Đào Tăng Dực – Trì hoãn dân chủ hóa đất nước: Thêm một tội ác của đảng CSVN

Saturday, August 5th, 2023

5-8-2023

Đảng CSVN từ thuở khai sinh vào năm 1930, đã gây muôn vàn tội ác cho dân tộc. Một trong những tội ác đó là cố tâm trì hoãn tiến trình dân chủ hóa, làm dân tộc tụt hậu thảm thương so với các quốc gia Đông Á khác trong khu vực.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 03/05/2023: *Ngoại giao phương Tây tại Hà Nội tuyên bố Ngày Tự do Báo chí Thế giới. *Nhà phản biện Nguyễn Quang A bị chặn xuất ngoại. *“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” *Sapa lụt thành ‘dòng sông’. *Việt Nam ‘chết như rạ’ do giao thông, COVID-19

Wednesday, May 3rd, 2023

Quê Hương tổng hợp


Nhiều phái đoàn ngoại giao phương Tây tại Hà Nội ra tuyên bố Ngày Tự do Báo chí Thế giới 

03/5/2023 

Tuyên bố về Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 của các phái đoàn ngoại giao phương Tây tại Việt Nam. Photo Facebook Đại sứ quán Canada tại Việt Nam. 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 12/01/2023: VinFast VF8: “Tôi ước mình đã không lái nó!” – Cảnh báo khẩn người nhập cảnh từ vùng dịch – Mày biết bố mày là ai không?

Thursday, January 12th, 2023

Quê Hương tổng hợp


YouTuber Mỹ lần đầu lái xe VinFast VF8: “Tôi ước mình đã không lái nó!”

11/01/2023

YouTuber Mỹ lần đầu lái xe VinFast VF8: "Tôi ước mình đã không lái nó!"

Xe điện VF 8 của VinFast tại một triển lãm ở Las Vegas, Mỹ hôm 7/1/2023 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

“Nếu VinFast đầu tư một nửa số tiền vào kỹ thuật thay vì tiếp thị điên cuồng như họ đang làm, họ có thể có một sản phẩm đáng mơ ước”.

Kênh YouTube “Out of Spec Reviews” có hơn 100 ngàn người theo dõi hôm 10/1/2023 đăng tải đoạn video với tiêu đề “Lần Đầu Tôi Lái Xe VinFast VF8! Và tôi thực sự ước mình đã không…”

Đoạn video dài 45 phút về trải nghiệm của ông Kyle Conner, một YouTuber và car reviewer (người trải nghiệm và đánh giá xe hơi) người Mỹ về chiếc xe của hãng VinFast thu hút gần 40.000 lượt xem sau một ngày đăng tải.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ tư 11/01/2023: Thương mại VN thâm hụt với TQ – Nhiều nơi đăng kiểm bị khởi tố – VN chỉ xét nghiệm nhanh với khách TQ có triệu chứng Covid.

Wednesday, January 11th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Thương mại Việt Nam: Đạt thặng dư kỷ lục với Mỹ, tăng thâm hụt với Trung Quốc – 10/01/2023 

VOA Tiếng Việt 

Các container chứa hàng được xếp lên một tàu biển ở cảng Hải Phòng. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng trong khi nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á từ Trung Quốc cũng tăng mạnh trong năm qua.

Các container chứa hàng được xếp lên một tàu biển ở cảng Hải Phòng. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng trong khi nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á từ Trung Quốc cũng tăng mạnh trong năm qua. 

Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng lên mức kỷ lục trong khi thâm hụt trong lĩnh vực giao thương hàng hóa với Trung Quốc của quốc gia Đông Nam Á cũng tăng lên mức cao nhất được ghi nhận.

Giữ liệu mới được Tổng cục Hải quan đưa ra do Reuters trích dẫn cho thấy thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng cao nhất được ghi nhận trong lịch sử, lên 94,9 tỷ USD vào năm 2022, với các sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ như may mặc, giày dép, điện thoại thông minh, đồ điện tử và đồ gỗ.

Trong khi đó, dữ liệu do Cục Dân số Hoa Kỳ (USCB) công bố cho thấy tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trị giá hơn 109 tỷ USD trong khi nhập khẩu từ Hoa Kỳ trị giá chỉ hơn 9,7 tỷ USD.

Việt Nam có mức thặng dư thương mại với Mỹ vào năm 2021 là hơn 90,8 tỷ USD, cũng là mức cao kỷ lục tính tới thời điểm đó.

Mức thâm hụt thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng cao hàng năm khiến Việt Nam trở thành nước có mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu với Mỹ cao thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Mexico.

Điều này đã khiến Tổng thống Donald Trump đưa Việt Nam vào ‘tầm ngắm’ để thúc ép giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Ông Trump cũng từng chỉ đạo Bộ Tài chính tiến hành các cuộc điều tra về thao túng tiền tệ hay nguồn gốc gỗ nhập khẩu tại quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đã được hạ giảm dưới thời Tổng thống Joe Biden với việc Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ của Mỹ.

Cùng thời gian, thâm hụt thương mại với Trung Quốc, nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị lớn nhất cho lĩnh vực sản xuất tập trung nhiều lao động của Việt Nam, đã tăng lên mức kỷ lục 60,2 tỷ USD vào năm ngoái, cao hơn mức 54 tỷ USD một năm trước đó.

Dữ liệu hải quan Việt Nam công bố hôm 9/1 được Reuters trích dẫn cho thấy nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc vào năm ngoái tăng 6,6% lên 117,87 tỷ USD, với các sản phẩm nhập khẩu dẫn đầu là máy móc, đồ điện tử, vải, điện thoại thông minh và linh kiện.

Dù Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng theo nhận định của VnEconomy vào tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc lại là “thị trường quan trọng nhất, tác động lớn đến quy mô và tốc độ tăng xuất, nhập khẩu của Việt Nam”. Theo tờ báo này, nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc lớn và còn tăng lên do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc nước láng giềng của Việt Nam hiện là nền kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Còn xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng, đặc biệt trong những năm gần đây kể từ khi Tổng thống Trump phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, khiến các công ty Mỹ tìm kiếm nhà cung cấp bên ngoài Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 lại càng khiến việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất của các công ty Mỹ ra khỏi Trung Quốc sang các nước như Việt Nam thêm nhanh chóng và đẩy mạnh thương mại giữa Mỹ và Việt Nam tăng cao hơn.

Với tỷ trọng thương mại tăng cao với Hoa Kỳ, Việt Nam trong năm qua đã đẩy bật Anh ra khỏi vị trí lâu năm trong nhóm 7 đối tác thương mại hàng hóa đứng đầu của Mỹ.

Việt Nam đang được hưởng lợi từ khoảng 15 hiệp định thương mại tự do vốn giúp thúc đẩy nền kinh tế định hướng xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng 8% trong năm ngoái. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 tăng 10,6% lên 371,85 tỷ USD, theo thống kê mới được đưa ra của Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Tuy nhiên theo Reuters, các nhà kinh tế cảnh báo rằng Việt Nam đang phải đối mặt với những “cơn gió thổi ngược,” khi nhu cầu toàn cầu suy yếu đã bắt đầu ảnh hưởng đến các đơn đặt hàng của Việt Nam vào tháng 12/2022 khiến xuất khẩu giảm 14% so với một năm trước đó.


GĐ, PGĐ và 5 nhân viên của Trung tâm Đăng kiểm 50-14D bị khởi tố

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/trung-tam-dang-kiem-5014D-768x576-1-700x480.jpg

Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-14D. (Ảnh: car247.net) 

Mở rộng điều tra sai phạm tại các Trung tâm Đăng kiểm, Công an huyện Hóc Môn đã khởi tố Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-14D cùng 6 người khác.

Ngày 11/1, Công an huyện Hóc Môn (TP.HCM) đã khởi tố bị can, bắt giam 7 người tại Trung tâm Đăng kiểm 50-14D (ở Cụm C1, KCN Khánh Đông, Quốc lộ 22, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn) để điều tra về tội “Nhận hối lộ”.

7 người gồm:

– Hoàng Tấn Lực (SN 1989, ngụ huyện Củ Chi), Giám đốc;
– Bế Bình Dương (SN 1984, ngụ quận 12), Phó Giám đốc;
– Đặng Huỳnh Nhật Quang (SN 1990, ngụ tỉnh Tây Ninh), Chuyền trưởng;
– Hà Anh Tiến (SN 1988), Trần Hoài Phạm Anh Ly (SN 1983, cùng ngụ tỉnh Tây Ninh), Vũ Trường Sơn (SN 1989, ngụ tỉnh Nam Định) và Nguyễn Văn Nối (SN 1997, ngụ tỉnh Long An) – đều là đăng kiểm viên.

