VOA: Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11 tháng 5 tại thủ đô Hoa Kỳ

Friday, May 12th, 2023

Lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5 thường niên vừa diễn ra tại Tòa nhà Văn phòng Hạ viện Cannon thuộc khu phức hợp Capitol tại trung tâm thủ đô Hoa Kỳ, quy tụ các dân biểu liên bang, tiểu bang và đại diện cộng đồng người Việt và các hội đoàn khác nhau… VOA Tiếng Việt

Cái hại to lớn nhất trong di sản của nó là gì?

Monday, May 8th, 2023

Ts. Phạm Đình Bá

08/5/2023

Nó ở đây là Hồ Chí Minh, như trong bài trước đã gợi ý là “Đừng gọi nó là bác”. [1]

(more…)

Trường Trung học phổ thông và tổng hợp ở Sài Gòn Chợ Lớn và Gia định trước năm 1975

Friday, May 5th, 2023

Phần bổ túc – Phụ trang 104

May 3, 2023 by Lê Thy 

A- Bổ túc Lời Mở Đầu

Theo tài liệu [1] : 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 05/05/2023: *Mỹ đang là gì ở Việt Nam? *Việt Nam chạy theo sau Bangladesh. *Bốn ngân hàng thương mại bị chuyển giao. *Bà Nguyễn Phương Hằng và sẽ ra toà. *Nhà đầu tư nước ngoài rời Việt Nam

Friday, May 5th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Mỹ đang là gì ở Việt Nam?

Chương trình Việt Nam của Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP)

Gần 50 năm kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc và hơn một phần tư thế kỷ kể từ khi bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam, Việt Nam đang dần trỗi dậy như một cường quốc mới nổi ở trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và là đối tác ngày càng quan trọng của Hoa Kỳ. Từng là một trong những quốc gia nghèo nhất và cô lập nhất thế giới, Việt Nam hiện là một nước có thu nhập trung bình với dân số trẻ, năng động và một tương lai đầy hứa hẹn

https://drive.google.com/file/d/1qykaWt_qJCuQNywoAgtBFyhATsuW01FU/view?usp=share_link

Chuyện không nhỏ 

Chính quyền, Ban tổ chức Si gêm (SEA Games), thậm chí chính thủ tướng Hunsen của Campuchia hôm qua ra thông báo cấm cổ động viên Việt Nam đem ảnh “bác Hồ” vào trong sân vận động. Họ chỉ cấm mà không nói rõ lý do. Không nói ra nhưng ai cũng biết căn nguyên.

Này, có nhẽ từ chuyện Campuchia cấm đem ảnh idol vào sân chơi thể thao để nhảy nhót hò hét ủng hộ, xứ An Nam cũng cần coi lại cái cách dung túng những trò tuyên truyền dở hơi lâu nay.

Trước hết, nó không hợp, sân bóng không phải là chỗ biểu dương lãnh tụ. Sau nữa, trong thế giới văn minh văn hóa, nó có vẻ thô lậu, nhố nhăng, chả giống ai, cứ kiểu một mình một chợ, anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta. Sau nữa, đừng để thiên hạ người ta chê cười, mà lệnh cấm vỗ mặt như Campuchia vừa ban hành là biểu hiện dứt khoát của sự chê cười ấy.

Ngay trên đất mình còn chả nên thế, huống hồ cứ cái thói “đem ảnh đi đấm nước người”. Rồi lại còn hát “như có bác trong ngày vui đại thắng” nữa.

Còn cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió thì được, OK, chẳng ai cấm, bởi cờ là biểu tượng của quốc gia, chứ không phải ảnh. Ảnh chỉ là thói sùng bái cá nhân, mà thói này thì nhân loại nói chung, nhất là thế giới văn minh, rất ghét.

Lạ kỳ cho thể chế một quốc gia, cứ để cho thiên hạ “dạy” từng bài học ứng xử, đối nhân xử thế nho nhỏ, mà “thầy” lại là “thằng em dại” Campuchia mới đau.

Tôi khuyên các vị lãnh đạo xứ này từ giờ nên bớt ngạo nghễ, tự sướng, ảo tưởng, lừa dối… đi. Hãy sống cho tử tế và thực chất. Vẫn biết rằng đối với các vị, làm được điều đơn giản như thế là cực khó bởi mấy thứ “phẩm chất” kia ngấm vào trong máu rồi, nhưng không làm thì xê ra cho người khác làm. Tôi nói thật.

Nguyễn Thông 


Việt Nam “hụt hơi” trước Bangladesh trong cuộc đua gia công

04/5/2023

Một xưởng may tại tỉnh Bắc Giang 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Trong khi ngành công nghiệp gia công của Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu việc làm, công nhân mất việc hàng loạt, thì Bangladesh vẫn “làm không ngơi tay”.

Đơn hàng chạy sang Bangladesh

Theo Tổng cục thống kê, trong ba tháng đầu năm nay, Việt Nam có 149 ngàn lao động, tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Giang đã mất việc do doanh nghiệp bị cắt đơn hàng.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu hôm 1/5 : “Chưa bao giờ trong suốt mấy chục năm qua, ngành may mặc xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn và chịu áp lực lớn như bây giờ. Hai tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tiếp tục giảm 20%. Hiện giờ đơn hàng đặt cho tháng 6 và tháng 7 vẫn chưa có”.

Một số chuyên gia kinh tế từng nhận định với RFA rằng, tình trạng thiếu đơn hàng ở Việt Nam là do tình trạng khó khăn kinh tế chung trên toàn cấu khiến nhu cầu và sức mua ở các thị trường như Mỹ hay Châu Âu sụt giảm.

Tuy nhiên, nhìn sang đối thủ cạnh tranh của Việt Nam là Bangladesh thì họ vẫn nhận được nhiều đơn hàng trong thời điểm này. Thậm chí, mạng báo The Business Standard có một bài viết hồi tháng 7/2022, nhận định rằng trong ngành công nghiệp thời trang, dự báo trong hai năm tới, Bangladesh sẽ nhận nhiều đơn hàng hơn cả Trung Quốc và Việt Nam.

Mạng báo này dẫn Báo cáo do Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Hoa Kỳ (USFIA) công bố, có khoảng 55% giám đốc điều hành ngành may mặc Hoa Kỳ có kế hoạch tìm nguồn cung ứng từ Bangladesh nhiều hơn từ Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Campuchia và các đối thủ cạnh tranh khác trong hai năm tới.

Giảm năng lực cạnh tranh

Lý giải cho thực trạng này, tiến sỹ kinh tế Nguyễn Huy Vũ cho biết thứ nhất là do chi phí trả cho nhân công ở Bangladesh hiện nay thấp hơn nhiều so với Việt Nam:

“Chi phí sản xuất ở Bangladesh thấp hơn Việt Nam, tiền nhân công ở Bangladesh thấp hơn Việt Nam khoảng 50%. Các ngành sản xuất hàng may mặc gia dụng đòi hỏi chủ yếu là chi phí cho nhân công, cho nên giá nhân công thấp thì giá thành sản xuất ở Bangladesh thấp hơn Việt Nam.”

Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4,09 ngàn USD, trong khi Bangladesh chỉ đạt khoảng 2,73 ngàn USD.

Thứ hai, theo ông Huy Vũ, Bangladesh có lợi thế về nguồn nguyên liệu thô tại chỗ, do đó giảm được chi phí vận chuyển và minh bạch về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu sản xuất:

“Ở một số nước thì vấn đề nhân quyền bắt đầu tăng lên, họ muốn là xem nguồn gốc sợi vải ở đâu, nhân công sản xuất ra hàng hóa có bị bóc lột lao động nô lệ nhưng ở Tân Cương Trung Quốc hay không. Những nhóm nhân quyền lên tiếng rất nhiều cho nên những nhà sản xuất hàng hóa, chủ yếu là hàng may mặc, rất là nhạy cảm với nhu cầu của khách hàng.

Cho nên họ tìm kiếm tới những nơi mà xem xét thấy được nguồn gốc của hàng hóa và họ nhìn thấy Bangladesh có nguồn hàng nguyên liệu rồi chuyển gia công thành phẩm và họ kiểm soát hết được dây chuyền đó.”

Thứ ba là Việt Nam đang dần mất đi năng lực cạnh tranh khi mức lương  trung bình của Việt Nam bắt đầu tăng lên. Trong khi đó, theo tiến sỹ Huy Vũ, Mỹ lại ở cách rất xa Việt Nam cho nên các doanh nghiệp của Mỹ hiện nay có xu hướng chuyển các cơ sở sản xuất của mình đến những vùng gần hơn ở Nam Mỹ. Chi phí nhân công ở đó cao hơn Việt Nam không bao nhiêu nhưng họ tiết kiệm được tiền vận chuyển từ Mỹ qua Việt Nam.

Thiếu đầu tư công nghệ xanh

Các công nhân trong một xưởng may tại Dhaka, Bangladesh năm 2020. Ảnh: Reuters 

Ông Đình Đệ, chủ một doanh nghiệp ở TPHCM cho biết, nguyên nhân khác khiến nhiều nhà đầu tư quay lưng với thị trường Việt Nam là bởi Chính phủ Việt Nam thiếu sót trong việc đầu tư vào công nghệ xanh, sạch:

“Phải đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng có thể tái tạo chứ cứ sử dụng năng lượng hóa thạch thì các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới họ sẽ quay lưng thì Việt Nam mình khi đó sẽ mất đi đơn hàng.” 

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định trên Tạp chí Thương gia rằng hiện nay, xu thế thế giới là cắt giảm tối đa lượng phát thải, chuyển đổi sản xuất xanh để tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường hay mô hình kinh tế tuần hoàn.

Ông thừa nhận rằng các doanh nghiệp Bangladesh, từ rất sớm, đã chuyển đổi ngành dệt may theo “tiêu chuẩn xanh” nên hiện là nơi được các thương hiệu ưu tiên lựa chọn để đặt hàng.

Bangladesh đã nhìn thấy và hướng tới sự phát triển bền vững bằng cách thực hiện xanh hoá quy trình sản xuất. Từ năm 2008, Hội đồng Công trình Xanh Bangladesh được thành lập, với mục tiêu là làm cho đất nước trở nên “xanh hơn”, theo một bài báo được phát hành trên The Business Standard hồi tháng 9/2022.

Trong thập kỷ qua, có 122 tòa nhà được chứng nhận LEED ở quốc gia này. Tiêu chuẩn LEED là bộ tiêu chuẩn được ban hành bởi Hội đồng công trình xanh tại Mỹ, là bộ tiêu chuẩn quốc tế tiên phong và phổ biến nhất về vấn đề xây dựng các công trình để tiết kiệm năng lượng.

Ông Đình Đệ bày tỏ sự tiếc nuối khi Chính phủ Việt Nam đã không hành động nhanh chóng để bắt kịp xu hướng toàn cầu:

“Tôi nghĩ là Chính phủ mình đã phải thấy vấn đề này từ lâu rồi, cũng không hiểu sao tới giờ này mà vẫn đầu tư cho các nhà máy nhiệt điện, than dầu…”

Vấn đề khác cũng quan trọng để kéo đơn hàng quay trở lại, theo ông Đệ là Việt Nam phải đáp ứng được các chế độ phúc lợi và phải có công đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ông nói:

“Hoặc các vấn đề đạo đức, ví dụ như người công nhân phải được hưởng lương bao nhiêu, rồi chế độ nghỉ ngơi sinh nở của phụ nữ như thế nào, và vấn đề về công đoàn tự do nữa… Đó là những điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư vào Việt Nam.”

Theo tiến sỹ Huy Vũ, hiện nay, Việt Nam đã không còn cạnh tranh được với Bangladesh về chi phí nhân công. Vì vậy, Việt Nam buộc phải tiến lên bằng cách nâng cao kỹ năng sản xuất, tiếp cận với những thị trường ngách, thị trường đòi hỏi giá trị gia tăng cao, kỹ năng tay nghề người lao động cũng cao hơn:

“Điều đó buộc chính quyền phải đầu tư nhiều hơn nữa về giáo dục, kinh tế và cơ sở hạ tầng để kích thích mở ra các ngành khác để doanh nghiệp chuyển hướng sang lĩnh vực khác sản xuất. Nếu không thì Việt Nam sẽ bị kẹt trong cái bẫy thu nhập trung bình.”


Bốn ngân hàng thương mại yếu kém của Việt Nam sẽ bị chuyển giao bắt buộc

04/5/2023

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước ở Hà Nội 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Bốn ngân hàng thương mại bị cho là có hoạt động yếu kém sẽ bị chuyển giao bắt buộc cho các ngân hàng khác để tái cơ cấu.

Theo một báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Uỷ ban Kinh tế Quốc hội trước kỳ họp thứ năm khai mạc vào ngày 22/5 tới được truyền thông Nhà nước trích dẫn, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương xử lý bốn ngân hàng yếu kém gồm: DongA Bank, Vietnam Construction Bank, Ocean Bank và Global Petro Bank.

Ba ngân hàng bị mua bắt buộc gồm: CBBank, OceanBank, GPBank.

Các ngân hàng được cho là sẽ tiếp nhận chuyển giao một trong bốn ngân hàng nói trên gồm Vietcombank, MB, VPBank, và HDBank.

Báo Nhà nước dẫn lời ông Phạm Quang Dũng – Chủ tịch HĐQT Vietcombank – cho biếtVietcombank đánh giá thời gian xử lý ngân hàng được tiếp nhận sẽ không quá 8 – 10 năm, để biến những tổ chức này thành các tổ chức tín dụng lành mạnh và hoạt động bình thường.

Phó Tổng giám đốc thường trực MB – ông Phạm Như Ánh được báo trong nước dẫn lời nói rằng Ban điều hành đang thực hiện thủ tục định giá ngân hàng chuyển giao bắt buộc.

“Thời gian định giá 11 tháng từ tháng 3/2023 và dự kiến cuối năm nay hoặc đầu năm 2024 thì việc định giá mới xong và MB mới có thể nhận chuyển giao bắt buộc được”– ông Ánh cho biết.

Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng nói với báo Nhà nước VPBank đang trong quá trình nghiên cứu, đề xuất cơ quan chức năng. Tại dự thảo đề án, trong bốn ngân hàng tham gia thì có hai ngân hàng được nới room ngoại lên 49% nhưng việc này còn phụ thuộc vào quá trình phê duyệt.

Ngân hàng HDBank đã trình Đại hội đồng cổ đông phương án góp không quá 9.000 tỷ đồng cho ngân hàng chuyển giao bắt buộc. Ngân hàng yếu kém sẽ hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do HDBank là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ, là pháp nhân độc lập với HDBank.


Bà Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm chuẩn bị hầu toà

RFA
04/5/2023

Vụ Youtuber Nguyễn Phương Hằng sắp bị đưa ra xét xử 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngVOV-RFA edited 

Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đang lên kế hoạch đưa vụ án Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm ra xét xử.  

Ngày 4/5, truyền thông cho hay Toà án nhân dân TP.HCM đã thụ lý hồ sơ vụ án Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” từ Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Theo đó, vụ án sẽ sớm được đưa ra xét xử.  

Theo hồ sơ của VKS, trong vụ án này, các bị can bị truy tố gồm: Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam); Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam), Đặng Anh Quân (giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM).  

Cơ quan điều tra xác định bà Hằng đóng vai trò chủ mưu, cầm đầu trong vụ án này; những người còn lại với vai trò giúp sức. Riêng ông Đặng Anh Quân được nhận định, giúp sức tích cực cho bà Nguyễn Phương Hằng thực hiện hành vi phạm tội liên tục, nhiều lần trong thời gian dài, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm phức tạp tình hình trên không gian mạng, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự an toàn xã hội.  

Theo cáo trạng, từ khoảng tháng 3/2021, thông qua các tài khoản mạng xã hội, bị can Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp về chuyện bí mật đời tư của nhiều cá nhân không đúng sự thật hoặc chưa được kiểm chứng. Trong số đó có ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Ðặng Thị Hàn Ni (cựu nhà báo – luật sư, thạc sĩ luật Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM), bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà… Trong quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng khai nhận các thông tin đã phát ngôn về các cá nhân trên là do đọc trên mạng Internet, báo chí và nằm mơ, chưa được kiểm chứng và không có căn cứ.  

