Author Archive


Cảm Tạ Miền Nam (thơ Phan Huy, một nhà thơ miền Bắc)

Saturday, April 29th, 2023

CẢM TẠ MIỀN NAM VIỆT NAM

Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc đã viết môt bài thơ có tựa đề là
“Cảm Tạ Miền Nam” rất cảm động.


“Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói

Với Miền Nam, miền đất mới thân quen

Một lời cảm ơn tha thiết chân tình

Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.”

“Tôi đã vào một xứ sở thần tiên

Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền

Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.

Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục

Mở mắt to nhìn nửa nước anh em

Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền

Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.

Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động

Đất nước con người dân chủ tự do

Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô

Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”

“Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt

Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng “kính yêu”

Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều

Con người nói năng như là chim vẹt.

Mở miệng ra là: “Nhờ ơn bác đảng

Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh

Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin

Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản.

Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng

Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu

Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu

Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.”

“Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối

Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh

Biết được nhân quyền, tự do dân chủ

Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.

Cảm tạ Miền Nam khai đường chỉ lối

Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng

Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên

Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc.

Cảm tạ Miền nam mở lòng khai sáng

Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu

Mà trước đây tôi có biết gì đâu

Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ

Cảm tạ Miền Nam đã một thời làm chiến sĩ

Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng

Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ

Dù không thành công cũng đã thành danh.”


Và sở dĩ ông đã xung phong đi cứu Miền Nam ruột thịt là vì ông tin vào lời
tuyên truyền của bác Hồ và đảng Cộng Sản:


“Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền bách hại

Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn

Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn

Đang rên siết kêu than cần giải phóng.”
“Chẳng quên mang theo ký gạo để dành

Biếu người bà con trong nầy túng thiếu”

Song khi vào tới miền Nam, ông nhận ra rằng, đời sống của ngươi miền Nam
hoàn toàn khác hẳn so với lời tuyên truyền láo khoét của bác và đảng:

“Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng

Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin

Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình

Trước thành phố tự do và nhân bản.”


Khi đến và đứng trước nhà người bà con, ông Phan Huy mới nhận ra rằng, mớ
gạo mà ông nâng niu mang từ miền Bắc thiên đường cộng sản, với hảo ý để biếu
người bà con miền Nam bị Mỹ Ngụy kìm kẹp đói khó là một điều “lăng mạ” người bà
con này:


“Tôi tìm đến người bà con trong xóm

Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi

Kí gạo đem theo nay đã mốc xì

Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.

Anh bà con tôi- một ngươi công chức

Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui

Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ

Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.

Rồi anh nói: “Ngày mai đi cải tạo

Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi

Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về

Một chút tình người bà con Nam bộ.”


Sau khi đã nhận ra đời sống thật sự của nhân dân miền Nam và sự gian trá,
phỉnh gạt của bác Hồ và đảng Cộng, ông Huy cảm thấyhổ thẹn với lương tâm nên đã
than khóc:


“Trên đường về, đất trời như sụp đổ

Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam

Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm

Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.”


Xem thơ của Phan Huy

https://fdfvn.wordpress.com

Bốn Tám Năm Quốc Hận – Bốn Tám Năm Sau (Thơ Phan Huy)

Saturday, April 29th, 2023

Bốn Tám Năm Quốc Hận✓

Phan Huy Uncategorized  Tháng Tư 9, 2023 

lần thứ bốn tám

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 28/4/2023: *Mỹ cấm VN nhập nguyên liệu từ Tân Cương. *Biến cố tuyến cáp quang biển Liên Á. *Việt Nam cấm mặc giống quân phục VNCH? *RSF yêu cầu tiết lộ blogger bị bắt cóc ở Thái Lan. *592 kg ma túy bị thu giữ tại Nội Bài trong 3 tháng đầu 2023. *VN trấn áp mạnh loạn showbiz

Friday, April 28th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Ngành may mặc Việt Nam chật vật khi Mỹ cấm nhập nguyên liệu từ Tân Cương – BBC News

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Các quy định ngày càng chặt chẽ của Mỹ trong việc cấm nhập khẩu hàng hoá từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc đang gây áp lực nặng nề lên các nhà sản xuất hàng may mặc và giày dép của Việt Nam, theo Reuters.

(more…)

Di sản Việt Nam Cộng Hòa: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Friday, April 28th, 2023

Mạnh Kim/SGN
26/4/2023

Chế độ công an trị được áp đặt tại miền Nam ngay từ sau 1975 (ảnh: Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images) 

Những ai sống ở miền Nam giai đoạn sau 30 Tháng Tư 1975 không thể nào quên những gì từng trải qua. Đó là những chuỗi ngày không chỉ khốn khổ về vật chất. Biết bao người không thể cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh hàng đống sách vở và băng đĩa nhạc bị đốt. Một cuộc thảm sát văn hóa đã xảy ra.

Không chỉ sản phẩm văn hóa, con người của văn hóa cũng bị tận diệt. Nhà văn bị bỏ tù. Nhà báo bị “học tập cải tạo”. Nhà thơ đi đạp xích lô… Bất luận bị “tra tấn” và “truy diệt” tàn bạo như vậy, văn hóa VNCH vẫn không chết!

(more…)

KIẾN-NGHỊ CỦA HỘI-ĐỒNG LIÊN-TÔN VIỆT-NAM

Friday, April 28th, 2023

Kính gởi:

Ngài Bộ-trưởng Bộ Ngoại-giao Hoa-kỳ,

Ngài Tổng Lãnh sự và Đại-sứ Hoa-kỳ tại Việt-Nam

Chúng tôi là Đồng Chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam kính Kiến nghị lên Ngài Bộ-trưởng Bộ Ngoại-giao Hoa-kỳ,cùng Quý Ngài Tổng Lãnh sự Rustum Nyquist và Đại-sứ Hoa Kỳ tại Việt-Nam, kính mong quý Ngài quan tâm và can-thiệp mấy vấn đề cấp bách sau đây : 

(more…)

Ngư dân đã phê bình thủ tướng chưa? – Tuấn Khanh

Thursday, April 27th, 2023

27/4/2023

Hôm 18 Tháng Tư, bản tin trên báo Tuổi trẻ có viết rằng Thủ tướng Phạm Minh Chính phê bình 4 tỉnh đã để cho ngư dân của mình vượt lằn ranh trên biển, đi đánh bắt cá ở các vùng biển các nước lân bang, bị gọi tên “đánh bắt thủy hải sản bất hợp pháp”.

(more…)

Việt Nam: Trung Quốc cấm đánh bắt cá đơn phương, Việt Nam có nên khởi kiện? (BBC)

Thursday, April 27th, 2023

Tác giả, Huyền Trân – BBC News Tiếng Việt

27/4/2023

Nguồn hình ảnh, Getty Images – Chụp lại hình ảnh, 

Lệnh cấm đánh bắt cá năm nay sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế hàng ngàn ngư dân Việt Nam tại vùng biển phía bắc vĩ độ 12 trở lên, từ ngày 01/05 đến 16/08

(more…)

Từ Quốc Hận 30 Tháng Tư Tới Sứ Mạng Chân Chính Của Người Việt Tử Tế – Ts. Lưu Nguyễn Đạt

Thursday, April 27th, 2023

Hiện tượng và hiệu ứng “Ngày 30 Tháng Tư” Năm 1975 tới nay, sau 48 năm ròng rã, vẫn bao hàm nhiều ngộ nhận cần sửa sai và định hướng lại.

I. Những Ngộ Nhận Căn Bản Về Hiện tượngNgày 30 Tháng Tư”: 

Trước hết, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 không phải là ngày vui của toàn dân Việt, dù ông Võ Văn Kiệt có nhận định “…ngày 30 tháng 4, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”; dù trong buổi lễ tiếp thu Sài Gòn, Tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản, đã phát biểu một cách bâng quơ trước mặt Tổng Thống chớp nhoáng Dương Văn Minh: “Trong cuộc chiến đấu lâu dài này không có ai là kẻ thắng, ai là kẻ bại. Toàn quân và toàn dân Việt Nam là người chiến thắng…”; dù cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên gặp bại tướng Nguyễn Hữu Có cũng đã cầm tay mà nói: “Chào mi, ta với mi lúc trước hai đứa hai chiến tuyến nhưng nay ta đã là hai anh em”.[1] 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 27/04/2023: *Việt Nam và Campuchia hợp tác biên giới. *Việt Nam trả lời LHQ về Phạm Đoan Trang. * Thay 4 tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước. *: Đồi Cù Đà Lạt bị phá? *VinFast nhận được cam kết tài trợ 2,5 tỷ USD? *

Thursday, April 27th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Việt Nam và Campuchia họp bàn hợp tác trên biên giới 

27/4/2023 

VOA Tiếng Việt 

Quan chức Việt Nam và Campuchia đồng chủ trì một cuộc họp về hợp tác và phát triển giữa các tỉnh biên giới, ngày 28/10/2021. [Ảnh minh họa] Photo CAND. 

Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Sar Kheng hôm 25/4 đồng chủ trì hội nghị về hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia tại tỉnh Tây Ninh.

Theo Cổng thông tin chính phủ Việt Nam (VGP News), các cơ quan chức năng, chính quyền và nhân dân địa phương biên giới hai bên “đang phối hợp tích cực triển khai công tác phân giới cắm mốc trên đất liền” dựa trên cơ sở các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước.

VGP News đưa tin thêm rằng hai bên đang nỗ lực đàm phán giải quyết việc phân giới cắm mốc chưa hoàn thành (16% còn lại) để “tiếp tục xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững”.

Liên quan tới việc hợp tác an ninh và quốc phòng, Cổng thông tin chính phủ Việt Nam cho biết rằng Việt Nam và Campuchia “luôn khẳng định không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình để gây phương hại cho an ninh của nước kia”.

Theo VGP News, chính phủ hai nước “cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho kiều dân hai nước sinh sống trên lãnh thổ của nhau, phù hợp với luật pháp mỗi nước”.

Theo tờ Phnom Penh Post hôm 26/4, ông Sar Kheng trích dẫn một thông cáo chung trên Facebook, trong đó nói rằng “hai bên hài lòng với kết quả của hội nghị và rằng các bộ, ngành liên quan sẽ hợp tác, xây dựng khuôn khổ pháp lý, cơ chế hợp tác để các tỉnh biên giới hợp tác với nhau dễ dàng hơn”.

“Hai bên nhất trí tiếp tục giúp đỡ các tỉnh biên giới tăng cường hợp tác, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng”, thông cáo mà ông Sar Kheng đăng tải có đoạn, theo Phnom Penh Post.


