BBC News
03/9/2023
Với việc Hoa Kỳ kỳ vọng sẽ nâng tầm quan hệ ngoại giao với cựu thù Việt Nam lên cấp cao nhất khi Tổng thống Joe Biden tới thăm Hà Nội trong một tuần nữa, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cảm thấy khó chịu.
(more…)
111-222-3333
Đồng Tâm -
Hà Nội
Việt Nam
Zip
hoangdo41@gmail.com
BBC News
03/9/2023
Với việc Hoa Kỳ kỳ vọng sẽ nâng tầm quan hệ ngoại giao với cựu thù Việt Nam lên cấp cao nhất khi Tổng thống Joe Biden tới thăm Hà Nội trong một tuần nữa, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cảm thấy khó chịu.
(more…)Quê Hương tổng hợp
Thu Hằng /RFI – 16/8/2023
Khoảng 500.000 tấn gạo Việt Nam sẽ được bán với giá cao hơn trong tháng 8 sau khi các nhà xuất khẩu Việt Nam thương lượng lại thành công. Thông tin được hai nguồn tin xác nhận với Reuters ngày 16/08/2023 trong bối cảnh giá gạo thế giới đạt đỉnh điểm từ 15 năm qua.
Ảnh minh họa: Thu hoạch lúa trên một cánh đồng ở Cần Thơ, ngày 28/02/2023. AFP – NHAC NGUYEN
Một nhân viên của một công ty giao dịch quốc tế cho Reuters biết « bên mua đã chấp nhận trả giá cao hơn đối với một số lô gạo được chuyển cho họ trong tháng 8 ». Cụ thể, khoảng 200.000 tấn gạo sẽ được giao trong tháng Tám, 300.000 tấn còn lại sẽ được chuyển đến các cảng của Việt Nam.
Các nước nhập khẩu, trong đó có Indonesia và Philippines, đã trả thêm từ 30 đến 80 đô la/tấn gạo thơm Việt Nam so với giá 550 đô la/tấn trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng của nước này từ tháng 07. Như vậy, bên bán thu thêm được từ 15 đến 40 triệu đô la so với giá thỏa thuận trước các lệnh hạn chế của New Delhi.
Phát biểu trước Quốc Hội Việt Nam ngày 15/08, bộ trưởng Nông Nghiệp thẩm định Việt Nam có thể xuất khẩu từ 7-8 triệu tấn gạo trong năm 2023 sau khi đã bảo đảm được an ninh lương thực trong nước.
Giá gạo tăng ở mức kỷ lục từ 15 năm qua
Nhìn chung, giá gạo châu Á đã tăng khoảng 20% từ tháng 07 năm nay. Gạo thơm Thái Lan cũng đã tăng thành 648 đô la/tấn vào đầu tháng 8. Đây là mức cao kỷ lục kể từ tháng 10/2008. Nhật báo kinh tế Pháp Les Echos phân tích hai lý do chính.
Thứ nhất là thiên tai do hiện tượng El Niño trở lại. Thái Lan phải đối mặt với nguy cơ hạn hán gia tăng. Trước tình trạng thiếu nước – đến 40% ở một số vùng nông nghiệp – chính quyền yêu cầu nông dân canh tác các giống cây cần ít nước hơn. Còn tại Trung Quốc, mưa lũ, nắng nóng, sâu bọ ở miền bắc đã khiến mùa màng thất thu, buộc chính quyền Bắc Kinh phải nhập khẩu gạo.
Thứ hai là do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo trắng, trừ gạo basmati. Quyết đinh được đưa ra vào tháng 07 nhằm bình ổn giá thị trường trong nước trong bối cảnh Ấn Độ chuẩn bị tổ chức tổng tuyển cử. Ấn Độ là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% thị trường.
VOA Tiếng Việt – 15/8/2023
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang cùng phái đoàn thăm một gian trưng bày tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật Quốc tế, Army-2023 ở Moscow, Nga, hôm 14/8.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nói rằng các phát triển quốc phòng của Nga sẽ chứng tỏ sự hữu ích đối với quân đội Việt Nam, đồng thời bày tỏ niềm tin rằng Việt Nam vẫn là một đồng minh tin cậy của Moscow ở khu vực, TASS đưa tin hôm 15/8.
Hãng Thông tấn Nga cho biết ông Shoigu đã nói như vậy khi gặp mặt người đồng cấp phía Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang, bên lề Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow lần thứ 11 (MCIS-11).
“Tôi tin tưởng rằng các vũ khí, thiết bị quân sự và những công nghệ tiên tiến đang được trưng bày tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật Quốc tế Army-2023, sẽ thu hút sự chú ý của phía Việt Nam và được triển khai trên thực tế trong các lực lượng vũ trang quốc gia”, ông Shoigu được TASS trích lời nói với ông Giang.
Theo truyền thông Việt Nam, ông Giang, cùng một đoàn đại biểu cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 14/8 đã tham dự lễ khai mạc Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế (Army-2023) tại Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tới Nga để tham dự MCIS-11 và dự kiến sẽ có bài phát biểu tại đây.
Khi gặp mặt ông Giang, Bộ trưởng Nga Shoigu nói rằng Việt Nam đã và vẫn tiếp tục là một đồng minh đáng tin cậy cũng như là một đối tác chủ chốt của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo TASS. Ông Shoigu còn nói rằng sự hợp tác giữa hai nước có thể được xem là toàn diện và chiến lược.
Trong các kỳ bỏ phiếu lên án hành động xâm lược Ukraine của Nga ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm ngoái, Việt Nam luôn bỏ phiếu trắng. Việt Nam thậm chí phản đối nghị quyết của LHQ nhằm loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của tổ chức này.
Dù Nga bị phương Tây và một số nước ở châu Á cô lập, Việt Nam vẫn tiếp tục hợp tác với Nga, một đồng minh lâu năm và đang cung cấp hầu hết các loại vũ khí khác nhau cho quân đội Việt Nam. Việt Nam vào năm ngoái đón tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov và cho phép 3 tàu hải quân nước này cập cảng Cam Ranh, nơi từng là căn cứ hải quân của Mỹ trong chiến tranh.
“Có một điều chắc chắn, hợp tác nhiều mặt giữa Nga và Việt Nam là lợi ích cốt lõi của hai nước chúng ta”, Bộ trưởng Nga được TASS trích lời nói, và cho rằng cuộc gặp của ông với người đồng cấp Việt Nam “sẽ tạo động lực mới cho hợp tác quốc phòng song phương” giữa hai nước.
Truyền thông Việt Nam không đưa tin về cuộc gặp bên lề MCIS-11 hôm 14/8 hay những gì ông Shoigu nói với ông Giang tại đây nhưng một bản tin của báo Quân đội Nhân dân cho biết hai bộ trưởng Quốc phòng Nga và Việt Nam hôm 15/8 đã hội đàm chính thức với nhau.
Theo cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ông Giang khẳng định Việt Nam và Nga “có mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, gắn bó từ lâu” và rằng Việt Nam “luôn coi trọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga”.
Hai bộ trưởng Việt Nam và Nga đã thống nhất tiếp tục hợp tác để đưa mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước được “mở rộng và đi vào chiều sâu”, theo Quân đội Nhân dân.
Các báo Việt Nam cho biết Army-2023, một sự kiện được tổ chức thường niên ở Moscow, “đã trở thành một trong những triển lãm hàng đầu thế giới ở lĩnh vực quốc phòng”. Việt Nam trong nhiều năm qua luôn cử các phái đoàn từ Bộ Quốc phòng đến tham dự.
Cũng đưa tin về Army-2023, báo Tiền Phong trích lời ông Shoigu tuyên bố khi khai mạc diễn đàn hôm 14/8 rằng “nhiều cải tiến từ tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã được triển khai trên chiến trường để hỗ trợ quân đội thực hiện các hoạt động quân sự ở Ukraine”. Và theo tờ báo này, ông Shoigu gợi ý rằng những vị khách tham dự diễn đàn có thể tự mình kiểm chứng điều này bằng cách xem bộ sưu tập chiến lợi phẩm vũ khí phương Tây được trưng bày tại đây.
Còn theo Dân Trí, ông Shoigu tuyên bố rằng “vũ khí phương Tây chuyển giao cho Ukraine không hoạt động như mong đợi trên chiến trường trong khi vũ khí Nga chứng minh được tính hiệu quả”.
Nga bị xem là đang sa lầy trong cuộc chiến ở Ukraine hơn 1 năm qua mà ban đầu Tổng thống Vladimir Putin kỳ vọng sẽ giành chiến thắng nhanh chóng. Mỹ và các đồng minh NATO đã cung cấp các loại vũ khí, khí tài sự cho Ukraine trị giá hơn 100 tỷ USD để chống lại cuộc xâm lược của Nga.
Việt Nam được cho là đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung vũ khí của mình để giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga và theo các chuyên gia, việc đa dạng hóa này được đẩy nhanh hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022.
‘Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu gạo nhưng người trồng lúa vẫn nghèo’
Anh Minh
Gạo ST25 bày bán tại một đại lý trên đường 3/2, quận 10 (TP HCM). Ảnh: Quỳnh Trần
Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận, thu nhập người trồng lúa đang rất thấp dù Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, chiều 15/8, bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng đoàn tỉnh Hải Dương đặt vấn đề Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng người nông dân trồng lúa gạo vẫn rất nghèo.
Bà Lê Thị Song An (Phó đoàn chuyên trách tỉnh Long An) lo ngại, lệnh cấm xuất khẩu gạo của một số nước đẩy giá gạo, lúa tăng cao. Tình trạng mua gom gạo ồ ạt xuất hiện ở một số địa phương. “Giải pháp nào để đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững?”, bà chất vấn.
Trả lời, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận, nông nghiệp là ngành thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế, và người trồng lúa có thu nhập kém nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng ông cho rằng “có thể làm khác đi” để tăng thu nhập cho họ.
Cụ thể, theo ông, giá gạo Việt tăng từng ngày, là thời cơ để bà con trồng lúa cải thiện thu nhập. Hiện nay, khi Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo, các nước tăng nhập gạo của Việt Nam. Nhiều thị trường như Trung Quốc, Philippines, Indonesia đang tranh mua gạo Việt với số lượng tăng 40% đến vài chục lần.
“Nhưng cải thiện thu nhập nông dân trồng lúa không chỉ là vấn đề giá, mà cần giảm chi phí sản xuất”, ông nói thêm.
Vừa qua, nhờ ứng dụng quy trình canh tác khoa học, chi phí sản xuất đã giảm 20-25%, tương ứng mức thu nhập tăng thêm cho người trồng lúa. Ông kể vừa cùng Thủ tướng thăm một hợp tác xã 400 ha với 85 hộ là thành viên, nhưng chỉ có 40 nông dân ở ngoài đồng, họ dùng và điều khiển máy móc. “Giờ làm gì cũng có máy móc nên nếu tận dụng quỹ thời gian này để chuyển đổi nghề nghiệp, sẽ tăng thêm thu nhập cho người nông dân”, ông nói.
Bên cạnh đó, trưởng ngành nông nghiệp khuyến nghị người trồng lúa, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long, vào hợp tác xã để mua chung, bán chung, tạo thu nhập ở nhiều phân khúc.
Việc Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho là “cơ hội nhưng cũng cần bình tĩnh”.
Ông dẫn công điện của Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh hiện nay phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Với thị trường trong nước, điều hành cần tránh những cú sốc giá trên thị trường nội địa. Bởi việc đẩy giá tiêu dùng trong nước sẽ ảnh hưởng tới một số nhóm đối tượng, nhất là người yếu thế, thu nhập thấp.
Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo và năm nay dư địa cho xuất khẩu vẫn còn. Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến cuối tháng 7, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, thu về gần 2,6 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu truyền thống chủ yếu ở châu Á là 3,3 triệu tấn (chiếm hơn 77%), tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái. Một số thị trường tăng trưởng vượt bậc như EU chiếm 2% tổng sản lượng nhưng đạt hơn 84.000 tấn, tăng 28% so cùng kỳ năm trước.
Về kế hoạch an ninh lương thực, ông Hoan thông tin, Từ nay đến cuối năm nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng lúa sẽ bảo đảm kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước và yêu cầu xuất khẩu (khoảng 7-8 triệu tấn).
Tuy vậy, trưởng ngành nông nghiệp lưu ý, giá lúa, gạo được quyết định bởi cung – cầu. Cầu tăng nhưng cung ít thì giá sẽ bị đẩy lên, đó là quy luật thị trường. Ngoài bài toán cung cầu, thực tế có hiện tượng đẩy giá, gây ảnh hưởng lớn tới thị trường.
“Lúc này, bà con nông dân, doanh nghiệp phải tôn trọng nhau, chia sẻ thời cơ và phải hướng tới hợp tác lâu dài”, ông đề nghị.
Ngoài ra, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước 3 “biến”, là biến đổi khí hậu, thị trường và xu hướng tiêu dùng. Theo ông, trong điều kiện, chính sách các nước thay đổi liên tục, dự báo “cũng khó cầu toàn trước xu hướng biến động”.
Chuyện nông sản “được mùa rớt giá”, chưa được giải quyết căn cơ cũng được nhiều đại biểu đề cập.
Ông Nguyễn Thanh Phong (Vĩnh Long) dẫn chứng thực tế, người dân ùn ùn phá bỏ cây trồng khác để trồng sầu riêng do giá mặt hàng này đang cao và đề nghị Bộ trưởng cho biết về giải pháp “cứu” nông sản.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắc lại quan điểm không nên đi giải cứu, hay dùng từ giải cứu nông sản. “Nông sản sẽ càng rớt giá nếu được coi là hàng giải cứu. Chúng ta cần phải thay đổi tư duy này”, ông nói.
Nhắc tới câu chuyện khoai lang Bình Tân (Vĩnh Long) hay sầu riêng, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho rằng, cần cấu trúc lại ngành hàng, phát triển hình thức hợp tác xã và kết nối người trồng, doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ mới phát triển bền vững.
Muốn làm được như vậy, theo ông, cần sự vào cuộc của cả hệ thống, từ các cấp ngành, tới hiệp hội ngành hàng để tạo gắn kết chặt chẽ.
A.M.
Nguồn: vnexpress.net
Dương Quốc Chính – Ngày trọng đại
Hôm nay là một ngày kỷ niệm trọng đại đối với Việt Nam. Tất nhiên Tuyên giáo không nói vậy.
Vì là ngày mà Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh, mà bản chất là đầu hàng Mỹ, đặt dấu chấm hết cho Thế chiến 2 cũng như đế quốc Nhật Bản và khối Đại Đông Á. Quân đội Nhật ở Đông Dương gần như không suy suyển gì nhưng cũng được nhận lệnh đầu hàng. Vì thế nên họ cũng không muốn can thiệp vào tranh chấp của người Việt.
Nhân cơ hội đó, dựa vào điện tín của đội Con Nai (OSS – tiền thân của CIA) đang ở bên cạnh, Việt Minh cũng tổ chức Đại hội quốc dân ở Tân Trào vào ngày 16/08, quyết định Tổng khởi nghĩa, lập nên Chính phủ Lâm thời. Ngày 17/08, Việt Minh cướp diễn đàn của Tổng hội công chức ở quảng trường Nhà hát lớn để tuyên truyền cách mạng. Ngày 19/08, cách mạng ở Hà Nội chính thức nổ ra sau hai ngày biểu tình mà không bị đàn áp.
Ngày 02/09, khi chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập tại Hà Nội, cũng chính là ngày Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký văn kiện Nhật Bản đầu hàng trên tàu USS Missouri, với sự giám sát của tướng Richard K. Sutherland, ngoài khơi vịnh Tokyo.
Như vậy, ngày 15/08 là cái mốc mấu chốt dẫn tới Cách mạng tháng Tám thành công. Cái mốc này lại đến từ việc Mỹ đánh bại Nhật. Những người nước ngoài đầu tiên sát cánh bên ông Hồ Chí Minh và Việt Minh trong những ngày này là người Mỹ với toán Con Nai, chứ không phải người Trung Quốc hay Liên Xô. Cũng ngay trong năm 1945, ông Hồ Chí Minh đã gửi thư cầu viện tổng thống Mỹ Truman nhưng không nhận được hồi âm. Chỉ 4 năm sau, hai bên đã biến thành thù địch khi Mỹ công nhận Chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và hỗ trợ Pháp chống cộng sản ở Đông Dương.
