Tại sao lương tâm vẫn sống giữa cường quyền và dối trá? – Ts. Phạm Đình Bá

Wednesday, May 3rd, 2023

Ts. Phạm Đình Bá

03/5/2023

Anh Tưởng Năng Tiến kể chuyện về một ít người “sống với lý tưởng của mình” giữa lòng một chế độ được đặt nền móng và duy trì bởi cường quyền, bạo lực, cùng dối trá. Số công dân lựa chọn một cung cách sống với tinh thần trách nhiệm mỗi lúc một thêm đông. [1]

(more…)

Tiếp viên hàng không: lo tiền vô ngành để buôn lậu – VNTB

Wednesday, March 22nd, 2023

20.03.2023 12:37

VNTB – Tiếp viên hàng không: lo tiền vô ngành để buôn lậu

Trần Quí Thường

(VNTB) – 4 tiếp viên Vietnam Airlines xách hơn 10kg ma túy về nước, còn đâu hình ảnh ngạo nghễ Việt Nam?

(more…)

Hồ Chí Minh có thực là người tài, đức? – VNTB

Wednesday, March 22nd, 2023

22.03.2023 5:52

VNTB – Hồ Chí Minh có thực là người tài, đức? 
Cựu TBT Nông Đức Mạnh

Chí Thành P.

(VNTB) – Có vợ, con mà nói “tôi không vợ, không con”, là hành vi gian dối, không có đạo đức.

Viết nhân cả nước đang là một công trường dựng tượng đài ông Hồ Chí Minh.

(more…)

Chuyên án “thất bại” vì không bắt được người nhận hàng – VNTB

Tuesday, March 21st, 2023

21.03.2023 8:40

VNTB – Chuyên án “thất bại” vì không bắt được người nhận hàng

Hiếu Bá Linh 

Tờ Nhân Dân cho biết vụ bắt giữ 4 tiếp viên hàng không là kết quả của việc thực hiện chuyên án “triệt phá đường dây tiếp viên hàng không vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam”.

Trao đổi với Báo Thanh Niên, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng cũng khẳng định, không phải việc phát hiện, phá án dạng này là tình cờ.

(more…)

Khi nào mới có điện lực tư nhân? – VNTB

Friday, February 10th, 2023

11.02.2023 3:18

VNTB – Khi nào mới có điện lực tư nhân?

Tử Long

(VNTB) – Tư nhân ở Việt Nam đã tham gia vào thị trường phát điện cũng lâu rồi, thế nhưng vẫn chưa có cái tạm gọi là “điện lực tư nhân”.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 09/02/2023: CIVICUS: VN bỏ tù, ngược đãi báo chí, nhà hoạt động dù đã vào Hội đồng Nhân quyền LHQ – Báo chí xóa đoạn cuối lời của Nguyễn Xuân Phúc, hệ quả – Thu giữ 600 kg ngà voi châu Phi – Hội thề chống tham nhũng (Phần 2) – Lê Thị Bích Trân là ai?

Thursday, February 9th, 2023

Quê Hương tổng hợp


CIVICUS: Việt Nam vẫn bỏ tù và ngược đãi nhà báo, nhà hoạt động dù đã vào Hội đồng Nhân quyền LHQ – 09/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Việt Nam vẫn liên tục bắt giữ, bỏ tù các nhà báo độc lập, các blogger và các nhà hoạt động dù đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Việt Nam vẫn liên tục bắt giữ, bỏ tù các nhà báo độc lập, các blogger và các nhà hoạt động dù đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 

Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân (CIVICUS), một tổ chức phi chính phủ được thành lập ở Nam Phi, trong một báo cáo công bố hôm 8/2 nói rằng tình trạng bỏ tù và ngược đãi các nhà hoạt động, nhà báo tại Việt Nam vẫn tồn tại dù Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Báo cáo nhận định rằng không gian dân sự ở Việt Nam vẫn trong tình trạng “đóng cửa”, với những ghi nhận về việc sử dụng các điều luật vốn còn nhiều hạn chế để hình sự hóa, buộc tội các nhà hoạt động và nhà báo, hạn chế việc di chuyển, giám sát và có những cáo buộc tra tấn và ngược đãi họ. Nổi bật là chiêu thức sử dụng luật về “trốn thuế” để nhắm vào các nhà hoạt động.

Nhiều trường hợp bị bắt giữ được nêu trong báo cáo như trường hợp Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, một luật sư, trí thức phản biện nổi tiếng, đã bị bắt vào tháng 12/2022 với tội “trốn thuế”; trường hợp của Mai Phan Lợi, người sáng lập và lãnh đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC), một chuyên gia báo chí và truyền thông xã hội được nhiều người biết đến, và ông Bạch Hùng Dương, nguyên Giám đốc MEC, đã bị toà án Hà Nội kết án 4 năm tù và 2 năm 6 tháng tù với cáo buộc “trốn thuế”. Hoặc trường hợp ông Đặng Đình Bách, Giám đốc Luật và Chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững, bị kết án 5 năm tù vào tháng 6/2022 và bà Nguỵ Thị Khanh, người sáng lập Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh, bị bỏ tù 2 năm cũng với tội danh tương tự.

Ngoài ra, báo cáo của CIVIVUS cũng ghi nhận những nỗ lực của nhà cầm quyền trong việc thắt chặt kiểm soát các nền tảng truyền thông xã hội nhằm bịt miệng những người bất đồng chính kiến trên mạng. Chính quyền đã áp đặt nhiều hạn chế và ngày càng gia tăng kiểm soát truyền thông xã hội trong khi nhiều nhà báo độc lập, blogger tiếp tục bị kết án hình sự với nhiều năm tù. Truyền thông nhà nước vẫn bị kiểm duyệt trong việc đưa tin về các cuộc biểu tình ở trong nước hay thậm chí ở Trung Quốc.

Báo cáo cũng đề cập đến tình trạng một số nhà hoạt động tiếp tục bị bắt với những cáo buộc ngụy tạo và bị cấm xuất cảnh, bị chuyển đến các nhà tù cách xa gia đình của họ và phải đối mặt với sự tra tấn hoặc ngược đãi, như trường hợp của Luật sư Võ An Đôn, nhà báo Phạm Đoan Trang, Huỳnh Thục Vy, Lê Mạnh Hà, Bùi Văn Thuận…

Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 10 vừa qua, bất chấp những ghi nhận tiêu cực về nhân quyền cũng như bị nhiều tổ chức nhân quyền và nhà hoạt động kêu gọi Hội đồng bác bỏ đề cử của Hà Nội.


Hệ quả của việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc

Bình luận của Bích Nhung
08/02/2023

Hệ quả của việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc dự Đối thoại Lãnh đạo APEC với ABAC tại Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ở Bangkok hôm 18/11/2022 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Hệ quả đầu tiên là công luận ngày càng hết tin vào truyền thông “lề phải”. Sau đó Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không thể giải thích được vụ việc theo logic thông thường. Hệ quả cuối cùng là nuôi dưỡng một loại truyền thông không chuyên nghiệp. Cho nên cũng như từ trước tới nay, càng ngày người dân càng phải đi tìm các thông tin “ngoài luồng” để có chút hiểu biết về hiện tình đất nước.

______________

Việc cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu lần cuối tại Phủ Chủ tịch chiều 4/2 rõ ràng đã có hàng triệu triệu người biết, cả trong nước lẫn quốc tế. Thật ra, lễ bàn giao công tác giữa nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Văn phòng Chủ tịch nước ngay từ đầu đã là một sự lạ. Bao năm trước đây, lúc Trần Đức Lương chuyển qua Nguyễn Minh Triết, rồi ông Triết chuyển qua Trương Tấn Sang… nào có thấy lễ lạt “bàn giao bàn thớt” gì đâu. Lần này, để tỏ ra mọi chuyện trên “cung đình” diễn ra suôn sẻ, “trên dười đồng lòng, dọc ngang thông suốt” như TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn ca bài ca “Kết đoàn” bấy lâu nay, ĐCSVN nghĩ ra kế chia tay, bàn giao giữa cũ và mới. Ngày 4/2, tất cả mấy trăm tờ báo giấy và báo mạng trong nước nhất loạt giật tít nổi bật về buổi lễ đầy cờ hoa được mô tả là long trọng ấy.

Cũng có những cái tít khá ẩn ý trên “Tuổi Trẻ”, “Thanh Niên”… là những tờ báo có khối lượng bạn đọc khá lớn, nhấn mạnh lý do xin thôi các chức vụ của ông Phúc (1). Nhưng điều bất ngờ cho tất cả những người làm báo lẫn bạn đọc là những lời cuối cùng của ông Phúc trước khi dứt mạch diễn thuyết: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á…” Trước đó, nghe cả bài diễn văn lê thê ông Phúc cám ơn Đảng, Nhà nước và đồng nghiệp, thậm chí cám ơn cả TBT Nguyễn Phú Trọng – là người chủ mưu và ép ông phải rời ghế trước Tết nguyên đán – mọi người gần như ngủ gật, vì biết ông Phúc chỉ nói lấy lệ, không thật lòng. Ai lại đi cám ơn kẻ đã làm sụp đổ toàn bộ tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của mình, danh giá của địa phương mình, gia tộc mình… Nghe vô lý đùng đùng!