Đại diện cơ quan điều tra Công an TPHCM cho biết đối với các cá nhân sử dụng kênh YouTube để chia sẻ thông tin liên quan đến bà Hằng nhằm mục đích “câu like”, tăng thu nhập, hiện Công an TP.HCM và các đơn vị chức năng liên quan đang xác minh, làm rõ để xử lý.


Văn Bút Hoa Kỳ xếp Việt Nam nhóm bắt bớ người viết nhiều nhất thế giới 

VOA Tiếng Việt 

PEN America xếp Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia đáng quan ngại nhất trên thế giới về việc đàn áp các tác giả, nhà báo, với 16 người đang bị chính quyền giam cầm và 27 người đang đối mặt với nguy hiểm. 

Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) vừa xếp Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia đáng quan ngại nhất trên thế giới về việc đàn áp các tác giả, nhà báo, với 16 người đang bị chính quyền giam cầm và 27 người đang đối mặt với nguy hiểm, chỉ sau Trung Quốc, Iran, và Ả Rập Xê Út.

Bảng xếp hạng “Tự do Sáng tác 2022” công bố vào cuối tháng 4/2023 kèm theo báo cáo về phần Việt Nam của Văn Bút Hoa Kỳ viết: “Chính phủ Việt Nam tiếp tục bắt giữ và bỏ tù người viết vì đã đưa ra những phát biểu chỉ trích chính phủ Việt Nam, hành vi này bị coi là “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015”.

“Số lượng người viết bị giam giữ tại Việt Nam trong năm 2022 là 16 người. Tương quan với việc chính phủ tăng cường truy cập vào dữ liệu nền tảng, dường như đã có sự gia tăng các vụ bắt giữ và bỏ tù các nhà bình luận trực tuyến tại Việt Nam. Gần như tất cả những người viết bị cầm tù ở Việt Nam—15 trong số 16 người—đều là nhà bình luận trên mạng”, Văn Bút Mỹ cho biết.

Tổ chức này nêu các trường hợp của ông Bùi Văn Thuận, Trần Hoàng Huấn, Lê Mạnh Hà bị phạt tù dài hạn trong năm 2022 hay trường hợp của ông Nguyễn Lân Thắng trong năm nay với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự. Tổ chức này cũng nêu trường hợp của nhà báo Lê Anh Hùng và Phạm Đoan Trang.

“Chính phủ Việt Nam kiểm soát hiệu quả tất cả các phương tiện truyền thông truyền thống, bao gồm báo chí, truyền hình, đài phát thanh và các ấn phẩm khác. Chính quyền Việt Nam giám sát các không gian trực tuyến để kiểm duyệt và giám sát nội dung trực tuyến” tổ chức này cho biết thêm.

Văn Bút Mỹ cũng ghi nhận việc chính phủ Việt Nam gia tăng áp lực lên các nền tảng công nghệ, yêu cầu nhanh chóng xóa nội dung cụ thể hoặc quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của người dùng trực tuyến. “Tại Việt Nam, chính phủ yêu cầu các nền tảng gỡ bỏ nội dung “tin giả” trong vòng 24 giờ, đồng thời những tiếng nói bất đồng chính kiến bị quấy rối và báo cáo sai sự thật bởi các lực lượng dân quân kỹ thuật số ủng hộ chính phủ”.

Pen America, tổ chức có trụ sở tại New York với hơn 100 năm thâm niên, tập hợp hơn 7,500 tác giả, nhà báo, cũng lên án Lực lượng 47, một nhóm do Tổng cục Chính trị Quân đội Việt Nam lãnh đạo, được thành lập theo một chỉ thị cùng tên vào năm 2016, hậu thuẫn quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam trên mạng xã hội.

Lực lượng 47 được giao nhiệm vụ chống lại sự chỉ trích chính phủ trên các nền tảng MXH, chủ yếu là Facebook và YouTube, và có bằng chứng cho thấy Lực lượng 47 “đã mở rộng đáng kể trong những năm qua” với sự ra đời của lữ đoàn dân sự E47.

Văn Bút Mỹ cho biết Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người dù đã sống lưu vong ở Mỹ, nhưng vẫn bị chính quyền nhắm mục tiêu vì bị “báo cáo” hàng loạt trên trang Facebook và kênh YouTube của bà, và bà nghi ngờ “các phóng viên” thuộc Lực lượng 47 là người ra tay.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA về bảng xếp hạng này.

Bà Trịnh Thị Nhung, vợ của ông Bùi Văn Thuận, nói với VOA về bản án 8 năm tù đối với chồng bà và nguy cơ bị kết tội theo Điều 117 đối với những người viết trên mạng.

“Khi thấy tòa án kết án anh Bùi Văn Thuận với mức án cao như vậy thì tôi rất phẫn nộ”.

“Tôi nghĩ rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của điều luật này. Những người muốn bày tỏ ý kiến trái chiều đều hoàn toàn có thể sẽ bị kết tội”.

“Tòa án Việt Nam ủng hộ xu hướng phạt tù dài hạn bất chấp sự lên án từ Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền”, PEN America viết.

Văn Bút Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam hủy bỏ Điều 117 của BLHS, điều khoản được dùng để hình sự hóa các cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, đồng thời kêu gọi các nhà lập pháp Hoa Kỳ tái giới thiệu và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam, và yêu cầu Chính phủ Việt Nam tuân thủ các quyên tắc nhân quyền và tự do ngôn luận như một yếu tố nền tảng của mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Trong bảng xếp hạng 2022 của Văn Bút Mỹ, ngoài Việt Nam, hai nước Belarus và Myanmar cũng có 16 người viết bị giam cầm, đồng hạng 4 trên thế giới.

Hôm 3/5, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) xếp Việt Nam vào gần cuối bảng về tự do báo chí 2023, đứng thứ 178/180 quốc gia, chỉ trên Trung Quốc và Triều Tiên.

https://www.voatiengviet.com


VNTB – Nhà đầu tư nước ngoài rời Việt Nam

29.04.2023 5:26

VNTB – Nhà đầu tư nước ngoài rời Việt Nam

Hàn Lam

(VNTB) – Những ngày cuối của tháng tư này, hai nhà đầu tư nước ngoài trong ngành thương mại dịch vụ công bố… rời Việt Nam.

Hệ lụy của tụng ca?

Trước làn sóng dịch chuyển của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sau đại dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ – khi ấy là ông Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt về thu hút FDI và giao các cơ quan chức năng xây dựng ngay đề án thu hút dòng vốn quan trọng này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu trong quá trình phục hồi phát triển kinh tế sau dịch, các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nước phải đặt mục tiêu thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn, trở thành những điểm thu hút đầu tư, đón đầu dòng dịch chuyển vốn đầu tư khu vực và toàn cầu, biến thách thức thành cơ hội.

Thời điểm đó, ông Nguyễn Xuân Phúc đã cùng hòa nhịp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những phát biểu đầy phấn khích kiểu ‘Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam’. Theo đó, Thủ tướng Phúc từng hô hào rằng sau hơn 30 năm mở cửa, hội nhập và cải cách môi trường kinh doanh, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước…

Báo chí Việt Nam khi đó đã dẫn nguồn từ báo chí nước ngoài để ‘bè theo’ cho thấy sự hồ hởi là không khí tràn ngập trong khúc tụng ca ở nền chính trị của Việt Nam dưới nhiệm kỳ liên tiếp thứ ba của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo đó, báo chí Việt Nam dẫn nguồn từ Nikkei Asia và cho rằng năm 2021, nền kinh tế các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng mạnh trở lại như giai đoạn chưa xảy ra đại dịch Covid-19.

Việt Nam tiếp tục được dự báo sẽ dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á. Năm 2020, dù phải thực hiện mục tiêu kép: vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng 2,9%, nhờ thành công trong phòng chống dịch bệnh cũng như xuất khẩu mạnh mẽ sản phẩm điện tử và các mặc hàng tiêu dùng, tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu tăng trưởng 6,5%…

Tin tức tường thuật trên báo chí phủ gam hồng đối với các cuộc gặp gỡ về vấn đề đầu tư phát triển, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động với lãnh đạo các tỉnh, thành phố. Khi đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc luôn nhấn mạnh đến hình ảnh một môi trường Việt Nam mở cửa, kinh doanh năng động và thông thoáng để lôi kéo thật nhiều “đại bàng” (doanh nghiệp lớn) về làm tổ.

Vì sao họ rời Việt Nam?

Củng cố thêm niềm tin trên, hồi hạ tuần tháng 3-2023, một phái đoàn gồm hơn 50 doanh nghiệp Mỹ đã đến Việt Nam, trong đó có các công ty quốc phòng, dược phẩm và công nghệ đã sang Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư và kinh doanh theo chương trình hàng năm do Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN tổ chức.

Thế nhưng rồi đến hạ tuần tháng 4-2023, trong không khí cả nước ‘ăn lễ’, thật bất ngờ khi báo chí đồng loạt đăng tin chủ chuỗi trung tâm thương mại Parkson Việt Nam nộp đơn phá sản; và khách sạn liên doanh đầu tiên giữa Việt Nam và Australia được khai trương vào năm 1991 tại trung tâm TP.HCM tuyên bố “khép lại hành trình phục vụ khách hàng”. Đây là một khách sạn thuộc Norfolk Group, tập đoàn quốc tế trong lĩnh vực đầu tư, phát triển và quản lý các dự án bất động sản ở Việt Nam và Australia, bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1990.

Không chỉ Norfolk mà nhiều khách sạn khác ở trung tâm TP.HCM cũng đóng cửa thời gian dài và ngừng hẳn hoạt động kinh doanh. Không ít khách sạn trên “đất vàng” như đường Bùi Viện, Đỗ Quang Đẩu, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng… đều treo bảng sang nhượng đã nhiều tháng, và dần xuống cấp theo thời gian.

Nếu như Norfolk có chặng đường làm ăn tại TP.HCM được 30 năm, thì chỉ sau 18 năm hoạt động, Parkson Việt Nam đã phải nộp đơn phá sản trước những khó khăn về môi trường kinh doanh.

Parkson Retail Asia (PRA), công ty con được niêm yết tại Singapore do Parkson Holding sở hữu 67,96%, cho biết tập đoàn Parkson sẽ rời khỏi Việt Nam sau 18 năm hoạt động do không đạt kết quả thuận lợi về thương mại. Công ty TNHH Parkson Việt Nam (PRA sở hữu 100% vốn) đã đệ đơn lên tòa án tại TP.HCM và bắt đầu thủ tục phá sản tự nguyện hôm 28-4-2023.

Theo giải thích của Chủ tịch điều hành PRA Tan Sri William Cheng, tập đoàn đánh giá và xác định việc duy trì hoạt động tại Việt Nam không khả thi về mặt thương mại. Do đó, hội đồng quản trị Parkson Việt Nam thống nhất việc nộp đơn phá sản mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty.

Trong năm tài chính 2022, các hoạt động tại Việt Nam ghi nhận khoản lỗ trước thuế 1,72 triệu USD trong khi cùng kỳ năm trước lãi trước thuế 10,27 triệu USD. Doanh thu công ty cũng giảm từ 7,57 triệu USD vào năm 2021 xuống còn 1,8 triệu USD vào năm ngoái…

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 04/05/2023: *VN phản đối Úc phát hành tiền xu có cờ VNCH. *Không có tự do báo chí đừng mơ tự do tôn giáo. *77.000 doanh nghiệp ‘nghỉ giải lao’ trong 4 tháng. *Pin mặt trời VN có thể bị Mỹ đánh thuế

Thursday, May 4th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Việt Nam phản đối Australia phát hành tiền xu có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa 

04/5/2023 

VOA Tiếng Việt 

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng (MOFA via Bao Quoc te) 

Việt Nam phản đối việc hai cơ quan thuộc Kho bạc và Bưu chính Australia phát hành tiền xu có in cờ Việt Nam Cộng hòa nhân dịp Canberra kỷ niệm 50 năm kết thúc tham chiến ở miền nam Việt Nam năm 1973.

Hôm 4/5, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Australia đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh “cờ vàng”, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại”.

(more…)

USCIRF đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách CPC (VOA)

Tuesday, May 2nd, 2023

02/5/2023 – VOA Tiếng Việt 

Các quan chức USCIRF họp báo trực tuyến công bố báo cáo 2023, ngày 1/5/2023. 

Hôm 1/5, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) tiếp tục kết luận và khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách Quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt (CPC) vì tình trạng vi phạm tự do tôn giáo “nghiêm trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn”.

(more…)

Tưởng Niệm 48 năm Quốc Hận 30 tháng tư đen tại Vùng Hoa Thịnh Đốn – Đào Hiếu Thảo tường thuật

Tuesday, May 2nd, 2023

By thoisu 02 , May 2, 2023 0 Comments

Đào Hiếu Thảo – Hình do chị Liên Phạm, anh Nguyễn Phúc và anh Nhất Hùng cung cấp

Các sinh hoạt tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng tư đen năm thứ 48 do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia phối hợp với Liên Hội cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vùng thủ đô Washington DC, Maryland và Virginia tổ chức từ ngày 23 đến ngày 30  tháng 4 năm 2023. 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 01 tháng 5 năm 2023 – Quê Hương tổng hợp

Monday, May 1st, 2023

WCS nói về nguy cơ lây lan dịch bệnh từ các virus trong phân dơi tại Việt Nam

BBC News – 01/5/2023

Nguồn hình ảnh, Peter Charlesworth

Chụp lại hình ảnh, 

Cầm dơi có sải cánh tới một mét tại một ngôi chùa ở Cần Thơ, Việt Nam

(more…)

KIẾN-NGHỊ CỦA HỘI-ĐỒNG LIÊN-TÔN VIỆT-NAM

Friday, April 28th, 2023

Kính gởi:

Ngài Bộ-trưởng Bộ Ngoại-giao Hoa-kỳ,

Ngài Tổng Lãnh sự và Đại-sứ Hoa-kỳ tại Việt-Nam

Chúng tôi là Đồng Chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam kính Kiến nghị lên Ngài Bộ-trưởng Bộ Ngoại-giao Hoa-kỳ,cùng Quý Ngài Tổng Lãnh sự Rustum Nyquist và Đại-sứ Hoa Kỳ tại Việt-Nam, kính mong quý Ngài quan tâm và can-thiệp mấy vấn đề cấp bách sau đây : 

(more…)

Ngoại trưởng Blinken đến Việt Nam: Bước tiếp theo để nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ?

Thursday, April 13th, 2023

13/4/2023 

Khánh An-VOA 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ thăm Việt Nam từ ngày 14-16/4/2023.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ thăm Việt Nam từ ngày 14-16/4/2023. 

Chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken tuần này thu hút sự chú ý của giới quan sát và công luận trong nước lẫn quốc tế khi nó diễn ra chỉ hai tuần sau cuộc điện đàm bất ngờ giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào ngày 29/3, giữa bối cảnh Biển Đông âm ỉ sóng ngầm vì những hoạt động khiêu khích của các tàu Trung Quốc.

(more…)

Nếu Việt Nam không có đảng Cộng sản – Trần Trung Đạo

Monday, April 10th, 2023

By thoisu 02 , April 10, 2023 0 Comments

10/04/2023 

Những nghĩa binh bị Pháp bắt trong vụ Hà Thành Đầu Độc 1908 và nhiều trong số đó đã bị chém đầu.

Không ít người đến nay vẫn lấy làm tiếc vì chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội khi không đoái hoài gì đến những lá thư của Hồ Chí Minh gởi TT Truman và Bộ Ngoại Giao Mỹ. Thật ra niềm hối tiếc này chỉ dựa vào những lá thư mà không tìm hiểu nguyên nhân tại sao TT Truman không trả lời.

(more…)

Chuyên án “thất bại” vì không bắt được người nhận hàng – VNTB

Tuesday, March 21st, 2023

21.03.2023 8:40

VNTB – Chuyên án “thất bại” vì không bắt được người nhận hàng

Hiếu Bá Linh 

Tờ Nhân Dân cho biết vụ bắt giữ 4 tiếp viên hàng không là kết quả của việc thực hiện chuyên án “triệt phá đường dây tiếp viên hàng không vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam”.

