Chuyện Việt Nam Thứ Tư 27/9/2023: *HRW: trả tự do cho Hoàng Thị Minh Hồng *Bộ phim VTV về người H’mong gây kỳ thị *Cán bộ Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại TQ – Ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh? *Bamboo Airways gặp khó khăn tài chính *Cổ phiếu VinFast mất giá hơn 80% sau 1 tháng

Wednesday, September 27th, 2023

Quê Hương tổng hợp


HRW kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng

Thanh Phương /RFI

27/9/2023

Tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch hôm nay, 27/09/2023, ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ các cáo buộc đối với nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, đồng thời trả tự do cho bà ngay lập tức và vô điều kiện. Ngày mai, Hoàng Thị Minh Hồng sẽ bị đem ra xét xử tại TP Hồ Chí Minh. 

Ảnh minh họa : Logo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch.

Ảnh minh họa : Logo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch. © Human Rights Watch 

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng đã bị công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ ngày 30/05 về tội “trốn thuế” và bà có thể lãnh án tù lên tới 7 năm. Trước khi bị bắt, vào tháng 10/2022, Hoàng Thị Minh Hồng đã bất ngờ đóng cửa tổ chức CHANGE VN mà không đưa ra lời giải thích nào. Đây là một tổ chức phi chính phủ do bà sáng lập vào năm 2013, chuyên về các vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm, động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam. 

Trong thông cáo, Human Rights Watch nhắc lại là trong hai năm qua, chính phủ Việt Nam đã bắt giữ nhiều nhà hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực môi trường như Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương vào năm 2021, Ngụy Thị Khanh và Hoàng Ngọc Giao vào năm 2022. Tất cả đều bị bắt và bị xử với tội danh “trốn thuế”. Nhờ áp lực của quốc tế mà Mai Phan Lợi và Ngụy Thị Khanh đã được trả tự do trước thời hạn.

Human Rights Watch lưu ý là các vụ đàn áp nói trên diễn ra vào lúc chính phủ Hà Nội đang nỗ lực thực hiện cam kết về giảm phát thải khí carbon thông qua chương trình “Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng” (JETP), với tài trợ từ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Canada, Liên Hiệp Châu Âu và một số nước thành viên lớn của khối này. 

Tổ chức nhân quyền của Mỹ còn nhấn mạnh là chỉ vài ngày sau khi tổng thống Joe Biden kết thúc chuyến viếng thăm lịch sử ở Việt Nam, hôm 15/09, chính quyền Hà Nội đã bắt giữ thêm một nhà hoạt động môi trường hàng đầu, đó là bà Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc điều hành tổ chức mang tên Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam (VIET). Đây là tổ chức làm việc cùng với Liên Hiệp Quốc và các nhà tài trợ để cố vấn cho việc thực hiện chương trình JETP.


Bộ phim của VTV tuyên truyền về người H’mong gây kỳ thị người thiểu số

Trường Sơn

26/9/2023

Bộ phim của VTV tuyên truyền về người H’mong gây kỳ thị người thiểu số

Phụ nữ H’mong chơi với trẻ nhỏ ở chợ phiên ở Lào Cai hôm 5/4/2015 (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Những người đàn ông H’mong nói giọng Kinh chưa sõi, say rượu, đánh vợ, cố níu kéo phong tục đám ma dài ngày, tốn kém, trong khi những người phụ nữ H’mong với đàn con nheo nhóc trông có vẻ khổ sở và cam chịu là những hình ảnh được Đài Truyền hình Việt Nam đưa lên trong bộ phim truyền hình nhiều tập có tên Cuộc Chiến Không Giới Tuyến đang được chiếu hàng tuần trên hệ thống truyền hình quốc gia. Tuy nhiên, những gì được truyền hình Nhà nước trình chiếu về một nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã vấp phải những  phản ứng gay gắt từ những người H’mong vốn không lạ gì về chính sách tuyên truyền của Đảng và Chính phủ về cái mà họ gọi là các ‘hủ tục’ của người dân tộc.

Xúc phạm người H’mong

“Dân tộc chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm, chả nhẽ 54 dân tộc Việt Nam này chỉ mỗi người H’mong lạc hậu thôi sao? Tuy nhiều nơi còn lạc hậu thật nhưng cũng không đến nỗi vậy, nhiều câu nói toàn bịa đặt.”

Đây là một trong rất nhiều bình luận xuất hiện trên trang Facebook VTV Giải trí của Đài Truyền hình Việt Nam, sau khi kênh này cho đăng tải một video trích đoạn của bộ phim Cuộc Chiến Không Giới Tuyến.

Hàng trăm người H’mong khác cũng đã để lại rất nhiều bình luận bày tỏ sự giận giữ của họ ở phần bình luận dưới đoạn phim.

vtvcuocchienkogioituyen.jpeg

Những bình luận phê phán bộ phim dưới đoạn phim Cuộc Chiến Không Giới Tuyến của VTV 

Trích đoạn trên nói về nỗ lực của các bán bộ bộ đội biên phòng người Kinh trong việc xoá bỏ phong tục ma chay của người H’mong. Còn người H’mong xuất hiện trong trích đoạn này thì được phác hoạ dưới hình ảnh ngây ngô, thiếu hiểu biết, say xỉn và bảo thủ, muốn tổ chức đám tang kéo dài bảy ngày, giết trâu, bò lợn để mời cả bản gây tốn kém, trước khi chôn người quá cố.

Hầu hết các bình luận đến từ người H’mong đều cho rằng bộ phim đã tuyên truyền sai sự thật về đời sống văn hoá của họ. Thậm chí cáo buộc đài Nhà nước xúc phạm đời sống tâm linh, văn hoá của người H’mong.

Trao đổi với Đài Á châu Tự do, mục sư Sùng Sẹo Hoà, một người H’mong xuất thân từ tỉnh Lào Cai hiện đang tị nạn tại Thái Lan, cho biết quan điểm của ông:

“Chắc là chính sách của họ có ý định để bắt người H’mong mang ơn họ, họ nói là chính quyền hay Nhà nước làm tốt để tuyên truyền, để tạo điều kiện, để dạy dỗ cho người H’mong để thay đổi cuộc sống văn minh nọ kia.

Nhưng sự thật là người H’mong đã tự cảm nhận được điều đó, và đã tự thay đổi, tự suy nghĩ, và tự chỉnh sửa rồi.”

Người H’mong đã tự thay đổi

Theo mục sư Sùng Seo Hoà thì trong việc thay đổi những tập tục không còn được coi là phù hợp nữa, mà cụ thể ở đây là tục ma chay, thì bản thân người H’mong đã nhận ra vấn đề và chủ động thay đổi nếp sống của họ, chứ không cần phải cậy nhờ đến sự giáo dục của Nhà nước.

Trên thực tế, cộng đồng người H’mong từ lâu đã hình thành xu hướng từ bỏ những tập tục bị cho là lạc hậu, trong đó có tục ma chay – vốn yêu cầu việc để xác chết ở nhà trong bảy ngày trước khi đem chôn. Một trong những người cổ vũ việc cải cách tích cực nhất là ông Dương Văn Mình.

Ông này được biết đến là người sáng lập ra đạo Dương Văn Mình, một tín ngưỡng địa phương của người H’mong ở Cao Bằng, Thái Nguyên, và Tuyên Quang. Đạo này chủ trương bãi bỏ tập tục ma chay cũ để hướng tới việc tổ chức đám tang một cách đơn giản, và phù hợp với điều kiện sống mới hơn.

Việc này tưởng như là đã đi đúng với chính sách tuyên truyền của Nhà nước. Thế nhưng chính quyền trung ương và chính quyền các tỉnh có tín đồ đạo Dương Văn Mình đã ra sức ngăn cấm đạo này. Bản thân ông Dương Văn Mình đã từng bị bắt đi tù, những người H’mong tin theo ông này bị đe doạ, sách nhiễu, và ép bỏ đạo. Những cơ sở tâm linh của họ bị đập bỏ.

Báo Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an cáo buộc: “Dương Văn Mình đã núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo tuyên truyền, tập hợp quần chúng; lôi kéo đồng bào dân tộc Mông, khuếch trương tên tuổi, âm mưu ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước của người Mông” do Dương Văn Mình làm “thủ lĩnh””.

Trao đổi với đài RFA từ nước Đức, ông Vũ Quốc Dụng, Chủ tịch tổ chức VETO!, chuyên theo dõi tình hình đàn áp đối với đạo Dương Văn Mình, cho biết quan điểm của ông về nghịch lý trên:

“Tôi biết rằng chính ông Dương Văn Mình khi còn sống cũng không hiểu được rằng tại sao ông bỏ ma theo lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước nhưng vẫn bị Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam cho là sai và xuyên tạc là ông chủ trương bỏ bàn thờ tổ tiên.

Tôi biết người H’mong xem trọng tình gia đình, dòng tộc, kể cả người theo đạo Dương Văn Mình. Tín đồ theo đạo Dương Văn Mình chỉ bỏ các bàn thờ ma vì họ sợ ma làm hại họ. Ma mà họ hiểu ở đây gồm các loại ma xấu chứ không phải là vong hồn của ông bà, cha mẹ mà họ thương yêu.

Bây giờ có một số cán bộ chính quyền nói rằng ông Dương Văn Mình chẳng đem lại cái gì mới mà chỉ nhái lại cái mà Nhà nước chủ trương. Vậy thì (họ) đã công nhận ông Dương Văn Mình làm đúng theo chủ trương của Nhà nước nhưng tại sao vẫn phải đàn áp tín đồ? Tôi không hiểu sự mâu thuẫn này!”

Tuyên truyền chia rẽ các sắc tộc

Chịu chung số phận với đạo Dương Văn Mình còn có những tín đồ của đạo Tin Lành. Người H’mong khi theo đạo Tin Lành thường sẽ từ bỏ những tập tục mà chính Nhà nước gọi là “hủ tục”, thế nhưng bản thân tôn giáo này cũng chịu sự áp bức rất lớn từ phía chính quyền. Trong đó có việc bỏ tù các chức sắc, trục xuất tín đồ khỏi địa phương, hay các hình thức bách hại khác.

Báo cáo tôn giáo 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ viết: “Trong năm 2022, điều kiện tự do tôn giáo ở Việt Nam xấu đi. Giới chức chính quyền gia tăng việc kiểm soát và đàn áp các nhóm tôn giáo, đặc biệt là các nhóm không đăng ký, các nhóm độc lập bao gồm những người H’mong và người Thượng theo Tin lành”.

Có sự gia tăng đáng kể về số vụ giới chức chính quyền địa phương bắt ép các tín đồ Thiên chúa giáo người H’mong phải công khai bỏ đạo, bao gồm cả những người theo các nhóm đạo được Nhà nước nhìn nhận. Những người từ chối bỏ đạo phải đối mặt với việc bị đe dọa, sách nhiễu, bị phạt nặng, tịch thu tài sản, không được cấp giấy khai sinh” – báo cáo viết.

Hệ luỵ của đường lối tuyên truyền của Nhà nước đối với người dân tộc thiểu số nói chung và người H’mong nói riêng, theo một người dân tộc Tày được đài Á châu Tự do phỏng vấn, là gây ra tình trạng người Kinh tự cho mình là thượng đẳng so với các sắc dân khác. Người này phát biểu dưới điều kiện ẩn danh:

“Tôi thấy rằng cái chính sách tuyên truyền một chiều và cho rằng người Kinh thượng đẳng hơn các dân tộc khác là rất sai lầm. Vì nó gây ra cho những người dân tộc thiểu số, trong đó có tôi, cảm nhận sâu sắc được rằng người Kinh người ta nhìn nhận chúng tôi rất là khác biệt, bởi vì họ thấy rằng người dân tộc thường gắn liền với sự kém hiểu biết, ngu dốt, lạc hậu, hoặc là thấp kém hơn họ.”

Người H’mong ở Việt Nam là một phần của tộc người H’mong tại Châu Á có lịch sử khoảng 4.000 năm. Ở Việt Nam, người H’mong chủ yếu sống tại các tỉnh phía Bắc. Theo một thống kê dân số của Chính phủ Việt nam vào năm 2019, hiện có khoảng hơn 1,3 triệu người H’mong sinh sống ở trong nước.


Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc

27/9/2023

VNTB – Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc

Phú Nhuận

(VNTB) – Trong 7 ngày học tập trung tại Phân hiệu Trường Đại học Bách khoa Hoa Nam, các học viên được nghiên cứu, trao đổi, giới thiệu các chuyên đề về … thực tế Đảng lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ tại Trung Quốc

Tin tức “Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc” khá sốc với những nhà báo từng là cựu binh tham gia cuộc chiến vệ quốc năm 1978 chống giặc Trung Quốc xâm lược.

“Nếu tui có quyền tui sẽ phạt báo đăng tin này. Một là có thể tin fake; hai, nếu có thiệt thì cũng không nên đăng. Và nếu bạn làm công tác tổ chức, có dám đề bạt những cán bộ nguồn này?

Tui ở chiến trường K những năm Trung Quốc bắt đầu xâm lược nước ta, số phận những quân nhân dính líu đến ông bạn vàng này ai cũng biết” – một nhà báo đã nghỉ hưu của tờ báo thuộc Thành ủy TP.HCM đã phản ứng như vậy trong cà phê sáng ở Sài Gòn hôm 26-9-2023.

Theo đó, tờ Hà Nội Mới, cơ quan của Thành ủy Hà Nội có bài báo như sau:

Chiều 25-9, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc”.

Tường thuật chi tiết đã đưa đến cảm giác Hà Nội giống như là một tỉnh lẻ trong bộ máy hành chính của Bắc Kinh. Theo bài báo kể trên, “lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam được tổ chức từ ngày 19-9 đến 26-9-2023. Tham gia lớp học có 20 học viên là cán bộ chủ chốt các sở, ban, ngành thành phố và các quận, huyện, thị được quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2025-2030.

Trong 7 ngày học tập trung tại Phân hiệu Trường Đại học Bách khoa Hoa Nam, các học viên được nghiên cứu, trao đổi, giới thiệu các chuyên đề về tình hình Quảng Châu, tình hình kinh tế vĩ mô của tỉnh Quảng Đông, thực tế Đảng lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ tại Trung Quốc, tình hình phát triển chất lượng cao Vùng Vịnh lớn Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, tình hình xây dựng Chính quyền số, luận giải tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới… Ngoài chương trình học lý thuyết, các học viên còn được đi tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực tế thông qua các chuyên đề giảng dạy thực địa.