Dù vậy, ngay hôm 4/2 đã diễn ra sự “tách đôi” khá ngoạn mục. Những trang chính thống của ĐCSVN, của TTXVN kể cả báo Tuyên giáo, nhờ “ý thức cảnh giác cách mạng cao” đã nhất quyết không đăng lời thanh minh đầy kinh ngạc của cựu Chủ tịch nước. Trong khi những tờ báo nhiều bạn đọc nhất, nhờ “ý thức phục vụ độc giả cao” đã đăng nguyên văn đoạn cuối lời tường trình của ông Phúc. Tuy chưa thật chuyên nghiệp, vì các báo đều đặt thông tin có giá trị nhất xuống dưới “tận đáy bài”. Tuy nhiên, bóng ma trong bữa tiệc thịnh soạn chiều hôm trước đã lập tức xuất hiện ngay vào ngày hôm sau (ngày 5/2). Theo lệnh của Ban Tuyên giáo, những báo đã “chót” đăng lời cuối của ông Phúc đều bị gỡ xuống hết! Kiểm tra lại các trang như “Thanh Niên”, “Tiền Phong”… đoạn nội dung ông Phúc bảo vệ gia đình chỉ còn xuất hiện dưới dạng tìm kiếm của Google, bấm vào thì nội dung này đều đã bị delete (2)

“Đăng bài rồi lại gỡ/ Thật là sạo quá đi/ Nói thật loại báo ấy/ Hèn và không ra gì”. “Hơn nữa dù có gỡ/ Người ta cũng lưu rồi?/ Tức vẫn còn bằng chứng/ Gỡ cũng hòa mà thôi”… Trên mạng xã hội lập tức xuất hiện thể thơ năm chữ, một dạng thơ đặc thù của thầy Thái Bá Tân. Cũng có tờ báo “bám trụ” đến phút cuối. Ví dụ cho đến đến khoảng 17 giờ 30 giờ Việt Nam cùng ngày 6/2, tuy đã có lệnh từ Tuyên giáo, nhưng báo của Tỉnh ủy Quảng Nam vẫn để nguyên lời phát ngôn của cựu Chủ tịch Phúc, người quê từ tỉnh này. Nhưng rồi không chống được lệnh “triều đình”, mãi đến ngày hôm sau (7/2), đoạn cuối trong phát biểu của ông Phúc mới bị gỡ bỏ. Quảng Nam vẫn là địa phương “pro” ông Phúc. Nhân Tết nguyên đán mà tỉnh này dám không cho hai thành phố là Tam Kỳ và Hội An (trong địa bàn tỉnh) bắn pháo hoa vào đêm giao thừa, với ý nghĩa là để “phân ưu” với người con của tỉnh nhà (3). 

Tựu trung lại, việc xóa đoạn cuối trong phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc hôm 4/2 chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả.  Công luận ngày càng hết tin vào truyền thông “lề phải”. Kế đến là Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không thể giải thích được vụ việc theo logic thông thường. Đoạn cuối trong phát ngôn của cựu Chủ tịch nước đã khiến cho công luận giật mình. Vậy “trùm cuối” là ai? Ông Phúc bác bỏ tin đồn liên quan đến vợ con ông, nghĩa là ông phải biết “trùm cuối” là ai. Vậy tại sao ông không được phép nói trắng ra? Hay bời vì, “trùm cuối” là một “siêu nhân”, một “siêu quyền lực” và không nằm ở Việt Nam? Hệ quả cuối cùng là nuôi dưỡng một loại truyền thông không chuyên nghiệp. Cho nên cũng như từ trước tới nay, càng ngày người dân càng phải đi tìm các thông tin “ngoài luồng” để có chút hiểu biết về hiện tình đất nước (4)

____________

Tham khảo:

1. https://tuoitre.vn/nguyen-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-noi-ve-ly-do-xin-thoi-nhiem-vu-20230204164137368.htm

2. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/state-media-took-down-reports-about-former-president-s-remark-of-his-family-involved-in-viet-a-scandal-02072023084607.html

3. https://tuoitre.vn/quang-nam-khong-cho-ban-phao-hoa-dem-giao-thua-tai-hoi-an-va-tam-ky-20230114183320233.htm

4. https://www.voatiengviet.com/a/ha-noi-rung-dong-vi-tuyen-bo-cua-cuu-chu-tich-nuoc-/6950379.html

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/outcomes-from-the-removal-of-former-president-s-speech-in-state-media-02082023122211.html

Việt Nam thu giữ 600 kg ngà voi châu Phi 

08/02/2023 

Reuters 

Một vụ thu giữ ngà voi lậu. [Ảnh minh họa]

Một vụ thu giữ ngà voi lậu. [Ảnh minh họa] 

Chính quyền Việt Nam tuần trước đã thu giữ hơn 600 kg ngà voi buôn lậu từ châu Phi, chính phủ cho biết hôm 6/2.

Buôn bán ngà voi bị coi là bất hợp pháp ở Việt Nam nhưng nạn buôn bán động vật hoang dã vẫn phổ biến.

Các mặt hàng khác thường được buôn lậu vào nước này bao gồm vảy tê tê, sừng tê giác và xác hổ.

Cơ quan hải quan tại thành phố cảng Hải Phòng hôm 6/2 đã tìm thấy gần 130 kg ngà voi được giấu trong một container chứa sừng bò có nguồn gốc từ châu Phi, chính phủ cho biết trong một thông cáo.

Vụ này được phát hiện sau vụ phát hiện gần 500 kg ngà voi châu Phi hôm 2/2 tại Cảng Lạch Huyện tại thành phố Hải Phòng, chính phủ cho biết.

Đây là vụ bắt giữ ngà voi buôn lậu lớn nhất ở nước này trong hơn 4 năm qua. Hồi tháng 10 năm 2018, chính quyền đã thu giữ hơn tám tấn ngà voi và vảy tê tê trong một trong những vụ buôn bán động vật hoang dã lớn nhất của nước này trong nhiều năm.


Tàu hải quân Anh thăm TP HCM 

08/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Tàu chiến Anh HMS Richmond đến Cam Ranh, Khánh Hòa hôm 1/10/2021. [Ảnh minh họa] Photo Twitter UK in Vietnam.

Tàu chiến Anh HMS Richmond đến Cam Ranh, Khánh Hòa hôm 1/10/2021. [Ảnh minh họa] Photo Twitter UK in Vietnam. 

Tàu tuần tra xa bờ của Hải quân Hoàng gia Anh mang tên HMS Spey, do Thuyền trưởng Michael Proudman chỉ huy, hôm 7/2 đã cập cảng Nhà Rồng, bắt đầu chuyến thăm thiện chí kéo dài 5 ngày tại TP HCM.

Đại sứ quán Anh nói rằng tàu Hải quân Hoàng gia thứ tư được cử đến Việt Nam trong vòng 5 năm qua này “là minh chứng mạnh mẽ cho việc Vương quốc Anh là một trong những đối tác lâu dài và đáng tin cậy nhất của Việt Nam trong lĩnh vực an ninh hàng hải”.

Cơ quan ngoại giao này dẫn lời Đại sứ Anh tại Việt Nam, Iain Frew, nói trong một thông cáo rằng “chuyến thăm của tàu HMS Spey đến TP HCM diễn ra vào dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Vương quốc Anh – Việt Nam”.

“Vương quốc Anh và Việt Nam chia sẻ nhiều mối quan tâm chung, bao gồm an ninh hàng hải, phát triển bền vững và mong muốn cùng tăng trưởng kinh tế. Tôi tin tưởng rằng chuyến thăm này sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ vốn đã bền chặt của chúng ta”, ông Frew nói, theo Đại sứ quán Anh.

Tin cho hay, trong thời gian ở Thành phố Hồ Chí Minh, các sĩ quan hải quân của tàu dự kiến sẽ tới chào xã giao lãnh đạo Ủy ban nhân dân TP HCM, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 2.

“Thủy thủ đoàn của HMS Spey cũng sẽ tham gia vào nhiều hoạt động thú vị, bao gồm trao đổi chuyên môn giữa hai lực lượng Hải quân trên tàu, giao lưu bóng đá hữu nghị với các quân nhân Việt Nam và giao lưu văn hóa với cộng đồng địa phương”, đại sứ quán Anh cho biết.

Trung tá Michael Proudman, Chỉ huy tàu HMS Spey, được dẫn lời nói bày tỏ “rất vui mừng được đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh”.

“Chuyến thăm này không chỉ là cơ hội để chúng tôi tăng cường hợp tác với các đối tác Việt Nam mà còn nhấn mạnh cam kết không ngừng của Vương quốc Anh trong việc thúc đẩy ổn định và an ninh toàn cầu ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Trung tá Proudman nói, theo đại sứ quán Anh.

Theo Cổng thông tin của TP HCM, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi hôm 7/2 đã có buổi tiếp Đại sứ Frew nhân chuyến công tác tại TP HCM đón tàu HMS Spey. Ông Mãi “bày tỏ tin tưởng sự hợp tác giữa Anh quốc và Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đóng góp cho hòa bình cũng như hợp tác phát triển của khu vực và thế giới”.

Cùng với tàu HMS Tamar, tin cho hay, HMS Spey hiện đang triển khai nhiệm vụ kéo dài 5 năm tại khu vực biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm “giúp giải quyết các thách thức an ninh và hỗ trợ các quốc gia giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu” cũng như “thực hiện những biện pháp nhằm chống đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo trong khu vực”.


Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng (Phần 2)

Nguyễn Thông

7-2-2023

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/02/te.jpeg

Hội minh thệ năm nay Quý Mão. Ảnh: Báo Hải Phòng 

Hôm nay, 16 tháng giêng Quý Mão 2023, khi tôi đang lạch cạch mổ đám phím đẻ ra những chữ này thì hội thề vào ngày cuối, bởi theo tục lệ mới, nó diễn ra 3 ngày, rằm và trước sau rằm. Nó không còn đơn thuần hội nữa mà là lễ hội. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo, gớm, thề thốt gì mà thề lắm thế. Tợp xong ngụm nước chè, lão chốt lại phần lý luận, đèo, xứ này thề chống tham nhũng có mà thề cả năm.

Nhiều người đọc phần 1 đã rất bức xúc chuyện thề chống tham nhũng ở lễ hội làng Hòa Liễu đất cảng. Rằng sao chỉ có mấy ông bô lão, cán bộ thôn và dân làng, “đối tượng” này trên răng dưới cát tút, quần quật kiếm sống suốt ngày, một tí quyền hành bằng mẩu móng tay cũng không có, thì tham nhũng cái quái gì. Có mà chống vào mồm. Cán bộ chả ông nào chịu thò mặt ra thề, xã chẳng mấy ai, huyện càng vắng, thành phố không, trung ương chả dại gì. Có mà thề cá trê chui ống. Thề chưa ráo mép đã phạm tội thì tội càng nặng. Dại gì thề để lạy ông tôi ở bụi này, khai đang trốn trong đống rơm.

