam, trong cuộc họp báo thường kỳ tại Hà Nội chiều hôm qua, bà Phạm Thu Hằng, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, đã xác nhận chuyến ghé cảng Đà Nẵng của tàu sân bay Mỹ, đồng thời giải thích thêm: “Vừa qua Việt Nam đã đón các chuyến thăm của tàu hải quân các nước, và dịp này là tàu USS Ronald Reagan. Đây là hoạt động giao lưu hữu nghị thông thường vì hòa bình ổn định, hợp tác, phát triển trên thế giới”.

Chiếc USS Ronald Reagan như vậy chỉ là tàu sân bay thứ ba của Mỹ ghé thăm Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Lần đầu tiên là chiếc USS Carl Vinson vào tháng 03/2018, kế đến là chiếc USS Theodore Roosevelt vào tháng 03/2020.

Theo chuyên san Nhật Bản The Diplomat, hàng không mẫu hạm Mỹ Ronald Reagan ghé thăm Việt Nam vào thời điểm căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, với việc Hà Nội gần đây đã lên tiếng phản đối một loạt hành vi của Bắc Kinh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

The Diplomat nhắc lại rằng kể từ tháng 5, một tàu khảo sát cùng với một số tàu Trung Quốc khác đã liên tiếp xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở khu vực gần Bãi Tư Chính, làm căng thẳng gia tăng. Bãi Tư Chính là nơi xảy ra một vụ xâm nhập tương tự của Trung Quốc vào năm 2019, dẫn đến cuộc đối đầu giữa các tàu cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy nhiên, The Diplomat cũng ghi nhận là chuyến thăm diễn ra vào một “thời điểm trì trệ tương đối trong quan hệ song phương Mỹ-Việt, với đà phát triển chậm lại trong những năm gần đây”. Tờ báo nêu bật ví dụ là trong năm qua, các quan chức Hoa Kỳ đã thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cấp mối quan hệ giữa hai quốc gia từ “quan hệ đối tác toàn diện” lên cấp “quan hệ đối tác chiến lược”. Thế nhưng, Hà Nội phản ứng khá thờ ơ, các quan chức Việt Nam tuyên bố rằng nội dung của quan hệ đối tác quan trọng hơn là cái tên mà hai bên đặt cho mối quan hệ đó.

https://www.rfi.fr/vi


Việt Nam, Hàn Quốc tăng cường hợp tác an ninh

Thanh Hà /RFI – 23/6/2023

Trước mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên, hôm nay, 23/06/2023 trong ngày thứ nhì chuyến công du Việt Nam, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng đã ký kết 17 thỏa thuận hợp tác, trong đó có thỏa thuận về tăng cường hợp tác an ninh. 

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng duyệt Đội danh dự trong lễ đón tiếp tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/06/2023. AFP – NHAC NGUYEN 

Theo hãng tin Yonhap, trong buổi làm việc với lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội, tổng thống Hàn Quốc tuyên bố « các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên là một mối đe dọa càng lúc càng trở nên cấp bách đối với khu vực ». Trong bối cảnh đó,« Hàn Quốc và Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ hơn trong khuôn khổ ASEAN cũng như ở cấp song phương » để vận động cộng đồng quốc tế thống nhất trong việc đối phó với mối hiểm họa này. Nguyên thủ quốc gia của Hàn Quốc cũng nhắc lại rằng ngoại trưởng hai nước có những cuộc họp thường niên và đây là cơ hội để đôi bên mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Vẫn hãng tin Yonhap cho biết tuần duyên Hàn Quốc và bộ Công An Việt Nam đã ký một thỏa thuận ghi nhớ về việc Seoul hỗ trợ Hà Nội tăng cường an ninh trên biển. 

Tuy nhiên, vế kinh tế chiếm vị trí rất lớn trong chuyến công du Việt Nam của tổng thống Yoon Suk Yeol. Seoul cam kết cấp 4 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam từ nay đến 2030 với lãi suất ưu đãi. Nhân chuyến công du này, lãnh đạo hai nước cũng đề ra mục tiêu nâng tổng trao đổi mậu dịch hai chiều lên tới 150 tỷ đô la. 

Các tập đoàn Samsung Electronic, LG… của Hàn Quốc là những công ty nước ngoài đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Chủ tịch Võ Văn Thưởng kêu gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực khí đốt và công nghệ bán dẫn.


Nhà đầu tư nước ngoài sẽ rời đi nếu Việt Nam không giải quyết được việc thiếu điện

23/6/2023 

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/06/2023-06-23_093451.jpg

Hình: Bài trên RFI 

Ngày 19/6, RFI Tiếng Việt có bài “Hạn hán, cắt điện gây tác hại cho nền kinh tế Việt Nam”.

Theo đó, tình trạng nắng nóng và hạn hán kéo dài từ nhiều tuần qua, nhất là ở miền Bắc Việt Nam, đang gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, trong nhiều lĩnh vực từ điện tử, xe hơi cho đến dệt may.

RFI cho biết, Việt Nam tiêu thụ điện ngày càng nhiều, nhưng các nguồn năng lượng ngày càng ít, nhất là vì để tuân thủ các cam kết về chống biến đổi khí hậu, Việt Nam buộc phải từ bỏ dần dần điện than. Riêng ở miền Bắc, phân nửa nhu cầu về điện được cung cấp từ các đập thủy điện. Nhưng hồ chứa của các đập thủy điện đang cạn dần do tình trạng hạn hán, nắng nóng, do những hiện tượng thời tiết cực đoan từ biến đổi khí hậu, khiến cho trở nên trầm trọng hơn.

RFI cho biết, hãng tin AFP dẫn lời ông Nguyễn Quốc Trung, Phó Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia cho biết, trong khi nguồn cung cấp điện bị suy giảm mạnh, thì mức tiêu thụ điện lại tăng thêm 20% do người dân sử dụng máy lạnh nhiều hơn trong cái nóng kỷ lục. Ông dự báo, tình trạng thiếu điện sẽ kéo dài đến tháng 7.

Theo hãng tin AFP, vào đầu tháng 6, tại nhiều vùng ở miền Bắc Việt Nam, nơi có nhiều nhà máy của các tập đoàn nước ngoài, nằm không xa thủ đô Hà Nội, chính quyền đã yêu cầu phải giảm phân nửa tiêu thụ năng lượng, do nguồn cung cấp bị thiếu hụt. Có những ngày, điện bị cắt nhiều giờ, đôi khi không có báo trước và cắt vào giờ chót.

RFI cho hay, những vụ cắt điện liên tục khiến các Phòng Thương mại Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu đã yêu cầu Chính phủ Hà Nội có biện pháp nhanh chóng để ngăn chận cuộc khủng hoảng đang gây thiệt hại hàng triệu đôla.

RFI dẫn lời chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết, “Đầu tư nước ngoài tuy vẫn vào Việt Nam, nhưng đã giảm sút”. 

“Các nhà đầu tư cho chưa quyết định rời khỏi Việt Nam, nhưng vì bị cắt điện, nên một số doanh nghiệp không thực hiện được đúng kỳ hạn trong hợp đồng, tức là không giao hàng được đúng kỳ hạn và đấy cũng là điều đáng tiếc. Thiếu điện thì người lao động cũng bị ảnh hưởng đến đời sống, bởi vì bây giờ là mùa hè đang rất nóng, thiếu điện thì giấc ngủ sẽ không được tốt. Không có điện thì doanh nghiệp không hoạt động được, thu nhập của người lao động cũng sẽ bị giảm sút”.

RFI dẫn lời ông Susumu Yoshida, Phòng Thương mại Nhật Bản, một lần cúp điện có thể gây thiệt hại đến hơn 190.000 đôla cho 5 xưởng sản xuất trong một khu công nghiệp. Ông cũng cho biết là không thể nào thẩm định được tổng thiệt hại của các khu công nghiệp miền Bắc Việt Nam.

Hãng tin AFP cho biết, ông Hong Sun, Chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc ở Việt Nam, cảnh báo: “Vấn đề cúp điện sẽ rất nghiêm trọng không chỉ đối với các công ty đã đặt cơ sở ở Việt Nam, mà còn đối với chúng tôi, hiện đang cố thu hút các nhà đầu tư đến đây”.

Cũng theo RFI, tại Hải Phòng, nhiều hiệp hội đại diện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực hậu cần và vận chuyển hàng hải đã đệ đơn kiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN. Lý do, cứ mỗi lần cắt điện hơn 6 tiếng đồng hồ, những doanh nghiệp này phải đền bù cho các tàu đang neo đậu chờ ở bến cảng. Những tàu này phải trả tiền neo đậu có thể lên tới 50.000, ngoài số tiền phạt khi giao hàng trễ.

RFI cũng cho biết, việc cắt điện cũng ảnh hưởng gián tiếp đến ngành du lịch, vì nó gây khó khăn cho các khách sạn và gây phiền hà cho du khách.

Thibaut Giroux, Chủ tịch của Stolz-Miras, một nhà thầu cho các công ty Nestlé, Unilever và Bayer, cho hãng tin AFP biết, chính quyền đã yêu cầu ông giảm 10% mức tiêu thụ điện từ nay đến năm 2025, cho dù nhà máy của công ty này đặt tại tỉnh Đồng Nai ở miền Nam, cách xa miền Bắc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng cắt điện. Để đáp ứng yêu cầu đó, Công ty của ông Giroux, hiện cũng là Chủ tịch Phòng Thương mại Pháp tại Việt Nam, phải giảm sản xuất vì chính các máy móc mới tiêu thụ nhiều điện. Nhưng ông than phiền: “Nếu làm như thế tôi sẽ chết dần chết mòn”.

RFI cho biết, Phòng Thương mại Nhật Bản cũng đã gửi cảnh báo: Nếu các biện pháp thích hợp không được triển khai, “một số công ty thành viên có thể xem xét chuyển một số cơ sở sản xuất” ra khỏi Việt Nam.

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/06/2023-06-23_093521.jpg

Hình: Thiếu điện gây thiệt hại cho nền kinh tế 

Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)

https://thoibao.de/blog/2023/06/23

Bộ Ngoại giao Mỹ lên án vụ bạo lực Đắk Lắk; VN nói ‘khủng bố’ ở Mỹ ‘chỉ đạo’ 

23/6/2023 – VOA Tiếng Việt 

Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa Bộ Công an Việt Nam phát biểu tại hội nghị do LHQ tổ chức, ngày 20/6 ở New York, Mỹ. Photo Bo Cong an.

Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa Bộ Công an Việt Nam phát biểu tại hội nghị do LHQ tổ chức, ngày 20/6 ở New York, Mỹ. Photo Bo Cong an. 