Trao đổi với Báo Thanh Niên, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng cũng khẳng định, không phải việc phát hiện, phá án dạng này là tình cờ.

(more…)

Tin Việt Nam ngày 20/3/2023: Doanh nghiệp Mỹ xâm nhập thị trường VN * Chuyện xảy ra với Vingroup? * Chuyện 4 tiếp viên hàng không

Monday, March 20th, 2023

VNTB – Kinh tế thị trường định hướng XHCN sắp bị doanh nghiệp Mỹ đe dọa

20.03.2023 12:36

VNTB – Kinh tế thị trường định hướng XHCN sắp bị doanh nghiệp Mỹ đe dọa

Hàn Lam

(VNTB) – Tuần này, từ 21-23/3, Việt Nam sẽ đón hơn 50 doanh nghiệp Mỹ thuộc nhiều lĩnh vực quốc phòng, dược phẩm, công nghệ… đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh.

Doanh nghiệp Mỹ muốn gì ở Việt Nam?

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 15 tháng 02 năm 2023: Đức hủy bỏ thăm Việt Nam – Khai thác than sẵn có, lỗ 3 tỷ Mỹ! – Hà Nội xóa bốn địa điểm bán dâm –

Wednesday, February 15th, 2023

Quê Hương tổng hợp

Tổng thống Đức cùng một đoàn doanh nghiệp bãi bỏ chuyến thăm Việt Nam

15/02/2023

VNTB – Tổng thống Đức cùng một đoàn doanh nghiệp bãi bỏ chuyến thăm Việt Nam

Thục-Quyên/VNTB

Campuchia  đã được đưa vào lịch trình của Tổng Thống Đức Steinmeier sau khi chuyến đi dự định tới Việt Nam bị hủy bỏ

Sau cuộc viếng thăm đầu tháng 11/2022 của Thái tử và Công nương Đan Mạch dẫn đầu hơn 30 doanh nghiệp đến Việt Nam với chủ đề “Chung tay kiến tạo tương lai xanh hơn’’, thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã nhanh chóng ghé thăm Hà Nội trên đường đi dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia, để nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Đức-Việt cũng như trình bày một kế hoạch hành động với các dự án chung quan trọng.  (1).

Hai cuộc viếng thăm từ Đan Mạch và Đức đánh dấu thời điểm bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Âu Châu với ASEAN: tăng cường sự có mặt và hợp tác thương mại của Âu Châu tại châu Á hầu nới lỏng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Tháng 12/2022, văn phòng Tổng thống Cộng Hoà Liên Bang Đức đã chính thức yêu cầu Ủy ban Châu Á-Thái Bình Dương các Doanh nghiệp Đức (Asien-Pazifik-Ausschuss APA) thăm dò và sửa soạn thành lập một phái đoàn doanh nghiệp gồm các đại diện công ty cỡ lớn và cỡ trung bình, đặc biệt những đại diện thuộc phái nữ, để tháp tùng Tổng thống Frank Steinmeier trong chuyến công du của ông tại Việt Nam và Mã Lai dự định từ ngày 13/2 tới 19/02/2023. (2) 

Việt Nam bị thay thế bằng Campuchia. (3)

Tuy văn phòng Tổng Thống Đức không đưa ra lý do, Campuchia  đã được đưa vào lịch trình của TT Steinmeier sau khi chuyến đi theo kế hoạch của ông tới Việt Nam bị hủy bỏ, ngay sau một chấn động chính trị ở Hà Nội: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ chức trong bối cảnh các cấp phó của ông bị buộc đồng loạt từ chức, do bê bối tham nhũng liên quan đến cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của nhà nước do Đảng Cộng sản cầm quyền. 

Ông Phúc đã từng nhiều lần gặp gỡ TT Steinmeier, từ chuyến thăm Hà Nội năm 2016 của ông Steinmeir khi còn là ngoại trưởng Đức, và ông  Phúc lúc đó vừa được bổ nhiệm làm thủ tướng Việt Nam. Sau đó, năm 2017, ông Phúc đã được TT Steinmeier tiếp đón tại Schloss Bellevue – dinh tổng thống Đức –chỉ khoảng nửa tháng trước khi một sự cố ngoại giao lớn nổ ra liên quan đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, người đang xin tị nạn ở Đức trong khi bị truy nã về tội tham nhũng tại Việt Nam.

Mặc dù bà Võ Thị Xuân Anh đang giữ quyền chủ tịch nước Việt Nam, vị trí chính thức sẽ vẫn bị bỏ trống cho đến ít nhất là tháng 5 khi quốc hội độc đảng triệu tập. Một trong những ứng cử viên tiềm năng là Bộ trưởng Công an Tô Lâm, người đã bị các công tố viên và thẩm phán Đức nhắc tới trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại công viên Tiergarten, ngay trung tâm chính trị của Berlin, cách dinh tổng thống 550m. Tô Lâm bị cho là đã trực tiếp có mặt tại Slovakia để mượn máy bay đem TXThanh qua ngã Nga về Việt Nam.

Bộ trưởng Tô Lâm còn kiêm giữ chức Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia phụ tá, hỗ trợ Trưởng ban, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác phòng chống tham nhũng, nên là tác nhân quan trọng trong việc khui những vụ bê bối tham nhũng của những thủ tướng và phó thủ tướng vừa mất chức. 

Quyết định không đến Việt Nam của TT Steinmeier phản ảnh điều gì?

Tin tức chiến tranh càng ngày càng khốc liệt tại Ukraine cùng những tin liên quan đến cuộc động đất với trên 35.000 người chết tại Thổ nhĩ Kỳ và Syria đang tràn ngập cuộc sống

Tại Đức và Liên minh Âu châu. 

Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của TT Steinmeier diễn ra ngay trước thềm kỷ niệm một năm cuộc chiến tranh mà Đức đi đầu trong Liên minh Âu châu thống nhất để ủng hộ Ukraine chống lại các hành động xâm lược của Nga, đánh dấu sự thay đổi của một kỷ nguyên, đồng nghĩa với việc đánh giá lại hoàn toàn cách tiếp cận kinh tế, quốc phòng và chiến lược của Đức và Liên minh Âu châu đối với thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á.

Đức cũng như các quốc gia trong Liên minh Âu châu cần Đông Nam Á như một trong những lối thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, một tình trạng mà họ muốn tránh hệ lụy chính trị và chiến lược với những bài học rút ra từ trường hợp đã từng phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga trước cuộc chiến Nga-Ukraine. Nhưng quan trọng hơn thế nữa là bài học phải củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và chủ nghĩa đa phương, cũng như phát triển bền vững phải nằm trên những lợi ích ngắn hạn.

Việt Nam hiện nay đôi khi được đánh giá là một “Trung quốc nhỏ”, nhưng bên cạnh sự chú ý đến các tiềm năng kinh tế của Việt Nam, bài học Trung Hoa làm phương Tây rất ý thức và không muốn tạo điều kiện cho một quốc gia với một chế độ toàn trị thêm lớn mạnh, vì điều này sẽ không mang lại an ninh cho thế giới.  

Địa chính trị thay đổi liên tục. Quân đội Mỹ trở lại Philippines mang theo những thay đổi ảnh hưởng tại vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Những trò ảo thuật tráo bài đổi tướng của đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là trò “vải thưa che mắt thánh”, không thể đạt được lòng tin và sự kính nể quốc tế, cần thiết cho một sự hợp tác vững mạnh để Việt Nam có thể thực sự phát triển, củng cố nội lực hầu bảo đảm nền an ninh quốc gia.  

____________

Chú thích:

1. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp9k2zrn1e1o

2. https://www.ihk.de/osnabrueck/servicemarken/aktuell/pressemeldungen/pressemeldungen-2022/dezember-2022/steinmeier-nach-vietnam-und-malaysia-5669314

3. https://www.bundespraesident.de/DE/Presse/Terminkalender/terminkalender-node.html


Than có sẵn, xúc lên bán cũng lỗ… 3 tỷ đôla Mỹ! – Ông Tư Sài Gòn
14/02/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/03-Vinacomin-1.jpg

Trước đó, báo cáo của Thanh tra Bộ Tài chính tiết lộ loạt các công ty khai thác khoáng sản đang thua lỗ. – Ảnh minh họa: Website Vinacomin 

Với bản tin “Gánh nợ hơn 3 tỷ USD đè nặng Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam”, trang VTC News cho thấy tình hình ngổn ngang của tập đoàn này.

Than là loại khoáng sản tự nhiên, nằm sẵn trong lòng đất, chỉ cần tổ chức đào lên rồi đem bán mà các ông lãnh đạo tập đoàn cũng bị lỗ từ năm này sang năm kia thì quả thật khó hiểu. Người dân nói “khó thế mà mấy ổng cũng làm được thì quả thật là ‘thiên tai’ cho đất nước”.

Thực ra, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam “phá gia chi tử” đến đâu, họ cũng chẳng mang một gánh nợ nào cả, vì đó là tập đoàn của nhà nước. Lời thì nhà nước hưởng, còn lỗ thì dân đóng thuế thêm bù vào. Nhiều người ta thán: “Khi làm ăn có lời thì mấy ông chia nhau, khi lỗ thì dân chúng tôi gánh chịu”, cũng chẳng sai.

Mà ngặt một cái, không chỉ có một mình ông bán than than lỗ, hay ông bán điện cũng than lỗ,… nhưng lỗ tới 3 tỷ đôla Mỹ thì quả thật khó có ai nghĩ ra được.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất sáu tháng đầu 2022, Vinacomin ghi nhận khoản nợ phải trả lên đến 74.4 nghìn tỷ đồng (hơn $3 tỷ), trong đó nợ ngắn hạn là hơn 44.4 nghìn tỷ đồng, nợ dài hạn là hơn 30 nghìn tỷ đồng. Tổng nợ phải trả hiện gấp 1.6 lần vốn sở hữu của Vinacomin.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/03-Vinacomin-2.png

Trụ sở Vinacomin chậm tiến độ, sau nhiều năm vẫn chưa đưa vào hoạt động – Ảnh: VTC News 

Cứ tính bình quân như thế này cho dễ hiểu: Mỗi sáng, khi mở mắt dậy là mấy thằng dân phải gom tiền lại trả giùm thằng bán than hơn 6.5 tỷ đồng tiền lãi (trên $276 ngàn) cho nhiều khoản nợ vay. Chỉ tính những món nợ vay lớn, trong sáu tháng đầu năm ngoái, Vinacomin phải trả tới 1.1 nghìn tỷ đồng lãi suất vốn vay (hơn $46 triệu)!

Có người hỏi than có sẵn, chỉ việc đào lên bán thôi mà cũng lỗ vốn là sao? Đương nhiên câu trả lời phải dành cho mấy ông lãnh đạo ngành bán than (bán luôn nước). Tuy vậy, nhìn vào hoạt động của tập đoàn này thì người ta thấy lý do lỗ cũng dễ hiểu thôi, vì đào lên bán được bao nhiêu mấy ông mang đầu tư tràn lan, không định hướng, dẫn đến nhiều công ty con cũng theo công ty cha, lỗ chỏng gọng.

Đơn cử như Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa lỗ 30.8 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 252 tỷ đồng, bằng 63% vốn điều lệ. Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê lỗ lũy kế là 21 tỷ đồng. Công ty cổ phần Đồng Tả Phời lỗ 203.4 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 230.5 tỷ đồng, bằng 50.3% vốn điều lệ…

Đặc biệt hơn, một số đơn vị có dấu hiệu mất an toàn tài chính, phải đưa vào giám sát tài chính đặc biệt. Đơn cử như Công ty than Hà Lầm có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu hai năm liên tiếp cao hơn mức quy định (trên 10 lần). Một số đơn vị đầu tư vốn nhiều năm đến nay đã tạm dừng hoạt động, gây nên rủi ro thu hồi vốn. Bao gồm Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa, Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê…

Thấy gì từ các chỉ số tài chính của tập đoàn ‘xúc than lên bán cũng lỗ’?

Trang VTC News lấy số liệu từ Vinacomin cho biết, đến ngày 30/6/2022, hàng tồn kho (tức là bán không ai mua) của Vinacomin lên đến hơn 22.3 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so hồi đầu năm. Hàng bán rồi cũng không nhận được tiền, vì con nợ cứ “trây” ra không trả. Những con nợ lớn nhất là Công ty mua bán điện – Tập đoàn Điện lực Việt Nam hơn 2.9 nghìn tỷ đồng, Formosa Hà Tĩnh hơn 260 tỷ đồng, Nhiệt điện Mông Dương hơn 657 tỷ đồng…

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/03-Vinacomin-3.jpeg

Thi hành kỷ luật đối với ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – Ảnh: Báo Chính Phủ 

Đặc biệt, tại thời điểm lập báo cáo, Vinacomin có hơn 270.8 tỷ đồng nợ khó đòi nhưng dự kiến chỉ thu hồi được 37.6 tỷ đồng. Nhiều “anh em giang hồ” góp ý đòi nợ giùm rồi “cưa đôi” số tiền đòi được, cũng may mấy ông bán than cương quyết từ chối.

Tình hình tập đoàn “xúc than lên bán cũng lỗ” nát như tương bần như thế nên cũng không lạ khi có hàng loạt lãnh đạo cao cấp bị kỷ luật, có ông vô tù nghỉ dưỡng. Riêng ông Lê Minh Chuẩn – Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinacomin, đại biểu Quốc hội – đã bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng và hành chính, phải từ chức Chủ tịch Vinacomin.

Có người nói với thành tích làm lỗ tới $3 tỷ, chỉ cần ông Chuẩn bỏ túi $300 triệu, 10%  thôi cũng đủ gia đình ông sống đế vương suốt đời, cần gì cái chức chủ tịch tập đoàn “xúc than lên bán cũng lỗ” làm chi nữa!


Hà Nội sẽ xóa sổ bốn địa điểm bán dâm “phức tạp”? – An Vui
14/02/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/14.2.23_Anh-5.jpg
Tú bà Nguyễn Thị Hương Giang (giữa) và 2 nàng trong đường dây bán dâm trên mạng tại văn phòng công an Hà Nội – Ảnh: Công an 

Từ nay đến cuối năm 2023, Sở Lao động – thương binh và xã hội Hà Nội sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xóa sổ bốn điểm “phức tạp” về tệ nạn mua-bán dâm.

Bốn điểm bao gồm: Ba điểm thuộc huyện Thanh Trì (ngã ba Ngọc Hồi, đường Kim Giang và tuyến đường Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ), một điểm ở quận Hoàng Mai (khu vực đường Giải Phóng, gần bến xe Giáp Bát). Trước đó, TP. Hà Nội đã “triệt xóa” (chữ dùng của truyền thông trong nước) bảy địa điểm “phức tạp” về tệ nạn mua-bán dâm và thực hiện nhiều giải pháp để bảy điểm này không tái hoạt động.

Trong số những điểm đã “triệt xóa”, có bốn điểm là các cơ sở kinh doanh karaoke, massage, nhà nghỉ, khách sạn ở khu vực đường 32 thuộc xã Đức Thượng và xã Đức Giang, huyện Hoài Đức; khu vực gần Bến xe Yên Nghĩa thuộc phường Yên Nghĩa và khu vực chùa Tổng thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông; khu vực đường Trần Duy Hưng thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Ngoài ra, còn ba điểm thuộc khu vực công cộng là đường ven sông Tô Lịch, gần cầu Nguyễn Khánh Toàn thuộc phường Cống Vị, Vĩnh Phúc, Ngọc Khánh, quận Ba Đình; phố Yersin – Vườn hoa Pasteur thuộc phường Phạm Đình Hổ và phố Nguyễn Huy Tự – Trần Khánh Dư thuộc phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/14.2.23_Anh-6.jpg

Có rất nhiều hình ảnh của sugar baby đang tìm kiếm sugar daddy ở Hà Nội – Ảnh chụp màn hình 

Dân Việt dẫn nguồn tin này từ Công an Hà Nội hôm 14 Tháng Hai 2023 và không cho biết cụm chữ “điểm phức tạp” ám chỉ điều gì: Điểm bán dâm có quy mô lớn? Hay điểm bán dâm tồn tại lâu đời, dai dẳng, cứ dẹp xong lại tiếp tục hoạt động?

