Những Niềm tin Cốt lõi của Người Bình dân Việt Nam Như là Những Giá trị Nền tảng cho Cuộc Sống – Bài I

Friday, March 1st, 2024
niem tin
Hình từ internet

Tất cả mọi nhóm dân tộc đều có một hệ thống giá trị làm nền tảng cho cuộc sống. Những giá trị này bắt nguồn từ những niềm tin về hiện thực do giáo huấn trực tiếp của hệ thống giáo dục chính quy đem lại hoặc gián tiếp qua sự chuyển tải truyền thống của gia đình hay bộ lạc. Những niềm tin này được thể hiện bằng những hành động dần dà biến thành tập quán mà người ta thường quan sát được qua những phản ứng vô thức của con người. Một phản ứng vui vẻ hay tức giận đột phát có thể được truy nguyên từ niềm tin vào một giá trị nào đó. Tìm ra được những niềm tin này là hiểu được những động năng thúc đẩy hành động của con người. 

(more…)

Chiến tranh biên giới 1979 nhắc nhở lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam điều gì?

Friday, February 16th, 2024

Mỹ Hằng

BBC News Tiếng Việt

17/02/2021

Những người biểu tình chống Trung Quốc mang theo biểu ngữ tham gia các cuộc tuần hành quanh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, không chính thức đánh dấu kỷ niệm lần thứ 37 cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu với Trung Quốc ngày 17/2/1979.

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

(more…)

Hồ Chí Minh: Tội Đồ Của Dân Tộc

Tuesday, January 2nd, 2024

Năm 1911 được tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh (HCM) ra đi “tìm đường cứu nước”. Thật ra đó chỉ nhằm mục đích đánh bóng  lãnh tụ để che giấu những tội lỗi mà HCM và tập đoàn đã gieo rắc trên đất nước và dân tộc trong nhiều thập niên qua.

nguyen sinh huy hay nguyen sinh sac                           Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy 

(more…)

Cây Noel đầu tiên trên đất Mỹ – Trần Kiêm Đoàn

Saturday, December 23rd, 2023

23/12/2021

Làng Liễu Cốc Hạ và làng Dương Sơn nằm gần nhau bởi cánh đồng nhưng lại cách xa nhau vời vợi bởi niềm tin tôn giáo.

(more…)

Hòa Thượng Thích Không Tánh: Không thể cho tất cả tôn giáo vào ‘một cái lồng’ khuôn sẵn

Thursday, August 24th, 2023

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London

23/8/2023

Hòa Thượng Thích Không Tánh: Không thể cho tất cả tôn giáo vào ‘một cái lồng’ khuôn sẵn

Hòa Thượng Thích Không Tánh và Chánh trị sự Hứa Phi tặng hoa cho ông Frederick Davie, uỷ viên của USCIRF ngày 18/5/2023 

Lê Quang Hiển/HĐLTVN 

(more…)

Chuyện Việt Nam ngày Thứ tư 16 tháng 8 năm 2023

Wednesday, August 16th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Việt Nam xuất khẩu gạo với giá cao nhất từ 15 năm nay

Thu Hằng /RFI – 16/8/2023

Khoảng 500.000 tấn gạo Việt Nam sẽ được bán với giá cao hơn trong tháng 8 sau khi các nhà xuất khẩu Việt Nam thương lượng lại thành công. Thông tin được hai nguồn tin xác nhận với Reuters ngày 16/08/2023 trong bối cảnh giá gạo thế giới đạt đỉnh điểm từ 15 năm qua. 

Ảnh minh họa: Thu hoạch lúa trên một cánh đồng ở Cần Thơ, ngày 28/02/2023.

Ảnh minh họa: Thu hoạch lúa trên một cánh đồng ở Cần Thơ, ngày 28/02/2023. AFP – NHAC NGUYEN 

Một nhân viên của một công ty giao dịch quốc tế cho Reuters biết « bên mua đã chấp nhận trả giá cao hơn đối với một số lô gạo được chuyển cho họ trong tháng 8 ». Cụ thể, khoảng 200.000 tấn gạo sẽ được giao trong tháng Tám, 300.000 tấn còn lại sẽ được chuyển đến các cảng của Việt Nam.

Các nước nhập khẩu, trong đó có Indonesia và Philippines, đã trả thêm từ 30 đến 80 đô la/tấn gạo thơm Việt Nam so với giá 550 đô la/tấn trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng của nước này từ tháng 07. Như vậy, bên bán thu thêm được từ 15 đến 40 triệu đô la so với giá thỏa thuận trước các lệnh hạn chế của New Delhi.

Phát biểu trước Quốc Hội Việt Nam ngày 15/08, bộ trưởng Nông Nghiệp thẩm định Việt Nam có thể xuất khẩu từ 7-8 triệu tấn gạo trong năm 2023 sau khi đã bảo đảm được an ninh lương thực trong nước.

Giá gạo tăng ở mức kỷ lục từ 15 năm qua

Nhìn chung, giá gạo châu Á đã tăng khoảng 20% từ tháng 07 năm nay. Gạo thơm Thái Lan cũng đã tăng thành 648 đô la/tấn vào đầu tháng 8. Đây là mức cao kỷ lục kể từ tháng 10/2008. Nhật báo kinh tế Pháp Les Echos phân tích hai lý do chính.

Thứ nhất là thiên tai do hiện tượng El Niño trở lại. Thái Lan phải đối mặt với nguy cơ hạn hán gia tăng. Trước tình trạng thiếu nước – đến 40% ở một số vùng nông nghiệp – chính quyền yêu cầu nông dân canh tác các giống cây cần ít nước hơn. Còn tại Trung Quốc, mưa lũ, nắng nóng, sâu bọ ở miền bắc đã khiến mùa màng thất thu, buộc chính quyền Bắc Kinh phải nhập khẩu gạo.

Thứ hai là do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo trắng, trừ gạo basmati. Quyết đinh được đưa ra vào tháng 07 nhằm bình ổn giá thị trường trong nước trong bối cảnh Ấn Độ chuẩn bị tổ chức tổng tuyển cử. Ấn Độ là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% thị trường.

https://www.rfi.fr/vi


Bộ trưởng Shoigu đảm bảo vũ khí mới của Nga sẽ ‘đáp ứng nhu cầu’ của Việt Nam 

VOA Tiếng Việt  – 15/8/2023

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang cùng phái đoàn thăm một gian trưng bày tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật Quốc tế, Army-2023 ở Moscow, Nga, hôm 14/8.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang cùng phái đoàn thăm một gian trưng bày tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật Quốc tế, Army-2023 ở Moscow, Nga, hôm 14/8. 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nói rằng các phát triển quốc phòng của Nga sẽ chứng tỏ sự hữu ích đối với quân đội Việt Nam, đồng thời bày tỏ niềm tin rằng Việt Nam vẫn là một đồng minh tin cậy của Moscow ở khu vực, TASS đưa tin hôm 15/8.

Hãng Thông tấn Nga cho biết ông Shoigu đã nói như vậy khi gặp mặt người đồng cấp phía Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang, bên lề Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow lần thứ 11 (MCIS-11).

“Tôi tin tưởng rằng các vũ khí, thiết bị quân sự và những công nghệ tiên tiến đang được trưng bày tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật Quốc tế Army-2023, sẽ thu hút sự chú ý của phía Việt Nam và được triển khai trên thực tế trong các lực lượng vũ trang quốc gia”, ông Shoigu được TASS trích lời nói với ông Giang.

Theo truyền thông Việt Nam, ông Giang, cùng một đoàn đại biểu cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 14/8 đã tham dự lễ khai mạc Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế (Army-2023) tại Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tới Nga để tham dự MCIS-11 và dự kiến sẽ có bài phát biểu tại đây.

Khi gặp mặt ông Giang, Bộ trưởng Nga Shoigu nói rằng Việt Nam đã và vẫn tiếp tục là một đồng minh đáng tin cậy cũng như là một đối tác chủ chốt của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo TASS. Ông Shoigu còn nói rằng sự hợp tác giữa hai nước có thể được xem là toàn diện và chiến lược.