Việt Nam trả lời chất vấn của chuyên gia LHQ về trường hợp Phạm Đoan Trang

26/4/2023

Nhà báo Phạm Đoan Trang 

ICJ 

Văn thư của Đại diện Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc trả lời chất vấn của các chuyên gia nhân quyền thuộc tổ chức này về biện pháp bắt giữ tùy tiện đối với nhà báo độc lập, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố ngày 16/4 vừa qua.

Văn thư của Đại diện Việt Nam đề ngày 6/4 cho rằng bà Phạm Đoan Trang không phải nhà báo; bà bị đưa ra tòa xử án vì có các hoạt động mà Hà Nội cho là nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần chứ không phải vì thực hiện quyền tự do báo chí.

Đại diện Việt Nam cũng nêu rằng “các phương tiện truyền thông tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng phát hiện và đưa tin công khai về việc cá nhân bà Phạm Đoan Trang cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài nhằm mục đích hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân (trong các tổ chức đó có Việt Tân)”.

Phía Việt Nam còn nêu rằng bà Phạm Đoan Trang xuất bản trái phép nhưng ấn phẩm bị cho “có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cách tập hợp lực lượng, đối phó với lực lượng bảo vệ pháp luật… để tiến hành bạo loạn lật đổ Nhà nước”.

Bà Phạm Đoan Trang bị bắt hồi tháng 10 năm 2020 theo cáo buộc “Phát tán tài liệu chống nhà nước”. Sau đó Toà án ở Hà Nội xét xử và kết án bà chín năm tù giam vào tháng 12 năm 2021. Tòa phúc thẩm vào tháng 8/2022 y án phúc thẩm.

Nhà báo Phạm Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách bị cấm ở Việt Nam. Bà từng là phóng viên của một vài cơ quan truyền thông quốc doanh, sau đó đã cùng một vài nhà hoạt động khác sáng lập ra Luật Khoa Tạp Chí, một tờ báo tiếng Việt độc lập hiếm hoi ở quốc gia Cộng Sản.

Bà cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như Chính trị Bình dân, Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực và một số báo cáo song ngữ, trong đó có Báo cáo Đồng Tâm.

Bà đồng thời cũng là một trong các sáng lập viên hai tờ báo độc lập Luật Khoa Tạp chí và The Vietnamese, một tạp chí nhân quyền viết bằng tiếng Anh.

Các hoạt động nhân quyền và các bài viết của bà Phạm Đoan Trang mang lại cho bà nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có Giải Người Phụ nữ Can đảm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, giải Tự do Truyền thông (Media Freedom 2022) của hai chính phủ Anh và Canada, giải Homo Homini năm 2017 của People In Need (Cộng hoà Séc), Giải thưởng Tự do Báo chí năm 2019 của Phóng viên Không Biên giới (RFS), Giải thưởng Martin Ennals năm 2022, và giải Tự do Báo chí Quốc tế 2022 của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ).

Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Theo dõi Nhân quyền (HRW), Ân xá Quốc tế (AI), Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), và Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) đã kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Trang.


Mai Bá Kiếm – Trong hai năm, SCB thay 4 tổng giám đốc mà Ngân hàng Nhà nước không thấy bất thường ? 

Tháng 7/2020, ông Võ Tấn Hoàng Văn giữ chức tổng giám đốc SCB trong 7 năm đã từ nhiệm, ông Hoàng Minh Hoàn là phó lên “quyền tổng giám đốc”.

Ba tháng sau, ông Jeremy Chen thay ông Hoàng Minh Hoàn làm quyền tổng giám đốc SCB, để triển khai“Chiến lược chuyển đổi và phát triển bền vững giai đoạn 2020 – 2030” với sự tư vấn chiến lược của McKinsey & Company.

“Quyền tổng giám đốc ngoại” chỉ “khè” Ngân hàng Nhà nước và cổ đông được 7 tháng. Ngày 15/05/2021 ông Jeremy Chen “bỏ của chạy lấy người”, ông Trương Khánh Hoàng lên thay. Sau hơn một năm, ngày 12/08/2022, SCB đã miễn nhiệm quyền tổng giám đốc của ông Hoàng, bổ nhiệm ông Diệp Bảo Châu Phó tổng giám đốc “phụ trách”.

Hai năm thay 4 tổng giám đốc, nhưng SCB đã dụ bán cổ đông hiện hữu 478,8 triệu cổ phiếu (10.000 đồng/cổ phiếu) để nâng vốn điều lệ lên hơn 20.000 tỉ đồng! Chỉ 19 ngày sau khi thay tổng giám đốc thứ tư (31/8/2022), Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với SCB, cổ đông hiện hữu mới biết mình bị lừa! 

Tương tự, SCB lừa cổ đông mua “cổ phiếu rác”, Ngày 28/05/2021, Vạn Trường Phát cấu kết, giao công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt (TVSI- Hà Nội) làm đại lý đăng ký, lưu ký, đại lý thanh toán và đại diện người sở hữu trái phiếu để lừa trái chủ.

Từ tháng 6/2021 tới tháng 11/2021, Vạn Trường Phát phát hành 5 đợt trái phiếu, mỗi đợt 2.000 tỉ đồng, tổng giá trị 5 đợt là 10.000 tỉ đồng. Cả 5 đợt phát hành trái phiếu đều có tài sản đảm bảo là mảnh đất hơn 177 hecta sở hữu bởi Tân Thanh Long An, nhưng 177 hecta này là tài sản thế chấp tại SCB.

Ngày 24/10/2022, đến hạn thanh toán lãi trái phiếu, Vạn Trường Phát không chuyển khoản cho TVSI để chi trả cho trái chủ.

Ngày 25/10/2022, TVSI giả vờ gửi văn bản yêu cầu Vạn Trường Phát mua lại trước thời hạn toàn bộ lô trái phiếu có tổng trị giá 10.000 tỉ đồng trong vòng 10 ngày. 

Ngày 31/10/2022, TVSI giả bộ gửi văn bản đề nghị Vạn Trường Phát cùng TVSI tổ chức gặp gỡ trao đổi với các trái chủ lô trái phiếu 10.000 tỉ đồng.

Ngày 9/11/2022, TVSI làm bộ ra thông báo yêu cầu Vạn Trường Phát cùng TVSI và Tân Thành Long An, SCB phối hợp xử lý tài sản đảm bảo là lô đất hơn 177 ha, đang thế chấp tại SCB để hoàn trả các nghĩa vụ trái phiếu cho trái chủ.

Chúng lừa cổ đông và trái chủ một cách có hệ thống, nên Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Thanh tra Ngân hàng Nhà nước không thể vô can với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của SCB và Vạn Trường Phát!

Dân mình quá khờ dại! Bớ ba hồn chín vía dân chúng hãy mau mau lay tỉnh!

MAI BÁ KIẾM 26.04.2023


Đà Lạt: Đồi Cù đang bị phá để xây dựng cái gì?

An Vui /SGN
26/4/2023

Rồi đây cái thứ gì sẽ hiện hình ở Đồi Cù – một không gian công cộng nằm trong ký ức của nhiều người yêu Đà Lạt? – Ảnh An Vui cắt từ video trên Tuổi Trẻ 

Nhà cầm quyền Lâm Đồng đã bác bỏ phương án xây dựng hai khối công trình ngầm (mỗi khối 7 tầng) tại Đồi Cù (phường 1, trung tâm TP.Đà Lạt) sau khi bị người dân Đà Lạt và cộng đồng mạng xã hội phản đối.

Thế nhưng Đồi Cù vẫn bị “cạo trọc”, ngổn ngang vật liệu xây dựng và những trụ thép bê tông. Họ đang xây dựng cái gì?

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ ngày 25 Tháng Tư 2023, Ủy ban tỉnh Lâm Đồng đang cho phép công ty Hoàng Gia Đà Lạt làm chủ đầu tư, xây dựng cái gọi là “Câu lạc bộ Golf” không biết có lợi ích gì cho người dân Đà Lạt? Tuổi Trẻ ghi nhận, bên cạnh các công trình đang sử dụng, đấu nối vào cổng sân golf Đồi Cù phía đường Trần Nhân Tông, công ty Hoàng Gia Đà Lạt đang xây dựng một khối công trình lớn có cổng mở ra đường Đinh Tiên Hoàng. Công trường hoàn toàn đóng kín và trước cổng công trường không công khai giấy phép xây dựng nên người dân không hiểu những hạng mục, công trình nào đang được xây dựng bên trong.

Theo đồ án phác họa của công ty Hoàng Gia Đà Lạt, tòa nhà có diện tích xây dựng 6,120m2 (65,875 square feet), nằm ở khu vực lỗ golf số 8. Khối công trình tòa nhà câu lạc bộ golf được xây dựng với nhiều công năng, trong đó có nhà hàng và khách sạn, gồm 3 tầng cao và 2 tầng hầm. Chiều cao được cơ quan chức năng cho phép không quá 12m (39 feet), không tính tầng hầm. Ngoài khối công trình có mái che, tỉnh Lâm Đồng còn đồng ý cho công ty Hoàng Gia Đà Lạt dùng 3,900m2 (41,979 square feet) làm bãi đậu xe!

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở xây dựng tỉnh Lâm Đồng, cho rằng việc xây dựng khối nhà “Câu lạc bộ Golf” đúng quy hoạch và chỉ tiêu kiến trúc. Đây là dự án nằm trong quy hoạch được thông qua năm 1993… nhưng đến nay mới thực hiện (?)

Tuổi Trẻ đã xoáy vào việc công ty Hoàng Gia Đà Lạt đã xây dựng bên trong Đồi Cù từ năm 2022 nhưng đến ngày 12 Tháng Giêng 2023 mới được Sở xây dựng tỉnh cấp phép, ông Trung trớ ngay: “Việc chủ đầu tư làm từ năm 2022 tôi không rõ” (?)

Khi xây dựng xong, “Câu lạc bộ Golf” này có đúng với đồ án thiết kế ban đầu hay lại “lấn trời, lấn đất”… như những công trình khác ở Đà Lạt, rồi quan chức Lâm Đồng lại trả lời cái kiểu “tôi không rõ” như câu trả lời của giám đốc Sở xây dựng tỉnh?

Đồi Cù là ngọn đồi nằm ở trung tâm TP.Đà Lạt, được khánh thành vào năm 1922 như là sân golf đầu tiên của Việt Nam. Năm 1930, Đồi Cù được cải tạo thành sân 9 hố theo tiêu chuẩn châu Âu và đến năm 1942, được kiến trúc sư người Pháp Jacques Lagisquet khoanh vùng trọng điểm cho đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt. Hơn 100 năm tuổi, Đồi Cù được người dân Đà Lạt xem như một công viên trong nội ô, từ vị trí này có thể ngắm nhìn toàn cảnh Đà Lạt.