Tháng Chín này dự kiến tổng thống Biden đến thăm Việt Nam, nhằm đẩy mạnh mối quan hệ song phương. Nghe đồn tổng thống Putin cũng muốn sang Việt Nam sau đó vài tháng. Đây là bài toán ngoại giao khó cho Việt Nam. Liệu có thể đón cả hai người hay buộc phải buông một ? Phù thịnh hay phù suy ?
Trùng hợp thay, hôm nay cũng là ngày VinFast lên sàn Nasdaq của đế cuốc Mỹ! Liệu VinFast có chăn được gà Mỹ không? Sáu tháng nữa sẽ rõ.
Như vậy, Cách mạng tháng Tám thành công là nhờ đế cuốc Mỹ thắng Nhật. Bây giờ VinFast có thắng được hay không chắc cũng phải nhờ đế cuốc Mỹ ? Sad but true !
DƯƠNG QUỐC CHÍNH 15.08.2023
Lỗi ở sách giáo khoa hay ở việc giảng dạy?
Thới Bình/VNTB
16/8/2023
Sách giáo khoa bây giờ là mỏ vàng của các nhà “giáo dục” (lớn) với đủ thứ lý sự cao siêu…
Sự khác biệt về nội dung, cấu trúc trong mỗi bộ sách khó khăn cho việc ra đề thi chung, học sinh chuyển trường phải mua lại sách giáo khoa, khó tiếp cận kiến thức…
Quốc hội Việt Nam đang diễn ra tranh luận rằng liệu có nên trở lại với việc thống nhất cả nước chi có một bộ sách giáo khoa theo đúng định hướng của Đảng về giáo dục.
Một báo cáo về vấn đề sách giáo khoa của đoàn giám sát thuộc Quốc hội, ghi nhận rằng mặc dù có nhiều nhà xuất bản tham gia làm sách giáo khoa, có nhiều bộ sách giáo khoa, nhưng giá sách không giảm, mà thực tế đang tăng. Giá sách giáo khoa môn tiếng Anh cao hơn nhiều so với các môn học còn lại nhưng không sử dụng được nhiều lần.
Liên quan chi phí phát hành sách giáo khoa, theo báo cáo là cao, chưa hợp lý so với các mặt hàng thiết yếu.
Theo đó, mức tối đa phí phát hành (chiết khấu) sách theo chương trình mới cho các đơn vị đầu mối phát hành là các công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền, công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục miền phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022, cụ thể: Đối với sách giáo khoa là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%. Năm học 2022-2023, đối với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.
Báo cáo cũng chỉ rõ việc biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều lúng túng. Việc triển khai thực hiện chủ trương “xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa” có một số nội dung chưa phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước về thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục…
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được một bộ sách giáo khoa của Nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa là chưa phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước…
Xem ra thì “quan điểm của Đảng, Nhà nước” là lý do chính của chuyện cần kết thúc việc cạnh tranh trong sử dụng sách giáo khoa do các nhóm tư nhân biên soạn. Điều này cho thấy Hà Nội đã không chấp nhận kế thừa những gì mà nền giáo dục ở miền Nam trước đây trong chuyện sách giáo khoa.
Nhân chuyện sách giáo khoa ‘tư – công’ đang trên bàn nghị sự ở Quốc hội, nhà báo Vũ Thế Thành – một người bạn vong niên của người viết bài này, nói rằng ông nhớ đến thời niên thiếu tiểu học.
Ông kể: “Hồi nhỏ tôi học trong sách Tập đọc lớp Năm (lớp Một bây giờ) là Tô canh hẹ. Chuyện kể đại khái có một người bị tội phải giam trong ngục. Lính gác đưa vào cho người tù tô canh hẹ. Anh ta cầm tô canh không ăn, chỉ nức nở khóc. Anh lính hỏi vì sao, người tù trả lời, ở nhà tôi thích canh hẹ, mẹ tôi thường nấu cho tôi ăn. Nhìn tô canh hẹ này, tôi chắc mẹ tôi nấu canh lặn lội đường xa đến thăm nuôi tôi. Tôi chưa báo hiếu ngày nào, lại để mẹ già khổ cực vì tôi thế này, nên tôi khóc.
Truyện chỉ có thế, hai trang: một trang in chữ to, trang kia là hình minh họa. Tôi còn nhớ tranh vẽ người lính mặc đồ như lính thú ngày xưa, đội nón lá đứng nhìn, còn người tù ngồi bệt dưới đất, mặc áo rách, một chân co lên, hai tay bưng tô canh trước mặt, nước mắt rơi lã chã.
Phần kết câu chuyện là anh lính gác nghe chuyện, thấy cảm động, trình lên quan, và quan đã tha tội cho người tù.
Ngày trước, ở miền Nam, sách giáo khoa được tự do biên soạn theo chương trình khung của Bộ Giáo dục, dài chừng hai trang giấy cho mỗi môn học, mỗi cấp lớp. Sách nào viết hay thì thầy cô giới thiệu với phụ huynh, chứ không có người chủ biên hay nhóm biên soạn, rồi thêm hội đồng đánh giá, thẩm định bạc tỷ…
Thật ra, Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục cũng nhờ người biên soạn sách giáo khoa, xuất bản. Sách in đẹp, bìa dày, giấy trắng, giá rẻ vì được viện trợ từ cơ quan văn hóa Hoa Kỳ, nhưng… bán ế, vì chẳng học sinh nào dùng, và cũng không có thầy cô nào giới thiệu nên dùng.
Quyển Tập đọc lớp Năm đó, tôi nhớ mang máng do nhà xuất bản tư nhân Thanh Đạm nằm dưới chân cầu Trương Minh Giảng ấn hành, nhưng không nhớ tác giả biên soạn là ai. Còn nhiều câu chuyện hàng tuần khác tương tự như Tô canh hẹ trong sách này, đến giờ vẫn còn trong đầu tôi như in, thậm chí cả hình minh họa.
Sách giáo khoa bây giờ là mỏ vàng của các nhà “giáo dục” (lớn) với đủ thứ lý sự cao siêu trong đấy. Những thứ cao siêu này sẽ đeo đuổi cuộc đời học sinh sau này. Khi nào chúng hiểu ra sự thật về “mặt trời chân lý”, thì lúc đó mặt trời không còn “chói qua” tim, mà sẽ đốt cháy con tim…”.
Kết thúc câu chuyện, nhà báo Vũ Thế Thành nói rằng câu chuyện Tô canh hẹ và người tù đã gây ấn tượng và kéo dài suốt sáu mươi năm sau trong đầu một đứa trẻ như ông, “vậy thì có xứng đáng nằm trong sách giáo khoa lớp Một không? Có phải là một trong những chỉ tiêu giáo dục nhân cách cho trẻ không? Tôi không đủ tư cách trả lời câu hỏi này”.
Chuyên gia: Còn quá sớm để nói VinFast có vốn hóa 85 tỷ USD trên sàn chứng khoán Mỹ
Nguyễn Trường Sơn
16/8/2023
Xe VinFast 8 và giá trị cổ phiếu VinFast trên sàn Nasdaq sau ngày đầu niêm yết
AP/RFA edited
Công ty sản xuất xe điện của Việt Nam hôm 15 tháng 8 đã có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán Nasdaq ở Mỹ với mã VFS.
Phiên giao dịch được cho là đã thành công khi giá trị cổ phiếu của công ty VinFast tăng hơn 250%, từ 10 USD lên 37 USD cho mỗi cổ phiếu của công ty này.
Việc này cũng biến VinFast trở thành một trong những hãng xe điện có giá trị vốn hoá cao nhất trên sàn chứng khoán Mỹ, ở mức 85 tỉ USD. Chỉ đứng sau cổ phiếu của hãng xe Mỹ, Tesla đình đám, và hãng BYD của Trung Quốc.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup – công ty mẹ của VinFast cũng lọt vào nhóm 30 người giàu nhất thế giới, theo danh sách The Real-time Billionaires của Forbes.
Tuy nhiên, theo ý kiến nhận định của chuyên gia các con số trên chưa phản ảnh thực chất giá trị cổ phiếu và vốn hóa của VinFast trên thị trường Mỹ, vì một vài lý do.
Trao đổi với đài Á châu Tự do, chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, cho biết tổng số lượng cổ phiếu của VinFast được giao dịch trong phiên đầu tiên là ở mức gần 7 triệu cổ phiếu, trong khi tổng số cổ phiếu mà hãng này phát hành là 2,41 tỉ cổ phiếu.
Tức là số cổ phiếu được giao dịch chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 0.3% tổng giá trị số cổ phiếu phát hành.
“Nếu muốn biết thị trường đánh giá giá trị của một công ty như thế nào thì phải xem số lượng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu công ty đó.” Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho hay.
Do đó ông cho rằng với việc chỉ một lượng rất nhỏ cổ phiếu của VinFast được giao dịch như hiện nay, sẽ còn quá sớm để biết thị trường Mỹ đánh giá cổ phiếu này ra sao.
Ông này cũng đưa ra ví dụ về cổ phiếu của hãng xe điện Tesla, khi cho biết trung bình mỗi ngày có đến 133 triệu cổ phiếu của hãng xe Mỹ được giao dịch, chiếm hơn 4% tổng giá trị vốn hoá. So với con số gần 7 triệu cổ phiếu và 0.3% tổng giá trị vốn hoá của VinFast trong phiên giao dịch đầu tiên.
Ngoài ra, vị chuyên gia kinh tế sinh sống tại Na Uy này cũng cho biết VinFast vẫn đang giới hạn việc giao dịch cổ phiếu của họ, bằng cách không phép giới đầu tư bán khống (short sale), và không cho phép giao dịch quyền chọn (option). Đây là những dịch vụ phổ biến ở thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Việc thiếu vắng các dịch vụ chứng khoán phái sinh đã giúp đẩy giá của cổ phiếu VinFast lên cao do không có sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn, tránh được trường hợp bị bán khống. Giới quan sát cũng nhận đình rằng hầu các giao dịch liên quan đến chứng khoán của VinFast hiện nay vẫn chỉ diễn ra trong nội bộ những cổ đông của công ty này.
Do vậy, ông Nguyễn Huy Vũ kết luận “vẫn còn quá sớm để nói thị trường đánh giá vốn hoá của VinFast là bao nhiêu”.
VinFast là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ. Doanh nghiệp này cho biết việc quyết tâm “lên sàn” ở thị trường lớn nhất thế giới là để huy động vốn, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất xe điện của hãng.
Trước đó, hãng xe điện của Việt Nam này cũng công bố dự án đầu tư nhà máy sản xuất xe điện ở bang North Carolina, Hoa Kỳ, có tổng vốn đầu tư lên đến 4 tỉ USD.
NHẬN ĐỊNH VỀ NGÀY 19 THÁNG 8, 1945 – “CÁCH MẠNG” hay “CƯỚP QUYỀN”? – Những tài liệu lịch sử
Theo đài Á Châu Tự Do, RFA ngày 4/8/2023
Báo cáo thường niên về nhân quyền – dân chủ trên thế giới năm 2022, trong đó có Việt Nam, của Liên minh Âu Châu (tức EU) công bố ngày 31/7 kết luận như sau: Việt Nam tiếp tục giới hạn các quyền dân sự và chính trị, đặc biệt các quyền tự do ngôn luận và hội họp.
(more…)Quê Hương tổng hợp
Rừng và lò của bác Trọng
07/8/2023
Bom nổ chậm/RFA
54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu, trừ các bị cáo là doanh nghiệp ra – còn lại là quan chức môi giới hối lộ, nhận hối lộ và chạy án…
Tất cả họ đều là quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế… và đảng viên Cộng sản trưởng thành dưới thời của Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng.
Cựu Trưởng ban dân vận Trung ương Nguyễn Khắc Mai trong một lần bình luận với RFA hồi đầu năm, khi hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam “ngã ngựa”, cho rằng: “quan trọng công tác cán bộ (của Việt Nam-pv) không phải là công tác toàn dân như trong một xã hội dân chủ, mà là công tác của một nhóm người… chứ không phải của một dân tộc, của nhân dân thậm chí không phải của Quốc hội.”
Một số hồ thủy điện phía Bắc, miền Trung buộc phải xả lũ; nguy cơ vỡ đập ở Đăk Nông
RFA
07/8/2023
Phần bê tông trên đập Đắk N’Ting bị nứt, gãy do mưa lũ và sạt lở đất.
LĐO/C.Mai
Một số hồ thủy điện ở Lai Châu, Huội Quảng, Trung Sơn, Khe Bố, Sông Ba Hạ, Srêpôk 3 và Buôn Kuôp phải xả tràn do lưu lượng nước về các hồ tăng cao. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho truyền thông hay tin trên trong ngày 7/8.
Theo EVN, trong ngày 7/8, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (Trung tâm) đã vận hành tăng cao thủy điện, một số hồ thủy điện phải xả tràn.
Trung tâm cũng đã đề nghị các đơn vị phát điện trong hệ thống tuân thủ nghiêm các mệnh lệnh điều độ để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện trong bối cảnh mưa, lũ diễn ra ở nhiều khu vực.
Trước đó, trong ngày 5/8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai gửi công văn đề nghị EVN chủ động vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, nhằm ứng phó với diễn biến mưa lớn, lũ và đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn nước. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai nêu rõ, trong bảy ngày qua, khu vực Bắc Bộ đã xảy ra mưa lớn từ 150-250mm, mực nước các hồ thủy điện có xu hướng gia tăng nhanh.
Để ứng phó với diễn biến mưa lớn, lũ và đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn nước, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị EVN chỉ đạo các chủ hồ chứa chủ động vận hành phát điện để sử dụng hiệu quả nguồn nước; rà soát phương án đảm bảo an toàn công trình và hạ du; triển khai thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.
Cũng trong ngày 7/8, ông Lê Đình Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quảng Sơn tỉnh Đắk Nông cho truyền thông hay, sau nhiều ngày mưa lớn, thân và chân đập thủy lợi Đắk N’Ting, huyện Đăk G’long xuất hiện nhiều vết nứt, sụt lún, nguy cơ vỡ, gần 100 người phải sơ tán.
Vẫn theo ông Tuấn, vết nứt, sụt lún xuất hiện ở đập và xung quanh hồ chứa nước Đắk N’Ting từ hôm 1/8. Đến nay, vết nứt khu vực đồi gần chân đập kéo dài khoảng 500 m, sâu khoảng 150 m và chưa có chiều hướng dừng lại.
Hiện, phần đồi bên phải đập đang bị sụt lún với diện tích khoảng 10 ha là đất hoa màu của người dân. Ước tính có gần một triệu mét khối đất có nguy cơ bị sạt trượt. Thân đập cũng xuất hiện nhiều vết nứt lớn, 10-20 cm.
Tờ VNExpress dẫn lời ông Tuấn rằng: “Theo tính toán nếu đập vỡ, mực nước ở khu vực hạ lưu sẽ dâng lên khoảng 2 m nên chúng tôi đang rà soát để di dời thêm 140 hộ dân ở Đắk N’Ting”.
Dự án hồ thủy lợi Đắk N’Ting có tổng mức đầu tư gần 137 tỷ đồng, sức chứa hơn 1,2 triệu m3 nước, phục vụ tưới cho gần 700 ha cây trồng xã Quảng Sơn. Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền xã hiện đã chốt chặn các lối ra vào đập và sơ tán hàng chục hộ dân trong khu vực có nguy cơ.
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, trong ngày 7/8, yêu cầu tỉnh Đắk Nông phải tính đến kịch bản vỡ đập để đảm bảo an toàn cho hạ du. Đồng thời, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng để chỉ đạo các bộ ngành phối hợp sửa lại các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện nay về các công trình hồ đập.
Nguyễn Văn Tuấn – Cô hoa hậu
Cô hoa hậu thốt ra vài câu ‘slip of the tongue’ liền bị các vị đạo cao đức trọng trèo lên cõi mạng và báo chí lên giọng dạy dỗ. Đúng là ‘mưa xuống thì ễnh ương kêu.’
Cô ấy nói chưa khéo. Cô ấy lỡ lời. Có hết. Nhưng tôi tự hỏi có công bằng khi các vị đạo cao đức trọng xông vào công kích cô ấy? Kinh ngạc hơn là có người xem ra có tuổi mà mắng cô ấy là đứa trẻ mất dạy! Cái kiểu nói năng mà không quan tâm đến cảm xúc của người ta đúng là một sự ung thư trong diễn ngôn vậy.