Giảng viên, báo cáo viên lớp học là các chuyên gia, nhà khoa học của Đại học Bách khoa Hoa Nam, Trường Đảng Quảng Châu, Sở Ngoại vụ Quảng Châu có uy tín, trình độ chuyên môn cao.

Phát biểu tại lễ bế giảng, Tổng Thư ký Thành ủy Quảng Châu Biên Lập Minh khẳng định, lớp bồi dưỡng là hoạt động hợp tác thiết thực trong khuôn khổ Bản ghi nhớ tăng cường quan hệ hữu nghị giữa thành phố Hà Nội và thành phố Quảng Châu. Thành phố Quảng Châu với tư cách là cái nôi của cuộc cách mạng dân chủ Trung Quốc và là đội tiên phong trong cải cách và mở cửa của Trung Quốc, hết sức coi trọng cơ hội quý báu này để chia sẻ và trao đổi trực tiếp với thành phố Hà Nội thông qua lớp học lần này.

(…) Đồng chí Đinh Tiến Dũng đề nghị, sau khóa học này, các học viên sẽ tích cực vận dụng sáng tạo, hiệu quả những kiến thức thu được vào thực tiễn công tác, tiếp tục nỗ lực phấn đấu, rèn luyện hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin tưởng, quan tâm của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, sự hỗ trợ, ủng hộ của Thành ủy Quảng Châu.

Không chỉ vậy, với những hiểu biết và tình cảm hữu nghị từ hoạt động này, các đồng chí hãy bắt thêm những nhịp cầu hợp tác giữa hai địa phương và hai nước”.

…Từ thực tế trên đã góp phần giải thích vì sao có quá nhiều “cán bộ nguồn” của Việt Nam đã khiến “lò” của Tổng bí thư luôn dư dả củi…

____________

Tham khảo:

https://hanoimoi.vn/bi-thu-thanh-uy-dinh-tien-dung-du-le-be-giang-lop-boi-duong-can-bo-nguon-tai-quang-dong-trung-quoc-643059.html


Ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh?

27/9/2023

VNTB – Ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh?

Đông Đô

(VNTB) – Chuyện ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh không phải là cách nói mơ hồ nữa, mà đó là bài bản với những khóa huấn luyện ở cấp nhà nước giữa Việt Nam – Trung Quốc

Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội vừa xong một khóa đào tạo từ Quảng Châu, Trung Quốc về.

Chuyện ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh không phải là cách nói mơ hồ nữa, mà đó là bài bản với những khóa huấn luyện ở cấp nhà nước giữa hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc. Điều này không lạ, vì cây tre luôn mọc thành bụi. Ngoại giao cây tre cũng được hiểu từ hình ảnh ấy, vì nếu tre lẻ loi thì có lẽ sẽ không có sự vững chãi của nương tựa nữa.

Lâu nay không ít ý kiến chỉ trích về ảo tưởng ‘đồng minh ý thức hệ’ giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Sâu xa hơn, hệ lụy trực tiếp của ‘đồng minh ý thức hệ’ không chỉ là những lơ là trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, điều đáng lo ngại là Việt Nam đang lệ thuộc lớn vào đối thủ nguy hiểm nhất của mình về mô hình phát triển, thứ tạo nên nền tảng quyết định tương lai lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Những người Việt Nam quan tâm đến Trung Quốc, dù bị chi phối đến đâu bởi lòng tự tôn dân tộc, cũng không thể không nhận thấy những tương đồng căn bản giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cả cấu trúc và tổ chức hệ thống chính trị, xã hội lẫn đường lối và chính sách phát triển kinh tế hay nói rộng ra là mô hình phát triển đất nước trong giai đoạn vừa qua.

Sự kiện Việt Nam – Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, tính đến hiện tại thì với những gì đang diễn ra cho thấy vẫn còn nguyên vẹn đó về sự phụ thuộc ý thức hệ của Hà Nội với Bắc Kinh. Điều này chắc chắn còn nằm trong vấn đề cạnh tranh về địa chính trị mà Tập Cận Bình đang ra sức cho giấc mộng bá quyền.

Trung Quốc luôn tuyên bố, biên giới phía Đông của họ trải dài tới Thái Bình Dương, gồm: đảo Đài Loan được coi là “tỉnh ly khai”, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku theo cách gọi của Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden hoàn toàn bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc và khẳng định quyết tâm bảo đảm an ninh cho Nhật Bản và Philippines theo các hiệp ước đã ký, cũng như có nghĩa vụ lập pháp để bảo vệ Đài Loan trên cơ sở Đạo luật quan hệ với Đài Loan được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1979.

Vì vậy, vùng biển rộng lớn: Biển Hoa Đông và Biển Đông luôn có sự hiện diện của tàu chiến, máy bay của cả Mỹ và Trung Quốc “chạm trán” nhau và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều quyết tâm bảo vệ những gì mà họ xác định là lợi ích chiến lược trong khu vực. Trong khi Trung Quốc luôn chứng tỏ năng lực chiếm hữu và bảo vệ các vùng biển này trước các cuộc phản công có thể xảy ra của Nhật Bản, Đài Loan hay Mỹ, thì Hoa Kỳ luôn phủ nhận tính hợp pháp trong các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và đảm bảo với thế giới, nhất là các đồng minh rằng, Trung Quốc không thể thực hiện được các yêu sách phi lý đó, kể cả khi họ sử dụng biện pháp quân sự.

Việt Nam thì một mặt lên tiếng phản đối Trung Quốc về những hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo, lãnh hải của Việt Nam, song mặt khác thì lại tiếp tục gửi sang Trung Quốc những “cán bộ nguồn” – “cán bộ được quy hoạch” để Bắc Kinh huấn luyện. Điều này cho thấy có rất ít cơ hội trong thời gian tới về kỳ vọng “thoát Trung” của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì sao cán bộ của Việt Nam lại phải buộc học lớp quản lý theo đường lối của Tập Cận Bình như khóa vừa kết thúc, với tên gọi đầy đủ là “Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc”? (*)

Có ý kiến rằng các thành phần bảo thủ cực đoan trong Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng, nếu muốn giữ quyền lực thống trị độc tôn, cách duy nhất là phải học theo cách của Trung Quốc hiện nay. Muốn ổn định chính trị phải nắm giữ quyền lực chính trị, đè bẹp những ai chống đối hay khác chính kiến. Mặc những chính kiến đó có lợi cho quyền lợi quốc gia nhưng nguy hiểm và đe dọa đến quyền lợi cai trị.

Để làm tốt, làm bài bản những công việc giúp giữ quyền lực thống trị độc tôn thì cần có đội ngũ cán bộ được trang bị kiến thức và khả năng ứng xử tương ứng. Vậy thì chọn đưa “cán bộ nguồn” – “cán bộ quy hoạch” của Hà Nội sang để Bắc Kinh huấn luyện là giải pháp tối ưu.

___________

Tham khảo:

(*)Hà Nội Mới – Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng dự lễ bế giảng lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn tại Quảng Đông (Trung Quốc) – https://hanoimoi.vn/bi-thu-thanh-uy-dinh-tien-dung-du-le-be-giang-lop-boi-duong-can-bo-nguon-tai-quang-dong-trung-quoc-643059.html


Bamboo Airways gặp khó khăn về tài chính, chậm trả lương, 30 phi công nước ngoài nghỉ việc

26/9/2023

Bamboo Airways gặp khó khăn về tài chính, chậm trả lương, 30 phi công nước ngoài nghỉ việc

Máy bay của Bamboo Airways ở sân bay Nội Bài hôm 16/1/2019 (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Khoảng 30 phi công nước ngoài đã nghỉ việc tại hãng hàng không Bamboo Airways trong vòng hai tháng qua vào khi hãng máy bay tư nhân này đang có những khó khăn về tài chính và chậm trả lương cho nhân viên. Hãng tin Reuters dẫn hai nguồn tin giấu tên biết rõ về tin này cho biết.

Theo Reuters, số lượng phi công nước ngoài nghỉ việc từ Bamboo Airways chiếm khoảng 10% lượng phi công của hãng trong tháng sáu.

Theo nguồn tin của Reuters, một số phi công tự xin nghỉ việc, một số khác bị cho nghỉ việc.

Hãng Bamboom Airways trong một trả lời với Reuters cho biết hãng đang trong giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ liên quan đến hệ thống tuyến bay, đội máy bay và nhân lực.

“Bamboo Airways đã giảm một số lượng phi công gần đây để phục vụ mục đích này” – Bamboo Airways viết cho  Reuters. Tuy nhiên, hãng này bác bỏ thông tin rằng việc chậm trả lương đã khiến phi công phải nghỉ việc. Hãng cũng không cho biết bao nhiêu phi công đã nghỉ việc.

Reuters tiếp cận được những tin nhắn trong diễn đàn nội bộ của Bamboo và một tin nhắn vào ngày 21/8 từ đại diện công ty cho biết các phi công nước ngoài sẽ nhận được 35% lương tháng của họ vào ngày đó, đây là khoản lương mà các phi công đáng ra đã phải được nhận từ trước đó. Reuters cũng xem được một tin nhắn tương tự vào một tháng trước đó.

Các phi công sau đó đã nhận đủ lương tháng đó nhưng họ vẫn chưa nhận được lương tháng tám đáng nhẽ được trả vào ngày 15/9 , theo thông tin từ nguồn tin giấu tên của Reuters vào ngày 25/9.

Hãng Bamboo Airways được thành lập từ năm 2021 và có kế hoạch niêm yết ở thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên hãng này đã phải trải qua những thay đổi nhanh chóng ở hàng ngũ lãnh đạo sau khi Chủ tịch hãng là ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt giam vào tháng 3/2022 với cáo buộc “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Bamboo hiện phục vụ cả đường bay quốc tế và quốc nội và chiếm khoảng 17% thị phần ở Việt Nam, theo thông tin từ hãng.

Vào năm ngoái, Bamboo Airway báo lỗ hơn 17 ngàn tỷ đồng.


Cổ phiếu VinFast mất giá hơn 80% sau 1 tháng

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/vinfasfcherge.jpg

Cổ phiếu của VinFast lao dốc và thanh khoản sụt giảm còn 2 – 3 triệu đơn vị mỗi phiên. (Ảnh minh họa: Minh K Tran/Shutterstock) 

Từng giao dịch với mức giá cao nhất 93USD/cp, cổ phiếu VinFast Auto (VFS) đã liên tục lao dốc trong 1 tháng trở lại đây, bốc hơi gần 85% trị giá.

Tính tới 0h ngày 27/9 (giờ Việt Nam), cổ phiếu VFS tiếp tục giảm 5,4% so với phiên liền trước xuống mức 12,9 USD/cp. Với mức giá này, vốn hóa của VinFast Auto (VFS) chỉ còn hơn 32 tỷ USD, lùi về vị trí 16 thế giới, xếp sau hãng xe Hyundai của Hàn Quốc, Li Auto của Trung Quốc và sau hãng Maruti Suzuki India.

Thanh khoản giảm xuống vùng 2-3 triệu đơn vị/phiên, thay vì mức 10-20 triệu đơn vị/phiên những ngày sôi động hồi cuối tháng 8. Trong phiên 25/9, VinFast ghi nhận chỉ có 2,35 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Thanh khoản giảm sâu sau khi VinFast nộp đơn đăng ký chào bán 75 triệu cổ phiếu phổ thông hôm 21/9. Lô cổ phiếu này của các cổ đông nhà tài trợ của Black Spade, những người khác liên quan tới Black Spade và các cổ đông chủ chốt của VinFast gồm: CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG) và Asian Star Trading & Investment (Asian Star).

Số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán cao gấp 17 lần so với 4,5 triệu cổ phiếu VFS niêm yết (trong tổng cộng hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS đang lưu hành).

Trong đó, 2 công ty đầu tư riêng của ông Phạm Nhật Vượng là VIG và Asian Star sẽ đưa ra thị trường 46,29 triệu cổ phiếu VinFast, tương đương khoảng 2% lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Thời điểm này, các nhà đầu tư gần như chỉ quan sát và chờ đợi lô cổ phiếu phổ thông chính thức tung ra thị trường. Trên mạng xã hội Stocktwits, nhiều nhà đầu tư cho rằng giá cổ phiếu VFS sẽ nhanh chóng giảm sâu sau khi lô cổ phiếu trên giao dịch.

Bên cạnh việc huy động vốn ở nước ngoài, VinGroup cũng đang huy động tiền cho VinFast qua hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước.

Được biết, hai lô trái phiếu gần đây trị giá niêm yết 4000 tỷ đồng, lãi suất 14,5% và 15% nhưng cũng chỉ thu được kết quả khiêm tốn 736 tỷ đồng.

Trong lúc này, VinFast cũng đang chịu áp lực lớn về dòng tiền từ những khoản nợ nhà cung cấp trong khi số liệu bán hàng chưa có mấy dấu hiệu khả quan.

Hoàng Mai


Luận về “Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện (ĐTCLTD)” Mỹ-Việt – Lê Thành Nhân

Monday, September 25th, 2023

https://vietquoc.org/

24/09/2023

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Phía CSVN, có một đều cấm kỵ mà Mỹ không bao giờ được đụng vào là tự do dân chủ. Nói đến điều này tức đồng nghĩa với việc ngưng ĐTCLTD. Phía Mỹ, cơ hội không bao giờ đến lần thứ hai nay đã nhử được con rắn di chuyển trên lộ trình mình vạch ra không dễ gì để mất.
Biển Đông! ôi Biển Đông của Việt Nam! Trung Cộng không bao giờ từ bỏ xâm chiếm Biển Đông! Biển Đông còn là chuyện dài “đêm tâm tình, viết lịch sử”.
Giữa một tình huống rối ren như tơ vò… thì ĐTCLTD Mỹ-Việt rồi đây sẽ ra sao?”

https://lh3.googleusercontent.com/pw/ADCreHeelBFNss9Q1JWXsN3tyYthgb3DHIwZ-vbYJEzvokx95fpohPl9Iv-au7NXERxKinlGjC8TIgGKomSGNpjl1avMgew3QyZCgHHGyDF4v00QgWgDf6TU5gVjNQtWXvTHJfqlx5ysBBQEA2s2zDiy8DpLcw=w547-h324-s-no?authuser=0

TT Joe Biden công du Việt Nam ngày 10/09/2023

(more…)

Việt Nam với mặt hay và mặt dở của ‘ngoại giao cây tre’ – Thục Quyên

Friday, September 22nd, 2023

Gửi tới BBC từ Munich, Đức

22/9/2023

Sau bảy năm bị “thẻ vàng” cảnh báo, cũng vẫn chỉ là những lời tuyên bố có cánh, những giải pháp loanh quanh. Nào là “sự thống nhất nhận thức cao và hành động quyết liệt trong tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng ngư dân, doanh nghiệp”, nào là “đạt sự đồng thuận của toàn xã hội trong công tác phòng, chống khai thác IUU”.