Diện tích của Đồi Cù 71.5ha (176 acres) vốn là tài sản chung của dân Đà Lạt và của toàn dân Việt bỗng chốc nằm gọn trong tay một công ty tư nhân, không rõ là “sân sau” của quan lớn nào?

Đồi Cù, không gian xanh quan trọng nằm trong khu vực bảo tồn ở trung tâm Đà Lạt hiện đã xuất hiện công trình có khối tích lớn, màu xanh đã biến mất, chỉ còn màu đỏ của đất bị cạo trọc – Ảnh An Vui cắt từ video trên Tuổi Trẻ 

Trước đó, ngày 20 Tháng Tư, trong bài “Xây công trình lớn trong Đồi Cù, dư luận bức xúc”, Tuổi Trẻ nói rõ vì thất bại với việc kinh doanh sân golf, Tháng Hai 2023, công ty Hoàng Gia Đà Lạt đề nghị xây dựng hai khối công trình trung tâm thương mại và bãi đậu xe ngầm (7 tầng/hầm) bên trong Đồi Cù Đà Lạt, đề nghị tỉnh chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất (hơn 15.6ha, tức 38 acres) của Đồi Cù. Chết nỗi là ý tưởng của công ty này đưa ra lại được sự ủng hộ của Ủy ban tỉnh Lâm Đồng, khiến cộng đồng mạng sôi sục bàn tán, lo lắng sẽ làm biến dạng không gian trung tâm Đà Lạt.

Tuổi Trẻ dẫn lời kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn khuyến cáo: “Bảo tồn trung tâm Đà Lạt, Đồi Cù, hồ Xuân Hương không đơn thuần là mảng xanh, mặt nước. Sâu bên trong là khoa học quy hoạch, buộc phải tuân thủ để giải quyết những sai lầm quá khứ, vấn nạn của hiện tại”.

Còn luật sư – kiến trúc sư Nguyễn Hồ (Hội Kiến trúc sư thành phố – Sài Gòn) lưu ý tỉnh Lâm Đồng và doanh nghiệp cần chấp hành nghiêm chỉnh nội dung của quyết định số 2221 ngày 23 Tháng Mười 2014 của Ủy ban tỉnh, quy định các công viên thành phố và công viên rừng cảnh quan (Đồi Cù, công viên văn hóa – thể dục thể thao tại đường Cao Bá Quát, vườn hoa thành phố) là không gian bảo tồn cảnh quan sinh thái của đô thị, không gian lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho cộng đồng và khách du lịch… có tỷ lệ mật độ xây dựng tối đa là 5%, tầng cao tối đa từ 1 – 2 tầng.

Ý kiến của ông Lương Văn Quý (người dân Đà Lạt, hiện sống tại Sài Gòn) được Tuổi Trẻ ghi lại: “Thực tế, đã 30 năm người Đà Lạt mất Đồi Cù, phên giậu và rào chắn sừng sững. Ngoài rào cây, trong rào kẽm, kín cổng cao tường. Lần rồi về Đà Lạt, thấy hai cái cần trục dùng để làm công trình lớn, nghẹn tức không tả nổi. Đọc Tuổi Trẻ, nhìn bức ảnh đại công trình câu lạc bộ golf bên trong mới biết những tâm tư của người dân bao nhiêu năm qua không được chính quyền tỉnh lắng nghe. Rồi lại nghe có thể xây thêm hai khu hầm 7 tầng trong phạm vi 12ha Đồi Cù, tôi có cảm giác họ được đằng chân, lân đằng đầu. Thử trưng cầu ý dân xem có ai đồng ý với ý tưởng làm trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn chìm nổi ở Đồi Cù lẫn trung tâm Đà Lạt hay không. Với tư cách là người Đà Lạt, tôi mong mọi việc hãy dừng lại, hãy tôn trọng người dân!”.

Ngày 18 Tháng Tư 2023, trao đổi với Tuổi Trẻ, kiến trúc sư Trần Công Hòa (Hội Kiến trúc sư tỉnh Lâm Đồng) cũng cảnh báo: “Cần dừng lại việc tác động đến trung tâm Đà Lạt, sân golf Đồi Cù là điểm nhấn quan trọng của quy hoạch Đà Lạt nằm trong khu vực “bất kiến tạo”. Ý tưởng làm hầm ngầm 12ha là ý tưởng khiên cưỡng để khai thác thêm không gian kinh doanh ngay trong khu vực “bất kiến tạo”. Nếu thực hiện sẽ tạo sự đứt gãy không gian quy hoạch chung Đà Lạt, từ đó tạo nên những biến đổi giao thông, dân cư…, không những không giải quyết được vấn nạn kẹt xe, ùn tắc ở trung tâm Đà Lạt mà còn làm trầm trọng hơn”.

Bạn đọc Tuổi Trẻ ngày 25 Tháng Tư đã bất bình hỏi nhau: Công ty Hoàng gia Đà Lạt là công ty gì (của ai) mà được xây dựng trong Đồi Cù?

Khiêm, một bạn đọc khác trả lời ngay: “Trong quá trình hoạt động tại Đà Lạt, công ty Hoàng Gia Đà Lạt từng khiến dư luận chú ý hai lần với việc được giao quyền sử dụng, kinh doanh Dinh 1 (King Palace) mà không thông qua đấu giá. Thanh tra Chính phủ đã có kết luận sai phạm của Ủy ban tỉnh Lâm Đồng vào năm 2020 liên quan đến việc giao đất này. Ngoài ra, công ty này còn xây dựng sai phép một công trình có khối tích lớn bên trong không gian của khách sạn Dalat Palace. Sau khi xử phạt gần 50 triệu đồng thì được cho tồn tại”.

Quá khứ bất minh, kinh doanh bất chấp mà vẫn được cho hoạt động, đủ hiểu cái “ô” trên đầu của công ty Hoàng Gia Đà Lạt lớn cỡ nào. Vì thế, bạn thieunguyen ca thán: “Công ty gì thì không biết, chỉ biết là xây cất trái phép, đóng 50 chai phạt rồi ok, giữ nguyên hiện trạng, đủ biết mạnh hay không! Thôi nhắm mắt lo kiếm cơm đi, bao nhiêu vụ còn to hơn nữa mà có thấy ai bị gì đâu!”.

Có thấy ai bị gì đâu? Ông trời ơi, sao Người ở xa thế?


VinFast nhận được cam kết tài trợ 2,5 tỷ USD 

27/4/2023 

Reuters 

Xe điện VinFast trước một cửa hàng ở California. [Ảnh minh họa] 

VinFast hôm 26/4 cho biết đã nhận được một đợt cam kết tài trợ mới trị giá 2,5 tỷ USD cho sự phát triển trong tương lai – động thái có thể báo hiệu một sự chậm trễ mới đối với kế hoạch niêm yết tại Hoa Kỳ.

Hai người biết thông tin về vấn đề này trước đó đã nói với Reuters rằng kế hoạch Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hoa Kỳ của VinFast có thể bị trì hoãn thêm. Một người nói rằng việc này có thể bị đẩy sang năm sau do điều kiện thị trường không thuận lợi.

“Chúng tôi vẫn cam kết và tập trung vào quá trình niêm yết của mình”, VinFast cho biết hôm 26/4 mà không nêu chi tiết về khung thời gian của kế hoạch IPO.

VinFast, vốn bắt đầu hoạt động vào năm 2019, đang chuẩn bị mở rộng sang thị trường Hoa Kỳ, nơi họ hy vọng sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất ôtô và pin để cạnh tranh với các nhà sản xuất ôtô và công ty khởi nghiệp lâu đời, mặc dù các lô hàng xe từ nhà máy của họ ở Việt Nam cho đến nay vẫn tiến triển chậm.

Trong số các cam kết mới, 1 tỷ USD sẽ được cung cấp dưới dạng tài trợ trong năm tới từ người sáng lập Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam, công ty cho biết trong một tuyên bố.

Công ty mẹ Vingroup, tập đoàn lớn nhất Việt Nam, sẽ cung cấp khoản tài trợ trị giá 500 triệu USD cộng với khoản vay 1 tỷ USD với thời hạn lên tới 5 năm.

Con số đó sẽ nâng tổng số tiền mà VinFast huy động được lên 10,7 tỷ USD, dựa trên các hồ sơ nộp trước đó của công ty.

Công ty nói rằng các khoản tài trợ và khoản vay sẽ “tạo động lực để VinFast tăng tốc phát triển”.

Vingroup có kế hoạch huy động tiền từ việc có thể bán tài sản từ nhánh chuyên về trung tâm mua sắm và phát triển bất động sản, Reuters đưa tin độc quyền hồi tháng Ba.

VinFast lần đầu tiên tính IPO tại Mỹ vào tháng 4 năm 2021, nhằm mục đích huy động 2 tỷ USD với mức định giá khoảng 60 tỷ USD.

Việc niêm yết ban đầu được lên kế hoạch vào nửa cuối năm ngoái và kể từ đó, một số ngân hàng cho biết đợt IPO dự kiến sẽ diễn ra trong năm nay. Tuy nhiên, không có khung thời gian cập nhật nào trong hồ sơ mới nhất của công ty gửi cho chính quyền Hoa Kỳ vào tháng Ba.

Định giá thị trường cho các công ty khởi nghiệp về xe ôtô điện đã hạ nhiệt đáng kể sau khi một số công ty có mức định giá cao ngất ngưởng phải đối mặt với sự giám sát kỹ lưỡng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm.

Mấy lời bộc bạch của Dương Thu Hương – Vương Trí Nhàn

Wednesday, April 26th, 2023

24/4/2023

Những ghi chép dưới đây được tôi ghi vội sau những cuộc “chuyện vặt” với tác giả trước sau 1990. Riêng phần CUỘC PHỎNG VẤN 40 PHÚT thì là một buổi trò chuyện có chuẩn bị trước tại một phòng làm việc ở 65 Nguyễn Du, Hà Nội. Tất cả những dòng dưới đây chỉ mới một lần được đưa trên trang blog của tôi ngày 18 tháng 1 năm 2016.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ tư 26/4/2023: *Chôm 54 tỷ chỉ tù 3 năm. *Oái oăm. *Phạm Đoan Trang ‘không phải là nhà báo.’ *Dự án chống ngập 10 ngàn tỷ bị rỉ sét. *Khi người Mỹ trở lại…

Wednesday, April 26th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Nghịch lý tham nhũng: ‘Tham’ 45 triệu bị 5 năm tù, ‘chôm’ 54 tỷ tù có 3 năm!

