Người viết gặp anh Trần Huy Bích cuối năm 1956, niên khóa 56 – 57, khi anh cùng với Ban Văn nghệ trường Chu Văn An đi các lớp để nói về tờ Đặc san Xuân của trường, và khuyến khích mọi người viết cho đặc san. Khi tờ báo in xong, tôi gặp lại anh lần thứ nhì. Anh đến lớp tôi để tuyên dương anh Nguyễn Gia Phái về bài thơ “Chu Văn An mến yêu” được đăng trên tờ Đặc san Nhựa Sống. Bài thơ của một học sinh đệ lục nói về kỷ niệm và mộng ước dưới mái trường. Tôi còn nhớ 4 câu:
Ôi! Chu Văn An, Chu Văn An Em nghe thoang thoảng hương thời gian. Ngày sau ai chớ lờ quên nhé, Trong mái trường đây mộng chứa chan.
Chiến tranh Ukraina: Putin khẳng định giành thêm một chiến thắng, Kiev bác bỏ
Thanh Phương /RFI – 21/02/2024
Quân đội Ukraina hôm nay, 21/02/2024, đã bác bỏ tuyên bố của phía Nga cho rằng Kiev đã mất quyền kiểm soát một ngôi làng bên bờ sông Dniepr ở miền nam Ukraina.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu ở Chelyabinsk, Nga, ngày 16/02/2024. AP – Ramil Sitdikov
Tags: Tham nhũng, toàn trị, việt nam Posted in Chủ nghĩa Cộng Sản, CSVN, Giáo dục, Lịch sử | Comments Off on Thời sự Thứ tư 21/02/2024: *Putin nói giành thêm chiến thắng, Kiev bác bỏ *Philippines có thể kiện TQ, VN đánh cá bằng xyanua *Hacker Trung Quốc tấn công mạng các nước *Thượng viện Florida thông qua Dự luật dạy học sinh về mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản
Năm 1911 được tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh (HCM) ra đi “tìm đường cứu nước”. Thật ra đó chỉ nhằm mục đích đánh bóng lãnh tụ để che giấu những tội lỗi mà HCM và tập đoàn đã gieo rắc trên đất nước và dân tộc trong nhiều thập niên qua.
Dạ tiệc “Đêm Cánh Hoa Dù” do Gia Đình Mũ Đỏ Vùng Hoa Thịnh Đốn tổ chức gây quỹ để giúp đỡ các thương phế binh Sư Đoàn Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở quê nhà vào dịp Tết, diễn ra vào tối thứ bảy, 21 tháng 10 năm 2023 tại nhà hàng Hong Kong Pearl (New Fortune cũ), thành phố Gaithersburg, Maryland với sự hiện diện của trên 350 quan khách.
Gần đây, bạn tôi đã gửi cho tôi một món quà bất ngờ nhân dịp năm mới. Món quà là tập thơ mới của Ocean Vương, “Bầu trời đêm vết thương”. Có lẽ tôi đã dành 45 phút vào tháng 12 để nói với người bạn này rằng tôi yêu Ocean Vương đến nhường nào, cả với tư cách là một nhà văn lẫn một con người, nên chắc chắn cô ấy đã hiểu được gợi ý đó.
“Một việc phi thường mà không một sử gia nào có thể giải thích một cách thoả đáng – mặc dầu đã nghiên cứu rất nhiều – là: tại sao, sau hàng ngàn năm đô hộ, dân tộc Việt Nam vẫn không bị đồng hoá, và Việt Nam vẫn còn là một quốc gia biệt lập.”
Lần đầu tiên có một Tổng thống Mỹ thăm Hà Nội theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).
Sau tám năm gặp lại nhau, nên chăng ông Trọng tặng cụ Biden câu Kiều này “Được rày tái thế tương phùng/ Khát khao đã thỏa tấm lòng bấy lâu…” Bởi lẽ, chuyến thăm của TT Biden không chỉ nâng cấp bang giao mà còn mở ra không gian đa chiều về địa-chính trị tại khu vực Ấn Thái Dương.
Với việc Hoa Kỳ kỳ vọng sẽ nâng tầm quan hệ ngoại giao với cựu thù Việt Nam lên cấp cao nhất khi Tổng thống Joe Biden tới thăm Hà Nội trong một tuần nữa, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cảm thấy khó chịu.
Việt Nam xuất khẩu gạo với giá cao nhất từ 15 năm nay
Thu Hằng /RFI – 16/8/2023
Khoảng 500.000 tấn gạo Việt Nam sẽ được bán với giá cao hơn trong tháng 8 sau khi các nhà xuất khẩu Việt Nam thương lượng lại thành công. Thông tin được hai nguồn tin xác nhận với Reuters ngày 16/08/2023 trong bối cảnh giá gạo thế giới đạt đỉnh điểm từ 15 năm qua.
Ảnh minh họa: Thu hoạch lúa trên một cánh đồng ở Cần Thơ, ngày 28/02/2023. AFP – NHAC NGUYEN
Một nhân viên của một công ty giao dịch quốc tế cho Reuters biết « bên mua đã chấp nhận trả giá cao hơn đối với một số lô gạo được chuyển cho họ trong tháng 8 ». Cụ thể, khoảng 200.000 tấn gạo sẽ được giao trong tháng Tám, 300.000 tấn còn lại sẽ được chuyển đến các cảng của Việt Nam.
Các nước nhập khẩu, trong đó có Indonesia và Philippines, đã trả thêm từ 30 đến 80 đô la/tấn gạo thơm Việt Nam so với giá 550 đô la/tấn trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng của nước này từ tháng 07. Như vậy, bên bán thu thêm được từ 15 đến 40 triệu đô la so với giá thỏa thuận trước các lệnh hạn chế của New Delhi.
Phát biểu trước Quốc Hội Việt Nam ngày 15/08, bộ trưởng Nông Nghiệp thẩm định Việt Nam có thể xuất khẩu từ 7-8 triệu tấn gạo trong năm 2023 sau khi đã bảo đảm được an ninh lương thực trong nước.
Giá gạo tăng ở mức kỷ lục từ 15 năm qua
Nhìn chung, giá gạo châu Á đã tăng khoảng 20% từ tháng 07 năm nay. Gạo thơm Thái Lan cũng đã tăng thành 648 đô la/tấn vào đầu tháng 8. Đây là mức cao kỷ lục kể từ tháng 10/2008. Nhật báo kinh tế Pháp Les Echos phân tích hai lý do chính.
Thứ nhất là thiên tai do hiện tượng El Niño trở lại. Thái Lan phải đối mặt với nguy cơ hạn hán gia tăng. Trước tình trạng thiếu nước – đến 40% ở một số vùng nông nghiệp – chính quyền yêu cầu nông dân canh tác các giống cây cần ít nước hơn. Còn tại Trung Quốc, mưa lũ, nắng nóng, sâu bọ ở miền bắc đã khiến mùa màng thất thu, buộc chính quyền Bắc Kinh phải nhập khẩu gạo.
Thứ hai là do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo trắng, trừ gạo basmati. Quyết đinh được đưa ra vào tháng 07 nhằm bình ổn giá thị trường trong nước trong bối cảnh Ấn Độ chuẩn bị tổ chức tổng tuyển cử. Ấn Độ là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% thị trường.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang cùng phái đoàn thăm một gian trưng bày tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật Quốc tế, Army-2023 ở Moscow, Nga, hôm 14/8.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nói rằng các phát triển quốc phòng của Nga sẽ chứng tỏ sự hữu ích đối với quân đội Việt Nam, đồng thời bày tỏ niềm tin rằng Việt Nam vẫn là một đồng minh tin cậy của Moscow ở khu vực, TASS đưa tin hôm 15/8.