Bộ Công an Việt Nam vừa cáo buộc rằng một tổ chức khủng bố ở Mỹ đã cử người về Việt Nam “chỉ đạo” tấn công 2 trụ sở chính quyền xã ở tỉnh Đắk Lắk hôm 11/6, nhưng không nêu tên tổ chức nào. Bộ Ngoại giao Mỹ phản hồi với VOA rằng Việt Nam “là bạn hữu, là đối tác” của Hoa Kỳ, đồng thời lên án cuộc tấn công này.

Ngày 20/6, tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên Hợp Quốc tổ chức tại New York (Mỹ), Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an Việt Nam, phát biểu rằng hoạt động của nhóm đối tượng tấn công trụ sở chính quyền và người dân tại tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6 là “hoạt động khủng bố có tổ chức” khiến 9 người thiệt mạng.

“Chúng tôi đã bắt giữ 65 nghi phạm, trong đó có đối tượng là thành viên của một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập về Việt Nam và dàn dựng vụ tấn công”, Cổng thông tin Bộ Công an dẫn lời ông Việt cho biết hôm 22/6.

“Đây là hoạt động khủng bố có tổ chức, được trang bị các loại vũ khí; hành vi rất manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính”, Thiếu tướng Việt cho biết thêm. “Việt Nam mạnh mẽ lên án các cá nhân, tổ chức đã dung túng, hậu thuẫn, chỉ đạo cũng như số đối tượng đã trực tiếp gây ra vụ việc này; đồng thời, kêu gọi các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong điều tra vụ việc cũng như đấu tranh đối với các hoạt động tương tự”.

Trao đổi với VOA qua email hôm 22/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ cuộc tấn công này”.

“Hoa Kỳ là đối tác và bạn hữu của Việt Nam, và chúng tôi bày tỏ lời chia buồn chân thành nhất tới gia đình những người thiệt mạng trong vụ tấn công này”, Bộ Ngoại giao Mỹ nói.

Quan chức của Bộ Công an cho rằng “các tổ chức phản động lưu vong người Việt, các phần tử theo chủ nghĩa cực đoan lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo trú chân tại một số quốc gia thiết lập cơ sở, chân rết, tổ chức huấn luyện cho số đối tượng trong nước và cử người xâm nhập Việt Nam chỉ đạo thực hiện hành động khủng bố ở Việt Nam”.

Tính đến nay, Bộ Công an Việt Nam đã liệt ít nhất 3 tổ chức của người Việt ở nước ngoài, đa phần ở Mỹ, vào danh sách tổ chức khủng bố, bao gồm Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời và Triều đại Việt.

Trong khi đó Bộ Tài chính Mỹ không cho rằng các nhóm này là khủng bố và không đưa vào danh sách trừng phạt hay phong tỏa tài sản.

https://www.voatiengviet.com/a/bo-ngoai-giao-my-len-an-vu-bao-luc-dak-lak-vn-noi-khung-bo-o-my-chi-dao-/7149637.html


Báo chí Việt Nam: một thế kỷ đi tìm độc lập tự do

Trần Cảnh Chân/VNTB

VNTB – Báo chí Việt Nam: một thế kỷ đi tìm độc lập tự do

Nhìn lại bài báo và tình hình báo chí Việt Nam hôm nay, có thể thấy dù cho 101 năm đã trôi qua, mọi chuyện vẫn y như cũ.

Ngày báo chí Việt Nam chỉ cần đơn giản là ngày Báo chí Việt Nam, nếu còn gọi đó là ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam thì đó không phải là một nền báo chí tự do, mà là nền báo chí định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.

Tính đến ngày 30-11-2021, ở Việt Nam có 816 cơ quan báo chí in và điện tử, trong đó có 557 báo và tạp chí in; 29 báo và tạp chí điện tử; 114 báo và 116 tạp chí có cả hai loại hình (báo chí in và báo điện tử); 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình, trong đó có 2 Đài phát thanh, truyền hình quốc gia, 1 đài kỹ thuật số, 64 đài địa phương, 5 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng. Về đội ngũ những người làm báo, cả nước có khoảng 40.000 người hoạt động trong cơ quan báo chí, trong đó có 17.161 người được cấp Thẻ Nhà báo.

Cùng với hệ thống cơ quan báo chí phủ khắp các mặt trận, các điều luật về báo chí cũng cho thấy nhà nước cộng sản Việt Nam tỏ ra rất “rộng lượng” với “quyền lực thứ 4”. Cụ thể, tại điều 25 Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền tự do báo chí của công dân như sau: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

 Bên cạnh đó, Luật Báo chí 2016 cũng qui định rõ trách nhiệm của nhà nước, của cơ quan báo chí; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Theo đó, nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.

Tuy nhiên nhà nước độc tài cũng đưa ra nhiều điều luật để hạn chế các quyền đó. Điển hình là điều 331 trong bộ luật Hình sự hiện nay. Năm trước, RSF công bố báo cáo về “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2022”. Theo bảng xếp hạng này, tự do báo chí Việt Nam ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ đứng trên Trung Quốc (175) và ngay dưới Cu-ba (173). Như vậy, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có tình hình báo chí “rất tồi tệ”.

Cũng giống như quân đội, công an, một trong những điều đầu tiên mà người làm báo ở Việt Nam được dạy đó là phải tuyệt đối trung thành với đảng cộng sản. Sách Cơ Sở Lý Luận Báo Chí mà tất cả các sinh viên ngành báo đều phải học có ghi rõ về “tính đảng” của báo chí cách mạng Việt Nam. “Nhà báo phải trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam”. Buộc nhà báo phải trung thành với đảng mà không trung thành với sự thật thì đó chính là cầm tù tư tưởng của nhà báo. Cái tờ báo mà nhà báo đó phục vụ cũng không có độc lập, tự do.

Hơn 100 năm trước, 1922, Nguyễn Ái Quốc viết “Đây “công lý” của thực dân Pháp ở Đông Dương!”  trên tờ Người Cùng Khổ tại Pháp. Trong đó có đoạn: “Giữa thế kỷ XX này, ở một nước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo! Các bạn có thể tưởng tượng được như thế không? Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi…

Mãi đến bây giờ, chưa có người Việt Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở các nước Châu Âu hay Châu Á khác, chứ không phải là một tờ báo do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hóa và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy.”

Nhìn lại bài báo và tình hình báo chí Việt Nam hôm nay, có thể thấy dù cho 101 năm đã trôi qua, mọi chuyện vẫn y như cũ. Chỉ khác là 101 năm trước Việt Nam là thuộc địa của Pháp, còn hiện nay Việt Nam nằm trong tay đảng cộng sản. Dù bây giờ Việt Nam độc lập nhưng đảng cộng sản vẫn dùng mọi cách để khống chế báo chí nhằm giữ vững thế độc tôn của một nhà nước toàn trị. Cho dù Hồ Chí Minh có sống lại cũng không thể trả lại độc lập và tự do cho báo chí Việt Nam nếu nhà nước cộng sản mà ông ta sáng lập vẫn còn cai trị quốc gia với chính sách độc tài toàn trị.


Hơn 46,600 lao động Việt Nam bỏ trốn để được làm việc ở nước ngoài

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/duoc-mien-phi-ve-may-bay-cong-ty-xuat-khau-lao-dong-van-thu-tien-cua-nhieu-thuc-tap-sinh-700x480.jpg

Rất nhiều người lao động Việt Nam bỏ trốn tại các nước sở tại, số lượng nhiều nhất là ở Đài Loan. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn) 

Theo thống kê, Việt Nam có hơn 710.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tuy vậy, trong số này có hơn 46.600 người đã bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở các quốc gia đang làm việc, nhiều nhất tại Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có văn bản trả lời chất vấn của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình liên quan tới lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (lao động xuất khẩu), báo Tiền Phong đưa tin.

Cụ thể, Việt Nam có hơn 712.600 người lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, có hơn 46.600 người vi phạm hợp đồng (bỏ trốn) và cư trú bất hợp pháp tại các nước sở tại.

Đài Loan là quốc gia đứng đầu về số lao động Việt Nam bỏ trốn ở lại bất hợp pháp để làm việc, với 24.000 người (chiếm 9% trong tổng số hợp đồng lao động tại nước này).

Còn xét theo tỷ lệ lao động bỏ trốn, thị trường Hàn Quốc có tỷ lệ cao nhất, với hơn 12.200 người bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc “chui”, chiếm tới 26% tổng số lao động được đưa sang làm việc.

Tại Nhật Bản cũng có gần 4.700 người lao động bỏ trốn. Số lượng này tại các nước châu Âu gần 600 người.

Xét theo khu vực thì thị trường châu Á có số lao động vi phạm hợp đồng, cư trú bất hợp pháp cao nhất, với hơn 41.000 trong tổng số 697.700 người.

Đáng chú ý, trong số lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp và làm việc “chui” tại các nước, có nhiều lao động còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn như: trộm cắp, nấu rượu lậu, cờ bạc, đánh nhau…

Theo Bộ LĐ-TB&XH, mục đích của lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp là để ở lại nước ngoài làm việc lâu hơn, có thu nhập cao hơn khi làm theo hợp đồng.

Bên cạnh đó, giai đoạn từ năm 2020-2023, do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều lao động hết hạn hợp đồng không thể về nước, nên bỏ trốn tiếp tục ở lại làm việc, nhiều nhất tại Đài Loan, Nhật Bản.

Gần đây nhất, vào tháng 10/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có việc gần 100 người Việt bỏ trốn sau khi nhập cảnh với visa du lịch qua sân bay Yangyang của tỉnh Gangwon, Hàn Quốc.

Đức Minh

Rủi ro cao ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam

Thursday, June 22nd, 2023

Mặc dù đất đai và tự do tôn giáo vẫn là trung tâm của những bất bình của người Thượng nhưng cũng có những nguyên nhân khác.

Bình luận của Zachary Abuza
21/6/2023

* Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.

(more…)

Hành trình tìm tự do tại Việt Nam (Cuộc Di cư 1954)

Thursday, June 22nd, 2023

Tháng 5 năm 1955

Gertrude Samuels National Geographic

Nguồn: Gertrude Samuels, Passage to Freedom in Viet Nam, The National Geographic Magazine, June 1955, các trang 858-874.

