Chuyện Việt Nam Thứ Tư 27/9/2023: *HRW: trả tự do cho Hoàng Thị Minh Hồng *Bộ phim VTV về người H’mong gây kỳ thị *Cán bộ Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại TQ – Ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh? *Bamboo Airways gặp khó khăn tài chính *Cổ phiếu VinFast mất giá hơn 80% sau 1 tháng

Wednesday, September 27th, 2023

Quê Hương tổng hợp


HRW kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng

Thanh Phương /RFI

27/9/2023

Tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch hôm nay, 27/09/2023, ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ các cáo buộc đối với nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, đồng thời trả tự do cho bà ngay lập tức và vô điều kiện. Ngày mai, Hoàng Thị Minh Hồng sẽ bị đem ra xét xử tại TP Hồ Chí Minh. 

Ảnh minh họa : Logo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch.

Ảnh minh họa : Logo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch. © Human Rights Watch 

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng đã bị công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ ngày 30/05 về tội “trốn thuế” và bà có thể lãnh án tù lên tới 7 năm. Trước khi bị bắt, vào tháng 10/2022, Hoàng Thị Minh Hồng đã bất ngờ đóng cửa tổ chức CHANGE VN mà không đưa ra lời giải thích nào. Đây là một tổ chức phi chính phủ do bà sáng lập vào năm 2013, chuyên về các vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm, động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam. 

Trong thông cáo, Human Rights Watch nhắc lại là trong hai năm qua, chính phủ Việt Nam đã bắt giữ nhiều nhà hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực môi trường như Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương vào năm 2021, Ngụy Thị Khanh và Hoàng Ngọc Giao vào năm 2022. Tất cả đều bị bắt và bị xử với tội danh “trốn thuế”. Nhờ áp lực của quốc tế mà Mai Phan Lợi và Ngụy Thị Khanh đã được trả tự do trước thời hạn.

Human Rights Watch lưu ý là các vụ đàn áp nói trên diễn ra vào lúc chính phủ Hà Nội đang nỗ lực thực hiện cam kết về giảm phát thải khí carbon thông qua chương trình “Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng” (JETP), với tài trợ từ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Canada, Liên Hiệp Châu Âu và một số nước thành viên lớn của khối này. 

Tổ chức nhân quyền của Mỹ còn nhấn mạnh là chỉ vài ngày sau khi tổng thống Joe Biden kết thúc chuyến viếng thăm lịch sử ở Việt Nam, hôm 15/09, chính quyền Hà Nội đã bắt giữ thêm một nhà hoạt động môi trường hàng đầu, đó là bà Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc điều hành tổ chức mang tên Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam (VIET). Đây là tổ chức làm việc cùng với Liên Hiệp Quốc và các nhà tài trợ để cố vấn cho việc thực hiện chương trình JETP.


Bộ phim của VTV tuyên truyền về người H’mong gây kỳ thị người thiểu số

Trường Sơn

26/9/2023

Bộ phim của VTV tuyên truyền về người H’mong gây kỳ thị người thiểu số

Phụ nữ H’mong chơi với trẻ nhỏ ở chợ phiên ở Lào Cai hôm 5/4/2015 (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Những người đàn ông H’mong nói giọng Kinh chưa sõi, say rượu, đánh vợ, cố níu kéo phong tục đám ma dài ngày, tốn kém, trong khi những người phụ nữ H’mong với đàn con nheo nhóc trông có vẻ khổ sở và cam chịu là những hình ảnh được Đài Truyền hình Việt Nam đưa lên trong bộ phim truyền hình nhiều tập có tên Cuộc Chiến Không Giới Tuyến đang được chiếu hàng tuần trên hệ thống truyền hình quốc gia. Tuy nhiên, những gì được truyền hình Nhà nước trình chiếu về một nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã vấp phải những  phản ứng gay gắt từ những người H’mong vốn không lạ gì về chính sách tuyên truyền của Đảng và Chính phủ về cái mà họ gọi là các ‘hủ tục’ của người dân tộc.

Xúc phạm người H’mong

“Dân tộc chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm, chả nhẽ 54 dân tộc Việt Nam này chỉ mỗi người H’mong lạc hậu thôi sao? Tuy nhiều nơi còn lạc hậu thật nhưng cũng không đến nỗi vậy, nhiều câu nói toàn bịa đặt.”

Đây là một trong rất nhiều bình luận xuất hiện trên trang Facebook VTV Giải trí của Đài Truyền hình Việt Nam, sau khi kênh này cho đăng tải một video trích đoạn của bộ phim Cuộc Chiến Không Giới Tuyến.

Hàng trăm người H’mong khác cũng đã để lại rất nhiều bình luận bày tỏ sự giận giữ của họ ở phần bình luận dưới đoạn phim.

vtvcuocchienkogioituyen.jpeg

Những bình luận phê phán bộ phim dưới đoạn phim Cuộc Chiến Không Giới Tuyến của VTV 

Trích đoạn trên nói về nỗ lực của các bán bộ bộ đội biên phòng người Kinh trong việc xoá bỏ phong tục ma chay của người H’mong. Còn người H’mong xuất hiện trong trích đoạn này thì được phác hoạ dưới hình ảnh ngây ngô, thiếu hiểu biết, say xỉn và bảo thủ, muốn tổ chức đám tang kéo dài bảy ngày, giết trâu, bò lợn để mời cả bản gây tốn kém, trước khi chôn người quá cố.

Hầu hết các bình luận đến từ người H’mong đều cho rằng bộ phim đã tuyên truyền sai sự thật về đời sống văn hoá của họ. Thậm chí cáo buộc đài Nhà nước xúc phạm đời sống tâm linh, văn hoá của người H’mong.

Trao đổi với Đài Á châu Tự do, mục sư Sùng Sẹo Hoà, một người H’mong xuất thân từ tỉnh Lào Cai hiện đang tị nạn tại Thái Lan, cho biết quan điểm của ông:

“Chắc là chính sách của họ có ý định để bắt người H’mong mang ơn họ, họ nói là chính quyền hay Nhà nước làm tốt để tuyên truyền, để tạo điều kiện, để dạy dỗ cho người H’mong để thay đổi cuộc sống văn minh nọ kia.

Nhưng sự thật là người H’mong đã tự cảm nhận được điều đó, và đã tự thay đổi, tự suy nghĩ, và tự chỉnh sửa rồi.”

Người H’mong đã tự thay đổi

Theo mục sư Sùng Seo Hoà thì trong việc thay đổi những tập tục không còn được coi là phù hợp nữa, mà cụ thể ở đây là tục ma chay, thì bản thân người H’mong đã nhận ra vấn đề và chủ động thay đổi nếp sống của họ, chứ không cần phải cậy nhờ đến sự giáo dục của Nhà nước.

Trên thực tế, cộng đồng người H’mong từ lâu đã hình thành xu hướng từ bỏ những tập tục bị cho là lạc hậu, trong đó có tục ma chay – vốn yêu cầu việc để xác chết ở nhà trong bảy ngày trước khi đem chôn. Một trong những người cổ vũ việc cải cách tích cực nhất là ông Dương Văn Mình.

Ông này được biết đến là người sáng lập ra đạo Dương Văn Mình, một tín ngưỡng địa phương của người H’mong ở Cao Bằng, Thái Nguyên, và Tuyên Quang. Đạo này chủ trương bãi bỏ tập tục ma chay cũ để hướng tới việc tổ chức đám tang một cách đơn giản, và phù hợp với điều kiện sống mới hơn.

Việc này tưởng như là đã đi đúng với chính sách tuyên truyền của Nhà nước. Thế nhưng chính quyền trung ương và chính quyền các tỉnh có tín đồ đạo Dương Văn Mình đã ra sức ngăn cấm đạo này. Bản thân ông Dương Văn Mình đã từng bị bắt đi tù, những người H’mong tin theo ông này bị đe doạ, sách nhiễu, và ép bỏ đạo. Những cơ sở tâm linh của họ bị đập bỏ.

Báo Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an cáo buộc: “Dương Văn Mình đã núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo tuyên truyền, tập hợp quần chúng; lôi kéo đồng bào dân tộc Mông, khuếch trương tên tuổi, âm mưu ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước của người Mông” do Dương Văn Mình làm “thủ lĩnh””.

Trao đổi với đài RFA từ nước Đức, ông Vũ Quốc Dụng, Chủ tịch tổ chức VETO!, chuyên theo dõi tình hình đàn áp đối với đạo Dương Văn Mình, cho biết quan điểm của ông về nghịch lý trên:

“Tôi biết rằng chính ông Dương Văn Mình khi còn sống cũng không hiểu được rằng tại sao ông bỏ ma theo lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước nhưng vẫn bị Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam cho là sai và xuyên tạc là ông chủ trương bỏ bàn thờ tổ tiên.

Tôi biết người H’mong xem trọng tình gia đình, dòng tộc, kể cả người theo đạo Dương Văn Mình. Tín đồ theo đạo Dương Văn Mình chỉ bỏ các bàn thờ ma vì họ sợ ma làm hại họ. Ma mà họ hiểu ở đây gồm các loại ma xấu chứ không phải là vong hồn của ông bà, cha mẹ mà họ thương yêu.

Bây giờ có một số cán bộ chính quyền nói rằng ông Dương Văn Mình chẳng đem lại cái gì mới mà chỉ nhái lại cái mà Nhà nước chủ trương. Vậy thì (họ) đã công nhận ông Dương Văn Mình làm đúng theo chủ trương của Nhà nước nhưng tại sao vẫn phải đàn áp tín đồ? Tôi không hiểu sự mâu thuẫn này!”

Tuyên truyền chia rẽ các sắc tộc

Chịu chung số phận với đạo Dương Văn Mình còn có những tín đồ của đạo Tin Lành. Người H’mong khi theo đạo Tin Lành thường sẽ từ bỏ những tập tục mà chính Nhà nước gọi là “hủ tục”, thế nhưng bản thân tôn giáo này cũng chịu sự áp bức rất lớn từ phía chính quyền. Trong đó có việc bỏ tù các chức sắc, trục xuất tín đồ khỏi địa phương, hay các hình thức bách hại khác.

Báo cáo tôn giáo 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ viết: “Trong năm 2022, điều kiện tự do tôn giáo ở Việt Nam xấu đi. Giới chức chính quyền gia tăng việc kiểm soát và đàn áp các nhóm tôn giáo, đặc biệt là các nhóm không đăng ký, các nhóm độc lập bao gồm những người H’mong và người Thượng theo Tin lành”.

Có sự gia tăng đáng kể về số vụ giới chức chính quyền địa phương bắt ép các tín đồ Thiên chúa giáo người H’mong phải công khai bỏ đạo, bao gồm cả những người theo các nhóm đạo được Nhà nước nhìn nhận. Những người từ chối bỏ đạo phải đối mặt với việc bị đe dọa, sách nhiễu, bị phạt nặng, tịch thu tài sản, không được cấp giấy khai sinh” – báo cáo viết.

Hệ luỵ của đường lối tuyên truyền của Nhà nước đối với người dân tộc thiểu số nói chung và người H’mong nói riêng, theo một người dân tộc Tày được đài Á châu Tự do phỏng vấn, là gây ra tình trạng người Kinh tự cho mình là thượng đẳng so với các sắc dân khác. Người này phát biểu dưới điều kiện ẩn danh:

“Tôi thấy rằng cái chính sách tuyên truyền một chiều và cho rằng người Kinh thượng đẳng hơn các dân tộc khác là rất sai lầm. Vì nó gây ra cho những người dân tộc thiểu số, trong đó có tôi, cảm nhận sâu sắc được rằng người Kinh người ta nhìn nhận chúng tôi rất là khác biệt, bởi vì họ thấy rằng người dân tộc thường gắn liền với sự kém hiểu biết, ngu dốt, lạc hậu, hoặc là thấp kém hơn họ.”

Người H’mong ở Việt Nam là một phần của tộc người H’mong tại Châu Á có lịch sử khoảng 4.000 năm. Ở Việt Nam, người H’mong chủ yếu sống tại các tỉnh phía Bắc. Theo một thống kê dân số của Chính phủ Việt nam vào năm 2019, hiện có khoảng hơn 1,3 triệu người H’mong sinh sống ở trong nước.


Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc

27/9/2023

VNTB – Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc

Phú Nhuận

(VNTB) – Trong 7 ngày học tập trung tại Phân hiệu Trường Đại học Bách khoa Hoa Nam, các học viên được nghiên cứu, trao đổi, giới thiệu các chuyên đề về … thực tế Đảng lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ tại Trung Quốc

Tin tức “Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc” khá sốc với những nhà báo từng là cựu binh tham gia cuộc chiến vệ quốc năm 1978 chống giặc Trung Quốc xâm lược.

“Nếu tui có quyền tui sẽ phạt báo đăng tin này. Một là có thể tin fake; hai, nếu có thiệt thì cũng không nên đăng. Và nếu bạn làm công tác tổ chức, có dám đề bạt những cán bộ nguồn này?

Tui ở chiến trường K những năm Trung Quốc bắt đầu xâm lược nước ta, số phận những quân nhân dính líu đến ông bạn vàng này ai cũng biết” – một nhà báo đã nghỉ hưu của tờ báo thuộc Thành ủy TP.HCM đã phản ứng như vậy trong cà phê sáng ở Sài Gòn hôm 26-9-2023.