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng được với những điều kiện EU đòi hỏi vì bị hạn chế về vốn, máy móc và trình độ cán bộ.”

Việt - Mỹ

Nguồn hình ảnh, SAUL LOEB

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 22/9/2023: *Khó khăn đầu tư vào Việt Nam *VN chưa sẵn sàng Mỹ đầu tư bán dẫn *Công ty VNG ‘không ổn định’ *Kêu gọi ngừng án tử Lê Văn Mạnh *Kết tội hoạt động môi trường vì trốn thuế *VN có giầu được không? *Nguyễn Phương Hằng bị 03 năm tù *CSVN muốn Mỹ làm giảm chống đối, thù địch Việt Nam?

Friday, September 22nd, 2023

Quê Hương tổng hợp


“Điều gì khó khăn nhất khi đầu tư vào Việt Nam?” Nguyễn Minh Đức

22/9/2023

Ngồi nói chuyện với một luật sư nước ngoài có hàng chục năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, mình mới hỏi: “Điều gì khó khăn nhất khi đầu tư vào Việt Nam?”

(more…)

Tổng thống Mỹ Joe Biden “chuyển hóa” ông trùm đỏ Bolshevik ở Đông Nam Á?

Thursday, September 21st, 2023

image001
image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

15/9/2023

“Cộng sản kỵ nhất hai mẫu người: lỗi lạc trong đảng và bất khuất trong tù. Lỗi lạc sẽ tái hiện một Gorbachev, bất khuất sẽ tái hiện một Mandela. Cả hai mẫu người này đều có ở Việt Nam.” (lkt)

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 20/9/2023: *Liệu tài phiệt Mỹ tin tưởng vào Việt Nam? *Thủ tướng CSVN chiêu dụ Hoa Kỳ đầu tư công nghệ vi mạch *Nhân quyền Việt Nam và tin tức? * Một số nhà hoạt động Việt Nam đi Mỹ *Du khách quốc tế chi tiêu ít tại Sài Gòn

Wednesday, September 20th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Tài phiệt Mỹ liệu đã có tin tưởng vào chế độ Việt Nam?

Trương Nhân Tuấn

20-9-2023

Trên BBC có bài ghi lại nội dung phỏng vấn Giáo sư Vuving tựa đề: ‘Việc nâng cấp quan hệ cho thấy Việt Nam đã tương đối tin tưởng Mỹ‘.

Theo tôi vụ “tin tưởng” này có thể đúng một chiều. Nội bộ Cộng sản Việt Nam có thể đã manh nha một “niềm tin chiến lược” đối với Mỹ, rằng Mỹ đã nhìn nhận và tôn trọng nét đặc thù về chính trị (rập khuôn Trung Quốc) của Việt Nam.

Chiều ngược lại, Mỹ đối với Việt Nam, có hai “luồng” khác biệt.

Luồng thứ nhứt. Từ nhiều năm nay phía nhà nước Mỹ luôn thúc hối Việt Nam nâng tầm quan hệ giữa hai bên. Gần đây nhứt là lời đề nghị của bà phó tổng thống Mỹ năm 2021. Điều này cho thấy Mỹ luôn tin tưởng vào một Việt Nam “có lợi cho các chính sách quốc gia của Mỹ”. Mỹ đã sẵn sàng bắt tay với Việt Nam, ở bất kỳ mức quan hệ nào.

Trái banh “nâng tầm quan hệ” vì vậy nằm trong chân Việt Nam. Đến khi Việt Nam quyết định “ô kê” với Mỹ, dĩ nhiên đảng CSVN đã có “niềm tin chiến lược” vào Mỹ.

Luồng thứ hai là tư bản Mỹ. Chuyện tư bản Mỹ có tin tưởng vào chế độ của Việt Nam hay không, theo tôi vẫn là một ẩn số.

Từ lúc Việt Nam “đổi mới” đến nay, tính chẵn 30 năm. Tư bản các quốc gia Đông Á (Nhật, Hàn, Đài…) ồ ạt đầu tư vào Việt Nam. Tài phiệt các nước ASEAN cũng tìm cách thâu tóm thị trường Việt Nam (như tài phiệt Thái). Trong bối cảnh chen chúc đó ta thấy tư bản Mỹ hầu như vắng mặt. Vì sao?

Tại sao Việt Nam có chế độ rập khuôn Trung Quốc nhưng tài phiệt Mỹ Âu vẫn đầu tư vào Trung Quốc mà xem nhẹ Việt Nam?

Câu trả lời có thể là vì Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn Việt Nam, như trình độ nhân công và hạ tầng cơ sở tốt hơn Việt Nam.

Việt Nam hiện thời đã “mở” hết mức với thị trường thế giới, với 16 FTA đã ký kết (và 3 FTA đang thương lượng). Nhưng tài phiệt thế giới vẫn không “chen lấn” để vào Việt Nam. Trong khi hàng hóa của Việt Nam phần lớn xuất qua Mỹ.

Tức là ngoài các lý do trình độ nhân công (tay nghề kém) và thiếu thốn hạ tầng cơ sở (như khả năng cung cấp năng lượng, sức chứa cảng biển…) Lý do còn lại là tài phiệt Mỹ (và ngày cả Tây Âu) vẫn còn nghi kỵ chế độ CSVN.

Nghi ngờ về cái gì?

Về yếu tố “quyền biến” trong việc giải thích và thực thi pháp luật.

Việt Nam khác với Trung Quốc ở điểm là đảng CSVN không có tư cách pháp nhân. TBT đảng CSVN không có trách nhiệm trước pháp luật nhưng vị này được (mặc nhiên đồng thuận) đứng đầu, thay mặt nhà nước và chính phủ. Còn Chủ tịch nước Trung Quốc kiêm nhiệm luôn chức TBT đảng.

Luật lệ Việt Nam, nói là “Nhà nước Pháp quyền – Etat de Droit”, nhà nước xây dựng trên các hệ thống luật lệ”. Thực tế là “nhà nước Việt Nam nằm trong tay đảng”.

Tài phiệt Mỹ và Châu Âu có thói quen “làm ăn sòng phẳng”, cái gì cũng có “luật” của cái đó, trắng đen minh bạch, tất cả thể hiện trên giấy tờ.


Thủ tướng CS Việt Nam chiêu dụ đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ vi mạch

20/9/2023

Thủ tướng Việt Nam chiêu dụ đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ vi mạch

Chuyến đi Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam diễn ra sau chuyến công du của Tổng thống Biden đến Hà Nội vào ngày 10-11/9 vừa qua. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBáo Nhân dân 

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào chiều ngày 18/9 (giờ miền tây Hoa Kỳ) đến tại trụ sở một số tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ ở Silicon Valley gồm Nvidia, Meta và Synopsys.

Reuters loan tin ngày 19/9 cho biết chuyến đi Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam diễn ra sau chuyến công du của Tổng thống Biden đến Hà Nội vào ngày 10-11/9 vừa qua.

Lần này ông Chính đến Mỹ để dự họp Đại Hội đồng Liên hiệp quốc; nhưng trước khi sang New York, ông đã dừng tại miền Tây và gặp doanh giới Hoa Kỳ như vừa nêu.

Tại diễn đàn đầu tư ở San Francisco, ông Chính lặp lại rằng “Việt Nam mong muốn mở cửa đón tất cả các nhà đầu tư” và cam kết tạo điều kiện cho những khoản đầu tư trong tương lai của những tập đoàn như Nvidia, Synopsys.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, nhân chuyến thăm của ông Phạm Minh Chính, Synopsys ký kết hai biên bản hợp tác về phát triển nguồn nhân lực thiết kế vi mạch (IC) tại Việt Nam và về hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam. Tập đoàn Meta cũng bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam, trong đó có việc tiếp tục sản xuất các thiết bị của metaverse (vũ trụ ảo).

Tập đoàn Nvidia cho biết mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, công nghệ thông tin, và trí tuệ nhân tạo (AI).

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-pm-courts-us-companies-and-seeks-investment-in-chip-sector-09192023095907.html


Thủ tướngCS  Việt Nam gặp các tập đoàn công nghệ Mỹ, tìm kiếm hợp tác về lĩnh vực bán dẫn 

20/9/2023 

VOA Tiếng Việt 

Thủ tướng VN gặp các công ty công nghệ Mỹ, tìm kiếm hợp tác về chất bán dẫn

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã thăm và làm việc với một số tập đoàn công nghệ Mỹ tại Thung lũng Silicon ở California, chứng kiến việc ký kết hợp tác cũng như khuyến khích các công ty Hoa Kỳ đầu tư thêm vào Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn.

Ông Chính cho biết chuyến thăm của ông là nhằm cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện mới được thiết lập giữa Việt Nam và Mỹ trong chuyến công du của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội, trong đó xác định hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá trong quan hệ song phương, theo báo Điện tử Chính phủ.

Tờ báo chính thức của Chính phủ Việt Nam cho biết ông Chính hôm 18/9 tới thăm trụ sở chính của Nvidia và Synopsys.

“Việt Nam sẵn sàng mở cửa đón tất cả doanh nghiệp tới đầu tư kinh doanh đúng pháp luật, ổn định, hiệu quả vì sự hùng cường, thịnh vượng của mỗi nước,” ông Chính được báo Chính phủ trích dẫn nói tại “Diễn đàn kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo” tại San Francisco hôm 18/9.

Ông Chính cho rằng “đây là cách tốt nhất” để hai cựu thù Việt Nam và Mỹ “hàn gắn vết thương, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai.”

Khi tiếp đoàn chính trị gia vùng Vịnh San Francisco cùng ngày 18/9, ông Chính đề nghị Thị trưởng Oakland, bà Sheng Tao, mời gọi thêm nhiều người dân và doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam để “tăng cường giao lưu nhân dân và tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh.”

Còn khi gặp mặt các lãnh đạo của Nvidia và Synopsys tại Thung lũng Silicon, ông Chính cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư trong tương lai của các tập đoàn Mỹ tại Việt Nam.

Chủ tịch Nvidia, Jensen Huang, được báo Chính phủ trích lời nói với ông Chính rằng tập đoàn này “muốn hợp tác với Việt Nam về bán dẫn, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo” cũng như kỳ vọng Việt Nam “trở thành một cứ điểm sản xuất của tập đoàn này tại Đông Nam Á.”

Nvidia hiện là nhà cung cấp máy chủ và trí tuệ nhân tạo hàng đầu ở Việt Nam, theo báo Chính phủ.

Trong khi đó Synopsys, công ty có kế hoạch xây dựng các trung tâm thiết kế chip tại Việt Nam, hôm 18/9 đã ký các biên bản ghi nhớ hợp tác với các cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền Thông cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam.

Nhà sản xuất chip Intel của Mỹ hiện đang có nhà máy lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip lớn thất của họ trên thế giới ở TPHCM trong khi đối thủ Amkor đang xây dựng một nhà máy lớn để lắp ráp và thử nghiệm chất bán dẫn ở gần Hà Nội.

Trong tuyên bố chung đưa ra sau khi Tổng thống Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt hôm 10/9, Hoa Kỳ “cam kết hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam và cùng hợp tác tích cực để nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.”

https://www.voatiengviet.com/a/pham-minh-chinh-gap-cac-cong-ty-cong-nghe-my-tim-kiem-hop-tac-ve-chat-ban-dan/7274920.html


Nhân quyền Việt Nam bao giờ tường minh tin tức? 

Thới Bình /VNTB

20/9/2023

VNTB – Nhân quyền Việt Nam bao giờ tường minh tin tức? 

Truyền thông của Nhà nước Việt Nam hoàn toàn không đưa tin về việc trả tự do cho hai tù nhân trước thời hạn là ông Nguyễn Bắc Truyển và Mai Phan Lợi. 

Ngày 19-9-2023, một bài báo trên Reuters bất ngờ đưa tin là có ít nhất bốn nhà hoạt động xã hội dân sự đã được nhà nước Việt Nam buộc phải lưu vong nước ngoài. Reuters nêu hai danh tánh cụ thể là ông Nguyễn Bắc Truyển và ông Mai Phan Lợi. Người thứ ba được úp mở với gợi ý rất dễ nhận ra là luật sư Võ An Đôn. 

Tại Hoa Kỳ, dự kiến gia đình của luật sư Võ An Đôn sẽ được tái định cư theo chương trình tị nạn “Ưu tiên 1”. Nhân vật thứ ba là một giáo dân Công giáo Cồn Dầu bị đuổi khỏi nhà. 

Luật sư Võ An Đôn trong ngày 19/9 xác nhận với RFA, ông là một trong hai người được nhắc đến tuy nhiên ông vẫn đang ở tại quê nhà và chưa rõ thời điểm được xuất cảnh. Ông nói: “Hai ngày trước khi ông Tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam, công an tỉnh Phú Yên có gọi điện thông báo cho tôi biết là Bộ Công an Việt Nam đã bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với tôi. Sau đó tôi gọi điện cho Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở TPHCM để nói về vấn đề này thì họ đang sắp xếp cho tôi và gia đình đi sang Mỹ.”

Điểm chung là hai nhà hoạt động vừa kể dù chưa bị cầm tù nhưng bị cấm rời khỏi Việt Nam. 

Phía Reuters không dẫn cụ thể quan chức nào trong chính phủ Hoa Kỳ, bài báo chỉ cho biết là “Việt Nam cũng đồng thời ký một thỏa thuận riêng nhằm đạt tiến bộ về tự do tôn giáo và về các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Việt Nam, về các điều kiện giam cầm và về luật lao động, một quan chức cho hay”. 

Reuters cũng dè dặt nhấn rõ rằng, “Reuters chưa được xem qua và cũng chưa được loan tin trước đây. Thoả thuận được ký kết khi Việt Nam đồng ý nâng cấp quan hệ ngoại giao với Washington lên vị thế ngoại giao tương tự như Trung Quốc và Nga, nhân chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden”. 

Tính cho đến hiện tại thì tình hình tự do ngôn luận, tự do biểu đạt niềm tin tôn giáo ở Việt Nam về cơ bản chưa thấy bước tiến triển nào.  