Ngay cả như ông Phúc đặt tay trên ngực trịnh trọng thề trước quốc hội mà còn chẳng ăn ai, đâu có mấy người tin, vậy thề ở chùa xóm thì làm được trò gì. Vui là chính, lừa dân được tới đâu hay đến đấy. Cũng có người ôn hòa hơn, bảo rằng đây chỉ là lễ hội cấp làng, cao hơn tí nữa thì xã, chứ nó đã được nâng thành cấp huyện, thành phố, trung ương đâu mà bắt đám quan chức nhơ nhỡ, nhơn nhớn tới thề v.v…

Giời ạ, nhà cháu không định viết về mấy ý ấy, mà cái khác cơ. Về sự dốt nát.

Đọc hết các báo, tất nhiên là báo chí mậu dịch, báo quốc doanh, bởi xứ này không có loại báo nào khác, từ báo Hải Phòng tới báo Nhân Dân, báo ngành/ đoàn thể như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công an, Quân đội, Lao động, báo nói như VTV đài truyền hình quốc gia, VOV đài mồm quốc gia, thông tấn như TTXVN, rồi các trang tin điện tử cấp huyện cấp tỉnh cấp trung ương… đều gọi cái lễ hội, hội thề ở chùa Hòa Liễu xứ Phòng ấy là “Hội minh thề”. Tôi xin nhấn mạnh, họ đều viết, đều nói là “thề”. Có những ông bà quan chức hoặc anh chị nhà báo ít chữ, thậm chí còn phân tích, tán tỉnh minh thề tức là lời thề trong sáng, rõ ràng, không mù mờ giấu diếm, thể hiện sự sòng phẳng, minh bạch, công khai…

Giời ạ, thề ngay tại chùa, giữa thanh thiên bạch nhật, trước hàng nghìn con mắt cái tai của dân chúng sở tại và khách du xuân, có muốn mù mờ cũng chẳng được. Tán kiểu ấy là tán vớ tán vẩn, tuy nhiên cái sai lại nghiêm trọng ở chỗ khác.

Tên gốc của hội này là Minh thệ hội, Hội minh thệ. Đó là cụm từ gốc Hán Việt. Chữ “hội” ta không cần bàn, ai cũng tỏ rồi. Còn chữ “minh” và chữ “thệ”. Thệ nghĩa là thề, thề thốt. Minh cũng có nghĩa là thề, thề hẹn. Hầu hết cứ nhầm chữ “minh” chỉ là ánh sáng, sáng sủa. Chữ “minh” trong tiếng Hán có nhiều dạng tự đồng âm. Chữ “minh” nghĩa là thề khác với chữ “minh” nghĩa là ánh sáng. Hội minh thề có nghĩa là hội thề, chẳng sáng sủa chi hết, đừng có vơ vào, ghép vào, tán nhằng.

Ai còn phân vân về chữ “minh” (thề) thì hãy đọc lại truyện Kiều của cụ Tiên Điền Nguyễn Du. “Đệ lời thệ hải minh sơn”. Cô Kiều từng cùng với chàng Kim thề thốt yêu nhau, thệ hải minh sơn nghĩa là thề (thệ) với biển, thề hẹn (minh) với núi, thề có núi và biển chứng giám, chúng tôi không dám sai lời. Khi gia cảnh gặp cơn tai biến, Kiều đành phải gác lại lời thề xưa để làm tròn chữ hiếu.

Trong truyện Lục Vân Tiên của cụ đồ Chiểu cũng có chi tiết chàng Lục và cô Kiều Nguyệt Nga “mấy lời thệ hải minh sơn”. Trai gái ngày xưa yêu nhau là cứ phải thề, còn thời nay chưa kịp thề đã dẫn nhau đi nhà nghỉ.

Rất nhố nhăng, khi các ông bà chính quyền phục dựng lại hội thề đã chỉ chăm chút vào mấy thứ hình thức lòe loẹt mà không biết gọi đúng cái tên của nó. Ai đời lại nửa Ta, nửa Tàu, gọi bằng “Hội minh thề”. Nếu ngại dùng tên cũ “Hội minh thệ” thì cứ gọi thẳng là hội thề, hội thề chống tham nhũng. Lại còn tán tụng minh thế này, sáng thế kia.

Chắc nhiều người biết, thời Hậu Lê (Lê Lợi) có hội thề rất nổi tiếng, Lũng Nhai thệ hội, người đời sau gọi giản dị, chính xác, dễ hiểu là Hội thề Lũng Nhai. Cứ thế đi, chứ lại oắn oéo hội minh hội thề, chả giống ai.

Đám quan chức vốn chỉ chuyên về cao cấp chính trị nếu không biết gì đã đi một nhẽ. Đòi hỏi quan chức lãnh đạo phải có tầm văn hóa, khác chi đòi gấu mọc sừng. Đằng này các bô lão, các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà sử siếc cũng chả thấy ai lên tiếng. Bảo rằng dốt thì giãy nảy lên, vậy sao cứ để cái sai nhí nhố đó truyền qua hết năm này tháng khác.

(Còn tiếp)


Báo chí Việt Nam lần đầu công khai tên của phu nhân Thủ tướng

Nguyễn Huỳnh/VNTB

VNTB – Báo chí Việt Nam lần đầu công khai tên của phu nhân Thủ tướng

Lâu nay cái tên Lê Thị Bích Trân ít được nhắc đến trên báo chí với cương vị là phu nhân Thủ tướng.

Trưa 8-2, chuyên cơ VN1 đã rời sân bay Nội Bài, đưa Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến điểm dừng chân đầu tiên là Singapore.

Phu nhân của Thủ tướng lần đầu xuất hiện trên báo chí là hôm tiệc chiêu đãi ngoại giao mừng Tết Quý Mão. Lần đó bà chỉ xuất hiện với hình ảnh đi bên cạnh Thủ tướng và báo chí không dẫn tên của bà. Khi ấy công luận bắt đầu ngầm so sánh với phu nhân của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ở những ngày cuối cùng ông còn tại chức.

Bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam đã nói rằng Thủ tướng và phu nhân là những vị khách quý đầu tiên mà đảo quốc sư tử tiếp đón sau Tết Nguyên đán. Chuyến công du do đó mang ý nghĩa “xông đất”, được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội tốt để lãnh đạo hai nước vạch ra lộ trình hợp tác trong thập kỷ tiếp theo.

Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân trong chuyến công du lần này có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh.

Ngoài ra còn có lãnh đạo đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Bùi Văn Thạch và Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng.

Lâu nay cái tên Lê Thị Bích Trân ít được nhắc đến trên báo chí với cương vị là phu nhân Thủ tướng, thế nhưng trong ngành y tế thì gần như các bệnh viện đều nhắc đến bà Lê Thị Bích Trâm, một người đứng đầu nhóm Thiện nguyện Hoa đào; và nếu báo chí nào có đưa tin liên quan về hoạt động của nhóm Thiện nguyện Hoa đào, khi chú thích ảnh chỉ ghi gọn rằng bà Lê Thị Bích Trân, đại diện Thiện nguyện Hoa đào mà thôi.

Ở bản tin “Mang yêu thương, sẻ chia đến người bệnh có hoàn cảnh khó khăn” đăng trên trang thông tin điện tử Bộ Y tế hôm 20-12-2022, cho thấy hình ảnh của bà Lê Thị Bích Trân xuất hiện khá nhiều với vị trí trung tâm, nhưng chỉ ghi phần chú thích gọn rằng: “Đại diện nhóm Thiện nguyên Hoa đào tặng quà, động viên các bệnh nhân”. Hoàn toàn không xuất hiện cái tên Lê Thị Bích Trân.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Thien-nguyen-Hoa-dao-1.-650x428.jpeg

Một bản tin khác đăng trên trang Viện Huyết học – Truyền máu trung ương, ngày 28-12-2022, trong nội dung “Thiện nguyện Hoa Đào thăm, tặng quà người bệnh nhân dịp Xuân Quý Mão – 2023”, các tấm hình cũng có nhân vật trung tâm là bà Lê Thị Bích Trân, nhưng tuyệt nhiên không có một chú thích nào ghi danh tính; và bản tin cũng chỉ giới thiệu đây là những đại diện của Thiện nguyện Hoa đào mà thôi.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Thien-nguyen-Hoa-Dao-200-suat-qua.-650x404.jpeg

Tuy nhiên khi ông Phạm Minh Chính còn giữ chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương, thì bà Lê Thị Bích Trân có một lần xuất hiện tên trên cổng thông tin điện tử của thành phố Móng Cái trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 với vai trò là đồng tài trợ tặng 200 suất quà cho hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Móng Cái; người còn lại là bà Đỗ Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần 216.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Thien-nguyen-Hoa-Dao-Mong-cai.-650x407.jpeg

Tính đến hiện tại thì bà Lê Thị Bích Trân là chủ tịch Thiện nguyện Hoa đào. Những nội dung khác về nhóm thiện nguyện này vẫn là rất khó tìm kiếm trên mạng xã hội.

Một chút bên lề, giới vỉa hè đồn đoán rằng “tình địch” của bà Lê Thị Bích Trân là Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC, và rất có thể đây sẽ là ‘hồng nhan họa thủy’ trên bước đường hoạn lộ của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

https://vietnamthoibao.org/vntb-bao-chi-viet-nam-lan-dau-cong-khai-ten-cua-phu-nhan-thu-tuong/

Chuyện Việt Nam Thứ Ba 07/02/2023: Hoa Kỳ thúc CSVN trả tự do cho Huỳnh Thục Vy và ông Nguyễn Bắc Truyển – Nguyễn Phú Trọng gặp các cựu lãnh đạo – Hội thề chống tham nhũng

Tuesday, February 7th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Hai dân biểu Hoa Kỳ hối thúc Việt Nam trả tự do cho TNLT Huỳnh Thục Vy

RFA
06/02/2023

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-american-congressmen-urge-vietnam-to-release-activist-huynh-thuc-vy-02062023074814.html/@@images/image

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFacebook Huỳnh Thục Vy 

Tù nhân lương tâm Huỳnh Thục Vy, người đang thụ án tù 33 tháng về tội danh “xúc phạm quốc kỳ” tại Trại giam Gia Trung, được hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ nhận bảo trợ và hối thúc Nhà nước Việt Nam trả tự do cho bà.