Ông Tư Sài Gòn /SGN
25/4/2023

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Lao Động 

Bà Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, vừa bị kết án 5 năm tù vì tội tham nhũng.

(more…)

30/04: Việt Nam hoà giải chưa xong nên vẫn phải cấm đoán, kiểm duyệt?

Wednesday, April 26th, 2023
  • Võ Ngọc Ánh
  • Gửi bài tới Diễn đàn BBC từ Tacoma, bang Washington, Hoa Kỳ

24 tháng 4 2023

Hanni Phạm của nhóm NewJeans tham dự Lễ trao giải The Fact Music Awards 2022 vào ngày 08 tháng 10 năm 2022 tại Seoul, Hàn Quốc
Chụp lại hình ảnh,Hanni Phạm của nhóm NewJeans tham dự Lễ trao giải The Fact Music Awards 2022 vào ngày 08 tháng 10 năm 2022 tại Seoul, Hàn Quốc

Việt Nam đã hòa giải thành công với các cựu thù Mỹ, Hàn, Úc…và được quốc tế ngợi khen nhưng người Việt vẫn còn những điều chưa hòa giải được với nhau dù chiến tranh đã trôi qua gần nửa thế kỷ.

Nghị quyết 36 về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được ban hành năm 2004, coi “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

(more…)

Sinh Mệnh Dòng Việt Tộc (thơ), Võ Mộng Tuyền

Tuesday, April 25th, 2023

Thơ Yêu Nước từ Đức

Võ Mộng Tuyền

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Ba 25/4/2023: * CH Czech đàm phán với Việt Nam về cung cấp thiết bị *70 tổ chức giục Mỹ áp lực CSVN về đàn áp tôn giáo *Việt Nam: Giải cứu nông sản *Vụ tiếp viên và ma túy: bắt hơn 50 người

Tuesday, April 25th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Công ty quốc phòng CH Czech Omnipol đang đàm phán chuyên sâu với Việt Nam về cung cấp thiết bị 

25/4/2023 

VOA Tiếng Việt 

Quân đội Việt nam trong một cuộc duyệt binh ở Hà Nội. 

Công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ Omnipol của Cộng hòa Czech đang đàm phán tích cực với Việt Nam về khả năng bán thiết bị, công ty này nói với Reuters hôm 25/4.

Bình luận này được đưa ra sau một bản tin của Reuters hôm 24/4 về các cuộc đàm phán của công ty Omnipol vào tuần trước với các quan chức Việt Nam về khả năng bán máy bay vận tải L 410 NG, radar sử dụng cho các sân bay dân sự và quân sự, và các hợp đồng mới có thể cung cấp thêm Máy bay chiến đấu hạng nhẹ L-39NG mà Hà Nội đã đặt mua 12 chiếc.

(more…)

Từ Dương Thu Hương, Đặng Tiến, nhìn lại ‘Hội Nghị Văn Hóa Toàn Quốc’

Tuesday, April 25th, 2023

Trân Văn – Blog VOA – 24/4/2023

Tác phẩm của Dương Thu Hương trong thư viện Đại học Berkeley. Ảnh: Bùi Văn Phú 

Năm 1989, Dương Thu Hương bị khai trừ khỏi đảng CSVN. Năm 1991 bà bị tống giam… Trong khi nhiều tác phẩm của Dương Thu Hương được dịch sang các ngôn ngữ khác và phát hành rộng rãi bên ngoài Việt Nam thì chúng bị cấm xuất bản tại Việt Nam.

Không có bất kỳ cơ quan truyền thông chính thức nào tại Việt Nam đề cập đến sự kiện – ngày 21/4/2023, Ban Giám khảo “Cino-Del-Duca” công bố quyết định trao tặng giải năm nay cho bà Dương Thu Hương nhằm “tôn vinh một nhà văn lớn vì nhân cách và sự nghiệp xuất sắc, truyền đi thông điệp về chủ nghĩa nhân văn hiện đại” dẫu “Cino-Del-Duca” là một loại giải thưởng quan trọng, chỉ sau giải Nobel về Văn học (1).

(more…)

Tưởng Năng Tiến – Hãy Bớt Ác Với Dân Đi Đã

Monday, April 24th, 2023

Khoảng thời điểm này, vào hai năm trước – chính xác là hôm 30 tháng 4 năm 2021 – báo Sài Gòn Nhỏ có thiên phóng sự (“Đi Tìm Nhân Vật Trong Bức Ảnh Lịch Sử”) của Tuấn Khanh, với phần dẫn nhập như sau:

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 24/04/2023: *Việt Nam mua vũ khí của Cộng hòa Czech *Phong trào dân chủ (Việt Nam) suy thoái hay là một thử nghiệm lịch sử *Campuchia miễn phí vho SEA games *Hàng loạt xe VinFast bốc cháy *Đảng có lừa dối dân không?

Monday, April 24th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Việt Nam đàm phán mua vũ khí của Cộng hòa Czech, theo Reuters

Nguồn hình ảnh, Reuters – Chụp lại hình ảnh, 

An ninh là một trong những chủ đề hàng đầu được Thủ tướng Cộng hòa Czech, Petr Fiala thảo luận với các nhà lãnh đạo của Việt Nam

Việt Nam đang đàm phán với Cộng hòa Czech để mua thêm vũ khí quân sự, gồm máy bay, radar, nâng cấp các xe bọc thép và súng ống, một nguồn tin từ chính phủ Czech nói với Reuters, trong bối cảnh Hà Nội đang hướng tới mục tiêu đa dạng kho vũ khí vốn hầu hết là mua từ Nga.

(more…)

Đỗ Kim Thêm – Lyndon B. Johnson và tình trạng leo thang chiến tranh Việt Nam 1964 đến 1967 Phần 2 (Hết)

Sunday, April 23rd, 2023

(Xem phần 1)

23-4-2023

Trong khi các lực lượng bộ binh Mỹ chưa ghi nhận thành tích chiến thắng nào, thì  Mặt trận GPMN liên tục chiếm được nhiều vùng tại nông thôn và chính phủ VNCH cho biết là chỉ còn khả năng kiểm soát tại Sài Gòn và nhiều thành phố lớn khác.

(more…)

Lyndon B. Johnson và tình trạng leo thang chiến tranh Việt Nam 1964 đến 1967 – Phần 1

Sunday, April 23rd, 2023

Đỗ Kim Thêm

23-4-2023

Tổng thống Lyndon B. Johnson công du Việt Nam bên cạnh Tướng William Westmoreland, Trung tướng Nguyễn văn Thiệu và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ. Nguồn: Yoichi Okamoto 

Bối cảnh

Lyndon Baines Johnson (1908-1973) xuất thân là một nhà giáo ở Texas, tham gia đảng Dân chủ và lần lượt đảm nhận chức vụ dân biểu quốc hội (1937- 1949), Thượng nghị sĩ (1949-1961) và Phó tổng thống từ năm (1961-1963).

(more…)

VNTB – Ai là bị hại trong vụ án ‘đại gia điếu cày’?

Sunday, April 23rd, 2023

24.04.2023 12:53

VNTB – Ai là bị hại trong vụ án ‘đại gia điếu cày’?

Hà Nguyên

(VNTB) – Không có khách hàng cụ thể nào được đưa vào tố tụng trong vai trò bị hại.

Ngày 23-4, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã có thông tin cho báo chí biết về cáo trạng vụ án lừa dối khách hàng liên quan tới dự án CT6 Kiến Hưng (địa chỉ tại quận Hà Đông, Hà Nội). Bị can Lê Thanh Thản – người được biết đến là ‘đại gia điếu cày’, sinh năm 1950, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu Bemes – Công ty Bemes, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, bị truy tố về tội Lừa đối khách hàng, theo điểm d khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự 2015.

(more…)

Bình luận: Mỹ bế tắc trong nghị trình nhân quyền với Việt Nam (BBC)

Sunday, April 23rd, 2023
Biden và Nguyễn Phú Trọng
Chụp lại hình ảnh,Tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã diễn biến xấu đi cùng lúc với tỷ trọng thương mại với Phương Tây gia tăng

  • Tác giả,David HuttGửi đến BBC News Tiếng Việt từ CH Czech
  • 23 tháng 4 2023

Vào ngày 16/04, hai ngày sau chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken đến Hà Nội, cơ quan an ninh Việt Nam đã bắt giữ một nhân vật bất đồng chính kiến kiêm YouTuber vì vượt biên trái phép trở về Việt Nam, sau khi sống lưu vong ở Thái Lan vài năm.

(more…)

Trần Nhật Kim – Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975, Hậu quả của cuộc xâm lược

Saturday, April 22nd, 2023

Hậu quả của cuộc xâm lược

25/4/2022

Khi chiếc xe tăng T-54B sản xuất tại Liên Sô của bộ đội miền Bắc, trên ngụy trang cờ “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, húc đổ cánh cổng phụ của Dinh Độc Lập vào sáng ngày 30-4-1975, đã chấm dứt cuộc chiến tranh súng đạn giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam kéo dài 20 năm tang tóc. Nhưng lại khởi đầu một cuộc chiến mới trầm trọng, nghiệt ngã hơn, đã gia tăng sự “chia rẽ” trong lòng người dân Việt về ý thức hệ “Quốc gia – Cộng sản”.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ sáu 21/4/2023: CSVN yêu cầu xóa tin về nhà phê bình Đặng Tiến * Nữ sinh lớp 10 ở Nghệ An cầu cứu bị từ chối * Có bất thường không treo cờ Mỹ khi VN tiếp đón NT Blinken?

Friday, April 21st, 2023

Quê Hương tổng hợp

TPHCM yêu cầu báo chí xóa tin về nhà phê bình Đặng Tiến


RFA
21/4/2023

Nhà phê bình văn học Đặng Tiến năm 2009 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFB Lý Đợi 

Ban Tuyên giáo Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các tờ báo dưới quyền như Tuổi Trẻ và Phụ nữ TPHCM không được đưa hoặc “phải” gỡ bản tin về việc nhà phê bình văn học Đặng Tiến qua đời ở Pháp.

(more…)

Nhà phê bình Đặng Tiến qua đời

Friday, April 21st, 2023

PHÁP Nhà phê bình Đặng Tiến – tác giả cuốn “Vũ trụ thơ” – qua đời ở tuổi 83, tại nhà riêng vùng Orléans, sáng 17/4.

Ông mắc ung thư nhiều năm trước, luôn giữ tinh thần chống chọi bệnh tật. Trước khi mất không lâu, ông vẫn đăng bài, cùng bạn bè bàn luận thơ ca trên Facebook.