Đơn cử như mới đây khi báo chí và nhiều cá nhân nhà báo, học giả,… lên tiếng chỉ trích Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng cá nhân người đứng đầu Bộ này đã hành xử quá kém trước thảm họa nhân đạo đưa đến 56 người chết cháy đầy tức tưởi ngay giữa thủ đô, thì gần như lập tức thay vì tiếp thu những yếu kém được chỉ rõ đó, phía quan chức của Bộ này lại nhân danh bảo vệ Đảng để yêu cầu “phối hợp xử lý các tài khoản mạng xã hội đăng thông tin xuyên tạc”. 

Về liên quan đến quyền bày tỏ niềm tin tôn giáo, khá khó hiểu khi mới đây Bộ Nội vụ yêu cầu chính quyền địa phương thực hiện việc giải tán, thu hồi giấy phép đối với các nhóm sinh hoạt tôn giáo “Hội thánh Đức Chúa trời mẹ” tập trung, không để tổ chức này tái nhóm, hình thành các tụ điểm hoạt động mới. 

Khó hiểu vì ngay cả khi không phát hiện sai phạm hay vi phạm pháp luật gì thì vẫn “thu hồi giấy phép”. Văn bản này do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng ký ban hành. Theo đó, “Xử lý theo quy chế, kỷ luật của cơ quan, đơn vị, tổ chức đối với người tham gia đảm bảo đúng quy định của pháp luật”, văn bản của Bộ Nội vụ nêu rõ, và đề nghị các địa phương báo cáo kết quả, thông tin kịp thời những phát sinh phức tạp về Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) để phối hợp xử lý. 

Tín hiệu có phần cởi mở hơn đối với một số tổ chức tôn giáo nội sinh của miền Tây Nam bộ. 

Đơn cử mới đây tại An Bình tự, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Ánh Chức, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ trao Quyết định số 632/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công nhận tổ chức tôn giáo đối với Phật hội Hiếu Nghĩa Tà Lơn cho Hội đồng Trị sự Phật hội Hiếu Nghĩa Tà Lơn. 

Đây là tôn giáo nội sinh do ông Nguyễn Ngọc An khai đạo vào năm 1915, tại tỉnh Kiên Giang. Ông Nguyễn Ngọc An là một cao đồ của Phật thầy Tây An.  

Phật hội Hiếu Nghĩa Tà Lơn hoạt động theo tôn chỉ, mục đích là “Đạo pháp, hiếu nghĩa, dân tộc, an bình, bác ái, từ tâm”. Có cơ cấu tổ chức gồm 02 cấp: cấp Trung ương là Hội đồng Trị sự và cấp cơ sở (tổ chức tôn giáo trực thuộc) là ban quản tự các chùa, am, cốc tại nhiều tỉnh, thành phố. 

___________

Tham khảo: 

https://www.reuters.com/world/vietnam-activists-seek-us-refuge-after-biden-administration-deal-us-officials-2023-09-18/


Reuters: Các nhà hoạt động Việt Nam đi Mỹ sau thỏa thuận của chính quyền Biden

VNTB – Reuters: Các nhà hoạt động Việt Nam đi Mỹ sau thỏa thuận của chính quyền Biden

Tác giả: Trevor Hunnicutt

WASHINGTON, ngày 18 tháng 9 (Reuters) – Hai nhà hoạt động Việt Nam mà chính quyền Biden tin rằng đã bị chính quyền Cộng sản nước này bắt giữ sai trái đang được đưa đến Hoa Kỳ theo một thỏa thuận được đàm phán trước chuyến thăm Hà Nội gần đây của tổng thống, các quan chức Mỹ nói với Reuters. Một luật sư nhân quyền, người vận động đòi trách nhiệm giải trình cho các hành vi ngược đãi của cảnh sát, một giáo dân Công giáo bị đuổi khỏi nhà cùng gia đình rời Việt Nam đến Hoa Kỳ, một trong những quan chức cho biết.

Tại Hoa Kỳ, các gia đình này dự kiến sẽ được tái định cư theo chương trình tị nạn “Ưu tiên 1”. Các nhà hoạt động này không bị cầm tù nhưng bị cấm rời khỏi Việt Nam.

Một quan chức Mỹ cho biết, chính phủ Việt Nam cũng đã đồng ý trả tự do cho hai nhà hoạt động Việt Nam theo yêu cầu của Hoa Kỳ trước chuyến thăm của ông Biden vào tuần trước, đồng thời ký một thỏa thuận riêng nhằm đạt được tiến bộ về tự do tôn giáo, các hoạt động của tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Việt Nam, điều kiện giam giữ và luật lao động, một trong những quan chức cho biết.

Các chủ đề của thỏa thuận riêng tư mà Reuters chưa xem xét độc lập và chưa được đưa tin trước đây. Chúng được ký kết khi Việt Nam đồng ý nâng quan hệ ngoại giao với Washington lên vị thế cao nhất của Hà Nội cùng với Trung Quốc và Nga trong chuyến công du của ông Biden. Trong chuyến đi này ông Biden tán thành tầm nhìn trở thành một quốc gia dẫn đầu về công nghệ cao của Việt Nam.

Các thỏa thuận được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Biden phải đối mặt với những chỉ trích về ngoại giao với Việt Nam, Ấn Độ và Ả Rập Saudi cũng như về các cuộc đàm phán xung quanh vấn đề trao đổi tù nhân với Iran. Chính phủ của  Việt Nam, Ấn Độ và Ả Rập Saudi từ chối các quyền tự do chính trị được hưởng ở phương Tây.

Những tù nhân Việt Nam được ta trả tự do là luật gia chuyên về tôn giáo đã được thả sang Đức và một cá nhân khác bị kết án vì trốn thuế liên quan đến tổ chức phi chính phủ của ông ta.

Các quan chức không nêu tên bất kỳ ai trong số 4 người này vì lý do nhạy cảm về ngoại giao và an ninh, nhưng tên của 2 cựu tù nhân này đã được biết. Luật sư Nguyễn Bắc Truyền xác nhận việc ông được trả tự do và chuyến đi cùng vợ sang Đức vào đầu tháng này. Việc trả tự do cho nhà báo độc lập Mai Phan Lợi cũng đã được xác nhận vào đầu tháng này.

“ Đại diện của một nhóm lớn hơn nhiều” 

Cộng đồng nhân quyền Việt Nam coi tình hình ở đó thật thảm khốc.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết hồi đầu tháng này rằng Việt Nam đang giam giữ ít nhất 159 tù nhân chính trị và 22 người khác. Tổ chức này cho biết họ đã kết án 15 người với mức án tù nặng mà không được xét xử công bằng trong năm nay.

Theo những người quen thuộc với kế hoạch này, Việt Nam cũng đang soạn thảo các quy định mới nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận trực tuyến, cấm người dùng mạng xã hội đăng nội dung liên quan đến tin tức của những nhà báo không đăng ký/giấy phép.

Ben Swanton, đồng giám đốc Dự án 88 – một nhóm vận động nhân quyền đặc biệt cho Việt Nam, cho biết: “Thật phẫn nộ khi Tổng thống Biden chọn nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời điểm nhà nước độc đảng đang đàn áp tàn bạo các hoạt động, người bất đồng chính kiến và xã hội dân sự”.

Việt Nam thường thả những tù nhân như vậy trước chuyến thăm của tổng thống [Hoa Kỳ]. Theo một trong các quan chức Mỹ, quan chức chính quyền Biden đã thúc đẩy việc cấp thị thực xuất cảnh để bổ sung thêm một bước trong các cuộc đàm phán cuối cùng về tuyên bố chung và hậu cần cho chuyến đi.

Quan chức Mỹ cho biết những người này là “đại diện của một nhóm lớn hơn nhiều mà chúng tôi tin rằng sẽ được tự do”.

“Mặc dù chúng tôi ước rằng chúng tôi có thể đón thêm nhiều người hơn trước chuyến thăm của tổng thống, nhưng chúng tôi tin rằng mối quan hệ hợp tác ngày càng gia tăng và mối quan hệ được củng cố này sẽ mang lại cho chúng tôi phương tiện và quy trình cần thiết để tiếp tục giải quyết những vấn đề này với những người bạn Việt Nam.”

Các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ hy vọng những cuộc đối thoại đó sẽ diễn ra cả trong các cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với người Việt Nam – đôi khi bị một số nhà hoạt động nhân quyền và quan chức coi là một cuộc trao đổi không đáng kể về các luận điểm – cũng như trong các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và người đồng cấp Việt Nam, Bùi Thanh Sơn.
____________

Nguồn: Reuters – Exclusive: Vietnam activists to seek US refuge after Biden administration deal – US officials


Du khách quốc tế đến Sài Gòn chi tiêu ít

An Vui /SGN
19/9/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/19.9.23_Anh-7.jpg

Laurine và mẹ mua tượng trưng một số món đồ lưu niệm trong chợ Bến Thành – Ảnh: VnExpress 

Mặc dù mua sắm được xem là sản phẩm chính của ngành du lịch Sài Gòn, song tỷ lệ chi tiêu cho mua sắm của du khách quốc tế còn thấp so với các quốc gia ASEAN khác. 

Tại Sài Gòn, du khách quốc tế chỉ dành 17% tổng chi tiêu cho mua sắm, trong khi ở Bangkok (Thái Lan) họ dành 23%, còn Singapore dành 28% và Kuala Lumpur (Malaysia) dành 32%!

Theo ghi nhận của Sở Du lịch Sài Gòn, du khách quốc tế đến thành phố thường mua sắm tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, nhưng sức mua rất thấp.

VnExpress ngày 19 Tháng Chín 2023 dẫn lời các chuyên viên du lịch đánh giá: Nạn nói thách là một phần nguyên nhân khiến mức chi tiêu cho mua sắm của du khách quốc tế khi đến Sài Gòn thấp so với khu vực.

Tờ báo này tường thuật câu chuyện của vài du khách quốc tế để dẫn chứng.

Chẳng hạn cô Laurine, du khách Pháp lần đầu đến Việt Nam và Sài Gòn. Trước chuyến đi, Laurine đã tham khảo tư vấn mua sắm tại Sài Gòn và được nhắc nhở nếu đến chợ Bến Thành thì phải trả giá thấp hơn ít nhất một nửa khi mua đồ ở đây.

Khi đến chợ Bến Thành, cô Laurine thấy hấp dẫn vì chợ có đủ loại hàng hóa lẫn dịch vụ, từ ăn uống, đến nông sản, đồ lưu niệm. Tuy nhiên, cô nhận xét sao cùng một mặt hàng nhưng “mỗi gian lại có mức giá khác nhau”!

Laurine hỏi mua vài thứ như hạt tiêu, nón lá trưng bày, tranh thêu nhỏ, mỗi món đều được chủ sạp báo giá trên 200,000 đồng. Cô Laurine thử trả giá mỗi món đồ bằng 50-70% mức mà chủ cửa hàng đưa ra.

Khi người bán hàng không đồng ý, cô quay người “giả vờ bỏ đi”, và được gọi lại bán với giá chỉ 40,000-80,000 đồng mỗi món.

Tổng chi sau một buổi mua sắm của Laurine ở chợ Bến Thành chưa đến 300,000 đồng.

Chia sẻ với VnExpress, cô nói không thấy sốc khi bị nói thách, vì nói thách là điểm chung của nhiều khu chợ truyền thống tại nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, cô chỉ không rõ giá trị thật của món đồ là bao nhiêu, có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không.

Một nữ du khách New Zealand là Ash, cũng lần đầu đến Sài Gòn và được trải nghiệm “mặc cả khi mua đồ” ở các chợ truyền thống như Bến Thành, Tân Định và cả khu Saigon Square – vốn khởi đầu là khu chợ chuyên hàng Việt Nam gia công xuất cảng còn dư, nay toàn hàng Trung Quốc.

Cô nói ở điểm mua sắm nào cô cũng phải mặc cả và vì e ngại bị mua hớ, cô chỉ chọn vài món đồ lưu niệm ở chợ với giá chưa đến 200,000 đồng.

Để tránh bị nói thách, Ash chọn vào trung tâm thương mại vì giá đã được niêm yết, cô so sánh: “Ở New Zealand, dù ở chợ nhỏ lẻ hay trung tâm thương mại, giá đều như nhau, tôi không phải nài nỉ mặc cả như đi du lịch ở Việt Nam”.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, phó giám đốc Sở Du lịch Sài Gòn, cho biết sáu tháng đầu năm thành phố đón 1.9 triệu lượt khách quốc tế, trong đó hoạt động mua sắm của du khách quốc tế chỉ đóng góp 9% tổng thu của ngành du lịch Sài Gòn!

Theo bà Hiếu, tình trạng nói thách của một số tiểu thương chợ truyền thống được lan truyền trên các trang mạng xã hội gần đây ngoài gây thiệt hại trực tiếp đối với chính họ, còn “ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh du lịch thành phố”.

Theo bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, phó tổng giám đốc Vietravel, tình trạng nói thách có thể ảnh hưởng đến sức chi của du khách quốc tế khi đến Việt Nam, vì thế bà Hoàng đề xuất Sài Gòn nên xây dựng một “hành lang giá” thống nhất.

Đồng thời, thành phố phải quy hoạch và xây dựng các khu phố mua sắm khác nhau: chẳng hạn hàng thủ công mỹ nghệ, hàng qua mùa (factory outlet), hàng miễn thuế (downtown duty free).

Ngoài nạn nói thách, Sài Gòn cũng giống như Hà Nội, có rất ít hoạt động dành cho du khách quốc tế vào ban đêm, dù từng được mệnh danh là “thành phố không ngủ”.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/19.9.23_Anh-10-640x427.jpg

Phố đi bộ Bùi Viện, con phố duy nhất dành cho du khách quốc tế vui chơi buổi tối ở Sài Gòn – Ảnh: VnExpress 

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu chỉ ra nhu cầu chi tiêu của du khách quốc tế vào ban đêm tại Sài Gòn chiếm khoảng 70% mức chi tiêu trong một đường tour, còn mức chi tiêu ban ngày chỉ chiếm 30% bởi khách chủ yếu đi tham quan các địa danh, ăn uống theo chương trình có chi phí trọn gói.

Đến buổi tối, du khách mới có thời gian tự do để khám phá các hoạt động khác.

Hiện nay Sài Gòn có năm nhóm sản phẩm du lịch giải trí, hoạt động về đêm, bao gồm: biểu diễn văn hoá, nghệ thuật tổ chức thường xuyên tại các sân khấu, trung tâm và khu vui chơi giải trí; không gian văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm tại các khu phố chia theo từng quận; hoạt động mua sắm, giải trí đêm ở trung tâm thương mại; hoạt động tham quan thành phố về đêm; và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.

Bên cạnh đó, thành phố còn có gần 32,000 cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng có địa chỉ cố định và các quán ăn đường phố.