Trong các kỳ bỏ phiếu lên án hành động xâm lược Ukraine của Nga ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm ngoái, Việt Nam luôn bỏ phiếu trắng. Việt Nam thậm chí phản đối nghị quyết của LHQ nhằm loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của tổ chức này.

Dù Nga bị phương Tây và một số nước ở châu Á cô lập, Việt Nam vẫn tiếp tục hợp tác với Nga, một đồng minh lâu năm và đang cung cấp hầu hết các loại vũ khí khác nhau cho quân đội Việt Nam. Việt Nam vào năm ngoái đón tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov và cho phép 3 tàu hải quân nước này cập cảng Cam Ranh, nơi từng là căn cứ hải quân của Mỹ trong chiến tranh.

“Có một điều chắc chắn, hợp tác nhiều mặt giữa Nga và Việt Nam là lợi ích cốt lõi của hai nước chúng ta”, Bộ trưởng Nga được TASS trích lời nói, và cho rằng cuộc gặp của ông với người đồng cấp Việt Nam “sẽ tạo động lực mới cho hợp tác quốc phòng song phương” giữa hai nước.

Truyền thông Việt Nam không đưa tin về cuộc gặp bên lề MCIS-11 hôm 14/8 hay những gì ông Shoigu nói với ông Giang tại đây nhưng một bản tin của báo Quân đội Nhân dân cho biết hai bộ trưởng Quốc phòng Nga và Việt Nam hôm 15/8 đã hội đàm chính thức với nhau.

Theo cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ông Giang khẳng định Việt Nam và Nga “có mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, gắn bó từ lâu” và rằng Việt Nam “luôn coi trọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga”.

Hai bộ trưởng Việt Nam và Nga đã thống nhất tiếp tục hợp tác để đưa mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước được “mở rộng và đi vào chiều sâu”, theo Quân đội Nhân dân.

Các báo Việt Nam cho biết Army-2023, một sự kiện được tổ chức thường niên ở Moscow, “đã trở thành một trong những triển lãm hàng đầu thế giới ở lĩnh vực quốc phòng”. Việt Nam trong nhiều năm qua luôn cử các phái đoàn từ Bộ Quốc phòng đến tham dự.

Cũng đưa tin về Army-2023, báo Tiền Phong trích lời ông Shoigu tuyên bố khi khai mạc diễn đàn hôm 14/8 rằng “nhiều cải tiến từ tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã được triển khai trên chiến trường để hỗ trợ quân đội thực hiện các hoạt động quân sự ở Ukraine”. Và theo tờ báo này, ông Shoigu gợi ý rằng những vị khách tham dự diễn đàn có thể tự mình kiểm chứng điều này bằng cách xem bộ sưu tập chiến lợi phẩm vũ khí phương Tây được trưng bày tại đây.

Còn theo Dân Trí, ông Shoigu tuyên bố rằng “vũ khí phương Tây chuyển giao cho Ukraine không hoạt động như mong đợi trên chiến trường trong khi vũ khí Nga chứng minh được tính hiệu quả”.

Nga bị xem là đang sa lầy trong cuộc chiến ở Ukraine hơn 1 năm qua mà ban đầu Tổng thống Vladimir Putin kỳ vọng sẽ giành chiến thắng nhanh chóng. Mỹ và các đồng minh NATO đã cung cấp các loại vũ khí, khí tài sự cho Ukraine trị giá hơn 100 tỷ USD để chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Việt Nam được cho là đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung vũ khí của mình để giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga và theo các chuyên gia, việc đa dạng hóa này được đẩy nhanh hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022.

https://www.voatiengviet.com


‘Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu gạo nhưng người trồng lúa vẫn nghèo’ 

https://boxitvn.blogspot.com

Anh Minh

Gạo ST25 bày bán tại một đại lý trên đường 3/2, quận 10 (TP HCM). Ảnh: Quỳnh Trần

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận, thu nhập người trồng lúa đang rất thấp dù Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, chiều 15/8, bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng đoàn tỉnh Hải Dương đặt vấn đề Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng người nông dân trồng lúa gạo vẫn rất nghèo.

Bà Lê Thị Song An (Phó đoàn chuyên trách tỉnh Long An) lo ngại, lệnh cấm xuất khẩu gạo của một số nước đẩy giá gạo, lúa tăng cao. Tình trạng mua gom gạo ồ ạt xuất hiện ở một số địa phương. “Giải pháp nào để đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững?”, bà chất vấn.

Trả lời, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận, nông nghiệp là ngành thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế, và người trồng lúa có thu nhập kém nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng ông cho rằng “có thể làm khác đi” để tăng thu nhập cho họ.

Cụ thể, theo ông, giá gạo Việt tăng từng ngày, là thời cơ để bà con trồng lúa cải thiện thu nhập. Hiện nay, khi Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo, các nước tăng nhập gạo của Việt Nam. Nhiều thị trường như Trung Quốc, Philippines, Indonesia đang tranh mua gạo Việt với số lượng tăng 40% đến vài chục lần.

“Nhưng cải thiện thu nhập nông dân trồng lúa không chỉ là vấn đề giá, mà cần giảm chi phí sản xuất”, ông nói thêm.

Vừa qua, nhờ ứng dụng quy trình canh tác khoa học, chi phí sản xuất đã giảm 20-25%, tương ứng mức thu nhập tăng thêm cho người trồng lúa. Ông kể vừa cùng Thủ tướng thăm một hợp tác xã 400 ha với 85 hộ là thành viên, nhưng chỉ có 40 nông dân ở ngoài đồng, họ dùng và điều khiển máy móc. “Giờ làm gì cũng có máy móc nên nếu tận dụng quỹ thời gian này để chuyển đổi nghề nghiệp, sẽ tăng thêm thu nhập cho người nông dân”, ông nói.

Bên cạnh đó, trưởng ngành nông nghiệp khuyến nghị người trồng lúa, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long, vào hợp tác xã để mua chung, bán chung, tạo thu nhập ở nhiều phân khúc.

Việc Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho là “cơ hội nhưng cũng cần bình tĩnh”.

Ông dẫn công điện của Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh hiện nay phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Với thị trường trong nước, điều hành cần tránh những cú sốc giá trên thị trường nội địa. Bởi việc đẩy giá tiêu dùng trong nước sẽ ảnh hưởng tới một số nhóm đối tượng, nhất là người yếu thế, thu nhập thấp.

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo và năm nay dư địa cho xuất khẩu vẫn còn. Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến cuối tháng 7, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, thu về gần 2,6 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu truyền thống chủ yếu ở châu Á là 3,3 triệu tấn (chiếm hơn 77%), tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái. Một số thị trường tăng trưởng vượt bậc như EU chiếm 2% tổng sản lượng nhưng đạt hơn 84.000 tấn, tăng 28% so cùng kỳ năm trước.

Về kế hoạch an ninh lương thực, ông Hoan thông tin, Từ nay đến cuối năm nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng lúa sẽ bảo đảm kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước và yêu cầu xuất khẩu (khoảng 7-8 triệu tấn).

Tuy vậy, trưởng ngành nông nghiệp lưu ý, giá lúa, gạo được quyết định bởi cung – cầu. Cầu tăng nhưng cung ít thì giá sẽ bị đẩy lên, đó là quy luật thị trường. Ngoài bài toán cung cầu, thực tế có hiện tượng đẩy giá, gây ảnh hưởng lớn tới thị trường.

“Lúc này, bà con nông dân, doanh nghiệp phải tôn trọng nhau, chia sẻ thời cơ và phải hướng tới hợp tác lâu dài”, ông đề nghị.

Ngoài ra, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước 3 “biến”, là biến đổi khí hậu, thị trường và xu hướng tiêu dùng. Theo ông, trong điều kiện, chính sách các nước thay đổi liên tục, dự báo “cũng khó cầu toàn trước xu hướng biến động”.