Đặng Tiến nghiên cứu, phê bình thơ Việt Nam hiện đại, được giới chuyên môn đánh giá cao. Trong bài viết trên Đặc san Khoa học và Phát triển số 4 hồi tháng 3, tiến sĩ Huỳnh Văn Hoa nhận xét: “Đặng Tiến, trong toàn bộ bài viết, cho thấy rõ ý niệm của ông về hai điểm chính của ngôn ngữ: Nhạc điệu và hình ảnh. Ông tìm đến các nhà thơ trong một niềm đồng cảm, thanh tân và tươi mới của tâm hồn”.

(more…)

Tưởng Năng Tiến – Nguyễn Văn Vàng

Thursday, April 20th, 2023

19/4/2023

Trang Việt Nam Thời Báo vừa đăng tải một bài viết (“Tu Sĩ Giả, Linh Mục Dỏm”) tuy không nặng ký nhưng khá nặng lời, của tác giả Hoàng Lan Mộc Châu, về giới tăng lữ ở Việt Nam:

(more…)

Việt Nam: Ông Thưởng… “this” lại vả ông Thưởng… “that”

Thursday, April 20th, 2023

DongPhungViet 

19/4/2023

Ông Võ Văn Thưởng – Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam – vừa khẳng định với các đại sứ của ASEAN rằng, chính quyền Việt Nam sẽ cùng các thành viên của khối này… “hướng tới phát triển trong hòa bình, thịnh vượng trong hài hòa(1).

Khẳng định ấy có vẻ nhân bản, văn minh, khôn ngoan. Đó là Thưởng… “this”!

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ năm 20/04/2023

Thursday, April 20th, 2023

Quê hương tổng hợp

Vụ Đường Văn Thái: Người Việt tị nạn tuần hành trước UNHCR ở Thái Lan, gửi thỉnh nguyện thư 


20/4/2023 

VOA Tiếng Việt 

Người Việt tị nạn tại Thái Lan tuần hành trước văn phòng Cao ủy LHQ về Người tị nạn, ngày 19/4/2023. Photo by Lê Văn Thương. 

Sau cuộc tuần hành sáng ngày 19/4 trước văn phòng khu vực của Cao ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR) ở Bangkok, Thái Lan, người Việt tị nạn gửi thỉnh nguyện thư với hơn 300 chữ ký yêu cầu cơ quan này điều tra về vụ mà họ cho là “bắt cóc” nhà báo Đường Văn Thái và kêu gọi bảo vệ họ tốt hơn.

Ông Lê Văn Thương, một trong những người khởi xướng thỉnh nguyện thư, cho VOA biết sau khi trao văn thư này cho UNHCR.

“Trong sáng ngày hôm nay các anh chị em đã lên Cao ủy LHQ về Người tị nạn có những động thái phản đối việc bắt cóc đối với ông Thái Văn Đường [bút danh của ông Đường Văn Thái], một người tị nạn tại Thái Lan. Các anh chị em đã gửi thỉnh nguyện thư gồm có hơn 300 chữ ký đến cơ quan Cao ủy tị nạn của LHQ”.

Ông Nguyễn Văn Tráng, một người tị nạn tại Thái Lan, đồng tổ chức cuộc tuần hành, chia sẻ với VOA:

“Đầu tiên, chúng tôi thông báo với Cao ủy về việc ông Đường Văn Thái bị bắt giam. Chúng tôi cũng nêu sự quan ngại trước tình trạng một người đã được cấp quy chế tị nạn của LHQ nhưng lại bị bắt cóc trắng trợn ngay tại nơi tạm lánh là Thái Lan”.

Ông Tráng cho biết thêm về nội dung thỉnh nguyện thư:

Thông qua thỉnh nguyện thư, chúng tôi có nêu ba vấn đề cho UNHCR: điều tra vụ bắt cóc ông Đường Văn Thái; cần có biện pháp hiệu quả hơn trong việc bảo vệ người tị nạn, tránh tái diễn tình trạng bắt cóc tương tự; nhanh chóng thực hiện việc tái định cư cho những người Việt tị nạn đã được cấp quy chế”.

UNHCR chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA.

Ngày 13/04/2023, nhà báo tự do Đường Văn Thái, người đã được UNHCR cấp quy chế tị nạn, bỗng dưng mất tích khỏi nơi cư trú, thỉnh nguyện thư viết.

Ngày 16/04/2023, thông tin chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng họ đã bắt giữ ông Đường Văn Thái khi “vượt biên trái phép” vào Việt Nam tại Hà Tĩnh.

“Dựa trên các dữ kiện hiện có thì đây là một hành động bắt cóc đã được lên kế hoạch, và cáo buộc “vượt biên trái phép” đối với ông Đường Văn Thái chỉ là cách thức nhà nước Việt Nam hợp thức hóa vụ việc mà thôi”, thỉnh nguyện thư viết.

VOA cũng đã liên lạc cơ quan di trú và cảnh sát Thái Lan, cũng như Bộ Ngoại giao của nước này, yêu cầu bình luận về lời kêu gọi của nhóm người tị nạn Việt Nam, nhưng chưa nhận được phản hồi.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chưa phản hồi yêu cầu bình luận của VOA.

Ông Tráng nêu nhận định về việc chính quyền Việt Nam bắt giam ông Thái do “vượt biên trái phép”.

Phía Việt Nam tuyên bố rằng ông Đường Văn Thái “vượt biên” vào Việt Nam là cách lý giải rất trẻ con. Không ai tin vào cách lý giải đó, mà đặc biệt là những người quen biết và trong hoàn cảnh như ông là sắp đi định cư.

“Chúng tôi cho rằng cách lý giải đó thể hiện việc chà đạp lên luật pháp quốc tế và phản ánh một xu hướng rất nguy hiểm là đàn áp xuyên quốc gia do an ninh Việt Nam thực hiện trong những năm gần đây và ngày càng trở nên lộ liễu, trắng trợn hơn”.

Ông Lê Văn Thương bày tỏ sự kỳ vọng sau khi nộp thỉnh nguyện thư:

“Với sự việc của ông Đường Văn Thái, không riêng bản thân tôi mà các anh chị em tị nạn tại Thái Lan đang rất mong muốn các cơ quan chức năng và đặc biệt là UNHCR phải có điều tra thật sự nghiêm túc, rõ ràng, minh bạch liên quan đến vấn đề này để chính quyền Việt Nam không làm những việc bắt cóc tiếp theo và phải ngăn chặn hành vi bắt cóc của chính quyền Việt Nam”.

Ngoài UNHCR, thỉnh nguyện thư còn được gửi đến Cao uỷ Nhân quyền LHQ, chính phủ các quốc gia dân chủ, các vị dân biểu, tổ chức Ân xá Quốc tế, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các tổ chức bảo vệ quyền con người và các cơ quan truyền thông quốc tế.

Việt Nam khởi tố một mục sư ở Mỹ, bắt giam thầy truyền đạo của hội thánh độc lập 


19/4/2023

VOA Tiếng Việt 

Mục sư Tin Lành A Ga (phải) và đạo hữu Cao Đài Lương Xuân Dương chụp hình lưu niệm trước khi vào Tòa Bạch Ốc gặp Tổng thống Donald Trump chiều ngày 17/7/2019. 

Công an tỉnh Đăk Lăk vừa khởi tố Mục sư tin lành A Ga sống lưu vong ở bang North Carolina, Mỹ, về tội “Phá hoại chính sách đại đoàn kết”, đồng thời bắt giam thầy truyền đạo Y Krếc Byă thuộc hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên với cùng tội danh.

Mục sư A Ga, hiện là thường trú nhân ở Mỹ, nêu nhận định với VOA:

“Họ khởi tố như vậy không đúng sự thật. Hội thánh Tin lành Đấng Christ của chúng tôi rất hòa đồng với tất cả các hệ phái khác nhau. Chẳng qua là họ thấy hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên càng ngày càng phát triển nên họ sợ”.

Hôm 8/4, cổng thông tin Bộ Công an thông báo về việc công an tỉnh Đăk Lăk khởi tố bị can đối với ông A Ga, gọi ông “là 1 đối tượng phản động FULRO lưu vong” và khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Y Krếc Byă, với cáo buộc “Phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điều 116 Bộ luật Hình sự.

Ông A Ga, người sáng lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, tị nạn ở Hoa Kỳ từ năm 2018, sau một thời gian lánh nạn ở Thái Lan, cho biết thêm:

“Chính quyền tìm cớ bằng mọi cách để khởi tố thầy Y Krếc Byă vừa rồi, và các anh em khác vừa rồi, và ngay cả chính tôi nữa, để cho những người không hiểu biết sẽ nghĩ rằng hội thánh này “gây chia rẽ” giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, dân tộc này với dân tộc khác. Thật ra chính họ mới gây chia rẽ các vấn đề tôn giáo của chúng tôi ở tại Tây Nguyên, Việt Nam!”

“Chúng tôi không làm gì để gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc cả”.

Từ Thái Lan, ông Y Quynh Bdap, sáng lập viên tổ chức Người Thượng vì Công lý, nêu nhận định với VOA về việc chính quyền khởi tố hai ông A Ga và Y Krếc Byă:

“Việc họ bắt thầy Y Krếc Byă và khởi tố mục sư A Ga nhằm răn đe các hội thánh độc lập và dập tắt hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên”.

“Mục tiêu của công an tỉnh Đăk Lăk từ năm 2019 là xóa bỏ hệ phái Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên”, ông Y Quynh Bdap cho biết thêm.

Ông nói:

“Việc kết tội “Phá hoại chính sách đại đoàn kết” là việc kết tội rất mơ hồ.

“Việc chính quyền xóa bỏ Tin lành Đấng Christ không đúng theo công ước quốc tế, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, theo đạo hoặc không theo đạo, và không ai có thể tước được quyền tự do tôn giáo của người khác”.

VOA đã liên lạc Công an tỉnh Đắk Lắk, và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, yêu cầu họ bình luận về các phát biểu này, nhưng chưa được phản hồi.

Báo Đắk Lắk cho biết cơ quan chức năng xác định trong thời gian qua, 2 bị can A Ga và Y Krếc Byă cùng một số đối tượng khác “đã có hành vi chỉ đạo tiến hành những âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; tổ chức hàng trăm buổi hội họp tập huấn trực tuyến để chỉ đạo thu thập các thông tin, tài liệu xuyên tạc, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền và lực lượng vũ trang; gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau”.

Chính quyền Việt Nam nhiều lần cáo buộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ ở Tây Nguyên là “phản động, chống phá Nhà nước”, thông qua những “chiêu trò lừa mị các tín đồ”.