Thế nhưng, theo bà Huỳnh Phan Phương Hoàng đánh giá, những sản phẩm du lịch đêm kể trên hiện có vẫn quá ít so với một đô thị lớn như Sài Gòn, đa số lại chỉ mở cửa đến 22giờ, trong khi nhu cầu du khách quốc tế vui chơi giải trí sau 22 giờ rất lớn, mức chi tiêu cho các dịch vụ này cũng rất cao.

Bà Hoàng kể ra, du khách quốc tế có rất ít chọn lựa: tour khám phá trung tâm thành phố (city tour), trải nghiệm xe buýt hai tầng; đi thuyền ăn tối trên sông Sài Gòn hoặc đi thuyền trên kênh Nhiêu Lộc; vui chơi ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố đêm Bùi Viện, phố đêm chợ Bến Thành; thưởng thức múa rối nước, vở kịch xiếc.

Nhìn chung, Sài Gòn thiếu các chương trình nghệ thuật giải trí đêm. Tại Sài Gòn, vở kịch xiếc “À Ố show” đã rất thành công, thu hút hàng triệu lượt khán giả, nhưng từ năm 2013 đến nay đã 10 năm mà Sài Gòn chỉ có một vở “À Ố show” cho du khách quốc tế, thật quá nghèo nàn!

Bà Hoàng nhấn mạnh: “Hoạt động về đêm và giải trí nghệ thuật là sản phẩm rất quan trọng để níu chân du khách. Do vậy, những show diễn nghệ thuật phải vừa có chiều sâu văn hóa, lịch sử nhưng cũng vừa có độ hoành tráng và mới mẻ thì mới tạo ra khác biệt cho kinh tế đêm”.

Liên quan đến du lịch, cũng VnExpress ngày 2 Tháng Tám 2023 cho biết, với lượng du khách quốc tế thấp, công suất phòng khách sạn tại Sài Gòn chưa phục hồi nổi.

Trong nửa đầu năm 2023, Sài Gòn đón 18 triệu lượt khách, nhưng du khách quốc tế chỉ chiếm 11%, khoảng 1.9 triệu lượt khách, chỉ phục hồi khoảng 46% so với năm 2019, thấp hơn mức hồi phục cả nước là 66%.

Theo thống kê của Savills Việt Nam, tính đến Tháng Sáu 2023, Sài Gòn có 15,662 phòng khách sạn từ 110 dự án, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, có 404 phòng đóng cửa từ sau dịch COVID-19 nhưng chỉ 45% số phòng đang được sửa chữa.

Do lượng du khách quốc tế ít, công suất khai thác phòng của các khách sạn tại Sài Gòn chỉ đạt 64% trong sáu tháng đầu năm 2023. Riêng quý II/2023, công suất phòng khách sạn ở Sài Gòn chỉ đạt 60%, giá phòng cũng giảm 2% so với quý I/2023.

Báo cáo của Savills cũng chỉ ra tỷ lệ khách lưu trú qua đêm ở Sài Gòn chỉ đạt khoảng 19%, thấp hơn so với các điểm đến khác.


Bộ NN-PTNT Việt Nam chỉ thị đối phó nạn nhập lậu gia cầm qua biên giới

19/9/2023

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-ministry-of-agriculture-rural-development-proposes-to-set-up-special-task-force-to-deal-with-poultry-trafficking-09192023092337.html/@@images/image

Tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc diễn biến phức tạp tại các địa phương; trong đó có các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang… 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngSài Gòn Giải phóng 

Cục Cảnh sát Phòng/Chống Tội phạm về Môi trường (C05) thuộc Bộ Công an và các tỉnh/thành phố phải tăng cường công tác kiểm soát tình trạng vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.

Thông tấn xã Việt Nam loan tin vào chiều tối ngày 18/9 dẫn công văn của Bộ NN-PTNT về chỉ thị vừa nêu.

Theo Bộ NN-PTNT Việt Nam thì tình trạng buôn bán gia cầm trái phép  là nguyên nhân chính làm lây lan các chủng vi-rút cúm gia cầm và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác vào trong nước; từ đó gây ra dịch bệnh, tác động xấu đến ngành chăn nuôi gia cầm nội địa…

Bộ NN- PTNT Việt Nam nêu rõ tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc diễn biến phức tạp tại các địa phương; trong đó có các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang…

Lãnh đạo các tỉnh được yêu cầu tập trung nguồn lực thực hiện kiểm tra đặc biệt tại các chợ đầu mối để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vụ việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm sản phẩm gia cầm trái phép.

C05 tại các địa phương được yêu cầu lập chuyên án, đấu tranh với những người buôn lậu gia cầm qua biên giới; phối hợp xử lý, tiêu hủy gia cầm và sản phẩm gia cầm lậu để ngăn chặn dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm.


Huỳnh Ngọc Chênh – Hệ quả quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ 

Thursday, September 14th, 2023

11/9/2023

Với lợi thế đó của đảng cầm quyền, giới bất đồng chính kiến, giới đấu tranh nhân quyền, giới hoạt động xã hội dân sự… vốn đã đứng trên chông gai sẽ còn đối đầu với chông gai nhiều hơn nữa. 

Đành vậy, tự do nào mà được cho không, miễn phí.”

Chẳng cần điều tra xã hội, chẳng cần thăm dò chuyên sâu. Chỉ bằng trực cảm cũng nhận ra rằng phần lớn người Việt đang hướng về phía Mỹ, đang mong muốn nhà cầm quyền Việt Nam đương đại bắt tay thật chặt với Mỹ trong quan hệ giữa hai nước.

(more…)

Chuyện Việt nam Thứ Năm 14/9/2023: *Cựu tướng Nguyễn Chí Vịnh qua đời 65 tuổi *BT Công an Tô Lâm thăm Trung Quốc *Hỏa hoạn, con dao treo người dân cả nước *Ngộ độc bánh mì Phượng tại Hội An

Thursday, September 14th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Cựu thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh qua đời ở tuổi 65 

14/9/2023 – Reuters 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear tại lễ động thổ dự án làm sạch dioxin ở sân bay Đà Nẵng, ngày 9/8/2012.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear tại lễ động thổ dự án làm sạch dioxin ở sân bay Đà Nẵng, ngày 9/8/2012. 

(more…)

Thời sự Thứ Năm 14/9/2023: *Nhật giữ an ninh với Đài Loan chọc giận TQ *Ukraine kêu gọi chiến đấu với Nga *Tân thủ tướng Cam Bốt đến TQ *Bắc Hàn thề bảo vệ ‘công lý quốc tế’, thách thức phương Tây *TQ phải chấm dứt ngoại giao cưỡng bức *Google bị chính phủ Mỹ kiện độc quyền *Huawei rớt khỏi Top 500 ở TQ 2023

Thursday, September 14th, 2023

Nhật nâng cao quan hệ an ninh với Đài Loan, có khả năng chọc giận Trung Quốc 

14/9/2023 

Reuters 

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida họp báo tại Tokyo ngày 13/9/2023 công bố việc bổ nhiệm tân Ngoại trưởng và tân Bộ trưởng Quốc phòng.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida họp báo tại Tokyo ngày 13/9/2023 công bố việc bổ nhiệm tân Ngoại trưởng và tân Bộ trưởng Quốc phòng. 

(more…)

Tuyên bố và thông cáo của Tòa Bạch Ốc về  Chuyến thăm lịch sử cấp nhà nước tới Hà Nội, Việt Nam (Tiếng Việt và tiếng Anh)

Monday, September 11th, 2023

 

 Chuyến thăm lịch sử cấp nhà nước tới Hà Nội, Việt Nam

(Tạm lược dịch bởi HD Press)

9/10/2023

https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2023/09/10/fact-sheet-president-joseph-r-biden-and-general-secretary-nguyen-phu-trong-announce- the-us-vietnam-toàn diện-chiến lược-đối tác/

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ ba 05/9/2023: *Quốc hội phá rừng *Phá rừng làm hồ thủy lợi *Hơn 600 ha rừng Bình Thuận sắp bị phá *Người Việt mang đồ cấm và trái cây bệnh vào Mỹ *Hệ thống đèn LED 15 tỷ đồng bị đập *Hoa Kỳ muốn hỗ trợ Việt Nam sản xuất chip

Tuesday, September 5th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Quốc hội phá rừng chứ không phải lâm tặc’ (*)

Lê Thiệt /SGN
4 tháng 9, 2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/01-quoc-hoi-pha-rung-4.jpg

Khu rừng sắp bị cưa hạ tồn tại từ lâu đời, gắn liền không gian sống của người dân tộc Rai (Raglai) hàng trăm năm qua – Ảnh: VNExpress 

(more…)

TT Biden thăm Việt Nam: ‘Còn duyên may lại còn người…’

Monday, September 4th, 2023

Đinh Hoàng Thắng/VOA – 03/9/2023 

Lần đầu tiên có một Tổng thống Mỹ thăm Hà Nội theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).

Lần đầu tiên có một Tổng thống Mỹ thăm Hà Nội theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). 

Sau tám năm gặp lại nhau, nên chăng ông Trọng tặng cụ Biden câu Kiều này “Được rày tái thế tương phùng/ Khát khao đã thỏa tấm lòng bấy lâu…” Bởi lẽ, chuyến thăm của TT Biden không chỉ nâng cấp bang giao mà còn mở ra không gian đa chiều về địa-chính trị tại khu vực Ấn Thái Dương.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 28/8/2023 *Việt Nam, Singapore đối tác chiến lược toàn diện *Giá gạo tăng: nông dân mừng, doanh nghiệp khổ *Căn cước hay căn cước công dân? *Vụ án ‘đầu voi đuôi chuột’ *Đồng Nai: Dân yêu cầu người hút cát trình giấy phép * Thư ký Tài chính AIC ra đầu thú

Monday, August 28th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Việt Nam, Singapore hướng tới quan hệ đối tác chiến lược toàn diện 

28/8/2023 

VOA Tiếng Việt 

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Hà Nội, ngày 28/8/2023.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Hà Nội, ngày 28/8/2023. 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 23/8/2023: *KBank Thái Lan mua Home Credit Vietnam * Các hãng đất hiếm tìm đến Việt Nam * Việt Nam chặn báo Đức sau điều tra về Nguyễn Thị Thanh Nhàn *Người Khmer Krom biểu tình trước tòa đại sứ CSViệt Nam tại DC

Wednesday, August 23rd, 2023

Quê Hương tổng hợp


KBank Thái Lan ‘đang đàm phán để mua Home Credit Vietnam trong thỏa thuận 1 tỷ USD’

BBC News

23/8/2023

KBank

Nguồn hình ảnh, Reuters

Ngân hàng lớn thứ hai Thái Lan Kasikornbank đang đàm phán để mua nhà cung cấp tài chính tiêu dùng Home Credit Vietnam trong một thỏa thuận lên tới một tỷ USD để mở rộng hơn nữa ở Việt Nam, hai nguồn tin của Reuters cho hay.

(more…)

Hãy cẩn thận, một vụ SPAC kỳ quái năm 2023!

Tuesday, August 22nd, 2023

Beware, a 2023 Spac oddity

Financial Times

Tác giả: Craig Coben

Dịch giả: Phạm Quang Tuấn

22/8/2023

Song ngữ Việt Anh

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/08/4-8.jpeg

Ảnh chụp màn hình 

Nhà sản xuất xe điện Việt Nam VinFast đi cửa hậu.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 21/8/2023: *TT Biden sẽ ký kết quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam? *Binh sĩ Mỹ xây tặng dãy phòng học mới cho học sinh Phú Yên *Đại án Việt Á: Nhân dân trông đợi gì? *Đồng bằng sông Cửu Long bị sạt lở nghiêm trọng do ăn cắp cát

Monday, August 21st, 2023

Hương tổng hợp

Báo Politico: TT Biden sẽ ký kết quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam

Liên Thành 

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/08/USVSVN.jpg

Báo Politico của Mỹ trích dẫn các nguồn tin cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam trong chuyến thăm vào giữa tháng 9 tới đây.

(more…)

CSVN: Bi kịch của những kẻ tham nhũng quyền lực

Tuesday, August 15th, 2023

Bình luận của Mai Luân –

14/8/2023

Bi kịch của những kẻ tham nhũng quyền lực

Các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 31/1/2021 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Qua các vụ án, từ Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải đến “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản, Nhàn AIC… ta có thể hình dung, tham nhũng quyền lực (TNQL) khi ăn sâu vào từng băng nhóm của Đảng và Nhà nước thì vòng xoáy của nó trở nên bất tận. Bi kịch không chỉ xuất hiện ở từng bị cáo, mà tội ác còn đến từ cả các cá nhân lẫn các tổ chức thực thi pháp luật ở các cấp. Tất cả lan thành “bi kịch tập thể” như một dịch hạch (pestis).  

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Ba 15/8/2023: *Việt Nam nói “không có người bản địa” * Liệu tt Nga có đến thăm Việt Nam sau Biden? *Việt Nam cấp e-visa cho mọi quốc gia? *Lao công trở thành bác sĩ căng da mặt *Sài Gòn: Mưa lớn, dân Thủ Đức phải ‘đắp đê’ ngăn nước *Khảo sát: chỉ hơn 25% người lao động Việt ăn thịt cá hàng ngày 

Tuesday, August 15th, 2023

Quê Hương tổng hợp


CSVN: Trả lời Báo cáo viên Đặc biệt LHQ, Việt Nam nói “không có người bản địa”

Hải Di Nguyễn/VNTB

14/8/2023

VNTB – Trả lời Báo cáo viên Đặc biệt LHQ, Việt Nam nói “không có người bản địa”

Ngày 9/8 là Ngày Quốc tế Dân tộc Bản địa Thế giới (International Day of the World’s Indigenous Peoples).

Trong thư phản hồi của Việt Nam ngày 27/7/2023 cho thư tố giác của Báo cáo viên Đặc biệt LHQ ngày 6/9/2022, họ nói Việt Nam không có người bản địa, và cũng không có cái gọi là người Thượng bản địa (indigenous Montagnards).

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 09/8/2023: *TT Mỹ sẽ ‘sớm’ thăm Việt Nam *Hồ thủy điện Mù Cang Chải không giúp giảm lũ *Vỡ đập chứa nước thải sản xuất đồng *Việt Nam: Sạt lở khắp nơi không phải do thiên tai * Không thể đổi mới bằng tư duy cũ

Wednesday, August 9th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Tổng thống Mỹ Joe Biden nói sẽ ‘sớm’ thăm Việt Nam – BBC News – 09/8/2023

REUTERS

Nguồn hình ảnh, Reuters

(more…)

CSVN: Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có lại bị bắt cóc như Trịnh Xuân Thanh?