Chuyện nông sản “được mùa rớt giá”, chưa được giải quyết căn cơ cũng được nhiều đại biểu đề cập. 

Ông Nguyễn Thanh Phong (Vĩnh Long) dẫn chứng thực tế, người dân ùn ùn phá bỏ cây trồng khác để trồng sầu riêng do giá mặt hàng này đang cao và đề nghị Bộ trưởng cho biết về giải pháp “cứu” nông sản.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắc lại quan điểm không nên đi giải cứu, hay dùng từ giải cứu nông sản. “Nông sản sẽ càng rớt giá nếu được coi là hàng giải cứu. Chúng ta cần phải thay đổi tư duy này”, ông nói.

Nhắc tới câu chuyện khoai lang Bình Tân (Vĩnh Long) hay sầu riêng, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho rằng, cần cấu trúc lại ngành hàng, phát triển hình thức hợp tác xã và kết nối người trồng, doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ mới phát triển bền vững.

Muốn làm được như vậy, theo ông, cần sự vào cuộc của cả hệ thống, từ các cấp ngành, tới hiệp hội ngành hàng để tạo gắn kết chặt chẽ.

A.M.

Nguồn: vnexpress.net


Dương Quốc Chính – Ngày trọng đại 

Hôm nay là một ngày kỷ niệm trọng đại đối với Việt Nam. Tất nhiên Tuyên giáo không nói vậy. 

Vì là ngày mà Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh, mà bản chất là đầu hàng Mỹ, đặt dấu chấm hết cho Thế chiến 2 cũng như đế quốc Nhật Bản và khối Đại Đông Á. Quân đội Nhật ở Đông Dương gần như không suy suyển gì nhưng cũng được nhận lệnh đầu hàng. Vì thế nên họ cũng không muốn can thiệp vào tranh chấp của người Việt. 

Nhân cơ hội đó, dựa vào điện tín của đội Con Nai (OSS – tiền thân của CIA) đang ở bên cạnh, Việt Minh cũng tổ chức Đại hội quốc dân ở Tân Trào vào ngày 16/08, quyết định Tổng khởi nghĩa, lập nên Chính phủ Lâm thời. Ngày 17/08, Việt Minh cướp diễn đàn của Tổng hội công chức ở quảng trường Nhà hát lớn để tuyên truyền cách mạng. Ngày 19/08, cách mạng ở Hà Nội chính thức nổ ra sau hai ngày biểu tình mà không bị đàn áp. 

Ngày 02/09, khi chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập tại Hà Nội, cũng chính là ngày Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký văn kiện Nhật Bản đầu hàng trên tàu USS Missouri, với sự giám sát của tướng Richard K. Sutherland, ngoài khơi vịnh Tokyo. 

Như vậy, ngày 15/08 là cái mốc mấu chốt dẫn tới Cách mạng tháng Tám thành công. Cái mốc này lại đến từ việc Mỹ đánh bại Nhật. Những người nước ngoài đầu tiên sát cánh bên ông Hồ Chí Minh và Việt Minh trong những ngày này là người Mỹ với toán Con Nai, chứ không phải người Trung Quốc hay Liên Xô. Cũng ngay trong năm 1945, ông Hồ Chí Minh đã gửi thư cầu viện tổng thống Mỹ Truman nhưng không nhận được hồi âm. Chỉ 4 năm sau, hai bên đã biến thành thù địch khi Mỹ công nhận Chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và hỗ trợ Pháp chống cộng sản ở Đông Dương. 

Tháng Chín này dự kiến tổng thống Biden đến thăm Việt Nam, nhằm đẩy mạnh mối quan hệ song phương. Nghe đồn tổng thống Putin cũng muốn sang Việt Nam sau đó vài tháng. Đây là bài toán ngoại giao khó cho Việt Nam. Liệu có thể đón cả hai người hay buộc phải buông một ? Phù thịnh hay phù suy ?

Trùng hợp thay, hôm nay cũng là ngày VinFast lên sàn Nasdaq của đế cuốc Mỹ! Liệu VinFast có chăn được gà Mỹ không? Sáu tháng nữa sẽ rõ.

Như vậy, Cách mạng tháng Tám thành công là nhờ đế cuốc Mỹ thắng Nhật. Bây giờ VinFast có thắng được hay không chắc cũng phải nhờ đế cuốc Mỹ ? Sad but true !

DƯƠNG QUỐC CHÍNH 15.08.2023


Lỗi ở sách giáo khoa hay ở việc giảng dạy?

Thới Bình/VNTB

16/8/2023

VNTB – Lỗi ở sách giáo khoa hay ở việc giảng dạy?

Sách giáo khoa bây giờ là mỏ vàng của các nhà “giáo dục” (lớn) với đủ thứ lý sự cao siêu…

Sự khác biệt về nội dung, cấu trúc trong mỗi bộ sách khó khăn cho việc ra đề thi chung, học sinh chuyển trường phải mua lại sách giáo khoa, khó tiếp cận kiến thức…

Quốc hội Việt Nam đang diễn ra tranh luận rằng liệu có nên trở lại với việc thống nhất cả nước chi có một bộ sách giáo khoa theo đúng định hướng của Đảng về giáo dục.

Một báo cáo về vấn đề sách giáo khoa của đoàn giám sát thuộc Quốc hội, ghi nhận rằng mặc dù có nhiều nhà xuất bản tham gia làm sách giáo khoa, có nhiều bộ sách giáo khoa, nhưng giá sách không giảm, mà thực tế đang tăng. Giá sách giáo khoa môn tiếng Anh cao hơn nhiều so với các môn học còn lại nhưng không sử dụng được nhiều lần.

Liên quan chi phí phát hành sách giáo khoa, theo báo cáo là cao, chưa hợp lý so với các mặt hàng thiết yếu.

Theo đó, mức tối đa phí phát hành (chiết khấu) sách theo chương trình mới cho các đơn vị đầu mối phát hành là các công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền, công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục miền phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022, cụ thể: Đối với sách giáo khoa là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%. Năm học 2022-2023, đối với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.

Báo cáo cũng chỉ rõ việc biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều lúng túng. Việc triển khai thực hiện chủ trương “xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa” có một số nội dung chưa phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước về thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục…

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được một bộ sách giáo khoa của Nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa là chưa phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước…

Xem ra thì “quan điểm của Đảng, Nhà nước” là lý do chính của chuyện cần kết thúc việc cạnh tranh trong sử dụng sách giáo khoa do các nhóm tư nhân biên soạn. Điều này cho thấy Hà Nội đã không chấp nhận kế thừa những gì mà nền giáo dục ở miền Nam trước đây trong chuyện sách giáo khoa.

Nhân chuyện sách giáo khoa ‘tư – công’ đang trên bàn nghị sự ở Quốc hội, nhà báo Vũ Thế Thành – một người bạn vong niên của người viết bài này, nói rằng ông nhớ đến thời niên thiếu tiểu học.

Ông kể: “Hồi nhỏ tôi học trong sách Tập đọc lớp Năm (lớp Một bây giờ) là Tô canh hẹ. Chuyện kể đại khái có một người bị tội phải giam trong ngục. Lính gác đưa vào cho người tù tô canh hẹ. Anh ta cầm tô canh không ăn, chỉ nức nở khóc. Anh lính hỏi vì sao, người tù trả lời, ở nhà tôi thích canh hẹ, mẹ tôi thường nấu cho tôi ăn. Nhìn tô canh hẹ này, tôi chắc mẹ tôi nấu canh lặn lội đường xa đến thăm nuôi tôi. Tôi chưa báo hiếu ngày nào, lại để mẹ già khổ cực vì tôi thế này, nên tôi khóc.

Truyện chỉ có thế, hai trang: một trang in chữ to, trang kia là hình minh họa. Tôi còn nhớ tranh vẽ người lính mặc đồ như lính thú ngày xưa, đội nón lá đứng nhìn, còn người tù ngồi bệt dưới đất, mặc áo rách, một chân co lên, hai tay bưng tô canh trước mặt, nước mắt rơi lã chã.