Trong y khoa, khi một tai nạn xảy ra người ta không tìm cá nhân sai phạm mà là xem xét toàn hệ thống. Cá nhân chỉ là ‘sản phẩm’ của hệ thống.
Tương tự, tôi tự hỏi sao không bàn đến hệ thống giáo dục nào đã đào tạo ra những người như cô ấy (chứ không phải chỉ cô ấy)? Cái hệ thống giáo dục như thế nào mà đã sản sinh ra những kẻ bị ung thư chữ nghĩa như trên? Thật vậy, hãy trách hệ thống giáo dục, chứ không nên chỉ trách cô ấy.
Cái hệ thống giáo dục gì mà học trò không phân biệt được giữa Quang Trung và Nguyễn Huệ, giữa Trần Hưng Đạo và Trần Quốc Tuấn? Cái hệ thống giáo dục gì mà giảng viên đại học nghĩ Tự Lực Văn Đoàn là một gánh hát cải lương? Cái hệ thống giáo dục gì mà thanh niên ngày nay biết về lịch sử Tàu hơn là lịch sử Việt Nam? Giáo dục gì mà tạo ra những thanh thiếu niên cuồng dại trước một ban nhạc ngoại quốc hơn là sùng bái tổ tiên mình? Cái hệ thống giáo dục gì mà đào tạo ra những quan chức với nhân cách biểu hiện rõ rệt như trong phiên toà ‘Chuyến bay giải cứu’. Cái hệ thống giáo dục gì mà các quan chức cao cấp nói ra câu nào thì dân chúng cười ồ lên?
Hãy trách những người đã làm biến dạng nền giáo dục để rồi xã hội phải lãnh đủ như ngày nay. Đến bộ trưởng mà viết không rành tiếng Việt, ăn nói chẳng ra gì, hành xử kém văn hoá, thậm chí thô kệch, vậy mà cứ trách một cô gái tuổi đôi mươi. Xã hội gì mà bất công thế?
Trách cô ấy cũng ok. Nhưng những kẻ lớn tiếng công kích cô ấy hãy tự vấn mình đã từng phạm sai lầm? Ai cũng phạm sai lầm và chúng ta trưởng thành từ sai lầm. Xin có lời khuyên cô hoa hậu đồng hương Bình Định: Sai sót không định hình cô; sai sót là hạt giống cho sự trưởng thành của kiến thức và hành vi.
Albert Einstein từng nói (đại khái): “Mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn phán xét con cá bằng khả năng leo cây của nó, nó sẽ bỏ ra suốt đời tin rằng nó là kẻ ngu xuẩn.” Ai cũng có cơ hội để tự làm cho mình tốt hơn, và cô hoa hậu có nhiều cơ hội như thế nhưng chỉ trong một xã hội bao dung.
Sang Đỗ ·
Vụ này cả nước bị lừa thầy ạ. Theo em là cố ý dựng kịch bản đó. Tạo xì căng đan để nổi lên. Có kế hoạch.
Sang Đỗ Cô ấy đã từng phát biểu chưa khéo. Tôi không thấy bằng chứng cho thấy cô ấy dàn dựng em à.
Sang Đỗ ·
Nguyễn Tuấn ông bố là manh mối lớn. Ông ấy công khai nhiều tin nhắn cho báo đăng. Rất bất thường ạ.
Sang Đỗ Tôi nghĩ, Giáo sư là một người, tôi ít vốn từ khó diễn đạt, đại ý là một người hay một bậc khả kính, nên ông sẽ nhìn sự kiện với cái nhìn bao dung, sâu sắc. Có lẽ ông sẽ không nhìn xã hội Việt Nam (ngày nay, XHCN) theo cách “VN có thể làm những gì thế giới chưa làm”. https://danviet.vn/bo-truong-nguyen-manh-hung-vn-co-the…
DANVIET.VN
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “VN có thể làm những thứ thế giới chưa làm”
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “VN có thể làm những thứ thế giới chưa làm”
Đồng tình với ý kiến của Anh. Những người lớn tuổi đi mắng nhiếc một cô gái trẻ xứng con cháu mình mà không nghĩ… Làm khôn không đúng cách.
Lê Trợ Tôi tự hỏi sao họ không dám phê phán mấy bộ trưởng phát ngôn lỡ lời?
Có thể báo chí muốn làm cho người ta quên vụ án oan Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng?
Nguyễn Tuấn và TQ đang tập trận ì xèo trong lãnh hải ?
Nguyen Thyanh Đúng như vậy.
Nguyễn Tuấn Có thể thưa Thầy , chiêu lái dòng thác ?
Thi tốt nghiệp đề Văn họ vào bình luận chứ gặp đề Toán hay Hóa/Lý thì chẳng nghe ai lên có ý kiến bác ạ. Thương thiệt.
Vụ này lên vụ chuyến bay giải cứu chìm xuồng
Thỉnh thoảng trong lab tôi cũng có những em phát ngôn làm mình điên tiết và ôm đầu trong hội nghị. Nhưng tôi chợt nhớ hồi xưa mình cũng bị như vậy và nhờ thầy bao dung nâng đỡ, và vậy là dằn cơn giận để động viên họ. Thay vì nói “sao dở dữ vậy”, chỉ cần nói “lần sau sẽ tốt hơn” là ok ngay. Tôi tin rằng ai cũng cần được cơ hội để làm tốt hơn. Người đi trước có trách nhiệm tạo cơ hội cho họ.
GS viết hay.
Người ta ráng xoáy vô cô hoa hậu để dư luận không để ý tới câu nói của cô á hậu
Hay quá ông Thầy !
Bao nhiêu chuyện quan trọng thì các vị Đức cao trọng vọng đó không dám nói
Mà chửi một đứa trẻ thì phán như thánh
Ganh tị thôi! Nhưng không biết ngoài đời cô ấy có đẹp hơn không? Nhưng riêng tôi thì trăn trở không biết mình có già đến nỗi không thấy cái đẹp nữa hay sao. Hoa hậu là người của quần chúng đương nhiên là phải đẹp từ trong ra đến ngoài ( tri thức và vóc…
Đồng tình với góc nhìn của Giáo Sư. Trong cùng thời điểm, khi gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng nhận một tờ thông báo vô cảm về việc nhận xác con trai mình với kinh phí tự chi trả trong một vụ án oan còn nhiều khuất tất thì lại có một đám đông vô tri đi xét nét từng câu chữ vạ miệng của một cô bé chẳng liên quan gì đến đời sống của họ. Có ý kiến cho rằng đám đông thường không có lương tri, họ chỉ tuân phục theo kẻ mạnh. Họ cảm thấy bất lực trong việc được tham gia quyết định chọn ra lãnh đạo minh triết, họ cho phép mình trở thành những quan tòa phán xét những kẻ yếu hơn để khỏa lấp sự tự ti, để chuyển hướng nguồn cơn bất bình của họ vì điều đó cho họ sự an toàn và một phần nâng vị thế bản thân. Thật buồn thay.
Với những lời phát biểu của cô này từ khi đăng quang thì không chỉ là ‘slip of the tongue’ hoặc không khéo đâu mà đó là lỗ hổng về kiến thức, văn hóa và ứng xử xã hội của cô ấy. Và vì sao cô ấy trở thành như vậy thì tác giả đã phân tích về hệ thống giáo dục VN hiện này rồi. Hoàn toàn đồng ý với tác giả về phân tích này
Sang Đỗ ·
https://www.facebook.com/reel/308348425190324… CẢ NHÀ XEM KHÓC THẬT HAY GIẢ KHÓC NHÉ
Phỏng vấn NÓNG bố đẻ Hoa hậu Ý Nhi: “Tôi mong bà con cả nước yêu thương, cho cháu cơ hội sửa sai…”
Phỏng vấn NÓNG bố đẻ Hoa hậu Ý Nhi: “Tôi mong bà con cả nước yêu thương, cho cháu cơ hội sửa sai…”
Mục đích của giáo dục là truyền đạt văn hoá.
Khi chúng ta không có, không còn văn hoá để truyền đạt, thì giáo dục là vô ích.
“ Cho tôi biết điểm đích của anh, tôi sẽ nói cho anh biết bản chất của anh”
Tiền bạc, quyền lực, ảo quang đã và đang là điểm đích của nhiều thế hệ người Việt dưới chế độ hiện hành.
Việt nam, muốn có chút hy vọng là nơi tạo ra con người nhân văn, phải có một khế ước dân tộc mới.
Muốn có khế ước, phải bình đẳng. Muốn bình đẳng, phải từ bỏ bạo lực.
Buông dao đồ tể, là việc của các vị đồ tể.
https://www.facebook.com/t.nguyen.2016
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ẩn náu tại Đức
07/8/2023
Hiếu Bá Linh (Biên dịch)/VNTB
Bà Nhàn đã sang Đức được vài tháng nay và hiện đang sống tại một thành phố lớn tại đây.
Bà Nhàn và 7 nhân viên của bà dường như đã được thông báo trước và đã trốn ra nước ngoài. Bà Nhàn đã sang Đức được vài tháng nay và hiện đang sống tại một thành phố lớn tại đây. Việt Nam đã gửi cho Đức đơn yêu cầu dẫn độ bà Nhàn – nhưng Sở Tư pháp Liên bang Đức đã bác đơn này. Và Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh báo Việt Nam về các hành động bất hợp pháp tiếp theo. “Chính phủ Liên bang Đức sẽ không tha thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức”, Bộ Ngoại Đức viết. Cảnh sát Đức cũng đã liên lạc trực tiếp với bà Nhàn và cảnh báo về tình trạng nguy hiểm của bà.
Nhật báo TAZ của Đức ra hôm nay 7-8-2023 có đăng một bài viết dài chiếm cả trang 3, trang dành cho chủ đề thời sự đặc biệt, tường thuật về vụ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ẩn trốn tại Đức và ngay trang đầu tờ báo, với hình TBT Nguyễn Phú Trọng in lớn chiếm nửa trong báo, trên đó in hàng tít “Lời chào thân ái từ Berlin” (ám chỉ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi năm 2017) để giới thiệu bài báo ở trang 3: “Bài báo độc quyền của tờ TAZ: Cơ quan mật vụ Việt Nam dường như đang truy lùng tại Đức một phụ nữ Việt có nhiều thế lực, người được cho là có liên quan đến các vụ đấu đá chính trị. Cơ quan an ninh Đức báo động – ký ức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm 2017 được đánh thức”.
Sau đây là trích dịch những phần chính của bài báo.
Sáu năm trước, mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một quan chức phản nghịch ở Berlin. Nhưng giờ đây vụ bắt cóc có thể lặp lại. Vì lại một lần nữa, một người đang bị Hà Nội truy lùng đã sang Đức ẩn náu, lần này là một phụ nữ: Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Phụ nữ này cũng đang phải đối mặt với số phận tương tự.
Phụ nữ 54 tuổi này đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam: Bà đem đến đất nước thứ hàng hóa mà quốc gia Đông Nam Á này đáng lẽ ra không được phép mua, chủ yếu là vũ khí. Bà là nữ thương gia ngoại thương, ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, bà còn nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật và một chút tiếng Trung. Bà là Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC, một công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài, nhưng cũng hoạt động trong các dự án xây dựng trong nước.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng có tiếng tăm trên quốc tế. Một học viện Nga đã trao cho bà hai bằng tiến sĩ danh dự. Năm 2018, bà cũng vinh dự được chính phủ Nhật trao tặng Huân chương Mặt trời mọc, một trong những huân chương cao quý nhất của Nhật. Bà cũng được cho là có quan hệ tuyệt vời với Israel.
Kế toán trưởng của AIC, Đỗ Văn Sơn, bị dẫn độ về Việt Nam từ nơi ông ẩn trốn
Nhưng, vào tháng 5 năm 2022, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một số nhân viên của công ty AIC và các chính trị gia y tế địa phương bị lệnh bắt tạm giam với cáo buộc gian lận và tham nhũng trong đấu thầu xây dựng bệnh viện. Bà Nhàn và 7 nhân viên của bà dường như đã được thông báo trước và đã trốn ra nước ngoài. Kế toán trưởng của AIC, Đỗ Văn Sơn, đã bị dẫn độ về Việt Nam từ nơi ông ẩn trốn, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, vào tháng 6 năm 2023. Cơ sở cho việc dẫn độ là một thông báo truy nã từ chính phủ Việt Nam thông qua Interpol, một “truy nã báo đỏ”, như Đại sứ quán Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã xác nhận với tờ báo TAZ của Đức. Hiện người đàn ông này đang bị giam giữ tại Việt Nam.
Một nhân viên khác trốn thoát sang Mỹ (Nguyễn Đăng Thuyết, giám đốc công ty Thành An Hà Nội) được biết là Việt Nam đã tìm cách dẫn độ về nước, nhưng không thành công. Số phận của 5 người trốn thoát còn lại thì hiện không được biết. Tuy nhiên, những người này đã bị tòa án Việt Nam kết án vắng mặt với án tù dài hạn vào tháng Giêng năm nay. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, sếp AIC, bị kết án nặng nhất với 30 năm tù vì gian lận và tham nhũng trong thủ tục đấu thầu. Bà còn bị khởi tố ít nhất trong một vụ án khác. Tài sản không nhỏ của bà, trong đó có một biệt thự bên hồ ở Hà Nội, đã bị tịch thu.
Từ tháng 5/2022, Việt Nam nỗ lực truy tìm Nguyễn Thị Thanh Nhàn với áp lực cao. Báo chí gần đây cho rằng bà Nhàn đang trốn tránh trách nhiệm cá nhân bằng cách bỏ trốn – “do đó phải xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung”. Với những phát biểu tương tự hồi năm 2016 và 2017, Trịnh Xuân Thanh, người bị truy nã và sau đó bị bắt cóc, đã bị đặt ngoài vòng pháp luật (tức là bị đặt trong tình trạng hoàn toàn không có quyền và sự bảo vệ của luật pháp). Trong cả hai trường hợp, chính quyền Việt Nam đã biết từ lâu rằng những người họ truy nã là đã trốn sang nước ngoài.
Mặt khác, các phương tiện truyền thông Israel cho rằng đằng sau lệnh bắt giữ bà Nhàn có cuộc tranh giành quyền lực giữa lãnh đạo đảng và thủ tướng về việc mua vũ khí. Israel đã phát triển thành một nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Việt Nam, và Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người môi giới các thương vụ quan trọng tại đây. Đó là gồm các phương tiện bay không người lái (drone), hệ thống phòng không, xe tăng hoặc tên lửa. Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Bộ Công an đầy quyền lực Tô Lâm muốn giao dịch mua vũ khí với các đối tác truyền thống là Nga, Trung Quốc … – cũng bởi vì người của phe ông kinh doanh tốt ở đó với tư cách là người môi giới và vì Nga là đối tác không thể thiếu để đào tạo Hải quân Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Đức cảnh cáo Việt Nam: “Chính phủ Liên bang Đức sẽ không tha thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức“
Theo thông tin của tờ TAZ, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã sang Đức được vài tháng nay và hiện đang sống tại một thành phố lớn tại đây. Trước đó, bà được cho là đã trốn sang Nhật Bản rồi đến London, nơi con gái bà được cho là đang sống. Mật vụ Việt Nam cũng được cho là biết về việc bà đang ở Đức. Đại sứ quán Việt Nam tại Đức không trả lời các câu hỏi của tờ TAZ về việc này. Riêng bà Nhàn thì tờ TAZ không liên lạc được.
Nhà chức trách Đức nhận thức rõ về tình huống nguy hiểm của phụ nữ 54 tuổi này. Cụ thể, cả Bộ Ngoại giao và cơ quan an ninh đều không muốn bình luận về vụ việc, vì trên nguyên tắc, dữ liệu cá nhân không được phép đưa ra ngoài. Tuy nhiên, theo thông tin của tờ TAZ, một số cơ quan đang bận rộn với vụ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, họ nhận thấy mối đe dọa thực sự. Việt Nam đã gửi cho Đức đơn yêu cầu dẫn độ bà Nhàn – nhưng Sở Tư pháp Liên bang Đức đã bác đơn này. Giới chức chính phủ Đức cho biết, kể từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017, tất cả việc dẫn độ về Việt Nam, trên nguyên tắc nói chung, đều bị từ chối. Và Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh cáo Việt Nam về các hành động bất hợp pháp tiếp theo. “Chính phủ Liên bang Đức sẽ không tha thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức“, Bộ Ngoại Đức viết.
Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng Việt Nam sẽ dám làm thêm một vụ bắt cóc nữa – mặc dù bị thảm họa ngoại giao sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Cường độ của việc truy tìm kiếm người phụ nữ, mà hiện đang là phụ nữ Việt Nam bị truy nã gắt gao nhất, đã cho thấy điều nêu trên. Hơn nữa, thực tế là sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cơ quan mật vụ Việt Nam đã bắt cóc hai công dân Việt Nam khác từ Thái Lan. Năm 2019 là nhà báo Trương Duy Nhất, và năm nay là blogger Đường Văn Thái. Cả hai hiện đang bị cầm tù tại Việt Nam.
Lần này cơ quan an ninh Đức đã được cảnh báo – khác với năm 2017 trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Hồi đó, hầu như không ai có thể tưởng tượng được rằng mật vụ Việt Nam bắt cóc một người từ Đức. Ngay cả khi nữ luật sư của Trịnh Xuân Thanh báo tin với cảnh sát Berlin về việc thân chủ của bà mất tích, bà có yêu cầu xem xét rằng có thể cơ quan mật vụ Việt Nam đã bắt cóc ông ta, nhưng cảnh sát được cho là đã bác bỏ khả năng đó.
Lần này thì khác: Theo thông tin của tờ TAZ, cảnh sát Đức đã liên lạc trực tiếp với Nguyễn Thị Thanh Nhàn và cảnh báo về tình trạng nguy hiểm rằng cơ quan mật vụ Việt Nam đang truy tìm bà. Liệu điều đó có hữu ích gì cho bà Nhàn hay không, trong những tuần tới sẽ cho thấy.
______________
Nguồn: TAZ (báo trên mạng): https://taz.de/Drohende-Entfuehrung-vietnamesischer-Frau/!5952435/
Mưa lũ liên tiếp ở ba tỉnh miền núi phía Bắc khiến 7 người tử vong
Lê Thiệt /SGN
6 tháng 8, 2023
Nhà cửa, tài sản của nhân dân các xã Mường Cang, Khoen On, Mường Kim, Tà Hừa, Tà Mung (tỉnh Lai Châu) bị thiệt hại do mưa lũ. Ảnh: VietnamNet
Trong mấy ngày qua, ba tỉnh miền núi phía Bắc gồm Lai Châu, Yên Bái, Sơn La bị mưa lũ liên tiếp, khiến 7 người tử vong, và thiệt hại lớn về tài sản.
Tại Lai Châu, có 4 người thiệt mạng vì đất sạt vào nhà, trong số đó có một em bé mới 4 tuổi. Ngoài ra còn có 3 người bị thương do sạt lở đất và lũ cuốn.
Tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, mưa lũ làm 2 em bé 2 tuổi và chưa đầy 1 tuổi tử vong, do đá lở, lăn vào nhà. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ 38 triệu đồng cho gia đình để lo mai táng.
Về tài sản, 31 nhà tại huyện Mù Cang Chải bị hư do nước lũ và sạt lở đất. Riêng tại xã Hồ Bốn, mưa lũ làm gãy 1 cột điện 35KV,và làm hư hại nhiều tài sản trong Trường Tiểu học, THCS và Trạm Y tế xã. Trên tuyến Quốc lộ 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải có hơn 100 điểm sạt taluy dương.
Theo cơ quan chức năng địa phương, lượng mưa đo được ngày 5/8 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, đặc biệt tại xã Khao Mang, Mồ Dề, Lao Chải từ trên 100 – 300mm.
Tại tỉnh Sơn La, từ ngày 4 đến 6/8 mưa lũ cũng làm 1 người chết.
Hàng chục gia đình bị ảnh hưởng bởi mưa lũ và sạt lở đất tại Sơn La. Ảnh: VietnamNet
Về tài sản, 8 nhà bị sập đổ hoàn toàn; 28 nhà bị sạt lở, phải di dời khẩn cấp tại H.Mường La; 7 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở, sụt lún ở huyện Quỳnh Nhai và huyện Sông Mã.
Ngoài ra, các công trình giao thông tại tỉnh này cũng bị ảnh hưởng như đoạn tuyến QL279D từ Mường La đến Lai Châu tắc hoàn toàn do nhiều điểm sạt lở.
Sạt lở tại Km421 Quốc lộ 6 tại Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Ảnh: VietnamNet
Ngoài các tỉnh trên, tại tỉnh Hòa Bình xảy ra 3 điểm sạt lở giao thông, đất đá; tại tỉnh Điện Biên, 12 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; 4,15 ha lúa, cây trồng bị thiệt hại; 2.800 m3 đất, đá sạt lở xuống đường. Rất may là không có thiệt hại về người.
Cãi nhau về nguyên nhân ngập cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Ông Tư Sài Gòn /SGN
6 tháng 8, 2023
Khu vực ngập trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây – Ảnh: Dân Trí
Mấy ngày qua, bà con làng trên xóm dưới cứ bàn về cái chỗ trũng ở cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây mãi. Họ nói mới đầu đi Mũi Né (Phan Thiết) đã lắm, chỉ chừng hơn 2 tiếng đồng hồ là tới thôi. Giờ thì “thua toàn tập” sau khi có đoạn bị ngập, rồi ngổn ngang công trường.
Theo báo Dân Trí, hiện trên tuyến cao tốc này có 3 vị trí đi qua núi đá có nguy cơ sạt lở lớn đoạn qua địa phận huyện Hàm Tân (Bình Thuận), Ban quản lý dự án Thăng Long khuyến cáo người dân khi đi qua những đoạn này phải cẩn thận. Họ cũng cho biết hiện nay đã xác định được nguyên nhân gây ngập đoạn cao tốc đoạn km25+300 – km25+400.
Theo ông Đinh Công Minh, Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây), cho biết bước đầu đơn vị đã xác định sự việc “thất thủ” cao tốc là do nước sông dâng cao kết hợp với vũ lượng quá lớn khiến nước thoát không kịp.
Ông Minh kết luận rằng, đơn vị tư vấn thiết kế có thiếu sót trong việc tính toán số liệu thủy văn ban đầu. Đặc biệt là mực nước dâng của sông Phan.
Nếu đúng thế thì đây là sai lầm lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, vì có khả năng cao tốc này sẽ bị ngập tiếp trong tương lai.
Mà lỗi này được công nhận, cũng có nghĩa là bên tư vấn thiết kế phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân vụ ngập cao tốc vừa qua, đồng thời phải sửa chữa lại hệ thống thoát nước ở khu vực này cho phù hợp.
Việc này tốn vài chục tỷ như chơi!
Thê nên Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng 533, đơn vị tư vấn thiết kế dự án không “ngu gì mà nhận lỗi”! Họ nhờ Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Bình Thuận giải trình.
Sở GTVT này khẳng định mạnh mẽ rằng đơn vị tư vấn thiết kế không làm sai, họ “thiết kế dự án đúng theo các quy định và được thẩm tra kỹ”. Họ cho rằng lỗi là do “con” sông Phan, khi bất ngờ đổ nước về vị trí ngập quá lớn, khi họng cốngdù có nhỏ chút xíu nhưng đúng quy định thì thôi.
Đại diện Công ty cổ phần tư vấn xây dựng 533 tại buổi họp khẳng định họ thiết kế đúng theo các quy định và được thẩm tra kỹ rồi, chuyện ngập lụt là chuyện của ông Trời, không liên quan đến họ – Ảnh: Dân Trí
Có người thắc mắc tại sao một đơn vị nhà nước như Sở GTVT tỉnh Bình Thuận lại “làm thuê” cho một công ty tư nhân, cãi bằng được với một đơn vị nhà nước khác? Chẳng lẽ một công ty tư vấn thiết kế lại không có một kiến trúc sư hay kỹ sư cầu đường nào đủ “trình độ” cãi nhau với Ban quản lý hay sao?
Cũng có thể, vụ thiết kế cao tốc này họ nhận rồi giao cho lại cho Sở GTVT tỉnh Bình Thuận làm “tư vấn” không chừng?
Thôi chuyện đó bàn sau. Trong buổi họp, đại diện Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng 533 nêu lý do nước ào ào đổ về gây ngập cao tốc là hôm đó mưa lớn quá. Họ lý giải rằng “mưa lớn, mưa sâu, mưa lại lâu” thì nhiều nước là chuyện đương nhiên. Mà nước thì chỉ chảy về chỗ trũng thôi. Đúng lúc đó, nó thấy đoạn cao tốc này có một chỗ rất trũng, có chỗ trũng tới 1 mét, nên cùng nhau về đó thôi lập “hội trùng dương”.
Do “nước chảy chỗ trũng” là quy luật tự nhiên, nên không thể đổ trách nhiệm cho cho nước, hay cho ai được.
Cuối cùng, bên công ty 533 đổ cho thời tiết, đổ cho cơn bão số 2 (dù đã tan lâu rồi), rồi đổ cho cơn mưa như trút nước. họ còn thốt lên: “Trời ơi! Mưa như thế thì không ngập mới lạ!”
Bên ban quản lý nghe thế cũng phải kêu trời: “Trời ơi! Mấy ông nói thế mà nghe được!”
Thế là chẳng ai chịu nghe ai, cãi nhau ỏm tỏi, khiến ông Trời đang ngủ mà phải thức dậy lên tiếng:
“Thôi tụi bay nói thế thì tao chịu trách nhiệm. Thôi cứ lấy tiền ngân sách ra mà sửa, chứ đừng họp hành rồi ‘sủa’ lung tung rồi réo tên tao, có ngày tao ‘oánh’ một phát là đen như lão Bao Công luôn”.
“Tiền của nhà nước, cứ xem như giấy nhật trình, xài thoải mái!”
Thế là cả bọn “dạ dạ…” rồi ra về, nhưng không về thẳng nhà, mà kéo vào quán nhậu dưới cao tốc ăn mừng vì đã tìm ra nguyên nhân gây ngập.
…
Giấc mơ ban ngày của tui vậy đó, kể nghe chơi thôi!
Tây Nguyên: Quan chức chiếm rừng của dân như thế nào?
An Vui /SGN
6 tháng 8, 2023
Những cánh rừng thông phòng hộ dọc quốc lộ 28 (Đăk Glong, Đăk Nông) ngày càng bị xâm hại để trồng cà phê, hồ tiêu – Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo số liệu công bố tại hội thảo do Bộ Nông nghiệp tổ chức ngày 3 Tháng Sáu 2022 tại Lâm Đồng, trong vòng 15 năm (2005 – 2020) diện tích rừng tự nhiên tại các tỉnh Tây Nguyên đã giảm từ 2.83 triệu ha xuống còn 2.18 triệu ha, tức đã mất tới 650,000ha rừng!
Rừng ở năm tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng) mất là do đâu?
Một phần do dân tự chiếm: thống kê hồi năm 2020 của Ban Kinh tế trung ương cho biết có 150,000 người ở các tỉnh Tây Nguyên phá 350,000 ha đất rừng làm nông nghiệp hoặc trồng các cây công nghiệp.
Một phần do lâm tặc (chữ dùng của truyền thông trong nước, ngụ ý bọn cướp rừng) phá. Mà lâm tặc thời nay không chỉ có dân đen mà còn có cả cán bộ, công ty và mục đích phá rừng đầu tiên là lấy gỗ, sau đó chiếm đất rừng đem bán!
Cuối cùng, phần lớn diện tích rừng bị mất là do cán bộ đương chức sau khi chiếm đất rừng thì ở lỳ không trả.
Tuổi Trẻ ngày 6 Tháng Tám cho biết có nhiều quan chức ở hai tỉnh Đăk Nông, Đăk Lăk chiếm đất rừng ở lỳ không trả. Thậm chí có trường hợp quan chức đã bị kỷ luật nhiều năm nhưng vẫn chưa chịu nhả đất rừng.
Trong số này, có ông Nguyễn Thanh Sơn, cựu ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy Đắk Nông, người chiếm rừng tới gần 100ha đất trái quy định ở hai huyện Đăk Glong và Đăk Song (Đăk Nông).
Tại Đăk Song, lúc đương chức ông Sơn đã gian dối để được cấp 41.5ha đất theo chính sách 135 (chính sách cấp đất để xóa đói giảm nghèo) sai đối tượng, trái quy định.
Còn tại Đăk Glong, ông Sơn và em trai là Nguyễn Thanh Phong cũng được giao đất, giao rừng theo chính sách 135 với tổng diện tích 54.6ha trái quy định, sai đối tượng.
Việc “vun vén cho gia đình” của ông Sơn đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, buộc khắc phục nhiều năm nay nhưng ông này vẫn không thực hiện!
Rừng thuộc lâm phần quản lý của công ty lâm nghiệp Krông Bông (Đăk Lăk) bị tàn phá để lấy đất trồng cây – Ảnh: Tuổi Trẻ
Ông Trần Nam Thuần, chủ tịch Ủy ban huyện Đăk Glong, cho biết đã ban hành quyết định thu hồi hơn 54ha đất của hai gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Thanh Phong ngày 26 Tháng Mười Một 2021.
Nhà cầm quyền địa phương đã năm lần mời hai gia đình ông Sơn và ông Phong lên làm việc để yêu cầu di dời tài sản ra khỏi khu đất nói trên nhưng hai ông không hợp tác.
Với người dân thì nhà cầm quyền cưỡng chế rất nhanh, còn hai ông này, dù không còn đương chức, vẫn được nhà cầm quyền nể nang.
Tại Đăk Lăk, số cán bộ chiếm dụng rừng bất hợp pháp còn nhiều hơn, lên đến hàng chục gia đình, với tổng cộng 874.9ha, cũng với chiêu thức đưa gia đình mình vào diện “người nghèo” để thụ hưởng chính sách 135… mà mãi hơn 10 năm nay chưa thu hồi hết được!
Số quan chức bao gồm gia đình vợ ông Phạm Minh Sơn, cựu chủ tịch huyện Krông Năng, chiếm dụng hơn 143ha; ông Trương Công Đản, cựu phó ban Ban Tuyên giáo huyện ủy Krông Năng, chiếm dụng hơn 62ha; gia đình vợ ông Nguyễn Kim Liên, cựu chủ tịch ủy ban xã Cư Klông) chiếm dụng 80.6ha; xã viên hợp tác xã Hợp Tiến, chiếm dụng hơn 525ha; gia đình ông Nguyễn Minh Trình và Nguyễn Đình Chương, cựu cán bộ Chi cục Thuế huyện Krông Năng, chiếm dụng hơn 63.5ha.
Hơn 3,000ha rừng bị phá tại công ty lâm nghiệp Đắk N’Tao (Đăk Nông) – Ảnh: Tuổi Trẻ
Trả lời Tuổi Trẻ, ông Trần Minh Châu, phó chủ tịch Ủy ban huyện Krông Năng, thừa nhận việc thu hồi diện tích đất cấp sai cho gia đình cán bộ, lãnh đạo gặp nhiều khó khăn. Đến nay, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn mới thanh lý hợp đồng, thu hồi được 655.1ha rừng giao sai đối tượng.
Hiện còn 219.8ha (trong đó có các gia đình vợ ông Phạm Minh Sơn, vợ ông Nguyễn Kim Liên, ông Nguyễn Minh Trình)… vẫn chưa thu hồi được!
Bình luận dưới bài viết, bạn đọc Minh Khanh thắc mắc: “Quan chức mà còn vậy thì sao nói dân được. Hành vi này đâu phải là lấn chiếm nữa mà là tham ô. Sao không bị khởi tố nhỉ? Tại sao chúng ta lại mất cả chục năm để xử lý trong khi sự việc nó rành rành vậy?”.
Không xử lý được vì cán bộ khó xử cán bộ chớ sao!
Thế nên, bạn đọc LeQuang mới ngậm ngùi: “Hỏi sao giờ đây cao nguyên đồi núi sạt lở ngập lụt! Tàn phá môi trường kinh khủng. Coi thường pháp luật và không ai có ý thức”.