Hãng Thông tấn Nga cho biết ông Shoigu đã nói như vậy khi gặp mặt người đồng cấp phía Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang, bên lề Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow lần thứ 11 (MCIS-11).
“Tôi tin tưởng rằng các vũ khí, thiết bị quân sự và những công nghệ tiên tiến đang được trưng bày tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật Quốc tế Army-2023, sẽ thu hút sự chú ý của phía Việt Nam và được triển khai trên thực tế trong các lực lượng vũ trang quốc gia”, ông Shoigu được TASS trích lời nói với ông Giang.
Theo truyền thông Việt Nam, ông Giang, cùng một đoàn đại biểu cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 14/8 đã tham dự lễ khai mạc Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế (Army-2023) tại Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tới Nga để tham dự MCIS-11 và dự kiến sẽ có bài phát biểu tại đây.
Khi gặp mặt ông Giang, Bộ trưởng Nga Shoigu nói rằng Việt Nam đã và vẫn tiếp tục là một đồng minh đáng tin cậy cũng như là một đối tác chủ chốt của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo TASS. Ông Shoigu còn nói rằng sự hợp tác giữa hai nước có thể được xem là toàn diện và chiến lược.
Trong các kỳ bỏ phiếu lên án hành động xâm lược Ukraine của Nga ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm ngoái, Việt Nam luôn bỏ phiếu trắng. Việt Nam thậm chí phản đối nghị quyết của LHQ nhằm loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của tổ chức này.
Dù Nga bị phương Tây và một số nước ở châu Á cô lập, Việt Nam vẫn tiếp tục hợp tác với Nga, một đồng minh lâu năm và đang cung cấp hầu hết các loại vũ khí khác nhau cho quân đội Việt Nam. Việt Nam vào năm ngoái đón tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov và cho phép 3 tàu hải quân nước này cập cảng Cam Ranh, nơi từng là căn cứ hải quân của Mỹ trong chiến tranh.
“Có một điều chắc chắn, hợp tác nhiều mặt giữa Nga và Việt Nam là lợi ích cốt lõi của hai nước chúng ta”, Bộ trưởng Nga được TASS trích lời nói, và cho rằng cuộc gặp của ông với người đồng cấp Việt Nam “sẽ tạo động lực mới cho hợp tác quốc phòng song phương” giữa hai nước.
Truyền thông Việt Nam không đưa tin về cuộc gặp bên lề MCIS-11 hôm 14/8 hay những gì ông Shoigu nói với ông Giang tại đây nhưng một bản tin của báo Quân đội Nhân dân cho biết hai bộ trưởng Quốc phòng Nga và Việt Nam hôm 15/8 đã hội đàm chính thức với nhau.
Theo cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ông Giang khẳng định Việt Nam và Nga “có mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, gắn bó từ lâu” và rằng Việt Nam “luôn coi trọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga”.
Hai bộ trưởng Việt Nam và Nga đã thống nhất tiếp tục hợp tác để đưa mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước được “mở rộng và đi vào chiều sâu”, theo Quân đội Nhân dân.
Các báo Việt Nam cho biết Army-2023, một sự kiện được tổ chức thường niên ở Moscow, “đã trở thành một trong những triển lãm hàng đầu thế giới ở lĩnh vực quốc phòng”. Việt Nam trong nhiều năm qua luôn cử các phái đoàn từ Bộ Quốc phòng đến tham dự.
Cũng đưa tin về Army-2023, báo Tiền Phong trích lời ông Shoigu tuyên bố khi khai mạc diễn đàn hôm 14/8 rằng “nhiều cải tiến từ tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã được triển khai trên chiến trường để hỗ trợ quân đội thực hiện các hoạt động quân sự ở Ukraine”. Và theo tờ báo này, ông Shoigu gợi ý rằng những vị khách tham dự diễn đàn có thể tự mình kiểm chứng điều này bằng cách xem bộ sưu tập chiến lợi phẩm vũ khí phương Tây được trưng bày tại đây.
Còn theo Dân Trí, ông Shoigu tuyên bố rằng “vũ khí phương Tây chuyển giao cho Ukraine không hoạt động như mong đợi trên chiến trường trong khi vũ khí Nga chứng minh được tính hiệu quả”.
Nga bị xem là đang sa lầy trong cuộc chiến ở Ukraine hơn 1 năm qua mà ban đầu Tổng thống Vladimir Putin kỳ vọng sẽ giành chiến thắng nhanh chóng. Mỹ và các đồng minh NATO đã cung cấp các loại vũ khí, khí tài sự cho Ukraine trị giá hơn 100 tỷ USD để chống lại cuộc xâm lược của Nga.
Việt Nam được cho là đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung vũ khí của mình để giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga và theo các chuyên gia, việc đa dạng hóa này được đẩy nhanh hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022.
Gạo ST25 bày bán tại một đại lý trên đường 3/2, quận 10 (TP HCM). Ảnh: Quỳnh Trần
Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận, thu nhập người trồng lúa đang rất thấp dù Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, chiều 15/8, bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng đoàn tỉnh Hải Dương đặt vấn đề Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng người nông dân trồng lúa gạo vẫn rất nghèo.
Bà Lê Thị Song An (Phó đoàn chuyên trách tỉnh Long An) lo ngại, lệnh cấm xuất khẩu gạo của một số nước đẩy giá gạo, lúa tăng cao. Tình trạng mua gom gạo ồ ạt xuất hiện ở một số địa phương. “Giải pháp nào để đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững?”, bà chất vấn.
Trả lời, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận, nông nghiệp là ngành thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế, và người trồng lúa có thu nhập kém nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng ông cho rằng “có thể làm khác đi” để tăng thu nhập cho họ.
Cụ thể, theo ông, giá gạo Việt tăng từng ngày, là thời cơ để bà con trồng lúa cải thiện thu nhập. Hiện nay, khi Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo, các nước tăng nhập gạo của Việt Nam. Nhiều thị trường như Trung Quốc, Philippines, Indonesia đang tranh mua gạo Việt với số lượng tăng 40% đến vài chục lần.
“Nhưng cải thiện thu nhập nông dân trồng lúa không chỉ là vấn đề giá, mà cần giảm chi phí sản xuất”, ông nói thêm.
Vừa qua, nhờ ứng dụng quy trình canh tác khoa học, chi phí sản xuất đã giảm 20-25%, tương ứng mức thu nhập tăng thêm cho người trồng lúa. Ông kể vừa cùng Thủ tướng thăm một hợp tác xã 400 ha với 85 hộ là thành viên, nhưng chỉ có 40 nông dân ở ngoài đồng, họ dùng và điều khiển máy móc. “Giờ làm gì cũng có máy móc nên nếu tận dụng quỹ thời gian này để chuyển đổi nghề nghiệp, sẽ tăng thêm thu nhập cho người nông dân”, ông nói.
Bên cạnh đó, trưởng ngành nông nghiệp khuyến nghị người trồng lúa, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long, vào hợp tác xã để mua chung, bán chung, tạo thu nhập ở nhiều phân khúc.
Việc Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho là “cơ hội nhưng cũng cần bình tĩnh”.
Ông dẫn công điện của Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh hiện nay phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Với thị trường trong nước, điều hành cần tránh những cú sốc giá trên thị trường nội địa. Bởi việc đẩy giá tiêu dùng trong nước sẽ ảnh hưởng tới một số nhóm đối tượng, nhất là người yếu thế, thu nhập thấp.
Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo và năm nay dư địa cho xuất khẩu vẫn còn. Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến cuối tháng 7, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, thu về gần 2,6 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu truyền thống chủ yếu ở châu Á là 3,3 triệu tấn (chiếm hơn 77%), tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái. Một số thị trường tăng trưởng vượt bậc như EU chiếm 2% tổng sản lượng nhưng đạt hơn 84.000 tấn, tăng 28% so cùng kỳ năm trước.
Về kế hoạch an ninh lương thực, ông Hoan thông tin, Từ nay đến cuối năm nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng lúa sẽ bảo đảm kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước và yêu cầu xuất khẩu (khoảng 7-8 triệu tấn).
Tuy vậy, trưởng ngành nông nghiệp lưu ý, giá lúa, gạo được quyết định bởi cung – cầu. Cầu tăng nhưng cung ít thì giá sẽ bị đẩy lên, đó là quy luật thị trường. Ngoài bài toán cung cầu, thực tế có hiện tượng đẩy giá, gây ảnh hưởng lớn tới thị trường.
“Lúc này, bà con nông dân, doanh nghiệp phải tôn trọng nhau, chia sẻ thời cơ và phải hướng tới hợp tác lâu dài”, ông đề nghị.
Ngoài ra, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước 3 “biến”, là biến đổi khí hậu, thị trường và xu hướng tiêu dùng. Theo ông, trong điều kiện, chính sách các nước thay đổi liên tục, dự báo “cũng khó cầu toàn trước xu hướng biến động”.
Chuyện nông sản “được mùa rớt giá”, chưa được giải quyết căn cơ cũng được nhiều đại biểu đề cập.
Ông Nguyễn Thanh Phong (Vĩnh Long) dẫn chứng thực tế, người dân ùn ùn phá bỏ cây trồng khác để trồng sầu riêng do giá mặt hàng này đang cao và đề nghị Bộ trưởng cho biết về giải pháp “cứu” nông sản.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắc lại quan điểm không nên đi giải cứu, hay dùng từ giải cứu nông sản. “Nông sản sẽ càng rớt giá nếu được coi là hàng giải cứu. Chúng ta cần phải thay đổi tư duy này”, ông nói.
Nhắc tới câu chuyện khoai lang Bình Tân (Vĩnh Long) hay sầu riêng, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho rằng, cần cấu trúc lại ngành hàng, phát triển hình thức hợp tác xã và kết nối người trồng, doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ mới phát triển bền vững.
Muốn làm được như vậy, theo ông, cần sự vào cuộc của cả hệ thống, từ các cấp ngành, tới hiệp hội ngành hàng để tạo gắn kết chặt chẽ.
Hôm nay là một ngày kỷ niệm trọng đại đối với Việt Nam. Tất nhiên Tuyên giáo không nói vậy.
Vì là ngày mà Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh, mà bản chất là đầu hàng Mỹ, đặt dấu chấm hết cho Thế chiến 2 cũng như đế quốc Nhật Bản và khối Đại Đông Á. Quân đội Nhật ở Đông Dương gần như không suy suyển gì nhưng cũng được nhận lệnh đầu hàng. Vì thế nên họ cũng không muốn can thiệp vào tranh chấp của người Việt.
Nhân cơ hội đó, dựa vào điện tín của đội Con Nai (OSS – tiền thân của CIA) đang ở bên cạnh, Việt Minh cũng tổ chức Đại hội quốc dân ở Tân Trào vào ngày 16/08, quyết định Tổng khởi nghĩa, lập nên Chính phủ Lâm thời. Ngày 17/08, Việt Minh cướp diễn đàn của Tổng hội công chức ở quảng trường Nhà hát lớn để tuyên truyền cách mạng. Ngày 19/08, cách mạng ở Hà Nội chính thức nổ ra sau hai ngày biểu tình mà không bị đàn áp.
Ngày 02/09, khi chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập tại Hà Nội, cũng chính là ngày Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký văn kiện Nhật Bản đầu hàng trên tàu USS Missouri, với sự giám sát của tướng Richard K. Sutherland, ngoài khơi vịnh Tokyo.
Như vậy, ngày 15/08 là cái mốc mấu chốt dẫn tới Cách mạng tháng Tám thành công. Cái mốc này lại đến từ việc Mỹ đánh bại Nhật. Những người nước ngoài đầu tiên sát cánh bên ông Hồ Chí Minh và Việt Minh trong những ngày này là người Mỹ với toán Con Nai, chứ không phải người Trung Quốc hay Liên Xô. Cũng ngay trong năm 1945, ông Hồ Chí Minh đã gửi thư cầu viện tổng thống Mỹ Truman nhưng không nhận được hồi âm. Chỉ 4 năm sau, hai bên đã biến thành thù địch khi Mỹ công nhận Chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và hỗ trợ Pháp chống cộng sản ở Đông Dương.
Tháng Chín này dự kiến tổng thống Biden đến thăm Việt Nam, nhằm đẩy mạnh mối quan hệ song phương. Nghe đồn tổng thống Putin cũng muốn sang Việt Nam sau đó vài tháng. Đây là bài toán ngoại giao khó cho Việt Nam. Liệu có thể đón cả hai người hay buộc phải buông một ? Phù thịnh hay phù suy ?
Trùng hợp thay, hôm nay cũng là ngày VinFast lên sàn Nasdaq của đế cuốc Mỹ! Liệu VinFast có chăn được gà Mỹ không? Sáu tháng nữa sẽ rõ.
Như vậy, Cách mạng tháng Tám thành công là nhờ đế cuốc Mỹ thắng Nhật. Bây giờ VinFast có thắng được hay không chắc cũng phải nhờ đế cuốc Mỹ ? Sad but true !
DƯƠNG QUỐC CHÍNH 15.08.2023
Lỗi ở sách giáo khoa hay ở việc giảng dạy?
Thới Bình/VNTB
16/8/2023
Sách giáo khoa bây giờ là mỏ vàng của các nhà “giáo dục” (lớn) với đủ thứ lý sự cao siêu…
Sự khác biệt về nội dung, cấu trúc trong mỗi bộ sách khó khăn cho việc ra đề thi chung, học sinh chuyển trường phải mua lại sách giáo khoa, khó tiếp cận kiến thức…
Quốc hội Việt Nam đang diễn ra tranh luận rằng liệu có nên trở lại với việc thống nhất cả nước chi có một bộ sách giáo khoa theo đúng định hướng của Đảng về giáo dục.
Một báo cáo về vấn đề sách giáo khoa của đoàn giám sát thuộc Quốc hội, ghi nhận rằng mặc dù có nhiều nhà xuất bản tham gia làm sách giáo khoa, có nhiều bộ sách giáo khoa, nhưng giá sách không giảm, mà thực tế đang tăng. Giá sách giáo khoa môn tiếng Anh cao hơn nhiều so với các môn học còn lại nhưng không sử dụng được nhiều lần.
Liên quan chi phí phát hành sách giáo khoa, theo báo cáo là cao, chưa hợp lý so với các mặt hàng thiết yếu.
Theo đó, mức tối đa phí phát hành (chiết khấu) sách theo chương trình mới cho các đơn vị đầu mối phát hành là các công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền, công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục miền phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022, cụ thể: Đối với sách giáo khoa là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%. Năm học 2022-2023, đối với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.
Báo cáo cũng chỉ rõ việc biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều lúng túng. Việc triển khai thực hiện chủ trương “xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa” có một số nội dung chưa phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước về thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục…
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được một bộ sách giáo khoa của Nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa là chưa phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước…
Xem ra thì “quan điểm của Đảng, Nhà nước” là lý do chính của chuyện cần kết thúc việc cạnh tranh trong sử dụng sách giáo khoa do các nhóm tư nhân biên soạn. Điều này cho thấy Hà Nội đã không chấp nhận kế thừa những gì mà nền giáo dục ở miền Nam trước đây trong chuyện sách giáo khoa.