Ngày 31/1 vừa qua, dân biểu Gerald E. Connolly, thuộc đơn vị bầu cử số 11 của tiểu bang Virginia, đã gửi một bức thư tới Ngoại trưởng Antony J. Blinken, hối thúc Chính phủ Hoa Kỳ hành động để buộc Việt Nam trả tự do cho Huỳnh Thục Vy, người mà ông viết là một blogger độc lập, chuyên đưa các vấn đề nhân quyền, chính trị, xã hội ở Việt Nam từ năm 2008 và đã bị giam giữ từ cuối năm 2021 chỉ vì thực thi những quyền con người căn bản của mình.

Thư ông viết có đoạn (tạm dịch):

“Việc giam giữ được thúc đẩy bởi lý do chính trị và sự ngược đãi về thể lý đối với cô Huỳnh Thục Vy của Việt Nam là một sự xúc phạm đối với quyền tự do bày tỏ và quyền tự do báo chí. Cô và 20 ký giả khác hiện bị giam giữ ở Việt Nam tính đến ngày 01/12/ 2022, nên được phóng thích ngay lập tức.”

Ông Gerald cũng thúc giục người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ tại cuối thư:

“Tôi trân trọng hối thúc ông hãy cổ võ cho việc phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện cho cô Huỳnh Thục Vy, và cho một cuộc điều tra toàn bộ về những người bị cáo buộc đã hành hung cô trong khi bị giam giữ một cách sai trái.”

Trong cùng ngày, Dân biểu Ro Khanna, thuộc đơn vị bầu cử số 17 của tiểu bang California, viết trên Twitter với nội dung:

“Tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho nhà báo và người bảo vệ nhân quyền Huỳnh Thục Vy. Chính phủ Việt Nam và quản giáo phải chịu trách nhiệm trong việc đối xử đối với bà trong thời gian thụ án. Văn phòng của tôi sẽ tiếp tục theo dõi việc này một cách sát sao.”

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ lên tiếng về trường hợp Huỳnh Thục Vy sau khi người phụ nữ có hai con nhỏ này bị đánh đập và khủng bố  bởi tù hình sự trong Trại giam Gia Trung đầu tháng 10 năm ngoái nhưng giám thị trại giam không có biện pháp gì để ngăn chặn bạo lực đối với bà.

Ông Huỳnh Trọng Hiếu, em trai của bà Huỳnh Thục Vy, vừa mới vào Trại giam Gia Trung hôm 4/02, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) về lá thư của hai dân biểu Hoa Kỳ:

“Việc hai vị dân biểu Hoa Kỳ bảo trợ cho hồ sơ của Huỳnh Thục Vy thực sự là một tin tức rất đáng mừng. Chúng tôi mong đợi điều này từ lâu. 

Kể từ khi chị Huỳnh Thục Vy bị bạo hành ở Trại giam Gia Trung, chúng tôi kỳ vọng rằng dưới áp lực ngoại giao của Hoa Kỳ, phía Chính phủ Việt Nam và Trại giam Gia Trung nói riêng, để cho Huỳnh Thục Vy được an toàn trong tù.

Những hành vi bạo hành ngược đãi từ phía trại giam sẽ bị hạn chế.”

Ông Hiếu chia sẻ thêm:

“Chúng tôi được thông tin từ văn phòng của Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ro Khanna, ngoài việc công bố những lo lắng cho vấn đề của chị Huỳnh Thục Vy, ông sẽ tiếp tục vận động các đồng nghiệp để vận động cho tự do của Huỳnh Thục Vy.”

Ông Hiếu cũng cho biết sau khi được thông tin về sự lên tiếng của hai vị dân biểu, chị ruột của mình rất vui mừng:

“Chị hy vọng sự vận động của các vị dân biểu sẽ giúp chị sớm được đoàn tụ với gia đình.”

Ông Hiếu cho biết việc đàn áp của Trại giam Gia Trung đối với chị ruột của mình đã dừng lại sau khi có tác động ngoại giao từ Đại Sứ quán Hoa Kỳ và Phái đoàn Liên minh Châu Âu ở Việt Nam. Tuy nhiên, trại giam vẫn kiểm duyệt thư của bà một cách gắt gao và gây khó khăn trong thăm nuôi.

Những năm qua, nhiều dân biểu và thượng nghị sỹ Hoa Kỳ cũng như nghị sỹ của một số quốc gia khác nhận bảo trợ vận động cho nhiều tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Không ít trong số họ đã được trả tự do, trong đó có Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải (tức Hải Điếu cày), và luật sư Nguyễn Văn Đài- người đồng sáng lập và hiện là chủ tịch của Hội Anh em Dân chủ.

Ông Đài cho biết sau khi ông bị bắt vào cuối năm 2015, có hàng chục chính trị gia Hoa Kỳ, Quốc hội Châu Âu và ASEAN đã lên tiếng đòi Việt Nam trả tự do cho ông. Ông chia sẻ với RFA như sau:

“Ngay sau khi tôi bị bắt có rất nhiều thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới đã vận động cho tự do của tôi, ví dụ ở Mỹ có Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Dân biểu Lowenthal (tiểu bang California- PV) trong Uỷ ban Nhân quyền Việt Nam, vận động rất tích cực.

Hạ nghị sĩ thứ ba là ông Chris Smith đã tổ chức điều trần năm 2016 khi vợ tôi tới Hoa Kỳ.”

Ông Đài, người đang tị nạn tại Đức, cho biết bên cạnh việc hối thúc chính phủ nước sở tại vận động cho tự do của ông, các nghị sĩ còn lên tiếng mỗi khi có dịp tiếp xúc với quan chức Việt Nam.

“Và nhờ sự vận động rất tích cực của các nghị sĩ Hoa Kỳ và Đức, tôi được trả tự do sớm hơn so với nhiều người mặc dù tôi bị án 15 năm tù và 5 năm quản chế.”

Ông Phan Văn Phong là người thường xuyên liên lạc với nhiều viên chức ngoại giao Hoa Kỳ và EU ở Việt Nam để vận động trả tự do cho nhà hoạt động Trần Thị Nga trong thời gian cô thi hành án tù chín năm.

Ông cho biết việc Trần Thị Nga được trả tự do có sự đóng góp của nhiều chính trị gia Hoa Kỳ, những người lên tiếng để buộc Việt Nam phải phóng thích bà Nga. Ông chia sẻ với RFA trong ngày 6/2:

“Nhiều cá nhân và nghị sĩ của Mỹ lên tiếng. Nga cho biết có ông nghị sĩ Hoa Kỳ sang Việt Nam và đi cùng cán bộ sứ quán vào tận nhà tù để thăm cô.”

Theo ông, quốc tế quan tâm đến trường hợp Huỳnh Thục Vy, tương tự như Trần Thị Nga, vì đều có hai con nhỏ, do vậy, có nhiều khả năng Huỳnh Thục Vy được trả tự do trước thời hạn.

Ngày 30/12/2022,  dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ro Khanna cũng đã kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện” cho nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh, người bị bắt năm 2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và đang bị buộc chữa bệnh ở một bệnh viện tâm thần ở Hà Nội từ nhiều tháng qua.

Tuy nhiên, chồng bà, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho RFA biết bà vẫn chưa được trả tự do cho dù bà không bị đối xử hà khắc trong bệnh viện.

Phóng viên đã liên lạc với văn phòng của hai dân biểu nhận bảo trợ cho nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy nhưng chưa nhận được phản hồi.

Dân biểu Ro Khanna đã từng lên tiếng với RFA từ văn phòng ở DC hôm 6/8/2021 về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ông từng nhận xét: “Là một trong những dân biểu  quan tâm đến nhân quyền, thường lên tiếng chỉ trích Việt Nam vi phạm các quyền căn bản của người dân, chúng tôi đã gởi hơn 12 thư đến Chính phủ và Bộ Ngoại giao Việt Nam, yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, chấm dứt hành động tống giam các nhà báo, ngưng việc truy lùng và sách nhiễu người bất đồng chính kiến.”

“Tôi đoán chắc Việt Nam vẫn đang tiếp tục vi phạm nhân quyền, thể chế cộng sản này thật sự cần được đổi mới cho tự do của con người. Tôi đã nêu rõ với hành pháp và với Phó Tổng thống Hoa Kỳ rằng nhân quyền phải là vấn đề ưu tiên trong bang giao cũng như trong kinh tế.”

https://www.rfa.org/vietnamese/news


USCIRF tiếp tục kêu gọi trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển – 06/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ông Kurt Werthmuller (bìa phải), nhà phân tích chính sách của USCIRF, nêu trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển hôm 1/2/2023. Photo Facebook BPSOS - Vietnam Advocacy Project.

Ông Kurt Werthmuller (bìa phải), nhà phân tích chính sách của USCIRF, nêu trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển hôm 1/2/2023. Photo Facebook BPSOS – Vietnam Advocacy Project. 

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) vừa kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển, người đang thụ án 11 năm tù với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế 2023 (IRF Summit) ở thủ đô Washington, ông Kurt Werthmuller, nhà phân tích chính sách của USCIRF, kêu gọi phóng thích ông Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động tôn giáo bị chính quyền Việt Nam bắt giam 5 năm trước đây.

Ông Werthmuller nói hôm 1/2 trong phiên thảo luận được trang BPSOS – Vietnam Advocacy Project phát hình trực tiếp trên Facebook:

“Năm năm sau ông vẫn còn bị giam cầm bất chấp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng”.