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

Hiện chưa rõ số tiền mà 7 bị can nhận hối lộ là bao nhiêu. Trung tâm Đăng kiểm 50-14D trước đó bị công an khám xét vào khoảng 14h15 ngày 29/12/2022.

Vụ án sai phạm tại các Trung tâm Đăng kiểm được Công an TP.HCM phát hiện từ tháng 10/2022.

Khi đó, lực lượng CSGT TP.HCM đã chặn dừng xe tải 50H-100.20 trên đường để kiểm tra thành thùng và giấy kiểm định phương tiện.

Qua kết quả đo thành thùng phương tiện về chiều dài, rộng, cao và đối chiếu với sổ giấy kiểm định, phương tiện này không khớp với thông số kỹ thuật trên giấy kiểm định do Trung tâm kiểm định 62-03D cấp. Thấy có dấu hiệu tội phạm, cơ quan điều tra lấy lời khai tài xế, chủ xe để tiến hành điều tra.

Sau đó, Công an TP.HCM khám xét 12 Trung tâm Đăng kiểm ở các tỉnh Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tiền Giang… phát hiện các Trung tâm Đăng kiểm khi kiểm định đã cố ý bỏ qua lỗi vi phạm của hơn 70.000 phương tiện giao thông, thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng.

Mở rộng điều tra, vụ việc còn liên quan đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. Ngày 5/1, Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Anh Quân (SN 1963, Quyền Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới), Đặng Trần Khanh (SN 1976, Phó Trưởng Phòng phòng kiểm định xe cơ giới) và Phạm Đức Ngọc (SN 1977, chuyên viên Phòng Kiểm định xe cơ giới) về tội “Nhận hối lộ”.

Tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện ông Nguyễn Vũ Hải, Phó cục trưởng, điều hành hoạt động thay ông Đặng Việt Hà, Cục trưởng. Ông Hà vắng mặt tại Cục để phục vụ công tác điều tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Đến nay, công an TP.HCM đã khởi tố khoảng 60 bị can về các tội Môi giới hối lộ, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Giả mạo trong công tác.

Minh Long

Cục trưởng Cục Đăng kiểm không bị bắt mới là lạ

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/Anh-man-hinh-2023-01-11-luc-08.19.13.png

Tối qua, nhiều trang báo chính thống đưa tin Đặng Việt Hà – Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN, bị bắt nhưng sáng nay các trang đều gỡ bài. Có người cho rằng, ông Hà bị “tó” cách đây hai ngày, khi báo chí đưa tin Cục phó Nguyễn Vũ Hải tạm điều hành hoạt động của Cục, và Cục trưởng vắng mặt để phục vụ cơ quan điều tra!

Trước đó, Công an TP.HCM đã khám xét 13 trung tâm kiểm định, khởi tố 6 vụ án, 43 bị can với các tội danh “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ” và “giả mạo trong công tác”.

Nói huỵch toẹt là 12 Trung tâm đăng kiểm ở TP.HCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre đã bỏ qua các lỗi kỹ thuật của xe, cấp 52.300 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho 70.000 xe được kiểm định, để nhận hối lộ.

Công an thành phố đã bắt giam quyền trưởng phòng và phó phòng Kiểm định của Cục Đăng kiểm vì nhận hối lộ, thì Cục trưởng khó mà vô can. Cục Đăng kiểm VN quản lý Nhà nước về “an toàn xe cộ trên đường” mà tiếp tay cho “cô hồn” giúp người đi đường mau gặp tai nạn.

Trước đây, hai thứ trưởng bộ Y tế Cao Minh Quang và Trương Quốc Cường (xuất thân từ Cục trưởng Quản lý Dược VN) đã bị bắt vì cấp số đăng ký lưu hành cho thuốc ung thư giả, thuốc không đủ hồ xuất xứ, thuốc gây nghiện, nhập chất kích tạo nạc salbutamol. Nghĩa là, hai đời Cục trưởng quản lý “an toàn dược phẩm, dược liệu” đã tiếp tay cho “tử thần” giúp bệnh nhân tử vong.

Phải cám ơn dịch Covid, nhờ nó mà lòi ra các bộ trưởng Y tế và KHCN, thứ trưởng ngoại giao và nhiều cục trưởng và phó của: Cục Lãnh sự VN, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Vụ trang thiết bị y tế… bị bắt vì lợi dụng dịch bệnh, nhận hối lộ để cho lưu hành test kit Việt Á, nhận hối lộ từ giá vé bay cắt cổ để giải cứu kiều bào từ tâm dịch.

Đó là chưa kể Cục trưởng Cục Quản lý giá của Bộ Tài chính bị Uỷ ban kiểm tra Trung ương cách hết chức vụ trong đảng do gây hậu quả “rất nghiêm trọng” trong chuyến bay giải cứu, nhưng chưa bị khởi tố.

Tất cả Cục của các Bộ đều có thòng đuôi “Việt Nam”, vì nó thay mặt Chính phủ quản lý ngành chuyên môn, mà dẫn nhau vô tù đông như vậy, thì nhân dân chỉ còn chờ xuống âm phủ, vì “cô hồn” và “tử thần” luôn luôn sát bên cạnh!

Mai Bá Kiếm


Trà Vinh: Chủ cơ sở buôn bán hải sản bị phạt 17 năm tù

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/nguyen-thi-my-700x480.jpg

Bà Nguyễn Thị Mỹ Cơ tại phiên tòa ngày 10/1. (Ảnh: congan.travinh.gov.vn). 

Kinh doanh khó khăn từ đầu năm 2020, một chủ cơ sở bán hải sản nói dối cần tiền đầu tư nuôi tôm, từ đó chiếm đoạt tới hơn 16 tỷ đồng của các nạn nhân.

Ngày 10/1, TAND tỉnh Trà Vinh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Thị Mỹ Cơ (SN 1981, trú tại xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo cáo trạng, năm 2010, bà Cơ làm nghề mua bán hải sản tại xã Long Khánh (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh). Trong quá trình mua bán hải sản nhỏ lẻ tại địa phương, bà Cơ quen biết với nhiều người, trong đó có bà Nguyễn Hồng Sang (SN 1979) và bà Lâm Thị Thu Hồng (SN 1978, cùng trú tại xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải).

Đầu năm 2020, việc mua bán hải sản của bà Cơ gặp nhiều khó khăn. Để có tiền chi tiêu cá nhân và tiếp tục mua bán hải sản, trả tiền nhân công, bà Cơ đưa ra thông tin gian dối nhằm vay số tiền lớn của các bị hại. Cụ thể, bà Cơ nói dối rằng vay tiền để mua tôm nuôi, hứa từ 5 – 10 ngày sẽ trả cả tiền gốc và lãi.

Do tin tưởng bà Cơ, các bị hại đồng ý cho vay. Bằng thủ đoạn như trên, bà Cơ chiếm đoạt của bà Sang hơn 13 tỷ đồng, chiếm đoạt của bà Hồng hơn 3 tỷ đồng.

Căn cứ vào hành vi, tính chất của vụ án, HĐXX tuyên phạt bà Cơ 17 năm tù giam, đồng thời buộc phải bồi thường số tiền hơn 16 tỷ đồng cho các bị hại.

Khánh Vy


Việt Nam xét nghiệm COVID nhanh với người nhập cảnh từ Trung Quốc 

10/01/2023 

VOA Tiếng Việt 

Cửa khẩu quốc tế hữu nghị nhìn từ phía tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam
Cửa khẩu quốc tế hữu nghị nhìn từ phía tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam 

Giới chức tỉnh giáp biên Lạng Sơn được yêu cầu xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với dòng người về và đến từ Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị sau khi phía Trung Quốc cho xuất nhập cảnh trở lại sau ba năm.

Trong buổi làm việc với Sở Y tế Lạng Sơn và lực lượng tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị hôm 9/1 về các biện pháp phòng-chống dịch sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, đã đưa ra yêu cầu này, theo tường thuật của trang mạng VnExpress.

Theo đó, những ca nghi mắc COVID, tức là có triệu chứng sốt, ho, khó thở…, sẽ được lấy mẫu để xét nghiệm nhanh tại chỗ. Nếu xét nghiệm dương tính với virus corona thì mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để giải mã trình tự gien. Mục đích của việc này là truy lùng các biến chủng mới dễ lây lan để ngăn chúng xâm nhập vào Việt Nam.
Ông Tâm được dẫn lời cho rằng việc test nhanh này là ‘cần thiết’ trước tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc.

Ông yêu cầu Lạng Sơn tăng cường phòng chống dịch trong dịp Tết và chuẩn bị sẵn sàng khi số ca mắc tăng vọt. Ông Tâm cũng đề nghị giới chức biên giới đẩy mạnh tuyên truyền ở cửa khẩu để khách nhập cảnh lưu ý các biện pháp phòng chống dịch theo phương châm 2K (khẩu trang và khử khuẩn).