Tuy nhiên, việc “triệt xóa” hay xóa sổ những điểm bán dâm ở Hà Nội (hay Sài Gòn và Việt Nam) thật ra cũng chỉ là hình thức, tô vẽ cho đẹp những báo cáo của nhà cầm quyền. Vì thực tế cho thấy, ngoài những điểm mua-bán dâm trực tiếp (hữu hình) có thể đếm được thì còn có cả thị trường mua-bán dâm nhộn nhịp trên mạng không thể kể xiết.

Hồi Tháng Tám 2022, Hà Nội đã khui một đường dây môi giới mua-bán dâm trên mạng, do “tú bà” trẻ đẹp quê Hải Dương tên Nguyễn Thị Hương Giang (sinh năm 1998) cầm đầu. Bảng giá của Giang từ 10 – 15 triệu đồng/lượt ($423-$635) và cao hơn, từ $1,000 – $2,000/lượt, trong đó 70% thuộc về Giang.

Thông tin từ Công an Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2021, Giang sử dụng nhóm kín trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Telegram… để kết nối gái bán dâm và người mua dâm ở nhiều tỉnh, thành phố và điểm hẹn cuối cùng là các khách sạn ở Hà Nội.

Vụ đường dây mua -bán dâm qua mạng của “tú bà” Hương Giang không phải là duy nhất. Ngày 20 Tháng Mười 2021, VOV đưa tin công an Hà Nội đã bắt tạm giam “tú ông” Hà Trọng Thắng (sinh năm 1993), điều hành đường dây môi giới sugar baby (con nuôi – bán dâm trá hình) và sugar daddy (bố nuôi – mua dâm trá hình) trên mạng xã hội, cho khách lựa chọn trả tiền từng lần gặp gỡ hay theo tháng.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/14.2.23_Anh-7.jpg
Tú ông Hà Trọng Thắng môi giới sugar baby và sugar daddy ở Hà Nội và hình ảnh một cô gái trong đường dây sugar baby – Ảnh VOV 

“Tú ông” này cho khách hàng hai lựa chọn: Gói thứ nhất là “bao nuôi”, khách phải trả từ 15-20 triệu đồng ($635-$847) để gặp baby 4-8 lần trong một tháng; Gói thứ hai là khách trả tiền trước mỗi lần gặp gỡ baby. Mỗi lần baby gặp daddy thành công, Thắng được trả từ 1 – 2 triệu đồng ($42-$85).

Luật Việt Nam hiện không quy định bán dâm là tội phạm, nhưng cấm việc mua – bán dâm, do đó những đối tượng bán dâm trên 18 tuổi sẽ bị xử lý hành chính, bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền, từ 300,000 đồng –  500,000 đồng ($12-$21); nếu bán dâm cùng lúc cho hai người thì bị phạt từ 1-2 triệu đồng ($42-$85).

Còn kẻ mua dâm người trên 18 tuổi, theo luật cũng xử phạt tiền, với mức từ 1 – 2 triệu đồng ($42-$85). Khi mua dâm từ hai người trở lên cùng một lúc, sẽ bị phạt từ 2 – 5 triệu đồng ($85-$213).

Mức phạt quả như… đùa! Thế nên, truy bắt và dẹp mua-bán dâm ở Việt Nam đúng chỉ là trò “bắt cóc bỏ dĩa”!


Chuyện Việt Nam Thứ Hai 13/02/2023: Tô Lâm nhờ Hoa Kỳ giúp chống tội phạm trốn sang Mỹ – Ấn vàng ‘Hoàng đế Chi bảo’ giá hơn 6,1 triệu euro – Ca sĩ Hanni Phạm và “hòa hợp, hòa giải dân tộc” – Bi kịch của Vũ Hoàng Chương 

Monday, February 13th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Bộ trưởng Công an VN gặp Đại diện Thương mại Mỹ, đề nghị hợp tác xử lý tội phạm – 13/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Bộ trưởng Tô Lâm tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai, ngày 13/2/2023. Photo Bo Cong an.

Bộ trưởng Tô Lâm tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai, ngày 13/2/2023. Photo Bo Cong an. 

Ngày 13/2, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai bắt đầu chuyến công du ba ngày đến Việt Nam với nỗ lực thắt chặt mối quan hệ hợp tác thương mại song phương và quốc tế, trong khi Hà Nội tận dụng cơ hội này thuyết phục Washington hợp tác trong việc điều tra, xử lý các vụ án kinh tế mà các bị can đã trốn sang Mỹ.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Ba 07/02/2023: Hoa Kỳ thúc CSVN trả tự do cho Huỳnh Thục Vy và ông Nguyễn Bắc Truyển – Nguyễn Phú Trọng gặp các cựu lãnh đạo – Hội thề chống tham nhũng

Tuesday, February 7th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Hai dân biểu Hoa Kỳ hối thúc Việt Nam trả tự do cho TNLT Huỳnh Thục Vy

RFA
06/02/2023

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-american-congressmen-urge-vietnam-to-release-activist-huynh-thuc-vy-02062023074814.html/@@images/image

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFacebook Huỳnh Thục Vy 

Tù nhân lương tâm Huỳnh Thục Vy, người đang thụ án tù 33 tháng về tội danh “xúc phạm quốc kỳ” tại Trại giam Gia Trung, được hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ nhận bảo trợ và hối thúc Nhà nước Việt Nam trả tự do cho bà.

Ngày 31/1 vừa qua, dân biểu Gerald E. Connolly, thuộc đơn vị bầu cử số 11 của tiểu bang Virginia, đã gửi một bức thư tới Ngoại trưởng Antony J. Blinken, hối thúc Chính phủ Hoa Kỳ hành động để buộc Việt Nam trả tự do cho Huỳnh Thục Vy, người mà ông viết là một blogger độc lập, chuyên đưa các vấn đề nhân quyền, chính trị, xã hội ở Việt Nam từ năm 2008 và đã bị giam giữ từ cuối năm 2021 chỉ vì thực thi những quyền con người căn bản của mình.

Thư ông viết có đoạn (tạm dịch):

“Việc giam giữ được thúc đẩy bởi lý do chính trị và sự ngược đãi về thể lý đối với cô Huỳnh Thục Vy của Việt Nam là một sự xúc phạm đối với quyền tự do bày tỏ và quyền tự do báo chí. Cô và 20 ký giả khác hiện bị giam giữ ở Việt Nam tính đến ngày 01/12/ 2022, nên được phóng thích ngay lập tức.”

Ông Gerald cũng thúc giục người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ tại cuối thư:

“Tôi trân trọng hối thúc ông hãy cổ võ cho việc phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện cho cô Huỳnh Thục Vy, và cho một cuộc điều tra toàn bộ về những người bị cáo buộc đã hành hung cô trong khi bị giam giữ một cách sai trái.”

Trong cùng ngày, Dân biểu Ro Khanna, thuộc đơn vị bầu cử số 17 của tiểu bang California, viết trên Twitter với nội dung:

“Tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho nhà báo và người bảo vệ nhân quyền Huỳnh Thục Vy. Chính phủ Việt Nam và quản giáo phải chịu trách nhiệm trong việc đối xử đối với bà trong thời gian thụ án. Văn phòng của tôi sẽ tiếp tục theo dõi việc này một cách sát sao.”

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ lên tiếng về trường hợp Huỳnh Thục Vy sau khi người phụ nữ có hai con nhỏ này bị đánh đập và khủng bố  bởi tù hình sự trong Trại giam Gia Trung đầu tháng 10 năm ngoái nhưng giám thị trại giam không có biện pháp gì để ngăn chặn bạo lực đối với bà.

Ông Huỳnh Trọng Hiếu, em trai của bà Huỳnh Thục Vy, vừa mới vào Trại giam Gia Trung hôm 4/02, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) về lá thư của hai dân biểu Hoa Kỳ:

“Việc hai vị dân biểu Hoa Kỳ bảo trợ cho hồ sơ của Huỳnh Thục Vy thực sự là một tin tức rất đáng mừng. Chúng tôi mong đợi điều này từ lâu. 

Kể từ khi chị Huỳnh Thục Vy bị bạo hành ở Trại giam Gia Trung, chúng tôi kỳ vọng rằng dưới áp lực ngoại giao của Hoa Kỳ, phía Chính phủ Việt Nam và Trại giam Gia Trung nói riêng, để cho Huỳnh Thục Vy được an toàn trong tù.

Những hành vi bạo hành ngược đãi từ phía trại giam sẽ bị hạn chế.”

Ông Hiếu chia sẻ thêm:

“Chúng tôi được thông tin từ văn phòng của Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ro Khanna, ngoài việc công bố những lo lắng cho vấn đề của chị Huỳnh Thục Vy, ông sẽ tiếp tục vận động các đồng nghiệp để vận động cho tự do của Huỳnh Thục Vy.”

Ông Hiếu cũng cho biết sau khi được thông tin về sự lên tiếng của hai vị dân biểu, chị ruột của mình rất vui mừng:

“Chị hy vọng sự vận động của các vị dân biểu sẽ giúp chị sớm được đoàn tụ với gia đình.”

Ông Hiếu cho biết việc đàn áp của Trại giam Gia Trung đối với chị ruột của mình đã dừng lại sau khi có tác động ngoại giao từ Đại Sứ quán Hoa Kỳ và Phái đoàn Liên minh Châu Âu ở Việt Nam. Tuy nhiên, trại giam vẫn kiểm duyệt thư của bà một cách gắt gao và gây khó khăn trong thăm nuôi.

Những năm qua, nhiều dân biểu và thượng nghị sỹ Hoa Kỳ cũng như nghị sỹ của một số quốc gia khác nhận bảo trợ vận động cho nhiều tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Không ít trong số họ đã được trả tự do, trong đó có Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải (tức Hải Điếu cày), và luật sư Nguyễn Văn Đài- người đồng sáng lập và hiện là chủ tịch của Hội Anh em Dân chủ.

Ông Đài cho biết sau khi ông bị bắt vào cuối năm 2015, có hàng chục chính trị gia Hoa Kỳ, Quốc hội Châu Âu và ASEAN đã lên tiếng đòi Việt Nam trả tự do cho ông. Ông chia sẻ với RFA như sau:

“Ngay sau khi tôi bị bắt có rất nhiều thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới đã vận động cho tự do của tôi, ví dụ ở Mỹ có Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Dân biểu Lowenthal (tiểu bang California- PV) trong Uỷ ban Nhân quyền Việt Nam, vận động rất tích cực.

Hạ nghị sĩ thứ ba là ông Chris Smith đã tổ chức điều trần năm 2016 khi vợ tôi tới Hoa Kỳ.”

Ông Đài, người đang tị nạn tại Đức, cho biết bên cạnh việc hối thúc chính phủ nước sở tại vận động cho tự do của ông, các nghị sĩ còn lên tiếng mỗi khi có dịp tiếp xúc với quan chức Việt Nam.

“Và nhờ sự vận động rất tích cực của các nghị sĩ Hoa Kỳ và Đức, tôi được trả tự do sớm hơn so với nhiều người mặc dù tôi bị án 15 năm tù và 5 năm quản chế.”

Ông Phan Văn Phong là người thường xuyên liên lạc với nhiều viên chức ngoại giao Hoa Kỳ và EU ở Việt Nam để vận động trả tự do cho nhà hoạt động Trần Thị Nga trong thời gian cô thi hành án tù chín năm.

Ông cho biết việc Trần Thị Nga được trả tự do có sự đóng góp của nhiều chính trị gia Hoa Kỳ, những người lên tiếng để buộc Việt Nam phải phóng thích bà Nga. Ông chia sẻ với RFA trong ngày 6/2:

“Nhiều cá nhân và nghị sĩ của Mỹ lên tiếng. Nga cho biết có ông nghị sĩ Hoa Kỳ sang Việt Nam và đi cùng cán bộ sứ quán vào tận nhà tù để thăm cô.”

Theo ông, quốc tế quan tâm đến trường hợp Huỳnh Thục Vy, tương tự như Trần Thị Nga, vì đều có hai con nhỏ, do vậy, có nhiều khả năng Huỳnh Thục Vy được trả tự do trước thời hạn.

Ngày 30/12/2022,  dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ro Khanna cũng đã kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện” cho nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh, người bị bắt năm 2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và đang bị buộc chữa bệnh ở một bệnh viện tâm thần ở Hà Nội từ nhiều tháng qua.

Tuy nhiên, chồng bà, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho RFA biết bà vẫn chưa được trả tự do cho dù bà không bị đối xử hà khắc trong bệnh viện.

Phóng viên đã liên lạc với văn phòng của hai dân biểu nhận bảo trợ cho nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy nhưng chưa nhận được phản hồi.

Dân biểu Ro Khanna đã từng lên tiếng với RFA từ văn phòng ở DC hôm 6/8/2021 về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ông từng nhận xét: “Là một trong những dân biểu  quan tâm đến nhân quyền, thường lên tiếng chỉ trích Việt Nam vi phạm các quyền căn bản của người dân, chúng tôi đã gởi hơn 12 thư đến Chính phủ và Bộ Ngoại giao Việt Nam, yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, chấm dứt hành động tống giam các nhà báo, ngưng việc truy lùng và sách nhiễu người bất đồng chính kiến.”

“Tôi đoán chắc Việt Nam vẫn đang tiếp tục vi phạm nhân quyền, thể chế cộng sản này thật sự cần được đổi mới cho tự do của con người. Tôi đã nêu rõ với hành pháp và với Phó Tổng thống Hoa Kỳ rằng nhân quyền phải là vấn đề ưu tiên trong bang giao cũng như trong kinh tế.”

https://www.rfa.org/vietnamese/news


USCIRF tiếp tục kêu gọi trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển – 06/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ông Kurt Werthmuller (bìa phải), nhà phân tích chính sách của USCIRF, nêu trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển hôm 1/2/2023. Photo Facebook BPSOS - Vietnam Advocacy Project.

Ông Kurt Werthmuller (bìa phải), nhà phân tích chính sách của USCIRF, nêu trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển hôm 1/2/2023. Photo Facebook BPSOS – Vietnam Advocacy Project. 

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) vừa kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển, người đang thụ án 11 năm tù với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế 2023 (IRF Summit) ở thủ đô Washington, ông Kurt Werthmuller, nhà phân tích chính sách của USCIRF, kêu gọi phóng thích ông Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động tôn giáo bị chính quyền Việt Nam bắt giam 5 năm trước đây.

Ông Werthmuller nói hôm 1/2 trong phiên thảo luận được trang BPSOS – Vietnam Advocacy Project phát hình trực tiếp trên Facebook:

“Năm năm sau ông vẫn còn bị giam cầm bất chấp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng”.

Ông Werthmuller nói như vậy trong buổi hội luận Danh sách Nạn nhân của Quyền Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng (FORB) trong đó nêu bật một số nạn nhân cụ thể, bao gồm ở Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên…

Chân dung tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển được trưng bày tại Hội nghị IRF Summit 2023.

Chân dung tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển được trưng bày tại Hội nghị IRF Summit 2023. 

“Luật sư Nguyễn Bắc Truyển, lãnh đạo Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, thực hiện nhiều công tác vận động cho cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo nói riêng, và do đó ông là người bênh vực cho các nạn nhân của chiến tranh. Ông bị bắt vào tháng 7/2017, chính ông trở thành nạn nhân và năm sau bị kết án 11 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Nhận định về vấn đề tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, ông Werthmuller nói:

“Một quốc gia có các vi phạm tự do tôn giáo trong thời gian dài như USCIRF đã báo cáo, và đã có một số cải thiện chậm nhưng đáng chú ý trong thập kỷ qua. Nhưng trong một hoặc hai năm qua, chúng tôi bắt đầu thấy một số dấu hiệu đặc biệt đáng lo ngại về tình hình tự do tôn giáo đang suy giảm, không chỉ giới hạn ở khu vực nông thôn”.