Theo đó, tờ Hà Nội Mới, cơ quan của Thành ủy Hà Nội có bài báo như sau:

Chiều 25-9, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc”.

Tường thuật chi tiết đã đưa đến cảm giác Hà Nội giống như là một tỉnh lẻ trong bộ máy hành chính của Bắc Kinh. Theo bài báo kể trên, “lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam được tổ chức từ ngày 19-9 đến 26-9-2023. Tham gia lớp học có 20 học viên là cán bộ chủ chốt các sở, ban, ngành thành phố và các quận, huyện, thị được quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2025-2030.

Trong 7 ngày học tập trung tại Phân hiệu Trường Đại học Bách khoa Hoa Nam, các học viên được nghiên cứu, trao đổi, giới thiệu các chuyên đề về tình hình Quảng Châu, tình hình kinh tế vĩ mô của tỉnh Quảng Đông, thực tế Đảng lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ tại Trung Quốc, tình hình phát triển chất lượng cao Vùng Vịnh lớn Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, tình hình xây dựng Chính quyền số, luận giải tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới… Ngoài chương trình học lý thuyết, các học viên còn được đi tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực tế thông qua các chuyên đề giảng dạy thực địa.

Giảng viên, báo cáo viên lớp học là các chuyên gia, nhà khoa học của Đại học Bách khoa Hoa Nam, Trường Đảng Quảng Châu, Sở Ngoại vụ Quảng Châu có uy tín, trình độ chuyên môn cao.

Phát biểu tại lễ bế giảng, Tổng Thư ký Thành ủy Quảng Châu Biên Lập Minh khẳng định, lớp bồi dưỡng là hoạt động hợp tác thiết thực trong khuôn khổ Bản ghi nhớ tăng cường quan hệ hữu nghị giữa thành phố Hà Nội và thành phố Quảng Châu. Thành phố Quảng Châu với tư cách là cái nôi của cuộc cách mạng dân chủ Trung Quốc và là đội tiên phong trong cải cách và mở cửa của Trung Quốc, hết sức coi trọng cơ hội quý báu này để chia sẻ và trao đổi trực tiếp với thành phố Hà Nội thông qua lớp học lần này.

(…) Đồng chí Đinh Tiến Dũng đề nghị, sau khóa học này, các học viên sẽ tích cực vận dụng sáng tạo, hiệu quả những kiến thức thu được vào thực tiễn công tác, tiếp tục nỗ lực phấn đấu, rèn luyện hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin tưởng, quan tâm của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, sự hỗ trợ, ủng hộ của Thành ủy Quảng Châu.

Không chỉ vậy, với những hiểu biết và tình cảm hữu nghị từ hoạt động này, các đồng chí hãy bắt thêm những nhịp cầu hợp tác giữa hai địa phương và hai nước”.

…Từ thực tế trên đã góp phần giải thích vì sao có quá nhiều “cán bộ nguồn” của Việt Nam đã khiến “lò” của Tổng bí thư luôn dư dả củi…

____________

Tham khảo:

https://hanoimoi.vn/bi-thu-thanh-uy-dinh-tien-dung-du-le-be-giang-lop-boi-duong-can-bo-nguon-tai-quang-dong-trung-quoc-643059.html


Ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh?

27/9/2023

VNTB – Ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh?

Đông Đô

(VNTB) – Chuyện ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh không phải là cách nói mơ hồ nữa, mà đó là bài bản với những khóa huấn luyện ở cấp nhà nước giữa Việt Nam – Trung Quốc

Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội vừa xong một khóa đào tạo từ Quảng Châu, Trung Quốc về.

Chuyện ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh không phải là cách nói mơ hồ nữa, mà đó là bài bản với những khóa huấn luyện ở cấp nhà nước giữa hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc. Điều này không lạ, vì cây tre luôn mọc thành bụi. Ngoại giao cây tre cũng được hiểu từ hình ảnh ấy, vì nếu tre lẻ loi thì có lẽ sẽ không có sự vững chãi của nương tựa nữa.

Lâu nay không ít ý kiến chỉ trích về ảo tưởng ‘đồng minh ý thức hệ’ giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Sâu xa hơn, hệ lụy trực tiếp của ‘đồng minh ý thức hệ’ không chỉ là những lơ là trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, điều đáng lo ngại là Việt Nam đang lệ thuộc lớn vào đối thủ nguy hiểm nhất của mình về mô hình phát triển, thứ tạo nên nền tảng quyết định tương lai lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Những người Việt Nam quan tâm đến Trung Quốc, dù bị chi phối đến đâu bởi lòng tự tôn dân tộc, cũng không thể không nhận thấy những tương đồng căn bản giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cả cấu trúc và tổ chức hệ thống chính trị, xã hội lẫn đường lối và chính sách phát triển kinh tế hay nói rộng ra là mô hình phát triển đất nước trong giai đoạn vừa qua.

Sự kiện Việt Nam – Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, tính đến hiện tại thì với những gì đang diễn ra cho thấy vẫn còn nguyên vẹn đó về sự phụ thuộc ý thức hệ của Hà Nội với Bắc Kinh. Điều này chắc chắn còn nằm trong vấn đề cạnh tranh về địa chính trị mà Tập Cận Bình đang ra sức cho giấc mộng bá quyền.

Trung Quốc luôn tuyên bố, biên giới phía Đông của họ trải dài tới Thái Bình Dương, gồm: đảo Đài Loan được coi là “tỉnh ly khai”, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku theo cách gọi của Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden hoàn toàn bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc và khẳng định quyết tâm bảo đảm an ninh cho Nhật Bản và Philippines theo các hiệp ước đã ký, cũng như có nghĩa vụ lập pháp để bảo vệ Đài Loan trên cơ sở Đạo luật quan hệ với Đài Loan được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1979.

Vì vậy, vùng biển rộng lớn: Biển Hoa Đông và Biển Đông luôn có sự hiện diện của tàu chiến, máy bay của cả Mỹ và Trung Quốc “chạm trán” nhau và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều quyết tâm bảo vệ những gì mà họ xác định là lợi ích chiến lược trong khu vực. Trong khi Trung Quốc luôn chứng tỏ năng lực chiếm hữu và bảo vệ các vùng biển này trước các cuộc phản công có thể xảy ra của Nhật Bản, Đài Loan hay Mỹ, thì Hoa Kỳ luôn phủ nhận tính hợp pháp trong các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và đảm bảo với thế giới, nhất là các đồng minh rằng, Trung Quốc không thể thực hiện được các yêu sách phi lý đó, kể cả khi họ sử dụng biện pháp quân sự.

Việt Nam thì một mặt lên tiếng phản đối Trung Quốc về những hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo, lãnh hải của Việt Nam, song mặt khác thì lại tiếp tục gửi sang Trung Quốc những “cán bộ nguồn” – “cán bộ được quy hoạch” để Bắc Kinh huấn luyện. Điều này cho thấy có rất ít cơ hội trong thời gian tới về kỳ vọng “thoát Trung” của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì sao cán bộ của Việt Nam lại phải buộc học lớp quản lý theo đường lối của Tập Cận Bình như khóa vừa kết thúc, với tên gọi đầy đủ là “Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc”? (*)

Có ý kiến rằng các thành phần bảo thủ cực đoan trong Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng, nếu muốn giữ quyền lực thống trị độc tôn, cách duy nhất là phải học theo cách của Trung Quốc hiện nay. Muốn ổn định chính trị phải nắm giữ quyền lực chính trị, đè bẹp những ai chống đối hay khác chính kiến. Mặc những chính kiến đó có lợi cho quyền lợi quốc gia nhưng nguy hiểm và đe dọa đến quyền lợi cai trị.

Để làm tốt, làm bài bản những công việc giúp giữ quyền lực thống trị độc tôn thì cần có đội ngũ cán bộ được trang bị kiến thức và khả năng ứng xử tương ứng. Vậy thì chọn đưa “cán bộ nguồn” – “cán bộ quy hoạch” của Hà Nội sang để Bắc Kinh huấn luyện là giải pháp tối ưu.

___________

Tham khảo:

(*)Hà Nội Mới – Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng dự lễ bế giảng lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn tại Quảng Đông (Trung Quốc) – https://hanoimoi.vn/bi-thu-thanh-uy-dinh-tien-dung-du-le-be-giang-lop-boi-duong-can-bo-nguon-tai-quang-dong-trung-quoc-643059.html


Bamboo Airways gặp khó khăn về tài chính, chậm trả lương, 30 phi công nước ngoài nghỉ việc

26/9/2023

Bamboo Airways gặp khó khăn về tài chính, chậm trả lương, 30 phi công nước ngoài nghỉ việc

Máy bay của Bamboo Airways ở sân bay Nội Bài hôm 16/1/2019 (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Khoảng 30 phi công nước ngoài đã nghỉ việc tại hãng hàng không Bamboo Airways trong vòng hai tháng qua vào khi hãng máy bay tư nhân này đang có những khó khăn về tài chính và chậm trả lương cho nhân viên. Hãng tin Reuters dẫn hai nguồn tin giấu tên biết rõ về tin này cho biết.

Theo Reuters, số lượng phi công nước ngoài nghỉ việc từ Bamboo Airways chiếm khoảng 10% lượng phi công của hãng trong tháng sáu.

Theo nguồn tin của Reuters, một số phi công tự xin nghỉ việc, một số khác bị cho nghỉ việc.

Hãng Bamboom Airways trong một trả lời với Reuters cho biết hãng đang trong giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ liên quan đến hệ thống tuyến bay, đội máy bay và nhân lực.

“Bamboo Airways đã giảm một số lượng phi công gần đây để phục vụ mục đích này” – Bamboo Airways viết cho  Reuters. Tuy nhiên, hãng này bác bỏ thông tin rằng việc chậm trả lương đã khiến phi công phải nghỉ việc. Hãng cũng không cho biết bao nhiêu phi công đã nghỉ việc.

Reuters tiếp cận được những tin nhắn trong diễn đàn nội bộ của Bamboo và một tin nhắn vào ngày 21/8 từ đại diện công ty cho biết các phi công nước ngoài sẽ nhận được 35% lương tháng của họ vào ngày đó, đây là khoản lương mà các phi công đáng ra đã phải được nhận từ trước đó. Reuters cũng xem được một tin nhắn tương tự vào một tháng trước đó.

Các phi công sau đó đã nhận đủ lương tháng đó nhưng họ vẫn chưa nhận được lương tháng tám đáng nhẽ được trả vào ngày 15/9 , theo thông tin từ nguồn tin giấu tên của Reuters vào ngày 25/9.

Hãng Bamboo Airways được thành lập từ năm 2021 và có kế hoạch niêm yết ở thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên hãng này đã phải trải qua những thay đổi nhanh chóng ở hàng ngũ lãnh đạo sau khi Chủ tịch hãng là ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt giam vào tháng 3/2022 với cáo buộc “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Bamboo hiện phục vụ cả đường bay quốc tế và quốc nội và chiếm khoảng 17% thị phần ở Việt Nam, theo thông tin từ hãng.

Vào năm ngoái, Bamboo Airway báo lỗ hơn 17 ngàn tỷ đồng.


Cổ phiếu VinFast mất giá hơn 80% sau 1 tháng

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/vinfasfcherge.jpg

Cổ phiếu của VinFast lao dốc và thanh khoản sụt giảm còn 2 – 3 triệu đơn vị mỗi phiên. (Ảnh minh họa: Minh K Tran/Shutterstock) 

Từng giao dịch với mức giá cao nhất 93USD/cp, cổ phiếu VinFast Auto (VFS) đã liên tục lao dốc trong 1 tháng trở lại đây, bốc hơi gần 85% trị giá.

Tính tới 0h ngày 27/9 (giờ Việt Nam), cổ phiếu VFS tiếp tục giảm 5,4% so với phiên liền trước xuống mức 12,9 USD/cp. Với mức giá này, vốn hóa của VinFast Auto (VFS) chỉ còn hơn 32 tỷ USD, lùi về vị trí 16 thế giới, xếp sau hãng xe Hyundai của Hàn Quốc, Li Auto của Trung Quốc và sau hãng Maruti Suzuki India.

Thanh khoản giảm xuống vùng 2-3 triệu đơn vị/phiên, thay vì mức 10-20 triệu đơn vị/phiên những ngày sôi động hồi cuối tháng 8. Trong phiên 25/9, VinFast ghi nhận chỉ có 2,35 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Thanh khoản giảm sâu sau khi VinFast nộp đơn đăng ký chào bán 75 triệu cổ phiếu phổ thông hôm 21/9. Lô cổ phiếu này của các cổ đông nhà tài trợ của Black Spade, những người khác liên quan tới Black Spade và các cổ đông chủ chốt của VinFast gồm: CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG) và Asian Star Trading & Investment (Asian Star).

Số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán cao gấp 17 lần so với 4,5 triệu cổ phiếu VFS niêm yết (trong tổng cộng hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS đang lưu hành).