Ngô Bắc dịch và giới thiệu

(more…)

Gia Định báo – 158 năm buồn vui, thăng trầm – Nguyễn Lê

Wednesday, June 21st, 2023

21/6/2023

Cuoi the ky 19,  to bao Viet ngu dau tien o Viet Nam ra doi anh 3
Một phần trang công báo Bulletin Officiel de la Cochinchine Française, số thứ tự 189 năm 1869, đăng Quyết định cử ông Trương Vĩnh Ký phụ trách ban biên tập Gia Định Báo. Ảnh: Phan Đăng Thanh. 
(more…)

Nguyên nhân (vụ Tây nguyên) của mọi nguyên nhân chính là sự bội ước của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Wednesday, June 21st, 2023

Hoàng Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

21/6/2023

(more…)

Tưởng niệm lần thứ 93 Ngày Tang Yên Báy tại vùng Hoa Thịnh Đốn

Tuesday, June 20th, 2023

By thoisu 02 , June 20, 2023 0 Comments

Đào Hiếu Thảo – Hình: Nhất Hùng

Lễ tưởng niệm năm thứ 93 Ngày Tang Yên Báy do Thành Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Vùng Hoa Thịnh Đốn  tổ chức trang trọng vào ngày thứ bảy 17 tháng 6 năm 2023 tại Phòng Đọc Sách Cô Giang, thành phố Falls Church, Virginia với sự hiên diện của các Đại Diện Cộng Đồng, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Hội Đoàn Quốc Gia, Cơ Quan Truyền Thông-Báo Chí và Gia Đình Việt Quốc.

Yên Báy 1.JPEG

Bàn thờ các Vị Tiên Liệt Việt Nam Quốc Dân Đảng

(more…)

Tôn giáo, sắc tộc, đất đai: nguồn cơn của bất ổn Tây Nguyên? – Ls. Lê Quốc Quân

Tuesday, June 20th, 2023

19/6/2023 

(Hình: Trích xuất từ VnExpress.net)

(Hình: Trích xuất từ VnExpress.net) 

Ai cũng biết những vấn đề tôn giáo, sắc tộc và đất đai là nguồn cơn của những bất ổn đối với Tây Nguyên. Vậy đây cũng là thời điểm để chính quyền nhìn lại và thực thi một số giải pháp quan trọng để đem lại thịnh vượng cho vùng Cao nguyên Trung phần và cho cả Việt Nam. 


Chiến tranh và bạo lực cách mạng 

(more…)

Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng về việc ba luật sư nhân quyền Việt Nam đến Mỹ 

Tuesday, June 20th, 2023

By thoisu 02 , June 20, 2023 – 20/6/2023 

VOA Tiếng Việt 

Luật sư Đào Kim Lân tại Mỹ. Ảnh do LS Đào Kim Lân cung cấp.
Luật sư Đào Kim Lân tại Mỹ. Ảnh do LS Đào Kim Lân cung cấp. 

Khi được hỏi về việc ba luật sư nhân quyền Việt Nam Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, và Đào Kim Lân đến Mỹ hôm 16/6 giữa lúc các ông đang bị công an truy tìm, Bộ Ngoại giao Mỹ nói với VOA rằng chính quyền Việt Nam chớ nên trả thù các luật sư.

(more…)

Việt Nam Bắt Giữ Hơn 50 Kẻ Tấn Công Tây Nguyên

Tuesday, June 20th, 2023

Động cơ của các cuộc tấn công phối hợp vào hai trụ sở xã ở tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa rõ ràng.

Sebastian Strangio

Sebastian StrangioNgày 19 tháng 6 năm 2023   – Diplomat

Việt Nam Bắt Hơn 50 Kẻ Tấn Công Tây Nguyên
Tín dụng: Depositphotos

Lực lượng an ninh Việt Nam đã bắt giữ hơn 50 người ở vùng Tây Nguyên, những người mà họ cho là có liên quan đến các vụ tấn công chết người vào hai trụ sở xã ở tỉnh Đắk Lắk vào tuần trước. Vụ tấn công xảy ra vào rạng sáng ngày 11/6 tại huyện Cư Kuin khiến 9 người thiệt mạng, trong đó có 4 công an, 2 cán bộ xã và 3 dân thường.

(more…)

Thành Nhân > Thành Công

Monday, June 19th, 2023

Thày giáo Vi Kha Hoàng

17/6/2023

“con-người” – Việt ngữ đã chỉ rõ trong chúng ta đều có hai phần: con (animal) và Người (human). Các bài học văn hóa, đạo đức từ thời thơ ấu luôn luôn đi cùng câu “học-hành để nên Người”. Tức là xuyên suốt cuộc sống, chúng ta cố gắng sống sao cho phần Người chiến thắng phần con; đó là chúng ta đã “nên Người” – “thành Người” – thành Nhân, và đó chính là ý nghĩa của câu nói để đời của anh hùng Nguyễn Thái Học: “không thành công cũng thành Nhân”

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ hai 19/06/2023: *Vinfast lỗ 599 triệu đô *Facebook: danh sách viên chức VN “bất khả xâm phạm” *Facebook giúp VN bóp nghẹt tự do ngôn luận *Việt Nam muốn mua hỏa tiễn BrahMos của Ấn Độ *Báo chí ‘định hướng’ phục vụ vụ tấn công 11-6 *

Monday, June 19th, 2023

Quê Hương tổng hợp

Vinfast lỗ 599 triệu đô la trước đợt niêm yết SPAC ở Mỹ 

VNTB – Vinfast lỗ 599 triệu đô la trước đợt niêm yết SPAC ở Mỹ 

 (Bloomberg) – Khoản lỗ ròng của VinFast đã tăng lên 14,1 nghìn tỷ đồng (599 triệu USD) trong quý đầu tiên trước nỗ lực niêm yết cổ phiếu tại Mỹ của hãng sản xuất xe điện Việt Nam trong năm nay.

(more…)

Võ Hồng Ly: 17/06/1930 – 17/06/2023

Saturday, June 17th, 2023

17/6/2023

(more…)

Hòa thượng Thích Không Tánh: Thủ đoạn của nhà cầm quyền Việt Nam đối với tôn giáo là: trấn, phân, cô, kéo

Saturday, June 17th, 2023

Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Hòa thượng Thích Không Tánh, Phó Viện Trưởng Hội Đồng Điều Hành của Tăng Đoàn Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam, Trụ Trì Chùa Liên Trì ở Quận 2 SàiGòn (ngày 8/9/2016 Chùa Liên Trì đã bị nhà nước cưỡng chế, san bằng, phá bỏ mà không bồi hoàn thỏa đáng. Bản thân Hòa thượng Thích Không Tánh từ năm 1977 đến nay đã bị nhà nước cộng sản giam cầm 3 lần, tổng cộng 15 năm tù) 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ sáu 16/06/2023: *Campuchia thắt chặt an ninh biên giới. *Thái Lan ngừng Nhiệt điện tại Việt Nam. *Cách chức giám đốc hệ thống điện quốc gia. *Viện kiểm sát, công an ‘không cùng phe’

Friday, June 16th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Campuchia thắt chặt an ninh biên giới sau vụ nổ súng ở Đăk Lăk

Ngọc Lan tổng hợp /VNTB

VNTB – Campuchia thắt chặt an ninh biên giới sau vụ nổ súng ở Đăk Lăk

Việt Nam điều xe tăng, máy bay trực thăng tới Tây Nguyên

Người Thượng Thiên chúa giáo ‘bị phong toả’ 

Căng thẳng gia tăng ở Tây Nguyên sau khi lực lượng an ninh được cho là đã triển khai xe tăng và máy bay trực thăng để trấn áp một cuộc nổi dậy và biểu tình của các nhóm dân tộc thiểu số.

Ít nhất chín người đã thiệt mạng và 39 người bị giam giữ do tình trạng bất ổn ở tỉnh Đắk Lắk. Truyền thông Việt Nam đưa tin khoảng 40 người mặc áo rằn ri đã tấn công hai đồn công an xã Ea Tiêu và Ea Ktur vào ngày 11/6.

Trong số những người thiệt mạng có 4 công an, 2 cán bộ xã và 3 người dân ngoài ra còn có hai công an khác bị thương nặng. Cơ quan chức năng đang tiếp tục truy tìm thêm những người nghi có liên quan.

“Các hoạt động quân sự lớn hiện đang diễn ra ở Tây Nguyên khi xe tăng và máy bay trực thăng được điều đến để đàn áp,” một nguồn tin chính thức cho biết.

“Tôi đã được báo cáo về các vụ nổ súng cũng như các vụ tấn công đồn công an và quân đội báo cáo cho tôi và toàn bộ Tây Nguyên đang bị phong tỏa,” ông nói thêm.

Tây Nguyên chủ yếu là nơi sinh sống của người Thượng,  với  hàng chục nhóm bản địa phần lớn theo đạo Thiên chúa, nhiều người trong số họ là người Công giáo từng chiến đấu bên cạnh người Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.

Trong nhiều năm, người Thượng đã tố cáo những chính sách đàn áp của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính quyền đã hạn chế quyền tự do tôn giáo và tịch thu đất đai của họ.

Lực lượng an ninh “đã bắt giữ, đánh đập, tra tấn chúng tôi. Họ đã phá hủy nhà cửa của chúng tôi. Họ đã phá hủy các nhà thờ của chúng tôi,” người Thượng trong nước cho biết trong một tuyên bố vào Chủ nhật.

Không ủng hộ bạo lực 

“Những nỗ lực có chủ ý của Việt Nam nhằm cô lập và tách biệt những vùng cao nguyên này và người dân của họ khỏi mọi liên hệ với cộng đồng quốc tế là một phần nguyên nhân dẫn đến những vụ việc như thế này,” Phil Robertson, phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Châu Á, phát biểu hôm thứ Hai.

Ông giải thích: “Đằng sau bức màn bí mật của Việt Nam đối với vùng cao nguyên, chính quyền vi phạm nghiêm trọng các quyền, phủ nhận quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, chiếm đoạt đất đai của người dân bản địa và cố gắng cưỡng bức đồng hóa họ vào nền văn hóa, ngôn ngữ và xã hội Kinh đang áp đảo.

“Mặc dù Tổ chức Theo dõi Nhân quyền không bao giờ ủng hộ bạo lực, nhưng cũng dễ hiểu tại sao người dân địa phương tức giận với chính phủ Việt Nam và các chính sách đàn áp của họ,” Robertson nói thêm.

Ngay từ đầu, các tổ chức tôn giáo và dân sự đại diện cho các dân tộc thiểu số trong khu vực đã phản ứng với vụ việc và tuyên bố rằng họ không tham gia vào các cuộc tấn công vũ trang.