Monday, August 7th, 2023

Nguồn: Taz – Die Verfolgte – https://taz.de/Drohende-Entfuehrung-vietnamesischer-Frau/!5952435/

Khánh Anh dịch /VNTB – 07/8/2023

VNTB – Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có lại bị bắt cóc như Trịnh Xuân Thanh?

Sáu năm trước, mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một quan chức ở Berlin. Bây giờ một phụ nữ phải đối mặt với số phận tương tự.

(more…)

Chuyện Việt Nam ngày Thứ hai 07 tháng 8 năm 2023

Monday, August 7th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Rừng và lò của bác Trọng

07/8/2023

https://www.rfa.org/vietnamese/news/cartoons/forest-and-furnice-by-trong-08072023084321.html/@@images/image

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBom nổ chậm/RFA 

54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu, trừ các bị cáo là doanh nghiệp ra – còn lại là quan chức môi giới hối lộ, nhận hối lộ và chạy án…

Tất cả họ đều là quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế… và đảng viên Cộng sản trưởng thành dưới thời của Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng.

Cựu Trưởng ban dân vận Trung ương Nguyễn Khắc Mai trong một lần bình luận với RFA hồi đầu năm, khi hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam “ngã ngựa”, cho rằng: “quan trọng công tác cán bộ (của Việt Nam-pv) không phải là công tác toàn dân như trong một xã hội dân chủ, mà là công tác của một nhóm người… chứ không phải của một dân tộc, của nhân dân thậm chí không phải của Quốc hội.”


Một số hồ thủy điện phía Bắc, miền Trung buộc phải xả lũ; nguy cơ vỡ đập ở Đăk Nông

RFA

07/8/2023

Một số hồ thủy điện phía Bắc, miền Trung buộc phải xả lũ; nguy cơ vỡ đập ở Đăk Nông

Phần bê tông trên đập Đắk N’Ting bị nứt, gãy do mưa lũ và sạt lở đất. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngLĐO/C.Mai 

Một số hồ thủy điện ở Lai Châu, Huội Quảng, Trung Sơn, Khe Bố, Sông Ba Hạ, Srêpôk 3 và Buôn Kuôp phải xả tràn do lưu lượng nước về các hồ tăng cao. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho truyền thông hay tin trên trong ngày 7/8.

Theo EVN, trong ngày 7/8, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (Trung tâm) đã vận hành tăng cao thủy điện, một số hồ thủy điện phải xả tràn.

Trung tâm cũng đã đề nghị các đơn vị phát điện trong hệ thống tuân thủ nghiêm các mệnh lệnh điều độ để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện trong bối cảnh mưa, lũ diễn ra ở nhiều khu vực.

Trước đó, trong ngày 5/8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai gửi công văn đề nghị EVN chủ động vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, nhằm ứng phó với diễn biến mưa lớn, lũ và đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn nước. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai nêu rõ, trong bảy ngày qua, khu vực Bắc Bộ đã xảy ra mưa lớn từ 150-250mm, mực nước các hồ thủy điện có xu hướng gia tăng nhanh.

Để ứng phó với diễn biến mưa lớn, lũ và đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn nước, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị EVN chỉ đạo các chủ hồ chứa chủ động vận hành phát điện để sử dụng hiệu quả nguồn nước; rà soát phương án đảm bảo an toàn công trình và hạ du; triển khai thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

Cũng trong ngày 7/8, ông Lê Đình Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quảng Sơn tỉnh Đắk Nông cho truyền thông hay, sau nhiều ngày mưa lớn, thân và chân đập thủy lợi Đắk N’Ting, huyện Đăk G’long xuất hiện nhiều vết nứt, sụt lún, nguy cơ vỡ, gần 100 người phải sơ tán.

Vẫn theo ông Tuấn, vết nứt, sụt lún xuất hiện ở đập và xung quanh hồ chứa nước Đắk N’Ting từ hôm 1/8. Đến nay, vết nứt khu vực đồi gần chân đập kéo dài khoảng 500 m, sâu khoảng 150 m và chưa có chiều hướng dừng lại.

Hiện, phần đồi bên phải đập đang bị sụt lún với diện tích khoảng 10 ha là đất hoa màu của người dân. Ước tính có gần một triệu mét khối đất có nguy cơ bị sạt trượt. Thân đập cũng xuất hiện nhiều vết nứt lớn, 10-20 cm.

Tờ VNExpress dẫn lời ông Tuấn rằng: “Theo tính toán nếu đập vỡ, mực nước ở khu vực hạ lưu sẽ dâng lên khoảng 2 m nên chúng tôi đang rà soát để di dời thêm 140 hộ dân ở Đắk N’Ting”.

Dự án hồ thủy lợi Đắk N’Ting có tổng mức đầu tư gần 137 tỷ đồng, sức chứa hơn 1,2 triệu m3 nước, phục vụ tưới cho gần 700 ha cây trồng xã Quảng Sơn. Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền xã hiện đã chốt chặn các lối ra vào đập và sơ tán hàng chục hộ dân trong khu vực có nguy cơ.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, trong ngày 7/8, yêu cầu tỉnh Đắk Nông phải tính đến kịch bản vỡ đập để đảm bảo an toàn cho hạ du. Đồng thời, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng để chỉ đạo các bộ ngành phối hợp sửa lại các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện nay về các công trình hồ đập.


Nguyễn Văn Tuấn – Cô hoa hậu

Cô hoa hậu thốt ra vài câu ‘slip of the tongue’ liền bị các vị đạo cao đức trọng trèo lên cõi mạng và báo chí lên giọng dạy dỗ. Đúng là ‘mưa xuống thì ễnh ương kêu.’

Cô ấy nói chưa khéo. Cô ấy lỡ lời. Có hết. Nhưng tôi tự hỏi có công bằng khi các vị đạo cao đức trọng xông vào công kích cô ấy? Kinh ngạc hơn là có người xem ra có tuổi mà mắng cô ấy là đứa trẻ mất dạy! Cái kiểu nói năng mà không quan tâm đến cảm xúc của người ta đúng là một sự ung thư trong diễn ngôn vậy. 

Trong y khoa, khi một tai nạn xảy ra người ta không tìm cá nhân sai phạm mà là xem xét toàn hệ thống. Cá nhân chỉ là ‘sản phẩm’ của hệ thống. 

Tương tự, tôi tự hỏi sao không bàn đến hệ thống giáo dục nào đã đào tạo ra những người như cô ấy (chứ không phải chỉ cô ấy)? Cái hệ thống giáo dục như thế nào mà đã sản sinh ra những kẻ bị ung thư chữ nghĩa như trên? Thật vậy, hãy trách hệ thống giáo dục, chứ không nên chỉ trách cô ấy. 

Cái hệ thống giáo dục gì mà học trò không phân biệt được giữa Quang Trung và Nguyễn Huệ, giữa Trần Hưng Đạo và Trần Quốc Tuấn? Cái hệ thống giáo dục gì mà giảng viên đại học nghĩ Tự Lực Văn Đoàn là một gánh hát cải lương? Cái hệ thống giáo dục gì mà thanh niên ngày nay biết về lịch sử Tàu hơn là lịch sử Việt Nam? Giáo dục gì mà tạo ra những thanh thiếu niên cuồng dại trước một ban nhạc ngoại quốc hơn là sùng bái tổ tiên mình? Cái hệ thống giáo dục gì mà đào tạo ra những quan chức với nhân cách biểu hiện rõ rệt như trong phiên toà ‘Chuyến bay giải cứu’. Cái hệ thống giáo dục gì mà các quan chức cao cấp nói ra câu nào thì dân chúng cười ồ lên? 

Hãy trách những người đã làm biến dạng nền giáo dục để rồi xã hội phải lãnh đủ như ngày nay. Đến bộ trưởng mà viết không rành tiếng Việt, ăn nói chẳng ra gì, hành xử kém văn hoá, thậm chí thô kệch, vậy mà cứ trách một cô gái tuổi đôi mươi. Xã hội gì mà bất công thế? 

Trách cô ấy cũng ok. Nhưng những kẻ lớn tiếng công kích cô ấy hãy tự vấn mình đã từng phạm sai lầm? Ai cũng phạm sai lầm và chúng ta trưởng thành từ sai lầm. Xin có lời khuyên cô hoa hậu đồng hương Bình Định: Sai sót không định hình cô; sai sót là hạt giống cho sự trưởng thành của kiến thức và hành vi. 

Albert Einstein từng nói (đại khái): “Mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn phán xét con cá bằng khả năng leo cây của nó, nó sẽ bỏ ra suốt đời tin rằng nó là kẻ ngu xuẩn.” Ai cũng có cơ hội để tự làm cho mình tốt hơn, và cô hoa hậu có nhiều cơ hội như thế nhưng chỉ trong một xã hội bao dung.

Sang Đỗ  · 

Vụ này cả nước bị lừa thầy ạ. Theo em là cố ý dựng kịch bản đó. Tạo xì căng đan để nổi lên. Có kế hoạch.

Nguyễn Tuấn 

Sang Đỗ Cô ấy đã từng phát biểu chưa khéo. Tôi không thấy bằng chứng cho thấy cô ấy dàn dựng em à.

Sang Đỗ  · 

Nguyễn Tuấn ông bố là manh mối lớn. Ông ấy công khai nhiều tin nhắn cho báo đăng. Rất bất thường ạ.

 Vũ Xuân Việt

Sang Đỗ Tôi nghĩ, Giáo sư là một người, tôi ít vốn từ khó diễn đạt, đại ý là một người hay một bậc khả kính, nên ông sẽ nhìn sự kiện với cái nhìn bao dung, sâu sắc. Có lẽ ông sẽ không nhìn xã hội Việt Nam (ngày nay, XHCN) theo cách “VN có thể làm những gì thế giới chưa làm”. https://danviet.vn/bo-truong-nguyen-manh-hung-vn-co-the…

DANVIET.VN

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “VN có thể làm những thứ thế giới chưa làm”

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “VN có thể làm những thứ thế giới chưa làm”

 Lê Trợ

Đồng tình với ý kiến của Anh. Những người lớn tuổi đi mắng nhiếc một cô gái trẻ xứng con cháu mình mà không nghĩ… Làm khôn không đúng cách.

Nguyễn Tuấn 

Lê Trợ Tôi tự hỏi sao họ không dám phê phán mấy bộ trưởng phát ngôn lỡ lời?

Nguyễn Tuấn 

Có thể báo chí muốn làm cho người ta quên vụ án oan Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng?

Nguyen Thyanh  · 

Nguyễn Tuấn và TQ đang tập trận ì xèo trong lãnh hải ?

Nguyen Thyanh Đúng như vậy.

  Huongtam Nguyentran

Nguyễn Tuấn Có thể thưa Thầy , chiêu lái dòng thác ?

  Vo Thai Phong

Thi tốt nghiệp đề Văn họ vào bình luận chứ gặp đề Toán hay Hóa/Lý thì chẳng nghe ai lên có ý kiến bác ạ. Thương thiệt.

Hoang Nguyen

Vụ này lên vụ chuyến bay giải cứu chìm xuồng 🙂

Nguyễn Tuấn 

Thỉnh thoảng trong lab tôi cũng có những em phát ngôn làm mình điên tiết và ôm đầu trong hội nghị. Nhưng tôi chợt nhớ hồi xưa mình cũng bị như vậy và nhờ thầy bao dung nâng đỡ, và vậy là dằn cơn giận để động viên họ. Thay vì nói “sao dở dữ vậy”, chỉ cần nói “lần sau sẽ tốt hơn” là ok ngay. Tôi tin rằng ai cũng cần được cơ hội để làm tốt hơn. Người đi trước có trách nhiệm tạo cơ hội cho họ.

Clark Fan

GS viết hay.

 Thanh Lam

Người ta ráng xoáy vô cô hoa hậu để dư luận không để ý tới câu nói của cô á hậu 😂

Phat Duc Nguyen

Hay quá ông Thầy !

Vo Duc Chieu

Bao nhiêu chuyện quan trọng thì các vị Đức cao trọng vọng đó không dám nói 

Mà chửi một đứa trẻ thì phán như thánh

Đỗ Hoàng Dũng

Ganh tị thôi! Nhưng không biết ngoài đời cô ấy có đẹp hơn không? Nhưng riêng tôi thì trăn trở không biết mình có già đến nỗi không thấy cái đẹp nữa hay sao. Hoa hậu là người của quần chúng đương nhiên là phải đẹp từ trong ra đến ngoài ( tri thức và vóc… 

Son Nguyen

Đồng tình với góc nhìn của Giáo Sư. Trong cùng thời điểm, khi gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng nhận một tờ thông báo vô cảm về việc nhận xác con trai mình với kinh phí tự chi trả trong một vụ án oan còn nhiều khuất tất thì lại có một đám đông vô tri đi xét nét từng câu chữ vạ miệng của một cô bé chẳng liên quan gì đến đời sống của họ. Có ý kiến cho rằng đám đông thường không có lương tri, họ chỉ tuân phục theo kẻ mạnh. Họ cảm thấy bất lực trong việc được tham gia quyết định chọn ra lãnh đạo minh triết, họ cho phép mình trở thành những quan tòa phán xét những kẻ yếu hơn để khỏa lấp sự tự ti, để chuyển hướng nguồn cơn bất bình của họ vì điều đó cho họ sự an toàn và một phần nâng vị thế bản thân. Thật buồn thay.

Anh Pham Leojtw

Với những lời phát biểu của cô này từ khi đăng quang thì không chỉ là ‘slip of the tongue’ hoặc không khéo đâu mà đó là lỗ hổng về kiến thức, văn hóa và ứng xử xã hội của cô ấy. Và vì sao cô ấy trở thành như vậy thì tác giả đã phân tích về hệ thống giáo dục VN hiện này rồi. Hoàn toàn đồng ý với tác giả về phân tích này

Sang Đỗ  · 

https://www.facebook.com/reel/308348425190324… CẢ NHÀ XEM KHÓC THẬT HAY GIẢ KHÓC NHÉ

FACEBOOK

Phỏng vấn NÓNG bố đẻ Hoa hậu Ý Nhi: “Tôi mong bà con cả nước yêu thương, cho cháu cơ hội sửa sai…”

Phỏng vấn NÓNG bố đẻ Hoa hậu Ý Nhi: “Tôi mong bà con cả nước yêu thương, cho cháu cơ hội sửa sai…”

Quan-Vinh Nguyen

Mục đích của giáo dục là truyền đạt văn hoá.