Trong đó, 2 công ty đầu tư riêng của ông Phạm Nhật Vượng là VIG và Asian Star sẽ đưa ra thị trường 46,29 triệu cổ phiếu VinFast, tương đương khoảng 2% lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Thời điểm này, các nhà đầu tư gần như chỉ quan sát và chờ đợi lô cổ phiếu phổ thông chính thức tung ra thị trường. Trên mạng xã hội Stocktwits, nhiều nhà đầu tư cho rằng giá cổ phiếu VFS sẽ nhanh chóng giảm sâu sau khi lô cổ phiếu trên giao dịch.

Bên cạnh việc huy động vốn ở nước ngoài, VinGroup cũng đang huy động tiền cho VinFast qua hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước.

Được biết, hai lô trái phiếu gần đây trị giá niêm yết 4000 tỷ đồng, lãi suất 14,5% và 15% nhưng cũng chỉ thu được kết quả khiêm tốn 736 tỷ đồng.

Trong lúc này, VinFast cũng đang chịu áp lực lớn về dòng tiền từ những khoản nợ nhà cung cấp trong khi số liệu bán hàng chưa có mấy dấu hiệu khả quan.

Hoàng Mai


Nhóm chuyên gia nhân quyền LHQ: Bắt giữ Hoàng Thị Minh Hồng có động cơ chính trị!

Tuesday, September 26th, 2023

RFA
26/9/2023

Nhóm chuyên gia nhân quyền LHQ: Bắt giữ Hoàng Thị Minh Hồng có động cơ chính trị!

Bà Hoàng Thị Minh Hồng phát biểu tại Hội nghị tại Zerokonferansen ở Oslo tháng 11 năm 2019 

Change.org 

(more…)

Tại sao đạo lý suy sụp (tại Việt Nam)? – Ngô Nhân Dụng 

Tuesday, September 26th, 2023

24/9/2023

Nhưng ngoài chuyện đói, Tiểu My còn nhìn thấy một nguyên nhân sâu xa hơn: Người Nhật có thể tự hào, vì “Tự Do, Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rõ đây là đất nước của mình… Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình. chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người… chúng tôi thiếu một thứ: Đó là Tự Do, Dân Chủ.”

Một chế độ chính trị dựa trên nền tảng gian trá, lọc lừa như thế, sau 70 năm đã sinh ra một xã hội đạo đức suy đồi. Chế độ đó còn tồn tại, thì không thể nào phục hồi đạo lý. Tiểu My đã chẩn bệnh rất đúng: “chúng tôi thiếu một thứ: Đó là Tự Do, Dân Chủ.”

Một chế độ chính trị dựa trên nền tảng gian trá, lọc lừa như thế, sau 70 năm đã sinh ra một xã hội đạo đức suy đồi. Chế độ đó còn tồn tại, thì không thể nào phục hồi đạo lý. Tiểu My đã chẩn bệnh rất đúng: “chúng tôi thiếu một thứ: Đó là Tự Do, Dân Chủ.” 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Ba 26/9/2023: * Thị trường chứng khoán ảm đạm *Giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước bị y án 8 năm tù *Luật Khoa 360: Hoàng Thị Minh Hồng bị kết án ‘trốn thuế’ *Brazil và Việt Nam muốn ký thương mại *Bòn bon Việt Nam có thuốc trừ sâu quá cao

Tuesday, September 26th, 2023

Quê Hương tổng hợp


VNCS: Thị trường chứng khoán ảm đạm kéo dài

26/9/2023

VNTB – Thị trường chứng khoán ảm đạm kéo dài

Hàn Lam

(VNTB) – Dường như không có lực đòn bẩy nào xuất hiện sau khi Việt Nam – Hoa Kỳ thông báo là nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện từ hôm 11-9-2023.

(more…)

Luận về “Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện (ĐTCLTD)” Mỹ-Việt – Lê Thành Nhân

Monday, September 25th, 2023

https://vietquoc.org/

24/09/2023

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Phía CSVN, có một đều cấm kỵ mà Mỹ không bao giờ được đụng vào là tự do dân chủ. Nói đến điều này tức đồng nghĩa với việc ngưng ĐTCLTD. Phía Mỹ, cơ hội không bao giờ đến lần thứ hai nay đã nhử được con rắn di chuyển trên lộ trình mình vạch ra không dễ gì để mất.
Biển Đông! ôi Biển Đông của Việt Nam! Trung Cộng không bao giờ từ bỏ xâm chiếm Biển Đông! Biển Đông còn là chuyện dài “đêm tâm tình, viết lịch sử”.
Giữa một tình huống rối ren như tơ vò… thì ĐTCLTD Mỹ-Việt rồi đây sẽ ra sao?”

https://lh3.googleusercontent.com/pw/ADCreHeelBFNss9Q1JWXsN3tyYthgb3DHIwZ-vbYJEzvokx95fpohPl9Iv-au7NXERxKinlGjC8TIgGKomSGNpjl1avMgew3QyZCgHHGyDF4v00QgWgDf6TU5gVjNQtWXvTHJfqlx5ysBBQEA2s2zDiy8DpLcw=w547-h324-s-no?authuser=0

TT Joe Biden công du Việt Nam ngày 10/09/2023

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 22/9/2023: *Khó khăn đầu tư vào Việt Nam *VN chưa sẵn sàng Mỹ đầu tư bán dẫn *Công ty VNG ‘không ổn định’ *Kêu gọi ngừng án tử Lê Văn Mạnh *Kết tội hoạt động môi trường vì trốn thuế *VN có giầu được không? *Nguyễn Phương Hằng bị 03 năm tù *CSVN muốn Mỹ làm giảm chống đối, thù địch Việt Nam?

Friday, September 22nd, 2023

Quê Hương tổng hợp


“Điều gì khó khăn nhất khi đầu tư vào Việt Nam?” Nguyễn Minh Đức

22/9/2023

Ngồi nói chuyện với một luật sư nước ngoài có hàng chục năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, mình mới hỏi: “Điều gì khó khăn nhất khi đầu tư vào Việt Nam?”

(more…)

Tổng thống Mỹ Joe Biden “chuyển hóa” ông trùm đỏ Bolshevik ở Đông Nam Á?

Thursday, September 21st, 2023

image001
image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

15/9/2023

“Cộng sản kỵ nhất hai mẫu người: lỗi lạc trong đảng và bất khuất trong tù. Lỗi lạc sẽ tái hiện một Gorbachev, bất khuất sẽ tái hiện một Mandela. Cả hai mẫu người này đều có ở Việt Nam.” (lkt)

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 20/9/2023: *Liệu tài phiệt Mỹ tin tưởng vào Việt Nam? *Thủ tướng CSVN chiêu dụ Hoa Kỳ đầu tư công nghệ vi mạch *Nhân quyền Việt Nam và tin tức? * Một số nhà hoạt động Việt Nam đi Mỹ *Du khách quốc tế chi tiêu ít tại Sài Gòn

Wednesday, September 20th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Tài phiệt Mỹ liệu đã có tin tưởng vào chế độ Việt Nam?

Trương Nhân Tuấn

20-9-2023

Trên BBC có bài ghi lại nội dung phỏng vấn Giáo sư Vuving tựa đề: ‘Việc nâng cấp quan hệ cho thấy Việt Nam đã tương đối tin tưởng Mỹ‘.

Theo tôi vụ “tin tưởng” này có thể đúng một chiều. Nội bộ Cộng sản Việt Nam có thể đã manh nha một “niềm tin chiến lược” đối với Mỹ, rằng Mỹ đã nhìn nhận và tôn trọng nét đặc thù về chính trị (rập khuôn Trung Quốc) của Việt Nam.

Chiều ngược lại, Mỹ đối với Việt Nam, có hai “luồng” khác biệt.

Luồng thứ nhứt. Từ nhiều năm nay phía nhà nước Mỹ luôn thúc hối Việt Nam nâng tầm quan hệ giữa hai bên. Gần đây nhứt là lời đề nghị của bà phó tổng thống Mỹ năm 2021. Điều này cho thấy Mỹ luôn tin tưởng vào một Việt Nam “có lợi cho các chính sách quốc gia của Mỹ”. Mỹ đã sẵn sàng bắt tay với Việt Nam, ở bất kỳ mức quan hệ nào.

Trái banh “nâng tầm quan hệ” vì vậy nằm trong chân Việt Nam. Đến khi Việt Nam quyết định “ô kê” với Mỹ, dĩ nhiên đảng CSVN đã có “niềm tin chiến lược” vào Mỹ.

Luồng thứ hai là tư bản Mỹ. Chuyện tư bản Mỹ có tin tưởng vào chế độ của Việt Nam hay không, theo tôi vẫn là một ẩn số.

Từ lúc Việt Nam “đổi mới” đến nay, tính chẵn 30 năm. Tư bản các quốc gia Đông Á (Nhật, Hàn, Đài…) ồ ạt đầu tư vào Việt Nam. Tài phiệt các nước ASEAN cũng tìm cách thâu tóm thị trường Việt Nam (như tài phiệt Thái). Trong bối cảnh chen chúc đó ta thấy tư bản Mỹ hầu như vắng mặt. Vì sao?

Tại sao Việt Nam có chế độ rập khuôn Trung Quốc nhưng tài phiệt Mỹ Âu vẫn đầu tư vào Trung Quốc mà xem nhẹ Việt Nam?

Câu trả lời có thể là vì Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn Việt Nam, như trình độ nhân công và hạ tầng cơ sở tốt hơn Việt Nam.

Việt Nam hiện thời đã “mở” hết mức với thị trường thế giới, với 16 FTA đã ký kết (và 3 FTA đang thương lượng). Nhưng tài phiệt thế giới vẫn không “chen lấn” để vào Việt Nam. Trong khi hàng hóa của Việt Nam phần lớn xuất qua Mỹ.

Tức là ngoài các lý do trình độ nhân công (tay nghề kém) và thiếu thốn hạ tầng cơ sở (như khả năng cung cấp năng lượng, sức chứa cảng biển…) Lý do còn lại là tài phiệt Mỹ (và ngày cả Tây Âu) vẫn còn nghi kỵ chế độ CSVN.

Nghi ngờ về cái gì?

Về yếu tố “quyền biến” trong việc giải thích và thực thi pháp luật.

Việt Nam khác với Trung Quốc ở điểm là đảng CSVN không có tư cách pháp nhân. TBT đảng CSVN không có trách nhiệm trước pháp luật nhưng vị này được (mặc nhiên đồng thuận) đứng đầu, thay mặt nhà nước và chính phủ. Còn Chủ tịch nước Trung Quốc kiêm nhiệm luôn chức TBT đảng.

Luật lệ Việt Nam, nói là “Nhà nước Pháp quyền – Etat de Droit”, nhà nước xây dựng trên các hệ thống luật lệ”. Thực tế là “nhà nước Việt Nam nằm trong tay đảng”.

Tài phiệt Mỹ và Châu Âu có thói quen “làm ăn sòng phẳng”, cái gì cũng có “luật” của cái đó, trắng đen minh bạch, tất cả thể hiện trên giấy tờ.


Thủ tướng CS Việt Nam chiêu dụ đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ vi mạch

20/9/2023

Thủ tướng Việt Nam chiêu dụ đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ vi mạch

Chuyến đi Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam diễn ra sau chuyến công du của Tổng thống Biden đến Hà Nội vào ngày 10-11/9 vừa qua. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBáo Nhân dân 

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào chiều ngày 18/9 (giờ miền tây Hoa Kỳ) đến tại trụ sở một số tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ ở Silicon Valley gồm Nvidia, Meta và Synopsys.

Reuters loan tin ngày 19/9 cho biết chuyến đi Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam diễn ra sau chuyến công du của Tổng thống Biden đến Hà Nội vào ngày 10-11/9 vừa qua.

Lần này ông Chính đến Mỹ để dự họp Đại Hội đồng Liên hiệp quốc; nhưng trước khi sang New York, ông đã dừng tại miền Tây và gặp doanh giới Hoa Kỳ như vừa nêu.

Tại diễn đàn đầu tư ở San Francisco, ông Chính lặp lại rằng “Việt Nam mong muốn mở cửa đón tất cả các nhà đầu tư” và cam kết tạo điều kiện cho những khoản đầu tư trong tương lai của những tập đoàn như Nvidia, Synopsys.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, nhân chuyến thăm của ông Phạm Minh Chính, Synopsys ký kết hai biên bản hợp tác về phát triển nguồn nhân lực thiết kế vi mạch (IC) tại Việt Nam và về hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam. Tập đoàn Meta cũng bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam, trong đó có việc tiếp tục sản xuất các thiết bị của metaverse (vũ trụ ảo).

Tập đoàn Nvidia cho biết mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, công nghệ thông tin, và trí tuệ nhân tạo (AI).

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-pm-courts-us-companies-and-seeks-investment-in-chip-sector-09192023095907.html


Thủ tướngCS  Việt Nam gặp các tập đoàn công nghệ Mỹ, tìm kiếm hợp tác về lĩnh vực bán dẫn 

20/9/2023 

VOA Tiếng Việt 

Thủ tướng VN gặp các công ty công nghệ Mỹ, tìm kiếm hợp tác về chất bán dẫn

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã thăm và làm việc với một số tập đoàn công nghệ Mỹ tại Thung lũng Silicon ở California, chứng kiến việc ký kết hợp tác cũng như khuyến khích các công ty Hoa Kỳ đầu tư thêm vào Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn.