Nhân chuyện sách giáo khoa ‘tư – công’ đang trên bàn nghị sự ở Quốc hội, nhà báo Vũ Thế Thành – một người bạn vong niên của người viết bài này, nói rằng ông nhớ đến thời niên thiếu tiểu học.
Ông kể: “Hồi nhỏ tôi học trong sách Tập đọc lớp Năm (lớp Một bây giờ) là Tô canh hẹ. Chuyện kể đại khái có một người bị tội phải giam trong ngục. Lính gác đưa vào cho người tù tô canh hẹ. Anh ta cầm tô canh không ăn, chỉ nức nở khóc. Anh lính hỏi vì sao, người tù trả lời, ở nhà tôi thích canh hẹ, mẹ tôi thường nấu cho tôi ăn. Nhìn tô canh hẹ này, tôi chắc mẹ tôi nấu canh lặn lội đường xa đến thăm nuôi tôi. Tôi chưa báo hiếu ngày nào, lại để mẹ già khổ cực vì tôi thế này, nên tôi khóc.
Truyện chỉ có thế, hai trang: một trang in chữ to, trang kia là hình minh họa. Tôi còn nhớ tranh vẽ người lính mặc đồ như lính thú ngày xưa, đội nón lá đứng nhìn, còn người tù ngồi bệt dưới đất, mặc áo rách, một chân co lên, hai tay bưng tô canh trước mặt, nước mắt rơi lã chã.
Phần kết câu chuyện là anh lính gác nghe chuyện, thấy cảm động, trình lên quan, và quan đã tha tội cho người tù.
Ngày trước, ở miền Nam, sách giáo khoa được tự do biên soạn theo chương trình khung của Bộ Giáo dục, dài chừng hai trang giấy cho mỗi môn học, mỗi cấp lớp. Sách nào viết hay thì thầy cô giới thiệu với phụ huynh, chứ không có người chủ biên hay nhóm biên soạn, rồi thêm hội đồng đánh giá, thẩm định bạc tỷ…
Thật ra, Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục cũng nhờ người biên soạn sách giáo khoa, xuất bản. Sách in đẹp, bìa dày, giấy trắng, giá rẻ vì được viện trợ từ cơ quan văn hóa Hoa Kỳ, nhưng… bán ế, vì chẳng học sinh nào dùng, và cũng không có thầy cô nào giới thiệu nên dùng.
Quyển Tập đọc lớp Năm đó, tôi nhớ mang máng do nhà xuất bản tư nhân Thanh Đạm nằm dưới chân cầu Trương Minh Giảng ấn hành, nhưng không nhớ tác giả biên soạn là ai. Còn nhiều câu chuyện hàng tuần khác tương tự như Tô canh hẹ trong sách này, đến giờ vẫn còn trong đầu tôi như in, thậm chí cả hình minh họa.
Sách giáo khoa bây giờ là mỏ vàng của các nhà “giáo dục” (lớn) với đủ thứ lý sự cao siêu trong đấy. Những thứ cao siêu này sẽ đeo đuổi cuộc đời học sinh sau này. Khi nào chúng hiểu ra sự thật về “mặt trời chân lý”, thì lúc đó mặt trời không còn “chói qua” tim, mà sẽ đốt cháy con tim…”.
Kết thúc câu chuyện, nhà báo Vũ Thế Thành nói rằng câu chuyện Tô canh hẹ và người tù đã gây ấn tượng và kéo dài suốt sáu mươi năm sau trong đầu một đứa trẻ như ông, “vậy thì có xứng đáng nằm trong sách giáo khoa lớp Một không? Có phải là một trong những chỉ tiêu giáo dục nhân cách cho trẻ không? Tôi không đủ tư cách trả lời câu hỏi này”.
Chuyên gia: Còn quá sớm để nói VinFast có vốn hóa 85 tỷ USD trên sàn chứng khoán Mỹ
Nguyễn Trường Sơn 16/8/2023
Xe VinFast 8 và giá trị cổ phiếu VinFast trên sàn Nasdaq sau ngày đầu niêm yết
AP/RFA edited
Công ty sản xuất xe điện của Việt Nam hôm 15 tháng 8 đã có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán Nasdaq ở Mỹ với mã VFS.
Phiên giao dịch được cho là đã thành công khi giá trị cổ phiếu của công ty VinFast tăng hơn 250%, từ 10 USD lên 37 USD cho mỗi cổ phiếu của công ty này.
Việc này cũng biến VinFast trở thành một trong những hãng xe điện có giá trị vốn hoá cao nhất trên sàn chứng khoán Mỹ, ở mức 85 tỉ USD. Chỉ đứng sau cổ phiếu của hãng xe Mỹ, Tesla đình đám, và hãng BYD của Trung Quốc.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup – công ty mẹ của VinFast cũng lọt vào nhóm 30 người giàu nhất thế giới, theo danh sách The Real-time Billionaires của Forbes.
Tuy nhiên, theo ý kiến nhận định của chuyên gia các con số trên chưa phản ảnh thực chất giá trị cổ phiếu và vốn hóa của VinFast trên thị trường Mỹ, vì một vài lý do.
Trao đổi với đài Á châu Tự do, chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, cho biết tổng số lượng cổ phiếu của VinFast được giao dịch trong phiên đầu tiên là ở mức gần 7 triệu cổ phiếu, trong khi tổng số cổ phiếu mà hãng này phát hành là 2,41 tỉ cổ phiếu.
Tức là số cổ phiếu được giao dịch chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 0.3% tổng giá trị số cổ phiếu phát hành.
“Nếu muốn biết thị trường đánh giá giá trị của một công ty như thế nào thì phải xem số lượng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu công ty đó.” Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho hay.
Do đó ông cho rằng với việc chỉ một lượng rất nhỏ cổ phiếu của VinFast được giao dịch như hiện nay, sẽ còn quá sớm để biết thị trường Mỹ đánh giá cổ phiếu này ra sao.
Ông này cũng đưa ra ví dụ về cổ phiếu của hãng xe điện Tesla, khi cho biết trung bình mỗi ngày có đến 133 triệu cổ phiếu của hãng xe Mỹ được giao dịch, chiếm hơn 4% tổng giá trị vốn hoá. So với con số gần 7 triệu cổ phiếu và 0.3% tổng giá trị vốn hoá của VinFast trong phiên giao dịch đầu tiên.
Ngoài ra, vị chuyên gia kinh tế sinh sống tại Na Uy này cũng cho biết VinFast vẫn đang giới hạn việc giao dịch cổ phiếu của họ, bằng cách không phép giới đầu tư bán khống (short sale), và không cho phép giao dịch quyền chọn (option). Đây là những dịch vụ phổ biến ở thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Việc thiếu vắng các dịch vụ chứng khoán phái sinh đã giúp đẩy giá của cổ phiếu VinFast lên cao do không có sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn, tránh được trường hợp bị bán khống. Giới quan sát cũng nhận đình rằng hầu các giao dịch liên quan đến chứng khoán của VinFast hiện nay vẫn chỉ diễn ra trong nội bộ những cổ đông của công ty này.
Do vậy, ông Nguyễn Huy Vũ kết luận “vẫn còn quá sớm để nói thị trường đánh giá vốn hoá của VinFast là bao nhiêu”.