Ông Werthmuller nói như vậy trong buổi hội luận Danh sách Nạn nhân của Quyền Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng (FORB) trong đó nêu bật một số nạn nhân cụ thể, bao gồm ở Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên…

Chân dung tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển được trưng bày tại Hội nghị IRF Summit 2023.

Chân dung tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển được trưng bày tại Hội nghị IRF Summit 2023. 

“Luật sư Nguyễn Bắc Truyển, lãnh đạo Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, thực hiện nhiều công tác vận động cho cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo nói riêng, và do đó ông là người bênh vực cho các nạn nhân của chiến tranh. Ông bị bắt vào tháng 7/2017, chính ông trở thành nạn nhân và năm sau bị kết án 11 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Nhận định về vấn đề tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, ông Werthmuller nói:

“Một quốc gia có các vi phạm tự do tôn giáo trong thời gian dài như USCIRF đã báo cáo, và đã có một số cải thiện chậm nhưng đáng chú ý trong thập kỷ qua. Nhưng trong một hoặc hai năm qua, chúng tôi bắt đầu thấy một số dấu hiệu đặc biệt đáng lo ngại về tình hình tự do tôn giáo đang suy giảm, không chỉ giới hạn ở khu vực nông thôn”.

“Bất chấp tuyên bố của chính phủ Việt Nam cho rằng “Mọi việc vẫn ổn. Tự do tôn giáo được giải quyết. Tự do tôn giáo ở trong tình trạng tốt” và ông ấy vẫn còn bị giam cầm”, nhà phân tích chính sách của USCIRF cho biết.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về lời kêu gọi này, nhưng chưa được phản hồi.

Cuối năm ngoái, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng lên tiếng nói việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (SWL) là “thiếu khách quan” và dựa trên những “thông tin không chính xác”.

Vào tháng 11/2019, USCIRF ra thông báo quyết định bảo trợ cho ông Nguyễn Bắc Truyển và đưa ông vào dự án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo, cho rằng “những người như ông Nguyễn Bắc Truyển lẽ ra phải được vinh danh vì các nỗ lực không mệt mỏi để cải thiện đời sống cho những đồng đạo của mình, nhưng thay vào đó, ông ấy đã bị tuyên án quá mức nặng nề và bất công”.

Cũng trong nỗ lực vận động cho sự tự do của ông Truyển, Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Zoe Lofgren đưa ông vào Dự án Bảo vệ Quyền tự do của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos từ tháng 3/2020.

Theo trang Bàn tròn Đa tôn giáo Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Truyển, 55 tuổi, hiện đang thụ án tại trại giam An Điềm ở tỉnh Quảng Nam, cách gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 800 km, hiện đang mắc một số vấn đề về sức khỏe mà không được khám chữa thích hợp kể từ khi bị bắt.

Ông Nguyễn Phú Trọng gặp các cựu lãnh đạo, bao gồm những người có tai tiếng – 06/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Từ phải qua là các ông cựu ủy viên Bộ Chính trị Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Lê Thanh Hải tại buổi gặp

Từ phải qua là các ông cựu ủy viên Bộ Chính trị Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Lê Thanh Hải tại buổi gặp 

Ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa có buổi gặp gỡ các cựu lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, để thông báo và trao đổi về tình hình đất nước, báo chí trong nước đưa tin.

Cuộc gặp này, do Bộ Chính trị và Ban bí thư tổ chức, diễn ra vào dịp kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) và cũng để mừng Xuân Quý Mão.

Chủ trì cuộc gặp là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các vị lãnh đạo cao nhất của Việt Nam hiện nay bao gồm Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng.

Đáng chú ý là trong thành phần tham dự có những ủy viên Bộ Chính trị đã bị kỷ luật hay phải từ nhiệm vì dính líu đến bê bối như cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cựu phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, cựu Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.

Ngoài ra còn có cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được xem là “đối thủ” một thời của ông Trọng và ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong một nhiệm kỳ mà nhiều cán bộ cấp dưới của ông đã vướng vòng lao lý vì tham nhũng.

Cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, các cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và Nguyễn Thị Kim Ngân, cựu Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, cựu Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt… cũng có mặt trong cuộc gặp

Ông Võ Văn Thưởng đã thông báo về tình hình kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước và tình hình công tác của Đảng trong việc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của đất nước năm 2022, theo báo Tiền Phong.

Các báo Việt Nam không cho biết liệu những vụ việc nổi cộm trong thời gian vừa qua như các đại án tham nhũng Việt Á và chuyến bay giải cứu cùng với sự ra đi của các lãnh đạo cấp cao như ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Phạm Bình Minh có được nêu ra trong báo cáo của ông Thưởng hay không.

Tuy nhiên, các ý kiến phát biểu của các cựu lãnh đạo ‘đều bày tỏ sự tin tưởng, tự hào về những kết quả của đất nước ta đã đạt được thời gian’, cũng theo tờ Tiền Phong, và ‘đóng góp ý kiến, đề xuất, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng’.

Các cựu lãnh đạo cũng tập trung góp ý kiến về ‘công tác công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực’, cũng theo tờ báo này.

Trong bài phát biểu của mình, ông Trọng dẫn ra nhiều thành tích dưới sự lãnh đạo của ông, trong đó có hai hội nghị trung ương bất thường khóa 13 hồi tháng 10 năm 2022 và tháng 1 năm 2023 để cho thôi chức một số ủy viên Trung ương Đảng và ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.


SCB bị điều tra vì ‘biến gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm’ – 07/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ngân hàng SCB dính nhiều tai tiếng lừa đảo người dân

Ngân hàng SCB dính nhiều tai tiếng lừa đảo người dân 

Ngân hàng SCB, vốn bị tố cáo dụ dỗ khách hàng gửi tiết kiệm sang mua trái phiếu, đang bị điều tra sau khi có đơn tố cáo họ biến tiền gửi tiết kiệm của người dân thành hợp đồng mua bảo hiểm, báo chí trong nước đưa tin.

Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính cho biết họ đã nhận được đơn tố cáo của người dân về hành vi lừa đảo của SCB và đã chuyển đơn sang Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Bộ Công an để xử lý, tờ Người Lao Động đưa tin.

Theo đó, SCB được cho là có ‘hành vi giả mạo’ để ký hợp đồng mua bảo hiểm cho các khách hàng đến gửi tiết kiệm. SCB là đại lý của công ty bảo hiểm Manulife Vietnam và các nhân viên của họ khi tiếp xúc khách hàng cũng tư vấn, khuyến dụ khách hàng mua các gói bảo hiểm.

Các nguyên đơn yêu cầu truy tố tập thể và các cá nhân ‘lừa đảo’ ở SCB và yêu cầu ngân hàng này cùng Manulife phải phải trả tiền lại cho những khách hàng đã lỡ mua bảo hiểm.

Theo Người Lao Động thì các khách hàng bị lừa cho biết họ đã bị nhân viên SCB ‘tư vấn không rõ ràng’ về mua bảo hiểm. Mặc dù mục đích ban đầu của họ là đi gửi tiết kiệm nhưng họ lại bị ngân hàng lèo lái sang mua gói bảo hiểm Tâm An Đầu tư của Manulife.

Tờ Tiền Phong dẫn lời một số nạn nhân cho biết ngân hàng SCB đã ‘lập lờ thông tin’ khi tư vấn về bảo hiểm, chẳng hạn như nói rằng đó là ‘sản phẩm đầu tư của SCB kết hợp với Manulife’ hay chỉ tư vấn tập trung vào lãi suất mà không phân tích về tính hiệu quả tài chính hay nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.

“Các tư vấn viên tự ý điền thông tin của khách hàng không đúng với thu nhập thực tế, khai khống con số và thậm chí giả mạo chữ ký của khách hàng trong một số giấy tờ,” Tiền Phong dẫn lời một khách hàng có tên là Diễm Trinh cho biết.

Trước tình hình này, Bộ Tài chính đang đề xuất quy định nhân viên tư vấn bảo hiểm ở ngân hàng phải ghi âm toàn bộ nội dung tư vấn cho khách hàng và lưu lại trong thời hạn ít nhất 5 năm trong dự thảo hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Ngân hàng tai tiếng này cũng đang đối diện đơn tố cáo lên công an của nhiều nạn nhân cáo buộc họ bị SCB ‘tư vấn không trung thực’, ‘bị lường gạt mua trái phiếu An Đông như là sản phẩm tiết kiệm linh hoạt của chính ngân hàng’ mặc dù lúc đầu họ lên ngân hàng với mục đích là gửi tiết kiệm. Hiện chưa rõ cơ quan công an đã xử lý đơn kiện của các nạn nhân trái phiếu của SCB như thế nào.

Ngân hàng SCB vẫn đang bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt sau vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan – chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát – hồi tháng 10 năm ngoái và vụ đổ bể trái phiếu công ty An Đông của tập đoàn này do SCB chào bán ra công chúng.


Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng (kỳ 2) – Nguyễn Thông

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Hôm 16 tháng giêng Quý Mão 2023, khi tôi đang lạch cạch mổ đám phím đẻ ra những chữ này thì hội thề vào ngày cuối, bởi theo tục lệ mới, nó diễn ra 3 ngày, rằm và trước sau rằm. Nó không còn đơn thuần hội nữa mà là lễ hội. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo, gớm, thề thốt gì mà thề lắm thế. Tợp xong ngụm nước chè, lão chốt lại phần lý luận, đèo, xứ này thề chống tham nhũng có mà thề cả năm.