Ông Chính cho biết chuyến thăm của ông là nhằm cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện mới được thiết lập giữa Việt Nam và Mỹ trong chuyến công du của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội, trong đó xác định hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá trong quan hệ song phương, theo báo Điện tử Chính phủ.

Tờ báo chính thức của Chính phủ Việt Nam cho biết ông Chính hôm 18/9 tới thăm trụ sở chính của Nvidia và Synopsys.

“Việt Nam sẵn sàng mở cửa đón tất cả doanh nghiệp tới đầu tư kinh doanh đúng pháp luật, ổn định, hiệu quả vì sự hùng cường, thịnh vượng của mỗi nước,” ông Chính được báo Chính phủ trích dẫn nói tại “Diễn đàn kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo” tại San Francisco hôm 18/9.

Ông Chính cho rằng “đây là cách tốt nhất” để hai cựu thù Việt Nam và Mỹ “hàn gắn vết thương, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai.”

Khi tiếp đoàn chính trị gia vùng Vịnh San Francisco cùng ngày 18/9, ông Chính đề nghị Thị trưởng Oakland, bà Sheng Tao, mời gọi thêm nhiều người dân và doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam để “tăng cường giao lưu nhân dân và tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh.”

Còn khi gặp mặt các lãnh đạo của Nvidia và Synopsys tại Thung lũng Silicon, ông Chính cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư trong tương lai của các tập đoàn Mỹ tại Việt Nam.

Chủ tịch Nvidia, Jensen Huang, được báo Chính phủ trích lời nói với ông Chính rằng tập đoàn này “muốn hợp tác với Việt Nam về bán dẫn, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo” cũng như kỳ vọng Việt Nam “trở thành một cứ điểm sản xuất của tập đoàn này tại Đông Nam Á.”

Nvidia hiện là nhà cung cấp máy chủ và trí tuệ nhân tạo hàng đầu ở Việt Nam, theo báo Chính phủ.

Trong khi đó Synopsys, công ty có kế hoạch xây dựng các trung tâm thiết kế chip tại Việt Nam, hôm 18/9 đã ký các biên bản ghi nhớ hợp tác với các cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền Thông cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam.

Nhà sản xuất chip Intel của Mỹ hiện đang có nhà máy lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip lớn thất của họ trên thế giới ở TPHCM trong khi đối thủ Amkor đang xây dựng một nhà máy lớn để lắp ráp và thử nghiệm chất bán dẫn ở gần Hà Nội.

Trong tuyên bố chung đưa ra sau khi Tổng thống Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt hôm 10/9, Hoa Kỳ “cam kết hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam và cùng hợp tác tích cực để nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.”

https://www.voatiengviet.com/a/pham-minh-chinh-gap-cac-cong-ty-cong-nghe-my-tim-kiem-hop-tac-ve-chat-ban-dan/7274920.html


Nhân quyền Việt Nam bao giờ tường minh tin tức? 

Thới Bình /VNTB

20/9/2023

VNTB – Nhân quyền Việt Nam bao giờ tường minh tin tức? 

Truyền thông của Nhà nước Việt Nam hoàn toàn không đưa tin về việc trả tự do cho hai tù nhân trước thời hạn là ông Nguyễn Bắc Truyển và Mai Phan Lợi. 

Ngày 19-9-2023, một bài báo trên Reuters bất ngờ đưa tin là có ít nhất bốn nhà hoạt động xã hội dân sự đã được nhà nước Việt Nam buộc phải lưu vong nước ngoài. Reuters nêu hai danh tánh cụ thể là ông Nguyễn Bắc Truyển và ông Mai Phan Lợi. Người thứ ba được úp mở với gợi ý rất dễ nhận ra là luật sư Võ An Đôn. 

Tại Hoa Kỳ, dự kiến gia đình của luật sư Võ An Đôn sẽ được tái định cư theo chương trình tị nạn “Ưu tiên 1”. Nhân vật thứ ba là một giáo dân Công giáo Cồn Dầu bị đuổi khỏi nhà. 

Luật sư Võ An Đôn trong ngày 19/9 xác nhận với RFA, ông là một trong hai người được nhắc đến tuy nhiên ông vẫn đang ở tại quê nhà và chưa rõ thời điểm được xuất cảnh. Ông nói: “Hai ngày trước khi ông Tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam, công an tỉnh Phú Yên có gọi điện thông báo cho tôi biết là Bộ Công an Việt Nam đã bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với tôi. Sau đó tôi gọi điện cho Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở TPHCM để nói về vấn đề này thì họ đang sắp xếp cho tôi và gia đình đi sang Mỹ.”

Điểm chung là hai nhà hoạt động vừa kể dù chưa bị cầm tù nhưng bị cấm rời khỏi Việt Nam. 

Phía Reuters không dẫn cụ thể quan chức nào trong chính phủ Hoa Kỳ, bài báo chỉ cho biết là “Việt Nam cũng đồng thời ký một thỏa thuận riêng nhằm đạt tiến bộ về tự do tôn giáo và về các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Việt Nam, về các điều kiện giam cầm và về luật lao động, một quan chức cho hay”. 

Reuters cũng dè dặt nhấn rõ rằng, “Reuters chưa được xem qua và cũng chưa được loan tin trước đây. Thoả thuận được ký kết khi Việt Nam đồng ý nâng cấp quan hệ ngoại giao với Washington lên vị thế ngoại giao tương tự như Trung Quốc và Nga, nhân chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden”. 

Tính cho đến hiện tại thì tình hình tự do ngôn luận, tự do biểu đạt niềm tin tôn giáo ở Việt Nam về cơ bản chưa thấy bước tiến triển nào.  

Đơn cử như mới đây khi báo chí và nhiều cá nhân nhà báo, học giả,… lên tiếng chỉ trích Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng cá nhân người đứng đầu Bộ này đã hành xử quá kém trước thảm họa nhân đạo đưa đến 56 người chết cháy đầy tức tưởi ngay giữa thủ đô, thì gần như lập tức thay vì tiếp thu những yếu kém được chỉ rõ đó, phía quan chức của Bộ này lại nhân danh bảo vệ Đảng để yêu cầu “phối hợp xử lý các tài khoản mạng xã hội đăng thông tin xuyên tạc”. 

Về liên quan đến quyền bày tỏ niềm tin tôn giáo, khá khó hiểu khi mới đây Bộ Nội vụ yêu cầu chính quyền địa phương thực hiện việc giải tán, thu hồi giấy phép đối với các nhóm sinh hoạt tôn giáo “Hội thánh Đức Chúa trời mẹ” tập trung, không để tổ chức này tái nhóm, hình thành các tụ điểm hoạt động mới. 

Khó hiểu vì ngay cả khi không phát hiện sai phạm hay vi phạm pháp luật gì thì vẫn “thu hồi giấy phép”. Văn bản này do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng ký ban hành. Theo đó, “Xử lý theo quy chế, kỷ luật của cơ quan, đơn vị, tổ chức đối với người tham gia đảm bảo đúng quy định của pháp luật”, văn bản của Bộ Nội vụ nêu rõ, và đề nghị các địa phương báo cáo kết quả, thông tin kịp thời những phát sinh phức tạp về Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) để phối hợp xử lý. 

Tín hiệu có phần cởi mở hơn đối với một số tổ chức tôn giáo nội sinh của miền Tây Nam bộ. 

Đơn cử mới đây tại An Bình tự, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Ánh Chức, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ trao Quyết định số 632/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công nhận tổ chức tôn giáo đối với Phật hội Hiếu Nghĩa Tà Lơn cho Hội đồng Trị sự Phật hội Hiếu Nghĩa Tà Lơn. 

Đây là tôn giáo nội sinh do ông Nguyễn Ngọc An khai đạo vào năm 1915, tại tỉnh Kiên Giang. Ông Nguyễn Ngọc An là một cao đồ của Phật thầy Tây An.  

Phật hội Hiếu Nghĩa Tà Lơn hoạt động theo tôn chỉ, mục đích là “Đạo pháp, hiếu nghĩa, dân tộc, an bình, bác ái, từ tâm”. Có cơ cấu tổ chức gồm 02 cấp: cấp Trung ương là Hội đồng Trị sự và cấp cơ sở (tổ chức tôn giáo trực thuộc) là ban quản tự các chùa, am, cốc tại nhiều tỉnh, thành phố. 

___________

Tham khảo: 

https://www.reuters.com/world/vietnam-activists-seek-us-refuge-after-biden-administration-deal-us-officials-2023-09-18/


Reuters: Các nhà hoạt động Việt Nam đi Mỹ sau thỏa thuận của chính quyền Biden

VNTB – Reuters: Các nhà hoạt động Việt Nam đi Mỹ sau thỏa thuận của chính quyền Biden

Tác giả: Trevor Hunnicutt

WASHINGTON, ngày 18 tháng 9 (Reuters) – Hai nhà hoạt động Việt Nam mà chính quyền Biden tin rằng đã bị chính quyền Cộng sản nước này bắt giữ sai trái đang được đưa đến Hoa Kỳ theo một thỏa thuận được đàm phán trước chuyến thăm Hà Nội gần đây của tổng thống, các quan chức Mỹ nói với Reuters. Một luật sư nhân quyền, người vận động đòi trách nhiệm giải trình cho các hành vi ngược đãi của cảnh sát, một giáo dân Công giáo bị đuổi khỏi nhà cùng gia đình rời Việt Nam đến Hoa Kỳ, một trong những quan chức cho biết.

Tại Hoa Kỳ, các gia đình này dự kiến sẽ được tái định cư theo chương trình tị nạn “Ưu tiên 1”. Các nhà hoạt động này không bị cầm tù nhưng bị cấm rời khỏi Việt Nam.

Một quan chức Mỹ cho biết, chính phủ Việt Nam cũng đã đồng ý trả tự do cho hai nhà hoạt động Việt Nam theo yêu cầu của Hoa Kỳ trước chuyến thăm của ông Biden vào tuần trước, đồng thời ký một thỏa thuận riêng nhằm đạt được tiến bộ về tự do tôn giáo, các hoạt động của tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Việt Nam, điều kiện giam giữ và luật lao động, một trong những quan chức cho biết.

Các chủ đề của thỏa thuận riêng tư mà Reuters chưa xem xét độc lập và chưa được đưa tin trước đây. Chúng được ký kết khi Việt Nam đồng ý nâng quan hệ ngoại giao với Washington lên vị thế cao nhất của Hà Nội cùng với Trung Quốc và Nga trong chuyến công du của ông Biden. Trong chuyến đi này ông Biden tán thành tầm nhìn trở thành một quốc gia dẫn đầu về công nghệ cao của Việt Nam.

Các thỏa thuận được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Biden phải đối mặt với những chỉ trích về ngoại giao với Việt Nam, Ấn Độ và Ả Rập Saudi cũng như về các cuộc đàm phán xung quanh vấn đề trao đổi tù nhân với Iran. Chính phủ của  Việt Nam, Ấn Độ và Ả Rập Saudi từ chối các quyền tự do chính trị được hưởng ở phương Tây.

Những tù nhân Việt Nam được ta trả tự do là luật gia chuyên về tôn giáo đã được thả sang Đức và một cá nhân khác bị kết án vì trốn thuế liên quan đến tổ chức phi chính phủ của ông ta.

Các quan chức không nêu tên bất kỳ ai trong số 4 người này vì lý do nhạy cảm về ngoại giao và an ninh, nhưng tên của 2 cựu tù nhân này đã được biết. Luật sư Nguyễn Bắc Truyền xác nhận việc ông được trả tự do và chuyến đi cùng vợ sang Đức vào đầu tháng này. Việc trả tự do cho nhà báo độc lập Mai Phan Lợi cũng đã được xác nhận vào đầu tháng này.

“ Đại diện của một nhóm lớn hơn nhiều” 

Cộng đồng nhân quyền Việt Nam coi tình hình ở đó thật thảm khốc.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết hồi đầu tháng này rằng Việt Nam đang giam giữ ít nhất 159 tù nhân chính trị và 22 người khác. Tổ chức này cho biết họ đã kết án 15 người với mức án tù nặng mà không được xét xử công bằng trong năm nay.

Theo những người quen thuộc với kế hoạch này, Việt Nam cũng đang soạn thảo các quy định mới nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận trực tuyến, cấm người dùng mạng xã hội đăng nội dung liên quan đến tin tức của những nhà báo không đăng ký/giấy phép.

Ben Swanton, đồng giám đốc Dự án 88 – một nhóm vận động nhân quyền đặc biệt cho Việt Nam, cho biết: “Thật phẫn nộ khi Tổng thống Biden chọn nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời điểm nhà nước độc đảng đang đàn áp tàn bạo các hoạt động, người bất đồng chính kiến và xã hội dân sự”.

Việt Nam thường thả những tù nhân như vậy trước chuyến thăm của tổng thống [Hoa Kỳ]. Theo một trong các quan chức Mỹ, quan chức chính quyền Biden đã thúc đẩy việc cấp thị thực xuất cảnh để bổ sung thêm một bước trong các cuộc đàm phán cuối cùng về tuyên bố chung và hậu cần cho chuyến đi.