VinFast là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ. Doanh nghiệp này cho biết việc quyết tâm “lên sàn” ở thị trường lớn nhất thế giới là để huy động vốn, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất xe điện của hãng.
Trước đó, hãng xe điện của Việt Nam này cũng công bố dự án đầu tư nhà máy sản xuất xe điện ở bang North Carolina, Hoa Kỳ, có tổng vốn đầu tư lên đến 4 tỉ USD.
“Gió đổi chiều”: chọn xuất khẩu lao động thay vì lên đại học
26/6/2023
Sinh viên tại một trường đại học ở Hà Nội
Reuters
Hơn một triệu thí sinh bước vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ ngày 27 – 29/6. Trong số này, không ít thí sinh đã chọn sẵn cho bản thân con đường xuất khẩu lao động, mưu sinh nơi đất khách, thay vì bước vào giảng đường đại học.
Liệu có phải xu thế vào đại học bằng mọi giá đang đổi chiều?
Học sinh không muốn vào đại học
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho thấy số thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học của năm 2022 giảm mạnh. Trong số hơn 900.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ có hơn 620.000 em có nộp nguyện vọng vào đại học, giảm 20% so với năm 2021.
Một học sinh lớp 12 tên Tâm, hiện đang ở Hà Tĩnh nói với RFA rằng em không có ý định vào đại học vì hoàn cảnh gia đình:
“Em không đi học trường gì cả. Tại vì em mắc công việc gia đình và cũng không muốn. Em cũng chưa biết nên đi làm gì.”
Xu hướng xuất khẩu lao động
Chi phí cơ bản cho bốn năm đại học của một sinh viên, bao gồm học phí, tiền thuê nhà trọ, đi lại cũng với các khoản tiền lặt vặt khác, tính ra mỗi tháng cũng tầm sáu triệu đồng. Trong khi đó sau khi tốt nghiệp, mức lương của tân sinh viên mới ra trường vào năm 2022 chỉ đạt tầm hơn 10 triệu đồng/tháng, và không có gì đảm bảo cho một công việc ổn định.
Trái lại, nếu theo con đường xuất khẩu lao động, mức lương mỗi tháng có thể đạt từ 30 đến 50 triệu đồng.
Với phép so sánh đơn giản như vậy, hiện nay, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện trào lưu học sinh vừa tốt nghiệp cấp ba là ngay lập tức làm hồ sơ đi lao động ở nước ngoài, như Nhật, Hàn hay Đài Loan…
Ông Thanh, một người dân Hà Tĩnh, cho biết đặc biệt trong hai năm sau đại dịch COVID, tình trạng kinh tế khó khăn, việc làm trong nước khan hiếm và bấp bênh nên người dân nơi ông sinh sống thường tìm cách đi xuất khẩu lao động. Nó trở thành xu hướng, ngay cả đối với học sinh, sinh viên:
“Đợt này thì nhu cầu tuyển việc của các khu công nghiệp cũng thấp hơn so với trước đây nên kể cả học sinh, sinh viên cũng xu hướng đi xuất khẩu lao động.
Có trường học cứ mỗi ba tháng một lần sẽ có các công ty tuyển dụng xuất khẩu lao động về trực tiếp làm việc với các trường đó, giáo viên trong trường nhiều khi đóng vai trò như một người môi giới lao động.”
Theo tìm hiểu của RFA, một số trường THPT ở Hà Tĩnh đã chủ động giới thiệu, kết nối học sinh với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo thông tin từ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, các trường THPT trên địa bàn tỉnh này đã tiến hành phân luồng, khuyến khích các học sinh có năng lực trung bình yếu đi du học nghề hoặc xuất khẩu lao động.
Mất niềm tin vào giáo dục đại học
Cô T, một giảng viên hiện đang giảng dạy tại một trường đại học đầu ngành ở Hà Nội, thừa nhận rằng hiện ngày càng ít học sinh chọn học đại học ở Việt Nam. Các em có kinh tế khá giả thường đi du học, còn những em không có điều kiện cũng đi xuất khẩu lao động:
“Nó phản ánh niềm tin của người dân đối với thực trạng giáo dục bậc đại học ở Việt Nam. Hiện nay, giáo dục ở bậc đại học của mình không thực tế, tính ứng dụng của nó không cao.
Và thực tế thì sau khi sinh viên ra trường, kể cả các sinh viên thuộc các trường top đầu Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp phải đào tạo lại thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu cho việc làm.”
Theo cô T, trong bốn năm đại học, sinh viên phải học quá nhiều các môn không cần thiết và không sát với tình hình xã hội hiện nay. Ví dụ như các môn về tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam… Mặc dù không phải sinh viên nào cũng là Đảng viên, không phải sinh viên nào cũng muốn tham gia vào bộ máy chính quyền trong tương lai nhưng vẫn cứ phải học:
“Hay như môn Kinh tế Chính trị Mác-lênin thì nó không hề liên quan gì đến cách vận hành nền kinh tế thị trường hiện nay đang áp dụng.
Vì thế, sinh viên học một đằng mà thực tế cuộc sống là một kiểu khác, nó khiến tư duy và kiến thức của sinh viên không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp và xã hội.”
Đi xuất khẩu lao động là một trong những lựa chọn và không có gì sai trái. Tuy nhiên, nếu ngày càng nhiều người sang nước ngoài làm việc theo đúng nghĩa “bán sức lao động” thì lại là một thảm họa xã hội. Cô T, nhận định như vậy cho cho biết thêm rằng hiện giờ, người trẻ sang nước ngoài làm việc có thể mang tiền về góp phần vào ngân sách Nhà nước. Nhưng nếu những người này chỉ lo lao động kiếm tiền mà không trau dồi kiến thức, kỹ năng thì nó là một sự lãng phí tài nguyên trẻ của đất nước.
Lễ hồi hương lần 161 hài cốt được cho của quân nhân Mỹ chết trong cuộc chiến Việt Nam
27/6/2023
Lính Mỹ đưa hài cốt người Mỹ chết trong chiến tranh về nước tại sân bay Nội Bài, Hà Nội hôm 28/5/2004 (minh họa)
Reuters
Cơ quan Tìm kiếm Tù binh & Người Mất tích thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DPAA) và Văn phòng Tìm kiếm người mất tích Việt Nam (VNOSMP) vào ngày 27/6 tiến hành lễ hồi hương một bộ hài cốt được cho là của một quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam trước đây.
Đại sứ quán Hoa Kỳ phát đi thông báo về tin vừa loan và cho biết buổi lễ bàn giao bộ hài cốt như vừa nêu được tiến hành tại Sân bay Quốc tế Thành phố Đà Nẵng.
Tin nói rõ việc tìm thấy bộ hài cốt vừa nêu là kết quả của hoạt động hỗn hợp lần thứ 151 (JFA) ở hai tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa. Hoạt động này bắt đầu vào giữa tháng năm và sẽ kết thúc vào cuối tháng bảy tới đây.
Hôm 26/6, các chuyên gia pháp y của Hoa Kỳ và Việt Nam đã khám nghiệm bộ hài cốt và xác định rằng nó có thể là của một quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam trước đây. Phía Hoa Kỳ sẽ chuyển bộ hài cốt về phòng thí nghiệm của DPAA tại Honolulu, Hawaii để xác minh thêm.
Thông cáo cho biết tính đến nay, hài cốt của 733 quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam đã được xác định. Hoạt động phối hợp tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến ở Việt Nam được khởi động từ năm 1988.