XEM THÊM:
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Gửi đến BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội
06/8/2023
Nguồn hình ảnh, SUPPLIED
Chụp lại hình ảnh,
(more…)RFA – 01/8/2023
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thăm Việt Nam giữa tháng 4, 2023 (ảnh minh họa)
Reuters
(more…)02/8/2023
Quang cảnh vụ xét xử “chuyến bay giải cứu.” (Hình: Trích xuất từ vietnamplus.vn)
Bao nhiêu người sẽ đặt câu hỏi: Xét xử môt đại án lớn đến như vậy, hàng trăm ngàn nạn nhân bị “trấn lột” giữa cơn quẫn bách nhưng giờ này họ đang ở đâu?
(more…)BBC News
28/7/2023
Nguồn hình ảnh, Getty Images Chụp lại hình ảnh,
Trẻ em dân tộc thiểu số Ba Na ở tỉnh Kon Tum lên đường lấy gỗ – hình minh họa
(more…)Quê Hương tổng hợp
RSF lên án việc ông Đường Văn Thái bị buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’
26/07/2023
Trang Facebook của nhà báo độc lập Đường Văn Thái.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp ngày 25/7 lên án việc Hà Nội buộc tội Đường Văn Thái “tuyên truyền chống nhà nước” là vô lý và kêu gọi phóng thích ông ngay lập tức.
(more…)RFA
20/7/2023
YouTuber Thái Văn Đường (Đường Văn Thái) trong một ảnh chụp tháng 2/2023
Twitter Thái Văn Đường
Bộ Công an Việt Nam mới đây ra thông báo về việc bắt giam YouTuber Đường Văn Thái với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự. Thông báo được gửi về gia đình ba tháng sau khi blogger này đột ngột mất tích khi đang tị nạn tại Thái Lan và có nhiều nghi ngờ cho rằng ông đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc đem về nước.
(more…)Hiền Vương/VNTB – 14/7/2023
Miền Tây sẽ cơ bản duy trì mô hình sản xuất hiện nay tại các địa phương cho đến 2030
(more…)13/7/2023 – VOA Tiếng Việt
Nhà hoạt động Trần Hoàng Phúc. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Trần Hoàng Phúc, một trong những tù nhân chính trị trẻ tuổi nhất ở Việt Nam, vừa mãn án tù 6 năm với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
(more…)Hôm 25 tháng 5 năm 2016, Pearl Pinson (một nữ sinh 15 tuổi) bị bắt cóc khi đang trên đường đến trường và biệt tích luôn kể từ ngày đó. Tuy hơn 7 năm đã qua nhưng thân nhân của em vẫn cứ nuôi hy vọng là sẽ có ngày đoàn tụ, nhân viên điều tra vẫn không ngưng việc kiếm tìm, và báo giới (hàng năm) vẫn không ngừng nhắc nhớ đến câu chuyện buồn lòng này :
(more…)RFA – 06/7/2023
Những tù nhân lương tâm được LHQ nhắc đến trong văn thư gửi Việt Nam
Internet
(more…)Quê Hương tổng hợp
Vụ nổi dậy tại Đắk Lắk đã hé lộ… 06/7/2023
Trong vòng đỏ là tỉnh Đắk Lắk giáp biên với Capuchia (Bản đồ VN)
Câu chuyện 6 sĩ quan công an Cộng Sản Việt Nam (CSVN) của hai xã Ea Tiêu và Ea K’tur bị bắn chết ở tỉnh Đắk Lắk trong tháng trước đã gây xôn xao trong và ngoài nước. Nhiều dư luận suy đoán chứ không có một điều gì chắc chắn là do ai tổ chức. Đến nay đã gần 100 người dân Đắk Lắk bị công an CSVN tình nghi và bắt để điều tra, mà chưa tìm ra thủ phạm chủ mưu.
(more…)Mỹ Hằng – BBC News Tiếng Việt
05/7/2023
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Việt Nam đang cho thấy sự rốt ráo của mình trong việc thực hiện cam kết phát thải bằng không vào năm 2050, nghĩa là loại bỏ hoàn toàn điện than vào năm này để ưu tiên phát triển năng lượng sạch.
Kế hoạch Điện 8 (PDP8) sau nhiều năm trì hoãn, đã được thủ tướng chính phủ thông qua vào tháng Năm, cho thấy tiến bộ đáng kể khi Việt Nam vạch ra lộ trình giảm đáng kể công suất điện than.
Tuy thế, mọi kế hoạch hiện mới chỉ nằm trên giấy tờ.
Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang thiếu điện và đang có kế hoạch tăng công suất điện than lên 30GW vào năm 2030 trước khi có thể bắt đầu giảm như dự kiến.
Việt Nam cũng chưa công bố kế hoạch cụ thể nào để phát triển điện gió và điện mặt trời, trong khi có thông tin nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này thời gian qua ở bên bờ phá sản khi lưới điện quốc gia lạc hậu không thể mua nổi toàn bộ lượng điện mà họ sản xuất.
Việt Nam đã ký Thỏa thuận Đối tác Chuyển đổi Năng lượng sạch (JETP) năm 2022 với các nước G7, để nhận 15,5 tỷ USD tài trợ nhằm thực hiện quá trình này. Số tiền này sẽ được chi tiêu vào đâu? Ai là người hưởng lợi?
Ai sẽ giám sát toàn bộ quá trình này khi Việt Nam bỏ tù các nhà hoạt động môi trường hàng đầu lẽ ra đã đóng vai trò quan trọng này?
BBC News Tiếng Việt trao đổi với bà Lucy Hummer, nhà nghiên cứu tại Global Energy Monitor về các vấn đề nói trên.
BBC: Ai sẽ giám sát quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch của Việt Nam khi chính phủ bỏ tù các nhà hoạt động môi trường chủ chốt?
Bà Lucy Hummer: Không ai có thể thực sự thay thế các nhà bảo vệ môi trường và khí hậu – những người đã bị bịt miệng – nếu không có điều gì đó lớn hơn được thay đổi.
Bất cứ hành động đàn áp nào đối với sự chỉ trích, phản đối, truyền thông độc lập và hơn thế nữa cần phải được chấm dứt để sự chuyển đổi sang năng lượng sạch được thành công.
Việt Nam đã ký thỏa thuận nhận hàng tỷ USD từ quốc tế để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, một phần với điều kiện rằng họ sẽ để xã hội dân sự tham gia vào tiến trình này, nhưng chính phủ Việt Nam có vẻ như đã không thực sự nghiêm túc với điều kiện được đặt ra.
Cộng đồng quốc tế cần đảm bảo rằng Việt Nam tôn trọng các quyền cơ bản của các nhà bảo vệ môi trường và khí hậu. Nói cách khác, khả năng các công dân và tổ chức được tham gia một cách an toàn và cởi mở vào tiến trình chuyển đổi năng lượng của đất nước cần phải được xem là một thước đo của sự tiến bộ trong quá trình chính thức thực hiện JETP.
BBC: Việc thiếu các cơ quan giám sát độc lập có thể ảnh hưởng như thế nào đến tính minh bạch và chất lượng của quá trình chuyển đổi này?
Bà Lucy Hummer: Theo dõi và đánh giá là các yếu tố tối quan trọng của bất cứ chương trình công nào, đặc biệt trong các trường hợp như thế này, khi mà sự bình đẳng và sự tham gia của tổ chức xã hội dân sự đang được quan tâm.
Các thiết kế để đánh giá tính hiệu quả của quá trình chuyển đổi này cần phải đo đạc được, trả lời được, và phải minh bạch.
Cũng giống các thỏa thuận tài chính sử dụng các chỉ số hiệu suất chính, việc triển khai quỹ JETP cần phải:
Như các số liệu mới nhất của Global Energy Monitor chỉ ra, còn nhiều câu hỏi quan trọng đang bỏ ngỏ.
Nếu Việt Nam có thể đạt các điều kiện đặt ra trong Kế hoạch Điện 8 (PDP8) và JETP, toàn bộ các nhà máy điện than đã đề xuất nhưng chưa được triển khai xây dựng cần phải được hủy bỏ. Việc này bao gồm hủy bỏ 4GM công suất điện than mới hiện vẫn đang được cân nhắc vào năm nay.
Xây dựng các nhà máy điện than mới hay các nhà máy sử dụng năng lượng hóa thạch khác sẽ phải trả một giá đắt về kinh tế, xã hội và môi trường, hơn là năng lượng sạch, và sẽ khiến Việt Nam mắc kẹt với công nghệ đắt đỏ, lạc hậu và bẩn.
Các phân tích sơ bộ của GEM về các dự án điện than được đề xuất bên ngoài Trung Quốc cho thấy Việt Nam đang dẫn đầu toàn cầu về hủy bỏ các dự án điện than đã đề xuất vào năm nay, giảm 9,6 GW từ tháng 1-5/2023.
Để tiếp tục đà này, các công dân cần phải có quyền tham gia vào quá trình thảo luận và đảm bảo quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch sẽ được thực hiện như dự kiến.
Ưu tiên các đóng góp, phản hồi từ các bên liên quan có nghĩa là việc triển khai quỹ JETP cần phải được thực hiện với sự tham gia của xã hội dân sự, theo đúng thỏa thuận đối tác và mục tiêu khí hậu.
Việt Nam nên thực hiện đánh giá toàn bộ quá trình chuyển đổi này trước, trong và sau khi triển khai, làm rõ cho các công dân biết một cách chính xác khoản tiền này được tiêu như thế nào và tiêu vào đâu.
Các bên liên quan có thể quan tâm xem JETP được thực hiện thế nào, khung thời gian thực hiện như thế nào vào ai có thể được hưởng lợi trực tiép từ quỹ này.
Truyền thông cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và mang tính chiến lược, và nó phải dễ hiểu, thực sự tạo cơ hội cho đối thoại và phản hồi mang tính xây dựng.
Phác thảo các yếu tố đầu ra, đầu vào và kết quả nghĩa là Việt Nam nên dỡ bỏ bất kỳ rào cản nào để giúp người dân hiểu hàng tỷ USD được tiêu vào đâu.
Trong khi đầu ra là các sản phẩm – kết quả của JETP (như các dự án năng lượng trên thực tế, việc loại bỏ các dự án than và gas, các chương trình phát triển nguồn lực, v.v…), các kết quả ở đây nghĩa là các lợi ích dự kiến đạt được hay lý do chi tiêu.
Các bên liên quan sẽ muốn hiểu lý thuyết về sự thay đổi và muốn giúp để định hình chúng.
BBC: Việt Nam có thể học từ nước nào trong việc thực hiện JETP?
Bà Lucy Hummer: Ở Nam Phi, việc các bên có sự tham gia đáng kể vào quá trình này mang tới kết quả là một thỏa thuận chuyển đổi đối tác năng lượng sạch trong hai năm qua, do một ủy ban cấp cao lãnh đạo với nhiều đại diện.
Dựa trên các mức độ thay đổi mà quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch mang lại, căng thẳng ngay trong nội tại giữa các bên tham gia cũng được phơi bày. Sự cởi mở của các lãnh đạo Nam Phi và các nhà ra quyết định khác trong việc để các lãnh đạo xã hội dân sự tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng có thể coi là hình mẫu cho Việt Nam.
Cung cấp một khung thời gian cho việc sử dụng quỹ JETP nghĩa là Việt Nam không nên có che dấu bất cứ chi tiêu nào khi triển khai quỹ này.
Minh bạch là một, nếu không nói là yếu tố cơ bản, hàng đầu của một chương trình giám sát hiệu quả.
Chương trình JETP tương đối mới và vì vậy không có nhiều thiết kế dựa trên bằng chứng để làm theo khi phát triển cấu trúc triển khai quỹ.
Việc này khiến việc biện minh và chứng minh quá trình ra quyết định thậm chí trở nên quan trọng hơn.
Cho thấy các yếu tố này có thể thay đổi theo thời gian nhấn mạnh rằng JETP sẽ không bất biến. Việc giám sát cần phải được tiếp tục, có nghĩa các thông tin chia sẻ cũng cần phải được tiếp tục. Bước đầu tiên của quá trình này là việc phải trả tự do cho mọi tù nhân chính trị, và bước tiếp theo là phát triển một chiến lược để họ có thể được lên tiếng nói một cách lâu dài, ổn định, thay vì bịt miệng họ.
Chụp lại hình ảnh,
(Từ trái qua) Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hùng Dương, Hoàng Minh Hồng – những nhà hoạt động môi trường hàng đầu bị chính phủ Việt Nam bỏ tù. Trong số này chỉ có bà Khanh mới được trả tự do
BBC: Việt Nam vẫn chưa công bố kế hoạch cụ thể nào để phát triển năng lượng sạch như điện gió và điện mặt trời. Có thông tin rằng nhiều doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam có nguy cơ phá sản…
Bà Lucy Hummer: Dựa trên việc đo đạc các chỉ số điện mặt trời và điện gió của Global Energy Monitor, Việt Nam hiện đang có kế hoạch tăng công suất điện mặt trời và điện gió lên 5,5 lần vào năm 2030.
Với 11,8 GW điện mặt trời diện rộng và 81,2 GW điện gió đã được công bố hoặc đang trong quá trình phát triển, Việt Nam cần đảm bảo các doanh nghiệp điện gió và mặt trời được xây dựng để thành công – như cách mà điện than đã đạt được trong nhiều thập kỷ.
Trừ phi thoát khỏi sự “khủng bố” của đảng cộng sản, giáo dục nước nhà vĩnh viễn không trị dứt được những căn bệnh trầm kha ngặt nghèo…
Tùng Phong /SGN – 02/7/2023
Năm nào người dân cũng nghe câu quen thuộc rằng “Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng và lập kế hoạch phát triển giáo dục Việt Nam” (ảnh: PM/Vietnam+)
(more…)Vừa hoằng pháp vừa giúp chính quyền thâm nhập cộng đồng người Việt.
Văn Tâm / Tạp chí Luật Khoa – 28/6/2023
Đồ họa: Shiv/ Luật Khoa.
Vào tháng 2/2023, các nhà sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) ngồi yên lặng, chăm chú lắng nghe một quan chức nhà nước định hướng về công tác hoằng pháp Phật giáo. [1]
Vị quan chức ấy là Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng.
(more…)Quê Hương tổng hợp
26/6/2023
Sinh viên tại một trường đại học ở Hà Nội
Reuters
Hơn một triệu thí sinh bước vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ ngày 27 – 29/6. Trong số này, không ít thí sinh đã chọn sẵn cho bản thân con đường xuất khẩu lao động, mưu sinh nơi đất khách, thay vì bước vào giảng đường đại học.
Liệu có phải xu thế vào đại học bằng mọi giá đang đổi chiều?
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho thấy số thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học của năm 2022 giảm mạnh. Trong số hơn 900.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ có hơn 620.000 em có nộp nguyện vọng vào đại học, giảm 20% so với năm 2021.
Với kỳ thi năm 2023, một số trường đại học ghi nhận con số học sinh đăng ký xét tuyển vào đại học sớm bằng học bạ giảm kỷ lục, có nơi chỉ bằng 35 – 50% so với năm ngoái.
Một học sinh lớp 12 tên Tâm, hiện đang ở Hà Tĩnh nói với RFA rằng em không có ý định vào đại học vì hoàn cảnh gia đình:
“Em không đi học trường gì cả. Tại vì em mắc công việc gia đình và cũng không muốn. Em cũng chưa biết nên đi làm gì.”
Chi phí cơ bản cho bốn năm đại học của một sinh viên, bao gồm học phí, tiền thuê nhà trọ, đi lại cũng với các khoản tiền lặt vặt khác, tính ra mỗi tháng cũng tầm sáu triệu đồng. Trong khi đó sau khi tốt nghiệp, mức lương của tân sinh viên mới ra trường vào năm 2022 chỉ đạt tầm hơn 10 triệu đồng/tháng, và không có gì đảm bảo cho một công việc ổn định.
Trái lại, nếu theo con đường xuất khẩu lao động, mức lương mỗi tháng có thể đạt từ 30 đến 50 triệu đồng.
Với phép so sánh đơn giản như vậy, hiện nay, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện trào lưu học sinh vừa tốt nghiệp cấp ba là ngay lập tức làm hồ sơ đi lao động ở nước ngoài, như Nhật, Hàn hay Đài Loan…
Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… thuộc top đầu các tỉnh – thành có tỉ lệ học sinh không xét tuyển đại học nhiều nhất cả nước trong năm qua.