Một bức thư chung của 35 tổ chức quốc tế đề ngày 13/4 gửi đến Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trước khi ông cùng phái đoàn Hoa Kỳ đến Việt Nam đề cập đến việc công an tỉnh Đắk Lắk bắt giam thầy truyền đạo Y Krếc Byă khi đang tổ chức lễ vọng Phục Sinh tại gia.

Bức thư khuyến nghị ngoại trưởng Mỹ kêu gọi nhà nước Việt Nam chỉ thị các cấp chính quyền địa phương, huyện và tỉnh “phải ngưng ngay chính sách ép tín đồ Tin Lành người H’mong bỏ đạo và phải tôn trọng quyền hành đạo tại tư gia của các tín đồ Thiên Chúa Giáo người Tây Nguyên”.

Trước đó, vào tháng 3, theo mục sư A Ga, một nhóm các nhà ngoại giao Mỹ đã đến Đăk Lăk tìm hiểu về vấn đề tự do tôn giáo ở khu vực này và gặp gỡ ông Y Krếc Byă nhưng bị chính quyền ngăn cản và không phái đoàn vào nhà ông.

Chính quyền Việt Nam bác bỏ các cáo buộc vi phạm tự do tôn giáo, cho rằng Việt Nam “luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật”.

“Thực tế từ lâu nay, tại Tây Nguyên đời sống tự do tôn giáo, tín ngưỡng thuần túy luôn được Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp tạo điều kiện hoạt động”, báo Công an Đắk Lắk viết, đồng thời kêu gọi “những tổ chức phản động đội lốt tôn giáo dưới các tên gọi như “Hội thánh Tin Lành đấng Christ Việt Nam” và “Hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên” là cần phải loại bỏ, cần phải tẩy chay ra khỏi cộng đồng”.

Công ty luật đòi nợ thuê, cưỡng đoạt cả ngàn tỷ đồng với gần 3 triệu nạn nhân


Lê Thiệt /SGN

Công an khám xét trụ sở công ty Luật TNHH Pháp Việt – Ảnh: Công an Tiền Giang 

Đây là một tổ chức tội phạm lớn, tổ chức quy mô, núp bóng công ty tư vấn luật đi đòi nợ thuê cho các ngân hàng và công ty tài chính qua nhiều hình thức khủng bố, đe dọa, kể cả cưỡng đoạt tài sản của nạn nhân.

Trong cuộc họp báo ngày 18 Tháng Tư, Đại tá Nguyễn Văn Lộc, Phó giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang cho biết trong chuyên án cưỡng đoạt tài sản liên quan Công ty Luật TNHH Pháp Việt (trụ sở tại số 07, đường Lê Văn Huân, phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM), cơ quan điều tra Công an tỉnh đã khởi tố 60 bị can và phong tỏa nhiều tài sản các đối tượng có liên quan.

Dư luận cả nước đặc biệt quan tâm đến vụ án này vì theo ông Lộc, đã có gần 3 triệu bị hại, với tổng số tiền liên quan lên đến 1,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong vụ án này, nhiều người thắc mắc tại sao đơn vị phá án chính không phải là Công an TP.HCM (vì nhóm tội phạm đặt trụ sở chính tại Sài Gòn) mà lại là Công an tỉnh Tiền Giang (?)

Điều này làm dấy lên nghi vấn có thể Bộ Công an không giao cho Công an TP.HCM phá án vì sợ lộ kế hoạch, nên chỉ cho phối hợp vào phút chót.

Trở lại chi tiết vụ án. Đại tá Lộc cho biết vào ngày 14 Tháng Hai, Công an tỉnh Tiền Giang phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ (Bộ Công an) và Công an TP.HCM tiến hành khám phá chuyên án, triệu tập 133 đối tượng là lãnh đạo, nhân viên Công ty Luật TNHH Pháp Việt.

Cơ quan điều tra khám xét trụ sở chính và hai chi nhánh của Công ty Luật TNHH Pháp Việt (trong đó trụ sở chính đặt tại số 07, đường Lê Văn Huân, phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM) thu giữ các tài liệu, chứng cứ.

Làm việc với cơ quan công an, các đối tượng khai Công ty Luật TNHH Pháp Việt ký hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với sáu ngân hàng và công ty tài chính.

Hiện chưa rõ đó là các ngân hàng và công ty tài chính nào, và họ có bị xem là đồng phạm với tổ chức tội phạm này không.

Ông Lộc cũng chưa cho biết giám đốc công ty Luật TNHH Pháp Việt là ai, chỉ đề cập đến hai phó giám đốc là Trần Văn Châu (43 tuổi) và Hồ Quốc Hùng (36 tuổi). Hai nghi phạm này đã thừa nhận việc phân công nhiệm vụ từ các trưởng phòng, trưởng nhóm và từng nhân viên thực hiện hoạt động phạm tội rộng khắp cả nước.

Sau khi nhận thông tin về các khách hàng vay chưa trả theo hợp đồng (nợ xấu) do các ngân hàng và công ty tài chính chuyển đến, Châu và Hùng phân chia cho các trưởng phòng, các trưởng phòng sẽ phân chia cho các nhóm trưởng để giao cho các thành viên trong nhóm tổ chức đòi nợ thuê bằng các thủ đoạn: Gọi điện thoại chửi bới, đe dọa sẽ giết người thân, ghép hình tung lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, đe dọa cho mất việc làm; mang quan tài đến nhà, cơ quan, tổ chức, đặt bình gas, bình xăng dọa cho nổ tung cơ quan, nhà của khách hàng và người thân…

Kết quả điều tra xác định Công ty Luật TNHH Pháp Việt được hưởng lợi từ 24% đến 35% trên số tiền đòi được.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Lộc, vụ án này có 415 đối tượng, trong đó 400 đối tượng có liên quan trực tiếp tham gia hành vi đòi nợ bằng các thủ đoạn khác nhau buộc người thiếu nợ phải trả tiền đã cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.

Đến nay, cơ quan điều tra xác định các đối tượng có liên quan đã đòi nợ thuê đến thời điểm điều tra là hơn 1,000 tỉ đồng. Hiện cơ quan điều tra đã cấm xuất cảnh đối với 415 đối tượng có liên quan này.

Cơ quan điều tra yêu cầu các ngân hàng, công ty tài chính giao nộp toàn bộ số tiền mà công ty Luật TNHH Pháp Việt đã đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản từ người vay về cơ quan điều tra để xử lý theo đúng quy định pháp luật và xem đây là tang vật vụ án.

Ông Lộc cho biết thêm, đây là vụ án có số bị hại rất lớn nên công tác điều tra cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều bị hại không hợp tác với cơ quan điều tra, do tâm lý ngại ngùng.

Ông chủ Tân Hiệp Phát: vì sao từ đỉnh cao lao xuống vòng lao lý? 


20/04/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ông Trần Quý Thanh cùng hai con gái: Trần Uyên Phương (phải) và Trần Ngọc Bích (trái) – Ảnh chụp màn hình VTC 

Cách làm ăn quyết liệt, nhạy bén cùng một chút may mắn đã giúp ông Trần Quí Thanh xây dựng nên đế chế Tân Hiệp Phát, nhưng từ khi ông chuyển qua cho vay nặng lãi trên thị trường bất động sản thì xuất hiện nhiều lời ta thán cuối cùng dẫn đến việc ông và hai con gái bị bắt, một đối tác từng làm ăn nhiều năm với tập đoàn này cho VOA biết.

Ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát, cùng hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích, đều là phó tổng giám đốc tập đoàn, đã bị công an bắt hôm 10/4 để điều tra về hành vi ‘Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản’ theo đơn tố cáo của người dân, báo chí trong nước đưa tin.

Tân Hiệp Phát là tập đoàn nước giải khát hàng đầu ở Việt Nam, cạnh tranh ngang ngửa với các tên tuổi lớn của Mỹ như Pepsi Cola hay Coca Cola. Các sản phẩm của hãng này như nước tăng lực Number One, trà xanh 0 độ hay trà thảo mộc Dr Thanh có mặt đến từng ngõ hẻm trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

Mỗi năm doanh nghiệp này có lợi nhuận trên 3.000 tỷ đồng, tương đương 129 triệu đô la Mỹ. Trong năm 2019, với 3.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của Tân Hiệp Phát gần bằng tổng lợi nhuận ở Việt Nam của Pepsi Cola và Coca Cola cộng lại (3.700 tỷ đồng), theo trang cafef.vn.

Còn xét về doanh thu, hồi năm 2018, ông Thanh cho biết Tân Hiệp Phát đạt doanh thu 500 triệu đô la/năm và hướng đến mốc 3 tỷ đô la đến năm 2030, theo trang VTC. Tập đoàn này tạo công ăn việc làm cho gần 4.000 công nhân.

Cho vay nóng, siết tài sản

Trao đổi với VOA từ thành phố Hồ Chí Minh với điều kiện ẩn danh vì tính chất nhạy cảm của vấn đề, ông K., một đối tác có nhiều năm hợp tác chặt chẽ với Tân Hiệp Phát, nói rõ những vi phạm mà cha con ông Thanh bị bắt hiện nay ‘không liên quan gì đến mảng kinh doanh nước giải khát’.

“Ông Thanh từ mấy chục năm nay đã đổ tiền vào bất động sản rồi. Ông mua đất để đó thôi chứ không làm dự án gì hết vì ông vẫn tập trung vào mảng nước giải khát,” ông K nói và cho biết đất của ông Thanh ‘bao la bạt ngàn, miếng nào miếng nấy to đùng’.

Giải thích lý do ông Trần Quý Thanh nhảy vào bất động sản, người đối tác này cho biết từ thành công trong mảng kinh doanh nước giải khát, ông Thanh có rất nhiều tiền mặt. Từ đó, ông và các con bỏ tiền ra mua đất. Đồng thời, các doanh nghiệp bất động sản tìm đến ông để vay tiền vì họ gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng.

Ông Thanh cho vay nóng với lãi suất lên đến 3% một tháng. Doanh nghiệp nào cần đến 2.000-3.000 tỷ thì ông sẵn sàng cho vay ngay, nhưng với điều kiện ‘phải thế chấp dự án hay thế chấp công ty’, theo lời kể của ông K.

“Ông Thanh rất là khôn. Mỗi lần thế chấp là ông bắt đưa ra công chứng ký tên chuyển nhượng tài sản luôn. Nếu người vay đến hạn không trả nợ là ông siết luôn tài sản.”