Tòa xử vụ tham ô 50 tỷ đồng: Tướng, tá Cảnh sát Biển CSVN nói ‘do lãnh đạo kẹt tiền’
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, khai nhận trước tòa hôm 27/6
Các tướng lĩnh đứng đầu Cảnh sát Biển Việt Nam khai tại một phiên tòa hôm 27/6 rằng họ tham ô 50 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước là do ‘ngân sách khó khăn, các lãnh đạo không có tiền đi công tác’, theo tường thuật của báo chí trong nước.
5 sĩ quan cấp tướng và 2 cấp tá, từng là lãnh đạo cao nhất của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng, ra Tòa án Quân sự Thủ đô, trong đó có Tư lệnh là Trung tướng Nguyễn Văn Sơn và Chính ủy là Trung tướng Hoàng Văn Đồng, về tội ‘Tham ô tài sản’.
Các bị cáo ‘thẳng thắn thừa nhận’ đã nhận tiền tham ô nhưng ‘nhưng kịp chưa sử dụng thì đã nộp lại’, theo tờ Công an Nhân dân.
Nguyên nhân tham ô, theo lời Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, khai trước Tòa là do lãnh đạo cơ quan đi công tác nhiều và đối ngoại nhiều mà ‘tiền thì không có’ cho mục đích này.
Sau đó, mỗi lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển trong số năm vị tướng được nhận 10 tỷ đồng để chi tiêu cá nhân, Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, cựu phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng, được dẫn lời nói trong lời khai trước Tòa.
Ông Hậu và tất cả các tướng lĩnh khác có mặt trong buổi cơm trưa đó đều khai nhận là ‘đã im lặng’ khi nghe ý kiến đề xuất của ông Sơn, cũng theo Công an Nhân dân.
Trước Tòa, Trung tướng Hoàng Văn Đồng, Chính ủy, cũng khai rằng ‘không ai nói gì’ khi nghe ông Sơn nêu ý kiến biển thủ tiền Nhà nước.
“Sau này tất cả đều nhận thức được đây là việc nghiêm trọng và ân hận vô cùng”, ông Đồng được Công an Nhân dân dẫn lời nói.
“Lúc cầm tiền, bị cáo và các bị cáo khác cũng thấy áy náy, nhưng lại không thể đấu tranh nổi với chính mình để phải đứng trước tòa như ngày hôm nay”.
Sau khi bàn bạc thống nhất trong bữa cơm trưa, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn lấy quyền tư lệnh lực lượng đã yêu cầu Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật, rút tiền ngân quỹ cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển vì ‘các thủ trưởng rất khó khăn’.
“Sau khi nghe bị cáo nói, bị cáo Hưng đã suy nghĩ và trả lời rằng, cái này khó nhưng sẽ làm được”, ông Sơn được dẫn lời khai trước tòa.
Các bị cáo Nguyễn Văn Hưng và Thượng tá Bùi Văn Hòe, phó trưởng Phòng Tài chính, những người thực hiện việc rút ruột ngân sách cho các lãnh đạo, đều thừa nhận hành vi phạm tội trước Tòa.
Theo cáo trạng, hồi năm 2019, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển được Nhà nước phân bổ 150 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị. Do có sự thống nhất của toàn bộ 5 lãnh đạo Cảnh sát Biển trong bữa ăn trưa kể trên mà cấp dưới đã phải thực thi nhiệm vụ rút ra 50 tỷ trong số tiền đó để chi cho các lãnh đạo.
Duẩn Đang – Cháu Đoàn Nhật Huyền Trân
Bằng một mối liên hệ kỳ lạ nào đó thì cô gái gốc Việt xinh xắn, nữ thủy thủ của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan này phải gọi mình là chú. Vì chú từng ngồi nhậu với ông ngoại của con! Các bạn thấy lợi ích của việc nhậu chưa!
Thế thì trong lúc mọi người tập trung hỏi thăm về cô thì mình chỉ đứng cười cười vì mình biết quê quán, địa chỉ, dòng họ, cô dì chú bác ở Khánh Hòa và câu chuyện của cháu hết rồi.
Hôm nay cháu mới được vào bờ, không biết chú có nên ở lại gặp cháu không nhỉ?
Với nụ cười rạng rỡ và rắn rỏi giữa một ngày nắng đẹp trong vịnh Đà Nẵng, Đoàn Nhật Huyền Trân nổi lên như một hiện tượng mạng khi được giới thiệu là nữ thủy thủ gốc Việt phục vụ trên hãng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đang có chuyến thăm thành phố miền biển miền trung này.
Nhìn nụ cười biểu hiện thanh xuân tươi trẻ, khó tin là cô gái mảnh khảnh này đã có hơn hai năm sống “đời hải hồ” trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ.
Gạt bỏ những mô típ nhàm chán và nghèo nàn về việc “tự hào là người gốc Việt” mà tôi đồ rằng người ta cố tình gài vào miệng cô, Huyền Trân chia sẻ mình chỉ là một người hết sức bình thường, và làm một cộng việc hỗ trợ kỹ thuật bình thường trên hàng không mẫu hạm, chứ chẳng có gì to tát cả.
Được hỏi về chuyện tình cờ vụt sáng trở tâm điểm chú ý trên mạng xã hội chỉ sau một ngày, cô chia sẻ mình cảm thấy vui vui một chút nhưng hơn hết là cảm giác xúc động khi có cơ hội trở lại Việt Nam, gặp gỡ gia đình.
Năm ngoái, Huyền Trân đã một lần lỡ cơ hội trở về Việt Nam và gặp lại gia đình khi chuyến thăm được dự tính của tàu Ronald Reagan bị hủy bỏ. Rốt cuộc, đại gia đình bên ngoại sống ở Khánh Hòa, bao gồm cả bà ngoại, cũng có cơ hội ôm lấy cô cháu yêu vào lòng.
Có một điều chắc ít người biết, cũng xin được tiết lộ ra đây, rằng Huyền Trân, cô gái mang tên vị công chúa nổi tiếng, vẫn chưa vào quốc tịch Hoa Kỳ và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Nghe có vẻ ngạc nhiên nhưng là sự thật. Ngoại trừ những vị trí nhất định, có một vài vị trí không nhất thiết phải có quốc tịch Hoa Kỳ, mà chỉ cần là thường trú nhân.
Sống ở Diên Khánh và có vài năm học ở Nha Trang, Huyền Trân chỉ mới sang Mỹ cách đây 8 năm. Việc cô hòa nhập để có một ngày trở về Việt Nam trên một hàng không mẫu hạm cũng nhanh chóng như những bước tiến vượt bậc của quan hệ Việt – Mỹ những năm qua. Đó cũng là biểu thị cho một nước Mỹ của cơ hội, đa dạng và dung nạp.
Sinh năm 1999, khi hai quốc gia Việt – Mỹ đã thiết lập quan hệ ngoại giao, sau một chặng đường “lịch sử khó khăn”, chữ dùng của Tổng thống Barack Obama, có thể ví Huyền Trân như là khuôn mặt đại diện thế hệ mới, tràn đầy sinh khí và năng lượng cho một chặng đường kế tiếp của quan hệ Việt – Mỹ, khi những nỗi buồn chiến tranh, những ám ảnh của hận thù và nghi kỵ dần trôi vào dĩ vãng.
Chúc Huyền Trân ngày một tiến xa trên con đường mình đã chọn. Hẹn ngày gặp lại!
From Vietnam, with love!
FB Duan Dang
Trung Quốc đề nghị hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam
Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để tăng cường liên lạc cấp cao và hợp tác giữa quân đội hai nước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc nói hôm thứ Ba 27/6 khi gặp người đồng cấp Việt Nam, theo Reuters.
Tin cho hay, trong cuộc gặp tại Bắc Kinh, ông Lý nói rằng tình hình quốc tế có nhiều biến động và đan xen nhau, và an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với những thách thức, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.