Phần kết câu chuyện là anh lính gác nghe chuyện, thấy cảm động, trình lên quan, và quan đã tha tội cho người tù.

Ngày trước, ở miền Nam, sách giáo khoa được tự do biên soạn theo chương trình khung của Bộ Giáo dục, dài chừng hai trang giấy cho mỗi môn học, mỗi cấp lớp. Sách nào viết hay thì thầy cô giới thiệu với phụ huynh, chứ không có người chủ biên hay nhóm biên soạn, rồi thêm hội đồng đánh giá, thẩm định bạc tỷ…

Thật ra, Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục cũng nhờ người biên soạn sách giáo khoa, xuất bản. Sách in đẹp, bìa dày, giấy trắng, giá rẻ vì được viện trợ từ cơ quan văn hóa Hoa Kỳ, nhưng… bán ế, vì chẳng học sinh nào dùng, và cũng không có thầy cô nào giới thiệu nên dùng.

Quyển Tập đọc lớp Năm đó, tôi nhớ mang máng do nhà xuất bản tư nhân Thanh Đạm nằm dưới chân cầu Trương Minh Giảng ấn hành, nhưng không nhớ tác giả biên soạn là ai. Còn nhiều câu chuyện hàng tuần khác tương tự như Tô canh hẹ trong sách này, đến giờ vẫn còn trong đầu tôi như in, thậm chí cả hình minh họa.

Sách giáo khoa bây giờ là mỏ vàng của các nhà “giáo dục” (lớn) với đủ thứ lý sự cao siêu trong đấy. Những thứ cao siêu này sẽ đeo đuổi cuộc đời học sinh sau này. Khi nào chúng hiểu ra sự thật về “mặt trời chân lý”, thì lúc đó mặt trời không còn “chói qua” tim, mà sẽ đốt cháy con tim…”.

Kết thúc câu chuyện, nhà báo Vũ Thế Thành nói rằng câu chuyện Tô canh hẹ và người tù đã gây ấn tượng và kéo dài suốt sáu mươi năm sau trong đầu một đứa trẻ như ông, “vậy thì có xứng đáng nằm trong sách giáo khoa lớp Một không? Có phải là một trong những chỉ tiêu giáo dục nhân cách cho trẻ không? Tôi không đủ tư cách trả lời câu hỏi này”.


Chuyên gia: Còn quá sớm để nói VinFast có vốn hóa 85 tỷ USD trên sàn chứng khoán Mỹ

Nguyễn Trường Sơn
16/8/2023

Chuyên gia: Còn quá sớm để nói VinFast có vốn hóa 85 tỷ USD trên sàn chứng khoán Mỹ

Xe VinFast 8 và giá trị cổ phiếu VinFast trên sàn Nasdaq sau ngày đầu niêm yết 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAP/RFA edited 

Công ty sản xuất xe điện của Việt Nam hôm 15 tháng 8 đã có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán Nasdaq ở Mỹ với mã VFS. 

Phiên giao dịch được cho là đã thành công khi giá trị cổ phiếu của công ty VinFast tăng hơn 250%, từ 10 USD lên 37 USD cho mỗi cổ phiếu của công ty này. 

Việc này cũng biến VinFast trở thành một trong những hãng xe điện có giá trị vốn hoá cao nhất trên sàn chứng khoán Mỹ, ở mức 85 tỉ USD. Chỉ đứng sau cổ phiếu của hãng xe Mỹ, Tesla đình đám, và hãng BYD của Trung Quốc. 

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup – công ty mẹ của VinFast cũng lọt vào nhóm 30 người giàu nhất thế giới, theo danh sách The Real-time Billionaires của Forbes. 

Tuy nhiên, theo ý kiến nhận định của chuyên gia các con số trên chưa phản ảnh thực chất giá trị cổ phiếu và vốn hóa của VinFast trên thị trường Mỹ, vì một vài lý do. 

Trao đổi với đài Á châu Tự do, chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, cho biết tổng số lượng cổ phiếu của VinFast được giao dịch trong phiên đầu tiên là ở mức gần 7 triệu cổ phiếu, trong khi tổng số cổ phiếu mà hãng này phát hành là 2,41 tỉ cổ phiếu. 

Tức là số cổ phiếu được giao dịch chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 0.3% tổng giá trị số cổ phiếu phát hành.

“Nếu muốn biết thị trường đánh giá giá trị của một công ty như thế nào thì phải xem số lượng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu công ty đó.” Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho hay. 

Do đó ông cho rằng với việc chỉ một lượng rất nhỏ cổ phiếu của VinFast được giao dịch như hiện nay, sẽ còn quá sớm để biết thị trường Mỹ đánh giá cổ phiếu này ra sao. 

Ông này cũng đưa ra ví dụ về cổ phiếu của hãng xe điện Tesla, khi cho biết trung bình mỗi ngày có đến 133 triệu cổ phiếu của hãng xe Mỹ được giao dịch, chiếm hơn 4% tổng giá trị vốn hoá. So với con số gần 7 triệu cổ phiếu và 0.3% tổng giá trị vốn hoá của VinFast trong phiên giao dịch đầu tiên.

Ngoài ra, vị chuyên gia kinh tế sinh sống tại Na Uy này cũng cho biết VinFast vẫn đang giới hạn việc giao dịch cổ phiếu của họ, bằng cách không phép giới đầu tư bán khống (short sale), và không cho phép giao dịch quyền chọn (option). Đây là những dịch vụ phổ biến ở thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. 

Việc thiếu vắng các dịch vụ chứng khoán phái sinh đã giúp đẩy giá của cổ phiếu VinFast lên cao do không có sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn, tránh được trường hợp bị bán khống. Giới quan sát cũng nhận đình rằng hầu các giao dịch liên quan đến chứng khoán của VinFast hiện nay vẫn chỉ diễn ra trong nội bộ những cổ đông của công ty này. 

Do vậy, ông Nguyễn Huy Vũ kết luận “vẫn còn quá sớm để nói thị trường đánh giá vốn hoá của VinFast là bao nhiêu”.

VinFast là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ. Doanh nghiệp này cho biết việc quyết tâm “lên sàn” ở thị trường lớn nhất thế giới là để huy động vốn, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất xe điện của hãng. 

Trước đó, hãng xe điện của Việt Nam này cũng công bố dự án đầu tư nhà máy sản xuất xe điện ở bang North Carolina, Hoa Kỳ, có tổng vốn đầu tư lên đến 4 tỉ USD. 

https://www.rfa.org


XEM THÊM:

NHẬN ĐỊNH VỀ NGÀY 19 THÁNG 8, 1945 – “CÁCH MẠNG” hay “CƯỚP QUYỀN”? – Những tài liệu lịch sử

Ls. Đào Tăng DựcĐảng CSVN và tà thuyết đấu tranh tôn giáo

Tuesday, August 15th, 2023

14/8/2023

I. Dẫn nhập:

Khi duyệt lại lịch sử nhân loại, chúng ta nhận ngay rằng, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, định mệnh của các dân tộc lớn tại Đông Á bao gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam kinh qua những cơn địa chấn lớn lao. Đó là sự bành trướng của Chủ Nghĩa Thực Dân Tây Phương và sự vươn lên của phong trào quốc tế vô sản dưới sự lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế CS do Lê Nin chủ xướng.

Trong 4 quốc gia nêu trên, chỉ có Nhật Bản là khôn khéo canh tân cải tổ kịp thời, nên thoát khỏi sự xâm chiếm của thực dân hoặc hiểm họa cộng sản.

(more…)

Chuyện Việt Nam ngày Thứ Sáu 26/05/2023

Friday, May 26th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Mạc Văn Trang – Mẹ của Trần Bang

26/5/2023

Mẹ của Trần Bang. Ảnh: NS Kim Chi chụp năm 2021 

Hôm qua vợ chồng tôi gặp cô Biết, em gái Trần Bang, hỏi thăm tình hình . Cô cho biết, sau hôm ra tòa, gia đình vẫn chưa được thăm gặp Trần Bang, không biết sức khỏe anh thế nào; luật sư có gặp anh để xem kháng án ra sao…

– Bà thế nào, nhìn thấy con trai bị còng tay, bị xét xử, rồi bị kết án 8 năm tù, bà có bị sốc không? Nay sức khoẻ bà thế nào? – Tôi hỏi.