Nhiều người đọc phần 1 đã rất bức xúc chuyện thề chống tham nhũng ở lễ hội làng Hòa Liễu đất cảng. Rằng sao chỉ có mấy ông bô lão, cán bộ thôn và dân làng, “đối tượng” này trên răng dưới cát tút, quần quật kiếm sống suốt ngày, một tí quyền hành bằng mẩu móng tay cũng không có, thì tham nhũng cái quái gì. Có mà chống vào mồm. Cán bộ chả ông nào chịu thò mặt ra thề, xã chẳng mấy ai, huyện càng vắng, thành phố không, trung ương chả dại gì. Có mà thề cá trê chui ống. Thề chưa ráo mép đã phạm tội thì tội càng nặng. Dại gì thề để lạy ông tôi ở bụi này, khai đang trốn trong đống rơm. Ngay cả như ông Phúc đặt tay trên ngực trịnh trọng thề trước quốc hội mà còn chẳng ăn ai, đâu có mấy người tin, vậy thề ở chùa xóm thì làm được trò gì. Vui là chính, lừa dân được tới đâu hay đến đấy. Cũng có người ôn hòa hơn, bảo rằng đây chỉ là lễ hội cấp làng, cao hơn tí nữa thì xã, chứ nó đã được nâng thành cấp huyện, thành phố, trung ương đâu mà bắt đám quan chức nhơ nhỡ, nhơn nhớn tới thề. V.v…

  Giời ạ, nhà cháu không định viết về mấy ý ấy, mà cái khác cơ. Về sự dốt nát.
Đọc hết các báo, tất nhiên là báo chí mậu dịch, báo quốc doanh, bởi xứ này không có loại báo nào khác, từ báo Hải Phòng tới báo Nhân Dân, báo ngành/đoàn thể như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công an, Quân đội, Lao động, báo nói như VTV đài truyền hình quốc gia, VOV đài mồm quốc gia, thông tấn như TTXVN, rồi các trang tin điện tử cấp huyện cấp tỉnh cấp trung ương… đều gọi cái lễ hội, hội thề ở chùa Hòa Liễu xứ Phòng ấy là “Hội minh thề”. Tôi xin nhấn mạnh, họ đều viết, đều nói là “thề”. Có những ông bà quan chức hoặc anh chị nhà báo ít chữ thậm chí còn phân tích, tán tỉnh minh thề tức là lời thề trong sáng, rõ ràng, không mù mờ giấu diếm, thể hiện sự sòng phẳng, minh bạch, công khai…
Giời ạ, thề ngay tại chùa, giữa thanh thiên bạch nhật, trước hàng nghìn con mắt cái tai của dân chúng sở tại và khách du xuân, có muốn mù mờ cũng chẳng được. Tán kiểu ấy là tán vớ tán vẩn, tuy nhiên cái sai lại nghiêm trọng ở chỗ khác.

Tên gốc của hội này là Minh thệ hội, Hội minh thệ. Đó là cụm từ gốc Hán Việt. Chữ “hội” ta không cần bàn, ai cũng tỏ rồi. Còn chữ “minh” và chữ “thệ”. Thệ nghĩa là thề, thề thốt. Minh cũng có nghĩa là thề, thề hẹn. Hầu hết cứ nhầm chữ “minh” chỉ là ánh sáng, sáng sủa. Chữ “minh” trong tiếng Hán có nhiều dạng tự đồng âm. Chữ “minh” nghĩa là thề khác với chữ “minh” nghĩa là ánh sáng. Hội minh thề có nghĩa là hội thề, chẳng sáng sủa chi hết, đừng có vơ vào, ghép vào, tán nhằng. Ai còn phân vân về chữ “minh” (thề) thì hãy đọc lại truyện Kiều của cụ Tiên Điền Nguyễn Du. “Đệ lời thệ hải minh sơn”. Cô Kiều từng cùng với chàng Kim thề thốt yêu nhau, thệ hải minh sơn nghĩa là thề (thệ) với biển, thề hẹn (minh) với núi, thề có núi và biển chứng giám, chúng tôi không dám sai lời. Khi gia cảnh gặp cơn tai biến, Kiều đành phải gác lại lời thề xưa để làm tròn chữ hiếu. Trong truyện Lục Vân Tiên của cụ đồ Chiểu cũng có chi tiết chàng Lục và cô Kiều Nguyệt Nga “mấy lời thệ hải minh sơn”. Trai gái ngày xưa yêu nhau là cứ phải thề, còn thời nay chưa kịp thề đã dẫn nhau đi nhà nghỉ.

Rất nhố nhăng, khi các ông bà chính quyền phục dựng lại hội thề đã chỉ chăm chút vào mấy thứ hình thức lòe loẹt mà không biết gọi đúng cái tên của nó. Ai đời lại nửa ta nửa tàu, gọi bằng “Hội minh thề”. Nếu ngại dùng tên cũ “Hội minh thệ” thì cứ gọi thẳng là hội thề, hội thề chống tham nhũng. Lại còn tán tụng minh thế này, sáng thế kia. Chắc nhiều người biết, thời Hậu Lê (Lê Lợi) có hội thề rất nổi tiếng, Lũng Nhai thệ hội, người đời sau gọi giản dị, chính xác, dễ hiểu là Hội thề Lũng Nhai. Cứ thế đi, chứ lại oắn oéo hội minh hội thề, chả giống ai.

Đám quan chức vốn chỉ chuyên về cao cấp chính trị nếu không biết gì đã đi một nhẽ. Đòi hỏi quan chức lãnh đạo phải có tầm văn hóa khác chi đòi gấu mọc sừng. Đằng này các bô lão, các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà sử siếc cũng chả thấy ai lên tiếng. Bảo rằng dốt thì giãy nảy lên, vậy sao cứ để cái sai nhí nhố đó truyền qua hết năm này tháng khác. (còn tiếp)

Nguyễn Thông

https://thongcao55.blogspot.com/2023/02

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 06/02/2023: CSVN có dám bắn hạ kkc của TQ không? – Quy định mới về phiếu tín nhiệm – 01 người Việt ở Anh bị phạt 375.000 bảng Anh vì trồng cần sa –  

Monday, February 6th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Đảng CSVN có dám bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc trên bầu trời Việt Nam

Lynn Huỳnh/ VNTB

06/02/2023

VNTB – Đảng có dám bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc trên bầu trời Việt Nam

‘Vật thể bay’ từ một ‘nước lạ’: Chờ ý kiến Bộ Chính Trị

Trung Quốc không hài lòng

Trung Quốc không hài lòng khi khinh khí cầu của họ bay trên bầu trời Mỹ đã bị không quân Hoa Kỳ bắn hạ.

Bắc Kinh tuy thừa nhận khinh khí cầu là của họ, nhưng nói đây chỉ là thiết bị dân sự và gió mạnh đã đẩy nó vào không phận Mỹ.

Chiếc khinh khí cầu đi vào không phận Mỹ đã vài ngày nhưng ban đầu Washington chưa bắn hạ vì lo ngại an toàn cho người dân ở dưới. Lầu Năm Góc chờ cho khinh khí cầu đi ra biển mới bắn hạ.

“Tôi nói họ hãy bắn hạ khinh khí cầu nhưng họ nói tôi là hãy chờ cho nó đi đến nơi an toàn”, ông Biden nói với Đài MSNBC.

Việc bắn hạ diễn ra sau nhiều ngày giới chức và dư luận Mỹ đề nghị chính quyền Biden phải bắn hạ ngay khinh khí cầu. Và ngày 4-2, Lầu Năm Góc cho biết đã cử một máy bay chiến đấu bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc ở ngoài khơi bờ biển Nam Carolina.

Ngày 5-2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng và phản đối mạnh mẽ việc Mỹ sử dụng vũ lực bắn hạ khí cầu của họ.

Câu hỏi mang tính liên tưởng: giả dụ một khinh khí cầu của Trung Quốc bay ở Nha Trang của Việt Nam chẳng hạn, liệu có lệnh bắn hạ nào được ban hành từ Bộ Tổng tham mưu Việt Nam?

Trả lời không mấy do dự ở đây của người viết là phải chờ đợi thỉnh thị ý kiến của Bộ Chính trị, vì đơn giản đây là ‘vật thể bay’ từ một ‘nước lạ’ (?!)

Câm như hến

Tiền lệ từng xảy ra ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào hồi trước dịch Covid-19. Các hướng dẫn viên cũng từ phía Trung Quốc đã thường xuyên “thuyết minh” với các đoàn khách du lịch Trung Quốc rằng “Việt Nam tách ra từ Trung Quốc”; thậm chí có trường hợp đoàn khách du lịch Trung Quốc căng băng-rôn bằng tiếng Trung Quốc với nội dung xuyên tạc về chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên không ghi nhận một phản ứng nào mang tính quyết liệt từ phía chính quyền địa phương cũng như từ Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Trước việc người Trung Quốc ngang nhiên làm hướng dẫn viên ở tháp bà Ponagar Nha Trang, một người dân nhìn nhận vì trở ngại ngôn ngữ nên không biết họ nói những gì. “Tôi không biết người Trung Quốc họ thuyết minh những gì về tháp. Điều này rất đáng ngại nếu họ thuyết minh không đúng sự thật, sai lệch lịch sử, văn hóa”, người dân này bày tỏ nghi ngại.

Một cựu quan chức thành phố Nha Trang cho biết từng phát hiện tình trạng người Trung Quốc giăng băng-rôn và tụ tập đông người ở công viên bờ biển Nha Trang, chùa Long Sơn để chụp hình. “Người Trung Quốc căng băng-rôn đủ màu sắc, màu xanh có, màu đỏ có… và khi phát hiện chúng tôi đã tiến hành thu giữ. Mà nếu thu về rồi, kiểm tra nội dung không tốt thì rất nguy hiểm”, ông cựu quan chức này nhận xét.

Theo giới hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam thì phía Trung Quốc đã lách quy định của Việt Nam trong chuyện hướng dẫn viên bằng việc giới thiệu đây là những “nhóm trưởng”, “lãnh đạo đoàn”; và như vậy xem ra họ có thể tha hồ thuyết minh kiểu “Việt Nam tách ra từ Trung Quốc” mà không còn lo ngại phía nhà chức trách Việt Nam nữa.