“Bất chấp tuyên bố của chính phủ Việt Nam cho rằng “Mọi việc vẫn ổn. Tự do tôn giáo được giải quyết. Tự do tôn giáo ở trong tình trạng tốt” và ông ấy vẫn còn bị giam cầm”, nhà phân tích chính sách của USCIRF cho biết.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về lời kêu gọi này, nhưng chưa được phản hồi.

Cuối năm ngoái, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng lên tiếng nói việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (SWL) là “thiếu khách quan” và dựa trên những “thông tin không chính xác”.

Vào tháng 11/2019, USCIRF ra thông báo quyết định bảo trợ cho ông Nguyễn Bắc Truyển và đưa ông vào dự án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo, cho rằng “những người như ông Nguyễn Bắc Truyển lẽ ra phải được vinh danh vì các nỗ lực không mệt mỏi để cải thiện đời sống cho những đồng đạo của mình, nhưng thay vào đó, ông ấy đã bị tuyên án quá mức nặng nề và bất công”.

Cũng trong nỗ lực vận động cho sự tự do của ông Truyển, Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Zoe Lofgren đưa ông vào Dự án Bảo vệ Quyền tự do của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos từ tháng 3/2020.

Theo trang Bàn tròn Đa tôn giáo Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Truyển, 55 tuổi, hiện đang thụ án tại trại giam An Điềm ở tỉnh Quảng Nam, cách gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 800 km, hiện đang mắc một số vấn đề về sức khỏe mà không được khám chữa thích hợp kể từ khi bị bắt.

Ông Nguyễn Phú Trọng gặp các cựu lãnh đạo, bao gồm những người có tai tiếng – 06/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Từ phải qua là các ông cựu ủy viên Bộ Chính trị Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Lê Thanh Hải tại buổi gặp

Từ phải qua là các ông cựu ủy viên Bộ Chính trị Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Lê Thanh Hải tại buổi gặp 

Ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa có buổi gặp gỡ các cựu lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, để thông báo và trao đổi về tình hình đất nước, báo chí trong nước đưa tin.

Cuộc gặp này, do Bộ Chính trị và Ban bí thư tổ chức, diễn ra vào dịp kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) và cũng để mừng Xuân Quý Mão.

Chủ trì cuộc gặp là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các vị lãnh đạo cao nhất của Việt Nam hiện nay bao gồm Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng.

Đáng chú ý là trong thành phần tham dự có những ủy viên Bộ Chính trị đã bị kỷ luật hay phải từ nhiệm vì dính líu đến bê bối như cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cựu phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, cựu Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.

Ngoài ra còn có cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được xem là “đối thủ” một thời của ông Trọng và ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong một nhiệm kỳ mà nhiều cán bộ cấp dưới của ông đã vướng vòng lao lý vì tham nhũng.

Cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, các cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và Nguyễn Thị Kim Ngân, cựu Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, cựu Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt… cũng có mặt trong cuộc gặp

Ông Võ Văn Thưởng đã thông báo về tình hình kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước và tình hình công tác của Đảng trong việc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của đất nước năm 2022, theo báo Tiền Phong.

Các báo Việt Nam không cho biết liệu những vụ việc nổi cộm trong thời gian vừa qua như các đại án tham nhũng Việt Á và chuyến bay giải cứu cùng với sự ra đi của các lãnh đạo cấp cao như ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Phạm Bình Minh có được nêu ra trong báo cáo của ông Thưởng hay không.

Tuy nhiên, các ý kiến phát biểu của các cựu lãnh đạo ‘đều bày tỏ sự tin tưởng, tự hào về những kết quả của đất nước ta đã đạt được thời gian’, cũng theo tờ Tiền Phong, và ‘đóng góp ý kiến, đề xuất, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng’.

Các cựu lãnh đạo cũng tập trung góp ý kiến về ‘công tác công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực’, cũng theo tờ báo này.

Trong bài phát biểu của mình, ông Trọng dẫn ra nhiều thành tích dưới sự lãnh đạo của ông, trong đó có hai hội nghị trung ương bất thường khóa 13 hồi tháng 10 năm 2022 và tháng 1 năm 2023 để cho thôi chức một số ủy viên Trung ương Đảng và ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.


SCB bị điều tra vì ‘biến gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm’ – 07/02/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ngân hàng SCB dính nhiều tai tiếng lừa đảo người dân

Ngân hàng SCB dính nhiều tai tiếng lừa đảo người dân 

Ngân hàng SCB, vốn bị tố cáo dụ dỗ khách hàng gửi tiết kiệm sang mua trái phiếu, đang bị điều tra sau khi có đơn tố cáo họ biến tiền gửi tiết kiệm của người dân thành hợp đồng mua bảo hiểm, báo chí trong nước đưa tin.

Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính cho biết họ đã nhận được đơn tố cáo của người dân về hành vi lừa đảo của SCB và đã chuyển đơn sang Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Bộ Công an để xử lý, tờ Người Lao Động đưa tin.

Theo đó, SCB được cho là có ‘hành vi giả mạo’ để ký hợp đồng mua bảo hiểm cho các khách hàng đến gửi tiết kiệm. SCB là đại lý của công ty bảo hiểm Manulife Vietnam và các nhân viên của họ khi tiếp xúc khách hàng cũng tư vấn, khuyến dụ khách hàng mua các gói bảo hiểm.

Các nguyên đơn yêu cầu truy tố tập thể và các cá nhân ‘lừa đảo’ ở SCB và yêu cầu ngân hàng này cùng Manulife phải phải trả tiền lại cho những khách hàng đã lỡ mua bảo hiểm.

Theo Người Lao Động thì các khách hàng bị lừa cho biết họ đã bị nhân viên SCB ‘tư vấn không rõ ràng’ về mua bảo hiểm. Mặc dù mục đích ban đầu của họ là đi gửi tiết kiệm nhưng họ lại bị ngân hàng lèo lái sang mua gói bảo hiểm Tâm An Đầu tư của Manulife.

Tờ Tiền Phong dẫn lời một số nạn nhân cho biết ngân hàng SCB đã ‘lập lờ thông tin’ khi tư vấn về bảo hiểm, chẳng hạn như nói rằng đó là ‘sản phẩm đầu tư của SCB kết hợp với Manulife’ hay chỉ tư vấn tập trung vào lãi suất mà không phân tích về tính hiệu quả tài chính hay nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.

“Các tư vấn viên tự ý điền thông tin của khách hàng không đúng với thu nhập thực tế, khai khống con số và thậm chí giả mạo chữ ký của khách hàng trong một số giấy tờ,” Tiền Phong dẫn lời một khách hàng có tên là Diễm Trinh cho biết.

Trước tình hình này, Bộ Tài chính đang đề xuất quy định nhân viên tư vấn bảo hiểm ở ngân hàng phải ghi âm toàn bộ nội dung tư vấn cho khách hàng và lưu lại trong thời hạn ít nhất 5 năm trong dự thảo hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Ngân hàng tai tiếng này cũng đang đối diện đơn tố cáo lên công an của nhiều nạn nhân cáo buộc họ bị SCB ‘tư vấn không trung thực’, ‘bị lường gạt mua trái phiếu An Đông như là sản phẩm tiết kiệm linh hoạt của chính ngân hàng’ mặc dù lúc đầu họ lên ngân hàng với mục đích là gửi tiết kiệm. Hiện chưa rõ cơ quan công an đã xử lý đơn kiện của các nạn nhân trái phiếu của SCB như thế nào.

Ngân hàng SCB vẫn đang bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt sau vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan – chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát – hồi tháng 10 năm ngoái và vụ đổ bể trái phiếu công ty An Đông của tập đoàn này do SCB chào bán ra công chúng.


Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng (kỳ 2) – Nguyễn Thông

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Hôm 16 tháng giêng Quý Mão 2023, khi tôi đang lạch cạch mổ đám phím đẻ ra những chữ này thì hội thề vào ngày cuối, bởi theo tục lệ mới, nó diễn ra 3 ngày, rằm và trước sau rằm. Nó không còn đơn thuần hội nữa mà là lễ hội. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo, gớm, thề thốt gì mà thề lắm thế. Tợp xong ngụm nước chè, lão chốt lại phần lý luận, đèo, xứ này thề chống tham nhũng có mà thề cả năm.

Nhiều người đọc phần 1 đã rất bức xúc chuyện thề chống tham nhũng ở lễ hội làng Hòa Liễu đất cảng. Rằng sao chỉ có mấy ông bô lão, cán bộ thôn và dân làng, “đối tượng” này trên răng dưới cát tút, quần quật kiếm sống suốt ngày, một tí quyền hành bằng mẩu móng tay cũng không có, thì tham nhũng cái quái gì. Có mà chống vào mồm. Cán bộ chả ông nào chịu thò mặt ra thề, xã chẳng mấy ai, huyện càng vắng, thành phố không, trung ương chả dại gì. Có mà thề cá trê chui ống. Thề chưa ráo mép đã phạm tội thì tội càng nặng. Dại gì thề để lạy ông tôi ở bụi này, khai đang trốn trong đống rơm. Ngay cả như ông Phúc đặt tay trên ngực trịnh trọng thề trước quốc hội mà còn chẳng ăn ai, đâu có mấy người tin, vậy thề ở chùa xóm thì làm được trò gì. Vui là chính, lừa dân được tới đâu hay đến đấy. Cũng có người ôn hòa hơn, bảo rằng đây chỉ là lễ hội cấp làng, cao hơn tí nữa thì xã, chứ nó đã được nâng thành cấp huyện, thành phố, trung ương đâu mà bắt đám quan chức nhơ nhỡ, nhơn nhớn tới thề. V.v…

  Giời ạ, nhà cháu không định viết về mấy ý ấy, mà cái khác cơ. Về sự dốt nát.
Đọc hết các báo, tất nhiên là báo chí mậu dịch, báo quốc doanh, bởi xứ này không có loại báo nào khác, từ báo Hải Phòng tới báo Nhân Dân, báo ngành/đoàn thể như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công an, Quân đội, Lao động, báo nói như VTV đài truyền hình quốc gia, VOV đài mồm quốc gia, thông tấn như TTXVN, rồi các trang tin điện tử cấp huyện cấp tỉnh cấp trung ương… đều gọi cái lễ hội, hội thề ở chùa Hòa Liễu xứ Phòng ấy là “Hội minh thề”. Tôi xin nhấn mạnh, họ đều viết, đều nói là “thề”. Có những ông bà quan chức hoặc anh chị nhà báo ít chữ thậm chí còn phân tích, tán tỉnh minh thề tức là lời thề trong sáng, rõ ràng, không mù mờ giấu diếm, thể hiện sự sòng phẳng, minh bạch, công khai…
Giời ạ, thề ngay tại chùa, giữa thanh thiên bạch nhật, trước hàng nghìn con mắt cái tai của dân chúng sở tại và khách du xuân, có muốn mù mờ cũng chẳng được. Tán kiểu ấy là tán vớ tán vẩn, tuy nhiên cái sai lại nghiêm trọng ở chỗ khác.

Tên gốc của hội này là Minh thệ hội, Hội minh thệ. Đó là cụm từ gốc Hán Việt. Chữ “hội” ta không cần bàn, ai cũng tỏ rồi. Còn chữ “minh” và chữ “thệ”. Thệ nghĩa là thề, thề thốt. Minh cũng có nghĩa là thề, thề hẹn. Hầu hết cứ nhầm chữ “minh” chỉ là ánh sáng, sáng sủa. Chữ “minh” trong tiếng Hán có nhiều dạng tự đồng âm. Chữ “minh” nghĩa là thề khác với chữ “minh” nghĩa là ánh sáng. Hội minh thề có nghĩa là hội thề, chẳng sáng sủa chi hết, đừng có vơ vào, ghép vào, tán nhằng. Ai còn phân vân về chữ “minh” (thề) thì hãy đọc lại truyện Kiều của cụ Tiên Điền Nguyễn Du. “Đệ lời thệ hải minh sơn”. Cô Kiều từng cùng với chàng Kim thề thốt yêu nhau, thệ hải minh sơn nghĩa là thề (thệ) với biển, thề hẹn (minh) với núi, thề có núi và biển chứng giám, chúng tôi không dám sai lời. Khi gia cảnh gặp cơn tai biến, Kiều đành phải gác lại lời thề xưa để làm tròn chữ hiếu. Trong truyện Lục Vân Tiên của cụ đồ Chiểu cũng có chi tiết chàng Lục và cô Kiều Nguyệt Nga “mấy lời thệ hải minh sơn”. Trai gái ngày xưa yêu nhau là cứ phải thề, còn thời nay chưa kịp thề đã dẫn nhau đi nhà nghỉ.

Rất nhố nhăng, khi các ông bà chính quyền phục dựng lại hội thề đã chỉ chăm chút vào mấy thứ hình thức lòe loẹt mà không biết gọi đúng cái tên của nó. Ai đời lại nửa ta nửa tàu, gọi bằng “Hội minh thề”. Nếu ngại dùng tên cũ “Hội minh thệ” thì cứ gọi thẳng là hội thề, hội thề chống tham nhũng. Lại còn tán tụng minh thế này, sáng thế kia. Chắc nhiều người biết, thời Hậu Lê (Lê Lợi) có hội thề rất nổi tiếng, Lũng Nhai thệ hội, người đời sau gọi giản dị, chính xác, dễ hiểu là Hội thề Lũng Nhai. Cứ thế đi, chứ lại oắn oéo hội minh hội thề, chả giống ai.

Đám quan chức vốn chỉ chuyên về cao cấp chính trị nếu không biết gì đã đi một nhẽ. Đòi hỏi quan chức lãnh đạo phải có tầm văn hóa khác chi đòi gấu mọc sừng. Đằng này các bô lão, các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà sử siếc cũng chả thấy ai lên tiếng. Bảo rằng dốt thì giãy nảy lên, vậy sao cứ để cái sai nhí nhố đó truyền qua hết năm này tháng khác. (còn tiếp)

Nguyễn Thông

https://thongcao55.blogspot.com/2023/02

Việt Nam : Hiệp định Paris 1973 chỉ là một cuộc hưu chiến tạm thời

Tuesday, January 31st, 2023
Sau khi ký kết Hiệp định Paris giữa Mỹ và Bắc Việt tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế, đại lộ Kleber, Paris, Pháp, ngày 23/01/2973. Từ trái qua: Bộ trưởng Xuân Thủy, cố vấn Lê Đức Thọ, cố vấn Henry Kissinger, thứ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch. AP – Anonymous

Đăng ngày: 30/01/2023 – 16:04Sửa đổi ngày: 30/01/2023 – 16:11

Đức Tâm

(more…)

Đại tướng  Cao Văn Viên nói gì về thỏa ước Ba lê 27 tháng 1 năm 1973 (Hiệp định hòa bình Paris)

Thursday, January 26th, 2023

26/01/2023

Nguồn: Cao văn Viên. Những Ngày Cuối Cùng của VNCH. Nhà Sách Văn Bút 2003, trang 40-49.

https://lh3.googleusercontent.com/-s-hJa-DcmNE/YfIfw08B_tI/AAAAAAABkSE/wdvgStQ0o_YP0C_kGnMZp6vpUFVQija0ACNcBGAsYHQ/w400-h281/image.png

Kissinger và Lê đức Thọ sau khi ký Thỏa Ước Ba Lê

27-1-1973 —27/1/2023 đúng nửa thế kỷ ngày ký kết thỏa ước Ba Lê một thỏa ước về nội dung đã đưa VNCH vào vòng ‘tử ảnh’ của thua thiệt và bị lũng đoạn từ diện địa cho đến nội tình chính trị. 