Cô Biết bảo, họ nói xử công khai, nhưng người nhà cũng không ai được vào. Phải đấu tranh mãi, rằng bà mẹ 92 tuổi, phải được vào để thấy con trai, có thể đây là lần cuối bà được nhìn mặt con. Hai đứa em xốc nách bà ào vào thế là em vào được. Bà bình tĩnh lắm, không bị sốc mà còn thấy có vẻ an tâm.

(more…)

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ: Báo cáo tự do tôn giáo tại Việt Nam

Tuesday, May 16th, 2023

https://www.state.gov/reports/2022-report-on-international-religious-freedom/vietnam/

Tạm dịch, sẽ được điều chỉnh sau:

(more…)

48 năm chính sách triệt người – Mạnh Kim

Sunday, April 30th, 2023

29/4/2023

Trong hồi ký “Viết trên gác bút”, nhà văn Nguyễn Thụy Long (cháu ruột nhà văn Nguyễn Bá Học, người nổi tiếng với câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”), kể lại thảm cảnh một vụ tịch thu sách năm 1975 sau khi chính quyền mới tiếp quản Sài Gòn: “Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhập tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu… Cả chủ tiệm cũng mạng vong”…

(more…)

Thảm cảnh thuyền nhân sau năm 1975 (1 & 2) – Luật Khoa Tạp Chí

Saturday, April 29th, 2023

Phần 1:

Phần 1: Bấm để xem.

Phần 2:

Phần 2: Bấm để xem.

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 06/02/2023: CSVN có dám bắn hạ kkc của TQ không? – Quy định mới về phiếu tín nhiệm – 01 người Việt ở Anh bị phạt 375.000 bảng Anh vì trồng cần sa –  

Monday, February 6th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Đảng CSVN có dám bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc trên bầu trời Việt Nam

Lynn Huỳnh/ VNTB

06/02/2023

VNTB – Đảng có dám bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc trên bầu trời Việt Nam

‘Vật thể bay’ từ một ‘nước lạ’: Chờ ý kiến Bộ Chính Trị

Trung Quốc không hài lòng

Trung Quốc không hài lòng khi khinh khí cầu của họ bay trên bầu trời Mỹ đã bị không quân Hoa Kỳ bắn hạ.

Bắc Kinh tuy thừa nhận khinh khí cầu là của họ, nhưng nói đây chỉ là thiết bị dân sự và gió mạnh đã đẩy nó vào không phận Mỹ.

Chiếc khinh khí cầu đi vào không phận Mỹ đã vài ngày nhưng ban đầu Washington chưa bắn hạ vì lo ngại an toàn cho người dân ở dưới. Lầu Năm Góc chờ cho khinh khí cầu đi ra biển mới bắn hạ.

“Tôi nói họ hãy bắn hạ khinh khí cầu nhưng họ nói tôi là hãy chờ cho nó đi đến nơi an toàn”, ông Biden nói với Đài MSNBC.

Việc bắn hạ diễn ra sau nhiều ngày giới chức và dư luận Mỹ đề nghị chính quyền Biden phải bắn hạ ngay khinh khí cầu. Và ngày 4-2, Lầu Năm Góc cho biết đã cử một máy bay chiến đấu bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc ở ngoài khơi bờ biển Nam Carolina.

Ngày 5-2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng và phản đối mạnh mẽ việc Mỹ sử dụng vũ lực bắn hạ khí cầu của họ.

Câu hỏi mang tính liên tưởng: giả dụ một khinh khí cầu của Trung Quốc bay ở Nha Trang của Việt Nam chẳng hạn, liệu có lệnh bắn hạ nào được ban hành từ Bộ Tổng tham mưu Việt Nam?

Trả lời không mấy do dự ở đây của người viết là phải chờ đợi thỉnh thị ý kiến của Bộ Chính trị, vì đơn giản đây là ‘vật thể bay’ từ một ‘nước lạ’ (?!)

Câm như hến

Tiền lệ từng xảy ra ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào hồi trước dịch Covid-19. Các hướng dẫn viên cũng từ phía Trung Quốc đã thường xuyên “thuyết minh” với các đoàn khách du lịch Trung Quốc rằng “Việt Nam tách ra từ Trung Quốc”; thậm chí có trường hợp đoàn khách du lịch Trung Quốc căng băng-rôn bằng tiếng Trung Quốc với nội dung xuyên tạc về chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên không ghi nhận một phản ứng nào mang tính quyết liệt từ phía chính quyền địa phương cũng như từ Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Trước việc người Trung Quốc ngang nhiên làm hướng dẫn viên ở tháp bà Ponagar Nha Trang, một người dân nhìn nhận vì trở ngại ngôn ngữ nên không biết họ nói những gì. “Tôi không biết người Trung Quốc họ thuyết minh những gì về tháp. Điều này rất đáng ngại nếu họ thuyết minh không đúng sự thật, sai lệch lịch sử, văn hóa”, người dân này bày tỏ nghi ngại.

Một cựu quan chức thành phố Nha Trang cho biết từng phát hiện tình trạng người Trung Quốc giăng băng-rôn và tụ tập đông người ở công viên bờ biển Nha Trang, chùa Long Sơn để chụp hình. “Người Trung Quốc căng băng-rôn đủ màu sắc, màu xanh có, màu đỏ có… và khi phát hiện chúng tôi đã tiến hành thu giữ. Mà nếu thu về rồi, kiểm tra nội dung không tốt thì rất nguy hiểm”, ông cựu quan chức này nhận xét.

Theo giới hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam thì phía Trung Quốc đã lách quy định của Việt Nam trong chuyện hướng dẫn viên bằng việc giới thiệu đây là những “nhóm trưởng”, “lãnh đạo đoàn”; và như vậy xem ra họ có thể tha hồ thuyết minh kiểu “Việt Nam tách ra từ Trung Quốc” mà không còn lo ngại phía nhà chức trách Việt Nam nữa.

“Các “nhóm trưởng” – “lãnh đạo đoàn” này khi đưa khách tham quan ở Viện Hải dương học Nha Trang, tại mô hình cột mốc quần đảo Trường Sa, rất ngang ngược khi những hướng dẫn viên người Trung Quốc tỉnh bơ nói rằng đây là quần đảo của Trung Quốc” – ông QĐHT, một hướng dẫn viên chuyên tiếng Anh và Trung của một công ty du lịch tại Sài Gòn, kể lại như vậy.

http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2023/02/Du-khach-TQ-o-Da-nang.jpg

Du khách Trung Quốc giăng băng-rôn ở Đà nẵng

Đâu chỉ vậy. Từng xảy ra ở Đà Nẵng việc một nhóm khách Trung Quốc đến quán bar vui chơi, nhưng sau đó có hành vi đốt tiền Việt Nam và thanh toán hóa đơn vui chơi tại bar bằng nhân dân tệ, tiền Trung Quốc.

Sự việc cụ thể như sau: một đoàn khách Trung Quốc vào quán bar ở TV Club trên đường Nguyễn Chí Thanh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng vui chơi, một khách Trung Quốc trong nhóm du khách không chịu mặc áo, nhân viên quán yêu cầu mặc áo vào. Đến nửa đêm về sáng, nhóm khách Trung Quốc gọi thanh toán, lúc này, vị khách không chịu mặc áo lúc đầu lấy trong túi quần ra tờ tiền Việt mệnh giá 200.000 đồng, đưa cho nhân viên cầm giúp rồi bất ngờ bật lửa đốt tờ tiền này.