Khi chúng ta không có, không còn văn hoá để truyền đạt, thì giáo dục là vô ích.

“ Cho tôi biết điểm đích của anh, tôi sẽ nói cho anh biết bản chất của anh”

Tiền bạc, quyền lực, ảo quang đã và đang là điểm đích của nhiều thế hệ người Việt dưới chế độ hiện hành. 

Việt nam, muốn có chút hy vọng là nơi tạo ra con người nhân văn, phải có một khế ước dân tộc mới. 

Muốn có khế ước, phải bình đẳng. Muốn bình đẳng, phải từ bỏ bạo lực.

Buông dao đồ tể, là việc của các vị đồ tể.

https://www.facebook.com/t.nguyen.2016


Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ẩn náu tại Đức

07/8/2023

VNTB – Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ẩn náu tại Đức

Hiếu Bá Linh (Biên dịch)/VNTB

 Bà Nhàn đã sang Đức được vài tháng nay và hiện đang sống tại một thành phố lớn tại đây. 

Bà Nhàn và 7 nhân viên của bà dường như đã được thông báo trước và đã trốn ra nước ngoài. Bà Nhàn đã sang Đức được vài tháng nay và hiện đang sống tại một thành phố lớn tại đây. Việt Nam đã gửi cho Đức đơn yêu cầu dẫn độ bà Nhàn – nhưng Sở Tư pháp Liên bang Đức đã bác đơn này. Và Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh báo Việt Nam về các hành động bất hợp pháp tiếp theo.  “Chính phủ Liên bang Đức sẽ không tha thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức”, Bộ Ngoại Đức viết. Cảnh sát Đức cũng đã liên lạc trực tiếp với bà Nhàn và cảnh báo về tình trạng nguy hiểm của bà.

Nhật báo TAZ của Đức ra hôm nay 7-8-2023 có đăng một bài viết dài chiếm cả trang 3, trang dành cho chủ đề thời sự đặc biệt, tường thuật về vụ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ẩn trốn tại Đức và ngay trang đầu tờ báo, với hình TBT Nguyễn Phú Trọng in lớn chiếm nửa trong báo, trên đó in hàng tít “Lời chào thân ái từ Berlin” (ám chỉ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi năm 2017) để giới thiệu bài báo ở trang 3: “Bài báo độc quyền của tờ TAZ: Cơ quan mật vụ Việt Nam dường như đang truy lùng tại Đức một phụ nữ Việt có nhiều thế lực, người được cho là có liên quan đến các vụ đấu đá chính trị. Cơ quan an ninh Đức báo động – ký ức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm 2017 được đánh thức”.

 Sau đây là trích dịch những phần chính của bài báo.

Sáu năm trước, mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một quan chức phản nghịch ở Berlin. Nhưng giờ đây vụ bắt cóc có thể lặp lại. Vì lại một lần nữa, một người đang bị Hà Nội truy lùng đã sang Đức ẩn náu, lần này là một phụ nữ: Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Phụ nữ này cũng đang phải đối mặt với số phận tương tự.

Phụ nữ 54 tuổi này đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam: Bà đem đến đất nước thứ hàng hóa mà quốc gia Đông Nam Á này đáng lẽ ra không được phép mua, chủ yếu là vũ khí. Bà là nữ thương gia ngoại thương, ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, bà còn nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật và một chút tiếng Trung. Bà là Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC, một công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài, nhưng cũng hoạt động trong các dự án xây dựng trong nước.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng có tiếng tăm trên quốc tế. Một học viện Nga đã trao cho bà hai bằng tiến sĩ danh dự.  Năm 2018, bà cũng vinh dự được chính phủ Nhật trao tặng Huân chương Mặt trời mọc, một trong những huân chương cao quý nhất của Nhật. Bà cũng được cho là có quan hệ tuyệt vời với Israel.

Kế toán trưởng của AIC, Đỗ Văn Sơn, bị dẫn độ về Việt Nam từ nơi ông ẩn trốn

Nhưng, vào tháng 5 năm 2022, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một số nhân viên của công ty AIC và các chính trị gia y tế địa phương bị lệnh bắt tạm giam với cáo buộc gian lận và tham nhũng trong đấu thầu xây dựng bệnh viện. Bà Nhàn và 7 nhân viên của bà dường như đã được thông báo trước và đã trốn ra nước ngoài.  Kế toán trưởng của AIC, Đỗ Văn Sơn, đã bị dẫn độ về Việt Nam từ nơi ông ẩn trốn, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, vào tháng 6 năm 2023.  Cơ sở cho việc dẫn độ là một thông báo truy nã từ chính phủ Việt Nam thông qua Interpol, một “truy nã báo đỏ”, như Đại sứ quán Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã xác nhận với tờ báo TAZ của Đức.  Hiện người đàn ông này đang bị giam giữ tại Việt Nam.

Một nhân viên khác trốn thoát sang Mỹ (Nguyễn Đăng Thuyết, giám đốc công ty Thành An Hà Nội) được biết là Việt Nam đã tìm cách dẫn độ về nước, nhưng không thành công. Số phận của 5 người trốn thoát còn lại thì hiện không được biết.  Tuy nhiên, những người này đã bị tòa án Việt Nam kết án vắng mặt với án tù dài hạn vào tháng Giêng năm nay. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, sếp AIC, bị kết án nặng nhất với 30 năm tù vì gian lận và tham nhũng trong thủ tục đấu thầu. Bà còn bị khởi tố ít nhất trong một vụ án khác.  Tài sản không nhỏ của bà, trong đó có một biệt thự bên hồ ở Hà Nội, đã bị tịch thu.

Từ tháng 5/2022, Việt Nam nỗ lực truy tìm Nguyễn Thị Thanh Nhàn với áp lực cao. Báo chí gần đây cho rằng bà Nhàn đang trốn tránh trách nhiệm cá nhân bằng cách bỏ trốn – “do đó phải xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung”. Với những phát biểu tương tự hồi năm 2016 và 2017, Trịnh Xuân Thanh, người bị truy nã và sau đó bị bắt cóc, đã bị đặt ngoài vòng pháp luật (tức là bị đặt trong tình trạng hoàn toàn không có quyền và sự bảo vệ của luật pháp). Trong cả hai trường hợp, chính quyền Việt Nam đã biết từ lâu rằng những người họ truy nã là đã trốn sang nước ngoài.

Mặt khác, các phương tiện truyền thông Israel cho rằng đằng sau lệnh bắt giữ bà Nhàn có cuộc tranh giành quyền lực giữa lãnh đạo đảng và thủ tướng về việc mua vũ khí. Israel đã phát triển thành một nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Việt Nam, và Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người môi giới các thương vụ quan trọng tại đây. Đó là gồm các phương tiện bay không người lái (drone), hệ thống phòng không, xe tăng hoặc tên lửa. Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Bộ Công an đầy quyền lực Tô Lâm muốn giao dịch mua vũ khí với các đối tác truyền thống là Nga, Trung Quốc … – cũng bởi vì người của phe ông kinh doanh tốt ở đó với tư cách là người môi giới và vì Nga là đối tác không thể thiếu để đào tạo Hải quân Việt Nam.


Bộ Ngoại giao Đức cảnh cáo Việt Nam: “Chính phủ Liên bang Đức sẽ không tha thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức

Theo thông tin của tờ TAZ, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã sang Đức được vài tháng nay và hiện đang sống tại một thành phố lớn tại đây. Trước đó, bà được cho là đã trốn sang Nhật Bản rồi đến London, nơi con gái bà được cho là đang sống. Mật vụ Việt Nam cũng được cho là biết về việc bà đang ở Đức. Đại sứ quán Việt Nam tại Đức không trả lời các câu hỏi của tờ TAZ về việc này. Riêng bà Nhàn thì tờ TAZ không liên lạc được.

Nhà chức trách Đức nhận thức rõ về tình huống nguy hiểm của phụ nữ 54 tuổi này. Cụ thể, cả Bộ Ngoại giao và cơ quan an ninh đều không muốn bình luận về vụ việc, vì trên nguyên tắc, dữ liệu cá nhân không được phép đưa ra ngoài. Tuy nhiên, theo thông tin của tờ TAZ, một số cơ quan đang bận rộn với vụ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, họ nhận thấy mối đe dọa thực sự. Việt Nam đã gửi cho Đức đơn yêu cầu dẫn độ bà Nhàn – nhưng Sở Tư pháp Liên bang Đức đã bác đơn này. Giới chức chính phủ Đức cho biết, kể từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017, tất cả việc dẫn độ về Việt Nam, trên nguyên tắc nói chung, đều bị từ chối. Và Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh cáo Việt Nam về các hành động bất hợp pháp tiếp theo. “Chính phủ Liên bang Đức sẽ không tha thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức“, Bộ Ngoại Đức viết.

Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng Việt Nam sẽ dám làm thêm một vụ bắt cóc nữa – mặc dù bị thảm họa ngoại giao sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Cường độ của việc truy tìm kiếm người phụ nữ, mà hiện đang là phụ nữ Việt Nam bị truy nã gắt gao nhất, đã cho thấy điều nêu trên. Hơn nữa, thực tế là sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cơ quan mật vụ Việt Nam đã bắt cóc hai công dân Việt Nam khác từ Thái Lan. Năm 2019 là nhà báo Trương Duy Nhất, và năm nay là blogger Đường Văn Thái. Cả hai hiện đang bị cầm tù tại Việt Nam.

Lần này cơ quan an ninh Đức đã được cảnh báo – khác với năm 2017 trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Hồi đó, hầu như không ai có thể tưởng tượng được rằng mật vụ Việt Nam bắt cóc một người từ Đức. Ngay cả khi nữ luật sư của Trịnh Xuân Thanh báo tin với cảnh sát Berlin về việc thân chủ của bà mất tích, bà có yêu cầu xem xét rằng có thể cơ quan mật vụ Việt Nam đã bắt cóc ông ta, nhưng cảnh sát được cho là đã bác bỏ khả năng đó.

Lần này thì khác: Theo thông tin của tờ TAZ, cảnh sát Đức đã liên lạc trực tiếp với Nguyễn Thị Thanh Nhàn và cảnh báo về tình trạng nguy hiểm rằng cơ quan mật vụ Việt Nam đang truy tìm bà. Liệu điều đó có hữu ích gì cho bà Nhàn hay không, trong những tuần tới sẽ cho thấy.

______________

Nguồn:   TAZ (báo trên mạng): https://taz.de/Drohende-Entfuehrung-vietnamesischer-Frau/!5952435/


Mưa lũ liên tiếp ở ba tỉnh miền núi phía Bắc khiến 7 người tử vong

Lê Thiệt /SGN
6 tháng 8, 2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/03-mua-lu-1.jpeg

Nhà cửa, tài sản của nhân dân các xã Mường Cang, Khoen On, Mường Kim, Tà Hừa, Tà Mung (tỉnh Lai Châu) bị thiệt hại do mưa lũ. Ảnh: VietnamNet 

Trong mấy ngày qua, ba tỉnh miền núi phía Bắc gồm Lai Châu, Yên Bái, Sơn La bị mưa lũ liên tiếp, khiến 7 người tử vong, và thiệt hại lớn về tài sản.

Tại Lai Châu, có 4 người thiệt mạng vì đất sạt vào nhà, trong số đó có một em bé mới 4 tuổi. Ngoài ra còn có 3 người bị thương do sạt lở đất và lũ cuốn.

Tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, mưa lũ làm 2 em bé 2 tuổi và chưa đầy 1 tuổi tử vong, do đá lở, lăn vào nhà. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ 38 triệu đồng cho gia đình để lo mai táng.

Về tài sản, 31 nhà tại huyện Mù Cang Chải bị hư do nước lũ và sạt lở đất. Riêng tại xã Hồ Bốn, mưa lũ làm gãy 1 cột điện 35KV,và làm hư hại nhiều tài sản trong Trường Tiểu học, THCS và Trạm Y tế xã. Trên tuyến Quốc lộ 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải có hơn 100 điểm sạt taluy dương.

Theo cơ quan chức năng địa phương, lượng mưa đo được ngày 5/8 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, đặc biệt tại xã Khao Mang, Mồ Dề, Lao Chải từ trên 100 – 300mm.

Tại tỉnh Sơn La, từ ngày 4 đến 6/8 mưa lũ cũng làm 1 người chết.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/03-mua-lu-3.jpeg

Hàng chục gia đình bị ảnh hưởng bởi mưa lũ và sạt lở đất tại Sơn La. Ảnh: VietnamNet 

Về tài sản, 8 nhà bị sập đổ hoàn toàn; 28 nhà bị sạt lở, phải di dời khẩn cấp tại H.Mường La; 7 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở, sụt lún ở huyện Quỳnh Nhai và huyện Sông Mã.

Ngoài ra, các công trình giao thông tại tỉnh này cũng bị ảnh hưởng như đoạn tuyến QL279D từ Mường La đến Lai Châu tắc hoàn toàn do nhiều điểm sạt lở.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/03-mua-lu-6.jpg

Sạt lở tại Km421 Quốc lộ 6 tại Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Ảnh: VietnamNet 

Ngoài các tỉnh trên, tại tỉnh Hòa Bình xảy ra 3 điểm sạt lở giao thông, đất đá; tại tỉnh Điện Biên, 12 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; 4,15 ha lúa, cây trồng bị thiệt hại; 2.800 m3 đất, đá sạt lở xuống đường. Rất may là không có thiệt hại về người.


Cãi nhau về nguyên nhân ngập cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

Ông Tư Sài Gòn /SGN
6 tháng 8, 2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/02-cao-toc-1.jpg

Khu vực ngập trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây – Ảnh: Dân Trí 

Mấy ngày qua, bà con làng trên xóm dưới cứ bàn về cái chỗ trũng ở cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây mãi. Họ nói mới đầu đi Mũi Né (Phan Thiết) đã lắm, chỉ chừng hơn 2 tiếng đồng hồ là tới thôi. Giờ thì “thua toàn tập” sau khi có đoạn bị ngập, rồi ngổn ngang công trường.

Theo báo Dân Trí, hiện trên tuyến cao tốc này có 3 vị trí đi qua núi đá có nguy cơ sạt lở lớn đoạn qua địa phận huyện Hàm Tân (Bình Thuận), Ban quản lý dự án Thăng Long khuyến cáo người dân khi đi qua những đoạn này phải cẩn thận. Họ cũng cho biết hiện nay đã xác định được nguyên nhân gây ngập đoạn cao tốc đoạn km25+300 – km25+400.