Hoa Kỳ đã có bảo đảm an ninh từ miền bắc để rút hết quân đội về nước. Nhưng cái hậu quả cuối cùng rằng người đồng minh nhỏ bé VNCH phải chịu thua thiệt về nhiều mặt và cái giá cuối cùng là sự sụp đổ của Sài Gòn 

Nhân kỷ niệm nửa thế kỷ ngày ký Thỏa ươc Paris người viết muốn trích lại bài viết của cố Đại Tướng Cao Văn Viên cựu TTMT QLVNCH nói về thỏa ước này

Đinh Hoa Lư

*** 

Đại Tướng Cao Văn Viên sanh ngày 11/12/1921 Tại thành phố Vạn Tượng , Lào Quốc. Gia cảnh Vợ và 4 con, Ông có bằng Cử Nhân Văn Chương Pháp tại  trường  Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn.

– Tốt nghiệp Trường Quân Sự Cap Saint Jacque ( Vũng Tàu ) năm 1949

– Tốt nghiệp Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp, Forth Leavenworth, Hoa Kỳ

– Chứng Chỉ Nhảy Dù QLVNCH

– Chứng Chỉ Phi Công KQVNCH

– Chứng Chỉ Nhảy Dù QLHK

– Chứng Chỉ Phi Công Trực Thăng Hoa Kỳ

ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN NÓI GÌ VỀ THỎA ƯỚC BA LÊ 27/1/1973

THẤT THẾ CỦA VNCH KHI KÝ THỎA THUẬN BA LÊ 27/1/1973 

Henry KISSINGER VÀ LÊ ĐỨC THỌ SAU KHI KÝ HIỆP ĐỊNH 27 THÁNG 1, 1973 TẠI BA LÊ

Với tư cách là Tổng Tham Mưu Trưởng tôi phát biểu ý kiến trong buổi họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Ý kiến của tôi là rất khó kiểm soát vấn đề ngưng bắn; ngưng bắn tại chỗ kiểu “da beo” có nhiều nguy hiểm.  Lối ngưng bắn này không có nơi tụ quân riêng và không có giới tuyến phân biệt đôi bên. Trong tình trạng này, lực lượng địch được quyền đóng quân nơi họ đang có mặt, nhưng dĩ nhiên cộng sản sẽ không đứng yên một nơi. Với bản tính xâm lăng tự tại đã có từ lâu, họ sẽ phân tán ra từng đơn vị nhỏ, xâm nhập vào làng xã và cứ điểm đồn trú của quân ta, và họ sẽ đánh dấu sự hiện diện của họ bằng cách treo cờ cộng sản. Như vậy, Ủy Ban Kiểm Soát và Giám Sát Quốc Tế không có ý nghĩa vì chúng ta đã có đủ chứng cớ để thấy đây là một tổ chức nằm dưới  ảnh hưởng của cộng sản từ lâu Trong chiến tranh bất quy ước, sự kiểm soát dân và đất rất khó khăn vì không có ranh giới rõ giữa ta và địch—trường hợp ngưng bắn đang đề nghị lại càng khó khăn hơn gấp bội. Lối ngưng bắn kiểu như vậy được dân miền Nam diễu với nhau qua câu: “Trước đây chúng ta vào rừng săn thú dữ. Bây giờ chúng ta phải đem con thú dữ đó về ở chung nhà.” Đó chỉ là một cách nói đùa, nhưng câu nói cho thấy tâm lý của người dân khi phải đối diện với cộng sản.

VNCH biết chắc chắn cộng sản sẽ không thi hành cuộc ngưng bắn tại chỗ. Kinh nghiệm về hành vi của cộng sản sau năm 1954 cho ta biết rõ cộng sản sẽ làm gì trong lần đình chiến này. Thêm vào đó, tài liệu chúng ta tịch thu được từ một chính ủy tỉnh Quảng Tín vào ngày 10 tháng 10, 1972, cho thấy cán bộ các cấp cộng sản đã được chỉ thị học tập văn kiện hiệp định để chuẩn bị hành động. Tài liệu nói trên được tổng thống Thiệu trao cho Kissinger. Đưa cho Kissinger đọc tài liệu, ý tổng thống Thiệu muốn Kissinger thấy khi VNCH nhận được bản sơ thảo của hiệp định vào ngày 18, thì phía cộng sản đã phân phối tài liệu đó xuống đến tất cả cán bộ các cấp để học tập và chuẩn bị phản ứng. Cùng thời gian đó tin tình báo của chúng ta ở Tây Ninh báo cáo cho thẩm quyền quân sự VNCH và Hoa Kỳ biết cộng sản đã có một khóa học tập đặc biệt về bản sơ thảo hiệp định tại bộ chỉ huy Trung Ương Cục Miền Nam.

 Một vấn đề quân sự quan trọng nhất là sự hiện diện của quân đội cộng sản ở miền Nam. Cán cân quân sự hai bên ngang nhau vào tháng 9 năm 1972. Nhưng khi tất cả quân đội Hoa Kỳ rút đi rồi, nếu cộng sản  vẫn còn quân ở miền Nam, thì cán cân quân sự chắc chắn sẽ nghiêng về phía địch.

Về phương diện chính trị, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia chú ý đến đề nghị thành lập một Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải Quốc Gia. Lực lượng chính trị thứ ba này đưa đến nhiều tranh luận và nghi vấn. Nếu Hội Đồng này có thể tổ chức một cuộc bầu cử tương lai, thì nền tảng cuả Hội Đồng đó là gì? Nếu Hội Đồng được thành hình, thì chính quyền đang hiện hữu của VNCH sẽ ra sao, và sẽ hoạt động như thế nào? Đó là những điểm cần phải được giải thích—và bằng tiếng Việt. Trong cuộc họp tiếp theo tổng thống Thiệu hỏi Kissinger về những vấn đề đó. Hai mươi bốn giờ sau, Kissinger trao cho VNCH bản hiệp định soạn thảo bằng tiếng Việt.

Khi phân tích hiệp định sơ thảo bản tiếng Việt, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia biết ra đây là bản văn do cộng sản Bắc Việt soạn chớ không phải bản dịch ra từ bản văn Anh Ngữ. Văn phong  của bản hiệp định chứa đầy ngôn ngữ cộng sản kiểu Bắc Việt. Bản văn có nhiều từ ngữ đặc thù, với ý nghĩa gây nhiều tranh luận. Thí dụ, danh xưng của quân đội Hoa Kỳ dùng đúng, nhưng trong ý nghĩa miệt thị: Quân Mỹ. Phía VNCH nhắc phái đoàn Hoa Kỳ nên yêu cầu sửa lại Quân Đội Hoa Kỳ cho nghe lịch sự hơn. Mọi người dân có trình độ ở miền Nam đồng ý chữ Quân Mỹ không phải là sai trong ngôn từ, nhưng đó là lối gọi bất lịch sự và miệt thị.

Một vấn đề quan trọng khác, liên hệ đến ý nghĩa của từ ngữ, khi nói đến cơ cấu Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải Quốc Gia. Định nghĩa cơ cấu này, trong bản tiếng Anh viết là “adiministrative structure.” Khi chuyển sang tiếng Việt từ đó trở thành cơ cấu chính quyền—đây là lối chuyển ngữ đầy ẩn ý và nguy hại về sau. Đối với Bắc Việt, mọi cơ cấu chính quyền như Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải có đầy đủ thẩm quyền như một chính phủ. Và với một tập hợp cảu ba lực lượng chính trị, cớ cấu đó không khác gì hơn một chính phủ liên hiệp. Có phải đây là ý định thật sự của hiệp định không? Bản hiệp định bằng tiếng Việt đồng thời nói đến ba quốc gia Việt Nam: Bắc và Nam Việt Nam là hai quốc gia; quốc gia thứ ba ở đâu? Nếu miền Nam có hai quốc gia vậy thì chủ quyền của VNCH phải chia với một lực lượng khác. Đó là những điểm trở ngại quan trọng trong bản sơ thảo hiệp định.

Sau khi duyệt xét kỹ càng, chính phủ VNCH đưa ra 26 điểm cần được thay đổi trong bản sơ thảo. Trong khi cuộc hội thảo giữa VNCH và Hoa Kỳ đang diễn ra, tòa đại sứ VNCH ở Hoa Thịnh Đốn báo cáo về Sài Gòn là, trong một cuộc phỏng vấn với báo chí ngoại quốc, thủ tướng Phạm văn Đồng tuyên bố hòa đàm ở Ba Lê đang tiến triển với nhiều kết quả tốt đẹp, và chánh phủ lâm thời trong tương lai sẽ là một chánh phủ liên hiệp của ba thành phần. Báo cáo từ Hoa Thịnh Đốn tăng thêm sự hoài nghi về một sự lừa dối: ai đang lừa ai, và ai bị lừa. Đây là một lý do nữa để tổng thống Thiệu chống lại hiệp định mạnh hơn khi VNCH và Hoa Kỳ thảo luận trở lại vào ngày 22 tháng 10. Đêm đó, tổng thống Thiệu viết cho tổng thống Nixon một bức thư, trao qua tay Kissinger Lá thư đề cập đến những khiếm khuyết của bản hiệp định, và lý do tại sao VNCH không thể nào chấp nhận bản hiệp định đó.

Với những phỏng đoán về sự chấp nhận và ký kết bản sơ thảo hiệp định bợ lỡ dở, Kissinger  đánh điện tín cho Lê Đức Thọ, nói là lịch trình ký kết bản hiệp định quá cấp bách để Hoa Kỳ có thể ký hiệp định vào ngày 31 tháng 10 như đã định. Cùng lúc, Kissinger thông báo cho Bắc Việt biết Hoa Kỳ sẽ ngưng mọi oanh tạc từ vĩ tuyến thứ 20 trở lên vào ngày 25 tháng 10.

Về phần tổng thống Thiệu, ông lên đài truyền thanh và truyền hình thông báo cho toàn quốc biết VNCH không thể chấp nhận một chính phủ liên hiệp. Cùng lúc, Bắc Việt không đứng yên: họ tung quả bom tuyên truyền. Bắc Việt đưa ra công chúng nội dung cả bản hiệp định sơ thảo, lịch trình ký kết hiệp định, và lên án tổng thống Thiệu là người phá hoại hòa bình. Bắc Việt đòi hỏi Hoa Kỳ ký hiệp định vào ngày 31 tháng 10, 1972 như đã hứa theo lịch trình. Đối diện với những biến chuyển mới, Kissinger mở cuộc họp báo để giải thích nội dung của bản hiệp định. Kissinger tuyên bố “Hòa ình đang ở trong tầm tay,” và chỉ cần họp với Bắc Việt một lần nữa thì hòa đàm Ba Lê sẽ kết thúc.

Trong tháng 11, nhiều cuộc trao đổi qua lại giữa Hoa Thịnh Đốn và Sài Gòn, nhưng nội dung của bản hiệp định vẫn không thay đổi. Trong tháng 11, qua chương trình quân viện có tên là ENHANCE PLUS, Hoa Kỳ viện trợ cho VNCH một số lượng quân cụ, chiến cụ quan trọng. Vận tải cơ C-5 Galaxy và vận tải hạm đem đến Việt Nam chiến đấu cơ A-37, F-5, xe tank M-48, vận tải cơ C-130, trực thăng, và đại pháo 175 ly. Cộng thêm số chiến cụ, Hoa Kỳ chuyển lại cho quân đội VNCH tất cả các căn cứ và đồ trang bị ở các nơi đồn trú. Với số quân viện đó, Bộ Tổng Tham Mưu lập thêm các đơn vị pháo binh nặng, phòng không và thiết giáp. Những phi đoàn không quân C-130A và F-5A cũng được thành lập. Tuy nhien một số chiến cụ chưa dùng ngay được. Đây là số chiến cụ dùng để thay thế chiến cụ cũ hay bị hư trong tương lai theo những qui ước trong hiệp định. Chương trình quân viện qui mô và cấp tốc ENHANCE PLUS này có hai mục đích: về quân sự, chương trình gia tăng khả năng và sức mạnh của quân đội ta; về chính trị, Hoa Kỳ muốn chứng tỏ họ là một đồng minh tin tưởng được, để hy vọng chính phủ VNCH dung hòa hơn trong chuyện chấp nhận bản hiệp định.

Phải đồng ý tổng thống Nixon đã thật sự quan tâm đến những dị biệt trong bản hiệp định do chúng ta đưa ra. Nixon ra lệnh duyệt xét lại các điểm bất đồng ý kiến. Các điểm cần xét lại gồm có:

Các điểm quan trọng: (a) Vùng Phi Quân Sự phải được coi như biên giới giữa Bắc và Nam Việt Nam, như Hiệp Định Geneva phân định từ trước. (b) Phải có một cuộc rút quân tượng trưng  từ phía Bắc Việt (có thể 25 ngàn quân), và ngược lại VNCH sẽ giảm một số quân tương đương. (c) Cuộc ngưng bắn phải được áp dụng cho toàn thể Đông Dương. (d) Lực lượng quốc tế kiểm soát đình chiến phải mạnh và sẵn sàng làm việc khi hiệp định có hiệu lực.

Các điểm không quan trọng: (a) Hai bản Anh và Việt ngữ của hiệp định phải được sửa lại để cùng có ý nghĩa như nhau, để ý nghĩa về cơ cấu của Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải QUốc Gia không bị hiểu lầm. (c) Bản hiệp định phải được bốn bên chánh thức ký nhận.

https://lh3.googleusercontent.com/-wJCVNXz5eIc/YfIezHF71lI/AAAAAAABkR8/wcOxQR7OFGUQpL-fP26mEkH66CDle0sJwCNcBGAsYHQ/w253-h320/image.png

Ngày 9 tháng 11, 1972, chuẩn tướng Alexander Haig, Jr. đến Sài Gòn. Haig trao cho tổng thống Thiệu một bức thư của tổng thống Nixon, và nhấn mạnh tính chất quan trọng của chương trình quân viện ENHANCE PLUS. Nhưng khi thấy chính phủ VNCH giữ vững lập trường, không chấp nhận hiệp định, tướng Haig cho biết chính phủ Hoa Kỳ có thể ký hiệp định đó đơn độc với Bắc Việt. Vài ngày trước, ngày 5 tháng 11, các quốc gia Gia Nã Đại, Hung Gia Lợi, Nam Dương và Ba Lan đồng ý trên căn bản là họ sẽ dự phần vào Ủy Ban Kiểm Soát và Giám Sát Quốc Tế.

Ngày 20 tháng 11, Lê Đức Thọ và Kissinger họp mặt lại. Lê Đức Thọ xuất hiện trước, tuyên bố với báo chí là Bắc Việt nghi ngờ sự thành thật của Hoa Kỳ. Tuy không nói trắng ra, nhưng Lê Đức Thọ muốn nói đến chương trình viện trợ ENHANCE PLUS, và chuyện Hoa Kỳ đã không ký hiệp định vào ngày 31 tháng 10 theo lịch trình đã định. Khi gặp nhau, Kissinger  đưa ra những đòi hỏi của phía VNCH và Hoa Kỳ. Không khí hai ngày thương lượng đầu tiên cởi mở trong sự trao đổi. Nhưng bất ngờ Lê đức Thọ trở nên cứng rắn với những đề nghị từ ngày 23 tháng 11. Lê Đức Thọ gạt hết tất cả đề nghị của Hoa Kỳ và đòi Hoa Kỳ thay chính phủ VNCH. Có lẽ đây là chỉ thị mới từ Hà Nội. Kissinger rất ngạc nhiên về thái độ trở mặt này của Lê Đức Thọ. Kissinger yêu cầu Lê Đức Thọ cho biết lý do, nhưng sự giải thích từ phía bên kia không làm hài lòng lắm. Kissinger nhấn mạnh đến sự thiện chí trong cuộc hòa đàm Hoa Kỳ ngưng oanh tạc từ vĩ tuyến 20 trở lên; nhưng Lê Đức Thọ trả lời là Hòa Kỳ đã đòi hỏi thêm nhiều điều kiện mới. Bị bế tắc, hai bên ngưng nói chuyện với nhau vào ngày 25 tháng 11, nhưng đồng ý gặp lại vào đầu tháng 12. Ngay trong thời điểm này, đặc sứ VNCH Nguyễn Phú Đức đến Hoa Thịnh Đốn  để trao cho tổng thống Nixon một lá thư từ tổng thống Thiệu. Lá thư giải thích vị trí VNCH đối với hiệp định Ba Lê.