“Các “nhóm trưởng” – “lãnh đạo đoàn” này khi đưa khách tham quan ở Viện Hải dương học Nha Trang, tại mô hình cột mốc quần đảo Trường Sa, rất ngang ngược khi những hướng dẫn viên người Trung Quốc tỉnh bơ nói rằng đây là quần đảo của Trung Quốc” – ông QĐHT, một hướng dẫn viên chuyên tiếng Anh và Trung của một công ty du lịch tại Sài Gòn, kể lại như vậy.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Du-khach-TQ-o-Da-nang.jpg

Du khách Trung Quốc giăng băng-rôn ở Đà nẵng

Đâu chỉ vậy. Từng xảy ra ở Đà Nẵng việc một nhóm khách Trung Quốc đến quán bar vui chơi, nhưng sau đó có hành vi đốt tiền Việt Nam và thanh toán hóa đơn vui chơi tại bar bằng nhân dân tệ, tiền Trung Quốc.

Sự việc cụ thể như sau: một đoàn khách Trung Quốc vào quán bar ở TV Club trên đường Nguyễn Chí Thanh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng vui chơi, một khách Trung Quốc trong nhóm du khách không chịu mặc áo, nhân viên quán yêu cầu mặc áo vào. Đến nửa đêm về sáng, nhóm khách Trung Quốc gọi thanh toán, lúc này, vị khách không chịu mặc áo lúc đầu lấy trong túi quần ra tờ tiền Việt mệnh giá 200.000 đồng, đưa cho nhân viên cầm giúp rồi bất ngờ bật lửa đốt tờ tiền này.

Thấy hành động của vị khách trong nhóm, nhân viên quán bar đã yêu cầu đoàn khách tính tiền. Tuy nhiên, nhóm khách Trung Quốc lại nhất quyết đòi thanh toán bằng tiền nhân dân tệ, và viện lý do có đổi tiền Việt để tiêu xài khi đi du lịch ở Việt Nam nhưng đã hết, chỉ còn tiền nhân dân tệ để thanh toán. Sau đó, quán bar TV Club đã đồng ý thanh toán và yêu cầu nhóm khách ra ngoài.

Khi ấy, ngành chức năng Đà Nẵng cho biết, đối tượng khách Trung Quốc đốt tiền Việt tại quán bar đã xuất cảnh về nước nên khó xử lý đối tượng. Tuy nhiên sẽ xử lý khi đối tượng nhập cảnh lại Việt Nam…


Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm: Vợ con lãnh đạo cũng phải gương mẫu

05/02/2023

Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm: Vợ con lãnh đạo cũng phải gương mẫu
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bỏ phiếu tại Đại hội 13 ĐCSVN ở Hà Nội hôm 30/1/2021 (minh hoạ) 
https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có quy định mới về lấy phiếu chính trị trong đội ngũ lãnh đạo Đảng, bổ sung thêm yêu cầu vợ, chồng, con của lãnh đạo cũng phải chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Báo Nhà nước hôm 5/2 cho biết Quy định 96 được Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành thay thế Quy định số 262-QD/TW ngày 8/10/2014 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.

Một trong những mục đích chính của việc lấy phiếu tín nhiệm là đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Ngoài ra, theo Quy định, việc lấy phiếu tín nhiệm cũng góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ, giúp cán bộ “tự soi”, “tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác; là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ.

Quy định mới cũng giữ nguyên một số những điểm trong quy định cũ. 

Cụ thể, lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý khác tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ ba giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.

Phạm vi, đối tượng là cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc. Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu thì không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.

Có ba mức tín nhiệm ghi trên phiếu là: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, và “tín nhiệm thấp”.

Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp (từ 50-66,7%) thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.

Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Việc lấy phiếu tín nhiệm xét đến hai tiêu chí à phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).

Điểm đáng chú ý là trong quy định mới, ngoài lối sống, đạo đức và tinh thần trách nhiệm của người bị lấy phiếu, sự gương mẫu của vợ, chồng, con lãnh đạo trong việc chấp hành pháp luật cũng được xem xét. 

Việt Nam lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào năm 2013 và từ đó đến nay đã tổ chức ba lần lấy phiếu tín nhiệm.

Tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XI (2105), Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm Ban Chấp hành Trung ương đối với uỷ viên Bộ Chính trị. Sau đó việc lấy phiếu tín nhiệm này lại được tổ chức ở Hội nghị Trung ương 9 vào năm 2018.

Một số nhân sĩ, trí thức, và người dân theo dõi tình hình chính trị ở Việt Nam từng nhận xét với RFA rằng việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng chỉ mang tính hình thức và việc quy định ba mức tín nhiệm không hợp lý khi không có mức “không tín nhiệm”.

Công cuộc chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu thời gian gần đây càng gây chú ý khi ngay trước Tết Nguyên đán vừa qua, ba lãnh đạo cao cấp của Đảng gồm hai phó thủ tướng là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam cùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phải xin nghỉ hưu giữa chừng do các sai phạm trong quản lý.

Trong bài phát biểu tại lễ bàn giao chức vụ hôm 4/2 vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nói ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng. 

Tuy nhiên ông khẳng định: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận rõ ràng”.

Vụ tham nhũng liên quan đến Công ty Việt Á hiện thuộc diện được Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi và chỉ đạo. 

theo thông tin từ Bộ Công an, trong vụ án liên quan đến Công ty Việt Á, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 104 bị can, phong toả, kê biên số tài sản, tiền lên tới khoảng 1.700 tỷ đồng.

Cũng liên quan đến vụ án này, trong số những người bị bắt và khởi tố có cả những lãnh đạo cấp cao của Chính phủ bao gồm: cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và hàng chục lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y tế các tỉnh, thành phố.

Thời gian qua, trước khi ông Phúc mất chức, mạng xã hội ở Việt Nam đã có những đồn đoán về việc ông sẽ phải chịu kỷ luật vì vợ ông là bà Trần Thị Nguyệt Thu là “trùm” cuối trong vụ Việt Á.


Chủ tiệm nail người Việt bị buộc hoàn trả hơn 375.000 bảng Anh vì trồng cần sa 

VOA Tiếng Việt 

Rất nhiều người Việt bị buôn người sang Anh và bị sử dụng làm nhân công trong các nhà trồng cần sa bất hợp pháp.

Rất nhiều người Việt bị buôn người sang Anh và bị sử dụng làm nhân công trong các nhà trồng cần sa bất hợp pháp. 

Hai người Việt Nam bị kết án vì điều hành một mạng lưới trang trại cần sa trong những ngôi nhà trên khắp vùng Tây Bắc, Yorkshire và Midlands của Vương quốc Anh vừa bị buộc phải trả lại hơn 375.000 bảng Anh (khoảng 10,65 tỷ đồng) tiền lãi bất chính.

Truyền thông Anh cho biết hôm 2/2, Lin Van Dang và Thi Nguyet Nga Ho đã xuất hiện tại Tòa án Preston Crown, gần hai năm kể từ ngày họ bị kết án vì tham gia trong một kế hoạch trồng cần sa quy mô lớn.

Hai người này đã bị bắt cùng với Cam Thi Ho và Ho Qa Dong, sau khi cảnh sát đột kích vào những ngôi nhà và tiệm làm móng ở Blackburn, Darwen và Bolton vào năm 2019.

Vào tháng 10 năm đó, cảnh sát đến một ngôi nhà ở Dormer Street, Bolton, và phát hiện trong một căn phòng ngủ khóa kín một cuốn sổ chứa danh sách trồng cần sa chi tiết được viết bằng tiếng Việt, và giấy tờ liên kết ngôi nhà đó với ngôi nhà ở Darwen của hai bị cáo Van Dang và Thi với bị cáo Ho Qa Dong.

Ngày hôm sau, cảnh sát đã lục soát nhà của Van Dang và Thi Ho khi các bị cáo không có mặt, bốn người khác đã được tìm thấy trong nhà có liên quan đến cuộc điều tra.

Cảnh sát cũng tìm thấy 3.740 bảng Anh tiền mặt, một điện thoại “Burner” (loại điện thoại dùng tạm thời rồi vứt bỏ), liên kết với một số ngôi nhà trồng cần sa và thiết bị của Van Dang và một hóa đơn tiền điện nước trong chiếc Range Rover của Van Dang cho một nhà khác ở Phố Market, Tottington, nơi được phát hiện chứa hàng trăm cây cần sa.

Khi khám xét 5 ngôi nhà có liên kết với dữ liệu điện thoại, cảnh sát đã tìm thấy tổng cộng 1.489 cây cần sa với tổng giá trị ước tính lên tới hàng trăm nghìn bảng Anh.

Tất cả các địa chỉ nhà đều được thuê bằng tên giả, sử dụng giấy tờ giả bao gồm cả hộ chiếu giả.

Cuộc điều tra của cảnh sát Anh cho biết có nhiều kế hoạch thuê các ngôi nhà ở East Lancashire và sử dụng lao động bất hợp pháp để làm nhân viên và sống trong các ngôi nhà trồng cần sa.

Cảnh sát nói cặp Van Dang và Thi Ho hiện đang điều hành các tiệm nail ở Blackburn, có tổng thu nhập kê khai từ năm 2018 đến năm 2020 là 73.317 bảng Anh.

Tuy nhiên, một cuộc kiểm tra tài khoản ngân hàng của họ cho thấy số tiền gửi bằng tiền mặt tổng cộng là 225.889 bảng Anh.

Van Dang bị kết án 4 năm rưỡi tù giam, Cam Thi Ho bị kết án 3 năm và Ho Qa Dang bị kết án 27 tháng.

Thi Ho bị kết án 10 tháng, 12 tháng tù treo và bị cấm đi lại ba tháng.

Tại phiên xét xử hôm 2/2, Toà án của Anh đã ra lệnh cho Van Dang hoàn trả tổng cộng 321.323,59 bảng Anh và Thi Ho phải hoàn trả 64.875,82 bảng Anh.

Hai người này sẽ phải hoàn trả số tiền trong vòng ba tháng hoặc án tù mặc định ba năm đối với Van Dang và 10 tháng đối với Thi Ho sẽ được áp dụng.