“Trong bối cảnh mới, các biện pháp phòng chống dịch phải linh hoạt và an toàn chứ không nên phát sinh thêm bất kỳ thủ tục gì khác”, ông Tâm được dẫn lời nói.

Việt Nam đã bãi bỏ các biện pháp chống dịch hà khắc và tiến đến ‘thích ứng an toàn, linh hoạt’, tức sống chung với dịch COVID kể từ ngày 1/10/2021 – sớm hơn một năm so với Trung Quốc.

VnExpress dẫn lời ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, cho biết Việt Nam không đòi hỏi phải xét nghiệm PCR đối với khách đến hay về từ Trung Quốc mặc dù nhiều nước trên thế giới đang áp dụng biện pháp này để kiểm soát dòng người nhập cảnh từ Trung Quốc.

“Cần chuẩn bị các tình huống xử trí khi phát hiện ca bệnh nặng, suy hô hấp, vận chuyển từ cửa khẩu về cơ sở y tế”, ông Dương được dẫn lời nói.

Việt Nam và Trung Quốc đang bước vào đợt cao điểm đi lại của người dân trước thềm Tết Nguyên đán Quý Mão. Hàng ngàn người từ cả hai phía đang nhập cảnh qua cửa khẩu Hữu Nghị để về nước ăn Tết, trang VnExpress cho biết.

Hiện tại Việt Nam đang cảnh giác với biến thể phụ XBB, XBB 1.5 của biến chủng Omicron vốn đang lây lan rất nhanh ở hơn 60 nước trên thế giới. Ông Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, được VnExpress dẫn lời cho rằng việc các biến chủng này xâm nhập vào Việt Nam là ‘khó tránh khỏi’.

Trung Quốc đã mở cửa biên giới trở lại với các nước hôm 8/1 sau ba năm đóng cửa để thực hiện chính sách Zero COVID. Việc mở cửa này diễn ra vào lúc dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc khiến nhiều nước phương Tây áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với hành khách nhập cảnh từ nước này.

Trên mạng xã hội, có nhiều tiếng nói yêu cầu Việt Nam nên làm theo các nước phương Tây là xét nghiệm PCR đối với khách đến từ Trung Quốc hay thậm chí là đóng cửa biên giới với nước này.


Bloomberg: VinFast cân nhắc tiến hành IPO tại Mỹ vào quý 2 

10/01/2023 

VOA Tiếng Việt 

Người xem trước gian hàng của VinFast tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2023 được tổ chức ở Las Vegas của Mỹ từ 5-8 tháng này.

Người xem trước gian hàng của VinFast tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2023 được tổ chức ở Las Vegas của Mỹ từ 5-8 tháng này. 

VinFast, hãng sản xuất xe ô tô điện được hậu thuẫn bởi tỷ phú giàu nhất Việt Nam, đang xem xét phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ ngay trong quý 2 năm nay, theo Bloomberg.

Hãng xe của tập đoàn Vingroup, do tỷ phú Phạm Nhật Vương sáng lập, nộp đơn xin phát hành IPO cho Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) hồi đầu tháng 12 năm ngoái. Theo hồ sơ mà VinFast nộp cho SEC, hãng xe Việt Nam đã làm việc với 9 ngân hàng, bao gồm JPMorgan và Citygroup, về kế hoạch niêm yết của công ty tại Mỹ. Theo đó, VinFast có thể huy động ít nhất 1 tỷ USD nhưng cũng có thể nhiều hơn tùy thuộc vào sự quan tâm của cổ đông.

Các nguồn tin biết về kế hoạch phát hành IPO tại Mỹ của VinFast nói với Bloomberg trong tư cách ẩn danh rằng chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra về việc phát hành và các chi tiết, gồm cả thời gian, vẫn có thể thay đổi.

Kế hoạch chào bán IPO ra công chúng của hãng xe điện khởi nghiệp của Việt Nam đã được ấp ủ từ gần hai năm nay. Bloomberg lần đầu tin đưa tin hồi đầu năm 2021 rằng Vingroup đang xem xét IPO trị giá 2 tỷ USD ở Mỹ cho VinFast. Hồi tháng 4 năm nay, công ty cho biết đã nộp hồ sơ kín để niêm yết tại Mỹ.

VinFast, bắt đầu hoạt động từ năm 2019, đang tăng tốc mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường Mỹ, nơi có sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng xe danh tiếng như Telsa, Ford, BMW hay Nissan.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, nhiều trang tin chuyên về ô tô và công nghệ ở Mỹ đã đưa ra nhận xét tiêu cực về xe điện của VinFast với nhận định rằng xe ô tô của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh ở thị trường Hoa Kỳ.

Nhưng theo Tổng Giám đốc điều hành VinFast tại Mỹ, Nguyễn Giang, nói với VOA tại cuộc Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2023 ở Las Vegas hồi đầu tháng này, công ty của Việt Nam “đã có nghiên cứu về xe điện nhiều năm trước khi xâm nhập vào thị trường Mỹ.”

Bà Giang còn cho biết VinFast không cho rằng các hãng ô tô điện hiện nay là đối thủ của mình bởi vì “chiến lược lâu dài của VinFast là chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện nên VinFast sẽ cùng với các hãng ô tô điện để ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng xe điện hơn nữa”.

Hãng đã xuất lô xe điện đầu tiên gồm gần 1.000 chiếc sang Mỹ và lô hàng này đã cập cảng ở Benicia của California hôm 19/12. VinFast đã trì hoãn việc giao những chiến xe này cho khách hàng sang tháng này với lý do là các ngày lễ cuối năm ở Mỹ, theo Bloomberg.

Trong một thông báo về việc trở lại tham gia CES 2023 ở Las Vegas của VinFast, Phó Thủ tịch Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết rằng 999 chiếc xe điện VF 8 đầu tiên cập cảng ở California “sẽ sớm được giao cho khách hàng”.

Toàn bộ xe của VinFast hiện đang được sản xuất ở nhà máy của hãng tại Hải Phòng. Hãng cũng đã có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất xe ở Mỹ với công suất 150.000 xe/năm, dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 7/2024.

Tuy nhiên, dự án xây nhà máy của VinFast đang vấp phải phản đối từ một tổ chức phi lợi nhuận ở North Carolina, nơi dự kiến sẽ đặt nhà máy của hãng xe Việt Nam, vì những quan ngại về môi trường sinh thái.

Để trẻ em VN không ngã vào hố sâu của nghèo đói, bất công

Monday, January 9th, 2023

Tác giả, KTS Bùi Uyên – Từ Paris, Pháp – BBC News

07/01/2023

VN children
Nguồn hình ảnh, Getty Images

Nhiều người đi du lịch nước ngoài về khen dịch vụ, khách sạn, trung tâm thương mại… ở Việt Nam còn xịn hơn, đẹp hơn, tốt hơn nước ngoài. 

Chuỗi bệnh viện, trường học, nhà ở, siêu thị của một tập đoàn nọ đẳng cấp, chất lượng không thua kém Âu Mỹ. 

Có những người quen sau nhiều năm sống tại nước ngoài, trở về Việt Nam, kể lại “Việt Nam giờ giàu lắm, phát triển lắm rồi, khối thứ hơn châu Âu, đừng từ nước ngoài (không biết gì) nghĩ nước mình còn lạc hậu, giờ không còn nghèo đói thiếu ăn đâu”.

(more…)

Thời sự Thứ Hai 02/01/2023: Tang lễ giáo hoàng Benedicto 16 – IMF: 1/3 thế giới suy thoái năm 2023 – TT cánh tả Brasil Lula tuyên thệ nhậm chức – Sản xuất TC giảm mạnh khi COVID-19 tăng nhanh – Bắc Hàn phóng 3 hỏa tiễn đạn đạo

Monday, January 2nd, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Hàng ngàn giáo dân đến viếng linh cữu của giáo hoàng Benedicto 16 – Chi Phương /RFI

Đăng ngày: 02/01/2023 

Giáo dân xếp hàng chờ viếng linh cửu của giáo hoàng Benedicto 16 tại Giáo đường Thánh Phêrô, Vatican, ngày 2/1/2023. AP – Andrew Medichini 

Đại giáo đường Thánh Phêrô ở Roma, Ý, hôm nay, 02/01/2023, đã mở cửa cho các tín đồ cũng như du khách đến viếng linh cữu của cựu giáo hoàng Benedicto XVI, qua đời vào ngày 31/12 vừa qua ở tuổi 95. Mọi người có thể đến đây viếng ngài trong vòng 3 ngày, trước khi thánh lễ an táng được cử hành vào thứ Năm.  