Ngày 4 tháng 12, Kissinger và Lê Đức Thọ gặp lại nhau. Lần này thái độ của Thọ giống như lần họp vừa qua; thái độ cởi mở hơn một chút trong những buổi họp sau, nhưng cuộc nói chuyện không có một tiến triển nào. Hai bên bàn cãi trở lại những vấn đề tưởng đã được giải quyết rồi. Ngày 13 tháng 12, Kissinger rời Ba Lê nhưng các phụ tá của ông ở lại để thương lượng những dị biệt với Bắc Việt. Sự bế tắc lần này thật và có điềm không tốt.

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEh4iPTwv_ZEnXzH7zp8BWGtZIPUQ4x6twvDFCHvDC3ePH1ChLld6UeuAo-8fcXDtp5tVtWEbdayMBv8QyO51pd3T7H34XCqVxSeLNoi2JmGrxNbgJOprciMHuNGiea-xhLDVPpobhDUT8hl4kxdcOHCuH7Xbn4bw1XuxMx4TD6D1Kj2p-nfsmR87XnT=w640-h221

Sau khi họp và duyệt lại những chi tiết của cuộc hòa đàm với Kissinger ở Hoa Thịnh Đốn, tổng thống Nixon gởi một điện tín cho Hà Nội, thông báo nếu Bắc Việt không trở lai thương nghị một cách nghiêm chỉnh, Hoa Kỳ sẽ dội bom  trở lại trong vòng 72 tiếng. Khi không thấy Bắc Việt trả lời, Hoa Kỳ dội bom trở lại trên toàn lãnh thổ Bắc Việt. Không chịu nổi cuộc dội bom khủng khiếp—Hoa Kỳ dùng cuộc dội bom như muốn nói ý định quyết liệt của mình trong vấn đề thương lượng—Bắc Việt thương lượng trở lại. Theo ý tôi (Cao văn Viên) Bắc Việt đã bị bắt buộc trở lại bàn hội nghị. Hoa Kỳ ngưng cuộc dội bom khủng khiếp đó vào ngày 30 tháng 12 năm 1972.

Tám ngày sau, ngày 8 tháng 1 năm 1973, Kissinger gặp Lê Đức Thọ. Lần nói chuyện này khả quan hơn. Hai bên duyệt lại bản sơ thảo của hiệp định từng điểm một. Vào ngày 14 tháng 1, Kissinger báo cáo với tổng thống Nixon  về những tiến triển khả quan của cuộc họp. Ngày hôm sau, Hoa Kỳ ra lệnh tất cả đơn vị Hoa Kỳ ngưng tấn công Bắc Việt.

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEi1ldFcFFoi-AvDymJAcf7o7BSQFUO2HwN7KepR3Z8VtdakuxFzXr7nZPNt_x2csIYeBoe287nmVl1Yzn7wo37mNh2i69xOK3nm17Jnd7fA7w1NY_fEgw8UoXkk4MBlu2BOZZNnM9N1WY7xObpfv0HFOnwmnUmEeD6Wm3YCDnA41StHECr2qvVWhH-q=w640-h371

QUÂN ĐỘI HOA KỲ RỜI VN TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT CÓ SỰ GIÁM SÁT 4 BÊN

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEijhvV0m21sCPiW5aTWZe02B7OrRR1kUUiHff3hKv_t1u2PBs_BEAXf4eGoLdfMe7rjl46pnUT8-GcI0grW6MZ5cKm5IJMw6ns_OYggDYQ8mQ5fIROJjGnokITsHt4eksqu4kHQEP32IHOspV0EUYTQ7Ur-QcuUzQV4ltsnRvvx9tuQMF1ccVfQD4-q=w640-h373

BUỔI LỄ CUỐN CỜ CUỐI CÙNG CỦA QUẨN ĐỘI MỸ THÁNG 3.1973

Ngày 16 tháng 1, chuẩn tướng Haig đến Sài Gòn. Chính phủ VNCH vẫn còn đòi hỏi sửa đổi một vài quy tắc trong bản hiệp định. Nhưng vào ngày 19 tháng 1, Hoa Kỳ thông báo chính phủ VNCH bản hiệp định định không còn thay đổi được nữa. Bản hiệp định sẽ được thảo duyệt lần cuối vào ngày 23 tháng 1, và bốn bên sẽ chính thức ký vào ngày 27 tháng 1 tại Ba Lê. Hiệp Định sẽ có hiệu lực vào 8 giờ sáng, ngày 28 tháng 1 năm 1973, giờ Sài Gòn. Được biết thêm vào ngày 21 tháng 1, tổng thống Nixon có gởi cho tổng thống Thiệu một lá thư, hăm dọa VNCH là nếu VNCH từ chối hiệp định, Hoa Kỳ sẽ ký một mình, và khi chuyện đó xảy ra, Hoa Kỳ sẽ cắt tất cả ngân khoản viện trợ. Nếu VNCH đồng ý ký bản hiệp định thì (1)tổng thống Hoa Kỳ sẽ hết lòng can thiệp với quốc hội Hoa Kỳ để tiếp tục viện trợ cho VNCH và (2) chính phủ Hoa Kỳ hứa sẽ phản ứng quyết liệt trong trường hợp cộng sản Bắc Việt vi phạm hiệp định. Sau nhiều  buổi họp với hội đồng an ninh quốc gia và thảo luận  với nhiều nhân vật có tiếng nói ở quốc hội và các cơ quan hành chánh, tổng thống Thiệu viết cho tổng thống Nixon một lá thư đồng chấp nhận hiệp định Paris.Trong thư tổng thống Thiệu đề nghị một cuộc họp mặt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau khi hiệp định Paris được ký kết.

 CAO VĂN VIÊN 

https://chuyendaiho.blogspot.com/2023/01

Chuyện Việt Nam Thứ tư 11/01/2023: Thương mại VN thâm hụt với TQ – Nhiều nơi đăng kiểm bị khởi tố – VN chỉ xét nghiệm nhanh với khách TQ có triệu chứng Covid.

Wednesday, January 11th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Thương mại Việt Nam: Đạt thặng dư kỷ lục với Mỹ, tăng thâm hụt với Trung Quốc – 10/01/2023 

VOA Tiếng Việt 

Các container chứa hàng được xếp lên một tàu biển ở cảng Hải Phòng. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng trong khi nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á từ Trung Quốc cũng tăng mạnh trong năm qua.

Các container chứa hàng được xếp lên một tàu biển ở cảng Hải Phòng. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng trong khi nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á từ Trung Quốc cũng tăng mạnh trong năm qua. 

Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng lên mức kỷ lục trong khi thâm hụt trong lĩnh vực giao thương hàng hóa với Trung Quốc của quốc gia Đông Nam Á cũng tăng lên mức cao nhất được ghi nhận.

Giữ liệu mới được Tổng cục Hải quan đưa ra do Reuters trích dẫn cho thấy thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng cao nhất được ghi nhận trong lịch sử, lên 94,9 tỷ USD vào năm 2022, với các sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ như may mặc, giày dép, điện thoại thông minh, đồ điện tử và đồ gỗ.

Trong khi đó, dữ liệu do Cục Dân số Hoa Kỳ (USCB) công bố cho thấy tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trị giá hơn 109 tỷ USD trong khi nhập khẩu từ Hoa Kỳ trị giá chỉ hơn 9,7 tỷ USD.

Việt Nam có mức thặng dư thương mại với Mỹ vào năm 2021 là hơn 90,8 tỷ USD, cũng là mức cao kỷ lục tính tới thời điểm đó.

Mức thâm hụt thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng cao hàng năm khiến Việt Nam trở thành nước có mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu với Mỹ cao thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Mexico.

Điều này đã khiến Tổng thống Donald Trump đưa Việt Nam vào ‘tầm ngắm’ để thúc ép giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Ông Trump cũng từng chỉ đạo Bộ Tài chính tiến hành các cuộc điều tra về thao túng tiền tệ hay nguồn gốc gỗ nhập khẩu tại quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đã được hạ giảm dưới thời Tổng thống Joe Biden với việc Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ của Mỹ.

Cùng thời gian, thâm hụt thương mại với Trung Quốc, nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị lớn nhất cho lĩnh vực sản xuất tập trung nhiều lao động của Việt Nam, đã tăng lên mức kỷ lục 60,2 tỷ USD vào năm ngoái, cao hơn mức 54 tỷ USD một năm trước đó.

Dữ liệu hải quan Việt Nam công bố hôm 9/1 được Reuters trích dẫn cho thấy nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc vào năm ngoái tăng 6,6% lên 117,87 tỷ USD, với các sản phẩm nhập khẩu dẫn đầu là máy móc, đồ điện tử, vải, điện thoại thông minh và linh kiện.

Dù Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng theo nhận định của VnEconomy vào tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc lại là “thị trường quan trọng nhất, tác động lớn đến quy mô và tốc độ tăng xuất, nhập khẩu của Việt Nam”. Theo tờ báo này, nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc lớn và còn tăng lên do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc nước láng giềng của Việt Nam hiện là nền kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Còn xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng, đặc biệt trong những năm gần đây kể từ khi Tổng thống Trump phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, khiến các công ty Mỹ tìm kiếm nhà cung cấp bên ngoài Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 lại càng khiến việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất của các công ty Mỹ ra khỏi Trung Quốc sang các nước như Việt Nam thêm nhanh chóng và đẩy mạnh thương mại giữa Mỹ và Việt Nam tăng cao hơn.

Với tỷ trọng thương mại tăng cao với Hoa Kỳ, Việt Nam trong năm qua đã đẩy bật Anh ra khỏi vị trí lâu năm trong nhóm 7 đối tác thương mại hàng hóa đứng đầu của Mỹ.

Việt Nam đang được hưởng lợi từ khoảng 15 hiệp định thương mại tự do vốn giúp thúc đẩy nền kinh tế định hướng xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng 8% trong năm ngoái. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 tăng 10,6% lên 371,85 tỷ USD, theo thống kê mới được đưa ra của Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Tuy nhiên theo Reuters, các nhà kinh tế cảnh báo rằng Việt Nam đang phải đối mặt với những “cơn gió thổi ngược,” khi nhu cầu toàn cầu suy yếu đã bắt đầu ảnh hưởng đến các đơn đặt hàng của Việt Nam vào tháng 12/2022 khiến xuất khẩu giảm 14% so với một năm trước đó.


GĐ, PGĐ và 5 nhân viên của Trung tâm Đăng kiểm 50-14D bị khởi tố

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/trung-tam-dang-kiem-5014D-768x576-1-700x480.jpg

Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-14D. (Ảnh: car247.net) 

Mở rộng điều tra sai phạm tại các Trung tâm Đăng kiểm, Công an huyện Hóc Môn đã khởi tố Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-14D cùng 6 người khác.

Ngày 11/1, Công an huyện Hóc Môn (TP.HCM) đã khởi tố bị can, bắt giam 7 người tại Trung tâm Đăng kiểm 50-14D (ở Cụm C1, KCN Khánh Đông, Quốc lộ 22, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn) để điều tra về tội “Nhận hối lộ”.

7 người gồm:

– Hoàng Tấn Lực (SN 1989, ngụ huyện Củ Chi), Giám đốc;
– Bế Bình Dương (SN 1984, ngụ quận 12), Phó Giám đốc;
– Đặng Huỳnh Nhật Quang (SN 1990, ngụ tỉnh Tây Ninh), Chuyền trưởng;
– Hà Anh Tiến (SN 1988), Trần Hoài Phạm Anh Ly (SN 1983, cùng ngụ tỉnh Tây Ninh), Vũ Trường Sơn (SN 1989, ngụ tỉnh Nam Định) và Nguyễn Văn Nối (SN 1997, ngụ tỉnh Long An) – đều là đăng kiểm viên.

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

Hiện chưa rõ số tiền mà 7 bị can nhận hối lộ là bao nhiêu. Trung tâm Đăng kiểm 50-14D trước đó bị công an khám xét vào khoảng 14h15 ngày 29/12/2022.

Vụ án sai phạm tại các Trung tâm Đăng kiểm được Công an TP.HCM phát hiện từ tháng 10/2022.

Khi đó, lực lượng CSGT TP.HCM đã chặn dừng xe tải 50H-100.20 trên đường để kiểm tra thành thùng và giấy kiểm định phương tiện.

Qua kết quả đo thành thùng phương tiện về chiều dài, rộng, cao và đối chiếu với sổ giấy kiểm định, phương tiện này không khớp với thông số kỹ thuật trên giấy kiểm định do Trung tâm kiểm định 62-03D cấp. Thấy có dấu hiệu tội phạm, cơ quan điều tra lấy lời khai tài xế, chủ xe để tiến hành điều tra.

Sau đó, Công an TP.HCM khám xét 12 Trung tâm Đăng kiểm ở các tỉnh Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tiền Giang… phát hiện các Trung tâm Đăng kiểm khi kiểm định đã cố ý bỏ qua lỗi vi phạm của hơn 70.000 phương tiện giao thông, thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng.

Mở rộng điều tra, vụ việc còn liên quan đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. Ngày 5/1, Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Anh Quân (SN 1963, Quyền Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới), Đặng Trần Khanh (SN 1976, Phó Trưởng Phòng phòng kiểm định xe cơ giới) và Phạm Đức Ngọc (SN 1977, chuyên viên Phòng Kiểm định xe cơ giới) về tội “Nhận hối lộ”.

Tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện ông Nguyễn Vũ Hải, Phó cục trưởng, điều hành hoạt động thay ông Đặng Việt Hà, Cục trưởng. Ông Hà vắng mặt tại Cục để phục vụ công tác điều tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Đến nay, công an TP.HCM đã khởi tố khoảng 60 bị can về các tội Môi giới hối lộ, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Giả mạo trong công tác.

Minh Long

Cục trưởng Cục Đăng kiểm không bị bắt mới là lạ

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/Anh-man-hinh-2023-01-11-luc-08.19.13.png

Tối qua, nhiều trang báo chính thống đưa tin Đặng Việt Hà – Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN, bị bắt nhưng sáng nay các trang đều gỡ bài. Có người cho rằng, ông Hà bị “tó” cách đây hai ngày, khi báo chí đưa tin Cục phó Nguyễn Vũ Hải tạm điều hành hoạt động của Cục, và Cục trưởng vắng mặt để phục vụ cơ quan điều tra!

Trước đó, Công an TP.HCM đã khám xét 13 trung tâm kiểm định, khởi tố 6 vụ án, 43 bị can với các tội danh “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ” và “giả mạo trong công tác”.

Nói huỵch toẹt là 12 Trung tâm đăng kiểm ở TP.HCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre đã bỏ qua các lỗi kỹ thuật của xe, cấp 52.300 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho 70.000 xe được kiểm định, để nhận hối lộ.

Công an thành phố đã bắt giam quyền trưởng phòng và phó phòng Kiểm định của Cục Đăng kiểm vì nhận hối lộ, thì Cục trưởng khó mà vô can. Cục Đăng kiểm VN quản lý Nhà nước về “an toàn xe cộ trên đường” mà tiếp tay cho “cô hồn” giúp người đi đường mau gặp tai nạn.

Trước đây, hai thứ trưởng bộ Y tế Cao Minh Quang và Trương Quốc Cường (xuất thân từ Cục trưởng Quản lý Dược VN) đã bị bắt vì cấp số đăng ký lưu hành cho thuốc ung thư giả, thuốc không đủ hồ xuất xứ, thuốc gây nghiện, nhập chất kích tạo nạc salbutamol. Nghĩa là, hai đời Cục trưởng quản lý “an toàn dược phẩm, dược liệu” đã tiếp tay cho “tử thần” giúp bệnh nhân tử vong.

Phải cám ơn dịch Covid, nhờ nó mà lòi ra các bộ trưởng Y tế và KHCN, thứ trưởng ngoại giao và nhiều cục trưởng và phó của: Cục Lãnh sự VN, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Vụ trang thiết bị y tế… bị bắt vì lợi dụng dịch bệnh, nhận hối lộ để cho lưu hành test kit Việt Á, nhận hối lộ từ giá vé bay cắt cổ để giải cứu kiều bào từ tâm dịch.