Nhóm Người Thượng Vì Công Lý, với những người sáng lập là những người tị nạn chính trị ở Thái Lan và Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng họ không liên quan đến bạo lực và bày tỏ lo ngại về cuộc bạo loạn có vũ trang, có nguy cơ làm thất bại những nỗ lực ủng hộ tự do tôn giáo cho đến nay ở Việt Nam.

Theo một số người, những người tham gia tấn công thuộc nhóm lính đánh thuê.

Nhiều người Thượng Degar lẫn lộn về các sự kiện gần đây, theo Linh mục Nguyễn Công Chính, người đồng sáng lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ có trụ sở tại Hoa Kỳ. Nói với Đài Á Châu Tự Do, ông Chính  không tin việc người dân địa phương có thể thành lập một nhóm vũ trang gồm 30-40 người.

Truyền hình nhà nước Việt Nam đã phát sóng một cuộc phỏng vấn với một chiến binh bị cáo buộc tham gia, người này nói rằng anh ta được lệnh “thấy ai thì bắn đó” và được hứa hẹn là sẽ ” giàu lên”.

Trong một tuyên bố, các cơ quan chính phủ kêu gọi mọi người “không đăng hoặc chia sẻ thông tin liên quan chưa được xác minh”. Trên thực tế, năm người đã bị phạt vì phát tán “thông tin sai lệch” trên mạng xã hội.

Campuchia tăng cường an ninh biên giới sau các cuộc tấn công vào đồn công an ở  Việt Nam

Trong khi đó, chính quyền Campuchia đã cho tăng thêm cảnh sát ở biên giới.

Thủ tướng Hun Sen cảnh báo rằng không được lơ là an ninh quốc gia, điều một phó tổng Cảnh sát Quốc gia đã đến thăm vùng đông bắc Campuchia để theo dõi tình hình biên giới Campuchia-Việt Nam.

Ông Hun Sen đã đưa ra lời nhắc nhở đặc biệt là sau các vụ tấn công gây chết người gần đây trong cuộc họp ngày 13 tháng 6 với gần 20.000 công nhân từ 11 nhà máy ở quận Por Sen Chey của thủ đô Phnom Penh.

Việt Nam đang có vấn đề an ninh, và chúng ta phải cẩn thận để nó không lan sang nước mình. Chúng ta không thể lơ là an ninh quốc gia.” 

Chúng ta cần giữ liên lạc với phía Việt Nam để bảo vệ an ninh và phải làm mọi cách để không gây xung đột với Việt Nam.

Ông cho biết thêm, Phó Tổng Cảnh sát Quốc gia Chhay Sinarith đã được cử đến tỉnh Mondulkiri để xử lý tình hình và tổ chức hợp tác an ninh biên giới Campuchia-Việt Nam.

Tổng thư ký Học viện Hoàng gia Campuchia Yang Peou nói rằng việc duy trì an ninh và trật tự công cộng là rất quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, vì trật tự công cộng suy giảm có thể dẫn đến bất ổn xã hội.

Hợp tác an ninh với các nước láng giềng là cần thiết, bởi vì là láng giềng, chúng ta không thể tránh né nhau. Tất cả các vấn đề nên được giải quyết cùng nhau, trên tinh thần hữu nghị,” ông nói.

Ông Peou nói thêm rằng không thể dung thứ tình trạng mất an ninh dọc biên giới, vì nó có thể đe dọa sự ổn định xã hội và sự hài hòa của người dân cả hai quốc gia.


Nhà đầu tư Thái Lan chính thức ngừng triển khai dự án Nhiệt điện 2,3 tỷ USD tại Việt Nam

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/06/nha-may-nhiet-dien-cang-vung-ang.jpg

Một nhà máy nhiệt điện tại Khu kinh tế Vũng Áng. (Ảnh: vietnamfinance.vn) 

Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATi) đã có văn bản gửi Bộ Công thương Việt Nam về việc ngừng tiếp tục triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện trị giá 2,3 tỷ USD (theo hình thức BOT) ở tỉnh Quảng Trị.

Thông tin từ Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Trị, Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATi) đã có văn bản gửi Bộ Công thương Việt Nam, cho biết EGATi chính thức rút khỏi dự án và không tiếp tục đầu tư triển khai Nhà máy Nhiệt điện có công suất 1.200 MW ở tỉnh Quảng Trị.

Theo thiết kế, nhà máy gồm 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy 660 MW với tổng vốn đầu tư hơn 55.090 tỷ đồng, tương đương khoảng 2,3 tỷ USD.

Được biết, dự án trên có công suất 1.200 MW (công suất thô 1.320MW), được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Công ty điện lực quốc tế Thái Lan làm chủ đầu tư, và triển khai theo hình thức BOT vào năm 2013.

Sau khi dự án được phê duyệt, địa phương đã thỏa thuận hướng tuyến, Tổng Công ty điện lực hoàn thành lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường dây điện 500kv phục vụ cho nhà máy nhiệt điện.

Từ năm 2013 đến nay, khoảng 400 hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu trong vùng dự án chờ đợi được đền bù để vào khu tái định cư. Khi nghe thông tin dự án ngừng triển khai, người dân có phần thất vọng và hoang mang vì ở lại không được, đi cũng không xong, theo báo Lao Động.

Quảng Trị đã thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành dự án Khu tái định cư Hải Khê và đường vào khu tái định cư (giai đoạn 1) cho khoảng 500 hộ dân, với kinh phí đã thực hiện gần 250 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.

Tuấn Minh

EVN ‘thí xe cứu tướng’


EVN cách chức giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia

Lê Thiệt /SGN

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/01-cach-chuc-2.jpeg

Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia trực thuộc EVN – Ảnh: EVN 

Trước phản ứng “giận dữ” của dư luận và ý kiến của nhiều đại biểu quốc hội về trách nhiệm của EVN về nhiều vấn đề, ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ, đã chỉ đạo Bộ Công thương thành lập đoàn thanh tra những khuất tất tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Dư luận có vẻ không đồng tình với quyết định này. Họ cho rằng để Bộ Công thương thanh tra EVN chẳng khác gì để “thằng cha” xem “thằng con” có làm gì sai không, rồi báo lại với “thằng ông nội”.

Cuối cùng cả gia đình “đóng cửa dạy nhau”.

Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương, trong vai “thằng cha” một mặt nói sẽ “thanh tra quyết liệt ‘thằng con’ EVN”, một mặt nói đoàn thanh tra phải làm “theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền” khiến dư luận nghi ngờ về tính minh bạch của cuộc thanh tra này.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/01-cach-chuc-1.jpg

Ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, vừa bị cách chức – Ảnh: Dân Trí 

Do không tin về tình minh bạch của cuộc thanh tra, nên với quyết định của ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN, về việc “tạm đình chỉ chức vụ” ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, được dư luận đánh giá là “thí xe cứu tướng”.

“Tạm đình chỉ chức vụ” dùng ở đây không hẳn là tạm thời, mà chỉ là cách dùng từ cho nhẹ đi thay vì chính thức “cách chức”.

Dư luận đặt câu hỏi, “ông Ninh đã làm gì sai mà bị cách chức? Đáng lý người bị cách chức là ông Nhân mới đúng”.

Ông Ninh được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia từ ngày 24 Tháng Hai 2020, ông Ninh có 23 năm công tác tại trung tâm này. Với kinh nghiệm làm việc như thế, ông Ninh không thể không biết quyết định cắt điện đột ngột trên diện rộng là “vi phạm an ninh quốc gia”. Do đó, điều này còn nhiều điều bí ẩn bên trong, nên việc ông Ninh bất ngờ bị cách chức làm dấy lên nhiều đồn đoán.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/01-cach-chuc-3.jpg

Biếm họa: DAD 

Trên mạng xã hội, tài khoản Vũ Đức Cảnh viết: “Phải đình chỉ Tổng Giám đốc Tập đoàn. Chứ giám đốc trung tâm điều độ thì ích gì. Không có đủ điện thì trung tâm điều độ họ vẽ ra thêm điện để điều độ cho đủ được sao?”

Tài khoản Dao Dang cũng viết: “Thật là trò hề! Không có đủ nguồn điện thì làm sao có để phân phối? Lỗi thiếu điện phải là lỗi ít nhất là từ EVN và bộ Công thương”.

Chuyện có thực sự thiếu điện hay không là điều cần phải điều tra, bởi không ai tin lời giải thích của lãnh đạo EVN nữa. Trước khi cúp điện bừa bãi tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành, lãnh đạo EVN giải tích vòng vo nào là quá tải do người dân sử dụng nhiều quá, thủy điện cạn nước, hư máy biến áp, v.v… Thế nhưng, đến khi có tin bị thanh tra, họ trở mặt nói rằng không lo thiếu điện vì điện sẽ được bổ sung từ nhiệt điện Nghi Sơn và Thái Bình, dù trước đó họ nói điều này là không thể vì hai nơi này hiện đang được sửa chữa do hư hỏng. Nhờ thanh tra nên “đùng một cái” hai nhà máy phát điện này được chữa xong ngay!

Việc giải thích theo kiểu “lươn lẹo” của EVN khiến nhiều người nghĩ EVN đang sử dụng người dân như một thứ “con tin” để “làm giá với chính phủ”, thậm chí có người còn nói đến kịch bản, EVN và “nhóm lợi ích” của họ còn muốn thay cả ông Chính để đưa người của họ vào thế chỗ. Nhân vật được mạng xã hội nhắc đến là ông Trần Hồng Hà, hiện là Phó thủ tướng (?!)

Cuối cùng, chuyện thanh tra EVN cũng chỉ là một vở hài kịch dở hơi, và “nhạt như nước ốc”. Chẳng ai cười được, mà chỉ muốn… khóc!


Hoàng Linh – Chiếc hộp Pandora 

Thủ tướng đã đúng khi chọn thanh tra trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia.

Ngay trong những ngày đầu tiên tiến hành thanh tra, giám đốc trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia đã bị tạm đình chỉ công tác.

Nhiều anh chị nói vui rằng đây là động tác xoa dịu dư luận kiểu « Tào Tháo mượn đầu Vương Hậu » hay « Nhưng không chết chàng trai bán phở, Mà chết người gái nhỏ bưng tô ».

Tuy nhiên…

Đây sẽ là chiếc hộp Pandora mở ra toàn bộ vấn đề lợi ích nhóm, tạo nên cuộc chiến vương quyền không chỉ trong điện lực, nếu mở ra sẽ kinh khủng còn hơn Việt Á và chuyến bay giải cứu.

Về mặt chính trị, vấn đề sẽ được mềm hóa để dư luận ít quan tâm.

Theo đó việc tạm đình chỉ giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia không phải vì bị kỷ luật, mà để phục vụ công tác thanh tra cung ứng điện.