Thông tín viên RF, Eric Sénanque tường trình từ Vatican : 

Kể từ 9 giờ, các cánh cửa của Đại giáo đường Thánh Phêrô được mở ra. Các tín đồ cũng như những ai quan tâm có thể đến viếng linh cữu của cựu giáo hoàng Benedicto 16. Hàng ngàn người đã đến đợi ngay từ sáng nay. Chính quyền thành phố Roma ước tính sẽ có khoảng từ 30.000 đến 35.000 người đến viếng mỗi ngày, từ nay đến thứ Tư, ngày cuối cùng mà mọi người có thể đến bày tỏ thành kính với vị giáo hoàng người Đức. 

Thủ tướng Giorgia Meloni cùng tổng thống Ý Sergia Matarella có thể sẽ đến Đại giáo đường ngay hôm nay. Tại thủ đô Roma vốn đã đông đảo khách du lịch, trước làn sóng gồm cả tín đồ và du khách kéo đến, nhà chức trách đã quyết định hai dòng người đều có thể đi vào nhà thờ cùng lúc. 

Lực lượng an ninh được tăng cường. Ngoài hiến binh Vatican và cảnh sát Ý, 500 tình nguyện viên bảo vệ trật tự đã được huy động. Các phương tiện giao thông công cộng ở Roma cũng được tăng cường. Đám đông có thể ngày càng lớn hơn trong ngày tổ chức lễ an táng.  

Giáo hoàng Phanxico sẽ cử hành một thánh lễ lớn vào 9 giờ 30 tại Đại giáo đường Thánh Phêrô. Những ngày tưởng nhớ này sẽ kết thúc với  lễ mai táng của cựu giáo hoàng vào thứ Năm sau thánh lễ. 

Thi hài của cố giáo hoàng Benedicto 16 sẽ được đặt chung các vị giáo hoàng khác, trong hầm mộ dưới bàn thờ của  đại giáo đường. » 


IMF cảnh báo một phần ba thế giới rơi vào suy thoái trong năm nay – 02/01/2023

Giám đốc Điều hành Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, 

Giám đốc Điều hành Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva 

Một phần ba nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, người đứng đầu Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo.

Bà Kristalina Georgieva nói năm 2023 sẽ “khó khăn hơn” năm ngoái khi nền kinh tế Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc phát triển chậm lại. 

Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh Ukraine, giá cả tăng cao, lãi suất tăng và dịch Covid lây lan tại Trung Quốc đã tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu. 

“Chúng tôi cho rằng một phần ba nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái,” bà Georgieva nhận định trong chương trình Face the Nation của đài CBS.

“Thậm chí các quốc gia chưa rơi vào suy thoái, thì sẽ cảm nhận suy thoái đối với hàng trăm triệu người,” bà bổ sung. 

Hồi tháng 10/2022, IMF đã cắt mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2023 vì chiến tranh Ukraine, cũng như lãi suất tăng cao, và các ngân hàng trung ương trên thế giới nỗ lực kiểm soát giá cả tăng vọt. 

Kể từ khi dỡ bỏ chính sách zero Covid và bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế, số ca nhiễm Covid đã gia tăng nhanh chóng tại Trung Quốc. 

Bà Georgieva cảnh báo Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ đối mặt với sự khởi đầu khó khăn trong năm 2023.

“Trong vòng vài tháng tới đây, tình hình sẽ khó khăn cho Trung Quốc, và sự tác động lên sức tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiêu cực, tác động lên khu vực sẽ tiêu cực, tác động lên tăng trưởng toàn cầu sẽ tiêu cực,” bà cho biết. 

IMF là một tổ chức quốc tế gồm 190 quốc gia thành viên, cùng phối hợp để cố gắng tạo sự ổn định cho nền kinh tế toàn cầu. Một trong những vai trò chính của IMF là hệ thống cảnh báo kinh tế sớm. 

Các số liệu công bố hồi tuần rồi đã chỉ ra điểm yếu trong nền kinh tế Trung Quốc vào cuối năm 2022. 

Chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 12 cho thấy hoạt động của các nhà máy tại Trung Quốc bị thu hẹp trong tháng thứ ba liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất trong gần ba năm khi dịch Covid lan đến các nhà máy tại quốc gia này.

Trong cùng tháng 12 thì giá nhà tại 100 thành phố đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp, theo một cuộc khảo sát của China Index Academy, một trong những công ty nghiên cứu tài sản độc lập lớn nhất Trung Quốc. 

Vào ngày thứ Bảy 31/12, trong bình luận công khai đầu tiên kể từ khi chính sách zero-Covid thay đổi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi thêm nỗ lực và sự thống nhất khi Trung Quốc bước vào điều mà ông gọi là “giai đoạn mới”.


Năm 2023 Triều Tiên sẽ tăng vũ khí hạt nhân “theo cấp số nhân”! – Bình Phương – 01/01/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/GettyImages-1245921774.jpg

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Hong Un trên màn ảnh truyền hình ở nhà ga xe lửa Yongsan ở Seoul, Hàn Quốc hôm 1 tháng Giêng 2023. Ông Kim nhấn mạnh nhu cầu gia tăng mạnh kho vũ khí nguyên tử của Triều Tiên để chống lại sự thù địch của Mỹ, truyền thông Bắc Hàn đưa tin trong ngày đầu năm mới. Ảnh Kim Jae-Hwan/SOPA Images/LightRocket via Getty Images 

Bắc Triều Tiên bắt đầu năm mới bằng một vụ thử tên lửa đạn đạo và nhà lãnh đạo Kim Jong Un nêu quyết tâm trong năm 2023 sẽ “gia tăng theo cấp số nhân” kho vũ khí nguyên tử của nước này trong khi các cuộc đàm phán vẫn bế tắc trong gần bốn năm qua.

Báo The Washington Post dẫn truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm Chủ nhật 1 tháng Giêng 2023 cho biết, kết thúc cuộc họp chính sách của đảng Lao động Triều Tiên để thảo luận các mục tiêu cho năm 2023, ông Kim kêu gọi “tăng cường mạnh mẽ” sức mạnh quân sự trước các mối đe dọa từ Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Những nỗ lực đó bao gồm chế tạo một hỏa tiễn liên lục địa (ICBM) mới nhằm thực hiện một “cuộc phản công hạt nhân nhanh chóng” và phóng vệ tinh trinh sát đầu tiên của đất nước.

Thông điệp của Kim cho thấy năm 2023 có thể giống năm 2022. Năm ngoái, Triều Tiên đã tiến hành số vụ thử tên lửa đạn đạo nhiều chưa từng có, làm cho Washington, Seoul và Tokyo xích lại gần nhau hơn và thể hiện đường lối cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng. Tuy vậy, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã trở nên quyết tâm hơn trong việc thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân mà ông coi là đòn bẩy quan trọng với thế giới.

Hồi tháng Chín 2022, ông Kim đã tuyên bố Triều Tiên sẽ “hoàn toàn không phi hạt nhân hóa, không đàm phán và không mặc cả thương mại”, bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế từ cộng đồng quốc tế. Triều Tiên từ chối đề nghị nối lại đàm phán trừ khi Washington đảo ngược điều mà Bình Nhưỡng coi là “chính sách thù địch”, bãi bỏ các biện pháp trừng phạt và bảo đảm an ninh cho nước này. Triều Tiên kịch liệt phản đối các cuộc tập trận quân sự chung của Hoa Kỳ và các đồng minh, cũng như sự hiện diện trong khu vực các máy bay ném bom và tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ.

Lời kêu gọi gia tăng kho vũ khí hạt nhân của ông Kim được đưa ra vào lúc lập trường xưa nay của Triều Tiên đối với Washington, Bắc Kinh và Moscow dường như đang thay đổi. Cả Trung Quốc và Nga đều đang lôi kéo Triều Tiên lại gần hơn bao giờ hết và hai nước này đã liên tục bác bỏ những nỗ lực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm trừng phạt Triều Tiên vì các vụ thử tên lửa đạn đạo. Chính sự bao che của Trung Quốc và Nga đã cho phép Kim tăng tốc cải thiện khả năng vũ khí mà gần như không bị trừng phạt.

Trong bài phát biểu sau cuộc họp đảng, Kim lưu ý rằng “cơ cấu quan hệ quốc tế rõ ràng đã được chuyển sang hệ thống ‘Chiến tranh Lạnh mới’ và việc thúc đẩy đa cực hóa cần được đẩy nhanh hơn nữa.” Ông kêu gọi chính phủ của ông “nâng cao uy tín quốc gia, bảo vệ các quyền quốc gia và bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực.”