Thấy hành động của vị khách trong nhóm, nhân viên quán bar đã yêu cầu đoàn khách tính tiền. Tuy nhiên, nhóm khách Trung Quốc lại nhất quyết đòi thanh toán bằng tiền nhân dân tệ, và viện lý do có đổi tiền Việt để tiêu xài khi đi du lịch ở Việt Nam nhưng đã hết, chỉ còn tiền nhân dân tệ để thanh toán. Sau đó, quán bar TV Club đã đồng ý thanh toán và yêu cầu nhóm khách ra ngoài.

Khi ấy, ngành chức năng Đà Nẵng cho biết, đối tượng khách Trung Quốc đốt tiền Việt tại quán bar đã xuất cảnh về nước nên khó xử lý đối tượng. Tuy nhiên sẽ xử lý khi đối tượng nhập cảnh lại Việt Nam…


Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm: Vợ con lãnh đạo cũng phải gương mẫu

05/02/2023

Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm: Vợ con lãnh đạo cũng phải gương mẫu
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bỏ phiếu tại Đại hội 13 ĐCSVN ở Hà Nội hôm 30/1/2021 (minh hoạ) 
https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có quy định mới về lấy phiếu chính trị trong đội ngũ lãnh đạo Đảng, bổ sung thêm yêu cầu vợ, chồng, con của lãnh đạo cũng phải chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Báo Nhà nước hôm 5/2 cho biết Quy định 96 được Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành thay thế Quy định số 262-QD/TW ngày 8/10/2014 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.

Một trong những mục đích chính của việc lấy phiếu tín nhiệm là đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Ngoài ra, theo Quy định, việc lấy phiếu tín nhiệm cũng góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ, giúp cán bộ “tự soi”, “tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác; là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ.

Quy định mới cũng giữ nguyên một số những điểm trong quy định cũ. 

Cụ thể, lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý khác tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ ba giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.

Phạm vi, đối tượng là cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc. Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu thì không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.

Có ba mức tín nhiệm ghi trên phiếu là: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, và “tín nhiệm thấp”.

Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp (từ 50-66,7%) thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.

Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Việc lấy phiếu tín nhiệm xét đến hai tiêu chí à phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).

Điểm đáng chú ý là trong quy định mới, ngoài lối sống, đạo đức và tinh thần trách nhiệm của người bị lấy phiếu, sự gương mẫu của vợ, chồng, con lãnh đạo trong việc chấp hành pháp luật cũng được xem xét. 

Việt Nam lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào năm 2013 và từ đó đến nay đã tổ chức ba lần lấy phiếu tín nhiệm.

Tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XI (2105), Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm Ban Chấp hành Trung ương đối với uỷ viên Bộ Chính trị. Sau đó việc lấy phiếu tín nhiệm này lại được tổ chức ở Hội nghị Trung ương 9 vào năm 2018.

Một số nhân sĩ, trí thức, và người dân theo dõi tình hình chính trị ở Việt Nam từng nhận xét với RFA rằng việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng chỉ mang tính hình thức và việc quy định ba mức tín nhiệm không hợp lý khi không có mức “không tín nhiệm”.

Công cuộc chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu thời gian gần đây càng gây chú ý khi ngay trước Tết Nguyên đán vừa qua, ba lãnh đạo cao cấp của Đảng gồm hai phó thủ tướng là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam cùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phải xin nghỉ hưu giữa chừng do các sai phạm trong quản lý.

Trong bài phát biểu tại lễ bàn giao chức vụ hôm 4/2 vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nói ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng. 

Tuy nhiên ông khẳng định: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận rõ ràng”.

Vụ tham nhũng liên quan đến Công ty Việt Á hiện thuộc diện được Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi và chỉ đạo. 

theo thông tin từ Bộ Công an, trong vụ án liên quan đến Công ty Việt Á, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 104 bị can, phong toả, kê biên số tài sản, tiền lên tới khoảng 1.700 tỷ đồng.

Cũng liên quan đến vụ án này, trong số những người bị bắt và khởi tố có cả những lãnh đạo cấp cao của Chính phủ bao gồm: cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và hàng chục lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y tế các tỉnh, thành phố.

Thời gian qua, trước khi ông Phúc mất chức, mạng xã hội ở Việt Nam đã có những đồn đoán về việc ông sẽ phải chịu kỷ luật vì vợ ông là bà Trần Thị Nguyệt Thu là “trùm” cuối trong vụ Việt Á.


Chủ tiệm nail người Việt bị buộc hoàn trả hơn 375.000 bảng Anh vì trồng cần sa 

VOA Tiếng Việt 

Rất nhiều người Việt bị buôn người sang Anh và bị sử dụng làm nhân công trong các nhà trồng cần sa bất hợp pháp.

Rất nhiều người Việt bị buôn người sang Anh và bị sử dụng làm nhân công trong các nhà trồng cần sa bất hợp pháp. 

Hai người Việt Nam bị kết án vì điều hành một mạng lưới trang trại cần sa trong những ngôi nhà trên khắp vùng Tây Bắc, Yorkshire và Midlands của Vương quốc Anh vừa bị buộc phải trả lại hơn 375.000 bảng Anh (khoảng 10,65 tỷ đồng) tiền lãi bất chính.

Truyền thông Anh cho biết hôm 2/2, Lin Van Dang và Thi Nguyet Nga Ho đã xuất hiện tại Tòa án Preston Crown, gần hai năm kể từ ngày họ bị kết án vì tham gia trong một kế hoạch trồng cần sa quy mô lớn.

Hai người này đã bị bắt cùng với Cam Thi Ho và Ho Qa Dong, sau khi cảnh sát đột kích vào những ngôi nhà và tiệm làm móng ở Blackburn, Darwen và Bolton vào năm 2019.

Vào tháng 10 năm đó, cảnh sát đến một ngôi nhà ở Dormer Street, Bolton, và phát hiện trong một căn phòng ngủ khóa kín một cuốn sổ chứa danh sách trồng cần sa chi tiết được viết bằng tiếng Việt, và giấy tờ liên kết ngôi nhà đó với ngôi nhà ở Darwen của hai bị cáo Van Dang và Thi với bị cáo Ho Qa Dong.

Ngày hôm sau, cảnh sát đã lục soát nhà của Van Dang và Thi Ho khi các bị cáo không có mặt, bốn người khác đã được tìm thấy trong nhà có liên quan đến cuộc điều tra.

Cảnh sát cũng tìm thấy 3.740 bảng Anh tiền mặt, một điện thoại “Burner” (loại điện thoại dùng tạm thời rồi vứt bỏ), liên kết với một số ngôi nhà trồng cần sa và thiết bị của Van Dang và một hóa đơn tiền điện nước trong chiếc Range Rover của Van Dang cho một nhà khác ở Phố Market, Tottington, nơi được phát hiện chứa hàng trăm cây cần sa.

Khi khám xét 5 ngôi nhà có liên kết với dữ liệu điện thoại, cảnh sát đã tìm thấy tổng cộng 1.489 cây cần sa với tổng giá trị ước tính lên tới hàng trăm nghìn bảng Anh.

Tất cả các địa chỉ nhà đều được thuê bằng tên giả, sử dụng giấy tờ giả bao gồm cả hộ chiếu giả.

Cuộc điều tra của cảnh sát Anh cho biết có nhiều kế hoạch thuê các ngôi nhà ở East Lancashire và sử dụng lao động bất hợp pháp để làm nhân viên và sống trong các ngôi nhà trồng cần sa.

Cảnh sát nói cặp Van Dang và Thi Ho hiện đang điều hành các tiệm nail ở Blackburn, có tổng thu nhập kê khai từ năm 2018 đến năm 2020 là 73.317 bảng Anh.

Tuy nhiên, một cuộc kiểm tra tài khoản ngân hàng của họ cho thấy số tiền gửi bằng tiền mặt tổng cộng là 225.889 bảng Anh.

Van Dang bị kết án 4 năm rưỡi tù giam, Cam Thi Ho bị kết án 3 năm và Ho Qa Dang bị kết án 27 tháng.

Thi Ho bị kết án 10 tháng, 12 tháng tù treo và bị cấm đi lại ba tháng.