Ông Thanh, một người dân Hà Tĩnh, cho biết đặc biệt trong hai năm sau đại dịch COVID, tình trạng kinh tế khó khăn, việc làm trong nước khan hiếm và bấp bênh nên người dân nơi ông sinh sống thường tìm cách đi xuất khẩu lao động. Nó trở thành xu hướng, ngay cả đối với học sinh, sinh viên:
“Đợt này thì nhu cầu tuyển việc của các khu công nghiệp cũng thấp hơn so với trước đây nên kể cả học sinh, sinh viên cũng xu hướng đi xuất khẩu lao động.
Có trường học cứ mỗi ba tháng một lần sẽ có các công ty tuyển dụng xuất khẩu lao động về trực tiếp làm việc với các trường đó, giáo viên trong trường nhiều khi đóng vai trò như một người môi giới lao động.”
Theo tìm hiểu của RFA, một số trường THPT ở Hà Tĩnh đã chủ động giới thiệu, kết nối học sinh với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo thông tin từ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, các trường THPT trên địa bàn tỉnh này đã tiến hành phân luồng, khuyến khích các học sinh có năng lực trung bình yếu đi du học nghề hoặc xuất khẩu lao động.
Cô T, một giảng viên hiện đang giảng dạy tại một trường đại học đầu ngành ở Hà Nội, thừa nhận rằng hiện ngày càng ít học sinh chọn học đại học ở Việt Nam. Các em có kinh tế khá giả thường đi du học, còn những em không có điều kiện cũng đi xuất khẩu lao động:
“Nó phản ánh niềm tin của người dân đối với thực trạng giáo dục bậc đại học ở Việt Nam. Hiện nay, giáo dục ở bậc đại học của mình không thực tế, tính ứng dụng của nó không cao.
Và thực tế thì sau khi sinh viên ra trường, kể cả các sinh viên thuộc các trường top đầu Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp phải đào tạo lại thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu cho việc làm.”
Theo cô T, trong bốn năm đại học, sinh viên phải học quá nhiều các môn không cần thiết và không sát với tình hình xã hội hiện nay. Ví dụ như các môn về tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam… Mặc dù không phải sinh viên nào cũng là Đảng viên, không phải sinh viên nào cũng muốn tham gia vào bộ máy chính quyền trong tương lai nhưng vẫn cứ phải học:
“Hay như môn Kinh tế Chính trị Mác-lênin thì nó không hề liên quan gì đến cách vận hành nền kinh tế thị trường hiện nay đang áp dụng.
Vì thế, sinh viên học một đằng mà thực tế cuộc sống là một kiểu khác, nó khiến tư duy và kiến thức của sinh viên không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp và xã hội.”
Đi xuất khẩu lao động là một trong những lựa chọn và không có gì sai trái. Tuy nhiên, nếu ngày càng nhiều người sang nước ngoài làm việc theo đúng nghĩa “bán sức lao động” thì lại là một thảm họa xã hội. Cô T, nhận định như vậy cho cho biết thêm rằng hiện giờ, người trẻ sang nước ngoài làm việc có thể mang tiền về góp phần vào ngân sách Nhà nước. Nhưng nếu những người này chỉ lo lao động kiếm tiền mà không trau dồi kiến thức, kỹ năng thì nó là một sự lãng phí tài nguyên trẻ của đất nước.
27/6/2023
Lính Mỹ đưa hài cốt người Mỹ chết trong chiến tranh về nước tại sân bay Nội Bài, Hà Nội hôm 28/5/2004 (minh họa)
Reuters
Cơ quan Tìm kiếm Tù binh & Người Mất tích thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DPAA) và Văn phòng Tìm kiếm người mất tích Việt Nam (VNOSMP) vào ngày 27/6 tiến hành lễ hồi hương một bộ hài cốt được cho là của một quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam trước đây.
Đại sứ quán Hoa Kỳ phát đi thông báo về tin vừa loan và cho biết buổi lễ bàn giao bộ hài cốt như vừa nêu được tiến hành tại Sân bay Quốc tế Thành phố Đà Nẵng.
Tin nói rõ việc tìm thấy bộ hài cốt vừa nêu là kết quả của hoạt động hỗn hợp lần thứ 151 (JFA) ở hai tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa. Hoạt động này bắt đầu vào giữa tháng năm và sẽ kết thúc vào cuối tháng bảy tới đây.
Hôm 26/6, các chuyên gia pháp y của Hoa Kỳ và Việt Nam đã khám nghiệm bộ hài cốt và xác định rằng nó có thể là của một quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam trước đây. Phía Hoa Kỳ sẽ chuyển bộ hài cốt về phòng thí nghiệm của DPAA tại Honolulu, Hawaii để xác minh thêm.
Thông cáo cho biết tính đến nay, hài cốt của 733 quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam đã được xác định. Hoạt động phối hợp tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến ở Việt Nam được khởi động từ năm 1988.
27/6/2023
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, khai nhận trước tòa hôm 27/6
Các tướng lĩnh đứng đầu Cảnh sát Biển Việt Nam khai tại một phiên tòa hôm 27/6 rằng họ tham ô 50 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước là do ‘ngân sách khó khăn, các lãnh đạo không có tiền đi công tác’, theo tường thuật của báo chí trong nước.
5 sĩ quan cấp tướng và 2 cấp tá, từng là lãnh đạo cao nhất của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng, ra Tòa án Quân sự Thủ đô, trong đó có Tư lệnh là Trung tướng Nguyễn Văn Sơn và Chính ủy là Trung tướng Hoàng Văn Đồng, về tội ‘Tham ô tài sản’.
Các bị cáo ‘thẳng thắn thừa nhận’ đã nhận tiền tham ô nhưng ‘nhưng kịp chưa sử dụng thì đã nộp lại’, theo tờ Công an Nhân dân.
Nguyên nhân tham ô, theo lời Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, khai trước Tòa là do lãnh đạo cơ quan đi công tác nhiều và đối ngoại nhiều mà ‘tiền thì không có’ cho mục đích này.
Sau đó, mỗi lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển trong số năm vị tướng được nhận 10 tỷ đồng để chi tiêu cá nhân, Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, cựu phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng, được dẫn lời nói trong lời khai trước Tòa.
Ông Hậu và tất cả các tướng lĩnh khác có mặt trong buổi cơm trưa đó đều khai nhận là ‘đã im lặng’ khi nghe ý kiến đề xuất của ông Sơn, cũng theo Công an Nhân dân.
Trước Tòa, Trung tướng Hoàng Văn Đồng, Chính ủy, cũng khai rằng ‘không ai nói gì’ khi nghe ông Sơn nêu ý kiến biển thủ tiền Nhà nước.
“Sau này tất cả đều nhận thức được đây là việc nghiêm trọng và ân hận vô cùng”, ông Đồng được Công an Nhân dân dẫn lời nói.
“Lúc cầm tiền, bị cáo và các bị cáo khác cũng thấy áy náy, nhưng lại không thể đấu tranh nổi với chính mình để phải đứng trước tòa như ngày hôm nay”.
Sau khi bàn bạc thống nhất trong bữa cơm trưa, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn lấy quyền tư lệnh lực lượng đã yêu cầu Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật, rút tiền ngân quỹ cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển vì ‘các thủ trưởng rất khó khăn’.
“Sau khi nghe bị cáo nói, bị cáo Hưng đã suy nghĩ và trả lời rằng, cái này khó nhưng sẽ làm được”, ông Sơn được dẫn lời khai trước tòa.
Các bị cáo Nguyễn Văn Hưng và Thượng tá Bùi Văn Hòe, phó trưởng Phòng Tài chính, những người thực hiện việc rút ruột ngân sách cho các lãnh đạo, đều thừa nhận hành vi phạm tội trước Tòa.
Theo cáo trạng, hồi năm 2019, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển được Nhà nước phân bổ 150 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị. Do có sự thống nhất của toàn bộ 5 lãnh đạo Cảnh sát Biển trong bữa ăn trưa kể trên mà cấp dưới đã phải thực thi nhiệm vụ rút ra 50 tỷ trong số tiền đó để chi cho các lãnh đạo.
Duẩn Đang – Cháu Đoàn Nhật Huyền Trân
Bằng một mối liên hệ kỳ lạ nào đó thì cô gái gốc Việt xinh xắn, nữ thủy thủ của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan này phải gọi mình là chú. Vì chú từng ngồi nhậu với ông ngoại của con! Các bạn thấy lợi ích của việc nhậu chưa!
Thế thì trong lúc mọi người tập trung hỏi thăm về cô thì mình chỉ đứng cười cười vì mình biết quê quán, địa chỉ, dòng họ, cô dì chú bác ở Khánh Hòa và câu chuyện của cháu hết rồi.
Hôm nay cháu mới được vào bờ, không biết chú có nên ở lại gặp cháu không nhỉ?
Với nụ cười rạng rỡ và rắn rỏi giữa một ngày nắng đẹp trong vịnh Đà Nẵng, Đoàn Nhật Huyền Trân nổi lên như một hiện tượng mạng khi được giới thiệu là nữ thủy thủ gốc Việt phục vụ trên hãng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đang có chuyến thăm thành phố miền biển miền trung này.
Nhìn nụ cười biểu hiện thanh xuân tươi trẻ, khó tin là cô gái mảnh khảnh này đã có hơn hai năm sống “đời hải hồ” trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ.
Gạt bỏ những mô típ nhàm chán và nghèo nàn về việc “tự hào là người gốc Việt” mà tôi đồ rằng người ta cố tình gài vào miệng cô, Huyền Trân chia sẻ mình chỉ là một người hết sức bình thường, và làm một cộng việc hỗ trợ kỹ thuật bình thường trên hàng không mẫu hạm, chứ chẳng có gì to tát cả.
Được hỏi về chuyện tình cờ vụt sáng trở tâm điểm chú ý trên mạng xã hội chỉ sau một ngày, cô chia sẻ mình cảm thấy vui vui một chút nhưng hơn hết là cảm giác xúc động khi có cơ hội trở lại Việt Nam, gặp gỡ gia đình.
Năm ngoái, Huyền Trân đã một lần lỡ cơ hội trở về Việt Nam và gặp lại gia đình khi chuyến thăm được dự tính của tàu Ronald Reagan bị hủy bỏ. Rốt cuộc, đại gia đình bên ngoại sống ở Khánh Hòa, bao gồm cả bà ngoại, cũng có cơ hội ôm lấy cô cháu yêu vào lòng.
Có một điều chắc ít người biết, cũng xin được tiết lộ ra đây, rằng Huyền Trân, cô gái mang tên vị công chúa nổi tiếng, vẫn chưa vào quốc tịch Hoa Kỳ và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Nghe có vẻ ngạc nhiên nhưng là sự thật. Ngoại trừ những vị trí nhất định, có một vài vị trí không nhất thiết phải có quốc tịch Hoa Kỳ, mà chỉ cần là thường trú nhân.
Sống ở Diên Khánh và có vài năm học ở Nha Trang, Huyền Trân chỉ mới sang Mỹ cách đây 8 năm. Việc cô hòa nhập để có một ngày trở về Việt Nam trên một hàng không mẫu hạm cũng nhanh chóng như những bước tiến vượt bậc của quan hệ Việt – Mỹ những năm qua. Đó cũng là biểu thị cho một nước Mỹ của cơ hội, đa dạng và dung nạp.
Sinh năm 1999, khi hai quốc gia Việt – Mỹ đã thiết lập quan hệ ngoại giao, sau một chặng đường “lịch sử khó khăn”, chữ dùng của Tổng thống Barack Obama, có thể ví Huyền Trân như là khuôn mặt đại diện thế hệ mới, tràn đầy sinh khí và năng lượng cho một chặng đường kế tiếp của quan hệ Việt – Mỹ, khi những nỗi buồn chiến tranh, những ám ảnh của hận thù và nghi kỵ dần trôi vào dĩ vãng.
Chúc Huyền Trân ngày một tiến xa trên con đường mình đã chọn. Hẹn ngày gặp lại!
From Vietnam, with love!
FB Duan Dang
27/6/2023
Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để tăng cường liên lạc cấp cao và hợp tác giữa quân đội hai nước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc nói hôm thứ Ba 27/6 khi gặp người đồng cấp Việt Nam, theo Reuters.
Tin cho hay, trong cuộc gặp tại Bắc Kinh, ông Lý nói rằng tình hình quốc tế có nhiều biến động và đan xen nhau, và an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với những thách thức, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.
“Trung Quốc và Việt Nam cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ và đoàn kết trong hành trình mới của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ lợi ích chiến lược chung của hai nước và đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định khu vực”, ông Lý nói trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang, theo Reuters.
Hãng tin này cũng dẫn lời ông Lý nói với ông Giang rằng quan hệ giữa quân đội hai nước đã phát triển tốt đẹp, đồng thời nói thêm rằng quân đội Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ lên một tầm cao mới.
Trong một bản tin về cuộc gặp này, báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam tường thuật rằng ông Giang “vui mừng được gặp” ông Lý, đồng thời “bày tỏ tin tưởng” quan chức quốc phòng Trung Quốc “sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy hơn nữa” quan hệ giữa quân đội hai nước.
Ông Giang cũng được trích lời nói rằng “Việt Nam luôn trân trọng tình cảm, sự giúp đỡ của Trung Quốc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước”.
Theo báo Quân đội Nhân dân, trong cuộc gặp, hai quan chức quốc phòng cũng đánh giá rằng kết quả hợp tác thời gian qua “đã tiếp tục góp phần tăng cường tin cậy chính trị và có sức lan tỏa mạnh mẽ, đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững”.
Tờ báo này cũng đưa tin rằng ông Giang và ông Lý bày tỏ “nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng để hiện thực hóa nội dung hợp tác đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhằm đưa quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’”.
Ls. Đặng Đình Mạnh – Ừ, thì truy tìm
* Trong một diễn biến có thể có liên quan : Nhiều người Khơ-Me gốc Việt tại Kaoh Andaet – một địa phương vùng biên thuộc Cambodia, giáp ranh tỉnh Long An, Việt Nam đã phát hiện một người đàn ông tóc bạc, trạc ngoài 60 tuổi, đeo kính gọng màu đỏ, áo khoác đen. Thái độ khả nghi, ngoại hình trông rất giống đối tượng Đặng Đình Mạnh đang bị Công an tỉnh Long An truy tìm, đã trà trộn vào nhóm nhà sư (không rõ có thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam hay không?). Họ đã nhanh chóng trình báo sự việc kèm ảnh chụp.
Cơ quan chức năng đang nỗ lực phối hợp với chính quyền Cambodia kiểm chứng thông tin.
Trong buổi họp báo ngày 27/06/2023, trả lời truyền thông trong nước về thông tin ba luật sư đang bị truy tìm trong toàn quốc hiện đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ từ nhiều ngày trước, người đại diện công an tỉnh Long An hoàn toàn bác bỏ và cho rằng đấy chỉ là thông tin vô căn cứ trên mạng xã hội.
Đồng thời, những hình ảnh kèm theo thông tin ấy đã cắt ghép từ những hình ảnh cũ mà thôi.
Bình luận trước quan điểm trình bày trên của Công an tỉnh Long An, luật sư Đặng Đình Mạnh, “đối tượng” đang bị truy tìm cho biết :
Trong suốt quá trình dài làm việc với Công an tỉnh Long An cho đến nay, lần đầu tiên, ông hoàn toàn nhất trí, đồng tình với cách đánh giá sự việc của Công an tỉnh Long An. Rằng không thể căn cứ vào những thông tin trên mạng xã hội để làm cơ sở xác định, kết luận sự việc.
Không chỉ biểu lộ sự đồng tình và hoan nghênh. Ông còn kiến nghị Công an tỉnh Long An đình chỉ điều tra theo tin báo tội phạm của Bộ Công An. Vì lẽ, toàn bộ cơ sở để Bộ Công An giao cho Công an tỉnh Long An điều tra các luật sư theo tội danh điều 331 Bộ luật Hình sự cũng đều thu thập từ trên mạng xã hội. Rất có thể chúng (bài viết, clip, hình ảnh…) đã bị cắt ghép, tương tự như việc cắt ghép hình ảnh các luật sư đến Hoa Kỳ.
Kiến nghị này, theo ông, bảo đảm sự đánh giá sự việc một cách nhất quán, không theo tiêu chuẩn kép, rằng : Để bảo vệ quan điểm của mình thì bác bỏ thông tin trên mạng xã hội; Để kết tội một công dân thì lại căn cứ mạng xã hội. Không chỉ thế, ông còn cho rằng chúng phù hợp với các nguyên tắc tố tụng hình sự về “Suy đoán vô tội” và “Có lợi” cho người bị điều tra hình sự.