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng gia tăng. Tuần trước, máy bay không người lái của Triều Tiên đã vượt qua biên giới lần đầu tiên sau năm năm và quân đội Hàn Quốc đã phải cố gắng đáp trả bằng cách bắn súng cảnh cáo và sử dụng thiết bị giám sát của riêng họ. Theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc, một máy bay không người lái của Triều Tiên đã bay vào cách Seoul khoảng một giờ lái xe.

Hôm qua thứ Bảy, Triều Tiên đã bắn ba tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Vào ngày Chủ Nhật đầu năm, họ đã bắn một tên lửa khác. Hôm thứ Bảy và Chủ Nhật, Triều Tiên cũng cho biết họ đã thử nghiệm một “hệ thống phóng tên lửa đa nòng siêu lớn” có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Kim cho biết các mối đe dọa ngày càng tăng từ miền Nam, chẳng hạn như các cuộc tập trận quân sự chung với Hoa Kỳ, “làm nổi bật tầm quan trọng và sự cần thiết của việc sản xuất hàng loạt vũ khí hạt nhân chiến thuật”, theo tường trình của phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm Chủ nhật. Kim nhắc lại rằng đất nước của ông đã sẵn sàng đối mặt với các mối đe dọa của Hàn Quốc, lấy “hạt nhân trị hạt nhân” dù ai cũng biết Hàn Quốc không hề có vũ khí hạt nhân.


Canada cấm hầu hết người nước ngoài mua nhà

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/canada-khong-cho-phep-700x480.jpg

Lệnh cấm người nước ngoài mua bất động sản nhà ở tại Canada chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1, nhằm cung cấp nhiều nhà hơn cho người dân địa phương đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nhà ở.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ trong đạo luật cho phép các cá nhân như người tị nạn và thường trú nhân không phải là công dân mua nhà.

Hồi cuối tháng 12, Ottawa đã tuyên bố rõ, lệnh cấm sẽ chỉ áp dụng cho nhà ở thành phố chứ không áp dụng cho các tài sản giải trí như nhà ở ngắn hạn trong mùa hè.

Biện pháp tạm thời này sẽ kéo dài trong hai năm. Quy định được Thủ tướng Justin Trudeau của Canada đề xuất trong chiến dịch bầu cử năm 2021, khi giá nhà tăng cao khiến nhiều người Canada không thể sở hữu nhà.

“Mong muốn có nhà ở của nhiều người ở Canada đang thu hút những kẻ trục lợi, các tập đoàn giàu có và nhà đầu tư nước ngoài,” Đảng Tự do của ông Trudeau lưu ý trong kế hoạch bầu cử vào thời điểm đó.

“Điều này đang dẫn đến một thực trạng là nhà bỏ trống và không được sử dụng đúng mức, đầu cơ tràn lan và giá cả tăng chóng mặt. Nhà là của người dân chứ không phải của nhà đầu tư.”

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2021, Đảng Tự do đã lặng lẽ đưa ra Đạo luật Cấm mua tài sản nhà ở đối với người không phải là công dân Canada.

Các thị trường lớn như Vancouver và Toronto cũng đã áp dụng thuế đối với người không thường trú tại địa phương và nhà trống.

Bất chấp thời kỳ hoàng kim gần đây, thị trường bất động sản Canada đã hạ nhiệt đối với người bán, khi lãi suất thế chấp phải tuân theo chính sách tiền tệ nghiêm ngặt của Ngân hàng Trung ương Canada nhằm kiềm chế lạm phát.

Theo Hiệp hội Bất động sản Canada, giá nhà trung bình đã giảm từ mức cao nhất hơn 800.000 đôla Canada (590.000 USD) vào đầu năm 2022, xuống còn hơn 630.000 đôla Canada (465.000 USD) vào tháng trước.

Dù vậy, nhiều chuyên gia nhận định, lệnh cấm đối với người mua nước ngoài – những người chiếm chưa đến 5% quyền sở hữu nhà ở Canada, sẽ không có tác dụng như mong muốn trong việc làm cho nhà ở có giá phải chăng hơn.

Thay vào đó, họ chỉ ra rằng phải xây dựng nhiều nhà ở hơn để đáp ứng nhu cầu.

Tập đoàn Thế chấp và Nhà ở Canada – cơ quan nhà ở quốc gia – nhấn mạnh trong một báo cáo hồi tháng 6, Canada sẽ cần gần 19 triệu đơn vị nhà ở vào năm 2030. 

Điều đó có nghĩa là 5,8 triệu ngôi nhà mới phải được xây dựng, hoặc dự kiến hơn 3,5 triệu ngôi nhà sẽ được xây dựng để đáp ứng nhu cầu đó.

Nhật Minh (Theo AFP)


Ông Lula tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Brazil trong bối cảnh chia rẽ chính trị sâu sắc

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/TT-ba-tay-nham-chuc.jpg

Nhà lãnh đạo cánh tả Luiz Inacio “Lula” da Silva đã cam kết “tái thiết Brazil cùng với người dân” khi ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống mới của đất nước trong nhiệm kỳ thứ ba lịch sử.

Lễ nhậm chức tại Quốc hội bắt đầu lúc 3 giờ chiều (18:00 GMT) Chủ nhật với an ninh được thắt chặt sau khi những người ủng hộ người tiền nhiệm cánh hữu, Jair Bolsonaro, bị cáo buộc đe dọa bạo lực.

Các nhà chức trách đã triển khai 10.000 cảnh sát và quân đội để tăng cường an ninh tại các sự kiện hôm Chủ Nhật và khám xét những người tham gia để đảm bảo họ không mang theo chai lọ, lon, cột cờ hoặc súng đồ chơi. Việc mang súng của thường dân cũng tạm thời bị cấm.

“Thông điệp của chúng tôi gửi tới Brazil là thông điệp về hy vọng và tái thiết,” ông Lula nói trước Hạ viện của Quốc hội, sau khi ký văn bản chính thức bổ nhiệm ông làm Tổng thống.

“Công trình vĩ đại về quyền, chủ quyền và sự phát triển mà quốc gia này xây dựng đã bị phá hủy một cách có hệ thống trong những năm gần đây. Và để xây dựng lại tòa nhà này, chúng tôi sẽ chỉ đạo tất cả những nỗ lực của mình,” ông nói.

Nhà lãnh đạo kỳ cựu cũng hứa sẽ đấu tranh để cải thiện cuộc sống cho người dân nghèo Brazil, hướng tới bình đẳng giới và chủng tộc, đồng thời đạt mục tiêu không còn nạn phá rừng ở Amazon.

Ông Lula cũng đưa ra lời đe dọa ngầm đối với cựu Tổng thống Bolsonaro. “Chúng tôi không có tinh thần trả thù chống lại những người đã cố gắng khuất phục quốc gia theo các thiết kế cá nhân và ý thức hệ của họ, nhưng chúng tôi sẽ đảm bảo luật pháp được thực thi,” ông Lula nói mà không nhắc đến tên người tiền nhiệm của mình. “Những ai sai lầm sẽ phải trả giá cho lỗi lầm của mình.”

Ông cũng cáo buộc chính quyền của ông Bolsonaro đã phạm tội “diệt chủng” do không phản ứng đúng cách với tình trạng khẩn cấp COVID-19 đã giết chết hơn 680.000 người Brazil.

Ông nói: “Trách nhiệm đối với tội ác diệt chủng này phải được điều tra và không thể không bị trừng phạt.”

Lễ tuyên thệ bắt đầu bằng một phút mặc niệm dành cho huyền thoại bóng đá Brazil Pele và cựu Giáo hoàng Benedict XVI, cả hai vừa qua đời trong những ngày gần đây.

Hàng chục nghìn người ủng hộ mặc áo đỏ đã reo hò ầm ĩ khi đoàn xe của ông Lula từ từ lăn bánh xuống Esplanade of Ministries, được hộ tống bởi hàng chục vệ sĩ.

Các chức sắc nước ngoài, bao gồm 19 nguyên thủ quốc gia, đã tham dự lễ nhậm chức của ông Lula, bao gồm nhà vua Tây Ban Nha, Tổng thống các nước Đức, Bồ Đào Nha và một số nước Mỹ Latinh.

Ông Lula, 77 tuổi, đã đánh bại ông Bolsonaro trong gang tấc vào tháng 10 để giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ ba chưa từng có sau một thời gian gián đoạn khiến ông phải ngồi tù một năm rưỡi vì các cáo buộc tham nhũng, mà sau đó đã được đảo ngược.

Giờ đây, ông Lula phải đối mặt với thách thức khó khăn trong việc cải thiện nền kinh tế trì trệ của Brazil đồng thời đoàn kết một quốc gia đã trở nên chia rẽ sâu sắc.