“Trung Quốc và Việt Nam cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ và đoàn kết trong hành trình mới của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ lợi ích chiến lược chung của hai nước và đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định khu vực”, ông Lý nói trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang, theo Reuters.
Hãng tin này cũng dẫn lời ông Lý nói với ông Giang rằng quan hệ giữa quân đội hai nước đã phát triển tốt đẹp, đồng thời nói thêm rằng quân đội Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ lên một tầm cao mới.
Trong một bản tin về cuộc gặp này, báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam tường thuật rằng ông Giang “vui mừng được gặp” ông Lý, đồng thời “bày tỏ tin tưởng” quan chức quốc phòng Trung Quốc “sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy hơn nữa” quan hệ giữa quân đội hai nước.
Ông Giang cũng được trích lời nói rằng “Việt Nam luôn trân trọng tình cảm, sự giúp đỡ của Trung Quốc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước”.
Theo báo Quân đội Nhân dân, trong cuộc gặp, hai quan chức quốc phòng cũng đánh giá rằng kết quả hợp tác thời gian qua “đã tiếp tục góp phần tăng cường tin cậy chính trị và có sức lan tỏa mạnh mẽ, đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững”.
Tờ báo này cũng đưa tin rằng ông Giang và ông Lý bày tỏ “nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng để hiện thực hóa nội dung hợp tác đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhằm đưa quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’”.
Ls. Đặng Đình Mạnh – Ừ, thì truy tìm
* Trong một diễn biến có thể có liên quan : Nhiều người Khơ-Me gốc Việt tại Kaoh Andaet – một địa phương vùng biên thuộc Cambodia, giáp ranh tỉnh Long An, Việt Nam đã phát hiện một người đàn ông tóc bạc, trạc ngoài 60 tuổi, đeo kính gọng màu đỏ, áo khoác đen. Thái độ khả nghi, ngoại hình trông rất giống đối tượng Đặng Đình Mạnh đang bị Công an tỉnh Long An truy tìm, đã trà trộn vào nhóm nhà sư (không rõ có thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam hay không?). Họ đã nhanh chóng trình báo sự việc kèm ảnh chụp.
Cơ quan chức năng đang nỗ lực phối hợp với chính quyền Cambodia kiểm chứng thông tin.
Trong buổi họp báo ngày 27/06/2023, trả lời truyền thông trong nước về thông tin ba luật sư đang bị truy tìm trong toàn quốc hiện đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ từ nhiều ngày trước, người đại diện công an tỉnh Long An hoàn toàn bác bỏ và cho rằng đấy chỉ là thông tin vô căn cứ trên mạng xã hội.
Đồng thời, những hình ảnh kèm theo thông tin ấy đã cắt ghép từ những hình ảnh cũ mà thôi.
Bình luận trước quan điểm trình bày trên của Công an tỉnh Long An, luật sư Đặng Đình Mạnh, “đối tượng” đang bị truy tìm cho biết :
Trong suốt quá trình dài làm việc với Công an tỉnh Long An cho đến nay, lần đầu tiên, ông hoàn toàn nhất trí, đồng tình với cách đánh giá sự việc của Công an tỉnh Long An. Rằng không thể căn cứ vào những thông tin trên mạng xã hội để làm cơ sở xác định, kết luận sự việc.
Không chỉ biểu lộ sự đồng tình và hoan nghênh. Ông còn kiến nghị Công an tỉnh Long An đình chỉ điều tra theo tin báo tội phạm của Bộ Công An. Vì lẽ, toàn bộ cơ sở để Bộ Công An giao cho Công an tỉnh Long An điều tra các luật sư theo tội danh điều 331 Bộ luật Hình sự cũng đều thu thập từ trên mạng xã hội. Rất có thể chúng (bài viết, clip, hình ảnh…) đã bị cắt ghép, tương tự như việc cắt ghép hình ảnh các luật sư đến Hoa Kỳ.
Kiến nghị này, theo ông, bảo đảm sự đánh giá sự việc một cách nhất quán, không theo tiêu chuẩn kép, rằng : Để bảo vệ quan điểm của mình thì bác bỏ thông tin trên mạng xã hội; Để kết tội một công dân thì lại căn cứ mạng xã hội. Không chỉ thế, ông còn cho rằng chúng phù hợp với các nguyên tắc tố tụng hình sự về “Suy đoán vô tội” và “Có lợi” cho người bị điều tra hình sự.
ĐẶNG ĐÌNH MẠNH 28.06.2023
2 án kịch khung cho lính Phạm Bình Minh, với chiêu thức này ông Tổng có dọa được đồng chí?
28/6/2023
Việt Nam là quốc gia còn duy trì án tử hình, trong khi đó, thế giới văn minh đã dần xóa bỏ án tử hình, và thay vào đó là án chung thân không ân xá. Chuyện xóa án tử hình là đề tài tranh cãi từ nhiều năm qua, trong đó, những luật sư có tư tưởng tiến bộ đều ủng hộ việc bỏ án tử hình. Lý do là họ cho rằng, bỏ án tử hình vừa nhân đạo vừa để không giết oan người vô tội, nếu bị kết án nhầm. Giả sử như vụ Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén, nếu 2 ông không được giải oan trước khi thi hành án, thì hai ông này không có cơ hội được minh oan.
Vụ chuyến bay giải cứu bị đề nghị 2 án kịch khung
Về bản chất thì Đảng Cộng sản không văn minh như các nước dân chủ. Từ khi nắm quyền cai trị đất nước, họ không bao giờ lấy lòng dân. Họ theo đường lối “bạo lực Cách mạng”, tức là, họ dùng những biện pháp man rợ nhất để đe dọa người dân, và cho đến nay, họ vẫn hành xử như vậy. Nếu bỏ án tử hình, thì Đảng Cộng sản không còn công cụ đáng sợ để răn đe, nên rất khó để họ có thể chấp nhận bỏ án tử hình.
Vụ án chuyến bay giải cứu sắp kết thúc điều tra và đưa ra tòa xét xử, có đến 54 bị cáo sắp phải hầu tòa vì các tội “Đưa hối lộ, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong số này, có đề nghị 2 án tử hình dành cho bị can Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, và bị can Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng.
Đây được xem là mức án rất nặng đối với 2 ông này. Tuy nhiên, mức án này có răn đe được những quan chức tham lam khác, khiến họ phải chùn tay hay không, lại là chuyện khác.
Thực ra, với mức án đề nghị cao thế này, không ai tin, hai người này sẽ bị tuyên với mức như vậy. Không rõ vụ án này có thể chạy chọt được hay không, nếu có thể chạy được, thì cách kêu án kịch khung như thế này là để những kẻ trong hệ thống tư pháp mua bán công lý dưới gầm bàn, với những món tiền khủng. Với những quan chức quen thói tham ô thì họ cũng thừa biết đường để chạy. Tuy nhiên, nếu là án bỏ túi, lệnh được ban từ bên trên xuống, thì lúc đó, bộ máy tư pháp không thể buôn bán gì được.
Bây giờ chỉ chờ xem phiên tòa diễn ra thế nào?
Nếu không kêu án kịch khung, mà chỉ tuyên án có thời hạn, thì đấy có thể là dấu hiệu của việc mua bán công lý dưới gầm bàn. Không mấy ai tin tòa có thể tuyên án kịch khung cho 2 bị cáo này. Tuy nhiên, đấy chỉ là dự đoán, thực tế thế nào thì đợi phiên tòa diễn ra sẽ rõ.