ĐẶNG ĐÌNH MẠNH 28.06.2023
28/6/2023
Việt Nam là quốc gia còn duy trì án tử hình, trong khi đó, thế giới văn minh đã dần xóa bỏ án tử hình, và thay vào đó là án chung thân không ân xá. Chuyện xóa án tử hình là đề tài tranh cãi từ nhiều năm qua, trong đó, những luật sư có tư tưởng tiến bộ đều ủng hộ việc bỏ án tử hình. Lý do là họ cho rằng, bỏ án tử hình vừa nhân đạo vừa để không giết oan người vô tội, nếu bị kết án nhầm. Giả sử như vụ Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén, nếu 2 ông không được giải oan trước khi thi hành án, thì hai ông này không có cơ hội được minh oan.
Vụ chuyến bay giải cứu bị đề nghị 2 án kịch khung
Về bản chất thì Đảng Cộng sản không văn minh như các nước dân chủ. Từ khi nắm quyền cai trị đất nước, họ không bao giờ lấy lòng dân. Họ theo đường lối “bạo lực Cách mạng”, tức là, họ dùng những biện pháp man rợ nhất để đe dọa người dân, và cho đến nay, họ vẫn hành xử như vậy. Nếu bỏ án tử hình, thì Đảng Cộng sản không còn công cụ đáng sợ để răn đe, nên rất khó để họ có thể chấp nhận bỏ án tử hình.
Vụ án chuyến bay giải cứu sắp kết thúc điều tra và đưa ra tòa xét xử, có đến 54 bị cáo sắp phải hầu tòa vì các tội “Đưa hối lộ, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong số này, có đề nghị 2 án tử hình dành cho bị can Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, và bị can Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng.
Đây được xem là mức án rất nặng đối với 2 ông này. Tuy nhiên, mức án này có răn đe được những quan chức tham lam khác, khiến họ phải chùn tay hay không, lại là chuyện khác.
Thực ra, với mức án đề nghị cao thế này, không ai tin, hai người này sẽ bị tuyên với mức như vậy. Không rõ vụ án này có thể chạy chọt được hay không, nếu có thể chạy được, thì cách kêu án kịch khung như thế này là để những kẻ trong hệ thống tư pháp mua bán công lý dưới gầm bàn, với những món tiền khủng. Với những quan chức quen thói tham ô thì họ cũng thừa biết đường để chạy. Tuy nhiên, nếu là án bỏ túi, lệnh được ban từ bên trên xuống, thì lúc đó, bộ máy tư pháp không thể buôn bán gì được.
Bây giờ chỉ chờ xem phiên tòa diễn ra thế nào?
Nếu không kêu án kịch khung, mà chỉ tuyên án có thời hạn, thì đấy có thể là dấu hiệu của việc mua bán công lý dưới gầm bàn. Không mấy ai tin tòa có thể tuyên án kịch khung cho 2 bị cáo này. Tuy nhiên, đấy chỉ là dự đoán, thực tế thế nào thì đợi phiên tòa diễn ra sẽ rõ.
Nếu nhìn vào 2 người bị đề nghị án kịch khung, thì rõ ràng, những người này đều liên quan đến ông cựu Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. Ông Tô Anh Dũng từng là cấp phó cho ông Phạm Mình Minh khi ông này còn nắm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, còn Nguyễn Quang Linh là Trợ lý cho ông Phạm Bình Minh. Nếu không có cái gật đầu của ông Phạm Bình Minh, thì liệu hai ông kia có dám qua mặt cấp trên của mình hay không? Vậy mà, ông Phạm Bình Minh chỉ bị cách chức, còn cấp dưới bị án kịch khung.
Chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa làm triệt để, bởi hầu hết những việc xấu có thể để lại hậu quả, thì cấp trưởng thường né, và đẩy cho cấp phó làm thay. Nếu ông Trọng không có cách triệt những người lảng tránh trách nhiệm, thì sẽ không có khả năng dập tắt được tham nhũng, mà ngược lại, nó vẫn bùng lên như không có bất kỳ chiến dịch dập tắt nào cả.
Thực tế, người ta không biết liệu ông Nguyễn Phú Trọng dựng lò với ý đồ rửa bẩn cho Đảng, hay dựng lò chỉ là để triệt phe cánh? Nếu nói cách làm như thế mà hy vọng Đảng trong sạch, thì là hy vọng ảo tưởng. Bởi cách làm nhẹ tay cho quan lớn, nhưng lại nặng tay với quan nhỏ, thì không bao giờ khiến bọn quan to tham lam chùn bước. Bởi họ biết, nếu họ đánh trách nhiệm xuống cho cấp dưới, thì họ có thể thoát tội dễ dàng. Chống tham nhũng, trước hết phải triệt được kẻ trên cao, mới có thể hy vọng thành công.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
Quê Hương tổng hợp
Chính phủ CS Việt Nam từ chối hầu hết đề nghị viếng thăm của các Báo cáo viên đặc biệt của LHQ
RFA
23/6/2023
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng tiếp Ngài Heiner Bielefeldt – Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về Tự do Tôn giáo năm 2014
Bộ Tư pháp
Chính phủ Việt Nam từ chối phần lớn các đề nghị viếng thăm đất nước của các Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc (LHQ), tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói Hà Nội không làm gương cho dù hiện đang làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền.
Theo thống kê của Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ, kể từ năm 2010 đến nay, có 24 lượt Báo cáo viên đặc biệt của LHQ đề nghị thăm Việt Nam nhưng chỉ mới có bảy trong số họ đến được đất nước độc đảng ở Đông Nam Á để tìm hiểu thực tế về lĩnh vực mình phụ trách.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn trong ngày 23/6:
“Chính phủ Việt Nam có một hồ sơ tồi tệ về việc từ chối hoặc đơn giản là không đáp ứng các yêu cầu thăm viếng của các báo cáo viên đặc biệt.
Đây là một vấn đề hết sức nan giải, đặc biệt đối với một quốc gia như Việt Nam hiện đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Các quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nên làm gương đi đầu, nhưng rõ ràng là Việt Nam về cơ bản đã thất bại trong vấn đề này.”
Theo Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ, Hà Nội đã chấp nhận cho Báo cáo viên đặc biệt về Quyền phát triển được tiến hành chuyến viếng thăm Việt Nam. Ngày đề xuất cho chuyến thăm này là từ ngày 6/11 đến ngày 15/11/2023, tuy nhiên lịch trình này vẫn đang chờ Chính phủ Việt Nam xác nhận.
Trong khi đó, vào ngày 15/6, Báo cáo viên đặc biệt về Người bảo vệ nhân quyền nhắc lại yêu cầu về chuyến thăm Việt Nam và thời điểm đề xuất cho chuyến thăm là nửa cuối năm 2023. Cho đến nay, Hà Nội vẫn chưa chấp nhận yêu cầu.
Trong một số văn thư gần đây, Nhóm công tác về bắt giữ tùy tiện đã nhắc lại yêu cầu thăm Việt Nam nhưng nhà chức trách ở quốc gia này chưa phản hồi.
Kể từ năm 2020, nhiều Báo cáo viên đặc biệt, trong đó có Báo cáo viên đặc biệt về Người bản địa và Báo cáo viên đặc biệt về Buôn người đề nghị được viếng thăm nhưng Hà Nội chưa chấp nhận.
Trong số bảy báo cáo viên đặc biệt đã đến đất nước Đông Nam Á này trong hơn một thập niên qua, hầu hết là những người phụ trách những lĩnh vực ít nhạy cảm như vấn đề Nợ nước ngoài, nghèo đói cùng cực, văn hoá, lương thực,…
Riêng báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo đến thăm quốc gia độc đảng và có báo cáo trong hai năm 1998 và 2014.
Hà Nội thường im lặng trước các đề nghị viếng thăm của các báo cáo viên đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm hơn như tự do biểu đạt, chống tra tấn, tự do hội họp…
Trong vài năm gần đây, Nhóm công tác về bắt giữ tuỳ tiện gửi rất nhiều lần gửi thư cho Chính phủ Việt Nam chất vấn về các vụ bắt giữ người hoạt động mà cơ quan này cho là tuỳ tiện, và yêu cầu Hà Nội trả tự do cho họ. Chính phủ Việt Nam thường im lặng, hoặc bác bỏ cáo buộc, nói rằng những người đó bị bắt và kết án vì vi phạm luật pháp Việt Nam.
Báo cáo viên đặc biệt là cơ chế đặc biệt về nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Khi họ đến thăm một quốc gia, họ thu hút sự chú ý đến các vi phạm nhân quyền, các trường hợp cá nhân, các vấn đề về luật pháp và chính sách. Họ cũng đưa ra khuyến nghị về những gì chính phủ và các chủ thể khác có thể làm để cải thiện tình hình.
Một chuyến thăm của Báo cáo viên đặc biệt là cơ hội để LHQ đưa ra báo cáo về lĩnh vực họ phụ trách với các khuyến nghị cho chính phủ của quốc gia mà họ thăm viếng nếu đó là chuyến thăm chính thức, cho nạn nhân được lên tiếng và gặp trực tiếp với đại diện của LHQ, nâng cao nhận thức về vấn đề nhân quyền ở cấp độ quốc tế.
Tuy nhiên, việc gặp gỡ với Báo cáo viên đặc biệt có thể dẫn sự trả thù của nhà cầm quyền. Một báo cáo mạnh mẽ của Báo cáo viên đặc biệt có thể làm giảm cơ hội được trở lại thăm viếng trong tương lai.
Việt Nam đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ khoá 2023-2025.
https://www.rfa.org/vietnamese
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan thăm Việt Nam vào lúc Trung Quốc đẩy mạnh khiêu khích ở Biển Đông
Trọng Nghĩa /RFI
23/6/2023
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan sẽ ghé thăm Việt Nam – cụ thể là ghé cảng Đà Nẵng – từ ngày 25 đến ngày 30/06/2023. Thông tin này do chính bộ Ngoại Giao Việt Nam đưa ra vào hôm qua, 22/06. Theo giới quan sát, việc tàu sân bay Mỹ ghé cảng Việt Nam là một sự kiện hiếm hoi, và chuyến thăm lần này của chiếc Ronald Reagan diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có thêm nhiều hành động lấn lướt Việt Nam trên Biển Đông.
Ảnh tư liệu : Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Ronald Reagan thăm cảng Manila, Philippines, ngày 14/10/2022. AP – Aaron Favila
Theo báo chí Việt Nam, trong cuộc họp báo thường kỳ tại Hà Nội chiều hôm qua, bà Phạm Thu Hằng, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, đã xác nhận chuyến ghé cảng Đà Nẵng của tàu sân bay Mỹ, đồng thời giải thích thêm: “Vừa qua Việt Nam đã đón các chuyến thăm của tàu hải quân các nước, và dịp này là tàu USS Ronald Reagan. Đây là hoạt động giao lưu hữu nghị thông thường vì hòa bình ổn định, hợp tác, phát triển trên thế giới”.
Chiếc USS Ronald Reagan như vậy chỉ là tàu sân bay thứ ba của Mỹ ghé thăm Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Lần đầu tiên là chiếc USS Carl Vinson vào tháng 03/2018, kế đến là chiếc USS Theodore Roosevelt vào tháng 03/2020.
Theo chuyên san Nhật Bản The Diplomat, hàng không mẫu hạm Mỹ Ronald Reagan ghé thăm Việt Nam vào thời điểm căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, với việc Hà Nội gần đây đã lên tiếng phản đối một loạt hành vi của Bắc Kinh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
The Diplomat nhắc lại rằng kể từ tháng 5, một tàu khảo sát cùng với một số tàu Trung Quốc khác đã liên tiếp xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở khu vực gần Bãi Tư Chính, làm căng thẳng gia tăng. Bãi Tư Chính là nơi xảy ra một vụ xâm nhập tương tự của Trung Quốc vào năm 2019, dẫn đến cuộc đối đầu giữa các tàu cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy nhiên, The Diplomat cũng ghi nhận là chuyến thăm diễn ra vào một “thời điểm trì trệ tương đối trong quan hệ song phương Mỹ-Việt, với đà phát triển chậm lại trong những năm gần đây”. Tờ báo nêu bật ví dụ là trong năm qua, các quan chức Hoa Kỳ đã thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cấp mối quan hệ giữa hai quốc gia từ “quan hệ đối tác toàn diện” lên cấp “quan hệ đối tác chiến lược”. Thế nhưng, Hà Nội phản ứng khá thờ ơ, các quan chức Việt Nam tuyên bố rằng nội dung của quan hệ đối tác quan trọng hơn là cái tên mà hai bên đặt cho mối quan hệ đó.
Việt Nam, Hàn Quốc tăng cường hợp tác an ninh
Thanh Hà /RFI – 23/6/2023
Trước mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên, hôm nay, 23/06/2023 trong ngày thứ nhì chuyến công du Việt Nam, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng đã ký kết 17 thỏa thuận hợp tác, trong đó có thỏa thuận về tăng cường hợp tác an ninh.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng duyệt Đội danh dự trong lễ đón tiếp tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/06/2023. AFP – NHAC NGUYEN
Theo hãng tin Yonhap, trong buổi làm việc với lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội, tổng thống Hàn Quốc tuyên bố « các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên là một mối đe dọa càng lúc càng trở nên cấp bách đối với khu vực ». Trong bối cảnh đó,« Hàn Quốc và Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ hơn trong khuôn khổ ASEAN cũng như ở cấp song phương » để vận động cộng đồng quốc tế thống nhất trong việc đối phó với mối hiểm họa này. Nguyên thủ quốc gia của Hàn Quốc cũng nhắc lại rằng ngoại trưởng hai nước có những cuộc họp thường niên và đây là cơ hội để đôi bên mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Vẫn hãng tin Yonhap cho biết tuần duyên Hàn Quốc và bộ Công An Việt Nam đã ký một thỏa thuận ghi nhớ về việc Seoul hỗ trợ Hà Nội tăng cường an ninh trên biển.
Tuy nhiên, vế kinh tế chiếm vị trí rất lớn trong chuyến công du Việt Nam của tổng thống Yoon Suk Yeol. Seoul cam kết cấp 4 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam từ nay đến 2030 với lãi suất ưu đãi. Nhân chuyến công du này, lãnh đạo hai nước cũng đề ra mục tiêu nâng tổng trao đổi mậu dịch hai chiều lên tới 150 tỷ đô la.
Các tập đoàn Samsung Electronic, LG… của Hàn Quốc là những công ty nước ngoài đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Chủ tịch Võ Văn Thưởng kêu gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực khí đốt và công nghệ bán dẫn.
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ rời đi nếu Việt Nam không giải quyết được việc thiếu điện
23/6/2023
Hình: Bài trên RFI
Ngày 19/6, RFI Tiếng Việt có bài “Hạn hán, cắt điện gây tác hại cho nền kinh tế Việt Nam”.
Theo đó, tình trạng nắng nóng và hạn hán kéo dài từ nhiều tuần qua, nhất là ở miền Bắc Việt Nam, đang gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, trong nhiều lĩnh vực từ điện tử, xe hơi cho đến dệt may.
RFI cho biết, Việt Nam tiêu thụ điện ngày càng nhiều, nhưng các nguồn năng lượng ngày càng ít, nhất là vì để tuân thủ các cam kết về chống biến đổi khí hậu, Việt Nam buộc phải từ bỏ dần dần điện than. Riêng ở miền Bắc, phân nửa nhu cầu về điện được cung cấp từ các đập thủy điện. Nhưng hồ chứa của các đập thủy điện đang cạn dần do tình trạng hạn hán, nắng nóng, do những hiện tượng thời tiết cực đoan từ biến đổi khí hậu, khiến cho trở nên trầm trọng hơn.
RFI cho biết, hãng tin AFP dẫn lời ông Nguyễn Quốc Trung, Phó Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia cho biết, trong khi nguồn cung cấp điện bị suy giảm mạnh, thì mức tiêu thụ điện lại tăng thêm 20% do người dân sử dụng máy lạnh nhiều hơn trong cái nóng kỷ lục. Ông dự báo, tình trạng thiếu điện sẽ kéo dài đến tháng 7.