Trong khi đó, những người ủng hộ cựu Tổng thống Bolsonaro đã cáo buộc rằng cuộc bầu cử bị đánh cắp. Họ đã phản đối trong hai tháng, kêu gọi một cuộc đảo chính quân sự để ngăn ông Lula trở lại nhiệm sở.

Ông Bolsonaro rời Brazil vào thứ Sáu để đến Florida ở Hoa Kỳ, tránh phải trao lại chiếc khăn quàng cổ cho đối thủ của mình, người mà ông vẫn chưa công nhận chiến thắng.

Trước khi bay tới Florida, ông Bolsonaro đã có một bài phát biểu đầy cảm xúc trước toàn quốc, ca ngợi những người biểu tình cắm trại bên ngoài doanh trại quân đội trên khắp đất nước.

Lê Vy


Trung tướng Mỹ: Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/shutterstock_1905717469-700x480.jpeg

Ảnh: Roman_Studio/ Shutterstock 

Trung tướng Mỹ đã nghỉ hưu và cựu cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster cảnh báo, Trung Quốc đang chuẩn bị quân sự cho cuộc chiến tranh giành Đài Loan.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan từ lâu đã căng thẳng vì quốc đảo vẫn luôn tuyên bố độc lập, trong khi Bắc Kinh lại khẳng định chủ quyền của mình và coi việc kiểm soát hòn đảo này là điều cần thiết đối với chính sách thống nhất của họ.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, ông McMaster nhận định, Trung Quốc có thể chuẩn bị hành động quân sự để giành quyền kiểm soát quốc đảo này. Trong lần xuất hiện trên chương trình Face the Nation của CBS News hôm 1/1 ông nói, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện rõ rằng ông ta có kế hoạch chiếm lại Đài Loan.

Trung tướng McMaster cho biết: “Ông Tập Cận Bình đã nói khá rõ ràng, trong các tuyên bố của mình, rằng theo quan điểm của mình, ông ấy sẽ để Trung Quốc toàn vẹn một lần nữa bằng cách thống nhất Đài Loan.”

Ông McMaster nhìn nhận, cách tốt nhất để ngăn chặn cuộc chiến tranh quân sự quy mô lớn nhằm vào Đài Loan là cần tiến hành “răn đe” Trung Quốc. Ông nói thêm, Hoa Kỳ, quốc gia đã chi hơn 1,6 nghìn tỷ USD cho quốc phòng, nên đầu tư nhiều hơn nữa vào an ninh quốc gia, bởi thực tế là chi phí để đối phó với một cuộc chiến với Trung Quốc sẽ “tốn kém hơn nhiều”. Hiện Trung Quốc đang không ngừng phát triển quân sự và nỗ lực tìm cách gây dựng ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương.

Ông McMaster tiếp tục: “Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng, không chỉ từ khía cạnh kinh tế, tài chính và chính sách ngoại giao chiến lang, mà cả về quân sự của họ. Và tôi nghĩ điều thực sự đáng lo ngại là, ông Tập Cận Bình đang chuẩn bị cho người dân Trung Quốc tham chiến.”

Ông chỉ ra một số bài phát biểu của ông Tập, vốn mang giọng điệu cứng rắn trong những tháng gần đây, là bằng chứng cho thấy Mỹ nên coi mối đe dọa chiến tranh một cách nghiêm túc hơn. Theo tướng McMaster, làm như vậy cũng sẽ buộc các đồng minh đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng của họ, điều này sẽ tiếp tục đóng vai trò răn đe.

Ông McMaster cũng lưu ý, Hoa Kỳ và các đồng minh của mình cần “cẩn trọng để không rơi vào những cái bẫy tương tự” mà họ đã gặp phải với Nga, quốc gia đã tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.

Lời cảnh báo của McMaster được đưa ra sau một số dấu hiệu khác cho thấy Trung Quốc có thể đang cân nhắc một cuộc chiến tranh nhằm vào Đài Loan. Hồi tháng 11, The Guardian đưa tin, ông Tập đã ra lệnh cho quân đội của mình “tập trung toàn bộ sức lực vào chiến đấu” để chuẩn bị cho một cuộc chiến tiềm tàng.

“Hãy tập trung toàn bộ năng lượng [của các vị] vào chiến đấu, nỗ lực chiến đấu và cải thiện khả năng [của các vị] để giành chiến thắng,” ông kêu gọi.

Quan hệ Trung Quốc-Đài Loan đã trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết vào tháng 8 năm ngoái, sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Đài Loan. Vào thời điểm đó, Bắc Kinh đã đưa ra một số lời đe dọa trước chuyến thăm của bà Pelosi và tiến hành các cuộc tập trận quân sự xung quanh hòn đảo, dẫn đến lo ngại rằng xung đột có thể leo thang.

Minh Ngọc (Theo Newsweek)


Trung Quốc: Sản xuất giảm mạnh khi lây nhiễm COVID-19 tăng nhanh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/covid-tang-nhanh.jpg

(Ảnh minh họa: humphery/ SHutterstock) 

Tháng 12/2022 là tháng thứ ba liên tiếp sản xuất giảm mạnh nhất trong gần 3 năm đại dịch, đồng thời cũng là tháng số ca lây nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tăng đột biến trên phạm vi toàn Trung Quốc, theo Reuters đưa tin.

Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố con số chính thức chỉ số PMI (chỉ số quản lý sức mua) là 47,0 cho tháng 12, giảm từ 48,0 của tháng 11. Trong một cuộc thăm dò trước đó của Reuters, các nhà kinh tế từng dự đoán chỉ số PMI tháng 12 sẽ vẫn giữ nguyên ở 48,0. Điểm mốc 50 là phân biệt giữa thu hẹp và tăng trưởng hàng tháng.

Như vậy, đây là lần sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 2/2020 những ngày đầu đại dịch.

Đây là con số PMI chính thức đầu tiên được đưa ra kể từ khi chính quyền Trung Quốc dỡ bỏ chính sách kiểm dịch zero-COVID.

Trong tình huống các con số chính thức về tình hình dịch tễ của nhà nước Đại Lục còn thiếu tính thuyết phục, thì các tổ chức y tế thế giới đưa ra những nhận định của mình.

Cơ sở y tế Airfinity của Anh quốc cho rằng số ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán đã đạt 18,6 triệu trong tháng 12. Việc tăng đột biến số người ốm sẽ khiến thiếu nhân công lao động, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng mạnh đến năng lực sản xuất.

Đồng thời, nhu cầu mua hàng giảm do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu khi lãi suất tăng, đồng thời lạm phát toàn cầu và chiến tranh ở Ukraine có thể làm chậm hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, những nhân tố đó gây ảnh hưởng xấu cho lĩnh vực sản xuất của nước này và cản trở sự phục hồi kinh tế.

“Những đơn hàng cho năm tới ở hầu hết các nhà máy mà tôi biết, đều đang ở dưới mức mà họ có thể đạt được vào thời điểm này trong năm. Rất nhiều nhà máy mà tôi đã nói chuyện có mức 50%, một số dưới 20%,” theo Cameron Johnson, một đối tác của hãng tư vấn chuỗi cung ứng Tidalwave Solutions.

“Vì vậy, cho dù Đại Lục mở cửa thì sản xuất vẫn chậm lại, do phần còn lại của nền kinh tế thế giới đang chậm lại. Các nhà máy sẽ có công nhân, nhưng họ sẽ không có đơn đặt hàng.”

NBS cho biết 56,3% trong số các nhà sản xuất được khảo sát cho biết họ đã bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh trong tháng 12, tăng 15,5 điểm phần trăm so với tháng trước, mặc dù phần lớn cũng cho biết họ kỳ vọng tình hình sẽ dần cải thiện.

Hy vọng phục hồi

“Mặc dù (chỉ số PMI của nhà máy) thấp hơn dự kiến, nhưng các nhà phân tích thực sự khó đưa ra dự báo hợp lý trong tình trạng không (có thông tin) chắc chắn của virus trong tháng qua,” theo Zhou Hao, nhà kinh tế trưởng tại công ty môi giới Guotai Junan International.

“Nói chung, chúng tôi tin rằng điều tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc đã qua, và phục hồi kinh tế mạnh mẽ đang ở phía trước.”

Các cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm của Hoa Lục trong tuần này đã cam kết tăng cường hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực ăn uống và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, đồng thời nhấn mạnh việc phục hồi tiêu dùng sẽ là ưu tiên hàng đầu.

Chỉ số PMI phi sản xuất, trong đó có hoạt động của ngành dịch vụ, đã giảm xuống 41,6 từ 46,7 trong tháng 11, cũng đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.

Chỉ số PMI tổng hợp chính thức, kết hợp sản xuất và dịch vụ, đã giảm xuống 42,6 từ 47,1.