“Thí dụ như tháng đầu người vay trả đủ, nhưng sang tháng thứ hai họ trễ hạn vài ngày thì ông Thanh sang tên luôn vì giấy tờ đã công chứng rồi. Ổng không cho người ta cơ hội đem tiền đến chuộc lại,” ông K. giải thích. “Nhiều người bị như vậy rồi nên người ta bức xúc người ta đi kiện thôi.”

Theo nhận xét của đối tác ẩn danh này thì ‘ông Thanh làm rất kỹ’ nên ‘về luật không có gì sai’, chỉ là ‘không có đạo đức’ khi dồn người ta đến đường cùng để lấy tài sản.

“Người ta trễ hẹn trả nợ, người ta sai nên đứng về pháp lý cha con ông Thanh có toàn quyền xử lý tài sản thế chấp, nhưng đó là toàn bộ gia sản của người ta, giá trị tài sản rất lớn, người ta lạy lục xin lại mà cha con ông Thanh không cho.”

Ông K. dẫn chứng một dự án cả ngàn hectare gần sân bay Long Thành của công ty Kim Oanh, một trong những nguyên đơn đứng ra tố cáo cha con ông Thanh, đã bị lấy mất sau khi ‘trễ hạn trả nợ chừng nửa tháng gì đó’ mặc cho người ta đến nhà ‘quỳ gối van xin’ nhưng cô Trần Uyên Phương không trả.

“Mà Kim Oanh vay 110 tỷ nhưng đến tay chỉ có 80 tỷ thôi, còn 30 tỷ trả tiền môi giới,” ông K. nói và cho biết nếu ai vay 1.000 tỷ thì ông Thanh chỉ đưa trước tầm 800-900 tỷ thôi, số còn lại ‘ông nói còn tiền cò, tiền môi giới các thứ nữa’.

Từ kinh nghiệm làm việc của mình, ông K. lưu ý ông Thanh ‘rất chặt chẽ về luật, không một chút sơ hở và không ai qua mặt được ông ấy đâu’.

“Ông ấy kỹ lắm, tính trước tính sau bao nhiêu nước cờ,” ông nói và cho biết mỗi khi có tranh chấp pháp lý với Tân Hiệp Phát, công ty ông ‘toàn thua’.

‘Bốn lần thắng lớn’

Người đối tác này nhận định vụ bắt giữ ba cha con ông Thanh ‘không gây sốc gì nhiều cho Tân Hiệp Phát’ vì ‘họ đã có thị trường ổn định rồi’ và sai phạm là ‘của riêng cha con ông Thanh, không dính đến tập đoàn’.

Ông K. làm việc với ông Thanh từ những ngày đầu khi Tân Hiệp Phát cho ra đời sản phẩm rà xanh 0 độ nên nắm rõ con đường đi lên của ông Thanh.

Theo lời ông kể thì ông Thanh tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư cơ khí. “Nhà ổng ở ngay Cầu Kiệu, đường Phan Đình Phùng, ba mẹ ổng có xưởng cơ khí ở đó nên ổng cũng tập tành làm bia các thứ,” ông nói.

Lúc đó ông Thanh biết hãng bia Sài Gòn rã một dây chuyền máy móc bia đóng chai của Pháp để lại để bán thanh lý nhưng ông mua không kịp. “Ông ấy mất mấy tháng đi tìm khắp các vựa ve chai mua lại hầu hết toàn bộ dây chuyền, rồi ông ấy tự một mình lắp lại toàn bộ. Dây chuyền chạy ổn, ông ấy bắt đầu đóng chai bia Bến Thành,” ông K. kể và cho biết bia Bến Thành bán chạy trên khắp các tỉnh miền Nam.

Thành công thứ hai của ông Thanh là nước tăng lực Number One, cũng theo ông K. Lúc ấy thị trường nước tăng lực chủ yếu là sản phẩm lon thiếc của Red Bull hay Lipovitan với giá thành 5.000-7.000 đồng một lon.

“Ông Thanh phát hiện ra một điều là giới tài xế uống nước tăng lực nhiều, mà bán giá đó họ đâu có mua uống nhiều được, nên ông làm ra nước tăng lực đóng chai thủy tinh chỉ có 2.000 đồng một chai thôi,” ông K. kể. “Ổng quảng cáo một phát bán sạch sành sanh.”

Sau khi thắng nước tăng lực, ông Thanh có tiền về Bình Dương xây cơ ngơi, mở nhà máy lớn như bây giờ và phát triển thêm các dòng sản phẩm khác, trong đó có trà xanh 0 độ, thành công thứ ba của ông.

“Lúc đó ổng hỏi tụi tôi là theo tụi bây tao nên bán chai 0 độ bao nhiêu? Ly trà đá khi đó 500 đồng, mọi người mới nói bán 3.000-3.500 đồng thôi. Vậy mà ổng nói ‘Tao bán 5.000’. Mọi người ai cũng phản đối, nói bán giá đó ai mà mua,” ông K. kể.

“Ai ngờ ổng tung trà xanh 0 độ ra ổng thắng lớn. Ổng lời biết bao nhiêu mà nói vì vốn mỗi chai có chừng 1.000 mà bán giá 5.000 đồng.”

Giải thích lý do ông Thanh thành công, ông K. nói ‘ổng truyền được thông điệp uống trà xanh 0 độ vô làm mát cơ thể, có lợi cho sức khỏe’.

“Khi đó thị trường chưa có trà xanh đóng chai, ổng ra thì ổng một mình một chợ bao phủ cả nước nên tăng trưởng khủng khiếp.”

Thành công thứ tư là trà thảo mộc Dr Thanh, đặt theo tên chính ông Thanh. Nguyên do là một lần ông Thanh đi Trung Quốc ‘sau khi uống thử trà thảo mộc của họ, ông đem về và đẻ ra Dr Thanh’. “Ổng bịa ra thảo mộc cung đình này nọ nhưng đâu có đâu. Vấn đề là thị trường họ tin nên ổng thắng thêm cú đó nữa,” ông K. kể.

Nhưng sau trà thảo mộc Dr Thanh đến nay thì ông Thanh ‘không thắng thêm cú nào nữa’, cũng theo lời người đối tác này nhưng ông cho biết với những sản phẩm chủ lực đó, mỗi năm Tân Hiệp Phát có mức lợi nhuận đến 30% doanh thu mà thường doanh nghiệp ‘chỉ mong lời được 5-10% là mừng’.

“Ông Thanh từng tâm sự là nếu ngày xưa có người cướp của của người giàu chia cho người nghèo, thì ngày nay ‘tao lấy của người nghèo tao làm giàu’,” ông K. kể lại lời ông Thanh.

Về tai tiếng ‘con ruồi’ bị cáo buộc là tìm thấy trong chai nước tăng lực Number One của Tân Hiệp Phát hồi năm 2015 khiến người tố cáo phải chịu mức án 7 năm tù về tội ‘Cưỡng đoạt tài sản’, anh K. thuật lại lời ông Thanh khi đó là: “Tao đâu có muốn nó đi tù chi.” và cho rằng ông Thanh làm cú đó là ‘đánh một trận để dẹp loạn’.

“Hồi đó mỗi ngày ông Thanh nhận hàng trăm cuộc gọi tống tiền trong nhiều năm liên tục,” ông K. kể và cho biết lúc đó có một đội ngũ ‘các nhà báo bẩn chuyên soi mói sơ hở của các doanh nghiệp lớn, không chỉ Tân Hiệp Phát, rồi ‘bắt doanh nghiệp cúng tiền cho họ sống’.

“Khi đó ông nói thôi, ta sẽ đánh một trận. Ổng đi rào trước hết với các cơ quan nhà nước,” ông K. kể. “Ổng đánh xong trận đó là im hết, tắt đài hết luôn, không thằng nào dám xớ rớ nữa.”

https://www.voatiengviet.com

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bị truy nã vẫn chưa thôi quốc tịch Việt Nam

19/4/2023

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC 

AIC Group 

Bà Nguyễn thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), đang bị truy nã do bỏ trốn khỏi Việt Nam, vẫn còn quốc tịch Việt Nam vì chưa hoàn tất các thủ tục từ bỏ quốc tịch theo quy định.

Bộ Tư pháp Việt Nam vào chiều ngày 19/4 trả lời truyền thông như vừa nêu khi được hỏi về vấn đề liên quan. Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch và chứng thực thuộc Bộ Tư pháp – ông Nguyễn Thanh Hải – trả lời báo chí rằng cơ quan của ông phụ trách chưa nhận được thông tin do địa phương nơi bà Nhàn cư trú chuyển đến liên quan việc thôi quốc tịch Việt Nam của bà Nguyễn thị Thanh Nhàn.

Ông Hải trình bày lại quy trình xin thôi quốc tịch Việt Nam. Cụ thể người muốn thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi cư trú, không được ủy quyền. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp đăng thông báo về việc này trên một báo viết hay báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp, và đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp Việt Nam. Sở Tư pháp còn phải đề nghị Công an cấp tỉnh/thành xác minh về nhân thân người nộp đơn. Thời hạn giải quyết đơn xin thôi quốc tịch hợp lệ là 75 ngày.

Vào tháng 11/2022, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và bảy người khác trong vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ…” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các đơn vị liên quan được Bộ Công an Việt Nam thông báo đang bỏ trốn và bị truy nã. Công an Việt Nam kêu gọi họ ra đầu thú.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị xác định có vai trò lớn trong vụ án. Bà này trốn truy nã và bị phát hiện đang ẩn mình ở Châu Âu. Bản thân bà Nhàn từng là trung gian cho các thương vụ mua bán vũ khí giữa Việt Nam và những nhóm quốc phòng Phương Tây. Trong đó có thương vụ mua bán một vệ tinh quân sự cho Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Israel (IAI) hồi năm 2018.

Vào ngày 4/1/2023, bà Nhàn bị Tòa Hà Nội tuyên án tổng cộng 30 năm tù trong vụ án vi phạm quy định đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn, thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng, đưa và nhận hối lộ xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị có liên quan.

Ngoài vai trò trong vụ án tại tỉnh Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn vào tháng 8/2022 còn bị khởi tố trong vụ án “vi phạm về quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng NInh và AIC hồi năm 2012. Lúc đó ông Phạm Minh Chính, nay là Thủ tướng, làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Việt Nam: Chú khỉ trầm cảm khi cuộc đời ‘bị đánh cắp’


BBC News

20/4/2023

Nguồn hình ảnh, Minh Hieu

Chụp lại hình ảnh, 

Chú khỉ bị trầm cảm tại vườn quốc gia Bù Gia Mập và hình vẽ minh họa của sinh viên Đại học HUTECH, Nguyễn Hoàng Minh Hiếu 

Không phải tất cả chúng ta đều biết loài khỉ có thể bị trầm cảm như con người, sau khi chúng phải trải qua nhiều tổn thương trong quá khứ.