Nếu nhìn vào 2 người bị đề nghị án kịch khung, thì rõ ràng, những người này đều liên quan đến ông cựu Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. Ông Tô Anh Dũng từng là cấp phó cho ông Phạm Mình Minh khi ông này còn nắm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, còn Nguyễn Quang Linh là Trợ lý cho ông Phạm Bình Minh. Nếu không có cái gật đầu của ông Phạm Bình Minh, thì liệu hai ông kia có dám qua mặt cấp trên của mình hay không? Vậy mà, ông Phạm Bình Minh chỉ bị cách chức, còn cấp dưới bị án kịch khung.
Chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa làm triệt để, bởi hầu hết những việc xấu có thể để lại hậu quả, thì cấp trưởng thường né, và đẩy cho cấp phó làm thay. Nếu ông Trọng không có cách triệt những người lảng tránh trách nhiệm, thì sẽ không có khả năng dập tắt được tham nhũng, mà ngược lại, nó vẫn bùng lên như không có bất kỳ chiến dịch dập tắt nào cả.
Thực tế, người ta không biết liệu ông Nguyễn Phú Trọng dựng lò với ý đồ rửa bẩn cho Đảng, hay dựng lò chỉ là để triệt phe cánh? Nếu nói cách làm như thế mà hy vọng Đảng trong sạch, thì là hy vọng ảo tưởng. Bởi cách làm nhẹ tay cho quan lớn, nhưng lại nặng tay với quan nhỏ, thì không bao giờ khiến bọn quan to tham lam chùn bước. Bởi họ biết, nếu họ đánh trách nhiệm xuống cho cấp dưới, thì họ có thể thoát tội dễ dàng. Chống tham nhũng, trước hết phải triệt được kẻ trên cao, mới có thể hy vọng thành công.
Posted in CSVN, Dân chủ, Đảng CSVN, độc tài, Dối trá, Lịch sử, Mỹ - Việt, Tham nhũng, Tin tức Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam Thời Báo | Comments Off on Chuyện Việt Nam Thứ Tư 28/06/2023: *Sinh viên đi lao động hơn lên đại học *Hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ *Tướng, tá Cảnh sát Biển: tham nhũng vì ‘kẹt tiền’ *Nữ thủy thủ gốc Việt trên USS Ronald Reagan *TQ muốn hợp tác quân sự chặt chẽ với VN *Đốt lò để triệt phe cánh? *Công an truy tìm Luật sư nhân quyền?
Một phần trang công báo Bulletin Officiel de la Cochinchine Française, số thứ tự 189 năm 1869, đăng Quyết định cử ông Trương Vĩnh Ký phụ trách ban biên tập Gia Định Báo. Ảnh: Phan Đăng Thanh.
Lễ tưởng niệm năm thứ 93 Ngày Tang Yên Báy do Thành Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Vùng Hoa Thịnh Đốn tổ chức trang trọng vào ngày thứ bảy 17 tháng 6 năm 2023 tại Phòng Đọc Sách Cô Giang, thành phố Falls Church, Virginia với sự hiên diện của các Đại Diện Cộng Đồng, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Hội Đoàn Quốc Gia, Cơ Quan Truyền Thông-Báo Chí và Gia Đình Việt Quốc.
Tài liệu về nền giáo dụcmiền Nam hiện nay đã trở nên ngày càng khó kiếm,thậm chí, hầu như không thể kiếmđược bao nhiêu trong những thư viện lớntrên toàn quốc. Hơn nữa, nói về nền giáo dụccủa một chế độ chính trị đã cáo chungđúng 40 năm, mà ngày nay không còn mấy người làmchứng, thì làm thế nào đảm bảo tính trungthực để tin được hoàn toàn cũng khôngphải chuyện dễ. Vì vậy, ở bài này cũngnhư ở bài tiếp sau về “Chương trình và sáchgiáo khoa” của cùng tác giả, chúng tôi xin lựa chọn phương pháp thểhiện nội dung các bài viết bằng cách chủyếu trích dẫn trực tiếp ý kiến củamột số nhà hoạt động giáo dục tiêubiểu thời trước, coi họ như ngườichứng cho từng vấn đề liên quan, nhưngđược bố cục/ hệ thống lại chodễ theo dõi, thay vì diễn dịch/ tổng hợplại từ những ý kiến đó của họ.Thỉnh thoảng chúng tôi có cho xen vào một số ítỏi lời đánh giá, bình luận theo sự nhậnthức của riêng mình, mà chúng tôi nghĩ là cầnthiết để dẫn dắt câu chuyện. Chúng tôitự nghĩ cách làm như vậy tuy không đượccông phu cho lắm nhưng vừa đảm bảo tính kháchquan, vừa duy trì được nguồn tài liệu “gốc”để tiện việc tham khảo, khi ai cần vẫncó thể trích dẫn lại được, vì các nguồntài liệu loại này đã ngày càng trở nên quý hiếm vàkhó tìm.
Tác giả Hoàng Tuấn Phổ (1934-2021) là nhà nghiên cứu với các tác phẩm và công trình nghiên cứu “Núi rồng sông Mã”, “Chúa Trịnh”, “Thanh Hóa nghìn xưa lưu dấu”, “Vua Lê Đại Hành”, “Bà chúa Liễu”… Ông là nhân chứng của một giai đoạn miền Bắc sống trong không khí nghẹt thở với những cuộc đấu tố và cải cách ruộng đất kinh hoàng. Trong suốt nhiều thập niên, ông và gia đình bị quy chụp là thành phần phản động, “ba đời chống đảng”, và bị trù dập tàn bạo.
Anh Tưởng Năng Tiến kể chuyện về một ít người “sống với lý tưởng của mình” giữa lòng một chế độ được đặt nền móng và duy trì bởi cường quyền, bạo lực, cùng dối trá. Số công dân lựa chọn một cung cách sống với tinh thần trách nhiệm mỗi lúc một thêm đông. [1]
Dân mình ai cũng biết ông Trọng nổi tiếng “chống” tham nhũng trong chiến dịch “đốt lò” từ năm 2013, một phần sao chép từ chuyện chống tham nhũng của Tập Cận Bình bên Tàu. Để làm cho có vẻ nguyên bản, ông Trọng có viết sách về “chống” tham nhũng. Thành tích trong thời gian gần đây của ổng thì tùm lum lắm.
30 thángTư. Đã đến lúc đặt câu hỏi nhức nhối: tại sa, 47 năm sau, vẫn chưa có thay đổi tại Việt Nam ? Tại sao thế giới đã biến đổi không ngừng, với một vận tốc chóng mặt, nhưng VN vẫn ù lì dẫm chân một chỗ, vẫn còn là một trong những nước hiếm hoi bám chặt, như đười ươi giữ ống, một chủ nghĩa đã bị nhân loại chối bỏ ?
1001 LÝ DO
Người ta đã nêu rất nhiều lý do, nhưng những lý do đưa ra có thực sự giải thích hiện tượng đáng buồn là chế độ Cộng Sản vẫn đứng vững ở VN ?
“Ông mày ngồi trên mình ngựa mà lấy được thiên hạ, cần gì Kinh Thi với Kinh Thư?”
Lục Giả giảng giải cho Lưu Bang: “Nhà vua ngồi trên mình ngựa lấy được thiên hạ, nhưng có thể ngồi trên lưng ngựa mà cai trị thiên hạ không?… (Sử Ký Tư Mã Thiên).
Lời giảng giải chí tình, hợp lý trên của cổ nhân chỉ ra Đại Thắng 30/4/1975, Cộng sản chiếm đoạt miền Nam là đại họa, là sự kiện xấu xa bậc nhất trong lịch sử nước Việt Nam.