“Những tuần trước Tết Âm lịch sẽ vẫn là thời gian thách thức đối với thị trường dịch vụ, vì mọi người sẽ không muốn ra ngoài và mua hàng hóa trừ phi cần thiết do sợ bị nhiễm bệnh,” theo nhận định của ông Mark Williams, nhà kinh tế trưởng châu Á tại Capital Economics.

“Tuy nhiên, triển vọng sẽ sáng sủa hơn vào khoảng thời gian mọi người trở về sau kỳ nghỉ Tết, (với kỳ vọng rằng tới lúc đó) số ca nhiễm mới sẽ giảm (sau khi đạt đỉnh), đồng thời phần lớn người dân đã trải qua nhiễm COVID-19 và cảm thấy họ đã miễn dịch ở một mức độ nào đó.”

Một phương diện khác, trong khi các báo chí và truyền thông hải ngoại báo cáo tình hình dịch bệnh căng thẳng, thì hiện nay thông qua các hoạt động trong nước, đặc biệt là các phương tiện truyền thông, giới chức Đại Lục đang trấn an dân chúng rằng tình hình dịch bệnh đã nằm trong kiểm soát.

Ngay tại Vũ Hán, nơi mà cuối năm 2019 người ta phát hiện ra con virus chao đảo thế giới này, các hoạt động mừng năm mới được tổ chức rất nhộn nhịp.

“Nói chung, bây giờ tôi và bạn bè cảm thấy tương đối tích cực và lạc quan,” một gia sư họ Wu (29 tuổi) nói với Reuters. “Nhiều người cũng ra khỏi nhà tham gia các hoạt động.”

Tuy nhiên, vấn đề cơ sở y tế thiếu thốn và mối lo ngại về tính nguy hiểm của con virus này, đặc biệt là với người cao tuổi hoặc người có bệnh nền, vẫn được người dân lưu ý.

“Chúng ta đều biết rằng đặc biệt đối với người trung niên và người già, đặc biệt là những người trên 60 tuổi, đặc biệt là những người có bệnh nền, họ sẽ bị ảnh hưởng bởi loại virus này,” ông Wu nói.

Bên một hàng dài người xếp hàng tại khoa cấp cứu của Bệnh viện Tongji ở Vũ Hán, cơ sở chính dành cho bệnh nhân COVID-19, cụ bà Huang (72 tuổi) chia sẻ, “Tôi cảm thấy không khỏe. Tôi không có năng lượng. Tôi không thể thở được. Tôi từng có sức khỏe tốt. Tôi đã chụp X-quang để kiểm tra phổi của mình… Bệnh viện này rất rắc rối, phải chờ đợi rất là lâu.”

Thiên Đức


Ý ra mắt mẫu xe đầu tiên dùng nhiên liệu từ rác thải nhựa, đạt vận tốc tối đa 380km/h

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/xe-che-tao.jpg

Chiếc Bertone GB110. (Ảnh: Chụp màn hình video) 

Hãng sản xuất ô tô Bertone của Ý vừa công bố mẫu xe mới chạy với hiệu suất cao có tên là Bertone GB110. Được biết, đây là chiếc xe đầu tiên sử dụng nhiên liệu làm từ rác thải nhựa, theo tờ Daily Mail.

Bertone GB110 sử dụng công nghệ “Select Fuel”, phương pháp đã được cấp bằng sáng chế để chuyển đổi vật liệu polycarbonate phế thải, như chai nhựa, thành nhiên liệu lỏng.

Bertone đã thông báo sản xuất bộ sưu tập giới hạn gồm 33 chiếc GB110 nhân kỷ niệm 110 năm thành lập hãng, nhưng sẽ không giao xe cho khách hàng trước mùa xuân năm 2024.

Giám đốc thiết kế và dự án Giovanni Sapio cho hay: “GB110 đang duy trì di sản xe hơi của Bertone và là một cách giải thích hiện đại về tính di truyền của Bertone. Đó là sự tôn trọng đối với các thiết kế tiên phong từ những năm 1950 và 1970, kết hợp các đường nét mềm mại với các cạnh sắc nét”.

Bertone được thành lập vào năm 1912 bởi nhà thiết kế ô tô Giovanni Bertone, nhưng công ty này đã phá sản vào năm 2014.

Đầu năm 2022, anh em nhà Mauro và Jean-Franck Ricci đã giành được quyền sở hữu đối với thương hiệu này và đang hồi sinh nó, mở màn với siêu xe GB110. Họ tuyên bố đây là chiếc xe hiệu suất cao đầu tiên chạy bằng nguồn nhiên liệu rác thải nhựa.

Ông Jean-Franck Ricci, Giám đốc điều hành của Bertone, cho rằng vấn đề giảm ô nhiễm sẽ cần các giải pháp khác nhau với sự kết hợp của nhiều công nghệ khác nhau và rác thải nhựa cần được xử lý như một nguồn tài nguyên quý giá.

Select Fuel sử dụng quy trình đã được cấp bằng sáng chế giúp chuyển đổi nhựa đã được làm sạch và cắt nhỏ thành nhiên liệu lỏng. Nhiên liệu tái tạo cũng có thể được tạo ra từ sinh khối (chẳng hạn như chất béo và dầu thải), chất thải nông nghiệp (cây trồng như lạc đà hoặc hạt cải dầu) hoặc chất thải đô thị như cỏ vụn và thức ăn thừa.

“Chúng tôi nhận ra rằng rác thải nhựa là một vấn đề môi trường lớn. Chúng tôi đã cam kết phát triển các công nghệ chuyển đổi vật liệu polycarbonate thành nhiên liệu tái tạo và bền vững”, Select Fuel giới thiệu trên trang web chính thức.

Bên cạnh nguồn năng lượng độc đáo, mẫu xe mới tinh này còn có một số tính năng thú vị khác. Theo công ty, GB110 có hộp số 7 tốc độ và có thể đi từ 0 đến 100km/h trong 2,79 giây và đạt tốc độ tối đa 380km/h.

Giống như nhiều mẫu xe cổ điển của Bertone, hình dạng thiết kế của nó mang lại tính khí động học tiên tiến, cho phép nó đạt được tốc độ ấn tượng như vậy. Xe cũng sở hữu bộ cửa cắt kéo, xoay theo chiều dọc tại một bản lề cố định ở phía trước, thay vì hướng ra ngoài như cửa thông thường.

Phan Anh


Bắc Hàn phóng 3 hỏa tiễn đạn đạo trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền leo thang – Tác giả Lorenz Duchamps 

02/01/2023

Bắc Hàn phóng 3 hỏa tiễn đạn đạo trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền leo thang

Một màn hình TV hiển thị một bức ảnh tư liệu về hỏa tiễn Bắc Hàn với vệ tinh thử nghiệm trong một chương trình thời sự tại Ga Xe lửa Seoul ở Seoul, Nam Hàn, hôm 31/12/2022. (Ảnh: Lee Jin-man/AP Photo) 

Theo quân đội Nam Hàn, hôm thứ Bảy (31/12), Bắc Hàn đã phóng ba hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn ngoài khơi bờ biển phía đông. Quân đội Nam Hàn cũng chỉ trích Bình Nhưỡng vì đã tăng cường các vụ phóng hỏa tiễn vào năm 2022 trong bối cảnh có suy đoán rằng nước này có thể đang chuẩn bị một vụ thử hạt nhân khác. 

Thiếu tướng Lee Seung-O, giám đốc đặc trách các chiến dịch của Nam Hàn trong Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS), cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Bảy rằng vụ phóng này là “một hành động khiêu khích nghiêm trọng” làm suy yếu hòa bình của cộng đồng quốc tế cũng như Bán đảo Triều Tiên. 

“Hành động này rõ ràng vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc,” ông Lee nói. “Vì vậy, chúng tôi kêu gọi họ dừng lại ngay lập tức.” 

Ông Lee cho hay, vào khoảng 8 giờ sáng theo giờ địa phương, Seoul đã phát hiện ba hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn được phóng từ tỉnh Hwanghae Bắc, phía nam Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Hàn. 

JCS lưu ý rằng ba hỏa tiễn này đã di chuyển khoảng 220 dặm trước khi hạ cánh xuống vùng biển giữa Bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Tầm bắn ước tính cho thấy các hỏa tiễn được thử nghiệm này có thể đang nhắm mục tiêu vào Nam Hàn. 

Vụ phóng mới nhất này diễn ra một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nam Hàn tuyên bố họ đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm một phương tiện phóng vũ trụ sử dụng nhiên liệu rắn. Hỏa tiễn này được thiết kế để đưa vệ tinh do thám đầu tiên của họ vào quỹ đạo thấp của Trái Đất trong những năm tới. 