Trung tâm « ông nội » này của ngành điện quyết định việc lên lưới hay không của điện gió, điện mặt trời và nhiều vấn đề trị giá ngàn tỉ khác.

Trong diễn biến rất liên quan, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng phương án chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) về Bộ Công Thương, có nghĩa là tách khỏi EVN.

HOÀNG LINH 15.06.2023 (Tựa bài do Thụy My đặt)


Khi Viện kiểm sát và công an ‘không cùng phe’ – Lê Thiệt /SGN

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/02-Ca-Mau-1.jpg

Viện KSND 2 cấp của tỉnh Cà Mau phát hiện nhiều sai phạm của cơ quan điều tra – Ảnh: Thanh Niên 

Ngày 15 Tháng Sáu, theo nguồn tin riêng của báo Thanh Niên, trong 6 tháng đầu năm 2023, Viện KSND 2 cấp của tỉnh Cà Mau có nhiều kháng nghị, kiến nghị gửi đến Cơ quan CSĐT, nhà tạm giữ và trại giam… vì phát hiện những vi phạm ở các đơn vị này.

Đây là lần đầu tiên, người ta được biết Viện kiểm sát lại đi “tố” công an, cơ quan trực tiếp điều tra vụ án trước khi chuyển qua Viện kiểm sát để khởi tố.

Từ trước đến nay, hai cơ quan này “hợp đồng tác chiến” rất chặt chẽ. Vụ án nào bên công an đưa qua, cả hai đều bàn bạc kỹ lưỡng để cùng với thẩm phán “thống nhất bản án” trước khi xét xử.

Theo kiến nghị của Viện kiểm sát Cà Mau, cơ quan cảnh sát Điều tra (CSĐT), nhà tạm giữ, và trại giam do tỉnh quản lý đã có rất nhiều vi phạm. Cụ thể, điều tra viên hỏi cung hai bị can trùng thời gian, chứng tỏ có ít nhất một cuộc hỏi cung không được thực hiện nhưng được làm biên bản giả. Thậm chí cũng có thể không có cuộc hỏi cung nào được thực hiện cả.

Ngoài ra, còn nhiều vi phạm quan trọng khác, làm sai lệnh kết quả điều tra như biên bản khám nghiệm hiện trường, ghi lời khai bị tẩy xoá, sửa chữa nhiều chỗ…

Trong những đợt kiểm tra nhà tạm giữ, và trại tạm giam, Viện kiểm sát Cà Mau cũng phát hiện cán bộ ở những nơi này “buông lỏng quản lý khi để người bị tạm giam bỏ trốn, để phạm nhân đem điện thoại di động vào buồng giam sử dụng nhiều lần, chứng tỏ đã nhận “đút lót” của phạm nhân để làm ngơ.

Ngành kiểm sát Cà Mau cũng có 10 kiến nghị, 31 bản kết luận, khiến cho dư luận phẫn nộ trước sự lộng quyền của công an tại các nhà tạm giữ và trại tạm giam. Ở đó, những phạm nhân có tiền sẽ được “ưu ái” trong sinh hoạt như nhận quà thoải mái, được đem vật cấm vào buồng giam để sử dụng, v.v…

Từ kiến nghị của Viện kiểm sát Cà Mau, người ta có thể hình dung mỗi nhà tạm giữ, mỗi trại giam ở 63 tỉnh thành đều là những nơi “bất khả xâm phạm”, nơi công an có toàn quyền sinh sát như “thượng đế”. Ở những nơi này, nếu có nhiều tiền, phạm nhân có thể biến buồng giam trở thành nơi “hưởng lạc”, và cán bộ trại giam cũng trở thành “kẻ sai vặt” cho họ mà thôi.


Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Mâu thuẫn âm ỉ từ lâu, khó có thể là sự bộc phát!

Wednesday, June 14th, 2023

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London
14/6/2023

Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Mâu thuẫn âm ỉ từ lâu, khó có thể là sự bột phát!

Ảnh minh họa: Hai cảnh sát cơ động tuần tra ở Bình Dương giữa các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tháng 5/2014 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Ý kiến từ giới quan sát thời sự Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do rằng sự kiện ở Đắk Lắk hôm chủ nhật 11/6/2023 là ‘hết sức bất ngờ’ và có thể là ‘một biến cố lớn nhất’ thuộc loại này từ ít nhất ‘một chục năm trở lại đây’.

Cũng có gợi ý từ ý kiến trong giới quan sát vào dịp này cho rằng chính quyền Việt Nam có thể nên xem lại một số chính sách của họ đối với Đắk Lắk nói riêng và với nhiều nơi khác có các cư dân bản địa đang sinh sống như tại Tây Nguyên nói chung.

“Sự kiện này hết sức bất ngờ, tôi cảm thấy bất ngờ cho không chỉ công chúng mà cả chính quyền, không chỉ ở vùng Tây Nguyên mà còn trong cả nước, cảm nhận ban đầu là như vậy, còn diễn biến sự việc hết sức phức tạp và kiểu như vậy chưa từng có ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Điều đó đặt ra rất nhiều sự lo lắng, băn khoăn, cũng như những đồn đoán xung quanh sự kiện này,” nhà nghiên cứu và phân tích chính sách công của Việt Nam, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, thuộc Học viện Chính sách & Phát triển ở Hà Nội nói với RFA Tiếng Việt hôm 13/06/2023.

“Về mức độ nghiêm trọng, có lẽ sự kiện này chỉ xảy ra sau vụ Đồng Tâm như chúng ta biết, nhưng số lượng cán bộ công an, cũng như cán bộ xã và thường dân chết ở sự kiện đó, cho thấy hết sức nghiêm trọng và sơ bộ bước đầu theo thông cáo của cơ quan công an, hàng chục nghi phạm đã bị bắt, và tôi nghĩ rằng với mức độ như thế, với số lượng người (tham gia) như thế thì khó có thể nói rằng đó là sự ‘bột phát’ như kiểu tức giận của một cá nhân, hay của một nhóm người. 

Về số lượng người bị bắt tôi nghĩ có thể còn tăng lên, tuy nhiên với tin tức mà chưa được kiểm chứng, báo chí nên có sự xác minh lại để làm cho tình hình trở nên phần nào đó minh bạch hơn… Như một người quan sát, tôi thấy rằng các sự kiện có lẽ cần phải chờ một thời gian nhất định thì chúng ta mới kiểm chứng được các sự kiện, cũng như nguyên nhân, mục đích, hậu quả để lại v.v…”

Đâu là những nhân tố đáng quan tâm?

Là người từng tham gia trực tiếp một số nghiên cứu, khảo sát kinh tế, xã hội và dân số học tại Đắk Lắk và một số nơi khác tại Tây Nguyên, ông Phạm Quý Thọ đưa ra nhận xét với RFA về một số nét đặc thù có thể đáng quan tâm liên quan địa phương và khu vực này:

“Tôi có một số lần khảo sát tại Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk, Kon Tum, rồi Gia Lai, thậm chí đi công tác ở đó một số đợt nữa, tôi thấy có một số đặc thù phát triển, nhưng trong một chuyến khảo sát về di dân, chúng tôi thấy nổi bật lên vấn đề di dân tự do mà đã để lại một số vấn đề khá nghiêm trọng, đặc biệt với đất đai, rừng, cũng như đất trồng trọt và đất ở. 

Thứ hai, Tây Nguyên có một số vấn đề phức tạp về tôn giáo, chẳng hạn tôi cũng đã vào một số cơ sở tôn giáo, trong đó có Nhà thờ gỗ của Kon Tum, và hiểu rằng về tôn giáo ở đó, chính quyền kiểm soát rất chặt chẽ, bởi vì ở Tây Nguyên, sau các sự kiện thời kỳ ‘sau giải phóng’, cũng như một số sự kiện sau này như chúng ta biết, người ta kiểm soát rất chặt chẽ. 

Gần đây có một số sự kiện tôn giáo khác như là các phân nhánh của Công Giáo…, cho thấy rằng sự phát triển tự phát là rất nhiều, rồi về mặt tự do tôn giáo, một số người tham gia nhưng không được chính quyền địa phương cho phép v.v… đó cũng là một sự phức tạp thứ hai.

Như thế là sau di dân, rồi sau vấn đề tôn giáo, thì đến vấn đề thứ ba là phát triển kinh tế. Chúng ta biết rằng ở Tây Nguyên thay đổi rất nhiều khi người ta phát triển kinh tế ở đây thành những cơ sở trồng trọt lớn, các trang trại, hay những mặt hàng xuất khẩu như cà-phê, hồ tiêu, gỗ v.v… Chúng ta thấy rằng điều này cũng làm thay đổi bộ mặt, nhưng đồng thời sự chênh lệch giàu nghèo cũng khá nghiêm trọng và sự thay đổi ở những vùng khó khăn không phải là một sớm một chiều có được, nhưng chênh lệch giàu nghèo này cũng tác động lên đời sống xã hội nói chung. 

Ba yếu tố trên có liên quan người dân bản địa và người bản địa luôn có những suy nghĩ khác đối với di dân ở nơi khác đến, tức là với những người không phải bản địa. Như chúng ta biết không chỉ tại Tây Nguyên, mà nhiều vùng khác, đặc biệt ở những nơi và những nước chưa phát triển, vấn đề càng trở nên trầm trọng, và trong tình huống nhất định, có thể làm bùng lên những sự kiện, nhưng tôi nghĩ sự kiện vừa rồi lớn hơn sự bột phát và với mấy chục trường hợp bị bắt thì khá là nhiều…

Vụ Đồng Tâm do tranh chấp đất đai rất rõ và nó kéo trong một thời gian rất dài, rồi đã có những va chạm với chính quyền địa phương ở cấp huyện, rồi cấp thành phố, thậm chí đã có những thủ lĩnh như là cụ Lê Đình Kình, và có những cách mà người ta đã phản kháng để bảo vệ đất đai một cách tự phát, mặc dù ở một thôn, hay một xã nào đó mà thôi. 

Còn ở vụ việc tại Đắk Lắk, chưa thể nói được một điều gì cả, mấy chục người bị bắt đó không thể so sánh là nhiều hay ít đối với một sự kiện như thế này được, mà người ta phải xem xét xem tính chất nghiêm trọng của vụ việc thể hiện như thế nào, chẳng hạn có tổ chức hay không, mục đích là gì, hay sau sự kiện này còn có gì không. 