Tại phiên xét xử hôm 2/2, Toà án của Anh đã ra lệnh cho Van Dang hoàn trả tổng cộng 321.323,59 bảng Anh và Thi Ho phải hoàn trả 64.875,82 bảng Anh.

Hai người này sẽ phải hoàn trả số tiền trong vòng ba tháng hoặc án tù mặc định ba năm đối với Van Dang và 10 tháng đối với Thi Ho sẽ được áp dụng.

Họ cũng được lệnh phải bồi thường 19.199,16 bảng Anh cho hai nạn nhân là chủ sở hữu ngôi nhà để trang trải các khoản thu nhập bị mất và tân trang lại tài sản đã bị sử dụng để trồng cần sa.


Nguyễn Thông – Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng 

Nói ngay, đó là hội được tổ chức vào giữa tháng giêng (khi nói tháng giêng nghĩa là theo lịch ta rồi, không cần phải viết tháng giêng âm lịch, còn ai đó gọi tháng 1 tây là tháng giêng thì hết sức ngớ ngẩn) ở làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, cùng huyện Kiến Thụy xứ Phòng (Hải Phòng) quê tôi. Từ nhà thày bu tôi tới chùa Hòa Liễu, nơi tổ chức hội thề, chỉ cách chưa đầy 3 cây số, phóng xe máy vèo cái đã tới. Hồi bé tôi hay sang đó, vác dậm lùng sục kiếm cá mú tôm tép ở những khu ruộng, đầm quanh chùa cổ.
Những năm ấy chả bao giờ thấy hội thề, đơn giản bởi chính quyền quy tất cả những gì của phong kiến là bảo thủ, lạc hậu, mê tín dị đoan, nên dẹp sạch. Đình to hoành tráng như đình Trà làng tôi họ còn phá tanh bành thì hội hè chả là quái gì. Tới giờ, trong tai tôi vẫn văng vẳng câu hát đầy khí thế cách mạng “Phá đình đi! Phá đình đi!” phổ biến tới cuối thập niên 60. Năm 1964 thì họ phá thật, lấy gỗ đá gạch ngói của ngôi đình thuộc hạng to nhất vùng duyên hải Bắc Bộ để làm… chuồng lợn. Chùa-đình Hòa Liễu, họ chưa kịp ra tay, còn ngự được tới giờ là may.
Cái hội thề này, tuy diễn ra ở làng Hòa Liễu khác xã, nhưng với dân làng Trà chúng tôi lại không hề xa lạ. Người khai sinh, đẻ ra nó là bà Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ đức vua đầu triều Mạc Đăng Dung, giữa thế kỷ 16. Bà người làng tôi, vốn con gái gia đình nông dân, nhưng xinh đẹp, giỏi giang. Khi đức ngài Mạc Đăng Dung quê làng Cổ Trai làm đảo chính lật nhà Lê lên ngôi vua, bà trở thành hoàng hậu. Câu dân gian “Cổ Trai đế vương, Trà Phương công chúa” nguyên do vậy.
Bà hoàng hậu họ Vũ từng phát tâm công đức xây nhiều ngôi chùa trong vùng, đáng kể nhất là chùa Trà Phương (Thiên Phúc tự) làng tôi, và chùa Hòa Liễu (cũng mang tên Thiên Phúc tự). Khi đã có chùa, dân chúng tu tập, rồi tổ chức những hội này lễ nọ, theo thời gian cứ thế mà dày lên, rồi cũng theo thời gian, trải qua dâu bể lại xẹp xuống, có khi mất tích.
Từ bấy, theo “chỉ đạo” của hoàng hậu, sinh ra hội thề. Cứ căn vào sử sách và lời người xưa, thì tên chính xác của nó là “Minh thệ hội”. Sinh thời, thày tôi vẫn nhắc đúng cái tên ấy, Minh thệ hội, đọc xuôi thành Hội minh thệ, diễn giải ra quốc ngữ là Hội thề. Khi thày tôi còn làm thư lại ở phủ Kiến Thụy (phủ chỉ cách chùa Hòa Liễu khoảng 2 cây số, năm cách mạng cướp chính quyền, phủ bị phá sạch sành sanh bởi nó là trụ sở đầu não của bọn thực dân phong kiến) hầu như năm nào cũng dự hội thề này nên biết rất rõ. Tới năm 1955, sau khi người Pháp rút hết khỏi Hải Phòng – Kiến An (Kiến Thụy khi ấy thuộc tỉnh Kiến An) thì chính quyền mới dẹp luôn, không hội thề hội thiếc gì sất. Cứ phong kiến là đào tận gốc, trốc tận rễ. Chết lịm mấy chục năm, tới năm 2002, người ta, cũng chính những ông bà đã dẹp, hoặc con cái các ông bà ấy, lại ra lệnh phục hồi “những tàn dư phong kiến”, chả riêng gì lễ hội Minh thệ.
Tôi biên sơ sơ những điều về lễ hội này, còn những thứ cần nói nhất liên quan tới nó (đang diễn ra), xin dành cho bài sau (đưa lên ngày mai, bởi dài quá rồi). (còn tiếp)
Nguyễn Thông


Nguy cơ lộ bí mật cá nhân, bí mật gia đình – 06/02/2023

VNTB – Nguy cơ lộ bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Ngọc Linh Lan

Bản thân đảng viên và vợ, chồng, con gương mẫu trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bạn đọc viết

Đó là một trong những quy định mới được ghi ở quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Văn bản này do Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành.

Điểm mới khác của quy định 96 là những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Theo tường thuật của báo chí thì quy định nêu rõ hai tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).

Trong đó có xét đến khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm; Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; Sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tôi không phải là đảng viên, nhưng tôi nghĩ thật vô lý khi làm một đảng viên thì không chỉ người đó bị mất một số quyền công dân theo Hiến định, mà cả vợ – chồng – con của họ cũng ‘vạ lây’ về quyền con người.

Trước hết có lẽ ngay cả Đảng và cá nhân ông Võ Văn Thưởng đều được giáo dục rằng Hiến pháp là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trong hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; hình thức và bản chất nhà nước; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hiến pháp được sử dụng rộng rãi ở tất cả các nước và đây chính là luật cơ bản của một nhà nước được áp dụng chung cho tất cả mọi công dân tại nước đó. Đây chính là cơ sở để tiến hành xây dựng những ngành luật cơ bản trong hệ thống của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra sẽ được cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng những văn bản pháp quy. Tất cả những văn bản pháp luật khác trong hệ thống của pháp luật Việt Nam đều phải được xây dựng trên cơ sở của hiến pháp và phù hợp với các quy định của hiến pháp.

Hiến pháp 2013, Điều 4.3 ghi rõ “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Vậy thì nội dung ở Điều 16.2 của Hiến pháp “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” được hiểu ra sao khi giờ đây Đảng đưa ra quy định Sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước ?

Nếu người nào đã đủ từ 18 tuổi, và quyết định không đi theo con đường phấn đấu theo di huấn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” cũng như bày tỏ hoài nghi và sẵn sàng phản biện các quyết sách của Đảng, thì về quyền Hiến định, người ấy tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.

Tôi nhớ sau tháng 4-1975, học trò ở Sài Gòn muốn thi vào đại học thì trước tiên phải đáp ứng tiêu chuẩn không phải là “con em ngụy quân ngụy quyền”. Chuyện phi lý này kéo dài đến cuối thập niên 80 thế kỷ trước. Nay thì là chuyện gương mẫu theo ý Đảng.

Tôi cho rằng riêng điều khoản về gương mẫu của vợ – chồng – con trong bối cảnh Việt Nam là đòi hỏi chính đáng, thế nhưng khi ấy nên hiểu thế nào về một quyền Hiến định tại Điều 21, rằng, “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.

Ở đây không khéo sẽ nhập nhằng lằn ranh xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Trong một góc nhìn khác, tôi đang chờ đợi báo chí có những bài viết cho biết các người con của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện đang làm gì, thu nhập là bao nhiêu, có đóng thuế thu nhập cá nhân đầy đủ hay không; trong những ngày lễ lớn, nhà riêng của những người con ông Trọng có tuân thủ quy định treo cờ nước hay không?