Quan chức Mỹ cho biết những người này là “đại diện của một nhóm lớn hơn nhiều mà chúng tôi tin rằng sẽ được tự do”.

“Mặc dù chúng tôi ước rằng chúng tôi có thể đón thêm nhiều người hơn trước chuyến thăm của tổng thống, nhưng chúng tôi tin rằng mối quan hệ hợp tác ngày càng gia tăng và mối quan hệ được củng cố này sẽ mang lại cho chúng tôi phương tiện và quy trình cần thiết để tiếp tục giải quyết những vấn đề này với những người bạn Việt Nam.”

Các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ hy vọng những cuộc đối thoại đó sẽ diễn ra cả trong các cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với người Việt Nam – đôi khi bị một số nhà hoạt động nhân quyền và quan chức coi là một cuộc trao đổi không đáng kể về các luận điểm – cũng như trong các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và người đồng cấp Việt Nam, Bùi Thanh Sơn.
____________

Nguồn: Reuters – Exclusive: Vietnam activists to seek US refuge after Biden administration deal – US officials


Du khách quốc tế đến Sài Gòn chi tiêu ít

An Vui /SGN
19/9/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/19.9.23_Anh-7.jpg

Laurine và mẹ mua tượng trưng một số món đồ lưu niệm trong chợ Bến Thành – Ảnh: VnExpress 

Mặc dù mua sắm được xem là sản phẩm chính của ngành du lịch Sài Gòn, song tỷ lệ chi tiêu cho mua sắm của du khách quốc tế còn thấp so với các quốc gia ASEAN khác. 

Tại Sài Gòn, du khách quốc tế chỉ dành 17% tổng chi tiêu cho mua sắm, trong khi ở Bangkok (Thái Lan) họ dành 23%, còn Singapore dành 28% và Kuala Lumpur (Malaysia) dành 32%!

Theo ghi nhận của Sở Du lịch Sài Gòn, du khách quốc tế đến thành phố thường mua sắm tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, nhưng sức mua rất thấp.

VnExpress ngày 19 Tháng Chín 2023 dẫn lời các chuyên viên du lịch đánh giá: Nạn nói thách là một phần nguyên nhân khiến mức chi tiêu cho mua sắm của du khách quốc tế khi đến Sài Gòn thấp so với khu vực.

Tờ báo này tường thuật câu chuyện của vài du khách quốc tế để dẫn chứng.

Chẳng hạn cô Laurine, du khách Pháp lần đầu đến Việt Nam và Sài Gòn. Trước chuyến đi, Laurine đã tham khảo tư vấn mua sắm tại Sài Gòn và được nhắc nhở nếu đến chợ Bến Thành thì phải trả giá thấp hơn ít nhất một nửa khi mua đồ ở đây.

Khi đến chợ Bến Thành, cô Laurine thấy hấp dẫn vì chợ có đủ loại hàng hóa lẫn dịch vụ, từ ăn uống, đến nông sản, đồ lưu niệm. Tuy nhiên, cô nhận xét sao cùng một mặt hàng nhưng “mỗi gian lại có mức giá khác nhau”!

Laurine hỏi mua vài thứ như hạt tiêu, nón lá trưng bày, tranh thêu nhỏ, mỗi món đều được chủ sạp báo giá trên 200,000 đồng. Cô Laurine thử trả giá mỗi món đồ bằng 50-70% mức mà chủ cửa hàng đưa ra.

Khi người bán hàng không đồng ý, cô quay người “giả vờ bỏ đi”, và được gọi lại bán với giá chỉ 40,000-80,000 đồng mỗi món.

Tổng chi sau một buổi mua sắm của Laurine ở chợ Bến Thành chưa đến 300,000 đồng.

Chia sẻ với VnExpress, cô nói không thấy sốc khi bị nói thách, vì nói thách là điểm chung của nhiều khu chợ truyền thống tại nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, cô chỉ không rõ giá trị thật của món đồ là bao nhiêu, có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không.

Một nữ du khách New Zealand là Ash, cũng lần đầu đến Sài Gòn và được trải nghiệm “mặc cả khi mua đồ” ở các chợ truyền thống như Bến Thành, Tân Định và cả khu Saigon Square – vốn khởi đầu là khu chợ chuyên hàng Việt Nam gia công xuất cảng còn dư, nay toàn hàng Trung Quốc.

Cô nói ở điểm mua sắm nào cô cũng phải mặc cả và vì e ngại bị mua hớ, cô chỉ chọn vài món đồ lưu niệm ở chợ với giá chưa đến 200,000 đồng.

Để tránh bị nói thách, Ash chọn vào trung tâm thương mại vì giá đã được niêm yết, cô so sánh: “Ở New Zealand, dù ở chợ nhỏ lẻ hay trung tâm thương mại, giá đều như nhau, tôi không phải nài nỉ mặc cả như đi du lịch ở Việt Nam”.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, phó giám đốc Sở Du lịch Sài Gòn, cho biết sáu tháng đầu năm thành phố đón 1.9 triệu lượt khách quốc tế, trong đó hoạt động mua sắm của du khách quốc tế chỉ đóng góp 9% tổng thu của ngành du lịch Sài Gòn!

Theo bà Hiếu, tình trạng nói thách của một số tiểu thương chợ truyền thống được lan truyền trên các trang mạng xã hội gần đây ngoài gây thiệt hại trực tiếp đối với chính họ, còn “ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh du lịch thành phố”.

Theo bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, phó tổng giám đốc Vietravel, tình trạng nói thách có thể ảnh hưởng đến sức chi của du khách quốc tế khi đến Việt Nam, vì thế bà Hoàng đề xuất Sài Gòn nên xây dựng một “hành lang giá” thống nhất.

Đồng thời, thành phố phải quy hoạch và xây dựng các khu phố mua sắm khác nhau: chẳng hạn hàng thủ công mỹ nghệ, hàng qua mùa (factory outlet), hàng miễn thuế (downtown duty free).

Ngoài nạn nói thách, Sài Gòn cũng giống như Hà Nội, có rất ít hoạt động dành cho du khách quốc tế vào ban đêm, dù từng được mệnh danh là “thành phố không ngủ”.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/19.9.23_Anh-10-640x427.jpg

Phố đi bộ Bùi Viện, con phố duy nhất dành cho du khách quốc tế vui chơi buổi tối ở Sài Gòn – Ảnh: VnExpress 

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu chỉ ra nhu cầu chi tiêu của du khách quốc tế vào ban đêm tại Sài Gòn chiếm khoảng 70% mức chi tiêu trong một đường tour, còn mức chi tiêu ban ngày chỉ chiếm 30% bởi khách chủ yếu đi tham quan các địa danh, ăn uống theo chương trình có chi phí trọn gói.

Đến buổi tối, du khách mới có thời gian tự do để khám phá các hoạt động khác.

Hiện nay Sài Gòn có năm nhóm sản phẩm du lịch giải trí, hoạt động về đêm, bao gồm: biểu diễn văn hoá, nghệ thuật tổ chức thường xuyên tại các sân khấu, trung tâm và khu vui chơi giải trí; không gian văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm tại các khu phố chia theo từng quận; hoạt động mua sắm, giải trí đêm ở trung tâm thương mại; hoạt động tham quan thành phố về đêm; và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.

Bên cạnh đó, thành phố còn có gần 32,000 cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng có địa chỉ cố định và các quán ăn đường phố.

Thế nhưng, theo bà Huỳnh Phan Phương Hoàng đánh giá, những sản phẩm du lịch đêm kể trên hiện có vẫn quá ít so với một đô thị lớn như Sài Gòn, đa số lại chỉ mở cửa đến 22giờ, trong khi nhu cầu du khách quốc tế vui chơi giải trí sau 22 giờ rất lớn, mức chi tiêu cho các dịch vụ này cũng rất cao.

Bà Hoàng kể ra, du khách quốc tế có rất ít chọn lựa: tour khám phá trung tâm thành phố (city tour), trải nghiệm xe buýt hai tầng; đi thuyền ăn tối trên sông Sài Gòn hoặc đi thuyền trên kênh Nhiêu Lộc; vui chơi ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố đêm Bùi Viện, phố đêm chợ Bến Thành; thưởng thức múa rối nước, vở kịch xiếc.

Nhìn chung, Sài Gòn thiếu các chương trình nghệ thuật giải trí đêm. Tại Sài Gòn, vở kịch xiếc “À Ố show” đã rất thành công, thu hút hàng triệu lượt khán giả, nhưng từ năm 2013 đến nay đã 10 năm mà Sài Gòn chỉ có một vở “À Ố show” cho du khách quốc tế, thật quá nghèo nàn!

Bà Hoàng nhấn mạnh: “Hoạt động về đêm và giải trí nghệ thuật là sản phẩm rất quan trọng để níu chân du khách. Do vậy, những show diễn nghệ thuật phải vừa có chiều sâu văn hóa, lịch sử nhưng cũng vừa có độ hoành tráng và mới mẻ thì mới tạo ra khác biệt cho kinh tế đêm”.

Liên quan đến du lịch, cũng VnExpress ngày 2 Tháng Tám 2023 cho biết, với lượng du khách quốc tế thấp, công suất phòng khách sạn tại Sài Gòn chưa phục hồi nổi.

Trong nửa đầu năm 2023, Sài Gòn đón 18 triệu lượt khách, nhưng du khách quốc tế chỉ chiếm 11%, khoảng 1.9 triệu lượt khách, chỉ phục hồi khoảng 46% so với năm 2019, thấp hơn mức hồi phục cả nước là 66%.

Theo thống kê của Savills Việt Nam, tính đến Tháng Sáu 2023, Sài Gòn có 15,662 phòng khách sạn từ 110 dự án, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, có 404 phòng đóng cửa từ sau dịch COVID-19 nhưng chỉ 45% số phòng đang được sửa chữa.

Do lượng du khách quốc tế ít, công suất khai thác phòng của các khách sạn tại Sài Gòn chỉ đạt 64% trong sáu tháng đầu năm 2023. Riêng quý II/2023, công suất phòng khách sạn ở Sài Gòn chỉ đạt 60%, giá phòng cũng giảm 2% so với quý I/2023.

Báo cáo của Savills cũng chỉ ra tỷ lệ khách lưu trú qua đêm ở Sài Gòn chỉ đạt khoảng 19%, thấp hơn so với các điểm đến khác.


Bộ NN-PTNT Việt Nam chỉ thị đối phó nạn nhập lậu gia cầm qua biên giới

19/9/2023

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-ministry-of-agriculture-rural-development-proposes-to-set-up-special-task-force-to-deal-with-poultry-trafficking-09192023092337.html/@@images/image

Tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc diễn biến phức tạp tại các địa phương; trong đó có các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang… 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngSài Gòn Giải phóng 

Cục Cảnh sát Phòng/Chống Tội phạm về Môi trường (C05) thuộc Bộ Công an và các tỉnh/thành phố phải tăng cường công tác kiểm soát tình trạng vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.

Thông tấn xã Việt Nam loan tin vào chiều tối ngày 18/9 dẫn công văn của Bộ NN-PTNT về chỉ thị vừa nêu.

Theo Bộ NN-PTNT Việt Nam thì tình trạng buôn bán gia cầm trái phép  là nguyên nhân chính làm lây lan các chủng vi-rút cúm gia cầm và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác vào trong nước; từ đó gây ra dịch bệnh, tác động xấu đến ngành chăn nuôi gia cầm nội địa…

Bộ NN- PTNT Việt Nam nêu rõ tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc diễn biến phức tạp tại các địa phương; trong đó có các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang…

Lãnh đạo các tỉnh được yêu cầu tập trung nguồn lực thực hiện kiểm tra đặc biệt tại các chợ đầu mối để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vụ việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm sản phẩm gia cầm trái phép.

C05 tại các địa phương được yêu cầu lập chuyên án, đấu tranh với những người buôn lậu gia cầm qua biên giới; phối hợp xử lý, tiêu hủy gia cầm và sản phẩm gia cầm lậu để ngăn chặn dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm.


Huỳnh Ngọc Chênh – Hệ quả quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ 

Thursday, September 14th, 2023

11/9/2023

Với lợi thế đó của đảng cầm quyền, giới bất đồng chính kiến, giới đấu tranh nhân quyền, giới hoạt động xã hội dân sự… vốn đã đứng trên chông gai sẽ còn đối đầu với chông gai nhiều hơn nữa. 

Đành vậy, tự do nào mà được cho không, miễn phí.”

Chẳng cần điều tra xã hội, chẳng cần thăm dò chuyên sâu. Chỉ bằng trực cảm cũng nhận ra rằng phần lớn người Việt đang hướng về phía Mỹ, đang mong muốn nhà cầm quyền Việt Nam đương đại bắt tay thật chặt với Mỹ trong quan hệ giữa hai nước.