Có nghĩa là ở Đồng Tâm, theo ý tôi muốn nói, là do tranh chấp đất đai lâu ngày mà không được giải quyết thỏa đáng, còn ở vụ Đắk Lắk chưa biết rõ đó là gì và sự kiện xảy ra hết sức đột ngột và bất ngờ cho những người bình thường và những người quan sát các sự kiện như chúng tôi.”

2011-08-27T120000Z_987033299_GM1E78R1JKP01_RTRMADP_3_VIETNAM.JPG

Người đồng bào Giẻ Triêng ở Kon Tum chơi nhạc cụ dân tộc để mừng nhà Rông mới ngày 27/8/2011. Ảnh: REUTERS/Kham 

Có gì đáng lưu ý từ khía cạnh chính sách công?

Cho đến nay, người ta vẫn chưa nhìn thấy sự liên hệ trực tiếp giữa vụ bạo lực hôm 11/6 và bối cảnh, điều kiện kinh tế – xã hội ở Đắk Lắk và Tây Nguyên, vẫn theo ông Phạm Quý Thọ, người từng làm việc nhiều năm tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trước đó ở Đại học Kinh tế Quốc dân tại Hà Nội, về phương diện chính sách công đối với Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, có một số khía cạnh có thể cần được lưu tâm, ông nói:

“Vùng Tây Nguyên luôn được đặt trong những vấn đề của chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung, cũng như về mặt chính sách công nói chung, và tôi có thể nói rằng đây là một địa bàn khá trọng yếu, không những chỉ về kinh tế mà còn về vấn đề an ninh, trật tự v.v… 

Tất nhiên khi phát triển kinh tế, và với những yếu tố có thể âm ỉ lâu ngày, thí dụ như bất bình đẳng giàu nghèo, rồi nếu không nghiên cứu thỏa đáng những nhu cầu để trung hòa các mâu thuẫn giữa người bản địa và người ở nơi khác đến, trong đó như đã nói có chênh lệch giàu nghèo, rồi sự quan tâm của chính quyền địa phương, chẳng hạn như ở cấp xã, có thể đó là những điều gây áp lực cho những người dân bản địa, nhưng tôi cũng chưa biết rõ trong mấy chục người bị bắt này cho đến nay, thì có bao nhiêu người bản địa, hiện nay danh tính của họ chưa được công bố (hết), nên chúng ta còn phải chờ một thời gian.

Song tôi nghĩ rằng về khía cạnh chính sách công, như chúng tôi đã từng nghiên cứu ở đó, tất nhiên di dân tự do đã kiểm soát được do kinh tế đã tăng lên, đời sống cũng tăng lên, rồi chênh lệch vùng miền như di dân từ những vùng núi phía Bắc vào trong đó (Tây Nguyên) không còn nhiều nữa, tuy nhiên nạn phá rừng vẫn còn là vấn đề rất lớn, có những vụ phá rừng mà tôi cho là hết sức nghiêm trọng mà báo chí cũng đưa tin nhiều, đặc biệt khi Chính phủ đã có chỉ thị đóng cửa rừng, nhưng nạn phá rừng vẫn diễn ra và vẫn có tính chất rất nghiêm trọng, kể cả trong những rừng đặc dụng, thì đó cũng là những yếu tố.

Thứ ba nữa là lâu nay người ta cũng ít đề cập những chuyên đề sâu, thí dụ chuyên đề về bất bình đẳng giữa người bản địa và những người ở nơi khác đến. Lẽ ra tôi nghĩ những việc này nên được chú ý, và chính sách công nên chú ý hơn bởi vì những vụ việc như thế không chỉ âm ỉ, mà bùng phát bất cứ lúc nào, mà đó không chỉ là bối cảnh của một vùng hay một đất nước trong một khoảng thời gian nào, mà tôi nghĩ nó có thể kéo dài hàng trăm năm, thí dụ như ở Canada hay ở Mỹ v.v… 

Cho nên tôi nghĩ, cần phải có những việc quan tâm thỏa đáng hơn, thí dụ như lồng ghép với các chương trình xóa đói giảm nghèo, phúc lợi, trợ cấp, rồi những chương trình khác, thậm chí có những chính sách ưu tiên về đất ở, cơ sở hạ tầng đối với người bản địa. 

Tôi nghĩ cần có những chính sách như vậy, thậm chí ở đây theo quan điểm cá nhân của tôi, cuộc sống tinh thần của họ (cư dân sắc tộc), trong đó có tôn giáo, cũng phải có những chính sách nhất định đối với người bản địa, mà khác đối với những người Kinh, hoặc là những người dân tộc từ các địa phương khác đến Tây Nguyên,” PGS. TS. Phạm Quý Thọ nói trên quan điểm riêng.

‘Một trong những vụ lớn nhất hơn 10 năm trở lại’

Cũng trong dịp này, một nhà nghiên cứu là người bản địa có nhiều năm nghiên cứu văn hóa của các cộng đồng cư dân bản địa liên quan ở Tây nguyên và duyên hải nam Trung Bộ Việt Nam không muốn nêu tên, chia sẻ góc nhìn từ quan điểm cá nhân về sự kiện ở Đắk Lắk hôm 11/6:

“Tôi nghĩ rằng tới nay đây là vụ việc lớn nhất của năm 2023 và cũng có thể là lớn nhất hơn 10 năm trở lại đây, nếu nhìn vào số lượng cán bộ công an, cán bộ dân sự và người khác thiệt mạng… Tôi cho rằng nguyên nhân chính của vụ việc này bắt nguồn từ mâu thuẫn sắc tộc, mâu thuẫn với và trong cách quản lý nhà nước mà cao trào nhất là mâu thuẫn trong vấn đề thu hồi đất đai của đồng bào Thượng ở đó, khiến vụ việc lên cao như thế. 

Không có đồng bào nào ở đó không biết rằng đất của họ đang làm trên đó, mà người ta vào, rồi trả giá rẻ như vậy để thu hồi, mà có thể chấp nhận được cả. Từ một người dân bình thường, không nói gì tới đồng bào ở đó, đa số họ cũng đã không chấp nhận, huống chi là đồng bào ở bản địa, và tôi nghĩ cao trào vấn đề nằm ở đó và tôi bảo lưu quan điểm này.”

Vẫn theo nhà nghiên cứu độc lập về văn hóa tộc người bản địa này, từ khía cạnh khác biệt văn hóa cho tới mô hình quản trị do nhà nước áp dụng ở Tây Nguyên lâu nay đã có một số vấn đề:

“Tôi thấy rằng nhà nước Việt Nam không cho tự trị, với những đồng bào đã sống trên đất đai của ông bà của họ từ lâu, nhà nước không bao giờ gọi họ là dân tộc ‘bản địa’ cả, mà chỉ gọi họ là ‘dân tộc thiểu số’ mà thôi. Ngoài ra, về văn hóa, văn hóa giữa những người thuộc dân tộc đa số và những người thuộc ‘dân tộc thiểu số’ dĩ nhiên là khác nhau và rõ ràng đó là một vấn đề. Tức là sự khác biệt này có từ tôn giáo cho đến tính chất bản địa của từng dân tộc.

Dân tộc Tây Nguyên cũng là một bộ phận không thể tách rời của các sắc tộc trên lãnh thổ của một số vương quốc cổ xưa, như Vương quốc Chăm-pa cổ chẳng hạn, từ sau 30/4/1975, chính quyền ở Việt Nam dùng những danh xưng nhỏ để phân nhỏ các nhóm cư dân, sắc tộc ra, để những người dân bản địa này không còn quan tâm nguồn gốc xa xưa của họ nữa, tạo cho họ cảm giác họ ‘rất nhỏ bé’, nên ‘không làm chuyện gì được’. Đó theo tôi là một thủ thuật của quản trị nhà nước. 

Còn về tính tự trị, ngày xưa đồng bào bản địa tự trị với nhau được, nhưng bây giờ tôi nghĩ, nếu ‘đòi tính tự trị’ đó, có thể xảy ra vấn đề đổ máu rất nhiều, và tôi nghĩ còn lâu Việt Nam mới công nhận chuyện đó. Từ khi mà nói theo cách nói của chính quyền là ‘giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước’, mô hình quản lý nhà nước đối với đồng bào ‘thiểu số’ nói chung và đồng bào Thượng ở Tây Nguyên nói riêng, có vẻ không phù hợp với tính cách, văn hóa, tôn giáo và suy nghĩ của người dân bản địa, người Thượng ở Tây Nguyên. 

Cách quản lý của nhà nước gây ra sự khó chịu, gây bức xúc nhiều cho đồng bào mà ngay nhiều nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, như nhà văn Nguyên Ngọc, hay nhiều nhà văn khác ở Việt Nam, cũng nói rằng: ‘Từ khi mấy ông ở ngoài miền Bắc vào, các ông phá nát hết Tây Nguyên!”

Thực vậy, ngay cả những cánh rừng của Tây Nguyên cũng bị phá nát hết, và không ai có thể tưởng tượng rằng sau mấy chục năm chính quyền đến quản lý, Tây Nguyên mỗi mùa mưa về lại bị lụt. Đó là một chuyện chưa bao giờ người dân ở đó trước đây có thể nghĩ là sẽ xảy ra đối với Tây Nguyên, đơn cử Đà Lạt mùa mưa về cũng bị lụt và chỗ nọ chỗ kia ở Tây Nguyên cũng bị lụt hết, đó là điều mà chúng ta thấy có gì đó bất hợp lý.”

Tuy nhiên, vẫn theo quan điểm riêng của nhà nghiên cứu độc lập này, còn một khía cạnh khác được cho là khá nghiêm trọng, liên quan mô hình quản trị mà chính quyền Việt Nam từ sau 30/4/1975 đã áp dụng cho Tây Nguyên:

“Tôi nghĩ có vấn đề người ở đâu tới quản lý bà con cư dân bản địa, việc sử dụng người thân, đồng tộc với bà con để quản lý chính bà con, rồi những người đồng tộc ấy ở những địa phương mà chính quyền đã xé lẻ ra để quản lý như buôn nọ, buôn kia, để rồi những người thân, đồng tộc ấy báo cáo mọi sự việc lên cán bộ cấp trên, thì nó bộc lộ một vấn đề quá máy móc và quá gắt gao; ngoài ra qua một số khảo sát của tôi qua các gặp gỡ với bà con ở Tây Nguyên, họ nói với tôi rằng những người ở những nơi khác tới ‘xem thường họ’ rất nhiều, tức là họ thiếu được tôn trọng. 