Họ cũng được lệnh phải bồi thường 19.199,16 bảng Anh cho hai nạn nhân là chủ sở hữu ngôi nhà để trang trải các khoản thu nhập bị mất và tân trang lại tài sản đã bị sử dụng để trồng cần sa.


Nguyễn Thông – Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng 

Nói ngay, đó là hội được tổ chức vào giữa tháng giêng (khi nói tháng giêng nghĩa là theo lịch ta rồi, không cần phải viết tháng giêng âm lịch, còn ai đó gọi tháng 1 tây là tháng giêng thì hết sức ngớ ngẩn) ở làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, cùng huyện Kiến Thụy xứ Phòng (Hải Phòng) quê tôi. Từ nhà thày bu tôi tới chùa Hòa Liễu, nơi tổ chức hội thề, chỉ cách chưa đầy 3 cây số, phóng xe máy vèo cái đã tới. Hồi bé tôi hay sang đó, vác dậm lùng sục kiếm cá mú tôm tép ở những khu ruộng, đầm quanh chùa cổ.
Những năm ấy chả bao giờ thấy hội thề, đơn giản bởi chính quyền quy tất cả những gì của phong kiến là bảo thủ, lạc hậu, mê tín dị đoan, nên dẹp sạch. Đình to hoành tráng như đình Trà làng tôi họ còn phá tanh bành thì hội hè chả là quái gì. Tới giờ, trong tai tôi vẫn văng vẳng câu hát đầy khí thế cách mạng “Phá đình đi! Phá đình đi!” phổ biến tới cuối thập niên 60. Năm 1964 thì họ phá thật, lấy gỗ đá gạch ngói của ngôi đình thuộc hạng to nhất vùng duyên hải Bắc Bộ để làm… chuồng lợn. Chùa-đình Hòa Liễu, họ chưa kịp ra tay, còn ngự được tới giờ là may.
Cái hội thề này, tuy diễn ra ở làng Hòa Liễu khác xã, nhưng với dân làng Trà chúng tôi lại không hề xa lạ. Người khai sinh, đẻ ra nó là bà Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ đức vua đầu triều Mạc Đăng Dung, giữa thế kỷ 16. Bà người làng tôi, vốn con gái gia đình nông dân, nhưng xinh đẹp, giỏi giang. Khi đức ngài Mạc Đăng Dung quê làng Cổ Trai làm đảo chính lật nhà Lê lên ngôi vua, bà trở thành hoàng hậu. Câu dân gian “Cổ Trai đế vương, Trà Phương công chúa” nguyên do vậy.
Bà hoàng hậu họ Vũ từng phát tâm công đức xây nhiều ngôi chùa trong vùng, đáng kể nhất là chùa Trà Phương (Thiên Phúc tự) làng tôi, và chùa Hòa Liễu (cũng mang tên Thiên Phúc tự). Khi đã có chùa, dân chúng tu tập, rồi tổ chức những hội này lễ nọ, theo thời gian cứ thế mà dày lên, rồi cũng theo thời gian, trải qua dâu bể lại xẹp xuống, có khi mất tích.
Từ bấy, theo “chỉ đạo” của hoàng hậu, sinh ra hội thề. Cứ căn vào sử sách và lời người xưa, thì tên chính xác của nó là “Minh thệ hội”. Sinh thời, thày tôi vẫn nhắc đúng cái tên ấy, Minh thệ hội, đọc xuôi thành Hội minh thệ, diễn giải ra quốc ngữ là Hội thề. Khi thày tôi còn làm thư lại ở phủ Kiến Thụy (phủ chỉ cách chùa Hòa Liễu khoảng 2 cây số, năm cách mạng cướp chính quyền, phủ bị phá sạch sành sanh bởi nó là trụ sở đầu não của bọn thực dân phong kiến) hầu như năm nào cũng dự hội thề này nên biết rất rõ. Tới năm 1955, sau khi người Pháp rút hết khỏi Hải Phòng – Kiến An (Kiến Thụy khi ấy thuộc tỉnh Kiến An) thì chính quyền mới dẹp luôn, không hội thề hội thiếc gì sất. Cứ phong kiến là đào tận gốc, trốc tận rễ. Chết lịm mấy chục năm, tới năm 2002, người ta, cũng chính những ông bà đã dẹp, hoặc con cái các ông bà ấy, lại ra lệnh phục hồi “những tàn dư phong kiến”, chả riêng gì lễ hội Minh thệ.
Tôi biên sơ sơ những điều về lễ hội này, còn những thứ cần nói nhất liên quan tới nó (đang diễn ra), xin dành cho bài sau (đưa lên ngày mai, bởi dài quá rồi). (còn tiếp)
Nguyễn Thông


Nguy cơ lộ bí mật cá nhân, bí mật gia đình – 06/02/2023

VNTB – Nguy cơ lộ bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Ngọc Linh Lan

Bản thân đảng viên và vợ, chồng, con gương mẫu trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bạn đọc viết

Đó là một trong những quy định mới được ghi ở quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Văn bản này do Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành.

Điểm mới khác của quy định 96 là những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Theo tường thuật của báo chí thì quy định nêu rõ hai tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).

Trong đó có xét đến khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm; Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; Sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tôi không phải là đảng viên, nhưng tôi nghĩ thật vô lý khi làm một đảng viên thì không chỉ người đó bị mất một số quyền công dân theo Hiến định, mà cả vợ – chồng – con của họ cũng ‘vạ lây’ về quyền con người.

Trước hết có lẽ ngay cả Đảng và cá nhân ông Võ Văn Thưởng đều được giáo dục rằng Hiến pháp là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trong hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; hình thức và bản chất nhà nước; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hiến pháp được sử dụng rộng rãi ở tất cả các nước và đây chính là luật cơ bản của một nhà nước được áp dụng chung cho tất cả mọi công dân tại nước đó. Đây chính là cơ sở để tiến hành xây dựng những ngành luật cơ bản trong hệ thống của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra sẽ được cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng những văn bản pháp quy. Tất cả những văn bản pháp luật khác trong hệ thống của pháp luật Việt Nam đều phải được xây dựng trên cơ sở của hiến pháp và phù hợp với các quy định của hiến pháp.

Hiến pháp 2013, Điều 4.3 ghi rõ “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Vậy thì nội dung ở Điều 16.2 của Hiến pháp “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” được hiểu ra sao khi giờ đây Đảng đưa ra quy định Sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước ?

Nếu người nào đã đủ từ 18 tuổi, và quyết định không đi theo con đường phấn đấu theo di huấn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” cũng như bày tỏ hoài nghi và sẵn sàng phản biện các quyết sách của Đảng, thì về quyền Hiến định, người ấy tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.

Tôi nhớ sau tháng 4-1975, học trò ở Sài Gòn muốn thi vào đại học thì trước tiên phải đáp ứng tiêu chuẩn không phải là “con em ngụy quân ngụy quyền”. Chuyện phi lý này kéo dài đến cuối thập niên 80 thế kỷ trước. Nay thì là chuyện gương mẫu theo ý Đảng.

Tôi cho rằng riêng điều khoản về gương mẫu của vợ – chồng – con trong bối cảnh Việt Nam là đòi hỏi chính đáng, thế nhưng khi ấy nên hiểu thế nào về một quyền Hiến định tại Điều 21, rằng, “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.

Ở đây không khéo sẽ nhập nhằng lằn ranh xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Trong một góc nhìn khác, tôi đang chờ đợi báo chí có những bài viết cho biết các người con của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện đang làm gì, thu nhập là bao nhiêu, có đóng thuế thu nhập cá nhân đầy đủ hay không; trong những ngày lễ lớn, nhà riêng của những người con ông Trọng có tuân thủ quy định treo cờ nước hay không?

Ngoài ra, những người con của ông Nguyễn Phú Trọng có dự họp tổ dân phố ở địa phương theo định kỳ, có đóng góp các khoản kêu gọi tài chính của chính quyền địa phương như quỹ vì người nghèo, quỹ phòng chống thiên tai bão lụt, quỹ khuyến học,…

Tôi cho rằng với trách nhiệm của người đứng đầu Đảng, cá nhân ông Tổng bí thư cần chủ động mở rộng cửa, không phân biệt báo chí ‘lề’ nào cả trong việc ‘soi’ kỹ về vợ – con của Tổng bí thư; vì ông còn là Trưởng ban phòng, chống tham nhũng và tiêu cực của Đảng.

https://vietnamthoibao.org

Việt Nam sẽ không còn là ‘Tiểu Trung Quốc’? – VNTB

Tuesday, January 24th, 2023

24.01.2023 9:15

VNTB – Việt Nam sẽ không còn là ‘Tiểu Trung Quốc’?

(VNTB) – Việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị buộc phải từ chức có thể báo hiệu một hướng cải cách ít thân thiện hơn ở Việt Nam

Tác giả:  William Pesek 

Với rất nhiều sóng gió đang ập đến, giờ đây dường như là thời điểm vô cùng không thích hợp để Hà Nội thực hiện cải tổ chính trị lớn.

(more…)

Thời sự Việt Nam Thứ sáu 27 tháng 5 năm 2022

Friday, May 27th, 2022
  • Mâu thuẫn khi thu mua hải sản, tàu cá bị tông chìm, 6 ngư dân rơi xuống biển
  • Thêm Giám đốc CDC Đắk Lắk và cộng sự bị bắt do liên quan vụ Việt Á
  • Nguyễn Huỳnh – ‘nhân vật bí ẩn’ trong vụ án Việt Á bị bắt
  • Việt Nam nói sẵn sàng tham gia tái thiết Ukraine 
  • Bản án của cựu Thứ trưởng Y tế gây tranh cãi 

Bản án của cựu Thứ trưởng Y tế gây tranh cãi – 27/5/2022

Nguyễn Lại 

Ảnh tư liệu - Cựu thứ trưởng bộ Y tế Việt Nam Trương Quốc Cường tại phiên toà ở Hà Nội

Ảnh tư liệu – Cựu thứ trưởng bộ Y tế Việt Nam Trương Quốc Cường tại phiên toà ở Hà Nội 

(more…)