(more…)

Chuyện Việt nam Thứ Năm 14/9/2023: *Cựu tướng Nguyễn Chí Vịnh qua đời 65 tuổi *BT Công an Tô Lâm thăm Trung Quốc *Hỏa hoạn, con dao treo người dân cả nước *Ngộ độc bánh mì Phượng tại Hội An

Thursday, September 14th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Cựu thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh qua đời ở tuổi 65 

14/9/2023 – Reuters 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear tại lễ động thổ dự án làm sạch dioxin ở sân bay Đà Nẵng, ngày 9/8/2012.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear tại lễ động thổ dự án làm sạch dioxin ở sân bay Đà Nẵng, ngày 9/8/2012. 

(more…)

Sau ‘chiến lược toàn diện’ Mỹ – Việt, Hà Nội sẽ ‘xoay trục’ cùng khu vực như thế nào? 

Tuesday, September 12th, 2023

Bài của Trần Đông A từ Việt Nam đăng trên đài VOA (Tiếng nói Hoa Kỳ)

Ngày 10/9/2023

Với việc Việt Nam gần như trong cùng một thời điểm, sẽ lần lượt nâng cấp CSP với Mỹ và Nhật Bản, biết đâu một JAVIUS (Nhật – Việt – Mỹ) sẽ chào đời sau JAMOUS (Nhật – Mông – Mỹ).

Với việc Việt Nam gần như trong cùng một thời điểm, sẽ lần lượt nâng cấp CSP với Mỹ và Nhật Bản, biết đâu một JAVIUS (Nhật – Việt – Mỹ) sẽ chào đời sau JAMOUS (Nhật – Mông – Mỹ). 

(more…)

Tuyên bố và thông cáo của Tòa Bạch Ốc về  Chuyến thăm lịch sử cấp nhà nước tới Hà Nội, Việt Nam (Tiếng Việt và tiếng Anh)

Monday, September 11th, 2023

 

 Chuyến thăm lịch sử cấp nhà nước tới Hà Nội, Việt Nam

(Tạm lược dịch bởi HD Press)

9/10/2023

https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2023/09/10/fact-sheet-president-joseph-r-biden-and-general-secretary-nguyen-phu-trong-announce- the-us-vietnam-toàn diện-chiến lược-đối tác/

(more…)

Các thực thể ở Quần Đảo Trường Sa – Tư liệu Trung Hiếu sưu tầm

Saturday, September 9th, 2023

06/8/2023

The Center for Strategic and International Studies CSIS

Maps of the Asia Pacific

2023 The Asia Maritime Transparency Initiative and The Center for Strategic and International Studies

Bản đồ phân lô khai thác dầu, khí của Việt Nam.

Bấm vào từng ô phân lô để xem chi tiết.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ ba 05/9/2023: *Quốc hội phá rừng *Phá rừng làm hồ thủy lợi *Hơn 600 ha rừng Bình Thuận sắp bị phá *Người Việt mang đồ cấm và trái cây bệnh vào Mỹ *Hệ thống đèn LED 15 tỷ đồng bị đập *Hoa Kỳ muốn hỗ trợ Việt Nam sản xuất chip

Tuesday, September 5th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Quốc hội phá rừng chứ không phải lâm tặc’ (*)

Lê Thiệt /SGN
4 tháng 9, 2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/01-quoc-hoi-pha-rung-4.jpg

Khu rừng sắp bị cưa hạ tồn tại từ lâu đời, gắn liền không gian sống của người dân tộc Rai (Raglai) hàng trăm năm qua – Ảnh: VNExpress 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 31/8/2023: *Tòa CS y án với Bùi Tuấn Lâm, Trần Văn Bang *Singapore mở thêm nhiều dự án công nghiệp ở Việt Nam *Đài Loan bác bỏ phản đối của Việt Nam về đảo Ba Bình *Tàu cá Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam *Y tế, giáo dục vẫn rối rắm

Thursday, August 31st, 2023

Quê Hương tổng hợp


Tòa án cấp cao Việt Nam y án đối với Bùi Tuấn Lâm, Trần Văn Bang 

30/08/2023 – VOA Tiếng Việt 

Ông Trần Văn Bang và ông Bùi Tuấn Lâm

Ông Trần Văn Bang và ông Bùi Tuấn Lâm 

(more…)

Nhận định về ngày 19 tháng 8, 1945: “Cách Mạng” hay “Cướp Quyền”? – Những tài liệu lịch sử…

Saturday, August 26th, 2023


LỜI NÓI ĐẦU:

Mỗi năm cứ đến ngày 19 tháng 8, cơ quan tuyên truyền của đảng CSVN đã rêu rao gọi đó là ngày ‘cách mạng thành công’, là ngày mà Việt Minh, một tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản Đông Dương đã “giành chính quyền” để đưa đến ngày 2 tháng 9, 1945 mà hiện nay được cộng sản gọi là ngày Quốc Khánh.

Ngoài ra, ngày 19/8 lại còn được chế độ Hà Nội gọi là ngày “truyền thống công an nhân dân”, nghĩa là công an cộng sản Việt Nam cũng phát sinh ra từ ngày này.

Bỏ qua việc chế độ CSVN gọi 19/8 là ngày truyền thống CAND, chúng ta hãy xét xem ngày 19/8 có phải là ngày ‘cách mạng thành công’ hay không hay là ngày “cướp chính quyền” từ một chính phủ Việt Nam hợp pháp lúc đó để đi đến một chế độ độc tài toàn trị ngày hôm nay hay không?

(more…)

GS. Kawaguchi Kenichi – Tự Lực Văn Đoàn Và Văn Học Hiện Đại Việt Nam

Wednesday, August 23rd, 2023

GS. Kawaguchi Kenichi  (Giáo sư Danh dự Đại học Ngoại ngữ Tokyo)

21/8/2023

(more…)

Hãy cẩn thận, một vụ SPAC kỳ quái năm 2023!

Tuesday, August 22nd, 2023

Beware, a 2023 Spac oddity

Financial Times

Tác giả: Craig Coben

Dịch giả: Phạm Quang Tuấn

22/8/2023

Song ngữ Việt Anh

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/08/4-8.jpeg

Ảnh chụp màn hình 

Nhà sản xuất xe điện Việt Nam VinFast đi cửa hậu.

(more…)

Trung Quốc, vừa dùng “lý tưởng Cộng sản” để dụ dỗ, vừa quân sự hóa để uy hiếp Việt Nam

Tuesday, August 22nd, 2023

Xuân Hưng – thoibao.de

21/08/2023 | 

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/08/hinh-2-3.jpg

Hình: Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị 

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Ba 22 tháng 8 năm 2023

Tuesday, August 22nd, 2023

Quê Hương tổng hợp


Uan Tieu – Sài-gòn dịch “dật”.

Bài viết lúc đang trong tâm dịch, thời điểm VN ra lệnh giới nghiêm, xe thiết giáp vô Sg

20/8/2021

A military check point is seen during lockdown amid the coronavirus disease pandemic in Ho Chi Minh, Vietnam

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Hai 21/8/2023: *TT Biden sẽ ký kết quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam? *Binh sĩ Mỹ xây tặng dãy phòng học mới cho học sinh Phú Yên *Đại án Việt Á: Nhân dân trông đợi gì? *Đồng bằng sông Cửu Long bị sạt lở nghiêm trọng do ăn cắp cát

Monday, August 21st, 2023

Hương tổng hợp

Báo Politico: TT Biden sẽ ký kết quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam

Liên Thành 

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/08/USVSVN.jpg

Báo Politico của Mỹ trích dẫn các nguồn tin cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam trong chuyến thăm vào giữa tháng 9 tới đây.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 17/8/2023: *“Quan” khóc lóc, van xin *Tại sao nhà nước phải in sách giáo khoa * VN chi tỷ USD nhập muối, nhập than *Việt Nam quyết tâm dẫn độ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn *VinFast trước áp lực doanh số bán hàng *

Thursday, August 17th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Uan Tieu  – Về việc “quan trên” khóc lóc, van xin

Cựu phó bí thư tp. HCM, ông Tất Thành Cang nhiều lần khóc tại tòa

(more…)

Chuyện Việt Nam ngày Thứ tư 16 tháng 8 năm 2023

Wednesday, August 16th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Việt Nam xuất khẩu gạo với giá cao nhất từ 15 năm nay

Thu Hằng /RFI – 16/8/2023

Khoảng 500.000 tấn gạo Việt Nam sẽ được bán với giá cao hơn trong tháng 8 sau khi các nhà xuất khẩu Việt Nam thương lượng lại thành công. Thông tin được hai nguồn tin xác nhận với Reuters ngày 16/08/2023 trong bối cảnh giá gạo thế giới đạt đỉnh điểm từ 15 năm qua. 

Ảnh minh họa: Thu hoạch lúa trên một cánh đồng ở Cần Thơ, ngày 28/02/2023.

Ảnh minh họa: Thu hoạch lúa trên một cánh đồng ở Cần Thơ, ngày 28/02/2023. AFP – NHAC NGUYEN 

Một nhân viên của một công ty giao dịch quốc tế cho Reuters biết « bên mua đã chấp nhận trả giá cao hơn đối với một số lô gạo được chuyển cho họ trong tháng 8 ». Cụ thể, khoảng 200.000 tấn gạo sẽ được giao trong tháng Tám, 300.000 tấn còn lại sẽ được chuyển đến các cảng của Việt Nam.

Các nước nhập khẩu, trong đó có Indonesia và Philippines, đã trả thêm từ 30 đến 80 đô la/tấn gạo thơm Việt Nam so với giá 550 đô la/tấn trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng của nước này từ tháng 07. Như vậy, bên bán thu thêm được từ 15 đến 40 triệu đô la so với giá thỏa thuận trước các lệnh hạn chế của New Delhi.

Phát biểu trước Quốc Hội Việt Nam ngày 15/08, bộ trưởng Nông Nghiệp thẩm định Việt Nam có thể xuất khẩu từ 7-8 triệu tấn gạo trong năm 2023 sau khi đã bảo đảm được an ninh lương thực trong nước.

Giá gạo tăng ở mức kỷ lục từ 15 năm qua

Nhìn chung, giá gạo châu Á đã tăng khoảng 20% từ tháng 07 năm nay. Gạo thơm Thái Lan cũng đã tăng thành 648 đô la/tấn vào đầu tháng 8. Đây là mức cao kỷ lục kể từ tháng 10/2008. Nhật báo kinh tế Pháp Les Echos phân tích hai lý do chính.

Thứ nhất là thiên tai do hiện tượng El Niño trở lại. Thái Lan phải đối mặt với nguy cơ hạn hán gia tăng. Trước tình trạng thiếu nước – đến 40% ở một số vùng nông nghiệp – chính quyền yêu cầu nông dân canh tác các giống cây cần ít nước hơn. Còn tại Trung Quốc, mưa lũ, nắng nóng, sâu bọ ở miền bắc đã khiến mùa màng thất thu, buộc chính quyền Bắc Kinh phải nhập khẩu gạo.

Thứ hai là do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo trắng, trừ gạo basmati. Quyết đinh được đưa ra vào tháng 07 nhằm bình ổn giá thị trường trong nước trong bối cảnh Ấn Độ chuẩn bị tổ chức tổng tuyển cử. Ấn Độ là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% thị trường.

https://www.rfi.fr/vi


Bộ trưởng Shoigu đảm bảo vũ khí mới của Nga sẽ ‘đáp ứng nhu cầu’ của Việt Nam 

VOA Tiếng Việt  – 15/8/2023

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang cùng phái đoàn thăm một gian trưng bày tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật Quốc tế, Army-2023 ở Moscow, Nga, hôm 14/8.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang cùng phái đoàn thăm một gian trưng bày tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật Quốc tế, Army-2023 ở Moscow, Nga, hôm 14/8. 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nói rằng các phát triển quốc phòng của Nga sẽ chứng tỏ sự hữu ích đối với quân đội Việt Nam, đồng thời bày tỏ niềm tin rằng Việt Nam vẫn là một đồng minh tin cậy của Moscow ở khu vực, TASS đưa tin hôm 15/8.

Hãng Thông tấn Nga cho biết ông Shoigu đã nói như vậy khi gặp mặt người đồng cấp phía Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang, bên lề Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow lần thứ 11 (MCIS-11).

“Tôi tin tưởng rằng các vũ khí, thiết bị quân sự và những công nghệ tiên tiến đang được trưng bày tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật Quốc tế Army-2023, sẽ thu hút sự chú ý của phía Việt Nam và được triển khai trên thực tế trong các lực lượng vũ trang quốc gia”, ông Shoigu được TASS trích lời nói với ông Giang.

Theo truyền thông Việt Nam, ông Giang, cùng một đoàn đại biểu cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 14/8 đã tham dự lễ khai mạc Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế (Army-2023) tại Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tới Nga để tham dự MCIS-11 và dự kiến sẽ có bài phát biểu tại đây.

Khi gặp mặt ông Giang, Bộ trưởng Nga Shoigu nói rằng Việt Nam đã và vẫn tiếp tục là một đồng minh đáng tin cậy cũng như là một đối tác chủ chốt của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo TASS. Ông Shoigu còn nói rằng sự hợp tác giữa hai nước có thể được xem là toàn diện và chiến lược.

Trong các kỳ bỏ phiếu lên án hành động xâm lược Ukraine của Nga ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm ngoái, Việt Nam luôn bỏ phiếu trắng. Việt Nam thậm chí phản đối nghị quyết của LHQ nhằm loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của tổ chức này.