Trong một chuyến đi trekking tại vườn quốc gia Bù Gia Mập ở tỉnh Bình Phước cách đây vài tháng, sinh viên Nguyễn Hoàng Minh Hiếu từ Đại học HUTECH ở Sài Gòn chú ý đến một con khỉ 15 tuổi, ngồi buồn bã trong chiếc chuồng sắt. 

“Tôi chú ý đến một chú khỉ già lắm rồi, ngồi yên trong cái chuồng, rất khác so với những con khỉ hiếu động kế bên.”

Cuộc đời ‘bị đánh cắp’

Sau khi hỏi các nhân viên kiểm lâm của vườn quốc gia Bù Gia Mập, Minh Hiếu hiểu thêm về nguyên nhân trầm cảm của chú khỉ mặt đỏ này, vốn đã mất khả năng quay trở về thiên nhiên.

“Một anh kiểm lâm nói với tôi rằng chú khỉ đó bị săn bắt trộm từ nhỏ, sau đó được giải cứu về thì chú ta bị trầm cảm. Sau khi được thả về rừng tự nhiên thì chú khỉ này không được đồng loại chấp nhận, và cũng không tự kiếm ăn được. Sau vài lần thả không thành công như vậy, người ta phải đưa chú về lại vườn quốc gia. Chú khỉ này sống tại Bù Gia Mập khoảng 8 đến 9 năm rồi”, Minh Hiếu nói với BBC News Tiếng Việt.

Nhân viên kiểm lâm kể thêm với Minh Hiếu là họ đã giải cứu chú khỉ này ở vùng biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, khi đó chú khỉ “rất hoảng loạn khi lồng kế bên là một khỉ khác bị chết.”

Nguồn hình ảnh, Minh Hieu

Chụp lại hình ảnh, 

Minh Hiếu cho biết bản thân rất bị ám ảnh từ đôi mắt buồn bã của chú khỉ 15 tuổi này

“Chú khỉ mặt đỏ 15 tuổi này được giải cứu từ một vụ mua bán động vật hoang dã trái phép. Lúc mới tiếp nhận, chú bị nhốt trong một cái lồng chật hẹp, sức khỏe rất yếu. Bên cạnh chú là một bạn khỉ đi cùng đã chết nên lúc đầu về trung tâm chú rất hoảng loạn, trầm cảm, không ăn uống gì nhiều. Sau nhiều tháng được chăm sóc thì tâm lý chú phần nào đã ổn định.”

“Chú khỉ ngồi yên ở Bù Gia Mập như đang suy nghĩ về trong quá khứ, về một cuộc đời bị đánh cắp vậy với ánh mắt nhìn rất xa xăm”, Minh Hiếu nói với BBC.

Tác phẩm về chú khỉ bị trầm cảm ở trung tâm cứu hộ động vật rừng quốc gia Bù Gia Mập của sinh viên Đại học HUTECH, ngành thiết kế đồ họa này đã thu hút hàng ngàn lượt like trên mạng xã hội.

‘Biết vui, biết đau’

Minh Hiếu nói khi còn nhỏ, con vật yêu thích là hươu cao cổ, nhưng khi lớn, đôi mắt của loài khỉ khiến bạn rất ám ảnh.

“Sau thời gian tìm hiểu thì tôi thích khỉ, vì tôi thấy chúng có nhiều cảm xúc giống như con người, biết vui, biết đau. Đôi mắt của chú khỉ bị nhốt trong chuồng khiến tôi bị ánh ảm.”

Khỉ mặt đỏ là loại động vật quý hiếm, nằm trong Sách đỏ (Red List of Threatened Species) của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN với mức độ bảo toàn khẩn cấp.

“Khỉ không phải thú cưng, đừng nuôi nhốt chúng bằng những chiếc lồng sắt hay trói chân chúng bằng xiềng xích”, theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (Education for Nature Vietnam – ENV).

Nguồn hình ảnh, Minh Hieu

Chụp lại hình ảnh, 

“Chú khỉ ngồi yên ở Bù Gia Mập như đang suy nghĩ về trong quá khứ, về một cuộc đời bị đánh cắp vậy với ánh mắt nhìn rất xa xăm”, Minh Hiếu nói với BBC

Minh Hiếu đã vẽ minh họa cho một số sách thiếu nhi và được xuất bản. Chủ đề đa số về số phận động vật hoang dã tại Việt Nam. 

Ngoài chú khỉ bị trầm cảm, tác phẩm ‘Bức tranh chim mồi’ của Minh Hiếu nói về nạn săn bắt chim mùa di cư ở Việt Nam.

“Một trong những tác phẩm tâm đắc nhất của tôi là về mùa chim mồi. Tôi đã ấp ủ trước đó một năm rồi sau khi đọc bài viết về săn bắt chim trời thì rất thiếu nhân tính, đau đớn. Đọc tư liệu và xem hình thật thì tôi đau lòng quá, phải dừng lại rồi sau đó mới vẽ tiếp được.”

Nguồn hình ảnh, Minh Hieu

Chụp lại hình ảnh, 

Minh Hiếu vẽ một con cói bị khâu mắt để làm mồi săn bắt chim trời

Mùa chim di cư ở Việt Nam diễn ra từ cuối tháng Tám, đầu tháng Chín, khi chim bay từ phía bắc về phương nam để chống rét.

Săn bắt chim trời vẫn là cách mưu sinh của nhiều người dân Việt Nam. 

Nguồn hình ảnh, Minh Hieu

Chụp lại hình ảnh, 

Minh Hiếu vẽ một con chim bị vặt lông sau khi bị bắt trong mùa di cư, để đem đi tiêu thụ thịt

Dùng các loại bẫy như cò giả và mồi thậm chí như con cói bị khâu mắt, nhiều người vẫn tiếp tục săn bắt, giết thịt và buôn bán chim di cư tại những nơi được gọi là ‘thủ phủ’ như tại Hà Tĩnh…

Nguồn hình ảnh, Minh Hieu

Chụp lại hình ảnh, 

Minh Hiếu vẽ về những bữa ăn với thịt chim từ nạn săn bắt trái phép mùa chim di cư tránh rét

Minh Hiếu cho biết những tác phẩm về bảo vệ động vật hoang dã, có thể chạm đến cảm xúc của người xem sẽ luôn là động lực của bạn.

Nguồn hình ảnh, Minh Hieu

Chụp lại hình ảnh, 

Qua hình vẽ, Minh Hiếu muốn nói về số phận những cú voi phải cõng khách du lịch và chịu tổn thương về xương sống như Pai Lin đã được giải cứu tại Thái Lan

Nguồn hình ảnh, Wildlife Friends Foundation in Thailand (WFFT)

Chụp lại hình ảnh, 

Voi Pai Lin, 71 tuổi ở Thái Lan, đã bị còng xương sống sau 25 năm cõng khách du lịch, mỗi lần cõng đến sáu người

“Chủ đề về phóng sinh cũng rất hay, và tôi cũng có kế hoạch vẽ tiếp về các động vật bị sử dụng cho dịch vụ du lịch.”

“Trong tác phẩm ‘Niềm vui ngắn, nỗi đau dài, tôi nghĩ không có động vật nào đáng phải chịu đau đớn như vậy. Ngôi nhà của chúng là ở tự nhiên”, Minh Hiếu cho biết.

Nguồn hình ảnh, Minh Hieu

Chụp lại hình ảnh, 

Minh Hiếu vẽ về những con gấu bị bắt đứng hai chân làm xiếc 

Nguồn hình ảnh, Minh Hieu

Chụp lại hình ảnh, 

Sinh viên Minh Hiếu kêu gọi mọi người hãy gọi đến đường dây nóng của ENV 1800-1522 ở Việt Nam khi phát hiện thấy có vi phạm động vật hoang dã

Chuyện Việt Nam Thứ ba 18/4/2023 và Thứ Tư 19/4/2023

Wednesday, April 19th, 2023

Quê Hương tổng hợp

Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên kể về hành trình sang Mỹ tỵ nạn


Mỹ Hằng

BBC News Tiếng Việt

18/4/2023

Nguồn hình ảnh, Pham Thanh Nghien

Chụp lại hình ảnh, 

Gia đình cựu tù chính trị Phạm Thanh Nghiên tại sân bay hôm 14/4/2023

‘Buồn nhưng hi vọng’ là hai cảm xúc đầu tiên mà nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên chia sẻ với BBC chỉ vài ngày sau khi đặt chân lên đất Mỹ. 

Bà Nghiên cùng chồng và con nhỏ rời Sài Gòn sang Mỹ hôm 14/4, đúng ngày Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đặt chân tới Hà Nội.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ hai 17/04/2023: * Blogger Thái Văn Đường mất tích, bị bắt.. *Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam một tàu tuần duyên *Đoàn cấp cao Bộ Công an thăm TQ *Họp báo của Ngoại Trưởng Mỹ

Monday, April 17th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Blogger Thái Văn Đường mất tích ở Thái, bạn bè nghi bị an ninh Việt Nam dẫn giải – RFA


15/4/2023

Blogger Thái Văn Đường mất tích ở Thái, bạn bè nghi bị an ninh Việt Nam dẫn giải

Blogger Thái Văn Đường trong một video nói chuyện trên Youtube 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngẢnh chụp màn hình từ Youtube 

Blogger Thái Văn Đường, tên thật là Đường Văn Thái bị mất tích tại Thái Lan nơi ông đã sống tị nạn từ nhiều năm qua. Nhiều người quen và bạn bè lo ngại ông bị an ninh bắt cóc để đưa về Việt Nam xét xử vì đưa nhiều thông tin thuộc dạng “thâm cung bí sử” của nhiều quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản lên mạng xã hội.

(more…)

Việt Nam: Buổi họp báo của Ngoại trưởng Blinken sau khi kết thúc chuyến công du tại Hà Nội

Monday, April 17th, 2023

VNTB

17/4/2023

VNTB – Buổi họp báo của Ngoại trưởng Blinken sau khi kết thúc chuyến công du tại Hà Nội

Chúng tôi tôn trọng quyền của Việt Nam trong việc định hình tương lai dưới hệ thống chính trị riêng.


 Trong buổi họp báo ngày 15-4-2023 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Blinken đã tóm lược lại một số việc đã được thực hiện trong chuyến công du tại Việt Nam và trả lời câu hỏi của các phóng viên.

(more…)