Còn về giáo dục, ngay lương giáo viên ở những trường học mà nhà nước mở ở Tây Nguyên, có người dạy trên mười năm, tới hai mươi năm, mà lương giáo viên không đủ sống, không đủ nuôi gia đình, thì chỉ riêng việc đó liệu đã ảnh hưởng ra sao đến chất lượng giáo dục ở Tây Nguyên, thử hỏi tại sao chất lượng giáo dục ở Tây Nguyên so với cả nước lại chẳng không đâu vào đâu cả. 

Còn trở lại với vụ việc ngày 11/6 vừa rồi, cá nhân tôi nghĩ rằng không riêng gì với bà con trong cả nước, hay đồng bào Thượng tại Đắk Lắk, Tây Nguyên, hoặc đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, hay các đồng bào ở những nơi khác, mà trên toàn quốc, vấn đề đất đai là vấn đề bức xúc lớn nhất bây giờ, nhất là ở cách thức thu hồi, lấy đất của bà con, của đồng bào. Và chuyện bức xúc ấy, nếu không giải quyết cho êm đẹp, thì sẽ không bao giờ quản lý được tư tưởng, cảm xúc của người ta đâu và sẽ tiếp tục xảy ra những sự việc như thế,” nhà nghiên cứu không muốn tiết lộ danh tính vì lý do an toàn này nói với RFA trên quan điểm cá nhân.

Thấy gì từ kinh nghiệm từ thời Việt Nam Cộng Hòa?

Cũng trong dịp này, hôm 13/6, từ Lognes, Cộng hòa Pháp, nhà dân tộc học, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, chia sẻ với RFA Tiếng Việt góc nhìn, cũng từ quan điểm riêng của ông, một số kinh nghiệm và đặc trưng lịch sử ở Cao nguyên Trung phần, tức Tây Nguyên, nơi có các sắc dân là đồng bào bản địa đã sinh sống từ lâu đời, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa cho tới gần đây, ông nói:

“Dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), đã có một số biến động, trong đó có phong trào BAJARAKA (chữ viết tắt tên bốn sắc tộc lớn trên Tây Nguyên: BAhnar, dJArai, RhAdé và KAho) từ năm 1956 -1958 và sau đó là phong trào FULRO (Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức) từ năm 1960-1968 (1), chính quyền VNCH đã nhìn vấn đề và thực sự lúc đó cũng phải nói có sự cố vấn của người Mỹ rằng chúng ta (VNCH) phải tôn trọng quyền của những người bản địa để cho họ có quyền sinh sống. 

Từ đó đã có một số luật dành cho người Thượng ở Tây Nguyên một số quyền lợi: về chính trị, họ có quyền có người đại diện tập thể của họ trong Quốc hội Việt Nam và trong Thượng Nghị viện, và những người lãnh đạo địa phương như là Quận trưởng, Tỉnh trưởng, Thị xã trưởng hay là Xã trưởng đều là người Thượng. Từ đó diễn ra một sự yên bình và trong phong trào FULRO, một số trong họ đã trở về lại và hòa nhập vào đời sống của người Việt Nam, trừ một thiểu số lúc đó đang bị một phe cực đoan ở Campuchia ‘kích thích’, ‘xúi giục’ là người Thượng phải đòi tự trị, độc lập, chứ không ‘sống chung’ với người Việt Nam như vậy, thành ra gây ra sự xáo trộn… 

Nhưng trên nguyên tắc chung, người Thượng lúc đó đã chấp nhận hoàn toàn chính sách của VNCH, tức là họ sẵn sàng hội nhập vào cộng đồng người Việt Nam và họ có những quyền lợi; tức là lúc đó VNCH đang áp dụng chính sách ‘tản quyền’, và người Thượng có đầy đủ tất cả các quyền, và họ có cơ sở ở trong Sài Gòn và họ tranh đấu rất rõ ràng cho quyền lợi của họ, nhưng cũng phải nói là sau đó có một số người lợi dụng chức vụ của họ để có ‘lợi lộc riêng’.

Song nhìn chung, người Thượng đã tìm được sự sống chung với cộng đồng người Việt Nam, cộng đồng người Kinh và người Việt Nam lúc đó cũng chấp nhận một cách thoải mái yêu cầu của người Thượng và người Thượng cũng chấp nhận người Việt Nam, và lúc đó chúng ta (VNCH) cũng đã có một sự phân biệt là những vùng nào của người Thượng thì người Kinh không được vào và người Thượng tự do sống trong đó.  Nhưng thứ nhất vấn đề quan trọng của người Thượng là họ không đòi gì hết, mà họ chỉ đòi được quyền sinh sống trên đất đai của Tổ tiên của họ và đòi có quyền thực hành tự do tôn giáo, tín ngưỡng của họ. Mà tín ngưỡng của họ là gì? Đó là có thể một số theo tôn giáo của người phương Tây, tức là đạo Công Giáo, hoặc Đạo Tin Lành, và một số khác sống theo chế độ thần linh. Và chúng ta thấy rằng đó là một phong tục, tập quán mà chúng ta phải bảo vệ và tôn vinh, đó là một gia sản, một di sản văn hóa của chúng ta.

Nhưng ngày nay, chúng ta (chính quyền) muốn áp đặt một cái chung tức là mọi người phải đi theo ĐCSVN, mà đảng cộng sản không phải là một tôn giáo gì hết mà bắt người ta theo chủ trương của mình, tôi nghĩ cái đó hơi khiên cưỡng và chính vì vậy nó sinh ra, ngoài vấn đề đất đai ra, còn vấn đề tín ngưỡng của người Thượng, người ‘thiểu số’.”

Bình luận thêm về vụ việc ở Đắk Lắk hôm 11/6, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, nhà dân tộc học từng làm việc tại một Khoa Đông Nam Á học thuộc một Đại học tại Paris, Pháp, nói thêm với Đài Á Châu Tự Do cùng hôm 13/6:

“Vấn đề phải nhìn một cách rõ ràng. Thí dụ người Kinh đứng lên phản đối chính quyền, chúng ta (chính quyền) nói đó là bạo động như là về đất đai trong vụ Đoàn Văn Vươn, hoặc một số vụ ở miền Bắc Việt Nam khi chính quyền đến cưỡng chế lấy đất đai như vụ Đồng Tâm, người ta nói đó là do cưỡng ép, áp đặt (mà phản kháng), chứ không phải là vì người thiểu số muốn phản loạn, lật đổ chính quyền. Nhưng vì đây là người Thượng, thành ra họ (chính quyền) cứ áp đặt đây là phong trào FULRO, phong trào Đề-Ga (Nhà nước Tin Lành Đề-Ga), gắn cho họ những cái nhãn mà họ không có, tức là những người muốn đòi tự trị.

Vụ này là phản ứng tự nhiên của con người, khi mất hết tất cả, họ sẵn sàng chết, chứ khi chỉ còn có đất đai sinh sống mà bị ‘cướp đoạt’, hoặc bị ‘cưỡng chế’, thì còn lý tưởng gì để sống, nên họ phải liều mình, trong tay họ có gì, có súng, có dao, có mác thì họ sẵn sàng, như người Việt mình cũng thường làm với chính quyền cộng sản. Nhưng vì đây là người Thượng, nên chúng ta (chính quyền) cứ dán cho họ những cái nhãn như là ‘phản động’, ‘Đề-Ga’, ‘lật đổ chính quyền’, ‘đòi tự trị’, tôi thấy cái này là một cách áp đặt của một chế độ độc tài. Thành ra tôi nghĩ cái này phải nhìn lại.

Còn vấn đề rút ra kinh nghiệm cho tương lai, tôi thấy đây là vấn đề mà chính quyền Việt Nam phải có sự hợp tác của những cộng đồng xã hội dân sự khác, bởi vì ngày nay chính quyền Việt Nam cũng lập ra những ủy ban như Ủy ban Dân tộc, nhưng những ủy ban này và những người Thượng lãnh đạo ở địa phương là những người cộng sản và họ chỉ theo những chủ trương của ĐCSVN và họ làm trái với những điều mà tổ tiên của họ đã làm, thành ra tôi nghĩ rằng những người đại diện của ĐCSVN hiện nay ở trên Tây Nguyên mà là người gốc ‘thiểu số’ đó không đại diện cho chính sách, quyền lợi của họ (đồng bào bản địa), mà họ đại diện cho quyền lợi của đảng Cộng sản, chứ không cho quyền lợi của người địa phương. Tôi nghĩ vấn đề này chúng ta phải đặt lại, tại vì người Thượng chiếm chưa tới 1% dân số, mà chúng ta cứ áp đặt chính sách của đa số lên họ. Ngày nay họ là người ‘thiểu số’, còn trong tương lai họ trở thành những người ‘di cư’ trên đất của họ, thì tôi thấy điều này là quá đáng và chúng ta phải có một cái nhìn sáng suốt hơn về cộng đồng sắc tộc trên đất nước Việt Nam.”

Trên đây là quan điểm riêng của một số nhà nghiên cứu, quan sát từ Việt Nam và hải ngoại xung quanh sự kiện nghiêm trọng ở Tây Nguyên, còn hôm thứ tư, 14/6/2023, cập nhật tin tức hậu các vụ nổ súng ở huyện Cư Kuin, trên địa bàn Đắk Lắk, báo Công An Nhân Dân online của Việt Nam cho hay an ninh, trật tự tỉnh ở này ‘đã trở lại bình thường’, và có thêm ‘một đối tượng tự thú’:

“Theo báo cáo của Công an Đắk Lắk, tình hình ANTT tại toàn tỉnh Đắk Lắk đã trở lại trạng thái bình thường, các sinh hoạt xã hội thường lệ không có gì thay đổi. Nhịp sống thường ngày trở lại không khí như những ngày trước 11/6. Trong đêm 13/6 đã có một đối tượng tham gia vụ gây mất ANTT ra tự thú. Như vậy, đến nay đã có 3 đối tượng tham gia vụ việc ra tự thú để được hưởng khoan hồng.

Tính đến 8h30 sáng 14/6, lực lượng chức năng đã bắt giữ tổng cộng 46 đối tượng gây mất ANTT tại trụ sở UBND hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur. Công an tỉnh Đắk Lắk tiếp tục kêu gọi những người “lầm đường – lạc lối” ra tự thú để được hưởng khoan hồng. Trước đó… sáng sớm 11/6, tại địa bàn huyện Cư Kuin đã xảy ra vụ việc một nhóm đối tượng dùng súng tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, làm 9 người chết và 2 người bị thương. Sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Đắk Lắk, các đơn vị nghiệp vụ triển khai vây bắt nhóm đối tượng nêu trên, giải cứu một số người dân bị bắt làm con tin,” vẫn theo tờ báo của ngành Công an Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 14 Tháng 6 năm 2023

Wednesday, June 14th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Sau khi ‘quyết liệt giành lại vỉa hè cho dân’, chính quyền đem… cho thuê

Lê Thiệt /SGN

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/03-via-he-1.jpg

Một quán nhậu trên đường Hoàng Sa, quận 1, chiếm hết vỉa hè để sắp xếp bàn ghế cho khách, Tháng Hai năm 2023 – Ảnh: Gia Minh/VNExpress 

(more…)

Người Thượng Vì Công Lý: Thông cáo không liên quan đến sự kiện bạo lực ở Tây Nguyên

Monday, June 12th, 2023

Lời tòa soạn – Gần đây đã xảy ra bạo lực giết chết công an CSVN ở Tây Nguyên, Việt Nam khiến cho dư luận xôn xao.