Dù Nga bị phương Tây và một số nước ở châu Á cô lập, Việt Nam vẫn tiếp tục hợp tác với Nga, một đồng minh lâu năm và đang cung cấp hầu hết các loại vũ khí khác nhau cho quân đội Việt Nam. Việt Nam vào năm ngoái đón tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov và cho phép 3 tàu hải quân nước này cập cảng Cam Ranh, nơi từng là căn cứ hải quân của Mỹ trong chiến tranh.

“Có một điều chắc chắn, hợp tác nhiều mặt giữa Nga và Việt Nam là lợi ích cốt lõi của hai nước chúng ta”, Bộ trưởng Nga được TASS trích lời nói, và cho rằng cuộc gặp của ông với người đồng cấp Việt Nam “sẽ tạo động lực mới cho hợp tác quốc phòng song phương” giữa hai nước.

Truyền thông Việt Nam không đưa tin về cuộc gặp bên lề MCIS-11 hôm 14/8 hay những gì ông Shoigu nói với ông Giang tại đây nhưng một bản tin của báo Quân đội Nhân dân cho biết hai bộ trưởng Quốc phòng Nga và Việt Nam hôm 15/8 đã hội đàm chính thức với nhau.

Theo cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ông Giang khẳng định Việt Nam và Nga “có mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, gắn bó từ lâu” và rằng Việt Nam “luôn coi trọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga”.

Hai bộ trưởng Việt Nam và Nga đã thống nhất tiếp tục hợp tác để đưa mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước được “mở rộng và đi vào chiều sâu”, theo Quân đội Nhân dân.

Các báo Việt Nam cho biết Army-2023, một sự kiện được tổ chức thường niên ở Moscow, “đã trở thành một trong những triển lãm hàng đầu thế giới ở lĩnh vực quốc phòng”. Việt Nam trong nhiều năm qua luôn cử các phái đoàn từ Bộ Quốc phòng đến tham dự.

Cũng đưa tin về Army-2023, báo Tiền Phong trích lời ông Shoigu tuyên bố khi khai mạc diễn đàn hôm 14/8 rằng “nhiều cải tiến từ tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã được triển khai trên chiến trường để hỗ trợ quân đội thực hiện các hoạt động quân sự ở Ukraine”. Và theo tờ báo này, ông Shoigu gợi ý rằng những vị khách tham dự diễn đàn có thể tự mình kiểm chứng điều này bằng cách xem bộ sưu tập chiến lợi phẩm vũ khí phương Tây được trưng bày tại đây.

Còn theo Dân Trí, ông Shoigu tuyên bố rằng “vũ khí phương Tây chuyển giao cho Ukraine không hoạt động như mong đợi trên chiến trường trong khi vũ khí Nga chứng minh được tính hiệu quả”.

Nga bị xem là đang sa lầy trong cuộc chiến ở Ukraine hơn 1 năm qua mà ban đầu Tổng thống Vladimir Putin kỳ vọng sẽ giành chiến thắng nhanh chóng. Mỹ và các đồng minh NATO đã cung cấp các loại vũ khí, khí tài sự cho Ukraine trị giá hơn 100 tỷ USD để chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Việt Nam được cho là đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung vũ khí của mình để giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga và theo các chuyên gia, việc đa dạng hóa này được đẩy nhanh hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022.

https://www.voatiengviet.com


‘Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu gạo nhưng người trồng lúa vẫn nghèo’ 

https://boxitvn.blogspot.com

Anh Minh

Gạo ST25 bày bán tại một đại lý trên đường 3/2, quận 10 (TP HCM). Ảnh: Quỳnh Trần

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận, thu nhập người trồng lúa đang rất thấp dù Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, chiều 15/8, bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng đoàn tỉnh Hải Dương đặt vấn đề Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng người nông dân trồng lúa gạo vẫn rất nghèo.

Bà Lê Thị Song An (Phó đoàn chuyên trách tỉnh Long An) lo ngại, lệnh cấm xuất khẩu gạo của một số nước đẩy giá gạo, lúa tăng cao. Tình trạng mua gom gạo ồ ạt xuất hiện ở một số địa phương. “Giải pháp nào để đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững?”, bà chất vấn.

Trả lời, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận, nông nghiệp là ngành thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế, và người trồng lúa có thu nhập kém nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng ông cho rằng “có thể làm khác đi” để tăng thu nhập cho họ.

Cụ thể, theo ông, giá gạo Việt tăng từng ngày, là thời cơ để bà con trồng lúa cải thiện thu nhập. Hiện nay, khi Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo, các nước tăng nhập gạo của Việt Nam. Nhiều thị trường như Trung Quốc, Philippines, Indonesia đang tranh mua gạo Việt với số lượng tăng 40% đến vài chục lần.

“Nhưng cải thiện thu nhập nông dân trồng lúa không chỉ là vấn đề giá, mà cần giảm chi phí sản xuất”, ông nói thêm.

Vừa qua, nhờ ứng dụng quy trình canh tác khoa học, chi phí sản xuất đã giảm 20-25%, tương ứng mức thu nhập tăng thêm cho người trồng lúa. Ông kể vừa cùng Thủ tướng thăm một hợp tác xã 400 ha với 85 hộ là thành viên, nhưng chỉ có 40 nông dân ở ngoài đồng, họ dùng và điều khiển máy móc. “Giờ làm gì cũng có máy móc nên nếu tận dụng quỹ thời gian này để chuyển đổi nghề nghiệp, sẽ tăng thêm thu nhập cho người nông dân”, ông nói.

Bên cạnh đó, trưởng ngành nông nghiệp khuyến nghị người trồng lúa, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long, vào hợp tác xã để mua chung, bán chung, tạo thu nhập ở nhiều phân khúc.

Việc Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho là “cơ hội nhưng cũng cần bình tĩnh”.

Ông dẫn công điện của Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh hiện nay phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Với thị trường trong nước, điều hành cần tránh những cú sốc giá trên thị trường nội địa. Bởi việc đẩy giá tiêu dùng trong nước sẽ ảnh hưởng tới một số nhóm đối tượng, nhất là người yếu thế, thu nhập thấp.

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo và năm nay dư địa cho xuất khẩu vẫn còn. Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến cuối tháng 7, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, thu về gần 2,6 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu truyền thống chủ yếu ở châu Á là 3,3 triệu tấn (chiếm hơn 77%), tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái. Một số thị trường tăng trưởng vượt bậc như EU chiếm 2% tổng sản lượng nhưng đạt hơn 84.000 tấn, tăng 28% so cùng kỳ năm trước.

Về kế hoạch an ninh lương thực, ông Hoan thông tin, Từ nay đến cuối năm nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng lúa sẽ bảo đảm kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước và yêu cầu xuất khẩu (khoảng 7-8 triệu tấn).

Tuy vậy, trưởng ngành nông nghiệp lưu ý, giá lúa, gạo được quyết định bởi cung – cầu. Cầu tăng nhưng cung ít thì giá sẽ bị đẩy lên, đó là quy luật thị trường. Ngoài bài toán cung cầu, thực tế có hiện tượng đẩy giá, gây ảnh hưởng lớn tới thị trường.

“Lúc này, bà con nông dân, doanh nghiệp phải tôn trọng nhau, chia sẻ thời cơ và phải hướng tới hợp tác lâu dài”, ông đề nghị.

Ngoài ra, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước 3 “biến”, là biến đổi khí hậu, thị trường và xu hướng tiêu dùng. Theo ông, trong điều kiện, chính sách các nước thay đổi liên tục, dự báo “cũng khó cầu toàn trước xu hướng biến động”.

Chuyện nông sản “được mùa rớt giá”, chưa được giải quyết căn cơ cũng được nhiều đại biểu đề cập. 

Ông Nguyễn Thanh Phong (Vĩnh Long) dẫn chứng thực tế, người dân ùn ùn phá bỏ cây trồng khác để trồng sầu riêng do giá mặt hàng này đang cao và đề nghị Bộ trưởng cho biết về giải pháp “cứu” nông sản.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắc lại quan điểm không nên đi giải cứu, hay dùng từ giải cứu nông sản. “Nông sản sẽ càng rớt giá nếu được coi là hàng giải cứu. Chúng ta cần phải thay đổi tư duy này”, ông nói.

Nhắc tới câu chuyện khoai lang Bình Tân (Vĩnh Long) hay sầu riêng, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho rằng, cần cấu trúc lại ngành hàng, phát triển hình thức hợp tác xã và kết nối người trồng, doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ mới phát triển bền vững.

Muốn làm được như vậy, theo ông, cần sự vào cuộc của cả hệ thống, từ các cấp ngành, tới hiệp hội ngành hàng để tạo gắn kết chặt chẽ.

A.M.

Nguồn: vnexpress.net


Dương Quốc Chính – Ngày trọng đại 

Hôm nay là một ngày kỷ niệm trọng đại đối với Việt Nam. Tất nhiên Tuyên giáo không nói vậy. 

Vì là ngày mà Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh, mà bản chất là đầu hàng Mỹ, đặt dấu chấm hết cho Thế chiến 2 cũng như đế quốc Nhật Bản và khối Đại Đông Á. Quân đội Nhật ở Đông Dương gần như không suy suyển gì nhưng cũng được nhận lệnh đầu hàng. Vì thế nên họ cũng không muốn can thiệp vào tranh chấp của người Việt. 

Nhân cơ hội đó, dựa vào điện tín của đội Con Nai (OSS – tiền thân của CIA) đang ở bên cạnh, Việt Minh cũng tổ chức Đại hội quốc dân ở Tân Trào vào ngày 16/08, quyết định Tổng khởi nghĩa, lập nên Chính phủ Lâm thời. Ngày 17/08, Việt Minh cướp diễn đàn của Tổng hội công chức ở quảng trường Nhà hát lớn để tuyên truyền cách mạng. Ngày 19/08, cách mạng ở Hà Nội chính thức nổ ra sau hai ngày biểu tình mà không bị đàn áp. 

Ngày 02/09, khi chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập tại Hà Nội, cũng chính là ngày Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký văn kiện Nhật Bản đầu hàng trên tàu USS Missouri, với sự giám sát của tướng Richard K. Sutherland, ngoài khơi vịnh Tokyo. 

Như vậy, ngày 15/08 là cái mốc mấu chốt dẫn tới Cách mạng tháng Tám thành công. Cái mốc này lại đến từ việc Mỹ đánh bại Nhật. Những người nước ngoài đầu tiên sát cánh bên ông Hồ Chí Minh và Việt Minh trong những ngày này là người Mỹ với toán Con Nai, chứ không phải người Trung Quốc hay Liên Xô. Cũng ngay trong năm 1945, ông Hồ Chí Minh đã gửi thư cầu viện tổng thống Mỹ Truman nhưng không nhận được hồi âm. Chỉ 4 năm sau, hai bên đã biến thành thù địch khi Mỹ công nhận Chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và hỗ trợ Pháp chống cộng sản ở Đông Dương. 

Tháng Chín này dự kiến tổng thống Biden đến thăm Việt Nam, nhằm đẩy mạnh mối quan hệ song phương. Nghe đồn tổng thống Putin cũng muốn sang Việt Nam sau đó vài tháng. Đây là bài toán ngoại giao khó cho Việt Nam. Liệu có thể đón cả hai người hay buộc phải buông một ? Phù thịnh hay phù suy ?

Trùng hợp thay, hôm nay cũng là ngày VinFast lên sàn Nasdaq của đế cuốc Mỹ! Liệu VinFast có chăn được gà Mỹ không? Sáu tháng nữa sẽ rõ.

Như vậy, Cách mạng tháng Tám thành công là nhờ đế cuốc Mỹ thắng Nhật. Bây giờ VinFast có thắng được hay không chắc cũng phải nhờ đế cuốc Mỹ ? Sad but true !

DƯƠNG QUỐC CHÍNH 15.08.2023


Lỗi ở sách giáo khoa hay ở việc giảng dạy?

Thới Bình/VNTB

16/8/2023

VNTB – Lỗi ở sách giáo khoa hay ở việc giảng dạy?

Sách giáo khoa bây giờ là mỏ vàng của các nhà “giáo dục” (lớn) với đủ thứ lý sự cao siêu…

Sự khác biệt về nội dung, cấu trúc trong mỗi bộ sách khó khăn cho việc ra đề thi chung, học sinh chuyển trường phải mua lại sách giáo khoa, khó tiếp cận kiến thức…

Quốc hội Việt Nam đang diễn ra tranh luận rằng liệu có nên trở lại với việc thống nhất cả nước chi có một bộ sách giáo khoa theo đúng định hướng của Đảng về giáo dục.

Một báo cáo về vấn đề sách giáo khoa của đoàn giám sát thuộc Quốc hội, ghi nhận rằng mặc dù có nhiều nhà xuất bản tham gia làm sách giáo khoa, có nhiều bộ sách giáo khoa, nhưng giá sách không giảm, mà thực tế đang tăng. Giá sách giáo khoa môn tiếng Anh cao hơn nhiều so với các môn học còn lại nhưng không sử dụng được nhiều lần.