Theo hãng tin AFP, vào đầu tháng 6, tại nhiều vùng ở miền Bắc Việt Nam, nơi có nhiều nhà máy của các tập đoàn nước ngoài, nằm không xa thủ đô Hà Nội, chính quyền đã yêu cầu phải giảm phân nửa tiêu thụ năng lượng, do nguồn cung cấp bị thiếu hụt. Có những ngày, điện bị cắt nhiều giờ, đôi khi không có báo trước và cắt vào giờ chót.
RFI cho hay, những vụ cắt điện liên tục khiến các Phòng Thương mại Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu đã yêu cầu Chính phủ Hà Nội có biện pháp nhanh chóng để ngăn chận cuộc khủng hoảng đang gây thiệt hại hàng triệu đôla.
RFI dẫn lời chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết, “Đầu tư nước ngoài tuy vẫn vào Việt Nam, nhưng đã giảm sút”.
“Các nhà đầu tư cho chưa quyết định rời khỏi Việt Nam, nhưng vì bị cắt điện, nên một số doanh nghiệp không thực hiện được đúng kỳ hạn trong hợp đồng, tức là không giao hàng được đúng kỳ hạn và đấy cũng là điều đáng tiếc. Thiếu điện thì người lao động cũng bị ảnh hưởng đến đời sống, bởi vì bây giờ là mùa hè đang rất nóng, thiếu điện thì giấc ngủ sẽ không được tốt. Không có điện thì doanh nghiệp không hoạt động được, thu nhập của người lao động cũng sẽ bị giảm sút”.
RFI dẫn lời ông Susumu Yoshida, Phòng Thương mại Nhật Bản, một lần cúp điện có thể gây thiệt hại đến hơn 190.000 đôla cho 5 xưởng sản xuất trong một khu công nghiệp. Ông cũng cho biết là không thể nào thẩm định được tổng thiệt hại của các khu công nghiệp miền Bắc Việt Nam.
Hãng tin AFP cho biết, ông Hong Sun, Chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc ở Việt Nam, cảnh báo: “Vấn đề cúp điện sẽ rất nghiêm trọng không chỉ đối với các công ty đã đặt cơ sở ở Việt Nam, mà còn đối với chúng tôi, hiện đang cố thu hút các nhà đầu tư đến đây”.
Cũng theo RFI, tại Hải Phòng, nhiều hiệp hội đại diện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực hậu cần và vận chuyển hàng hải đã đệ đơn kiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN. Lý do, cứ mỗi lần cắt điện hơn 6 tiếng đồng hồ, những doanh nghiệp này phải đền bù cho các tàu đang neo đậu chờ ở bến cảng. Những tàu này phải trả tiền neo đậu có thể lên tới 50.000, ngoài số tiền phạt khi giao hàng trễ.
RFI cũng cho biết, việc cắt điện cũng ảnh hưởng gián tiếp đến ngành du lịch, vì nó gây khó khăn cho các khách sạn và gây phiền hà cho du khách.
Thibaut Giroux, Chủ tịch của Stolz-Miras, một nhà thầu cho các công ty Nestlé, Unilever và Bayer, cho hãng tin AFP biết, chính quyền đã yêu cầu ông giảm 10% mức tiêu thụ điện từ nay đến năm 2025, cho dù nhà máy của công ty này đặt tại tỉnh Đồng Nai ở miền Nam, cách xa miền Bắc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng cắt điện. Để đáp ứng yêu cầu đó, Công ty của ông Giroux, hiện cũng là Chủ tịch Phòng Thương mại Pháp tại Việt Nam, phải giảm sản xuất vì chính các máy móc mới tiêu thụ nhiều điện. Nhưng ông than phiền: “Nếu làm như thế tôi sẽ chết dần chết mòn”.
RFI cho biết, Phòng Thương mại Nhật Bản cũng đã gửi cảnh báo: Nếu các biện pháp thích hợp không được triển khai, “một số công ty thành viên có thể xem xét chuyển một số cơ sở sản xuất” ra khỏi Việt Nam.
Hình: Thiếu điện gây thiệt hại cho nền kinh tế
Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)
Bộ Ngoại giao Mỹ lên án vụ bạo lực Đắk Lắk; VN nói ‘khủng bố’ ở Mỹ ‘chỉ đạo’
23/6/2023 – VOA Tiếng Việt
Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa Bộ Công an Việt Nam phát biểu tại hội nghị do LHQ tổ chức, ngày 20/6 ở New York, Mỹ. Photo Bo Cong an.
Bộ Công an Việt Nam vừa cáo buộc rằng một tổ chức khủng bố ở Mỹ đã cử người về Việt Nam “chỉ đạo” tấn công 2 trụ sở chính quyền xã ở tỉnh Đắk Lắk hôm 11/6, nhưng không nêu tên tổ chức nào. Bộ Ngoại giao Mỹ phản hồi với VOA rằng Việt Nam “là bạn hữu, là đối tác” của Hoa Kỳ, đồng thời lên án cuộc tấn công này.
Ngày 20/6, tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên Hợp Quốc tổ chức tại New York (Mỹ), Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an Việt Nam, phát biểu rằng hoạt động của nhóm đối tượng tấn công trụ sở chính quyền và người dân tại tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6 là “hoạt động khủng bố có tổ chức” khiến 9 người thiệt mạng.
“Chúng tôi đã bắt giữ 65 nghi phạm, trong đó có đối tượng là thành viên của một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập về Việt Nam và dàn dựng vụ tấn công”, Cổng thông tin Bộ Công an dẫn lời ông Việt cho biết hôm 22/6.
“Đây là hoạt động khủng bố có tổ chức, được trang bị các loại vũ khí; hành vi rất manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính”, Thiếu tướng Việt cho biết thêm. “Việt Nam mạnh mẽ lên án các cá nhân, tổ chức đã dung túng, hậu thuẫn, chỉ đạo cũng như số đối tượng đã trực tiếp gây ra vụ việc này; đồng thời, kêu gọi các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong điều tra vụ việc cũng như đấu tranh đối với các hoạt động tương tự”.
Trao đổi với VOA qua email hôm 22/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ cuộc tấn công này”.
“Hoa Kỳ là đối tác và bạn hữu của Việt Nam, và chúng tôi bày tỏ lời chia buồn chân thành nhất tới gia đình những người thiệt mạng trong vụ tấn công này”, Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Quan chức của Bộ Công an cho rằng “các tổ chức phản động lưu vong người Việt, các phần tử theo chủ nghĩa cực đoan lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo trú chân tại một số quốc gia thiết lập cơ sở, chân rết, tổ chức huấn luyện cho số đối tượng trong nước và cử người xâm nhập Việt Nam chỉ đạo thực hiện hành động khủng bố ở Việt Nam”.
Tính đến nay, Bộ Công an Việt Nam đã liệt ít nhất 3 tổ chức của người Việt ở nước ngoài, đa phần ở Mỹ, vào danh sách tổ chức khủng bố, bao gồm Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời và Triều đại Việt.
Trong khi đó Bộ Tài chính Mỹ không cho rằng các nhóm này là khủng bố và không đưa vào danh sách trừng phạt hay phong tỏa tài sản.
Báo chí Việt Nam: một thế kỷ đi tìm độc lập tự do
Trần Cảnh Chân/VNTB
Nhìn lại bài báo và tình hình báo chí Việt Nam hôm nay, có thể thấy dù cho 101 năm đã trôi qua, mọi chuyện vẫn y như cũ.
Ngày báo chí Việt Nam chỉ cần đơn giản là ngày Báo chí Việt Nam, nếu còn gọi đó là ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam thì đó không phải là một nền báo chí tự do, mà là nền báo chí định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.
Tính đến ngày 30-11-2021, ở Việt Nam có 816 cơ quan báo chí in và điện tử, trong đó có 557 báo và tạp chí in; 29 báo và tạp chí điện tử; 114 báo và 116 tạp chí có cả hai loại hình (báo chí in và báo điện tử); 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình, trong đó có 2 Đài phát thanh, truyền hình quốc gia, 1 đài kỹ thuật số, 64 đài địa phương, 5 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng. Về đội ngũ những người làm báo, cả nước có khoảng 40.000 người hoạt động trong cơ quan báo chí, trong đó có 17.161 người được cấp Thẻ Nhà báo.
Cùng với hệ thống cơ quan báo chí phủ khắp các mặt trận, các điều luật về báo chí cũng cho thấy nhà nước cộng sản Việt Nam tỏ ra rất “rộng lượng” với “quyền lực thứ 4”. Cụ thể, tại điều 25 Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền tự do báo chí của công dân như sau: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Bên cạnh đó, Luật Báo chí 2016 cũng qui định rõ trách nhiệm của nhà nước, của cơ quan báo chí; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Theo đó, nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
Tuy nhiên nhà nước độc tài cũng đưa ra nhiều điều luật để hạn chế các quyền đó. Điển hình là điều 331 trong bộ luật Hình sự hiện nay. Năm trước, RSF công bố báo cáo về “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2022”. Theo bảng xếp hạng này, tự do báo chí Việt Nam ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ đứng trên Trung Quốc (175) và ngay dưới Cu-ba (173). Như vậy, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có tình hình báo chí “rất tồi tệ”.
Cũng giống như quân đội, công an, một trong những điều đầu tiên mà người làm báo ở Việt Nam được dạy đó là phải tuyệt đối trung thành với đảng cộng sản. Sách Cơ Sở Lý Luận Báo Chí mà tất cả các sinh viên ngành báo đều phải học có ghi rõ về “tính đảng” của báo chí cách mạng Việt Nam. “Nhà báo phải trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam”. Buộc nhà báo phải trung thành với đảng mà không trung thành với sự thật thì đó chính là cầm tù tư tưởng của nhà báo. Cái tờ báo mà nhà báo đó phục vụ cũng không có độc lập, tự do.
Hơn 100 năm trước, 1922, Nguyễn Ái Quốc viết “Đây “công lý” của thực dân Pháp ở Đông Dương!” trên tờ Người Cùng Khổ tại Pháp. Trong đó có đoạn: “Giữa thế kỷ XX này, ở một nước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo! Các bạn có thể tưởng tượng được như thế không? Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi…
Mãi đến bây giờ, chưa có người Việt Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở các nước Châu Âu hay Châu Á khác, chứ không phải là một tờ báo do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hóa và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy.”
Nhìn lại bài báo và tình hình báo chí Việt Nam hôm nay, có thể thấy dù cho 101 năm đã trôi qua, mọi chuyện vẫn y như cũ. Chỉ khác là 101 năm trước Việt Nam là thuộc địa của Pháp, còn hiện nay Việt Nam nằm trong tay đảng cộng sản. Dù bây giờ Việt Nam độc lập nhưng đảng cộng sản vẫn dùng mọi cách để khống chế báo chí nhằm giữ vững thế độc tôn của một nhà nước toàn trị. Cho dù Hồ Chí Minh có sống lại cũng không thể trả lại độc lập và tự do cho báo chí Việt Nam nếu nhà nước cộng sản mà ông ta sáng lập vẫn còn cai trị quốc gia với chính sách độc tài toàn trị.
Hơn 46,600 lao động Việt Nam bỏ trốn để được làm việc ở nước ngoài
Rất nhiều người lao động Việt Nam bỏ trốn tại các nước sở tại, số lượng nhiều nhất là ở Đài Loan. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
Theo thống kê, Việt Nam có hơn 710.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tuy vậy, trong số này có hơn 46.600 người đã bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở các quốc gia đang làm việc, nhiều nhất tại Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có văn bản trả lời chất vấn của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình liên quan tới lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (lao động xuất khẩu), báo Tiền Phong đưa tin.
Cụ thể, Việt Nam có hơn 712.600 người lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, có hơn 46.600 người vi phạm hợp đồng (bỏ trốn) và cư trú bất hợp pháp tại các nước sở tại.
Đài Loan là quốc gia đứng đầu về số lao động Việt Nam bỏ trốn ở lại bất hợp pháp để làm việc, với 24.000 người (chiếm 9% trong tổng số hợp đồng lao động tại nước này).
Còn xét theo tỷ lệ lao động bỏ trốn, thị trường Hàn Quốc có tỷ lệ cao nhất, với hơn 12.200 người bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc “chui”, chiếm tới 26% tổng số lao động được đưa sang làm việc.
Tại Nhật Bản cũng có gần 4.700 người lao động bỏ trốn. Số lượng này tại các nước châu Âu gần 600 người.
Xét theo khu vực thì thị trường châu Á có số lao động vi phạm hợp đồng, cư trú bất hợp pháp cao nhất, với hơn 41.000 trong tổng số 697.700 người.
Đáng chú ý, trong số lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp và làm việc “chui” tại các nước, có nhiều lao động còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn như: trộm cắp, nấu rượu lậu, cờ bạc, đánh nhau…
Theo Bộ LĐ-TB&XH, mục đích của lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp là để ở lại nước ngoài làm việc lâu hơn, có thu nhập cao hơn khi làm theo hợp đồng.
Bên cạnh đó, giai đoạn từ năm 2020-2023, do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều lao động hết hạn hợp đồng không thể về nước, nên bỏ trốn tiếp tục ở lại làm việc, nhiều nhất tại Đài Loan, Nhật Bản.
Gần đây nhất, vào tháng 10/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có việc gần 100 người Việt bỏ trốn sau khi nhập cảnh với visa du lịch qua sân bay Yangyang của tỉnh Gangwon, Hàn Quốc.
Đức Minh
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Hòa thượng Thích Không Tánh, Phó Viện Trưởng Hội Đồng Điều Hành của Tăng Đoàn Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam, Trụ Trì Chùa Liên Trì ở Quận 2 SàiGòn (ngày 8/9/2016 Chùa Liên Trì đã bị nhà nước cưỡng chế, san bằng, phá bỏ mà không bồi hoàn thỏa đáng. Bản thân Hòa thượng Thích Không Tánh từ năm 1977 đến nay đã bị nhà nước cộng sản giam cầm 3 lần, tổng cộng 15 năm tù)
(more…)Quê Hương tổng hợp
Sau khi ‘quyết liệt giành lại vỉa hè cho dân’, chính quyền đem… cho thuê
Lê Thiệt /SGN
Một quán nhậu trên đường Hoàng Sa, quận 1, chiếm hết vỉa hè để sắp xếp bàn ghế cho khách, Tháng Hai năm 2023 – Ảnh: Gia Minh/VNExpress
(more…)Lời tòa soạn – Gần đây đã xảy ra bạo lực giết chết công an CSVN ở Tây Nguyên, Việt Nam khiến cho dư luận xôn xao.
Chúng tôi nhận được thông cáo báo chí dưới đây của tổ chức Người Thượng Vì Công Lý để xác minh họ không có liên quan gì đến những hành động bạo lực nói trên.
Xin đăng lại để rộng đường dư luận.
(more…)11/6/2023
Quản giáo tên Điều người to béo ục ịch, trên cổ có ngấn thịt xệ ngay dưới cằm như người quấn một chiếc khăn quàng có hoa lốm đốm, lúc nào cũng phập phồng. Hôm làm thủ tục nhận bàn giao một tử tù, thấy người này gầy gò, đầu nhẵn thín không một cọng tóc, biết lai lịch đây là một nhà sư, Quản Điều nghĩ bụng mình sẽ phải kiêm nghề thợ cạo đây. Đưa người tử tù vào phòng biệt giam, trước khi rời khỏi phòng, Quản Điều cất giọng ồ ồ, làm rung cả khối thịt:
– Ông có quyền yêu cầu được cạo tóc hàng ngày. Đích thân tôi sẽ làm việc ấy.
Không ngờ người tử tù giọng hiền từ trả lời:
(more…)Tin tổng hợp
11/6/2023
Tin loan đi trong sáng ngày 11 Tháng Sáu ở Việt Nam, cho biết hai trụ sở công an ở Tây Nguyên bị một lực lượng trang bị súng và rựa, xông vào tấn công lúc 1 giờ sáng, nhiều công an viên bị bắn chết ngay tại chỗ.
(more…)Lời tòa soạn:
Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa đã là đề tài khó giải từ rất lâu.
Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia hợp pháp, và được quốc tế công nhận từ năm 1954 do hiệp định Geneve phân định. Lúc đó, CSVN cai trị miền Bắc với danh xưng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng được quốc tế công nhận qua hiệp định chia đôi Việt Nam này.
Trước đó, Hoàng sa và Trường Sa đã được quốc tế (LHQ) công nhận thuộc chủ quyền của ‘Quốc Gia Việt Nam’ qua hội nghị tại San Francisco năm 1951 (*)
(more…)