Chúng tôi nhận được thông cáo báo chí dưới đây của tổ chức Người Thượng Vì Công Lý để xác minh họ không có liên quan gì đến những hành động bạo lực nói trên.

Xin đăng lại để rộng đường dư luận.

(more…)

Những biệt phủ, biệt thự của tư bản đỏ – Đỗ Duy Ngọc 

Sunday, June 11th, 2023
(more…)

Phạm Lưu Vũ – Chuyện một người tử tù 

Sunday, June 11th, 2023

11/6/2023

pham luu vu
Chân dung nhà văn Phạm Lưu Vũ

Quản giáo tên Điều người to béo ục ịch, trên cổ có ngấn thịt xệ ngay dưới cằm như người quấn một chiếc khăn quàng có hoa lốm đốm, lúc nào cũng phập phồng. Hôm làm thủ tục nhận bàn giao một tử tù, thấy người này gầy gò, đầu nhẵn thín không một cọng tóc, biết lai lịch đây là một nhà sư, Quản Điều nghĩ bụng mình sẽ phải kiêm nghề thợ cạo đây. Đưa người tử tù vào phòng biệt giam, trước khi rời khỏi phòng, Quản Điều cất giọng ồ ồ, làm rung cả khối thịt:

– Ông có quyền yêu cầu được cạo tóc hàng ngày. Đích thân tôi sẽ làm việc ấy.

Không ngờ người tử tù giọng hiền từ trả lời:

(more…)

Tin nóng Việt Nam: Bạo động đánh giết công an đồn trú ở Tây Nguyên

Sunday, June 11th, 2023
  • Tin nóng: Người dân Tây nguyên đã nổi dậy!
  • Đắk Lắk: Bắt giữ 6 người liên quan đến vụ xả súng vào hai trụ sở công an xã
  • Đắk Lắk: Báo nhà nước xóa bài “xả súng ở hai trụ sở công an xã khiến 6 cán bộ tử vong”
  • Hai đồn công an xã ở Dak Lak bị tấn công, nhiều người thiệt mạng

Tin tổng hợp
11/6/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/Screenshot-2023-06-11-112232-copya.jpg

Tin loan đi trong sáng ngày 11 Tháng Sáu ở Việt Nam, cho biết hai trụ sở công an ở Tây Nguyên bị một lực lượng trang  bị súng và rựa, xông vào tấn công lúc 1 giờ sáng, nhiều công an viên bị bắn chết ngay tại chỗ.

(more…)

Đại án AIC: “Chủ mưu” chịu khung hình phạt tối đa và khía cạnh đạo đức

Saturday, June 10th, 2023

Bài bình luận của ông Phạm Quý Thọ- PGS,TS nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam
RFA – 09/6/2023

Đại án AIC: "Chủ mưu" chịu khung hình phạt tối đa và khía cạnh đạo đức

Cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) Nguyễn Thị Thanh Nhàn. 

Cổng thông tin điện tử Bắc Giang 

Xét xử vụ án là sự trừng phạt các đối tượng có tội vi phạm pháp luật của chế độ nhằm răn đe họ, nhưng trong vụ AIC (Công ty CP Tiến bộ Quốc tế), là đại án thuộc diện Trung ương quản lý bởi tính chất nghiêm trọng, bị cáo Cựu chủ tịch công ty, bị coi là “chủ mưu”, hiện vẫn đang bỏ trốn, và bị tuyên án tù nặng nề… Tuy nhiên, hơn cả một vụ án hình sự vụ AIC còn phản ánh khía cạnh đạo đức liên quan đến chuyển đổi thị trường và, sự thay đổi các chuẩn mực trong quá trình này bộc lộ những bất cập của thể chế hiện hành.

(more…)

HRW giục EU gây áp lực để Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền 

Friday, June 9th, 2023

VOA Tiếng Việt 

08/6/2023

Quốc kỳ Việt Nam và EU.

Quốc kỳ Việt Nam và EU. 

Hôm 8/6, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hối thúc Liên minh Châu Âu (EU) cần vận dụng cuộc đối thoại song phương ngày 9/6 để tạo áp lực buộc chính quyền Việt Nam “chấm dứt các vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống”.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của HRW, cho biết trong một thông báo gửi đến VOA qua email: “Việc Hà Nội bất chấp nhân quyền cho thấy rằng EU cần cân nhắc các hành động mạnh tay hơn là chỉ đưa ra các tuyên bố rồi mong chờ điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra”.

(more…)

Giáo dục miền Nam Việt Nam 1954-1975 trên con đường xây dựng và phát triển

Saturday, June 3rd, 2023

Trần Văn Chánh


    I. MẤYLỜI NÓI ĐẦU

     Tài liệu về nền giáo dụcmiền Nam hiện nay đã trở nên ngày càng khó kiếm,thậm chí, hầu như không thể kiếmđược bao nhiêu trong những thư viện lớntrên toàn quốc. Hơn nữa, nói về nền giáo dụccủa một chế độ chính trị đã cáo chungđúng 40 năm, mà ngày nay không còn mấy người làmchứng, thì làm thế nào đảm bảo tính trungthực để tin được hoàn toàn cũng khôngphải chuyện dễ. Vì vậy, ở bài này cũngnhư ở bài tiếp sau về “Chương trình và sáchgiáo khoa” của cùng tác giả, chúng tôi xin lựa chọn phương pháp thểhiện nội dung các bài viết bằng cách chủyếu trích dẫn trực tiếp ý kiến củamột số nhà hoạt động giáo dục tiêubiểu thời trước, coi họ như ngườichứng cho từng vấn đề liên quan, nhưngđược bố cục/ hệ thống lại chodễ theo dõi, thay vì diễn dịch/ tổng hợplại từ những ý kiến đó của họ.Thỉnh thoảng chúng tôi có cho xen vào một số ítỏi lời đánh giá, bình luận theo sự nhậnthức của riêng mình, mà chúng tôi nghĩ là cầnthiết để dẫn dắt câu chuyện. Chúng tôitự nghĩ cách làm như vậy tuy không đượccông phu cho lắm nhưng vừa đảm bảo tính kháchquan, vừa duy trì được nguồn tài liệu “gốc”để tiện việc tham khảo, khi ai cần vẫncó thể trích dẫn lại được, vì các nguồntài liệu loại này đã ngày càng trở nên quý hiếm vàkhó tìm.

(more…)

Chương trình giáo dục và sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa

Saturday, June 3rd, 2023

Trần Văn Chánh

http://www.namkyluctinh.org/PICTURE/BaiViet/TranVanChanh-GiaoDucVNCH10.jpg
Sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa


MỞ ĐẦU

Đối tượng củabài viết này là chương trình và sách giáo khoa miền Nam1954-1975, tuy nhiên nếu không nhắc sơ lại thờikỳ quá độ trong đó nền giáo dục ViệtNam chuyển từ cựu học sang tân học, chúng tasẽ khó theo dõi để nhận ra một cách rõ ràngnhững sự thay đổi cùng tên gọi các cấp,lớp, ban học, cũng như nội dung cụ thểcủa các chương trình học mới sau này. 

(more…)

Việt Nam: Đại uý công an hiếp dâm 3 bé gái ngay trụ sở công an xã

Friday, June 2nd, 2023

Hội An 31/05/2023 968 lượt xem

Ảnh minh họa.

Nguyễn Duy Linh (37 tuổi, cựu đại uý) đã nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm, dâm đãng với 3 bé gái dưới 16 tuổi tại ngay trụ sở công an xã. Có lần Linh hiếp dâm, dâm ô hai cháu gái cùng lúc; dùng điện thoại quay video.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 02/06/2023: *Viettel ở Mỹ và buôn bán vũ khí quốc tế. * Việt Nam nói ‘theo dõi sát’ Tàu TQ *CS Việt Nam bế tắc, bất lực. *Chuyện cái áo ngũ thân! *Lao động cưỡng bức VN ở Phillippines. *Vụ tránh thuế gỗ dán Việt Nam

Friday, June 2nd, 2023

Quê Hương tổng hợp


Chi nhánh Viettel tại Mỹ liên quan đến các vi phạm về buôn bán vũ khí quốc tế

01/6/2023

Một cửa hàng có logo của Viettel ở Hà Nội (minh hoạ) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 


(more…)

Vương Trùng Dương – Những Ca Khúc Tiêu Biểu Vinh Danh Người Lính VNCH

Wednesday, May 31st, 2023

Little Saigon, Memorial Day, 2023

31/5/2023

Trong hai thập niên (1954-1975) về lãnh vực âm nhạc ở miền Nam Việt Nam rất nhiều ca khúc ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng và sự ngưỡng mộ, biết ơn người lính VNCH. 

(more…)

Chuyện Việt Nam ngày Thứ Sáu 26/05/2023

Friday, May 26th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Mạc Văn Trang – Mẹ của Trần Bang

26/5/2023

Mẹ của Trần Bang. Ảnh: NS Kim Chi chụp năm 2021 

Hôm qua vợ chồng tôi gặp cô Biết, em gái Trần Bang, hỏi thăm tình hình . Cô cho biết, sau hôm ra tòa, gia đình vẫn chưa được thăm gặp Trần Bang, không biết sức khỏe anh thế nào; luật sư có gặp anh để xem kháng án ra sao…

– Bà thế nào, nhìn thấy con trai bị còng tay, bị xét xử, rồi bị kết án 8 năm tù, bà có bị sốc không? Nay sức khoẻ bà thế nào? – Tôi hỏi.

Cô Biết bảo, họ nói xử công khai, nhưng người nhà cũng không ai được vào. Phải đấu tranh mãi, rằng bà mẹ 92 tuổi, phải được vào để thấy con trai, có thể đây là lần cuối bà được nhìn mặt con. Hai đứa em xốc nách bà ào vào thế là em vào được. Bà bình tĩnh lắm, không bị sốc mà còn thấy có vẻ an tâm.

(more…)