Liên quan chi phí phát hành sách giáo khoa, theo báo cáo là cao, chưa hợp lý so với các mặt hàng thiết yếu.

Theo đó, mức tối đa phí phát hành (chiết khấu) sách theo chương trình mới cho các đơn vị đầu mối phát hành là các công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền, công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục miền phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022, cụ thể: Đối với sách giáo khoa là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%. Năm học 2022-2023, đối với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.

Báo cáo cũng chỉ rõ việc biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều lúng túng. Việc triển khai thực hiện chủ trương “xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa” có một số nội dung chưa phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước về thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục…

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được một bộ sách giáo khoa của Nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa là chưa phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước…

Xem ra thì “quan điểm của Đảng, Nhà nước” là lý do chính của chuyện cần kết thúc việc cạnh tranh trong sử dụng sách giáo khoa do các nhóm tư nhân biên soạn. Điều này cho thấy Hà Nội đã không chấp nhận kế thừa những gì mà nền giáo dục ở miền Nam trước đây trong chuyện sách giáo khoa.

Nhân chuyện sách giáo khoa ‘tư – công’ đang trên bàn nghị sự ở Quốc hội, nhà báo Vũ Thế Thành – một người bạn vong niên của người viết bài này, nói rằng ông nhớ đến thời niên thiếu tiểu học.

Ông kể: “Hồi nhỏ tôi học trong sách Tập đọc lớp Năm (lớp Một bây giờ) là Tô canh hẹ. Chuyện kể đại khái có một người bị tội phải giam trong ngục. Lính gác đưa vào cho người tù tô canh hẹ. Anh ta cầm tô canh không ăn, chỉ nức nở khóc. Anh lính hỏi vì sao, người tù trả lời, ở nhà tôi thích canh hẹ, mẹ tôi thường nấu cho tôi ăn. Nhìn tô canh hẹ này, tôi chắc mẹ tôi nấu canh lặn lội đường xa đến thăm nuôi tôi. Tôi chưa báo hiếu ngày nào, lại để mẹ già khổ cực vì tôi thế này, nên tôi khóc.

Truyện chỉ có thế, hai trang: một trang in chữ to, trang kia là hình minh họa. Tôi còn nhớ tranh vẽ người lính mặc đồ như lính thú ngày xưa, đội nón lá đứng nhìn, còn người tù ngồi bệt dưới đất, mặc áo rách, một chân co lên, hai tay bưng tô canh trước mặt, nước mắt rơi lã chã.

Phần kết câu chuyện là anh lính gác nghe chuyện, thấy cảm động, trình lên quan, và quan đã tha tội cho người tù.

Ngày trước, ở miền Nam, sách giáo khoa được tự do biên soạn theo chương trình khung của Bộ Giáo dục, dài chừng hai trang giấy cho mỗi môn học, mỗi cấp lớp. Sách nào viết hay thì thầy cô giới thiệu với phụ huynh, chứ không có người chủ biên hay nhóm biên soạn, rồi thêm hội đồng đánh giá, thẩm định bạc tỷ…

Thật ra, Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục cũng nhờ người biên soạn sách giáo khoa, xuất bản. Sách in đẹp, bìa dày, giấy trắng, giá rẻ vì được viện trợ từ cơ quan văn hóa Hoa Kỳ, nhưng… bán ế, vì chẳng học sinh nào dùng, và cũng không có thầy cô nào giới thiệu nên dùng.

Quyển Tập đọc lớp Năm đó, tôi nhớ mang máng do nhà xuất bản tư nhân Thanh Đạm nằm dưới chân cầu Trương Minh Giảng ấn hành, nhưng không nhớ tác giả biên soạn là ai. Còn nhiều câu chuyện hàng tuần khác tương tự như Tô canh hẹ trong sách này, đến giờ vẫn còn trong đầu tôi như in, thậm chí cả hình minh họa.

Sách giáo khoa bây giờ là mỏ vàng của các nhà “giáo dục” (lớn) với đủ thứ lý sự cao siêu trong đấy. Những thứ cao siêu này sẽ đeo đuổi cuộc đời học sinh sau này. Khi nào chúng hiểu ra sự thật về “mặt trời chân lý”, thì lúc đó mặt trời không còn “chói qua” tim, mà sẽ đốt cháy con tim…”.

Kết thúc câu chuyện, nhà báo Vũ Thế Thành nói rằng câu chuyện Tô canh hẹ và người tù đã gây ấn tượng và kéo dài suốt sáu mươi năm sau trong đầu một đứa trẻ như ông, “vậy thì có xứng đáng nằm trong sách giáo khoa lớp Một không? Có phải là một trong những chỉ tiêu giáo dục nhân cách cho trẻ không? Tôi không đủ tư cách trả lời câu hỏi này”.


Chuyên gia: Còn quá sớm để nói VinFast có vốn hóa 85 tỷ USD trên sàn chứng khoán Mỹ

Nguyễn Trường Sơn
16/8/2023

Chuyên gia: Còn quá sớm để nói VinFast có vốn hóa 85 tỷ USD trên sàn chứng khoán Mỹ

Xe VinFast 8 và giá trị cổ phiếu VinFast trên sàn Nasdaq sau ngày đầu niêm yết 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAP/RFA edited 

Công ty sản xuất xe điện của Việt Nam hôm 15 tháng 8 đã có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán Nasdaq ở Mỹ với mã VFS. 

Phiên giao dịch được cho là đã thành công khi giá trị cổ phiếu của công ty VinFast tăng hơn 250%, từ 10 USD lên 37 USD cho mỗi cổ phiếu của công ty này. 

Việc này cũng biến VinFast trở thành một trong những hãng xe điện có giá trị vốn hoá cao nhất trên sàn chứng khoán Mỹ, ở mức 85 tỉ USD. Chỉ đứng sau cổ phiếu của hãng xe Mỹ, Tesla đình đám, và hãng BYD của Trung Quốc. 

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup – công ty mẹ của VinFast cũng lọt vào nhóm 30 người giàu nhất thế giới, theo danh sách The Real-time Billionaires của Forbes. 

Tuy nhiên, theo ý kiến nhận định của chuyên gia các con số trên chưa phản ảnh thực chất giá trị cổ phiếu và vốn hóa của VinFast trên thị trường Mỹ, vì một vài lý do. 

Trao đổi với đài Á châu Tự do, chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, cho biết tổng số lượng cổ phiếu của VinFast được giao dịch trong phiên đầu tiên là ở mức gần 7 triệu cổ phiếu, trong khi tổng số cổ phiếu mà hãng này phát hành là 2,41 tỉ cổ phiếu. 

Tức là số cổ phiếu được giao dịch chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 0.3% tổng giá trị số cổ phiếu phát hành.

“Nếu muốn biết thị trường đánh giá giá trị của một công ty như thế nào thì phải xem số lượng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu công ty đó.” Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho hay. 

Do đó ông cho rằng với việc chỉ một lượng rất nhỏ cổ phiếu của VinFast được giao dịch như hiện nay, sẽ còn quá sớm để biết thị trường Mỹ đánh giá cổ phiếu này ra sao. 

Ông này cũng đưa ra ví dụ về cổ phiếu của hãng xe điện Tesla, khi cho biết trung bình mỗi ngày có đến 133 triệu cổ phiếu của hãng xe Mỹ được giao dịch, chiếm hơn 4% tổng giá trị vốn hoá. So với con số gần 7 triệu cổ phiếu và 0.3% tổng giá trị vốn hoá của VinFast trong phiên giao dịch đầu tiên.

Ngoài ra, vị chuyên gia kinh tế sinh sống tại Na Uy này cũng cho biết VinFast vẫn đang giới hạn việc giao dịch cổ phiếu của họ, bằng cách không phép giới đầu tư bán khống (short sale), và không cho phép giao dịch quyền chọn (option). Đây là những dịch vụ phổ biến ở thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. 

Việc thiếu vắng các dịch vụ chứng khoán phái sinh đã giúp đẩy giá của cổ phiếu VinFast lên cao do không có sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn, tránh được trường hợp bị bán khống. Giới quan sát cũng nhận đình rằng hầu các giao dịch liên quan đến chứng khoán của VinFast hiện nay vẫn chỉ diễn ra trong nội bộ những cổ đông của công ty này. 

Do vậy, ông Nguyễn Huy Vũ kết luận “vẫn còn quá sớm để nói thị trường đánh giá vốn hoá của VinFast là bao nhiêu”.

VinFast là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ. Doanh nghiệp này cho biết việc quyết tâm “lên sàn” ở thị trường lớn nhất thế giới là để huy động vốn, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất xe điện của hãng. 

Trước đó, hãng xe điện của Việt Nam này cũng công bố dự án đầu tư nhà máy sản xuất xe điện ở bang North Carolina, Hoa Kỳ, có tổng vốn đầu tư lên đến 4 tỉ USD. 

https://www.rfa.org


XEM THÊM:

NHẬN ĐỊNH VỀ NGÀY 19 THÁNG 8, 1945 – “CÁCH MẠNG” hay “CƯỚP QUYỀN”? – Những tài liệu lịch sử

Ls. Đào Tăng DựcĐảng CSVN và tà thuyết đấu tranh tôn giáo

Tuesday, August 15th, 2023

14/8/2023

I. Dẫn nhập:

Khi duyệt lại lịch sử nhân loại, chúng ta nhận ngay rằng, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, định mệnh của các dân tộc lớn tại Đông Á bao gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam kinh qua những cơn địa chấn lớn lao. Đó là sự bành trướng của Chủ Nghĩa Thực Dân Tây Phương và sự vươn lên của phong trào quốc tế vô sản dưới sự lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế CS do Lê Nin chủ xướng.

Trong 4 quốc gia nêu trên, chỉ có Nhật Bản là khôn khéo canh tân cải tổ kịp thời, nên thoát khỏi sự xâm chiếm của thực dân hoặc hiểm họa cộng sản.

(more…)

CSVN: Bi kịch của những kẻ tham nhũng quyền lực

Tuesday, August 15th, 2023

Bình luận của Mai Luân –

14/8/2023

Bi kịch của những kẻ tham nhũng quyền lực

Các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 31/1/2021 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Qua các vụ án, từ Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải đến “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản, Nhàn AIC… ta có thể hình dung, tham nhũng quyền lực (TNQL) khi ăn sâu vào từng băng nhóm của Đảng và Nhà nước thì vòng xoáy của nó trở nên bất tận. Bi kịch không chỉ xuất hiện ở từng bị cáo, mà tội ác còn đến từ cả các cá nhân lẫn các tổ chức thực thi pháp luật ở các cấp. Tất cả lan thành “bi kịch tập thể” như một dịch hạch (pestis).  

(more…)

Tin Việt Nam – Báo cáo nhân quyền và dân chủ năm 2022 của Liên Âu – Việt Nam tiếp tục ngăn cản quyền chính trị và dân sự

Saturday, August 12th, 2023

Theo đài Á Châu Tự Do, RFA ngày 4/8/2023

Báo cáo thường niên về nhân quyền – dân chủ trên thế giới năm 2022, trong đó có Việt Nam, của Liên minh Âu Châu (tức EU) công bố ngày 31/7 kết luận như sau: Việt Nam tiếp tục giới hạn các quyền dân sự và chính trị, đặc biệt các quyền tự do ngôn luận và hội họp.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Tư 09/8/2023: *TT Mỹ sẽ ‘sớm’ thăm Việt Nam *Hồ thủy điện Mù Cang Chải không giúp giảm lũ *Vỡ đập chứa nước thải sản xuất đồng *Việt Nam: Sạt lở khắp nơi không phải do thiên tai * Không thể đổi mới bằng tư duy cũ

Wednesday, August 9th, 2023

Quê Hương tổng hợp


Tổng thống Mỹ Joe Biden nói sẽ ‘sớm’ thăm Việt Nam – BBC News – 09/8/2023

REUTERS

Nguồn hình ảnh, Reuters

(more…)

CSVN: Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có lại bị bắt cóc như Trịnh Xuân Thanh?

Monday, August 7th, 2023

Nguồn: Taz – Die Verfolgte – https://taz.de/Drohende-Entfuehrung-vietnamesischer-Frau/!5952435/

Khánh Anh dịch /VNTB – 07/8/2023

VNTB – Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có lại bị bắt cóc như Trịnh Xuân Thanh?

Sáu năm trước, mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một quan chức ở Berlin. Bây giờ một phụ nữ phải đối mặt với số phận tương tự.

(more…)

CSVN: Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng

Monday, August 7th, 2023

Ls. Lê Văn Hòa – 04/8/2023

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/08/1-14-324x235-1-700x480.jpg

LGT: Nhân sự kiện tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án, để giúp bạn đọc theo dõi vụ án, chúng tôi xin được đăng lại bài viết của LS Lê Văn Hòa, viết về vụ án nay hơn hai năm trước.

(more…)

Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng (Tài liệu)

Monday, August 7th, 2023

By thoisu 02 , August 7, 2023 0 Comments

Bấm vào dưới đây để xem

https://drive.google.com/file/d/1HMXhzPK7dAvWLaquYA7iwtM6G5QwCLTM/view?usp=sharing