Ngoài ra, những người con của ông Nguyễn Phú Trọng có dự họp tổ dân phố ở địa phương theo định kỳ, có đóng góp các khoản kêu gọi tài chính của chính quyền địa phương như quỹ vì người nghèo, quỹ phòng chống thiên tai bão lụt, quỹ khuyến học,…

Tôi cho rằng với trách nhiệm của người đứng đầu Đảng, cá nhân ông Tổng bí thư cần chủ động mở rộng cửa, không phân biệt báo chí ‘lề’ nào cả trong việc ‘soi’ kỹ về vợ – con của Tổng bí thư; vì ông còn là Trưởng ban phòng, chống tham nhũng và tiêu cực của Đảng.

https://vietnamthoibao.org

Tưởng Năng Tiến – Đồng Tâm Nhìn Từ Rạch Gốc

Thursday, January 12th, 2023

Dù cũng đọc được lõm bõm một hai ngoại ngữ, tôi rất ít khi rớ tới một tờ báo hay một cuốn sách viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Lý do, chả phải là vì tôi có máu bài ngoại hoặc dị ứng với văn hoá thực dân (hay đế quốc) gì ráo trọi mà chỉ tôi chỉ thạo tiếng mẹ đẻ hơn nên rất ngại “đụng” đến tiếng nước ngoài. 

(more…)

Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy lại bị ngăn chận hành lễ – Tuấn Khanh

Thursday, December 22nd, 2022

By thoisu 02 , December 22, 2022 0 Comments

21/12/2022

Chú thích ảnh

Ngày 18 Tháng Mười Hai, nhằm ngày 25 Tháng Mười Một Nhâm Dần là lễ lớn kỷ niệm 103 năm Đức Thầy Huỳnh Phú Số Đản sanh, tín đồ Phật giáo Hòa Hào coi đây là ngày lễ hết sức quan trọng, thế nhưng ở tư gia của các trị sự viên Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy ở An Giang và Đồng Tháp đã bị chính quyền địa phương ngăn chận hành lễ mà không có lý do chính đáng.

(more…)

Tự do Tôn giáo 2022 – CS Việt Nam quyết xoá bỏ các giáo hội độc lập

Monday, December 19th, 2022

19/12/2022

Tự do Tôn giáo 2022 - Việt Nam quyết xoá bỏ  các nhóm độc lập

Một số sự kiện về Tôn giáo – Tín ngưỡng ở Việt Nam 2022 /Photo: RFA 

Năm 2022, Tự do tôn giáo Việt Nam bị đánh giá là tồi tệ hơn khi hàng loạt các tôn giáo, cơ sở sinh hoạt tôn giáo độc lập bị Chính quyền Hà Nội dùng mọi phương cách, từ vận động, ngăn chặn, tấn công, cho tới bỏ tù… hòng xoá bỏ bất kỳ nhóm tôn giáo nào không đi theo khuôn khổ của Nhà nước.

Việt Nam bị Hoa Kỳ giám sát đặc biệt về Tự do tôn giáo

(more…)

Việt Nam: 10 sự kiện chính trị năm 2021

Wednesday, December 29th, 2021

Chính trị Việt Nam trong năm khủng hoảng đã có những chuyện gì?

29/12/2021

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/12/10-su-kien-2021.png
(more…)

Một đất nước lạ kỳ! – VietTuSaiGon

Wednesday, December 29th, 2021

28/12/2021

Một đất nước mà ở đó, tuổi trẻ gào khóc, lên đồng tập thể, thiếu điều tự tử vì kết quả một trận bóng nhưng đồng loại, đồng bào, đồng tộc chết hơn hai mươi ba ngàn người trong vòng một tháng, chẳng có mấy người tuổi trẻ xúc động.

Một đất nước mà ở đó, người ta không quan tâm gì nhiều về giáo dục, văn hóa hay quyền con người, nhưng người ta quan tâm đến quyền được đi bão sau trận đấu, quyền được ăn nhậu, được hát karaoke, được đàn đúm trong lúc dịch giã hoành hành, đau đớn chết chóc…

(more…)

Những sự thật cần phải biết – Đặng Chí Hùng

Thursday, October 28th, 2021
image.png

Đặng Chí Hùng

Đặng Chí Hùng tên thật là Phạm Mạnh Hùng, sinh ngày 16/8/1982 tại Lạc Thủy Hà Sơn Bình, miền Bắc Việt Nam, trong một gia đình có nhiều người là đảng viên ĐCS Việt Nam. Anh tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, khoa Công nghệ thông tin.

(more…)

Độc quyền chính trị – VNTB

Thursday, October 28th, 2021

28.10.2021 1:41

VNTB – Độc quyền chính trị

Nguyễn Nam

(VNTB) – Gọi là độc quyền chính trị vì ở Việt Nam người dân bắt buộc phải chấp nhận duy nhất mỗi sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

(more…)

Đạo Cao Đài: các khổ nạn sau 1975 – VNTB

Thursday, October 28th, 2021

28.10.2021 1:25

VNTB  – Đạo Cao Đài: các khổ nạn sau 1975

Quang Nguyên 

(VNTB) – Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài liệt kê tóm lược các khổ nạn của Đạo do Chính phủ Việt Nam, Chính quyền tỉnh Tây Ninh và chi phái 1997 gây  nên.

(more…)

Chính quyền CSVN hình sự hóa hoạt động của các tổ chức Tin Lành ở Tây Nguyên để xoá sổ

Thursday, September 30th, 2021

Thanh Trúc / RFA
29/9/2021

Chính quyền VN hình sự hóa hoạt động của các tổ chức Tin Lành ở Tây Nguyên để xoá sổ

Hình minh hoạ: Một người Thượng đang cầu nguyện tại một cánh rừng ở Campuchia hôm 22/7/2004 sau khi chạy trốn khỏi Việt Nam / Reuters 

(more…)

Những lừa đảo lịch sử của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam

Wednesday, May 19th, 2021

Cao-Đắc Tuấn (Danlambao)
Tóm lược: Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) làm nhiều vụ lừa đảo lịch sử để gạt dân Việt Nam. Từ khi Hồ chết, ĐCSVN tiếp tục trò lừa đảo với những lời nói láo và dối trá vô nhân đạo để bao che những hành vi vô đạo đức và tội phạm hoặc đánh bóng hình ảnh mình cho mục tiêu tẩy não và nhồi sọ. Bài này phơi bày mười sáu hành động lừa đảo bởi Hồ và/ hoặc ĐCSVN trong nỗ lực họ sửa đổi lịch sử cho lợi lộc cá nhân từ năm 1930 cho đến 2014. Những vụ lừa đảo lịch sử này có hậu quả tàn phá trên người dân Việt, nhất là trẻ em.
“Một quốc gia mà không biết mình là gì ngày hôm qua, không biết mình là gì ngày hôm nay.” Woodrow Wilson (1856 – 1924), Tổng thống Hoa Kỳ thứ 28.

(more…)

Những Điểm Tương Đồng Giữa Phật Giáo Quốc Doanh Tàu cộng và CS Việt Nam – Tuấn Khanh

Wednesday, May 19th, 2021

17/5/2021 – Ban Tu Thư TVVN

Tương tự như Trung Quốc, mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và Phật giáo tại Việt Nam hết sức phức tạp. Đó là mối quan hệ lợi dụng qua lại lẫn nhau, mà các nhà phân tích xã hội gọi đó là bài tính có kết quả tổng bằng không cho cả hai bên. Bởi những người trung thành với lý thuyết Cộng sản dần dà tự tìm đến Phật giáo để tự chữa lành phần tinh thần trống rỗng của mình, một mô hình tín ngưỡng duy nhất được cho phép tồn tại đại chúng trong nền chính trị vô thần. Và ngược lại, những người mộ đạo thuần khiết thì dần dần tự rời bỏ không gian Phật giáo quốc doanh, vì nhận ra rằng đó chỉ là một trò mua bán tinh thần được dựng nên bằng tiền và chính trị.

(more…)