Theo ông Đinh Công Minh, Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây), cho biết bước đầu đơn vị đã xác định sự việc “thất thủ” cao tốc là do nước sông dâng cao kết hợp với vũ lượng quá lớn khiến nước thoát không kịp.

Ông Minh kết luận rằng, đơn vị tư vấn thiết kế có thiếu sót trong việc tính toán số liệu thủy văn ban đầu. Đặc biệt là mực nước dâng của sông Phan.

Nếu đúng thế thì đây là sai lầm lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, vì có khả năng cao tốc này sẽ bị ngập tiếp trong tương lai.

Mà lỗi này được công nhận, cũng có nghĩa là bên tư vấn thiết kế phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân vụ ngập cao tốc vừa qua, đồng thời phải sửa chữa lại hệ thống thoát nước ở khu vực này cho phù hợp.

Việc này tốn vài chục tỷ như chơi!

Thê nên Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng 533, đơn vị tư vấn thiết kế dự án không “ngu gì mà nhận lỗi”! Họ nhờ Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Bình Thuận giải trình.

Sở GTVT này khẳng định mạnh mẽ rằng đơn vị tư vấn thiết kế không làm sai, họ “thiết kế dự án đúng theo các quy định và được thẩm tra kỹ”. Họ cho rằng lỗi là do “con” sông Phan, khi bất ngờ đổ nước về vị trí ngập quá lớn, khi họng cốngdù có nhỏ chút xíu nhưng đúng quy định thì thôi.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/02-cao-toc-2.jpg

Đại diện Công ty cổ phần tư vấn xây dựng 533 tại buổi họp khẳng định họ thiết kế đúng theo các quy định và được thẩm tra kỹ rồi, chuyện ngập lụt là chuyện của ông Trời, không liên quan đến họ – Ảnh: Dân Trí 

Có người thắc mắc tại sao một đơn vị nhà nước như Sở GTVT tỉnh Bình Thuận lại “làm thuê” cho một công ty tư nhân, cãi bằng được với một đơn vị nhà nước khác? Chẳng lẽ một công ty tư vấn thiết kế lại không có một kiến trúc sư hay kỹ sư cầu đường nào đủ “trình độ” cãi nhau với Ban quản lý hay sao?

Cũng có thể, vụ thiết kế cao tốc này họ nhận rồi giao cho lại cho Sở GTVT tỉnh Bình Thuận làm “tư vấn” không chừng?

Thôi chuyện đó bàn sau. Trong buổi họp, đại diện Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng 533 nêu lý do nước ào ào đổ về gây ngập cao tốc là hôm đó mưa lớn quá. Họ lý giải rằng “mưa lớn, mưa sâu, mưa lại lâu” thì nhiều nước là chuyện đương nhiên. Mà nước thì chỉ chảy về chỗ trũng thôi. Đúng lúc đó, nó thấy đoạn cao tốc này có một chỗ rất trũng, có chỗ trũng tới 1 mét, nên cùng nhau về đó thôi lập “hội trùng dương”.

Do “nước chảy chỗ trũng” là quy luật tự nhiên, nên không thể đổ trách nhiệm cho cho nước, hay cho ai được.

Cuối cùng, bên công ty 533 đổ cho thời tiết, đổ cho cơn bão số 2 (dù đã tan lâu rồi), rồi đổ cho cơn mưa như trút nước. họ còn thốt lên: “Trời ơi! Mưa như thế thì không ngập mới lạ!”

Bên ban quản lý nghe thế cũng phải kêu trời: “Trời ơi! Mấy ông nói thế mà nghe được!”

Thế là chẳng ai chịu nghe ai, cãi nhau ỏm tỏi, khiến ông Trời đang ngủ mà phải thức dậy lên tiếng:

“Thôi tụi bay nói thế thì tao chịu trách nhiệm. Thôi cứ lấy tiền ngân sách ra mà sửa, chứ đừng họp hành rồi ‘sủa’ lung tung rồi réo tên tao, có ngày tao ‘oánh’ một phát là đen như lão Bao Công luôn”.

“Tiền của nhà nước, cứ xem như giấy nhật trình, xài thoải mái!”

Thế là cả bọn “dạ dạ…” rồi ra về, nhưng không về thẳng nhà, mà kéo vào quán nhậu dưới cao tốc ăn mừng vì đã tìm ra nguyên nhân gây ngập.

Giấc mơ ban ngày của tui vậy đó, kể nghe chơi thôi!


Tây Nguyên: Quan chức chiếm rừng của dân như thế nào?

An Vui /SGN
6 tháng 8, 2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/6.8.23_Anh-4.jpg

Những cánh rừng thông phòng hộ dọc quốc lộ 28 (Đăk Glong, Đăk Nông) ngày càng bị xâm hại để trồng cà phê, hồ tiêu – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Theo số liệu công bố tại hội thảo do Bộ Nông nghiệp tổ chức ngày 3 Tháng Sáu 2022 tại Lâm Đồng, trong vòng 15 năm (2005 – 2020) diện tích rừng tự nhiên tại các tỉnh Tây Nguyên đã giảm từ 2.83 triệu ha xuống còn 2.18 triệu ha, tức đã mất tới 650,000ha rừng!

Rừng ở năm tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng) mất là do đâu?

Một phần do dân tự chiếm: thống kê hồi năm 2020 của Ban Kinh tế trung ương cho biết có 150,000 người ở các tỉnh Tây Nguyên phá 350,000 ha đất rừng làm nông nghiệp hoặc trồng các cây công nghiệp.

Một phần do lâm tặc (chữ dùng của truyền thông trong nước, ngụ ý bọn cướp rừng) phá. Mà lâm tặc thời nay không chỉ có dân đen mà còn có cả cán bộ, công ty và mục đích phá rừng đầu tiên là lấy gỗ, sau đó chiếm đất rừng đem bán!

Cuối cùng, phần lớn diện tích rừng bị mất là do cán bộ đương chức sau khi chiếm đất rừng thì ở lỳ không trả.

Tuổi Trẻ ngày 6 Tháng Tám cho biết có nhiều quan chức ở hai tỉnh Đăk Nông, Đăk Lăk chiếm đất rừng ở lỳ không trả. Thậm chí có trường hợp quan chức đã bị kỷ luật nhiều năm nhưng vẫn chưa chịu nhả đất rừng.

Trong số này, có ông Nguyễn Thanh Sơn, cựu ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy Đắk Nông, người chiếm rừng tới gần 100ha đất trái quy định ở hai huyện Đăk Glong và Đăk Song (Đăk Nông).

Tại Đăk Song, lúc đương chức ông Sơn đã gian dối để được cấp 41.5ha đất theo chính sách 135 (chính sách cấp đất để xóa đói giảm nghèo) sai đối tượng, trái quy định.

Còn tại Đăk Glong, ông Sơn và em trai là Nguyễn Thanh Phong cũng được giao đất, giao rừng theo chính sách 135 với tổng diện tích 54.6ha trái quy định, sai đối tượng.

Việc “vun vén cho gia đình” của ông Sơn đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, buộc khắc phục nhiều năm nay nhưng ông này vẫn không thực hiện!

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/6.8.23_Anh-5-640x360.jpg

Rừng thuộc lâm phần quản lý của công ty lâm nghiệp Krông Bông (Đăk Lăk) bị tàn phá để lấy đất trồng cây – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Ông Trần Nam Thuần, chủ tịch Ủy ban huyện Đăk Glong, cho biết đã ban hành quyết định thu hồi hơn 54ha đất của hai gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Thanh Phong ngày 26 Tháng Mười Một 2021.

Nhà cầm quyền địa phương đã năm lần mời hai gia đình ông Sơn và ông Phong lên làm việc để yêu cầu di dời tài sản ra khỏi khu đất nói trên nhưng hai ông không hợp tác.

Với người dân thì nhà cầm quyền cưỡng chế rất nhanh, còn hai ông này, dù không còn đương chức, vẫn được nhà cầm quyền nể nang.

Tại Đăk Lăk, số cán bộ chiếm dụng rừng bất hợp pháp còn nhiều hơn, lên đến hàng chục gia đình, với tổng cộng 874.9ha, cũng với chiêu thức đưa gia đình mình vào diện “người nghèo” để thụ hưởng chính sách 135… mà mãi hơn 10 năm nay chưa thu hồi hết được!

Số quan chức bao gồm gia đình vợ ông Phạm Minh Sơn, cựu chủ tịch huyện Krông Năng, chiếm dụng hơn 143ha; ông Trương Công Đản, cựu phó ban Ban Tuyên giáo huyện ủy Krông Năng, chiếm dụng hơn 62ha; gia đình vợ ông Nguyễn Kim Liên, cựu chủ tịch ủy ban xã Cư Klông) chiếm dụng 80.6ha; xã viên hợp tác xã Hợp Tiến, chiếm dụng hơn 525ha; gia đình ông Nguyễn Minh Trình và Nguyễn Đình Chương, cựu cán bộ Chi cục Thuế huyện Krông Năng, chiếm dụng hơn 63.5ha.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/6.8.23_Anh-6-640x360.jpg

Hơn 3,000ha rừng bị phá tại công ty lâm nghiệp Đắk N’Tao (Đăk Nông) – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Trần Minh Châu, phó chủ tịch Ủy ban huyện Krông Năng, thừa nhận việc thu hồi diện tích đất cấp sai cho gia đình cán bộ, lãnh đạo gặp nhiều khó khăn. Đến nay, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn mới thanh lý hợp đồng, thu hồi được 655.1ha rừng giao sai đối tượng.

Hiện còn 219.8ha (trong đó có các gia đình vợ ông Phạm Minh Sơn, vợ ông Nguyễn Kim Liên, ông Nguyễn Minh Trình)… vẫn chưa thu hồi được!

Bình luận dưới bài viết, bạn đọc Minh Khanh thắc mắc: “Quan chức mà còn vậy thì sao nói dân được. Hành vi này đâu phải là lấn chiếm nữa mà là tham ô. Sao không bị khởi tố nhỉ? Tại sao chúng ta lại mất cả chục năm để xử lý trong khi sự việc nó rành rành vậy?”.

Không xử lý được vì cán bộ khó xử cán bộ chớ sao!

Thế nên, bạn đọc LeQuang mới ngậm ngùi: “Hỏi sao giờ đây cao nguyên đồi núi sạt lở ngập lụt! Tàn phá môi trường kinh khủng. Coi thường pháp luật và không ai có ý thức”.


XEM THÊM:

CSVN: Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng

Monday, August 7th, 2023

Ls. Lê Văn Hòa – 04/8/2023

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/08/1-14-324x235-1-700x480.jpg

LGT: Nhân sự kiện tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án, để giúp bạn đọc theo dõi vụ án, chúng tôi xin được đăng lại bài viết của LS Lê Văn Hòa, viết về vụ án nay hơn hai năm trước.

(more…)

Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng (Tài liệu)

Monday, August 7th, 2023

By thoisu 02 , August 7, 2023 0 Comments

Bấm vào dưới đây để xem

https://drive.google.com/file/d/1HMXhzPK7dAvWLaquYA7iwtM6G5QwCLTM/view?usp=sharing

Chính sách đối với đồng bào thiểu số của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa 1955 – 1975

Saturday, August 5th, 2023

Nguyễn Văn Nghiêm

(Bài Thuyết Trình của tác giả trước Đai Hội Người CHĂM tại ORANGE COUNTY, CALIFORNIA,HOA KỲ)

01/1/2020

south_vietnam_ethnic_1972

Ảnh: Thư viện Đại học Texas

(more…)

Bốn cô gái Blackpink dạy cho “tứ trụ Việt Nam” bài học gì?

Friday, August 4th, 2023

Tùng Phong /SGN
03/8/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/hh.jpg

Nhóm Blackpink trong buổi diễn trên sân khấu Mỹ Đình, Hà Nội ngày 29 Tháng Bảy 2023 (ảnh: Hà Thu, VNE) 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 04/8/2023: *Quan hệ Mỹ-Việt sâu sắc hơn? *Dân Thủ Thiêm và lời hứa cuội *An Giang bắt tín đồ PGHH *CSVN: giải quyết Biển Đông bằng hòa bình? * Mỹ nên ưu đãi thuế xe hơi điện cho VN? *Nickie Tran – Life is beautiful 

Friday, August 4th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Việt Nam và Hoa Kỳ ‘nhất trí tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ’ 

03/8/2023 

VOA Tiếng Việt 

Ngoại trưởng Blinken trong một cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính ở Hà Nội.

Ngoại trưởng Blinken trong một cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính ở Hà Nội. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng hôm 3/8 cho biết như vậy về quan hệ Việt – Mỹ nhân kỷ niệm 10 năm xác lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

(more…)

Triển vọng nâng cấp quan hệ Việt Mỹ: vẫn chưa rõ ràng?

Wednesday, August 2nd, 2023

RFA – 01/8/2023

Triển vọng nâng cấp quan hệ Việt Mỹ: vẫn chưa rõ ràng?

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thăm Việt Nam giữa tháng 4, 2023 (ảnh minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

(more…)

Ls. Lê Quốc Quân – ‘Chuyến bay giải cứu’: Công lý và những câu hỏi còn lại

Wednesday, August 2nd, 2023

02/8/2023

Quang cảnh vụ xét xử "chuyến bay giải cứu." (Hình: Trích xuất từ vietnamplus.vn)

Quang cảnh vụ xét xử “chuyến bay giải cứu.” (Hình: Trích xuất từ vietnamplus.vn) 

Bao nhiêu người sẽ đặt câu hỏi: Xét xử môt đại án lớn đến như vậy, hàng trăm ngàn nạn nhân bị “trấn lột” giữa cơn quẫn bách nhưng giờ này họ đang ở đâu?

(more…)

VNCS: Luật sư nói về các vụ tranh chấp đất đai âm ỉ ở Tây Nguyên

Friday, July 28th, 2023

BBC News

28/7/2023

Trẻ em dân tộc thiểu số Ba Na

Nguồn hình ảnh, Getty Images Chụp lại hình ảnh, 

Trẻ em dân tộc thiểu số Ba Na ở tỉnh Kon Tum lên đường lấy gỗ – hình minh họa

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 26 tháng 7 năm 2023

Wednesday, July 26th, 2023

Quê Hương tổng hợp


RSF lên án việc ông Đường Văn Thái bị buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ 

26/07/2023 

Trang Facebook của nhà báo độc lập Đường Văn Thái.

Trang Facebook của nhà báo độc lập Đường Văn Thái. 

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp ngày 25/7 lên án việc Hà Nội buộc tội Đường Văn Thái “tuyên truyền chống nhà nước” là vô lý và kêu gọi phóng thích ông ngay lập tức.

(more…)