Đó là chưa kể Cục trưởng Cục Quản lý giá của Bộ Tài chính bị Uỷ ban kiểm tra Trung ương cách hết chức vụ trong đảng do gây hậu quả “rất nghiêm trọng” trong chuyến bay giải cứu, nhưng chưa bị khởi tố.

Tất cả Cục của các Bộ đều có thòng đuôi “Việt Nam”, vì nó thay mặt Chính phủ quản lý ngành chuyên môn, mà dẫn nhau vô tù đông như vậy, thì nhân dân chỉ còn chờ xuống âm phủ, vì “cô hồn” và “tử thần” luôn luôn sát bên cạnh!

Mai Bá Kiếm


Trà Vinh: Chủ cơ sở buôn bán hải sản bị phạt 17 năm tù

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/nguyen-thi-my-700x480.jpg

Bà Nguyễn Thị Mỹ Cơ tại phiên tòa ngày 10/1. (Ảnh: congan.travinh.gov.vn). 

Kinh doanh khó khăn từ đầu năm 2020, một chủ cơ sở bán hải sản nói dối cần tiền đầu tư nuôi tôm, từ đó chiếm đoạt tới hơn 16 tỷ đồng của các nạn nhân.

Ngày 10/1, TAND tỉnh Trà Vinh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Thị Mỹ Cơ (SN 1981, trú tại xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo cáo trạng, năm 2010, bà Cơ làm nghề mua bán hải sản tại xã Long Khánh (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh). Trong quá trình mua bán hải sản nhỏ lẻ tại địa phương, bà Cơ quen biết với nhiều người, trong đó có bà Nguyễn Hồng Sang (SN 1979) và bà Lâm Thị Thu Hồng (SN 1978, cùng trú tại xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải).

Đầu năm 2020, việc mua bán hải sản của bà Cơ gặp nhiều khó khăn. Để có tiền chi tiêu cá nhân và tiếp tục mua bán hải sản, trả tiền nhân công, bà Cơ đưa ra thông tin gian dối nhằm vay số tiền lớn của các bị hại. Cụ thể, bà Cơ nói dối rằng vay tiền để mua tôm nuôi, hứa từ 5 – 10 ngày sẽ trả cả tiền gốc và lãi.

Do tin tưởng bà Cơ, các bị hại đồng ý cho vay. Bằng thủ đoạn như trên, bà Cơ chiếm đoạt của bà Sang hơn 13 tỷ đồng, chiếm đoạt của bà Hồng hơn 3 tỷ đồng.

Căn cứ vào hành vi, tính chất của vụ án, HĐXX tuyên phạt bà Cơ 17 năm tù giam, đồng thời buộc phải bồi thường số tiền hơn 16 tỷ đồng cho các bị hại.

Khánh Vy


Việt Nam xét nghiệm COVID nhanh với người nhập cảnh từ Trung Quốc 

10/01/2023 

VOA Tiếng Việt 

Cửa khẩu quốc tế hữu nghị nhìn từ phía tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam
Cửa khẩu quốc tế hữu nghị nhìn từ phía tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam 

Giới chức tỉnh giáp biên Lạng Sơn được yêu cầu xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với dòng người về và đến từ Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị sau khi phía Trung Quốc cho xuất nhập cảnh trở lại sau ba năm.

Trong buổi làm việc với Sở Y tế Lạng Sơn và lực lượng tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị hôm 9/1 về các biện pháp phòng-chống dịch sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, đã đưa ra yêu cầu này, theo tường thuật của trang mạng VnExpress.

Theo đó, những ca nghi mắc COVID, tức là có triệu chứng sốt, ho, khó thở…, sẽ được lấy mẫu để xét nghiệm nhanh tại chỗ. Nếu xét nghiệm dương tính với virus corona thì mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để giải mã trình tự gien. Mục đích của việc này là truy lùng các biến chủng mới dễ lây lan để ngăn chúng xâm nhập vào Việt Nam.
Ông Tâm được dẫn lời cho rằng việc test nhanh này là ‘cần thiết’ trước tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc.

Ông yêu cầu Lạng Sơn tăng cường phòng chống dịch trong dịp Tết và chuẩn bị sẵn sàng khi số ca mắc tăng vọt. Ông Tâm cũng đề nghị giới chức biên giới đẩy mạnh tuyên truyền ở cửa khẩu để khách nhập cảnh lưu ý các biện pháp phòng chống dịch theo phương châm 2K (khẩu trang và khử khuẩn).

“Trong bối cảnh mới, các biện pháp phòng chống dịch phải linh hoạt và an toàn chứ không nên phát sinh thêm bất kỳ thủ tục gì khác”, ông Tâm được dẫn lời nói.

Việt Nam đã bãi bỏ các biện pháp chống dịch hà khắc và tiến đến ‘thích ứng an toàn, linh hoạt’, tức sống chung với dịch COVID kể từ ngày 1/10/2021 – sớm hơn một năm so với Trung Quốc.

VnExpress dẫn lời ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, cho biết Việt Nam không đòi hỏi phải xét nghiệm PCR đối với khách đến hay về từ Trung Quốc mặc dù nhiều nước trên thế giới đang áp dụng biện pháp này để kiểm soát dòng người nhập cảnh từ Trung Quốc.

“Cần chuẩn bị các tình huống xử trí khi phát hiện ca bệnh nặng, suy hô hấp, vận chuyển từ cửa khẩu về cơ sở y tế”, ông Dương được dẫn lời nói.

Việt Nam và Trung Quốc đang bước vào đợt cao điểm đi lại của người dân trước thềm Tết Nguyên đán Quý Mão. Hàng ngàn người từ cả hai phía đang nhập cảnh qua cửa khẩu Hữu Nghị để về nước ăn Tết, trang VnExpress cho biết.

Hiện tại Việt Nam đang cảnh giác với biến thể phụ XBB, XBB 1.5 của biến chủng Omicron vốn đang lây lan rất nhanh ở hơn 60 nước trên thế giới. Ông Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, được VnExpress dẫn lời cho rằng việc các biến chủng này xâm nhập vào Việt Nam là ‘khó tránh khỏi’.

Trung Quốc đã mở cửa biên giới trở lại với các nước hôm 8/1 sau ba năm đóng cửa để thực hiện chính sách Zero COVID. Việc mở cửa này diễn ra vào lúc dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc khiến nhiều nước phương Tây áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với hành khách nhập cảnh từ nước này.

Trên mạng xã hội, có nhiều tiếng nói yêu cầu Việt Nam nên làm theo các nước phương Tây là xét nghiệm PCR đối với khách đến từ Trung Quốc hay thậm chí là đóng cửa biên giới với nước này.


Bloomberg: VinFast cân nhắc tiến hành IPO tại Mỹ vào quý 2 

10/01/2023 

VOA Tiếng Việt 

Người xem trước gian hàng của VinFast tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2023 được tổ chức ở Las Vegas của Mỹ từ 5-8 tháng này.

Người xem trước gian hàng của VinFast tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2023 được tổ chức ở Las Vegas của Mỹ từ 5-8 tháng này. 

VinFast, hãng sản xuất xe ô tô điện được hậu thuẫn bởi tỷ phú giàu nhất Việt Nam, đang xem xét phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ ngay trong quý 2 năm nay, theo Bloomberg.

Hãng xe của tập đoàn Vingroup, do tỷ phú Phạm Nhật Vương sáng lập, nộp đơn xin phát hành IPO cho Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) hồi đầu tháng 12 năm ngoái. Theo hồ sơ mà VinFast nộp cho SEC, hãng xe Việt Nam đã làm việc với 9 ngân hàng, bao gồm JPMorgan và Citygroup, về kế hoạch niêm yết của công ty tại Mỹ. Theo đó, VinFast có thể huy động ít nhất 1 tỷ USD nhưng cũng có thể nhiều hơn tùy thuộc vào sự quan tâm của cổ đông.

Các nguồn tin biết về kế hoạch phát hành IPO tại Mỹ của VinFast nói với Bloomberg trong tư cách ẩn danh rằng chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra về việc phát hành và các chi tiết, gồm cả thời gian, vẫn có thể thay đổi.

Kế hoạch chào bán IPO ra công chúng của hãng xe điện khởi nghiệp của Việt Nam đã được ấp ủ từ gần hai năm nay. Bloomberg lần đầu tin đưa tin hồi đầu năm 2021 rằng Vingroup đang xem xét IPO trị giá 2 tỷ USD ở Mỹ cho VinFast. Hồi tháng 4 năm nay, công ty cho biết đã nộp hồ sơ kín để niêm yết tại Mỹ.

VinFast, bắt đầu hoạt động từ năm 2019, đang tăng tốc mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường Mỹ, nơi có sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng xe danh tiếng như Telsa, Ford, BMW hay Nissan.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, nhiều trang tin chuyên về ô tô và công nghệ ở Mỹ đã đưa ra nhận xét tiêu cực về xe điện của VinFast với nhận định rằng xe ô tô của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh ở thị trường Hoa Kỳ.

Nhưng theo Tổng Giám đốc điều hành VinFast tại Mỹ, Nguyễn Giang, nói với VOA tại cuộc Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2023 ở Las Vegas hồi đầu tháng này, công ty của Việt Nam “đã có nghiên cứu về xe điện nhiều năm trước khi xâm nhập vào thị trường Mỹ.”

Bà Giang còn cho biết VinFast không cho rằng các hãng ô tô điện hiện nay là đối thủ của mình bởi vì “chiến lược lâu dài của VinFast là chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện nên VinFast sẽ cùng với các hãng ô tô điện để ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng xe điện hơn nữa”.

Hãng đã xuất lô xe điện đầu tiên gồm gần 1.000 chiếc sang Mỹ và lô hàng này đã cập cảng ở Benicia của California hôm 19/12. VinFast đã trì hoãn việc giao những chiến xe này cho khách hàng sang tháng này với lý do là các ngày lễ cuối năm ở Mỹ, theo Bloomberg.

Trong một thông báo về việc trở lại tham gia CES 2023 ở Las Vegas của VinFast, Phó Thủ tịch Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết rằng 999 chiếc xe điện VF 8 đầu tiên cập cảng ở California “sẽ sớm được giao cho khách hàng”.

Toàn bộ xe của VinFast hiện đang được sản xuất ở nhà máy của hãng tại Hải Phòng. Hãng cũng đã có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất xe ở Mỹ với công suất 150.000 xe/năm, dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 7/2024.

Tuy nhiên, dự án xây nhà máy của VinFast đang vấp phải phản đối từ một tổ chức phi lợi nhuận ở North Carolina, nơi dự kiến sẽ đặt nhà máy của hãng xe Việt Nam, vì những quan ngại về môi trường sinh thái.

Tự do Tôn giáo 2022 – CS Việt Nam quyết xoá bỏ các giáo hội độc lập

Monday, December 19th, 2022

19/12/2022

Tự do Tôn giáo 2022 - Việt Nam quyết xoá bỏ  các nhóm độc lập

Một số sự kiện về Tôn giáo – Tín ngưỡng ở Việt Nam 2022 /Photo: RFA 

Năm 2022, Tự do tôn giáo Việt Nam bị đánh giá là tồi tệ hơn khi hàng loạt các tôn giáo, cơ sở sinh hoạt tôn giáo độc lập bị Chính quyền Hà Nội dùng mọi phương cách, từ vận động, ngăn chặn, tấn công, cho tới bỏ tù… hòng xoá bỏ bất kỳ nhóm tôn giáo nào không đi theo khuôn khổ của Nhà nước.

Việt Nam bị Hoa Kỳ giám sát đặc biệt về Tự do tôn giáo

(more…)

Việt Nam thay Trung Quốc đầu tư chất bán dẫn Hàn Quốc và Mỹ

Monday, August 29th, 2022

29/8/2022 

Nhà máy của Samsung Electronics tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Ảnh chụp từ màn hình video Reuters ngày 04/08/2022. © REUTERS 

(more…)

Thời sự Việt Nam Thứ năm 09 tháng 6 năm 2022

Thursday, June 9th, 2022

Ấn Độ bàn giao 12 tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam 

09/6/2022 

VOA Tiếng Việt 

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh bàn giao 12 tàu tuần tra cao tốc cho đại diện Quân đội Việt Nam ở nhà máy đóng tàu Hồng Hà, Hải Phòng, ngày 9/6/2022. Photo Twitter Rajnath Singh.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh bàn giao 12 tàu tuần tra cao tốc cho đại diện Quân đội Việt Nam ở nhà máy đóng tàu Hồng Hà, Hải Phòng, ngày 9/6/2022. Photo Twitter Rajnath Singh. 

(more…)

Thời sự Việt Nam Thứ ba 07 tháng 6 năm 2022

Tuesday, June 7th, 2022

Dư luận Việt lại dậy sóng về ‘chuyến bay giải cứu’ trục lợi hàng nghìn tỉ đồng – 06/6/2022 

VOA Tiếng Việt 

Thứ trưởng Ngoại giao VN Tô Anh Dũng (ảnh lớn) bị bắt hôm 14/4/2022 vì tội "nhận hối lộ".
(more…)

Thời sự Việt Nam Thứ sáu 27 tháng 5 năm 2022

Friday, May 27th, 2022
  • Mâu thuẫn khi thu mua hải sản, tàu cá bị tông chìm, 6 ngư dân rơi xuống biển
  • Thêm Giám đốc CDC Đắk Lắk và cộng sự bị bắt do liên quan vụ Việt Á
  • Nguyễn Huỳnh – ‘nhân vật bí ẩn’ trong vụ án Việt Á bị bắt
  • Việt Nam nói sẵn sàng tham gia tái thiết Ukraine 
  • Bản án của cựu Thứ trưởng Y tế gây tranh cãi 

Bản án của cựu Thứ trưởng Y tế gây tranh cãi – 27/5/2022

Nguyễn Lại 

Ảnh tư liệu - Cựu thứ trưởng bộ Y tế Việt Nam Trương Quốc Cường tại phiên toà ở Hà Nội

Ảnh tư liệu – Cựu thứ trưởng bộ Y tế Việt Nam Trương Quốc Cường tại phiên toà ở Hà Nội 

(more…)

Thời sự Việt Nam – Thứ ba 24 tháng 5 năm 2022

Tuesday, May 24th, 2022

Vietnam Airlines đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán

Vietnam Airlines đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán

Hình minh họa: Máy bay của Vietnam Airlines tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TPHCM hôm 1/12/2021 

(more…)

Thời sự Việt Nam – Ngày Thứ năm 12 tháng 5 năm 2022

Thursday, May 12th, 2022

Cựu Bí thư Bình Dương ly hôn vợ trước khi bị bắt

RFA
2022.5.12

Cựu Bí thư Bình Dương ly hôn vợ trước khi bị bắt

Ông Trần Văn Nam – nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương. Tỉnh uỷ Bình Dương 

(more…)

Hy vọng gì cho Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ?

Thursday, April 21st, 2022

Bình luận của Dương Thanh Toàn
20/4/2022

Hy vọng gì cho Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ?
(more…)

Thời sự Việt nam – Ngày 07/3/2022

Monday, March 7th, 2022

Sứ quán Ukraine ở Hà Nội làm hội chợ gây quỹ trong lúc Nga đánh Ukraine

Nhật Lam

Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Hà Nội

5 tháng 3 2022

Đại sứ quán Ukraine, nơi tổ chức hội chợ từ thiện

Nguồn hình ảnh, Nhat Lam

(more…)

Thời sự Việt Nam – 23/02/2022

Wednesday, February 23rd, 2022

Ba tuyến cáp quang biển gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng – RFA

Ba tuyến cáp quang biển gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng

Các tuyến cáp quang biển bị sự cố đang được sửa chữa (Hình minh hoạ) 

(more…)

Thời sự Việt Nam – 15 tháng 02 năm 2022

Tuesday, February 15th, 2022

Samsung Electronics chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại từ Việt Nam về Hàn Quốc

RFA
15-02-2022 

Samsung Electronics chuyển  dây chuyền sản xuất điện thoại từ Việt Nam về Hàn Quốc

Ảnh minh họa: Một cửa hàng bán điện thoại Samsung tại Châu Á. /AFP 

(more…)