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết các vụ phóng hôm thứ Bảy nêu bật “tác động gây bất ổn” của các chương trình vũ khí bất hợp pháp của Bắc Hàn, đồng thời nhấn mạnh các cam kết “sắt đá” của Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ Nam Hàn và Nhật Bản. 

Sáng ngày thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng báo cáo về các vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo được cho là của Bắc Hàn. 

Cuối ngày thứ Bảy, các nhà ngoại giao cao cấp của Nam Hàn, Nhật Bản, và Hoa Kỳ đã cùng nhau lên án các vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Hàn sau một cuộc điện đàm. Theo Bộ Ngoại giao Nam Hàn và Nhật Bản, hai bên đã đồng ý tăng cường khả năng răn đe đối với Bắc Hàn và cùng hợp lực để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa Bắc Hàn. 

Số lần phóng hỏa tiễn kỷ lục

Các vụ thử hỏa tiễn của Bắc Hàn đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2022, với tổng cộng khoảng 92 hỏa tiễn đạn đạo và các loại hỏa tiễn khác. Có thời điểm, nước này đã phóng tới 23 hỏa tiễn chỉ trong một ngày. 

Một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) chuẩn bị phóng trong bức ảnh không đề ngày tháng này được công bố hôm 19/11/2022. (Ảnh: Thông Tấn Xã Trung ương Bắc Hàn-KCNA/qua Reuters)

Một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) chuẩn bị phóng trong bức ảnh không đề ngày tháng này được công bố hôm 19/11/2022. (Ảnh: Thông Tấn Xã Trung ương Bắc Hàn-KCNA/qua Reuters) 

Theo Dự án Phòng thủ Hỏa tiễn của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, kể từ năm 1984, Bắc Hàn đã thực hiện hơn 270 vụ phóng hỏa tiễn và thử nghiệm hạt nhân, trong đó hơn ¼ số vụ được tiến hành vào năm 2022. 

Những vũ khí chiến lược đó bao gồm vũ khí hạt nhân chiến thuật, một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa mới, đầu đạn lướt siêu thanh, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và một vệ tinh do thám. 

Phi cơ không người lái xâm phạm không phận

Đầu tuần trước (26/12), căng thẳng giữa hai quốc gia kỳ phùng địch thủ gia tăng khi Nam Hàn cáo buộc Bắc Hàn điều động năm phi cơ không người lái bay qua Đường Phân giới Quân sự (MDL) xâm phạm không phận của nước này. 

Đây là lần đầu tiên sau hơn năm năm, một phi cơ không người lái của Bắc Hàn đã vượt qua đường định giới phân chia hai nước. Trong một hành động ăn miếng trả miếng, Nam Hàn đã bắn cảnh cáo, và cũng là lần đầu tiên nước này điều động phi cơ không người lái của mình bay về phía Bắc Hàn. 

Hôm thứ Ba (26/12), Tổng thống Yoon Suk-yeol kêu gọi tăng cường huấn luyện quân sự và chuẩn bị cho chiến tranh, chỉ trích phản ứng của Seoul sau khi không bắn hạ được chiếc phi cơ nào trong số 5 phi cơ không người lái của Bắc Hàn.

Ông Yoon nói trong một cuộc họp, “Vụ việc này cho thấy một sự thiếu sót lớn trong việc chuẩn bị và huấn luyện của quân đội chúng ta trong nhiều năm qua, đồng thời khẳng định rõ ràng sự cần thiết phải chuẩn bị tâm lý vững chắc và huấn luyện quân đội mạnh mẽ hơn.”

Anh Lorenz Duchamps là một cây viết tin tức cho NTD, hãng truyền thông cùng hệ thống với The Epoch Times, chủ yếu chuyên về tin tức giải trí, thế giới, và Hoa Kỳ.

Bản tin có sự đóng góp của The Associated Press
Hồng Ân biên dịch


Xem thêm:

Hàng trăm binh lính Nga thiệt mạng khi doanh trại của họ bị Himars của Ukraine tấn công

Thời sự Thứ Ba 27/12/2022: Gián điệp Nga ụ trong tình báo Đức – Ukraine: thượng đỉnh hòa bình tại LHQ – TQ mở cửa biên giới, bỏ cách ly COVID-19 – Ukraine muốn loại Nga khỏi LHQ – Lý do Israel không giao Vòm Sắt cho Ukraine

Tuesday, December 27th, 2022

Võ Thái Hà tổng hợp


Phương Tây chấn động: Gián điệp Nga hoạt động ngay trong cơ quan tình báo Đức – 26/12/2022

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/1025397354_0_19_3070_1754_1920x0_80_0_0_cda3cc0c1b2c3a9cdfc38ee8dee206c8-1280x723.jpg

Hình minh hoạ: Sputnik News 

Chính phủ Đức luôn ca ngợi sự cảnh giác của các cơ quan tình báo và phản gián, trong khi phe đối lập thì lại nghi ngờ độ tin cậy của họ. Các chính trị gia, cùng với giới truyền thông, đang cảnh báo người Đức về cuộc chiến hỗn hợp của Putin.

“Nếu nghi ngờ được xác nhận, thì các hoạt động gián điệp của Nga đã bị giáng một đòn mạnh”. Đây là phản ứng của Bộ trưởng Tư pháp Đức Marco Buschmann về vụ bắt giữ một nhân viên của Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (Bundesnachrichtendienst, BND) vì nghi ngờ làm gián điệp cho Nga. Cụ thể, công dân Đức Carsten L., một nhân viên của BND, đã bị bắt tạm giam phục vụ điều tra trước khi xét xử.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 19/12/2022: Vietjet bị kiện – Tình trạng thất nghiệp ‘còn tệ hơn trong đại dịch’ – Từ sân quần tới sân golf – La liệt ‘biệt thự ma’ triệu đô ở Hà Nội

Monday, December 19th, 2022

Quê Hương tổng hợp


Báo Anh nói VietJet “vướng vào vụ kiện 155 triệu bảng” thuê phi cơ

18/12/2022

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

VietJet, còn được biết đến với tên gọi ‘hãng hàng không bikini’, đang bị kiện tại Tòa Thượng thẩm Anh, trong vụ kiện thương mại liên quan tới khoản nợ 155 triệu bảng Anh, cộng với tiền lãi phải trả ở mức ít nhất là 31 ngàn bảng một ngày.

Theo báo Anh The Telegraph, đơn do hãng FW Aviation (Holdings) 1 Limited đệ trình, kiện VietJet ký thuê bốn phi cơ nhưng nhiều lần trễ hạn thanh toán trong năm 2021. 

(more…)

Hiệu quả vắc-xin Vero Cell (của Trung Quốc) và trách nhiệm của WHO

Friday, December 16th, 2022

Nguyễn Nam – 16/12/2022

VNTB – Hiệu quả vắc-xin Vero Cell và trách nhiệm của WHO

Số ca nhiễm Covid ở Trung Quốc đại lục tăng vọt sau khi ngưng chính sách Zero COVID

Chính phủ Trung Quốc đột ngột ngừng chính sách Zero COVID vào tuần trước, bỏ các biện pháp hạn chế đi lại và phong tỏa. Bất ngờ là số ca nhiễm Covid ở Trung Hoa đại lục tăng vọt…

Sáng 14-12-2022 (giờ địa phương), nhà chức trách Trung Quốc cho biết đã ghi nhận 2.249 ca mắc Covid-19 có triệu chứng trên toàn quốc vào ngày 13-12, 20% trong số này được phát hiện ở thủ đô.

Trong một bài viết trên Twitter, một luật sư ở Bắc Kinh đồng thời là cựu Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc James Zimmerman cho biết, 90% số nhân viên trong văn phòng ông mắc Covid-19, tăng từ một nửa số nhân viên mắc bệnh vài ngày trước đó…

(more…)

Biểu tình giấy trắng: quả bom nổ chậm ở Trung Quốc – Nguyễn Quang Dy

Wednesday, December 7th, 2022

By thoisu 02 , December 7, 2022 0 Comments

VNTB – Biểu tình giấy trắng: quả bom nổ chậm ở Trung Quốc 

Chỉ hơn một tháng sau ngày bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 20, một làn sóng biểu tình đã nổ ra tại Trung Quốc như một quả bom làm rung chuyển đất nước và chấn động thế giới. Xu hướng cực đoan và độc tài cá nhân của Tập Cận Bình, đặc biệt là chính sách “zero Covid”, đã kích hoạt quả bom nổ chậm. Tập Cận Bình đã bị đẩy vào thế  lưỡng nan. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ nhân nhượng hay đàn áp phòng trào biểu tình “giấy trắng” như Thiên An Môn. 

(more…)